Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

TIẾNG THƠ 20

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                             Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam
------------------------------------------------------------------------
                                                                     VỘI VÀNG


84.12
Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
Tặng Vũ Đình Liên

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007.

Cảm nhận về bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu


Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thư rộng lớn như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng trúng như Huy Thông, trong sáng như Nquyền Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận

"Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thư rộng lớn như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng trúng như Huy Thông, trong sáng như Nquyền Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam).
   Khi đọc những câu văn này ta sẽ không hiểu tại sao Xuân Diệu lại được ưu ái như vậy. Giờ thì đã rõ! Đơn giản chỉ vì ông là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới’’. Xuân Diệu đã thể hiện đầy đủ nhất ý thức cá nhân của cái tôi mới và cũng mang đậm bản sắc riêng. Trong số những bài thơ của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Vội Vàng. Bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, in dấu khá đậm cho hồn thơ yêu đời, ham sống, “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Và quan trọng hơn thế nữa, qua Vội vàng chúng ta nhận ra một quan niệm sống rất mới mẻ - bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc.
Vội vàng? Cái tên đã rất Xuân Diệu! Đây là một triết lí sống và cũng là tâm thế sống của nhà thơ: sống nhanh chóng, khẩn trương, mở rộng lòng mình đế ôm ghì, thâu tóm tất cả. Đã hơn một lần ta bắt gặp Xuân Diệu hối hả, cuống quýt, giục giã:
Mau với chứ, vội vàng lên chứ
Em, em ơi, tình non sắp già rồi!
Thời gian, mùa xuân, tình yêu tuổi trẻ luôn thường trực, trở đi trở lại trong nhiều trang thơ của Xuân Diệu. Ở Vội vàng ông đã nhận ra một thiên đường ngay trên mặt đất, nhà thơ yêu cuộc sống trần thế xung quanh và tìm thấy trong cuộc sống đó biết bao điều hấp dẫn, đáng sống và biết tận hưởng những gì mà cuộc sống ban tặng. Đây là một quan niệm sống rất người, mang ý nghĩa tích cực và có giá trị nhân văn sâu sắc. Nhà thơ muốn nhắn nhủ đến người đọc hãy sống hết mình khi đang còn trẻ tuổi, đừng để thời gian trôi đi phí hoài. Hãy sống gấp gáp để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Hãy luôn giữ cho mình mùa xuân tình yêu của tuổi trẻ.
Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Bức thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến cho người đọc được triển khai qua từng phần của bài thơ, theo mạch cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ. Ngay từ đầu chúng ta đã bắt gặp một thái độ sống rất ngông, rất lạ:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Ý tưởng tắt nắng, buộc gió quả thật táo bạo, độc đáo mà chỉ Xuân Diệu mới nghĩ ra, xuất phát từ lòng yêu cuộc sống, thèm sống. Xuân Diệu muốn tắt, buộc nắng và gió cũng là để giữ lại cái đẹp, cái tươi thắm của sự vật, của màu, của hương. Xuân Diệu muốn thời gian là tĩnh tại mặc dù ông không nhìn đời với con mắt tĩnh. Cái vô lí đó chính là sự khao khát đến vô biên và tột cùng. Nhà thơ muốn níu giữ thời gian, cuộc sống ấy cho riêng mình.
Mọi chuyện đều có nguyên do của nó! Xuân Diệu thiết tha với cuộc sống như thế bởi ông đã tìm ra một thiên đường trên mặt đất. Cuộc sống đẹp nhất của cuộc sống trần thế. Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới (Thi nhân Việt Nam). Cuộc sống xung quanh ta đẹp nhất, vậy thì dại gì mà không hưởng. Nhà thơ nhìn mùa xuân với tất cả sự say mê, cuồng nhiệt vồ vập:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây là cửa cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si.
Vày đây... Này đây...Này đây... Tất cả như đang phơi bày ra trước mắt nhà thơ Bức tranh thiên nhiên đang độ viên mãn, tràn đầy, chứa chan xuân tình, vừa gần gũi thân quen lại vừa mượt mà đầy sức sống. Xuân Diệu như vồ vập. Ngấu nghiến, thâu tóm tất cả. Nhà thơ như con ong hút mật lạc vào vườn hoa đầy hương sắc. Với ông cái gì cũng hấp dẫn mới lạ. Và bằng cặp mắt xanh non của cái tôi cá nhân Xuân Diệu còn phát hiện ra thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất vẫn là vì có con người. Con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Nhà thơ lấy con người làm thước đo của cái đẹp. Cuộc sống trần thế đẹp nhất vào lúc xuân. Và con người chỉ tận hưởng được lúc đang còn trẻ. Song tuổi trẻ thì tàn phai theo thời gian, vì thế mà ông phải sống vội vàng, gấp gáp.
Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Nhà thơ tận hưởng cuộc sống một cách gấp gáp, vồ vập bởi một phút giây ra đi vĩnh viễn không trở lại. Mất mát sẽ đến nếu ta không chớp thời cơ. Có lẽ thế mà Xuân Diệu không chờ mùa hạ đến mới nhớ xuân mà ôm riết mùa xuân lúc tràn đầy, tươi non.
Ham sống, khát sống, Xuân Diệu càng băn khoăn hơn trước cuộc đời, thời gian. Ông đã nhận ra quy luật tuyến tính của thời gian, chống lại quy luật tuần hoàn của các cụ ngày xưa. Mỗi phút giây qua đi sẽ không bao giờ trở lại, tuổi trẻ cũng chỉ đến một lần. Nhà thơ mở lòng ra để yêu đời, yêu cuộc sống nhưng không được đời bù đắp, vì thế mà ông băn khoăn buồn chán cho thân phận của mình. Cảnh vật thiên nhiên giờ đây cũng mang đầy tâm trạng buồn bã, băn khoăn, lo sợ..
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Cơn gió xinh thì thào trong lác biếc
Phải chăng sợ đổ tàn phai sắp sửa?
Nhận thức ra quy luật của thời gian, khát khao sống đến mãnh liệt. Xuân Diệu đã ôm ghì lấy cuộc sống, tận hưởng cuộc sống để không phí hoài đi thời gian, tuổi trẻ. Tình yêu cuộc sống lại bùng lên cuồng nhiệt hối hả.
Ta muốm ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn biết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Hỡi xuân hồngg, ta muốn cắn vào người.
Lòng yêu đời tràn lên như một cao trào tình cảm. Hình ảnh thơ tươi mới, sức sống. Và có lẽ tình yêu cuộc sống của nhà thơ tăng dần theo từng từ muốn ôm đến riết là đã ghì chặt hơn. Và đã say - sự ngây ngất đến bất tỉnh vẫn chưa thỏa lòng - còn muốn thâu nghĩa là muốn thu hết tất cả để có sự hòa nhập một. Và cuối cùng là tiếng kêu của sự cuồng nhiệt chưa bao giờ có trong thơ:
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.
Hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ đã bộc lộ rõ lòng yêu đời cuồng nhiệt khiến nhà thơ phải hối hả, vội vàng đến với cuộc sống.
Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đó chưa từng có . Lối sống ở đây biết hưởng thụ một cách chính đáng, biết khẩn trương sống cho ra sống. Tuy nhiên ở Vội vàng, tác giả chỉ đề cập đến lối sống thiên về hưởng thụ chạy theo thời gian. Ông kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng, hãy tranh thủ thời gian, tuổi trẻ để sống đủ đầy nhất. Ông đã quên đi nghĩa vụ kêu mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời nhà ông, ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng hưởng thụ.
Đọc thơ Xuân Diệu, đặc biệt là qua bài thơ Vội vàng, ta càng thêm yêu cuộc sống hôm nay và càng góp phần làm cho cuộc sống đó thêm tươi đẹp, không chỉ vì cuộc sống hôm nay đã đổi mới, đã đẹp hơn nhiều lần so với cuộc sông ngày xưa của Xuân Diệu mà chủ yếu là không còn những bi kịch để thành những băn khoăn trước cuộc đời. Bức thông điệp nhà thơ gửi đến người đọc vẫn cònnguyên giá trị, được bồi đắp thêm qua thời gian và trường tồn vĩnh cửu.
Hãy sống hết mình, cống hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc nhân dân, đừng phí hoài thời gian, hãy mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả những vang động của cuộc đời. Đó là những gì mà Xuân Diệu còn giữ lại, nhắn gửi đến với người đọc của mình bức thông điệp xuyên qua thời gian, không gian, ngự trị muôn đời trong tâm hồn con người Việt Nam.

                                                                           Biển



15.00
Thể thơ: Thơ tự do
Thời kỳ: Hiện đại
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...

Bờ đẹp đẽ cát vàng
- Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng...

Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...

Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết

Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

4-4-1962


Biển của Xuân Diệu . Lời bình của Trần Hà Nam

Biển là một bài thơ tình đặc sắc của Xuân Diệu sau Cách mạng tháng Tám, được sáng tác trên bãi biển Sầm Sơn. Nhưng như chính nhà thơ tâm sự, nguồn thi hứng của ông được gợi lên từ biển Quy Nhơn cát vàng nước biếc dạt dào, tiếng thầm thì của phi lao như lời tâm sự của những tình nhân.
Con người từng được mệnh danh là "ông hoàng của thơ tình" thời Thơ Mới đã nói lên cảm xúc yêu đương nồng nàn từ vọng tưởng về con sóng quê hương thấm đẫm hồn thơ từ thuở hoa niên. Một tình yêu mới mẻ, không còn cảm giác mong manh vì lo sợ "tình yêu đến tình yêu đi ai biết" mà gắn kết vững bền trong quan hệ sóng - bờ.
Vượt ra khỏi phạm vi của tâm tình lứa đôi, bài thơ còn nóng hổi những bồi hồi của đứa con miền Nam những ngày phải xa cách quê hương khi đất nước cắt chia làm hai nửa.
Bắt đầu bài thơ là một lời thú nhận nhưng cũng đồng thời là một khát vọng hóa thân, để được hướng về em bằng tất cả niềm ngưỡng vọng, đắm say:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Em - bờ cát trắng, như một biểu tượng của cái đẹp muôn đời, được cảm nhận bằng tất cả sự say mê của một trái tim si tình. Cái nhìn của nhà thơ trước sau vẫn thế, luôn lấy vẻ đẹp con người làm chuẩn mực cho những vẻ đẹp tự nhiên. Sắc nắng pha lê làm nên sắc cát vàng óng ả. Một dáng nghiêng mềm mại "thoai thoải hàng thông" tạo thành vẻ đẹp mang đậm nữ tính. Vẻ đẹp ấy là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình yêu tha thiết với em khi tự nhận: "Anh xin làm sóng biếc". Cái tôi hóa thân thành con sóng mới tự do và mãnh liệt làm sao!
Có lẽ cho đến nay trong thi ca Việt Nam, kể cả những nhà thơ cách tân mới nhất, chưa ai dám bạo dạn tả cái hôn đắm đuối đến thế: hôn mãi, hôn thật khẽ thật êm, hôn êm đềm, mãi mãi, hôn rồi hôn lại, tan cả đất trời… Ngỡ như cả vũ trụ nghẹt thở bởi những cái hôn nồng cháy đến thế! Thấp thoáng trong câu thơ những ám ảnh dục tính rất đời thường mà không hề vẩn đục bởi những dục vọng thấp hèn.
Và con sóng tình không chỉ dừng lại đó mà rất bạo liệt ào ạt, nghiến nát bờ em. Ta lại gặp một Xuân Diệu - kẻ uống tình yêu dập cả môi thuở nào! Con người đã tìm thấy trong tình yêu sự sống vĩnh cửu, vượt ra khỏi giới hạn đời người trăm năm để quyện chặt với đời bằng nụ hôn ngàn năm không thỏa. Bằng tình yêu ấy, thi nhân đã hòa con sóng biếc tâm hồn góp thành bể biếc cuộc đời - màu tình yêu muôn thuở. Ân tình nhà thơ cũng hòa chung quan niệm của một thời người yêu người sống để yêu nhau (Tố Hữu).
Có lẽ cũng không cần phải bàn nhiều về tính chất của tình yêu hiển hiện trong những vần yêu nồng nàn ấy.
Đó cũng là tình yêu vọng về mảnh đất Bình Định thân thương, nơi đã nuôi hồn thơ cho Xuân Diệu. Biển Quy Nhơn lung linh trong bao thi ảnh bể biếc, cát vàng, thoai thoải bãi bờ… Tình yêu lứa đôi quyện hòa cùng tình yêu quê hương. Để những người yêu nhau ra trước biển Quy Nhơn giờ đây lại có thể ngâm ngợi những vần thơ của người nghệ sĩ đa tình thuở ấy:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết
Trần Hà Nam

Những bài thơ tình viết về Biển, Em và Anh hay nhất

Tuyển chọn những bài thơ tình hay viết về Biển và Em hay nhất. Những bài thơ tình hay viết về Biển, Em và Anh.

Những bài thơ tình viết về Biển, Em và Anh hay nhất

CHÙM THƠ LIÊN QUAN:
Những bài thơ hay viết về Biển với tình yêu đôi lứa
Những bài thơ hay tâm trạng đứng trước Biển một mình

BÀI THƠ: BIỂN CỦA EM

Tác giả: Ho Nhu
Anh vẫn biết Biển mênh mông là thế
Khi trào dâng khi lại để sóng lừng
Biển của em lúc kín đáo như bưng
Lúc mãnh liệt chẳng muốn dừng giông bão

Biển của em sóng tình luôn hư ảo
Rất mặn mòi nên dự báo nhiễu điều
Biển của em dù giông tố bao nhiêu
Bình Minh đến toả rạng nhiều sức sống

Biển bao la đón buồm căng gió lộng
Nâng thuyền lên để mở rộng tầm nhìn
Yêu Biển rồi hãy tạo giữ niềm tin
Nuôi cảm xúc gửi vào nghìn thương nhớ

Về nhé em! Biển trao duyên gửi nợ
Cũng có khi Biển vô cớ đẩy thuyền
Chỉ đón chờ mỗi sáng Bình Minh lên
Hòa vào Biển như sấm rền mùa hạ

Trời và Biển dù nhuộm xanh hai ngã
Nhưng ngàn đời hiến dâng cả vì em
Cứ mỗi lần nhớ Biển hãy buông rèm
Đón hạnh phúc thỏa khát thèm nỗi nhớ.

BÀI THƠ: BIỂN ĐỢI

Tác giả: Long Le
Khắc khoải tầng không những áng hồng
Mây buồn lặng lẽ khoảng trời trong
Vầng trăng quyến luyến vương tình mộng
Gió quyện mây hờn vạn nẻo mong
Biển gọi tên em trào gợn sóng
Ven bờ cát đợi mỏi mòn trông
Mênh mông biển biếc lòng ai ngóng
Vạn dặm người xa có thấu không.

BÀI THƠ: KIẾM TÌM

Tác giả: Hải Yến
Anh Là ngọn gió đi hoang
Cho em mải miết lang thang kiếm tìm
Trời xanh, biển biếc phiêu linh
Tới miền hạnh phúc ta tìm được nhau

Vỡ òa nụ hôn ngọt ngào
Vòng tay nồng ấm ta trao hương tình
Sao trời sáng chiếu lung linh
Bầu trời hạnh phúc chúng mình có nhau...!!!

BÀI THƠ: BIỂN GỌI TÊN EM

Tác giả: Nguyên Phong
Em có nghe khúc hát chiều biển gọi
Từng đợt triều cuồn cuộn nhói tim anh
Em có nghe Lời biển gọi mong manh
Ru thật khẽ và dỗ dành theo gió

Em đi rồi anh lắng đọng nỗi nhớ
Mãi tuôn trào mạnh mẽ đó em ơi!
Ngày bên em biển rạng rỡ xanh ngời
Xa em rồi biển luôn trồi sóng dữ

Vạn đường tình anh biết là qúa khứ
Sao tim sầu vẫn cố giữ riêng ai
Dòng thư cũ ngày ấy đã nhạt phai
Bao si đượm vẫn u hoài khoé mắt

Nhặt lại đây kĩ niệm thời đổ nát
Gieo vào lòng biển mặn chát tim yêu
Và như thế hóa thủy triều cô liêu
Biển mơ màng như mãi níu chân ai!!!?

BÀI THƠ: GIÓ XUA SÓNG BIỂN BẠC ĐẦU

Tác giả: Sơn Hồng
Gió xua sóng biển bạc đầu
Duyên xua tình lại dạt dào tâm tư
Hướng lòng trôi nổi vô hư
Tìm nơi neo đậu lắc lư nỗi niềm

Trùng khơi trải rộng khó tìm
Ánh sao đã lặng biết chìm nơi đâu
Bãi bờ chỗ cạn chỗ sâu
Hồn loang lởm chởm neo sầu ,mỗi đêm

Vết tình in đậm vào tim
Nhớ xưa tung cánh đôi chim lưng trời
Thả hồn theo gió xa xôi
Mang đầy luyến ái tìm nơi kết tình

Ngờ đâu giông tố gập ghềnh
Cuốn theo duyên nợ bồng bềnh chia phôi
Người về chốn ấy xa xôi
Bến bờ hiu quạnh lẻ loi con thuyền...
anh-dep-bien-tapchidanong.org26936-9-.jpg

BÀI THƠ: TÌNH BIỂN

Tác giả: Hạnh Kim
Em nhớ anh như nổi lòng của biển
Khi dâng tràn lúc cuồn cuộn sóng tung
Bao nhớ thương ôm ấp những mông lung
Theo con nước trôi dòng yêu tha thiết

Mây lãng đãng nhìn trôi màu xanh biếc
Mắt hoài mơ chờ đợi gió cùng bay
Biển nhớ ai lăn tăn sóng u hoài
Từng đợt vỗ về theo bờ cát trắng

Thưở mới yêu bờ đá chiều ngớ ngẩn
Mãi đợi chờ con sóng dạt môi hôn
Cát chạy theo con sóng cuộn biển hờn
Lăn tăn sóng ru mát lòng biển lạnh

Biển khao khát vầng dương tình ấm nóng
Ôm ấp lòng trong hơi thở sóng ru
Có những đêm trời giông gió mây mù
Biển lạnh lẽo tĩnh trong sầu cô quạnh

Không phẳng lặng hồn biển nào êm ắng
Đá vọng hoài lời của biển thở than
Biển khát khao con nước lợ miên man
Thả tình biển lan man ngàn nỗi nhớ

Em nhớ anh như biển đêm trăn trở
Mộng mơ hoài con nước chảy tình êm
Em nhớ anh một nổi nhớ triền miên
Như tình biển khát khao bờ thương nhớ.

BÀI THƠ: ĐỪNG GHEN EM VỚI BIỂN

Tác giả: Anh Thư
Từ bao giờ...có biển, anh biết không?
Mà bờ bãi trãi rộng dài đến thế...
Từ bao lâu...bao đời, bao thế hệ...???
Biển mênh mông lan tận cuối đất trời.

Ngày biển buồn, thuyền vỗ sóng xa khơi
Những lúc không anh, em về nghe biển hát
Biển cô đơn ! Nên suốt đời thèm khát
Chảy mãi miệt mài tìm kiếm bến bờ tương!

Biển dịu dàng, xua tan nỗi dỗi hờn...
Em yêu biển ! từ ngày anh chưa đến
Biển vỗ về em những chiều anh lỗi hẹn
Biển ôm em lòng những năm tháng buồn tênh.

Em iu biển! và nay iu anh hơn!
Xin đừng xa em anh nhé.....lúc giận hờn!

BÀI THƠ: BIỂN TÌNH

Tác giả: Hiền Nhật Phương Trần
Biển đã bao giờ thôi dậy sóng em ơi
Nỗi nhớ trong anh có khi nào nguôi nhỉ
Đêm từng đêm miên man trong suy nghĩ
Biết giờ này em còn nhớ anh không.

Có bao giờ em thấy Biển lặng câm
Khi yên ả... sóng lòng đang cuộn chảy
Giấu nỗi nhớ tận sâu dưới đáy
Để em khỏi buồn rồi thấy chênh chao.

Có những hôm Biển nổi sóng thét gào
Là khi ấy hờn ghen cùng em đấy
Sóng cuồn cuộn nghiền nát Bờ tan chảy
Rồi nguôi hờn lại nhẹ vỗ Bờ xa.

Tình hai ta cũng như Biển bao la
Như Bờ cát mịn màng và sâu lắng
Anh là Biển ồn ào mà thật lắm
Bờ là em hiền dịu lại mong manh.

Tình trao em là mãi mãi chân thành
Em đón nhận và giữ gìn em nhé
Trái tim em dẫu biết là nhỏ bé
Vẫn mãi là nhịp đập ở trong anh.

BÀI THƠ: LỜI NGUYỀN TRƯỚC BIỂN

Tác giả: Võ Thanh Phong
Trước mặt biển rộng sau lưng là tình!
Câu "Em yêu anh" hòa trong tiếng gió!
Đôi tay dang rộng, ngực căng, phổi nở
Em là phiên bản mới của thần Tình Yêu!!

Áo thun quần short khoe dáng diễm kiều!
Biển có đủ rộng để chứa tình yêu lớn?
Giữa một thế giới xô bồ và hỗn độn
Thước đo nào em chọn để yêu anh??

Biển chớm vào Thu không khí trong lành
Đường chân trời in thân hình kiều nữ!
Em hay biển nhấn chìm hồn lãng tử
Vẫn núi cùng đồi sao tóc không bay??

Tình yêu của anh giới hạn trong vòng tay
Dù em có buông con tim vẫn ở lại!
Biển nhận lời nguyền"Em yêu anh mãi mãi"!
Dù bão tố có về tình vẫn lên ngôi...

Ta đang cách xa góc biển chân trời
Nhưng trái tim lại gần nhau gang tấc!
Biển và người tình đều trong tầm mắt
Nhận nụ hôn rồi em không thể xa anh.

BÀI THƠ: BIỂN HẸN
Tác giả: Cao Hằng
Có hạnh phúc nào hơn thế không anh
Khi say đắm em cùng anh bên biển
Mênh mông sóng mà dạt dào xao xuyến
Mái đầu xanh ta quyến luyến hẹn thề

Đã bao ngày mình cách trở sơn khê
Giờ trở lại xua não nề trông ngóng
Đêm bình yên gió vờn trên ngọn sóng
Em dịu vơi ngày lạc lõng giữa dòng

Biển đêm về ta thoả nỗi khát mong
Cùng ước vọng trong lòng bao nhung nhớ
Vòng tay xiết nụ hôn nồng hơi thở
Ta bên nhau xua trăn trở đêm ngày

Anh đã về với biển vắng đêm nay
Cùng dạo bước như bao ngày mong nhớ
Tim nhớ em từng đêm anh trăn trở
Biển Bên em luôn nhắc nhở bao điều

Giây phút này cho anh thấy thêm yêu
Đêm huyền ảo cùng bao điều mơ ước
Tình bên Biển như đã từng hẹn trước
Lời hẹn thề ta mãi được bên nhau.
nhung hinh anh nong bong ai nhin cung hoa mat cua ha ho - 3

BÀI THƠ: BIỂN TÌNH
Tác giả: Vượng Phạm
Nghe trong gió tiếng thì thầm của biển
Khiến giọt buồn...Anh! tan biến nơi đây
Bọt sóng xô theo cảm xúc vơi đầy
Xua lạnh lẽo...tim phút giây băng giá

Tàn canh vắng...Anh! những đêm lã chã
Khơi giọt mềm xưa em đã trao anh
Cả lời yêu cùng hẹn ước chân thành
Em gửi trọn đêm biển xanh ta bước

Đúng không thể...không thể ai biết được
Hạnh phúc chờ lại đến trước ngày vui
Những lo âu xen cảm xúc ngậm ngùi
Đang chìm nặng rồi bỗng bay vụt mất

Đêm biển lộng ánh trăng mờ phảng phất
Cùng ánh đèn chiếu cảnh vật nên thơ
Anh gửi em trọn hơi ấm đợi chờ
Em đón nhận sao khạo khờ bẽn lẽn

Như buổi ấy...em vẫn là e thẹn
Rồi giấu mình chỉ nen nén nhìn qua
Lặng bên nhau bên cảm xúc mặn mà
Vui hạnh phúc bên tình xa...biển nhớ.

BÀI THƠ: CHUYỆN TÌNH TRÊN BỜ BIỂN
Tác giả: Đức Trung.
Anh còn nhớ lần gặp nhau trên biển.
Ngồi bên nhau trong một buổi chiều.
Biển du dương hát lời trìu mến.
Hai đứa ngồi nói chuyện tình yêu.

Em bảo anh là "anh chàng ngố".
Chẳng biết gì khi nói chuyện yêu.
Anh yên lặng không một lời thổ lộ.
Ngắm hoàng hôn dần tắt nắng chiều...

Em lại trách:"sao anh yên lặng"?
Chỉ ngồi yên cho em tựa bờ vai.
Ở ngoài kia sóng xô bờ cát trắng.
Như tình em nồng thắm không phai.

Đêm dần xuống dã tràng thôi xe cát.
Đom đóm bay rực sáng phía trời xa.
Đêm tĩnh lặng chỉ còn nghe biển hát.
Nói thay lời tình cảm thiết tha.!

Anh cúi xuống hôn môi em nóng bỏng.
Gió biển thổi vào mằn mặn trên môi.
Biển vẫn xô muôn ngàn đợt sóng.
Hai đứa ngồi đếm ánh sao rơi...!

Thơ tình: Biển và em

Thứ Bảy, ngày 27/02/2016 09:06 AM (GMT+7)
Sự kiện:

Thơ tình yêu

Lời hẹn ước bỗng dưng thành dang dở / Áo trắng học trò không thành áo cô dâu

Biển và em

Lần đầu tiên đứng trước biển và anh
Cũng là lần đầu tiễn người yêu ra đảo
Em tựa vai anh và nhìn về phía trời xa huyền ảo
Biết tìm đâu mỗi lúc nhớ anh
Thơ tình: Biển và em - 1
Anh mỉm cười – khoảng cách sẽ mong manh
Khi tình yêu chúng mình không cách trở
Những lúc nhớ anh, em viết vào trang vở
Sóng sẽ thì thầm, vỗ bờ cát anh nghe

Em giận hờn - anh yêu biển thế cơ
Em cũng chỉ là thứ hai sau biển
Anh dịu dàng nắm bàn tay nhỏ
Biển và em là nỗi nhớ suốt đời anh

Còi tàu vang lên – chúng mình phải xa nhau
Tiếng còi hú - xé toang trời thương nhớ
Vầng trăng kia ai vô tình xé nửa
Nửa bến bờ trông ngóng mãi khơi xa

Rồi thời gian dần cũng sẽ qua
Những lá thư mang nặng tình của biển
Mang tình anh giữa muôn trùng xa tít
Về với em, về với quê hương

Nhưng hôm nay mình em trước biển
Cát trắng tinh và nắng gió bao la
Đôi mắt em nhìn về phía trời xa
Anh ở đó, không về với em nữa

Lời hẹn ước bỗng dưng thành dang dở
Áo trắng học trò không thành áo cô dâu
Em đón anh trong nức nở nỗi đau
Chỉ một mũ, một ngôi sao sáng mãi

Em không anh, biển đã lấy mất anh
Gọi anh mãi chỉ thấy tiếng gầm gào của sóng
Nhưng em biết dù là hạt cát mỏng
Sóng cũng sẽ bạc đầu đưa cát về với em.
Bạn hãy gửi những bức THƯ TÌNH, THƠ TÌNH đến địa chỉ tamsudocgia@gmail.com, chúng tôi sẽ đăng bài miễn phí trong thời gian sớm nhất!
Theo Kiều Giang (danviet.vn)

Biển và em

6.12.2015
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút
Biển nắng chiều nay cùng em bikini xinh tươi cuốn hút

                                                                ÔNG LÁI ĐÒ

PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA VÀ NGUYỄN BÍNH

HUY THANH

1-BÀI THƠ CÔ LÁI ĐÒ CỦA NGUYỄN BÍNH

PHỔ NHẠC: NGUYỄN ĐÌNH PHÚC

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô lái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề

Thế rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần sông trôi trôi mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông

Xuân nầy đến nửa đã ba xuân
Đốm lửa tình yêu tắt nguội dần
Chẳng lẻ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân

Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo;ấy
Để buồn cho những khách sang sông

Bài Thơ nầy đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc, trình bày trong các Album Nhạc Tiền Chiến V N. Các bạn có thể vào Google xong gõ tên bài hát Cô Lái Đò để vừa xem Bài Thơ, vừa nghe ca sĩ Hòang Oanh ngâm và hát (cũng có thể bạn gõ vào NHẠC CỦA TUI rồi gõ tên bài hát)

BÌNH LUẬN NHẠC:

Nhận xét cuả tôi do cấu trúc Thơ nên Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc vẫn giữ nguyên bản, không cải cách lời lại ,nên bài nhạc không có những biến tấu đặc sắc (như chuyển từ cung Trưởng Majeur với các dấu thăng dìese;### qua cung Thứ Mineur với các dấu giảm bémol; bbb ) mà chỉ ở tiêt tấu; âm vực đơn điệu ( Monotone ). Theo tôi, không nên sử dụng tiết điệu Habanera hay Slow chậm mà nên dùng Moderato nhịp vừa. Một vài đoạn có thể sử dụng Rumba Lente thì bài nhạc sẽ hay hơn, linh hoạt hơn . Nếu tôi phổ nhạc bài thơ nầy, tôi sẽ sử dụng vài đoạn trường canh mesure nhịp 3/4 (một vài đoạn thôi ) để chuyển qua tiết điệu Valse hay Boston chứ không để ở mãi nhịp 4/4 hay C trầm buồn monotone.

2- BÀI THƠ ÔNG LÁI ĐÒ CỦA HIẾU NGHĨA

PHỔ NHẠC: HIẾU NGHĨA

Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

Một dĩ vãng từ ngàn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng

Mới ngày nào trên bến sông vắng lặng
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông

Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không một tiếng phân ưu

Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ mãi muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì tìm được ánh hồng tươi

Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhịp sống hùng

Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nổi mừng vui không thốt được nên lời

Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng

Họ về đây bụi đường vương nếp áo
Đường xa xôi tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn áo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi

Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái đò đưa mắt mỏi mòn trông


BÌNH LUẬN NHẠC:

Bài thơ nầy đã được tác giả Hiếu Nghĩa phổ nhạc với  tựa bài là Hình Ảnh Hai Cuộc Đời. Các bạn có thể vừa xem bài Thơ, vừa nghe ca sĩ ngâm Thơ, vừa nghe hát bản nhạc nầy bằng cách vào Google xong gõ tên bài hát  Ông Lái Đò ( Hình Ảnh Hai Cuộc Đời ); để nghe ( cũng có thể bạn vào NHẠC CỦA TUI gõ tên bài hát ). Bài Thơ phổ nhạc nhạc nầy được một số ca sĩ như: Trường Vũ, Như Quỳnh, Hương Lan, Hoàng Oanh, Ngọc Sơn, Mỹ Huyền trình bày.
Cũng như những bài Thơ được phổ nhạc mà câu thơ vẫn giữ nguyên không cải biến, như tất cả những bài nhạc khác; âm vực tiết tấu bài hát nầy vẫn vấp phải một khuyết điểm cố hữu như những bài thơ phổ nhạc khác là đều đặn một cách đơn điệu ( Monotone ). Theo tôi, những đoạn Thơ Cao Trào (từ một bến sông tỉnh lặng sang một bến sông sôi động ) nên chăng chuyển âm và tiết tấu từ;âm thể Thứ ( Mineur với các biến cốt giảm bémol; bbb ) qua âm thể Trưởng ( Majeur với các biến cốt dấu thăng dìèse  ### ) thỉ sẻ nổi bật lên chất lượng bài thơ Nên chăng soạn một khúc gian tấu cùng hòa âm làm chiếc cầu nối âm thanh hai cung Thứ và Trưởng nên sử dụng điệu Moderato bài nhạc sẽ linh động,không nên dùng;điệu Slow hay Tango Habanera bài nhạc sẽ nghe quá chậm. Mặc khác để phá cách ký;âm bó buộc theo luật cân phương hình nốt trong số trường canh ( Mesure ) bó buộc, ta nên sử dụng những dấu Liên Ba (;chùm ba ) để âm thanh lướt nhanh qua phách;( một phách chứa ba nốt ). Đồng thời sử dụng nhịp chỏi ( nhịp nghịch phách) để khắc họa thêm phần lả lướt cho âm thanh. Dùng nhịp chỏi ( nghịch phách ) để âm thanh bay cao lên, rồi rớt nhẹ trong luyến láy tạo người nghe một cảm xúc man mác, chênh vênh, hụt hẫng.
Vì bài thơ quá dài, ta có thể chia ra làm ba đoạn, mỗi đoạn chọn luật cân phương số ô nhịp (trường canh hay Mesure là 4 , 8; 6 , 12 là được.
Cũng có thể khi phổ bài nhạc, ta chia ra làm hai đọan Chủ Âm Thứ và Chủ; Âm Trưởng. Thí dụ ta viết đoạn đầu ở chủ âm RÊ THỨ tức sử dụng một dấu Giáng (Giảm ) hay Bémol b; ở dòng ba là nốt SI ( trong hệ thống khoa SOL). Sau đó, khi chuyển qua chủ;âm RÊ TRƯỞNG (ta dùng dấu BÌNH;đóng lại;ở nốt SI để phá dấu giảm trước ). Sau đó dùng hai gạch đứng II ( double ) để báo hiệu ngắt đoạn xong rồi thêm hai dấu Thăng ( Dièse : # ở dòng; 5 nốt FA, và ở khe 3 nốt; ĐÔ ( trong hệ thống Khóa Sol )
Viết nhạc như thế, Thơ và Nhạc sẽ giao thoa, nâng giá trị cho nhau một cách toàn diện.

3- NHẬN ĐỊNH SO SÁNH HAI BÀI THƠ:

Cả hai bài thơ đều diễn cảm tâm sự của hai người một già, một trẻ làm nghề đưa đò cho khách qua sông. Nhưng nếu đọc kỹ cả hai bài thì tâm sự, hoàn cảnh, tâm lý, hành động, cách dấn thân của mỗi người một khác. Hay nói cách khác,  hai bài thơ tuy không có tương phản nhưng cũng không hẳn là có tương đồng trong dung thơ. Về mặt tâm lý, sự khác nhau đó thể hiện theo tôi trên các lĩnh vực sau:

1-CẬN CẢNH: Bến đò trong Thơ Nguyễn Bính là một bến đò nhỏ, sóng không lớn, ít người qua lại.Cũng có thể bến đò rất  ít khách, vài khách, hay chỉ một khách duy nhất nên cô đò có thời gian tâm sự hẹn thề, yêu đương với chàng trai viễn khách. Sau đó chờ đợi qua ba năm mà không gặp lại cố nhân cô lái mới:
" Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông
"Cô lái đò kia đi lấy chồng

Còn bến đò trong Thơ Hiếu Nghĩa thì rất lớn, sóng to, gió nhiều:
"Đường xa xa tóc lộng gió tơi bời

Một chuyến đò có thể chở nhiều chiến sĩ qua sông, cứ nhiều chuyến như thế ông đã đưa qua sông cả một đoàn quân:
"Họ về đây bụi vương mầu nếp áo..
"Đường xa xôi tóc lộng gió tơi bời
"Họ đi rồi ông thấy buồn áo não.
"Vì họ qua bến ấy một lần thôi

Phải, những người chiến binh khi đã ra đi nào đâu có hẹn ngày về qua bến cũ

2-TÂM LÝ TIỂU NGÃ VÀ ĐẠI NGÃ:

A-Trong Thơ Nguyễn Bình, cô lái đò là người lãng man trong tình cảm, yếu đuối trong hoàn cảnh cô mới chờ đợi có ba năm mà  vội ôm cầm sang thuyền khác:
"Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
" Trên bến cùng ai đã nặng thề
Và cô lái đã quyết định tìm ngã rẽ cho cuộc đời mình, cho cái TIỂU NGÃ bình thường như những cô gái khác:
"Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
"Cô đành lỗi ước với tình quân

Cũng có lúc cô tự hỏi lại lòng mình, và đây là câu trả lời:

" Xuân nầy đến nay đã ba xuân
"Đốm lữa tình yêu tắt nguội dần
" Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
" Cô đành lỗi ước với tình quân

Nói một cách nào đó, cô lái không được chung thủy vì sợ lâu quá mình sẽ già,Cô không tin tưởng lời hẹn của người yêu có thể đang là một chiến binh đang bảo vệ dòng sông con đò của cô.

Tôi chợt nghĩ tại sao nhà thơ Nguyễn Bính lại không cho bài thơ có hậu là cô chờ đợi năm, mười năm , dài thêm chút nữa cho có lý có tình, hay chờ mãi hóa đá như Hòn Vọng Phu, làm nổi bật cái ý nghĩa ĐẠI NGÃ; trung trinh tiết liệt của người con gái Việt Nam. Làm như vậy để hồn bài thơ được tinh khiết, mà lại ném cô ra ngoài chặng đường lịch sử, để một bài thơ hay đầu mà kém đuôi "tiền kiết mà hậu hung ". Đó có phải là một sự tàn nhẫn đối với nhân vật của mình khi tác giả cho cô lái chờ chỉ có ba năm vội làm theo cái tâm lý Tiểu Ngã tầm thường; ích kỷ hoài nghi, không chung thủy bội bạc của mình.
Theo tôi, đây không phải là một bài Thơ hay của thi sĩ Nguyền Bính, bởi vì một bài Thơ hay về hình thức,nội dung đều phải đồng điệu, hài hoà. Cái lý, cái tình trong bài thơ dù có ẩn dụ hay biểu cách cũng vẩn cho người đọc có sự thông đạt với hồn thơ. Ở đây, sức thuyết phục nội dung nhân bản bài thơ không rõ nét, không hoàn thiện;,không làm nổi bật sâu đậm những tứ thơ tuyệt vời như những bài khác của Nguyễn Bính như: Cô Hàng Xóm; (được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc tựa bài Cô Hái Mơ ), Gái xuân ( Nhạc sĩ Từ Vũ phổ nhạc ).
Về hình thức, cách gieo vần thanh bằng rất hay ngoại trừ, hai chữ cuối hai câu đầu bài thơ bị cưỡng vận là "trở về " và " sông kia " không vần với nhau;  cũng có thể ta tạm chấp nhân là thông vận vậy.

đau khổ, suy ngẫm, cuoc song, Bài chọn lọc,
Ông lái đò. Ảnh: Internet

B -Trong Thơ Hiếu Nghĩa, cái Đại Ngã đứng sừng sững như một cây cổ thụ trên bến nước, dù chỉ là một ông lão già nua, nhưng hồn nước, cái đại ngã vinh quang; hào khí dân tộc vẫn sáng rực trong ông khi đưa những đoàn chiến sĩ qua sông. Hay nói cách khác, việc giữ nước cũng có bàn tay ông chung sức. Những người con đất nước đi ra chiến trường mà lòng vẫn trĩu nặng những ưu tư về vận nước, tình người:

"Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
"Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông.
"{Những người khách không giống ngày xưa ấy
"Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng

Họ nặng trĩu bên lòng, những;ưu tư về vận nước đang chuyển mình từ thanh bình qua chiến tranh, Những mùa thu kháng chiến, lửa dậy trong tình đất và tình người. Những con người rời lối sống vong thân để trở thành đạt thân cho đất nước cũng không tránh khỏi chút hoài nghi về lịch sử, về vận mệnh con người và nước non.
Rồi cái Đại Ngã ấy như truyền vào trái tim già cỗi ông lão lái đò, một tình yêu nước tuyệt vời như mạch nhựa hồi sinh:

"Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ.
"Non sông rền một;điệu nhạc oai hùng
"Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
"Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng

Cuộc sống của những chiến binh dường như gắn bó với định mệnh nước non, nước còn người còn, nước mất người mất."

"Họ về;đây bụi;đường vương nếp áo.
"Đường xa khơi tóc lộng gió tơi bời.
"Họ đi rồi ông thấy buồn áo não.
"Vì họ qua bến ấy một lần thôi.

Trở lại những ngày đầu thu kháng chiến, không gian quê hương nhuộm mầu tang tóc vì khói lửa chiến tranh. Ông lái đò ngồi ôn lại cuộc đời mình, nhớ đến những người khách qua đò mà chán nản cho thói bạc đen của người đời trước đây:

"Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
"Trả công ông để lại một vài xu.
"Họ với ông hai cảnh đời xa lạ.
"Sang sông rồi không một tiếng phân ưu.

Cứ nghĩ rằng cuộc đời mình đến đây là hết, Nó sẽ trôi theo dòng đời lặng lẽ như dòng sông. Ông sẽ gậm nhắm nổi buồn đi vào vạn cổ cho hết kiếp trầm luân. Nhưng rồi một mùa thu hào hùng bừng lên như vầng dương chói sáng. Mùa thu của cả dân tộc đứng lên trong khí thế ngất trời đấu tranh giành độc lập; đánh đuổi kẻ thù. Lớp lớp trai gái bỏ làng, bỏ xóm, bỏ cày, ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi của non sông. Họ đi qua bến đò ông, gieo vào lòng ông những tình yêu đất nước nồng nàn, bừng cháy hào khi đuổi giặc:

"Ông lái đò ngày nay già yếu lắm
"Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
"Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
"Nổi mừng vui không thốt được nên lời

Hai chữ "rung mạnh" tác giả dùng chữ rất tuyệt vời. Giữa một trái tim chỉ còn thoi thóp thở đã vươn dậy hồi sinh theo tâm hồn ông lão  theo cái rung mạnh của lời gọi non sông. Những người chiến binh qua đò, lòng họ nặng trĩu bên lòng không phải là tình thê nhi mà chính là ưu tư cho vận nước đang trong mùa ly loạn, Rồi sẽ hòa bình chăng? khi nào? bao giờ?
Về hình thức, những khổ thơ bốn chữ vần rất chỉnh. Mỗi khổ thơ bốn chữ các câu thanh bằng; ( dùng chính vận hay thông vận) đều vần với nhau như: sông = trông; ông = lòng; ,xu=ưu; sông = lòng.v..v..Và những câu vần thanh trắc ( có khi là chính vận, có khi là thông vận ) như nước = lướt, dội; tối, quá =l ạ,  lẻ =xế,  rở = hở, não = áo....

Tóm lại, qua hai bài thơ trên, tôi thấy bài Thơ Ông Lái Đò của Hiếu Nghĩa là một bài Thơ hay, có hào khí, thể hiện hai cuộc đời trong một vận nước. Cách dấn thân của nhân vật trong bài thơ chuyển tải đến tâm hồn người đọc; đạt được những sự đồng cảm, nhất định nào đó. Nội dung bài rất có tính nhân văn. Còn bài Thơ Cô Lái Đò của Nguyễn Bính chỉ là cái không gian thu hẹp trong chữ "tôi" bình thường, trong một hoàn cảnh hết sức bình thường. Những suy nghĩ, hành động của nhân vật cũng tầm thường nếu không nói là nông nổi. Bài Thơ không có diễn cảm  có sắc mà không có hồn.

4-LỜI KẾT:

Đọc và bình luận Thơ của những người đi trước, tôi vốn không có thói quen "chọn mặt để tìm vàng" mà chỉ chọn "tìm vàng để chọn mặt". Hiếu Nghĩa theo tôi biết rất ít làm Thơ, địa vị ông trên nền văn học không bằng Nguyễn Bính, có thể nói là ngọn cỏ đối với cây cổ thụ Nhưng mỗi một tác phẩm đều có một giá trị riêng của nó, và sự đánh giá tác phẩm cần phải tách rời tên tuổi của tác giả. Nếu không, ta sẽ bị lạc trong cái mê cung hào quang, tên tuổi của của tác giả ( từ những bài Thơ khác ) mà nhận thức không công bằng, trung thực. Bởi vì trong văn học, không phải một tác giả nổi tiếng thì nhất thiết những bài viết đều hay mà ngược lại, có những người không nổi tiếng; viết chỉ vài ba bài mà bài của;họ không phải đều là dở. Trái lại với vài ba bài đó đôi khi tên tuổi họ trở thành bất tử.
Bài thơ nào về hình thức hay nội dung của bất cứ tác giả nào cũng đều có không ít thì nhiều đúng sai trong đó, bởi vì xưa đến nay những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ cũng là những con người, họ cũng không thể tránh khỏi những hạt sạn trong tác phẩm.
Ngay cả trong các tác phẩm kinh điển như Truyện Thúy Kiều của đại thi hào NGUYỄN DU hay Chinh phụ Ngâm của  ĐẶNG TRẦN CÔN, bản dịch của  ĐOÀN THỊ ĐIỂM cũng thế, tôi vẫn có thể tìm thấy những hạt sạn trong tác phẩm của họ.

HUY THANH 

BẾN MY LĂNG

Yen_Lan
YẾN LAN
Trình chơi Âm thanh
00:00
00:00
Bà Nguyễn Thị Lan cùng nhà thơ Yến Lan và con gái trong những năm tháng tập kết ra Bắc.

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.
Ông không muốn run người ra tiếng địch,
Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao.
Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch,
Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao.
 ông lái đò
Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng.
Chiều ngun ngút dài trôi về nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng.
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng.
Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng!
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.

Đi Tìm BẾN MY LĂNG trong thơ YẾN LAN

Lâm Bích Thủy
Lâm Bích Thủy
Trưởng nữ của nhà thơ YẾN LAN
PDF.InEmail
Không biết tự bao giờ cái không gian mơ, thực đầy tình người của một bến sông tên là Bến My Lăng đến và lắng lại trong tôi…? Phải chăng một sáng nọ, khi tôi học lớp 10, thấy ông anh họ hí hoáy vẻ trên sổ tay cái tựa của một bài thơ là Bến My Lăng. Chữ Bến My Lăng anh viết bằng bút máy Trường Sơn, nét chữ thanh mảnh, mực xanh mờ dần rất nghệ thuật. Xa xa anh vẻ vài bụi cỏ có hoa nở đỏ li ti lã lướt …tôi thấy thinh thích; nhưng không biết mình thích nỗi gì?! chỉ nói: “Anh viết đẹp nhỉ!” Anh cười và hỏi: “Em biết bài thơ này của ai không?”. “Không”- tôi trả lời gọn lỏn. Vì lúc ấy bạn ơi, tôi không quan tâm đến công việc của cha mình – nhà thơ Yến Lan – đâu. Rồi sau đó, tôi lại được nghe chị cùng cơ quan – người Huế kể: “Bài thơ của ba em, trước đây, ở Huế, có một họa sĩ rất mê, anh ta đã thể hiện hình ảnh về cái Bến My Lăng bằng bức tranh vô cùng nên thơ, và lãng mạn! Bức tranh ấy hiện có thể ở đâu đó trong nhà của một gia đình thuộc dòng dõi quan lại ở Huế”.
Trình chơi Âm thanh
00:00
00:00
Ảnh đính kèm
Nhà thơ Yến Lan
Vậy, nó là cái bến nào ở quê – An Nhơn – Bình Định của tôi? Cái bến ấy có gì lạ mà khiến bao kẻ muốn tìm về chiêm ngưỡng, thưởng thức? Sự thưởng thức về cái bến ấy, mỗi người mỗi vẻ cảm nhận, suy luận tả ra thật tinh tế và đáng yêu:
Theo nhà thơ Thanh Thảo: “Bến My Lăng – hình như ở trong mơ, dưới ánh trăng bạc xám, ám ảnh trên Thành cổ Đồ Bàn. Có thể là một bến sông của một cô gái người Chàm, của một ông lái đò không tên, không tuổi, quên quá khứ, không nghĩ tới tương lai, ông lái đò của thời khắc hiện tại, của dòng sông trôi chảy. Bến My Lăng ở đâu? Có lẽ bến sông ấy chỉ có trong thơ Yến Lan, trong những tầng sâu nhớ quên của nhà thơ. Đừng giải thích, đừng định vị:
Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách    
Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu”.
Ở đời đủ giàu như Thạch Sùng, thì cũng không qua được cái trăm năm đong đưa, như đùa, như thật “Chỉ những câu thơ còn xanh”. Yến Lan mãi còn Bến My Lăng của ông, cái bến riêng của linh hồn ông, với tiếng gọi đò tha thiết, tiếng gọi đò như đến từ cõi khác, từ một đời sống khác: ”Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách / Gọi đò-thôi, run rẫy cả ngành trăng (Trích trong BĐNS -21  “Nhà thơ của một bến sông” – Thanh Thảo).
Còn Từ Quốc Hoài trong:  “Yến Lan – cốt cách một đời thơ” đã chắc chắn rằng: “Bến My Lăng là nỗi niềm khắc khoải về một quyền năng huyền nhiệm, khả dỉ mang lại hạnh phúc cho con người. Bến My Lăng giống như một giấc mơ. Một ông lão lái đò u buồn đợi khách trên một bến sông đầy trăng. Không có khách, ông thả hồn chơi vơi tận “bến trăng cao”, tự làm thanh bạch mình ở cái “bến trăng” trong tâm tưởng ấy. Chàng kỵ mã nhung y hào nhoáng, có vẻ một kiếm sĩ không phải là người khách mà ông lái đò mong đợi.
Ông lão vẫn say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng…
Bài thơ khép lại một Bến My Lăng đầy trăng lạnh, và đã bao trăng ông lái buồn đợi khách. Bài thơ có sức ám ảnh. Ngôn ngữ thơ nhẹ bổng như được chiếu sáng lung linh bởi ánh trăng huyền ảo. Nhưng cái tình của bài thơ thì rất thật. Chính cái tình ấy đã neo Bến My Lăng vào lòng người ngay từ khi mới ra đời.”
Với Nhà nghiên cứu văn học hiện đại, Khổng Đức – bạn của cha tôi, đã viết: Nói đến thơ Yến Lan là hình như người người nghĩ ngay đến bài “Bến My Lăng”. Bài thơ được tác giả thực hiện vào thuở 16, 17 tuổi (khoảng năm 1933). Xưa Hoài Thanh đã phê là: “… có cái không khí lạ nhưng nhẹ nhàng dễ khiến người ta thích…”.Thật vậy, bài thơ có những đặc điểm: Ý thơ mới lạ không mô phỏng cổ nhân Đông Tây, nội dung là mô tả cảnh sông nước một đêm trăng, có một ông lái đò ngóng đợi khách sang sông, nhưng khi đợi thì không đến và khi khách đến thì người lái đò ngủ quên. Chữ, câu thơ vững chắc, hình ảnh tươi sáng… Nhưng thẩm thơ như thế chỉ là lướt qua hình thức và nội dung khác nào cởi ngựa xem hoa. Thưởng ngoạn thơ đúng nghĩa thì phải đào sâu hơn nữa, nghĩa là phải tìm hiểu do động cơ hay cảm hứng nào mà Yến Lan có bài thơ đó, muốn thế phải ngược thời gian đi vào thân phận cuộc đời trẻ thơ của anh vậy”…
Vậy kẻ hậu thế nghĩ thế nào khi đến với Bến My Lăng?
Đó là một tối, vô tình bấm chọn kênh thì tôi bỗng nghe MC Thanh Bạch đang nói tới bài thơ trên kênh HTV9 của chương trình Vầng trăng cổ nhạc. Anh dẫn khán giả đến với bài thơ bằng lời mở đầu: “Trong nền Văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ tả về trăng, nhưng bài thơ tả về trăng hay nhất là “Bến My Lăng” Và khi nói đếnBến My Lăng thì phải nói đến Yến Lan và nói đến Yến Lan thì phải nói về Bến My Lăng…
Cảm nhận về “Bến My Lăng” còn nhiều lắm; nhưng với nội dung một bài báo, tôi không thể đưa hết vào được; có lẽ để các bạn tự tìm hiểu sẽ thú vị hơn.
Thế Bến ấy ở đâu nhỉ? Người ta nói rằng, nếu đi dọc hết các sông trên đất Bình Định cũng không thể tìm ra một địa danh nào có tên Bến My Lăng. Hình ảnh mờ ảo của cái Bến ấy chỉ có trên thi đàn mà người đời không thể quên mỗi khi nhắc đến Yến Lan – mà cha tôi đã sáng tạo ra cái bến sông phi thời gian, phi không gian này. Nó có thể là cái bến để đợi ai và ai đợi cũng không rõ nữa; nhưng người yêu thơ đã và sẽ bị ám ảnh bởi vẻ đẹp huyền diệu của một bến sông trong một đêm trăng vàng trên dòng sông Côn quê hương của nhà thơ, nó vào tâm thức con người như lá Diêu Bông trong thơ Hoàng Cầm.
Theo cha tôi – đó chính là bến đò Trường Thi của con sông Cửa Tiền, cách thị xã An Nhơn – Bình Định nơi nhà thơ sống khoảng mấy dặm đường. Con sông chảy trước mặt Cửa Tiền là sông Tân An một chi lưu của sông Côn đổ ra đầm Thị Nại. Bên kia sông là xã Nhơn Hòa, bên này là xã Nhơn Hưng,  thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nhìn tổng thể, ta thấy bến đò Trường Thi đẹp mà buồn đến nao lòng, nhưng nó đã chảy vào lòng người như một niềm hoài niệm. Cái tựa Bến My Lăng, khiến bao người suy luận. Có người cho rằng, vì mê cô gái tên Lan (tức bà xã ông sau này) nên nhà thơ gọi chệch từ Mê Lan thành My Lăng. Nhưng với tôi, được cha kể vài nét sơ khai, thuần khiết sự ra đời của bài thơ rằng:
“Khi cha mới 6 tuổi, cuộc sống nghèo khó đã cướp đi sức lực và tuổi trẻ của bà nội tôi. Lúc đó, bà ốm nặng lắm, không ăn được gì ngoài bánh canh tôm. Chợ xa, phải qua một lần đò. Chú bé 6 tuổi đi chợ mua bánh canh về, đứng đợi ông lái ở bờ bên sang đón. Song, hồn ông lái đã đi vào giấc ngủ mất rồi làm sao nghe được tiếng gọi đò yếu ớt của chú bé. Chú đợi mà lòng canh cánh sợ bánh canh nguội, sợ trẻ chăn trâu chặn đánh đổ hết bánh canh, về mẹ không còn gì ăn, nên chú hối hả gọi ông lái đò – là cậu ruột; hàng ngày vẫn neo đậu ở bờ bên kia dù có khách hay không. Đôi bờ sông quá rộng, chú bé tha thiết, giục dã, hối hả gọi đò. Tâm trạng ấy đã đi vào tìm thức của ba tôi từ khi ấy. Lớn lên, có thêm chút triếc lý, cộng với thực tế của cuộc sống, cha đã viết ra tiếng gọi đò đầy cảm cảnh “Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả/ Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi”;Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách / Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng”.
Khi tôi hỏi về nghĩa bóng, cha cười, rằng: “Viết bài thơ này ba muốn nói về hạnh phúc của con người. Đời người, ai cũng có quyền mơ ước. Có người mơ về vật chất, tiền tài danh vọng. Có người chỉ mơ được sống trong một gia đình mà niềm vui được sẻ chia. Hạnh phúc là khi người ta ước gì được nấy, dù điều ước đó rất nhỏ bé. ví như thằng Bờm, tài sản chỉ có cái quạt mo mà phú ông muốn có. Gặp lúc đói quá, nó chỉ mơ đổi cái quạt của nó lấy nắm xôi cho đỡ đói lòng chứ đâu dám mơ đến ba bò chín trâu hay cao sang mỹ vị v.v…
Còn ông lái đò ở Bến My Lăng của cha thì ước sao ngày nào cũng có khách, dù chỉ một người, để được làm cái nhiệm vụ của người lái đò. Thời trước, người dân sống ở bến sông này khổ lắm, họ không tiền qua chợ mua sắm nên bến lúc nào cũng đìu hiu, vắng vẻ. Ông lái đợi, đợi mãi mà chẳng ai quá bộ qua. Sự chờ đợi làm ông mỏi mệt, chán chường nên thả hồn bay mất đến độ mơ ước của ông đến trong tầm tay mà không biết. “Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã / Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly”. Trong thời khắc chớp nhoáng ấy, ông lái đò đã để vuột mất niềm hạnh phúc nhỏ nhoi mà mình đã mơ, đã chờ, đã đợi “Suốt cả bao trăng”.
Đề cập đến cái triết lý của bài thơ, ba tôi thêm: “Hạnh phúc không phải lúc nào cũng phụ thuộc bên ngoài. Hạnh phúc phải do bản thân mình tạo ra thì mới ý thức được nó đáng quí như thế nào và mới biết tôn trọng, gìn giữ nó. Đừng bao giờ chờ đợi người khác mang hạnh phúc đến cho mình. Không có điều ấy đâu, mà nếu có thì không bền vững bằng hạnh phúc do chính sự lao động của mình xây nên. Người xưa đã dạy “Đừng há miệng chờ sung rụng”.
Vậy chữ My Lăng có thể hiểu là “Bến sông trăng”. Chẳng thế mà thơ của ba tôi chứa rất nhiều trăng. Ngay từ ngày mới lọt lòng mẹ, ông đã được ánh trăng vàng ngàn đời vây phủ, chở che.
Quê ngoại bên kia bãi cát vàng
Mẹ tôi về, lỡ chuyến đò ngang
Cơn đau trở dạ không giường chiếu
Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng.
Hay:
Võng mẹ ru hời dưới mái hiên
Hương đồng cỏ nội-mặc, kề bên
Tôi nằm trong vũng ca dao lạnh
Đón những vầng trăng mẹ vớt lên.
Trăng đi từ tóc, đi vào máu
Như sữa tuôn dòng chảy khắp thân,
Tôi yêu trăng quá, mê trăng quá
Như má yêu môi, đến đến….gần
Tôi đã thành người mắc  “bệnh trăng”
Chiều mây sớm nắng mỗi bâng khuâng
Chỉ riêng báo hiệu niềm vui đến
Khi ứng lòng đêm một ngấn hằng.
“Trích Bệnh trăng” (Rút trong tập Mưa bay)
Cuối tháng 3 năm 1985, đoàn làm phim tư liệu của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha về An Nhơn, có nhà thơ Thanh Thảo, nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ  Nguyễn Trọng Tạo. Đoàn gặp nhà thơ cũng thắc mắc về cái bến trong tâm tưởng này. Nhà thơ Yến Lan đưa ngón tay gầy vẽ lên chiếu và giải thích như lời giải thích trên. Đoàn hiểu ra vì sao nhà thơ đặt tựa bài thơ là Bến My Lăng.  Sau đó, bộ phim phát hành có tên “Yến Lan – Một bến sông trăng”. Xin giới thiệu bài thơ Bến My Lăng:
My Lăng nằm không, thuyền đợi khách
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách
Ông lái buồn để gió lén mơn râu
Ông không muốn run người ra tiếng địch
chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao
vì đìu hiu, đìu hiu trời tĩnh mịch
Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao.
Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời nhưng chỉ rải trăng… trăng
Chiều ngui ngút dài trôi về nẻo quạnh
để đêm buồn vây phủ bến My Lăng 
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi
Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách
để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng
Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng
Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng…
Nhiều người còn cho rằng, có một khía cạnh khiến mọi người, nhất là người Bình Định yêu thích bài thơ; là do âm thanh mà nhà thơ đã khéo léo đưa vào đầy kịch tính, đậm tình nhân văn – đó chính là tiếng gọi đò tha thiết của chàng kỵ mã trong một đêm đầy trăng. Theo sự hiểu biết rất hạn hẹp của tôi thì trong giai đoạn từ 1930 đến 1945 có hai bài thơ chứa đựng những âm thanh.
– Bài thứ nhất; chứa những âm thanh dồn dập “hối hả”, những âm thanh như oán trách, những âm thanh làm run rẫy cả ngành trăng – là tiếng gọi đò mãi mãi vang vọng trên “Bến My Lăng” của nhà thơ Yến Lan: “chàng gọi đò, gọi đò như hối hả/ sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi”.
– Bài thứ hai, là những âm thanh não nùng của hàng trăm con quạ, giữa đêm khuya đang ngủ, bỗng có tiếng động đã thức dậy cất tiếng kêu hoảng loạn, ầm ỹ. Những con quạ này, đập cánh ào ào trong đêm tối “bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng”. Tiếng quạ kêu thật rùng rợn, thật ấn tượng. Đó là tiếng quạ trong “Đêm thu nghe quạ kêu” của Quách Tấn. Cái tiếng của cả một bầy quạ kêu từ bờ tre trên sông Côn nằm trên chặng đường từ An Vinh đi về Phú Phong đã gây cho Quách Tấn một ấn tượng mạnh mẽ làm cho cả đời ông nhớ mãi. Chỉ nghe tiếng quạ kêu mà ông đã viết một bài thơ Đường rất nổi tiếng.
Nhưng, nếu so sánh tiếng quạ kêu của nhà thơ Quách Tấn với tiếng gọi đò của Chàng Kỵ Mã áo xanh của nhà thơ Yến Lan, thì nhiều người ưa tiếng gọi đò của Yến Lan hơn. Nó thể hiện sự độc đáo mà nhà thơ Yến Lan đã gieo vào lòng người đọc, khiến họ nhớ mãi về cái bến hoang tưởng trong hư vô của thị trấn An Nhơn không dứt. Khiến họ liên tưởng đến tiếng ếch kêu đã làm Tú Xương giật mình ngỡ là tiếng gọi đò trước đây:“Đêm nghe tiếng ếch bên tai/ giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò” .. Tất thảy những điều đó đã khơi dậy một niềm tự hào về mảnh đất của quê hương Bình Định ở nơi sâu, tận đáy lòng nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Liễn, bằng 2 câu đối dưới dạng 4 câu thơ viết tặng nhà thơ Yến Lan:
Bến My Lăng, bến ấy ở đâu?
Trời tĩnh mịch, trăng rơi vàng, thuyền đợi khách
Đất Bình Định đất này lạ nhỉ!
Rượu ân tình, hoa tư tưởng – xứ lên men.
L.B.T

Yến Lan ngủ mơ trên bến My Lăng

 bs.
Giống như những hình ảnh lá Diêu Bông, cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa trong thơ Hoàng Cầm, Linh Sơn của Cao Hành Kiện, bến My Lăng của Yến Lan cũng làm người ta tốn khá nhiều giấy mực. Bến My Lăng có thật trong đời thường hay chỉ là một biểu tượng thi ca?
Yến Lan (1916 – 1998) tên thật là Lâm Thanh Lang, quê tại làng An Ngãi, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Mồ côi mẹ năm 6 tuổi, Yến Lan sống bằng nghề dạy học tư và viết văn. Ông sáng tác thơ từ sớm và cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Quách Tấn hợp thành nhóm “Bàn thành tứ hữu” (bốn người bạn thơ đất Bình Định) nổi tiếng trên thi đàn lúc đó.  Những năm ấy, văn đàn Thơ Mới rộ lên hình ảnh bến My Lăng trong thơ Yến Lan. Nhiều năm sau, người ta vẫn còn tìm đến Yến Lan để hỏi về bến My Lăng. Rồi họ bảo đó là cái bến nằm lọt trong phố thị An Nhơn. Lại có người khẳng định rằng đó là cái bến Trường Thi in dấu biết bao bàn chân sĩ tử lận đận…
Từ một bến sông có thật…
Theo nhiều nguồn tài liệu, đó chính là bến đò Trường Thi trên sông Cửa Tiền. Nhiều lần, Yến Lan giải thích rằng nó bắt nguồn từ một bến đò thật, bến Trường Thi, cách thị trấn Bình Định nơi ông ở khoảng mấy dặm đường. Mỗi lần qua bến sông này, nhìn doi cát cong cong, ông lại mơ tưởng xa xăm: Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách/ Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu/ Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách/ Ông lái buồn để gió lén mơn râu…Cửa Tiền nằm ở phía tây nam thành Bình Ðịnh. Gọi là Cửa Tiền bởi vì cửa chính của thành Bình Định nằm ở mặt này, và cảnh vật lại rất hoang vu như thời tiền sử. Con sông chảy trước mặt Cửa Tiền cũng mang luôn cái tên Cửa Tiền, có người gọi là sông Tân An một chi lưu của sông Côn đổ ra đầm Thị Nại. Bên kia sông là xã Nhơn Hòa, bên này là xã Nhơn Hưng, đều thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Bến đò Trường Thi, nằm ở phía Cửa Tiền, đã nhiều lần đi vào văn học. Bến đò chỉ hình thành vào mùa nước nổi, từ tháng chín cho đến tháng chạp âm lịch. Sau đó, đò được dời đoạn sông sâu hơn, người lái đò cũng chuyển nghề khác chờ mùa nước lớn năm sau. Chính cậu ruột Yến Lan cũng là một người lái đò. Bên bờ có một đoạn đất trống thuở xưa là trường thi hương, cũng là nơi gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước. Ðến thời Pháp, trường thi bị bỏ hoang. Vì bến đò nằm gần đó nên gọi là bến Trường Thi như một niềm hoài niệm. Quả thực, Trường Thi đẹp mà buồn đến nao lòng. Cha Yến Lan đã bao lần vượt qua bến sông, lần theo câu hát để đến với một thôn nữ dệt lụa, sau này chính là mẹ ông. Mối tơ duyên đầy thi vị ấy đã cho chúng ta một thi sĩ ngay từ thuở lọt lòng: Quê ngoại bên kia bãi cát vàng/ Mẹ tôi về lỡ chuyến đò ngang/ Cơn đau trở dạ không giường chiếu/ Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng. Yến Lan thổ lộ: “Khi tôi chừng 6-7 tuổi thì mẹ tôi đau nặng phải nằm chữa bệnh ở quê ngoại bên kia sông. Hằng ngày tôi phải mang thức ăn cho mẹ và phải gọi đò qua sông cho đến khi mẹ tôi mất. Từ đó tiếng gọi đò cứ vang vọng trong tâm thức tôi như một nỗi ám ảnh, như tiếng gõ cửa vào một thế giới khác. Người lái đò đưa tôi qua sông năm ấy lại chính là cậu ruột tôi. Trong bóng chiều nhập nhoạng, dáng ông phảng phất như một tráng sĩ khi chống sào qua bến vắng”. Người ta kể lại rằng, khi mẹ mất, chú bé Yến Lan đi cùng người láng giềng đưa tin về quê ngoại. Đến đoạn đường qua Gò Tập, nơi bị đồn đại rất nhiều ma đưa võng, Yến Lan sợ đến cuống chân. Người láng giềng cất tiếng gọi đò khắc khoải. Ông cậu của Yến Lan nằm ngủ trong thuyền, giật mình, hớt hải chống đò sang. Ấn tượng về tiếng gọi đò não ruột trong đêm trăng lạnh lẽo ấy đã ám ảnh Yến Lan suốt một đời. Sau này, Yến Lan kể lại: “Đêm mẹ tôi mất, cha tôi nhờ người hàng xóm dẫn tôi ra bến đò để gọi cậu tôi…Nhà cậu và chiếc đò thì gác mái bên kia sông, chúng tôi ở bên này gọi mãi, gọi mãi, gọi trong một tâm trạng xót xa bồn chồn, hãi hùng nữa.”
bến đò1
…Đến một bến sông huyền thoại
Các nhà địa chí dù có đi dọc sông Côn, hay bất kì một dòng sông trên đất nước này cũng không thể tìm ra một địa danh nào có tên My Lăng. Bến My Lăng là cái bến sông huyền ảo đầy vang bóng trên thi đàn mà người ta không thể quên mỗi khi nhắc đến Yến Lan. Chính thi sĩ đã sáng tạo ra một bến sông phi thời gian, phi không gian nó là bến đợi ai và ai đợi cũng không rõ nữa. “Những ai đã có một lần đứng đợi một chuyến đò ngang… và nhất là những ai có nỗi hy vọng lớn lao phải chờ đợi… Bến My Lăng ở trong lòng tôi và có thể ở trong lòng bạn”. Có lần Yến Lan đã khẳng định như vậy. Nhà phê bình tài hoa Hoài Thanh cũng phải thú nhận:“Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong mây mù… chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm như những dòng sông…” Những năm cuối đời, Yến Lan vẫn còn thường nhắc đến bến My Lăng với đôi mắt ngấn lệ. Ông chỉ mong được đắm mình trong bến sông xưa: Thăm quê về lại bến trăng xưa/ Còn tưởng đêm nay đứng gọi đò/ Chưa kịp nhớ ra lòng có hẹn/ Chèo ai cập bến đã vang khua (Nhớ bến My Lăng). Ông thừa nhận rằng bài thơ Bến My Lăng của ông ra đời trong lúc xuất thần, mang ấn tượng tiếng gọi đò thuở bé: Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách/ Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn trăng/ Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng. Yến Lan tâm sự rằng: “Bến sông ấy có một doi cát vàng nằm xoải ra như cái chân mày hình lưỡi mác, cha tôi gọi là My Lăng. Cả ba sự việc trên: sự chờ đợi (đợi đò), hoài niệm về một thời đã qua (tráng sĩ) và dáng dấp cao sang của một vùng văn hóa (chân mày hình lưỡi mác) trộn lẫn trong tâm thức tôi và nó cứ lớn dần theo thời gian”. Cũng có khi Yến Lan nhập hồn vào ông lái đò ở bến sông u uẩn: Ông lão vẫn say trăng nằm gối sách/ Ðể thuyền hồn rời khỏi Bến My Lăng. Ông lái đò cũng là một nghệ sĩ đích thực biết đọc sách, rồi buông câu, uống rượu, có khi thổi sáo nhưng vẫn cô đơn trên cái bến sông đìu hiu mênh mông đến rợn ngợp. Trên bến sông ấy, xuất hiện ánh trăng ma quái, lúc ẩn lúc hiện với muôn hình vạn trạng. Ánh trăng bàng bạc, mênh mông, tràn ngập con thuyền, rơi vàng trên mặt sách, chiếc áo màu ngọc lưu ly của chàng kỵ mã nhúng đầy trăng, còn ông lão đưa đò thì say trăng, gối đầu lên trang sách ngủ say đến nỗi không nghe tiếng gọi đò của chàng kỵ mã. Theo các nhà phân tâm học, cái tên My Lăng mang đầy ẩn ức. Trong tiếng Hán “my” với “mê” cùng một âm, trong chữ Nôm “mê” với “my” là một, “Lăng” với “Lang” là một, My Lăng với Mê Lan thật không khác nhau là mấy. Thực tế thì thời trai trẻ Yến Lan say mê một cô gái tên Lan bên bến sông. Cô gái ấy sau này trở thành là vợ của nhà thơ. Có người giải thích rằng cái tên My Lăng gắn với kỷ niệm ấu thơ của Yến Lan. Đó là những đêm trăng Yến Lan cùng cha về thăm người cậu làm nghề lái đò. Cha và cậu của Yến Lan thường hay cắm sào ở giữa sông uống rượu và ngắm trăng. Nhìn doi cát ven sông cha ông thấy nó giống như bờ my mắt. Đó là cái tứ cho bài thơ bất hủ này. Bến sông là biểu tượng cho bến bờ hạnh phúc, con đò là phương tiện chuyên chở giấc mơ hoa của người lái đò, nhưng giấc mơ ấy đã không tới bến. Nhưng có thể nói rằng, trên bến sông huyền thoại, Yến Lan là một ông lái đò đã đưa văn chương của mình cập bến mà neo vào lòng độc giả sau này.
DSCN1732
đầm Thị Nại Qui Nhơn nhìn từ Trại phong Qui Hòa
Như vậy, bến My Lăng vừa là không gian thực vừa là không gian huyền thoại: Chiều ngui ngút dài trôi về nẻo quạnh/ Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng. Không có những bến sông quê Bình Định, chắc khó có cái bến sông trăng lạnh buốt mà diễm ảo kia. Trong một đêm trăng lạnh, Yến Lan- con kì lân của nhóm tứ linh đã ra đi cùng bạn hữu về với một bến sông vĩnh hằng. Nhưng cái bến My Lăng do ông sáng tạo ra thì còn mãi lung linh trong văn học.

 



Xem tiếp...