CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 303

(ĐC sụu tầm trên NET)
 
Xuyên 2 thế kỷ truy lùng mẹ kế sát hại con chồng | Hồ sơ vụ án 2019 | ANTG

Vụ trộm khiến bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng

Hơn 100 năm trước, vụ trộm của một nhân viên làm việc tại Bảo tàng Louvre, Pháp, đã khiến bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Tên trộm Vincenzo Perugia (bên trái) và bức họa Mona Lisa. Ảnh: Goran Blazeski

Tên trộm Vincenzo Perugia (bên trái) và bức họa Mona Lisa. Ảnh: Goran Blazeski

Bức tranh bị đánh cắp

Vào một buổi sáng thứ hai yên tĩnh và ẩm ướt tại Paris (Pháp), ba người đàn ông vội vã rời khỏi Bảo tàng Louvre. Đó chính xác là ngày 21/8/1911, và sự xuất hiện của ba người này khá bất thường bởi vì bảo tàng không mở cửa cho du khách tham quan trong các ngày đầu tuần.

Ba kẻ đột nhập bao gồm Vincenzo Perugia và hai anh em nhà Lancelotti [Vincenzo và Michele]. Họ đến Bảo tàng Louvre vào chiều chủ nhật và bí mật ngủ qua đêm trong một nhà kho hẹp gần Salon Carré, một gian phòng trưng bày các bức tranh thời kỳ Phục Hưng. Sáng hôm sau, xuất hiện với bộ trang phục màu trắng của nhân viên bảo tàng, những tên trộm lẻn vào Salon Carré và đánh cắp một bức tranh nhỏ trên tường. Họ tháo bỏ lớp kính bảo vệ và phần khung, sau đó Perugia giấu bức tranh dưới lớp áo choàng của mình. Cuối cùng, họ lẻn ra khỏi phòng trưng bày, đi xuống cầu thang dẫn tới cổng phụ và nhanh chóng lẫn vào dòng người đi đường ở Paris. Bức tranh bị đánh cắp là bức họa nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci.

Phải mất 26 giờ sau người ta mới nhận thấy bức tranh bị mất tích. Đây là điều dễ hiểu, bởi vì khi đó Bảo tàng Louvre là tòa nhà lớn nhất thế giới với hơn 1000 phòng, trải rộng trên diện tích 18 hecta. Lực lượng an ninh cũng khá yếu kém, chưa tới 150 bảo vệ phải trông coi khoảng 250 nghìn hiện vật.

Tại thời điểm xảy ra vụ trộm bức tranh nàng Mona Lisa, kiệt tác của Leonardo da Vinci không phải là hiện vật được ghé thăm nhiều nhất trong bảo tàng. Leonardo da Vinci vẽ bức chân dung vào khoảng năm 1507. Đến thập niên 1860, các nhà phê bình nghệ thuật mới cho rằng Mona Lisa là một trong những ví dụ điển hình nhất của hội họa thời kỳ Phục Hưng. Nhưng đánh giá này chủ yếu chỉ được giới tri thức biết đến và sự chú ý của công chúng tới bức tranh vẫn ở mức rất nhỏ. Trong cuốn sách “Hướng dẫn du lịch Paris” xuất bản năm 1878, tác giả Karl Baedeker có mô tả về bức chân dung, tuy nhiên nó chỉ dài hai câu, ngắn hơn nhiều so với các hiện vật khác trong bảo tàng, ví dụ như Tượng thần chiến thắng Samothrace và Tượng thần Vệ Nữ thành Milo.

Danh tính của kẻ chủ mưu

Một bức thư được gửi đến Bảo tàng Louvre từ Vienna (Áo) vào năm 1910 mang theo nội dung đe dọa bức tranh Mona Lisa. Vì vậy, các quan chức bảo tàng đã thuê công ty Cobier tới để lắp kính bảo vệ cho nó và một loạt bức tranh quý khác. Công việc này kéo dài mất ba tháng và một trong những người tham gia dự án chính là trên trộm Vincenzo Perugia.

Perugia lớn lên tại Dumenza, một ngôi làng ở phía bắc Milan (Italy), và là con trai của một thợ xây. Năm 1907, Perugia rời quê hương, trải qua cuộc sống ở Paris và sau đó là Lyon. Năm 1908, Perugia sống định cư tại Paris với hai người anh em của mình.

Perugia khá thấp, chỉ cao khoảng 1,6 m. Perugia khá nóng tính, sẵn sàng thách đấu với bất kỳ ai dám xúc phạm tới bản thân hoặc quốc gia của mình. Sau này khi khai trước tòa, Perugia cho biết các thợ xây dựng người Pháp luôn chế nhạo, cũng như thường xuyên ăn trộm tài sản cá nhân và đồ dùng của hắn. Perugia từng bị cảnh sát Paris bắt giữ hai lần vào các năm 1908, 1909 vì hành vi ăn cướp và tàng trữ vũ khí. Perugia thậm chí còn từng cãi nhau với những kẻ đồng phạm trong vụ ăn cắp tranh sau này, đó là Vincenzo Lancelotti.

Trở nên nổi tiếng khắp thế giới

Hầu hết các bức tranh bị đánh cắp sẽ được bán cho giới quý tộc hoặc rơi vào một đường dây mua bán bất hợp pháp. Chúng cũng có thể làm vật trao đổi hoặc tài sản thế chấp cho ma túy, vũ khí và một số hàng hóa khác. Sau khi thực hiện thành công vụ trộm tại Bảo tàng Louvre, Perugia giấu bức tranh Mona Lisa ở phần đáy giả của chiếc thùng gỗ đặt trong phòng. Perugia có đủ mối liên hệ với giới tội phạm và hắn hy vọng sẽ trao đổi hoặc bán bức tranh Mona Lisa cho ai đó. Nhưng thật không may, tin tức bức tranh bị trộm đã lan truyền quá rộng rãi, khiến Perugia không thể dễ dàng thực hiện ý đồ của mình.

Ban đầu, các tờ báo ở Paris không nhắc gì tới vụ trộm vào ngày thứ hai. Nhưng đến tối ngày thứ ba, giới truyền thông bùng nổ khi Bảo tàng Louvre đưa ra thông báo về vụ trộm. Báo chí trên khắp thế giới đưa tin này lên trang nhất. Thông báo truy tìm bức tranh được dán trên khắp các bức tường ở Paris. Rất nhiều người tập trung tại trụ sở cảnh sát để nghe ngóng tình hình. Hàng nghìn khách tham quan đổ về gian phòng trưng bày Salon Carré, khi nó được Bảo tàng Louvre mở cửa trở lại sau một tuần để du khách nhìn vào bức tường trống trơn, nơi Mona Lisa từng được treo. Các tấm bưu thiếp châm biếm, một bộ phim ngắn và những bài hát nói về vụ trộm khiến bức tranh Mona Lisa vốn chỉ được biết đến trong giới tri thức nay đã trở nên nổi tiếng đối với người dân trên khắp thế giới.

Trong quá trình tra hỏi các nhân viên làm việc tại Bảo tàng Louvre, cảnh sát Paris đã thẩm vấn Perugia vào tháng 11/1911. Perugia nói chỉ biết về vụ trộm từ báo chí, và lý do hắn đi làm muộn vào thứ hai là do uống quá nhiều rượu vào đêm hôm trước nên ngủ quên. Lời khai này trùng khớp với lời khai mà ông chủ của Perugia nói với cảnh sát, vì vậy cảnh sát đã tin vào câu chuyện đó. Cảnh sát bỏ qua Perugia, thay vào đó họ bắt giữ họa sĩ Pablo Picasso và nhà thơ Guillaume Apollinaire, nhưng hai người này nhanh chóng được thả ra.

Vào tháng 12/1913, Perugia rời Paris và bắt một chuyến tàu đến Florence (Italy). Tại đó, Perugia đã cố gắng bán bức tranh Mona Lisa cho một người buôn bán các tác phẩm nghệ thuật tên là Alfredo Geri. Perugia nói rằng muốn đưa bức tranh trở về với quê hương thật sự. Tuy nhiên, Geri đã gọi cho cảnh sát và Perugia bị bắt ngay sau đó. Sau khi trải qua một phiên tòa xét xử ở Florence, Perugia đã nhận tội và chỉ phải ở tù 8 tháng.

Nhờ vụ trộm của Perugia mà bức tranh Mona Lisa trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Người ta đưa bức tranh trở lại Bảo tàng Louvre sau khi nó được mang đến các triển lãm ở Florence, Milan và Rome. Trong hai ngày đầu tiên trở lại phòng trưng bày Salon Carré, có hơn 100.000 người đã đến chiêm ngưỡng bức tranh bị đánh cắp. Ngày nay, Bảo tàng Louvre mỗi năm đón khoảng 8 triệu lượt du khách, chủ yếu đến thăm kiệt tác của danh họa Leonardo da Vinci.

Vụ trộm ngân hàng lớn nhất thế kỷ

Thu Hằng, Theo Báo tin tức 18:00 18/08/2018

Không chỉ là số lượng tiền bị lấy đi quá lớn, mà cách thức tội ác được tiến hành cũng khác lạ. Để đột nhập vào hầm tiền ngân hàng, nhóm trộm đã đào một đường hầm dài 80 mét, khoan xuyên thủng tường bê tông dày một mét và vác đi 3,5 tấn tiền mặt.

Vụ trộm ngân hàng lớn nhất thế kỷ - Ảnh 1.
Miệng đường hầm mà nhóm cướp đào để khoắng đi 70 triệu USD. Ảnh: Reuters
6 giờ chiều ngày thứ sáu 6/8/2005, ở trung tâm Fortaleza, đại lộ Dom Manuel đông chật những người Brazil vội vã trở về nhà để tắm và ăn tối trước khi hòa vào đám đông trên bãi biển. Họ không biết rằng, sâu 4 mét bên dưới lớp nhựa đường, trong tiếng còi xe ồn ã của đường phố, một trong những vụ trộm tiền lớn nhất trong thế kỷ 21 và lớn thứ hai trong lịch sử thế giới, đang diễn ra.
Mãi tới khoảng 8h30 ngày thứ hai, 8/8/2005, Phòng khám nghiệm hiện trường thuộc Sở cảnh sát liên bang tại thành phố Fortaleza mới nhận được cuộc điện thoại thông báo một vụ cướp đã xảy ra tại Ngân hàng trung ương Brazil (Branco Central) chi nhánh Fortaleza.
Có mặt tại hiện trường tội ác, các chuyên gia khám nghiệm nhận ra rằng, đây không phải là một công việc như thường lệ của họ. Trong những ngày cuối tuần, nhóm trộm đã đột nhập vào hầm của nhà băng và lấy đi một lượng tiền kỷ lục mà không một hệ thống báo động nào của ngân hàng phát hiện ra
Cuối tuần đó, căn hầm của ngân hàng chất đầy tiền, toàn những đồng bạc mới cứng, đang chuẩn bị được đưa vào lưu hành, thay thế những đồng bạc cũ, được rút dần khỏi thị trường để tiêu hủy. Nhưng nhóm trộm chỉ lấy đi những lô tiền cũ đã sử dụng – mà ngân hàng không lưu giữ dữ liệu về số serie, đồng nghĩa không thể theo dấu số tiền này. Tổng cộng, 164,7 triệu real (tương đương 70 triệu USD) đã bị bọn chúng lấy đi.
Không chỉ là số lượng tiền bị lấy đi quá lớn, mà cách thức tội ác được tiến hành cũng khác lạ. Để đột nhập vào hầm tiền, nhóm trộm đã đào một đường hầm dài 80 mét, chống bằng gỗ, được trang bị cả hệ thống bóng đèn chiếu sáng và thông khí. Bước cuối cùng của nhóm cướp chỉ là khoan xuyên thủng bức tường bê tông cốt thép dày một mét của hầm tiền.
Cửa hầm cách xa cửa ngân hàng một block nhà, nằm bên trong một căn hộ là hang ổ ngụy trang của nhóm cướp. Ba tháng trước đó, băng đảng xã hội đen đã âm thầm thuê căn hộ này, mở một cửa hàng nhỏ buôn bán cỏ nhân tạo nhằm che mắt cơ quan chức năng. Cũng trong thời gian đó, băng trộm tiến hành đào đường hầm. Để đảm bảo an toàn, đường hầm được bao bọc bằng nhiều lớp vải và thanh trụ gỗ để chống sập.
Đất ở khu vực thành phố Fortaleza khá dễ đào, nhóm tội phạm lại có trong tay sẵn một tấm bản đồ về hệ thống ống ngầm dưới lòng đất để tránh va chạm khi thi công. Cảnh sát sau này ước tính bọn chúng đã chi phí khoảng 200.000 USD để đào hầm. Có một điều lạ là những người hàng xóm sau này trả lời cảnh sát rằng họ không phát hiện điều gì bất thường với một cửa hiệu kinh doanh mới, cũng như những xe tải chất đầy 30 tấn chất thải được chở ra chở vào trong suốt mấy tuần.
Sau khi đường hầm hoàn thiện, nhóm tội phạm chờ đợi thời cơ để xâm nhập ngân hàng. Địa điểm xác định là kho tiền. Tất cả hệ thống chuông báo động và camera an ninh đã bị vô hiệu hóa. Toàn bộ số tiền được vận chuyển bằng tay qua đường hầm và sau khi rút đi, nhóm cướp đã sử dụng một khối lượng bột trắng lớn để xóa sạch các dấu vân tay. Để vận chuyển số tiền, chúng huy động tới 10 chiếc xe tải hạng nhẹ. Theo cơ quan điều tra, có khoảng 100 đối tượng tham gia phi vụ này, sau khi lấy được tiền, chúng chia nhau rẽ đi khắp các ngả trên Brazil.
Khi nhóm tội phạm đào đường hầm ngầm để đột nhập và cướp đi số tiền trị giá 70 triệu USD, vụ cướp được xem là hoàn hảo, không có thiệt hại về người. Nhưng liền sau đó là một chuỗi các vụ bắt cóc, giết người có liên quan đến đường dây mafia vừa cướp ngân hàng.
Ngày 8/10, đúng hai tháng sau ngày xảy ra vụ trộm, tên Luiz Fernando Ribeiro, 26 tuổi, bị bắt cóc bên ngoài một hộp đêm ở Sao Paulo. Vài tiếng sau, luật sư Marcio Marcio nhận được cuộc gọi hoảng hốt từ gia đình Fernando. Họ vừa nhận được yêu cầu tiền chuộc để đổi lấy mạng Ribeiro.
Luật sư Marico sau đó gặp nhóm bắt cóc, trao tiền hơn 1 triệu real tiền chuộc. Nhưng Fernando không bao giờ trở về. Trong cơn tuyệt vọng, gia đình Fernando đã trình báo cảnh sát và tiết lộ rằng họ tin Robeiro bị bắt cóc vì trợ giúp tài chính cho nhóm trộm Ngân hàng trung ương để nhận được nhiều triệu reis tiền "lại quả".
Cuối cùng sau khi mở rộng điều tra, truy bắt, hơn 30 người liên quan đã bị buộc tội và 26 người lĩnh án tù, với 133 tội danh. Thi thể của "Fernando Nhỏ" tức Robeiro, mang đầy vết đạn được phát hiện bên lề đường một vùng quê. Tên "Armadillo", biệt danh được gán cho tài đào hầm, bị đâm tại tiệm bánh yêu thích của hắn ở Sao Paulo và lĩnh án 15 năm tù. "Big Boss", kỹ sư của đường hầm đã trốn tù hồi năm 2011 và hiện giờ vẫn sống ngoài vòng pháp luật. Thủ lĩnh nhóm trộm, biệt danh "Người Đức" bị bắt tại Brazilia 3 năm sau và nhận mức án dài hơn.
Cuối cùng chỉ có 20 triệu real trên tổng số 165 triệu real bị lấy đi, được nhà chức trách thu hồi.
Vụ trộm ngân hàng lớn nhất thế kỷ - Ảnh 2.
Nhóm trộm "đàn em" bị bắt sau khi đào hầm dẫn tới hầm tiền ngân hàng.
Vụ trộm tiền tại Fortaleza đã trở thành "nguồn cảm hứng" cho một tội ác tương tự diễn ra 12 năm sau. Năm 2017, cảnh sát thành phố Sao Paolo, Brazil, đã tóm gọn một băng cướp ngân hàng khi chúng đang cố gắng đào một đường hầm dài khoảng 500 mét tới ngân hàng nhằm thực hiện phi vụ trộm trị giá 1 tỉ real (320 triệu USD).

'Ai đã giết Thược Được Đen?' - vụ án bí ẩn rùng rợn nhất Hollywood

Một cảnh sát đã miêu tả cái chết của nữ diễn viên này bằng một câu nói ngắn gọn: "Càng tìm sâu, bạn càng chẳng biết gì về vụ án này".

"Thược dược đen" được xem là vụ án bí ẩn nhất trong lịch sử Hollywood. Hơn 70 năm trôi qua với vô số giả thuyết, gần 60 nghi phạm và nhiều lời thú tội kỳ lạ, vụ án vẫn chưa có lời giải đáp.
Ngày 28/1 sắp tới, I Am the Night, bộ phim dài 6 tập dựa trên những sự kiện có thật xoay quanh kỳ án này, sẽ được lên sóng trên kênh TNT. Trước khi theo dõi bộ phim, cùng nhìn lại vụ án mạng từng gây ám ảnh cho nước Mỹ những năm cuối thập niên 40.

Vụ án man rợ

Ngày 15/1/1947, trong lúc đi bộ dọc theo vỉa hè con phố Norton Block tại Los Angeles, một người phụ nữ địa phương tên Betty Bersinger đã nhận thấy điều kỳ lạ trên đám cỏ phía xa. Ban đầu, bà tin rằng đó là một ma-nơ-canh bị hỏng mà cửa hàng nào đó đã vứt bỏ. Tuy nhiên khi tiến lại gần, những gì phơi bày trước mắt hoàn toàn trái với sức tưởng tượng.
Không phải ma-nơ-canh, đó là một thi thể của một phụ nữ trẻ. Gương mặt có vết rạch từ khóe miệng cho tới lỗ tai, tạo thành một nụ cười Glasgow.
Cảnh sát Frank Perkins và Will Fritzgerald là những người đầu tiên có mặt sau khi nhận được cuộc gọi của Betty Bersinger. Các nhân viên điều tra ngay lập tức kêu gọi sự hỗ trợ sau khi khám nghiệm hiện trường kinh hoàng. Họ nhận thấy rằng không có máu trên cơ thể hoặc xung quanh bãi đất nơi cô bị bỏ lại, chứng tỏ nạn nhân đã bị giết ở nơi khác. Vụ án khủng khiếp này sau đó được gọi là Black Dahlia (Thược Dược Đen), và sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vụ án kỳ lạ.
Hiện trường vụ án (Ảnh đã qua xử lý).

Vị cảnh sát Frank Perkins cho biết, đây là vụ giết người tàn bạo nhất mà ông từng biết trong lịch sử tội phạm Los Angeles. Có một số khía cạnh bất thường về vụ án khiến nó trở thành đề tài hình sự được bàn tán nhiều nhất những năm cuối thập niên 40 tại Mỹ. Không chỉ là những bài báo hay các cuộc trò chuyện phiếm của người dân, vụ án còn thu hút các nhà lý luận lao vào phân tích.
Đáng chú ý hơn cả là dòng chữ được viết bằng son môi đỏ trên thi thể có nội dung: "BD AVENGER". Các nhân viên điều tra đau đầu với nhiệm vụ đầu tiên: tìm ra danh tính nạn nhân. Những manh mối rất ít, đó là một cô gái trẻ có mái tóc đen, mắt xanh, cao 1,67 mét, cân nặng khoảng 52 kg. Kết luận giám định ban đầu cho biết nạn nhân tử vong do xuất huyết trầm trọng từ một vết cắt sâu trên da và bị đánh liên tục vào đầu.

Truy tìm danh tính nạn nhân

Do tính chất khủng khiếp của vụ án, Sở cảnh sát Los Angeles đã ưu tiên hàng đầu và giao cho hai thám tử cấp cao của mình vào vụ án, Trung sĩ Harry Hansen và cộng sự của anh ta, Finis Brown.
Vào thời điểm Hansen và Brown đến hiện trường, nơi này tập trung rất đông người hiếu kỳ theo dõi. Cánh phóng viên cũng ùa đến săn tin. Cảnh sát đã dọn sạch khu vực và di chuyển thi thể đến Nhà xác của hạt Los Angeles. Dấu vân tay của nạn nhân cũng được gửi đến FBI để nhận dạng.
Vài giờ sau đó, sau khi so dấu vân tay với 104 mẫu có trong hồ sơ, các nhân viên điều tra phát hiện người phụ nữ xấu số tên là Elizabeth Short, 22 tuổi. Dấu vân tay của Elizabeth từng được lưu lại khi cô đảm nhiệm một công việc ở phòng thư từ trong một căn cứ quân sự đóng tại California.
Cuộc giải phẫu xác chết cho thấy nạn nhân đã bị hãm hiếp, bị đánh đập nhiều lần bằng gậy bóng chày. Cô đồng thời phải chịu những ngược đãi kinh khủng nhất, phải nuốt rác rưởi và nhiều thứ dơ bẩn.
Vụ án mạng rúng động với nạn nhân là một cô gái xinh đẹp trở thành "miếng mồi ngon" cho cánh phóng viên thời bấy giờ. Để biết được về đời tư của cô, họ đã viện đến điều phi đạo đức nhất mà một nhà báo có thể làm. Các nhà báo gọi điện cho mẹ Elizabeth, bà Phoebe Short, nói rằng con gái bà đã giành chiến thắng trong một cuộc thi sắc đẹp. Sau khi có được nhiều thông tin cá nhân, họ lạnh lùng thông báo với rằng con gái bà thực sự đã chết.  
Elizabeth Short và Matthew Gordon.
Elizabeth Short sinh ngày 29/7/1924 tại Massachusettes. Cô là một nữ diễn viên trẻ có sự nghiệp điện ảnh nghèo nàn, đời tư rối rắm. Năm 19 tuổi, cô đến California với mơ ước theo đuổi nghệ thuật. Elizabeth có làn da trắng, và đôi mắt xanh tuyệt đẹp. Theo những thông tin mà giới báo chí "moi móc" được, màu sắc yêu thích của cô là màu đen: váy đen, quần jeans đen, đồ lót đen, thậm chí cả vớ đen. Nhiều ý kiến cho rằng biệt danh của cô là Black Dahlia, chơi chữ từ bộ phim nổi tiếng The Blue Dahlia (1946). Đó cũng là lúc người ta nhận ra dòng chữ "BD AVENGER" trên cơ thể cô có nghĩa là "Người trả thù Black Dahlia" (Thược Dược Đen).
Năm 1944, Elizabeth từng có mối tình sâu đậm với sĩ quan Matthew Gordon, tuy nhiên anh đã tử trận tại chiến tranh thế giới thứ hai vào tháng 8/1945. Quá đau khổ với cái chết của bạn trai, Elizabeth trượt dài, rơi vào con đường ăn chơi rượu chè và cặp kè đủ loại đàn ông. Từ quân nhân, doanh nhân, người đứng tuổi cho đến những chàng thanh niên mới lớn. Chỉ cần người đó có tiền, cô sẵn lòng lên giường với bất kì ai.
Sáu tháng cuối cùng của cuộc đời, Elizabeth thường được nhìn thấy tại phía Nam California. Cô sống trong tình trạng lúc nào cũng túng thiếu, luôn tìm mọi cách để có chỗ ở không mất tiền hoặc chỉ phải trả càng ít càng tốt.
Elizabeth Short có đời tư phức tạp, từng qua lại với nhiều thể loại đàn ông. Nhưng cảnh sát vẫn không thể điều tra được ai có mối thù khủng khiếp để ra tay tàn ác với nạn nhân đến vậy. Người cuối cùng nhìn thấy Elizabeth Short còn sống là Robert Manley, một nhân viên kinh doanh 25 tuổi đã có gia đình, đồng thời cũng chính là "tình một đêm" của nữ diễn viên.
Ngày 9/1/1947, Robert lái xe đưa Elizabeth tới khách sạn Biltmore tại Los Angeles. Hai người tạm biệt nhau lúc 18 giờ 30 ở sảnh khách sạn. Chuyện gì xảy ra trong thời gian một tuần kể từ lúc Elizabeth Short có mặt ở Biltmore cho đến lúc người ta phát hiện ra xác cô vẫn còn là điều bí ẩn. Hàng trăm dặm đã được cảnh sát "xới tung" để tìm kiếm dấu vết hung thủ nhưng vẫn vô vọng. Chỉ có một điều chắc chắn rằng trong 7 ngày này, cô đã có cuộc gặp định mệnh với kẻ giết mình. 

Cuộc điều tra bế tắc

Nhân chứng Robert Manley xác nhận đồ vật của nạn nhân.
Ngày 25/1/1947, những vật dụng của Elizabeth được tìm thấy trong một thùng rác cách hiện trường vài dặm. Đó là một chiếc ví da màu đen và một đôi giày bệt hở mũi, được xác nhận bởi nhân chứng cuối cùng, "tình một đêm" Robert Manley. Chính người đàn ông này đã mua đôi giày làm quà tặng cho nạn nhân, còn chiếc ví vẫn thơm mùi nước hoa mà Elizabeth đã xức khi họ lái xe từ San Diego về Los Angeles.
Những thông tin mà cảnh sát thu thập được chỉ dừng lại ở đó, bởi trên hai đồ vật của nạn nhân không có thêm bất kỳ dấu vết gì có thể dẫn đến hung thủ. Cảnh sát chuyển sang tìm manh mối tại các cửa hàng giặt là trong thành phố để tìm kiếm những bộ quần áo dính máu. Họ cũng tiến hành thẩm vấn người thân, hàng xóm, bạn bè, khách hàng của Elizabeth, người qua đường và thậm chí sinh viên y khoa (những người đưa ra một số giả thuyết về việc cưa đôi xác) để phục vụ cuộc điều tra.
Bước ngoặt của công cuộc phá án đến vào ngày 3/2/1947 khi một gói hàng nặc danh đã được gửi tới tờ Los Angeles Examiner. Trong bưu kiện có giấy khai sinh, thẻ an sinh xã hội, sổ địa chỉ và cáo phó của Matthew Gordon. Đó là hộp bưu kiện nồng nặc mùi xăng mà người gửi đã dùng xóa dấu vân tay của mình từ phong bì.
Cảnh sát đã theo dõi và phỏng vấn 75 những người đàn ông được liệt kê trong sổ địa chỉ của Elizabeth, nhưng điều này đã không mang lại cho họ bất kỳ manh mối nào khả thi. Điều đáng nói là những người này đều chỉ quen biết sơ qua với nạn nhân, thường đi uống cà phê hoặc ăn tối chứ chưa bao giờ tiến xa hơn. "Tình một đêm" Robert Manley cũng nằm trong dạng tình nghi, tuy nhiên ông ta dễ dàng vượt qua cuộc kiểm tra nói dối của cảnh sát.
Trong suốt một thời gian dài điều tra về cái chết của Elizabeth, có khoảng 60 người, chủ yếu là đàn ông, tự nhận mình là hung thủ. Tuy nhiên, cảnh sát không đủ bằng chứng để khẳng định một ai.

"Ai là kẻ giết Thược Dược Đen?"

Đây vẫn là câu hỏi gây nhức nhối giới điều tra và các nhà nghiên cứu tâm lý tội phạm tại Mỹ suốt 70 năm qua. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng tất cả vẫn chỉ là những dự đoán không có lời giải đáp.
Trong cuốn sách Severed: The True Story of the Black Dahlia Murder của John Gilmore xuất bản năm 1994, tác giả khẳng định thủ phạm là Jack Wilson, một kẻ nghiện rượu và thích bạo dâm. Khi Gilmore phỏng vấn Wilson đầu những năm 1980, ông ta đã cung cấp những chi tiết mà chỉ có kẻ sát nhân mới có thể biết, đó là thông tin nạn nhân bị khiếm khuyết phần kín. Vài ngày trước khi lệnh bắt được đưa ra, Wilson đã chết trong một vụ cháy khách sạn. Cái chết của ông khiến mọi hy vọng khám phá ra bí ẩn cái chết của vụ án "The Black Dahlia" trở nên dang dở.

Một trong các nghi phạm, George Hill Hodel.
Năm 2003, cuốn sách Black Dahlia Avenger: The True Story của Steve Hodel, một cảnh sát hình sự nghỉ hưu, lại làm mọi người choáng váng. Theo lời kể của Steve, năm 1999, cha đẻ ông, bác sĩ George Hill Hodel qua đời ở tuổi 91. Steve bất ngờ phát hiện được hai tấm ảnh rất giống với Elizabeth Short trong một album ảnh cũ của cha, nên bắt đầu điều tra ngược trở lại. George là bác sỹ giải phẫu, thông minh hơn người, lại tài hoa và giỏi kiếm tiền, nên nổi tiếng là một "ông trùm" ở Los Angeles. Ông được Hollywood nể trọng và chơi thân nhất với đạo diễn điện ảnh gạo cội John Huston và nhiếp ảnh gia lừng lẫy Man Ray. Những cuộc vui diễn ra thường xuyên ở nhà ông. Steve tuyên bố rằng cha ông thậm chí còn có một căn phòng bí mật trong nhà của họ mà không ai được phép vào.
Steve đã nhờ một bác sĩ pháp y xác định xem những hình ảnh có đúng là Elizabeth Short hay không, và nhận được câu trả lời: "85% không phải". Sau đó, một chuyên gia khác đã sử dụng công nghệ chỉnh hình khuôn mặt và đi đến kết luận rằng: người phụ nữ trong bức ảnh có 95% khả năng là nạn nhân. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao bác sĩ giải phẫu George lại có hình ảnh một nữ diễn viên nghiệp dư, không có nhiều bạn bè tại Los Angeles?
Năm 2012, Steve Hodel đưa ra thêm nhiều dấu vết đáng ngờ khác về sự liên quan giữa cha đẻ và nạn nhân. Theo đó, trong hồ sơ vụ án Black Dahlia, trong đó một nhân chứng nữ đã tuyên bố rằng George và Elizabeth biết rõ về nhau. Hơn nữa, một khoản tiền khổng lồ từ George đã từng gửi tới LAPD (Los Angeles Police Department), giải thích vì sao tất cả các bằng chứng tâm lý từ vụ án bị biến mất không dấu vết. Nhiều manh mối cho thấy George Hodel có thể là thủ phạm, tuy nhiên tất cả các bằng chứng chỉ là "có thể xảy ra". Vì vậy kết luận của Steve Hodel vẫn không được công nhận.
Từ một nữ diễn viên, người mẫu vô danh, Elizabeth Short trở thành nguyên mẫu cho rất nhiều chương trình truyền hình, tác phẩm văn học và điện ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết The Black Dahlia của nhà văn James Ellroy và bộ phim cùng tên sản xuất năm 2006.
Sau hơn 70 năm, kẻ giết người nhiều khả năng đã chết và đã không bao giờ bị sa lưới pháp luật. Nhiều nghi phạm đã được chỉ tên nhưng đáp án chính xác vẫn đang là ẩn số. Khoa học pháp y nghèo nàn của thập niên 40 và cuộc điều tra rơi vào bế tắc của cảnh sát đã khiến vụ án Thược Dược Đen mãi mãi là vụ án lạnh lùng, bí ẩn nhất lịch sử Los Angeles.
Miss Casablanca

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH