CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 164

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Đây Chính Là Cách Cha Ông Ta DÙNG MÁU Để Bảo Vệ Vững Chắc Biên Giới Trong Lịch Sử Việt Nam

Rợn người trước những việc làm 'quái đản' của 5 hoàng hậu tàn ác nhất lịch sử Trung Quốc

Nhung Đỗ, Theo nguoiduatin.vn 07/04/2020 18:30:19(GMT+7)

Rợn người trước những việc làm 'quái đản' của 5 hoàng hậu tàn ác nhất lịch sử Trung Quốc

(Techz.vn) Dưới đây là 5 bà hoàng hậu tàn ác nhất lịch sử Trung Quốc với những việc làm vô cùng máu lạnh khiến ai đọc cũng phải rùng mình và khiếp sợ.

Lã Hậu - Hoàng hậu độc ác nhất Trung Hoa


 Ảnh minh họa Lã Hậu

Lã Hậu (Lã Trĩ) được biết đến là hoàng hậu đầu tiên của lịch sử Trung Quốc và được các sử gia đánh giá rất cao về tài năng chính trị lẫn quân sự khi giúp Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Hán và còn sinh cho ông 2 người con 1 trai 1 gái. Sau khi Lưu Bang lên ngôi hoàng đế ông đã phong con trai Lưu Doanh làm thái tử còn con gái là Lỗ Nguyên công chúa.
Sau đó, Lã Hậu còn tham gia trực tiếp vào việc sát hại 2 vị tướng có công lớn lập ra nhà Hán là Hàn Tín cũng Bành Việt khiến Hoàng đế ngày càng xa lánh bà và sủng ái Thích phu nhân.
Lúc bấy giờ, Thích phu nhân với dung mạo xinh đẹp hút hồn lại giỏi ca múa và còn hạ sinh được cho Lưu Bang chàng hoàng tử vừa khôi ngô, tuấn tú lại thông minh nên ông vô cùng sùng bái bà và hoàng tử. Những năm sau đó, khi Lưu Bang chết, Lã Hậu chuyên quyền tìm cách trả thù Thích phu nhân với những hành động man rợ nhất.
Lã Huệ đã sai người chặt chân tay, móc mắt Thích phu nhân và bắt bà uống thuốc để bị câm điếc rồi nhốt vào trong hầm đất. Thích phu nhân vừa chịu nỗi đau mất con lại bị hành hạ đến thân tàn ma dại nên chẳng bao lâu thì qua đời trong uất ức. 
Sau đó, để diệt cỏ tận gốc, Lã Hậu còn nghĩ ra mọi cách để tiêu diệt nốt con trai của Thích phu nhân nhưng đã bất thành. Vì Hán Huệ Đế đã biết được mọi sự và hiểu sự độc ác của mẹ mình nên đã ra sức bảo vệ hoàng đệ Lưu Doanh. Chỉ tiếc rằng đến cuối cùng, Lã Huệ vẫn giết được Lưu Doanh khi đang đi săn.
Trước những tội ác “trời không dung đất không tha” của mình, Lã Hậu được mệnh danh là hoàng hậu tàn ác nhất lịch sử Trung Quốc.

Chiêu Tín – Quái vật của lịch sử Trung Quốc


 Ảnh minh họa Chiêu Tín

Chiêu Tín là cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ, bà nổi tiếng là quái vật của lịch sử Trung Quốc với những màn tra tấn phi tần từng chồng sủng ái hết sức ghê rợn và ám ảnh.
Dựa theo lịch sử đã ghi chép thì lúc đầu hoàng đế Lưu Khứ rất sủng ái Vương Chiêu Bình và Vương Địa Dư. Sau đó, với bản tính hoang dâm vô độ nên Lưu Khứ đã bỏ bê hai nàng và quay ra sủng ái Chiêu Tín. Khi bị hoàng đế bỏ mặc và sủng ái người khác thì Chiêu Bình và Địa Dư rất căm tức nên bàn mưu hãm hại Chiêu Tín nhưng bị phát hiện.
Chuyện bị bại lộ, Lưu Khứ đã ra tay tra khảo Chiêu Bình và Địa Dư rất tàn bạo và kết quả là cả hai đã nhận tội và ông còn triệu tập các phi tần đến bắt họ dùng kiếm đâm chết Địa Dư, còn Chiêu Bình thì do Chiêu Tín đâm chết. 
Khi vụ việc đã kết thúc, Chiêu Tín vẫn chưa hả cơn giận, bà còn vu cáo một phi tần khác được Lưu Khứ sủng ái tên là Vọng Ngưỡng. Lưu Khứ tin lời Chiêu Tín nên đã kêu gọi các phi tần đến nơi Vọng Ngưỡng ở, lột hết quần áo cô và dùng dùi nung đỏ gí vào người khiến nàng đau đớn bỏ chạy, nhảy xuống giếng tự sát.
Thấy thế, Chiêu Tín liền lôi lên và lấy giáo đâm vào chỗ kín của Vọng Ngưỡng, xẻo mũi cắt miệng, cắt lưỡi nàn đem nấu chín và bắt các phi tần phải chứng kiến.
Sau đó, Chiêu Tín còn hãm hại phi tần tên là Vinh Ái khiến cô sợ quá nhảy xuống giếng nhưng không chết. Chiêu Tín sai người lôi lên Vinh Ái lên trói lại và lấy dao nung làm mù hai mắt nàng, cắt hai tay và nung chì đổ vào miệng khiến Vinh Ái chết ngay tức thì. Chưa hết, Chiêu Tín còn sai người phân thây Vinh Ái ra và bắt chôn mỗi thứ một nơi. Tổng cộng, có tới 14 phi tần mà Lưu Khứ từng sủng ái đều bị Chiêu Tín hành hạ dã man vậy.

Ly Cơ - Hồng nhan họa thủy


 Ảnh minh họa Ly Cơ

Ly Cơ, còn gọi Lệ Cơ, là một phi tần của Tấn Hiến công. Nàng được mệnh danh là "hồng nhan họa thủy", khiến Tấn Hiến công say mê và còn cho dự bàn việc nước. Hơn một năm sau, Ly Cơ sinh con đặt tên là Cơ Hề Tề. 
Tấn Hiến công có rất nhiều con trai và tài giỏi nhất là Cơ Trùng Nhĩ, Cơ Di Ngô và thái tử Cơ Thân Sinh. Nhưng vì sủng ái Ly Cơ nên Tấn Hiến công muốn phế Thân Sinh để lập Hề Tề làm Thế tử.
Về phía Lý Cơ, vì muốn con trai mình giành được vị trí Thế tử mà bà đã không ít lần gièm pha Thân Sinh với Hiến công, bịa chuyện Thân Sinh có ý sàm sỡ, còn buông lời xằng bậy coi thường vua cha. Đến khi Hiến công tỏ ý muốn thay ngôi thì Ly Cơ lại tỏ ra nhân từ, can Hiến công không nên làm chuyện đó. Nhưng sau lưng bà lại nghĩ ra mưu thâm kế độc, cụ thể là  Ly Cơ mở lời ngon ngọt nói với Thân Sinh rằng Tấn Hiến công nằm mơ thấy người mẹ đã khuất của chàng và giục Thân Sinh cúng lễ cho mẹ. 

Thân Sinh vốn thật thà nên đã nghe lời Ly Cơ và sai người dâng thịt rượu vừa cúng dâng lên cho Tấn Hiến Công dùng. Thật trớ trêu khi Ly Cơ đã bỏ thuốc độc vào đồ ăn trước khi dâng lên Hiến Công. Khi Hiến công mới đi săn về, định ăn ngay thì Ly Cơ khuyên nên thử trước và Hiến công đã cho chó và một viên quan nhỏ ăn thử, kết cục là cả chó và người đều chết.
Trước sự tình đó, Tấn Hiến công nổi giận đùng đùng và cho người giết Thân Sinh. Thân Sinh nghe tin, biết mình không chạy nổi, liền tự sát ở Tân Thành và Cơ Tề Hề lên làm thái tử.

Giả Nam Phong – Hoàng hậu xấu nhất Trung Quốc


 Tranh phác họa về Giả Nam Phong

Theo sử sách lịch sử Trung Quốc đã ghi lại thì Giả Nam Phong xấu đến mức: ngũ quan không cân đối, sắc da rất đen, răng hô, khuôn mặt dữ tợn. Thậm chí đến tận ngày nay, khi nhắc đến vị hoàng hậu ấy, người đời không khỏi giật mình khi lịch sử và dân gian truyền lại về ngoại hình của bà như sau: "Dáng người thấp lùn, ngũ quan không cân đối, hơn nữa sắc da lại rất đen, răng hô, chân to và cục mịch. Không những thế lưng còn gù và khuôn mặt trông rất dữ tợn…".
Năm 271, vua Tấn Vũ Đế yêu cầu lập Giả Ngọ lấy Tư Mã Trung (bị bệnh chậm phát triển) nhưng lúc đó Giả Ngọ còn quá bé, chỉ khoảng 11 - 12 tuổi nên không thể mặc vừa y phục cô dâu nên Giả Nam Phong đã thế chân em lên làm thái tử phi.
Sau đó, Giả Nam Phong đã sinh được 4 người con nhưng tất cả đều là con gái nên bà luôn thấy ghen ghét, đố kị và tìm mọi cách hãm hại những phi tần đang mang thai khác. Thủ đoạn của Giả Nam Phong phải nói là thâm độc và hiểm ác vô cùng.
Khi biết trong cung có cung nữ mang long thai nên bà ta tìm cách vu oan cho phi tần và tự tay dùng ngọn kích nhỏ cầm tay phóng thẳng đến người cung nữ khiến nàng sảy thai và chết tại chỗ. Vì hoàng đế là người thiểu năng trí tuệ, nên bà ta lộng hành thâu tóm triều chính, tìm cách hãm hại thái tử, thái hậu, giết đại thần, tông thất.

Võ Tắc Thiên - Nữ vương đầu tiên và duy nhất của Trung Hoa 


 Tạo hình Võ Tắc Thiên trong phim

Võ Tắc Thiên ban đầu chỉ là một thiếp của vua Đường Cao Tông. Năm 654, Võ Tắc Thiên hạ sinh một bé gái là công chúa An Định (tên thật là Lý Lệnh Ngọc).
Tuy nhiên, sau khi Vương hoàng hậu tới thăm thì công chúa An Định đã chết yểu khiến Đường Cao Tông kết tội Vương hoàng hậu giết con, cho rằng bà làm vậy vì ghen tức với Võ Tắc Thiên.
Từ đó, Vương hoàng hậu luôn tìm cách trả thù Võ Tắc Thiên như sai người yểm bùa hãm hại quý phi học Võ nhưng bại lộ nên đã bị phế và đầy vào lãnh cung.
Hơn nữa, người đời sau kể lại rằng Võ Tắc Thiên đã ra lệnh cho chặt tứ chi của Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi, sau đó ngâm họ trong thùng rượu lớn cho tới chết. Các cung nữ biết chuyện thậm chí còn bị Võ Tắc Thiên cắt lưỡi để không thể nói ra bí mật động trời ấy.
Để nắm được quyền hành, Võ Tắc Thiên được cho là đã bất chấp giết chết con ruột của mình, từ việc bóp mũi khiến công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương hoàng hậu, cho tới việc ép thái tử Lý Trung chết, đầu độc Lý Hoằng chết trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc. Con thứ hai của bà là Lý Hiền lên làm thái tử cũng vì bất kính mà bị Võ Tắc Thiên ép tự tử năm 684.
Thay thế thái tử Lý Hiền là Lý Hiển lên ngôi năm 683. Chỉ sau một tháng trên ngôi báu, lấy cớ vợ Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ lộng quyền, Võ Hậu quyết định phế vua. Tình trạng tương tự tiếp tục diễn ra và tới năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức trở thành hoàng đế.
Chưa hết, Võ Tắc Thiên còn nổi tiếng là dâm ô, đưa rất nhiều đàn ông vào cung để hưởng lạc nhưng không ai có thể phủ nhận được, bà ta là một người đàn bà quyền lực, có khả năng lãnh đạo, có óc chính trị và trị vì đất nước rất hưng thịnh.

3 ca sĩ thống trị YouTube Việt Nam: Sơn Tùng bị mất vị trí số 1 bởi một nhân vật không ngờ

(Techz.vn) Hiện tại, trên Yotube Việt Nam top 3 ca sĩ đang nắm giữ vị trí thống trị trong bảng xếp hạng đều là những nhân vật rất đình đám nhưng vị trí dẫn đầu của Sơn Tùng đã bị một nhân vật không ngờ soán ngôi.
Link gốc 

Tiết lộ về người phụ nữ độc ác nhất trong lịch sử Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Hoa, không hiếm những trường hợp các bà Hoàng hậu nổi danh vì những đòn ghen khiến bất kỳ ai cũng phải rợn người.
Lã Hậu là Hoàng thái hậu đầu tiên trong trung Quốc, so với sự độc ác, tàn bạo của bà ta thì Võ Tắc Thiên cũng không thể sánh bằng. Sau khi Lưu Bang qua đời, Lưu Doanh tức Hán Huệ Đế được kế thừa hoàng vị, nhưng khi đó vì tuổi còn nhỏ nên quyền lực đều nằm trong tay mẹ của hoàng đế là Lã Hậu.
Theo Sử ký (Tư Mã Thiên):
Lã Hậu (241 TCN – 180 TCN) hay còn gọi là Lữ Hậu, Hán Cao Hậu, thời con gái bà có tên là Lã Trĩ – là vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang, mẹ của Hiếu Huệ đế và công chúa Lỗ Nguyên.
Lã Hậu đã thay chồng sát hại công thần
Lã Hậu là con người cứng rắn quyết đoán, giúp Cao Tổ bình định thiên hạ, các quan đại thần bị Cao Tổ giết phần lớn do sức của Lữ Hậu, như Hàn Tín, Bành Việt.
Lã Hậu
Hàn Tín chết vì bị Lã Hậu vu oan cho ông “âm mưu tập hợp người nhà làm phản ở kinh đô để làm nội ứng cho Trần Hy”. Khi Lưu Bang đem quân đi đánh dẹp Trần Hy, danh tướng bách chiến bách thắng Hàn Tín bị Lã Hậu lừa vào cung, bị võ sĩ trói lại rồi bị mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc, rồi bà ta lại sai giết cả ba họ nhà Hàn Tín.
Sau khi Lưu Bang đã dẹp xong quân của Trần Hy trở về kinh đô, thấy ông đã chết mà vừa mừng vừa thương.
Bành Việt cũng là một đại công thần “công cao lấn át chủ” cần phải trừ khử. Lã Hậu khuyên Lưu Bang: “Bành Việt là dũng tướng, nếu thả vào đất Thục mà dấy quân làm phản thì để ẩn họa cho mình, chi bằng giết luôn để trừ hậu họa”.
Dã tâm của Lã Hậu ngày càng lớn, bà ta hi vọng có thể nắm được quyền lực tối cao của vương triều Tây Hán, vì thế bắt đầu tiêu diệt các phi tần khác. Trước tiên, bà ta bức hại các thân vương, sau đó dùng thủ đoạn tàn ác với Thích phi và con trai bà ta là Lưu Như Ý. Sau khi Lưu Bang mất, Lã Hậu liền lệnh cho thuộc hạ nhốt Thích phi vào nhà lao nữ, đồng thời bắt Thích phi làm những việc nặng nhọc, hàng ngày phải lao động từ sáng đến tối, nếu số lượng gạo xay mà không đủ thì không cho ăn cơm.
Vì muốn diệt trừ Lưu Như Ý, Lã Hậu đã triệu Lưu Như Ý hồi cung. Nhưng Lưu Doanh rất yêu quý người anh em này nên luôn bảo vệ Lưu Như Ý. Nhân cơ hội Lưu Doanh ra ngoài đi săn, Lã Hậu đã đầu độc chết Lưu Như Ý, việc này khiến Lưu Doanh vô cùng đau lòng. Tạo hình của Lưu Như Ý trên phim.
Sau khi con trai của Thích phi bị hại chết, Lã Hậu bắt đầu bức hại Thích Phi, biến Thích phi thành “người lợn” (một hình phạt vô cùng tàn khốc). Bà ta còn cho gọi Lưu Doanh đến nhìn “người lợn”.
Lã Hậu có những hình phạt đối rất tàn khốc
Huệ Đế sau khi nhìn thấy "người lợn" thì vô cùng kinh hãi, đã bật khóc rất lớn, khi trở về cung vì bị ám ảnh bởi “người lợn” mà mắc bệnh nặng. Cuối cùng vì không chịu được những hành động tàn độc, hiểm ác của mẹ mình, Huệ Đế đã cho người truyền đạt lại sự bất mãn của mình với mẹ, và tuyên bố bản thân không đủ năng lực để trị vì đất nước, sau đó qua đời ở tuổi 24.
Sau khi Huệ Đế qua đời, Lã Hậu muốn đưa Thiếu Đế lên ngôi, nhưng Thiếu Đế biết mẹ của mình bị Lã Hậu sát hại, nên đã nói với Lã Hậu rằng khi nào lớn lên sẽ trả thù cho mẹ, điều này khiến Lã hậu vô cùng tức giận nên đã ra tay sát hạt Thiếu Đế, sau đó lập Lưu Nghĩa làm vua, nhưng khi Lưu Nghĩa đăng cơ được bốn năm thì Lã hậu qua đời.
Theo Nguyễn Thị Thu Trang/Khỏe & Đẹp

4 vị hoàng đế “máu lạnh" khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa

Những hoàng đế được đánh giá là kẻ bạo chúa khét tiếng trong việc giết hại quá nhiều người vì mục đích riêng.

Lưu Bang giết đại công thần Hàn Tín
Năm 206 TCN, quân Hán của Lưu Bang và quân Sở của Hạng Vũ nổ ra chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài liên tiếp 5 năm ròng, sử cũ vẫn thường gọi là “Hán Sở tranh hùng”.
Lưu Bang khi ấy nhờ biết cách nhìn người, tin dùng Hàn Tín, quân thần trên dưới đồng lòng nên năm 202 TCN đã đánh bại Sở vương Hạng Vũ, sáng lập nên vương triều Đại Hán kéo dài hơn 400 năm sau đó.
Sau những chiến tích vang dội lẫy lừng, Hàn Tín được triều đình sắc phong làm Tề vương, sau lại được thăng làm Sở vương.
Còn về phía dân chúng, vào thời đó người ta còn gọi ông là “quốc sĩ vô song”, "công cao vô nhị, lượt bất thế xuất”.... nhưng cũng chính vì uy danh lừng lẫy ấy, nhân vật lịch sử này đã phải nhận kết cục vô cùng bi thảm.
Tần Thủy Hoàng giết chính cha ruột của mình
Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại. Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.
4 vi hoang de “mau lanh
  
Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
Chu Nguyên Chương giết bạn vào sinh ra tử
Chu Nguyên Chương cũng được đánh giá là một điển hình trong số những Hoàng đế khai quốc giết công thần, dù công trạng của ông đối với xã tắc Minh triều khi đó là không thể phủ nhận.
Trước khi truyền ngôi cho thái tử, Chu Nguyên Chương đã ra tay “dọn đường”, “tắm máu” công thần - những người anh em đã đồng cam cộng khổ với mình như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc...
Trong công cuộc trừ khử công thần này, Chu Nguyên Chương đã gây ra cái chết cho khoảng 45.000 người, từ quan lớn đến quan nhỏ và cả những người có liên lụy dù ít hay nhiều.
Con đường lên làm hoàng đế của Võ Hậu trải dài "đầy máu"
Bà ép thái tử Lý Trung chết, lập Lý Hoằng là con cả của mình làm thái tử. Khi Lý Hoằng bất mãn với việc can dự triều chính của Võ Hậu, ông cũng bị mẹ đầu độc chết trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc. Con thứ hai của bà là Lý Hiền lên làm thái tử cũng vì bất kính mà bị Võ Tắc Thiên ép tự tử năm 684.
Thay thế thái tử Lý Hiền là Lý Hiển lên ngôi năm 683. Chỉ sau một tháng trên ngôi báu, lấy cớ vợ Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ lộng quyền, Võ Hậu quyết định phế vua. Tình trạng tương tự tiếp tục diễn ra và tới năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức trở thành hoàng đế.
Mời quý độc giả xem video: Một ngày của hoàng đế. Nguồn: Vietnamnet

Theo Thu/Khoevadep

Những câu chuyện thú vị thời Trần

Cập nhật lúc 10:40, Thứ Sáu, 07/02/2020 (GMT+7)
Triều Trần là một trong những triều đại hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Dưới thời Trần, dân tộc chúng ta đã 3 lần chiến thắng quân Mông - Nguyên xâm lược. Nói đến triều Trần là nói tới hào khí Đại Việt - hào khí Đông A.
  1. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại phải chứng kiến đội quân xâm lược tàn bạo như giặc Mông - Nguyên, người đương thời đã đúc kết, vó ngựa của quân Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở đó. Các vùng lãnh thổ bao la trên thế giới đều lần lượt nằm dưới vó ngựa của quân Mông Cổ. Tể tướng cuối cùng của nhà Nam Tống là Lục Tú Phu đã ôm vua Tống nhảy xuống biển tự tử và nhà Tống trở thành triều đại Nguyên của quân Mông Cổ sau này. Gần như cả châu Á, châu Âu và một phần Bắc Phi đã bị quân Mông Cổ xâm chiếm. Các vương công quý tộc của nước Nga phải đội mâm cho các tướng lĩnh Mông Cổ ăn tiệc; Giáo hoàng La Mã đã phải thốt lên: Ta sợ quân Tác Ta (chỉ quân Mông Cổ) đến mất ăn, mất ngủ. Vậy mà, có hai dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược Mông  - Nguyên giòn giã: Việt Nam và Nhật Bản. Cả 3 lần đánh vào Đại Việt, quân giặc đều kéo theo 50 vạn quân, 2 lần đánh Nhật Bản, mỗi lần họ đem theo 15 vạn quân. Nhật Bản chiến thắng cả 2 lần, bởi mỗi khi chiến thuyền quân Nguyên áp sát bờ biển Nhật Bản liền bị một trận bão lớn nổi lên dìm đắm toàn bộ. Nhân dân Đại Việt chiến thắng Mông - Nguyên bởi như lời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã đúc kết, đó là chiến thắng do “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước giúp sức”. Chiến thắng của dân tộc chúng ta vang dội tới mức khi ấy thông tin còn rất hẹp và cách trở, vậy mà tin chiến thắng của dân tộc ta đã bay sang tận vùng Trung Đông. Nhà sử học nổi tiếng của dân tộc Ba Tư khi ấy đã viết trong cuốn cổ sử của dân tộc mình khi nghe tin chiến thắng này: “Ở phương Đông xa xôi, có một dân tộc đã đánh thắng quân Tác Ta”.
2. Sinh thời, cha Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu và Trần Cảnh, tức vua Trần Thái Tông có mối bất hòa không đợi trời chung (Trần Liễu là anh ruột Trần Cảnh). Trước khi mất, Trần Liễu nắm tay con trai dặn rằng phải cướp được ngôi vua. Sau khi bị quân và dân nhà Trần đánh bại vào năm 1258, lúc này quân Mông Cổ đã chiếm được nhà Tống ở Trung Quốc và thiết lập triều Nguyên nên chuẩn bị binh lực đánh phục thù nước Đại Việt. Khi ấy, Trần Quốc Tuấn là Quốc công tiết chế, Trần Quang Khải (con trai thứ 3 của Trần Thái Tông) là Thượng tướng Thái sư triều đình, hai người là con chú con bác ruột. Để thử lòng các con, Trần Quốc Tuấn đem lời dặn dò trăn trối của cha hỏi hai thuộc hạ thân tín là Yết Kiêu và Dã Tượng, cả 2 người đã can Trần Quốc Tuấn không nên làm như thế: “Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu”. Trước tấm lòng trung quân ái quốc của hai vị tướng tâm phúc, Trần Quốc Tuấn đã cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Ông đem chuyện này hỏi con trai là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Nghiễn đã thưa với cha rằng dẫu khác họ cũng không ai làm vậy huống gì anh em cùng một họ. Lại một hôm, ông đem chuyện này hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Quốc Tảng khuyên cha hãy nhân cơ hội này giành lại ngôi vua. Quá tức giận, ông rút gươm kể tội con trai và cho rằng Quốc Tảng là loạn thần tặc tử. Trần Quốc Nghiễn đã dập đầu xin cha tha tội cho em, ông đồng ý tha cho nhưng truyền lệnh sau khi ông mất đậy nắp quan tài mới cho Quốc Tảng vào viếng. Khi giặc Nguyên vào cướp nước ta, Trần Quốc Tảng được giao trấn giữ Hải Ninh - An Bang và có công lao lớn, vì vậy năm 1289, ông được phong làm Tiết độ sứ. Địa danh Cửa Ông ở Quảng Ninh hiện nay chính là tên người dân gọi ông một cách tôn kính.
Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ khai hội Đền Trần năm 2019 tại Nam Định (Lễ hội Đền Trần thường được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Riêng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV nên tạm dừng lễ hội)
Nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ khai hội Đền Trần năm 2019 tại Nam Định (Lễ hội Đền Trần thường được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Riêng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV nên tạm dừng lễ hội)
 3. Trước họa ngoại xâm, triều Trần đã tổ chức hội nghị Bình Than năm 1282 để thống nhất bàn kế sách chống giặc. Hội nghị Diên Hồng do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng Chạp năm Giáp Thân 1284. Tất cả các phụ lão trong cả nước đã được mời về kinh đô, được ban yến và để triều đình tham khảo ý kiến: Nên HÀNG hay nên ĐÁNH. Tất cả các bô lão tham dự hội nghị đã đồng thanh giơ tay hô ĐÁNH. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã viết về sự kiện này: “Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao? Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy”. Đây có thể xem là hội nghị dân chủ đầu tiên của lịch sử Việt Nam.
4. Đại Việt sử ký toàn thư chép câu chuyện rằng Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung xin chồng là Thái sư Trần Thủ Độ cho một người thân của bà làm Câu đương (một chức dịch nhỏ), Trần Thủ Độ đồng ý và ghi tên người ấy. Khi xét duyệt, hỏi tên người đó, người ấy vui mừng chạy đến. Thái sư nói: Ngươi vì có công chúa (tức Trần Thị Dung, bị triều đình phế từ Thái hậu xuống công chúa để gả cho Trần Thủ Độ) xin cho, vì vậy không thể so sánh với người khác, phải chặt một ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu xin tha. Từ đó không ai dám nhờ vả việc riêng nữa.
Vua Thái Tông nhà Trần có lần ban quả muỗm cho các quần thần, đến Tiểu hiệu Hoàng Cự Đà thì không còn nữa. Khi giặc Mông Cổ đánh sang, cả triều đình xuôi mạn Hoàng Giang lánh nạn. Khi đoàn thuyền của Thái tử chạy giặc gặp Hoàng Cự Đà, quan quân gọi lớn hỏi quân Mông Cổ ở đâu? Cự Đà trả lời: Không biết, đi mà hỏi những người ăn muỗm ấy, rồi dong thuyền đi thẳng. Sau khi thắng giặc, luận công tội mọi người, có người đề nghị khép Hoàng Cự Đà vào tội nặng. Vua Trần Thái Tông suy nghĩ hồi lâu rồi nói Cự Đà tội đáng chết nhưng ta cũng có phần lỗi trong đó và tha cho.
Sau khi lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh tan cuộc xâm lăng lần thứ ba (1288) của giặc Nguyên - Mông, thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về lại kinh đô. Có người dâng lên Thượng hoàng và nhà vua những hòm tờ biểu của những người Việt gửi cho quân Nguyên để xin được làm quan, Thượng hoàng và nhà vua đã có hành động “vô tiền, khoáng hậu”: Ra lệnh đốt hết các bức thư ấy và không truy cứu một ai. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng “Thượng hoàng sai đốt đi để yên lòng những kẻ phản trắc”. Cũng năm này, sau chiến thắng năm 1288, triều đình trở lại kinh thành Thăng Long và tổ chức luận công ban thưởng cho những người đã có công lao chống giặc bảo vệ đất nước. Khi ban thưởng xong có người vẫn còn thắc mắc, thượng hoàng Thánh Tông đã dụ rằng nếu các khanh biết chắc là giặc Hồ (chỉ giặc Nguyên) sẽ không vào cướp nữa thì nói rõ cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, nhất vạn giặc Hồ trở lại và các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ!
Chính vì cách làm thật sự “đắc nhân tâm” ấy mà triều đình đã huy động được sức mạnh vĩ đại của toàn dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược hung bạo. Tất nhiên, chiến thắng vĩ đại của nhân dân Đại Việt trong thế kỷ 13 có công lao to lớn của cả dân tộc. Thế nhưng, chính những câu chuyện và những hành động vô cùng ý nghĩa nêu trên chính là nguyên nhân quan trọng gắn kết lòng dân trong nước để vua tôi, cha con, anh em, toàn dân triệu người như một kết thành khối đoàn kết vĩ đại vùng lên chiến thắng quân xâm lược.
         Vũ Trung Kiên

Những người kể chuyện lịch sử

Ngày 20 tháng 01 năm 2020
Trên quê hương Sơn La Anh hùng có nhiều di tích lịch sử về một thời hào hùng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; Đền thờ Vua Lê Thái Tông; Khu di tích cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô; Ngã ba Cò Nòi... Những câu chuyện lịch sử về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước đã được những thuyết minh viên truyền tải với nhiều cảm xúc đến du khách thập phương, thắp sáng thêm ngọn lửa truyền thống cách mạng bất diệt.

 
Khách tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.
 
Đã nhiều lần tôi đến thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, mỗi lần đến lại có thêm cảm nhận sâu sắc hơn về tinh thần anh dũng, trung kiên của các chiến sỹ cộng sản từng bị giam cầm nơi đây qua những lời kể của thuyết minh viên. Lần này cũng vậy, hòa vào dòng người vào thăm Nhà tù Sơn La vào giáp Tết Canh Tý, những câu chuyện lịch sử cách đây 8-9 thập kỷ dường như được tái hiện qua những hình ảnh, giọng kể và những dấu tích lịch sử để lại trên từng bức tường đá xà lim, chiếc cùm sắt. Theo lời của chị thuyết minh viên: Năm 1908, thực dân Pháp xây dựng Nhà tù Sơn La chủ yếu để giam cầm thường phạm. Nhưng sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng dâng cao, thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù và biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người chiến sỹ cộng sản. Nhưng chúng đã nhầm, chính nơi đây, khí tiết của người cộng sản đã tỏa sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc. Nơi đây trở thành trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện, bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sỹ cộng sản xuất sắc như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ...
 
Mỗi một dấu tích trong Nhà tù Sơn La là một câu chuyện lịch sử khác nhau đã được các chị truyền tải bằng giọng truyền cảm tới du khách. Qua mỗi câu chuyện không chỉ khiến du khách xúc động mà trên gương mặt hướng dẫn viên cũng bộc lộ rõ những cảm xúc bồi hồi: “...Một ngày tù nhân chỉ còn một nắm cơm nếp nhão, lẫn cả trấu và sạn, ăn với muối trắng hoặc canh rau muống già nấu suông... Mỗi năm, tù nhân được phát một manh chiếu, một bộ quần áo bằng vải thô, một chăn chiên mỏng dính không đủ để chống chọi với cái rét buốt lạnh của miền rừng núi... Nơi giam cầm còn tồi tệ hơn, ngày nóng như thiêu, như đốt, đêm lạnh thấu xương thịt... Nhiều đồng chí đã mắc những căn bệnh hiểm nghèo như ho lao, kiết lỵ, thương hàn... và nhiều tù nhân đã gửi xác tại nghĩa địa Gốc Ổi...”.
 
Và nơi đây, các chiến sỹ cộng sản xuất bản tờ báo “Suối Reo”, với số báo đầu tiên phát hành vào tháng 5/1941 - tờ Báo là món ăn tinh thần, cổ vũ, động viên rất lớn đối với các chiến sỹ trong Nhà tù Sơn La... Đồng chí Xuân Thủy đã viết 4 câu thơ làm lời tựa: “Thu sang hoa cỏ già rồi/Suối reo lên để cho đời trẻ trung/Thu sang non nước lạnh lùng/Suối reo lên để cho lòng ta reo”.
 
Khác với những lần trước, sau khi tham quan Nhà tù Sơn La, tôi đã nán lại trò chuyện với chị Nguyễn Thị Hồng Phương, người đã có hơn 20 năm công tác tại Bảo tàng tỉnh, trong đó hơn 10 năm làm thuyết minh viên. Chia sẻ về nghề, chị Phương tâm sự: Để những câu chuyện về các tù chính trị tại Nhà tù Sơn La được truyền tải chân thực và hấp dẫn khách du lịch, các thuyết minh viên được đơn vị tạo điều kiện cho đi học tập nâng cao kỹ năng thuyết minh, đặc biệt là cách truyền đạt cảm xúc. Hiện nay, Nhà tù Sơn La có 8 thuyết minh viên, nhiều chị có thâm niên nghề hàng chục năm. Trung bình mỗi năm, chúng tôi đã thuyết minh cho gần 1.000 đoàn khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Tất cả chúng tôi đều luôn cố gắng truyền tải đến du khách những câu chuyện lịch sử chân thực và hấp dẫn.
 
Trong những năm làm thuyết minh viên, có một kỷ niệm chị Phương luôn nhớ đó là được gặp cụ Nguyễn Văn Trân - một trong bốn tù chính trị thực hiện cuộc vượt ngục thành công vào năm 1943. Chị Phương bùi ngùi: Một ngày của mùa hè năm 2002, tôi thuyết minh cho một đoàn khách khoảng 20 người đến tham quan Nhà tù, trong đó có hai cụ già rất chăm chú lắng nghe tôi thuyết minh, thi thoảng cụ ông nói nhỏ với cụ bà điều gì đó. Khi thuyết minh về cuộc vượt ngục vào tháng 8/1943 do Chi bộ Nhà tù Sơn La tổ chức, cụ ông bước đến gần phía tôi và nói: Tôi chính là Nguyễn Văn Trân, một trong bốn tù chính trị vượt ngục năm xưa. Khoảnh khắc đó không chỉ riêng tôi mà tất cả những người khác trong đoàn đều ngỡ ngàng và xúc động, bởi được gặp nhân chứng lịch sử.
 
Hôm đó, cụ Trân đã kể cho mọi người nghe về những cái tết của tù chính trị bị giam ở Nhà ngục Sơn La, đáng nhớ nhất là cái tết năm 1942. Đó là tết mà các chiến sỹ cách mạng được cai ngục cho phép tổ chức đón năm mới. Câu đối tết năm đó: “Hẹn với non sông đưa mới lại/Mở toang cửa ngục đón xuân vào” của đồng chí Huy Liệu được treo ở cửa ra vào của trại giam lớn... Sau câu chuyện, cụ Trân căn dặn chị Phương cố gắng trong công việc để truyền tải đến du khách hiểu giá trị quan trọng của Nhà tù Sơn La; để thế hệ trẻ tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
 
Đầu xuân với các thuyết minh viên ở Nhà tù Sơn La, chúng tôi cảm nhận thêm những đóng góp thầm lặng của họ khi truyền tải đến du khách những câu chuyện về lịch sử, để mỗi người dân đất Việt thêm tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của cha anh, thêm niềm tin son sắt vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đưa đất nước vững bước đi lên.
Khải Hoàn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH