Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 67/3

(ĐC sưu tầm trên NET)
[​IMG]
Tình báo là một mặt trận thầm lặng nhiều khi không có tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sĩ tình báo phải gan dạ, mưu trí, dũng cảm. Trong thời gian tồn tại của mình, cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã có những đóng góp đáng kể vào sự vững mạnh của đất nước cũng như thế cân bằng chiến lược Đông Tây. Cuốn Các chủ tịch KGB - Những hồ sơ lộ sáng của nhà sử học lừng danh người Nga Leonid Mlechin viết về những nhà lãnh đạo của KGB trong suốt thời gian cơ quan này hoạt động. Với những phân tích, đánh giá sâu sắc, tinh tế của mình, Leonid Mlechin sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn đúng đắn, thoả đáng về vai trò, vị trí của các vị thủ lĩnh và cơ quan KGB trong lịch sử tồn tại của Liên bang Xô Viết. Đó là những người mà số phận gắn liền với cả vinh quang chói lọi và những thất bại cay đắng.
------------------------------------------------------------------

Mục 1]LỜI GIỚI THIỆU

LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách các bạn cầm trên tay của tác giả Nga Leonid Mlechin là một cuốn sách đặc biệt vì nó kể về những người lãnh đạo một công tác mà ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay gọi là "công tác đặc biệt"; và bản thân những người đó cũng có những số phận đặc biệt. Đó là các Chủ tịch KGB.
Cơ quan an ninh Liên Xô được thành lập từ những ngày đầu cách mạng tháng Mười với nhiệm vụ trấn áp các lực lượng phản cách mạng trong nước để bảo vệ chính quyền với tên gọi là Ủy ban đặc biệt, về sau đã trở thành một cơ quan kiểm soát toàn diện xã hội và một cơ quan tình báo quốc tế bậc nhất. Với tên gọi là KGB từ năm 1954, cơ quan quyền lực hùng mạnh này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với số đông người và niềm kính nể đối với đồng nghiệp an ninh quốc tế.
KGB là một hiện tượng lịch sử trong thế kỷ 20, nó được xây dựng bằng công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều thế hệ người Xô viết. Suốt 74 năm tồn tại Liên Xô (1917 - 1991); KGB sống song hành cùng Liên Xô.
Những chặng đường các Chủ tịch KGB đã đi là những chặng đường của lịch sử Liên Xô vinh quang và cay đắng. Và số phận cá nhân vừa oanh liệt vừa bi thảm của họ cũng không nằm ngoài lịch sử đó. Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả các Chủ tịch KGB (mười bảy vị) từ thời Lênin cho đến khi Liên Xô tan rã.
Đọc cuốn sách này, người ta hiểu biết thêm nhiều về lịch sử chính trị và an ninh Liên Xô. Trong sách có đề cập đến những lãnh tụ và nhân vật lịch sử như Lênin, Stalin, Trotski và một số nhân vật còn có những đánh giá khác nhau như Beria, Tukhachevski và một số vụ việc còn nhiều bí ẩn như vụ ám sát Kirov, "Vụ án các bác sĩ", vụ "Đảng bộ Lêningrad "v.. v... Một số sự kiện lịch sử như việc Stalin bắt tay với Hitle để trì hoãn chiến tranh, sự biến ở Hung-ga-ri năm 1956 v.v... được đề cập và phân tích khá sâu trong mối quan hệ chính trị - ý thức hệ - an ninh.
Sách cũng cung cấp thêm tư liệu và lý giải về những diễn biến nhân sự ở hậu trường trong những bước ngoặt lớn chuyển giao lãnh đạo của Liên Xô. Hầu hết các nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô được nhắc đến trong sách này.
Đây không phải là cuốn sách về một ngành công tác. Đây là câu chuyện kể về những bước ngoặt lịch sử của đất nước Liên Xô, mà trên mỗi bước ngoặt đó đều có vai trò của KGB.
Do đó nó không chỉ bổ ích về nghiệp vụ mà còn có giá trị nghiên cứu, tham khảo rất quý đối với đông đảo bạn đọc.
L.Mlechin trong mấy năm gần đây là một tác giả ăn khách ở Nga, vì sách của ông thường viết về đề tài an ninh, trên cơ sở khai thác kho tư liệu lưu trữ phong phú của Liên Xô và KGB. Tuy nhiên, nằm trong trào lưu tư tưởng dân chủ cấp tiến của xã hội Nga hiện nay, tác giả có xu hướng phân tích một cách phê phán đối với lịch sử nước nhà, đối với Stalin.
Đó là điều phổ biến và khó tránh được hiện nay. Nhiều điều đã được biết hoặc trở thành bình thường đối với xã hội Nga có thể không được chấp nhận hoặc chia sẻ đối với chúng ta. Mặc dù vậy, giới thiệu cuốn sách này với độc giả kính mến, chúng tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tái hiện lịch sử sinh động, lại được viết bằng giọng văn chính luận hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và phát hiện lý thú.
Dịch giả HÙNG SƠN


                                         THỜI STALIN 

CHƯƠNG 3: HENRICH GRIGORIEVICH YAGODA 
 1936 genrich grigorijewitsch jagoda.jpg
Genrikh Grigoryevich Yagoda at the podium in 1936
Dân uỷ Nội vụ (7/1934 - 11/1936)
Rưbinsk - Thành phố nhỏ ở miền Bắc nước Nga là quê hương của hai vị Chủ tịch KGB là Andropov và Yagoda.
Henrich Grigorievich Yagoda sinh tại đây ngày 7 tháng 11 năm 1891. Cha ông - Grigori Philippovich - là em con chú con bác của Mikhail Sverdlov - cha của Yakov Sverdlov. Nói cách khác cha ông là chú họ của Sverdlov (Chủ tịch Xô viết tối cao và Bí thư Trung ương Đảng thời Lênin).
Năm 1919, khi Sverdlov mất, Stalin thay Sverdlov giữ chức Bí thư Trung ương Đảng.
Gia đình H.G. Yagoda có 5 chị em gái và 3 anh em trai. Hai người anh trai của ông bị chết cả - một người bị lính cô-dắc giết chết trong một cuộc xung đột, còn người khác bị bắt đi lính cho Kolchak (Tướng Bạch vệ - ND) và bị xử bắn cùng với một số người khác vì không chịu bắn vào công nhân.
Ông vào Đảng năm 1907, sau cuộc Cách mạng Nga lần thứ nhất lúc mới 16 tuổi, khi mà nhiều người làm điều ngược lại là ra khỏi Đảng vì thất vọng về cuộc cách mạng.

 
Genrikh Grigoryevich Yagoda trên thẻ thông tin của cảnh sát từ năm 1912
Genrikh Yagoda và vợ, Ida Averbakh, 30 September 1922

                        Genrikh Grigoriyevich Yagoda tại bàn làm việc vào năm 1930
Tại Nijni Novgorod trên sông Volga, ông đã làm quen với nhà văn vô sản Maxim Gorki và hai người chơi thân với nhau suốt cả về sau này. Yagoda làm việc ở nhà in bí mật của Đảng, bị bắt năm 1911, ngồi tù hai năm, sau đó chuyển về Petrograd làm ở quỹ bảo hiểm của Nhà máy Putilov. Năm 1915 bị gọi đi lính, bị thương.
Ông đã từng chiến đấu ở các mặt trận phía Nam và Đông - Nam. Tại Saritsưn, ông đã gặp Stalin, được Stalin chú ý vì tính năng động, sáng tạo. Ông và Agranov sau này sẽ được Stalin đưa về làm Dân uỷ và Thứ trưởng thứ nhất Cơ quan dân uỷ nội vụ.
CON CƯNG CỦA DZERJINSKY
Thành phần ban lãnh đạo Ủy ban đặc biệt do Lê nin phê chuẩn ngày 29/7/1920 gồm 13 người là: Dzerjinsky, Kedrov, Peters, Avanesov, Ksenofontov, Mansev, Latsis, Messing, Menjinsky, Yagoda, Kornev. Chỉ có Dzerjinsky và Menjinsky ốm chết, còn những người khác số phận sẽ do Stalin định đoạt.
Yagoda làm Chánh Văn phòng Ủy ban đặc biệt, là cánh tay phải của Dzerjinsky, rất được Dzerjinsky tín nhiệm. Năm 1923, Dzerjinsky đề bạt Yagoda làm Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban đặc biệt. Khi Menjinsky được thăng chức, Yagoda thay Menjinsky làm Cục trưởng Cục đặc biệt, theo dõi nội tình quân đội, sau đó lãnh đạo toàn bộ công tác tình báo.
Trotski vẽ lại bức chân dung Yagoda khi đến báo cáo tình hình với ông là "một anh chàng gầy gò, da mặt xam xám (Yagoda mắc bệnh lao), ria mép tỉa ngắn, gây ấn tượng về một con người rất chính xác và rất có lễ độ".
Sau khi Dzerjinsky mất, Menjinsky trở thành Chủ tịch Ủy ban đặc biệt vì hơn những người khác trong ban lãnh đạo cả về tuổi đời, tuổi Đảng và kinh nghiệm công tác. Nhưng Yagoda cũng trở thành không những là Phó thứ nhất của Menjinsky mà còn là lãnh đạo thường trực của cơ quan, lãnh đạo bộ máy, điều hành các công việc tác chiến vì Menjinsky ốm đau luôn. Yagoda còn trực tiếp lãnh đạo Cục tác chiến bí mật, tức là phụ trách các vấn đề chính trị, mà cụ thể hơn nữa là vấn đề đấu tranh với các phần tử chống Liên Xô.
Năm 1930, Yagoda nhận Huân chương CỜ ĐỎ thứ hai. Sau này, do công lao trong việc xây dựng kênh đào Belomor - Bantich, ông còn được tặng thưởng Huân chương Lênin.
Nhưng con đường đi lên của Yagoda không phải suôn sẻ. Hoá ra trong nội bộ cơ quan, Yagoda có nhiều kẻ thù. Phó Chủ tịch ủy ban là M.Trissler chống lại ông, nhưng đã bị Stalin thuyên chuyển đi nơi khác. Cục trưởng Cục tác chiến bí mật Evdokimov và Cục trưởng Cục công tác nước ngoài Messing và Cục phó Cục tình báo Artuzov cũng không phục ông. Đến lúc đó, Stalin bắt đầu để ý xem vấn đề ở chỗ nào. Năm 1931, Yagoda từ Phó Chủ tịch thứ nhất bị chuyển xuống làm một trong mấy Phó Chủ tịch thứ hai. Ivan Akulov lên làm Phó Chủ tịch thứ nhất ủy ban, nhưng một năm sau đó được cử đi làm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Ucraina.
Yagoda vẫn không được đề bạt trở lại làm Phó Chủ tịch thứ nhất ủy ban, nhưng tại đại hội Đảng được bầu vào Trung ương. Đó là dấu hiệu ông đã được Stalin chú ý.
Ngày l0/5/1934 Menjinsky chết vì bệnh suy tim. Hai tháng trời Yagoda ở trong trạng thái chờ đợi căng thẳng, vì nhiều ứng cử viên được xem xét lựa chọn thay thế Menjinsky. Cũng trong thời gian này, Trung ương xem xét việc cải tổ Ủy ban đặc biệt thành Cơ quan dân uỷ nội vụ, và cuối cùng, ngày 10/7/1934 đã đề bạt Yagoda làm Dân uỷ nội vụ.
Cơ cấu của Cơ quan dân uỷ nội vụ khác với Ủy ban đặc biệt ở chỗ các đơn vị phụ trách công tác tình báo, phản gián, đấu tranh với các lực lượng đối lập và bảo vệ lãnh đạo được thống nhất làm một thành Tổng cục An ninh quốc gia do một Thứ trưởng thứ nhất là I.S.Agranov lãnh đạo. Tuy nhiên lúc đó, nhiều người thấy rằng tính độc lập của Cơ quan dân ủy nội vụ bị giảm bớt so với Ủy ban đặc biệt, nhất là chức năng thanh trừng.
Cơ quan dân ủy Nội vụ không có quyền tuyên án đa số các vụ án chính trị như trước nữa, Hội đồng xét xử của Ủy ban đặc biệt cũng bị giải thể, các vụ việc điều tra từ nay chuyển sang toà án để xét xử và tuyên án. Về hình thức, có vẻ như pháp luật đã thắng thế một bước. Năm 1934, Yagoda tự thành lập các Toà án cấp tỉnh và khu để xét xử các vụ phạm tội trong các trại cải tạo, không xin ý kiến Trung ương. Quyết định này đã bị Phó viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Liên Xô A.I.Vyshinsky kháng nghị. Bộ Chính trị bèn huỷ bỏ quyết định của Yagoda. Nhưng sự suy yếu quyền hạn này của Yagoda chỉ diễn ra cho đến ngày 11/2/1934.
Sau đó, Yagoda đã lập ra chế độ phong hàm cho các sĩ quan Tổng cục An ninh từ thiếu uý cho đến cao ủy An ninh quốc gia bậc Một . Các hàm cấp an ninh đó có giá trị suốt đời, chỉ Toà án mới có quyền tước các hàm đó. Cán bộ lãnh đạo của Tổng cục an ninh quốc gia không thể bị bắt nếu không được phép của Dân ủy Nội vụ. Ngày 26/11/1935, Yagoda được phong hàm Tổng cao ủy An ninh quốc gia (tương đương Nguyên soái trong quân đội), tại đại hội 17 của Đảng được bầu làm ủy viên Trung ương, Yagoda bắt đầu nổi tiếng trong nước. 

Yagoda (giữa) kiểm tra việc xây dựng kênh Moscow-Volga. Đằng sau anh ta là Nikita Khrushchev .
Chính ông đã có sáng kiến biến hệ thống các trại cải tạo thành một lực lượng sản xuất hùng hậu. Đằng sau hàng rào thép gai là bao nhiêu nhân công lao động không phải trả tiền, không dám từ chối những công việc nặng nhọc hoặc ca kíp, không dám phản đối việc kéo dài ngày lao động hoặc đòi hỏi tôn trọng những quy tắc an toàn lao động. Một Nghị quyết của Hội đồng dân ủy giao cho Cơ quan dân ủy Nội vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế đối với các vùng ngoại vi của Liên bang giàu tài nguyên thiên nhiên. Căn cứ theo lô-gich của Nghị quyết này, có thể hiểu rằng càng nhiều tù nhân thì thành tích kinh tế của Cơ quan dân ủy nội vụ sẽ càng to lớn. Trong một công lệnh của Dân ủy nội vụ Yagoda có nói: " Các chiến sĩ an ninh là những người nhiệt tình bắt tay vào bất kỳ nhiệm vụ mới mẻ nào. Bằng nghị lực và nhiệt tình, họ đã phát triển công nghiệp và văn hoá vùng cực Bắc. Các trại mới dưới sự quản lý của Cơ quan dân ủy Nội vụ - công lệnh nói tiếp - sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc mở mang kinh tế và văn hoá của các vùng xa".
V F.Nekrasov - Trung tướng, Giáo sư, tác giả một cuốn sách viết về các Dân ủy Nội vụ nói về Yagoda:
"Yagoda đã ngần ấy năm làm việc với Dzerjinsky, kề vai sát cánh, được Dzerjinsky rất tin tưởng. Yagoda làm việc quần quật như một con trâu, rất nhanh chóng nắm bắt bản chất sự việc. Tôi đã đọc các tài liệu cũ, các văn bản lệnh của Yagoda. Có một bức thư gửi đến Yagoda tố cáo một ông giám đốc hay thủ trưởng đơn vị nào đó bực tức vì kế hoạch sản xuất không hoàn thành, đã phạt các công nhân - tù nhân bằng cách bắt họ mặc quần áo lót ra đứng ngoài trời tuyết, kể cả phụ nữ."
Yagoda phê vào đơn: "Sao lại có những cán bộ thô bạo đến thế", và chỉ thị điều tra ngay sự việc.
M.P. Shreider, từng công tác ở Ủy ban đặc biệt, kể lại trong hồi ký một nhận xét đáng chú ý sau đây về Yagoda. Theo ông, Yagoda là một nhà quản lý kinh tế và nhà tổ chức giỏi. Tù nhân thời ông lãnh đạo đã xây dựng được một số công trình kinh tế quan trọng như kênh đào Belomor - Ban tích. Các nhà tù và trại cải tạo cuối những năm 20 đầu những năm 30 ít lộn xộn nhất.
Công tác giáo dưỡng và cải tạo trẻ bơ vơ và tội phạm chưa đến tuổi thành niên bắt đầu từ thời Dzerjinsky được ông tiếp tục tốt.
Yagoda sống ở số nhà 9, phố Markhlevsky, nơi nhiều cán bộ an ninh được phân căn hộ. Nhà Yagoda là nơi nhiều nhà văn, nhà báo thường hay đến tụ tập chơi, vì Yagoda là anh em cọc chèo với L.L.Averbakh - Tổng thư ký Hội nhà văn. Báo chí thời ấy viết nhiều về những thành tích xây dựng các công trình kinh tế quốc dân có sử dụng lao động tù nhân. Năm 1928, khi Maxim Gorki đi nghỉ ở Ý về, biết Gorki yêu trẻ em, Yagoda khoe với nhà văn về công tác giáo dưỡng trẻ hư hỏng. Đối với cấp dưới - Shreider viết tiếp - Yagoda không chịu được những sự phản đối, mà chỉ thích được ca tụng. Ông ta thường tổ chức nhậu nhẹt tại nhà với những đệ tử chuyên bợ đỡ ông để cùng nhau ăn mừng thắng lợi. Nói chung Yagoda là một người háo danh. Ngày 20/12/1927, dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ủy ban đặc biệt, các đơn vị của Bộ Nội vụ tổ chức liên hoan tại những khách sạn sang trọng nhất Matxcơva khi đó là "National", "Sa va" và "Grand-Hotel". Yagoda đi ô tô ghé vào từng khách sạn nâng cốc chúc mừng và ngồi vui với mỗi đơn vị một lúc.
Uy tín của Yagoda từ đầu những năm 30 ngày càng tăng. Về lực lượng, Cơ quan dân ủy Nội vụ quản lý một số lượng đông đảo kỹ sư và nhân viên kỹ thuật trong số các tù nhân. Các hội nghị cán bộ an ninh bắt đầu được tổ chức hàng năm ở Điện Kremli dưới sự chủ trì của Stalin. Stalin muốn qua việc đó để khẳng định vai trò lãnh đạo tối cao đối với lực lượng an ninh. Dần dà, cán bộ an ninh các cấp trở nên coi nhẹ vai trò của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương.
Ngày 11/2/1934, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ và Thành ủy Leningrad, Bí thư Đảng bộ vùng Tây-bắc, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng - Sergei Mironovich Kirov bị giết hại.
Vụ ám sát này đã không được điều tra đến nơi đến chốn, mặc dù các nhà điều tra và nhà nghiên cứu đã lập các ủy ban tiến hành công việc này nhiều lần, nguyên nhân vì sao?
Vụ ám sát Kirov năm 1934 rất giống với vụ ám sát Tổng thống Mỹ J.Kennedy năm 1963. Trong cả 2 trường hợp đều chỉ có những chứng cớ tội lỗi của bản thân kẻ giết người, và đều có cơ sở để giả thiết rằng kẻ giết người hành động không phải đơn thương độc mã, mà là cả một âm mưu có tổ chức.
Kẻ giết Kirov là Leonid Nicolaev - nguyên cán bộ Đảng chuyên nghiệp, một người tâm thần bất ổn. Ông ta dùng súng lục bắn vào gáy Kirov cách phòng làm việc của Kirov ở Smolny có vài bước.
M.V. Rosliakov, nguyên Giám đốc Sở Tài chính Leningrad, đã từng ngồi tù và có viết hồi ký, là người vào thời điểm Kirov bị giết đang ngồi họp trong phòng làm việc của Phó Bí thư Tỉnh uỷ Leningrad là M.S.Chudov, kể lại rằng vào lúc bốn giờ rưỡi chiều mọi người nghe thấy hai tiếng súng, liền chạy bổ ra hành lang và nhìn thấy Kirov đang nằm bất động trên mặt đất, và cạnh đó một người cầm khẩu súng lục đang vật vã lăn lóc. Người ta khiêng Kirov vào phòng Chudov và gọi bác sĩ, nhưng bác sĩ kết luận Kirov đã chết. Người ta gọi điện về Matxcơva báo cáo, còn Nicolaev thì bị đưa vào phòng tạm giam. 
Sergei Kirov
Серге́й Миро́нович Ки́ров
Sergei Kirov.jpg
Chức vụ
Bí thư thứ nhất của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Azerbaijan
Vụ án Moskva


Ngày hôm sau Stalin đến Leningrad. Cùng đi với Stalin có Molotov - Thủ tướng Chính phủ, Voroshilov - Dân uỷ Quốc phòng và A.Jdanov - Bí thư Trung ương mới mà sau đó vài ngày được đề bạt làm Bí thư Tỉnh uỷ Leningrad thay Kirov. Cùng đi với những người lãnh đạo cao cấp còn có Thủ trưởng các cơ quan chức năng:
Viện trưởng Viện kiểm sát Cộng hòa Liên bang Nga A.Vyshinsky, Phó Chủ tịch ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng N.I.Ejov, Dân uỷ Nội vụ Yagoda và Thứ trưởng thứ nhất Cơ quan dân uỷ Nội vụ Agranov.
Sự việc đã diễn ra như sau: Khi Kirov đến Điện Smolny, ông lên tầng ba, đi dọc theo hành lang dài và rẽ vào một đoạn hành lang nhỏ - ở đó có phòng làm việc của ông. Bảo vệ riêng của Kirov là Iu. Borisov đi sau Kirov, nhưng đến một lúc bị tụt lại sau. Trong hành lang ngách rẽ vào phòng làm việc của Kirov nhẽ ra phải có một trạm canh gác, nhưng không có. Do đó mà Kirov một mình đối mặt với thủ phạm ở góc hành lang.
Giáo sư, Tiến sĩ sử học V.P Naumov, người đã nghiên cứu kỹ hoàn cảnh vụ ám sát Kirov, nói: "Không thể hiểu được tại sao một người lạ có thể lảng vảng ở cái hành lang nơi mà mọi người có thể nhìn thấy rõ ai đi qua đi lại này. Đây là khu vực người không có phận sự không thể vào được".
Tôi hỏi:
- Nếu giả sử người bảo vệ không tụt lại sau, mà vào lúc đó có mặt ở bên cạnh Kirov và bắn chết kẻ giết người để cứu Kirov, thì lịch sử nước ta đã ít bị đẫm máu hơn.
Naumov trả lời:
- Không, việc phải diễn ra thế nào cũng diễn ra. Mọi sự đã được tính toán kỹ. Kirov nói chung không thích bảo vệ lúc nào cũng kè kè bên cạnh ông, do đó mà Borisov chỉ cách sau ông hai bước, thì đến chỗ rẽ vào hành lang ngách, thế nào cũng có một lúc Kirov một mình đối diện với kẻ lạ mặt. Kẻ thủ phạm bắn vào Kirov ở một vị trí và một góc độ thuận lợi nhất cho hắn, khiến cho Kirov khó mà thoát được. Mọi chi tiết đã được tính toán kỹ càng. Liệu ông Nicolaev dở khôn dở dại có thể soạn thảo toàn bộ kịch bản đó một mình không, hay là với sự giúp đỡ của một ai đó kinh nghiệm hơn, tinh vi hơn?"
Sau này người ta được biết rằng, Nicolaev đã có cơ hội để giết Kirov không phải chỉ một lần, rằng ông ta đã mang súng theo người thường xuyên, lại lên đạn sẵn, và ông ta lọt được vào Smolny một cách tương đối dễ dàng.
Ngày hôm đó, Kirov đến Smolny tương đối bất ngờ. Ở cơ quan không ai biết ông có sẽ đến hay không, và nếu đến thì khi nào. Nghĩa là Nicolaiev đã được biết là Kirov đang trên đường đến Smolny.
Một tháng rưỡi trước đó, Nicolaiev đã bị bắt giữ ở cạnh nhà của Kirov trên đại lộ Bình minh hồng, bị hỏi cung, nhưng sau đó được thả. Khruschov cho biết Nicolaiev bị bắt giữ hai lần. Nhưng theo Tiến sĩ sử học O.V. Khlevnhuk, hồ sơ tài liệu cho thấy Nicolaev chỉ bị bắt giữ một lần ở gần nhà ở của Kirov và các vị lãnh đạo khác của Tỉnh uỷ.
Khu vực đó hay có những người mang đơn, thư khiếu nại đến. Công an vây bắt họ, nhưng không tống giam, mà chỉ thuyết phục, giải thích rồi thả. Mà Nicolaev bị bắt giữ mang vũ khí trong người! Thời bấy giờ, một cớ nhỏ hơn như thế nhiều cũng đủ để bị giam. Mà vũ khí, nhất là súng lục lúc đó rất khó kiếm. Vậy mà Nicolaev vẫn được thả!
Các cuộc điều tra cho biết rằng Nicolaev đã chuẩn bị một cách nghiêm túc cho vụ mưu sát. Ông ta tập bắn, đạn thì nhận ở cơ sở luyện tập "Dinamo" của Bộ Nội vụ.
Leonid Vassilievich Nicolaev sinh năm 1904, lúc bé là một đứa trẻ ốm yếu, sớm mồ côi cha, gia đình túng thiếu. Sự nghèo khổ của gia đình và sự ốm yếu của bản thân đã để lại dấu ấn trong tâm lý và tinh thần ông ta.
Luôn luôn, ông ta là người thất bại, không may mắn.
Trong 15 năm, ông ta thay đổi 11 chỗ làm việc. Ông ta làm thợ tiện, rồi được lấy lên quận làm Quận đoàn thanh niên Viborg, thành phố Leningrad. Ông ta làm được ba tháng ở Ban Công nghiệp của Thành ủy, nhưng không hoà hợp với đồng sự và bị chuyển về làm ở Ban thanh tra công - nông của Tỉnh ủy. Nhưng rồi người ta cũng không chịu được ông. Khi tổ chức đề xuất đưa ông về làm công tác chính trị ở Sở giao thông vận tải, ông từ chối. Người ta bèn không chỉ cho ông thôi việc mà khai trừ khỏi Đảng. Sau đó ông được khôi phục Đảng tịch. Đó là vào năm 1934.
Nhưng ông vẫn không tìm được việc làm. Là một Đảng viên, ông được Quận ủy đề xuất mấy chỗ, nhưng ông đều chê lương thấp, phàn nàn là bị đối xử không công bằng, và yêu cầu được gặp lãnh đạo để trình bày.
Vợ ông là Milda Petrovna, làm việc ở Văn phòng Tỉnh ủy, thường hay trực đêm và có khi cả ngày chủ nhật.
Nghe nói Kirov để ý và có cảm tình với người phụ nữ xinh xắn này. M.V. Rosliakov, người đã được nhắc đến ở trên, từng cũng công tác ở Tỉnh ủy cho rằng không có mối tình nào giữa Kirov và vợ Nicolaev cả. Song một số người vẫn cứ nói bóng gió với ông ta về điều đó.
Sự thật, liệu có phải Kirov có chuyện gì với người phụ nữ kia không? Giả thuyết về việc Nicolaev đã bắn Kirov vì ghen tuông đúng đến đâu? Về vấn đề này, Tiến sĩ sử học Khlevnhuk cho rằng:
- Không loại trừ là con người thần kinh không được khoẻ mạnh, bị cuộc đời hắt hủi này, mâu thuẫn với tất cả và đã từng viết thư cho chính Kirov đề nghị nhận ông ta về làm việc và giúp đỡ, bỗng nhiên quyết định trả thù con người mà ông ta cho là may mắn hơn ông ta một trời một vực.
Còn Giáo sư Naumov thì có ý kiến: Kirov là người đàn ông đang độ sung mãn. Cũng có thể ông có thể hiện sự quan tâm nào đó đối với Milda. Nhưng nói chung là giả thuyết này xuất hiện về sau này, và tôi cho rằng do Bộ Nội vụ tung ra.
Sau khi giết Kirov, Nicolaev sống thêm được gần 1 tháng. Toà quân sự của Toà án tối cao tuyên cáo tội và đem ông ta đi xử bắn, cùng với 13 người thuộc phe đối lập. Và sau đó hai tuần nữa - tháng 1/1935 - người ta bắt và đưa ra xét xử "những kẻ tổ chức vụ ám sát Kirov". Đó là: G.E.Zinoviev - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Lêningrad, nguyên Chủ tịch Ban chấp hành quốc tế Cộng sản, L.B.Kamenev - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lao động và quốc phòng, G.E.Evdokimov - nguyên ủy viên Ban tổ chức, Bí thư Trung ương Đảng, P.E.Zalutsky - nguyên ủy viên Ban tổ chức, Bí thư Đảng bộ ngoại thành Lêningrad, và 11 người nữa đã từng cùng phe với Zinoviev. Họ đều đã từ bỏ chính trường, nhưng Stalin nhớ không quên từng người nào đã một lần cản trở ông.
Hai tuần sau khi Kirov bị ám sát, tất cả họ đều bị bắt, và bị khai trừ khỏi Đảng. Năm 1935, Zinoviev và những đồng sự của ông bị kết án tù ở các mức khác nhau. Đây đã là bước đầu tiên chính quyền đặt những người đối lập ngang bằng về mặt tội trạng với những kẻ khủng bố và tội phạm hình sự.
Bản thân Zinoviev không hiểu nổi điều gì đang xảy ra. Năm 1935, ngồi trong tù, ông còn viết thư cho Stalin: "Tôi ngắm nhìn giờ lâu ảnh đồng chí và ảnh các ủy viên khác của Bộ Chính trị đăng trên báo và nghĩ: "Các đồng chí thân mến ơi, hãy nhìn vào tâm tôi. Chẳng nhẽ các đồng chí không thấy rằng tôi nào phải kẻ thù của các đồng chí, toàn bộ thể xác và tâm hồn tôi là thuộc về đồng chí".
Nhưng những bức thư như thế không làm Stalin động lòng. Ông có bao giờ là người đa sầu đa cảm? Hơn nữa, về mặt lý trí, tất cả những ai mà ông đã ra lệnh xử bắn, trong con mắt ông đều là tội phạm, kẻ thù của nhân dân. Ông không cần đến sự xác nhận về mặt pháp lý tội trạng của họ. Tự ông quyết định: ai có tội, ai không.
Khi Stalin đến Lêningrad sau khi Kirov bị ám sát, ông ra lệnh cho ủy ban chính phủ lục lại toàn bộ hồ sơ lưu trữ liên quan đến vụ việc. Trong các hồ sơ đó, người ta tìm thấy thư của M.N.Volkova, một phụ nữ làm công việc quét dọn kiêm nhân viên mật vụ, báo cáo với cơ quan an ninh trung ương rằng ở Lêningrad đang chuẩn bị tiến hành mưu sát Kirov, Voroshilov và Molotov. Một sĩ quan của Cục đặc biệt Bộ Nội vụ đã gặp chị để thẩm vấn. Nhưng sau khi hồ sơ được đưa lên trên để kiểm tra thì kết luận là những khai báo của Volkova không có cơ sở thực tế, M.N.Volkova thần kinh không bình thường, còn người sĩ quan thì sau đó bị cải tạo giam một thời gian vì mất cảnh giác cách mạng. . .
Sự dính líu của Zinoviev và Kamenev - hai cựu ủy viên Bộ Chính trị và cộng sự gần gũi của Lê nin - với cái chết của Kirov là điều lúc đó ít ai nghi ngờ. Cả những Nga kiều lưu vong năm 1934 cũng tin rằng việc giết Kirov là âm mưu của phe đối lập. Một năm sau khi Zinoviev, Kamenev và những người đối lập bị tình nghi bị bắt, toà quân sự của Toà án tối cao xem xét lại hồ sơ vụ án và ngày 24/8/1936 tuyên án tử hình tất cả họ.
Ngay đêm hôm đó, bản án được thi hành. Có mặt tại cuộc xử bắn có Dân ủy Nội vụ Yagoda và người sẽ thay thế ông ta sau này, lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng N.I.Ejov. Vỏ những viên đạn đã bắn vào Zinoviev và Kamenev sẽ được Ejov để trên bàn làm việc để làm kỷ niệm.
Trong cuộc họp kín nổi tiếng tại Đại hội 20 của Đảng, Khruschov phát biểu rằng Stalin có dính líu đến việc ám sát Kirov. Ý kiến đó dựa trên cơ sở nào?
Quả thật, những dấu hiệu gián tiếp chứng tỏ sự dính líu của Stalin đến vụ ám sát không phải là ít.
Tại một cuộc họp Trung ương sau khi Kirov bị giết, N.I.Bukharin nói rằng vụ này là do bàn tay của phái Zinoviev. Stalin lập tức chỉnh lại rằng đấy chỉ là một giả thuyết, mới chỉ có 7, 8 ngày sau khi sự việc xảy ra, còn sớm để kết luận. Còn A.I.Mikoian thì viết trong hồi ký rằng ngay sau khi được tin Kirov bị ám sát, Stalin nói ngay rằng đây là âm mưu của Zinoviev. Có cảm tưởng rằng Stalin đã sẵn sàng với cái tin về việc Kirov bị giết.
Không thể có chuyện Stalin quên được ông nói điều đó khi nào, chỉ có điều ông không muốn nói ra trước mọi người ở cuộc họp, mà muốn rằng những điều ông nói phải là kết quả của việc điều tra.
Cũng có những người cho rằng Stalin không biết cụ thể về việc ai giết Kirov.
Ý kiến của Giáo sư Naumov:
- Tôi bác bỏ khả năng Nicolaev bắn chết Kirov một cách tự ý và tình cờ. Đấy là giả thuyết mà KGB luôn bảo vệ, để giữ uy tín cho Stalin. Năm 1956, Khruschov có giao cho Chủ tịch KGB là Serov tiến hành điều tra lại vụ án. Một số nhân chứng vẫn còn sống sót. Nhưng Serov đã bỏ lỡ cơ hội tìm ra sự thật. Trong quá trình điều tra, Serov chủ yếu gây sức ép để hướng các nhân chứng khẳng định lại những lời khai trước đây của mình.
- Thế liệu có một tài liệu mật hoặc một chứng cứ nào đó thật tin cậy chỉ ra mối liên hệ của Stalin với sự việc hay không - Tôi hỏi.
Giáo sư Naumov:
- Mọi người đều bảo: hãy cho xem dù chỉ một tờ giấy có ghi việc Stalin chỉ thị cho Yagoda làm gì đó đối với Kirov. Làm gì có những tài liệu như thế? Không thể có được! Chúng ta biết Stalin là người rất thận trọng. Trên các tài liệu, văn kiện, Stalin viết ý kiến hoặc chỉ thị của mình vào một mảnh giấy, kẹp vào, chỉ khi cần bày tỏ quan điểm hoặc ý kiến rõ ràng, chính thức thì mới phê vào tài liệu hoặc viết hẳn thành chỉ thị riêng. Còn những người công tác gần gũi thì đón ý thủ trưởng dựa theo tâm trạng hoặc những lời nói hàm ý. Stalin không hề khờ, cũng không ngây thơ. Cục trưởng Cục cảnh vệ Pauker và trợ lý Poskrebyshev hàng ngày lĩnh hội ý kiến Thủ trưởng và báo cáo lại với Dân ủy Nội vụ. Có khi Stalin ra xe, vừa ngồi vào ô tô vừa dặn thêm điều gì đó rồi mới đóng cửa xe. Những điều dặn thêm đó có khi lại rất quan trọng.
Giáo sư Naumov cho rằng lãnh đạo "chiến dịch Leningrad" là Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Nội vụ Yakov Agranov. Người này thời kỳ nội chiến đã từng ở cùng với Stalin, rất được Stalin tin cậy. Trong phòng làm việc của Stalin ở Điện Kremli, các cuộc tiếp khách đều được ghi biên bản. Nhưng còn những cuộc nói chuyện kín, mang tính chất tin cậy nhất thì diễn ra ở nhà nghỉ.
Agranov là người hiểu Stalin từ câu nói bóng gió trở đi.
Chi tiết đáng chú ý: báo cáo về vai trò của tập đoàn Zinoviev trong vụ ám sát Kirov do Agranov viết, chứ không phải Dân ủy Nội vụ Yagoda hay Chủ tịch ủy ban điều tra, Bí thư Trung ương Đảng Ejov.
Nicolaev - kẻ giết Kirov - không phải là ứng cử viên duy nhất cho nhiệm vụ này (cơ quan an ninh đã cân nhắc cả những ứng cử viên khác), và chỉ là một mắt xích của một kế hoạch lớn sau khi giết Kirov. Ban đầu, Dân ủy Nội vụ Yagoda tìm bằng chứng chứng tỏ sự dính líu của Bạch vệ trong vụ giết Kirov, nhưng bị Stalin quở trách "Đừng có làm mất thời gian?". Yagoda không biết rằng trong thâm tâm Stalin đã thông qua một quyết định khác rồi.
O.G.Shatunovskaia, Ủy viên Ban kiểm tra Trung ương Đảng thời Khruschov và là thành viên ủy ban đầu tiên của Đảng nghiên cứu các sai lầm của Stalin (một số đoạn hồi ký của bà đã được đăng trên "Báo chung" năm 1997) kể rằng chính bà đã nhìn thấy trong giấy tờ lưu trữ của Stalin một tờ giấy, trên đó Stalin vẽ hai trung tâm Matxcơva và Leningrad, và một mũi tên nối nhóm Zinoviev với trung tâm Leningrad. Shatunovskaia còn kể rằng người lính gác phòng giam Nicolaev năm 1934 đã chứng kiến Stalin gọi Nicolaev vào hỏi cung.
Nicolaev phàn nàn với Stalin:
- Suốt bốn năm nay các nhân viên an ninh không buông tha tôi, họ thuyết phục tôi rằng vì lợi ích của Đảng phải bắn chết Kirov, và hứa sẽ bảo toàn tính mạng cho tôi. Người ta đã bắt tôi hai lần, và đều thả tôi. Thế mà bây giờ, khi tôi đã làm xong công việc vì lợi ích của Đảng, thì người ta lại muốn giết tôi. Tôi biết rằng người ta không tha tôi đâu.
Người cận vệ của Kirov là Iu.Borisov thì không có điều kiện để hỏi cung, vì anh ta chết sau Kirov có một ngày. Trong khi người ta đưa gấp anh ta đến gặp Stalin lúc đó vừa mới đến Leningrad, thì Borisov bị chết khi chiếc xe chở anh ta bị tai nạn trên đường. Borisov bị vỡ đầu chết ngay, trong khi mấy người khác cùng ngồi xe với anh không ai bị chết cả.
Câu hỏi: Tại sao Kirov bị chọn làm đối tượng thủ tiêu?
Giáo sư Naumov trả lời:
- Cho đến nay, ý kiến chung cho rằng Sergei Mironovich Kirov cầm đầu phái theo quan điểm tự do hơn, đối lập với Stalin, và rằng số đông trong Đảng lúc bấy giờ muốn Kirov thay thế Stalin trên cương vị lãnh tụ Đảng. Tuy vậy, trong cuốn sách viết về mối quan hệ trong nội bộ Bộ Chính trị những năm 20 và 30, Tiến sĩ sử học Oleg Khlevnhuk lại cho rằng việc coi Kirov là người đứng đầu phái hữu trong Bộ Chính trị, dám tranh cãi với Stalin, và trong Đảng muốn Kirov thay Stalin chỉ là những huyền thoại. Nếu ta nghiên cứu kỹ các tài liệu về cuộc đời của Ordjinikidze - một nhà lãnh đạo cũng kết thúc một cách bi kịch: rút súng tự sát, nghe nói sau một cuộc tranh cãi và xung đột với Stalin, thì ta thấy rằng bằng chứng về mâu thuẫn giữa Ordjinikidze và Stalin có rất nhiều. Trong khi đó, không thấy ở đâu nói về việc Kirov mâu thuẫn với Stalin. Các phát biểu của Kirov đều không có chỗ nào đi ngược lại với đường lối của Đảng do Stalin vạch ra cả. Hơn nữa, năm 1929, chính Stalin đã đưa Kirov từ Ngoại Kavkaz về lãnh đạo Tỉnh ủy Leningrad thay Zinoviev, và khi các quan chức Đảng phê phán Kirov không phải là người Bônsêvich và đề nghị cách chức ông, Stalin đã đứng ra bênh vực Kirov. Do đó, Stalin và Kirov là không phải là hai đại lượng bằng nhau, Kirov không phải là đối trọng của Stalin. Tuy nhiên, mọi người đều nhớ rằng tại Đại hội 17 của Đảng, Stalin không thu được số phiếu áp đảo vì nhiều đại biểu đã không bỏ phiếu cho ông mà bỏ phiếu cho Kirov. Tóm lại, D.Khlevnhuk cho rằng việc Stalin sai giết Kirov là một khả năng. Không có đầy đủ cơ sở để kết luận.
Đúng thế hay không, nhưng rõ ràng việc ám sát Kirov đã được Stalin khai thác một cách triệt để.
Tôi hỏi:
- Nhưng bao nhiêu người đã bị thủ tiêu có cần phải cớ gì đâu, mà đây thì cả một loạt sự việc được dàn dựng kỹ lưỡng?
Giáo sư Naumov:
- Cho đến thời điểm ám sát Kirov, cả một nền tảng pháp lý đã được xây dựng để triển khai các cuộc khủng bố quy mô lớn. Chỉ còn cần cớ để mở máy.
Sau cái chết của Kirov, như có một trận cuồng phong đẫm máu đi qua cả nước.
Ngày 8/6/1934, Hội đồng Chấp hành Trung ương toàn Nga bổ sung vào "Nghị định về các tội phạm quốc gia và tội phản cách mạng" các điều khoản về tội phản quốc, theo đó các hành động "làm gián điệp, tiết lộ bí mật quân sự hoặc bí mật quốc gia, chạy sang hàng ngũ địch, trốn hoặc vượt biên", đều bị coi là "phản quốc" và bị xử tử. Nếu người mắc tội là quân nhân, thì cả gia đình còn phải bị đầy về vùng xa năm năm. Một luật về bảo vệ bí mật quốc gia cũng được ban hành, quy định từ 8 đến 12 năm tù đối với việc bảo quản cẩu thả tài liệu mật. Đánh mất tài liệu thì coi như là đại hoạ đối với công chức.
Ngày hôm sau khi xét xử và tử hình Nicolaev, Stalin phổ biến tới tất cả các ủy viên Bộ Chính trị bức thư của ông gửi các đảng bộ: "Những bài học qua những sự kiện liên quan đến việc giết hại dã man đồng chí Kirov". Bức thư trở thành nền tảng tư tưởng cho công tác của Cơ quan dân ủy Nội vụ.
Tháng 12/1934 Hội đồng Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết về việc đẩy nhanh việc xử lý các vụ bị buộc tội khủng bố. Theo Nghị quyết này, không chấp nhận ân xá đối với tội khủng bố, còn án tử hình thì phải thi hành ngay. Nghị quyết này sau đó được soạn thảo thành luật và tồn tại cho đến năm 1956. Dựa vào luật này, sau này người ta đã xử tử Beria.
Một nghị quyết của Hội đồng Chấp hành Trung ương và Hội đồng dân ủy tháng 11 năm 1934 cho phép thành lập cái gọi là Hội nghị đặc biệt trực thuộc Dân ủy Nội vụ với những quyền hạn rất rộng, kể cả quyền đưa đi đày hoặc đưa vào trại cải tạo lao động cho tới 5 năm những người bị coi là nguy hiểm đối với xã hội mà không cần xét xử . Năm 1937, Hội nghị đặc biệt này được thêm quyền đưa đi trại cải tạo thời hạn cho tới tám năm những người bị buộc tội tham gia các tổ chức trôtkit hữu khuynh, các tổ chức gián điệp, phá hoại và các tổ chức khủng bố. Đến tháng 11/1941, Hội nghị đặc biệt đã có quyền tuyên mọi bản án, kể cả án tử hình.
Năm 1937, Trung ương Đảng phối hợp với Cơ quan dân ủy Nội vụ quyết định giao cho bộ ba: Bí thư Đảng nước cộng hoà, Dân ủy Nội vụ và Viện trưởng Viện kiểm sát quyền áp dụng mọi biện pháp trừng phạt, kể cả tử hình.
Bình luận của Giáo sư Naumov:
"Tất cả những cái đó tạo cơ sở pháp lý để Stalin bắn tỉa ban lãnh đạo cao cấp của Đảng, vì thấy các quyết định của ông không được trong nước thực hiện vô điều kiện như ông mong muốn. Ông cần phải gieo vào mọi người nỗi sợ. Không có sự sợ hãi, hệ thống không hoạt động được.
Ngoài ra, Stalin muốn giũ bỏ những người đã từng làm việc với Lênin, đã từng giúp Stalin đấu tranh với phe đối lập. Trong khi đó xung quanh Stalin đã bắt đầu xuất hiện lớp cán bộ trẻ coi ông ta là ông trời, và ông bắt đầu tiến hành việc thay đổi thế hệ trên toàn quốc.
Trước vụ ám sát Kirov, các nhà lãnh đạo đảng bộ địa phương lên Matxcơva dự đại hội có thể tự do gặp gỡ nhau để trò chuyện, trao đổi. Sau khi Kirov bị ám sát, Trung ương ra quy định: Bí thư tỉnh ủy lên Matxcơva họp hoặc đi công tác chỉ sau khi được phép của Stalin.
Mọi tiếp xúc giữa các lãnh đạo đảng bộ địa phương với nhau không được khuyến khích, vì nó làm nghi ngờ về lòng trung thành đối với Stalin. Kể cả khi Stalin đang ở miền Nam, các bức điện của lãnh đạo địa phương vẫn tiếp tục được gửi đến để xin phép lên Matxcơva hoặc đi công tác thành phố khác và kèm theo giải thích lý do.
Bộ Chính trị quyết định cho ai đi nghỉ phép và nghỉ ở đâu. Tư lệnh quân khu Bêlarus - Tướng I.P.Uborevich không muốn, nhưng cũng bị ép đi nghỉ ở nước ngoài, sau đó được giao nhiệm vụ làm tình báo ở các nước mà ông đã ở. N.I.Ejov chữa bệnh ở Đức, cũng bị tố cáo là tiếp tay cho tình báo Đức. Stalin đã tính toán mọi việc đến từng chi tiết.
Tài năng tổ chức của Stalin là điều không thể nghi ngờ. Chẳng phải ngẫu nhiên Lênin chọn Stalin giữ chức Tổng Bí thư. Lênin đánh giá cao ở Stalin con người cứng rắn, kiên quyết, triệt để. Sau này, thời gian cuối đời của Lênin, khi Stalin bắt đầu biểu hiện những mặt trái, chính Zinoviev và Kamenev - hai ủy viên Bộ Chính trị - thuyết phục Lênin rằng Stalin còn trẻ, rằng tập thể sẽ uốn nắn dần. Và đã uốn nắn, chỉ có điều người bị "uốn nắn", mà uốn nắn một cách triệt để, đến nơi đến chốn lại chính là hai ông, chứ không phải là Stalin. 

Trong hình nguyên gốc, Lenin có Trotsky đứng cùngBản quyền hình ảnhKEYSTONE/GETTY IMAGES
Image captionTrong hình nguyên gốc, Lenin có Trotsky đứng cùng

Liên Xô và đợt thanh trừng của Stalin

Năm 1934, Sergei Kirov, bí thư Đảng Cộng sản của Leningrad bị giết, có thể bằng lệnh của Stalin. Nhưng vụ án Kirov đã được Stalin dùng làm cái cớ để thanh trừng toàn bộ hệ thống.
Có 93 trên tổng số 139 Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô bị xử bắn.
Hồng quân Liên Xô có 103 vị tướng thì 81 bị xử tử.
Theo trang BBC History, chừng một phần ba trong số 3 triệu đảng viên ở Liên Xô bị giết trong giai đoạn 1934-1938.
Bộ máy tuyên truyền Liên Xô cũng tẩy xóa ảnh, xóa tên, chức danh của những người bị chết hoặc bị giam cầm trong các trại lao cải gulag.
Sách giáo khoa lịch sử bị sửa nhằm "xóa trí nhớ về những người bị cho là phạm tội".

Trong hình bị tẩy xóa, Lenin đứng một mình, không còn TrotskyBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrong hình bị tẩy xóa, Lenin đứng một mình, không còn Trotsky ở giữa ảnh
Nhiều nhân vật nổi tiếng nhất và nắm chức vụ cao nhất, gồm Leon Trotsky đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Trước khi ông Trotsky, người từng là nhân vật số hai trong Cách mạng Nga bị ám sát chết năm 1940 ở Mexico, mọi hình ảnh của ông bị xóa khỏi sách báo, triển lãm, phim tài liệu ở Liên Xô.
Bức hình trong bài là một ví dụ Trotsky bị xóa khỏi ảnh cùng Lenin.

NGA KIỀU
Khác với các Chủ tịch tiền nhiệm, Yagoda không sống ở nước ngoài, không biết ngoại ngữ. Và khác với Menjinsky, Yagoda không quan tâm nhiều đến tình báo.
Nhưng ông lại cũng không làm phiền những người làm tình báo, mà để cho họ làm việc. Do đó mà dưới thời ông, tình báo Liên Xô đã tỏ ra hữu hiệu. Sau này, khi Ejov lên, bắt đầu thanh lọc bộ máy tình báo, thì mới nảy sinh vấn đề. Trong những năm mà chúng ta đang nói, Bạch vệ lưu vong bị coi là nguồn gốc thường xuyên của nguy cơ phản cách mạng. Matxcơva cho rằng các sĩ quan Bạch vệ cũ vẫn chuẩn bị về mặt vũ trang để chống phá chế độ Xô viết. Thật ra những năm 30, tàn quân Bạch vệ lưu vong rải rác khắp châu Âu khó có thể coi là mối đe doạ trực tiếp đối với đất nước. Song những người lãnh đạo ở Matxcơva cho rằng trong trường hợp nổ ra xung đột vũ trang chống Liên Xô, kẻ địch sẽ tung các đội quân Bạch vệ trở về chống Liên Xô. Hơn nữa, Bạch vệ lưu vong vẫn giữ nguyên phiên chế cũ cả ở nước ngoài, họ coi mình vẫn đang tiếp tục ở trong quân ngũ. Chúng tìm hiểu sức mạnh Hồng quân và thỉnh thoảng tiến hành khủng bố trên lãnh thổ Liên Xô, chờ dịp tấn công Liên Xô. Đó là lý do tại sao các trụ sở tình báo Liên Xô ở các nước châu Âu tập trung nỗ lực vào việc chống các tổ chức phản động Nga kiều.
Vào đầu những năm 30, tình báo Liên Xô chú ý tới một lực lượng mới trong Nga kiều là tầng lớp thanh niên con cháu của những người lưu vong. Họ lớn lên ở nước ngoài, ấm ức về thất bại của cha anh họ trước những người bônsêvích và không hiểu tại sao cha anh họ không hành động để phục thù. Một cuộc xung đột chính trị diễn ra giữa các thế hệ lưu vong. Chính lớp thanh niên Nga kiều này sẵn sàng cầm vũ khí trở về quê hương chiến đấu. Và điều đó khiến tình báo Liên Xô lo ngại và tăng cường cài điệp viên vào trong hàng ngũ của lực lượng này.
Các tổ chức phản cách mạng của thanh niên Nga kiều bắt đầu được thành lập từ năm 1928, đến năm 1930, tại một cuộc hội nghị diễn ra từ ngày 1 đến ngày 5 tháng bảy tại Belgrad, các tổ chức thanh niên lưu vong ở các nước Pháp, Nam Tư, Bungari, Tiệp, Hà Lan thống nhất lại trong "Liên đoàn quốc gia thanh niên Nga", thông qua hiến chương và bầu ban chấp hành do một cựu sĩ quan tên là V.M.Baidalakov đứng đầu.
Nguyên là một sĩ quan Côdắc trong quân đội của Vrangel, Baidalakov hân hoan chào đón việc đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức. Anh ta tán thành chủ nghĩa bài Do Thái và không hề lo ngại vì xu hướng chống Slave của Hitler.
Trong những năm đầu, chủ nghĩa phát xít xuất hiện như một cứu cánh cho việc phục hồi lòng tự hào dân tộc và giải quyết nhiều vấn đề của các quốc gia châu Âu.
Việc thanh niên châu Âu những năm 20 - 30 say mê chủ nghĩa Mác đã được nghiên cứu kỹ. Nhưng còn việc một bộ phận thanh niên khác cùng lúc đó say mê những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội dân tộc thì còn ít được nghiên cứu. Từ "phát xít" (fascism) đối với một số đông người lại là bản nhạc yêu nước. Trong bối cảnh đó, tình báo Liên Xô đã ghi nhận được việc các tổ chức Nga kiều bắt liên lạc và tìm kiếm sự hợp tác với Đức phát xít.
Chúng thúc đẩy Đức cung cấp tài chính, và hứa bảo đảm nhân lực để tiêu diệt chế độ Xô viết. Tổ chức Nga kiều phản động hoàn toàn trông chờ vào nước Đức Quốc xã, vì đó là nước duy nhất đã tuyên chiến một mất một còn với chủ nghĩa cộng sản.
KẾT CỤC CÙNG VỚI NHÓM TROT-XKIT HỮU KHUYNH
Ngày 25/9/1936, Stalin đang nghỉ ở Sochi (biển Đen), đánh một bức điện về Matxcơva cho các ủy viên Bộ Chính trị. Bức điện do Stalin ký, và Andrei Alexandrovich Jdanov - ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, ủy viên Ban tổ chức Trung ương Đảng - cùng đứng tên
nội dung như sau: "Chúng tôi cho rằng hoàn toàn cần thiết đề bạt đồng chí Ejov làm Dân ủy Nội vụ. Yagoda rõ ràng đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ phát giác tập đoàn Trotxkit - Zinoviev. Trong việc này Cơ quan dân ủy Nội vụ đã chậm mất bốn năm. Các cán bộ Đảng và đa số đại diện của Cơ quan dân ủy Nội vụ ở các địa phương đều tán thành ý kiến đó".
Tại sao Stalin lại gạt bỏ Yagoda? Nguyên nhân rất đơn giản: Stalin tuyển mộ người để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, sau đó lại đề ra một nhiệm vụ mới và tuyển người mới cho nhiệm vụ mới. Những người được ông sủng ái cũng thay đổi luôn. Vào lúc đó ông đang thích Nicolai Ivanovich Ejov - một con người cần mẫn và chấp hành. Yagoda đã ngồi trong cơ quan an ninh quá lâu rồi, sức bật và sự nhanh nhậy đã có phần bị giảm sút, không thấy được là có biết bao nhiêu kẻ thù đang có mặt xung quanh. Người mới chắc sẽ làm được nhiều hơn. Thế là Eiov được đưa vào cuộc.
Năm 1934 và 1935, Cơ quan dân ủy Nội vụ dưới sự lãnh đạo của Yagoda đã bắt 260 nghìn người. Còn năm 1936 và 1937, dưới thời Ejov đã bắt một triệu rưỡi người và xử bắn một nửa số đó.
Dưới thời Yagoda, số lượng bắt bớ còn phụ thuộc vào sự nỗ lực nhiều hay ít của đảng bộ và cơ quan nội vụ địa phương. Khi Ejov lên thay, bắt đầu một công tác kế hoạch hoá việc bắt bớ và tiêu diệt con người.
Henrich Grigorievich Yagoda là người cuối cùng ở cương vị này còn có thể lắng nghe sự giải thích, trình bày và còn có thể thoả thuận được để cứu một ai đó bị coi là vô tội Yagoda cũng còn có khi nhận lỗi thay Cơ quan dân uỷ Nội vụ trong việc này việc kia, mặc dù điều đó là cực kỳ hiếm, còn với Ejov thì đó là điều không thể có được Hội Chữ thập đỏ chính trị là một tổ chức cứu trợ những tù nhân chính tỏ ra đời năm 1918. Lãnh đạo Hội là Ecaterina Peskova (vợ nhà văn Ma xim Gorki). Tại phòng tiếp khách của bà ở trụ sở Hội trên phố "Cầu Kuznetsky" lúc nào cũng có người xếp hàng vào gặp để trình bày, nhờ giúp đỡ, bởi vì ngoài Hội ra họ cũng không biết dựa vào ai nữa. Bà Peskova trình bày với Dzerjinsky, và đôi khi cũng giúp được người này người khác nhẹ bớt tội. Dzerjinsky lắng nghe bà, và có những trường hợp Dzerjinsky cũng đồng ý là quân của mình có quá tay.
Sau khi Dzerjinsky mất, khả năng can thiệp của Hội giảm hẳn đi. Hội chỉ còn tìm hiểu được người bị bắt đang ở đâu và thông tin lại cho người nhà biết những việc cần làm. Và Hội tiếp tục tồn tại cho đến thời Yagoda. Nhưng Yagoda là bạn thân của M.Gorki, nên bà Peskova đôi khi cũng vẫn còn xin được cho người này người kia.
Theo Tiến sĩ sử học Oleg Khlevnhuk, số phận của Yagoda được định đoạt, khi ngày 22/8/1936 nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Công đoàn M.P.Tomski tự sát và để lại một bức thư gửi cho Stalin có tái bút: "Nếu đồng chí muốn biết những người đã đẩy tôi về phía phe hữu đối lập năm 1928 là ai, hãy hỏi riêng vợ tôi, bà ấy sẽ nói".
Stalin đi nghỉ Ở miền Nam. Lazar Kaganovich và Sergo Ordjonỉkitze - một ủy viên Bộ Chính trị và một Bí thư Trung ương Đảng ở lại trực giải quyết các công việc -bèn cử Nicolai Ivanovich Eiov - con người nhã nhặn, lịch sự đồng thời là Chủ tịch ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đến gặp bà quả phụ Tomski. Sau khi gặp xong, Ejov về báo cáo rằng Tomski coi Yagoda là người đóng vai trò tích cực trong việc liên lạc với bộ ba của nhóm hữu khuynh, thường xuyên cung cấp cho họ tin tức trong Trung ương và khuyến khích những hoạt động của họ.
Việc tung những thông tin kiểu đó đối với Cơ quan dân uỷ Nội vụ không phải là chuyện lạ. Trên thực tế, Yagoda không thể nào gần gũi với Bukharin và Rykov được Eiov, nhiều tham vọng và đang hăng, viết một bản báo cáo gửi Stalin:
"Thời gian gần đây, Cơ quan dân ủy Nội vụ mắc nhiều khuyết điểm mà theo tôi không thể tiếp tục để như thế được. Trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng phổ biến tâm lý tự mãn, yên vị. Đáng lẽ phải rút bài học từ vụ án Trôtkit và tự chấn chỉnh những thiếu sót của mình, thì người ta lại chỉ nghĩ đến việc được tặng thưởng huân chương vì những vụ việc đã phát hiện được. Tiếp đó, Ejov báo cáo với Stalin rằng đã xem lại một lượt nữa danh sách những người thuộc diện bị bắt để kết án, rằng "sẽ phải xử bắn một số khá đông. Song, riêng tôi nghĩ rằng điều đó cũng phải làm, để tiêu diệt tận gốc mầm hoạ".
Ngày 26/9/1936 Yagoda được thuyên chuyển sang làm Bộ trưởng Bưu điện thay Rykov để sau đó một năm bị xử bắn cùng nhau. Ba ngày sau, người ta chuyển G.E.Prokofiev - Thứ trưởng Cơ quan dân ủy Nội vụ về làm Thứ trưởng thứ nhất cho Yagoda ở Bộ Bưu điện.
Prokofiev cũng sẽ bị xử bắn. Còn Agranov thì được tạm giữ lại ở Cơ quan dân ủy Nội vụ để bàn giao công việc cho Ejov.
Nhìn bề ngoài, nhiều người nghĩ rằng, là một nhà tổ chức giỏi, Yagoda được cử về bộ khác để chấn chỉnh tình hình. Khi đó nhiều cán bộ Đảng cũng được điều động như vậy. Còn bản thân Yagoda có lẽ biết chắc điều gì đang chờ đợi ông. Đầu tiên người ta thuyên chuyển cán bộ sang công tác khác, thế rồi tên anh ta xuất hiện trong hồ sơ của Cơ quan dân ủy Nội vụ, sau đó Cơ quan dân ủy Nội vụ gửi hồ sơ lên Stalin. Bộ Chính trị quyết định cách chức đương sự, khai trừ khỏi Đảng và chuyển hồ sơ sang cho Viện kiểm sát để khởi tố. Ông biết rõ tất cả quy trình ấy, và bây giờ thì đến lượt ông làm quân cờ trong tay kẻ khác.
Ngày 29/1/1937, Hội đồng chấp hành Trung ương toàn Nga thu hồi hàm Tổng Cao ủy an ninh quốc gia của Yagoda.
Ngày 28/3/1937, Dân ủy Nội vụ mới Ejov, phát biểu trước cán bộ cốt cán của Bộ, nói rằng Yagoda là tay sai của Sa hoàng, một kẻ tham ô lãng phí của công.
Ngày 3/4/1937, báo "Sự thật" viết: "Do những tội lỗi mang tính chất hình sự", Dân ủy Bưu điện Yagoda bị cách chức, vụ việc được chuyển cho các cơ quan điều tra giải quyết. Ngày hôm sau, Yagoda bị bắt. Lệnh bắt do người kế nhiệm ông ký.
Trong biên bản khám nhà Yagoda có ghi là đã tìm thấy:
- Tiền rúp: 22.997 rúp, trong đó gửi ở sổ tiết kiệm có 6.180 rúp.
- Rượu vang các loại, đa số là rượu ngoại: 1.229 chai.
- Thuốc lá ngoại: 1 10 tút.
- Bành tô nam: 21 chiếc.
- Phim khiêu dâm: 11 cuốn.
- Súng ngắn các loại: 19 khẩu.
- Súng trường: 2 khẩu.
- Súng săn: 12 khẩu.
- Dao găm đời cổ: 10 con.
- Đồng hồ mạ vàng: 5.
- Đồng hồ các loại: 9.
- Xe máy: 1.
- Xe đạp: 3.
- Một bộ sưu tập tẩu hút thuốc, trong đó nhiều cái vẽ hình khiêu dâm.
- Một bộ sưu tập đồng tiền cổ.
- Đồ ăn cổ: 1.008 cái.
- Sách báo phản động và trôt-kít.
Những người mới đây còn là cấp dưới của Yagoda tố cáo ông ta đủ điều - từ hoạt động trotx-kit phản cách mạng, làm gián điệp cho Đức, đến tổ chức ám sát Gorki, Kuibyshev, Menjinsky. Trong các cuộc hỏi cung ông, người ta bắt ông làm những việc mà khi chính ông là thủ trưởng người ta đã làm với những người khác. Và kết quả là ông đã khai như sau:
"Năm 1931 tổ chức phản cách mạng của chúng tôi đã bắt đầu tiến hành khủng bố và thúc đẩy các cuộc nổi dậy của Ku lắc.
Tôi cũng xác nhận những lời khai trước đây của tôi về việc tham gia ám sát S.M. Kirov. Tôi được biết về việc đang chuẩn bị mưu sát Kirov từ Emikidze (Thư ký Đoàn Chủ tịch Hội đồng Chấp hành Trung ương), nhưng Emikidze đề nghị tôi không cản trở việc này và tôi đã đồng ý. Sau khi Kirov bị sát hại, tôi đã định làm chìm việc điều tra, nhưng N.I. Ejov - người được Ban chấp hành Trung ương giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ việc điều tra vụ án - đã không cho phép tôi thực hiện ý định đó.
Tôi cũng được L.M.Carahan (Thứ trưởng Nội vụ) cho biết về việc nhóm trotx-kit cánh hữu đã đồng ý và hứa hẹn nếu lên nắm quyền sẽ nhượng bộ lãnh thổ cho Đức.
Cần phải nói thêm rằng việc đẩy nhanh cái chết của M.Gorki bằng cách chữa bệnh không đúng đối với ông ta do tôi tổ chức theo quyết định của nhóm hữu khuynh xuất phát từ chỗ Gorki được biết đến như là người ủng hộ tích cực chính sách của Đảng và là bạn thân của Stalin.
Tôi không có phàn nàn, thắc mắc gì.
Biên bản này đã được tôi xem lại.
H. Yagoda".
Giả thuyết về việc cơ quan an ninh giết hại M.Gorki theo lệnh của Stalin cho đến ngày nay vẫn được nêu ra.
Nhưng cũng như đối với cái chết của Essenin và Mayakovski, vẫn cần phải có đầy đủ cơ sở mới có thể khẳng định được.
Phiên toà xét xử nhóm trôt-kit hữu khuynh bắt đầu vào tháng 3 năm 1938. Chánh án là Chủ tịch Tòa quân sự của Tòa án tối cao V.V.Ulrich, công tố viên là Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Liên Xô A.Ia.Vyshinsky.
Ngồi ở ghế bị cáo là nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nhà lý luận và "người con yêu của Đảng" như lời Lênin - N.T. Bukharin, nguyên Thủ tướng Chính phủ - A.I.Rykov, nguyên Dân ủy Nội vụ H.G.Yagoda, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, sau đó là Thứ trưởng Ngoại giao N.N.Krestinsky, nguyên ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng, nguyên Dân ủy Ngoại thương A.P.Rozengolz, và một số nhà lãnh đạo nổi tiếng khác cùng một vài bác sĩ đầu ngành - các bác sĩ thì bị buộc tội là đã chữa cho chóng chết các bệnh nhân của mình là Menjinsky, Kuibyshev và Gorki. 


                                1931. Voroshilov, Gorky, Stalin (từ trái sang phải)
Công tố viên và các nhân chứng đã lần lượt tố cáo các bị cáo, và các bị cáo đã nhận tội. Những người ngồi trong hội trường Nhà Công đoàn cũng như cả nước đọc phóng sự và các biên bản phiên tòa, đã tin vào tất cả những điều đó.
Đêm 14/3/1938, án tử hình đối với Yagoda được thi hành. Bị tử hình cùng với ông còn có hai Thứ trưởng của ông là Ia.S.Agranov và G.E.Prokoflev, và một số Cục trưởng của Cơ quan dân ủy Nội vụ.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét