Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

KIẾP GIANG HỒ 196

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sergei Mikhailov - Trùm của những đội sát thủ liên lục địa

Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 2

Tse Chi Lop được đàn em gọi là "Anh Ba" và đây cũng là cách mà các giới chức gọi tổ chức tội phạm do hắn điều hành trong cuộc điều tra ma túy quốc tế lớn nhất lịch sử.

Tse Chi Lop là ai?
Y là một trong những người bị truy nã gắt gao nhất châu Á. Y được bảo vệ bởi một nhóm võ sĩ đấm bốc Thái, di chuyển bằng máy bay riêng, và, theo cảnh sát, y từng "nướng" 66 triệu USD trong một đêm tại sòng bạc ở Macau.
Tse Chi Lop, công dân Canada sinh ra ở Trung Quốc, được cho là kẻ cầm đầu băng nhóm buôn lậu ma túy đa quốc gia rộng lớn, hình thành từ năm nhóm xã hội đen ở châu Á, theo các quan chức thực thi pháp luật. Các thành viên của băng nhóm gọi nó đơn giản là "Công ty". Cảnh sát đặt cho nó bí danh "Sam Gor", có nghĩa là "Tam Ca" - tức "Anh Ba" trong tiếng Quảng Đông, theo một trong những cách đàn em gọi Tse.
Giới hữu trách tin rằng tổ chức tội phạm này đang phân phối hàng tấn methamphetamine (meth), heroin và ketamine cho ít nhất một chục quốc gia từ Nhật Bản ở Đông Bắc Á đến New Zealand ở Nam Thái Bình Dương. Meth, tức ma túy đá - hợp chất gây nghiện, gây ra sự hủy hoại về thể chất và tinh thần đối với người sử dụng - là lĩnh vực kinh doanh chính của nhóm.
Theo những gì mà họ gọi là ước tính còn dè dặt, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) cho biết trong năm 2018, chỉ riêng doanh thu methamphetamine, "Anh Ba" đã thu về 8 tỷ USD/năm nhưng nói con số này có thể lên tới 17,7 tỷ USD. Cơ quan LHQ ước tính rằng băng nhóm này chiếm 40-70% thị phần bán buôn ma túy đá ở khu vực vốn đã tăng ít nhất bốn lần trong 5 năm qua, với cách thức hoạt động thường thấy là giấu ma túy trong các gói trà.
Sự bùng nổ chưa từng thấy trong hoạt động sản xuất ma túy đá đã dẫn đến một phản ứng cũng chưa từng có tiền lệ. Tse, 55 tuổi, là mục tiêu chính của Chiến dịch Kungur, cuộc điều tra về ma túy trên quy mô lớn, trước nay chưa từng được nhắc đến.
Do lực lượng Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) chủ trì, Chiến dịch Kungur có sự tham gia của khoảng 20 cơ quan từ châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu. Cho đến nay, đây là nỗ lực quốc tế lớn nhất lịch sử trong cuộc đấu tranh với các băng đảng ma túy châu Á. Chiến dịch bao gồm lực lượng chức năng của Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ và Canada. Đài Loan cũng hỗ trợ điều tra dù không phải là thành viên chính thức của chiến dịch.
Tài liệu chứa các hồ sơ AFP về 19 mục tiêu hàng đầu của chiến dịch, xác định Tse là người lãnh đạo của tổ chức tội phạm. Theo tài liệu, tổ chức này "có mối liên hệ hoặc liên quan trực tiếp đến ít nhất 13 phi vụ" buôn bán ma túy kể từ tháng 1/2015. Tài liệu này không cung cấp chi tiết về các vụ việc.
Một biểu đồ của lực lượng thực thi pháp luật Đài Loan xác định Tse là "giám đốc điều hành đa quốc gia" của tổ chức này. Một tài liệu tình báo của Cơ quan Quản lý Thực thi Ma túy Mỹ (DEA) được chia sẻ với các cơ quan chính quyền trong khu vực nói rằng Tse "được tin là" lãnh đạo của tập đoàn "Anh Ba".
Cảnh sát chưa công khai tuyên bố Tse bị nghi ngờ là ông trùm đứng đầu băng nhóm. Một số nhà điều tra nói rằng phạm vi hoạt động của "Anh Ba" đã đặt Tse ngang hàng với các trùm ma túy nổi tiếng nhất Mỹ Latin.
"Tse Chi Lop sánh ngang với El Chapo hoặc có thể là Pablo Escobar", ông Jeremy Douglas, đại diện UNODC tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, cho biết. "Từ 'vua ma túy' thường được dùng cho người này người kia, nhưng không nghi ngờ gì về việc nó được áp dụng trong trường hợp này".
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 4
Reuters đã không thể liên lạc với Tse. Trả lời câu hỏi của Reuters, AFP, DEA và Cục Điều tra Bộ Tư pháp Đài Loan cho biết họ sẽ không bình luận về các cuộc điều tra.
Trong năm vừa qua, Reuters đã đi khắp châu Á - Thái Bình Dương để điều tra câu chuyện về Tse và mạng lưới "Anh Ba". Việc này bao gồm các cuộc phỏng vấn với hơn 20 quan chức thực thi pháp luật từ 8 quốc gia, và xem các báo cáo tình báo từ cảnh sát và các cơ quan phòng chống ma túy, hồ sơ tòa án và các tài liệu khác.
Reuters đã nói chuyện với các lãnh đạo dân quân ở bang Shan của Myanmar, trung tâm của vùng "Tam Giác Vàng" ở Đông Nam Á, nơi băng nhóm bị tình nghi sản xuất ma túy số lượng lớn trong các cơ sở gọi là "siêu phòng điều chế". Các phóng viên của Reuters cũng đã đến một khu phức hợp ở Thái Lan thuộc sở hữu của một trong những tên bị nghi ngờ là lãnh đạo trong đường dây "Anh Ba".
Những gì được tìm ra là bức chân dung về một tổ chức thực sự xuyên quốc gia. Bốn trong số 19 lãnh đạo của "Anh Ba" theo danh sách của AFP là công dân Canada, bao gồm cả Tse, người mà cảnh sát thường đề cập bằng bí danh "T1" - tức "mục tiêu hàng đầu". Những tên khác đến từ Hong Kong, Macau, Đài Loan, Malaysia, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc đại lục.
Tổ chức này rất giàu có, kỷ luật và tinh vi - tinh vi hơn bất kỳ băng nhóm Mỹ Latin nào theo nhiều cách, theo các quan chức chống ma tuý. "Anh Ba" cung cấp hàng cho một thị trường ma túy lớn hơn, phân tán hơn và hợp tác với các nhóm tội phạm địa phương đa dạng hơn so với các băng đảng Latin, bao gồm Yakuza ở Nhật Bản, các băng biker ở Australia và các băng đảng gốc Hoa trên khắp Đông Nam Á.
Mạng lưới tội phạm này cũng ít có xu hướng bùng phát bạo lực tàn sát lẫn nhau không kiểm soát được so với các băng đảng Latin, cảnh sát nói. Số tiền kiếm được nhiều đến nỗi những cuộc cạnh tranh đẫm máu lâu năm giữa các nhóm tội phạm châu Á đã được đặt sang một bên để cùng nhau theo đuổi lợi nhuận khổng lồ.
"Các nhóm tội phạm ở Đông Nam Á và Viễn Đông hoạt động với hiệu quả hoàn hảo", một quan chức chống ma túy kỳ cựu của phương Tây nói. "Họ hoạt động như một tập đoàn toàn cầu".
Giống như hầu hết viên chức thực thi pháp luật mà Reuters phỏng vấn, điều tra viên này trả lời với điều kiện giấu tên.
Ngoài sự tương phản giữa các hoạt động ma túy của các băng nhóm, còn có một sự khác biệt khác, cá nhân hơn, giữa Tse Chi Lop và Joaquin "El Chapo" Guzman hay Pablo Escobar. Trùm băng đảng Mexico đang ngồi tù và vua cocaine Colombia đã qua đời đều từng được khắc họa trong âm nhạc hay trên phim ảnh vì lối sống xa hoa và bạo lực kinh hoàng. Trái lại, cuộc đời và sự nghiệp của Tse gần như là bí ẩn. Không giống các trùm ma túy Latin, Tse tương đối kín đáo và vẫn đang nhởn nhơ.
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 5
Tse Chi Lop (ảnh to hàng trên, và ảnh góc phải) được cho là người đứng sau mạng lưới tội phạm ma túy lớn nhất châu Á, vận chuyển ma túy đá cao cấp trong khu vực bằng cách giấu trong các gói trà.

Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 6

Tse Chi Lop sinh ra ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, lớn lên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Giữa những cuộc thanh trừng, các trại lao động cưỡng bức và nạn đói, một nhóm Hồng Vệ Binh bị giam ở thành phố Quảng Châu đã thành lập một tổ chức tội phạm kiểu "Hội Tam Hoàng", đặt tên là "Big Circle Gang". Tse sau đó trở thành thành viên của nhóm, và giống như đồng bọn trong Big Circle Gang, y đã chuyển đến Hong Kong và sau đó là nhiều nơi xa hơn để tìm kiếm hang ổ cho các hoạt động tội phạm. Y đến Canada năm 1988.
Vào những năm 1990, Tse thường xuyên đi về giữa Bắc Mỹ, Hong Kong, Macau và Đông Nam Á. Hắn ta vươn lên trở thành thành viên hạng trung của đường dây buôn heroin từ vùng Tam Giác Vàng, trung tâm sản xuất thuốc phiện ở biên giới Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Lào gặp nhau.
Theo hồ sơ tòa án, năm 1998, Tse bị cáo buộc buôn bán ma túy tại Tòa án ở Đông New York. Hắn bị kết tội âm mưu đưa heroin vào Mỹ và đối mặt với án tử hình.
Thông qua một bản kháng án được đệ trình bởi luật sư của mình vào năm 2000, Tse xin khoan hồng.
Hắn nói cha mẹ ốm yếu của hắn cần chăm sóc liên tục. Con trai 12 tuổi của hắn bị bệnh phổi. Vợ hắn không thể lo nổi. Hắn cam kết nếu được thả sẽ mở một nhà hàng. Hắn cảm thấy "vô cùng đau khổ" vì tội lỗi của mình.
Những lời khẩn nài dường như đã có tác dụng: Tse bị kết án 9 năm tù, với phần lớn thời gian thụ án ở nhà tù liên bang tại Elkton, Ohio. Song sự hối hận của hắn ta có lẽ đã dần phai nhạt.
Sau khi Tse được trả tự do vào năm 2006, cảnh sát nói rằng hắn trở về Canada, nơi hắn vốn dĩ sẽ chịu giám sát trong bốn năm tới. Không rõ khi nào Tse quay lại với những ám ảnh cũ ở châu Á. Song hồ sơ doanh nghiệp cho thấy Tse và vợ đã đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư Hòa bình Trung Quốc tại Hong Kong vào năm 2011.
Cảnh sát nghi ngờ Tse đã nhanh chóng trở lại con đường ma túy. "Hắn đã chọn nơi hắn rời đi", điều tra viên cao cấp của AFP nói. Tse khai thác các mối quan hệ ở Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau và Tam Giác Vàng, và áp dụng một mô hình kinh doanh mà khách hàng của hắn không thể cưỡng lại. Nếu việc giao ma túy bị cảnh sát ngăn chặn, khách hàng vẫn sẽ được giao lại đúng như yêu cầu mà không phải trả thêm phí, hoặc tiền đặt cọc sẽ được trả lại cho họ.
Chính sách "đảm bảo giao hàng" của Tse tốt cho việc kinh doanh, nhưng cũng khiến hắn ta bị đưa vào tầm ngắm của cảnh sát. Năm 2011, các sĩ quan AFP phát hiện một băng nhóm ở Melbourne chuyên nhập khẩu heroin và ma túy đá. Số lượng không lớn - chỉ vài chục ký. Vì vậy, thay vì bắt giữ những tên này, cảnh sát đã theo dõi chúng, nghe lén điện thoại và đeo bám chúng trong hơn một năm. Viện mua bán hàng hóa phi pháp của chúng liên tục bị chặn lại. Chúng muốn Tse đền bù.
Các ông trùm của tổ chức tại Hong Kong nổi giận đùng đùng - các nhóm khách hàng khác của chúng ở Australia vẫn đang lấy ma túy từ chúng và buôn bán mà không gặp sự cố nào. Năm 2013, khi sự kiên nhẫn của chúng trở nên mỏng manh, chúng đã cho gọi tay lãnh đạo của băng nhóm ở Melbourne tới Hong Kong để nói chuyện. Ở đó, cảnh sát Hong Kong theo dõi gã người Australia gặp hai người đàn ông.
Một trong hai là Tse. Hắn ta để tóc rẽ giữa và ăn mặc bình thường như một người đàn ông trung niên điển hình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cảnh sát cũng phát hiện Tse là người tiêu xài rất nhiều và vô cùng quan tâm đến an ninh cá nhân. Dù ở trong nước hay đi ra nước ngoài, hắn luôn được bảo vệ bởi một nhóm võ sĩ đấm bốc Thái. Có tới 8 người làm việc cho hắn cùng lúc và họ thường xuyên được luân chuyển theo quy định.
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 8
Tse tổ chức tiệc sinh nhật xa hoa hàng năm tại các khu nghỉ dưỡng và khách sạn năm sao, đi cùng gia đình và đoàn tùy tùng bằng máy bay riêng. Có một lần, hắn lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng ở Thái Lan trong một tháng, mặc quần soóc và áo phông tiếp khách bên hồ bơi.
Tse là khách hàng quen mặt ở các sòng bạc châu Á và thích cá cược đua ngựa, đặc biệt là các cuộc đua của người Anh. "Chúng tôi tin rằng hắn đã mất 60 triệu euro (khoảng 66 triệu USD) trong một đêm trên bàn (đánh bạc) ở Macau", một điều tra viên AFP hoạt động tại châu Á cho biết.
Khi cuộc điều tra về Tse ngày càng đi sâu, cảnh sát nghi ngờ rằng công dân Canada này là kẻ cung cấp ma túy đá và heroin chính cho Australia, cũng như tham gia vào thị trường MDMA, thường được gọi là thuốc lắc. Song quy mô và phạm vi hoạt động thực sự của "Anh Ba" chỉ trở nên rõ ràng vào cuối năm 2016, khi một thanh niên Đài Loan vào sân bay Yangon với hai túi bột trắng dán vào hai đùi.

Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 9

Cai Jeng Ze đang chuẩn bị đáp chuyên bay về nhà ở Đài Loan, đi trong sân bay với chiếc túi da Jimmy Choo và hai điện thoại di động. Đó là buổi sáng ngày 15/11/2016 và Cai có vẻ lo lắng, cạy cạy đôi bàn tay phồng rộp của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ, theo một cựu chỉ huy cảnh sát Myanmar, người giám sát cuộc điều tra. "Tay của anh ta trông rất ghê vì anh ta đã cầm ma túy", vị chỉ huy nói với Reuters. "Ma túy đá rất độc".
Cai bị chặn lại và lục soát. Dán vào mỗi bên đùi của anh ta là một túi nhỏ chứa 80 gram ketamine, loại thuốc an thần mạnh thường được dùng cho các bữa tiệc "lắc". "Chúng tôi rất may mắn khi bắt được anh ta. Thật ra, đó là sự tình cờ", vị chỉ huy nói. Cảnh sát Myanmar, được DEA chỉ điểm, đã theo dõi Cai. Song họ đã mất dấu anh. Cảnh sát sân bay không biết anh ta là ai.
Cai nói với cảnh sát sân bay rằng cái túi trên đùi anh ta chứa "loại thuốc trừ sâu hay vitamin cho hoa và cây", theo hồ sơ của tòa án Myanmar. Cai nói một người bạn đã đưa nó cho anh để giao lại cho cha của người đó. Chuyến bay Cai chuẩn bị cất cánh và không có hoạt động kiểm tra để phát hiện ketamine tại sân bay, vị chỉ huy nói.
Cho rằng lời giải thích khả nghi, cảnh sát đã giữ anh ta qua đêm. Ngày hôm sau, các cảnh sát chống ma túy xuất hiện ở sân bay. Một người nhận ra Cai vì người này lâu nay đã theo dõi anh ta.
Tuy nhiên, Cai từ chối trả lời. Cảnh sát nói rằng những video mà sau đó họ tìm thấy từ một trong những chiếc điện thoại của anh ta có thể giải thích sự im lặng của anh ta. Các video cho thấy một người đàn ông bị trói đang khóc và ít nhất ba kẻ tấn công thay phiên nhau đốt chân anh ta bằng một cái đèn hàn và chích điện anh ta bằng một roi điện dùng cho gia súc. Cảnh sát phát hiện một dấu hiệu trong các video - dòng chữ tiếng Trung có nghĩa là "Trung thành với Trời" viết theo kiểu thư pháp. Khẩu hiệu này là một "dấu hiệu liên quan đến các Hội Tam Hoàng".
Người đàn ông bị tra tấn nói đã ném 300 kg ma túy đá từ một chiếc thuyền vì anh ta lầm tưởng rằng một con tàu đang nhanh chóng tiến đến là tàu của lực lượng thực thi pháp luật. Những kẻ tra tấn đang xác thực lời nói của nạn nhân. Bằng cách quay và chia sẻ video, các thành viên Hội Tam Hoàng gửi đi thông điệp về giá của sự không trung thành, theo các sĩ quan.
Các video tra tấn chỉ là một trong những thứ được cho là tìm thấy trong hai chiếc iPhone của Cai. Tay buôn ma túy Đài Loan được cho là một người siêng năng ghi lại các hoạt động của tổ chức ma túy, nhưng lại cẩu thả trong việc bảo mật thông tin. Trong điện thoại là một bộ sưu tập ảnh và video khổng lồ, các cuộc trao đổi trên mạng xã hội và nhật ký hàng nghìn cuộc gọi và tin nhắn văn bản.
Chúng là một "cái hang Aladdin thông tin", một chỉ huy AFP hoạt động tại Bắc Á nói.
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 11
Trong ít nhất hai tháng trước khi bị bắt, Cai được cho là đã đi khắp Myanmar để thực hiện một thỏa thuận lớn về ma túy đá cho tổ chức "Anh Ba". Một ảnh chụp lại mảnh giấy ghi chép của một công ty chuyển phát nhanh quốc tế ghi lại việc giao hai lô hàng bao bì, được sản xuất để chứa trà lá rời Trung Quốc, đến một địa chỉ ở Yangon. Kể từ ít nhất năm 2012, các gói trà, mỗi gói thường chứa 1 kg ma túy đá, đã xuất hiện trong các vụ trấn áp ma túy ở khắp châu Á - Thái Bình Dương.
Hai ngày sau khi Cai bị bắt, cảnh sát Myanmar đột kích vào một địa chỉ ở Yangon, nơi họ tịch thu được 62 kg ketamine. Tối hôm đó, họ đã tịch thu 1,1 tấn ma túy đá tại cầu cảng Yangon. Ngăn chặn các vụ mua bán là hành động táo bạo. Dù vậy, cảnh sát Myanmar vẫn thất vọng. Chín người bị bắt, nhưng ngoài Cai, chúng đều là thành viên cấp thấp của "Anh Ba", bao gồm cả người đưa thư và tài xế. Cai vẫn giữ im lặng.
Sau đó là một bước đột phá lớn. Lướt qua bộ sưu tập ảnh và video trên điện thoại Cai, một điều tra viên của AFP ở Yangon nhận thấy khuôn mặt quen thuộc từ một cuộc họp về những kẻ buôn bán ma túy châu Á mà anh tham dự khoảng một năm trước. "Tay này nổi bật trong nhóm vì hắn là người Canada", anh nhớ lại. "Tôi đã nói: 'Tao biết mày là ai!'".
Đó là Tse Chi Lop.
Cảnh sát Myanmar đã đề nghị AFP cử một nhóm các nhà phân tích tình báo đến Yangon vào đầu năm 2017. Họ nghiên cứu những chiếc điện thoại của Cai.
Australia là thị trường ma túy lợi nhuận cao đối với các băng đảng tội phạm châu Á. Trong ít nhất một thập kỷ, AFP đã tập hợp hồ sơ về mọi vụ án ma túy lởn nhỏ, tạo thành một cơ sở dữ liệu. Đây là kho dữ liệu ấn tượng nhất về các nhóm buôn bán ma túy châu Á trong khu vực.
Các nhà phân tích của AFP đã đối chiếu các nội dung trên điện thoại Cai với cơ sở dữ liệu trên. Họ đã phát hiện những bức ảnh liên quan đến ba lô hàng ma túy đá lớn từng bị chặn ở Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand vào năm 2016, theo các nhà điều tra và cảnh sát Myanmar. Sau đó, một nhóm quan chức chống ma tuý Trung Quốc đã kết nối hình ảnh, số điện thoại và địa chỉ trong điện thoại của Cai với vụ trấn áp ma túy khác ở Trung Quốc.
Đối với cảnh sát chống ma túy tại khu vực, những tiết lộ này đã đảo ngược giả thiết của họ rằng các loại ma túy đang bị buôn bán bởi các nhóm tội phạm khác nhau. Rõ ràng các lô hàng là "tác phẩm" của chỉ một tổ chức. Một cơ quan chống ma túy cấp cao của Trung Quốc cho biết họ tin rằng Cai là "một trong những thành viên của một siêu tập đoàn", có liên quan đến nhiều "phi vụ buôn lậu và sản xuất ma túy trong khu vực".
Cai được tuyên không có tội trong vụ án ketamine, nhưng vẫn đang ngồi tù ở Yangon, nơi anh ta bị xét xử vì cáo buộc buôn bán ma túy liên quan đến các vụ bắt giữ ma túy đá. Reuters đã không thể liên lạc với luật sư của Cai.
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 12
Vụ bắt giữ Cai Jeng Ze (trong ảnh hàng trên) tại sân bay Yangon, Myanmar, với 2 túi chứa ketamin dán vào hai đùi, đã dẫn đến việc tịch thu hàng tấn ma túy và vũ khí.

Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 13

Trong thời gian ở Myanmar, Cai bị nghi ngờ đã đi khắp đất nước, thử nghiệm các mẫu ma túy, tổ chức mạng lưới liên lạc viên và lấy một chiếc thuyền đánh cá để vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp đến một tàu lớn hơn trong vùng biển quốc tế, theo tài liệu của cảnh sát Myanmar. Điện thoại của anh ta chứa hình ảnh các phương tiện được sử dụng để vận chuyển ma túy đá, địa điểm nơi số ma túy bị vứt đi, và chiếc thuyền đánh cá.
Việc cảnh sát tái hiện lại các vụ trao đổi của Cai ở Myanmar đã dẫn đến một tiết lộ lớn khác: Trung tâm sản xuất ma túy đá đã chuyển từ các tỉnh phía nam Trung Quốc sang bang Shan ở biên giới đông bắc Myanmar. Hoạt động tại Trung Quốc đã cho tổ chức "Anh Ba" khả năng tiếp cận dễ dàng với các thành phần tiền chất ma túy như ephedrine và pseudoephedrine, được đưa lậu ra ngoài từ các nhà máy dược phẩm, hóa chất và sơn tại Vùng Kinh tế Đồng bằng sông Châu Giang.
Bang Shan lại cho phép "Anh Ba" tự do hoạt động phần lớn thời gian mà không bị cản trở bởi các cơ quan thực thi pháp luật.
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 15
Các nhóm phiến quân vũ trang ở các khu vực bán tự trị như bang Shan từ lâu đã kiểm soát địa bàn rộng lớn và sử dụng nguồn thu từ ma túy để tài trợ cho các trận chiến thường xuyên giữa họ với quân chính phủ. Một loạt tù nhân được chính phủ Myanmar làm trung gian đàm phán với các nhóm phiến quân trong những năm qua đã mang lại sự bình yên tương đối cho khu vực - và tạo điều kiện cho các hoạt động ma túy bất hợp pháp phát triển mạnh.
"Các cơ sở sản xuất có thể bị che giấu để không những không bị các cơ quan thực thi pháp luật hay những mắt tò mò khác phát hiện ra mà còn được cách ly với bạo loạn", nhà phân tích Richard Horsey viết trong một bài báo năm nay cho tổ chức International Crisis Group. "Sản lượng và lợi nhuận từ ma túy hiện nay lớn đến nỗi chúng lấn át các ngành kinh tế chính thức của bang Shan".
Dọc theo con đường đến làng Loikan ở bang Shan, có những bằng chứng về sự thịnh vượng nhờ ma túy. Con đường hai làn xe đi qua một khe núi sâu được gọi là "Thung lũng Tử thần", nơi phiến quân người Kachin từ tổ chức bán quân sự Kaung Kha đã đụng độ với quân đội Myanmar trong nhiều thập kỷ. Giờ đây, những chiếc SUV cao cấp lướt qua những chiếc xe tải chở vật liệu xây dựng và công nhân.
Trụ sở mới đắt đỏ của lực lượng dân quân Kaung Kha được xây trên vùng đất cao nằm giữa những ngọn đồi dốc xanh mướt cây cối của dãy núi Loi Sam Sip. Cách đó khoảng sáu cây số, gần làng Loikan, là cơ sở ma túy rộng lớn mọc lên giữa khu rừng rậm rạp.
Cảnh sát và người dân địa phương nói rằng nơi này đã tạo ra một lượng lớn ma túy đá tinh thể, heroin, ketamine và yaba - một dạng meth trộn với caffeine có giá rẻ hơn. Khi đột kích nơi này vào đầu năm 2018, lực lượng an ninh đã thu giữ hơn 200.000 lít hóa chất tiền chất, cũng như 10.000 kg caffeine và 73.550 kg natri hydroxit - tất cả các chất được sử dụng trong sản xuất ma túy.
Cơ sở Loikan "rất có khả năng" là một trong những nơi cung cấp phần lớn ma túy đá của "Anh Ba", theo một điều tra viên AFP.
"Một số dân quân đã làm việc tại phòng điều chế này", Oi Khun, người phụ trách truyền thông cho lực lượng 3.000 người của Kaung Kha, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Anh ngập ngừng, sau đó nói thêm: "Nhưng các lãnh đạo cấp cao không biết việc này".
Một người ở Loikan miêu tả cách các công nhân từ phòng điều chế này đi xuống từ những ngọn đồi. Những người đàn ông, như hầu hết dân làng, là người gốc Hoa. Song họ ăn mặc đẹp hơn người địa phương, nói giọng nước ngoài và cơ thể có mùi hôi.
"Tôi từng hỏi họ 'tại sao không tắm?'", người này kể. "Họ nói họ đã tắm rồi, nhưng không cách nào làm cho hết mùi được".
Những chất được sử dụng để điều chế ma túy đã đã thấm vào da của những người này và họ cũng chẳng lo sợ rằng mùi hôi đặc trưng có thể tiết lộ các hoạt động bất hợp pháp của họ. "Chúng tôi đều biết", người trên nói. "Chúng tôi chỉ không nói về chuyện đó. Việc này có thể mang đến nguy hiểm cho bạn".
Các quản lý phòng điều chế ma túy đá cũng như các "hóa học gia" tại đây hầu hết là công dân Đài Loan, cảnh sát Thái Lan cho biết. Tương tự, rất nhiều người trong mạng lưới liên lạc viên của tổ chức tội phạm này và các thuyền viên vận chuyển ma túy khắp châu Á - Thái Bình Dương cũng là người Đài Loan.
Các siêu phòng điều chế ở bang Shan sản xuất ra loại ma túy đá dạng tinh thể tinh khiết nhất thế giới, một quan chức chống ma túy cao cấp của Trung Quốc nói với Reuters.
UNODC ước tính thị trường bán lẻ ma túy đá ở châu Á - Thái Bình Dương tạo ra từ 30,3 đến 61,4 tỷ USD/năm. Mô hình kinh doanh cho ma túy đá "rất khác" so với với heroin, theo ông Douglas của UNODC. "Nguyên liệu tương đối rẻ, không cần nhiều nhân công, giá thành mỗi ký cao hơn và do đó lợi nhuận lớn hơn rất nhiều".
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 17
Giá bán buôn 1 kg ma túy đá tinh thể được sản xuất ở đông bắc Myanmar chỉ vào khoảng 1.800 USD, theo báo cáo của UNODC, trích dẫn số liệu của Ủy ban Kiểm soát Ma túy Quốc gia Trung Quốc. Giá bán lẻ trung bình ma túy đá tinh thể, theo cơ quan của Liên Hợp Quốc, là 70.500 USD/kg ở Thái Lan, 298.000 USD/kg ở Australia và 588.000 USD/kg ở Nhật Bản. Đối với thị trường Nhật Bản, giá bán lẻ cao gấp hơn 300 lần so với giá bán buôn tại Myanmar.
Số tiền mà tập đoàn tội phạm này tạo ra "có nghĩa là nếu họ mất 10 tấn nhưng chỉ cần một tấn trót lọt, họ vẫn kiếm được một số tiền lớn", quan chức Trung Quốc nói. "Họ có thể chấp nhận thất bại. Chẳng hề hấn gì cả".

Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 18

Phân tích các điện thoại của Cai tiếp tục cho ra những manh mối. Cảnh sát nói họ tìm thấy tọa độ GPS của điểm hẹn trên biển Andaman, nơi những chiếc thuyền đánh cá chở ma túy đá Myanmar gặp các con tàu lớn có khả năng ở trên biển trong nhiều tuần.
Một trong con tàu như vậy là tàu đánh cá Đài Loan tên là Shun de Man 66. Đầu tháng 7/2017, tàu đang ở trên biển khi Joshua Joseph Smith bước vào một cơ sở môi giới hàng hải ở thành phố Perth thuộc bang Tây Australia và trả 350.000 AUD (khoảng 265.000 USD lúc đó) cho MV Valkoista, một chiếc thuyền đánh cá cho thuê. Smith, một người đàn ông trong độ tuổi 40 tới từ bờ biển phía đông Australia, đã hỏi về thuốc chống say tàu biển. Theo truyền thông địa phương, lúc đó ông không có giấy phép đánh cá.
Sau khi mua chiếc thuyền vào ngày 7/7, Smith đã lái Valkoista thẳng hướng từ bến du thuyền đến gặp tàu Shun De Man 66 trên Ấn Độ Dương. Sau cuộc gặp, Valkoista đi đến thành phố cảng Geraldton thuộc bang Tây Australia vào ngày 11/7, nơi đoàn thủy thủ của tàu được nhìn thấy "dỡ rất nhiều gói hàng" chất lên một xe tải.
"Chúng tôi biết rằng có gì đó được chuyển vào đất nước. Chúng tôi biết phương pháp của các mạng lưới tội phạm có tổ chức. Chúng tôi biết nếu một con tàu để trống khi đi nhưng quay trở lại với 'đồ' trên đó, thì không phải là nó rơi từ trên trời xuống giữa đại dương", một chỉ huy AFP nói.
Các nhà điều tra đã kiểm tra băng CCTV và hồ sơ khách sạn, máy bay và thuê xe. Điện thoại của một số kẻ buôn bán ma túy Australia đã bị nghe lén. Cảnh sát cho biết, câu chuyện trở nên rõ ràng không lâu sau đó, rằng một số người bị tình nghi là đồng phạm của Smith là thành viên của một băng đảng thế giới ngầm người Lebanon, cũng như các băng đảng môtô Hells Angels và Comanchero ở Australia.
Khi họ cùng nhau thỏa thuận nhập 1,2 tấn ma túy đá tinh thể vào Australia, các cộng sự của Smith đã gặp các thành viên của "Anh Ba" ở Bangkok vào tháng 8/2017. Nhóm người Australia đã gặp nhau ở Perth một tháng sau đó.
Những người đi môtô có thể nổi tiếng về các bữa tiệc điên cuồng nhưng những người Australia này có những sở thích tinh tế. Họ bay hạng thương gia, ở trong khách sạn năm sao và ăn tối tại các nhà hàng tốt nhất. Một trong những nhà hàng đó là Rockpool Bar & Grill ở Perth. Nhà hàng có danh sách rượu vang dài đến 104 trang và một thực đơn bao gồm món trứng cá muối với bánh mì nướng với giá khoảng 185 USD.
Vào ngày 27/11/2017, Shun De Man 66 đã ra khơi lần nữa, lần này là từ Singapore. Con tàu đi về phía bắc vào biển Andaman để gặp một chiếc thuyền nhỏ hơn mang ma túy đá từ Myanmar. Tàu Shun De Man sau đó đi thuyền dọc theo bờ biển phía tây đảo Sumatra của Indonesia và xuống Ấn Độ Dương.
Hải quân Indonesia theo dõi và AFP nghe ngóng.
Khi Shun De Man gặp lại Valkoista ở vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển Tây Australia vào ngày 19/12, một giọng nói châu Á có thể được nghe thấy hét lên "tiền, tiền". Thủy thủ đoàn Shun De Man giữ một nửa tờ dollar Hong Kong bị xé làm đôi. Smith và đoàn của anh ta có nửa còn lại. Những khách hành Australia đã chứng minh danh tính của họ bằng cách khớp nửa tờ tiền của họ với nửa tờ tiền mà Shun De Man giữ. Hai phần khớp và "hàng" được giao.
Tàu Valkoista đến thành phố cảng Geraldton của Australia sau hành trình trở về kéo dài hai ngày trên vùng biển động. Những người đàn ông dỡ số ma túy trong bóng tối trước bình minh. Các thành viên đeo mặt nạ của AFP và cảnh sát Tây Australia ập đến với vũ khí tấn công và thu giữ ma túy cùng bọn họ. Smith đã thừa nhận nhập một loại thuốc bất hợp pháp với số lượng ở quy mô thương mại. Một số cộng sự của ông vẫn đang trong quá trình xét xử.
Cục Điều tra Bộ Tư pháp Đài Loan cho biết họ "đã làm việc với các đối tác trong cuộc điều tra" Shun De Man 66 và điều này dẫn đến việc cơ quan chức năng Australia "thu giữ một lượng đáng kể ma túy trái phép" vào tháng 12/2017. Cục cho biết "họ hiểu rằng các tập đoàn tội phạm Đài Loan đã tham gia buôn bán ma túy trên biển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và đang làm việc và hợp tác chặt chẽ với các đối tác để triệt hạ các tập đoàn này cũng như nạn buôn bán ma túy xuyên biên giới".
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 19
Cảnh sát đã có một số thành công trong cuộc đấu tranh với "Anh Ba", bao gồm vụ triệt hạ phòng điều chế ma túy đá ở bang Shan, Myanmar, bắt giữ 1,2 tấn ma túy đá và các tay buôn ở bang Tây Australia, và đột kích khu nhà của Sue Songkittikul (ảnh to hàng dưới, đội mũ), tên bị nghi ngờ là thành viên cấp cao của tổ chức tại Thái Lan.

Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 20

Khi cuộc điều tra về tổ chức "Anh Ba" ngày càng đi sâu, cảnh sát kết luận rằng các nhóm tội phạm trên khắp khu vực đã trải qua một cuộc sáp nhập siêu lớn để thành lập "Anh Ba".
Các thành viên bao gồm ba băng nhóm xã hội đen lớn nhất Hong Kong và Macau vốn đã dành phần lớn thời gian trong những năm 1990 để gây chiến với nhau: 14K, Wo Shing Wo và Sun Yee On. Hai nhóm còn lại là Big Circle Gang, băng đảng đầu tiên của Tse và Bamboo Union tại Đài Loan. Theo lời của một nhà điều tra, chuỗi cung ứng của "Anh Ba" rất phức tạp và được vận hành một cách chuyên nghiệp đến nỗi "hẳn phải sánh ngang với Apple".
"Tập đoàn có rất nhiều tiền và có một thị trường rộng lớn để khai thác", ông Jay Li Chien-chih, một đại tá cảnh sát Đài Loan, đã đóng ở Đông Nam Á trong một thập kỷ, cho biết. "Sức mạnh mà mạng lưới này sở hữu là không thể tưởng tượng được".
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 22
Các nhà điều tra đã giành được chiến thắng. Vào tháng 2/2018, cảnh sát đã triệt hạ siêu phòng điều chế Loikan ở Myanmar, nơi họ tìm thấy số bao bì chứa trà đủ cho 10 tấn ma túy đá. Shun De Man 66 đã bị hải quân Indonesia chặn lại trong tháng đó với hơn một tấn ma túy đá trên tàu.
Tháng 3/2018, một thành viên chủ chốt của "Anh Ba" bị bắt ở Campuchia và bị dẫn độ về Myanmar. Vào tháng 12, khu nhà ở của Sue Songkittikul, người bị tình nghi là điều hành hoạt động của tổ chức, đã bị đột kích tại Thái Lan.
Nằm gần biên giới với Myanmar, khu nhà có hào bao quanh có một phòng điều chế ma túy đá nhỏ, mà cảnh sát nghi ngờ đã được sử dụng để thử nghiệm các công thức điều chế mới; một tháp vô tuyến mạnh với phạm vi hoạt động tới 100 km; và một đường hầm dưới lòng đất dẫn từ căn nhà chính đến mặt sau của khu này.
Sue đã không có ở đó, nhưng tài sản và tiền từ 38 tài khoản ngân hàng liên kết với hắn ta và tổng cộng khoảng 9 triệu USD đã bị thu giữ trong quá trình điều tra. Sue vẫn chưa bị bắt.
Tuy nhiên, dòng ma túy rời Tam Giác Vàng đi đến các nơi khác nhau ở châu Á - Thái Bình Dương dường như đã mạnh hơn. Các vụ bắt giữ ma túy đá tinh thể và yaba đã tăng khoảng 50% trong năm ngoái, lên 126 tấn ở Đông và Đông Nam Á. Đồng thời, giá bán ma túy đã giảm ở hầu hết quốc gia. Mô hình giảm giá bán, tăng bắt giữ này "cho thấy rằng nguồn cung cấp ma túy có thể đã được tăng cường", UNODC cho biết trong một báo cáo phát hành vào tháng 3.
Trong tổ chức "Anh Ba", cảnh sát phải đối mặt với một kẻ thù nhanh nhẹn và khó nắm bắt. Khi nhà chức trách ngăn chặn thành công con tàu lớn chở ma túy trên Ấn Độ Dương, "Anh Ba" đã chuyển sang giấu hàng trong các container của tàu hàng.
Khi Thái Lan ngăn chặn phần lớn lượng ma túy đá được vận chuyển trực tiếp từ Myanmar qua biên giới bằng xe tải, tổ chức này đã chuyển hướng giao hàng qua Lào và Việt Nam. Điều này bao gồm việc triển khai một nhóm người Lào mang balô, mỗi chiếc chứa khoảng 30 kg ma túy đá, vào Thái Lan bằng những con đường hẹp xuyên rừng.
Những năm qua, cảnh sát đã gần như không thành công trong việc hạ bệ các trùm ma túy châu Á. Một số lãnh đạo băng nhóm khả nghi đã buôn bán ma túy trong nhiều thập kỷ, theo danh sách mục tiêu của AFP.
Lần cuối cùng, một trùm ma túy cấp cao nhất châu Á bị truy tố và ngồi tù trong thời gian tương đối dài là vào giữa những năm 1970. Đó là khi Ng Sik-ho, tay buôn lậu ma túy người Hong Kong, còn được biết đến với tên khác là Limpy Ho, bị kết án 30 năm tù vì buôn lậu hơn 20 tấn thuốc phiện và morphine.
Cho đến nay, Tse tránh được số phận như Limpy Ho. Y đang bị theo dõi, và tất cả dấu hiệu cho thấy hắn ta biết điều đó, theo các lực lượng phòng chống ma túy.
Bất chấp cuộc truy lùng gắt gao, một số cảnh sát nói họ tin rằng hắn ta đang tiếp tục hoạt động buôn ma túy - một cách không hề nao núng.
Cuoc san lung trum ma tuy 'Anh Ba' - El Chapo cua chau A hinh anh 24


Đông Phong (theo Reuters)
Đồ họa: Hà My; Ảnh: Reuters
 
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 211

(ĐC sụu tầm trên NET)
 
Xác phụ nữ và 2 chiếc bao cao su bên bìa rừng - Truy bắt kẻ thú tính | Hành trình phá án 2019 | ANTG

Bị gạ quan hệ đồng tính, nam thanh niên đâm chết người

Thứ Ba, ngày 22/10/2019 20:16 PM (GMT+7)

Ngày 22-10, Phòng CSHS phối hợp CAQ Thanh Xuân điều tra vụ giết người, bắt đối tượng Nguyễn Hữu Thực (SN 1999 trú tại Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội).


Bị gạ quan hệ đồng tính, nam thanh niên đâm chết người - 1
Hiện trường vụ án 
Trước đó, đêm 20-10, Thực đến nhà anh Nguyễn Mạnh H. (SN 1993 trú tại Bùi Xương Trạch, Khương Đình, Thanh Xuân) chơi. Tại đây có anh Lê Duy H. (SN 1987 trú tại Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng).
Giữa Thực và anh Lê Duy H. sau đó đã xảy ra mâu thuẫn đánh nhau. Do anh H. đòi Thực cho “yêu” (quan hệ đồng tính). Đỉnh điểm Thực dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực, má và cánh tay khiến anh H. tử vong tại chỗ.
Đoạt mạng vợ và 1 phụ nữ vì nghi cả 2 quan hệ đồng tính
Nghi vợ có quan hệ đồng tính với bạn, Hổ ra tay sát hại vợ và người bạn này khi cả hai đang ngủ trong chòi vịt.
Theo Hiệp Bình (Công an nhân dân)

Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Vụ cướp bất thường

Thứ Tư, ngày 23/10/2019 04:00 AM (GMT+7)

Dù không bị thuyết phục với câu chuyện của người vợ về một tên trộm đã đột nhập và sát hại người chồng, nhưng cảnh sát không thể giải thích được làm thế nào bà có thể tự khoá trái mình trong tủ quần áo.

Những năm 1920, dư luận Los Ageles, Mỹ rúng động bởi một vụ án mạng tưởng chừng đơn giản nhưng đằng sau đó lại chứa đựng câu chuyện không thể ngờ về người phụ nữ có tên Dolly Oesterreich. Nếu không có cái chết người chồng xấu số, cuộc tình vụng trộm kéo dài cả thập kỷ của Dolly Oesterreich với “nhân tình trên gác mái” của mình có lẽ sẽ vẫn là bí mật.
Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Vụ cướp bất thường - 1
Hai vợ chồng Dolly Oesterreich và Fred Oesterreich
Án mạng trong đêm
Một đêm hè nóng nực ngày 22/8/1922, đường dây nóng của cảnh sát Los Angeles rung lên từng hồi giữa màn đêm tĩnh mịch. Đầu dây bên kia, giọng một người đàn ông thể hiện rõ sự hoảng hốt. Anh cho biết vừa nghe thấy tiếng súng vang lên từ ngôi nhà khang trang của người hàng xóm Fred Oesterreich, một doanh nhân giàu có trong vùng.
Một nhóm cảnh sát lập tức lên đường. Tới nơi, họ thấy cửa chính của ngôi nhà đang mở toang. Thi thể của ông Fred Oesterreich nằm sõng soài trong vũng máu trên sàn nhà. Trong phòng ngủ của hai vợ chồng nạn nhân, tiếng khóc nức nở của một người phụ nữ vang lên phía sau cánh cửa tủ quần áo đã bị khóa chặt. Cách đó vài bước chân, chiếc chìa khóa tủ bị vứt trên tấm thảm. Đó chính là bà Dolly Oesterreich, vợ của người đàn ông xấu số,
Còn chưa hết bàng hoàng, bà Dolly nói với cảnh sát rằng ngôi nhà của mình vừa bị một tên trộm đột nhập để cướp tài sản, chồng bà bị giết hại sau khi vật lộn với tên cướp còn bà bị nhốt trong tủ quần áo.
Kiểm tra hiện trường vụ án, cảnh sát xác định chiếc đồng hồ đeo tay đính kim cương của nạn nhân đã bị lấy đi. Tuy nhiên, chiếc ví chứa đầy tiền mặt của Fred Oesterreich vẫn còn nguyên trong túi của ông. Dựa theo kinh nghiệm của mình, cảnh sát nghi ngờ rằng đó không hẳn là một vụ trộm bình thường.
“Bà và chồng mình có bao giờ cãi nhau không?”, Cảnh sát trưởng Herman Cline hỏi Dolly Oesterreich. Người phụ nữ lập tức trả lời: “Không bao giờ!”.
Chỉ cần có vậy, Herman Cline biết rằng người phụ nữ trước mặt mình là kẻ dối trá và dường như đang che giấu một điều gì đó.
Cuộc hôn nhân giả tạo
Doll Oesterreich sinh năm 1880. Bà là một người Đức nhưng nhập cư sang Mỹ. Lớn lên trong nghèo khó tại một nông trại cho tới khi gặp Fred Oesterreich – một vị giám đốc vô cùng giàu có. Fred sở hữu và điều hành một nhà máy sản xuất tạp dề rất thành công tại Milwaukee, Wisconsin. Họ yêu nhau và kết hôn không lâu sau đó.
Cặp vợ chồng luôn tỏ ra vô cùng hạnh phúc, nhưng ít ai biết rằng tất cả chỉ là giả tạo và đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng đó là một sự thật hoàn toàn khác. Fred luôn bận rộn với công việc, đặc biệt thích tụ tập với bạn bè, uống rất nhiều rượu và thường xuyên trở về nhà với bộ mặt nhăn nhó cáu kỉnh. Fred cũng là một ông chủ khó tính, thường xuyên mắng mỏ người làm. Không ít lần Dolly phải đứng ra an ủi họ.
Cô gái trẻ Doll Oesterreich chẳng có ngày nào cảm thấy hài lòng, từ đời sống thường ngày cho tới chuyện giường chiếu. Những trận cãi nhau nảy lửa, đôi khi là cả bạo lực khiến cho khoảng cách giữa họ cứ thế lớn dần. Hai người không có con, cuộc hôn nhân có dấu hiệu rạn nứt.
Một người bạn thân và cũng là cộng sự kinh doanh của Fred cho biết ông chắc chắn một tên trộm đã giết bạn mình. “Với tính cách của mình, anh ấy có rất nhiều kẻ thù trên thế giới này”, người này cho biết.
Dù vậy, các thám tử dường như vẫn không bị thuyết phục với câu chuyện của Dolly Oesterreich. Họ nghi ngờ Dolly đã giết chồng bởi một khẩu súng cỡ nòng 0,25, tuy nhiên họ không thể giải thích được làm thế nào bà có thể giết chồng và tự khoá trái mình trong tủ quần áo.
Tuy bị nghi ngờ có liên quan đến tai nạn của Fred, Dolly vẫn được thả tự do sau vài ngày thẩm vấn vì không có đủ chứng cứ để kết tội. Vụ án mạng này sau đó được coi là vụ giết người cướp của. Dolly Oesterreich được thừa kế toàn bộ tài sản của chồng.
Cứ như vậy, vụ án chìm vào quá khứ cho tới khi chiếc đồng hồ kim cương mà người ta nghĩ rằng kẻ trộm đã lấy cắp của nạn nhân bất ngờ xuất hiện.
(Còn nữa)


Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Sự thật bị chôn giấu

Thứ Năm, ngày 24/10/2019 04:00 AM (GMT+7)

Không thể tìm được bằng chứng buộc tội người vợ, cảnh sát đành chấp nhận kết luận cái chết của vị giám đốc do một tên trộm gây nên. Vụ án tưởng chừng rơi vào quên lãng thì bất ngờ xuất hiện những tình tiết mới.

Những năm 1920, dư luận Los Ageles, Mỹ rúng động bởi một vụ án mạng tưởng chừng đơn giản nhưng đằng sau đó lại chứa đựng câu chuyện không thể ngờ về người phụ nữ có tên Dolly Oesterreich. Nếu không có cái chết người chồng xấu số, cuộc tình vụng trộm kéo dài cả thập kỷ của Dolly Oesterreich với “nhân tình trên gác mái” của mình có lẽ sẽ vẫn là bí mật.
Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Sự thật bị chôn giấu - 1
Sau khi chồng chết, Dolly Oesterreich được thừa kế toàn bộ tài sản
Góa phụ đáng ngờ
Tuy bị nghi ngờ có liên quan đến việc nạn nhân Fred Oesterreich bị bắn chết, Dolly Oesterreich vẫn được thả tự do sau vài ngày thẩm vấn vì không có đủ chứng cứ để kết tội.
Vụ án mạng này được coi là vụ giết người cướp của. Dolly Oesterreich thừa kế toàn bộ tài sản của người chồng xấu số và chuyển tới một căn nhà khác với lý do muốn thoát khỏi ký ức khủng khiếp về cái chết của chồng.
Sau khi chồng chết không lâu, Dolly nảy sinh tình cảm với luật sư phụ trách giải quyết vụ việc của chồng là Herman S. Shapiro. Một ngày, Dolly đã tặng người tình luật sư chiếc đồng hồ kim cương rất giá trị. Shapiro sau đó nhận ra chiếc đồng hồ này chính là chiếc mà người ta nghĩ rằng kẻ trộm đã lấy cắp của Fred. Lúc này, Dolly lại nói đã tìm thấy nó dưới đệm và thấy không cần thiết phải báo cảnh sát về việc đó.
Shapiro bằng lòng với câu trả lời và không hỏi gì thêm. Người đàn ông này đeo nó thường xuyên. Tới một ngày, cảnh sát trưởng Herman Cline đã nhìn thấy. Sau khi nghe câu chuyện mà Shapiro kể lại, ông càng dấy lên sự nghi ngờ.
Cline cầm chiếc đồng hồ đến trước mặt Dolly. Một cách bình thản, người đàn bà này thừa nhận đã mua cho người tình chiếc đồng hồ giống với của người chồng quá cố. Tất nhiên, vị cảnh sát trưởng không tin vào điều đó. Ông đã tìm ra cửa hàng từng bán đồng hồ cho Fred Oesterreich. Sau khi kiểm tra, chủ cửa hàng xác nhận đây chính là chiếc của vị giám đốc này.
Quả phụ Dolly Oesterreich lập tức bị bắt giữ vì tội giết người cấp độ một.
Người đàn ông bí ẩn
Biết tin Dolly Oesterreich phải ngồi tù, một doanh nhân có tên là Roy H. Klumb vội tìm tới cảnh sát trưởng Herman Cline khai báo. Người đàn ông này cho biết Dolly từng có quan hệ yêu đương với mình. Dolly có hai khẩu súng, một khẩu đã nhờ Klumb vứt bỏ còn một khẩu nhờ hàng xóm. Với cả hai người, Dolly đều giải thích rằng mình sở hữu loại súng giống với hung khí đã giết chồng và người phụ nữ này không muốn cảnh sát nghĩ mình là thủ phạm.
Những thông tin này càng khiến các thám tử chắc chắn rằng Dolly Oesterreich có liên quan tới cái chết của Fred Oesterreich. Tuy nhiên, họ vẫn không thể lý giải làm thế nào người phụ nữ này có thể tự khoá mình trong tủ quần áo. Hai khẩu súng, tang vật của vụ án cũng được tìm thấy nhưng chúng đều bị ăn mòn, hư hại nặng nề nên không thể xác định được đâu mới là vũ khí giết người. Do không thể tìm được bằng chứng rõ ràng, tất cả cáo buộc chống lại Dolly Oesterreich cuối cùng đều bị gỡ bỏ.
Thoát án, Dolly tiếp tục sống cùng với Shapiro. Dù còn nhiều nghi ngờ nhưng nhóm điều tra đành phải chấp nhận kết luận cái chết của  Fred Oesterreich do một kẻ trộm nào đó gây nên. Vụ án năm xưa tưởng chừng đã bị quên lãng thì bất ngờ đã xảy đến vào 7 năm sau đó, khi Dolly và Shapiro xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chia tay.
Shapiro chuyển ra khỏi nhà Dolly nhưng cũng đồng thời đem một bí mật khủng khiếp của Dolly khai báo với cảnh sát. Và kể từ đây, sự xuất hiện của "người em cùng cha khác mẹ" sống ngay trên gác mái ngôi nhà của gia đình Oesterreich suốt nhiều năm trời cùng cuộc tình ngoài luồng với những chi tiết không thể tưởng tượng nổi đã được hé lộ.
(Còn nữa)

Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Cuộc tình ngoài luồng

Thứ Sáu, ngày 25/10/2019 04:00 AM (GMT+7)

Sau 7 năm chung sống, mối tình giữa Dolly Oesterreich và Herman S. Shapiro rạn nứt.  Shapiro chuyển đi nhưng cũng đồng thời khai báo với cảnh sát một bí mật “kinh thiên động địa”. Kể từ đây, câu chuyện về cuộc tình ngoài luồng đã được hé lộ với những chi tiết khó tin.

Những năm 1920, dư luận Los Ageles, Mỹ rúng động bởi một vụ án mạng tưởng chừng đơn giản nhưng đằng sau đó lại chứa đựng câu chuyện không thể ngờ về người phụ nữ có tên Dolly Oesterreich. Nếu không có cái chết người chồng xấu số, cuộc tình vụng trộm kéo dài cả thập kỷ của Dolly Oesterreich với “nhân tình trên gác mái” của mình có lẽ sẽ vẫn là bí mật.
Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Cuộc tình ngoài luồng - 1
Otto Sanhuber, người tình trong bóng tối của bà chủ Dolly Oesterreich.
Cánh cửa bí mật
Trong khoảng thời gian Dolly Oesterreich bị giam giữ để điều tra về cái chết của Fred Oesterreich, Shapiro nhiều lần đến thăm Dolly và được người tình kể về một "người em cùng cha khác mẹ" của mình tên là Otto Sanhuber. Sẽ không có gì đáng nói nếu Otto không sống ngay trên gác mái ngôi nhà của gia đình Oesterreich và Dolly đã nhờ người tình giúp mình mang thức ăn tới cho “em trai”.
Dolly cho biết trong ngôi nhà của cô ta sẽ có một cánh cửa nhỏ dẫn lên gác mái. Nó nằm ở trên tầng hai, đằng sau một tủ quần áo. Shapiro chỉ việc ra ám hiệu bằng cách gõ ba lần vào cánh cửa đó, Otto sẽ mở cửa.
Câu chuyện này đã khiến Shapiro vô cùng kinh ngạc nhưng đang trong “men say tình ái”, anh đồng ý giúp người tình cũng như thề sẽ giữ bí mật về người em này. Shapiro thực hiện theo chỉ dẫn và đúng như những gì Dolly nói, cánh cửa căn gác mái mở ra, một người đàn ông có vóc dáng mảnh khảnh xuất hiện, gương mặt tỏ rõ sự bất ngờ.
Shapiro nhanh chóng giới thiệu và nói lý do có mặt ở đây. Sau phút bối rối, Otto dần trở nên vui vẻ. Câu chuyện sau đó đã được Otto chia sẻ hết sức cởi mở. Anh cho biết mình đã sống ở đây suốt 10 năm. Không chỉ có vậy, Otto còn kể hết cho Shapiro về Dolly và mối quan hệ của họ. Shapiro dần hiểu ra mọi chuyện.
Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Cuộc tình ngoài luồng - 2
Căn gác mái nơi Dolly giấu người tình.
Người tình trên gác mái
Vào mùa thu năm 1913, chiếc máy khâu tại nhà của Dolly bị hỏng. Chồng bà đã gọi Otto Sanhuber, một nhân viên trong nhà máy, khi đó mới 17 tuổi, tới nhà sửa cho vợ. Vẻ trai tráng của Otto nhanh chóng lọt vào mắt xanh của bà chủ. Trước sự tán tỉnh khó cưỡng của người phụ nữ ngoài 30 tuổi, chàng trai này nhanh chóng ngã vào tay bà chủ.
Kể từ đó, Dolly và Otto bắt đầu một mối tình vụng trộm. Ban đầu, họ gặp nhau ở khách sạn hay nhà trọ của Otto, có nhiều hôm là tại chính nhà của bà khi chồng đi vắng. Những người hàng xóm bắt đầu xì xào bàn tán khi thấy Otto xuất hiện tại nhà Dolly ngày càng nhiều.
Lời dị nghị đã đến tai ông Fred và khiến người đàn ông nổi điên. Khi bị chồng chất vấn chuyện ngoại tình, Dolly nói đó chỉ là một tên bán sách, thường xuyên đến gõ cửa làm phiền, nhưng bà đã tìm cách để đuổi anh ta đi. Fred có vẻ xuôi lòng về câu trả lời đó.
Biết rằng không thể che giấu mãi chuyện ngoại tình nếu như Otto cứ ra vào nhà mình thường xuyên, Dolly bàn với nhân tình về việc đưa anh ta lên ở trên gác mái của căn hộ để tiện gặp gỡ. Vì quá si mê bà chủ, Otto đã xin nghỉ việc tại nhà máy, bắt đầu cuộc sống chui lủi trên căn gác nhỏ.
Nơi ở của Otto chỉ có một chiếc nệm, cây đèn dầu và một cái bô. Otto đã mang theo một số sách vở để đọc và viết. Dolly thường xuyên mang sách từ thư viện về nhà cho người tình. Otto đã viết nhiều câu chuyện viễn tưởng, một số được đăng trên tạp chí với bút danh bí mật.
Mỗi ngày, khi ông chủ ra khỏi nhà, Otto lại xuất hiện như người đàn ông thực thụ trong gia đình. Đôi tình nhân cùng nhau nấu ăn, lau sàn, rửa bát, dọn giường và sửa chữa đồ đạc hỏng.
Trong suốt 10 năm, Dolly giữ Otto trên căn gác mái mà chồng không hề hay biết. Khi Fred quyết định chuyển nhà tới Los Angeles, Dolly vẫn mang Otto đi cùng. Dolly kiên quyết đòi ngôi nhà mới phải có căn gác mái giống như nhà cũ. Khi người chồng thắc mắc, bà nói rằng đó là nơi cất giữ chiếc áo choàng lông thú quý giá. Và tất nhiên, Dolly là người nắm giữ chìa khóa căn gác.
Ban đêm, Otto cố gắng giữ yên lặng nhất có thể để Fred không nghi ngờ. Nhưng thỉnh thoảng, Fred cũng nghe thấy những âm thanh lạ trên căn gác mái. Có lúc ông còn phát hiện bị mất vài điếu xì gà nhưng cũng không bận tâm vì chẳng bao giờ nghĩ rằng có thể có ai khác trong nhà mình cho đến ngày 22/8/1922, cũng là ngày mà ông bị bắn chết.
(Còn nữa)

Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Kết cục bất ngờ

Thứ Bảy, ngày 26/10/2019 04:00 AM (GMT+7)

Bên nhau suốt 10 năm trong bóng tối nhưng cuối cùng, cuộc tình ngoài luồng của Dolly Oesterreich cũng bại lộ khi trở thành nguồn cơn gây nên vụ án mạng chấn động nước Mỹ thời điểm đó.

Những năm 1920, dư luận Los Ageles, Mỹ rúng động bởi một vụ án mạng tưởng chừng đơn giản nhưng đằng sau đó lại chứa đựng câu chuyện không thể ngờ về người phụ nữ có tên Dolly Oesterreich. Nếu không có cái chết người chồng xấu số, cuộc tình vụng trộm kéo dài cả thập kỷ của Dolly Oesterreich với “nhân tình trên gác mái” của mình có lẽ sẽ vẫn là bí mật.
Cái chết của vị giám đốc và người đàn ông bí ẩn sống trên gác mái: Kết cục bất ngờ - 1
Dolly Oesterreich cùng nhóm luật sư của mình
“Vị khách” khó tin
Trong suốt 10 năm, Dolly Oesterreich giữ người tình trên căn gác mái mà chồng không hề hay biết. Thỉnh thoảng, Fred Oesterreich nghe thấy những âm thanh lạ phía trên, có lúc ông còn phát hiện bị mất vài điếu xì gà nhưng cũng không bận tâm vì chẳng bao giờ nghĩ rằng có thể có ai khác trong nhà mình.
Kể từ khi chuyển tới Los Angeles, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng Fred ngày càng trở nên trầm trọng, hai người thường xuyên to tiếng với nhau. Ngược lại, tình cảm của Dolly và Otto ngày càng mặn nồng.
Vào buổi tối ngày 22/8/1922, vợ chồng Dolly lại tiếp tục xảy ra cãi vã. Trên căn gác mái, Otto nghe thấy tiếng ầm ĩ và chợt Dolly la hét thất thanh. Thực ra Dolly chỉ vừa trượt chân trên tấm thảm nhưng do không nhìn thấy, Otto nghĩ rằng Fred đã đánh người tình của mình. Ngay lập tức, Otto lao xuống với khẩu súng ngắn trên tay.
Nhìn thấy người tình, bà Dolly trở nên hoảng hốt nhưng Fred còn bất ngờ hơn khi có người lạ xuất hiện trong khi cửa nhà đã khóa. Dường như hiểu ra vấn đề, ông cũng vội cầm ngay một khẩu súng. Trong lúc ẩu đả, Otto đã bắn chết Fred bằng 3 viên đạn.
Để che giấu tội ác, Dolly và Otto đã dựng hiện trường giả như một vụ cướp của giết người. Otto giấu đi chiếc đồng hồ đính kim cương của Fred, còn Dolly thì trốn trong tủ quần áo, nhờ Otto khóa lại từ bên ngoài.
Hàng xóm nghe thấy tiếng súng nổ đã báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến, Dolly nói với họ rằng những tên trộm đã giết chồng mình.
Thoát tội ngoạn mục
Sau khi giết Fred, Otto vẫn phải ở lại căn gác mái. Nhưng dù đã có Otto, Dolly vẫn qua lại với nhiều người đàn ông khác ở bên ngoài, trong đó có luật sư Shapiro. Trong thời gian bị giam giữ để điều tra nhiều tháng, Dolly buộc phải nghĩ ra một câu chuyện kể cho Shapiro về "người em cùng cha khác mẹ" sống trên gác mái để nhờ mang thức ăn cho Otto.
Khi vị luật sư này gặp Otto, anh ta tỏ vẻ rất vui mừng và háo hức sau nhiều năm sống chui lủi trên căn gác mái và không được trò chuyện với bất cứ ai ngoài Dolly. Otto đã kể hết cho Shapiro về Dolly và mối quan hệ thực sự của họ.
Sau đó, vì không muốn liên lụy khi Dolly đang bị giam giữ, Otto đã bỏ trốn sang Canada, đổi tên thành Walter Klein và kết hôn với một người phụ nữ địa phương. Shapiro tiếp tục sống cùng với Dolly. Tuy nhiên, sau 7 năm chung sống, 2 người lại chia tay. Shapiro sau đó khai với cảnh sát tất cả mọi chuyện về Otto.
Ngay từ khi bắt đầu vụ án, các thám tử đều dành sự nghi ngờ cho người vợ nhưng không thể giải thích làm thế nào bà có thể giết chồng và tự khoá trái mình trong tủ quần áo. Họ không ngờ rằng còn có người thứ ba ở trong nhà.
Dolly và người tình Otto đã bị bắt giữ và bị buộc tội giết người, âm mưu che giấu tội phạm. Sau khi vụ án được lật lại, Otto bị kết án là có tội nhưng vụ án đã hết thời gian xét xử được một năm. Vì thế, người đàn ông này lại được thả.
Dolly với sự hỗ trợ của nhiều luật sư cũng không phải chịu bất cứ hình phạt nào vì không có bằng chứng rõ ràng để buộc tội bà. Otto biến mất kể từ đó còn Dolly lại tìm cho mình một người đàn ông khác và cùng chung sống đến cuối đời. Người phụ nữ này qua đời vào năm 1961 nhưng mối tình ngoài luồng khó tin của bà vẫn thường được nhắc lại nhiều năm sau đó.
(Hết)

Xem tiếp...

VÌ DÂN - VÌ NƯỚC 04

-“Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”
Trần Hưng Đạo
 
-“Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết”. 
Nguyễn Trãi
 
-"Dân vi bang bản thiên niên sách – Công tại nhân tâm vạn cổ trường".
(lấy dân làm gốc, đó là sách lược ngàn năm – Công lao được lòng người ghi tạc muôn thuở)
Câu đối 
 
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải được tặng nguyên quán cà phê và 3 kí cua biển II ĐỘC LẠ BÌNH DƯƠNG

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của cha ông xưa

17:21 18/10/2017
Lấy dân làm gốc”, chăm lo tới đời sống của người dân luôn là tư tưởng chính thống, chủ đạo, là sách lược ngàn năm dựng nước và giữ nước, là cẩm nang điều hành đất nước cho mọi ông vua, mọi triều đại ở Việt Nam. Những vị vua nhà Lý thương dân
Thời Lý, quan điểm “lấy dân làm gốc” được ghi trong bộ Hình luật đầu tiên công bố năm 1042.  Đại Việt sử kí toàn thư ghi: “Trước kia có kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình, thường câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng. Vua lấy làm thương xót, sai trung thư sửa định luật lệnh châm chước cho hợp, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách hình luật của một triều đại để cho người xem dễ hiểu… Sách làm xong xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện”. Vua Lý Thánh Tông nhiều lúc còn tỏ ra thương xót cho cả những kẻ tù tội, đôi lúc chỉ vì miếng cơm manh áo, lại chưa được giáo hóa mà đã chót lầm lỡ và yêu cầu thuộc hạ phải gửi áo ấm cho họ trong mùa đông rét mướt.
Chính sách trị dân, an dân có đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của dân thì dân mới yên, đất nước mới ổn định và phát triển. Bởi vậy, trước khi ban hành các chính sách lớn, triều đình thường cắt cử các quan viên đi tới tận “hang cùng ngõ hẻm”, từng thôn xóm, làng mạc để quan sát, nghe ngóng dân tình, thăm dò, hỏi ý kiến các vị bô lão và người dân. Chính sách nào ban hành rồi mà thấy không hợp lòng dân sẽ được tu sửa, điều chỉnh, thậm chí bãi bỏ.
Một vị vua sáng suốt, suốt 56 năm gây dựng một giang sơn hùng mạnh là vua Lý Nhân Tông, vậy mà đến lúc chết vẫn lo cho dân, thể hiện qua lời di chúc khiêm tốn và đầy lòng vì dân: “Ta đã ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên vui, đến khi chết lại khiến cho mọi người mặc áo xô gai, sớm tối khóc than, giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi ta thêm nặng, như vậy thiên hạ sẽ nghĩ ta là người thế nào?… Thế nên, việc tang chế chỉ nên ba ngày là bỏ áo trở, dứt khóc than, chôn cất cốt phải kiệm ước, không nên xây lăng mộ mà chỉ để ta hầu bên cạnh Tiên đế là được.”
“Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”
Nhà Trần đã phát triển tư tưởng “lấy dân làm gốc” thành các định đề mang tính nguyên tắc. Ở Đền Trần, Nam Định ngay tại cổng Ngũ Môn còn ghi khắc hai câu đối.
Câu thứ nhất: Bảo Quốc hộ dân, ngoại tặc chí kim do bạch phát – Nhân hòa đức trị, nội bang tự cổ tạ hoàng ân. Nghĩa là, giữ nước giúp dân đến nay giặc ngoại xâm đầu còn bạc trắng vì khiếp sợ – Lấy đức trị nước, từ xưa dân trong nước khắp nơi đều tạ ơn vua.
Câu đối thứ hai: Dân vi bang bản thiên niên sách – Công tại nhân tâm vạn cổ trường. Nghĩa là, lấy dân làm gốc, đó là sách lược ngàn năm – Công lao ở lòng người sẽ ghi tạc muôn thuở.
Để tránh thói độc đoán, quan liêu, xa dân, nhiều vị vua Trần còn thường xuyên “vi hành”,  thâm nhập vào đời sống xã hội… Trần Nhân Tông có lần vi hành tận một làng xa ở Kiến Thụy, Hải Phòng đã bị dân binh trong làng nghi hoặc, bắt, trói dẫn ra sân đình định xét tội. Đến khi nhận ra, mọi người quỳ rạp dưới chân mà lạy, vua không giận mà còn khen tinh thần cảnh giác. Đặc biệt triều đại này còn ghi rõ nội dung Hội nghị Diên Hồng, lấy ý kiến của các bô lão trong việc chống giặc Nguyên – Mông.
Ảnh minh họa
Và trước phút lâm chung, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng của cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông trối trăn rằng: “Khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ”.
(còn nữa)
     Nguyễn Bảo Nam

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của cha ông xưa (kỳ 2): Thịnh trị là dân được sung túc

07:47 18/10/2017
Năm 1428, sau mười năm kháng chiến, quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Nguyễn Trãi mở đầu áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nghĩ và làm những việc khoan dân
Khi được nhà vua hỏi về kế sách giữ nước và soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi đã dâng sớ nói rõ: “Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăm nuôi muôn dân, khiến cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ được cái gốc của nhạc vậy”.
Ảnh minh họa
Khi vâng mệnh vua soạn chiếu “hậu tự huấn” để răn dạy thái tử, Nguyễn Trãi viết: “Hòa thuận tông thân, nhớ giữ một lòng hữu ái, thương yêu dân chúng, nghĩ và làm những việc khoan dân”. Và Nguyễn Trãi đúc kết “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết”…
Thời Hậu Lê, Hoàng Ngũ Phúc có quan điểm: “Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác…”
Bên cạnh việc quan tâm chung đến đời sống của mọi cư dân, trong xã hội, luật Hồng Đức khẳng định có bốn loại người mà chính quyền địa phương và cộng đồng làng xã phải có trách nhiệm đảm bảo cuộc sống cho họ. Đó là người già không nơi nương tựa, phụ nữ cô độc, trẻ mồ côi, người tàn tật. Một viên tri huyện có thể sẽ bị bãi nhiệm, thậm chí bị phạt tội nặng nếu trong địa hạt mà mình cai trị đã để cho dân tình đói khổ, bị lũ lụt, phải tha phương cầu thực, hoặc để phong hoá suy đồi…
Những triều đại được coi là thịnh trị là triều đại mà mọi người dân đều được sung túc, thóc gạo đầy bồ, dân tình phấn khởi, “của rơi ngoài đường không ai thèm nhặt”.
Những triều đại bị coi là suy đồi là những triều đại không chăm lo được cho dân, đất nước nghèo đói, mất mùa, quan lại tham nhũng. Những nhà lãnh đạo không quan tâm được tới dân, tàn ác với dân bị gọi là loại “vua quỷ”, “vua lợn” …
Sai khiến dân phải cẩn thận
Về điều này, Nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng “dân là gốc nước, gốc vững, nước yên”, hoặc “đường lối được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước”. Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống tối thiểu để họ “ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ con” .
Đó là việc phải gần dân, đối xử đúng mức với dân như Kinh Thư viết: “Đối với dân nên gần, không nên coi là thấp hèn”. Khổng Tử nhắc nhở những người cầm quyền: “Sai khiến dân phải cẩn thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn”.
Đó là tư cách, phẩm chất, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đây là một phương châm sống cao thượng của những nhà Nho chân chính và của người cầm quyền.
Lịch sử cho thấy nạn kiêu binh ở cuối đời Lê Trịnh, khi cái đám “dân đen” quân binh lam lũ tràn vào kinh thành Thăng Long thì chẳng một một thế lực vua chúa, quan nhân nào cản nổi. Đến oai phong như Quận Huy, võ nghệ cao cường, tiếng to như sấm, cắp giáo dài, cưỡi voi lớn, những tưởng sẽ đè đầu được đám quân binh đói khát ấy, mà chỉ trong chốc lát đã bị họ quăng câu liêm, giật xuống đất, băm nát như bùn.
Đáng tiếc là, hiện nay một bộ phận cán bộ đang làm ngược lại những điều mà tiền nhân đã răn dạy về phẩm chất, đạo đức của người lãnh đạo. Họ quan liêu, cửa quyền, không hiểu tình cảnh thực tế của dân để “lo trước cái lo của dân, vui sau cái vui của dân” mà trái lại, họ sống xa hoa, phè phỡn, thậm chí còn có lối sống vương giả bằng những nguồn thu nhập bất chính, trong khi còn nhiều người dân chưa thoát khỏi đói nghèo.
   Nguyễn Bảo Nam

Quốc tử giám Tế tửu Trần Văn Trứ

05:46 18/10/2017
Trần Văn Trứ (1716 – 1779), sinh ra trong một gia đình khoa bảng, có nền nếp thi thư, nhiều đời có người làm quan, làm thầy đồ, thầy thuốc ở xã Từ Ô, huyện Thanh Miện, trấn Hải Dương nay là thôn Từ Ô, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Cha con cùng làm quan một triều
Cha ông là Trần Văn Hoán, sinh năm Canh Ngọ niên hiệu Chính Hòa thứ 11 (1690), năm 35 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn đời vua Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Hàn lâm viện Thừa chỉ, sung làm Phó sứ sang Yên Kinh, mắc bệnh và qua đời trên đường trở về nước, được phong Đặc tiến Kim tử vinh lộc Đại phu, Công bộ Hữu Thị lang, gia tặng Hình bộ Tả Thị lang Hồng Phái hầu, thọ 60 tuổi.
Trần Văn Trứ thi đỗ Hương tiến từ lúc còn trẻ nhưng tính ham chơi, chểnh mảng việc học hành. Phu nhân của ông nhiều lần can gián nhưng ông không nghe, có lần bà đã sửa lễ cáo với tổ tiên nhà chồng, đồng thời xin với cha chồng cho được về nhà cha mẹ đẻ. Từ đó ông mới chuyên tâm đọc sách và lại đọc suốt ngày suốt đêm không nghỉ, lúc ăn uống đi lại đều tâm niệm việc học hành, không để ý đến việc gì khác, sách không lúc nào dời tay. Về sau lên kinh sư dự học, cần cù và chăm chỉ nên đến năm Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4 (1743), Trần Văn Trứ đỗ Đệ nhị giáp chính Tiến sĩ xuất thân Đệ nhất danh.
Đời vua Lê Hiển Tông, Trần Văn Trứ làm quan đến Thiêm đô Ngự sử kiêm Quốc tử giám trực giảng, người đương thời quen gọi ông là tiến sĩ Từ Ô. Như vậy, cha con ông cùng làm quan một triều.
Trần Văn Trứ làm quan chấp pháp nghiêm minh, danh tiếng vang xa. Nhưng vốn là người thẳng thắn, thấy gì nói vậy nên không đứng được lâu trong chốn quan trường. Lúc này, chính sự triều đình vua Lê, chúa Trịnh cũng quá đỗi mục nát nên ông cáo lão về trí sĩ. Ai nấy đều tiếc, bởi lẽ ông là vị quan thanh liêm chính trực, có tài lại có lòng thương dân.
Ảnh minh họa
Người thầy chuyên tâm
Khi giữ chức Quốc tử giám Tế tửu, Trần Văn Trứ chuyên tâm vào việc dạy học, dùng nhiều biện pháp khuyến khích học trò, hoặc khen thưởng, hoặc mắng nhiếc, cho nên học trò ông không ai không thành đạt. Khi làm văn, trò nào làm trúng ý, ông khen thưởng, nhiều lần như vậy ông nói: “Cha mẹ anh ăn thức gì mà sinh được anh như vậy, tiếc rằng con gái ta đã gả chồng hết cả”Trò nào làm chưa đúng ý thầy thì bị mắng thậm tệ, nhiều lần thầy mắng: “Cha mẹ ngươi ăn phải thứ gì mà đẻ ra ngươi như vậy, tiếc rằng vợ ngươi vô duyên nên lấy phải”.
Những học trò khi đến kinh sư tìm thầy học không ai không tìm đến cửa ông, người nào được khen thì vinh dự như thể được khoác áo hoa cổn, người nào bị chê trách thì nặng nề như bị đao búa. Được rèn luyện nên ai nấy đều thành tài, mỗi kỳ thi Hương số người đỗ có quá nửa là học trò của ông.
Với quan điểm dạy học và đào tạo như vậy, Trần Văn Trứ là người thày có vai trò nhất định đối với văn hóa trong việc đào tạo đội ngũ trí thức cho xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII.
Tác phẩm của Trần Văn Trứ để lại không nhiều, trong đó nổi bật là hai tập Hoa thiều hầu mệnh tập, Từ Ô Hoàng giáp Trần tướng công thi tập và một số thơ văn chép trong các tuyển tập.
Hoa thiều hầu mệnh tập, chép trong sách Sứ thiều ngâm lục, gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán, được làm trong dịp tác giả phụng mệnh tiễn sứ giả vào mùa đông năm Tân Tỵ niên hiệu Cảnh Hưng.
Từ Ô Hoàng giáp Trần tướng công thi tậpchép trong sách Danh ngôn tạp trứ, có 95 bài thơ và 1 bài ký, trong đó có một số bài thơ chép trong Hoa thiều hầu mệnh tập. Tập thơ là những tâm sự, tình cảm của tác giả đối với quê hương, gia đình, bạn bè và tình yêu thiên nhiên, đất nước. Những di tích lịch sử, những thắng cảnh của tự nhiên trên đường công cán đều được tác giả ghi lại chân thực và gửi gắm tình cảm trìu mến…
Còn nữa
TS Nguyễn Thành Hữu

Quốc tử giám Tế tửu Trần Văn Trứ: Việc công cán giữ lòng băng tuyết

06:58 18/10/2017
Không thiên vị tình riêng
Là vị quan chính trực, không thiên vị tình riêng, tương truyền có năm, Trần Văn Trứ phụ trách khoa thi hương ở trấn quê nhà. Hay tin này, bà vợ “nói nhỏ” với ông rằng: “Năm nay có đứa cháu đi thi, mong được ông rộng tay cho nó được mở mày mở mặt. Tên nó là Hi”.
Nghe vợ nói thế, ông không nói gì mà chỉ gật đầu biết vậy. Bà vợ lại nói với người theo hầu nhớ để ý việc này, khi nào ông duyệt đến quyển văn của cháu thì làm hiệu “hi hi”, để ông nhớ.
Khi ông chấm văn, người hầu nhận ra dấu hiệu trong bài thi mà quan bà đã nói, đứng cạnh vờ đằng hắng “hi hi”. Ông sực nhớ lời vợ, liếc qua lời văn thì thấy lời lẽ bất thông, không xứng đáng cho đỗ. Ông cầm bút son sổ dài lên mặt quyển thi mà nói rằng: “Này thì hi hi! Này thì hi hi”.
Thời gian về nhà ở ẩn, biết viên tri huyện gần đấy rất ngang ngược và hách dịch, hễ ai qua mà không xuống ngựa, xuống cáng đều bị hắn đánh đòn. Một hôm, nhân đi qua dinh huyện đường, ông cố tình mượn một con bò cưỡi đi nghênh ngang mà không chịu xuống.
Lính huyện thấy vậy lôi ông vào tra hỏi. Ông nói là thầy đồ già đi dạy học ở tỉnh xa mới về nên không hay biết lệ này vả lại, lệ quan buộc phải xuống ngựa chứ đâu buộc phải xuống bò…
Nghe vậy, viên quan huyện truy hỏi sách này, sách kia thử thách thày đồ. Thấy ông đối đáp trôi chảy, lại có vẻ ung dung mà lại là người đã “có tuổi”, viên quan huyện có ý nể, liền bảo: “Lý ra tội nhà thầy phải đánh đòn, nhưng ta nể cái bộ râu của thầy nên tha đòn cho. Nhưng thầy phải đối câu ta ra để tạ ơn nghe không!”.
Nói rồi, quan huyện ra vế đối rằng:  Huyện quan Thanh Miện kiến vô lễ nhi dục công. Nghĩa là, “Quan huyện Thanh Miện thấy kẻ vô lễ nên muốn đánh”. Ông nghè Từ Ô chợt nhớ tới chi tiết “bộ râu” bèn cười khẩy mà rằng: Tiến sĩ Từ Ô hạnh hữu tu nhi đắc thoát. Nghĩa là, Tiến sĩ Từ Ô may nhờ có râu mà thoát đòn.
Viên quan huyện cùng lũ nha lại lúc này mới biết ông là Tướng công họ Trần, sợ toát mồ hôi, phủ phục lạy như tế sao. Khi ấy, ông mới nghiêm sắc mặt, chỉnh cho chúng một chặp rồi bỏ đi. Một hồi sau, đám quan lại vẫn không dám đứng dậy, người xem được một trận cười hả hê. Từ đó, cái lệ “hạ mã” hống của viên quan huyện kia cũng bị hạ luôn.
Ảnh minh họa
Giữ được danh tiếng
Khi làm quan, Trần Văn Trứ mang hết tài năng và trí lực của mình để giúp vua, giúp nước, danh tiếng vang xa. Khi ông mất, các bạn đồng liêu và khoa mục đã có câu đối viếng: Tọa học sĩ xuân phong, diện mệnh nhĩ đề, huấn hối nhược gia nhân phụ tử –  Lập lại tư băng tuyết, từ trực khí tráng, lẫm liệt như lôi điện quỷ thần. Nghĩa là, dạy học trò giữa mùa xuân ấm áp, mặt sai tai sách, dạy dỗ ân cần như cha đối với con trong nhà – Việc công cán giữ lòng băng tuyết, lời thẳng thắn ý chí hào hùng, lẫm liệt như quỷ thần nổi cơn sấm sét.
Qua những lời này, hậu thế đủ biết ông là một con người có tâm và có tài! Tiếc rằng ông sinh ra trong thời loạn, lớn lên trong những năm tháng mà triều đình vua Lê, chúa Trịnh đã bước vào giai đoạn mục ruỗng và thối nát, vua chẳng ra vua, chúa chẳng ra chúa. Còn quan lại thì thi nhau đục khoét công khố và vơ vét của dân. Xã hội đương thời là vậy, nhưng ông vẫn không bị vẩn đục, vẫn giữ được danh tiếng của trí thức thanh liêm, giàu lòng yêu nước, thương dân. Cuộc đời và nhân cách của ông là tấm gương phản ánh tư tưởng, tình cảm, vị trí của tầng lớp trí thức đương thời trong xã hội đầy biến động này.
TS Nguyễn Thành Hữu

Bí mật tượng Phật Di Lặc (Kỳ 1): Có hai Phật Di Lặc?

00:23 18/10/2017
Lịch sử Phật giáo đã phát triển qua hơn hai thiên niên kỷ nhưng cùng với con đường phát triển đầy chông gai đó là hàng loạt bí ẩn liên quan đến Đức Phật Di Lặc. Phải chăng có sự tồn tại của 2 nhân vật Di Lặc, đó là một Di Lặc béo và một Di Lặc gầy? Nếu đúng như vậy thì sự biến đổi của hai biểu tượng này ra sao? Di Lặc có phải là một vị thần tài hay không? Tượng Phật Di Lặc Khiết Thử (Di Lặc Bố Đại Hòa Thượng) tại núi Cấm, tỉnh An Giang (ảnh internet).
Đây là vấn đề vô cùng thú vị liên quan đến biểu tượng Di Lặc trong quá khứ và hiện tại với hai hình thức biểu hiện hoàn toàn khác nhau: Một béo, một gầy.
Trong loạt bài viết liên quan đến việc xác minh pháp hiệu pho tượng đá là bảo vật Quốc gia tại chùa Phật Tích. Báo Khoa học & Đời sống nhận thấy xung quanh pho tượng này còn nhiều uẩn  khúc cần khám phá. Để làm được việc đó, chúng ta cần phải trả lời các câu hỏi sau: Phải chăng có 2 nhân vật Di Lặc? (KHĐS xin gọi tắt là Di Lặc béo và Di Lặc gầy). Tại sao Di Lặc lại có 2 “biến thể” (Phật và Bồ Tát)? – điều mà các nhân vật tôn giáo khác như Thích Ca, A Di Đà… không có.
Di Lặc gầy là ai?
Ở loạt bài “Bí ẩn tượng đá chùa Phật Tích”, báo Khoa học & Đời sống đã đề cập đến Đức Phật Di Lặc, nay, chúng tôi xin tóm lược thông tin này trong một nghiên cứu của TS. Trần Hậu Yên Thế, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam như sau: Phật Di Lặc, trong tiếng Phạn được gọi là Maitreya, tiếng Pali là Metteya. Về danh xưng của ngài theo sách “Dictionary of Pali Proper names” (Từ điển chuyên dụng về tên gọi trong tiếng Pali) có một số lưu ý, Ajita là tự danh của đức Phật Metteya trong lần sinh cuối cùng ở cõi Đâu suất. Ajita được phiên âm thành 阿逸多(A Dật Đa). Metteya có nguồn gốc từ chữ maitrī trong tiếng Sanskrit có nghĩa là “tình thương” nên khi dịch sang tiếng Hán có tên là 慈氏(Từ Thị).Theo kinh điển “Pali Mahāvastu” trong Trong lần sinh cuối cùng, ngài là một thái tử dòng dõi Ba la môn – đẳng cấp của tri thức. Tương truyền ngài có lòng từ bi với sinh linh vạn vật nên ăn chay từ trong bụng mẹ. Phật Từ Thị sẽ là hiện thân của Trí tuệ và Tình thương.
Về tiếu tượng học, hình tượng phổ biến của Đức Phật Di Lặc là dáng gầy, ngực lép, búi tóc buộc cao và diện Tào y (áo ướt). Di Lặc thường ngồi trên đôi sư tử đội tòa – bởi sư tử là một biểu tượng của Phật giáo. Riêng với đức Phật Di Lặc, sư tử là ứng với lời tiên tri của Phật Thích Ca về ngài. Trong một lần nói với Ananda, Phật tổ đã báo trước việc A Dật Đa sẽ trở thành con sư tử trong Jinas.
Trải qua thời gian phát triển, Phật giáo chia thành 3 nhánh là Đại thừa, Tiểu thừa và Kim cương thừa thì hình tượng Phật Di Lặc cũng biến đổi không ngừng.
Theo PGS. TS. Đinh Hồng Hải thì nguyên bản của biểu tượng Di Lặc trogn văn hóa Ấn Độ là một vị “Phật gầy” hoàn toàn khác với “Phật cười” hay “Phật béo” mà chúng ta thường thấy hiện nay.
Di Lặc béo là ai?
TS. Trần Hậu Yên Thế cho biết: Chỉ đến thời Tống mới bắt đầu phổ biến hình ảnh “Di Lặc béo” hay cũng gọi là ông Phật cười. Thực chất đây là hình ảnh của hòa thượng Khiết Thử sống vào cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại, ở Phụng Hóa tỉnh Triết Giang. Vị hòa thượng này có danh xưng Bố Đại vì tương truyền hay mang một cái túi vải bố theo người, vân du nay đây mai đó.
Tương truyền trước khi viên tịch Khiết Thử để lại một bài kệ cho biết mình chính là hiện thân của Di Lặc. Hình ảnh sớm nhất là bức phù điêu chạm trên vách núi Linh Ẩn, Hàng Châu, Triết Giang, thế kỷ XI. Hình ảnh Di Lặc Di Lặc Khiết Thử – Bố Đại hòa thượng này là một sản phẩm rất đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa. Hình ảnh Di Lặc mang kiểu thức Trung Hoa này hoàn toàn trái ngược với truyền thống tiếu tượng của đức Phật Metteya.
Những điểm trái ngược đó là: Di Lặc Metteya có dáng gầy, bụng thon, nhỏ, diện mạo trẻ trung, đầu hơi cúi, tóc vấn, nghi dung trầm tư, dáng vẻ cao quý, tọa tòa sen, linh thú sư tử. Trong khi đó Di Lặc Khiết Thử có hình dáng béo, bụng to, căng tròn. Tuổi tác trông già. Đầu trọc, ngửa mặt. cười hỉ hả. Nghi dung, bình dân, ngồi bệt trên đất và không có linh thú.
PGS Đinh Hồng Hải đặt giả thuyết rằng Di Lặc béo được hình thành trong văn hóa Trung Hoa sau khi Pg Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, hoàn toàn khác với Di Lặc gầy trong văn hóa Ấn Độ.
Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Di Lặc Bố Đại hòa thượng là người tính khí thất thường, hay đi ngao du với một cây gậy và cái túi vải to. Bố Đại Hòa Thượng thường đi khất thực, đựng những thứ xin được trong túi vải rồi đem cho lại người khác, ăn uống như người phàm tục.
Xét về góc độ nghệ thuật tạo hình, tuyệt nhiên không thấy mối liên hệ nào giữa Bố Đại Hòa Thượng với biểu tượng Di Lặc ở Ấn Độ, Hymalaya hay Trung Á (trong khi tượng Phật Thích Ca vẫn giữ được nhiều nét cơ bản của nguyên mẫu Ấn Độ).
Điều này cho thấy sự “ly khai” văn hóa của biểu tượng Di Lặc khi du nhập vào khu vực trung tâm của văn hóa Hán. Không chỉ tách khỏi nguyên mẫu có sẵn từ văn hóa Ấn Độ để trở thành Phật béo/ Phật cười như ở chùa Linh Ẩn, Hàng Châu, Trung Quốc. Biểu tượng này còn phát triển thành vô số dạng biểu hiện khác trong dân gian với nhiều chức năng mới. Không chỉ tạo nên hình thức mới của Di Lặc mà còn hình thành nên dạng tín ngưỡng mới vượt ra ngoài phạm vi của Phật giáo.
Biểu tượng Di Lặc được phát triển ra rất nhiều biến thể khác nhau (nằm, ngồi, đứng) (ảnh internet)
Di Lặc béo vào Việt Nam từ khi nào?
Theo TS. Trần Hậu Yên Thế. Dạng thức Di Lặc Bố Đại hòa thượng đã ảnh hưởng sang Nhật Bản và Việt Nam với kiểu thức: Béo bụng – trọc đầu – cười toét. Tuy nhiên, điều cần làm rõ là kiểu thức Di Lặc béo này xuất hiện sớm nhất khi nào và ở đâu. Liệu thời Lý, Trần đã có kiểu thức này?
Cho đến nay, pho tượng Di Lặc Khiết Thử xuất hiện vào thế kỷ XVII ở chùa Mía được coi là sớm nhất. Nhưng cho đến hết thế kỷ XVIII, tượng Phật Di Lặc béo cũng không phổ biến trong các ngôi chùa Việt. Trong hệ thống Phật điện của chùa Bút Tháp – một ngôi chùa hoàng gia thế kỷ XVII, không xuất hiện tượng Phật Di Lặc.
“Hiện nay, chúng ta có thể thấy nhiều dạng Di Lặc Bố Đại Hòa Thượng hay Di Lặc Khiết Thử có nguồn gốc từ Trung Quốc này đang thịnh hành ở khắp các chùa chiền, đồ lưu niệm của Việt Nam trong khi biểu tượng Di Lặc theo nguyên mẫu Ấn Độ lại hầu như không xuất hiện ngoại trừ pho tượng ở chùa Phật Tích mà các nhà nghiên cứu đang đặt nghi vấn. Hàng ngày, các tín đồ Phật Tử vẫn thờ cúng Di Lặc Bố Đại Hòa Thượng nhưng không hề biết cội rễ xuất thân của biểu tượng này  vốn được chuyển đổi từ văn hóa Ấn Độ từ “gầy” thành “béo”, PGS. TS Đinh Hồng Hải cho biết.
Quách Dương

Bí mật tượng phật Di Lặc (kỳ 2): Tại sao lại có Di Lặc béo?

05:12 19/10/2017
Di Lặc béo/ Phật cười/ Di Lặc Bố Đại hòa thượng theo truyền thuyết Trung Hoa là nhân vật có thật, tên Khiết Thử, xưng Bố Đại và chu du tứ phương khất thực. Nhưng tại sao hình mẫu Di Lặc lại có sự chuyển thể từ một vị Phật gầy sang một vị Phật béo? Theo các nhà nghiên cứu, Di Lặc Khiết Thử là nhân vật có thật, sống ở Trung Quốc, còn Di Lặc gầy (nguyên mẫu Ấn Độ) là nhân vật không có thật (ảnh internet)
Di Lặc là nhân vật “mở”
Với nhiều năm nhiên cứu về Di Lặc, PGS. TS Đinh Hồng Hải, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra  đặc điểm quan trọng vừa là Phật vừa là Bồ Tát. Ngoài ra, Bồ Tát Di Lặc còn có chức năng của một Đấng cứu thế – một đặc điểm mà không một nhân vật nào trong hệ thống Phật giáo có được.
Trong vai trò này, Di Lặc có thể sánh ngang với Đức chúa Giê – su trong Cơ đốc giáo, Mesiah trong Do Thái giáo hay Cakravartin (Chuyể Luân Thánh Vương) trong Ấn Độ giáo. Có thể nói, chức năng…chức năng đấng cứu thế luôn hiện hữu trong mỗi tôn giáo. Chẳng hạn như Cakravartin trong văn hóa Ấn Độ thường được xem là sự hiển linh của thần Visunu cứu rỗi thế giới.
Như trong loạt bài “Bí mật xuyên thế kỷ về pho tượng đá chùa Phật Tích” mà báo Khoa học & Đời sống đã đề cập. Trong “Tam thế Phật” (quá khứ – hiện tại – tương lai) thì Di Lặc được gọi là Bodhivattva và là Đức Phật tương lai. Đấng cứu thế Di Lặc đang ngự ở cõi trời Đâu Suất và sẽ giáng sinh trong tương lai.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải, có lẽ vì hai ứng than nói trên mà nhân vật Di Lặc luôn tồn tại theo dạng “mở” và rất linh hoạt trong các vai trò khác nhau nên việc xuất hiện các biến thể về biểu tượng cũng là điều dễ hiểu.
Biểu tượng Di Lặc Khiết Thử của hiện diện ở nhiều ngôi chùa của Việt Nam – ảnh tượng Di Lặc ở núi Cấm, tỉnh An Giang. (ảnh internet)
Giả thuyết sự  giao thoa văn hóa
Quá trình phát triển của Phật giáo theo 3 con đường Đại thừa, Tiểu thừa và Kim cương thừa từ cách đây khoảng 2 thiên niên kỷ, đó là những “dòng chảy” đầy phức tạp và bí ẩn. Sự phát triển của Phật Di Lặc cũng vậy.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải, khi nghiên cứu về sự ra đời của Di Lặc béo cần phải đặt nhân vật này trong hệ thống các biểu tượng của Phật giáo Đại thừa. Con đường phát triển của Phật giáo Đại thừa gắn liền với “Con đường tơ lụa” từ Ấn Độ – Trung Á – Trung Quốc”. Quá trình phát triển của Phật giáo Đại thừa  cũng chính là quá trình phát triển của con đường Tơ lụa với sự “khổng lồ hóa” nhân vật Di Lặc thông qua các tượng đá xuất hiện ven “Con đường tơ lụa” hàng nghìn năm qua.
Một biến thể khác của Di Lặc Bố Đại Hòa thượng – Di Lặc Khiết Thử (ảnh internet).
Thông qua sự phân tích về cách bài trí Phật điện và kích cỡ từng pho tượng, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra quá trình biến đổi của các hình tượng tôn giáo, trong đó có Di Lặc như sau:
Ban đầu, Di Lặc xuất hiện với vai trò phụ trợ cho Phật Thích Ca, tượng Di Lặc cũng được đặt ở vị trí phụ, thấp hơn chứ không phải vị trí trung tâm như Thích Ca. Kích cỡ các pho tượng Di Lặc ở giai đoạn đầu cũng rất nhỏ. Do chức năng là một Đấng cứu thế cộng với việc con người phải đối mặt với thiên tai, địch họa, chiến tranh đã khiến cho Di Lặc dần chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần người dân.
Đặc điểm dễ nhận thấy của Phật Di Lặc giai đoạn này là các tượng Phật khổng lồ xuất hiện rất nhiều dọc theo “con đường” này, từ Ấn Độ vượt qua Trung Á đến Trung Quốc mà điển hình là pho tượng tạc trên núi Nga Mi, Vân Cương, Trung Quốc…
Sự phát triển đến đỉnh điểm này của biểu tượng Di Lặc cũng đồng nghĩa với vai trò và vị thế của tín ngưỡng Di Lặc  đã trở nên rất quan trọng trong cộng đồng Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các biểu tượng Di Lặc vẫn mang phong cách Ấn Độ của “Di Lặc” gầy
Di Lặc béo và những bí ẩn chưa thể giải thích
Có một thực tế hiện nay, đó là các tín đồ Phật tử thờ cúng cả 2 nhân vật Di Lặc gầy và Di Lặc béo. Di Lặc gầy có trước với gương mặt thanh tú, ngực lép, thân gầy, vận tào y. Còn Di Lặc béo thì đầu trọc, bụng béo tay cầm hồ lô hoặc tràng hạt… và cái khiến người ta khó hiểu là tại sao lại có 1 tên gọi Di Lặc cho hai hình tượng đối lập này trong một  tôn giáo đó là Phật giáo?
TS. Trần Hậu Yên Thế, Đại học Mỹ thuật Việt Nam lý giải (như bài trước đã phản ánh, nay xin được nhắc lại): Di Lặc béo là vị hòa thượng tên là Khiết Thử, sống vào cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại ở Phụng Hóa, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Vị hòa thượng có danh xưng là Bố Đại vì trên người lúc nào cũng đeo một bao bố lớn, vân du nay đây mai đó khất thực, sau đó lại chia đồ khất thực cho người khác. T
ương truyền, trước khi viên tịch, Bố Đại hòa thượng để lại bài kệ nói rằng, mình là hiện thân của Di Lặc nên từ đó, phật tử gọi ông là Di Lặc Bố Đại hòa thượng. Hình ảnh sớm nhất được tìm thấy sớm nhất tại núi Linh Ẩn, Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
PGS. TS Đinh Hồng Hải cho rằng, đây thực chất là sự biến đổi về mặt văn hóa khi Phật giáo du nhập vào khu vực trung tâm của văn hóa Hán. Và với dạng ứng thân mở của Di Lặc có thể là nguyên cớ làm phát sinh nhiều “phiên bản” Di Lặc sau này.
Mặc dù vậy, đây mới chỉ là những giả thuyết và xung quanh mối quan hệ giữa Di Lặc béo và Di Lặc gầy vẫn còn nhiều điểm cần làm rõ. Cụ thể, tương truyền về bài kệ của Di Lặc Bố Đại hòa thượng nói mình là hiện thân của Di Lặc cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có phát hiện khoa học nào chứng minh rõ ràng việc này. Thứ hai, cần phải bàn đến, đó là tại sao người dân lại tiếp nhận một hình ảnh đối lập là Di Lặc béo so với Di Lặc gầy vốn được coi là Đấng cứu thế, và hình ảnh đó chiếm vị trí thượng tôn đối với mỗi tín đồ Phật tử?  Đây là những vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu sâu thêm trong phần tiếp theo.
Quách Dương

Bí mật tượng Phật Di Lặc (kỳ cuối): Giả thuyết chấn động về Di Lặc béo

02:06 24/10/2017
Gần 20 năm nghiên cứu về  biểu tượng Phật Di Lặc, PGS. TS Đinh Hồng Hải, TS. Trần Hậu Yên Thế đã phát hiện ra những “mật mã” có thể gây bất ngờ đối với cộng đồng Phật tử. Biểu tượng Kubera một vị thần tài của Ấn Độ (ảnh Đinh Hồng Hải)
Bí ẩn Di Lặc béo
Trong các bài viết trước, báo Khoa học & Đời sống đã đề cập đến biểu tượng Di Lặc được sử dụng trong Phật giáo. Tuy nhiên, ngoài các nghiên cứu hiện trạng Di Lặc béo (Di Lặc Bố Đại hòa thượng, Di Lặc Khiết Thử) thì từ trước đến nay, rất ít công trình nghiên cứu nào đi tìm nguồn gốc của nhân vật tôn giáo này.

PGS. TS Đinh Hồng Hải, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Từ trước tới nay đã có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến sự phát triển của biểu tượng Di Lặc Bố Đại Hòa thượng hay Di Lặc béo. Tuy nhiên, có một vấn đề hết sức quan trọng nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức, đó là nguồn gốc của biểu tượng này. Vì sao biểu tượng Di Lặc (Maitreya) trong Phật giáo Ấn Độ khi du nhập vào văn hóa Trung Hoa lại biến thành Di Lặc Bố Đại hòa thượng? Vì sao biểu tượng Maitreya vốn “nghiêm nghị” trong văn hóa Ấn Độ lại biến thành “Phật cười” trong văn hóa Trung Hoa?…

Trong một số nghiên cứu trước đây, ông cho rằng đây là một sự dung hợp văn hóa giữa Phật giáo với văn hóa bản địa của người Trung Hoa, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các vị tài thần và phúc thần Trung Hoa (với các đặc tính: Béo, hói đầu, bụng to). Mặc dù vậy, sự biến đổi từ biểu tượng Maitreya trong văn hóa Ấn Độ thành Di Lặc Bố Đại hòa thượng trong văn hóa Trung Hoa dường như vẫn chưa có cơ hội được làm rõ. Nói cách khác, nguyên mẫu Di Lặc Bố Đại hòa thượng bắt nguồn từ đâu vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp ngoài cái tên (Maitreya/Di Lặc/Di Lặc Phật) được “bê y nguyên” từ Phật giáo Ấn Độ qua Phật giáo Trung Hoa và gán cho Di Lặc Bố Đại hòa thượng”.

 Tượng Di Lặc Khiết Thử ra đời muộn hơn và giống hệt tượng Kubera của Ấn Độ (ảnh Đinh Hồng Hải)

Tượng thần tài của Ấn Độ cũng có nhiều biến thể khác nhau (ảnh Đinh Hồng Hải)
Di Lặc giống với vị thần tài của Ấn Độ
Trong công trình chưa được công bố chính thức bằng tiếng Việt, PGS. TS Đinh Hồng Hải đã đưa ra những giải thuyết để có thể đi đến cái nhìn tổng quát về nguồn gốc và sự hình thành nhân vật tôn giáo Di Lặc Bố Đại hòa thượng.
Điều đầu tiên mà PGS. TS Đinh Hồng Hải phát hiện ra, đó chính là mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ thần tài với tín ngưỡng thờ thần tài Kubera cổ xưa trong văn hóa Ấn Độ. Kubera là một vị thần tài đã tồn tại trong văn hóa Ấn Độ từ trước khi Phật giáo ra đời ở quốc gia này. Việc nhận diện Kubera khá dễ dàng với hình thức của một nam thần cởi trần, bụng phệ, thường được tạo tác ở dáng ngồi bệt, tay trái cầm con chồn báu (mongoose) tượng trưng cho châu báu, tay phải cầm vật báu hình quả lựu (pomegranate) tượng trưng cho ngũ cốc (đôi khi hình quả lựu này được thay bằng một túi tiền). Biểu tượng này từng xuất hiện một cách mơ hồ trong văn hóa Trung Hoa với một cái tên dân gian là Phát Tài Phật (Buddha for wealth – 發財佛). Dễ dàng nhận thấy, hình thức biểu hiện “béo tốt bụng phệ” ở đây chính là nguyên mẫu của Kubera mà không phải là Maitreya (Di Lặc) với dáng thanh mảnh và nghiêm nghị trong Phật giáo.
Một biến thể khác của Kubera – một vị thần tài của Ấn Độ (ảnh Đinh Hồng Hải)
PGS. TS Đinh Hồng Hải cho biết: “Tìm hiểu các biểu tượng Phật cười/ Di Lặc Bố Đại hòa thượng xuất hiện đầu tiên ở Trung Hoa, chúng tôi phát hiện ra một điều hết sức thú vị là tại nơi ra đời của biểu tượng này (chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, Trung Quốc) cùng tồn tại biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng và Kubera (được gọi bằng một cái tên Trung Hoa là Tì Sa Môn Thiên vương -毘沙門天王). Đem so sánh với một số biểu tượng Kubera khác, chúng tôi đã phát hiện ra khá nhiều pho tượng Kubera có hình thức biểu hiện giống với hình thức biểu hiện của Di Lặc Bố Đại hòa thượng Trung Hoa. Rất có thể người Trung Hoa xưa đã “lắp ghép” hình thức biểu hiện của Thần Tài Kubera với cái tên Di Lặc/ Maitreya để hình thành nên một biểu tượng Di Lặc mới trong Phật giáo Trung Hoa, đó là Di Lặc Bố Đại hòa thượng. Nếu giả thuyết này được kiểm chứng thì đây sẽ là một phát hiện vô cùng thú vị về sự sao chép điêu luyện các thành tố văn hóa Ấn Độ cổ đại của người Trung Hoa xưa”.
Đặc biệt, khi du nhập vào Việt Nam, biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng lại trải qua một quá trình dân gian hóa và trở thành một vị Di Lặc – Thần Tài (báo Khoa học & Đời sống sẽ phân tích ở kỳ sau). Sự phát triển này vô tình đã đưa biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng trở về đúng nguyên mẫu cổ xưa là tín ngưỡng thờ thần Kubera trong văn hóa Ấn Độ.
Theo PGS. TS Đinh Hồng Hải: Xét về hình thức biểu hiện thì biểu tượng Di Lặc Bố Đại hòa thượng có một sự chuyển đổi “quay vòng” từ Kubera, một vị thần tài trong văn hóa Ấn Độ, biến thành Phật cười trong văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt Nam. Tiếp theo, từ biểu tượng Phật cười trong văn hóa Việt Nam, biểu tượng này lại “biến” thành Di Lặc – Thần Tài, một vị thần tài mới trong xã hội Việt Nam đương đại. Sự lặp lại các đặc điểm béo, hói, bụng to, tay cầm báu vật được lặp lại y nguyên từ văn hóa Ấn Độ qua văn hóa Việt Nam thông qua Di Lặc Bố Đại hòa thượng của Trung Hoa. Còn những khác biệt chủ yếu chỉ là các mô – típ trong trang phục và hình thức của các báu vật trên tay các vị thần. Trong khi biểu hiện của vị thần béo tốt này trong văn hóa Trung Hoa là Di Lặc Bố Đại hòa thượng (một biểu tượng Phật giáo) thì trong văn hóa Ấn Độ và Việt Nam nó lại là đại diện cho một vị thần dân gian –  thần tài.
Quách Dương
Xem tiếp...