Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

KIẾP GIANG HỒ 196/b

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Muôn Kiểu Làm Giàu Táo Tợn Trong Giới Sĩ Quan Quân Lực VNCH Sài Gòn Xưa
Trong những năm đầu thập niên 1970, Quân đội Sài Gòn từng lan truyền câu nói: “Nhất Trí, nhì Quang, tam Lan, tứ Quảng” nhằm đồn thổi về mức độ giàu có của các viên tướng: Đỗ Cao Trí, Đặng Văn Quang, Lữ Lan và Đoàn Văn Quảng. Chưa rõ thực hư về số tài sản của các viên tướng trên, song qua lời kể của các sĩ quan chế độ cũ – từng học tập, cải tạo ở Trại cải huấn của ta – thì phần đông sĩ quan Quân đội Sài Gòn từ cấp đại đội trở lên đều có mức sống khá “sung túc” do biết “kiếm thêm” những khoản thu nhập từ các chức vụ của họ.

Giang hồ đội lốt sĩ quan quân đội Sài Gòn (Kỳ 3)
Ngày đăng: 22-04-2012 lúc 08:59:12 AM - Lượt xem: 4354

(Phunutoday) - Lê Mỹ tổ chức cho công nhân thuộc các hãng thầu đang làm việc tại các kho đồng loạt đình công, đưa yêu sách tăng lương, đòi phúc lợi xã hội. Hàng hóa bị ứ đọng, hơn 20 con tàu nằm phơi mình chờ đợi. Các công ty méo mặt vì thâm hụt số tiền lớn bồi thường. Thu nhập của thương cảng bị teo tóp, con số thuế phải nộp bị giảm đáng kể. Đại tá Chụ âm thầm ra lệnh điều tra sự việc. Lê Mỹ lộ mặt nhân vật đứng đầu gây ách tắc cho guồng máy thương cảng. Toàn bộ sự việc được báo cáo với Tướng Loan trong cuộc gặp tay đôi tại Nhà Trắng Tổng nha cảnh sát. Tướng Loan lạnh lùng phán: “Chôn xác thằng Lê Mỹ này xuống đâu đó”.

Ba ngày sau, Lê Mỹ thoát chết khi rời nhà trên chiếc xe hơi Peugeot 404 trong khi người tài xế chết gục đầu trên vô lăng. Tại bệnh viện, Lê Mỹ đánh hơi thấy điều không bình thường nơi đám sĩ quan cảnh sát điều tra khi tiếp xúc nên lẳng lặng rời bệnh viện, bí mật khăn gói đào thoát ra Đà Nẵng, núp bóng Đại tá Nguyễn Văn Thiệp - Giám đốc thương cảng Đà Nẵng. Sau Mậu Thân 1968, tướng Loan bị thương, phải rời khỏi bộ máy quyền lực, Lê Mỹ mới dám rời Đà Nẵng trở về Sài Gòn với hai bàn tay trắng.


Quận 4, với trật tự mới trên vùng trách nhiệm vừa dọn xong bến bãi, bắt đầu khởi động guồng máy trị an. Mọi sinh hoạt trong “vùng bóng tối” trở lại bình thường. Sòng bạc loại hai tại các khu xóm lao động trở về với đám “tài cố” (đàn anh già) địa phương. Nhưng lần này, sòng hoạt động dưới sự giám sát của nhóm giang hồ sĩ đội lốt sĩ quan. Toàn bộ tiền thu từ sòng bạc, Tướng Loan chi dùng cho việc trả lương tháng các bộ phận giúp việc của sòng. Được hưởng lương hậu, đám tài cố quận 4 phải dồn hết sức lo cho các phường có sòng chơi phải đạt mức an bình, không xảy ra đâm chém, trộm cướp, quậy phá… Đám sĩ quan giang hồ không được dính tiền bạc với các lụ xây sòng. Chi phí sinh hoạt, lương tháng… do Tướng Loan lo từ A tới Z.


Vùng kho 5 và cầu Tân Thuận được các “chị em” làng bán phấn buôn hương bám trụ để phục vụ cho bến cảng quốc tế gấn đó. Bầu không khí làng chơi nhộn nhịp, tưng bừng trên các con hẻm nhỏ của lãnh địa “phấn son”. Từng đàn “chị em” phấn son lòe loẹt, áo quần sặc sỡ nói cười, đùa giỡn, chèo kéo đám khách thủy thủ nước ngoài đang xuôi ngược tìm hoa trong khu xóm. Ngay cạnh bên những dãy nhà “lầu xanh” là dãy tiệm bán hút thuốc phiện nổi tiếng từ thời Pháp tồn tại suốt mấy thế hệ.

Hình bên - Một toán biệt kích xuất thân từ giang hồ Sài Gòn

 Từng thế hệ “cô Ba” nối nhau nghề bán thuốc phiện. Điều hành đoàn “nữ binh móng đỏ” gồm hơn 2.000 cô này gồm có vợ chồng lão Hai Dóng, “má” Mai Hương, “má” Bảy Trắng, vợ chồng Tuấn “què”. Số thu từ ngành này được dành cho phí an ninh khu xóm do nhóm nhân dân tự vệ địa phương phụ trách. Đây có thể gọi là điểm son của Tướng Sáu Lèo đối với cửa thuế dành cho “vùng bóng tối”. Thậm chí, vấn đề vệ sinh y tế, chữa bệnh hàng tháng tại bệnh viện da liễu Bạc Hà cho “chị em ta” ở quận 4 đều được Sáu Lèo trích ngân sách phúc lợi xã hội quận, hào phóng chi.


Ông Vũ Tài Lục, nhà nghiên cứu Đông phương học, có kiến thức uyên bác về tử vi, Kinh Dịch, lý số, tướng mạo đã “phán” về Nguyễn Ngọc Loan: “Người có tướng “hầu” (khỉ) này rất hiếu sát. Loại người này không nên gần vì rất dễ mất mạng dù là chuyện vặt vãnh tưởng như đùa”. Chính vì phần khí âm huyệt mộ trong người, Nguyễn Ngọc Loan mới hội đủ bản lĩnh sử dụng đám giang hồ sĩ quan như phương tiện hữu hiệu nhất trong những “phi vụ” máu me và những âm mưu đen tối sau hậu trường chính trị Sài Gòn. Chuỗi tội ác của đám đàn em dưới trướng tướng Loan cầm quyền đã mở tung mọi giới hạn cấm kỵ, tạo điều kiện cho cái ác phát triển với cái tên giang hồ sĩ quan.


Câu chuyện về chủ bút Báo Sống, ông Chu Văn Bình, tức Chu Tử bị bắn suýt chết, đã gây xôn xao dư luận cả miền Nam. Vụ ám sát hụt này còn mang một thông điệp của “bạo lực” gởi cho giới Đệ tứ quyền. Chu Tử bị bắn là do một bài báo trong mục “Ao Thả Vịt” của Báo Sóng Thần. Nội dung bài này bàn về tiếng chửi thề “đ. cụ” của một quan to đang cầm cân nảy mực trong chốn quan trường. Câu chữ miệt thị có phần phóng bút: “Kẻ vô học nhảy bàn độc”. Độc giả Sài Gòn đều biết rõ quan to trong bài này chính là Nguyễn Ngọc Loan. Ông ta có thói quen chửi thề “đ. cụ”.


Tại văn phòng “Nhà Trắng” Tổng nha cảnh sát, quân sư Thiếu tá Phạm Chí Linh khoanh vùng bài viết mục “Ao Thả Vịt” bằng mực đỏ rồi đích thân trình “ông Sáu”. Màu da vốn xanh mét của Loan chuyển dần sang xám xịt, vành môi nhẹ chuyển động tuôn ra đúng bốn từ: “Thằng này muốn chết!”.


Phạm Chí Linh lạnh người khi nghe câu “phán”. Vì hơn ai hết, Linh là người thân cận tâm phúc, hiểu “chủ tướng” qua từng ánh mắt, sắc diện biến đổi trên mặt và những mã khóa thể hiện tâm trạng đầy bất thường của con người phức tạp này. Loan nhấc điện thoại nội bộ: “Gọi A1 gặp tôi ngay”. Mười bảy phút sau, toán A1 bước vào phòng, đứng nghiêm chào. Tướng Loan ngồi trong chiếc ghế bành bọc da, vẫy tay ra hiệu.

Hình bên - Tướng Nguyễn Ngọc Loan (phải) và một nhà sư


Toán A1 đứng chung quanh chiếc bàn gỗ mun to đùng, chuyền tay nhau tờ báo Sóng Thần có mục “Ao Thả Vịt” phạm thượng. Phạm Chí Linh thay mặt “sếp” thuyết trình về án phạt dành cho tên “to gan”. Toán A1 tức nhóm 1 của Ban ám sát an ninh quân đội gồm 4 sĩ quan cấp úy: Trung úy Vinh, Trung úy Hữu gốc biệt động quân, Trung úy Tử Thanh, Trung úy Võ Ái gốc sư đoàn 2 bộ binh. Bốn gã giang hồ sĩ quan A1 nhận “khẩu lệnh” công tác, cùng ký tên vào sổ công tác “mật” của văn phòng “Nhà Trắng”. Quyển “thâm cung bí sử” này thuộc quyền cất giữ của một người duy nhất là Phạm Chí Linh. Sinh mạng, tội lỗi của hàng ngàn quan chức, sĩ quan nằm trong quyển sổ “tối mật” này.


Một ngày tháng 6-1967, Chu Tử trên đường từ tòa soạn đường Võ Tánh về nhà trong cư xá Chu Mạnh Trinh – Phú Nhuận, đã bị bắn khi từ xe taxi bước xuống đường. Bốn gã thanh niên tóc dài đi xe Honda 67 bủa vây quanh xe taxi. Một tên cầm súng ngắn, bắn thẳng vào mặt Chu Tử, viên đạn 11 ly 45 đục thủng hàm, quật nạn nhân nằm sóng soài trên mặt đường. Bốn tên tóc dài bình tĩnh quay đầu xe, rồ ga tẩu thoát. Viên tài xế chịu chung hoàn cảnh. Bệnh viện Cơ Đốc ngay ngã tư Phú Nhuận, cách hiện trường hơn 100m đã kịp cứu sống Chu Tử nhưng không thể cứu viên tài xế. Nhóm bác sĩ Hoa Kỳ, những thiết bị y khoa hiện đại, thuốc đặc trị, nguồn máu cấp cứu dồi dào tại bệnh viện đã vô hiệu hóa phát đạn “đoạt mệnh” của toán A1.


 Nhóm sát thủ thiện nghệ vướng vào một lỗi ấu trĩ trong điều nghiên trước khi hành động. Đó là lỗi không chú ý đến bệnh viện nằm sát gần hiện trường. Nói theo ngôn ngữ dân gian: Số Chu Tử chưa được ghi trong sổ của Nam Tào. Nửa giờ sau, toán A1 nhận thông tin “con mồi” thoát chết, Trung úy Vinh – sát thủ nổ súng, sửa soạn hứng chịu cơn phẫn nộ trút xuống khi trình diện “sếp”. Tuy nhiên, Sáu Lèo chỉ mắng yêu: “Đ. cụ thằng ma gà… dở ẹc… chỉ vỡ hàm thôi à?”.


Trụ sở Đoàn thanh niên thiện chí Phật giáo phụng sự hòa bình nằm trên đường Công Lý, đối diện chùa Vĩnh Nghiêm. Thượng tọa Thích Thiện Minh là chủ tịch của Hội đoàn này. Từ nơi này, xuất phát những cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng, xuống đường của các đoàn thể quần chúng, học sinh, sinh viên Phật giáo diễn ra thường trực trên các đường phố, tạo nên những đợt sóng phẫn nộ trong dư luận người dân Sài Gòn. Chế độ Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu chao đảo, lung lay. Chùa Ấn Quang của Thượng tọa Trí Quang và chùa Vĩnh Nghiêm – trụ sở văn phòng Đoàn thanh niên Phật giáo của Thượng tọa Thiện Minh là hai “kim gai” gây nhức nhối cho Kỳ và Loan. Tướng Loan vào cuộc, quyết định nhổ “kim gai” theo cách riêng của mình.


Tháng 6-1967, Thượng tọa Thích Thiện Minh bị ám sát bằng chất nổ C4 gắn đồng hồ hẹn giờ. Toán A1 chọn “thuốc nổ” C4 gài vào bên dưới ghế chiếc Jeep Willys, phương tiện di chuyển riêng của Thượng tọa Thiện Minh. Theo lịch trình, cuộc họp các vị lãnh đạo Phật giáo tại chùa Ấn Quang mỗi sáng thứ bảy, chiếc Jeep rời chùa Vĩnh Nghiêm chạy theo lộ trình quen thuộc Công Lý, Yên Đỗ, ngã sáu Lê Văn Duyệt, Trần Quốc Toản và chùa Ấn Quang tọa lạc tại ngã tư Vạn Hạnh – Minh Mạng. Khi xe chạy ngang Việt Nam Quốc Tự thì mìn nổ. Chiếc xe Jeep bốc cháy, đâm sầm vào tường rào Việt Nam Quốc Tự. Thượng tọa Thiện Minh văng xuống đường bị trầy xước ngoài da và ê ẩm bàn tọa nhưng người tài xế bị thương rất nặng.



Từ vụ Chu Tử và Thượng tọa Thiện Minh hụt chết. Báo chí Sài Gòn có câu vè tếu táo: Văn bình sứt miệng bình/ Thượng tọa bay bàn tọa.

Nguyễn Ngọc Loan bị thương trong trận Mậu Thân



Một buổi sáng tháng 12-1967, tại nhà hàng Givral, hầu hết thực khách đều thuộc giới dân biểu và báo chí đang ăn sáng, café rôm rả bàn chuyện thời sự, chính trị. Bỗng, cửa bật mở, một nhóm sĩ quan cấp úy trong quân phục rằn ri, nhào vào trong vây quanh bàn của Trần Ngọc Châu – Dân biểu Quốc hội. Mọi người hốt hoảng chưa hiểu chuyện gì thì một gã sĩ quan nổ súng chỉ thiên, bắn thủng trần nhà rồi bình thản quay gót cùng bọn “ngựa non” lên xe Jeep, chầm chậm rời Givral.


Vụ “dằn mặt” Trần Ngọc Châu bằng bạo lực súng đạn trước mặt giới báo chí trong và ngoài nước cùng các vị dân biểu Quốc hội hiện diện trong nhà hàng Givral, nơi được mệnh danh là Radio Catinat. Đám giang hồ sĩ quan dưới trướng Nguyễn Ngọc Loan đã công khai giới thiệu vai trò kiêu binh phủ Chúa của mình. Báo chí đối lập ầm ĩ lên án đám quân nhân vô kỷ luật. Một ký giả chất vấn tướng Loan về vụ “hăm dọa” dân biểu đối lập Trần Ngọc Châu. “Ông Sáu” trả lời: “Hãy tìm ông Đại tá Quân Trấn trưởng mà đặt câu hỏi!”.


Trong một kỳ họp quốc hội, Sàu Lèo đứng trên chuồng cu của tòa nhà Quốc hội cầm ống nhòm quan sát, đám sĩ quan dưới trướng vây quanh cùng “tham dự” cuộc họp biểu quyết của Quốc hội theo kiểu đe dọa. Khối dân biểu đối lập phản đối, Loan xướng tên cho gã sĩ quan thư ký cạnh bên ghi vào sổ phong thần. Hành động “quân phiệt” lố bịch của “ông Sáu” và thủ hạ lọt vào ống kính những hãng thông tấn nước ngoài. Hình ảnh cùng những lời nặng nề trong bài báo nước ngoài khiến Nguyễn Cao Kỳ bẽ mặt. Riêng “ông Sáu” vẫn tỉnh rụi tuyên bố: “Trong chiến tranh, không có chỗ cho những lưỡi lê của bọn đâm sau lưng chiến sĩ”.



Năm 1968, vụ tranh nhau quyền lợi trong thị trường ma túy giữa Nguyễn Ngọc Loan và Đặng Văn Quang - cánh tay phải của Nguyễn Văn Thiệu, liên minh với Chung Tấn Cang - Đề đốc tư lệnh hải quân - là một trong vụ án ma túy “công trạng” được phe Kỳ - Loan dàn dựng hạ uy tín Thiệu và giành phần công chính về mình trước ông chủ Washington.

Thời Sáu Lèo còn uy quyền tại Sài Gòn



Vụ đó được ghi nhận như sau: Đường dây heroin trị giá hàng trăm triệu USD từ Thái Lan đưa vào Việt Nam qua đường biển, thuộc tổ chức buôn lậu quốc tế do Quang và Cang bảo kê từ A đến Z. Số heroin tinh chất số 4 nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ là món hời của hơn 500 ngàn lính Mỹ tại Việt Nam. Đường dây ma túy từ Lào về Việt Nam bằng đường hàng không của biệt đoàn 81 bị hẫng.


Con số lợi nhuận tụt dốc, quyền lợi bị va chạm. Cuộc chiến tranh giành ăn bùng nổ. “Ông Sáu” triệu tập cuộc họp khẩn, lên kế hoạch triệt bắt bọn buôn lậu quốc tế Thái Lan, Việt Nam. Đúng giờ G, lãnh địa Bình Tiên của Lầu Phúc Ửng bị vây kín. Số hàng quốc cấm hơn 100kg thuốc phiện con thỏ phồng và 100 bánh heroin rồng bay bị tịch thu.


 Lầu Phúc Ửng và đám thuộc hạ người Hongkong, Thái Lan bị bắt. Cùng thời điểm, tại Bangkok, các cơ quan D.E.A (Bài trừ ma túy Hoa Kỳ), Interpol, cảnh sát Thái Lan và Biệt đội bài trừ ma túy Việt Nam hốt trọn ổ khu ma túy Bangkok. Đại gia Sivannath – trùm ma túy Thái Lan – bị bắt cùng số dược sĩ, bào chế viên đang chiết cất heroin tại khu dược viện bí mật dưới hầm tòa biệt thự. Tại thời điểm này tại Rạch Sỏi – Rạch Giá, Trung tá hải quân Phan Minh Tánh – chỉ huy trưởng căn cứ hải quân Rạch Sỏi – bị bắt cùng số hàng hơn 200kg heroin trong kho gạo của hậu cần căn cứ. Đại tá hải quân Trương Tuyền – chỉ huy hải đội 4 Cà Mau, đầu mối liên lạc với phủ đầu rồng bị cô lập – đưa về Cục an ninh quân đội trên trực thăng riêng của tướng Loan. Báo chí phe Loan vào cuộc.


 Nội vụ ma túy quốc tế được phanh phui trên các phương tiện thông tin, báo chí. Dư luận xôn xao bàn tán về sự quy mô của tổ chức. Các tướng Quang và Cang yên lặng theo dõi vụ án từ sau cánh gà, tuyệt không dám can thiệp. Lầu Phúc Ửng và đám thủ hạ quốc tịch Hongkong, Thái Lan được nhập chung hồ sơ với đám sĩ quan, hạ sĩ quan phạm pháp trong vụ án ma túy quốc tế, chuyển sang Tòa án quân sự mặt trận xét xử. Những bản án 20, 30 năm tù dành cho các bị can thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật lại được thêm phần son phấn tô vẽ của báo chí. Người dân Sài Gòn nức lòng trước món quà công lý trừng phạt cái ác, xấu. Nhưng… đoạn kết diễn ra trong bóng tối lại không phải vậy. Cái ác vẫn thoát thân bình an.


Quyền đình chỉ án văn của Đại tá Chánh án Tòa án quân sự mặt trận Nguyễn Văn Đức được thực hiện từ những cuộc đi đêm của phủ đầu rồng. Toàn bộ can phạm trong vụ án “Ma túy quốc tế” được “đình chỉ án văn”, lặng lẽ rời khỏi Chí Hòa và quân lao Gò Vấp. Cái ác ném nụ cười khinh mạn vào cán cân trên tay thần Công lý.


Năm 1966, cuộc binh biến do Tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo đứng đầu bị thất bại. Tướng Lâm Văn Phát bị bắt tại Bộ Tổng tham mưu. Đại tá Phạm Ngọc Thảo thoát khỏi vòng vây của các cơ quan an ninh. Giáo phận Vĩnh Long, nơi họ tộc Phạm Ngọc rất có uy thế và tình cảm sâu đạm với các hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo được khoanh đỏ trên bản đồ truy nã. Các cơ sở cắm sâu trong những giáo xứ không tìm ra được thông tin nào về đại tá Thảo. Thậm chí, bộ phận chống phản gián “thiện nghệ” của Phủ đặc ủy Trung ương phải vào cuộc. Đối với đám phù thủy tình báo quốc nội, tông tích đại tá Thảo mù tăm là một bằng chứng hùng hồn về bản lĩnh siêu quần của vệ sĩ quan tình báo huyền thoại này.


Riêng Lâm Văn Phát được chuyển giao cho biệt đoàn 101 Vũng Tàu – Núi Nhỏ canh giữ. Còn Phạm Ngọc Thảo vẫn biệt tăm biệt tích. Cho đến một ngày, vận đỏ mỉm cưới với cò Hùng “sùi”. Một cơ sở thông tin riêng tìm gặp ông “cò”, lắp bắp trình báo đã nhìn thấy Đại tá Phạm Ngọc Thảo tại nhà chung giáo xứ Bùi Chu – Hố Nai – Biên Hòa. Cò Hùng “sùi” tập hợp đám giang hồ sĩ quan dưới trướng, ra lệnh bắt sống Phạm Ngọc Thảo bằng mọi giá. Đám sát thủ nhanh chóng đột nhập vào nhà chung, tìm ra phòng của Đại tá Phạm Ngọc Thảo đang trú ẩn. Đàn cọp dữ nhảy xổ vào “con mồi”, khống chế, còng tay bằng hai chiếc còng inox. Chúng đưa Đại tá Thảo vào xe Jeep, tức tốc rời khỏi giáo xứ.


Cùng trong thời gian buổi tối “định mệnh” này, Tướng Loan đang trong canh bạc mạt chược tại tư dinh Tướng Kỳ trong trại Phi Long. Từ loa điện thoại phát ra, giọng Hùng “sùi” hí hửng kể “chiến công” với sếp. Tướng Loan cười cợt hỏi: “Thế… hắn sao rồi?”. Giọng Hùng “sùi” căng thẳng: “Thưa thiếu tướng… hắn đang ở đây. Bây giờ, làm gì nữa ạ?”. Tướng Loan bật cười: “Thì… bóp d. nó đi!”. Tiếng “dạ” vang lên một cách hăng hái. Canh bạc lại tiếp tục, những quân bài tiếp tục gõ lộp cộp xuống mặt bàn.


Hơn 40 phút sau, tiếng động cơ xe hơi rung lên trong sân tư dinh. Cánh cửa bật mở, Hùng “sùi” bước vào, đứng nghiêm chào, rón rén đến bên Loan: “Thưa thiếu tướng, em đưa nó đến rồi ạ!”. Tướng Loan đứng dậy, ôm vai Hùng “sùi” rời khỏi phòng. Theo sau là nhóm các Tướng: Nguyễn Cao Kỳ, Phan Phụng Tiên, Nguyễn Bảo Trị, Lê Nguyên Khang, Võ Văn Ánh. Tất cả đến bên xe Jeep. Giọng tướng Loan cất lên: “Đại tá Thảo đâu?”. Hùng “sùi” chỉ tay vào thi thể Đại tá Thảo bị còng tay, nằm chết sõng soài trên sàn xe Jeep.


Kỳ sẵn giọng: “Sao thế này?”. Giọng Hùng “sùi” run run: “Dạ, Thiếu tướng bảo em bóp d. nó!”. Tướng Loan thở hắt ra, rít lên: “Đ. cụ thằng ma gà. Hùng sùi ơi là Hùng sùi”. Bầu không khí yên lặng nặng trĩu. Tất cả nhìn nhau. Những cái đầu cúi gầm. Tiếng thở dài ngao ngán nối nhau. Cái chết tức tưởi của Đại tá Phạm Ngọc Thảo được bưng bít cho đến sau ngày 30-4-1975, sự thật mới bắt đầu hé lộ từ những kẻ trong cuộc đám giang hồ sĩ quan đang định cư tại Houston – Texas – Hoa Kỳ. Vụ giết chết Đại tá Phạm Ngọc Thảo là một câu chuyện bi hài của lịch sử, đã là nỗi ám ảnh của tội ác dày vò tướng Loan suốt những tháng năm ngã ngựa ở Sài Gòn, đến suốt thời gian lưu vong tủi nhục nơi đất khách và tận ngày nhắm mắt xuôi tay ở Nam Cali – Hoa Kỳ.


Trở lại đám tội phạm đông đảo tại các trại biên giới và vùng duyên hải miền Trung. Tướng Loan đã đẩy những đám giang hồ bị bắt trong Chiến dịch Vì dân vào các lực lượng Mike Force, đặt dưới quyền của Bộ chỉ huy S.F. của Mỹ tại Việt Nam. Lời kêu gọi nhập ngũ vào lực lượng Mike Force đáp ứng đúng theo nguyện vọng của đám giang hồ: quân phục rằn ri, vũ khí loại tối tân, điều kiện sống và chiến đấu cực kỳ tiện nghi thoải mái, lương bổng cao theo lương Mỹ. Chỉ có một điều được lờ đi là… cái chết rất dễ đến khi hành quân sâu vào những vùng rừng núi cạnh đường Hồ Chí Minh nổi tiếng. Đúng là nước cờ “vì dân” của tướng Loan đạt thắng lợi mỹ mãn.


Sau 4 tháng huấn luyện, 6 chiến đoàn Mike Force được thành lập phân vùng trách nhiệm suốt hàng ngàn cây số biên giới, trực tiếp yểm trợ hơn 20 trại biên phòng của Special Force vùng I và vùng II. Từ Tche’pone, Đồi Gió ở Pleiku - Kon Tum chạy ra đến làng Vei, Quảng Nam và Asao, A Lưới Thừa Thiên - Quảng Trị. Hàng rào điện tử Mc Namara và những căn cứ hỏa lực đặt đại pháo 220: Carol Charlie, Bagstone dọc theo vùng rừng núi Quảng Trị mang ý đồ chiến lược khống chế đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn. Tất cả đều lần lượt phá sản sau chiến dịch Hạ Lào, Lạng Sơn 719.


 Và tại Sài Gòn, thời vàng son thống lĩnh miền Nam và thành phố Sài Gòn của Tướng Nguyễn Ngọc Loan bằng đám thủ hạ thuộc giới giang hồ sĩ quan trong guồng máy cảnh sát trị an cũng đã bị phá sản sau hơn hai năm thống trị. Trận cuồng phong Mậu Thân 1968, cuộc tổng công kích của quân Cách mạng giải phóng đánh thẳng vào Sài Gòn đã gây nên một thảm họa sụp đổ, tiêu hao dần sức mạnh lực lượng nòng cốt của Nguyễn Ngọc Loan trong các trận đánh đẫm máu trên đường phố Sài Gòn.


Cuối cùng, đòn “knock-out” từ những tràng rocket của chiếc trực thăng Cobra thuộc Đoàn cố vấn Hoa Kỳ yểm trợ mặt trận Chợ Lớn đã “hốt trọn ổ” những sĩ quan tay chân của tướng Loan trong guồng máy cảnh sát Sài Gòn. Bộ chỉ huy mặt trận Chợ Lớn đặt trong trường trung học Hoa Kiều biến thành đống gạch vụn. Tướng Loan bị chặt đứt toàn bộ tay chân thân tín. Sau đó, Tướng Loan bị thương cụt chân, phải rời khỏi bộ máy quyền lực. Thời vàng son của “ông Sáu” đã cáo chung.


Tết nguyên đán Mậu Thân 1968, cuộc tổng công kích của lực lượng Cách mạng bùng nổ trên khắp tỉnh thành miền Nam. Sài Gòn nhận lãnh mũi tiến công quyết liệt nhất. Nguyễn Ngọc Loan và đám chiến hữu thiện chiến đưa quân xông trận. Những đại lộ, những con đường, những ngõ hẻm, những khu xóm bỗng trở thành chiến trường đẫm máu, bom đạn rền trời. Trong khi đó Tổng Thiệu bình chân như vại về quê vợ ăn Tết, chờ tin tốt lành từ người bạn lớn “Cờ Hoa”. Dàn rocket của trực thăng quân đội Mỹ bắn lầm vào bộ chỉ huy chiến trường Chợ Lớn đặt tại sảnh của trường trung học Hoa Kiều.


 Tòa nhà bị phá hủy, những sĩ quan nòng cốt của Tướng Loan đều bị chết tại chỗ. Tướng Loan cũng bị thương nặng ở chân trong một trận đánh vào xóm Kho Đạn trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cạnh cục An ninh Quốc gia. Một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến phải dàn hàng ngang đưa tướng Loan thoát ra đường bộ đẩy lên xe tải thương đến bệnh viện Grall. Dù bị thương, Tướng Loan vẫn đích thân ra lệnh tăng cường một biệt đoàn Cảnh sát Dã chiến phối hợp cùng Thủy quân Lục chiến và Biệt động quân, nối thành vòng tuyến vây chặt xóm Kho Đạn.


 Ông ta còn điều động một phi tuần 3 chiếc AD5 trút bom Napal xuống kho đạn. Cũng tại phòng cấp cứu bệnh viện Grall, Tướng Loan được tin về những cái chết đồng loạt của tay chân cận ruột trong bộ máy cảnh sát Sài Gòn. Tướng Loan đã bị tàn phế cả nghĩa trắng lẫn đen. Thời vàng son của cặp bài trùng Kỳ - Loan kể như kết thúc.


Sau khi phục hồi sức khỏe với một cái chân giả, Tướng Loan được điều về Bộ Quốc phòng, phụ trách một bộ phận văn phòng vô tội vạ, gặm nhắm nỗi cay đắng phế phẩm của mình cho đến ngày di tản sang Mỹ tháng 4 năm 1975.


Sau những tháng năm dài sống đời lưu vong ở Hoa Kỳ, tướng Loan qua đời tại Cali năm 2008, mang theo về bên kia thế giới những nỗi niềm riêng (sống để dạ chết mang theo), những bí mật chính trị của một thời nhiễu nhương hỗn loạn vĩnh viễn không lời giải thích.

 
Tiểu Sử Tướng VNCH PHẠM QUỐC THUẦN - Nổi Danh Ham Tiền Và Vài Chuyện Ngã Giá Mua Quan Bán Tước
Nói về con người của Phạm Quốc Thuần có thể tóm gọn lại trong hai chữ “ham tiền”. Phạm Quốc Thuần nổi tiếng là "vua tiền"—ham tiền và keo kiệt, làm tiền từ những chuyện lặt vặt nhất. Dưới đây là bản văn trong sách Chân Dung Tướng vnch Sài gòn nói về một vài mánh mung làm tiền của ông Tướng vnch Phạm Quốc Thuần

Giới giang hồ đội lốt sĩ quan quân đội Sài Gòn (Kỳ 4)
Ngày đăng: 22-04-2012 lúc 06:34:40 PM - Lượt xem: 1624

(Phunutoday) - Cuối cùng, cuộc “dọn bãi” quận 4 hoàn tất, “cò” Đàn bắt đầu sắp xếp một trật tự mới trên địa bàn trách nhiệm. Đám giang hồ sĩ quan cấp úy dưới trướng nhận nhiệm sở mới trong “vùng bóng tối” quận 4: đại úy Hồ (sĩ quan tùy viên của tướng Nguyễn Hữu Có) nhận phần phụ trách sòng bạc, đại úy Minh (Tổng tham mưu) quản lý bộ phận “nhảy dù tàu”, đại úy Của (Biệt khu Thủ Đô) chăn dắt những băng nhóm trộm đạo, buôn bán hàng lậu, các “động phỉnh” (gái mại dâm) chuyên hành nghề trên các tàu hàng ngoại quốc. Mọi sinh hoạt của “vùng bóng tối” quận 4 lại tiếp tục diễn ra trong nhịp nhàng chuyển động từ guồng máy điều hành của những ông trùm mới thuộc giới giang hồ sĩ quan.

Nguồn lợi đen từ chiến dịch truy quét giang hồ của tướng Sáu Lèo



Ngành snack bar quận 1 là nguồn thu chính từ một lực lượng hơn 1000 snack bar và một số tiếp viên đông đảo hơn 10.000 người, cung ứng cho nhu cầu vui chơi, giải trí… của đoàn quân viễn chinh Hoa Kỳ đồn trú tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận. “Thiên đường của Yankee” là khu trung tâm quận 1 gồm con đường đẹp nhất Tự Do - Catinat (Đồng Khởi hiện nay) với hai dãy quán bar san sát nằm kề nhau dọc theo hai bên đường, nối sang đường Hai Bà Trưng thẳng lên Tân Định, vòng xuống những con đường nhỏ sát cạnh: Nguyễn Thiệp, Ngô Đức Kế, Nguyễn Văn Thịnh (Mạc Thị Bưởi hiện nay).


Những vũ trường hạng 5 sao cũng quần tụ quanh khu “thiên đường của Yankee” gồm: vũ trường Maxim, Tự Do, Mỹ Phụng, Palace, Đêm Màu Hồng, Rex, La Sirene, Olympia, Paramount, Champagne, Văn Cảnh… Những tụ điểm “vui chơi” cao cấp kể trên là nơi tụ hội của các sếp lớn trong chính quyền, giới tướng tá “quyền lực” đương thời, các tỉ phú đại gia “nổi tiếng”. Số kiều nữ cava đang phục vu tại các “lầu son” thượng hạng này là một giai cấp đặc biệt.


Trong giới kiều nữ Sài Gòn đa có nhiều phu nhân của các quý ông danh giá và các tướng tá tên tuổi: Mai Trinh - phu nhân tướng Ngô Quang Trưởng, Hương Giang (vũ nữ Văn Cảnh) phu nhân tướng Trần Quốc Lịch, Ánh Hoa - phu nhân tướng Lê Văn Tư, Helen Nga - phu nhân giáo sư Nguyễn Xuân Phong, Tuyết Audrey - phu nhân tướng Lưu Kim Cương, Annie Nga - phu nhân tướng Nguyễn Văn Minh, Thu Blue Sky - phu nhân tướng Bùi Thế Lân. Họ là những geisha của Sài Gòn. Ngoài ra còn có Camélias - Trà Hoa Nữ, Manon Lesco - Mai Nương Lệ Cốt….


Bọn “chủ nhân” các “lầu son” quý phái trên cũng là những ông này, bà kia trong thân tộc của đám quan chức, tướng tá đương thời. Họ phải có chỗ dựa lưng “bề thế” mới dám nhàn nhã ném tiền triệu vào các cuộc chơi.


Vũ trường Rex, ông chủ là Ưng Thi, một hoàng thân nhà Nguyễn, anh em với tướng Nguyễn Khoa Nam, tướng Vĩnh Lộc; Cường lùn - chủ Tự Do, anh ruột trung tá Lan an ninh, quân đội - em rể tướng Lâm Văn Phát; Chủ Champagne là Madame Hélène - chị ruột trung tá Trần Thanh Nhiên - phủ đặc ủy trung ương tình báo, người tình của tướng Trần Thiện Khiêm; Đêm Màu Hông là của dân biểu Trần Quý Phong; Chủ Maxim là Nghĩa Hynos, đệ tử ruột của tướng Nguyễn Cao Kỳ; Chủ Palace là Nguyễn Tấn Trung gia đình Air Việt Nam, sui gia với Nguyễn Văn Thiệu; Chủ La Sirène là Ngọc Nadine, người tình của tướng Tôn Thất Đính; Chủ Olympia là Ba Đạo, em bà con của phu nhân Mai Anh (vợ Nguyễn Văn Thiệu)


Ngành dancing ngoại hạng này nằm ngoài tầm tay với của chính quyền cũng như đám giang hồ xã hội đen các thời trước. Không tay quan chức khôn ngoan nào cũng như không một phe nhóm giang hồ “đại bàng” Sài Gòn nào dám “sờ dái ngựa”. Vì vậy, đây là thế giới “đen” ngạo mạn nhất, coi trời bằng nửa con mắt, không màng chi tiền “phải trái” cho bất cứ thế lực “trắng” “đen” nào. Đám “kẹ” này tự phong quyền bất khả xâm phạm… Và khi tướng Loan lên nắm quyền cảnh sát và phong chức “cò” quận 1 cho Hùng “sùi”, đám kẹ đã phải trả giá cho sự xấc láo của mình.

Khi Tướng Loan bật đèn xanh cho phép hành động, đám giang hồ sĩ quan vào cuộc. Lệnh đóng cửa vũ trường ban ra. Thế là đám này đành phải chi “thuế má” hàng tháng để tồn tại.


Hàng tháng “Cò” Hùng “sùi” nhận tiền cống nạp đến “chóng mặt”. Số tiền này được chia cho đám giang hồ sĩ quan dưới trướng.


Đám giang hồ sĩ quan người nhái do trung tá Quốc kiểm soát ngành snack bar tại “thiên đường Yankee”. Chúng được phân vùng giữ gìn an ninh bảo kê hơn ngàn quán bar và số chị em đông hơn một vạn. Nhóm người nhái thiện chiến của các đơn vị SEAL và E.O.D (tháo gỡ chất nổ) gồm: Châu Nhị, Phong, Linh, Cát, Trọng Tấn, Tòng bác sĩ, Hùng Jimmy… tụ tập về khu snack bar Tự Do chia nhau “đóng đô” tại các snack bar, quán rượu… Con số thu nhập từ ngành này là nguồn tiền chính đóng vai trò chủ yếu trong kế hoạch phát triển tổ chức “Những đồng tiền bẩn phụng sự quốc gia”.


Sau những khoản nộp theo luật lệ qui định, hàng tháng ông “trùm” kiêm “cò” Hùng sùi phát lương cho đám sĩ quan chỉ huy người nhái: Trung tá Khanh, trung tá Quý - An ninh hải quân. Đám sĩ quan cấp tá hàng chỉ huy nhận lương từ tay tướng Loan (một nghệ thuật dùng người của Nguyễn Ngọc Loan).


Phần thu thuế “đám lầu son” quận 1 được sếp lớn chỉ định nhóm sĩ quan giang hồ của trung tá Lộc “kiến càng” phụ trách. Ưng Thị - chủ nhân khách sạn Rex là người tiến cửa trung tá Lộc với tướng Loan. Tình cảm này khơi nguồn từ vụ đám giang hồ sĩ quan của phủ Tổng thống kéo nhau lên dancing Rex ăn chơi, nhảy múa và “quậy” bằng trò ném lựu đạn cay.


Cả dancing náo loạn, nháo nhào chạy, giẫm đạp lên nhau. Sau khi âm thầm điều tra, Ưng Thi biết nhóm giang hồ sĩ quan thuộc phủ Tổng thong do trung tá Tòng chỉ huy gồm: Thiếu úy Đức, Phước, Sĩ, trung úy Hai karatedo, trung úy Minh, đại úy Hà Văn, Vân Hải là thủ phạm vụ “lựu đạn cay” tại vũ trường Rex.


Trung tá Lộc - sếp nhóm giang hồ sĩ quan bảo kê sòng ông Tướng (tướng Phạm Văn Đổng) của “lụ xây” Tám Phánh ở Chợ Lớn gồm nhóm sĩ quan Thủy quân Lục chiến: Trung úy Hiếu, trung úy Vũ, trung úy Vinh râu, trung úy Bắc, trung úy Hải, trung úy Toại… được “chủ nhân” Ưng Thi tìm gặp, đặt vấn đề nhờ vả vì trung tá Lộc và đại tá Nhan Văn Thiệt - Chánh văn phòng an ninh Tổng thống phủ là đôi bạn thân cùng khóa 13 Đà Lạt. Nội vụ dàn xếp êm xuôi, đám giang hồ sĩ quan phủ Tổng thống rút lui theo lệnh đại tá Thiệt. Từ đó, trung tá Lộc được chủ nhiệm Rex cho “sếp lớn” và được tin dùng.


 Tướng Loan phân công Lộc phụ trách bộ phận “lầu son” quận 1. Trung tá Lộc “kiến càng”, khi sang Mỹ diện H.O năm 1990, đã được nhóm giang hồ sĩ quan “ngực non” của Sài Gòn tiếp đón trọng thể, mở cuộc quyên góp tại nhà hàng “Bến Cũ” của trung tá hải quân Cử tại Nam Cali được số tiền hơn 50.000 USD làm chút quà tiêu vặt gời “đàn anh” theo đúng luật của giới giang hồ sĩ quan Sài Gòn.


d
Trong một snack bar trước 1975.

Tại quận 2 của “cò” Ly, nguồn thu chánh là từ sòng bạc tạo Cầu Muối và một số sòng khác trong địa phận quận 2. Giới giang hồ sĩ quan “bảo kê” sòng gồm: Thiếu tá Cung “củ đậu” dù, đại úy Ba Dương dù, đại úy Khoa phòng 2 Tổng tham mưu, đại úy Quế An ninh Quân đội, đại úy Thanh, trung úy Vinh Biệt động quân, trung úy Trần Kiêm Chi, trung úy Tăng, trung úy Chi “con”, thiếu úy Tinh “hô”, thiếu úy Nhẫn, trung úy Trực, trung úy Hổ và một nhân vật sĩ quan giang hồ nổi tiếng miền Trung trôi giạt vào Sài Gòn: Đại úy Tôn Thất Trực trong nhóm sĩ quan giang hồ lừng danh ở Huế, Đà Nẵng. Lụ xây người Hoa nổi tiếng ngành cờ bạc được “cò” Lý giao “phụ trách chuyên môn” gồm: Xò Xướng, Năm Thông Lợi, Cham, Hỏi, Mã  Lai, Hai Niệm, Đực Bà Tiều, Xí Ngành… chia nhau quản lý, phụ trach bộ phận “đổ bác” chuyên môn tại các sòng thuộc hệ thống “vùng bóng tối” quận 2.


Tại quận 2, sòng Cầu Muối chơi tại khu phố Cổ sau chợ, không khí luôn ồn ào nhộn nhịp như hội Roulette, bài cẩu, bài lá, xập xám, bửu, ngầu hầm, sóc đĩa, tài xỉu, sổ đề cu di. Sòng Quốc Thanh chơi tại chung cư nằm sau rạp, những môn chơi này dành cho khách nữ trong giới quý bà, phu nhân các ông lớn, các nàng đang vào cầu, trúng mỏ. Những môn chơi: bài tứ sắc đậu chế, xập xám đậu chế, xì phé, bài cào, xì dách được đặt trong từng phòng riêng máy lạnh, có phục vụ từ A đến Z và an ninh gần như tuyệt đối.


 Vì hầu như thường trực, “cò” Dzu, “cò” Ly luôn hiện diện tại các sòng chơi bài. Mê gái là cố tật của đám “cò” cảnh sát quận 3 của “cò” Am. Ngành nghề cho thu nhập hcính là sòng bạc, lầu xanh và ma túy. Sòng bạc quận 3 thuộc loại hạng nhì dành cho giới buôn bán ga xe lửa Hòa Hưng, giới chủ xe đò, xe vận tải, taxi tại các bến xe Tây Ninh, bến xe Petrus Ký, bến Ngã Bảy và nhóm chủ các xưởng sản xuất hàng nhựa Ngã Bảy, garage xe hơi tại các khu Trương Minh Giảng, Yên Đỗ.


Riêng những ngành nghề đen loại nhãi nhép nhưng cần thiết phải duy trì vì nhu cầu tình báo an ninh, như nghề “cuốn chả giò” (đổi đô la), “mỏi” (trộm, móc túi khách du lịch), nhảy dù (mại dâm khách ngoại quốc) được giao cho đại úy Hoa đảm trách.


Nhóm sĩ quan giang hồ trẻ thuộc quyền chỉ huy “cò” Hùng “sùi” yểm trợ an ninh giang hồ cho đại úy Hoa thuộc các đơn vị dù, biệt kích, biệt động quân, trung úy Giang “Bắc Kỳ”, trung úy Bảo “dù” và nhóm sĩ quan biệt kích dù chuyên nhảy toán vừa “nhập môn” giang hồ gồm: Thiếu úy Vinh, thiếu úy Hải, thiếu úy Vân, thiếu úy Hà, thiếu úy Minh “công tử”, chuẩn úy Hạc “còm”. Nổi tiếng là nhóm “ngựa điên” tung hoành vùng quận 1. Một lần, sau khi công tác về còn nguyên quần áo ngụy trang, súng AK, mang dép râu, nón tai bèo. Cả toán theo nhau ra Brodard - Tự Do trên xe jeep A2 ngông nghênh.


Đám ngựa non phong tỏa nhà hàng, chĩa súng AK vào thực khách sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa trong quán. Màn “đùa dai” diễn như thật, khiến đám sĩ quan rằn ri hung tợn được một buổi thót tim, bị lột tẩy “con thỏ nhát”, mặt xanh như tàu lá, chân tay run rẩy tưởng phen này chết dưới nòng AK của quân giải phóng miền Nam. Thành phố Sài Gòn báo động, đám biệt động quân, nhảy dù trực chiến hành quân bao vây khu Tự Do. Quân vụ thị trấn tiểu đoàn 6 quân cảnh chốt chặn các ngã đường quanh Brodard. Cuối cùng, mọi sự ngã ngũ chỉ là trò đùa dai của đám “ngựa non điên”. Biệt kích dù bị đưa thẳng vào quân lao giam 30 ngày trọng cấm.


Một lần chỉ vì chuyện cấp trên, cấp dưới bắt lỗi chào hỏi, nhóm sĩ quan biệt động quân gồm: Thiếu tá Mạnh, thiếu tá Năng, trung tá Hồng Khắc Đào bị đám nhóc biệt kích nổ súng thủng cửa kính, vây chặt bằng AK và mìn Claymore. Đại tá Phạm Văn Huấn - chỉ huy biệt kích dù phải đích thân đến giải quyết. Cuộc chiến nhỏ này đã đưa cả bọn về sâu trong chiến khu, công tác “trinh sát” kéo dài ròng rã suốt 3 tháng.


Khi được về lại đơn vị, cả bọn đều phải đi cai nghiện heroin tại đảo Phú Quốc. Những ngày tháng bị đày trong rừng, bọn nhóc biệt kích cắt rừng, đón xe đò về Tam Hiệp - Long Bình mua hàng trắng. Sau 30-04-1975, nhóm giang hồ sĩ quan trẻ naỳ di tản sang Mỹ, phát triển thành nhóm Crazy Tiger chuyên nghề bắn giết thuê cho các dịch vụ thanh toán của các phe nhóm người Hoa thuộc tổ chức Tam Hoàng - Mỹ Châu.


Trong 9 quận của Sài Gòn thuở đó, quận 5 luôn giữ vị trí “vàng ròng” đắt giá nhất của chiếc vé “cò” quận. Người giữ chiếc ghế trưởng ty cảnh sát quận 5 dứt khoát phải là “tâm phúc” của sếp lớn.

Tướng Loan chọn trung tá Lê Ngọc Trụ trấn nhậm quận 5 chỉ vì lý do: Gia đình vợ “cò” Trụ đã đủ giàu có hơn người, “cái thiếu” của Trụ chỉ là thứ danh vọng lên xe xuống ngựa, tiền hô hậu ủng. Tướng Loan cho chàng rể Trụ “cái thiếu” mà nhà vợ cần. Khi đã có được “cái thiếu”, bên nhà vợ sẽ không dại gì xúi chàng rể ông “cò” tham lam, vơ vét để rồi mất tất cả.


Trung tá Lê Ngọc Trụ trước khi về vùng cám dỗ trấn nhậm đã được chính cố vấn Phạm Chí Linh thuyết trình từ A tới Z trữ lượng “sung túc” của vùng “mỏ” phì nhiêu “Little Hongkong” có gần nửa triệu người Hoa cư trú.


Một thuận lợi lớn cho ông cò Trụ là Tín Mã Nàm - thủ lãnh Mã Thầu Dậu Chợ Lớn đã chủ động tìm đến trung tá Tiến xin về dưới trướng. Ngay lập tức, Trụ có trong tay bản đồ chi tiết: Những chành gạo “mua gian bán dối” của các tài phú Chợ Lớn, những đầu mối thuốc phiện trung chuyển sang Âu Châu, đám “chân rết” phân phối “á phiện” cho hàng ngàn “tiệm hút bán lẻ” khắp Sài Gòn… và danh sách “lụ xây” (chủ sòng bạc) của các sòng bạc Casino hoạt động tại Chợ Lớn, những động poule deluxe luôn túc trực đàn “hoa hồng Trung Quốc” từ Macau, Hồng Kông sang và đáng giá nhất là danh sách các băng nhóm Mã Thầu Dậu, các thủ lãnh giang hồ Hoa Kiều nổi tiếng đáng kính chống Tín Mã Nàm trong cuộc tranh giành vị trí bá chủ Chợ Lớn: Hải Phòng Kim (sếp vùng giang hồ người Hoa khu chợ Hòa Bình - Đồng Khánh), Xíu Hùng (võ sư trưởng môn Thiếu Lâm của các đoàn lân sư tử vùng Chợ Lớn), Chây Cúng (sếp vùng chợ thiếc Phú Thọ), Tài “mủn sừng” (sếp vùng giang hồ Hoa Kiều Xóm Cải) và tên tuổi của hơn 100 tên tiểu yêu gốc Hoa mới lớn, thủ phạm hầu hết các vụ trộm cướp, đâm chém, đòi nợ thuê… xảy ra trên địa bàn quận 5.


Chỉ trong một đêm, mẻ lưới hùng hậu gồm cảnh sát, an ninh quân đội và đơn vị tăng cường CS dã chiến dưới quyền chỉ huy của trung tá Trụ, trung tá Tiền và Tín Mã Nàm hốt gọn những con cá lớn tầm cỡ cho đến những con cá tép lòng tong nhỏ nhít.


Tín Mã Nàm lập được công lớn trong “Chiến dịch vì dân”, chiếm được lòng tin của “cò” Trụ lại được “cò” Tiền hết lòng bảo bọc. Vì vậy, Tín Mã Nàm trở thành ông trùm của giới xã hội đen Chợ Lớn, trở thành người tâm phúc của “cò” Trụ quận 5. Phân nửa chi phí kinh phí dùng cho “Chiến dịch những đồng tiền bẩn phụng sự quốc gia” của tướng Loan là phần đóng góp từ quận 5 của “cò” Trụ (Mậu Thân 1968, “cò” Trụ chết thảm trong vụ trực thăng Mỹ bắn lầm vào Bộ chỉ huy mặt trận Chợ Lớn. Phần Tín Mã Nàm, sau khi “sư phụ” chết lại được trung tá Tiến bảo trợ cho đến ngày phe Nguyễn Ngọc Loan sụp đổ. Tướng Trần Văn Hai về thay vị trí Tổng giám đốc CS Quốc gia, trung tá Tiến trở về Sư đoàn dù.


Tín Mã Nàm tìm thầy mới là đại tá Phan Huy Sảnh, người thân cận của tướng Trần Văn Hai, vừa được bổ nhiệm giữ chức chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát dã chiến. Tín Mã Năm tiếp tục theo phò chủ mới, gieo thù chuốc oán, gây bao tội ác với cộng đồng người Hoa Chợ Lớn. Sau tháng 4-1975, qua đơn tố cáo của những nạn nhân Hoa Kiều Chợ Lớn, Tín Mã Nàm bị bắt và chết bệnh tại trại cải tạo Gia Trung).


Với các quận 6, 7, 8 và 9 của Sài Gòn trong thời điểm năm 1966, là những quận mới xây dựng theo kế hoạch mở rộng thành phố Sài Gòn được hoạch định từ thời Ngô triều. “Vùng bóng tối” tại các quận này chỉ là đom đóm lập lòe khu nghĩa địa. Đám giang hồ vùng ven bị tóm gọn ngay mẻ lưới đầu của “Chiến dịch vì dân”.


d
Chân dung tướng cướp Điền Khắc Kim (tức Điềm Khắc Kim)

Riêng quận 9 (vùng Thủ Thiêm sông nước đối diện thương cảng Khánh Hội thuộc quận 4), Tướng Loan giao cho trung tá Nguyễn Thừa Dzu cai quản. Đó là một ý đồ thâm sâu về lâu về dài của Tướng Loan. Quận 9 là vùng nghèo nhất trong bốn quận vừa thành lập nhưng tiềm năng hái ra tiền bằng ngoại tệ thì vô cùng dồi dào nếu bắt trúng mạch ngầm. Từ những thông tin “mật” thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, Tướng Loan bắt đầu chú ý đến khu xóm nghèo Cây Bàng ven sông với đám cư dân hành nghề buôn bán nhỏ với những tàu hàng ngoại quốc vận tải hàng nhập khẩu hoặc bốc hàng xuất khẩu neo đậu hàng dài theo bờ cảng…


Vùng này là bãi tập kết bốc dỡ hàng của đám Mafia đảo Corse thuộc Pháp. Bạch phiến từ tam giác vàng chuyển về các đồn điền cao su của những ông chủ Pháp gốc Corse ở Lộc Ninh, Hớn Quản… rồi vận chuyển về Sài Gòn, đưa xuống tàu ra nước ngoài, phân phối cho thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.


Vào những thập niên 60 và 70, bạch phiến là món “ma túy” thượng hạng giá cao ngất ngưỡng đang thịnh hành trong các xã hội Châu Mỹ với phong trào “đợt sóng mới”, hippy nổi lên trong giới trẻ. Số lượng bạch phiến tiêu thụ đến từ Việt Nam chiếm hơn 50% lượng tiêu thụ ở Âu Mỹ mỗi năm, trị giá hàng tỉ đô la. Tiếp cận được với thông tin tối mật này, tướng Loan không khỏi bàng hoàng vì con số quá “hớp hồn”. Sau khi ra lệnh cho bộ phận tình báo quốc ngoại vào cuộc, tướng Loan bật đèn xanh cho khối đặc biệt Tổng nha do đại tá Nguyễn Mâu đứng đầu lên kế hoạch hốt ổ.


 Gã đại gia Pháp gốc Corse Francis, chủ chuỗi restaurant-dancing Brodard đường Tự Do, Arcanciel Chợ Lớn và nhà hàng Cyrnos ở Vũng Tàu (chủ nhà hàng trên giấy tờ) là bà Thérese Kim Anh (vợ nhỏ của Nguyễn Văn Thiệu), nhà hàng La Fregate ở Nha Trang (chủ là bà Marie Ngọc Tư - phu nhân của một đại tá cố vấn Mỹ, bà con với bà Mai Anh - vợ chính thức của Nguyễn Văn Thiệu) đều được đưa vào danh sách tận diệt.


Ngày G giờ H, số lượng bạch phiến hơn 100kg trị giá hơn 3 triệu USD sửa soạn chuyển xuống tàu hàng quốc tịch Panama sắp dời cảng bị bắt quả tang. Nội vụ diễn ra trong yên lặng theo lệnh tướng Loan. Tại “Nhà Trắng”, đám Corse Mafia diện kiến tướng Loan xin thỏa thuận. Cuối cùng cuộc thương lượng bằng tiếng Pháp đi đến thỏa thuận: Con số hơn 3 triệu USD được trả bằng tiền mặt ngay trong đêm cho thiếu tá Nguyễn Thừa Dzu, xem như lễ ra mắt chào mừng cho sự hợp tác lâu dài sau này. Đám Mafia Corse sửng sốt trước lối hành xử bốc mùi mafia của viên tướng nổi tiếng bí hiểm Nguyễn Ngọc Loan.


Dĩ nhiên chúng không dại gì đối phó với viên tướng quyền lực số 2 của chế độ và nổi tiếng bất chấp mọi thứ luật lệ dù là Công Pháp Quốc Tế. Số tiền đầu tiên chào sân của lô hàng “trắng” sung vào quỹ tổ chức. Tướng Loan ra lệnh trích phần lẻ 120.000 USD phân phát, thưởng cho thầy trò đại tá Nguyễn Mâu và thiếu tá Nguyễn Thừa Dzu.


Số tiền vỏn vẹn hơn 8.000 đô la, thiếu tá Dzu trút vào sòng tứ sắc với các nàng nghệ sĩ cải lương, các phu nhân tướng lãnh, quan chức cấp cao đương thời. Bà vợ “máu me” của “cò” Dzu là một nghệ sĩ cải lương đã đổ hết vào một cuộc vui bài tứ sắc. Sau khi phe tướng Loan sụp đổ, thiếu tá Nguyễn Thừa Dzu chuyển về sư đoàn 5 làm trung đoàn trưởng, bị thương trong trận pháo kích vào Bộ tư lệnh sư đoàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, thiếu tá Dzu di tản sang Mỹ và đã chết vì bệnh tim cuối năm 2010 tại khu Little Sài Gòn - Orange County - California.


Hơn hai chục ngàn tên du đảng rác rưởi trong lứa tuổi thanh niên bị bắt giữ trong “Chiến dịch vì dân” được phân loại, gởi đến các trại tù dọc biên giới Cao nguyên, dọc duyên hải miền Trung và đảo Phú Quốc. Cầu không vận C123, Caribou nối những chuyến bay đến các vùng duyên hải hẻo lánh, cách xa vùng dân cư.


Riêng đảo Phú Quốc được chọn làm nơi tập trung bọn “cứng đầu” không cải tạo được phải cách ly và nếu cần thì thủ tiêu. Đấy là nơi mà Đại “cathay”, Hải “sún”, Bê “ghẻ”, Huỳnh Côn Sơn, Bảy Part San, anh em Nội Xóm Mới, Khang “cá ngao”, Hoàng “chắc cà đao”, Vinh “ông ba”… thuộc nhóm tướng cướp “đảng Rừng Xanh”, từng dọc ngang tung hoành vùng Châu Đốc, Long Xuyên khiến bọn quan chức lãnh đạo tỉnh và bộ máy Cảnh sát trị an phải kiêng dè, tránh né đụng độ.

Trong “Chiến dịch vì dân”, tướng Loan bay trực thăng chỉ huy cuộc hành quân gồm một đại đội trinh sát của biệt động quân và một đại đội dã chiến thiện chiến vây chặt sào huyệt, bắt đầu hàng vô điều kiện, nếu không máy bay AD5 sẽ “hỏa thiêu” bằng bom Napalm.


Đám tội phạm “anh chị” nổi tiếng Sài Gòn bị tạm giam tại trại Cửu Sùng - Phú Quốc đặt dưới quyền sinh sát của Long ghẻ - Đại úy An ninh Quân đội biệt phái sang chỉ huy hai đại đội địa phương quân và một đại đội biệt kích.


Xóm cầu mới Tân Định. Nhóm giang hồ sĩ quan dưới trướng “cò” Am là đám thuộc hạ gốc biệt kích dù nổi tiếng “hung bạo” gồm: trung úy Nhật “Lôi Vũ”, trung úy Sang, Đồng “Ba Thìn”, trung úy Hoàng “Nhan Trang”, đại úy Nhung “Cam Ranh”, đại úy Phú “say”, đại úy Thạch “đầu đà” và nhóm sĩ quan giang hồ trẻ thuộc các đơn vị đóng quân tại địa bàn quận 3 như: Biệt khu Thủ Đô, trại Lê Văn Duyệt, trại Tô Hiến Thành… Đứng đầu nhóm sĩ quan giang hồ trẻ này là đại úy Mai Bá Trác, đại úy Đỗ Cao Luận, đại úy Bùi Minh.


Tướng Loan kết hợp với Ban an ninh nội bộ của An ninh quân đội do đại úy Trần Tử Thạnh phụ trách để được quyền bắt giữ từ sĩ quan quân đội cho đến dân sự. Quyền lực của Ban an ninh nội bộ trải dài trên phạm vi toàn thành phố Sài Gòn. Đây chính là cái “thượng phương bảo kiếm” chế ngự đám giang hồ sĩ quan rất dễ bốc lên thành “kiêu binh”.


e
Một góc Cầu Muối trước năm 1975 nơi cát cứ của nhiều băng giang hồ.

Quận 4 nổi tiếng là “cái nôi giang hồ Sài Gòn”, một “địa bàn hỗn loạn” khó quản lý nhất trong 9 quận của Sài Gòn, thuộc quyền chỉ huy của trung tá Lê Đức Đàn, biệt danh Đàn “sứt” nguyên Trưởng phòng An ninh sư đoàn nhảy dù, một đàn anh có hạng trong giới giang hồ sĩ quan Sài Gòn. “Chiến dịch vì dân”, tái lập trật tự quận 4 bằng kỷ luật “quân phiệt”. Dàn đại ca chuyên nghề dao búa được các sĩ quan từ chiến tranh lửa đạn bước vào thay thế. Súng đạn là ngôn ngữ được đám sỹ quan này sử dụng tại quận 4 trong thời điểm tái lập trật tự mới.


 Đại tá Phó Quốc Chụ - giám đốc thương cảng Khánh Hội (bạn thân của tướng Loan) chia phần trách nhiệm với “cò” Đàn trong việc quản lý các kho, bãi trải dài trên bến tàu. Nhóm giang hồ sĩ quan thuộc quyền đại tá Chụ là đám lính Nùng của đại tá Woòng A Sáng di cư vào Nam năm 1954. Đây là lực lượng quân sự Nùng của tâm phúc của nhà Ngô định cư tại vùng đất Cây Da Xà - Bình Chánh. Theo thời gian, vùng đất này trở thành lãnh địa ma túy của cộng đồng gốc Nùng tại thành phố Sài Gòn.


Những thế hệ nối tiếp nhau vẫn chọn quân đội làm binh nghiệp. Sư đoàn 23 vùng II là nơi tụ hội cộng đồng Nùng trong quân đội. Vùng đất sông Mao - Phan Thiết, Đức Trọng - Lâm Đồng là hai khu định cư đông đúc của dân Nùng. Đại tá Chụ gốc Nùng, xuất thân từ lò “Woòng A Sáng” không bỏ qua cơ hội “cờ trong tay” khi có được điều kiện nâng đỡ đám sĩ quan gốc Nùng dưới quyền.


Nhóm sĩ quan Nùng giang hồ từng trải kinh nghiệm “đen” trong hoàn cảnh cùng địa giới với đám Mã Thầu Dậu Chợ Lớn của Tín Mã Nàm là lực lượng “cận thần” của đại tá Chụ, phất lên thành những “hung thần” khu thương cảng Sài Gòn. Bộ ba điều hành bộ phận công đoàn bốc vác có công nhân hơn 30.000 người gồm các đại úy: A Sầu, Lủng và Lưới. Công đoàn bốc vác là một lực lượng giải phóng hàng hóa nhập, xuất cảng rất quan trọng. Những con tàu vận tải nước ngoài bị lệ thuộc vào khâu giải phóng hàng hóa xuất, nhập dưới hầm tàu. Con số chi phí cho con tàu được lời hay lỗ đều lệ thuộc vào sự đối xử “phải trái” đối với công đoàn bốc vác của thương cảng Sài Gòn.


Những công ty giàu sụ chuyên nghề thầu giải phóng hàng tàu: Triệu Tiết, Lê Mỹ, Bạch Tuyết, Nam Hải… trở thành “máy in tiền” cho các đại tá Chụ và đại úy Nùng “hung thần”, đại úy A Sầu, Lủng và Lưới. Con số thu từ các ngành nghề “trắng”, “đen” tại thương cảng lên đến hàng trăm triệu một tháng, đóng vai trò quan trọng trong số tiền thuế nghĩa vụ nộp vào quỹ của Tổ chức. Đại tá Phó Quốc Chụ ngày càng thân cận với Nguyễn Ngọc Loan.


Có một giai thoại rất đỗi lãnh chúa của tướng Loan với đám thủ hạ sĩ quan giang hồ dưới trướng. Bộ phận quan thuế phối hợp với Ban an ninh thương cảng bắt được một vụ buôn lậu vàng, đô la khá lớn. Đám sĩ quan tàu Hi Lạp “chạy thuốc” đúng giá, được Loan miễn xá. Riêng số tang vật gồm vàng, đô la phải trình lên sếp lớn quyết định. Trên góc văn bản tờ trình của đại tá giám đốc thương cảng kính trình lên tướng Nguyễn Ngọc Loan cách xử lý. “Ông Sáu” lấy cây viết dupont vàng bút phê: “Chia đều cho chúng nó” rồi gài lên túi áo đại tá Chụ. Chữ ký của Sáu Lèo ngạo nghễ kéo dài nửa tờ giấy.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét