Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

NHÂN TÍNH 19

  -Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất!-Loài người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...!
-Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó. Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật.
-Chỉ khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!?
-Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi!
-Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
 --------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Những phụ nữ độc ác nhất trong lịch sử loài người

Cập nhật lúc: 19:30 10/08/2015

(Khám phá) - Không ai có thể tưởng tượng được những người phụ nữ chân yếu tay mềm lại có thể gây ra tội ác khủng khiếp làm chấn động loài người.

Irma Grese sinh ngày 7/10/1923 ở Wrechen, bang Mecklenburg-Strelitz - Đức, là nữ nhân viên tại các trại tập trung của Đức Quốc xã là Ravensbruck và Auschwitz. Irma cũng là một nữ cai ngục ở trại tập trung Bergen-Belsen.
Mô tả ảnh.
Người phụ nữ này từng tra tấn và sát hại nhiều tù nhân bằng những phương pháp man rợ. Năm 1945, Grese lĩnh án tử hình vì những tội ác chống lại nhân loại tại phiên tòa Belsen.
Qua đời khi mới chỉ 22 năm 67 ngày tuổi, Grese là người phụ nữ trẻ nhất bị hành quyết đúng theo luật Anh trong thế kỷ 20. Người ta gọi ả là "quái vật của Belsen", "nữ quái vật", "thiên thần tóc vàng của Auschwitz" và "linh cẩu của Auschwitz".
Myra Hindley (sinh năm 1942) là một kẻ sát nhân hàng loạt người Anh. Cùng với đồng phạm Brady, Myra phạm tội hiếp dâm và sát hại 5 đứa trẻ ở Manchester, Anh trong thập niên 1960.
Mô tả ảnh.
Hai quái vật bị buộc tội bắt cóc, lạm dụng tình dục, tra tấn, giết hại ba đứa trẻ dưới 12 tuổi và hai đứa trẻ 16, 17 tuổi. Nhờ sự mách nước của người em họ, cảnh sát đã bắt Hindley vào năm 1965.
Mặc dù không nhận tội trong phiên tòa xét xử sau đó, Hindley vẫn bị kết tội giết người và nhận án tù chung thân. Năm 2002, người đàn bà độc ác chết trong tù.
Isabella (1451-1504) là nữ hoàng của Castilla và Leon. Cùng với chồng, Fernando II của Aragon, bà đã có công trong việc mang lại sự ổn định cho các vương quốc này và làm cơ sở cho việc thống nhất Tây Ban Nha.
Mô tả ảnh.
Ngoài ra, Isabella cũng là người tài trợ cho hành trình tìm ra châu Mỹ của nhà thám hiểm Christopher Columbus.
Tuy nhiên, bà cũng là người lập ra tòa án dị giáo để khủng bố và trục xuất khoảng 150.000 người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha nếu họ không chịu cải sang Thiên chúa giáo.
Nữ y tá Beverley Allitt là một kẻ giết người hàng loạt ở Anh và mang biệt danh "Thần chết". Tòa án kết tội ả giết 4 đứa trẻ, âm mưu sát hại 3 trẻ em khác và gây thương tích thêm 6 đứa bé.
Mô tả ảnh.
Tội ác của Allitt diễn ra trong vòng 59 ngày (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1991) tại nhà trẻ ở Grantham và bệnh viện Kesteven ở Lincolnshire. Trong thời gian này, Allitt tiêm insulin (chất làm ngừng hoạt động của tim) vào cơ thể nhiều đứa trẻ.
Tháng 5/1993, ả phải nhận bản án 13 năm tù. Allitt chấp hành án phạt trong một bệnh viện ở Nottinghamshire, Anh để điều trị hội chứng Munchausen.
Người phụ nữ này nổi tiếng với biệt danh "góa phụ đen" vì đã giết chết tổng cộng 21 người, bao gồm mẹ đẻ, con đẻ và những người chồng. Phương thức chính trong các vụ giết người của Mary là đầu độc bằng thạch tín.
Mô tả ảnh.
Tương tự như Belle Gunness ở Mỹ, động cơ giết người của Mary cũng là chiếm đoạt tài sản của các ông chồng và tiền bảo hiểm của người thân. Năm 1873, người phụ nữ tàn độc này bị bắt và tử hình bằng hình thức treo cổ.
Elizabeth Bathory (7/8/1560 – 21/8/1614) là một nữ bá tước thuộc dòng họ quý tộc Bathory người Hungary, nổi tiếng là xinh đẹp và tàn ác.
Mô tả ảnh.
Bà ta là một trong số phụ nữ giết người nhiều nhất được ghi nhận trong lịch sử tính đến thời điểm hiện nay. Thậm chí bà  ta có biệt danh "nữ bá tước máu" vì thích tiêu khiển bằng cách tra tấn, giết người khác.
Năm 1611, Tòa án Tối cao hoàng gia kết án tử hình Elizabeth. Tuy nhiên, nhờ dòng máu hoàng gia và công lao của chồng là bá tước Nadasdy Ferenc, Elizabeth chỉ bị giam suốt đời tại lâu đài Csejthe.
Theo Soha.vn/Theo Khỏe & Đẹp

Hoàng đế Chu Nguyên Chương và "độc chiêu" khét tiếng lịch sử

Cập nhật lúc: 20:30 06/08/2015

(Khám phá) - Thực tế, họ Chu cũng là đàn ông, cũng thích người đẹp và chuyện có nhiều phi tần là rất bình thường.

Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng đế (chữ Hán: 大明太祖高皇帝, 21 tháng 10, 1328 – 24 tháng 6, 1398), tên thật là Chu Nguyên Chương (朱元璋), còn gọi là Hồng Vũ Đế (洪武帝), Hồng Vũ Quân (洪武君), hay Chu Hồng Vũ (朱洪武), thuở nhỏ tên là Trùng Bát (重八), về sau đổi tên thành Hưng Tông (興宗), tên chữ là Quốc Thụy (國瑞). Ông là vị hoàng đế khai quốc của vương triều nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 1368 đến 1398. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là "Hồng Vũ chi trị" (洪武之治). Ông được xem như là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng của mình với đất nước.
Vào giữa thế kỷ 14, cùng với nạn đói, bệnh dịch và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi, Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng đã chinh phục Trung Hoa và chấm dứt nhà Nguyên, buộc người Mông Cổ phải rút vào thảo nguyên Trung Á. Với việc chiếm được Đại Đô của nhà Nguyên, ông tuyên bố thiên mệnh thuộc về mình và lập ra nhà Minh vào năm 1368. Chỉ tin vào gia đình, ông phân phong đất đai cho các con trai thành các phiên quốc trấn thủ các vùng đầm lầy phía bắc và thung lũng sông Dương Tử. Người con cả của ông, thái tử Chu Tiêu chết sớm, việc này đã khiến ông chọn người cháu nội là Chu Doãn Văn làm người kế vị cùng với việc ban bố Hoàng Minh Tổ Huấn. Nhưng những việc này đều thất bại, khi Chu Doãn Văn quyết định ra tay với các ông chú đã dẫn đến cuộc nổi loạn thành công của Yên Vương Chu Đệ.
chu-nguyen-chuong-phunutoday-vn
Hoàng đế Chu Nguyên Chương
Chu Nguyên Chương đặt niên hiệu là Hồng Vũ (洪武). Khi qua đời, ông được truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ (太祖) và thụy hiệu là Cao Hoàng đế (高皇帝). Tiểu sử của ông được ghi tại Minh sử, quyển 1-3, Thái Tổ bản kỷ. Ông được táng ở Hiếu lăng, Nam Kinh.
Sống cuộc sống cực kỳ phóng túng và dâm loạn, song Chu Nguyên Chương lại quản lý những người phụ nữ của mình cực kỳ nghiêm khắc, thậm chí có thể nói là tàn khốc. Nếu như một ngày Chu Nguyên Chương phát hiện hoặc thậm chí chỉ là nghi ngờ người phụ nữ bên cạnh mình “bất trung” thì lập tức người đó chỉ có một con đường chết, dù trước đó có được sùng ái đến đâu…
Người ta thường nói, đã là hoàng đế không ai là không háo sắc. Điều này không sai. Khi quyền lực trong tay đã tới mức tột đỉnh, sở hữu cả thiên hạ thì việc các bậc “con giời” này sở hữu hậu cung bạt ngàn âu cũng là lẽ thường tình. Chẳng hạn như trường hợp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người lập nên triều đại nhà Minh, nổi tiếng là một hoàng đế cai trị nghiêm khắc cũng có một tình dục chốn hậu cung vô cùng phong phú.
Sách “Minh Hội Điển” có chép rõ ràng: “Minh Thái Tổ (tức Chu Nguyên Chương) có 40 phi tần. Trong đó có 2 phi được chôn cất ở phía Đông và Tây của lăng (lăng mộ của Chu Nguyên Chương). Những người còn lại đều bị bức phải chết rồi tùy táng (chôn theo hoàng đế)”. Một số cuốn sử khác lại nói rằng, số lượng phi tần của Chu Nguyên Chương là 46 người chứ không phải 40 như sách “Minh Hội Điền” nói. Như vậy, bất chấp con số nào là chính xác cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng số lượng phi tần mà Chu Nguyên Chương có trong hậu cung không dưới 40 người.
Sách “Quốc Xác” cũng ghi rõ tên tuổi của các phi tần của Chu Nguyên Chương gồm có Chiêu Kính Doãn Phi Hồ Thị, Thành Mục Quý Phi Tôn Thị, Thục Phi Lý Thị, An Phi Trịnh Thị, Huệ Phi Thôi Thị, Lệ Phi Vạn Thị… Đó còn là chưa kể hàng ngàn người không được cưới hỏi một cách chính thức, không có bất cứ sử sách nào ghi chép được. Nói cách khác, Chu Nguyên Chương mặc dù khi còn sống không hề có tiếng xấu là “dâm loạn”, song các mỹ nhân trong chốn hậu cung của ông vua này là không kém bất cứ hoàng đế nào trong lịch sử.
Thực tế, họ Chu cũng là đàn ông, cũng thích và chuyện có nhiều phi tần là rất bình thường. Nhiều dã sử còn chép rõ rằng, chính Chu Nguyên Chương không chỉ là người sáng lập triều Minh mà còn là người mở đầu cho “truyền thống” tìm gái lầu xanh của các ông vua triều Minh sau này. Chuyện kể rằng, trước khi Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế, từng có một thời gian qua lại với một kỹ nữ ở chốn thanh lâu. Trong một lần cao hứng, Chu Nguyên Chương còn viết tặng cô kỹ nữ này một bài thơ, coi như lời thề hẹn của mình.
Sau đó ít lâu, cô kỹ nữ này có mang. Cái trong bụng cô kỹ nữ liệu có phải là của Chu Nguyên Chương hay không thì không ai có thể khẳng định được. Tuy nhiên, sau khi đứa con được sinh ra, cô kỹ nữ này biết rằng Chu Nguyên Chương đã trở thành hoàng đế mới mang cả đứa con lẫn bài thơ khi xưa tới gặp vị hoàng đế họ Chu. Chu Nguyên Chương đương nhiên vẫn nhớ chuyện khi xưa nhưng bản thân giờ đã là một hoàng đế, làm sao có thể gặp một cô kỳ nữ thân phận thấp hèn lại còn thừa nhận mình đã từng có mối quan hệ với cô ta. Vì vậy, lúc bấy giờ Chu Nguyên Chương đã đuổi cổ cô kỹ nữ đã có con với mình ra khỏi hoàng cung.
Nhiều người cũng kể về chuyện tránh mặt người kỹ nữ khi xưa nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa rằng ông vua khai quốc triều Minh không bao giờ dính líu tới kỹ nữ nữa. Mặc dù trong hậu cung mỹ nữ bạt ngàn nhưng thú vui được vụng trộm với những cô kỹ nữ ở chốn lầu xanh thì Chu Nguyên Chương không thể nào bỏ được. Vì thế, mỗi khi có nhã hứng, Chu Nguyên Chương lại sai người chuẩn bị xe ngựa, đang đêm một mình bỏ ra ngoài cung tìm tới các chốn thanh lâu kỹ viện để tìm người đẹp.
Sống cuộc sống cực kỳ phóng túng và dâm loạn, song Chu Nguyên Chương lại quản lý những người phụ nữ của mình cực kỳ nghiêm khắc, thậm chí có thể nói là cực kỳ tàn khốc. Nếu như một ngày Chu Nguyên Chương phát hiện hoặc thậm chí chỉ là nghi ngờ người phụ nữ bên cạnh mình “bất trung” thì lập tức người đó chỉ có một con đường chết, dù trước đó được sủng ái đến đâu. Chuyện Chu Nguyên Chương xử chết Ngạc Phi, người được cho là mẹ ruột của Minh Thành Tổ Chu Đệ, là ví dụ điển hình.
Sách “Minh Thái Tổ Thực Lục” (ghi chép về cuộc đời Chu Nguyên Chương) do Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi lên ngôi chủ trì biên soạn cũng như các sử liệu chứng thích từ “Minh Sử” (Sử nhà Minh) đều nói rằng, Chu Đệ là do Mã Hoàng hậu sinh ra. Đệ có 3 người anh, tức Thái tử Chu Tiêu, Tần Vương Chu Sảng, Tấn Vương Chu Cương. Chu Đệ là con trai thứ 4 và bên dưới còn một người em cũng do Mã Hoàng hậu sinh ra là Chu Thu. Tuy nhiên, các văn nhân thời Minh và Thanh thì đều cho rằng, chính sử đã “bịa chuyện”, và mẹ ruột của Chu Đệ là Ngạc Phi.
Theo đó, những ghi chép về Ngạc Phi không còn nhiều, song nhiều người cho rằng, bà có thể là một hậu phi trong hậu cung nhà Nguyên được Chu Nguyên Chương giữ lại làm chiến lợi phẩm sau khi đuổi được nhà Nguyên ra khỏi Trung Quốc. Ngạc Phi có thể là người Mông Cổ, cũng có thể là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay). Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Ngạc Phi chính là mẹ ruột của Chu Đệ chứ không phải Mã Hoàng hậu. Bằng chứng là trong gian thờ chính của Minh Hiếu Lăng có sắp xếp bài vị của Chu Nguyên Chương và các phi tần thì ở chính giữa là Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu, phía phải là Lý Thục Phi và hơn 20 người khác, trong khi phía bên trái chỉ có một mình Ngạc Phi.
Trong thời đại phong kiến, các hoàng đế chỉ truyền ngôi cho dòng đích (con trai vợ cả), chính vì thế, là con một thứ phi như Chu Đệ mà ngồi trên ngai hoàng đế là không chính danh. Chính vì vậy, sau khi Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, có ý định sửa lại sử sách để mình trở thành con chính cung hoàng hậu nên không dám công khai nhận mẹ ruột của mình là Ngạc Phi nữa. Tuy nhiên, khi tế lễ, Chu Đệ vẫn muốn mẹ mình được hưởng đặc thù riêng nên mới để bài vị của mẹ ruột mình xếp ở bên trái bài vị của Chu Nguyên Chương. Bên cạnh đó, Chu Đệ còn tìm cách xóa tất cả các dấu tích về mẹ ruột của mình. Đây cũng là lý do mà người đời sau không biết gì nhiều về Ngạc Phi.
Điều đáng buồn là chỉ vì sinh Chu Đệ sớm hơn 2 tháng, Ngạc Phi đã bị Chu Nguyên Chương nghi ngờ là vụng trộm với người bên ngoài nên đã có thai trước khi được sủng hạnh. Chuyện kể rằng, khi đó, Ngạc phi Đệ được 7 tháng thì lâm bồn, sớm hơn gần 2 tháng so với tính toán thông thường. Đứa trẻ được sinh ra chính là Chu Đệ. Cho rằng Ngạc Phi đã tư thông với người ngoài, Chu Nguyên Chương không thương tiếc ra lệnh xử chết Ngạc Phi.
Tàn bạo là khi vị hoàng đế có tới hơn 40 bà vợ và không ít mối tình với kỹ nữ lầu xanh lại dùng một hình phạt vô cùng tàn khốc với người phi đã từng một thời đầu gối tay ấp. Sử sách chép rằng, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh dùng hình phạt có tên là “thiết quần” để giết chết Ngạc Phi. “Thiết quần” (cái váy bằng sắt) là một loại hình phạt tàn bạo dùng để trị tội những phụ nữ thời phong kiến ở Trung Quốc. Để thực hiện hình phạt này, người ta dùng sắt đúc thành một chiếc váy rồi cho váy bằng sắt sẽ được nung cháy đỏ khiến da thịt phạm nhân bị nướng chín, đau đớn đến chết.
Nhiều người nói rằng, câu chuyện về mẹ ruột của Chu Đệ thực chất chỉ là một truyền thuyết trong dân gian, hoàn toàn không có thực. Tuy vậy, người ta vẫn nói, thái độ của ông vua này đối với những người phụ nữ “bất trung” với mình tàn bạo như thế nào.
Lan Hương/Theo Khỏe & Đẹp

Những cuộc chiến tranh đoạt tình yêu kinh hoàng trong lịch sử

Cập nhật lúc: 23:09 09/08/2015
 phá) - Ít ai ngờ, lịch sử từng ghi nhận những trận chiến vì tình yêu đẫm máu và đầy mưu mô.
Lịch sử loài người đã từng có những thời kỳ đẫm máu vì chiến tranh. Bên cạnh những cuộc chiến xuất phát từ mâu thuẫn tôn giáo, chính trị, kinh tế… thì và phụ nữ cũng là nguyên nhân khiến nhiều người vô tội phải đổ máu. Hãy cùng ngược dòng thời gian tìm hiểu những trận chiến như thế.
1. Cuộc chiến thành Troy và mối tình của nàng Helen
Sẽ không sai khi nói, trận chiến thành Troy (the Trojan War) là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất về chiến tranh xuất phát từ tình yêu. 
Mô tả ảnh.
Tranh đoạt táo vàng - Jakob Jordaens (1633).
Theo thần thoại Hy Lạp, câu chuyện bắt đầu tại bữa tiệc của vua Hy Lạp Peleus và thần biển Thetis. Tất cả các thần được mời tới dự tiệc, trừ Eris - Nữ thần bất hòa, xung đột, lừa dối, già nua, buồn phiền. 
Tức giận, Eris gửi đến bàn tiệc một quả táo vàng, có khắc chữ: "Cho nhất!", khiến ba nữ thần Athena, Aphrodite và Hera tranh cãi không yên.
Paris - hoàng tử thứ 2 của thành Troy, đã được thần Zeus trao trọng trách phân xử. Cả ba nữ thần đều hứa hẹn ban cho Paris những đặc ân, nhưng cuối cùng Paris đã chọn Aphrodite, vì Aphrodite hứa sẽ ban cho chàng người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Người phụ nữ đó chính là Helen sở hữu sắc đẹp tuyệt trần.
Mô tả ảnh.
Tuyệt sắc giai nhân Helen - được vẽ bởi Dante Gabriel Rossetti (1863).
Helen bấy giờ là vợ của Menelaus - vua Sparta. Sau khi tới viếng thành Sparta, một cao thủ tình trường như Paris đã dễ dàng chiếm được trái tim của Helen, khiến nàng bỏ trốn theo Paris về thành Troy. 
Tất nhiên, một vị vua kiêu hãnh như Menelaus đã vô cùng tức giận khi phát hiện ra chuyện này. Với sự trợ giúp của anh trai Agamemnon, một đội quân ước tính 70.000 - 130.000 người, quy tụ rất nhiều anh hùng như Achilles, Odyssey… dong buồm đến thành Troy giành lại Helen.
Mô tả ảnh.
Cuộc chiến dai dẳng kéo dài 10 năm. Quân đội Troy tuy ít hơn nhưng có thành lũy quá vững chắc, khiến quân đội Hy Lạp không thể xuyên thủng. Thậm chí cả vua Menelaus và người anh hùng Hector của Troy cũng tử trận. 
Sau cùng, quân Hy Lạp nghe lời khuyên của Odyssey , áp dụng kế “ngựa gỗ thành Troy” mới có thể kết thúc cuộc chiến.
Mô tả ảnh.
Tạo hình ngựa gỗ thành Troy trong bộ phim cùng tên năm 2004.
Cuộc chiến đã để lại hậu quả to lớn. Toàn bộ dân chúng thành Troy bị tàn sát hoặc bắt làm nô lệ. Rất nhiều đền thờ, di tích bị quân Hy Lạp phá hủy. Theo một số tài liệu, thậm chí hầu hết quân Hy Lạp đã chết trên biển khi trở về quê hương.
2. Vua Arthur và bằng hữu Lancelot 
Huyền thoại về vua Arthur và Lancelot có lẽ đã quá nổi tiếng. Tuy nhiên, điều đã khiến 2 người bạn thân xung đột lại đến từ một người phụ nữ mang tên Guinevere.
Mô tả ảnh.
Hình ảnh về Guinevere.
Câu chuyện về nàng Guinevere xảy và trong khoảng năm 1136 TCN. Guinevere là con gái của đức vua Leodegrance xứ Cameliard. Vua Arthur đã yêu say đắm Guinevere, lập bà làm nữ hoàng, đồng thời thành lập nên Hội bàn tròn - tiền đề cho một bộ máy chính phủ bình đẳng.
Tuy nhiên, vua Arthur đã bị hiệp sĩ trung thành và kiêu hãnh nhất của mình là Hiệp sĩ Lancelot “qua mặt”. Bằng sự quyến rũ của bản thân, Guinevere đã gục ngã và lao vào vòng xoáy tình ái cùng Lancelot. Vụ sau đó vỡ lở, đôi tình nhân trốn về lâu đài của Lancelot.
Mô tả ảnh.
Bức vẽ "Giải cứu Guinevere" được thể hiện bởi William Hatherell.
Vua Arthur tức giận, cùng các hiệp sĩ của mình tấn công thành lũy của Lancelot. Tuy nhiên, đội quân của vua Arthur đã buộc phải rút lui trong đau khổ do thành lũy quá vững chắc và không thể phá vỡ. Trận chiến đã được ghi lại như một trong những trận chiến đáng buồn nhất của vua Arthur.
Lancelot, Guinevere cũng chia tay sau đó và Lancelot trở thành một ẩn sĩ, còn Guinevere trở thành một nữ tu tại Amesbury. 
3. Vua David và cuộc chiến nhiều mưu mô
Vị vua thứ 2 của Vương quốc Israel người đánh bại tên khổng lồ Goliath - vua David - được miêu tả là một người chính trực nhưng không phải không mắc lỗi lầm. Một trong những sai lầm lớn nhất của ông đó là mối tình với nàng Bathsheba.
Mô tả ảnh.
Năm 975 TCN, trong một lần nhìn qua ô cửa sổ cung điện, vua David đã thực sự choáng ngợp khi bắt gặp một người phụ nữ tuyệt đẹp đang tắm. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì to tát nếu như người phụ nữ khiến ông bị "sét đánh" đó không phải là Bathsheba - vợ của Uriah, một bề tôi trung thành của ông. 
Không thể cưỡng lại sự cám dỗ, vua David và Bathsheba đã vụng trộm rất nhiều lần và rồi Bathsheba có thai. Trong bối cảnh trận chiến Rabbah gần kề, vua David bèn ra lệnh cho Uriah phải ở lại nhà. Đức vua hi vọng Uriah và Bathsheba có tin vui và mối tình sai trái của họ sẽ không bao giờ bị lộ.
Mô tả ảnh.
Hình ảnh của nàng Bathsheba kiều diễm.
Tuy nhiên thật không may, người lính dũng cảm và trung thành Uriah đã từ chối ở lại khi các đồng đội đang phải chiến đấu. 
Cực chẳng đã, vua David gửi mật thư cho chỉ huy Joab, ra lệnh sắp đặt cho Uriah vị trí nguy hiểm nhất trong đội quân và phải đảm bảo rằng anh chàng bị giết trong trận chiến. 
Mô tả ảnh.
Vua David đưa thư cho Uriah - bởi Giovanni Francesco Barbieri, Il Guercino
(1591 - 1666).
Đây có lẽ là cuộc chiến… thiếu công bằng nhất khi nạn nhân thậm chí chẳng hay biết nguyên nhân vì sao mình bị giết. Sau khi Uriah chết, Bathsheba trở thành vợ đức vua và hạ sinh một người con trai. Tuy nhiên, hành động của họ đã khiến thần linh phẫn nộ và trừng phạt, khiến đứa trẻ mất sau đó ít lâu. 
Theo Kenh14.vn/Theo Khỏe & Đẹp

Mỹ nhân đẹp nhất châu Âu tắm máu trinh nữ để mãi trẻ trung

Cập nhật lúc: 08:00 26/8/2014

(Khám phá) - Chỉ vì lòng ham muốn bệnh hoạn một cơ thể trẻ mãi không già mà bà ta đã tắm máu hơn 600 thiếu nữ đồng trinh.

Mỹ nhân đẹp nhất Châu Âu

Transylvania Elizabeth Bathory sinh ra tại Hungary năm 1560. Nữ bá tước được mệnh danh đẹp nhất Châu Âu này còn nổi tiếng không thua gì hình tượng ma cà rồng Dracul trong truyền thuyết. Bởi chỉ vì lòng ham muốn bệnh hoạn một cơ thể trẻ mãi không già mà bà ta đã tắm máu hơn 600 thiếu nữ đồng trinh.
Elizabeth Bathory có nhan sắc lộng lẫy và thanh tú, cộng thêm trí thông minh tuyệt vời. Đồng thời cũng là người đọc nhiều sách, hiểu biết rộng, và đặc biệt xuất sắc về ngoại ngữ, thông thạo tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Đức.
Elizabeth Bathory

Nữ bá tước ma cà rồng Elizabeth Bathory.

Chồng bà ta là thủ lĩnh quân đội Hungary, một người đàn ông nổi tiếng bởi lòng dũng cảm cũng như sự tàn bạo. Ông được chính phủ Hungary phong tặng danh hiệu "Người hùng Đen Tối của Hungary".
Chồng thường xuyên vắng nhà, Elizabeth Bathory quá nhàn rỗi trong một lâu đài rộng lớn nên đã tự tìm cho mình những thú vui để khuây khỏa. Một trong những thú vui mà con người này thích nhất là việc tra tấn các cô hầu của mình và biến lâu đài Csejthe thành lâu đài của tội ác.
Sau khi chồng chết, cũng là lúc Elizabeth bắt đầu bước sang tuổi 40. Vốn yêu thích và tự hào về nhan sắc của mình nên ả cố tìm mọi cách để níu kéo tuổi thanh xuân và che đậy những nếp nhăn đang xâm chiếm khuôn mặt mình. Thế nhưng, nhan sắc vẫn ngày càng đi xuống.
Một hôm, do sơ ý mạnh tay khi đang chải tóc cho Elizabeth, cô người hầu đã bị một cú tát mạnh đến nỗi máu mũi văng cả lên tay của Elizabeth. Nhận thấy những vết máu trên tay sau khi lau khô để lại một làn da khác hơn so với trước, Elizabeth ra lệnh cho những thuộc hạ thân tín đem cô hầu gái đó treo lên trên một cái vạc lớn và... cắt mạch máu, còn Elizabeth đứng dưới và... tắm.
Với quan niệm, nếu một ít là tốt, thì nhiều sẽ còn tốt hơn, nên Elizabeth Bathory càng ngày càng khát máu. Có những lúc bà ta còn trực tiếp uống máu của những con mồi mà mình “săn” được. Một cuộc săn máu tàn ác vì thế bắt đầu.
Elizabeth Bathory

Nữ bá tước khát máu Elizabeth Bathory có đủ trò tra tấn người khác để tạo thú vui bệnh hoạn cho mình (Ảnh minh họa).

Cùng với sự giúp đỡ của Johannes Ujvary và Dorka - hai kẻ tay trung thành và khát máu, Elizabeth Bathory bắt giữ các thiếu nữ còn trinh trong vùng. Những nạn nhân bị lột hết quần áo rồi trói chặt lại, bị hành hạ, đánh đập và bạo dâm. Cuối cùng họ kéo lê nạn nhân đến một cái vại to giống như một cái bồn tắm mini rồi cắt phăng động mạch tay của họ, hay treo ngược họ lên trên bồn tắm bằng dây thừng rồi cắt cổ họ, sau đó hứng lấy dòng máu chảy xối xả vào vại.
Chờ đến khi nạn nhân chết hẳn, Elizabeth Bathory khoan khoái nhẹ nhàng bước vào thùng máu, tắm rửa vô cùng thích thú và thỏa mãn. Những cô gái xinh đẹp "được" chết một cách đặc biệt hơn, máu họ được đựng trong một bình vàng và Elizabeth từ từ uống cạn để thưởng thức mùi vị. Có thể nói, Elizabeth chính là hiện thân của Dracula. Bà ta đã tìm được bí mật của tuổi trẻ bất tận trong tư tưởng Ma Cà Rồng. Đối với Elizabeth lúc này, máu chính là sự sống, là sắc đẹp và là tất cả.

Học viện hút máu người

Năm 1609, Elizabeth cho mở một "học viện" trong lâu đài cho các cô gái và ngay lập tức nhận được 25 cô từ các gia đình nghèo khó mơ một cuộc đổi đời. Được dẫn dắt bởi Dorothea Szentes, những cô gái này được "giáo dục" thật cẩn thận. Lần lượt họ bị thủ tiêu.
Elizabeth Bathory

Tắm máu, uống máu trinh nữ là cách mà Elizabeth Bathory níu giữ thanh xuân.

Theo ước tính, đã có hơn 600 cô gái trẻ là nạn nhân của con người khát máu này theo đúng nghĩa đen. Sinh trưởng trong một gia đình lâu đời và quyền quý bậc nhất lúc bấy giờ, Elizabeth đã sớm kế thừa dòng máu tàn ác và bệnh hoạn của dòng họ Báthory truyền thống.
Sự việc chỉ bị phanh phui khi vị “bá tước Dracula” này trở nên bất cẩn. Do giết hại quá nhiều người đến mức không tìm được cách giấu xác cho hiệu quả, ả ra lệnh quăng những cái xác ra khỏi bức tường bao quanh lâu đài. Mặc dù mang tội danh giết người hàng loạt, Elizabeth Báthory với tước vị và danh tiếng của gia đình chỉ bị kết án giam cầm suốt đời trong một tháp cao.
Vào ngày 21/8/1614, 4 năm sau khi kết án, một viên cai ngục phát hiện thức ăn không được đụng đến nữa. Nhìn lén qua khe cửa anh ta thấy nữ Bá tước nằm úp mặt xuống sàn nhà. Bá tước hút máu Elizabeth Báthory chết khi 54 tuổi và không bao giờ thốt ra một từ ân hận về những tội ác khủng khiếp mà mình đã gây ra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét