XÃ HỘI SUY ĐỒI 21
-Nguyên nhân sâu xa là:
1. Thực trạng ngày một "băng giá" của tình cảm nhân ái trong xã hội làm tăng bản tính ích kỷ trong tâm hồn con người (suy đồi đạo đức).
2. "Bần cùng sinh đạo tặc".
3. Thèm khát danh lợi đến mức mù quáng (xã hội đồng tiền!).
-Nói cách khác: nhà nước đã xây dựng gần thành công...xã hội tư bản, một xã hội mà bản chất của nó là đề cao chủ nghĩa cá nhân đầy ích kỷ lên tối thượng, làm tài trợ hay từ thiện suy cho cùng là cũng vì mình, lấy thương tiền làm ưu tiên lựa chọn số một, thay cho lòng nhân ái!
-----------------------------------
(ĐC sư tầm trên NET)
Vì sao Hào Anh ngược đãi cha mẹ mình?
Khi nhón tay cho Hào Anh
tiền, nhiều người đã khá bất công khi gửi gắm ước mơ cậu sẽ thành công.
Họ chỉ đưa cho Hào Anh con cá, thay vì cần câu cơm.
Cách đây vài năm, câu chuyện Hào Anh bị bạo hành lấy đi nước mắt của
không ít người vì xót xa, thương cảm cho một cậu bé bất hạnh. Vài ngày
qua, cả xã hội bàng hoàng khi hay tin, Hào Anh đủ 18 tuổi đã đuổi mẹ ra
khỏi nhà. Câu chuyện đưa ra vấn đề gây nhiều tranh cãi: hành động
''đốt'' 200 triệu đồng trong 8 ngày, cho bạn gái mượn tiền, đuổi cha mẹ
ra khỏi nhà... dĩ nhiên là lỗi do Hào Anh. Nhưng cậu bạn có hoàn toàn
đáng trách không khi đã phụ kỳ vọng của những nhà hảo tâm?
Từ một đứa trẻ bị ngược đãi, Hào Anh trở thành một nam thanh niên lầm lạc vì thiếu giáo dục, tình thương.
|
Hào Anh đã trải qua một tuổi thơ đầy đau đớn, tủi nhục khi mới 12 tuổi
đầu, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Đến năm 14 tuổi, trải qua 2 năm
ròng bị tra tấn như thời Trung cổ, cậu mới được giải cứu. Lớn lên trong
bi kịch, cậu bạn Hào Anh có phần thiệt thòi hơn hẳn các đứa trẻ khác ở
nhiều mặt như giáo dục, sự yêu thương của gia đình, tình cảm bạn bè…
Thoát khỏi những ngày bị bạo hành, Hào Anh đứng trước sức ép dư luận khi
được kỳ vọng trở thành một người tốt, trong khi lại thiếu thốn sự giúp
đỡ một cách hợp lý. Một đứa trẻ không được dạy dỗ tử tế, chịu đựng một
tuổi thơ bị bạo hành quá đỗi ám ảnh, thì việc trở thành thanh niên hư
hỏng - nhất là khi tự dưng được nhận tận tay một số tiền quá lớn - là
chuyện dễ hiểu.
Tôi đã đọc được ở đâu đó một quy luật: Cây được nuôi dưỡng bằng tình
yêu thương sẽ cho ra quả ngọt. Còn cây được tưới bằng nước bạo lực thì
sẽ chỉ thu được những quả đắng. Có lẽ, Hào Anh là quả đắng của những
tháng ngày sống trong bạo lực, ngược đãi đó.
Nhìn nhận lại mọi toàn cảnh câu chuyện, việc Hào Anh tiêu tốn số tiền
từ thiện, cho bạn gái mượn tiền, thậm chí đuổi mẹ ra khỏi nhà chính là
câu chuyện tất yếu của một đứa trẻ còn non nớt về kinh nghiệm sống. Câu
chuyện của Hào Anh nhiều người từng rơi nước mắt vì cậu bé bị đánh đập
ngày nào nay lại phải tiếp tục xót xa thêm. Khi cả xã hội chung tay giúp
đỡ Hào Anh bằng một số tiền, chúng ta đã mong đợi cậu ấy điều gì? Rằng
số tiền sẽ đền bù quá khứ tủi nhục của cậu bé, hay trông mong một tương
lai tươi sáng hơn cho Hào Anh?
Khi nhón tay cho Hào Anh tiền, nhiều người đã khá bất công khi gửi gắm
theo đó ước mơ cậu sẽ trở thành kỹ sư, bác sĩ, hay chí ít cũng là sinh
viên vượt khó học giỏi. Song, họ chỉ đưa cho Hào Anh con cá, thay vì cần
câu cơm.
Hào Anh được nhận tiền từ mọi người nhưng quan trọng nhất, cái mà cậu
thật sự cần chính là tình thương và sự hướng dẫn từ cộng đồng, từ chính
trường - lớp để bù đắp cho nền tảng giáo dục bị hổng từ bé. Lẽ ra, Hào
Anh cần được uốn nắn từ từ, trải qua những khóa giáo dục cơ bản trước
khi có thể tận tay nhận số tiền trên. Do đó, từ cái gốc là một đứa trẻ
thất học, bị ngược đãi, Hào Anh trở thành một người vẫn thiếu giáo dục,
và quay sang ngược đãi người khác - ở đây là mẹ và cha dượng của mình.
Câu chuyện của Hào Anh làm tôi chợt nhớ mẩu đối thoại về việc làm từ
thiện của một người Ba Lan. Khi bạn cho ai đó một khoản tiền, bạn nghĩ
số tiền đó có thật sự thay đổi cuộc đời họ? Có lẽ là không. Vậy tại sao
bạn vẫn tiếp tục cho?
Có bất công không khi việc ''đền bù'' cho Hào Anh 800 triệu đồng kèm theo kỳ vọng Hào Anh sẽ nên người?
|
Có người bảo rằng, khoản tiền ấy giúp cho lương tâm của những người giúp đỡ được thanh thản khi dang tay giúp đỡ đồng loại. Rõ ràng, số tiền ấy là quá rẻ để mua sự thanh thản. Từ câu chuyện đó, Hào Anh đáng thương thật sự, bởi lẽ, cậu nhận được tiền bạc vô tình chứ không phải sự cởi mở của cộng đồng.
Hào Anh đã phụ lại lòng tốt của mọi người khi họ trao cho cậu bạn tiền và niềm tin - một sự tin tưởng thiếu cơ sở và gần như bị giao khoán bất hợp lý. Đồng tiền, đôi khi chỉ là cách để con người giúp đỡ và xót thương cho nhau. Nhưng để con người đến với nhau thật sự, thì sự giáo dục và tình thương mới chính là gốc rễ.
Phẫn nộ cụ già bị con ngược đãi, bỏ đói
Con cái bất hiếu bỏ bê cha mẹ đã là nỗi đau lớn đối với những người làm cha, làm mẹ nhưng đến mức bóp cổ, bỏ đói mẹ như trong video dưới đây khiến người ngoài phẫn nộ.
Mới đây, trên trang mạng xã hội Facebook nhiều người truyền tay nhau
đoạn video ngắn dài hơn 2 phút ghi lại tình cảnh thương tâm của một cụ
già. Bà bị nhốt trong nhà, bị bỏ đói và cầu cứu những người hàng xóm.
Đoạn clip được up lên youtube về bà cụ bị con cái ngược đãi
Người chia sẻ video mang Tâm Phương cho biết: "Mình nghe , đọc và xem
rất nhiều ...nhưng bây giờ mới được chứng kiến tận mắt lần đầu tiên...
Ngay bên cạnh nhà mình.Cụ già bị tai biến, sáng cụ đái ra quần đứa con
dâu nhảy vào bóp cổ và tát cụ đỏ hết cả mặt lên... Hàng xóm sang để can
ngăn, gọi thằng con giai về nó cũng ko thèm về, đứa con gái sang thì
chúng nó cho bà vào nhà nhốt từ sáng đến giờ ko cho cụ ăn ... Cụ kêu
khóc trong nhà kêu đói thì mọi người phải mang đồ ăn sáng cho cụ. Thật
lắm kiểu đời trái ngang... khổ thân cho cụ... sao lại đẻ ra loại con như
thế này."
Ngay sau khi video được đăng tải, cư dân mạng tỏ vẻ căm phẫn tột cùng trước hành vi bất hiếu của gia đình này.
Cư dân mạng phẫn nộ, lên án hành vi độc ác của gia đình này
Vấn đề bạo hành gia đình đã không còn hiếm và thường xuyên bị xã hội lên
án. Tuy nhiên, dư luận sẽ càng khắt khe và bức xúc hơn nếu trường hợp
người mẹ dứt ruột đẻ con ra lại bị chính người con đó ngược đãi. Chuyện
bạo lực vốn không được chấp nhận ở bất kỳ đâu lại càng trở nên nhức nhối
đối với một đất nước có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay như Việt
Nam.
Còn nhiều lắm những vụ con cái đối xử tàn nhẫn với bố mẹ, thậm chí là
sát hại bố mẹ khi bố mẹ không đáp ứng được nhu cầu của họ. Những ai đang
có cách hành xử không tốt với cha mẹ xin hãy thức tỉnh, hãy để tình
người chiến thắng mọi âm mưu, toan tính, tham vọng. Nếu cha mẹ nuôi con
“không tính tháng tính ngày” thì con cái cũng nên biết đến “công cha,
nghĩa mẹ” mà làm tròn bổn phận của một người con. Hãy giữ trọn chữ hiếu!
Minh Hiếu
Sự thật vụ cha bị con ngược đãi đuổi ra ở chuồng lợn
Xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, ông Huỳnh Tấn Lộc viết đơn kiện chính… con ruột của mình. Thế nhưng, ít ai biết được những lần cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình là do chính ông gây ra.
Bi kịch của một gia đình
Những ngày qua, vụ việc ông Huỳnh Tấn Lộc (ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mang đơn gõ cửa các cơ quan chính quyền và các báo đài thưa kiện vì bị con ruột và họ hàng đánh đập, ngược đãi đã làm rúng động dư luận.
Theo trình bày của ông Lộc, năm 2012, con gái thứ 3 của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh từ TP.HCM về quê yêu cầu ông chia đất cất nhà ở. Ngày 23/4/2012, ông Lộc chia cho con gái của mình 500m2 đất và định cất căn nhà lá cho con ở tạm, nhưng Linh không đồng ý mà đòi phải cất nhà kiên cố. Vì không có tiền cất nhà theo yêu cầu nên ông Lộc bị con gái chửi rủa. Khoảng 10 ngày sau, khi ông Lộc và bà Nguyễn Thị N. (vợ không hôn thú của ông Lộc) đang ăn cơm thì các con ông Lộc và những người khác (tổng cộng 11 người) xông vào nhà đánh và làm nhục bà N. tới tấp bằng cách xé quần áo của bà trước mặt nhiều người.
> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Những ngày qua, vụ việc ông Huỳnh Tấn Lộc (ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) mang đơn gõ cửa các cơ quan chính quyền và các báo đài thưa kiện vì bị con ruột và họ hàng đánh đập, ngược đãi đã làm rúng động dư luận.
Theo trình bày của ông Lộc, năm 2012, con gái thứ 3 của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh từ TP.HCM về quê yêu cầu ông chia đất cất nhà ở. Ngày 23/4/2012, ông Lộc chia cho con gái của mình 500m2 đất và định cất căn nhà lá cho con ở tạm, nhưng Linh không đồng ý mà đòi phải cất nhà kiên cố. Vì không có tiền cất nhà theo yêu cầu nên ông Lộc bị con gái chửi rủa. Khoảng 10 ngày sau, khi ông Lộc và bà Nguyễn Thị N. (vợ không hôn thú của ông Lộc) đang ăn cơm thì các con ông Lộc và những người khác (tổng cộng 11 người) xông vào nhà đánh và làm nhục bà N. tới tấp bằng cách xé quần áo của bà trước mặt nhiều người.
> Giải thưởng lớn cho cuộc thi ảnh Việt Nam Xanh
Ông Lộc mắc võng, ở ngoài vườn.
Không những vậy, nhóm người này còn lấy điện thoại di động của bà N.
ném xuống sông. Bà N. bị thương nặng phải lên bệnh viện Nguyễn Tri
Phương (TP.HCM) điều trị. Sau vụ việc này, các con ông Lộc liên tục chửi
mắng cha bằng những lời lẽ thô tục, khó nghe, bắt ông dỡ nhà đi nơi
khác. Chính vì vậy, ông phải dọn ra chuồng heo ở. Cô con gái Trúc Linh
của ôngcòn đập phá đồ dùng cá nhân mà ông để ở chuồng heo. Hết nơi tá
túc nên ông về nhà mẹ ruột rồi ra vườn che bạt, giăng võng dưới gốc cây
làm
nhà...
Ông Bùi Văn Tăng, chủ tịch UBND xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy) cho biết: "Nguyên nhân sâu xa của sự việc xuất phát từ những mâu thuẫn âm ỉ trong gia đình. Trước đây, ông Lộc cưới bà Nguyễn Thị Bé Tư và sinh được bốn người con gái. Khi cô con gái thứ tư là Huỳnh Thị Mỹ Lợi còn rất nhỏ thì vợ chồng ông xảy ra mâu thuẫn vì ghen tuông. Chẳng bao lâu sau, bà Tư mắc chứng tâm thần, mỗi khi phát bệnh, bà lại đi lang thang khắp nơi. Được sự giúp đỡ của người thân, ông Lộc nuôi 4 cô con gái ăn học đến nơi đến chốn, dù có nhiều khó khăn nhưng gia đình luôn đầm ấm.
Trong thời gian nuôi bé Mỹ Lợi ăn học, ông Lộc kết hôn với bà Phan Thị Xuân và có với bà này hai đứa con trai. Dù bà Xuân không dọn về ở chung với các cô con gái của ông Lộc nhưng hai bên sống rất hòa thuận. Tuy nhiên, không lâu sau, ông Lộc, bà Xuân lại xảy ra bất hòa, ông Lộc về nhà mình sinh sống, còn bà Xuân một mình nuôi dạy hai con trai trong khi hai người vẫn là vợ chồng hợp pháp. Sau khi về nhà, ông Lộc đi bán bảo hiểm nhân thọ và quen bà Nguyễn Thị N. (quê ở xã Mỹ Hạnh Trung, huyện Cai Lậy). Bà này đã dọn về ở với ông Lộc như vợ chồng từ năm 2007 (không có hôn thú). Cũng chính vì chuyện này mà cha con ông Lộc trở nên mâu thuẫn với nhau.
Chuồng heo - nơi ông Lộc và bà N. ở để chăm heo đẻ (ảnh Thơ Trịnh).
Ai mới là nạn nhân?
Tiếp tục cuộc trò chuyện với PV, ông Bùi Văn Tăng cho biết: Tháng 4/2012, vì mâu thuẫn với chồng nên con gái thứ ba của ông Lộc là Huỳnh Thị Trúc Linh cùng hai đứa con từ Sài Gòn về sống trong nhà ông Lộc. Sự việc này càng đẩy bi kịch gia đình ông Lộc đến mức cao trào, tình cảm giữa cha con ông Lộc ngày càng sứt mẻ. Mâu thuẫn xảy ra, ông Lộc không muốn con gái và cháu ngoại mình ở chung một nhà. Chính vì vậy, cha con họ thường xuyên gây gổ với nhau. Mỗi lần gây gổ, ông Lộc lại báo với chính quyền xã là con gái mình muốn chia cắt tình cảm của ông với bà N..
Chính quyền xã Mỹ Long đã cho mời hai bên đến để hòa giải nhưng ông Lộc vẫn tiếp tục phản ứng không cho con gái và cháu ngoại ở chung. Thậm chí, nhiều lần ông còn mang đồ dùng học tập của hai cháu vứt ra ngoài. Không những thế, ông còn cắt đường dây điện dẫn vào nhà nhưng lại đổ lỗi cho con. Ông Lộc còn nói lãnh đạo địa phương bao che cho con cháu ông rồi mang đơn đi kiện khắp nơi. Cơ quan chức năng huyện Cai Lậy đã trực tiếp xuống địa phương xác minh và hòa giải.
Ngày 4/4/2012 (âm lịch), nhà mẹ đẻ của ông Lộc có đám giỗ nên con cháu về tụ họp. Lúc này, bà Xuân và con gái thứ 2 của ông là Huỳnh Thị Kiều Oanh tổ chức đánh ghen bà N. tại nhà ông Lộc. Anh em họ hàng có mặt tại đám giỗ nghe tin nên chạy lên xem. Khi đó, có nhiều người khuyên ngăn nhưng cũng có người vì quá bức xúc với cách đối xử của ông Lộc với con cái nên đã buông những lời khó nghe. Và ông Lộc vu là anh em dòng họ phối hợp với con gái để đánh đập ông và bà N.. Sau khi xảy ra vụ việc, ông Lộc đã mang đơn thưa kiện và công an huyện Cai Lậy đã xuống xác minh, phạt hành chính, nhắc nhở những người có liên quan.
Tuy nhiên, ông Lộc ngày càng khiến cho mâu thuẫn gia đình trở nên phức tạp hơn. Chính quyền xã đã nhiều lần cử cán bộ đi xác minh nhưng không có chuyện chị Linh ngược đãi cha mình. Tuy nhiên, vì quá bức xúc nên cũng có lần chị Linh buông lời nói nặng với cha. Việc ông Lộc dọn ra ở chuồng heo không phải do bị các con xua đuổi như lời ông nói mà là nhân dịp heo đẻ nên ông và bà N. ra đó ngủ để chăm heo. Khi chính quyền mời ông Lộc lên để phân tích đúng, sai nhưng ông điềm nhiên trả lời: "Công an huyện mời tao mới đi chứ chính quyền xã mời tao không đi". "Thái độ của ông khiến những người lãnh đạo như chúng tôi rất khó xử. Cứ như thế, những mâu thuẫn gia đình đã kéo dài suốt 3 năm nay", ông Tăng nói.
Nỗi khổ tâm của con cái
Tiếp PV trong căn nhà ọp ẹp, lụp xụp, chị Huỳnh Thị Trúc Linh không khỏi xót xa khi nhắc lại những sự việc do cha mình gây nên. Chị Linh cho biết: "Lần nào xảy ra mâu thuẫn, ba tôi cũng mang đơn đi kiện và toàn nói sai sự thật trước cơ quan chức năng. Tôi chỉ có ba là chỗ dựa tinh thần để vượt qua chuyện buồn trong cuộc sống riêng. Thế nhưng, ba cứ một mực cho rằng ba mẹ chồng xúi tôi về giành ăn với cha. Trong khi, hàng tháng bố mẹ chồng vẫn đều đặn gửi tiền về phụ giúp tôi nuôi hai cháu. Thậm chí, ba còn cắt hộ khẩu của tôi".
Theo lời chị Linh kể, từ ngày sống với bà N., tính tình của ba chị đã thay đổi hoàn toàn, không còn là một người cha hết lòng yêu thương các con như trước. Vì nghe theo những lời xúi giục của bà N., không ít lần ba chị đánh đập chị nhưng lại la làng nói chị hành hung, ngược đãi cha mình. Thậm chí, có lần chị Linh gặp tai nạn trên đường, ông Lộc còn lạnh lùng nói với người gây tai nạn: "Sao mày không thắng, rồi cắm đầu xuống cho ba mẹ con nó chết đi?". Nghe những lời tàn nhẫn ấy, chị Linh đau đớn tột độ.
Chị Linh tâm sự: "Tuy nhiên, dù có đánh đập hay chửi mắng thế nào thì đó cũng vẫn là ba của mình. Quan trọng hơn nữa, từ trong sâu thẳm, tôi biết ba không phải là người tàn nhẫn với con cái. Vì thế, đã bao nhiêu lần, tôi viết đơn kiện ba nhưng rồi lại xé và đốt đi. Mai này, ba ốm đau thì cũng là do chúng tôi lo liệu bởi việc ba ở với bà N. chỉ là tạm thời. Bà N. đến với ba tôi không phải xuất phát từ tình yêu thương mà chỉ là muốn lợi dụng ổng".
Nhắc đến mẹ mình, chị Linh ngậm ngùi: "Ba tôi có tính lăng nhăng nên mẹ tôi mới trở nên điên loạn. Khi em út chào đời được mấy ngày tuổi, mẹ tôi không chịu được khi nhìn thấy cảnh ba ôm ấp người tình ngay trước mặt mẹ nên đã rối loạn tinh thần, rồi lột quần áo đi ngoài đường. Việc ba nói ba bị tôi đuổi khỏi nhà nên phải dọn ra chuồng heo ở là hoàn toàn sai sự thật. Thời gian đó thời tiết quá nóng nực, nhà nhỏ hẹp và heo của ba sinh con nên ba và bà N. dọn ra đó ở cho mát và cũng là để giữ heo. Tôi chỉ mong ba tôi tỉnh ngộ và dừng những việc sai trái của mình để mọi người được bình yên".
Ông Lộc từng là giáo viên Ngày 31/5, ông Bùi Văn Tăng, chủ tịch UBND xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết: "Ông Lộc từng là giáo viên thời trước và xóa mù chữ cho không ít người dân. Chính vì thế, bi kịch xảy ra trong gia đình ông hiện nay khiến không ít người bất ngờ, sửng sốt". PV đã tìm mọi cách để tìm gặp ông Lộc để làm rõ những thông tin liên quan, nhưng không được. Nhiều người dân cho biết, ông Lộc chỉ đến trực tiếp các tòa soạn báo, đài để phản ánh, còn nếu PV tìm đến thì ông Lộc sẽ tránh mặt vì sợ con cái trong nhà sẽ tiết lộ nhiều thông tin trái ngược với mình. |
Đau lòng những vụ án cha mẹ giết con
Mẹ ép 2 con song sinh uống chất diệt cỏ rồi tự tử
Phát hiện hai bé gái song sinh (30 tháng tuổi)
nằm vật vờ dưới nền nhà, sặc mùi thuốc diệt cỏ, người nhà hốt hoảng đưa
hai cháu đến bệnh viện để cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Sau nhiều
ngày điều trị, một bé đã được xuất..
- Nghi án giết con rồi tự sát chỉ vì cuộc sống bế tắc
10:05 | Thứ ba 13/10/2015 (GMT+7)Với tất cả những người phụ nữ cho dù có khác quốc tịch, khác màu da nhưng niềm hạnh phúc khi có con thì hoàn toàn giống nhau. Những người đã làm mẹ sẽ hiểu được niềm vui khi có con và họ thực sự cảm thấy đau đớn khi bị mất con. - Cha giết con, chôn xác phi tang: "Sao nỡ ra tay ác với con tôi?"
11:30 | Thứ sáu 25/09/2015 (GMT+7)Nỗi đau của người phụ nữ khi mất con, đồng thời biết được kẻ nhẫn tâm giết con, chôn xác phi tang lại chính là người chồng đầu ấp tay gối bao nhiêu năm. - Nghi án cha giết con, chôn xác trong nhà
05:30 | Thứ sáu 25/09/2015 (GMT+7)Sau khi sát hại con, người chồng nói dối vợ rằng con bị bệnh mất nên thiêu xác đem gửi vào chùa. - Phẫn nộ bố sát hại con trai 5 tuổi rồi chôn xác phi tang
08:11 | Thứ năm 17/09/2015 (GMT+7)Chỉ vì một phút bực tức mà người bố đã tước đi sinh mạng của cậu con trai 5 tuổi, rồi để che giấu cho tội ác ấy, hắn đã mang xác con chôn phi tang. - Mẹ nhẫn tâm giết chết con trai 3 tháng tuổi để… bảo vệ con gái
13:55 | Thứ ba 25/08/2015 (GMT+7)Người mẹ trẻ đã nhẫn tâm giết chết con trai của mình chỉ vì lý do người chồng phân biệt đối xử, "trọng nam khinh nữ".
Nghi án cô gái trẻ bị thầy cúng giết hại khi đi lấy nợ
(VTC News) - Đến nhà thầy cúng để lấy nợ, cô gái trẻ bị sát hại rồi phi tang xác xuống cống.
Công
an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đang điều tra, làm rõ vụ án mạng
xảy ra tại phường Cổ Nhuế 2. Nạn nhân là chị Đ.T.H (SN 1995), nghi bị
một thầy cúng trên địa bàn sát hại.
Cơ
quan cảnh sát điều tra đã triệu tập Lê Tiến Sỹ (SN 1987, trú tại tổ dân
phố 5, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) nghi phạm sát hại chị Đ.T.H
để điều tra, làm rõ.
Theo
thông tin ban đầu, do nợ tiền chị H., nên Sỹ gọi điện cho chị này hẹn
gặp để trả nợ. Tối 31/8, chị H. rủ một người bạn khác đến nhà Sỹ để lấy
tiền. Tại đây, chị H. vào bên trong nhà Sỹ nói chuyện còn người bạn đứng
đợi ở bên ngoài.
Khu vực Cống Chèm, nơi Sỹ khai nhận ném xác nạn nhân xuống để phi tang |
Không
lâu sau, Sỹ quay ra rủ người bạn của chị H. đi dạo và nói rằng chị H.
đang ở trong nhà Sỹ để nói chuyện với bố mẹ. Tin lời Sỹ, bạn của chị H.
đã đi dạo với anh ta.
Trong quá trình đi dạo, người bạn của chị H. bị Sỹ đe dọa, khống chế nhưng đã may mắn thoát kịp, chạy về báo với gia đình H.
Sau
đó, gia đình chị H. có đến nhà Sỹ tìm con nhưng không thấy, cũng không
thấy chị H về nhà. Gia đình đã đến trình báo tại cơ quan công an.
Sau
khi nhận được tin báo của gia đình chị H., cơ quan công an đã làm việc
với Sỹ, bước đầu Sỹ khai nhận đã sát hại chị H. và vứt xác xuống Cống
Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm) phi tang.
Đến chiều 3/9, thi thể chị H. đã được tìm thấy tại rãnh nước cạnh khu vườn nhà Sỹ. Theo tìm hiểu, nghi phạm Lê Tiến Sỹ từng làm nghề thầy cúng tại địa phương.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Cô gái gốc Việt thuê sát thủ giết cha mẹ vì bị lộ kết quả học tập giả
Không muốn làm cha mẹ thất vọng, Jennifer Pan
liên tục làm giả các báo cáo học tập. Mọi chuyện trở thành bi kịch khi
cuối cùng Pan bị bố mẹ phát hiện đã nói dối.
Jennifer Pan, 28 tuổi. Ảnh: Washington Post
|
Đối với cha mẹ, Jennifer Pan, 28 tuổi, có lúc được xem như đứa con
"vàng". Cô gái Canada, hiện sống ở thành phố Markham, phía bắc thủ đô
Toronto, từng là sinh viên hạng A tại một trường học Công giáo, đã giành
được rất nhiều học bổng và sớm được nhận vào trường đại học.
Đúng như mong muốn của cha, Pan tốt nghiệp trường chương trình
dược sĩ uy tín tại trường đại học Toronto và đi làm cho phòng kiểm
nghiệm máu tại bệnh viện SickKids.
Những thành tích của Pan từng khiến cho bố mẹ cô, bà Bich Ha và
ông Huei Hann Pan, hết sức tự hào. Là những người tị nạn Việt Nam đến
Toronto nhập cư, cả hai đã làm việc vất vả cho một nhà máy sản xuất bộ
phận xe ôtô với hy vọng hai con sẽ có một tương lai tươi sáng.
Nhưng trong trường hợp của Pan, những thành tích hoàn hảo kia thực ra
đều là dối trá. Cô đã không đỗ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay
trường đại học Toronto như lời cô nói với bố mẹ. Phiên tòa xét xử Pan
vì tội thuê sát thủ giết hại cha mẹ đã kết thúc từ tháng 1 năm nay, và
cô đang phải thi hành mức án dài trong nhà giam. Nhưng câu chuyện về
người phụ nữ trẻ nhiều rắc rối này mới đây mới được một người biết rất
rõ về cô kể lại.
Trong câu chuyện được đăng trên tạp chí Toronto Life hồi tuần trước,
phóng viên Karren Ho, bạn học cùng cấp 3 của Pan, đã kể chi tiết những
mánh khóe lừa dối mà cô thực hiện kể từ khi còn là học sinh trường cấp
2 Mary Ward Catholic để ngăn cho bố mẹ phát hiện ra rằng thực tế, đứa con vàng của họ không hề tồn tại.
Bằng việc sử dụng các chi tiết trong hồ sơ của tòa án và các đoạn phỏng
vấn, Ho xâu chuỗi sự xuống dốc của Pan từ khi còn là một đứa trẻ tiểu
học thông minh trước tuổi đến chỗ trở thành một kẻ nói dối chuyên
nghiệp. Pan làm giả mọi giấy tờ từ báo cáo, thư từ học bổng, bảng điểm
đại học... để giữ cho mình hình ảnh một đứa con hoàn hảo.
Ho miêu tả trường cấp ba nơi họ học chung "là một tập thể hoàn hảo cho
những học sinh như Jennifer. Là một cô gái thích giao lưu, cô có thể làm
bạn với rất nhiều loại người, từ các chàng trai, cô gái, người châu
Á, người da trắng, vận động viên, mọt sách, người ham mê nghệ thuật...
Ngoài giờ học ở trường, Pan thường bơi lội và tập võ wushu".
Nhưng rồi sau đó Ho nhận ra "sự thân thiện, tự tin của Pan chỉ là bề
ngoài, đằng sau đó là sự giày vò bên trong, tự ti và nghi ngờ bản thân".
Một trong những dấu hiệu nhận biết là Ho từng vài lần nhìn thấy các vết
cắt ở tay do chính cô gây ra.
Thực tế, Jennifer Pan chưa từng đỗ vào trường đại học, và cũng chưa từng tốt nghiệp phổ thông.
"Bố mẹ của Jenniger cho rằng con gái mình là học sinh hạng A", Ho viết
trong bài báo. "Nhưng sự thực là, cô ấy toàn dành được điểm B, loại điểm
với phần đông bọn trẻ là một thành tích đáng ghi nhận nhưng điều này
được coi là không thể chấp nhận trong gia đình nghiêm khắc của Pan. Vì
thế cô luôn phải giả mạo các báo cáo từ trường gửi về trong những năm
trung học.
Bố mẹ Pan, bà Bich Ha và ông Huei Hann Pan. Ảnh: Washington Post
|
Pan được mời vào trường đại học Ryerson ở Toronto từ khi còn đang ở ghế
nhà trường, nhưng cô đã trượt cuộc thi toán cuối cấp và không thể tốt
nghiệp trung học. Vì thế trường Ryerson rút lại lời mời. Không muốn bị
cha mẹ phát hiện, cô đã nói dối rằng sẽ học hai năm chuyên ngành khoa
học ở Ryerson trước khi chuyển trang trường đại học Toronto để theo đuổi
ngành dược như mong muốn của cha.
Ông Hann rất vui và mua tặng con gái một chiếc laptop. Pan sau đó gom
các sách vở cũ và mua các đồ dùng học tập. Đến tháng 9, cô giả vờ đi học
như một sinh viên thực sự. Đến kỳ đóng học phí, Pan lại tự bịa ra các
giấy tờ thông báo rằng cô được chương trình hỗ trợ sinh viên cho vay
tiền và giành được học bổng 3.000 USD. Mỗi ngày, cô cầm cặp sách và bắt
tàu điện ngầm đến trung tâm. Bố mẹ cô đều tưởng con gái đến lớp học,
nhưng thực tế, Pan tới các thư viện công cộng.
Cô gái trẻ sau đó giả vờ chuyển sang học ở trường Toronto, và khi lễ
tốt nghiệp tới, Pan nói với bố mẹ rằng không có đủ vé để tham dự buổi
lễ, vì thế dù rất muốn họ cũng không thể tới được.
Lúc này, bố mẹ Pan bắt đầu thấy nghi ngờ, họ điều tra con gái và phát
hiện ra sự thực. Khi Pan thú nhận đã nói dối, cuộc sống trong gia đình
cô nhanh chóng bị đảo lộn.
Bà Bich Ha và ông Hann đã nuôi dạy Jennifer Pan và em trai cô, Felix,
với niềm tin vào sự quan trọng của các thành tích ở trường. Họ cấm hai
chị em cô được tham gia vào các buổi tiệc tùng, vui chơi. Việc hẹn hò
cũng bị cấm đoán. Trong ngôi nhà của họ ở Markham, ông bà Hann chỉ trưng
bày các thành tích mà Pan đạt được.
Khi bố mẹ Pan biết rằng những nỗ lực của họ đều đã đổ xuống sông xuống
bể, họ lại đặt ra những quy định nghiêm ngặt hơn với con gái. Không điện
thoại. Không laptop. Không còn những cuộc hẹn hò với bạn trai, Daniel
Wong.
Kể cả đến khi được tự do hơn, Pan vẫn không nguôi giận. Cô nghĩ cuộc
đời mình sẽ tuyệt vời ra sao nếu không còn cha mẹ nữa. Vì thế, cùng với
sự giúp đỡ của Daniel, Pan lên kế hoạch giết hại hai con người đã khiến
cuộc sống cô giống như bị "giam giữ tại gia".
Trong kế hoạch sát hại này, Pan đóng vai trò một nhân chứng vô tội khi
ba kẻ sát nhân David Mylvaganam, Lenford Crawford và Eric Carty bắn chết
mẹ cô và làm bố cô trọng thương. Cô gọi cho 911 và tỏ ra sợ hãi.
Ban đầu vụ án được cho là giết người cướp của, nhưng vài tuần sau cảnh
sát điều tra và phát hiện ra Pan đã nói dối. Phiên tòa xét xử diễn ra
hồi tháng 1 năm nay đã kết án Pan cùng 3 đồng phạm gồm Wong, Mylvaganam
và Crawford tội danh giết người cấp một và âm mưu giết người. Cả ba phải
ngồi tù chung thân, không ân xá trong 25 năm. Carty, kẻ chưa nhận tội,
sẽ được xét xử riêng.
Kể từ khi những thông tin trên được công bố trên Toronto Life hôm 22/7,
bài báo đã được chia sẻ rộng rãi trên Facebook, đánh trúng vào tâm lý
của các thanh thiếu niên nhập cư gốc Á ở Canada và Mỹ. Họ đổ lên mạng và
chia sẻ những câu chuyện của chính bản thân mình từ thời niên thiếu khi
luôn phải sống với những kỳ vọng từ cha mẹ và nỗi sợ hãi nếu không đạt
được những kỳ vọng đó.
Bà Jennifer Lee, giáo sư xã hội học thuộc đại học California Irvine,
chuyên gia về người Mỹ gốc Á, cho rằng sẽ làm sai lầm khi quy kết những
vấn đề của Pan là do cách nuôi dạy từ cha mẹ. Mặc dù rõ ràng bố mẹ Pan
khiến cô cảm thấy mình bị mắc kẹt trong những thành tích, những kỳ vọng
từ thầy cô, bạn bè, nhà trường đối với những người như Pan để trở thành
một học sinh xuất sắc cũng cần được bàn tới.
Một thành viên của Reddit bình luận về câu chuyện này rằng: "Nó khiến
tôi bị ám ảnh, bởi cuộc đời tôi cũng tương tự cô ấy. Tôi xuất thân từ
một gia đình châu Á, mang nặng tư tưởng của người nhập cư. Tôi từng là
học sinh giỏi ở trường trung học, được nhận học bổng từ các trường và
được lựa chọn trường mình muốn. Và rồi mọi thứ trượt dốc từ đó".
Chàng trai này cũng đã sống ở nhà và giả vờ như đang có một công việc đáng ngưỡng mộ.
"Bố mẹ cho tôi tất cả những gì tôi thích, họ đã phải hy sinh rất nhiều
để tôi thành công, và đây là kết quả". Nhưng không giống Pan, anh ta
"chấp nhận tất cả những điều kiện của cha mẹ để chỉnh đốn cuộc sống mình
"Tôi không đồng cảm với Jennifer Pan chút nào bởi tôi cũng đã ở trong
hoàn cảnh như cô ấy. Sau khi phát hiện ra việc tôi lừa dối, phản ứng của
cha mẹ tôi cũng phản ứng giống như cha mẹ cô ấy. Nhưng tôi sử dụng
chính cơ hội đó để tìm lại cuộc sống của mình, còn cô ta thì phá hỏng
nó", người này viết tiếp.
Hướng Dương
(Theo Washington Post)
(Theo Washington Post)
Đôi chân người lộ trên mặt đất: Dựng lại hiện trường vụ giết người dã man
Hàng trăm người dân đội nắng đến chờ xem thực nghiệm hiện trường vụ giết tài xế rồi chôn xác bên rừng thông.
Khoảng
8h sáng 3/9, lực lượng Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Công an tỉnh
Đắk Lắk đã di lý nghi can Kiều Quốc Huy (27 tuổi, quê Hà Tĩnh, thường
trú tại Đắk Lắk, tạm trú tại TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) về lại Đắk Nông - nơi
nghi can sát hại nạn nhân.
Tuy
nhiên, đến 12h trưa cùng ngày, xe của lực lượng chức năng vẫn chưa về
lại đồi thông tại tỉnh lộ 725, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, TP.Bảo
Lộc, tỉnh Lâm Đồng, nơi phát hiện đôi chân người lộ trên mặt đất. Hàng trăm người dân đã đội nắng, ngồi bệt dưới đất hoặc nép vào những lùm cây, đợi xem thực nghiệm hiện trường.
Nhiều người dân tập trung để xem dựng lại hiện trường vụ án giết người cướp ô tô. |
Chị
Trần Ái Thanh Thảo (35 tuổi) là công nhân Nhà máy Bauxit Tân Rai, đi
cùng chồng, nói: “Cũng là con người mà sao sát hại nhau quá dã man đến
vậy. Chúng tôi đến đây để trực tiếp xem kẻ ác nhân máu lạnh như thế
nào…”.
Theo
quan sát của phóng viên, hiện lực lượng chức năng đang thắt chặt an
ninh nhằm tránh những trường hợp quá khích gây ảnh hưởng đến công tác
thực nghiệm hiện trường.
Dự kiến khoảng 13h30 cùng ngày, lực lượng chức năng sẽ di lý nghi can Huy về nơi chôn giấu xác.
Trước đó, chiều 30/8, một người dân đi tìm dê bị thất lạc đã phát hiện đôi chân người lộ trên mặt đất của một thi thể bị chôn trong khu vực đổ rác tại tổ 6, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm trong tình trạng phân hủy mạnh nên đã báo Công an tỉnh Lâm Đồng.
Kết
quả khám nghiệm hiện trường và tử thi xác định nạn nhân là anh Hoàng
Thế Vinh (sinh năm 1980, trú tại phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuật, tỉnh
Đắk Lắk). Anh Vinh chết do bị đâm 4 nhát vào cổ, ngực và 1 vết thương
nơi gần đỉnh đầu.
Đến
15h chiều 1/9, Công an tình Lâm Đồng đã xác định được nghi can và bắt
khẩn cấp Kiều Quốc Huy với chiếc ô tô của anh Vinh còn nguyên biển số
đang được Huy để ngay ở cửa nhà. Lực lượng công an cũng đã thu được 6
chiếc điện thoại tại nơi ở của Huy, trong đó có 1 chiếc điện thoại là
của nạn nhân.
Chém nhau tại quán bar ở Đồng Nai: Bắt toàn bộ 16 nghi can
(VTC
News) - Cơ quan Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bắt giữ 16 đối tượng
liên quan vụ hỗn chiến bằng mã tấu gây kinh hoàng tại quán bar MTM.
Ngày 5/9, Đại tá Trần Tiến Đạt - Trưởng Công an TP.Biên Hòa, cho biết đã khởi tố, bắt giam thêm 6 nghi can liên quan đến vụ chém nhau ở Đồng Nai tại quán bar MTM nằm trên địa bàn. Trước đó, công an đã bắt giữ 10 đối tượng liên quan.
Hỗn chiến kinh hoàng vụ chém nhau ở Đồng Nai. Ảnh chụp từ clip |
Khuya
ngày 27/7, gần 100 thanh niên mang theo kiếm, mã tấu tuốt trần, đi xe
máy kéo đến chém nhau tại quán bar MTM, một quán bar lớn ở trung tâm
Biên Hòa. Một số đứng bên ngoài đường hô hào, hò hét.
May
mắn, nhóm người trong bar kịp đóng cửa cố thủ nên không xảy ra án mạng.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 4 cây mã tấu.
Vụ
việc được người dân ghi hình tung lên mạng YouTube, hình ảnh được ghi
lại cũng được lực lượng công an thu thập để tiếp tục điều tra vụ việc.
Mặc dù, vụ chém nhau ở Đồng Nai chưa gây hậu quả nhưng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Ngoài
ra, Công an TP.Biên Hòa cũng kiểm tra hoạt động của quán MTM Club, phát
hiện ở đây có 13 thanh niên sử dụng ma túy và hoạt động kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký. Quán MTM bị đình chỉ hoạt động 9 tháng, cùng các hình thức xử phạt khác.
Kẻ giết, hiếp chủ quán karaoke nhận án tử hình
Sau khi bóp cổ chủ quán karaoke, Tiến thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân rồi ra tay sát hại người này.
Sáng 5/9, phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bến Tre đã đưa ra xét xử vụ án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm gây chấn động địa phương này.
Bị cáo Trần Thanh Tiến tại phiên xử lưu động |
Theo
cáo trạng, vào các ngày 28 và 29/5, sau khi nhậu xong, Tiến rủ một số
người bạn đến quán Thiên Sương của bà Tô Thị Diễm L. (SN 1956, ở ấp Vĩnh
Bắc, xã Vĩnh Thành) để hát karaoke. Tại đây, Tiến làm quen với bà L. và
được bà này cho nợ 428.000 đồng tiền giờ hát karaoke.
Đến
20h ngày 31/5, Tiến quay trở lại quán karaoke của bà L. Do nhiều lần
tới lui nên Tiến biết bà L. sống một mình và có tài sản nên nảy sinh ý
định chiếm đoạt tài sản của bà này.
Thực
hiện ý đồ, Tiến đi vào phòng ngủ của bà L. lấy điện thoại di động đang
sạc để trên bàn. Lúc này, bà L. đi vào phòng phát hiện có người đột
nhập...Tiến lao tới bóp cổ khiến bà L nằm bất động. Gã này tiếp tục lục
soát lấy tài sản nhưng chưa lấy được gì thì bà L. tỉnh dậy. Thấy vậy,
Tiến lấy bộ kích điện để sẵn ở phòng khách dí vào người bà L. khiến nạn
nhân bất tỉnh.
Lúc
này, nổi cơn dục vọng, Tiến đã thực hiện hành vi giao cấu với bị hại;
sau đó lấy đi 3 ĐTDĐ, 1 sợi dây chuyền vàng, 1 đôi bông tai và 600.000
đồng…
Bất ngờ bà L. tỉnh dậy lần nữa và kêu lên, Tiến lấy con dao Thái Lan để trên bàn, cắt cổ bà L. tử vong.
Gây án xong, Tiến vào nhà vệ sinh lấy nước tạt lên người nạn nhân và những nơi Tiến lục soát tìm tài sản nhằm xóa dấu vết...
Đến khoảng 23 giờ cùng ngày, Tiến tẩu thoát khỏi hiện trường ngay trong đêm bằng xe taxi.
Qua
truy xét, đến ngày 11/6, đối tượng Tiến bị công an tỉnh Bến Tre bắt giữ
khi đang lẩn trốn tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Trước
hành vi phạm tội nên trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần Thanh Tiến
mức án tử hình về tội “giết người”, 7 năm tù về tội “cướp tài sản” và 4
năm tù về tội “hiếp dâm”, tổng hình phạt chung dành cho bị cáo là tử hình.
Tòa vừa tuyên xong bản án, hàng loạt người dân đến dự phiên tòa vỗ tay, tán thành với mức án tòa vừa tuyên.
Y án tử hình kẻ dùng búa đập chết 3 người trong gia đình vợ
(VTC News) - Nghi ngờ vợ ngoại tình, Tấn dùng búa chém chết vợ, bị phát hiện Tấn giết luôn anh vợ và mẹ vợ.
Ngày 10/8, Tòa phúc thẩm cấp cao tại TP.HCM đã đưa vụ án ra xét xử, tuyên y án tử hình đối với bị cáo Huỳnh Văn Tấn (40 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) về hành vi giết người.
Sau
khi thảm sát 3 người trong gia đình vợ, Tấn đã bị TAND tỉnh Tiền
Giang phiên sơ thẩm tuyên tử hình. Bị cáo này đã kháng cáo xin giảm nhẹ
hình phạt nhưng không thành.
Bị cáo Tấn (áo trắng) tại phiên phúc thẩm |
Theo
nội dung bản án sơ thẩm, Tấn và bà H (ngụ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
kết hôn năm 2012 và có một con chung, sống nhờ bên vợ. Do mâu thuẫn nên
Tấn bị mẹ vợ đuổi, Tấn về gia đình cha mẹ ruột ở Bến Tre sinh sống.
Khoảng
21h ngày 30/7/2014, Tấn về nhà gia đình vợ thì mâu thuẫn với vợ vì Tấn
kêu cửa nhưng gần 1 tiếng sau nhà vợ mới mở cửa. Tấn nghi vợ mình ngoại
tình, ghen tuông nổi lên, Tấn dùng búa chẻ củi đập phá đồ đạc trong
nhà.
Bị
mẹ vợ lên tiếng chửi và đuổi Tấn ra khỏi nhà. Tức giận, Tấn cầm búa đập
thẳng vào đầu vợ khiến bà H gục xuống nền gạch, tử vong tại chỗ. Mẹ vợ
Tấn lên tiếng can ngăn liền bị Tấn dùng búa chém nhiều nhát vào người tử vong.
Anh ruột của mẹ vợ Tấn là ông T lúc thấy Tấn đập phá liền đi báo công an, khi ông này quay về liền bị Tấn dùng búa đập vào đầu khiến ông T cũng tử vong một tuần sau đó.
Anh ruột của mẹ vợ Tấn là ông T lúc thấy Tấn đập phá liền đi báo công an, khi ông này quay về liền bị Tấn dùng búa đập vào đầu khiến ông T cũng tử vong một tuần sau đó.
Tại
phiên tòa phúc thẩm, Tấn nói lý do kháng cáo là muốn có cơ hội làm lại
cuộc đời. Tuy nhiên HĐXX cho rằng tất cả các tình tiết giảm nhẹ hình
phạt đã được phiên tòa sơ thẩm xem xét, tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo
không trưng ra được tình tiết nào mới nên tòa tuyên y án tử hình Huỳnh
Văn Tấn.
Nhận xét
Đăng nhận xét