Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 26

(ĐC sưu t6ầm trên NET)

                       Việt Kiều uất ức đòi tự tử vì bị Hải quan rạch hành lý trộm đồ trắng trợn

Mạnh tay với nạn ăn cắp ở sân bay

17/10/2015 09:18 GMT+7
    TT - Theo nhiều bạn đọc giải pháp giải quyết triệt để như sa thải, buộc bồi thường, truy tố trước pháp luật… những kẻ ăn cắp ở sân bay, tiếp tay cho ăn cắp vẫn chưa được nói đến.

    Mạnh tay với nạn ăn cắp ở sân bay
    Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài viết “Nhiều nhân viên mặt đất Tân Sơn Nhất lấy tài sản hành khách”, chỉ trong vòng chưa đến hai ngày đã có 197 ý kiến của bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ Online (TTO - tuoitre.vn) bày tỏ sự bức xúc với tình trạng này.
    Nhằm hạn chế tình trạng mất cắp trong sân bay, giải pháp được các vị lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất đưa ra là từ nay đến cuối năm sẽ lắp đặt thêm 130 camera để tăng cường giám sát.
    Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc, đó mới giải quyết phần ngọn của vấn đề, còn phần gốc là tìm giải pháp giải quyết triệt để như sa thải, buộc bồi thường, truy tố trước pháp luật… những kẻ ăn cắp hoặc tiếp tay cho ăn cắp thì không được nói đến.
    Bạn đọc Nguyễn Văn Tiến góp ý: “Trước hết, phải làm rõ ai ăn cắp ở đây? Ai là người được phép tiếp cận hành lý khách hàng? Nếu chỉ có nhân viên của ngành hàng không làm chuyện này thì xử rất dễ: mạnh tay loại bỏ những người kém đạo đức, xử lý theo đúng pháp luật về tội trộm cắp tài sản”.
    Bạn đọc Phạm Hữu Tuấn đặt vấn đề: “Tại sao để lọt những người không có đạo đức vào làm việc? Xấu hổ không chỉ cho cá nhân người lấy cắp mà còn ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia”.
    Để diệt tận gốc căn bệnh ăn cắp ở sân bay, nhiều bạn đọc đề nghị ngành hàng không nên có cơ chế xét tuyển công khai, tránh tình trạng để những kẻ thiếu đạo đức nhờ chạy chọt hay quen biết gửi gắm vào làm việc rồi giở trò ăn cắp.
    Một giải pháp khác được bạn đọc đặt ra là đề nghị Bộ Giao thông vận tải hãy mạnh tay hơn nữa khi quy trách nhiệm cho đơn vị quản lý nào để nhân viên trộm cắp thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm.
    Bạn đọc Việt Hoàng đề xuất Bộ Giao thông vận tải nên thành lập một đội chống trộm cắp kèm theo đường dây nóng thông báo rộng rãi ở khu vực lấy hành lý. Đội này có chức năng và quyền lực độc lập với ban quản lý sân bay và chuyên kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của hành khách.
    Đồng tình với những đề xuất này, bạn đọc Bùi Hoàng Ngọc Trinh kiến nghị: “Mong Bộ trưởng Đinh La Thăng mạnh tay xử lý việc này. Đừng để lỗ nhỏ lại đắm thuyền to”.
    TUỔI TRẺ ONLINE

                                              Mất đồ ở sân bay .nỗi bức xúc của hành khách.


    Thực hư chuyện Việt kiều bị trộm hành lý khi về Việt Nam dịp Tết

    Ngọc Lan/Người Việt

    Người thân chen chân nhau đón Việt kiều về Việt Nam ăn Tết Đinh Dậu tại phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)
    WESTMINSTER, California (NV) – “Em về Việt Nam nhiều lần rồi, cũng có nghe chuyện một số người bị rạch thùng, nhưng em không tin, vì chỉ thấy người ta truyền nhau trên Facebook chứ chưa có người quen nào bị, cho đến khi chính em là nạn nhân vào trưa Mùng Bốn Tết tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tức lắm!” Huỳnh Chánh, định cư tại Chicago, Illinois, hiện về Biên Hòa ăn Tết, cho biết.
    Cùng chuyến bay của hãng Eva Air từ Mỹ về Sài Gòn với Chánh hôm đó còn có thêm hai hành khách gốc Việt khác cũng bị rạch thùng, mở vali, mất đồ đạc bên trong.
    Hiện tượng hành lý ký gửi theo chuyến bay của nhiều người Việt sống tại Mỹ về Sài Gòn ăn Tết dịp này bị rạch, bị cắt, bị mở khóa khi về đến Tân Sơn Nhất đang trở nên ồn ào, gây nên sự hoang mang, giận dữ trong cộng đồng.
    Thực hư chuyện này như thế nào cũng như những người có trách nhiệm ở sân bay giải thích ra sao là điều đang được người đọc quan tâm.
    Nạn nhân lên tiếng
    Tức giận, phẫn uất, la làng là tâm trạng của hầu hết các nạn nhân khi được phóng viên Người Việt hỏi thăm, cũng như qua những hình ảnh, lời nói được ghi nhận lại tại sân bay và lan truyền trên các mạng xã hội.
    Chánh kể, “Em mang về ba thùng hàng, bằng giấy carton, có một thùng bị cắt, mất một chai rượu, một chai nước hoa và mấy gói kẹo M&M.”
    Theo lời Chánh, “em nhận hai thùng đầu xong khoảng hơn 20 phút sau thì thùng thứ ba mới được đưa ra, và đó là thùng bị cắt.”
    Thùng hàng bị rạch lấy rươu, dầu thơm và kẹo M&M của Huỳnh Chánh (Hình: Huỳnh Chánh cung cấp)
    Thùng hàng bị rạch lấy rươu, dầu thơm và kẹo M&M của Huỳnh Chánh (Hình: Huỳnh Chánh cung cấp)
    “Đẩy xe ra cổng là em phát hiện ngay. Em chụp hình và nói với bảo vệ. Họ nói vô làm báo cáo rồi về nhà đợi. Lúc đó sân bay rất đông, ba em nói có làm lớn chuyện cũng không lấy lại được đâu, nên em bỏ luôn,” Chánh nhớ lại.
    Nói về cảm xúc của mình khi thấy hành lý bị mất cắp, chàng thanh niên 25 tuổi, mới sang Mỹ được năm năm, bộc bạch, “Em tức lắm, bực nữa. Cảm giác thật thất vọng, thấy ghét mấy người ở đó, và thấy tội nghiệp cho Việt kiều. Ai về cũng muốn mua quà về cho gia đình, đó là tiền mồ hôi nước mắt, mà họ đè ra ăn cắp.”
    Chánh cho biết thêm, “Một cô đi chung chuyến bay với em bị rạch hai vali, mất giày, đồng hồ cổ mua cho con cháu, cổ khóc la quá trời. Em trai em có quay lại hình ảnh này đưa lên Facebook. Một chú nữa đi chung cũng bị, nhưng em không biết mất gì chỉ thấy chú đó đi ngược lại vô trong.”
    Theo video clip do Huỳnh Trí Đạt, em trai Huỳnh Chánh, quay lại tại sân bay Tân Sơn Nhất vào khoảng 11 giờ 30 sáng hôm Mùng Bốn Tết, thì người phụ nữ đi cùng Chánh tỏ ra giận dữ tột cùng khi thấy hành lý mình bị mất cắp.
    “Tức quá mà không nói được. Tàn ác, tàn nhẫn không? Còn cái gì nữa không? Ai đi về mà không mua quà cho con cho cháu, mua cho đứa chai dầu này đứa chai dầu kia, đứa cái đồng hồ này đứa cái đồng hồ kia mà nó móc hết trơn, giờ tui lấy gì cho con cho cháu tui nè trời ơi là trời! Trời ơi cái phi trường gì tàn ác lấy hết đồ của tui vậy trời! Cắt chìa khóa lấy hết trơn. Tui sáu bảy chục tuổi mà chưa hề thấy tình cảnh này. Trời ơi!” Người phụ nữ uất ức la lạc cả giọng trước khi chứng kiến của nhiều người tại sân bay.
    Được hỏi nên làm như thế nào để không bị rơi vào tình trạng này nữa nếu có về ở những lần sau, Chánh cho rằng, “Em nghĩ hết phương cứu chữa rồi, chắc bỏ thuốc độc vô thùng cho họ lấy quá!”
    Tuy nhiên, Chánh cũng cho biết thêm những lần trước về thăm nhà vào Mùa Hè và chưa bao giờ bị như thế.
    “Có thể Tết ai về cũng mang quà nhiều, và cũng quá đông, không thể kiểm soát được, nên dẫn đến tình trạng này,” Chánh nhận xét.
    Trong khi đó, bà Tuyền Lê, 67 tuổi, hiện sống ở San Diego, trở về thăm nhà vào Tháng Tư, 2016 vừa qua, sau 17 năm xa quê, cùng hai người thân, mang theo sáu thùng hàng thì cả sáu thùng đều bị rạch ra và mất nhiều đồ bên trong.
    Bà kể, “Tụi tôi đến Tân Sơn Nhất là khuya rồi. Thấy có một số người chạy đến nói để họ giúp, khiến tôi cảm động quá chừng, vì 17-18 năm rồi tôi mới trở lại Việt Nam. Tụi tôi không phải làm gì hết, tự họ khiêng hành lý bỏ lên xe cho mình rồi đẩy ra ngoài, mình cứ nhét cho mỗi người $20, cám ơn họ rối rít.”
    “Cho đến khi về đến nhà, mới phát hiện ra tất cả các thùng đều bị rọc. Mà họ rọc khéo lắm, nên mình đâu có biết, khi mở ra thấy đồ đạc mất mới hay. Thùng thì bị mất một phần ba, thùng thì mất một phần tư, thùng nào cũng bị hết,” bà Tuyền nhớ lại.
    Hỏi những thứ hàng hóa nào bị mất thì bà Tuyền cho rằng, “Tôi không thể nhớ, vì mua đồ quá nhiều, thấy cái gì cũng mua chất đầy thùng mang về làm quà, chỉ khi mở ra thấy thùng lưng đi thì biết mất thôi.”
    Bà Tuyền cho biết thêm, “Tháng 12 tới đây tôi cũng sẽ về nữa nè, tôi già rồi, bệnh nữa, nên đi được lúc nào đi. Nhưng lần tới tôi sẽ về tay không, ngoại trừ mang theo ít cá hộp về ăn thôi, vậy cho khỏi mất.”
    Anh Thọ Nguyễn ở Houston, Texas cũng từng là nạn nhân của chuyện “khui thùng” cách đây ít lâu.
    “Tôi mua hai tảng thịt bò bỏ vào một cái ‘cooler- thùng giữ lạnh’ cùng một ít chai sauce ăn thịt bò để gửi theo hành lý về làm quà cho thân nhân. Nhưng đến khi nhận hành lý thì dây buộc cái cooler đã bị cắt, họ lấy mất một tảng thịt cùng ít sauce,” anh Thọ kể sau một thoáng ngại ngần vì “chuyện này nhạy cảm quá, mà có nói cũng không làm được gì.”
    ‘Chuyện bị cắt thùng là có thật!’
    Dù có người là nạn nhân thật sự của hiện tượng bị bẻ khóa, cắt thùng, moi móc hàng hóa bên trong, nhưng một số người khác lại tỏ ra hoài nghi về điều này.
    Anh Misha Đoàn, hiện sống tại Garden Grove, cho rằng, “Số mình hên hay sao ấy, đi về Việt Nam xoành xoạch mà không dính. Thậm chí có lần bị thất lạc hành lý vì thời gian ‘transfer’ ngắn mà máy bay lại tới trễ, nên mấy ngày sau mới nhận được. Cái vali bị mất khóa nhưng đồ đạc vẫn còn nguyên vẹn kể cả laptop còn nguyên hộp nằm trong đó.”
    Chị Hương Phan đang sống ở Fountain Valley, cho hay: “Hơn 10 năm nay mình đi từ Mỹ về không có khoá vali vì nghĩ là mất thì khoá vẫn mất, với lại hàng từ máy bay xuống là có đại diện hãng hàng không theo dõi tới băng chuyền. Có lần thùng hàng tôi bị rách vì dán băng keo không kỹ mà cũng không có mất gì.”
    Cô Ngọc Trần ở Santa Ana nêu ý kiến, “Tôi có được xem một vài video người ta đưa lên mạng quay cảnh nhân viên sân bay chuyển hành lý từ máy bay thảy ra xe, rồi thảy lên băng chuyền. Không phải tại sân bay Việt Nam đâu, mà ở nước nào đó. Họ làm ghê lắm, họ quăng đồ đùng đùng chứ không phải nhẹ nhàng gì đâu. Tưởng tượng đó là hành lý của mình là thấy xót liền. Tôi nghĩ có thể một số vali bỏ đồ chặt cứng quá cũng có thể bung nếu bị quăng như thế. Còn thùng giấy mà người Việt mình hay dùng mà không dán băng keo chặt thì tan nát như chơi.”
    “Anh em tôi bên này đông lắm mà ba má thì ở Việt Nam nên năm nào cũng có người chia nhau về thăm ông bà gần cả 20 năm nay nhưng chưa ai bị. Chắc số mình may mắn,” cô Ngọc nói thêm.
    Chuyện cô Ngọc cho rằng “may mắn” có lẽ có phần đúng theo như lời tự thuật của một người không muốn nêu tên từng làm việc tại phi trường Tân Sơn Nhất.
    “Chuyện hành lý bị rọc, bị khui ở sân bay là có thiệt, nhưng không phải nhân viên hải quan hay tụi an ninh sân bay làm mà do những người làm việc vận chuyển hành lý từ máy bay đưa vào băng chuyền làm,” người giấu tên kể.
    Theo người này, thì “Thùng hay vali nào bị rạch, bị khui là hên xui, thuận tiện lúc nào thì họ ra tay lúc đó. Họ dùng cây bút bi để khui và lục lọi bên trong, đồ càng nhỏ mà giá trị càng dễ lấy.”
    “Cũng có khi thùng hay vali đến Tân Sơn Nhất là đã bị rách hay bung rồi. Khi đó càng dễ lấy đồ hơn,” người này nói thêm.
    Thùng hàng 50 lbs về đến nhà mở ra bị mất hết một phần ba (Hình: Tuyền Lê cung cấp)
    Thùng hàng 50 lbs về đến nhà mở ra bị mất hết một phần ba (Hình: Tuyền Lê cung cấp)
    Cảng vụ Hàng không Miền Nam: ‘Hãy báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền’
    Trả lời phóng viên Người Việt về hiện tượng hành lý bị rạch, bẻ khóa, thất thoát hàng bên trong, cô Trần Thị Thanh Huyền, chuyên viên phòng giám sát chất lượng dịch vụ của Cảng vụ Hàng không Miền Nam, nói qua điện thoại: “Những trường hợp chúng tôi nhận được phản ảnh có nhiều lý do. Có trường hợp hành lý bị va chạm trong khi vận chuyển, làm bung sút dẫn đến hành hóa bị rơi ra. Có trường hợp hành lý bị khui ra là do trong hành lý đó có những nghi ngờ về an ninh nên những sân bay ngay tại Mỹ hay những sân bay trung chuyển ở các nước khác đã tháo ra để kiểm tra bên trong và để lại giấy xác nhận. Nhưng nhiều khách không hiểu, cứ cho rằng hành lý của họ bị khui ra khi chưa hỏi ý kiến của họ. Ngoài ra, có những trường hợp cá nhân bị mất cắp.”
    Nói về cách thức giải quyết những trường hợp như trên, cô Huyền cho biết, “Đối với những trường hợp đến khiếu nại thì chúng tôi đều tiếp nhận đơn để điều tra, phối hợp cùng cảng Tân Sơn nhất xác minh vụ việc để trả lời cho khách. Trong trường hợp hãng làm mất hàng lý của khách thì sẽ yêu cầu hãng đền bù cho khách. Còn trường hợp nào khách chưa hiểu rõ thì sẽ giải thích cho khách.”
    “Còn đối với khách, để tự bảo vệ hành lý của mình thì nên đóng gói cẩn thận, đừng để xảy ra sơ hở gì trong quá trình vận chuyển để có thể rách vỡ, bung nắp, bung khóa, hoặc dẫn đến các trường hợp tiêu cực có thể xảy ra,” cô Huyền nói thêm.
    “Liên quan đến việc nhiều khách hàng cho biết họ không thấy giấy kiểm tra an ninh để lại, mà có dấu hiệu bị bươi móc, mất vài món đồ như chai rượu hay vài chai nước hoa chẳng hạn. Vậy, chị có nghĩ là có hiện tượng có người đánh cắp hàng hóa của khách không?” Người Việt hỏi tiếp.
    Chuyên viên phòng giám sát chất lượng dịch vụ của Cảng vụ Hàng không Miền Nam trả lời, “Có thể có hiện tượng đó. Nhưng thực sự là rất khó để điều tra, bởi hành lý đã đi qua nhiều nơi trung chuyển, nhiều sân bay rồi mới Tân Sơn Nhất, nên cũng không thể khẳng định là Tân Sơn Nhất gây nên sự tổn thất mất mát này. Do đó cách tốt nhất vẫn là hành khách tự bảo vệ hành lý của mình như đóng gói bao bì chặt chẽ.”
    “Vậy có trường hợp nào điều tra ra và có sự đền bù chưa?” – “Hiện tại bên chúng tôi chưa tiếp nhận trường hợp nào như vậy,” cô Huyền nói.
    Với câu hỏi, “Trước tình trạng đồng hương trở về thăm quê nhà ta thán như vậy, chị có nghĩ điều đó tạo nên hình ảnh không đẹp cho sân bay không? Có biện pháp nào để cải thiện tình trạng này không?”, cô Huyền trình bày, “Đúng là với những trường hợp như vậy xảy ra ngay trên đất nước mình đối với đồng bào mình từ xa về thì cũng gây ra những hình ảnh xấu đối với Tân Sơn Nhất nói riêng và đất nước mình nói chung. Chúng tôi chỉ mong là những hành khách đi máy bay gặp trường hợp như vậy thì ngay lập tức khi phát hiện ra hành lý của mình bị tổn thất, hãy báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra khi còn trong sân bay chứ không phải khi mình đã về đến nhà rồi mới quay lại thì sẽ không giải quyết được nữa vì hành lý đã mang ra khỏi sân bay, thay vì lên mạng đưa những thông tin có thể không chính xác thì càng gây nên những hình ảnh xấu hơn.”
    “Trong dịp Tết này cơ quan chúng tôi, tức Cảng vụ Hàng không Miền Nam, không nhận được trường hợp khiếu nại nào. Có thể họ báo cho những bộ phận khác ngay tại từng sân bay nơi họ tới nhưng bên chúng tôi chưa nắm được,”
    Theo cô Huyền, đa phần khách hàng gặp tình cảnh mất cắp đó thường “la làng” hơn là đến làm hồ sơ khiếu nại.

    An ninh phi trường LAX: Mở hành lý khi có nghi ngờ không cần có mặt chủ nhân
    Ông Nico Melendez, phát ngôn viên của TSA (Transportation Security Administration) – an ninh phi trường Los Angeles, trả lời với báo Người Việt rằng, “Tất cả hành lý ký gửi đều phải qua máy kiểm tra an ninh. Trong trường hợp có nghi ngờ phải mở hành lý kiểm tra bên trong thì nhân viên TSA có quyền thực hiện điều đó mà không cần có mặt của chủ nhân hay thông báo cho họ biết. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra xong, chúng tôi sẽ để lại tờ giấy xác nhận việc chúng tôi có mở hành lý của quý vị ra.”
    “Có không quá 3% số hành lý phải mở ra kiểm tra như thế,” ông Melendez cho biết thêm.
    Khi phóng viên Người Việt hỏi, “Trong trường hợp những kiện hàng không sử dụng ổ khóa được TSA chấp thuận thì chuyện gì xảy ra, nếu cần kiểm tra bên trong?” ông Melendez nói, “Chúng tôi sẽ cắt khóa đó và để lại giấy báo cho chủ nhân biết.”
    Trả lời câu hỏi, “Nếu vali bị cắt khóa hay thùng bị cắt ra rồi dán lại đưa đến việc thất thoát hàng hóa bên trong thì ai chịu trách nhiệm?” phát ngôn viên TSA cho rằng, “Đó là trách nhiệm của hãng hàng không. Chúng tôi chỉ làm công việc kiểm tra nếu có nghi ngờ.”

    Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng Thứ Hai, ngày 6 tháng 2 năm 2017
    Liên lạc tác giả: ngoclan@nguoi-viet.com


    “XỨ GÌ MÀ ĂN CẮP, AI CÒN DÁM VỀ?”

    Là lời nói đầy bức xúc của một hành khách Việt Kiều về nước bị rạch hành lí lấy cắp đồ sau khi gửi tại sân bay Tân Sơn Nhất.

    Ngay sau khi dòng status được đăng tải đã có hàng trăm lượt like và hàng chục lượt chia sẻ thông tin về sự việc đầy bức xúc này. Bên cạnh những dòng comment chia buồn, thông cảm với nạn nhân, thì rất nhiều ý kiến khác cũng đồng tình rằng ... Xem thêm

    Lê Tâm, Khue Minh Khuu, Saigon Nguyen và 1.714 người khác thích điều này.
    208 bình luận
    Bình luận
    Tuấn Anh Nguyễn
    Tuấn Anh Nguyễn Phải cay đắng mà gọi tụi nhân viên ở sân bay là cướp. Tụi nó là lũ chó, lũ sâu bọ của cái gọi là Cộng Sản. Ng dân về nước thăm gđ, thế mà nó làm ba cái trò kinh tởm của tụi ăn trộm. Lũ bại hoại trong văn hoá Cộng Sản. Nếu một ngày CS sụp đổ, tôi muốn tụi này phải bị xử tử hết, chết làm ma ăn trộm hết đi
    Tuấn Anh Nguyễn
    Tuấn Anh Nguyễn Cộng Sản thì hầu như tất cả thói hư tật xấu trên đời tụi nó đều được Học hết. Từ Ăn cắp, tham nhũng, trấn lột, đến bắt bớ, hù doạ, đánh đập. Từ thằng Thủ tướng đến thằng cán bộ huyện, từ tụi công an đến y tế, từ bộ giáo dục đến con ông cháu cha, Tất Cả...Xem thêm
    Trami Vu
    Trami Vu ở VN chuyện rất không bình tường được cho là bình thường. Hồi trước rất tự hào giới thiệu VN cho bạn bè ngoài nước, bây giờ thì hết dám khen mắc công họ qua du lịch từ khi bước xuống sân bay thấy đầy nghịch cảnh lại mang thêm nhục. Hè này về VN, khi má...Xem thêm
    Steven Truong
    Steven Truong Các bạn biết tại sao giới công chức vn hay ăn cắp vặt và nhận hối lộ không?! Xin thừa rằng "bù lỗ lại khoảng tiền mấy trăm chai(triệu) khi được nhận vào làm việc ở các vị trí ấy"
    Binh Nguyen
    Binh Nguyen Vừa ăn cắp, vừa ăn cướp mà. Muốn vô sân bay làm thì đâu ít tiền, phải tranh thủ ăn cắp chứ :3
    Dung Trần
    Dung Trần Cặn bã của CS .. tụi này sống k sợ bị báo à
     


    Mỹ đau đầu vì nạn lấy trộm đồ của hành khách tại sân bay


    Dù giới chức tại các sân bay ở Mỹ thực thi nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nhân viên hành lý lấy trộm tư trang của hành khách, tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.

    Ảnh: CNN
    Camera bí mật ghi lại cảnh nhân viên tại sân bay quốc tế Miami ở Mỹ lấy trộm đồ đạc của hành khách. Ảnh: CNN
    Tại sân bay quốc tế Miami, nhiều nhân viên quản lý tư trang hành khách trở thành những kẻ ăn cắp khi lén lục lọi và trộm hành lý. Tuy nhiên, những người này không biết rằng, lực lượng cảnh sát hạt Miami-Dade lắp một hệ thống máy quay giám sát tại các sân bay nhằm điều tra và triệt phá đường dây vận chuyển và lấy cắp tư trang của hành khách.
    “Đó là vấn đề mà tất cả chúng ta đang đối mặt. Chúng ta sẽ tiếp tục triệt phá mọi đường dây trộm cắp tài sản cho tới khi tình trạng này giảm hẳn”, trung úy Pete Estis, một sĩ quan cảnh sát địa phương, nói.
    Vấn nạn lấy trộm đồ của hành khách không chỉ xảy ra tại Miami, mà còn hoành hành ở nhiều nơi khác trên đất Mỹ. Một chuyên gia phân tích của CNN cho hay, trong 5 năm (từ 2010 đến 2014), Cơ quan An ninh Vận tải Mỹ (TSA) tiếp nhận 30.621 đơn khiếu nại của hành khách. Đa số trường hợp mà khách khiếu nại đều đã qua khâu kiểm tra, trong khi những nạn nhân còn lại mất hành lý tại các chốt an ninh. Tổng giá trị tài sản mà kẻ gian lấy lên tới 2,5 triệu USD.
    Chưa thể ngăn chặn nạn trộm đồ
    Ảnh: CNN
    Nhân viên tại một số sân bay Mỹ lấy trộm nhiều tư trang của hành khách gồm máy ảnh, đồng hồ, kính mắt. Ảnh: CNN
    Phi trường John F.Kennedy (JFK) tại thành phố New York đứng đầu danh sách các sân bay nhận nhiều thư khiếu nại về tình trạng mất đồ nhất. Các sân bay quốc tế Los Angeles, Orlando và Miami lần lượt xếp thứ hai, ba và bốn, theo CNN.
    Tình trạng lấy đồ lên tới cao trào tại sân bay JFK vào năm 2013. Để điều tra, hãng hàng không El Al Airlines bí mật đặt camera trong hành lý của khách. Camera cho thấy các nhân viên trông giữ hành lý trong những chuyến bay tới Israel đã lấy một đồng hồ hiệu Seiko trị giá 5.000 USD, nhiều điện thoại iPhone, một máy tính bảng iPad, máy quay phim, nhiều nhẫn vàng và tiền mặt của hành khách. Cảnh sát đã bắt 7 nhân viên vì lấy cắp tư trang của hành khách. 6 người trong số nhóm nghi phạm nhận tội.
    Hồi năm 2014, cũng tại sân bay JFK, cảnh sát bắt hai nhân viên hành lý của sân bay sau khi giới chức khẳng định họ "chôm" hai túi hàng xách tay và rao bán chúng trên eBay. Tháng 12 năm đó, nhà chức trách cáo buộc 7 nhân viên khác lấy cắp những tư trang có giá trị từ các túi hàng hóa đã qua khâu kiểm tra.
    Tại sân bay Miami, từ năm 2012 tới nay, cảnh sát bắt 31 nhân viên hành lý và công nhân dọn cầu thang vì tội lấy trộm đồ. Theo một cuộc điều tra của CNN hồi đầu năm 2015, Miami và Orlando chỉ là hai trong số những sân bay lớn tại Mỹ kiểm tra nhân viên hành lý bằng máy dò kim loại. Thậm chí giới chức sân bay Miami còn kiểm tra nhân viên sau khi họ kết thúc công việc để tới đường băng chính. Tuy nhiên, cho tới nay, biện pháp ấy vẫn chưa thể ngăn nạn trộm cắp tại sân bay.
    Tại thành phố Los Angles, năm ngoái, cảnh sát sa thải các nhân viên tại 25 địa điểm sau khi nhận những đơn khiếu nại về việc họ liên quan tới đường dây lấy cắp đồ tại hai sân bay lớn. Những mặt hàng có giá trị mà cảnh sát tìm thấy gồm máy tính, đồng hồ, đồ trang sức, máy quay và túi hàng hiệu. Giới chức sa thải 16 nhân viên sân bay sau vụ việc.
    Theo ông Patrick Gannon, cảnh sát trưởng tại sân bay quốc tế Los Angeles, nếu tình trạng nhân viên sân bay lấy tư trang của hành khách không chấm dứt, phần tử khủng bố đặt bom trên máy bay là việc có thể xảy ra.
    An Nhiên

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét