Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

MIẾNG NGON NHỚ LÂU 02

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NHỮNG QUÁN ĂN NGON không phải ai cũng biết ở SÀI GÒN!!

Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ

2 Thanh Niên Online
Nằm trên vỉa hè ngay gần chợ Xã Tây, quận 5 là gánh tàu hũ nóng kiểu Hoa của cô Hường với nhiều biến tấu kiểu Việt rất thú vị.
Tàu hũ nước đường với trân châu tự làm, ăn dai dai cực kỳ hấp dẫn.
Ảnh: Giang Vũ

Gánh tàu hũ kiểu Hoa của người phụ nữ gốc Quảng

Cô Nguyễn Thị Hường, quê gốc ở Quảng Ngãi, từ năm 18 tuổi đã xa quê vào Sài Gòn làm đủ mọi việc để mưu sinh. Sau những ngày lang thang ở khu Chợ Lớn, cô thấy một hàng tàu hũ nóng của người Hoa cách đây hơn 30 năm ở quận 11 bán rất đắt hàng nên đã xin học nghề mất 5 phân vàng.
Từ đó đến nay, cô tìm cách chế biến ra nhiều món tàu hũ rất thú vị nhờ khách hàng quen thuộc khu chợ Xã Tây, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Sau gần 20 năm gánh đi khắp khu Chợ Lớn, từ 10 năm nay cô mới ngồi cố định một chỗ trên vỉa hè nằm trên đường Trần Hưng Đạo, ngay kế bên chợ Xã Tây.




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 1
Nồi tàu hũ của cô Hường đặc biệt ở chất lượng: Đậu hũ trắng, mềm mịn, múc lên sóng sánh đẹp mắt do sử dụng đậu nành sạch từ Campuchia, chỉ pha một ít bột gạo và 1 muỗng nhỏ thạch cao phi mua từ tiệm thuốc Bắc cho nồi đậu hũ lớn làm từ 2 kg đậu nành. Cô Hường cho biết, tàu hũ nào mà không trắng tinh là do lọc không kỹ để lời nhiều hơn, trông đặc chứ không mềm mướt là cho quá nhiều bột gạo mà thôi.




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 2
Món tàu hũ nóng không cho đá với nước đường gừng của cô Hường
Cô Hường chia sẻ: bí quyết làm tàu hũ này cô học của người Hoa và giữ nguyên công thức. Biến tấu làm cho món này thú vị hơn tàu hũ của người Hoa là loại nước đường vàng (đường phên) nấu với gừng sẻ, nhỏ mà thơm nồng, thêm các hạt trân châu dai dai ngon đặc biệt làm từ bột năng nhồi kỹ, luộc lên rồi thả vào.




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 3
Trân châu tự làm của cô Hường

Tàu hũ nóng, chè đậu ngọt thanh, vị tinh tế nơi vỉa hè

Ngoài món tàu hũ truyền thống chỉ gồm tàu hũ, nước đường nóng với gừng thì các món tàu hũ biến tấu rất được thực khách ưa chuộng là tàu hũ nước đường chan cốt dừa, tàu hũ bánh lọt, tàu hũ với đậu đen. Đây là món được nhiều người ưa thích nhất.




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 4
Tàu hũ nước đường chan cốt dừa




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 5
Tàu hũ đậu đen




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 6
Tàu hũ bánh lọt
Món tàu hũ nước đường đã ngon đỉnh cao rồi, các món chè khác của cô cũng được khách hàng ưa chuộng không kém. Các món chè ngon phải kể đến chè đậu nấu từ đậu trắng và nếp, vị ngọt thanh vừa phải, chè đậu đen nấu lẫn với đậu ngự, chè khoai môn, chè đậu ván, chè bắp, chè táo soạn, bánh trôi, chè sương sa hạt lựu bánh lọt.




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 7
Chè đậu ván




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 8
Chè bắp




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 9
Sương sa hạt lựu
Anh Chí Tài, một thực khách quen thuộc của món tàu hũ nước đường chia sẻ: “Là người gốc Hoa, tôi thấy đậu hũ ở đây nấu y như vợ tôi nấu ở nhà. Giờ già rồi ngại làm, khi nào muốn ăn ra đây ăn cho khỏe.” Ngoài món đậu hũ, anh Tài còn mê chè đậu, lần nào ra ăn, anh cũng mua một nửa số chè đậu của cô Hường mang về cho cả nhà cùng ăn.




Gánh tàu hũ 30 năm của người mẹ xứ Quảng giữa Sài Gòn: Không ngon, con sẽ khổ - ảnh 10
Chè đậu mềm thơm

Lạ kỳ quán bún Thái bán một tiếng là hết sạch, người Sài Gòn vui vẻ... chờ

0 Thanh Niên Online
Quán bún bà Thoa thay đổi thực đơn mỗi ngày nhưng bún Thái là món đắt khách hơn cả. Nếu muốn ăn, thực khách phải đặt trước và quán chỉ bán đúng trong một giờ đồng hồ là hết sạch.
Tô bún Thái hấp dẫn nhiều thực khách.
Ảnh: Nguyễn Minh Tâm

Bán hết trong vòng 1 tiếng

Nằm thọt lỏm trong hẻm nhỏ số 63 Phó Đức Chính (Q.1, TP.HCM) nhưng quán bún bà Thoa được nhiều người biết đến. Quán không bán cố định một món mà thay đổi liên tục trong tuần, mỗi ngày mỗi khác nhau để thực khách thay đổi khẩu vị.
Bà Kim Thoa, chủ quán cho biết trong số những món ăn của quán, bún Thái được thực khách ưa chuộng hơn cả. Vì là món “best seller” (đắt hàng) nên được bà Thoa ưu ái bán hai ngày trong tuần là thứ 3 và thứ 6, giá 40 ngàn đồng/tô.



Lạ kỳ quán bún Thái bán một tiếng là hết sạch, người Sài Gòn vui vẻ... chờ - ảnh 1
Nước dùng là "linh hồn" của món ăn, vị chua cay vừa phải rất vừa phải.
Ảnh: Nguyễn Minh Tâm
Chỉ là quán vỉa hè nhưng quán có tới 4 người làm cật lực mới đủ phục vụ. Công việc bán hàng được chia rất rõ ràng, mỗi người một công đoạn nên nồi nước lèo cứ vơi đi nhanh chóng. Có 2 người đứng bán chính, một người trụng rau và bún, một người thì cho các loại nguyên liệu như chả tôm mực vào tô. Hai người còn lại thì chan nước lèo rồi bưng ra cho khách.
Quán bún Thái kỳ lạ, khách càng chờ lâu càng thích
Nhịp độ làm việc cực kì nhanh, tay người bán thoăn thoắt không nghỉ và khách đến ngày một đông.
Thường quán sẽ mở bán lúc 11 giờ 30 phút, đúng vào dịp ăn trưa của dân văn phòng. Khách muốn ăn phải đến thật sớm, nếu không thì sẽ hết bún. Chưa đến 11 giờ 30 phút, chúng tôi đã có mặt tại quán. Dù mới bắt đầu giờ nghỉ trưa nhưng khách đã kéo đến từng đoàn. Không gian khá chật và nóng nhưng thực khách vẫn chấp nhận ngồi để thưởng thức tô bún. Chủ quán còn phải mượn thêm vỉa hè của những gia đình xung quanh để khách có chỗ ngồi.



Quan bún Thái muốn ăn phải đặt trước nhưng vẫn đông ngẹt, bán một tiếng hết sạch
Tôm, mực… ở đây được đánh giá là tươi, chất lượng.
Ảnh: Nguyễn Minh Tâm
Đúng 11 giờ 30, người phục vụ báo chính thức không nhận khách nữa, chỉ bán cho những người đã đặt trước. Nhìn đồng hồ khoảng 12 giờ 30, những tờ giấy ghi tên khách ít dần chỉ còn vài phiếu, chúng tôi đã tin là quán chỉ bán trong vòng một tiếng.
Nồi nước lèo đã gần hết nhưng tay bà Thoa vẫn thoăn thoắt không nghỉ, cố gắng làm đến tô cuối cùng mặc cho mồ hôi thấm ướt áo.
Dù không đặt trước nhưng vì đến sớm chúng tôi vẫn gọi được 2 tô bún đầy đủ các nguyên liệu. Ở quán có 2 loại rau ăn kèm, rau muống và giá cho khách muốn ăn rau trụng. Còn nếu ăn rau sống thì sẽ có đầy đủ các loại rau chuyên ăn bún thái như bông súng, rau đắng, bắp chuối….
Vắt thêm chanh và cho vào tô vài lát ớt, chúng tôi bắt đầu thường thức tô bún Thái nức tiếng này. Điều đặc biệt làm cho tô bún ngon chính là vị nước lèo được nêm chua cay vừa phải. Mực và tôm khá tươi, kết hợp với các loại rau đúng vị.



Quan bún Thái muốn ăn phải đặt trước nhưng vẫn đông ngẹt, bán một tiếng hết sạch
Tô bún thái có hai loại rau ăn kèm, tùy ý khách hàng muốn trụng hay ăn sống.
Ảnh: Anh Lê
Là khách ruột của quán hơn một năm nay, anh Hoàng Phi Long cho biết ngày nào cũng đến ăn và món khoái khẩu là bún Thái.
“Tôi là khách quen ở đây nên bà chủ quen mặt nhưng mỗi lần đều đặt trước. Nếu không đặt là giờ này không còn đâu. Đây chủ yếu là dân văn phòng, mỗi lần đi hàng đoàn, nhóm ít nhất 3 - 4 người nên bán rất nhanh. Cũng như nhiều người, món khoái khẩu của tôi là bún Thái, vị chua chua cay cay vừa ăn, lại thơm nữa, tôm mực cũng tươi”, anh Long nói.
Cũng là một tín đồ của món bún Thái, chị Quỳnh Anh (ngụ Q. Bình Thạnh) nhận xét: “Đối với một quán vỉa hè thì bún ở đây ngon, nếm vị nước là thấy vị sả, me, lá chanh đặc trưng của bún Thái. Dù không quá nhiều mực tôm… nhưng vậy là đủ, vừa ăn”.



Quan bún Thái muốn ăn phải đặt trước nhưng vẫn đông ngẹt, bán một tiếng hết sạch
Quán rất đông khách, chủ yếu là dân văn phòng.
Ảnh: Anh Lê

Đặt trước vẫn phải chờ, khách chấp nhận

Đúng như lời anh Long nói, 12 giờ là khoảng thời gian cao điểm của quán. Khách đến ăn chủ yếu là dân văn phòng ở gần đó, cứ đến giờ cao điểm tan ca khách lại kéo từng đoàn tới. Vì không gian chật và khách quá đông nên nhiều người dù đặt trước nhưng vẫn phải chờ.
Anh Trần Mạnh Tùng - người ghiền món bún Thái của quán bà Thoa cho biết anh không hề khó chịu dù phải đợi lâu.
“Tôi được bạn giới thiệu rồi trở thành khách quen, nhưng chỉ ghiền đúng một món bún Thái. Chờ lâu không ngại vì ở đây hầu như ai cũng phải chờ và họ đã ý thức được điều đấy. Trong quán rất chật và khá nóng nhưng người ta vẫn ngồi ăn ngon lành. Muốn ăn vỉa hè nhưng ngon thì phải chấp nhận thôi”.



Quan bún Thái muốn ăn phải đặt trước nhưng vẫn đông ngẹt, bán một tiếng hết sạch
Quán cần 4 người làm cật lực mới đủ bán.
Ảnh: Anh Lê
Anh Tùng cũng cho biết thêm, việc đặt hàng cũng rất đơn giản. Chỉ cần lưu số điện thoại của chủ quán ghi trên phần mái che, mỗi lần muốn ăn thì gọi báo trước số lượng: “Lưu ý là phải đúng số lượng, chỉ cần đặt dư ra một tô người ta cũng không phục vụ. Lúc tôi biết đến quán là có vụ đặt này rồi, thấy ổn vì quán đông đặt cho đỡ lộn xộn. Mỗi lần đi tụi mình đi cả nhóm lớn, mỗi lần trả tiền là hết 7 - 8 trăm ngàn”, anh Tùng nói.



Quan bún Thái muốn ăn phải đặt trước nhưng vẫn đông ngẹt, bán một tiếng hết sạch
Khách ruột của quán đứng chờ nhưng vẫn vui vẻ chấp nhận.
Vì gần công ty nên anh Phan Như Sỹ (ngụ Q.1, TP.HCM) đã có "thâm niên" ăn bún Thái được 4 năm nay. Cũng như nhiều thực khách khác, không ít lần anh Sỹ phải đợi lâu nhưng không hề cảm thấy khó chịu mà ngược lại anh thấy “càng chờ lâu càng thích”.
“Trong khi chờ có thể nói chuyện với bạn bè, chờ lâu đói cảm giác ăn sẽ ngon hơn. Bún Thái ở đây cũng có vị như những nơi khác nhưng điều đặc biệt là thực phẩm rất tươi. Giá cả mình thấy cũng chấp nhận được so với ở trung tâm quận 1”, anh Sỹ giải thích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét