Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
NHÂN TÍNH 14
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Loài người tưởng mình khôn "ngoan" nhất, nhưng thật ra là khôn "hư"nhất! -Loài
người thường cho rằng thú tính xấu xa hơn nhân tính, nhưng thật ra là
loài vô đạo đức nhất, vì độc ác nhất, thủ đoạn bẩn thỉu nhất, trả thù
hèn hạ nhất, sống đồi bại nhất...! -Nhân tính như tấm huân chương với hai mặt của nó.
Một mặt thể hiện ra xấu xa bao nhiêu thì mặt kia thể hiện ra tốt đẹp
bấy nhiêu. Đó là hoạt động tinh thần tột đỉnh của giới sinh vật. -Chỉ
khi nhân tính hoàn toàn chuyển biến thành đẹp đẽ hơn thú tính, nghĩa là
khi sự phân chia giàu - nghèo đã trở nên vô nghĩa, thì lúc đó mới có xã
hội cộng sản đích thực, loài người mới sống đại đồng được! Thử hỏi: quá
trình đó là tiến hóa hay thoái hóa!? -Còn không, may ra chỉ có xã hội cộng sản tương đối thôi! -Nhưng, mơ mộng thì...có quyền!...
--------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nhẫn nhất quyết không phải là nhu nhược! Người xưa nhẫn như thế nào?
Lận Tương Như vì suy nghĩ cho xã tắc, nhiều lần nhượng bộ, không tranh giành, làm cảm động Liêm Pha (Ảnh: Internet)
“Bậc Đế Vương vì nhẫn mà được
thiên hạ, tướng lĩnh vì nhẫn mà được lâu dài, thương nhân vì nhẫn mà
được giàu sang phú quý, người thường vì nhẫn mà có được tri kỷ”. Nhẫn
nhịn luôn là một đức tính truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của con
người. Nhìn lại lịch sử Trung Hoa, có nhiều câu chuyện mang đậm chữ
“nhẫn” trong nội hàm ý nghĩa.
Nhẫn là khoan dung, tha thứ
Trong “Thượng thư”, Chu Thành Vương khuyên bảo quân rằng: “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tể; hữu dung, đức nãi đại.” (Tạm dịch: Nhất định phải nhẫn nhịn mới có thể thành công, có thể khoan dung với người thì đạo đức tu dưỡng mới có thể nâng cao lên). Khổng Tử nói: “tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Tạm dịch: Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hỏng chuyện đại sự) “quân tử vô sở tranh” (Tạm dịch: Người quân tử không tranh gì cả)…
Nhẫn là bài học tất yếu của mỗi người,
có thể tinh lọc nhân tâm, hóa giải xung đột. Khoan dung, độ lượng trong
cuộc sống là một loại biểu hiện của “Nhẫn”. Có thể nhẫn mới có thể thành
tựu việc lớn, hóa giải sự thù hận.
Trong sử ký “Liêm Pha Lận Tương Như liệt
truyện” có ghi lại câu chuyện “Chịu đòn nhận tội”. Lận Tương Như bởi vì
có công “đem ngọc trả lại vua Triệu “ mà được phong làm Thượng Khanh.
Địa vị của Lận Tương Như đột nhiên cao hơn của Liêm Pha (một vị tướng
giỏi của nhà Triệu). Liêm Pha không phục liền tuyên bố rằng, chỉ cần gặp
mặt Tương Như sẽ làm nhục ông. Sau khi Lận Tương Như biết được, ông đã
cố gắng né tránh để không phát sinh xung đột với Liêm Pha. Mỗi lần đến
lúc vào triều, Lận Tương Như thường cáo ốm vì không muốn tranh giành
chức vị với Liêm Pha. Không lâu sau, lúc Tương Như ở thành Hàm Đan, khi
đoàn xe của ông từ xa xa đã nhìn thấy đoàn xe của Liêm Pha, ông đã ra
lệnh cho đoàn xe của mình rẽ vào một con hẻm để cho đoàn xe của Liêm Pha
đi trước, tránh hai bên xảy ra xung đột.
Lận Tương Như vì suy nghĩ cho xã tắc, nhiều lần nhượng bộ, không tranh giành, làm cảm động Liêm Pha (Ảnh: Internet)
Môn khách của Lận Tương Như thấy ông xử sự như vậy, liền cho rằng ông sợ, nên đã nói: “Chúng tôi rời bỏ người thân gia đình đến hầu hạ ngài là vì ngưỡng mộ tiết nghĩa cao thượngcủa
ngài. Bây giờ chức vị của ngài cũng tương đương với của Liêm Pha tướng
quân. Tướng quân Liêm Pha mở miệng ra là nói lời ác, vậy mà ngài lại
trốn tránh ông ta. Ngài quá sợ ông ta. Dù là người thường gặp phải cũng
cảm thấy bị sỉ nhục, huống hồ là tướng quân như ngài! Chúng tôi, những
người không có tiền đồ, xin ngài cho chúng tôi được cáo từ!”.
Lận Tương Như kiên quyết giữ họ lại và nói: “Các vị thử nghĩ xem, Liêm tướng quân và Tần Vương ai lợi hại hơn?” Mọi người trả lời: “Liêm Tướng Quân không bằng được Tần Vương” Tương Như lại nói: “Với
uy thế của Tần Vương, mà ta còn dám nói lý, quát mắng ông ta ngay trước
triều thần nước Tần. Ta, Lận Tương Như mặc dù tài hèn, nhưng lẽ nào lại
sợ Liêm Pha? Điều ta nghĩ đến là nước Tần lớn mạnh sở dĩ không dám xâm
lược nước Triệu chúng ta, là bởi vì nước Triệu có ta và Liêm tướng quân!
Hiện giờ nếu hai hổ đấu nhau, tất không thể cùng sinh tồn. Cho nên, ta
nhẫn nhịn Liêm tướng quân như vậy, là vì luôn đặt sự an nguy quốc gia
làm đầu mà để chuyện cá nhân ở phía sau!”
Khi những lời này của Lận Tương Như được
truyền đến tai Liêm Pha tướng quân, bấy giờ Liêm Pha tướng quân mới
bình tâm suy nghĩ cảm thấy mình vì tranh giành địa vị cá nhân mà không
nghĩ đến quốc gia đại sự, thật là không phải. Thế là, Liêm tướng quân
liền cởi áo bào, mang theo một cành mật gai đến gặp Lận Tương Như để
chịu tội. Lận Tương Như thấy Liêm Tướng quân đến xin chịu tội, vội vàng
đi ra nghênh đón. Từ đó, hai người trở thành bạn tốt và đồng tâm hiệp
lực bảo vệ nước Triệu.
Đại nhẫn là ở “Tâm”
Nhẫn không chỉ là thể hiện ở sự nhượng
bộ, mà còn thể hiện ở chỗ khi bị lăng nhục vẫn có thể chịu nhận mà không
động tâm. Chỉ riêng chữ Nhẫn (忍) đã biểu đạt được điều này. Bên trên
của Nhẫn (忍) là chữ đao (刀) và còn thêm một điểm để biểu thị sự sắc bén
của vết đao, bên dưới của Nhẫn (忍) lã chữ Tâm (心).
Ý tứ ở đây chỉ việc dùng một đao sắc bén
đâm vào trái tim thì đương nhiên là đau. Người bình thường bị như vậy
phải đau đớn quằn quại lăn qua lăn lại trên mặt đất. Nhưng chữ Tâm ở bên
dưới chữ Nhẫn kia vẫn đứng vững yên tĩnh. Biểu hiện không động tâm này
chính là hình ảnh lột tả được nội hàm của Nhẫn.
Chữ Nhẫn (Ảnh: internet)
Câu chuyện về hòa thượng Đại Hưng
Hòa thượng Đại Hưng là một người độ
lượng và từ bi. Cuộc đời của ông, đã trải qua nhiều gian khổ tủi nhục
nhưng rất thành tâm trong tu Phật. Câu chuyện sau đây nói đến cái nhẫn
phi thường của ông.
Tại chân núi Cửu Hoa, có một gia đình
rất giàu có. Họ có một người con gái tên Tiểu Hội, cô có hôn ước với
người con trai của một gia đình giàu có khác.
Ba năm trước khi chọn ngày hôn lễ, Tiểu
Hội đã sinh một bé trai. Gia đình cô ta điên đảo lo sợ và thất vọng. Họ
bắt cô phải khai ra sự thật. Cuối cùng Tiểu Hội đã nói với gia đình cô
ta “Có một lần tôi đi chùa cúng phật tại Núi Cửu Hoa và bị hòa thượng
Đại Hưng hãm hiếp. Sau đó tôi mang thai bé trai này.” Cha cô ta tức
giận. Ông đem gia nhân của ông đến núi Cửu Hoa làm náo động cả ngôi
chùa. Ông và gia nhân đánh đập, chửi bới nguyền rủa hòa thượng Đại Hưng
về những tội ác đã làm kể trên. Cuối cùng ông ném thằng bé này cho hòa
thượng Đại Hưng và bắt phải nuôi dưỡng nó. Hòa thượng Đại Hưng lặng lẽ
nhận đứa bé và nói khẽ “A Di Đà Phật!”
Từ đó danh tiếng của hòa thượng sụp đổ
hoàn toàn. Ông đã từng là một vị hòa thượng rất được kính nể, nhưng bây
giờ đã bị nguyền rủa là một hòa thượng hiếp dâm phụ nữ. Nơi nào ông đến,
đều bị thiên hạ khinh khi cười cợt, phỉ báng. Nhưng, ông không để ý
đến. Hằng ngày ông xuống núi xin bố thí để mua sữa nuôi đứa bé. Được sự
dưỡng dục chu đáo của ông, đứa trẻ trông rất khỏe mạnh và thông minh.
Ba năm trôi qua rất nhanh.
Tuy rằng cô bị hãm hiếp, những ngày lẽ
cưới không thay đổi. Trong đêm tân hôn, người chồng muốn biết sự thật
xuất xứ của đứa bé đó, cô ta vừa khóc vừa nói với ông tất cả. Ngay sáng
hôm sau, người chồng nói sự thật với gia đình của anh ta là hai người đã
lén lút gặp nhau và đó cũng là lý do tạ sao Tiểu Hội đã mang thai và
sinh đứa bé ba năm qua. Đó cũng là lý do tại sao anh ta khăng khăng muốn
đám cuới với Tiểu Hội dù rằng cô không còn trong trắng. Vì muốn giữ
danh tiếng của chồng tương lai của cô, Tiểu Hội đã đổ tội cho hòa thượng
Đại Hưng.
Ba ngày sau hôn lễ, Tiểu Hội về thăm gia
đình của mình theo phong tục của người Trung Hoa. Cô đã nói với gia
đình cha mẹ cô về sự thật đó. Gia đình cô vô cùng kinh ngạc, nhất là đứa
bé con của cô ta. Họ rất hối hận là đã làm điều sai trái đối với vị hòa
thượng và đã bỏ bê cháu của họ trong ba năm qua.
Hai gia đình gấp rút tới chùa. Họ quỳ
trước mặt hòa thượng Đại Hưng, và thành tâm xin lỗi và mong được xin lại
đứa cháu. Hòa thượng đã nuôi được một đứa bé khỏe mạnh, và luôn có nụ
cười trên môi, Hòa Thượng với dáng bình yên thanh thản như chưa từng xảy
ra chuyện gì, ông bế đứa bé trả lại cho Tiểu Hội một cách trang trọng,
và nói với họ “Đem đứa bé này về! A di dà Phật!” Ông chấp hai tay trước
ngực để ra dấu tạm biệt họ, và thản nhiên trở vào phòng thiền định.
Kể từ đó trở đi, tất cả hòa thượng trong chùa và mọi người càng kính trọng hòa thượng Đại Hưng hơn nữa.
(Ảnh: Internet)
“Nhẫn” quyết không phải là nhu nhược
Nhẫn là một loại tu dưỡng và cảnh giới, tuyệt đối không phải là nhu nhược.
Thuở thiếu niên, Hàn Tín thân thể cường
tráng, võ nghệ cao cường, vì là người luyện võ nên thường khoác bảo kiếm
đi trên đường. Một hôm, có một kẻ vô lại hỏi Hàn Tín: “Ngươi khoác bảo kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Có can đảm thì giết ta đi!”
Hàn Tín thầm nghĩ: “Ta giết hắn là việc quá dễ dàng, nhưng sát nhân là phải đền mạng, hơn nữa cũng là việc không đáng.” Người kia liền cười to và nói: “Ngươi không dám giết ta, vậy ngươi phải chui háng ta đi nếu không đừng hòng đi qua!” Trong tiếng cười nhạo của cả đám đông bọn họ, Hàn Tín đã thực sự chui qua háng của kẻ vô lại.
Điển tích Hàn Tín chịu nhục chui háng (Ảnh: internet)
Hàn Tín làm như vậy, không những không
có người cho rằng ông nhu nhược mà nhiều người còn cho rằng ông có năng
lực nhẫn nại và khả năng kiềm chế cao.
Trong “Lưu Hầu luận”, Tô Thức cho rằng:
Thời xưa, người được xưng là dũng sĩ nhất định có tiết tháo hơn người,
có thể độ lượng với cả những việc người thường không thể chịu đựng được.
Người “hữu dũng vô mưu” khi bị vũ nhục, nhất định sẽ rút kiếm, đây
không thể được gọi là dũng sĩ. Dũng sĩ thực sự trong thiên hạ, khi gặp
những sự tình bất ngờ đều không bị kinh hoảng, khi vô cớ bị người khác
vũ nhục, cũng thấy bình thường, không phẫn nộ. Đây thường là bởi vì họ
có ý chí, khát vọng vô cùng lớn, chí hướng cao xa phi thường.
Không có “Dục vọng” chính là “Nhẫn”
Cốt lõi của nho gia là “Nhân”, “Nhân”
với “Nhẫn” là cùng âm. Vậy thì, cái gì là Nhân? Khổng Tử nói: “khắc kỷ
phục lễ vi nhân” (Tạm dịch: Có thể theo “Lễ” thì là Nhân). Một
người nếu muốn trở thành người hành xử theo “lễ” phải thường xuyên kiềm
chế bản thân, ước thúc lời nói và hành vi của mình, khiến cho lời nói và
hành vi của mình đều phù hợp với yêu cầu của “Lễ”.
Đây là một việc rất khó, kỳ thực trên
đời này chiến thắng khó khăn nhất là chiến thắng bản thân mình chứ không
phải chiến thắng người khác.
Con người đều có thất tình lục dục. Thất
tình theo Nho gia là: hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ác, dục. Thất tình theo Phật
giáo là: hỉ, nộ, ưu, cụ, ái, tăng, dục. Thất tình theo Trung y là: hỉ,
nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh.
Con người khi chìm đắm trong tình và
dục, vì mình, trước đủ loại hấp dẫn, trong lợi ích trước mặt, thì có thể
nhẫn được không? Rất nhiều người khi mất đi “danh, lợi, tình” sẽ sản
sinh ra một loại cảm giác thống khổ, cảm thấy khó có thể chịu đựng được.
Kỳ thực, chỉ cần có thể bỏ đi dục vọng, thì sẽ không có loại cảm giác
thống khổ này, Nhẫn lúc đó cũng đã thăng hoa.
Quỷ Cốc Tôn sư có hai học trò xuất sắc là Tôn Tẩn và Bàng Quyên. Một hôm Quỷ Cốc muốn thử tài học trò bèn kêu họ lại, bảo: - Ta ngồi trong động, trò nào có thể mời ta ra ngoài được? Bàng Quyên vội vàng giành mời trước, nói: - Bạch Tô sư, ngoài cửa động có rồng chầu phượng múa rất đẹp! Quỷ Cốc nói: - Hôm nay hung nhật, làm gì có việc đó? Bàng Quyên lại nói: - Có Bạch Hạc Đồng Tử mời thầy đi đánh cờ. Quỷ Cốc lắc đầu, nói: - Hôm qua ta đã chơi cờ với họ rồi. Bàng Quyên trâng tráo: - Nếu thầy không ra thì con nổi lửa đốt động! Quỷ Cốc mỉm cười. Đến lượt Tôn Tẫn mời. Tôn Tẫn thành kính thưa: - Đệ tử không thể mời thầy từ trong ra ngoài được. Nhưng nếu thầy ở ngoài động đệ tử có cách mời thầy vào trong được. Quỷ Cốc lấy làm lạ bèn truyền đem ghế ra ngoài ngồi, cốt xem Tôn Tẫn sẽ mời bằng cách nào. Khi Tôn Sư an tọa, Tôn Tử vội quỳ xuống: - Vậy đệ tử mời thầy ra ngoài được rồi! Quỷ Cốc phục cái trí của Tôn Tẫn.
LỜI BÀN:
Hai lần Bàng Quyên mời Quỷ Cốc là hai lần lừa gạt một cách lộ liễu thấp
kém. Giả sử có rồng chầu phượng múa, hoặc có Bạch Hạc Đồng Tử ở ngoài
động, Quỷ Cốc vẫn không ra thì sao? Đến lần thứ ba, Bàng Quyên không cần
mời nữa, bèn dùng cái kế "đốt động", Quyên bộc lộ hết cái ác tâm của
mình. Quả thật, ngày sau do ghét Tôn Tẫn, Quyên đã đục lấy bánh xương
chè của Tôn Tẫn. Quyên đã lừa thầy hại bạn. Tôn Tẫn không nghĩ đến đến
chuyện xa vời, chỉ lấy sự thật làm kế (vì không kế nào hay bằng sự thật,
không có bí mật nào kín bằng công khai). Bậc Tôn sư như Quỷ Cốc cũng
phải mắc mẹo này. Tôn Tẫn ngày sau làm quân sư cho Tề hai lần đánh bại
quân Ngụy do Bàng Quyên chỉ huy. Cuối cùng Bàng Quyên tự sát ở Mã Lăng.
Qua cuộc thử trí trên đây, ta có thể đoán được tâm hồn của mỗi người.
Phạm Lãi (quỳ) và Câu Tiễn trong phim
Việt Vương Câu Tiễn hay còn gọi tên khác là Nằm Gai Nếm Mật lúc này vừa
đánh thua quân Ngô (Ảnh: Internet)
Cổ nhân nói: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu”
(Tạm dịch: Không nhịn được việc nhỏ nhặt, sẽ làm hỏng việc lớn). Trong
cách đối nhân xử thế, nếu như có thể nhẫn nhịn thì chính là một loại
biểu tượng của thao hối (có tài, có trí mà kín đáo), hàm dưỡng, trí tuệ
rộng lớn, và biết nhìn xa trông rộng.
Thời cổ đại Trung Quốc, Việt Vương Câu
Tiễn nằm gai nếm mật, chịu nhẫn nhục mà có thể phục quốc. Hàn Tín chịu
nhẫn nhục chui háng mà cuối cùng làm lên sự nghiệp lớn. Không ngừng truy
cầu nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân là một trong những đặc điểm nổi
bật của văn hóa nho gia truyền thống. Câu “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu” thể hiện tinh thần nhẫn nại trong tư tưởng của nho gia. Người xưa cũng nói: “Bách hành chi bản, nhẫn chi vi thượng”
(Tạm dịch: Trong trăm cái nết thì nhẫn là cao hơn hết) vì vậy trong tất
cả sự nghiệp của đời người đều cần phải kiềm chế và nhẫn nại.
“Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu” là một ý trong câu nguyên văn: “Xảo ngôn loạn đức, tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu.” Có
ý rằng, đối với việc nhỏ mà không thể đối đãi đúng đắn, không thể nhẫn
nhịn tha thứ thì sẽ khiến cho việc lớn của mình bị thất bại.
Trong lịch sử có rất nhiều câu chuyện kể
về các nhân vật khi đối mặt với việc “bị làm cho nhục nhã” mà không hề
so đo hay oán hận, không phô trương nên đã tránh được việc gặp phải tai
họa.
Ví dụ câu chuyện của Trương Nhĩ và Trần
Dư là hai danh sĩ thời nhà Ngụy. Sau khi nước Tần tiêu diệt nước Ngụy.
Trương Nhĩ và Trần Dư mai danh ẩn tích đến huyện Trần làm người giữ cổng
làng để kiếm ăn.
Một hôm, có một viên quan lại trong làng
lấy roi đánh Trần Dư. Trần Dư muốn đứng lên phản kháng, Trương Nhĩ giẫm
vào gót chân của Trần Dư ám chỉ Trần Dư hãy cố gắng nhẫn chịu để cho
ông ta đánh. Sau khi viên quan lại đi rồi, Trương Nhĩ kéo Trần Dư đến
dưới gốc cây dâu và nói: “Trước đây tôi đã nói với anh như thế nào?
Hôm nay mới chỉ một cái nhục mà đã không nhịn được, chẳng lẽ anh muốn
chết uổng trong tay tên quan lại đó sao?” Trần Dư hiểu ra dụng tâm
của Trương Nhĩ mà nghe theo. Không lâu sau đó, cả Trương Nhĩ và Trần Dư
đều làm chức thừa tướng. Nếu như lúc trước hai người họ không nhẫn nhịn
được tên tiểu quan lại kia thì kết quả chắc chắn sẽ không là như vậy.
Tương truyền Tôn Tẫn chính là cháu của Tôn Vũ (tức Tôn Tử), là người thông minh, có nghĩa khí.
Ảnh dienanh
Tôn Tẫn là người nước Yên, cha là Tôn Tháo, mẹ là Công Chúa Yên Đơn, ông nội là Tôn Võ Tử .
Công
Chúa Yên Đơn thọ thai 48 tháng mới sanh ra Tôn Tẫn. Lúc sanh ra là lúc
Công Chúa Yên Đơn đương bị khổn trong trận do Hỗn Thiên Tán của Túy Vân,
nên nằm bất tỉnh rồi lâm bồn đúng giờ Tý tại núi Kinh Kha nước Yên
Lúc
Tôn Tẫn lên 9 tuổi thì Tôn Tháo mất, Tôn Kiều là chú đang làm quan Đại
Phu nước Tề đem Tôn Tẫn về nuôi dưỡng. Sau đó Tôn Kiều gặp nạn, phải
lánh sang nước Châu, gia đình sa sút, Tôn Tẫn phải đi làm thuê để sinh
sống .
Tôn
Tẫn lớn lên, nghe đồn Quỉ Cốc Tiên Sinh có tài cao phép lạ , nên tìm
đến xin thọ giáo. Nguyên ở Dương Thành thuộc địa phận nhà Châu, có một
chỗ gọi là Quỉ Cốc, vì nơi ấy có núi cao rừng rậm, âm khí nặng nề. Trong
núi ấy có một ẩn sĩ họ Vương tên Hủ , trước ở núi Vân Mộng cùng Mặc
Địch hái thuốc, tu Tiên, sau đến ẩn nơi Quỉ Cốc, nên người ta thường gọi
là Quỉ Cốc Tiên Sinh .
Quỉ
Cốc Tiên Sinh có học vấn uyên bác, tu Tiên đắc đạo, tinh thông lý số,
thông hiểu lẽ huyền vi của Trời Đất, lại cũng tinh thông binh thơ đồ
trân. Học trò của Quỉ Cốc Tiên Sinh có nhiều người tài giỏi như : Tôn
Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi, vv… Tôn Tẫn và Bàng Quyên thì học
về binh pháp. Còn Tô Tần và Trương Nghi thì học về du thuyết . Bàng Quyên học được 3 năm, tự cho mình đã giỏi rồi, nên xin thầy cho xuống núi đi lập công danh.
Quỉ
Cốc bảo Bàng Quyên đi hái một cành hoa đem vào đây để thầy đoán vận
mạng cho. Bàng Quyên đi ra khỏi động, nhằm lúc khí Trời nóng nực, cây
cối không ra hoa, chỉ thấy một bông hoa cỏ, liền nhổ lên cả gốc, toan
đem trình thầy, bỗng nghĩ rằng bông hoa nầy mềm yếu và không đẹp nên ném
xuống đất, rồi đi tìm hoa khác, nhưng không tìm được cành hoa nào, đành
trở lại chỗ cũ, nhặt cành hoa đã bỏ lúc nảy, bỏ vào túi áo, rồi vào
trình thầy rằng : – Trong núi mùa nầy không có hoa. – Không có hoa thì vật gì trong túi áo của ngươi đó ?
Bàng Quyên không giấu được, buộc phải đưa ra trình. –
Nhà ngươi có biết cái hoa nầy tên gì không ? Nó là hoa Mã Đâu Linh, mỗi
lần nở 12 bông, ứng với số năm vẻ vang của ngươi. Hoa nầy hái ở Quỉ
Cốc, thấy mặt Trời thì héo, bên chữ QUỈ có chữ ỦY thành chữ NGỤY (đây
đều là chiết tự tiếng Trung Quốc) , nhà ngươi xuất thân ở nước Ngụy. Sau
nầy nhà ngươi vì việc lừa dối người mà bị người lừa dối lại. Vậy nên
lấy điều đó mà răn mình. Ta có 8 chữ nầy, nhà ngươi khá nhớ : “ Gặp dê
thì vinh, gặp ngựa thì hỏng.”
Bàng Quyên lạy thầy 2 lạy nói rằng : – Lời giáo huấn của thầy, đệ tử hết lòng ghi nhớ. Tôn Tẫn tiễn Bàng Quyên xuống chơn núi.
Bàng Quyên nói : –
Đệ cùng huynh kết nghĩa anh em, thề giàu sang cùng hưởng, khốn nàn cùng
gánh. Chuyến đi nầy nếu đệ lập được công danh thì sẽ tiến cử huynh để
cùng lập cơ nghiệp.
Hai người chia tay, Tôn Tẫn buồn rớm nước mắt, trở lên núi. Quỉ Cốc Tiên Sinh hỏi Tôn Tẫn :
– Ngươi bảo cái tài của Bàng Quyên làm được Đại Tướng không ? – Nhờ ơn thầy dạy bảo đã lâu, lẽ nào Bàng Quyên không làm được Đại Tướng ? – Không làm được, nhứt định không làm được. Tôn Tẫn nghe thầy nói vậy thì lấy làm lạ nhưng không dám hỏi thầy lý do. Hôm sau, Quỉ Cốc bảo các học trò : – Ban đêm, ta rất khó ngủ, ta rất ghét tiếng chuột kêu. Các trò phải luân phiên nhau thức mà đuổi chuột cho ta.
Các trò đều vâng lời, chia phiên thức gác. Tới phiên Tôn Tẫn, Tiên sinh lấy một quyển sách trao cho Tôn Tẫn nói : –
Đây là 13 thiên binh pháp của ông nội nhà ngươi tên là Tôn Võ Tử, xưa
đem dâng cho vua Hạp Lư nước Ngô, nhờ đó mà Hạp Lư phá tan quân Sở. Hạp
Lư giữ cuốn sách nầy làm gia bảo, bỏ vào hộp sắt, giấu vào cột Cô Tô
Đài. Từ khi quân nước Việt đốt Cô Tô Đài, cuốn sách ấy mất tích luôn.Ta
có chơi thân với ông nội ngươi, nên được xem sách ấy, ta nhớ và ghi lại,
tự tay ta chú giải thêm nhiều điều bí mật trong cách hành binh. Ta chưa
từng cẩu thả giao sách cho ai, nay thấy ngươi trung hậu, nên ta giao
cho ngươi học, trong 3 ngày giao lại cho ta. Học cuốn sách nầy, khéo
dùng thì làm lợi cho thiên hạ, không khéo dùng thì hại rất lớn. Bàng
Quyên không là người tốt, nên ta không dạy.
Tôn
Tẫn đem sách về phòng, ngày đêm nghiền ngẫm, trong 3 ngày thì nằm lòng.
Ba ngày sau, Tôn Tẫn đem sách nộp cho thầy. Tiên Sinh theo từng thiên
hỏi lại Tôn Tẫn, Tôn Tẫn đối đáp rất trôi chảy. Tiên Sinh mừng rỡ nói :
– Ngươi biết dung tâm như thế, Tỗ phụ ngươi dầu đã qua đời chắc rất vui lòng.
Nói
về Bàng Quyên, xuống núi thẳng đến nước Ngụy, vào cầu quan Tướng Quốc
Vương Thác. Vương Thác tiến cử Bàng Quyên lên vua Ngụy Huệ Vương. Khi
Bàng Quyên vào chầu vua, gặp lúc nhà bếp dâng lên món thịt dê. Bàng
Quyên mừng thầm vì nhớ lời thầy dặn , gặp dê thì vinh .
Bàng
Quyên được Huệ Vương trọng dụng, lần lần phong lên đến chức Nguyên
Soái, kiêm Quân Sư. Con trai là Bàng Anh, cháu là Bàng Thông, Bàng Mai
đều được vua phong làm Tướng, cả nhà vinh hiển. Lúc
bấy giờ có Mặc Địch ghé Quỉ Cốc thăm bạn cũ là Vương Hủ (Quỉ Cốc Tiên
sinh), Mặc Địch gặp Tôn Tẫn, đàm luận rất hợp ý, bèn bảo Tôn Tẫn :
– Anh học nghệ đã thành, sao không đi lập công danh ? – Tôi có người bạn học là Bàng Quyên, đã ra làm quan ở nước Ngụy, có hẹn khi nào đắc chí sẽ tiến cử tôi, nên tôi đợi. – Bàng Quyên đã làm Nguyên soái nước Ngụy, để tôi vì anh mà đến đó dọ ý Bàng Quyên thế nào ? Mặc
Địch từ giã Quỉ Cốc rồi đi vào nước Ngụy, nghe Bàng Quyên cậy tài, nói
quá không biết thẹn, không có ý tiến cử Tôn Tẫn. Mặc Địch vào nói cho
Huệ Vương rõ các việc. Huệ Vương liền đòi Bàng Quyên đến hỏi : –
Ta nghe nói Tôn Tẫn cùng học một thầy với Nguyên soái, lại được học
riêng binh pháp bí truyền của Tôn Võ Tử, tài giỏi không ai bằng, sao
Nguyên soái chẳng vì Quả nhân mà tiến cử người ấy đến giúp Trẫm. –
Tâu Bệ hạ, hạ thần không phải không biết tài của Tôn Tẫn, nhưng Tôn Tẫn
là người nước Tề, nay làm quan nước Ngụy thì thế nào cũng liên lạc với
Tề. Nay Bệ hạ muốn triệu Tôn Tẫn thì hạ thần xin viết thơ gọi đến. Bàng
Quyên ở vào thế buộc phải viết thơ gọi Tôn Tẫn, nhưng thâm tâm rất sợ
Ngụy Vương trọng dụng Tôn Tẫn, bỏ rơi mình, nên thầm tính kế hại Tôn
Tẫn.
Bàng Quyên viết thơ xong, Huệ Vương dùng xe Tứ Mã và đồ lễ long trọng, sai người đến Quỉ Cốc rước Tôn Tẫn.
Tôn
Tẫn tiếp được thơ của Bàng Quyên, vội đem trình thầy. Tiên sinh bảo Tôn
Tẫn đi hái một cành hoa để bói coi tốt xấu. Tôn Tẫn thấy bình hoa trên
án có một cành hoa cúc, bèn đến rút lấy đem trình thầy, rồi đem cắm trở
lại vào bình.
Tiên
sinh đoán rằng : Cành hoa nầy bị bẻ, không hoàn hảo, nhưng tánh chịu
rét, dẫu có bị tàn hại cũng không hề gì. Vả cắm trong bình, mọi người
đều quí trọng, mà cái bình ấy lại là vàng đúc cùng một loại với chung
đỉnh, chắc rồi sẽ có tiếng tăm lừng lẫy. Nhưng cành hoa nầy 2 lần cất
nhắc lại cắm vào bình, vậy sự nghiệp của ngươi chưa thể đắc ý ngay được,
mà kết cuộc sẽ làm nên ở quê mình. Vậy ta đổi tên cho, có thể mong tiến
thủ được. Tên ngươi là TÂN , ta thêm một chữ NHỤC ở bên tả thành chữ
TẪN , vậy tên của ngươi là Tôn Tẫn (các ký tự tiếng Trung Quốc) . (Tân
là khách, Tẫn là bị chặt xương đầu gối) Tiên sinh đổi tên như thế là vì
Tiên sinh biết trước học trò mình bị cái hoạ chặt chân, nhưng không dám
tiết lộ. .
Khi
Tôn Tẫn lạy thầy từ biệt, Thầy trao cho một bức cẩm nang, dặn kỹ khi
nào gặp việc nguy cấp mới mở ra xem. Tôn Tẫn lạy tạ thầy lần nữa, rồi
xuống núi, lên xe Tứ Mã thẳng đến nước Ngụy, tạm ở trong phủ của Bàng
Quyên.
Bàng
Quyên biết Tôn Tẫn tài giỏi hơn mình, sợ Ngụy Vương dùng Tôn Tẫn, bỏ
rơi mình, nên Bàng Quyên, ngoài mặt giả đò anh em thân thiết, nhưng ngầm
lập kế ám hại Tôn Tẫn. Bàng Quyên giả mạo chứng cớ, cáo buộc Tôn Tẫn tư
thông nước Tề để hại nước Ngụy. Huệ Vương nghe lời sàm tấu của Bàng
Quyên, bắt Tôn Tẫn chặt chưn và thích vào trán 4 chữ “ Tư Thông Ngoại
Quốc ”.
Tôn
Tẫn trở thành phế nhân, mỗi ngày chịu ơn Bàng Quyên cung cấp 3 bữa ăn.
Bàng Quyên lại dùng thủ đoạn để gạt người bạn cũ chép 13 thiên binh pháp
truyền lại cho mình.
Tôn
Tẫn vì lầm gian kế của Bàng Quyên nên rất khổ sở, quá chán nãn cho tình
người đen bạc, lại bị vết thươngchặt chưn hành hạ quá đau đớn, muốn tìm
kế thoát thân, nhưng chưa biết phải làm sao, sực nhớ bức cẩm nang thầy
ban cho, liền bí mật mở ra xem, thấy thầy đề 2 chữ : Giả điên.
Buổi
chiều hôm ấy, khi mâm cơm đưa tới, Tôn Tẫn cầm đũa định ăn, bỗng làm ra
dáng mê man, nôn oẹ, hồi lâu nổi giận giương mắt hét to lên rằng : Mày
dùng thuốc độc hại ta, rồi hất đổ mâm cơm xuống đất, miệng lảm nhảm chửi
hoài.
Bàng
Quyên được lính hầu báo cho biết việc Tôn Tẫn nổi điên thì không tin,
đến tận nơi xem xét và nhốt Tôn Tẫn vào chuồng heo, đem cơm đến cho ăn.
Tôn Tẫn lại hét : “ Mày lại đem thuốc độc đến hại ta à ?” Nói rồi gạt
mâm cơm đổ xuống đất. Tên lính hầu nhặt cơm cho chó ăn, lấy một cục bùn
đưa Tôn Tẫn thì Tôn Tẫn liền lấy ăn ngay.
Bàng
Quyên tin chắc Tôn Tẫn điên thật nên không lấy làm lo, dần dần thả lỏng
Tôn Tẫn muốn đi đâu thì đi, nhưng ra lịnh cho người theo dõi, mỗi sáng
phải trình báo cho biết Tôn Tẫn hiện đang ở đâu.
Bấy
giờ Mặc Địch sang chơi nhà Điền Kỵ nước Tề. Có người học trò tên Cầm
Hoạt ở nước Ngụy đến. Mặc Địch hỏi thăm Cầm Hoạt lúc nầy Tôn Tẫn có đắc ý
không ? Cầm Hoạt thuật lại việc Tôn Tẫn bị chặt châ và trở nên điên
khùng.
Mặc Địch nói : – Ta muốn tiến cử hắn nào ngờ lại thành ra hại hắn. Mặc
Địch liền nói rõ tài học của Tôn Tẫn cho Điền Kỵ nghe và việc Bàng
Quyên ganh tài ám hại Tôn Tẫn, khuyên Điền Kỵ tìm cách rước Tôn Tẫn sang
Tề. Điền Kỵ vào tâu với vua Tề là Tề Uy Vương. Uy Vương muốn đem binh
đón Tôn Tẫn thì Điền Kỵ can, nói phải lập kế mới rước Tôn Tẫn được.
Uy
Vương sai Thuần Vu Khôn sang Ngụy dâng trà, đem Cầm Hoạt đi theo giả
làm kẻ hầu. Qua đến Ngụy, Cầm Hoạt bí mật đi tìm Tôn Tẫn, rồi mướn người
khác giả làm Tôn Tẫn, đặng rước Tôn Tẫn thật về Tề. Thuần
Vu Khôn và Cầm Hoạt đưa được Tôn Tẫn ra khỏi nước Ngụy thì đi thẳng về
Lâm Tri, có Điền Kỵ thân hành ra đón. Tề Uy Vương rất mừng, muốn phong
Tôn Tẫn làm Quân Sư, nhưng Tôn Tẫn tâu rằng : –
Hạ thần chưa có chút công chi nên chưa dám nhận quan tước. Vả nếu Bàng
Quyên biết thần làm quan cho Tề ắt lo đề phòng, chi bằng tạm giấu đi mới
dễ bề hành động.
Uy Vương bằng lòng, cho Tôn Tẫn ở trong dinh Điền Kỵ, tôn là thượng khách.
Lúc
đó, Ngụy Huệ Vương sai Bàng Quyên đi đánh nước Triệu để đòi đất Trung
Sơn. Quân Triệu bị thua. Triệu Thành Hầu cầu Tề cứu viện. Tề Uy Vương
định phong Tôn Tẫn làm Đại Tướng đem binh cứu Triệu. Tôn Tẫn tâu rằng :
–
Hạ thần là kẻ tàn phế, nếu cho làm Đại Tướng e cho quân địch sẽ cười Tề
không có tướng tài, chi bằng Đại Vương cử Điền Kỵ làm Tướng, và hạ thần
bí mật theo giúp mưu kế.
Tề Uy Vương cử Điền Kỵ làm Đại Tướng, Tôn Tẫn làm Quân Sư bí mật ở trong xe, kéo đại binh cứu Triệu.
Điền
Kỵ muốn đem quân thẳng đến Hàm Đan là kinh đô của Triệu. Tôn Tẫn nói :
Tướng nước Triệu không đánh nổi Bàng Quyên, nên khi ta kéo quân đến đó
thì Hàm Đan đã mất về tay quân Ngụy rồi, chi bằng ta cứ đóng quân giữa
đường, rêu rao nói rằng ta đi đánh Tương Lăng của Ngụy. Huệ Vương lo sợ,
ắt phải gọi Bàng Quyên trở về giữ Tương Lăng. Bấy giờ ta đón đánh Bàng
Quyên thì thế nào cũng thắng.
Điền
Kỵ y theo kế đó mà làm. Quả đúng như lời Quân Sư Tôn Tẫn, Bàng Quyên
kéo binh về giữ Tương Lăng. Điền Kỵ bày binh theo cách của Tôn Tẫn, đánh
Bàng Quyên một trận tơi bời, Bàng Quyên ban đêm chạy trốn về Ngụy.
Năm sau, Bàng Quyền cùng Thái Tử Thân đem binh đánh nước Hàn. Hàn sang cầu cứu Tề. Tề Uy Vương cử Điền Kỵ và Tôn Tẫn đi cứu Hàn. Điền Kỵ muốn kéo quân đến nước Hàn. Tôn Tẫn nói : –
Không nên, trước kia ta cứu Triệu mà chưa hề đến Triệu, nay cứu Hàn
cũng y theo kế hoạch đó. Cái thuật giải cứu Hàn là phải đánh vào nơi yếu
trọng của Ngụy thì quân Ngụy tất phải kéo về. Cái kế ngày nay là phải
đem binh thẳng đến kinh đô Ngụy thì mới cứu được Hàn.
Bàng
Quyên đang thắng thế ở nước Hàn, nhưng Ngụy Huệ Vương ra lịnh cho Bàng
Quyên phải tức tốc rút binh về đón đánh quân Tề đang thừa cơ kéo đến
đánh kinh đô của Ngụy. Tôn Tẫn bày kế lừa Bàng Quyên. Quân Tề làm như sợ
hãi khi biết Bàng Quyên kéo quân trở về Ngụy. Ban đầu làm 10 vạn bếp,
sau đó rút quân như bỏ chạy, hôm sau làm 6 vạn bếp, hôm sau rút chạy
nữa, chỉ còn làm 3 vạn bếp.
Bàng Quyên cho quân quan sát các bếp của quân Tề, cười lớn nói với Thái Tử Thân :
–
Thật là hồng phúc của Ngụy Vương, quân Tề hèn nhát, vào đất Ngụy có 3
ngày mà binh sĩ bỏ trốn quá nửa. Kỳ nầy, Quyên sẽ bắt sống bọn Điền Kỵ
để rửa cái hận Tương Lăng năm trước.
Nói xong, Bàng Quyên chọn 2 vạn tinh binh tiến gấp đánh quân Tề, còn đại binh từ từ đi sau.
Tôn
Tẫn dọ biết tin đó, tính toán và dự kiến đoàn quân của Bàng Quyên sẽ
đến Mã Lăng vào lúc tối. Đường Mã Lăng ở giữa hai trái núi có cây cối um
tùm, rất dễ phục binh. Tôn Tẫn sai chặt cây ngã ngang để chẹn lối đi,
chỉ chừa một cây to giữa đường, cho cạo sạch một một ô vuông vỏ cây ở
phía Đông, rồi dùng than viết lên đó mấy chữ : “ Quân Sư Tôn bảo : Bàng
Quyên chết tại cây nầy.”
Tôn
Tẫn sai bộ tướng Viên Đạt, Độc Cô Trần, kén 5000 quân cung nỏ, mai phục
2 bên tả hữu Mã Lăng, dặn kỹ hễ nơi gốc cây có ánh lửa phát ra thì nhất
tề nhắm vào đó bắn.
Lại sai Điền Anh dẫn 1 vạn quân mai phục cách Mã Lăng 3 dặm chẹn đường quân Ngụy.
Tôn Tẫn phân phát binh xong thì cùng Điền Kỵ dẫn binh còn lại lên đóng phía Bắc để dự bị tiếp ứng.
Bàng
Quyên kéo binh đến Mã Lăng thì Trời vừa tối, thấy cây cối bị đốn ngã
nằm ngổn ngang, cho rằng quân Tề sợ quân Ngụy đuổi theo kịp nên đốn cây
cản đường như thế. Bàng
Quyên cho thu dọn cây cối, bỗng thấy có một cây giữa đường, gần nơi gốc
đẽo trắng, có viết chữ nhưng Trời tối không thấy rõ. Bàng Quyên sai một
tên lính châm lửa lên xem, Bàng Quyên đọc xong mấy chữ thì la lên : – Ôi ! Ta mắc mưu thằng què rồi ! Vừa
la xong thì có cả muôn mũi tên từ nỏ bắn ra, quân Ngụy chết thôi vô số.
Bàng Quyên bị loạn tên trọng thương, liệu không thoát được, bèn rút
kiếm tự đâm cổ chết.
Cuộc
đời của Bàng Quyên đúng y như lời của Quỉ Cốc Tiên Sinh đã nói trước :
Ngươi sẽ vì lừa người mà bị người lừa lại, gặp dê thì vinh, gặp ngựa thì
hỏng. Bàng Quyên chết tại Mã Lăng. (Mã là ngựa).
Giết
xong Bàng Quyên rồi, Tôn Tẫn xin với vua Tề cho về ẩn dật tu luyện ở
núi Thạch Lư. Một năm sau, không còn ai biết Tôn Tẫn ở đâu nữa.
Tôn Tẫn: Từ diệu kế đua ngựa thành quân sư kiệt xuất
Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 11:37 AM - 24/04/2015
/
3 Ý kiến
Tôn
Tẫn lúc mới đến nước Tề, lúc này còn chưa ai biết về tài năng của ông ,
vậy ông làm sao để trở thành nhà quân sư lừng lẫy trong lịch sử.
Thời
Chiến Quốc, đại tướng nước Tề là Điền Kỵ thường cùng Tề Vương và các
quý tộc cung đình cá cược đua ngựa. Mỗi cuộc thì đặt tiền cửa đến hàng
trăm lượng vàng. Tuy ở chiến trường ông oai phong dữ dội, chiến công
hiển hách là thế nhưng ở sòng bạc ông lại nhiều lần bị thất bại.
Sẩm
tối ngày hôm ấy, nhà Điền Kỵ có một vị khách trông rất phong trần dầu
dãi, người này tuy mặc áo vải nhưng có phong thái hơn người. Ông tên gọi
Tôn Tẫn .Trong tiệc rượu, hai người đàm luận về chiến thuật chiến lược
khi hai quân giao chiến. Nói đến chiến trận, Điền Kỵ phấn chấn hẳn lên,
đặc biệt cách ăn nói thông minh và tài thao lược kinh người của Tôn Tẫn
càng khiến ông hứng khởi vui thích. Bất giác đã qua ba tuần rượu, Điền
Ky chợt nhớ tới chuyện đua ngựa, mặt mày như có đảm mây sầu che phủ. Tôn
Tấn cảm thấy băn khoăn, vội vã hỏi:
Lão huynh, có chuyện gì phiền não thế?
Điền Kỵ trầm ngâm hồi lâu, sau rất mới ngượng nghịu thổ lộ nỗi khổ não chất chứa trong lòng bấy lâu.
Tôn
Tẫn nghe ông kể xong, trầm tư giây lát rồi nói: Việc này không hề khó,
lần sau huynh có thể đặt tiền cược lớn gấp ba, đệ bảo đảm huynh sẽ
thắng!
Điền Kỵ bán tín bán nghi hỏi;
– Lão huynh có diệu kế gì vậy?
Tôn Tấn có vẻ đã tính toán sẵn:
– Thưa vâng, đến lúc đó huynh tất sẽ rõ, không cần phải suy nghĩ nhiều đâu!
Đến
hôm đó, Điền Kỵ đặt cược một nghìn đồng vàng ngay trước mặt mọi người.
Tề Vương và những vương công quý tộc kia tưởng rằng ông thua nhiều nên
cay cú làm bừa. Họ cười nói;
– Lần này ông ta sẽ thua thảm hơn, nhìn mà xem!
Phương
pháp đua ngựa hồi đó là: người dự đua đều phải tự mình chia ngựa của
mình làm ba loại thượng, trung, hạ. Sau đó vào cuộc đua lần lượt theo
thứ tự thượng đẳng, trung đăng, rồi hạ đẳng. Cuộc đua xong xuôi, chỉ cần
ngựa của ai hai lần được ghi, tên là ”đầu bảng cược”, coi như là thắng.
Lại
nói hôm đó Điền Kỵ tuy đứt khoát đặt tiền cửa nhưng trong lòng vẫn
không khỏi lo lắng, lẩm bẩm: ”Lần này nếu lại thua, thì có thể.. ”.
Lúc này, Tôn Tẫn đến gần Điền Ky, nói nhỏ:
Lão
huynh, đừng có lo lắng, lại đây.. Hãy cho ngựa hạ đẳng của huynh đua
với ngựa thượng đẳng của họ rồi lại dùng ngựa thượng đẳng của huynh đua
với ngựa trung đẳng của họ, ngựa trung đẳng của huynh để cuối cùng mới
dùng, như thế họ chỉ còn lại ngựa hạ đẳng. Hiểu rõ chưa?
Ái chà! – Điền Kỵ nghe thế, vỗ đùi đen đét – Tại sao xưa nay ta không nghĩ ra điều này nhỉ?
Liền vội vàng đặn dò thủ hạ cứ sắp xếp như thế, như thế.
Kết
quả cuộc đua, không ngoài dự kiến, Điền Ky thắng hai cuộc, thoắt cái
mặt mày tưng bừng, bình tĩnh lấy đi một nghìn lạng vàng từ tay Tề Vương.
Ít
lâu sau, Điền Kỵ không đã đem bí mật khiến ông chiến thắng trong cuộc
đua ngựa kể cho quốc vương. Tề Vương vội vàng sai ông vời Tôn Tẫn đến.
Từ đó, Tôn Tấn làm quân sư cho nước Tề, nhiều lần đánh bại địch thủ trên
chiến trường, tiếng tăm lừng lẫy, trở thành một trong những nhà quân sự
kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc.
st
Cách thức phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân của người xưa
Điển tích Hàn Tín chịu nhục chui háng (Ảnh: internet)
Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói:
“Ta không hiểu biết như thế nào là
người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi
sự việc của người ấy là sẽ biết. Ta không biết được như thế nào là kẻ
tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ
biết.”
Suy ngẫm kỹ càng, thật đúng nó là quanh
co như vậy. Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần
phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một
cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu
nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình
hình cụ thể) thì chính là một quân tử. Chẳng trách mà người xưa dùng
tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để
nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Ngày xưa, có một vị thượng thư tên Lâm
Thoái Trai, ông ta phúc đức rất nhiều, con cháu đầy đàn. Lúc ông ta sắp
lâm chung, con cháu quỳ gối trước mặt ông xin thỉnh cầu lời giáo huấn.
Lâm Thoái Trai nói: “Ta không có lời nào khác, chỉ khuyên bảo các con học “chịu thiệt” là được rồi”.
Những người già Trung Quốc cũng thường
hay nói “chịu thiệt là phúc”, bởi vì họ biết rõ “Phúc, Lộc, Thọ” ở thế
gian con người đều là đổi từ đức mà ra, mà chịu thiệt lại có thể tích
đức. Xưa nay, rất nhiều anh hùng, cũng đều do có thể chịu nhịn nhục,
chịu thiệt mà làm nên đại sự. Nổi danh nhất chính là Hàn Tín có thể chịu
nhục chui háng, có thể nói đó là “chịu thiệt” đến cực điểm, bởi vậy sau
này Hàn Tín đăng đàn bái tướng, được Lưu Bang phong làm Tam Tề Vương.
Trái lại, nếu như luôn luôn khiến cho
người khác phải chịu hại chịu thiệt, như thế thì người này chẳng phải là
mất đức rồi sao? Làm nhiều việc xấu còn bị trời trừng phạt, thật sự là
cái được không bù nổi cái mất.
Biên dịch: Mai Trà
Loạn luân với chị ruột đã
đành, một thời gian sau đó ông vua trẻ họ Lưu lại tìm mọi cách để đưa
người cô ruột của mình vào hậu cung để hầu hạ. Khi cuộc tình chung đụng
giữa Lưu Tử Nghiệp và Công chúa Sơn Âm đã nhạt dần, một lần, Sơn Âm nói
với Lưu Tử Nghiệp rằng, bệ hạ thì có tam cung lục viện, mỹ nữ hàng đàn
tron
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét