Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

THUỐC ĐẮNG DÃ TẬT 1

-QUỐC GIA HƯNG VONG, THẤT PHU HỮU TRÁCH 
-Nguyên văn:
   KHÁN “THIÊN GIA THI” HỮU CẢM
   Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ
   Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong
   Hiện đại thi trung ưng hữu thiết
   Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch:
   CẢM TƯỞNG ÐỌC “THIÊN GIA THI”
   Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
   Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
   Nay ở trong thơ nên có thép
   Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
             (Theo bản dịch trong NKTT NXB Văn học - 1988)
“Thiên gia thi” là một tuyển tập gồm hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc. Ngày trước, những người theo học chữ Hán thường xem “Thiên gia thi” là một cuốn sách mẫu mực về nghệ thuật thơ ca với thi tứ sắc sảo, sâu xa, với lời thơ tuyệt hảo.
Bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ có được cuốn “Thiên gia thi” đem ra đọc để giải buồn và sau khi đã đọc kỹ tập thơ, Bác không chỉ dừng lại ở chỗ thưởng thức nó mà còn muốn nói lên những cảm nghĩ của mình về tập thơ, về thơ ca xưa, về chức năng của thơ ca hiện đại. Đó là lý do ra đời của bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”.
-Lần đầu tiên, chuyên chính vô sản đánh đúng đối tượng! 
 Biết có triệt để không?


--------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn"

Hoàng Đan |
Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn"
Ông Trần Quốc Thuận.

"Những chỉ đạo của Tổng Bí thư trong vụ việc này chính là ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng rất cấp bách hiện nay".



Tham nhũng như căn bệnh ung thư đã di căn
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh là rất nghiêm trọng, liên quan đến nhiều vấn đề, không chỉ từ chiếc xe biển xanh mà còn là vấn đề tiêu cực tham nhũng, tổ chức cán bộ, chạy chức quyền... gây bức xúc trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân.
Ông Thuận đánh giá, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tiếp ra các văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ vụ việc, bản chất của vấn đề là rất kịp thời, thể hiện sự quyết tâm chính trị rất cao.
Sau đó, các kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã chỉ rõ từng sai phạm của Trịnh Xuân Thanh trong vấn đề để xảy ra thua lỗ ở PVC, luân chuyển cán bộ.
"Trước đây, thông thường Tổng Bí thư chỉ đưa ra những chỉ đạo mang định hướng, đường lối chung nhưng trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, điều đó thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của người đứng đầu Đảng trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
Điều đó cho thấy không còn những hô hào, trên bàn giấy hay Nghị quyết nữa mà nó đã đi vào những vụ việc cụ thể.
Cá nhân tôi cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư trong vụ việc này chính là ngòi nổ chuẩn bị cho công cuộc lớn hơn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng rất cấp bách, với mức độ rất nghiêm trọng hiện nay", ông Thuận nêu rõ.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng nhìn nhận, vấn nạn tham nhũng hiện nay ở nước ta giống như "căn bệnh ung thư đã di căn đi toàn cơ thể" nên không thể "chỉ uống mấy liều thuốc đơn giản để chữa".
"Như các Nghị quyết của Đảng, phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng nêu rõ, tham nhũng hiện nay đã lan tràn, với mức độ nguy hiểm rất lớn, gây ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ, của Đảng.
Điều đó cho thấy nó không khác nào căn bệnh ung thư đã di căn toàn cơ thể, cho nên không thể uống thuốc để phòng, chống đơn giản mà phải mổ xẻ, cắt bỏ những ung nhọt đó đi và nhổ tận gốc.
Nói cách khác, chống tham nhũng phải chống tận gốc, xử lý không trừ bất kể ai, dù cương vị, chức vụ nào, đương chức hay nghỉ hưu còn chống nửa vời, không đi đến đâu thì không những không tạo được niềm tin mà còn sa sút thêm.
Việc Tổng Bí thư chỉ đạo quyết liệt vụ việc Trịnh Xuân Thanh này cũng cho thấy, vụ việc không đơn giản và còn liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều người ở các cương vị, chức vụ khác nhau.
Nhưng rõ ràng, với sự chỉ đạo của người đứng đầu Đảng thì nhiều nút thắt sẽ được gỡ nhanh hơn", ông Thuận chỉ rõ.
Cần làm rõ "đường dây" giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn
Từ góc độ luật pháp, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đánh giá, tuy có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng nhưng rõ ràng là vẫn chưa thực sự có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ.
"Lẽ ra, sau khi có chỉ đạo của Tổng Bí thư thì các cơ quan chức năng vào cuộc có thể đình chỉ sinh hoạt Đảng, khai trừ Đảng và phải có biện pháp quản lý người chặt chẽ... còn bây giờ sau khi cơ quan điều tra tiến hành khởi tố thì đối tượng đã trốn mất rồi, chúng ta lại phải truy nã gây tốn kém thêm.
Nếu chúng ta làm đồng bộ, nhịp nhàng, rõ ràng mọi việc ra thì sẽ được lòng dân, tiết kiệm hơn", ông Thuận nói.
Ông Thuận cũng nhấn mạnh, việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn hiện nay cũng giống như vụ việc của Dương Chí Dũng trước đây nên các cơ quan chức năng cần làm rõ xem có "đường dây" giúp các đối tượng này trốn hay không?.
"Thực tế, ở đây là do công tác phòng chống tham nhũng của chúng ta thời gian qua chưa đến nơi đến chốn nên mới tạo ra đường dây giúp các đối tượng như Trịnh Xuân Thanh trốn chạy như thế nào.
Do đó, tôi mong các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ xem có hay không đường dây này và nếu có phải xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan, dù là bất cứ ai.
Như tôi đã nói, với chỉ đạo cụ thể của Tổng Bí thư thì tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ ràng, cụ thể và sau đó, có thể bóc tách, phát hiện ra những vụ việc khác, sai phạm nghiêm trọng hơn", ông Thuận bày tỏ.
theo Trí Thức Trẻ

Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Tiếng súng lệnh" của Tổng Bí thư

Hoàng Đan |
Vụ Trịnh Xuân Thanh: "Tiếng súng lệnh" của Tổng Bí thư
Ông Lê Văn Cuông. Ảnh: Tuổi trẻ.

"Các chỉ đạo quyết liệt, liên tục của Tổng Bí thư trong vụ Trịnh Xuân Thanh đã có thấy quyết tâm chính trị rất lớn của người đứng đầu Đảng nhằm đấu tranh với tệ nạn tham nhũng".

Quyết tâm của người đứng đầu Đảng
Sau khi Ban bí thư ra quyết định khai trừ khỏi Đảng, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Tổng Cty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Cuông, nguyên phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho rằng, những sai phạm trong vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh có nhiều điển hình của các vấn đề tiêu cực liên quan đến cả đến vấn đề kinh tế, chính trị, gây dư luận không tốt trong nhân dân.
Chỉ đến khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có liên tiếp hai văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban Kiểm tra trung ương tiến hành kiểm tra, làm rõ khẳng định ông Thanh không đủ tiêu chuẩn đi luân chuyển và phải chịu trách nhiệm về việc để PVC thua lỗ, thì người dân mới được biết bản chất vấn đề.
Điều này, theo ông Cuông là một điển hình của câu chuyện "con voi chui lọt lỗ kim"
Vị cựu đại biểu Quốc hội cũng nhìn nhận, người đứng đầu Đảng đã có sự chỉ đạo quyết liệt, liên tiếp yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, tới tận cùng vụ việc tham nhũng, sai phạm.
Ông cũng ví đây như "tiếng súng lệnh" của Tổng Bí thư để cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng phải được phát động đi vào cuộc sống chứ không thể là tiếng nói suông trong nghị trường hay là trong những báo cáo.
"Các theo dõi, chỉ đạo quyết liệt, liên tục của Tổng Bí thư trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh đã có thấy quyết tâm chính trị rất lớn của người đứng đầu Đảng cũng như các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc đấu tranh tới cùng với tệ nạn tham nhũng, tiêu cực và các vấn đề khác.
Và hơn thế, trước đây, nhiều người cho rằng, chúng ta mới chỉ tập trung hô hào đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực thì qua các chỉ đạo của Tổng Bí thư, đã thể hiện rõ sự đi vào xử lý các vụ việc, cá nhân, cụ thể, đúng bản chất vấn đề.
Tôi tin chắc chắn rằng, khi người đứng đầu đã quyết tâm mạnh mẽ như vậy thì tới đây, các cơ quan chức năng đã và sẽ tiếp tục làm nghiêm túc, đến nơi đến chốn vụ việc này theo đúng tinh thần, chỉ đạo", ông Cuông nêu rõ.
Đồng thời, nguyên Phó đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cũng nêu rõ, trong thời gian tới, có một số cơ quan chức năng còn chưa thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, chậm trễ báo cáo vụ việc như báo chí phản ánh cũng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Ngoài ra, ở đây, các sai phạm của Trịnh Xuân Thanh đã quá rõ ràng nhưng như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư thì cần tiếp tục làm rõ xem có vấn đề chạy chức, chạy quyền, nâng đỡ, vây cánh, nhóm lợi ích hay không.
"Các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục xem xét xem còn có ai là người chống lưng, tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh để không những thoát tội mà còn có con đường quan lộ, trốn tránh như vậy không?
Nếu có thì phải chỉ rõ và có hình thức xử lý thích đáng. Nếu như làm rõ được bản chất của vấn đề này và đường dây của nhóm lợi ích một cách cụ thể, minh bạch sẽ thì chắc chắn chúng ta sẽ tạo thêm niềm tin với dư luận, nhân dân.
Và sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang gây ra sự nhức nhối trong nhân dân, dư luận xã hội", ông Cuông bày tỏ.
Cần làm rõ đường dây giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn
Liên quan đến việc sau khi khởi tố vụ án, bị can, các cơ quan chức năng xác định và phát lệnh truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh vì đã bỏ trốn, ông Cuông bày tỏ sự băn khoăn, bởi vụ việc đã được Tổng Bí thư chỉ đạo rất quyết liệt nhưng lại quản lý đối tượng lỏng lẻo như vậy.
"Lẽ ra, chúng ta cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn đối với đối tượng đang xem xét như không được dời khỏi nơi cư trú, công tác hoặc có biện pháp khác.
Qua đây, tôi cho rằng, phải rút kinh nghiệm rất sâu sắc về việc này, tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đối với dư luận", ông Cuông nói.
Đưa lại câu chuyện bỏ trốn của Dương Chí Dũng, ông Cuông đề nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ xem có đường dây nào tổ chức cho đối tượng trốn tránh.
"Việc đối tượng bỏ trốn như thế này làm cho quá trình hoàn thiện vụ án gặp nhiều khó khăn hơn nhiều nên ở đây cần phải làm rõ xem có đường dây, có ai tiếp tay hay không. Nếu có thì sau đây cần điều tra, xử lý nghiêm", ông Cuông đề nghị.

theo Trí Thức Trẻ

Ông Trịnh Xuân Thanh trốn cũng khó thoát

Minh Đức |
Ông Trịnh Xuân Thanh trốn cũng khó thoát
Ông Trịnh Xuân Thanh.

Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), ông Thanh có trốn ở đâu cũng khó thoát.

Ông Trịnh Xuân Thanh trốn cũng khó thoát - Ảnh 1.
Đến ngày 19/9, tên ông Trịnh Xuân Thanh chưa xuất hiện trên mạng Interpol
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế đối với bị can Trịnh Xuân Thanh về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Tổng Cty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), ông Thanh có trốn ở đâu cũng khó thoát.
Bắt tội tham nhũng, không có vùng cấm
Liên quan đến việc truy bắt ông Trịnh Xuân Thanh, ngày 19/9, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết, khi truy nã về tội "Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quốc tế không có vùng cấm, thực chất là không có tị nạn tội "tham nhũng".
Đối với Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm tham nhũng, có rất nhiều nước tham gia. Vì thế các quốc gia này sẽ ủng hộ Việt Nam để bắt tội phạm tham nhũng.
Đối với thông tin trên mạng xã hội nói về việc ông Trịnh Xuân Thanh viết đơn xin ra khỏi Đảng, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho rằng: "Chúng ta truy nã về tội phạm kinh tế, nên không liên quan đến việc ông Thanh tham gia đảng phái nào.
Việc ra, vào Đảng là tinh thần tự nguyện của mỗi người, anh không thấy phù hợp thì xin ra. Anh không đủ tư cách đứng trong đội ngũ của Đảng thì sẽ bị khai trừ".
Thiếu tướng Quân nhận định, việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng là vì sợ làm hoen ố uy tín của truyền thống gia đình chứ không phải là chống chính quyền.
Việc xin ra khỏi Đảng và truy cứu trách nhiệm hình sự là 2 việc khác nhau. Các trường hợp tội phạm chỉ có tị nạn về "chính trị" chứ không có tị nạn về kinh tế. Vì vậy, việc truy bắt ông Thanh không có trở ngại.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế, có Văn phòng Interpol Việt Nam (C55), qua kênh đó phát lệnh truy nã. Qua kênh Interpol, cảnh sát quốc tế sẽ truy bắt người bị truy nã.
Về vấn đề dẫn độ về Việt Nam sau khi bắt được, có những nước có hiệp định tương trợ về tư pháp, có những nước không có hiệp định dẫn độ.
Đối với quốc gia có hiệp định tương trợ về tư pháp, họ sẽ tương trợ việc chi trả kinh phí dẫn độ, thậm chí vé máy bay. Đối với nước chưa ký hiệp định, có thể đàm phán theo từng trường hợp cụ thể.
"Nếu ông Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức, Canada hoặc một số quốc gia khác mà phía Việt Nam chưa ký kết hiệp định tương trợ về tư pháp, việc bắt giữ, dẫn độ sẽ khó khăn hơn nhưng không bế tắc.
Trong trường hợp đó sẽ vận dụng quan hệ ngoại giao giữa hai nước, bàn bạc, thương lượng cụ thể. Trong nhiều trường hợp pháp luật cho phép, thủ tục dẫn độ có thể trao trả lẫn nhau" - Thiếu tướng Quân nói.
Đủ căn cứ xác định bị can Thanh bỏ trốn
Ngày 19/9, phóng viên Tiền Phong nhập tên bị can Trịnh Xuân Thanh trên website www.interpol.int/notice của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế - Interpol nhưng chưa thấy xuất hiện hình ảnh và thông tin về ông này.
Về việc này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho rằng: Các đơn vị chức năng đang làm thủ tục với Tổ chức Cảnh sát Quốc tế để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh.
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh "đi du lịch", chứ không phải bỏ trốn, luật sư Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Cty TNHH Luật Trường Lộc - cho rằng, đi du lịch là hoạt động rời khỏi nơi cư trú của mình nhưng phải hợp pháp.
Song, ông Thanh là cán bộ lãnh đạo, sau khi hết thời hạn nghỉ phép vẫn không xuất hiện tại cơ quan, khiến Tỉnh ủy Hậu Giang phải cử người đi tìm.
Nếu đúng là ông Thanh chữa bệnh thì phải có thông tin từ phía gia đình. Hiện cả cơ quan quản lý, gia đình đều không biết tung tích ông Thanh ở đâu thì rõ ràng ông này lợi dụng việc nghỉ phép để bỏ trốn.
"Ngoài ra, ông Thanh đi khỏi nơi cư trú sẽ phải khai báo với cơ quan chức năng về thủ tục tạm trú, tạm vắng theo quy định. Việc ông Thanh bỏ trốn được cơ quan điều tra căn cứ từ ngày khởi tố bị can 16/9 là đúng luật" - luật sư Tuấn nói.
Ngày 19/9, phóng viên Tiền Phong nhập tên bị can Trịnh Xuân Thanh trên website www.interpol.int/notice của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế - Interpol nhưng chưa thấy xuất hiện hình ảnh và thông tin về ông này. Về việc này, Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho rằng: Các đơn vị chức năng đang làm thủ tục với Tổ chức Cảnh sát Quốc tế để truy nã ông Trịnh Xuân Thanh.
theo Tiền Phong


Không biết sợ là gì
Nguyễn Thông - Khó mà kìm cơn giận trước hành vi ngạo ngược của Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi họ cố tình xả thải hơn 42.000m3 nước có hóa chất độc hại ra biển. Nếu không bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời thì hàng chục ngàn mét khối nước thải độc nữa sẽ tiếp tục được họ lén hòa vào biển. Thật đáng sợ.
Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn
Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn
Giả dụ có cuộc bình chọn nhà vô địch liều hủy hoại môi trường năm nay, có lẽ Formosa sẽ đứng bục cao nhất, nhưng đó là về quy mô, chứ nếu ở góc độ coi trời bằng vung, nhắm mắt làm liều thì Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn dễ giật ngôi số 1. Vì sao?

Suốt gần 1 năm nay, môi trường là vấn đề nóng nhất ở nước ta, trên mọi diễn đàn xã hội. Từ nghị trường quốc hội tới vỉa hè đều bàn về môi trường, sự ô nhiễm môi trường, những nguy cơ hủy hoại môi trường - hủy hoại cuộc sống. Từ những nhà lãnh đạo cấp cao nhất tới người dân thường đều giác ngộ rằng bảo vệ môi trường là mệnh lệnh sống còn, liên quan đến an nguy của quốc gia, của dân tộc, của cộng đồng. Hủy hoại môi trường là hành vi tự sát. Đã qua rồi cái thời tự hào về những ống khói nhà máy cao vút ngút trời khói tỏa bởi phát triển kiểu như thế thì lợi một trước mắt nhưng hại vô vàn về sau. Giờ đây chỉ có con đường duy nhất: phát triển phải đi với bền vững, an toàn cho mai sau.

Bài học Formosa đang còn nóng rẫy, những kinh sợ về vụ cá chết suốt một dọc dài biển mấy tỉnh miền Trung đã khiến cả chính quyền lẫn người dân bị nỗi ám ảnh khó phai nhạt. Điều đó tưởng như sẽ khiến những kẻ lăm le hủy hoại môi trường hiểu ra và chùn tay, biết sợ, biết dừng lại, nhưng hóa ra không phải. Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn là minh chứng rõ nhất. Cố tình vi phạm, hủy hoại môi trường vào ngay lúc này, thời điểm cực kỳ nhạy cảm này, có phải họ muốn chứng minh “vua cũng thua thằng liều”, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta.

Không cần phải dài dòng, cứ như kết luận của Bộ Tài nguyên - Môi trường tại văn bản số 734/KLKT-TCMT ngày 30.8 thì Công ty Nghi Sơn đã súc rửa đường ống dẫn dầu dài 35km bằng nước biển có pha gần 32.000 lít hóa chất hydrosure và hơn 1.500 lít hóa chất CH2Na3O4, sau đó xả thẳng ra biển. Văn bản của Bộ khẳng định ấy là hành vi trái phép, không đúng quy định về bảo vệ môi trường. Còn với dân, hóa chất mà có tác dụng làm sạch đường ống thì không thể bảo rằng nó vô hại được.

Tại sao những vua liều ở Lọc hóa dầu Nghi Sơn dám làm vậy. Không thể bảo họ “điếc không sợ súng”. Họ hoàn toàn không “điếc” bởi họ thừa sự hiểu biết lợi hại thế nào, họ chỉ thiếu đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng thôi. Họ là thứ tiểu nhân không biết sợ. Thời xưa, con người ta cũng phải biết sợ trời, sợ quỷ thần, sợ thánh nhân, còn nay ít ra cũng phải biết sợ pháp luật, nhưng họ bất chấp. Đối với họ, mọi chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng, mọi bức xúc của dân chúng, mọi bài học kinh nghiệm xương máu mà cộng đồng vừa rút ra được từ sự kiện tày trời Formosa đều chả là gì, chỉ như con số 0 tròn trĩnh. Biển khơi - nguồn sống của biết bao người, với họ chỉ như vũng nước thải vô chủ, vứt gì, đổ gì ra đó mà chẳng được. Với họ, hàng mấy chục ngàn mét khối nước thải có pha hóa chất không đổ ra biển thì đổ đi đâu. Dư luận thắc mắc, nói lắm cũng thế thôi.

Cho đến lúc này, người tiêu dùng vẫn còn kinh chưa dám dùng cá biển. Hành vi cố ý của Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn chả khác chi thêm dầu vào lửa, thêm nỗi sợ sệt vào sự e ngại của dân chúng. Ai dám bảo hiện tượng cá chết hàng loạt trên vùng biển Thanh Hóa những ngày qua không liên quan gì đến việc xả thải nước độc hại của Lọc dầu Nghi Sơn. Biển rộng mênh mông, nước tưởng chừng vô tận mà con cá còn chịu chết thì phải nói độ ô nhiễm độc hại kinh khủng đến mức nào. Không vội quy kết, còn đợi kết luận của nhà chức trách, biết đâu do tảo đỏ thì sao, nhưng sự liều lĩnh táo tợn coi thường pháp luật, coi thường dư luận của công ty này thì chớ nên bỏ qua.

Với xứ ta, một Formosa đã quá đủ tởn đến già rồi, đừng có thêm Formosa phết phẩy nào nữa. Nếu có, phải nghiêm trị.

Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét