Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

DU LỊCH QUÁ KHỨ 7/i (Trung Kỳ)

(ĐC sưu tầm trên NET)


Hình ảnh Tây Nguyên(Cao Nguyên Trung Phần) ngày xưa cũ


  • Nguồn Leminhson’sblog
  • Bộ ảnh tư liệu dân tộc học do một người Pháp chụp ở Tây Nguyên những năm 1952 – 1955 hé lộ cho người xem một chân dung đời sống phong nhiêu và sống động, mà đến nay hầu như đã không còn tồn tại.34 bức ảnh khổ lớn, hình vuông – mà Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa đưa ra triển lãm vào chiều ngày 10/7 thực tế chỉ là một phần của kho ảnh lên tới 200 bức về cuộc sống Tây Nguyên, do một người Pháp tên Jean – Marie Duchange chụp vào những năm 1950 của thế kỷ trước. Bảo tàng cho biết các hình ảnh vẫn còn chất lượng rất tốt do được ông Duchange và gia đình bảo quản rất cẩn thận.
  • tây nguyên xưa1

Ông Jean – Marie Duchange (phải) trong một bức ảnh chụp tại Tây Nguyên.
  • Bộ ảnh được ông thực hiện bằng máy Rolleiflex và Samflex, chụp phim âm bản khổ 6 x 6, là các loại máy thuộc hàng tân tiến thời ấy. Được biết, vào lúc sinh thời, ông Jean – Marie Duchange từng bộc bạch ông “không phải là nhà dân tộc học, cũng không phải là nhiếp ảnh gia”. Nhưng cảnh đẹp và con người của vùng đất Tây Nguyên đã khiến ông muốn cầm máy lên để ghi lại.
  • Những bức ảnh được chọn triển lãm trình bày chân dung sống động của các cụ ông, cụ bà, bé trai, bé gái, thanh niên, thiếu nữ… trong trang phục hết sức độc đáo của vùng đất Tây Nguyên vào giữa thế kỷ thứ 20. Bên cạnh đó là các cảnh sinh hoạt thường ngày, từ phương thức vận chuyển đi lại bằng voi đến các lao động như giã gạo, làm rẫy, dệt vải, cán bông…; các hoạt động nghi lễ (tang ma, đâm trâu, cầu mùa…) và đặc biệt là kiến trúc nhà cửa tạo nên bản sắc Tây Nguyên (nhà dài, nhà rông, kho thóc, chòi rẫy, nhà mồ…).
 tây nguyên xưa2
Bà Évelyne Duchange (trái) và bà Nadège Bourgoin, con gái và cháu ngoại của tác giả, thay mặt gia đình đến VN để dự lễ khai mạc triển lãm.
  • “Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX” cũng là một triển lãm sáng tạo sống động bằng cách bài trí các bức ảnh trong không gian rộng mở, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi cho người xem. Những hình ảnh trưng bày được in tại Pháp, người xem có thể được chiêm ngưỡng từ hai mặt. Riêng toàn bộ kho ảnh mà gia đình hiến tặng cho bảo tàng được dựng thành một video clip chiếu tại triển lãm, tạo điều kiện cho công chúng thưởng ngoạn bộ sưu tập theo một cách khác. Người xem cũng có thể nhìn ngắm phương tiện “tác nghiệp” của tác giả, chiếc máy ảnh Rolleiflex, tại một góc phòng trưng bày.
  • Hơn 6 thập kỷ đã trôi qua, rất nhiều thứ từng có trên vùng đất cao nguyên miền Trung Việt Nam nay đã không còn. Trong hoài niệm ấy, những bức ảnh đơn sơ bỗng trở nên tuyệt vời và hấp dẫn trong mắt của người xem hôm nay. Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên chụp lại từ triển lãm, với mong muốn giới thiệu tới độc giả triển lãm độc đáo này. Dự kiến, triển lãm sẽ kéo dài 6 tháng, trước khi đưa vào giới thiệu tại chính Tây Nguyên, cội nguồn ra đời của chúng.
 tây nguyên xưa3
Thiếu nữ người Giarai đeo hoa tai ngà voi, vòng tay xoắn ống và vòng cổ. Cô ở làng Djereng.
 tây nguyên xưa4
Một bà mẹ trẻ ở Tây Nguyên
 tây nguyên xưa6
Người phụ nữ đang ngồi tách hạt bông.
 tây nguyên xưa6
Đàn ông Chil búi tóc cài trâm và đeo hoa tai ngà voi.
 tây nguyên7
Đàn ông Chil vác dao xà gạc và đeo gùi. Hình chụp ở Lâm Đồng.
 tây nguyên8
Hiến sinh trâu của người Xơ Đăng ở Đắk Tô, Kon Tum.
 tây nguyên9
Một nghi lễ cầu mùa của người Ê Đê.
 tây nguyên10
Làng của người Mnông Gar với những ngôi nhà trệt rất dài.
 tây nguyên11
Tang lễ tại nghĩa địa.
 tây nguyên13
Tượng mồ Giarai tạc hình lính Pháp tại buôn Yit, Bắc Tây Nguyên.
  • tây nguyên12
  • Tượng mồ tạc hình chim công củangười Mnông Buđơng
  • tây nguyên14
  • Uống rượu cần ngày lễ
  • tây nguyên15
  • Voi của người Êđê chở hàng qua nơi ngập nước Buôn chuôr, Đắk Lắk
  • tây nguyên16
  • Bến nước của một làng người Ê đê Kpa ở Đăk Lắk
  • tây nguyên17

  • Cô gái Xơđăng với hình xăm bên miệng, ngậm thuốc lá trong môi dưới
  • tây nguyên18
  • Đàn ông dệt chiếu
  • tây nguyên19
  • Dỡ hàng xuống từ lưng voi
  • tây nguyên20

  • Kho thóc của các gia đình Bana dựng ở rìa làng
  • tây nguyên21

  • Nhà mồ kiểu mái cao lợp cỏ tranh của người Gia rai
  • tây nguyên22

  • Nhà mồ người Êđê Mthur ở buôn Ma Diap, Đắk Lắk
  • tây nguyên23
  • Phụ nữ dệt vải bằng dụng cụ dệt buộc lưng

  • tây nguyên23
  • Một nghi lễ trong nhà dài của người Tây Nguyên
  • tây nguyên24


    Đầu hồi phía cửa chính nhà dài người Ê đê
  • tây nguyên25Đàn ông hút thuốc lá bằng tẩu
  • tây nguyên26

  • Máy ảnh của Jean-Marie Duchange

 tây nguyên27

Bộ ảnh quý về Tây Nguyên thời xưa

Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa.   


Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
     Người Thượng hoặc đồng bào sắc tộc là danh từ được dùng thời trước 75 để gọi chung những nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống trên cao nguyên miền Trung, như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... 

 "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống tại Tây Nguyên, còn gọi là miền Thượng (tức là miền thượng du). Chính sách dân tộc dành cho miền này được gọi là Thượng Vụ. Ngày nay, thường dùng chữ "người dân tộc" để gọi chung những sắc dân thiểu số.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Những đàn voi với số lượng không đếm xuể ở Tây nguyên ngày xưa

Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Vợ chồng người Thượng.

     Ổ Tây Nguyên thuở xưa thì chiêng, ché,voi, trâu có thể đổi được nô lệ. Có loại chiêng chỉ ngang giá vài con trâu nhưng cũng có loại chiêng giá trị tới 40 con trâu hay một tá tù binh, nô lệ.

Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Đà lạt 1925

   Người dân Tây Nguyên ngày ấy ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường cuốn váy ở trần - về mùa lạnh thì choàng thêm tấm mền cũ.

    Trang phục khi đi hội của người dân thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc cả nam, nữ đều đeo vòng bạc.

Tư liệu ảnh về Tây nguyên
Một gia đình người dân tộc ở GiaRay.


Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Thác Liên Khang ngày ấy.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Thiếu nữ Tây nguyên xưa

Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Làm đường xe lửa có răng cưa lên Dalat.


Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
 Những phụ nữa trẻ trong một dịp lễ hội.

Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
                     Một chiến binh

Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
 Cô gái đang sãy gạo.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên
                       Phu trạm.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Voi xưa và nay bao giờ cũng là biểu trưng của Tây nguyên

.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên
Một gia đình người Thượng ở Đà Lạt.


Tư liệu ảnh về Tây nguyên
   Phụ nữ ở bản làng

Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Thầy mo và trai bản.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Phụ nữ  sau cuộc đi săn thú
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Tiếng cồng chiêng trong ngày hội.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
 Những phụ nữ đang địu con.


Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Hồ Lak ngày xưa.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Phụ nữ Tây nguyên xưa và những trang sức trên người

Tư liệu ảnh về Tây nguyên
   Thiếu nữ dân tộc Mạ  ở Dalat.


   Tây Nguyên có nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Kinh như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... Chính quyền cũ gọi chung những dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
                                              Phụ nữ Bana  -1926



      Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ viết Ê Đê.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Vợ con của trưởng bản.

      Người Mạ sống tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng. Trang phục của họ có cá tính riêng về tạo hình áo nữ, đặc biệt là phong cách thẩm mỹ. Mùa làm nông, nhiều người ở trần, mùa rét choàng tấm mền. Dân tộc Mạ có tục cà răng, căng tai, đeo nhiều vòng trang sức.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
 Người bán gà


    Đàn ông Mạ thường để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Khố cũng có nhiều loại khác nhau về kích thước và hoa văn trang trí. Loại khố trang trọng có đính hạt cườm, tua dài. Bên cạnh đó họ còn mặc áo chui đầu, xẻ tà, vạt sau dài hơn vạt trước che kín mông. Áo có các loại : dài tay, ngắn tay và cộc tay. Thủ lĩnh búi tóc cắm lông chim có bộ khiên giáo kèm theo.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Phụ nữ Thượng trong nhà với bộ da hổ, thúng và chuối kề bên 

    Phụ nữ Mạ ngày xưa họở trần mặc váy, có bộ phận mặc áo chui đầu để tóc dài búi sau gáy. Áo nữ mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và sau áo bằng nhau; cổ áo tròn thấp.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Thác Langbian gần Đà Lạt.

    Tổng thể áo chỉ là hình chữ nhật màu trắng. Nửa thân dưới áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn các màu đỏ, xanh là chính trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ yếu. Chiều dọc hai bên mép áo được dệt viền các sọc trang trí. Váy là loại váy hở được dệt trang trí hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Phụ nữ Thượng.


    Về cơ bản là các sọc : màu xanh, đỏ, vàng, trắng trên nền chàm chủ yếu là hoa văn hình học theo nguyên tắc bố cục dải băng ngang truyền thống. Có trường hợp nửa trên váy dệt trang trí hoa văn kín trên nền sáng (trắng) với hoa văn hình học màu đỏ xanh. Nam nữ thường thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm - ký hiệu các lễ hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ lớn bằng đồng, gà voi, gỗ; cổ đeo hạt cườm. Phụ nữ còn mang vòng chân đồng nhiều vòng xoắn
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Phu phát thư kiện.


    Hiện tại, địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Bức ảnh nổi tiếng về người Tây nguyên.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
 Tắm con bên suối.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Thiếu nữ Tây nguyên ngày nay.
    

     Ngày nay, Tây nguyên phát triển mạnh về kinh tế với các đồn điền bạt ngàn trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, chè ... - trở thành vùng kinh tế động lực, vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày. Một bộ phận đông đảo người dân tộc thiểu số đã biết chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp thay cho tập quán: phát, đốt, chọc, tỉa... lạc hậu trước đây.
 

  Điện đã về tận các buôn làng biên giới của Chư Prông, Đức Cơ, Chư Pah, Ia Grai, đường giao thông xẻ núi về với “ốc đảo” Kon Pne -  những cánh đồng bạt ngàn, quanh năm xanh ngắt nhờ hệ thống thủy nông Ayun Hạ...không còn là chuyện lạ của Tây nguyên

Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
Ảnh nghệ thuật về Tây nguyên.
    
 Mặc dù vậy Tây Nguyên vẫn còn là một vùng đất ẩn chứa nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật hơn cả là sử thi, mà trước đây chúng ta thường gọi là Trường ca, Anh hùng ca, một thể loại tự sự dân gian truyền miệng, cho tới nay vẫn được lưu giữ trong trí nhớ của người dân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng.
Tư liệu ảnh về Tây nguyên.
   Ảnh nghệ thuật về Tây nguyên.

    Việc phát hiện, sưu tầm và công bố các tác phẩm sử thi là cố gắng của nhiều thế hệ các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian gần một thế kỷ qua.
     Riêng văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.
  (nguồn internet- NPV sưu tầm)

Chuyện chưa kể về nữ thủ lĩnh có một không hai ở Tây Nguyên

(ĐSPL)- Theo quan niệm từ xa xưa của cộng đồng Tây Nguyên, già làng có một vị trí quan trọng trong đời sống buôn làng. Người được chọn làm “thủ lĩnh” phải là một người đàn ông tài giỏi, quyết đoán, có tiếng nói trước dân làng. Thế nhưng, với phẩm chất kiên trung, bất khuất của người lính cụ Hồ, H’BLăm mạnh dạn thay đổi luật tục hàng trăm năm, trở thành nữ thủ lĩnh đầu tiên ở xứ sở đại ngàn.
Người con của cách mạng
Từ bao đời nay, hầu hết cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn duy trì luật tục thực hiện theo chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đóng vai trò là trụ cột,  toàn quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong cuộc sống gia đình. Thế nhưng, những công việc trọng đại liên quan đến sự sinh tồn của buôn làng, chỉ có đàn ông mới được quyền tham gia, giải quyết. Đó cũng chính là lý do mà hàng trăm năm nay, những người được dân làng tin tưởng đặt trên vai trách nhiệm thiêng liêng, “thủ lĩnh” phải là những người đàn ông tài giỏi, quyết đoán. Thế nhưng, đi ngược với luật tục ở vùng đất biên cương hẻo lánh, có một nữ “thủ lĩnh” nổi danh thông minh, tài giỏi, tiếng tăm lừng lẫy khắp đại ngàn.
Nữ “thủ lĩnh” có một không hai mà chúng tôi nhắc đến là bà là Ksor H’B Lăm (SN 1947, ngụ xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), người dân tộc J’rai. Những lần trước đến với Gia Lai, chúng tôi chỉ biết đến danh tính của nữ “thủ lĩnh” tài ba, qua lời kể của người dân. Thế nhưng, lần này ngay sau khi có dịp đặt chân đến đại ngàn, chúng tôi quyết định tìm đến tận nơi nữ “thủ lĩnh” sinh sống để mục sở thị con người bằng da, bằng thịt. Từ trung tâm TP.Pleiku vượt hơn 80km đường đồi núi, chúng tôi tìm về làng Krông, xã Ia Mơr vào một ngày tiết trời âm u.
Chuyện chưa kể về nữ thủ lĩnh có một không hai ở Tây Nguyên - Ảnh 1

Già làng Ksor H’B Lăm trò chuyện với PV.

Từ xa, làng Krông tọa lạc trên diện tích đất khiêm tốn lưng chừng đồi. Toàn bộ kiến trúc làng được dựng lên theo kiểu nhà sàn truyền thống, quây quần bao bọc lấy nhau. Ngôi nhà của nữ “thủ lĩnh” chỉ là ngôi nhà sàn bình thường, nằm phía cuối con đường. Thấy chúng tôi loay hoay đứng trước cửa, bà Rơ Mah Dim (SN 1941) nhà cạnh bên nói vọng sang: “Tìm H’B Lăm có việc gì? H’B Lăm đi rừng lấy rau, lấy cái quả rồi, không có nhà đâu. Muốn gặp H’B Lăm phải chờ tới giờ ăn cơm. Trò chuyện với chúng tôi, bà Dim cho biết: “H’B Lăm không có chồng hay con cái gì cả. Sau ngày đi bộ đội về H’B Lăm ở một mình cho tới giờ. Ngày nào H’B Lăm cũng mang gùi lên rẫy đến tối mới về”.
Khi chúng tôi thắc mắc H’B Lăm là nữ nhưng lại được làm già làng, bà Dim phân trần: “Cả làng Krông, H’B Lăm là người theo chân cách mạng từ lúc còn nhỏ. H’B Lăm có cái chữ của Bác Hồ trong đầu. Cái miệng H’B Lăm biết nói lời hay lẽ phải. Hơn nữa, H’B Lăm biết cách làm kinh tế giỏi, nhà có nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu, bò nhất làng. Hễ dân làng ai gặp khó khăn, hay tranh chấp gì, H’B Lăm đứng ra giải quyết hết. Cái bụng người làng ai cũng ưng, cũng quý, phải để cho H’B Lăm làm già làng mọi người mới nghe theo”. Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện thì xuất hiện người phụ nữ, sau lưng chất một gùi đầy củi cao, lom khom tiến đến. Bà Dim chỉ tay hướng về người phụ nữ bảo: “Già làng H’B Lăm về rồi đó”.
Nghiêng vai đặt chiếc gùi nặng trịch xuống sân, già H’B Lăm đon đả mời chúng tôi vào nhà. Ngồi đối diện với chúng tôi, vị nữ “thủ lĩnh” của buôn làng dáng người nhỏ thó, gương mặt hiền hòa chất phác. Ngay lần tiếp xúc đầu tiên, điều chúng tôi thấy ấn tượng ở già là cặp mắt sáng long lanh, đặc biệt giọng nói nhỏ nhẹ hút hồn người nghe.  Già bảo: “Mình già rồi làm được gì nhiều nữa đâu. Chẳng qua mình hô hào, động viên bà con làm ăn, xóa đói, giảm nghèo trước hết mình phải làm gương. Làm cán bộ mà cơm không có ăn, củi không có đốt thì nói được ai”.
Ngoài trời mưa lâm thâm, đặt vội nồi cơm lên bếp than đỏ rực, chủ khách ngồi quây quần bên bếp lửa hồng, những ký ức của một thời chiến tranh ác liệt, lại hiện về trong tâm trí già. Già kể, ngày xưa thời bom đạn ác liệt hầu hết các sơn nữ J’rai  ở độ tuổi 15 đã “bắt” cho mình một người chồng ưng ý về xây dựng gia đình. Bản thân già hồi ấy mặc dù được nhiều chàng trai thương thầm, nhớ trộm, bố mẹ thúc ép, nhưng già nhất quyết không chịu, một mực chọn cho mình con đường thoát ly đi theo cách mạng.
Chuyện chưa kể về nữ thủ lĩnh có một không hai ở Tây Nguyên - Ảnh 2
Già Ksor H’B Lăm thời thiếu nữ trong màu áo bộ đội cụ Hồ hoạt động cách mạng.
Nữ “thủ lĩnh” của buôn làng
Đến năm 1961, già H'B Lăm được cấp trên tin tưởng cử ra miền Bắc học tập. Già kể: “Sau một thời gian dài biền biệt không tin tức, dân làng cứ tưởng mình đã chết. Thế rồi, đột nhiên mình xuất hiện khiến dân làng hoảng sợ, ngờ vực đủ điều. Mình phải nhờ các anh bộ đội khuyên nhủ mãi dân làng mới chịu tin”. Từ ngày được cấp trên tin tưởng cho đi học trở về, già H'BLăm hăng hái hoạt động cách mạng không ngại hy sinh, gian khổ băng rừng, lội suối, xông pha trên mọi mặt trận. Không chỉ vậy, già còn là một trong số ít các chiến sỹ người dân tộc thiểu số, cùng quân giải phóng tham gia chiến đấu tại các chiến dịch lớn đi vào lịch sử như: Chiến dịch Pleime (tháng 11/1965), Đăk Tô- Tân Cảnh...
Đến năm 1983, già được Nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ. “Ngày về với buôn làng, bản thân mình có lương hưu, cuộc sống không lo cái đói, cái rét. Thế  nhưng, trong thâm tâm mình luôn trăn trở một điều, làng mình còn nghèo, cuộc sống người dân cơ cực trăm bề.  Lúc đang còn chút sức lực, mình phải làm một điều gì đó để giúp ích cho buôn làng. Suy nghĩ là vậy, nhưng ngày ấy tập tục sinh hoạt canh tác của người làng còn rất lạc hậu. Cả làng chỉ biết trồng lúa theo mùa vụ thời gian còn lại kéo nhau đi rà tìm vỏ bom, đạn bán phế liệu lấy tiền đổi gạo. Chính vì tư tưởng lạc hậu nên cái đói, cái nghèo vẫn mãi đeo đẳng”, già H'B Lăm nhớ lại.
Sau một thời gian dài trăn trở, cuối cùng, già hạ quyết tâm bắt tay vào lao động sản xuất, xây dựng kinh tế. Ban đầu với số vốn là những đồng lương hưu ít ỏi, già mua bò về nuôi, khai hoang đất trồng mì. Chỉ vài năm sau, đàn bò của già đã lên hơn chục con, ruộng đất cày cấy quanh năm. Từ đó, già trở thành người có của ăn, của để, tài sản nhất nhì trong làng. Nhìn vào kinh tế nhà già H'B Lăm, nhiều người dân trong xã bắt đầu học tập. Thấy người làng có chí hướng cải thiện cuộc sống, già H'BLăm đã cho dân làng mượn bò về nuôi. Khi bò sinh sản già sẽ lấy lại bò mẹ, tiếp tục cho người khác mượn gây dựng con giống. Không chỉ vậy, già còn chỉ dạy cho bà con biết cách trồng cây gì, theo mùa nào cho năng suất cao. Nhìn những cánh đồng lúa xanh ngắt, những đàn bò hàng trăm con tung tăng gặm cỏ, làng Krông dưới sự dẫn dắt của nữ “thủ lĩnh” đang thay da đổi thịt từng ngày.                       
Nữ già làng mẫu mực
Liên quan đến vị nữ “thủ lĩnh” có một không hai nơi đại ngàn nắng gió, trao đổi với chúng tôi, ông Rơ Mah Chim, Chủ tịch UBND xã Ia Mơr cho biết, từ bao đời nay theo như luật tục của người J’rai, vị trí già làng chỉ dành cho đàn ông. Thế nhưng, với sự tín nhiệm của 100% người làng bầu chọn bà Ksor H’B Lăm làm già làng, chính quyền xã cũng đồng thuận.
Đặt trên vai trách nhiệm cao cả, bà H’BLăm luôn tỏ ra là một người tháo vát, nhanh nhẹn trong công việc. Với nhiệm kỳ hơn 10 năm làm già làng, bà H’B Lăm có nhiều đóng góp tích cực cho làng, cho xã, đặc biệt dành được sự tín nhiệm của hầu hết bà con.
 HỒ NAM


Chuyện chưa kể về anh hùng Núp


    Già vốn sinh ra lớn lên ở vùng rừng núi nên thông thạo mọi ngóc ngách trong rừng. Chính vì vậy, ngay khi gia nhập cách mạng, già được giao nhiệm vụ làm giao liên, gùi công văn đến các cơ sở và tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội.
    Ra đi đã gần 15 năm, thể phách đã về với đất cao nguyên nhưng tinh anh của người anh hùng Núp vẫn mãi còn với dân tộc, như một biểu tượng của khối đại đoàn kết.
    Chuyện về những người đàn bà trong cuộc đời của Anh hùng Núp
    Theo tiểu sử, năm 2014 này là đúng 100 năm Anh hùng Núp ra đời. Và gần 15 năm từ ngày ông mất nhưng hình như bóng hình ông vẫn lồng lộng đâu đấy giữa đất trời Tây Nguyên lộng gió…
    Trong tiểu thuyết "Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, H’ Liêu là tên nhân vật vợ Núp. Ở ngoài đời cũng vậy. Đây là người đã cưới Núp làm chồng và đã sinh hạ cho ông một con trai tên là H’rup.
    Bà H’ Liêu đã chết trước khi Núp cùng người con trai tập kết ra miền Bắc năm 1954. Theo phong tục người Bahnar, Đinh Núp đã được dòng họ bên vợ làm lễ nối dây với người em gái H’Liêu là Ch’rơ khi ấy Ch’rơ hãy còn là một thiếu nữ chừng 13 tuổi. Núp đã chấp nhận, nhưng rồi cuộc đời anh lại chuyển sang một hướng khác, khi được cách mạng cho ra Bắc. Lời hẹn nối dây với người em gái vợ đành gác lại như bao nhiêu đôi lứa.
    Chuyện chưa kể về anh hùng Núp
    Anh hùng Núp.
    Thời kỳ tập kết ra Bắc người anh hùng một mình "gà trống nuôi con”. Và rồi anh hùng đã gặp giai nhân như một định mệnh. Người đẹp ấy tên là H’Ben, một trang giai nhân người cùng Tây Nguyên như Núp. H’Ben đẹp lại là văn công Tây Nguyên đóng trên miền Bắc, Núp là anh hùng, người cao lớn đẹp mã và tiếng tăm cả nước ai cùng biết. Họ nên vợ nên chồng như không thể khác. Hai người có với nhau một đứa con chung nhưng người con này bị dị tật bẩm sinh.
    Cuộc tình đẹp đẽ ấy cũng ngắn ngủi như một câu chuyện lãng mạn khi H’Ben gặp và phải lòng một chàng nghệ sĩ Violon người Hà Nội gốc Hàng Đào tên Lê Đức Thịnh. H’Ben bảo rằng khi biết người vợ trẻ nối dây của Núp là Ch’rơ còn sống, tôi không thế lấy Núp. Phải trả Núp về cho Ch’rơ… Núp đành lòng chia tay H’Ben trong niềm đau khổ khi H’Ben về với Thịnh đưa theo đứa con tật nguyền của hai người. Nhưng cuộc đời vẫn có nhưng câu chuyện y như… tiểu thuyết.
    Năm 1963 Núp trở về Nam theo mệnh lệnh tổ chức. Vượt Trường Sơn mấy tháng Núp lại về với Tây nguyên hùng vĩ. Tại xã Kroong nay là thị trấn Dân Chủ huyện Kbang, Núp thành cán bộ cơ sở nằm vùng suốt thời chống Mỹ. Tuy gần quê hương nhưng vì nhiệm vụ mãi đến năm 1967 tổ chức mới móc nối được để đưa người vợ trẻ mười mấy năm trước nối dây ra "cứ” với ông. Bà Ch’rơ lại là vợ Núp và là người kề cận ông chăm lo phục vụ ông từ đó…
    Họ hạnh phúc được gặp lại nhau, đoàn tụ bên nhau dù cuộc sống kháng chiến đầy gian nan vất vả. Bà Ch’rơ đã là người đàn bà cuối cùng bên ông cho đến những năm cuối đời ở khoa Nội 4- BV tỉnh Gia Lai. Họ không may mắn có con chung.
    Sau khi đất nước thống nhất, bà H’Ben cũng đã đưa gia đình về Gia Lai. H’Ben làm Hiệu trưởng trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh còn chồng bà - nghệ sĩ  Đức Thịnh là GĐ Trung tâm văn hoá - Thông tin tỉnh.
    Người con trai của H’Ben với nghệ sĩ Đức Thịnh nay là diễn viên đoàn Nghệ thuật Đam San. Anh hùng Núp công tác bên cơ quan Mặt trận tỉnh. Họ vẫn gặp nhau trên tình đồng chí thân thiết ngoài nỗi niềm "cố nhân” cất giấu trong lòng. Điều quý giá nhất H’Ben làm được là đã nuôi nấng đứa con chung với Núp chu đáo dù người con này nay ngoài 40 uổi vẫn ngây ngô bệnh tật…
    Bây giờ thì H’Ben đã bán nhà thành phố để về làng, một ngôi làng xa nhất tỉnh và bà là người vất vả nhất, khi bên cạnh bà còn có thêm ông Thịnh bệnh tai biến nặng. Gánh nặng cuối đời và thiên tình sử như một tiểu thuyết lãng mạn của bà, có lẽ chỉ mình bà hiểu.
    Bà Ch’rơ, sau khi Núp mất năm 1999, cũng đã dọn về làng ở với cô con dâu của Núp tên Giang Năm. Bà dọn về nơi ấy bởi mảnh đất Stơ là nơi có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn đời bà. Nơi bà ngày xưa là thiếu nữ ngây thơ, chấp nhận làm vợ Núp năm 13 tuổi theo tục nối dây… Hiện bà đang ở cùng Giang Năm là vợ H’rup, con trai đầu của Núp với H’Liêu, gọi Ch’rơ bằng gì. Giang Năm là vợ hai của H’rup, họ có một cô con gái xinh xắn trước khi H’rup mất cách nay mấy năm. Nơi ấy, làng S’tơ, làng Kông Hoa nổi tiếng thời đánh Pháp, bây giờ ba thế hệ người thân của Anh hùng Núp đang sống hoà thuận bên nhau…
    Và người anh em kết nghĩa Phi đen…
    40 năm trước, khi cuốn Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc được dịch sang tiếng Tây Ban Nha phát hành chủ yếu ở Cu ba, lãnh tụ đất nước này là Chủ tịch Phidencatxtro đã đọc và biết đến Anh hùng Núp. Chính vì thế Nhà nước Cu ba đã có lần mời đích danh Anh hùng Núp sang thăm đất nước đảo quốc anh hùng và hai người anh hùng ở hai đầu địa cầu đã kết tình huynh đệ...
    Câu chuyện cũng đã trên 40 năm, Núp cũng ít kể và không nhiều người biết. Chỉ đến khi vào năm 1983 đồng chí Trường Chinh vào làm việc tại Gia Lai và đến thăm người anh hùng tại nhà riêng của ông ở thị xã Playku, khi nhìn tấm ảnh Núp chụp với Che Ghevara, một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Cu ba, ông Trường Chinh hỏi.
    Chuyện chưa kể về anh hùng Núp
    Anh hùng Núp và nhà văn Nguyên Ngọc.
    - Anh Núp sang Cu ba năm nào?
    - Năm Sáu Tư (1964)!
    Sau đó, anh hùng Núp đã kể lại câu chuyện kết tình huynh đệ với Phi đen cho ông Trường Chinh và cả đoàn cùng nghe.
    Ngay từ khi đặt chân tới Cu ba anh hùng Núp đã được Đảng và Nhà nước, cùng nhân dân Cu ba đón tiếp nồng hậu. Phi đen lúc ấy mới ngoài 30 tuổi. Mặc dù bận lắm nhưng Phi đen vẫn dành thời gian đến với Núp. Hai người ôm hôn nhau thắm thiết như người bạn lâu ngày gặp lại. Phi đen coi anh hùng Núp là sứ giả của Việt Nam, luôn tỏ lòng kính trọng khâm phục Núp. Nhiêu lần Phi đen ngỏ lời muốn kết nghĩa anh em với anh hùng Núp. Đinh Núp trả lời:
    Phi đen là chủ tịch, Phi đen phải làm anh thôi!
    Đồng chí Núp làm anh mới đúng!
    Cách mạng Cu ba phải học tập kinh nghiệm những người anh em đi trước!
    Cuộc kết nghĩa anh em vui vẻ nhưng hết sức nghiêm túc xúc động. Lúc này Núp hiểu đồng chí Phi đen nhận làm em là biểu hiện của tình cảm thiết tha của Đảng, Nhà nước Cu ba đối với nhân dân Việt Nam.
    Sau này dù không gặp lại nhau nhưng mỗi lần sang Việt Nam hoặc có đoàn công tác sang Việt Nam Chủ tịch Phi đen luôn gửi lời thăm hỏi đến Anh hùng Núp, người anh em kết nghĩa của mình.
    Ngôi nhà anh hùng Núp không có anh hùng Núp
    Đó là ngôi nhà tỉnh Gia Lai xây tặng người anh hùng mà cả cuộc đời chỉ cần mỗi một cái tên là đủ. Nhưng người anh hùng không bao giờ ở đó. Lẽ thứ nhất ngôi nhà không ở làng Kông Hoa (Stơr) mà nằm riêng lẻ giữa cái thung lũng trên cao nguyên lộng gió. Nhà thật đẹp mà người chủ của nó đâu có đoái hoài đến, trừ khi ông về thăm quê, mà nghe nói nếu có về ít khi ông ngủ lại trong nhà mình…
    Lúc làm cán bộ Mặt trận tỉnh ông ở TP. Pleiku, khi già yếu quá, ông được ở luôn tại một căn phòng của khoa nội 4 Bệnh viện tỉnh Gia Lai. Nơi ấy mới chính là ngôi nhà cuối cùng của ông. Phòng bệnh mà suốt ngày khách khứa vào ra tấp nập hơn cả… phòng khám BV. Thì ra bất kỳ ai lên thăm hay công tác Gia Lai đều không thể không ghé vào thăm người anh hùng thời Đất nước đứng lên.
    Tấm áo ân tình
    Núp từng bồi hồi xúc động mạnh mỗi khi nhắc đến hình ảnh Bác Hồ. Con người từng miệt mài lao động cống hiến và luôn cứng rắn trong mọi hoàn cảnh, ấy vậy mà khi từ quê hương miền Nam nghe tin Bác Hồ mất, Núp đã khóc ròng. Quá thương nhớ Bác, từ núi rừng Tây Nguyên xa xôi, Núp đã để tang Bác theo cách của người Bahnar.
    Ông buồn thương đến nỗi để mặc cho râu tóc mọc dài đúng trăm ngày nên lúc ấy nhiều người không nhận ra khuôn mặt ông. Học tập tấm gương đạo đức vì dân vì nước trong sáng của Bác, anh hùng Núp đã sống một cuộc đời oanh liệt hoành tráng và rực rỡ niềm tin.
    Được cách mạng giao giữ nhiều trọng trách nhưng bản tính giản dị hiền hậu luôn có nơi ông. Ôn chuyện Núp, nhà văn Nguyên Ngọc người được xem là "nhà Núp học” cho hay: Thời ở miền Bắc, Núp mắc chứng khó thở, mờ mắt mà nhiều thầy thuốc giỏi vẫn không tìm ra nguyên nhân nên bó tay. Người hiểu Núp thì biết đó là căn bệnh nhớ Tây Nguyên, những lúc ấy là do ông thiếu rừng, thiếu lửa.. Nguyên Ngọc nhận xét: "Núp như ngọn gió”.
    Núp nhớ lại, thời kỳ công tác ở Ban dân tộc trung ương, anh hùng Núp luôn nhận được sự quan tâm thăm hỏi của Bác Hồ. Bác thường hỏi về H’ruk, con trai của Núp. Bác Hồ tặng anh hùng Núp lụa may áo và huy hiệu của Người.
    Năm 1994, Núp ra chữa bênh ở Quân y viện 108, đích thân Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đến thăm. Thấy Núp có vẻ yếu mà trời thì lạnh, ông đã cởi chiếc áo khoác của mình mặc trên người ra khoác tặng cho ông Núp.
    Tình bạn hiếm có giữa tác giả và nhân vật 
    Núp từng nói: "Nếu không có Nguyên Ngọc thì không có Núp”. Nguyên Ngọc thì nói ngược lại. Câu chuyện ấy ngỡ chỉ là chuyện làm quà nhưng không, đó là phân công của lịch sử. Họ đã sát cánh bên nhau những ngày "Bắn Pháp chảy máu” thời Đất nước đứng lên đến khi ra Bắc rồi lại cùng về Tây nguyên chiến đấu giải phóng miền Nam.
    Đinh Núp và nhà văn Nguyên Ngọc được xem là "cặp bài trùng” tác giả và nhân vật gắn bó với nhau đến tận ngày cuối cùng khi nhân vật anh hùng huyền thoại Đinh Núp mất. Cả bây giờ hễ có sự kiện nào nhắc đến anh hùng Núp là có Nguyên Ngọc dù ông ở xa hàng ngàn cây số.
    Vâng! khiêm tốn mà nói thế chứ Nguyên Ngọc là người đã phát hiện ra người anh hùng từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ cái làng Kông Hoa xa xôi. Núp nổi tiếng khắp toàn cầu. Có cả một bài hát hát mừng Anh hùng Núp. Bài hát ấy cho đến bây giờ không biết tác giả là ai. Nhưng nó phổ biến trong lòng người Việt mấy mươi năm qua đến bây giờ người trẻ vẫn còn tiếp tục hát: "Gương trung dũng đánh tây Pha lăng, có anh hùng là chim đầu đàn. Gương anh Núp đánh Tây giữ làng, rạng soi vinh quang người Việt Nam”.
    Năm ấy phố núi Playiku có một đám tang lớn và lạ chưa từng thấy. Đó là đám tang đưa tiễn người anh hùng huyền thoại. Rất nhiều cán bộ cao cấp từ trung ương vào viếng ông. Rất rất nhiều người dân thường đến viếng ông. Dân làng Kông Hoa xưa nay là làng Stơr lên làm ma cho ông bằng mấy ngày chiêng đánh trong cái nhà rông to nhất tỉnh. Người dân buôn làng kéo về ngồi xung quanh tang lễ uống rượu cần và đánh chiêng mấy ngày liền. Cơm cúng ông có cả cơm ống lẫn thịt rừng nướng… TP. Pleiku lần ấy không đủ hoa viếng ông.
    Anh hùng Núp đã đi xa. Thể phách ông đã chìm vào đất mẹ nhưng tinh anh ông mãi còn với dân tộc như một biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc…
    Theo Tân Linh/ Đại Đoàn Kết
    (Zing đặt lại tiêu đề bài viết)

    Triển lãm ảnh về anh hùng Núp

    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh anh hùng Núp (2/5/1914-2/5/2014), Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã khai mạc triển lãm ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Triển lãm được trưng bày tại đường anh hùng Núp, thành phố Pleiku từ ngày 29/4 đến 2/5.


    Anh hùng Núp
    Anh hùng Núp và gia đình viếng thăm lăng Bác.


    Anh hùng Núp diễn văn nghệ cùng các bạn Lào.
    Anh hùng Núp tại lễ khởi công thủy điện Ialy.

    Triển lãm giới thiệu đến công chúng 100 bức ảnh tiêu biểu được sưu tầm từ các nguồn ảnh tư liệu quý và của một số nghệ sỹ nhiếp ảnh tên tuổi như Ngọc Cảnh, Huy Tịnh, Trần Phong, Nguyễn Quang Tuệ, Thế Phùng…Những góc nhìn tinh tế, phong phú, đa dạng đã đem đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc trước những hình ảnh tái hiện chân thực cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của người anh hùng dân tộc Núp.

    Triển lãm là một trong những chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm ngày sinh Anh hùng Núp như một sự tưởng nhớ và biết ơn một con người vô cùng thân thiết với mọi thế hệ. Tên tuổi của Anh hùng Núp sống mãi trong lòng nhân dân Tây Nguyên, nhân dân cả nước và thế giới.
    Được biết, anh hùng Núp (1914 - 1999), còn có tên là Sar, người dân tộc Ba Na.Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm 1914 (Giáp Dần) tại làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai; người dân tộc Ba Na. Ông đã lãnh đạo các dân tộc Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Ông tham gia cách mạng từ năm 1935 từng trốn vào rừng dùng vũ khí tự tạo (nỏ) bắt chết một lính Pháp, năm 1945 tham gia giành chính quyền tại địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954), ông vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của Quân đội Viễn chinh Pháp, tiêu hao nhiều đơn vị địch đem lại chiến thắng tại địa phương. Sau hiệp định Genève 1954, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc một thời gian rồi trở về tham gia đánh Mỹ ở Tây Nguyên. Năm 1955, được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam. Năm 1963, Đinh Núp trở về Nam chiến đấu. Ông là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VI (1976 - 1981). Ông từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Ông cũng chính là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, tác phẩm này đã được dựng thành phim rất thành công.
    Anh hùng Đinh Núp báo công với Bác Hồ
    Anh hùng Núp cùng Bí thư tỉnh ủy Gia Lai đón Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại sân bay Pleiku 1989

    Anh hùng Núp và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh tại Pleiku năm 1984

    Anh hùng Núp gặp Bác Hồ tại trường Dân Tộc Trung Ương năm 1959.


    Ngọc Thọ

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét