Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những bức ảnh hiếm hoi về các vị vua cuối cùng ở Việt Nam (P1)

Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam (1802 - 1945). Tồn tại 143 năm, đây là triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19
Vua Gia Long (8/2/1762 – 3/2/1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp (Trong ảnh là Hoàng tử Cảnh, con trai vua Gia Long)
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25/5/ 1791 – 20/1/1841), tức Nguyễn Thánh Tổ là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.
Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ (Trong ảnh: Ấn của vua Minh Mạng).
Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Ngoài ra, vì Minh Mạng không thích đạo Cơ Đốc của phương Tây nên ông đã ra chiếu cấm đạo và tàn sát hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo (Trong ảnh là cổng vào lăng vua Minh Mạng).
Hoàng đế Tự Đức (tên sinh thành Nguyễn Dực Tông) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.
Hoàng đế Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Ông cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc.
Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.

Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
(Trong ảnh là đám cưới vua Hàm Nghi với một phụ nữ địa phương ở Algérie - 1904).
Ðám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie (1904).
Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày (Trong ảnh là đám cưới vua Hàm Nghi ở Algérie).
Di ảnh vua Hàm Nghi được thờ tại lâu đài De la Nauche (Ảnh tài liệu của NĐX).
Đồng Khánh sinh ngày 12 tháng giêng năm Giáp Tý, tức ngày 19 tháng 2 năm 1864 tại Huế. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh. Năm 1865, Ưng Kỷ được vua Tự Đức nhận làm con nuôi và giao cho bà Thiện Phi Nguyễn Thị Cẩm chăm sóc, dạy bảo. Đồng Khánh là ông vua không chống Pháp. Sách của Trần Trọng Kim viết: "Vua Đồng Khánh tính tình hiền lành, hay trang sức và cũng muốn duy tân, ở rất được lòng người Pháp".
Vua Đồng Khánh ở ngôi được ba năm thì bệnh và mất vào ngày 27 tháng 12 năm Mậu Tý, tức ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 24 tuổi.
Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế. Năm ông bốn tuổi, vua cha Dục Đức bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, ông ngoại là Phan Đình Bình (làm quan Thượng thư bộ Hộ) bị vua Đồng Khánh bắt giam rồi bỏ cho chết, vì mắng Đồng Khánh nịnh bợ và thân Pháp khi Đồng Khánh ra Quảng Bình dụ vua Hàm Nghi đầu hàng. Bửu Lân lại phải cùng mẹ Từ Minh lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn. (Vua Thành Thái trong triều phục).
Anh em vua Thành Thái (từ trái sang phải, 3 hoàng tử: Bửu Lũy, Bửu Trang và Bửu Liêm. Các em của Vua Thành Thái (1891).
Các anh em của vua Thành Thái và các ông thầy (phụ đạo)
Hai người vợ của vua Thành Thái.
Bà Ðoàn Thị Châu, Thứ phi của cựu hoàng Thành Thái.
Thái hậu Từ Minh, thân mẫu cựu hoàng Thành Thái.
Vua Thành Thái và em tới thăm quan toàn quyền (1900).
Vua Thành Thái và em tới thăm quan toàn quyền (1900).
Vua Thành Thái trong lúc bị đày bên đảo Réunion.
Vua Bảo Ðại đến thăm cựu hoàng Thành Thái tại Sài Gòn (1953).
 
(TH)

Những bức ảnh hiếm hoi về các vị vua cuối cùng ở Việt Nam (phần 2)

Vua Duy Tân được coi là một vị vua yêu nước và nổi bật nhất trong triều đại Nhà Nguyễn. Còn Khải Định được cho là một vị vua thân Pháp.
Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh San, còn có tên là Nguyễn Phúc Hoảng, sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tý, tức 19 tháng 9 năm 1900 tại Huế. Đây là vị vua thứ 11 của Triều Nguyễn. Ông là con thứ 8 của vua Thành Thái và bà hoàng phi Nguyễn Thị Định. Ông được coi là một vị vua yêu nước và nổi bật nhất trong triều đại Nhà Nguyễn. Vua Thành Thái có nhiều con trai, đáng lẽ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng người Pháp sợ một vị vua trưởng thành khó sai khiến nên họ muốn tìm chọn một người nhỏ tuổi. Khi Khâm sứ Fernand Ernest Lévecque cầm danh sách các hoàng tử con vua Thành Thái vào hoàng cung chọn vua, lúc điểm danh thì thiếu mất Vĩnh San. Triều đình cho người đi tìm thì thấy Vĩnh San đang chơi đùa, mặt mày lem luốc. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, Vĩnh San ra trình diện quan Pháp (ảnh: Hình ảnh của vua Duy Tân ngày 5/9/1907).

Người Pháp trông thấy đồng ý ngay vì họ thấy Vĩnh San có vẻ nhút nhát và đần độn. Triều đình thấy vua quá nhỏ nên xin tăng thêm một tuổi thành 8. Họ cũng đặt niên hiệu cho Vĩnh San là Duy Tân, như muốn hướng tới sự nghiệp không thành của vua Thành Thái. Ngày 5 tháng 9 năm 1907, Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân. Để kiểm soát vua Duy Tân, người Pháp cho lập một phụ chính gồm sáu đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị Việt Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp. Một tiến sĩ sinh học là Ebérhard được đưa đến để dạy học cho vua Duy Tân, theo nhiều người thì đó chỉ là hành động kiểm soát. Khoảng năm 1912, Khâm sứ Georges Marie Joseph Mahé mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào lăng Vua Tự Đức và đào xới lung tung trong Đại Nội để tìm vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ. Duy Tân ra lệnh đóng cửa cung không tiếp ai. Tòa Khâm sứ Pháp làm áp lực với nhà vua thì Duy Tân đe đọa sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Toàn quyền Albert Pierre Sarraut từ Hà Nội phải vào giải quyết, vua Duy Tân mới cho mở Hoàng thành. (ảnh: Hình ảnh của vua Duy Tân ngày 19/9/1907).

Năm vua Duy Tân 13 tuổi, ông xem lại những hiệp ước mà hai nước Việt-Pháp đã ký. Nhà vua cảm thấy việc thi hành của hiệp ước ấy không đúng với những điều kiện mà hai bên đã ký kết với nhau nên một hôm giữa triều đình, nhà vua tỏ ý muốn cử ông Nguyễn Hữu Bài là người giỏi tiếng Pháp sang Pháp để yêu cầu duyệt lại hiệp ước ký năm 1884 (Patenôtre). Nhưng cả triều đình không ai dám nhận chuyến đi đó. Năm 15 tuổi, vua Duy Tân đã triệu tập cả sáu ông đại thần trong Phụ chính, bắt buộc các vị phải ký vào biên bản để đích thân vua sẽ cầm qua trình với tòa Khâm Sứ nhưng các đại thần sợ người Pháp giận sẽ kiếm chuyện nên từ chối không ký và phải xin yết kiến bà Thái hậu để nhờ bà can gián nhà vua. Từ đó không những nhà vua có ác cảm với thực dân Pháp mà còn ác cảm với triều đình.

Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập từ 1912. Biết được vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên Việt Nam Quang Phục Hội quyết định móc nối. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên bỏ tiền vận động người tài xế riêng của vua Duy Tân xin thôi việc. Thay vào đó là Phạm Hữu Khánh, một thành viên của hội. Tháng 4 năm 1916, khi vua Duy Tân ra bãi tắm Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh có đưa cho vua một bức thư của hai lãnh tụ Trần Cao Vân và Thái Phiên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp hai người này. Ngày hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu hồ, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5. Nhưng cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội ở Quảng Ngãi là Võ An đã làm lộ tin. Chiều ngày 2 tháng 5, thực dân Pháp ra lệnh thu súng ở các trại lính người Việt cất vào kho và cấm trại không cho một người lính Việt nào ra ngoài. Đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. (ảnh: Vua Duy Tân cùng bá quan văn võ).

Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1916, họ bị bắt. Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý:“Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp”. (ảnh: Vua Duy Tân lúc 30 tuổi).
Pháp bắt Triều đình Huế phải xử, Thượng thư Bộ Học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó bị giam trong ngục, nhờ được người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 người Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. Bốn người bị chém đầu ở An Hòa. Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.

Ngày 3 tháng 11 năm 1916, gia đình vua Thành Thái và Duy Tân lên tàu Guadiana ở Cap Saint-Jacques. Đến ngày 20 tháng 11, họ tới bến Pointe de Galets đảo La Réunion lúc 7 giờ rưỡi sáng. Tại đây, từ chối một biệt thự sang trọng người Pháp dành cho, gia đình cựu hoàng sống trong một căn nhà thuê lại của một người dân ở thành phố Saint-Denis. Ông sống giản dị trong căn nhà nhỏ, ăn mặc và sinh hoạt cũng giản dị như bao người dân bình thường khác ở đảo. Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình, ông cắt đứt liên lạc với gia đình. Duy Tân ghi tên học về vô tuyến điện và mở tiệm Radio - Laboratoire bán hàng sửa chữa máy. Đồng thời, ông thi tú tài ở trường trung học Leconte de Lisle và học thêm ngoại ngữ, luật học. Duy Tân ít quan hệ với người Pháp, chỉ giao du với một nhóm bạn bè. Ông tham gia hội yêu nhạc, học cưỡi ngựa và thắng nhiều cuộc đua. Sau đó, ông phục vụ ba tháng với cấp bậc hạ sĩ vô tuyến trong phe kháng chiến của tướng Legentilhomme và đại tá Alain de Boissieu. Bị giải ngũ vì lý do sức khỏe, Duy Tân nhờ thống đốc La Réunion là Capagory can thiệp cho ông đăng vào bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì. Một thời gian sau, ông được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu. (Trong ảnh là bà Nguyễn Thị Định, thứ phi của cựu hoàng Thành Thái, mẹ của vua Duy Tân).
>>> Phong thủy 'gò đất kết' Sơn Quy và chuyện của 2 bà hoàng trứ danh

Ngày 5 tháng 5 năm 1945, có lệnh đưa chuẩn úy Duy Tân về phòng Quân sự của tướng Charles de Gaulle ở Paris. Duy Tân đến Pháp vào tháng 6 năm 1945 thì Đức đã đầu hàng ngày 8 tháng 5. Ngày 20 tháng 7 năm 1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa (9ème DIC) đóng ở Forêt Noire, Đức. Ngày 29 tháng 10 năm 1945, Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hóa những sự thăng cấp liên tiếp của Duy Tân trong Quân đội Pháp: thiếu úy từ 5 tháng 12 năm 1942, trung úy từ 5 tháng 12 năm 1943, đại úy tháng 12 năm 1944 và thiếu tá ngày 25 tháng 9 năm 1945. Ngày 24 tháng 12 năm 1945, Duy Tân lấy phi cơ Lockheed C-60 của Pháp cất cánh từ Bourget, Paris để trở về La Réunion thăm gia đình trước khi thi hành sứ mạng mới. Lúc 13 giờ 50, phi cơ rời Fort Lami để bay đến Bangui, trạm kế tiếp. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, khoảng 18 giờ 30 GMT, máy bay rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hòa Trung Phi. Tất cả phi hành đoàn đều thiệt mạng, gồm có một thiếu tá hoa tiêu, hai trung úy phụ tá, hai quân nhân trong đó có cựu hoàng Vĩnh San và bốn thường dân. Theo nhiều người đây có thể là một vụ mưu sát bởi việc vua Duy Tân trở lại Việt Nam sẽ gây khó khăn cho Anh trong việc trao trả các thuộc địa. (Trong ảnh là bà Vương phi Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của vua Duy Tân, năm 72 tuổi)

Ngày 28 tháng 3 năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M'Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái, vào ngày 6 tháng 4 năm 1987. Ngày 5 tháng 12 năm 1992, thành phố Saint-Denis đảo La Réunion khánh thành một đại lộ mang tên ông: Đại lộ Vĩnh San. Năm 2010, phố Duy Tân được đặt tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Trong ảnh là vua Duy Tân và các anh chị em).

Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định. Bửu Đảo là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp. Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.

Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt.Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm sứ. Khải Định bị đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua (Trong ảnh: Vua Khải Định chụp ảnh cùng một quan Pháp).

Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến đi công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó, Phan Chu Trinh chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn "Vi hành" và còn viết vở kịch Con rồng tre diễn ở ngoại ô Paris.

Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Khải Định không được lòng dân chúng. Ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định:
Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây
Nghề này thì lấy ông này tiên sư.

Ân Phi Hồ Thị Chỉ, vợ của Khải Định (Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính).

Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông. Lăng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ (ảnh: Vua Khải Định và hoàng tử Vĩnh Thụy tại Paris năm 1922).
 
Xem tiếp...

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 52 (Giang Trạch Dân)

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
-Công và tội là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!
-Khi còn ở đỉnh cao quyền lực, mấy ai ngờ rồi mình sẽ phải lên đoạn đầu đài!? 

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Giang Trạch Dân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giang Trạch Dân
Jiang Zemin1.png
Chức vụ
Nhiệm kỳ 24 tháng 6 năm 1989 – 15 tháng 11 năm 2002
Tiền nhiệm Dương Thượng Côn
Kế nhiệm Hồ Cẩm Đào
Thông tin chung
Đảng phái Đảng Cộng sản Trung Quốc
Sinh 17 tháng 8 năm 1926
Dương Châu, tỉnh Giang Tô
Vợ Vương Dã Bình (王冶坪)
Giang Trạch Dân (chữ Hán phồn thể: 江澤民, giản thể: 江泽民, bính âm: Jiāng Zémín; sinh ngày 17 tháng 8 năm 1926) là "hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 tới năm 2002, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 tới năm 2003, và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1989 tới năm 2004.
Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo sau sự kiện những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thay thế Triệu Tử Dương, người bị thanh trừng vì quá khoan dung với những người phản kháng, với chức vụ Tổng bí thư. Với ảnh hưởng ngày càng suy giảm của Đặng Tiểu Bình vì tuổi tác, Giang Trạch Dân đã thực sự trở thành "lãnh đạo tối cao" trong thập niên 1990. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển bền vững với các cải cách, thu hồi một cách hoà bình Hồng Kông từ Anh QuốcMa Cao từ Bồ Đào Nha, và cải thiện các quan hệ với thế giới bên ngoài trong khi Đảng Cộng sản vẫn duy trì được sự kiểm soát chặt chẽ với chính phủ. Được biết đến là một trong những khuôn mặt chính trị lôi cuốn của Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã bị chỉ trích vì quá cẩn thận với hình ảnh đời sống cá nhân, và quá nhún nhường trước Nga và Hoa Kỳ. Những lời chỉ trích cũng tập trung vào sự bất lực của Giang Trạch Dân trong việc duy trì kiểm soát trên nhiều vấn đề và sự bất công xã hội trong nhiệm kỳ của ông. Các thành viên Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn Trung Quốc buộc tội Giang Trạch Dân là một lãnh đạo quá thiên cải cách, người đã hợp pháp hoá hoàn toàn cho chủ nghĩa tư bản. Đóng góp của ông vào học thuyết Mác xít, một danh sách các lý luận mang tính chỉ đạo theo đó Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhà nước, được gọi là lý thuyết Ba đại diện, đã được đưa vào điều lệ đảng và hiến pháp nhà nước.

Tiểu sử và sự thăng tiến

Dòng họ ông, một khái niệm quan trọng trong xã hội truyền thống Trung Quốc, nằm tại thôn Giang (江村), huyện Tinh Đức (旌德县) Huy Châu (徽州) cũ, phía nam tỉnh An Huy, đây cũng là quê hương của một số học giả và trí thức nổi tiếng Trung Quốc. Giang Trạch Dân lớn lên trong những năm chiếm đóng của Nhật Bản. Chú ông, Giang Thế Hầu, một cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hy sinh trong khi chiến đấu với quân Nhật, và được coi là một người tử vì đạo.  Giang Trạch Dân vào Đại học Trung ương Quốc gia (国立中央大学) tại vùng Nam Kinh dưới sự chiếm đóng của quân Nhật trước khi chuyển sang Đại học Giao thông Thượng Hải. Ông tốt nghiệp năm 1947 với tấm bằng kỹ sư điện. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi còn đang là sinh viên. Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Giang Trạch Dân được đi học tại Nhà máy Ô tô StalinMoskva trong thập niên 1950. Ông làm việc tại Xưởng ô tô thứ nhất tại Trường Xuân. Cuối cùng ông chuyển sang làm các công việc quản lý của chính phủ và bắt đầu thăng tiến, trở thành một thành viên Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản, Bộ trưởng Công nghiệp Điện năm 1983. Năm 1985 ông trở thành Chủ tịch thành phố Thượng Hải, và sau đó là Bí thư thành uỷ Thượng Hải.
Khi còn là chủ tịch thành phố Giang Trạch Dân nhận được nhiều lời khen chê khác nhau. Nhiều lời chỉ trích cho rằng ông là một "bình hoa", một thuật ngữ Trung Quốc được dùng để miêu tả người chỉ có chức vụ nhưng vô tích sự.  Nhiều người cho rằng sự phát triển của Thượng Hải trong thời gian này là công của Chu Dung Cơ   Giang Trạch Dân là người tuyệt đối trung thành với Đảng, trong giai đoạn này, giữa các cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế những sinh viên bất bình năm 1986, Giang Trạch Dân đã viện dẫn Bài diễn văn Gettysburg bằng tiếng Anh trước một nhóm sinh viên phản kháng. 
Giang Trạch Dân được miêu tả là người có khả năng nói tạm đủ nhiều ngoại ngữ, gồm tiếng Rumani, tiếng Nga, và tiếng Anh. Một trong những sở thích của ông là tiếp đón các vị khách nước ngoài với những cuộc nói chuyện nhỏ về văn học và nghệ thuật bằng ngôn ngữ của họ, ngoài ra còn hát những bài hát ngoại quốc bằng nguyên ngữ. Ông trở nên thân thiết với Allen Broussard, vị thẩm phán người Mỹ gốc Phi tới thăm Thượng Hải năm 1987.
Giang bắt đầu thăng tiến trong hệ thống chính trị quốc gia năm 1987, tự động trở thành một thành viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vì theo truyền thống vị Bí thư thành uỷ Thượng Hải đương nhiên có chân trong Bộ chính trị. Năm 1989, Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng vì những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn, và Chính phủ Trung ương đang bối rối trước việc giải quyết cuộc khủng hoảng đó. (Chính sách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình đưa ra, đã chứng tỏ là một điểm quan trọng và khôn ngoan trong lịch sử hiện đại Trung Quốc, giúp kinh tế phát triển ở mức độ đáng kinh ngạc trong nhiều thập kỷ.) Tháng 6, Đặng Tiểu Bình bãi chức nhân vật theo đường lối tự do Triệu Tử Dương, người bị cho là có đường lối quá ôn hoà trước các sinh viên phản kháng. Ở thời điểm đó, Giang Trạch Dân là Bí thư thành uỷ Thượng Hải, khu vực hàng đầu của trung tâm kinh tế mới Trung Quốc. Trong một vụ việc với World Economic Herald, Giang Trạch Dân đã cho đóng cửa tờ báo này, lên án nó gây nguy hại. Việc xử lý vụ khủng hoảng ở Thượng Hải đã được Bắc Kinh chú ý, và vị lãnh đạo tối cao khi ấy là Đặng Tiểu Bình. Khi các cuộc phản kháng leo thang và vị Tổng thư ký Đảng cộng sản khi ấy là Triệu Tử Dương bị cách chức, Giang Trạch Dân được giới lãnh đạo Đảng chọn làm ứng cử viên thay cho Lý Thụy HoànThiên Tân, Thủ tướng Lý Bằng, Trần Vân, và những vị lãnh đạo già cả khác để trở thành Tổng bí thư. Ở thời điểm đó ông bị coi là ứng cử viên không thích hợp. Trong vòng ba năm, Đặng Tiểu Bình đã chuyển hầu hết quyền lực trong Đảng, Nhà nước và quân đội vào tay Giang Trạch Dân.

Những năm đầu nắm quyền lãnh đạo

Giang Trạch Dân leo lên chức vụ cao nhất nước năm 1989 với một căn cứ quyền lực hậu thuẫn khá nhỏ trong Đảng, và vì thế, có ít quyền hành thực sự. Ông chỉ đơn giản được cho là một nhân vật chuyển tiếp tạm thời trước khi một chính phủ kế tục và ổn định hơn của Đặng Tiểu Bình xuất hiện. Các nhân vật nổi bật khác trong Đảng và Quân đội như Dương Thượng Côn và người em trai Dương Bạch Băng được cho là đang lên kế hoạch một cuộc đảo chính. Giang Trạch Dân đã dùng Đặng Tiểu Bình làm hậu thuẫn cho mình trong những năm đầu cầm quyền. Vốn được coi là người có quan điểm tân bảo thủ, Giang Trạch Dân đã cảnh báo chống lại "tự do hoá tư sản". Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình cho rằng phương pháp duy nhất để Đảng Cộng sản tiếp tục nắm quyền cai trị trên toàn Trung Quốc là tiếp tục con đường cải cách kinh tế và hiện đại hoá, và vì thế có quan điểm trái ngược Giang Trạch Dân.
Đặng Tiểu Bình đã làm gia tăng lời chỉ trích sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân năm 1992. Trong chuyến đi thăm phương nam, ông đã khôn khéo gợi ý rằng tốc độ cải cách còn chưa đủ nhanh, và giới "lãnh đạo trung ương" (như Giang Trạch Dân) phải chịu trách nhiệm chính. Giang Trạch Dân trở nên cẩn thận hơn và hoàn toàn tuân thủ các cải cách của Đặng Tiểu Bình. Năm 1993, Giang Trạch Dân đưa ra thuật ngữ mới "Kinh tế Thị trường Xã hội chủ nghĩa", một tuyên bố bề ngoài có vẻ nghịch lý, để chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Trung Quốc sang một nền kinh tế thị trường tư bản có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước tiến vĩ đại của chủ trương "Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" của Đặng Tiểu Bình. Cùng lúc ấy, sau khi đã lấy được lòng tin của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân bổ nhiệm nhiều người thân tín ở Thượng Hải vào các chức vụ trong chính phủ. Ông xoá bỏ Uỷ ban Cố vấn Trung ương, một cơ quan cố vấn gồm các vị lãnh đạo cách mạng già cả, đã lỗi thời. Giang Trạch Dân nắm chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương năm 1989, sau khi đã được bầu làm Chủ tịch nước tháng 3 năm 1993.

Chức Chủ tịch nước

Đặng Tiểu Bình mất


Giang Trạch Dân và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton.
Đặng Tiểu Bình mất đầu năm 1997, và Trung Quốc, dần phát triển từ các cuộc cải cách từ thời Đặng Tiểu Bình với sự ổn định khá vững chắc trong thập niên 1990, phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và xã hội. Tại lễ tang Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đọc bài ca ngợi chính thức, với cả những giọt nước mắt mà nhiều người bên trong Trung Quốc coi là giả dối. Giang Trạch Dân đã thừa hưởng một đất nước Trung Quốc với tình trạng tham nhũng nặng nề, các nền kinh tế địa phương phát triển quá nhanh cho sự ổn định của toàn thể đất nước. Ý tưởng của Đặng rằng "một số vùng có thể trở nên giàu có trước các vùng khác" đã khiến hố sâu ngăn cách giàu nghèo giữa các vùng ven biển và vùng nội địa càng rộng. Sự phát triển kinh tế thần kỳ đương nhiên dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước (SOE) phải bị đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 40% tại một số vùng thành thị. Các thị trường chứng khoán lên xuống bất thường. Tỷ lệ di cư từ nông thôn tới các vùng thành thị lớn chưa từng thấy và chính phủ không làm được gì nhiều để giảm hố sâu ngăn cách về kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Các báo cáo chính thức về phần trăm GDP của Trung Quốc bị mất đi do các quan chức tham nhũng lên tới 10%.  Một môi trường hỗn loạn các phiếu nợ bất hợp pháp do các quan chức dân sự và quân sự phát hành đã khiến đa số các tài sản bị tham nhũng được chuyển ra nước ngoài. Mức độ tham nhũng đã quay trở lại, nếu không nói là vượt quá so với tình trạng thời kỳ Cộng hoà hồi thập niên 1940. Tỷ lệ tội phạm tăng vọt và sự tái xuất hiện của tội phạm có tổ chức bắt đầu trở thành tai hoạ tại các thành phố. Tình trạng phá hoại môi trường tự do càng khiến giới trí thức lo ngại và lên tiếng cảnh báo. Mục tiêu lớn nhất của Giang Trạch Dân trong điều hành kinh tế là sự ổn định, và ông tin rằng một chính phủ ổn định với quyền lực tập trung trung ương cao độ là điều kiện tiên quyết, chấp nhận trì hoãn cải cách chính trị, vốn là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề.  Giang Trạch Dân tiếp tục rót vốn để phát triển các Vùng Kinh tế Đặc biệt và các vùng ven biển.
Giang Trạch Dân được cho là vị lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên thực sự biết sử dụng truyền hình để tăng cường hình ảnh cá nhân, giành được tiếng là người có sức lôi cuốn, dù không phải tuyệt đối. Bắt đầu từ năm 1996, Giang đưa ra một loạt các biện pháp cải cách với giới truyền thông đang thuộc quyền quản lý của nhà nước, với mục đích tăng cường "hạt nhân lãnh đạo" dưới quyền mình, và cùng lúc ấy đàn áp một số đối thủ chính trị. Việc tăng cường hình ảnh cá nhân trên các phương tiện truyền thông không được tán thành ở thời Đặng Tiểu Bình, và cũng không hề có ở thời Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong hồi cuối thập niên 1970. Trên tờ Nhân dân Nhật Báo và bản tin lúc 7 giờ sáng của CCTV-1 đều có các sự kiện liên quan tới Giang, việc này kéo dài cho tới khi Hồ Cẩm Đào đưa ra những thay đổi trong quản lý truyền thông năm 2006. Ông xuất hiện bất ngờ trước truyền thông phương Tây và có một cuộc phỏng vấn chưa từng có tiền lệ với nhà báo Mike Wallace của kênh CBS năm 2000 tại Beidaihe. Giang Trạch Dân thường sử dụng tiếng nước ngoài trước các ống kính truyền thông phương tây, dù không phải lúc nào cũng trôi chảy. Trong một cuộc gặp với một phóng viên Hồng Kông năm 2000 về hành động rõ ràng kiểu "mệnh lệnh triều đình" của chính phủ trong việc ủng hộ Đổng Kiến Hoa tranh cử chức Chủ tịch Hành pháp Hồng Kông, Giang Trạch Dân đã gọi các nhà báo Hồng Kông một cách bất lịch sự là "too simple, sometimes naive" (quá đơn giản, thỉnh thoảng ngờ nghệch) bằng tiếng Anh  Sự kiện này đã được phát trên truyền hình Hồng Kông buổi tối hôm đó, và bị coi là một scandal ở bên ngoài Trung Quốc.
Từ năm 1999, truyền thông cũng đóng một vai trò trung gian trong việc khủng bố Pháp Luân Công, được cho là một hành động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính Giang, và bị chỉ trích mạnh mẽ ở phương Tây. Giang Trạch Dân được cho là đã xung đột với vị thủ tướng khi ấy là Chu Dung Cơ về việc xử lý phong trào tinh thần phát triển nhanh chóng này. Giang cũng cho bắt giữ những người điều phối và dẹp tan các vụ biểu tình, dù có nhiều hành động phản kháng từ các nhóm nhân quyền. Ông cũng là bị đơn của nhiều cuộc kiện tụng liên quan tới vấn đề này.

Chính sách đối ngoại

Giang Trạch Dân cũng đã bị chỉ trích bên trong Trung Quốc vì quá khoan nhượng với Hoa KỳNga. Ông đã tiến hành một chuyến Viếng thăm cấp nhà nước bất ngờ tới Hoa Kỳ năm 1997, có nhiều người đã phản đối từ Phong trào Độc lập Tây Tạng cho tới những người thực hành Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã đọc một bài diễn văn tại Đại học Harvard, một phần bằng tiếng Anh, nhưng vẫn không tránh khỏi các câu hỏi về dân chủ và tự do. Trong cuộc gặp thượng đỉnh chính thức với Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, giọng điệu ngoại giao đã mềm mỏng hơn khi Giang Trạch Dân và Clinton cùng đề cập tới những lập trường chung và tránh đi các bất đồng. Clinton tới thăm Trung Quốc tháng 2 năm 1999, và nói rằng Trung Quốc cùng Hoa Kỳ là các đồng minh chứ không phải hai đối thủ. Khi khối NATO do Hoa Kỳ đứng đầu ném bom đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade năm 1999, Giang Trạch Dân dường như đã chuẩn bị một lập trường cứng rắn để thể hiện trong nước nhưng trên thực tế ông chỉ đưa ra những hành động phản kháng mang tính biểu tượng. Một hành động tương tự diễn ra khi một chiếc máy bay do thám của Mỹ va chạm với một chiếc máy bay phản lực Trung Quốc, khiến viên phi công Trung Quốc thiệt mạng. Giang Trạch Dân đã cho phép phi hành đoàn chiếc máy bay Mỹ ở tại một khách sạn sang trọng tại Hải Nam, và thả họ ba ngày sau đó mà không yêu cầu bất kỳ khoản bồi thường thiệt hại nào.  Đa phần chính sách đối ngoại của Giang Trạch Dân chú trọng tới thương mại quốc tế chứ không phải hội nhập kinh tế. Là một người bạn của cựu Thủ tướng Canada Jean Chretien Giang Trạch Dân đã tăng cường vị thế kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài, tìm cách thiết lập quan hệ thân thiện với các quốc gia có nền thương mại tiếp giáp với nền kinh tế Mỹ.

Phát triển kinh tế

Giang Trạch Dân không có chuyên môn về kinh tế, và vào năm 1997 đã giao nhiệm vụ điều hành kinh tế đất nước cho Chu Dung Cơ, người đã trở thành Thủ tướng, và tiếp tục giữ chức này trong suốt cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á. Dưới sự lãnh đạo chung của họ, Lục địa Trung Quốc đã duy trì được mức tăng trường GDP 8% mỗi năm, đạt được mức tăng trưởng kinh tế trên đầu người cao nhất so với các nền kinh tế lớn trên thế giới, khiến thế giới phải kinh ngạc về tốc độ tăng trưởng này. Điều này có được chủ yếu nhờ sự tiếp nỗi quá trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các nhà kinh tế, buộc tội Giang đã tạo ra một nền kinh tế bong bóng có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, việc kiểm soát chặt chẽ kinh tế của chính phủ vẫn tiếp diễn, khi Giang Trạch Dân không ngừng tập trung quyền lực. Thành quả trong thời kỳ cầm quyền của Giang càng tăng với việc Trung Quốc gia nhập thành công vào Tổ chức Thương mại Thế giới và Bắc Kinh giành quyền đăng cai Olympics Mùa hè năm 2008.

Thuyết Ba Đại Diện

Nội dung Thuyết Ba đại điện: Đảng cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc.
Trước khi chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo trẻ hơn, Giang Trạch Dân đã đưa Thuyết Ba Đại Diện của mình vào trong Điều lệ Đảng, cùng với Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, và Học thuyết Đặng Tiểu Bình Tại đại hội thứ 16 Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2002. Dù trái ngược với Chủ nghĩa Mao và Chủ nghĩa Mác ở một số khía cạnh, nó cũng được đưa vào trong Hiến pháp Trung Quốc. Những người chỉ trích tin rằng đây chỉ là một phần trong sự thần thánh hoá cá nhân Giang, những người khác coi việc áp dụng học thuyết là tư tưởng dẫn đường trong việc lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Học thuyết Ba Đại diện được nhiều nhà phân tích chính trị coi là nỗ lực của Giang Trạch Dân nhằm mở rộng các Nguyên tắc Mác xít Lêninít, và vì thế đưa ông lên ngang tầm với những triết gia Mác xít Trung Quốc thời trước như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Giang Trạch Dân cũng bị nhiều nhóm chỉ trích, đáng chú ý nhất là bởi Pháp Luân Công, một tổ chức tinh thần tố cáo Giang và Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông đã đàn áp các thành viên của họ. Tờ Epoch Times đã xuất bản một cuốn sách chỉ trích mạnh mẽ Giang với tựa đề Anything for Power: The Real Story of China’s Jiang Zemin (Tất cả cho Quyền lực: Câu chuyện thực về Giang Trạch Dân của Trung Quốc), nêu ra nhiều vụ scandal và những hành động tàn bạo của Giang Trạch Dân trong thời kỳ nắm quyền, gồm cả lý lịch gia đình mơ hồ, hành động đàn áp dã man Pháp Luân Công, và cái gọi là mối quan hệ của ông với ca sĩ Song Zuying. 

Dần rút lui khỏi quyền lực

Năm 2002, Giang Trạch Dân rời khỏi Ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhường đường cho một "thế hệ lãnh đạo thứ tư" đứng đầu là Hồ Cẩm Đào, đánh dấu sự khởi đầu quá trình chuyển tiếp quyền lực kéo dài trong vài năm. Hồ Cẩm Đào lên nắm chức vụ lãnh đạo Đảng, trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản. Sáu trong số chín thành viên mới Ban Thường trực ở thời điểm ấy được coi là một phần trong cái gọi là "Nhóm Thượng Hải" của Giang, đáng chú ý nhất là vị Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và Phó Thủ tướng Hoàng Cúc.
Dù vậy Giang Trạch Dân vẫn giữ chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực là Quân uỷ Trung ương, đa số các thành viên cơ quan này là các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Liberation Army Daily (Nhật Báo Quân đội Giải phóng), một tờ báo được cho là đại diện cho các quan điểm của đa số quân đội Trung Quốc, ngày 11 tháng 3 năm 2003 đã có một bài trích dẫn hai đại biểu quân đội nói, "Có một trung tâm được gọi là 'trung thành', trong khi hai trung tâm sẽ dẫn tới 'các vấn đề.'"   Điều này được hiểu là một lời chỉ trích nỗ lực của Giang nhằm thực hiện quyền lãnh đạo đối với Hồ Cẩm Đào theo mô hình của Đặng Tiểu Bình.
Hồ Cẩm Đào kế tục Giang Trạch Dân làm Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ngày 15 tháng 3 năm 2003. Trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà quan sát, bằng chứng về sự ảnh hưởng kéo dài của Giang Trạch Dân trên chính sách bỗng biến mất khỏi truyền thông. Giang Trạch Dân rõ ràng đã giữ im lặng trong cuộc khủng hoảng dịch SARS, đặc biệt rõ khi so sánh với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Đã có những tranh luận cho rằng các thoả thuận về định chế được đưa ra sau Đại hội đảng lần thứ 16 khiến Giang chỉ có một vị trí không còn nhiều ảnh hưởng nữa.  Dù nhiều thành viên Ban Thường trực Bộ chính trị là đồng minh của ông, Ban Thường trực không có chức năng lãnh đạo với bộ máy quản lý dân sự.

Giang Trạch Dân cùng vợ Vương Dã Bình và George W. Bush cùng vợ Laura tại Crawford, Texas 2002.
Ngày 19 tháng 9 năm 2004, sau một cuộc gặp bốn ngày với 198 thành viên Ban chấp hành Trung ương, Giang Trạch Dân đã từ chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, vị trí cuối cùng trong Đảng của ông. Sáu tháng sau ông từ chức vụ cuối cùng, chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC). Điều này đã khiến trong nhiều tuần tiếp theo đã có những lời đồn rằng những người ủng hộ Hồ Cẩm Đào trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản đã gây sức ép buộc Giang Trạch Dân rút lui. Theo đúng quy định, Giang Trạch Dân chỉ hết nhiệm kỳ vào năm 2007. Hồ Cẩm Đào lên nắm chức chủ tịch CMC, nhưng, trong một thất bại chính trị rõ ràng của Giang Trạch Dân, Từ Tài Hậu, chứ không phải Tăng Khánh Hồng được chỉ định làm vị phó của Hồ Cẩm Đào. Cuộc chuyển tiếp quyền lực này chính thức đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên của Giang tại Trung Quốc, khoảng từ năm 1993 tới năm 2004[ .
Dù Giang ít khi xuất hiện trước công chúng từ sau khi từ bỏ chức vụ chính thức cuối cùng hồi năm 2004, ông đã xuất hiện cùng Hồ Cẩm Đào trong lễ kỷ niệm lần thứ 80 ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân  , và đi thăm Bảo tàng Quân đội của Cách mạng Nhân dân Trung Quốc với Lý Bằng, Chu Dung Cơ, và các quan chức cao cấp khác. 

Di sản

Các nhà sử học và tác gia tiểu sử đã tranh luận về điều có thể được coi là "di sản Giang Trạch Dân". Giang muốn đó là Thuyết Ba Đại diện, gọi nó là một "tư tưởng quan trọng" trên lục địa, trở thành di sản tư tưởng của ông. Dù thuyết này đã được đưa vào cả trong Điều lệ Đảng và Hiến pháp cùng với Tư tưởng Mao Trạch ĐôngHọc thuyết Đặng Tiểu Bình, hiệu quả thực tế của nó còn chưa được xác nhận, và dường như nó đang mất ảnh hưởng trước các tư tưởng Viễn cảnh Khoa họcXã hội hài hoà của Hồ Cẩm Đào bên trong Đảng. Giang đã gặp phải sự chỉ trích lặng lẽ bên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc vì chú trọng vào phát triển kinh tế bằng mọi giá mà bỏ qua sự trả giá về môi trường, khiến khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo ở Trung Quốc càng tăng và khiến những người không được hưởng mấy từ thành quả phát triển kinh tế trở thành những người gánh chịu những hậu quả xã hội. 
Trái ngược lại, các chính sách của người kế nhiệm ông, Hồ Cẩm ĐàoÔn Gia Bảo được nhiều người coi là những nỗ lực nhằm giải quyết những bất bình đẳng đó và chuyển từ chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế sang nhãn quan phát triển rộng hơn bao gồm cả các lĩnh vực phi kinh tế như sức khoẻ và môi trường.
Ở trong nước, di sản và tiếng tăm của Giang cũng có nhiều tranh luận. Trong khi một số người coi giai đoạn tương đối ổn định và phát triển trong thập niên 1990 là công của Giang, một số người khác lại cho rằng ông đã không hành động nhiều để sửa chữa các sai lầm từ những cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, khiến thế hệ lãnh đạo tiếp sau phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, một số trong đó đã quá muộn để có thể giải quyết. Sự ám ảnh của Giang Trạch Dân với hình ảnh bên ngoài cũng đã gây ra một khuynh hướng các dự án hoành tráng khắp đất nước, các quan chức địa phương đã chi những số tiền khổng lồ vào các dự án xây dựng lớn và không cần thiết. Thuyết Ba Đại diện của Giang hợp thức hoá việc kết hợp tầng lớp kinh doanh tư bản mới vào Đảng, và thay đối lý thuyết nền tảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bảo vệ người nông dân và công nhân những người chiếm "đại đa số nhân dân", một uyển ngữ với mục đích gộp cả tầng lớp doanh nhân đang ngày càng phát triển. Những người chỉ trích mang tư tưởng bảo thủ bên trong đảng đã lặng lẽ phản đối hành động này, coi đó là sự phản bội tư tưởng cộng sản, trong khi những người cải cách ca ngợi Giang là một người có tầm nhìn xa trông rộng.
Tuy nhiên, một hành động như vậy đã hợp thức hoá cho một tầng lớp trung gian giữa những nhà kinh doanh và tầng lớp lãnh đạo, vì thế kết nối một cách hữu hiệu giới lãnh đạo và những lợi ích tài chính, mà những người chỉ trích cho rằng làm tăng tình trạng lạm phát. Một số người đã cho rằng đây là phần di sản sẽ còn tồn tại lâu của Giang, ít nhất là về mặt hình thức, khi những người cộng sản còn nắm quyền lực.
Nhiều nhà viết tiểu sử Giang Trạch Dân đã lưu ý rằng chính phủ của ông giống với một chính thể đầu sỏ trái ngược với một chính thể độc tài.  Rất nhiều chính sách của ông đã được gán cho các nhân vật khác trong chính phủ, chủ yếu là Chu Dung Cơ, người có quan hệ mật thiết với Giang, đặc biệt đã tuân theo quyết định của Giang đàn áp phong trào Pháp Luân Công. 
Giang thường được cho là nguyên nhâncủa những thắng lợi đối ngoại trong nhiệm kỳ của ông, nhưng cùng lúc ấy nhiều người Trung Quốc   chỉ trích ông vì quá khoan nhượng trước Hoa Kỳ và Nga. Vấn đề thống nhất Trung Quốc giữa lục địa và Đài Loan đã được bàn luận nhiều trong nhiệm kỳ của ông, và những cuộc đàm phán giữa hai bờ eo biển cuối cùng đã dẫn tới một thoả thuận Ba Liên Kết sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ. Đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng bắt đầu được xây dựng ở thời cầm quyền của Giang, và đã được nhiều người dân Tây Tạng ca ngợi , dù một số người coi đó chỉ đơn thuần là một hành động chính trị. Giang Trạch Dân cũng bị cáo buộc nhân nhượng trước Nhật Bản và Hoa Kỳ trong vấn đề ngoại giao.

Gia đình

Tháng 12 năm 1949 ông kết hôn với Vương Dã Bình, hai người có hai đứa con trai, con trưởng là Giang Miên Hằng, hiện giữ chức Phó Viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc. Kiêm nhiệm Viện trưởng Phân Viện Thượng Hải, đồng thời còn đảm nhiệm chức giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Xe điện Thượng Hải, giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Liên lạc Viễn thông Thượng Hải, giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tập đoàn Sân bay Thượng Hải, con thứ hai là Giang Miên Khang nhậm chức tại một Trung tâm Nghiên cứu ở Thượng Hải, đồng thời còn giữ chức Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Địa lý thành phố Thượng Hải.

Sự kiện đàn áp Pháp Luân Công

Giang Trạch Dân được xem là người chủ trương và trực tiếp lãnh đạo tổ chức đàn áp những người đi theo học môn khí công này do ông Lý Hồng Chí sáng lập.

Sơ lược lý lịch

  • Năm 1937 - Nhập học trường Trung học Dương Châu.
  • Năm 1943 - Nhập học trường Đại học Trung ương Nam Kinh.
  • Tháng 10 năm 1945 - Chuyển hộ khẩu sang trường Đại học Giao thông Thượng Hải.
  • Tháng 4 năm 1946 - Gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • Tháng 9 năm 1982 - Được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng tại đại hội Đảng lần 12.
  • Tháng 6 năm 1983 - Nhậm chức Bộ trưởng Công nghiệp Điện tử.
  • Tháng 6 năm 1985 - Nhậm chức Phó Thư ký Ủy ban Đảng thành phố Thượng Hải.
  • Tháng 7 năm 1985 - Nhậm chức Thị trưởng Thượng Hải.
  • Tháng 11 năm 1987 - Được bầu làm Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ủy viên Cục Chính trị Trung ương Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 1 khoá 13.
  • Tháng 4 năm 1988 – Thôi giữ chức vụ Thị trưởng Thượng Hải.
  • Tháng 6 năm 1989 - Được bầu làm Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị Trung ương Đảng. Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn Đảng kỳ 4 khoá 13.
  • Tháng 11 năm 1989 - Được bầu làm Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội toàn Đảng kỳ 5 khoá 13.
  • Tháng 3 năm 1990 - Được bầu làm Chủ tịch Ủy viên Quân sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại hội nghị lần 3 đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 7.
  • Tháng 3 năm 1993 - Được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại hội nghị lần 1 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 8.
  • Tháng 11 năm 1998 - Là vị Chủ tịch nước Trung Quốc đầu tiên viếng thăm Nhật Bản.
  • Tháng 2 năm 2000 - Thâu tóm chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm kết thúc cuộc đấu tranh giai cấp, là một trong 3 đại biểu đề xuất tư tưởng phủ định cuộc đấu tranh giai cấp vẫn còn đang tiếp diễn.
  • Tháng 11 năm 2002 - Thôi giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị. Tổng thư ký Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 1 lần 16.
  • Tháng 3 năm 2003 - Thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước tại hội nghị lần 1 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 10.
  • Tháng 9 năm 2004 - Từ chức Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Đảng tại đại hội toàn Đảng kỳ 4 lần 16.
  • Tháng 3 năm 2005 - Từ chức Chủ tịch Ủy viên Quân sự Trung ương Quốc gia tại hội nghị lần 3 Đại biểu Nhân dân toàn quốc kỳ 10.
  • Bây giờ ở nhà nghỉ hưu

Nhiều dấu hiệu cho thấy ông Giang Trạch Dân đã đến hồi kết

Tính đến ngày 27/8, trang web Minh Huệ công bố số liệu mới nhất, cả trong và ngoài nước đã có hơn 166 nghìn người khởi tố ông Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao. (Ảnh chụp màn hình/scmp.com)
Tính đến ngày 27/8, trang web Minh Huệ công bố số liệu mới nhất, cả trong và ngoài nước đã có hơn 166 nghìn người khởi tố ông Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao. (Ảnh chụp màn hình/scmp.com)
Sau cuộc trấn áp sinh viên và thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào thế kỷ 20 lại một lần nữa phát động cuộc đàn áp mang tính diệt chủng đối với những người tu luyện Pháp Luân Công, điểm khác biệt là lần này với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử. 
Gần đây tại Đài Loan đã phát hành một cuốn sách mang tên “Cuộc bức hại tà ác chưa từng có trong lịch sử”, giải đáp một cách toàn diện và chuyên sâu về sự ảnh hưởng của cuộc đàn áp này đối với nhân loại thế kỷ 21. Theo đó, 19 vị học giả đến từ các nơi trên thế giới đã cùng nhau phân tích và giảng giải rõ sự thật về cuộc bức hại, đồng thời cũng kêu gọi mau chóng đưa ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, cũng chính là người đã ra lệnh tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Công ra trước công lý.
Ngày 5/8, Tân Hoa Xã có bài “Đừng đợi nữa, năm nay không có hội nghị Bắc Đới Hà”. Bài báo còn điểm lại sự liên hệ của các lãnh đạo đảng trong các thời kỳ với hội nghị Bắc Đới Hà, trực tiếp và gián tiếp đều nhắc tới Mao, Đặng, Hồ, Tập nhưng không hề nhắc tới Giang Trạch Dân.
Ngày 10/8, Nhân dân Nhật báo đã đưa ra bài báo với chủ đề “Người đi trà lạnh”, trong đó nói bóng gió rằng có người đã nghỉ hưu mà vẫn muốn tham gia vào chính sự, người ta đặt ra câu hỏi rằng “lãnh đạo nghỉ hưu” rốt cuộc là ai?
Ngày 19/8, Nhân dân Nhật báo lại đưa tin, và đã dùng những ngôn từ rất hiếm gặp, nói rằng có lực lượng phản đối cải cách trong nội bộ ĐCSTQ, vô cùng ngoan cố, hung mãnh, phức tạp, quỷ quyệt nằm ngoài sự tưởng tượng của con người.
Tổng biên tập báo “China In Perspective”, ông Trần Khuê Đức cho biết: “Tờ báo đã công khai nói ra, chứng tỏ rằng sự đấu tranh quyền lực của các lãnh đạo ĐCSTQ đã dần được công khai, giấy đã không thể  bọc lửa được nữa rồi.”
Ngày 21/8, Nhân dân Đại lục phát hiện, tấm bia khắc chữ tại cổng Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, do ông Giang Trạch Dân viết đã bị lặng lẽ dời đi.
Screen Shot 2015-09-02 at 6.48.47 AM
Ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, đã lấy mệnh lệnh cá nhân để yêu cầu đàn áp Pháp Luân Công. Trải qua 16 năm với rất nhiều trường hợp bị cực hình, bị ngược đãi đến chết, không ngừng được phơi bày, việc “mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công” đã được rất nhiều cơ quan chính phủ các nước trên thế giới xác nhận. Cộng đồng quốc tế cho rằng, đây là một trong những thảm họa nhân đạo lớn nhất thế kỷ 21.
Luật sư Tây Ban Nha Carlos Iglesias, người khởi tố ông Giang, cho biết: “Hiện tại ở Trung Quốc đang phát sinh một sự kiện mang tính lịch sử, đây là một tiến trình không thể ngăn cản, không thể dừng lại, đến từ những người chính nghĩa tại Trung Quốc đang trực tiếp khởi tố Giang Trạch Dân.”
Một bé gái cầm biểu ngữ, tố cáo cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân “bức hại tà ác chưa từng có trong lịch sử” đối với Pháp Luân Công. Một cuốn sách mới phiên bản tiếng Trung được phát hành trên toàn thế giới, do 19 vị chuyên gia đến từ các nước với những tư liệu thực tế do bản thân đã từng trải qua, lột tả sâu sắc cuộc bức hại tà ác chưa từng có do ông Giang Trạch Dân phát động.
fg kill for their believe
Nhóm tác giả bao gồm chủ nhiệm bộ Trung văn Ngô Bảo Chương, luật sư nhân quyền Trung Quốc Đằng Bưu, tác giả lưu vong Viên Hồng Băng cùng với nhiều vị tri thức Trung Quốc khác, đồng thời còn có luật sư nhân quyền người Tây Ban Nha khởi tố ông Giang Trạch Dân về tội phản nhân loại, cựu Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu ông McMillan Scott, ông Davids – người điều tra thu hoạch nội tạng và các bác sĩ phản đối các tổ chức cưỡng chế mổ cướp nội tạng, đã đưa ra những tư liệu điều tra hết sức xác thực.
Người phát ngôn của đoàn luật sư bảo vệ nhân quyền cho Pháp Luân Công tại Đài Loan, bà Chu Uyển Kỳ cho biết: “Chúng ta phải nói một cách nghiêm túc rằng, Giang Trạch Dân phải bị đem ra công lý, thì cuộc bức hại thế kỷ này mới kết thúc, và sự tự do của người dân Trung Quốc mới được bảo đảm, nhân quyền yếu ớt của luật sư mới không bị tước đoạt.”
Một trong những tác giả của cuốn sách, Giáo sư Trương Gấm Hoa tại trường Đại Học Đài Loan chỉ ra rằng, nhân dân Trung Quốc dưới sự tuyên truyền “nhất ngôn đảng” của ĐCSTQ, thường hay ngộ nhận rằng ĐCSTQ chính là Trung Quốc, tuy nhiên, giá trị văn hóa chính thống thực sự của dân tộc Trung Hoa lại đang bị ĐCSTQ thẳng tay đàn áp.
Giáo sư Trương Gấm Hoa còn cho biết: “Cho đến nay, tất cả các cuộc điều tra nghiên cứu độc lập đều chứng minh mổ cướp nội tạng sống là sự thật, nhưng truyền thông lại hoàn toàn không thừa nhận. Dùng đến nguồn lực của quốc gia để đàn áp một nhóm người, trong một xã hội tự do như ngày nay mà vẫn xuất hiện một nơi tà ác như vậy.”
Tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cho biết, ĐCSTQ mổ lấy nội tạng từ những tù nhân lương tâm không tự nguyện thực tế là quá tà ác. Bây giờ là lúc mà các bác sĩ, chính trị gia và các nhà hoạt động nhân quyền phải cùng nhau đứng lên để vạch trần tội ác dã man này.
Tính đến ngày 27/8, trang web Minh Huệ công bố số liệu mới nhất, cả trong và ngoài nước đã có hơn 166 nghìn người khởi tố ông Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm soát Nhân dân Tối cao.
Khởi tố ông Giang Trạch Dân như nước thủy triều dâng cao, đồng loạt tại tất cả các nơi trên thế giới đều hưởng ứng như châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Ukraine, Nhật Bản, Hàn quốc, Hông Kông, Đài Loan…
Về tấm bia đá do ông Giang Trạch Dân viết tại Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ nay đã bị dời đi, mặc dù phía trường có giải thích rằng, tấm bia đá đó đã được di chuyển vào bên trong và không có dụng ý gì đặc biệt. Tuy nhiên, thực chất có phải như thế không? Mạng xã hội Weibo suy đoán rằng, đó là hữu ý muốn “thoát Giang”. Tấm bia đá bị dời đi đâu không quan trọng, điểm mấu chốt là ông Giang đang bị hơn 166 nghìn người khởi tố.
Theo NTDTV
Thiên Minh biên dịch

Số phận ông Giang Trạch Dân? (Bài 1)

Cuộc chiến chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình gây rúng động Trung Nam Hải ngày càng mang màu sắc thanh trừng nội bộ.

Bài 1: “Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chánh”
Giang Trạch Dân, dù không còn giữ vị trí nào trong chính trường từ năm 2002, quyền lực Giang không vì thế mất hẳn. Trong bóng tối, sau bức màn nhung, “thái thượng hoàng” không ngai Giang Trạch Dân vẫn giật dây gây ảnh hưởng sắp xếp nhân sự để củng cố quyền lực lẫn quyền lợi cho con cháu mình...
so phan ong giang trach dan
Thông điệp của Tập gửi đến Giang: “Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chánh”
Ngày 10/8/2015, Nhân Dân nhật báo tung ra một xã luận đầy ngụ ý: “Nhiều vị lãnh đạo của chúng ta, một khi rời khỏi vị trí, đã hành xử đúng đắn với sự thay đổi của họ. Họ không can dự công việc của ban lãnh đạo mới. Tuy nhiên, có những lãnh đạo Đảng, khi tại chức, đã cất nhắc tay chân tín cẩn giữ những vị trí quan trọng nhằm mở rộng ảnh hưởng họ trong tương lai. Hơn nữa, sau khi những lãnh đạo Đảng này rời khỏi chức vụ, họ không sẵn lòng từ bỏ việc tạo ảnh hưởng lên những vấn đề trọng yếu”. “Trà sẽ nguội sau khi người uống trà rời đi chỗ khác” – bài viết bóng gió, hàm nghĩa “tại sao có những người muốn trà vẫn nóng khi mà người uống trà không còn có mặt ở bàn?”, trong khi đáng lý phải hiểu “bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chánh” (không còn tại vị thì đừng xía vào chính trường).
Giới bình luận tin rằng bài báo ám chỉ đến Giang Trạch Dân. Bài báo xuất hiện ngay thời điểm giới lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh chuẩn bị họp tại Bắc Đới Hà, nơi có lịch sử tổ chức các cuộc họp nội chính quan trọng nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc, giữa tin đồn râm ran rằng Giang sẽ dùng Chu Bổn Thuận, cựu bí thư Hà Bắc, gây sức ép lên Tập.
Bo Zhiyue, giáo sư chính trị học Đại học Victoria (Úc), nhận định: “Rõ ràng, Tập dùng Nhân Dân nhật báo để gửi một thông điệp cho Giang”. Warren Sun, giáo sư Trung Quốc học Đại học Monash, nhận xét tương tự, rằng Tập muốn cảnh cáo các nhà lãnh đạo nghỉ hưu như Giang hay cựu Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng nên tránh xa triều chính.
Steve Tsang, Chủ tịch Trường nghiên cứu Trung Quốc học đương đại thuộc Đại học Nottingham, nói rằng Giang, không như Chu Dung Cơ hoặc Hồ Cẩm Đào, là nhân vật có sức ảnh hưởng mạnh nhất trong các nhà lãnh đạo nghỉ hưu. Cần nhấn mạnh, bài viết trên Nhân Dân nhật báo xuất hiện chỉ 11 ngày sau khi Quách Bá Hùng, một trong những đàn em thân cận của Giang, từng ngồi ghế Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương và ủy viên Bộ chính trị trong một thập niên (2002-2012) bị khai trừ khỏi Đảng tội tham nhũng.
Không lâu sau khi Quách Bá Hùng bị “trảm”, Xinhuanet.com và People.cn lại đăng bài: “Tại sao công tố viên Pháp dám điều tra cựu tổng thống?”. Bài báo đặt ra những câu hỏi: “Có quan chức cấp cao tham nhũng nào đằng sau những kẻ tha hóa?”; “Ai “dạy dỗ” và cất nhắc những viên chức hủ bại này?”; “Những trường hợp cất nhắc này được thực hiện có chủ ý để phục vụ ai đó hay đơn giản chỉ bởi không cân nhắc thận trọng?”.
Cuộc chiến tạo dư luận còn mở rộng ra nước ngoài. Ngày 11/7/2015, Mingjingnews.com (“Minh Kính Tân Văn”, hải ngoại) viết về chuyện Giang Trạch Dân từng quyết định xử tử các thành viên Pháp Luân Công để mổ bán nội tạng; rằng Giang là người đứng sau Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang với âm mưu đảo chính quân sự nhằm vào Tập Cận Bình; và rùng rợn hơn: Giang từng nhiều lần lập mưu ám sát Hồ Cẩm Đào và hai lần yêu cầu Chu Vĩnh Khang ám sát Tập!
(Còn tiếp)



Số phận ông Giang Trạch Dân? (Bài 2)

PetroTimes 2 liên quan

Trong thực tế, không chỉ bài viết trên Nhân Dân nhật báo (10/8/2015), có nhiều dấu hiệu cho thấy Giang từng bước bị xóa ảnh hưởng khỏi đời sống chính trị Trung Quốc.
Bài 2: Giang Trạch Dân bị “loại” khỏi dư luận
Lữ Mỹ Nguyên, giáo sư sử Trung Quốc hiện sống tại Mỹ, nói rằng, sau khi bị nhốt tù, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu có thể sẽ khai rằng họ chỉ làm theo lệnh Giang. Chu Vĩnh Khang “ăn” rất khỏe nhưng không “ăn” một mình mà hầu hết tiền tham nhũng đều “nộp” cho Giang. Chiều tối 30/6/2014 khi Từ Tài Hậu (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, thượng tướng Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội) bị khai trừ khỏi Đảng, dư luận đã biết có “chuyện to” với vây cánh Giang.
Số phận ông Giang Trạch Dân? (Bài 2)
Câu hỏi ai gây ra vụ nổ kinh khủng ở Thiên Tân đến nay gần như đã bị vùi lấp một cách chủ ý
Cũng theo giáo sư Lữ Mỹ Nguyên, ngay khi Từ bị “xử”, người ta đã đoán Quách Bá Hùng là người tiếp theo. Quách, mệnh danh “Tây Bắc lang” (con sói Tây Bắc, ám chỉ nơi ông từng cát cứ với vai trò chỉ huy quân sự) từng là phát ngôn viên quân sự của Giang. Ngày 6/8/2014, trang web Mỹ world.journal.com dẫn từ một số nguồn nói rằng quân đội Trung Quốc lan truyền tin đồn rằng Quách Bá Hùng chuẩn bị đảo chính…
Trong thực tế, không chỉ bài viết trên Nhân Dân nhật báo (10/8/2015), có nhiều dấu hiệu cho thấy Giang từng bước bị xóa ảnh hưởng khỏi đời sống chính trị Trung Quốc. Ngày 21/8/2015, phiến đá ghi hàng chữ “Trung Cộng trung ương đảng giáo”, tạc từ thủ bút Giang Trạch Dân, đặt trước Trường Đảng Trung ương tại Bắc Kinh, đã bị bứng đi. Thậm chí một bài báo vào tháng 1/2015 về chuyến đi núi của Giang tại đảo Hải Nam cũng bị xóa khỏi nhiều trang mạng.
Đầu năm 2015, Giang Miên Hằng, con trai Giang Trạch Dân, đột ngột từ chức khỏi Viện khoa học Thượng Hải. Chưa hết, thời gian gần đây, bỗng rộ lên loạt tìm kiếm thông tin từ các trang mạng Trung Quốc về những “tội ác” liên quan Giang Trạch Dân, đặc biệt chiến dịch thảm sát thành viên Pháp Luân Công thời Giang tại chức. Có đến khoảng 160.000 đơn khiếu nại gửi đến các tòa án và phòng công tố khắp Trung Quốc liên quan sự việc! Ai kích động và giật dây chuyện này khi mà Pháp Luân Công vẫn chưa được luật pháp Trung Quốc cho phép chính thức hoạt động?
Từ tháng 10/2014, tên của Giang Trạch Dân đã biến mất khỏi các bản tin liên quan giới lãnh đạo cấp cao. Ngày 14/7, Nhân Dân nhật báo loan tin Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Chu Dung Cơ dự một buổi lễ tại Tây Tạng mà không có Giang. Và cuối cùng, điểm lại 55 “con hổ” bị sa lưới trong chiến dịch “chống tham nhũng” của Tập Cận Bình, có thể thấy trong đó hầu hết là tay chân Giang Trạch Dân - từ Chu Vĩnh Khang; Lý Đông Sanh (chỉ huy lực lượng công an mật 610); Từ Tài Hậu; Tương Khiết Mẫn; đến Tăng Khánh Hồng…
Ngày 24/8/2015, tờ Epoch Times đăng rằng, Tập Cận Bình đã mất ngủ hai đêm liền sau sự cố kinh động tại Thiên Tân. Hai vụ nổ liên tiếp, tương đương 21 tấn TNT, đã xé toạc phố cảng Thiên Tân ngày 12/8. Sau sự kiện này là loạt vụ nổ bí hiểm xảy ra tại một số thành phố khác. Có kẻ phá hoại? Ai? Có phải chính là Giang Trạch Dân – như bài viết của Epoch Times?
(Còn tiếp)
Mạnh Kim

Số phận ông Giang Trạch Dân? (Bài 3)

(PetroTimes) - Cuộc chiến Tập Cận Bình đánh Giang Trạch Dân đã cho thấy một điều ít được đề cập: lỗi cơ chế - cơ chế bổ nhiệm nhân sự, nói cách khác là “lỗi thiết kế” của cơ quan đặc trách nhân sự Đảng với tên gọi chính thức là Ban tổ chức trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.




Bài 3: Vấn đề của cơ chế
Tại Trung Quốc, Ban tổ chức trung ương là một trong những cơ quan quan trọng và bí mật nhất. Trụ sở của nó tại Bắc Kinh là một tòa nhà không đề bảng, cách Thiên An Môn khoảng 1 km về phía Tây, dọc đại lộ Trường An. Trong danh bạ, không bao giờ có số điện thoại của trụ sở Ban tổ chức trung ương. Tất cả cuộc gọi từ máy điện thoại bàn trong tòa nhà Ban tổ chức trung ương cho điện thoại di động đều luôn hiển thị một dãy số 0. 
Cách duy nhất để người dân bên ngoài liên lạc với Ban tổ chức trung ương tại Bắc Kinh là gọi đến số 12380 và luôn nghe được câu trả lời ghi âm sẵn với nội dung đồng ý cho người gọi phản ánh bất kỳ vụ việc nào liên quan “vấn đề tổ chức cán bộ Đảng” ở cấp quận trở lên.
cung dinh trung quoc so phan ong giang trach dan bai 3
Đảng cộng sản Trung Quốc đang xảy ra những cuộc tranh giành nội bộ gay gắt
Từ đầu năm 2009, website Ban tổ chức trung ương đã ra đời, cũng hỗ trợ “dịch vụ tiếp dân” tương tự. Trong cùng thời gian, Ban tổ chức trung ương bổ nhiệm một phát ngôn viên. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu làm việc, viên này không “phát” một từ nào ra bên ngoài…
Định nghĩa rằng đó là cơ quan nhân sự Đảng là chưa đầy đủ đối với Ban tổ chức trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Để dễ liên tưởng bằng cách so sánh với một hình ảnh tưởng tượng bên Mỹ, có thể hình dung rằng đó là một ban giám sát việc bổ nhiệm toàn bộ nội các Hoa Kỳ, toàn bộ thống đốc bang lẫn phó thống đốc, toàn bộ thị trưởng các thành phố lớn, toàn bộ người đứng đầu các cơ quan pháp chế liên bang, các vị tổng giám đốc điều hành tập đoàn GE, ExxonMobil, Wal-Mart và khoảng 50 công ty khác lớn nhất Mỹ, toàn bộ chánh án Tối cao pháp viện, các tổng biên tập New York Times, Wall Street JournalWashington Post, các giám đốc đài truyền hình và hệ thống truyền hình cáp, chủ tịch Đại học Yale, Harvard và nhiều đại học lớn khác, giám đốc các tổ chức nghiên cứu độc lập chẳng hạn Viện Brookings và Heritage Foundation.
Không chỉ vậy, tiến trình bổ nhiệm luôn được thực hiện sau những cánh cửa đóng chặt, và việc bổ nhiệm luôn được công bố mà chẳng bao giờ kèm theo giải thích. Tại Bắc Kinh, Bộ chính trị quyết định việc bổ nhiệm những vị trí quan trọng nhất nhưng Ban tổ chức trung ương là người gác cổng mà tất cả ứng cử viên buộc phải đi ngang trước khi có thể chính thức tiếp nhận nhiệm sở.
Nói cách khác, Ban tổ chức trung ương hoạt động với mô hình gần giống với Bộ Lại ngày xưa, nơi có quyền xem xét và bổ nhiệm quan viên, với người đứng đầu là Lại bộ thượng thư. Tất nhiên việc so sánh Bộ Lại với Ban tổ chức trung ương là một khiên cưỡng vì Bộ Lại thời phong kiến không thể tổ chức tốt bằng bộ máy Ban tổ chức trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc, với mức độ hoạt động nhịp nhàng và tầm “quán xuyến” bao phủ rộng đến tận cùng triệt để. 
Luôn nắm trong tay hồ sơ cán sự Đảng, Ban tổ chức trung ương phối hợp với Ban phòng chống tham nhũng trung ương để có thể kiểm tra chéo bất kỳ dấu hiệu hủ hóa và suy thoái tư cách đạo đức nào trong hàng ngũ Đảng, ít nhất theo lý thuyết là vậy. Cùng lúc, Ban tổ chức trung ương cũng kiểm soát chặt chẽ hồ sơ đảng viên ở các cấp địa phương.
Có thể thấy tầm mức uy thế Ban tổ chức trung ương như thế nào, qua việc chứng kiến nhiều nhân vật cao cấp đều từng kinh qua ghế trưởng ban Ban tổ chức trung ương, từ Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, đến Tăng Khánh Hồng. Và khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai cuối năm 2007, Chủ tịch-Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào cũng củng cố ghế lãnh đạo bằng việc đưa một nhân vật trung thành thuộc cánh hẩu (Lý Nguyên Triều) lên chức Trưởng ban Ban tổ chức trung ương.
Bởi sự bao trùm trong chức năng bổ-bãi nhiệm nhân sự của Ban tổ chức trung ương (và dưới đó là các ban cán sự đảng bộ từng ngành, ban tổ chức cán bộ tỉnh ủy-quận ủy, ban tổ chức cán bộ đảng ủy đại học-bệnh viện-cơ quan cấp sở…) nên cơ chế “đầu mối” này cuối cùng đã dẫn đến nhiều hệ quả tai hại. Các vụ mua quan bán tước xảy ra ngày càng phổ biến và trầm trọng, thậm chí ngoài tầm kiểm soát. Bên ngoài hoạt động nhân sự thuần túy của Ban tổ chức trung ương là một thị trường mua bán “ghế” nhộn nhịp.
Và tất nhiên không chỉ mua quan bán tước, còn là vấn đề phe nhóm và lợi ích nhóm. Điều này ngày càng lộ ra nhiều khiếm khuyết và cho thấy những khuyết tật của một hệ thống tổ chức mà hậu quả của nó là các cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt. 
Xem tiếp...