Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 26

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa quan tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng  học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế, theo những người công sản bảo thủ, trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên tế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản.  Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công,kể cả nước Nga, mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội luôn có xu hướng quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nghĩa là phải chấp nhận sự tồn tại của giai cấp tư sản như một tất yếu.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế?  Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, có những người khởi xướng thấm đẫm lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ", hướng  đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh tiêu trừ giai cấp tư sản bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường, dung túng trở lại giai cấp tư sản để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang. Đó là điều không thể phủ nhận!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy. Chính xác, cách mạng vô sản là một hoạt động tự giác, duy ý chí cho mục đích ấy trong điều kiện xã hội mà chủ nghĩa tư bản, do tác động của nhiều yếu tố tự nhiên - xã hội, vẫn đang hoạt động để hoàn thiện mình một cách mù quáng.
-Cuối cùng, ngày nay, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo  XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh". Ngày nay, hầu như tất cả các nước phát triển hay không phát triển, cộng sản hay không cộng sản, nhiều hay ít, nhất là các nước bắc Âu như Đan Mạch, Bỉ, Phần Lan... đều xây dựng xã hội thỏa mãn mục đích ấy.
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân.
-Giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng tư bản chủ nghĩa! 
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh, nên không phải thấy nó phát triển mù quáng là tưởng tốt! 
-Tưởng tượng, sau khi thống nhất đất nước, nước ta bước vào công cuộc xây dựng kinh tế không theo mô hình CNXH thì sao nhỉ? 

-YÊU TỔ QUỐC NGHĨA LÀ YÊU DÂN VÌ DÂN LÀ GỐC CỦA TỔ QUỐC!
-TRONG MỌI THỜI ĐẠI, CHƯA CÓ NGƯỜI DÂN NÀO ĐIÊN RỒ ĐẾN NỖI BỖNG NHIÊN ĐỨNG LÊN CHỐNG CHÍNH QUYỀN!
-TRONG LỊCH SỬ CHƯA CÓ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH DẬT NÀO KHÔNG CẦU ĐẾN SỨC DÂN, KHÔNG CÓ SỰ HY SINH XƯƠNG MÁU CỦA DÂN MÀ THẮNG LỢI.
-TUÂN THEO PHÁP LUẬT MÁY MÓC LÀ PHẢN DÂN, HẠI NƯỚC, VÌ PHÁP LUẬT LUÔN PHIẾN DIỆN TRƯỚC CUỘC SỐNG VÀ ẨN CHỨA SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC CỦA TẦNG LỚP THỐNG TRỊ, HAY "Chỗ kết thúc của pháp luật là nơi bắt đầu của chuyên chế" Peter (Anh) VÀ "Pháp luật không sinh ra những nhân vật vĩ đại, chỉ có tự do mới có thể tạo nên vĩ nhân và anh hùng" -  Cicero (La Mã)!
-CUỘC SỐNG CON NGƯỜI, DÙ BÊN "TA" HAY BÊN "NÓ", ĐỀU LÀ TỐI THƯỢNG! MỘT CHÍNH QUYỀN XA RỜI LÒNG DÂN SẼ TRỞ NÊN ÁC ĐỘC, COI RẺ CÁI CHẾT, DỄ DẪN ĐẾN ĐÀN ÁP, CHỌN ĐÀN ÁP LÀ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN SỐ MỘT, ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI.
-KHÔNG CÓ CÁI NGU NÀO TỆ HƠN CÁI NGU LÃNH ĐẠO "ĐẦU ĐẤT"!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Điểm mặt đại dự án thua lỗ của Bộ Công Thương lọt tầm ngắm Bộ Công an

authorThanh Phong Thứ Hai, ngày 23/09/2019 17:14 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (UBQLVNN) đã có báo cáo số 1277 về việc xử lý các tồn tại yếu kém ở một số dự án, doanh nghiệp của ngành Công thương. Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bị can tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng tại một số dự án trên.


   
Cụ thể, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu Uỷ ban) đã rà soát, tổng hợp các hồ sơ của 11/12 dự án, nhà máy từ bộ Công Thương. Qua đó, Siêu Uỷ ban đánh giá, mặc dù số lượng nhiệm vụ mà các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành chiếm 75,36%, nhưng các khó khăn mấu chốt vẫn nằm ở 17 nhiệm vụ quá hạn mà chưa hoàn thành.
Theo báo cáo của Siêu Uỷ ban, đối với 6 nhà máy, dự án hoạt động trở lại thì có 2 đơn vị có lãi (DAP số 1 Hải Phòng và Nhà máy thép Việt-Trung), 4 đơn vị đã giảm lỗ theo từng năm nhưng hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn vì thiếu vốn, gánh nặng nợ nần nên chưa thể thực hiện thoái vốn Nhà nước (gồm đạm Hà Bắc, nhà máy DAP số 2 Lào Cai, đạm Ninh Bình, Công ty DQS).
Theo thông tin từ Bộ Công an, các dự án Polyester Đình Vũ, Nhà máy sinh học Ethanol Phú Thọ, Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên đã bị đã khởi tố vụ án, bị can về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, Bộ Công an cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá các kết luận thanh tra để xử lý ở hàng loạt dự án như: Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol Quảng Ngãi, Nhà máy đạm Ninh Binh, Nhà máy công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, bột giấy Phương Nam, Nhà máy sản xuất phân DAP số 2 Lào Cai.
 diem mat dai du an thua lo cua bo cong thuong lot tam ngam bo cong an hinh anh 1
"Giải pháp tốt nhất đối với  Ethanol Phú Thọ lúc này là nên cho phá sản." ông Lê Mạnh Hùng - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đánh giá.
Ethanol Phú Thọ là dự án nguyên liệu sinh học nhằm sản xuất ethanol làm nguyên liệu phối trộn tạo xăng sinh học. Dự án do Công ty CP PVB thực hiện từ tháng 7/2009, trên diện tích 50ha (chủ yếu là đất trồng lúa của nhân dân 3 xã Cổ Tiết, Tam Cường, Văn Lương - huyện Tam Nông, Phú Thọ). Dự án có vốn đầu tư ban đầu khoảng 1.317 tỷ đồng, sau điều chỉnh lên hơn 2.400 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện dự án, cơ quan Công an đã tiến hành điều tra xử lý vi phạm và đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015 xảy ra tại Công ty cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) khi thực hiện Dự án nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can, trong đó có nguyên Tổng giám đốc PVB; khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ.
Bộ Công an thông tin thêm, qua quá trình mở rộng điều tra, cơ quan chức năng tiến hành khởi tố bắt tạm giam 1 bị can (nguyên Chủ tịch HĐQT PVN) và khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự.
 diem mat dai du an thua lo cua bo cong thuong lot tam ngam bo cong an hinh anh 2
Hiện trạng ngổn ngang của dự án mở rộng giai đoạn 2 công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO)
Dự án mở rộng giai đoạn 2 công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) hiện đang lâm vào tình trạng “cực kỳ khó khăn”. Theo báo cáo đánh giá của HĐQT Gang thép Thái Nguyên, đầu năm 2019, Tisco đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng tài chính dẫn tới phá sản nếu không có sự “giải cứu” của Chính phủ, các ngân hàng và các cấp có thẩm quyền.
Vừa qua, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam 5 bị can được xác định có sai phạm tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Công ty TISCO).
Trong số này, hai cựu lãnh đạo của Tổng Công ty thép Việt Nam là ông Mai Văn Trinh (cựu chủ tịch HĐQT) và Đậu Văn Hùng (cựu tổng giám đốc) cùng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Ba bị can khác là cựu lãnh đạo TISCO gồm Trần Trọng Mừng (cựu tổng giám đốc), Trần Văn Khâm (cựu chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc) và Ngô Sỹ Hán (cựu phó tổng Giám đốc, trưởng ban quản lý dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2) cùng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
 diem mat dai du an thua lo cua bo cong thuong lot tam ngam bo cong an hinh anh 3
Dự án xơ sợi Đình Vũ trị giá hàng trăm triệu USD hiện vẫn đang đắp chiếu.
Sau khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc năm 2016 phát hiện trong quá trình triển khai dự án xơ sợi Đình Vũ, PVTEX đã không tổ chức thẩm định, tính toán kỹ, tăng tổng mức đầu tư không đúng với chi phí, tính sai chi phí... trị giá khoảng 38,7 triệu USD khiến dự án bị đội vốn lên hơn 363 triệu USD.
Đáng chú ý, PVN với tư cách là bên có vốn chi phối tại PVTEX đã có nhiều vi phạm như: không kiểm tra, đôn đốc, giám sát kịp thời để đảm bảo dự án thực hiện đúng quy định pháp luật. Trong bối cảnh dự án thua lỗ, năm 2014, PVN vẫn phóng tay mua lại 34,2 triệu cổ phần của Vinatex và Tổng công ty CP Phong Phú tại PVTEX không đúng quy định pháp luật gây khoản lỗ hơn 1.400 tỷ đồng tại dự án.
Liên quan đến dự án này, Thanh tra Chính đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an kiến nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với các dấu hiệu tội phạm về cố ý làm trái và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.



Công an Đồng Nai có dấu hiệu lạm quyền?



Công an Đồng Nai có dấu hiệu lạm quyền?
(PL)- Bộ Công an ra văn bản yêu cầu Công an tỉnh Đồng Nai điều tra, xử lý một vụ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng gần 10 năm qua, cơ quan này vẫn chưa có kết luận. 
Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12) VKSND Tối cao vừa chuyển hồ sơ một vụ việc đến CQĐT VKSND Tối cao. Mục đích chuyển hồ sơ là để CQĐT VKSND Tối cao tiếp tục điều tra những dấu hiệu của tội lạm quyền trong thi hành công vụ xảy ra tại Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai.
Công an Đồng Nai có dấu hiệu lạm quyền? - ảnh 1
Ông Sơn còn làm đơn khiếu nại gửi Công an tỉnh Đồng Nai vì cơ quan CSĐT có sai phạm, lạm quyền. Ảnh: VŨ HỘI
Bộ Công an chỉ đạo, gần 10 năm vẫn lặng im?
Cụ thể, ngày 14-1-2010, Cơ quan CSĐT Bộ Công an có văn bản gửi Đại tá Nguyễn Phi Hùng, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai, với nội dung: “Chuyển vụ việc ông Quang Vĩnh Thuận và Nguyễn Ngọc Tuyết có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai”.
Theo văn bản của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, năm 2007, Công ty cổ phần Gạch ngói tuynel Thiện Tân (trụ sở tại TP Biên Hòa, Đồng Nai) được thành lập do ông Trần Văn Sơn là giám đốc, bà Nguyễn Ngọc Tuyết làm chủ tịch HĐQT, ông Quang Vĩnh Thuận và ông Nguyễn Văn Tuấn là thành viên.
Ngày 29-11-2007, để vay 3,4 tỉ đồng của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Đồng Nai, vợ chồng ông Thuận đã lập hồ sơ, chữ ký giả mạo. Trong khi đó, tài sản nhà máy này trước đó vợ chồng ông Thuận cũng đã thế chấp cho Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Đồng Nai để vay 7,5 tỉ đồng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định vợ chồng ông Thuận làm giả các giấy tờ để vay của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Đồng Nai 3,4 tỉ đồng nhưng không chuyển về Công ty cổ phần Gạch ngói tuynel Thiện Tân mà sử dụng riêng. Đây là hành vi gian dối, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần được làm rõ.
X
Do vụ việc xảy ra tại tỉnh Đồng Nai nên Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục điều tra, xử lý và có báo cáo để Cơ quan CSĐT Bộ Công an phối hợp chỉ đạo. Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai không có kết luận; các kết luận, lời khai của những người liên quan đã bị “ém” gần 10 năm qua. 
Công an Đồng Nai có dấu hiệu lạm quyền? - ảnh 2
VKSND Tối cao xuống làm việc tại Nhà máy gạch ngói tuynel Thiện Tân. Ảnh: VŨ HỘI
Đẩy một giám đốc vào vòng lao lý
Sau khi thành lập, Công ty cổ phần Gạch ngói tuynel Thiện Tân hoạt động một thời gian thì các bên nảy sinh tranh chấp, phía ông Thuận giữ con dấu và cuốn hóa đơn giá trị gia tăng của công ty. Vì vậy, nhà máy gạch không thể xuất hóa đơn bán hàng và đóng thuế.
Ngày 9-8-2010, ông Sơn đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố, bắt tạm giam về tội trốn thuế, các quyết định đều được VKSND tỉnh Đồng Nai phê chuẩn. Sau 114 ngày bắt giam, vụ án được đình chỉ điều tra bị can vì hành vi ông Sơn không cấu thành tội phạm. Sau đó VKSND tỉnh Đồng Nai đã thương lượng bồi thường oan cho ông Sơn 400 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Sơn còn làm đơn khiếu nại gửi Công an tỉnh Đồng Nai vì cơ quan CSĐT có sai phạm, lạm quyền trong việc bàn giao toàn bộ tài sản của ông cùng nhà máy gạch cho ông Thuận trông coi, quản lý. Công an tỉnh Đồng Nai cho rằng việc bàn giao đó là đúng quy định. Vì vậy, ông Sơn khiếu nại lên VKSND Tối cao.
Mới đây, VKSND Tối cao có kết luận và xác định điều tra viên của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai lập biên bản giao tài sản tại nhà máy gạch cho người khác, trong khi đó nhà máy gạch đã được bán cho Công ty Thiện Tân. Mặt khác, cơ quan công an không có bất kỳ quyết định nào theo thủ tục tố tụng hình sự về việc thu giữ tài sản của Công ty Thiện Tân, cũng như tài sản của ông Sơn và các cá nhân khác thuộc Công ty Thiện Tân.
Theo Vụ 12 VKSND Tối cao, hành vi nêu trên của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai không đúng quy định pháp luật, có dấu hiệu của tội lạm quyền trong thi hành công vụ. Vì thế, CQĐT VKSND Tối cao xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
VŨ HỘi
                  Xác định danh tính kẻ chống lưng cho vợ chồng Đường Nhuệ lộng hành, tác oai tác quái

Vụ án Đường "Nhuệ": Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, nếu có tình trạng bảo kê, chống lưng sẽ xử lý ngay

Hà Giang, Theo Tổ Quốc 09:22 15/04/2020

Trả lời Báo điện tử Tổ Quốc chiều tối 14/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, "Kể từ hôm xảy ra vụ việc, Bộ Công an đã có chỉ đạo liên tục đối với công an tỉnh Thái Bình".

Những ngày này, thông tin Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH Đường Dương (Nguyễn Thị Dương và Nguyễn Xuân Đường (Đường "Nhuệ"), ở 366 Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, Thái Bình) và 4 đồng phạm về tội "cố ý gây thương tích" đang được dư luận quan tâm, đánh giá rất cao, ghi nhận những chiến công bước đầu của lực lượng Công an nhân dân, Công an Thái Bình.
Điều đáng nói là từ vụ việc này, dư luận đang mong chờ cơ quan điều tra sẽ tiếp tục làm rõ hàng loạt các hành vi có dấu hiệu phạm pháp khác của cặp vợ chồng đại gia này như: cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản không minh bạch... vốn gây nhiều bức xúc cho người dân tỉnh Thái Bình nhiều năm qua.
Vụ án Đường Nhuệ: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh, nếu có tình trạng bảo kê, chống lưng sẽ xử lý ngay - Ảnh 1.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng cho biết, kể từ hôm xảy ra vụ án, Bộ Công an đã có chỉ đạo liên tục đối với công an tỉnh Thái Bình. Ảnh: Tiến Tuấn
Chia sẻ nhanh với Báo Điện tử Tổ Quốc về những chỉ đạo của Bộ Công an đối với vụ án trên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, đấu tranh với tội phạm là công việc của ngành công an nên ngay khi vụ án xảy ra lãnh đạo Bộ Công an đã có chỉ đạo ngay và liên tục đối với Công an tỉnh Thái Bình. Hiện vụ án đang trong quá trình điều tra. Lực lượng công an đang tập trung khẩn trương điều tra theo quy định của pháp luật.
Về câu hỏi phóng viên đặt ra là liệu có vấn đề bảo kê, chống lưng cho băng nhóm Đường "Nhuệ" hay không, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết: "Sự việc đang được điều tra, nếu có tình trạng này sẽ phải xử lý ngay. Người dân có thể đặt ra rất nhiều tình huống nhưng tất cả đều phải làm việc, điều tra theo quy định của pháp luật".
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, lực lượng công an đang trực tiếp điều tra các vụ án cần phải chấp hành các quy định trong quá trình điều tra để ngăn chặn tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người dân để làm sao giảm được tội phạm trong xã hội.
"Đối với vụ việc đã xảy ra rồi thì phải khẩn trương đấu tranh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật", Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu.
Trước đó, trao đổi với Báo Điện tử Tổ Quốc về vụ việc này, một lãnh đạo Công an Tỉnh Thái Bình cũng cho biết, vụ án đang trong quá trình điều tra. Đặc biệt, hai đối tượng trong băng nhóm này rất cộm cán, đàn em của chúng ở bên ngoài còn rất nhiều nên lực lượng công an phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ phức tạp.
Lực lượng công an tỉnh đang tập trung củng cố các chứng cứ liên quan đến vụ việc gây thương tích, bắt tất cả những trường hợp có liên quan đến vụ việc, còn những vấn đề, vụ việc khác thì sẽ tiếp tục nghiên cứu sau.
"Vụ việc được phát hiện qua đơn thư tố giác của người bị hại, nhưng thực tế chúng tôi đã có chủ trương, sự chủ động xử lý từ trước", lãnh đạo này nói.
Còn về việc liệu có cán bộ chống lưng, bảo kê cho băng nhóm này hoạt động hay không, lãnh đạo công an cho hay, hiện lực lượng công an anh em đang tiến hành điều tra tích cực với tinh thần là làm kiên quyết, đúng pháp luật, tội đến đâu sẽ bị xử đến đấy và chắc chắn sẽ không có ai can thiệp được việc này.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an):
Việc một số quan chức tỉnh, lãnh đạo các các Bộ ngành bảo kê cho doanh nhân, công ty tư nhân... trong các hoạt động làm ăn, kinh doanh là không hiếm. Bởi nếu không có quan chức bảo lãnh thì ai dám ngông nghênh.
Trên thực tế, một số vụ việc có tính chất bảo kê cũng đã được đem ra xử lý, gần đây nhất là vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ có sự bảo kê từ ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an) và Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Còn đối với băng nhóm Đường "Nhuệ", tôi đặt câu hỏi là tại sao những nhân vật này hoạt động công khai như: cho vay nặng lãi, bảo kê, mua bán bất động sản không minh bạch... trong thời gian lâu như vậy mà không bị xử lý sớm?
Theo tôi, vụ việc xảy ra trên địa bàn quận huyện, hoặc tỉnh thì phải xác định rõ trách nhiệm của những người đứng đầu. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình phải có trách nhiệm chỉ đạo cấp dưới xem xét, xử lý việc này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét