Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 72 (Vật chất tối)

(ĐC sưutầm trên NET)

Vật chất tối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ vật chất tối chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được. Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận nó ra vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và/hoặc các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ. Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ Nổ Lớn, các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất (vật chất tối + vật chất thường) trong vũ trụ.[cần dẫn nguồn]
Các nhà khoa học đã nhận ra một số hiện tượng mà hợp với sự tồn tại của vật chất tối, bao gồm tốc độ quay của các thiên hàtốc độ quỹ đạo của những thiên hà trong cụm; thấu kính hấp dẫn các thiên thể phía sau bởi những cụm thiên hà như là Bullet Cluster; và kiểu phân phối nhiệt độ của khí nóng ở các thiên hà và cụm thiên hà. Vật chất tối cũng có vai trò quan trọng đối với sự tạo thành cấu trúc và sự tiến hóa thiên hà, và có ảnh hưởng đo được đến tính không đẳng hướng (anisotropy) của bức xạ phông vi sóng vũ trụ. Các hiện tượng này chỉ rằng vật chất quan sát thấy được trong các thiên hà, các cụm thiên hà, và cả vũ trụ mà có ảnh hưởng đến bức xạ điện từ chỉ là một phần nhỏ của tất cả vật chất: phần còn lại được gọi là "thành phần vật chất tối".
Hình dung về tỷ lệ thành phần vũ trụ: năng lượng tối 68,3%, vật chất tối 26,8%, khí Hidro, Heli tự do, các sao, neutrino, thành phần chất rắn và các phần còn lại 4,9%
Thành phần của vật chất tối chưa hiểu được, nhưng có thể bao gồm những hạt sơ cấp mới nghĩ đến, như là WIMP, axion, và neutrino thường và nặng; các thiên thể như là sao lùn trắnghành tinh (được gọi chung là MACHO, massive compact halo object); và đám khí không phát ra ánh sáng. Bằng chứng hiện hành ủng hộ các mô hình cho rằng thành phần chính của vật chất tối là những hạt sơ cấp chưa gặp, được gọi chung là "vật chất tối thiếu baryon". Cũng có thể xếp hố đen vào một dạng vật chất tối

Phát hiện thiên hà 'ma' cấu tạo hoàn toàn từ vật chất tối

Các nhà khoa học phải mất nhiều thập kỷ mới tìm thấy thiên hà Dragonfly 44 có cấu tạo hơn 99% từ vật chất tối vì nó quá mờ nhạt trong vũ trụ.

phat-hien-thien-ha-ma-cau-tao-hoan-toan-tu-vat-chat-toi
Vị trí của Dragonfly 44 trong vũ trụ. Ảnh: Pieter van Dokkum
Theo Mirror, Dragonfly 44 được gọi là thiên hà "ma" vì có cấu tạo gần như hoàn toàn từ vật chất tối, loại vật chất cấu thành nên 27% vũ trụ. Dragonfly 44 chính thức được xác nhận vào năm ngoái, nằm trong cụm thiên hà Coma, cách Trái Đất 330 triệu năm ánh sáng, theo báo cáo trên tạp chí Astrophysical Journal Letters hôm 25/8.
Nhiều nghiên cứu sâu hơn cho thấy thiên hà này không chứa các ngôi sao như bình thường, dù có khối lượng khoảng 1.000 tỷ Mặt Trời, tương đương dải Ngân hà. 0,01% khối lượng này dưới dạng sao, bụi và khí hay vật chất "thường" và 99,99% còn lại là vật chất tối, thứ vật chất đến nay vẫn còn là bí ẩn với giới khoa học.
Dải Ngân hà có số lượng sao gấp hàng trăm lần Dragonfly 44. Các nhà thiên văn tại Đài quan sát Keck ở Hawaii, Mỹ tìm ra thiên hà này nhờ theo dõi chuyển động các ngôi sao của nó.
"Chuyển động của các ngôi sao sẽ cho biết có bao nhiêu vật chất, chưa cần biết đó là dạng vật chất gì, nhưng chắc chắn là có vật chất tồn tại", giáo sư Pieter van Dokkum, thành viên nhóm nghiên cứu ở đại học Yale, cho biết.
"Các ngôi sao của thiên hà Dragonfly 44 di chuyển rất nhanh. Chúng tôi thấy rằng các chuyển động của sao chỉ ra thiên hà này có khối lượng lớn gấp nhiều lần khối lượng các sao", ông nói.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng nếu không có thêm lực hấp dẫn từ vật chất tối để liên kết, Dragonfly 44 sẽ nhanh chóng sụp đổ. Nhóm nghiên cứu cũng tiên đoán rằng còn có nhiều thiên hà tương tự trong vũ trụ.
"Chúng tôi không biết làm cách nào mà các thiên hà như Dragonfly 44 có thể hình thành. Các dữ liệu cho thấy một phần tương đối lớn các ngôi sao dưới dạng cụm nhỏ gọn, đây có thể là manh mối quan trọng, nhưng hiện tại chúng tôi chỉ có thể phỏng đoán", giáo sư Roberto Abraham, Đại học Toronto, Canada, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Vật chất tối là một trong những bí ẩn chưa được giải đáp lớn nhất vũ trụ. Giới khoa học hiện chỉ biết rằng chỉ có 5% chuyển đổi qua lại khối lượng - năng lượng trong vũ trụ là từ vật chất thông thường, có thể nhìn và chạm vào.
Vật chất tối không phản chiếu ánh sáng và không thể phát hiện trực tiếp bằng bất kỳ phương pháp khoa học nào tới nay, đóng góp 27%. Còn lại khoảng 68% là năng lượng tối, thứ còn bí ẩn hơn cả vật chất tối, có tương tác ngược với hấp dẫn thông thường, đẩy các thiên hà ra xa nhau với tốc độ gia tăng
.Nguyễn Thành Minh

Giả thuyết về loại hạt mới giúp giải mã vật chất tối

Các nhà khoa học dự báo về sự tồn tại của hạt Madala, một hạt cơ bản mới được xem là chìa khóa để vén bức màn bí ẩn về vật chất tối tồn tại trong vũ trụ.

gia-thuyet-ve-loai-hat-moi-giup-giai-ma-vat-chat-toi
Mô tả va chạm của hai hạt electrons năng lượng cao. Ảnh: Taylor và McCauley/CERN.
Theo Phys.org, các nhà vật lý năng lượng cao tại Đại học Witwatersrand, Nam Phi tiên đoán về sự tồn tại hạt Madala thông qua phân tích dữ liệu những thí nghiệm từ năm 2012 tại Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) cùng sự kiện phát hiện hạt Higgs. Theo mô hình chuẩn, hạt Higgs chỉ tương tác với vật chất thông thường trong khi hạt Madala lại tương tác với vật chất tối.
"Dựa trên những đặc trưng và điểm kỳ dị của dữ liệu thu được qua các thí nghiệm tại Máy gia tốc lớn (LHC) của CERN từ cuối năm 2012, chúng tôi đã hợp tác với các nhà khoa học tại Ấn Độ và Thụy Điển để đưa ra giả thuyết về hạt Madala", giáo sư Bruce Mellado, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Dự án về vật lý năng lượng cao tại Đại học Witwatersrand quy tụ 35 nhà khoa học ở Nam Phi nhằm phân tích kỹ hơn các dữ liệu. Gần đây, giả thuyết về hạt mới được cho là có nhiều điểm giống với hạt Higgs này càng được củng cố thông qua những dữ liệu thu được từ thí nghiệm tại LHC và cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
gia-thuyet-ve-loai-hat-moi-giup-giai-ma-vat-chat-toi-1
Một nhà khoa học đang làm việc bên trong LHC. Ảnh: Caludia Marcelloni/CERN.
"Vật lý ngày nay đang ở ngã rẽ tương tự như thời kỳ của Einstein và những người sáng lập lý thuyết cơ lượng tử", Mellado nói. "Vật lý cổ điển đã thất bại khi giải thích một số hiện tượng, và vì thế chúng ta cần một cuộc cách mạng với những khái niệm mới, như thuyết tương đối và vật lý lượng tử, những học thuyết đã dẫn chúng ta tới vật lý hiện đại ngày nay".
"Mô hình chuẩn" được coi là lý thuyết nền móng cho các tương tác cơ bản trong tự nhiên của vật lý hiện đại. Với việc tìm ra hạt Higgs vào năm 2012, mô hình chuẩn đã hoàn thành sứ mạng của mình. Phần còn lại mà mô hình chuẩn không thể mô tả là vật chất tối, chiếm tới 27% khối lượng vũ trụ.
Vũ trụ được tạo ra từ khối lượng và năng lượng. Những vật chất chúng ta có thể sờ thấy, ngửi thấy, và nhìn thấy đều có thể giải thích bằng hạt Higgs. Nhiệm vụ tiếp theo của vật lý là nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của vật chất tối như chúng được tạo ra từ cái gì, có bao nhiêu loại hạt vật chất tối, chúng tương tác với nhau như thế nào, liệu chúng có tương tác với vật chất thông thường không, và chúng cho ta biết điều gì về sự tiến hóa của vũ trụ.
Thanh Tùng

Cuộc đua tìm vật chất tối

Giới khoa học đang trong cuộc chạy đua tìm ra vật chất tối, được cho là quan trọng hơn cả việc phát hiện sóng hấp dẫn.

cuoc-dua-tim-vat-chat-toi
Vật chất tối là một bí ẩn với khoa học. Ảnh: ESO
Theo Guardian, đây là phát biểu của nhà vũ trụ học Carlos Frenk tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS) diễn ra từ 11 - 15/2 tại thủ đô Washington.
Phát biểu dựa trên kết quả thu được từ các máy dò vật chất tối nhạy nhất trên thế giới tháng 12 năm ngoái. Nhà vật lý Alex Murphy đã thí nghiệm đưa một thùng xenon lỏng xuống một mỏ vàng ở Nam Dakota, Mỹ, khoảng 1,5 km.
"Có một nhiệm vụ to lớn hơn là chỉ cố gắng tìm kiếm vật chất tối. Đây sẽ là chìa khóa để mở ra các lý thuyết vật lý sâu sắc hơn, một nhiệm vụ dài hơi".
LUX không phải là nơi duy nhất truy tìm vật chất tối. Một nhóm nghiên cứu khác tại Australia đang xây dựng một hệ thống dò vật chất tối mới nhất thế giới, nằm bên dưới một mỏ vàng (các hang động giúp che chắn thiết bị khỏi bức xạ vũ trụ làm sai lệch kết quả đo được). Một máy dò khác được gắn trên trạm vũ trụ quốc tế ISS với hy vọng tìm thấy các dấu hiệu gián tiếp về vật chất tối. Ngoài ra còn một số thí nghiệm với thùng chứa xenon và va chạm giữa các hạt tương tự của LUX hy vọng sẽ cho kết quả vào năm sau, 2017.
"Thực sự công việc không có tính cạnh tranh lắm. Nếu một trong những đối thủ của chúng tôi thu được tín hiệu rõ ràng về đặc trưng của vật chất tối, tôi nghĩ ai cũng vui mừng", Murphy nói.
Cũng theo Murphy, trong vài năm tới, LUX sẽ tiếp tục cải tiến hệ thống và nhận thêm khoảng 10 tấn xenon lỏng, về cơ bản trở thành một thiết bị dò tìm mới có tên LUX_Zeplin. Nhưng các kết quả có thể sẽ phải chờ tới năm 2018 do các thách thức về kỹ thuật.
"Chúng tôi phải giữ 10 tấn xenon lỏng sâu dưới lòng đất 1,5 km; đảm bảo không làm thất thoát vì nó rất đắt; mà lượng chất khí làm lạnh lớn như vậy luôn tiềm tàng rủi ro cao. Vì vậy tuyệt đối không được thất bại".
Trong khi đó, tại AAAS, các nhà nghiên cứu đang còn một mối bận tâm khác, tìm kiếm một loại hạt bí ẩn. Đây là loại neutrino thứ 4, được gọi là "vô trùng", vì thậm chí nó còn không có cả các điện tích yếu như ở các neutrino thông thường. Kam-Biu Luk, một nhà vật lý tại Đại học California, Berkeley, công bố số liệu mới cho thấy một "bất đồng bất ngờ giữa các quan sát và dự đoán của chúng tôi" trong việc tìm kiếm các hạt này.
Ông và các cộng sự trong một thí nghiệm tại Trung Quốc đã tìm thấy một sự dư thừa bất thường của các phản neutrino, phù hợp với hai thí nghiệm khác. Họ công bố kết quả vào hôm 13/2 trên tạp chí Physical Review Letters.
Nhà vũ trụ học Olga Mena Requejo cho rằng các neutrino mới cần phải được tìm thấy, từ đó các nhà khoa học có thể tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa vật chất và phản vật chất, và trả lời một câu hỏi về vật lý kể từ những năm 1950: "Đặc tính của neutrino là gì? Nó thực sự rất lạ thường và tối quan trọng ".
Sau khi tìm ra hạt boson Higgs vào năm 2012, các nhà khoa học đã trải qua một cuộc "khủng hoảng hiện sinh", theo Tim Andeen, một trong hàng trăm nhà khoa học tham gia cuộc tìm kiếm này. Nhưng hiện nay, các lĩnh vực nghiên cứu đã rộng lớn hơn: dấu hiệu của siêu đối xứng, các chiều không gian khác, vật chất tối… "Chúng tôi không còn hạt Higgs để tìm kiếm, nhưng chúng tôi biết chắc đó không phải là sự kết thúc", Andeen nói.
Nguyễn Thành Minh

Bản đồ vũ trụ lớn nhất củng cố quan điểm về năng lượng tối

Bản đồ 3D lớn nhất về vũ trụ tới nay củng cố niềm tin của các nhà thiên văn rằng 3/4 vũ trụ được tạo thành từ năng lượng tối.

ban-do-vu-tru-lon-nhat-cung-co-quan-diem-ve-nang-luong-toi
Bản đồ lớn nhất về vũ trụ tới nay. Ảnh: Daniel Eisenstein/The SDSS-III collaboration
Nỗ lực mới nhất để hiểu được bản chất năng lượng tối là một bản đồ 3D về vũ trụ công bố hôm 14/7, theo Guardian. Đây là một bước quan trọng để phân tích tác động của năng lượng tối tới vũ trụ.
Các nhà thiên văn cho rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ mà mọi thứ, từ các ngôi sao, hành tinh và sinh vật, chỉ được tạo thành từ 2% nguyên tử quen thuộc.
Tuy nhiên, cũng như vật chất tối, chưa phòng thí nghiệm nào trên thế giới phát hiện ra năng lượng tối. Tác động của nó là quá yếu ở quy mô nhỏ, chỉ có thể hiển thị qua tích lũy sau hàng tỷ năm ánh sáng.
Bản đồ này do Trạm quan sát bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS) tạo ra, nhờ một kính thiên văn góc rộng đặt tại Đài quan sát Apache Point, bang New Mexico, tây nam nước Mỹ. SDSS bắt đầu khảo sát bầu trời từ năm 2012 và đang hợp tác với Đài quan sát Las Campanas ở Chile để mở rộng quan sát tới Nam Bán cầu.
Sau 5 năm quan sát, các nhà thiên văn học đã xác định được vị trí và khoảng cách của 1,2 triệu thiên hà trong một khoảng không gian có thể tích 650 triệu năm ánh sáng khối. Mỗi thiên hà lại có hàng trăm tỷ ngôi sao thể hiện bằng chấm sáng trên bản đồ.
Từ mô hình mà bản đồ tạo ra, có thể xác định được các tác động của năng lượng tối – đẩy các thiên hà ra xa nhau, ngược với tác động của lực hấp dẫn.
Do đó, phân bố của thiên hà trong vũ trụ là kết quả của tương tác giữa lực hấp dẫn và năng lượng tối.
Cụ thể, các nhà thiên văn đang tìm kiếm các gợn sóng hình cầu của dao động âm Baryon (BAO) – các thay đổi bất thường theo chu kỳ của mật độ vật chất thông thường trong vũ trụ sơ khai và nở rộng ra do tương tác giữa năng lượng tối và lực hấp dẫn.
Khi xác định được các gợn sóng này, các nhà thiên văn sẽ sử dụng máy tính để giải thích kích thước hiện tại của chúng, bằng cách thay đổi tổng lượng năng lượng tối trong vũ trụ cho tới khi kết quả mô phỏng giống với dữ liệu thực tế.
Đây là phương pháp được nhiều nhóm nghiên cứu độc lập với hàng trăm nhà thiên văn trên thế giới sử dụng. Kết hợp các kết quả cho thấy năng lượng tối dường như là một "hằng số vũ trụ", là một trường năng lượng liên tục trải ra khắp không gian.
Tuy nhiên câu hỏi về bản chất thực sự của năng lượng tối vẫn chưa được giải đáp. Đây là thách thức lớn nhất với các nhà vật lý và thiên văn hiện nay, khiến họ có thể phải xem xét lại các nền tảng cơ bản của vật lý.
Tác động của năng lượng tối chỉ được chú ý vào năm 1998, khi hai nghiên cứu độc lập cùng cho thấy tốc độ giãn nở của vũ trụ gia tăng. Sự giãn nở được giải thích là do năng lượng khổng lồ được giải phóng sau Big Bang, nhưng trước đó giới thiên văn học nhận định tốc độ này sẽ phải chậm lại do lực hấp dẫn.
Trong khi rất nhiều nhà thiên văn tin vào sự tồn tại của năng lượng tối và muốn xem xét lại ngọn ngành vật lý hiện đại, một số cho rằng câu trả lời đơn giản hơn nhiều. Theo họ, năng lượng tối chỉ là sản phẩm của một sự đơn giản hóa khi áp dụng Thuyết tương đối tổng quát của Einstein trong nghiên cứu vũ trụ. Nói cách khác, chúng ta đã tính sai tổng năng lượng tối và lỗi đó là kết quả của một trường mới chưa được khám phá.
Để tính tổng dễ hơn, các nhà thiên văn giả định vật chất phân bố đều trong không gian, điều này giúp tránh một vũ trụ "sần sùi" có thể làm phức tạp hóa tính toán. Nếu bỏ giả định này, không cần thiết phải có mặt năng lượng tối.
Vào năm 2020, Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ khởi động nhiệm vụ Euclid kéo dài 6 năm, với sự tham gia của hơn 1.000 nhà khoa học từ trên 100 viện nghiên cứu khắp 14 nước châu Âu. Vị trí, hình dạng, chuyển động của hai tỷ thiên hà trong hơn một phần ba bầu trời sẽ được đưa vào bản đồ.
Khi đã có được dữ liệu, các nhà khoa học theo hai quan điểm "năng lượng tối" và "vũ trụ sần sùi" sẽ phải chạy đua để đưa ra được mô phỏng chính xác nhất về vũ trụ.

Nguyễn Thành Minh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét