Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI (Văn Cao) 176

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phỏng vấn: Đôi điều tâm sự của Văn Cao năm 70 tuổi (1993)

Văn Cao – bậc tài danh sống mãi trong hồn dân tộc
Văn Cao là một nghệ sĩ đa tài, thử sức trên mọi lĩnh vực: âm nhạc, truyện, thơ, hội họa… Nhưng người ta vẫn biết về ông nhiều hơn cả với tư cách là một nhạc sĩ rất mực tài hoa, tác giả của “Tiến quân ca” – ca khúc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định lựa chọn trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau này là của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài “Tiến quân ca” - Quốc ca mang hồn thiêng sông núi Việt Nam 
Nhạc sĩ Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15/11/1923 tại Hải Phòng. Ông là người thuộc thế hệ thanh niên ưu tú, giàu lòng yêu nước, được tiếp thu những tinh hoa của văn hoá Đông Tây. Những tác phẩm của ông đã mang lại cho người nghe, người xem một lối cảm thụ nghệ thuật mới.
Người nghệ sĩ tài hoa và những ca khúc trữ tình nổi tiếng
Văn Cao là một tài hoa thiên bẩm, nhạc sĩ của nhiều bài hát làm rung động lòng người, những bài hát đã trở thành một phần trong tài sản tinh thần của biết bao thế hệ người Việt. “Trong cuộc đời của một nghệ sĩ lớn như Văn Cao, về âm nhạc, ông sáng tác không  nhiều. Nhưng phải công bằng mà nói rằng, những bản nhạc của Văn Cao là những viên ngọc quý hiếm, có lúc còn ẩn trong đá. Nhưng khi được khám phá, những bản nhạc của Văn Cao hiện diện như những hạt kim cương, lấp lánh sắc màu, có giá trị vượt không gian và thời gian trong vườn nhạc dân tộc”(1).
Văn Cao bước vào con đường nghệ thuật khá sớm, khi mới ở tuổi thiếu niên. Đầu tiên ông xuất hiện ở làng văn nghệ bằng những vở kịch và truyện ngắn, sau đó ông chuyển sang thơ và nhạc.
Đúng như giới văn nghệ sĩ đánh giá, Văn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trên cả ba lĩnh vực: thơ, họa, nhạc. Ngay từ trước cách mạng, Văn Cao đã là một nhạc sĩ tài danh với những ca khúc trữ tình nổi tiếng. Bài hát đầu tay của ông viết năm 1939 tại Hải Phòng là “Buồn tàn thu”, tiếp sau đó là những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng với những ca từ đạt đến độ hoàn mỹ của “Thiên thai”, “Suối Mơ”, “Trương Chi”, “Bến xuân”, “Cung đàn xưa”, “Đàn chim Việt”...
Tuy đa phần những ca khúc đó đều chứa đựng một tâm sự buồn của bản thân ông, nhưng đó thực sự là những khúc tình ca bất hủ không chỉ của riêng ông mà còn của cả nền âm nhạc Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ qua. Bên cạnh những sáng tác nhạc trữ tình, Văn Cao còn có những hành khúc hùng tráng lấy đề tài từ lịch sử dân tộc như: “Gò Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca” viết cho tráng sinh Hướng đạo thuộc nhóm “Đồng Vọng” của nhạc sĩ Hoàng Quý - một nhóm nhạc nổi tiếng ở Hải Phòng trước cách mạng.
Tham gia Việt Minh, Văn Cao viết những ca khúc: Chiến sĩ Việt Nam (1945),  Không quân Việt Nam (1945), Hải quân Việt Nam (1945), Công nhân Việt Nam,… Năm 1947, sau chiến thắng sông Lô, Văn Cao viết Trường ca Sông Lô – được đánh giá là một tác phẩm vĩ đại, chẳng thua bất cứ một tuyệt phẩm nào của nhạc cổ điển Tây phương... Đây cũng là bản nhạc đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc, là đỉnh cao của nhạc kháng chiến.
 Nhạc sĩ Văn Cao
Sau năm 1954, những ca sĩ hàng đầu của Sài Gòn như: Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thanh, Ánh Tuyết…đã trình diễn và ghi âm nhạc phẩm của Văn Cao. Đặc biệt, bản nhạc “Mùa xuân đầu tiên” (1976)  của Văn Cao viết về sự kiện trọng đại của dân tộc: Mùa xuân mới đầu tiên thực sự của Nam - Bắc cùng đoàn tụ, vui chung một nhà, hòa vào tình cảm yêu thương ruột thịt, cùng nhau đón Tết! Ca khúc thể hiện đúng với lòng mong ước sáng trong của Hồ Chủ tịch: “Bắc-Nam sum họp Xuân nào vui hơn!”.
Trong lĩnh vực thơ ca, độc giả biết đến Văn Cao với những vần tự sự về chính cuộc đời ông, về quê hương, về cuộc sống tự do với bạn bè; biết đến những vần thơ đau thương nhất của ông về cuộc sống cùng cực của người dân nghèo nơi xóm ả đào, nẻo nhà ga, lề đường, góc chợ.
Đối với Văn Cao, “người làm thơ phải đi tìm những tư tưởng, cảm xúc và cảm giác trong thực tế ở những con người đang hàng ngày túi bụi xây dựng”. Với bài thơ đầu tiên “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế” và tiếp theo là: “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc”, “Bến Ngự trên thương cảng”, “Ngoại ô mùa Đông năm 1946”, “Những người trên cửa biển”, “Với Nguyễn Huy Tưởng”, “Với Nguyên Hồng”…, ông đã để lại trong lòng độc giả nhiều thế hệ những tình cảm đặc biệt.
Nói đến Văn Cao, người ta không thể không nhắc đến lĩnh vực hội họa. Ở lĩnh vực này, ông là một họa sĩ sử dụng cọ và màu cũng sắc sảo, mặn nồng không thua gì các họa sĩ chuyên nghiệp. Ông đã có những bức tranh minh họa, những bìa sách và nhiều bức sơn dầu nổi tiếng. Đặc biệt, với lối vẽ tranh sơn dầu bằng hình thức và nội dung mới, bức họa đầu tay “Cuộc khiêu vũ của những người tự tử” được Văn Cao trưng bày tại Phòng triển lãm Duy nhất (Hà Nội-1944) đã làm giới mỹ thuật ngạc nhiên về bút pháp và màu sắc.
“Tiến quân ca” - Quốc ca mang hồn thiêng sông núi
Tiến quân ca ra đời năm 1944, trong bối cảnh lịch sử đặc biệt khi đất nước sắp bước sang một thời kỳ mới. Còn với nhạc sĩ Văn Cao, bài hát đánh dấu bước ngoặt lớn của cuộc đời khi ông tìm được lý tưởng sống. Sau khi được đồng chí Vũ Quý giác ngộ cách mạng, ông đã tham gia hoạt động bí mật. Vũ Quý đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca… Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh. Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép của mình như sau: “…Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”.
Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11/1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Có lẽ lúc đó, Văn Cao không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, lần đầu tiên vào ngày 17/8/1945, khi diễn ra cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội, bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Văn Cao đã kể lại những kỷ niệm của buổi hôm đó: “Bài Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh…”.
“Tiến quân ca” thực sự trở thành hồn dân tộc, hồn nước, làm xốc dậy tinh thần của những quân du kích, những binh đoàn, những quân đoàn và cả những người dân Việt Nam bình thường nhất.
Ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/8/1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát Lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát Lớn, ngày 19/8/1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng. Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy.
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Qua bao thăng trầm của lịch sử, Tiến quân ca ngày nay vẫn được chọn là quốc ca của Việt Nam. Năm 1993, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam một lần nữa khẳng định vị trí bất di bất dịch của Tiến quân ca là Quốc ca nước Việt Nam.
Bài hát Tiến quân ca của Văn Cao đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đánh dấu một “buổi bình minh mới” của dân tộc, đất nước.
Với “ chữ tâm – chữ tài” nguyện hiến dâng hết thảy cho quê hương, đất nước,  Nhạc sĩ Văn Cao xứng đáng là một tác gia lớn của nền âm nhạc nước nhà. Tên tuổi ông mãi là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, nó trường tồn, bất tử như những khúc khải hoàn ca ngân mãi, vang mãi. “... Văn Cao đã ở mãi trong lòng mọi người với niềm tin yêu phấn khởi, trong bất cứ không gian nào, mỗi khi có dịp lắng lòng và nghiêm trang được nghe lại giai điệu hùng tráng thiêng liêng của bản “Tiến quân ca” lịch sử”.(2)
Với những cống hiến to lớn cho cách mạng, cho đất nước, nhạc sĩ Văn Cao đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất tại Sắc lệnh số 32-SL ngày 25/4/1949, với nội dung “Ông Văn Cao, nhạc sĩ có tài, người đã có công sáng tác bài Quốc ca”.
Ngoài ra, ông còn được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất (1993) và truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật đợt 1 (năm 1996).
Thực hiện tâm nguyện của  nhạc sĩ  Văn Cao, vợ và 5 người con của ông đã cùng ký tên hiến tặng bản "Tiến quân ca" cho Nhà nước. Chiều 15/7/2016, Văn phòng Quốc hội tổ chức lễ tiếp nhận bài Tiến quân ca và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao.
 Thanh Thảo (tổng hợp)
(1), (2): Trích bài viết “Văn Cao- Một lòng vì Tổ quốc"  của tác giả Nguyễn Thanh (Tạp chí Văn nghệ ngày 12/09/2016)


VĂN CAO - MỘT ĐỜI TÀI HOA NHƯNG ĐAU ĐỚN
Chào các bạn, hôm nay là ngày 10/7, là ngày mất nhạc sĩ Văn Cao. Chắc ai cũng biết ông là tác giả bài quốc ca gần như được hát mỗi ngày trên khắp lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên cuộc đời ông này còn nhiều điều đặc sắc hơn thế. Nói theo ngôn ngữ ngày nay là sống “chất”. Nhân ngày giỗ của cụ, hôm nay tôi kể cho các bạn nghe một chút về cuộc đời truyền kỳ của cụ.
1. GIANG HỒ MÊ CHƠI QUÊN QUÊ HƯƠNG (thơ Tản Đà)
Ông sinh ngày 15/11/1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng (gần chảo lửa Lạch Tray - nơi mà mọi tín đồ bóng đá đất cảng đều biết), là con của giám đốc thủy cục Hải Phòng, từ nhỏ Nguyễn Văn Cao (tên thật) được học trường tây, học tiếng Pháp và làm quen với âm nhạc, hội họa phương tây. Năm 15 tuổi, gia đình sa sút, Văn Cao bỏ dở việc học và vào làm việc ở bưu điện Hải Phòng nhưng công việc bàn giấy gò bó làm ông cảm thấy không phù hợp, sau 1 tháng ông bỏ việc.
Thời điểm này, tân nhạc Việt Nam manh nha phát triển. Tân nhạc tức là nhạc chơi theo piano, dương cầm, trống và saxophone theo kiểu “tây”, trước đó dân Nam ta chỉ có chơi nhạc bằng “nhạc cụ dân tộc”, thường là phường bát âm. Văn Cao có học về nhạc lý ở trường tây, Hải Phòng lại là nơi tập trung nhiều nhạc sĩ tân thời lúc bấy giờ nên Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là "Buồn tàn thu" vào năm 16 tuổi. Cũng trong thời gian ở Hải Phòng, Văn Cao làm quen với một tên tuổi lớn của âm nhạc VN sau này: Phạm Duy.
Rời gia đình theo ban nhạc, Văn Cao bắt đầu những ngày tháng phiêu bạt. Năm 1940, theo lời xúi của Phạm Duy, ông làm một chuyến hành trình vào miền Nam. Năm 1942, ông chuyển từ Hải Phòng lên Hà Nội, rồi theo học dự thính truờng Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Vừa theo học, Văn Cao vừa tự kiếm sống bằng viết báo, làm thơ và vẽ tranh, Văn Cao thật sự là một tài năng lớn, tranh của ông được đánh giá cao, và sự nghiệp hội họa của ông có nét tương đồng với Van Gogh. Tức là tranh ông được đánh giá cao nhưng khi sống méo có ai mua, nhạc sĩ của chúng ta nhiều phen đói méo mỏ, ngay tới cả bộ veston mặc khi tổ chức triển lãm tranh cũng là hàng đi mượn và trong bộ vest ấy là cái túi rỗng, không có lấy xu nào…âu cũng là tình cảnh chung của nhiều văn nghệ sĩ khi đó.
2. TAY SÚNG TRỪ GIAN
Năm 1944, qua một cán bộ nằm vùng là Vũ Quý, Văn Cao gia nhập Việt Minh. Công việc của ông trong tổ chức khá "ngầu": Đội trưởng đội Danh Dự Việt Minh - chuyên bảo vệ các cán bộ chủ chốt khi di chuyển hoạt động và ám sát các tay Việt Gian cộng tác với Pháp. Vế sau được đội của Văn Cao thực hiện thường xuyên hơn. Vốn học võ từ năm 9 tuổi, lại sớm "lăn lộn giang hồ" từ năm 16 tuổi, từng nhiều phen thượng đài đánh võ ở Hải Phòng, chàng nghệ sĩ xếp bút vẽ, đàn sáo qua một bên và chọn lấy cây súng. Trong căn gác thuê số 43 phố Nguyễn Thượng Hiền, Văn Cao thường xuyên tổ chức các khoá học ngắn ngày về bắn súng, võ thuật và hoá trang cho các đồng chí của mình (nghe giống... Hứa Văn Cường trong Máu nhuộm bến Thượng Hải nhỉ?)...
Rất nhanh, Văn Cao và các đồng chí có đất dụng võ, trong năm 1945 có hai vụ khá lớn tạo tiếng vang ở Hà Nội và Hải Phòng thời bấy giờ:
* Vụ mưu sát Võ Văn Cầm - Hà Nội
Cầm là người đứng đầu tổ chức Thanh niên Đại Việt - một tổ chức thân Nhật. Cầm thường xuyên dẫn hiến binh Nhật đi bố ráp các cán bộ Viêt Minh và phải nói là hắn làm việc khá rất, nghĩa là khối anh em Việt Minh bị Cầm tiễn vào trại. Tháng 4 năm 45 sau nhiều lần nói chuyện phải quấy bất thành, xứ uỷ Bắc Kỳ quyết định "thịt" Võ Văn Cầm, nhiệm vụ được giao cho nhóm của Văn Cao.
Anh em điều tra ra quy luật đi lại hàng ngày của Cầm: Mỗi trưa đều tạt về nhà vợ nhỏ bằng xe kéo rồi ở đó ăn cơm và ngủ trưa, đi theo hắn là 1 tên vệ sĩ luôn giắt súng trong người. Kế hoach đặt ra là một người đồng chí của Văn Cao sẽ đạp xe theo xe kéo, đến phố Bà Triệu thì thêm một người nữa đi theo. Hai người này cùng đi đến chợ Hôm thì Văn Cao sẽ chờ sẵn, trong lúc anh Cao bắn Cầm thì hai người kia "xử đẹp" tên vệ sĩ. Tuy nhiên lúc sắp thực hiện kế hoạch thì người đồng chí thứ hai bỗng lên cơn ... húng chó, anh này bỗng nhiên muốn headshot Cầm để nhanh lấy số nên bất thần chạy xe vượt lên. Cả Văn Cao và người còn lại đều bất ngở, tay này chạy vượt lên và... bắn trượt (hehe), Cầm vội vàng nhảy mẹ xuống gầm xe trốn luôn. Tên vệ sĩ đi cạnh Cầm vội rút súng định bắn thì người đồng chí thứ hai kịp ra tay bắn chết hắn, anh Cao trốn gấp, hết chuyện.
* Vụ mưu sát Đỗ Đức Phin tại Hải Phòng
Hai tháng sau cú trớt quớt kể trên ở Hà Nội, tháng 6/1945 nhóm Văn Cao & Những người bạn lại được giao nhiệm vụ "giũ sổ" một đối tượng khác - Đỗ Đức Phin. Tên này vốn là một thầy giáo tiếng Nhật, sau khi người Nhật vào Đông Dương, chiếm cảng Hải Phòng, Phin trở thành thông ngôn cho Nhật. Nhưng chắc lương thông ngôn bèo quá, Phin chuyển ngành sang làm mật thám, chỉ điểm, do thám các cơ sở Việt Minh cho Nhật. Các bạn của Văn Cao ở Hải Phòng chịu hết thấu, biên thơ lên Hà Nội cho ông. Được cấp trên đồng ý, Văn Cao trở về Hải Phòng tính kế hoạch mần thịt Đỗ Đức Phin.
Rút kinh nghiệm bị đồng bọn phá hôi lần trước, lần này Văn Cao hành động một mình: Ông hoá trang thành một ông lão, để cho một đàn em đèo trên xe đạp đến gần tiệm thuốc phiện đã được xác định là Phin đang nằm trong đó, tới nơi Văn Cao bảo người đồng chí đi bộ về, để xe lại cho ông. Ông lách qua cửa chính tiệm hút, đi lên gác, vào đúng phòng Phin đang nằm phê, rút khẩu colt ra bóp... kẹt đạn, ko sao, có dự phòng, Văn Cao móc ra khẩu browning và nã 2 phát, lần này súng nổ, mission complete !!!
* Quán rượu biên thuỳ - Kết giao huynh đệ
Tháng 12 - 1946, quân Pháp đã quay lại, Hà Nội lúc này gần như vô chính phủ, kẹt giữa Việt Minh - Pháp và Tàu Tưởng (Trung Hoa dân quốc). Ở Hà Nội đã vậy, trên vùng núi biên giới phía Bắc cũng rất căng thẳng, Lê Giản - Giám đốc Nha Công an Trung ương tìm gặp Văn Cao tại quán cà phê Thiên Thai ở phố Hàng Gai và đề nghị: "Tình hình Lào Cai hiện nay rất phức tạp, bọn Quốc dân đảng cấu kết với thổ phỉ chống phá chúng ta công khai, trong khi lực lượng ta lại yếu. Mình muốn cậu sang giúp ngành Công an. Cậu sẽ phụ trách Đội điều tra Công an Liên khu 10. Với kinh nghiệm hoạt động bí mật trước đây, lại có vỏ bọc là nhạc sĩ, chỉ có cậu mới đủ khả năng trong công việc khó khăn và phức tạp này".
Tháng 3 năm 1947, Văn Cao cùng vợ lên Lào Cai. Một địa điểm gần chợ Cốc Lếu được Văn Cao chọn làm cơ sở hoạt động của Đội điều tra. Văn Cao mở quán cà phê ca nhạc lấy tên là quán Biên Thuỳ, tin tức về quán cà phê tân nhạc với ông chủ tài hoa và chất chơi nhanh chóng lan ra khắp các làng bản vùng biên thuỳ. Tại đây, Văn Cao có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc và kết nghĩa với Vua Mèo Hoàng A Tưởng. Trung tuần tháng 7 năm 1947, lễ kết nghĩa được tổ chức long trọng tại dinh thự của Hoàng A Tưởng. Bên phía Văn Cao có Trần Huy Liệu - đại diện Chính phủ, cùng toàn bộ các nghệ sĩ của quán Biên Thùy tham dự. Hoàng A Tưởng và toàn thể gia đình họ hàng cùng rất đông bạn bè, quan khách.
Bằng uy tín của mình, Văn Cao đã giác ngộ các thổ ty hiểu thêm về chính sách đoàn kết các dân tộc của Hồ Chủ tịch và Chính phủ. Theo lời khuyên của Văn Cao, Hoàng A Tưởng, Nông Vĩnh Xương, Vương Chí Sình, Đèo Văn Long có nhiều hành động thiết thực giúp đỡ và ủng hộ Chính phủ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến. Cần phải biết: Trước năm 1945, những người vừa kể trên là những "ông vua không ngai" của Tây Bắc, ngay đến người Pháp cũng không dám "cương" với họ mà phải cho họ quyền tự trị và đặc puyền buôn thuốc phiện nơi biên viễn. Việc những ông vua này quay sang ủng hộ Việt Minh có thể xem như một kỳ công trong công tác dân vận như cách nói ngày nay.
Tháng 8 năm 1947, Văn Cao hoàn thành nhiệm vụ, Đội điều tra giải tán và bàn giao lại công việc cho ông Lê Giản. Lê Giản muốn giữ Văn Cao ở lại công tác cho ngành Công an. Văn Cao từ chối và nói: "Công việc này không thích hợp với tôi". Lại là cái kiểu ... quân tử tàu, việc xong giũ áo ra đi/ rừng xanh nương náu xá gì công danh, Văn Cao trở lại với cây bút, cây đàn.
3. NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao hồi cư về Hà Nội, làm việc cho Đài Phát thanh, nhưng rất ít sáng tác. Năm 1955, ông cầm bút trở lại, viết bài cho đặc san Giai Phẩm. Tháng 2 năm 1956, bài thơ "Anh có nghe không" - được đăng trên Giai phẩm mùa Xuân. Bài thơ này bị Xuân Diệu đánh giá là "lập lờ, ấp úng, bí hiểm, hai mặt, tuy nhiên công chúng cũng hiểu nó muốn nói gì". Tiên sư anh bóng già... nhận xét thế thì khác nào đưa dao sẵn cho người khác chụp lấy chém? Đến tháng 12 năm 1956 thì cả hai tờ báo Nhân Văn - Giai Phẩm đều bị đình bản, nhưng đấy mới chỉ là bước đầu.
Như những nghệ sĩ khác của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, tuy có muộn hơn, đến tháng 7 năm 1958, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Tên tuổi của Văn Cao hầu như không còn xuất hiện trên các tạp chí văn nghệ ở Hà Nội. Những năm sau đó, Văn Cao tiếp tục bằng nhiều công việc, như viết nhạc không lời cho các truyện phim và truyện kịch, trang trí sân khấu cho các đoàn kịch, vẽ quảng cáo các báo, vẽ nhãn diêm... Các tác phẩm của ông, cũng như các ca khúc lãng mạn tiền chiến khác, không được trình diễn ở miền Bắc, trừ bài quốc ca, mà thậm chí người ta còn không thèm đề tên tác giả. Giai đoạn này, Văn Cao hầu như không còn sáng tác, cuộc sống của ông cùng gia đình cũng cực kỳ khó khăn. Cho đến năm 1975 thì miền nam giải phóng, không khí lúc ấy đã làm cho Văn Cao có cảm hứng viết nên ca khúc Mùa xuân đầu tiên - ca khúc đầu tiên của ông sau gần 20 năm im tiếng.
* Mùa xuân đầu tiên:
Cuối năm 1975, Văn Cao viết Mùa xuân đầu tiên, nhưng ca khúc bị phê bình là không đi đúng đường lối của Đảng, không phục vụ cho Cách mạng, vì thế bản nhạc mới phát hành đã bị tịch thu. Nhưng không biết bằng cách nào bài hát này lại được "tuồn" sang Liên Xô và các chương trình Việt Ngữ tại Moskva vẫn cho trình bày bài hát, và nhờ vậy Mùa xuân đầu tiên đã không bị lãng quên. Văn Thao, người con trai của Văn Cao, tiết lộ tiếp rằng: "Nhưng cũng thật bất ngờ (không hiểu bằng con đường nào), trong cái năm 1976 ấy Mùa xuân đầu tiên được in ở nước Nga và được Liên Xô trả nhuận bút cho tác giả 100 Rúp. Văn Cao phải viết giấy uỷ quyền qua sứ quán để con gái ông đang học bên đó lĩnh hộ. Ông bảo con gái: "Con cứ lấy mà tiêu, ở nước mình bao lâu nay bố có được biết đến đồng nhuận bút tác phẩm nào đâu." (Hehe).
4. CUỐI ĐỜI
Sau khi Việt Nam tiến hành đổi mới, các tác phẩm của Văn Cao dần được gỡ bỏ cấm đoán. Sau gần 50 năm người miền bắc mới được nghe lại những Buồn tàn thu, Suối mơ, Bến xuân... còn đối với người miền nam thì không lâu như thế, chừng 15 năm thôi. Vì nhạc Văn Cao bị cấm ở miền bắc từ sau 1958 nhưng trong nam vẫn ca hát vang trời, Thái Thanh, Khánh Ly, Hà Thanh .... vẫn hát nhạc Văn Cao hàng đêm trong các phòng trà, thậm chí, quân lực VNCH còn lấy luôn ca khúc Không Quân Việt Nam của ông làm ca khúc "ngành". Năm 1994, Văn Cao có chuyến đi dài vào Tp.HCM, tại đây ông nức tiếng về tài ... uống rượu không địch thủ, từng hạ nốc ao nhiều cao thủ lưu linh trong giới nghệ sĩ TP, ngay cả Trịnh Công Sơn cũng phải ấn tượng. Cũng chuyến đi này, Văn Cao mang theo một loại rượu đặc biệt của ông. Rượu này do một người hâm mộ tự nấu, mỗi năm chỉ nấu một ít đem biếu riêng nhạc sĩ, tính Văn Cao rất thẳng thắn, ông ko bao giờ nhận không của ai, nhưng rượu của người này thì ông nhận. Năm 1994, Văn Cao mang 20 lít rượu đặc biệt này vào Sài Gòn, sau 1 tháng thì hết, phải điện cho con trai Văn Thao mang thêm vào, đến nơi, ông con ngật ngưỡng bước xuống tàu, ông bố lắc đầu thở dài khi nhìn can rượu ... chỉ còn 5 lít.
Cũng như phần lớn những tay sành rượu trên đời, Văn Cao nấu ăn rất ngon, dường như khi đã đặt tay vào làm cái gì, ông đều trổ hết tài hoa vào việc ấy. Con trai cả Văn Thao từng kể về "khiếu ẩm thực" của Văn Cao: “Cha tôi hay có khách nên thường chỉ bảo tôi nấu một số món ngon cho bạn của ông uống rượu. Tôi cũng lấy làm lạ, vì không ngờ một người như ông lại có tài nấu ăn như thế... Nhìn ông chế biến các món ăn một cách thành thục như một đầu bếp thực thụ, tôi vô cùng ngạc nhiên và khâm phục. Những lúc như thế, hình bóng của một người nhạc sĩ không còn hiện diện, tôi chỉ còn thấy hình ảnh của một người cha thân yêu đang hết lòng chăm chút nấu những món ăn ngon cho một đàn con đang tuổi ăn tuổi lớn, trong hoàn cảnh bao cấp thiếu thốn "ăn còn chưa đủ no, lấy đâu ra mà dám đòi ăn ngon". Có lần tôi hỏi ông: "Làm thế nào mà bố lại biết nấu nhiều món ăn ngon thế?". Trầm ngâm một lát, ông mới thủng thẳng nói: "Ai chẳng thích ăn ngon! Nhưng để nấu cho ngon thì không phải ai cũng nấu được. Một miếng thịt cho vào chảo rán lên rồi thái ra chấm nước mắm ăn sẽ không thể bằng miếng thịt được tẩm ướp với một chút muối, mì chính, tỏi và húng lìu rồi mới đem rán. Khi ăn ta chấm với nước mắm chanh ớt, tỏi và một chút hạt tiêu kèm theo vài cọng rau mùi mới thấy hết được giá trị của gia vị đã làm cho miếng thịt rán thơm ngon lên gấp bội. Vì thích ăn ngon nên những khi có điều kiện để mời bạn đến uống rượu là bố phải "lăn vào bếp". Nhìn mọi người ăn ngon miệng là bố thấy vui... Nấu ăn cũng là một nghề đầy tính nghệ thuật".
Sức khỏe của Văn Cao suy yếu nhanh trong những năm cuối đời. Ông không còn ăn được cơm mà chuyển sang ăn loại bột ngũ cốc thường dành cho trẻ em do các cơ quan nội tạng bị hư hỏng nặng. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ bỏ được thú vui uống rượu có từ thời trẻ. Thật giống Cổ Long và Lý Tầm Hoan, hehe...
Ngày 10 tháng 7 năm 1995, sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi, Văn Cao mất tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.
=.=.= Bách Hiểu Sinh =.=.=
#NhanVat

Anh Em Khá Cầm Tay (Em Anh Khá Cầm Tay)

Tác giả: Văn Cao
Anh em khá cầm tay. Mau đến cùng nhau hát nhé. Nơi đây chúng mình ca. Trong gió hòa êm êm. Bao nhiêu gió về đây. Chim chóc về đây hót nhé. A vui sướng làm sao. Ta ngó trời xanh êm. Mà ca hát cười nô. Không biết chi.

Bắc Sơn

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Chưa Biết
Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió. Ðau lòng bao năm sống lầm than đây đó. Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng. Còn vang khe núi tiếng quân oai hùng. Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ. Rồi vùng đồi núi nhờ.

Bài Ca Chiến Sĩ Hải Quân

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Tốp Ca
Toán chiến sĩ thủy quân ra khơi hôm nay. Bờ nước Nam gió khơi nồng máu say. Ra đi không vương thê nhi. Miền Bắc núi tuyết rét mướt. Quen vui trong muôn phân ly. Sống trên ngàn trùng sóng. Thân phơi trên Nam Băng Dương.

Bến Xuân

Tác giả: Văn Cao & Phạm Duy
Ca sỹ thể hiện: Lệ Thu; Thái Hiền; Phạm Cao Tùng
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước. Em đến tôi một lần. Bao lũ chim rừng họp đàn. Trên khắp bến xuân. Từng đôi rung cánh trắng. Khe khẽ ca. U ú ù u ú. Cành đào rung nắng chan hòa. Chim ca thương mến. Chim ngân xa. U ú ù u.

Bến Xuân

Tác giả: Văn Cao & Phạm Duy
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước. Em đến tôi một lần. Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân. Từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú. Cành đào hoen nắng chan hoà! Chim ca thương mến, chim ngân xa u ú ù u ú.

Buồn Tàn Thu (Chinh Phụ Khúc)

Tác giả: Văn Cao
Ai lướt đi ngoài sương gió. Không dừng chân đến em bẽ bàng. Ôi vừa thoáng nghe em. Mơ ngày bước chân chàng. Từ từ xa đường vắng. Đêm mùa thu chết. Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng. Em ngồi đan áo. Lòng buồn vương vấn. Em.

Ca Ngợi Hồ Chủ Tịch

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Quý Dương; Hồng Vy; Quang Thọ; Văn Cao
Người về đem tới ngày vui. Mùa thu nắng toả Ba Đình. Với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời. Người về đem tới xuân đời từ đất nước cằn, từ bùn lầy cả cuộc đời vùng lên. Bao công nhân tiền phong đưa nhân dân.

Chiến Sĩ Hải Quân

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Chưa Biết
Toán chiến sĩ Hài quân ra khơi hôm nay. Bờ nước Nam gió khơi nồng máu say. Ra đi không vương thê nhi. Miền Bắc núi tuyết rét mướt. Quen vui trong muôn phân ly. Sống trên ngàn trùng sóng. Thân phơi trên Nam Băng Dương.

Chiến Sĩ Việt Nam

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Chưa Biết
Bao chiến sĩ anh hùng. Lạnh lùng vung gươm ra sa trường. Quân xung phong, nước Nam đang chờ mong tay người. Hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời. Ngực phi nơi xa kìa nghe súng vang. Bên trời điệu kèn rộn ràng. Là trang.

Cung Đàn Xưa

Tác giả: Văn Cao
Hồn cầm phong sương hình dáng xuân tàn. Ngày dần buông trôi sầu vắng cung đàn. Từ người ra đi chờ vắng tin người. Từ người ra đi là hết mơ rồi. Cung thương là tiếng đàn. Cung nam là tiếng người. Ai oán khúc ca.

Đàn Chim Việt

Tác giả: Văn Cao
Về đây khi gió mùa thơm ngát. Ôi lũ chim giang hồ. Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô. Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca ... Mờ mờ trong nắng ven trời. Chim reo thương nhớ chim ngân xa ... Hồn còn vương vấn về.

Gió Núi

Tác giả: Văn Cao
Gió núi qua mái lều vi vu. Vừng trăng xế lu. Phía cách xa núi mờ ánh sáng. Lời ca hát rằng:. Cùng ngồi lại đây. Ta chờ hơi gió. Là tiếng hát phất phơ từ đâu ? Từ đồi cao tới nơi rừng sâu. Rừng cây với núi vấn vương.

Giữ Trọn Tình Quê

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Chưa Biết
Xin gửi về Nam tấm lòng vàng đã thủy chung này. Là thủy chung này nguyện giữa trọn tình quê. Nhớ khi tết tóc chung tề có ta thì có bạn, là ta đi với bạn tình quê cho vẹn tròn. Nắm đất còn ghi tấm lòng vàng đã dấu tay.

Gò Đống Đa

Tác giả: Văn Cao
Từng đoàn dân chúng trên đế đô tưng bừng đi. Tìm về thăm chốn non nước thiêng trang hùng ghi. Cố bước bước bước bước trên đường thơm gió mát. Ta đi đi đi đi thăm gò xưa chất thây. Ðống Ða còn chốn đây . Nhắc xương đầy.

Hò Kéo Gỗ Bạch Đằng Giang

Tác giả: Văn Cao
Dô tà, Dô ta hò dô ta. Dô ta ơ ..hò dô ta ơ ...hò dô ta. Cùng ư nhau ý a ý a chung hết lòng. Xa ý a.. ý a... hò ơi trên sóng Bạch Ðằng trên sóng Bạch Ðằng. Kìa xa xa là xa bao ức vạn vạn quân thù. Hò dô ta ! Anh em ta.

Không Quân VIỆT NAM

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Hợp Ca; Ban Hùng Ca QLVNCH
Giờ đoàn người từng vượt qua biên giới quyết chiến đấu. Ðã chiếm chiến công ngang trời. Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu. Ði không lo gì xác rơi. Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi. Hối.

Làng Tôi

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Tam Ca Áo Trắng; Ánh Tuyết; Thái Hiền
Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung. Đời đang vui đồng quê yêu dấu. Bóng cau với con thuyền, một giòng sông. Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà, ngày giặc Pháp tới làng triệt.

Mùa Xuân Đầu Tiên

Tác giả: Văn Cao
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về. Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên. Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông. Một trưa nắng cho bao tâm hồn. Rồi dặt dìu mùa xuân theo én.

Ngày Mùa

Tác giả: Văn Cao
Ngày mùa vui thôn trang, lúa reo như hát mừng. Lúa không lo giặc về. Khi mùa vàng thôn quê. Ngày mùa vui thôn xóm, đầy đồng giáo với gươm, súng tì tay anh đứng, em ngừng liềm trông sang. Lúa lúa vàng, đồng lúa.

Sông Lô

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Ánh Tuyết
Sông Lô sông ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u. Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói thu. Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang. Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu.

Suối Mơ (Bài Thơ Bên Suối)

Tác giả: Văn Cao
Suối mơ! Bên rừng thu vắng, giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Ngày chưa đi sao gió vương? Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương. Suối ơi! Ôi nguồn yêu mến, còn ghi khi bóng ai tìm đến. Đàn ai nắn buông lưu.

Thăng Long Hành Khúc Ca

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Quang Hưng
Cùng ngước mắt về phương Thăng Long thành cao đứng. Trông khói sương chiều ám trên dòng sông. Nhị Hà còn kia, Nhị Hà còn đó! Lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông. Tháp đây! Gươm Thần đâu dưới nước biếc. Có chăng!

Thiên Thai

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Ánh Tuyết; Tu Rau; Thanh Thuý
Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng. Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên. Kià đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên. Theo gió tiếng đàn xao xuyến. Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền. Mấy cung trìu mến như.

Thu Cô Liêu

Tác giả: Văn Cao
Thu cô liêu, tịch liêu. Cô thôn chiều ta yêu thu, yêu thu, yêu mùa thu. Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi. Một mùa thu, một mùa thu. Lá rơi, rơi rụng buồn chi lá vàng. Sương ấp lạnh non hương cứng lá. Đã từng.

Tiến Về Hà Nội

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Tốp Ca
Trùng trùng quân đi như sóng. Lớp lớp đoàn quân tiến về. Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng. Cờ ngày nào tung bay trên phố. Trùng trùng say trong câu hát, lấp lánh lưỡi lê sáng ngời. Chúng ta đem vinh quang sức.

Tình Ca Trung Du

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Thùy Dương
Thu trên trung du, đồi xanh lên cỏ non, chè xanh trên đồng xanh. Miền quê núi Thắm. Ở cuối sông một cánh tay sông Hồng, một cánh tay sông Lô. Hai cánh tay như ôm trung du. Em đi lên ca. Trời mây nắng màu hoa và gió.

Trường Ca Sông Lô

Tác giả: Văn Cao
Ca sỹ thể hiện: Thu Minh; Ánh Tuyết
Sông lô sóng ngàn. Việt bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u. Thu ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói thu. Sông lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã. Tàn thôn trang. Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu.

Trường Ca Sông Lô

Tác giả: Văn Cao
Sông Lô sông ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u. Ru ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói Thu. Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang. Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu.

Trương Chi

Tác giả: Văn Cao
I. Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ. Trầm trầm không gian mới rung thành tơ. Vương vất heo may hoa yến mong chờ. Ôi, tiếng cầm ca thu tới bao giờ. Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang, chập chùng đêm khuya.
 
Những Ca khúc Bất Hủ Của Nhạc Sĩ Văn Cao
Xem tiếp...

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 71

 
Duy Khánh – Tình Em Biển Rộng Sông Dài
 
Duy Khánh – Mai Kia Hòa Bình

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể lột tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao, thì vẫn mang sắc thái khát máu của loài quỉ dữ.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Metallica the unforgiven (war music video)
  
Metallica - The Day That Never Comes
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
5 trận chiến không tưởng LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU trong lịch sử quân sự
 
"TRẬN CHIẾN XE TĂNG" lớn nhất lịch sử Nhân Loại giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức

Trận đánh lớn nhất lịch sử chiến tranh

Mùa hè 1942, ngoài mũi nhọn chiến lược về hướng Kavkaz, quân Đức phát xít tổ chức tấn công vào vùng trung lưu sông Đông và hạ lưu sông Volga.

Mục tiêu của chúng là đánh chiếm thành phố Stalingrad, phá vỡ giao thông trên sông Volga và làm chủ hoàn toàn vùng lãnh thổ bên phải Volga.
Đến ngày 17/7/1942, Tập đoàn quân (TĐQ) Đức số 6 của Paulus đã tiến sát tuyến phòng thủ chủ yếu của Hồng quân do TĐQ 62 thuộc Phương diện quân (PDQ) Stalingrad đảm nhiệm, và thực hiện ý đồ bao vây tiêu diệt đơn vị này nhằm đột phá vào Stalingrad, thậm chí vượt sông Đông.
Trận đánh lớn nhất lịch sử chiến tranh
Tất cả những ai có thể cầm súng chiến đấu đều được điều về bảo vệ Stalingrad. Ảnh: Tass
Một giờ đêm 27/7, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin phái Tổng tham mưu trưởng A. Vasilyevsky bay đến mặt trận trực tiếp chỉ đạo và giúp PDQ Stalingrad tổ chức phòng thủ thành phố. Ngày 28/7, với tư cách là Dân uỷ Quốc phòng, Stalin kí Chỉ lệnh số 227 nêu rõ “... Nếu cứ rút lui, chúng ta sẽ không có lúa mì, không có nhiên liệu, không có kim loại, không có nhà máy và công xưởng, không có đường sắt. Khẩu hiệu chủ yếu lúc này của chúng ta là: Không được lùi một bước”.
Những cố gắng và hi sinh của bộ đội đã mang lại kết quả. Địch bị rối loạn trong hành động và tạm thời đánh mất khả năng tiến công, không bao vây được TĐQ 62 mà âm mưu chiếm các bến vượt sông Đông và nhằm tới Stalingrad cũng phá sản.
Bộ Tổng chỉ huy Đức quyết định điều cánh quân vốn đang tiến công theo hướng Kavkaz quay ngoặt xuống phía Nam, cùng cánh quân phía Bắc kẹp toàn bộ Stalingrad vào gọng kìm thép khổng lồ.
Ngày 6/8, quân Đức chuyển sang tiến công. Địch tăng cường sức ép. Hồng quân chiến đấu anh dũng nhưng tình hình ngày một nghiêm trọng. TĐQ 62 bị cắt đứt khỏi các đơn vị khác. Lực lượng Hồng quân hiện có ở Stalingrad không đủ để đánh tan quân địch, cần phải có viện binh.
Ngày 12/9/1942, Hitler quyết định tạm dừng tiến công và chọn “giải pháp trung bình” cho trận Stalingrad. Theo đó, không đặt vấn đề chiếm hẳn thành phố, mà làm cho nó mất hết ý nghĩa là một trung tâm công nghiệp quốc phòng và đầu mối giao thông quan trọng, khi có thời cơ thì lập tức tiến công cơ động qua tuyến cuối cùng được vạch ra trong “giải pháp trung bình”.
Trận đánh lớn nhất lịch sử chiến tranh
Trận chiến Stalingrad được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Tass
Cùng ngày, Stalin có cuộc họp với các tướng G. Zhukov và A. Vasilyevsky. Ba người thống nhất tổ chức phản công, chọc thủng phòng tuyến địch và bao vây tiêu diệt cánh quân Stalingrad của chúng. Quân Đức sẽ phải thực hiện một mũi đột kích từ ngoài vào để giải vây. Khi đó, Hồng quân sẽ bủa vây bằng hai lớp – lớp trong là tuyến bao vây trực tiếp, lớp ngoài là tuyến đánh địch đột kích từ bên ngoài.
Ngày 19/11/1942 bắt đầu giai đoạn 2 của trận đánh, Hồng quân chuyển sang phản công. Sau khi đập tan tuyến phòng thủ hai bên sườn quân địch, Hồng quân phát triển tiến công theo hai hướng và đến ngày 23/11 thì hai cánh quân này gặp nhau, tạo thành một vòng tròn vây chặt 22 sư đoàn quân Đức cùng 160 đơn vị lẻ gồm 330 nghìn quân. Quân Đức phá vây, nhưng các mũi đột kích bị nghiền nát.
Từ ngày 16 đến ngày 30/12, Hồng quân đập tan TĐQ Sông Đông mới được Bộ Chỉ huy Đức vội vã thành lập. Ngày 10/1/1943, Hồng quân bắt đầu chiến dịch Chiếc vòng, lần lượt tiêu diệt quân địch ở phía Tây rồi phía Nam vòng vây, tiếp đó chia cắt quân địch còn lại làm hai mảng để xoá sổ từng mảng một.
Ngày 31/1, cánh quân Đức ở phía Nam do Paulus chỉ huy ngừng kháng cự. Ngày 2/2, cánh quân phía Bắc đầu hàng nốt. 91.000 sĩ quan và binh sĩ Đức bị bắt làm tù binh, gần 140.000 tên bị tiêu diệt trong chiến dịch Chiếc vòng. Còn nếu tính toàn bộ giai đoạn 2 thì phía Đức mất 800.000 quân, 2.000 xe tăng, 10.000 pháo và súng cối cùng 3.000 máy bay.
Trận Stalingrad là trận đánh khổng lồ nhất trong Thế chiến 2 và lịch sử chiến tranh nói chung. Số quân Đức bị tiêu diệt, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích lên đến 1,5 triệu tên, tức một phần tư binh lực trên mặt trận Xô - Đức.
Chiến thắng Stalingrad tạo bước ngoặt quyết định cho Chiến tranh Vệ quốc và Thế chiến 2. Từ đây, Hồng quân Liên Xô giành được ưu thế chiến lược. Thất bại ở Stalingrad làm rung chuyển cả nước Đức, làm các nước chư hầu mất lòng tin vào Đức. Trong khi đó, phong trào chống phát xít ở các nước bị tạm chiếm được khích lệ, bổ sung nguồn năng lượng mới.
Nguyên Phong

Trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh

Trong hai ngày 3 - 4/5/1943 tại Munich, Hitler triệu tập cuộc họp bàn việc giành lại thế chủ động chiến lược bị mất sau thất bại ở Stalingrad, Liên Xô.

Tại cuộc họp, Hitler đã phê chuẩn kế hoạch mở chiến dịch Sitadel do Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức soạn thảo. Mục tiêu là đánh tan các đơn vị Hồng quân Liên Xô ở khu vực Vòng cung Kursk, giành lại quyền chủ động cho quân Đức trên mặt trận Xô - Đức.
Vòng cung Kursk là một dải đất hình lồi có chiều dài khoảng 550km, nằm kẹp giữa Oryol ở phía bắc và Belgorod ở phía nam. Chiếm giữ khu vực này tương ứng là 2 cánh quân phát xít, cánh phải là cụm Tập đoàn quân (TĐQ) Trung tâm do tướng Gunther von Kluge chỉ huy, cánh trái là cụm TĐQ Phương Nam của tướng Erich von Manstein.
Trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Phát xít Đức đã huy động lực lượng xe tăng hùng hậu vào trận Kursk. Ảnh: War History
Trên cơ sở các báo cáo của tình báo quân sự, 2h15 ngày 2/7/1943, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin ra lệnh cho Hồng quân sẵn sàng chiến đấu, bẻ gãy cuộc tấn công quy mô lớn của quân xâm lược “có thể được bắt đầu từ ngày 3 - 6/7/1943”. Các nguyên soái Zhukov và Vasilyevsky trực tiếp chỉ đạo tác chiến.
Mờ sáng 5/7/1943, quân phát xít triển khai tiến công trên toàn mặt trận. Hồng quân chủ trương trước hết phòng thủ chặt chẽ để tiêu hao sinh lực địch, rồi sau chớp thời cơ phản kích và tiến công. Dưới quyền các tướng Xô-viết (Rokossovsky, Vatutin, Konev) có 1.336.000 quân, hơn 19.000 pháo và súng cối, 3.444 xe tăng và pháo tự hành, 2.172 máy bay chiến đấu.
Phía quân Đức, các tướng Kluge và Manstein được Hitler dồn cho 70% các sư đoàn tăng (2.700 chiếc) và trên 65% máy bay (2.050 chiếc) đang có mặt trên mặt trận Xô - Đức cùng 900.000 quân, 10.000 pháo và súng cối.
Tính toán chiến thuật của quân Đức hoàn toàn đơn giản: Từ hai mặt đối diện của chỗ lồi Vòng cung, chúng đột phá cùng lúc vào khu vực phòng ngự của Hồng quân, đồng thời từ 2 phía bắc và nam mở những mũi đột kích mà điểm giao nhau là Kursk, để chia cắt và tiêu diệt các đơn vị Xô-viết ở đây.
Mặt trận phòng thủ của Hồng quân chia làm 2 tuyến gồm 5 - 6 dải phòng ngự sâu 250 - 300km. Trước lúc địch tấn công, pháo binh Liên Xô đã tổ chức bắn dọn đường, gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị xung kích Đức làm chúng phải lùi thời điểm bắt đầu tấn công mất 2,5 - 3 giờ.
Sau 7 ngày tiến công, quân Đức chỉ tiến sâu nhất được 35km ở mạn Belgorod. Trên hướng này, ở khu vực Prokhorovka, ngày 12/7/1943 đã diễn ra trận đấu tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh với sự tham chiến của 1.500 xe tăng và 1.000 máy bay của cả hai bên, trong đó quân phát xít mất 400 xe tăng và hơn 10.000 binh sĩ.
Trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
Trong trận Kursk với trận đấu tăng vĩ đại nhất lịch sử chiến tranh, Hồng quân đã đánh tan 30 sư đoàn Đức, bao gồm 7 sư đoàn xe tăng. Ảnh: Bảo tàng quân sự Đức
Sau trận đấu tăng đó, không mở được đột phá chiến dịch, lại bị tổn thất nặng nề, đại bộ phận các đơn vị địch phải chuyển sang phòng ngự và ngày 16/7 bắt đầu phải lùi về vị trí xuất phát.
Ngày 12/7, sau khi khôi phục được các dải phòng ngự và hất quân Đức về tuyến xuất phát tiến công, trong khi vẫn diễn ra những trận đánh của giai đoạn phòng ngự, Hồng quân bắt đầu giai đoạn 2 – giai đoạn tiến công của trận Kursk.
Với mục tiêu đập tan cánh quân Oryol của cụm TĐQ Trung tâm và xoá bỏ góc lồi mạn Oryol của Vòng cung, các đơn vị Liên Xô nhằm hướng Oryol tiến quân và ngày 5/8/1943 giải phóng thành phố này. Tiếp tục truy kích, ngày 17 - 18/8, Hồng quân tiến đến sát tuyến phòng thủ của địch ở ngoại vi Bryansk, tiêu diệt 15 sư đoàn địch và tiến sâu 150km về phía tây.
Từ ngày 3 - 23/8/1943 diễn ra chiến dịch Belgorod – Kharkov, chiến dịch cuối cùng của giai đoạn 2 và của cả trận Kursk. Quân Đức dựa vào tuyến phòng thủ xây dựng sẵn, sâu đến 90km, chống trả quyết liệt. Nhưng ngay trong ngày đầu tiên, dải phòng ngự chiến thuật của chúng đã bị xuyên thủng.
Ngày 5/8/1943, Belgorod được giải phóng. Ngày 23/8, Hồng quân tiến vào Kharkov, 15 sư đoàn phát xít bị tiêu diệt. Hồng quân đẩy lùi quân phát xít sâu 140km và mở rộng dải tiến công đến 300km, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng mạn bờ trái sông Dnieper của Ukraina.
Tính chung, trong trận Kursk với trận đấu tăng vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh, Hồng quân đã đánh tan 30 sư đoàn Đức bao gồm 7 sư đoàn xe tăng. Quân Đức mất 500.000 sĩ quan và binh sĩ, 1.500 xe tăng, 3.700 máy bay và 3.000 súng pháo. Chiến lược tấn công của Đức bị phá sản hoàn toàn.
Nguyên Phong

Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã?

Trung Hiếu |

Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã?
Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô chiến đấu trên đường phố Berlin vào tháng 4/1945. Ảnh: DPA.

Mỹ và Anh cũng định công phá Berlin nhưng rốt cuộc chỉ có quân đội Liên Xô mới thực hiện được việc đánh chiếm thành phố này trong Thế chiến 2.

Trận chiến Berlin là chiến dịch quân sự quy mô lớn cuối cùng diễn ra ở châu Âu trong Thế chiến 2. Lực lượng đồng minh Anh và Mỹ đã không tham gia chiến dịch này, nên quân đội Liên Xô đã một mình tiến công Berlin (Đức).
Trận Berlin cũng là một trong các trận đánh lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trận này bắt đầu vào ngày 16/4/1945 ở ngoại ô Berlin. Vào ngày 25/4/1945, binh sĩ Xô viết đã vào đươc bên trong thủ đô của Đệ tam Đế chế (tức chế độ phát xít Đức Quốc xã). Khoảng 3,5 triệu người lính thuộc hai phe tham gia trận chiến này, sử dụng hơn 50.000 vũ khí và 10.000 xe tăng.
Vì sao các lực lượng Đồng minh khác không tham chiến ở Berlin?
Quân Liên Xô công kích Berlin khi lực lượng còn lại của phe Đồng minh vẫn nằm ở vị trí hơn 100km bên ngoài thủ đô Berlin.
Vào năm 1943, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố rằng “Mỹ phải chiếm được Berlin”. Thủ tướng Anh Winston Churchill nhất trí rằng thủ đô Đức Quốc xã không được rơi vào tay Liên Xô. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 1945, các lực lượng Đồng minh này đã không có động thái nào để chiếm thành phố này. Sử gia Anh John Fuller gọi đây là “một trong các quyết định kỳ lạ nhất từng thấy trong lịch sử quân sự”.
Dẫu vậy, quyết định trên của Anh và Mỹ là có động cơ của nó. Trong một cuộc phỏng vấn với Russia Beyond, sử gia Nga Andrei Soyustov cho biết, có ít nhất 2 lý do khiến họ quyết định như vậy.
Thứ nhất, theo các thỏa thuận sơ bộ, bao gồm thỏa thuận đạt được ở Yalta, Berlin nằm trong khu vực tác chiến quân sự của Liên Xô. Đường phân giới giữa Liên Xô và phần còn lại của phe Đồng minh đi dọc theo sông Elbe.
“Việc cố xông vào Berlin chỉ để giành vị thế có thể phản tác dụng và khiến Liên Xô quyết định không tiến đánh phát xít Nhật Bản nữa” – sử gia này giải thích.
Lý do thứ hai để Anh và Mỹ không tiến công đô thị lớn này là quân Đồng minh đã hứng chịu nhiều thương vong vào cuối Thế chiến 2. Trong thời kỳ từ cuộc đổ bộ Normandy đến tháng 4/1945, phe Đồng minh thấy mình “có thể tránh việc phải tiến công vào các thành phố lớn”.
Trong khi đó thương vong của Liên Xô trong trận chiến Berlin thực sự rất cao, với 80.000 quân nhân bị thương và ít nhất 20.000 người bị chết (chưa kể nhiều người bị mất tích – ND). Phía Đức cũng chịu tổn thất lớn tương tự.
Tiến công trong đêm với sự hỗ trợ của đèn pha cực mạnh
Thủ đô Berlin bị tiến đánh bởi 3 phương diện quân Liên Xô. Nhiệm vụ khó khăn nhất được giao cho Phương diện quân Belarus số 1, do Georgy Zhukov chỉ huy. Họ phải tấn công các vị trí kiên cố của Đức ở Cao nguyên Seelow nằm ở ngoại vi Berlin.
Cuộc tiến công bắt đầu vào đêm 16/4 với loạt đạn pháo bắn cấp tập mạnh mẽ chưa từng có. Sau đó không cần đợi đến sáng, xe tăng (có bộ binh đi kèm) xung trận.
Cuộc tiến công diễn ra với sự hỗ trợ của các dàn đèn pha cực mạnh được bố trí phía sau lưng lực lượng xung kích. Nhưng ngay cả khi áp dụng chiến thuật khôn ngoan này, phía Liên Xô cũng vẫn mất vài ngày mới chiếm xong Cao nguyên Seelow.
Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã? - Ảnh 1.
Các pháo đội Hồng quân ở khu vực Cao nguyên Seelow, tháng 4/1945. Ảnh: Getty.
Ban đầu có tới 1 triệu quân Đức được tập trung quanh Berlin. Tuy nhiên chúng đã gặp phải một lực lượng Hồng quân đông gấp 2,5 lần.
Ngay từ đầu chiến dịch Berlin, quân Liên Xô đã chia cắt thành công đa phần lực lượng quân Đức này với thành phố Berlin.
Do vậy, Hồng quân chỉ vấp phải khoảng vài trăm ngàn quân địch ở trong nội đô Berlin, bao gồm cả lực lượng dân quân (Volkssturm) và lực lượng thuộc Đoàn Thanh niên Hitler. Ngoài ra còn các đơn vị SS (Đức) được kéo về từ các nước châu Âu khác nhau.
Vai trò đặc biệt của xe tăng Liên Xô trong thành phố Đức
Lực lượng quân sự của Hitler tổ chức 2 tuyến phòng ngự bên trong Berlin. Nhiều ngôi nhà ở đây có cả boong-ke. Với lớp tường dày, các ngôi nhà này trở thành các thành trì vững chắc, khó công phá.
Mối đe dọa lớn đối với lực lượng Xô viết tiến phía trước là các vũ khí chống tăng, súng bazooka, và lựu đạn của địch do phía Liên Xô chủ yếu dựa vào các xe thiết giáp trong chiến dịch này. Trong môi trường tác chiến đô thị, nhiều xe tăng đã bị đối phương phá hủy.
Sau chiến tranh, các tư lệnh của chiến dịch công phá Berlin thường bị chỉ trích là dựa quá nhiều vào xe thiết giáp.
Tuy nhiên theo phân tích của sử gia Soyustov, trong điều kiện cụ thể khi ấy, việc sử dụng xe tăng là hợp lý. “Nhờ có việc sử dụng lượng lớn xe thiết giáp, quân đội Liên Xô đã tạo ra được một bộ phận cơ động mạnh hỗ trợ cho các binh sĩ tiến ở tuyến trước, giúp họ đột phá qua các chướng ngại vật để vào trung tâm thành phố”.
Chiến thuật sử dụng trong trận Berlin dựa trên kinh nghiệm từ trận Stalingrad. Quân Liên Xô lập ra các đơn vị tấn công đặc biệt, trong đó xe tăng đóng vai trò trọng yếu. Hoạt động cơ động điển hình như sau: Bộ binh di chuyển dọc hai bên phố, kiểm tra cửa sổ ở hai bên, để nhận diện các trở ngại nguy hiểm đối với xe tăng, như là các vũ khí được ngụy trang, các chướng ngại vật, và các xe tăng ẩn mình dưới đất.
Nếu bộ binh phát hiện ra các mối nguy hiểm như vậy ở phía trước, họ sẽ đợi pháo tự hành hoặc xe tăng tiến tới. Khi tới nơi, các xe thiết giáp này sẽ nỗ lực tiêu diệt các công sự Đức bằng hỏa lực bắn thẳng ở cự ly gần. Tuy nhiên có những tình huống bộ binh không theo kịp xe thiết giáp và do vậy, xe tăng bị cô lập với lực lượng yểm trợ và dễ dàng trở thành mồi ngon cho pháo chống tăng của Đức.
Đánh chiếm trụ sở Quốc hội Đức
Đỉnh điểm chiến dịch Berlin là trận chiến ở trụ sở Quốc hội Đức Quốc xã (Reichstag). Khi ấy, đây là tòa nhà cao nhất ở trung tâm thành phố Berlin và việc đánh chiếm nó có ý nghĩa biểu tượng cao.
Nỗ lực đánh chiếm Reichstag vào ngày 27/4/1945 đã thất bại và giao tranh kéo dài thêm 4 ngày nữa. Bước ngoặt xảy đến vào ngày 29/4 khi Hồng quân chiếm được trụ sở Bộ Nội vụ Đức nằm trên một khoảnh đất lớn. Quân Liên Xô cuối cùng chiếm được trụ sở Quốc hội Đức vào tối ngày 30/4.
Sáng sớm ngày 1/5, lá quân kỳ của Sư đoàn Súng trường số 150 được phất cao trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Lá cờ này về sau được gọi là Lá cờ Chiến thắng.
Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã? - Ảnh 2.
Lá cờ Chiến thắng của Hồng quân được phất trên nóc trụ sở Quốc hội Đức Quốc xã vào năm 1945. Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Đa phương tiện Moscow.
Vào ngày 30/4, trùm phát xít Adolf Hitler tự sát bên trong boong-ke cố thủ. Cho đến phút cuối, Hitler vẫn hy vọng lực lượng quân sự ở các khu vực khác trên lãnh thổ Đức sẽ đến giải cứu y ở Berlin nhưng điều này đã không xảy ra. Quân đội Đức đầu hàng vào ngày 2/5.
Giải đáp câu hỏi về tính cấp thiết của trận đánh Berlin
Khi tính toán thương vong trong trận chiến Berlin đẫm máu, một số sử gia nghi ngờ về tính cần thiết của một cuộc tiến công như vậy.
Theo ý kiến của sử gia Yuri Zhukov, sau khi quân Liên Xô và quân Mỹ gặp nhau tại sông Elbe, vây quanh các đơn vị Đức ở Berlin thì có thể Hồng quân không cần phải tiến công vào thủ đô Đức Quốc xã.
Sử gia Yuri Zhukov cho rằng: “Tư lệnh Georgy Zhukov… có lẽ chỉ cần siết chặt phong tỏa từng giờ… Nhưng trong cả một tuần lễ, ông ấy đã hy sinh không thương tiếc hàng ngàn người lính Xô viết… Ông đạt được mục tiêu buộc Berlin đầu hàng vào ngày 2/5. Nhưng nếu việc này xảy ra không phải vào ngày 2/5 mà là ngày 6/5 hoặc 7/5 thì hàng chục ngàn binh sĩ của chúng ta có thể đã được cứu sống”.
>> Xem thêm: Loạt bài về Hitler trong hầm ngầm cố thủ khi Hồng quân tiến công Berlin
Tuy nhiên có các quan điểm phản bác lại cách nhìn nhận này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu Hồng quân chỉ dừng lại ở việc bao vây Berlin, họ có thể đánh mất thế chủ động chiến lược trước quân Đức.
Các nỗ lực của phát xít Đức trong việc phá vây từ trong ra và từ ngoài vào có thể dẫn tới mức độ thương vong tương tự cho quân đội Xô viết, theo sử gia Soyustov. Hơn nữa cũng không rõ sẽ phải mất bao lâu nếu tiến hành một cuộc phong tỏa như vậy.
Soyustov chỉ ra rằng nếu trì hoãn chiến dịch Berlin thì có thể nảy sinh các vấn đề chính trị giữa các lực lượng Đồng minh. Rõ ràng vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, các đại diện của Đệ tam Đế chế đã cố gắng đàm phán một thỏa thuận hòa bình riêng rẽ với Mỹ và Anh. Soyustov tin rằng trong hoàn cảnh đó, “không ai có thể dự báo việc phong tỏa Berlin sẽ phát triển theo hướng nào”.

Xem tiếp...