XÃ HỘI SUY ĐỒI 78
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đại diện Công an TP Thái Bình làm việc với Báo PLVN
Ngày 8/5, trao đổi với PV báo Pháp
luật Việt Nam qua điện thoại, bà Đinh Thị Lý tỏ ra vui mừng và khẳng
định rằng sẽ khẩn trương làm đơn yêu cầu phục hồi điều tra vụ án, đề
nghị tổ chức đối chất lại giữa mẹ con bà và ông Nguyễn Xuân Đường để có
thể đi đến tận cùng sự việc.
Trả lời PV VTC News về việc này,
luật sư Trần Hồng Lĩnh - Trưởng Văn phòng Luật sư Lĩnh Chính Thắng (Đoàn
luật sư TP Hải Phòng) cho hay, ông và các cộng sự từng tham gia bảo vệ,
bào chữa nhiều vụ việc, vụ án ở Thái Bình và nhận thấy, từ lâu, nhiều
người dân Thái Bình không có cuộc sống bình yên bởi sự lộng hành của
băng nhóm giang hồ Đường 'Nhuệ'.
Theo luật sư, muốn
xóa sổ băng nhóm Dương Đường thì trước hết phải củng cố tổ chức cán bộ
trong các cơ quan tố tụng của tỉnh Thái Bình, "cách ly" những cán bộ có
dấu hiệu bao che. "Người dân rất lo sợ,
hoang mang khi bị truy sát. Họ những tưởng chạy vào trụ sở công an sẽ là
nơi đảm bảo an toàn nhưng nơi này như thể cũng do bọn giang hồ làm chủ.
Những tên giang hồ máu lạnh rất manh động và tàn bạo, hành xử như trong một xã hội hỗn loạn không có Nhà nước và pháp luật", luật sư Trần Hồng Lĩnh nói.
Vị
luật sư cho hay, việc bắt giữ vợ chồng đại ca giang hồ Đường "Nhuệ" là
một tín hiệu tốt, đáng mừng, mở ra một trang mới về tình hình an ninh
trật tự và an toàn xã hội cho người dân Thái Bình.
Trưởng Văn phòng luật sư Lĩnh Chính Thắng cho rằng, các địa phương trong cả nước làm rất mạnh tay và làm từ lâu những vấn đề trên, bây giờ Thái Bình mới làm là muộn nhưng muộn còn hơn không.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", Công an tỉnh Thái Bình còn phải cố gắng quyết tâm nhiều hơn nữa.
Bởi, đây là cuộc chiến đầy cam go, phức tạp nên rất cần có sự phối hợp, trực tiếp vào cuộc của Tổng cục Cảnh sát Bộ công an mới mong truy quét sạch được băng nhóm giang hồ này.
Quan trọng hơn là loại bỏ được những phần tử chống lưng “bảo kê” dính líu đến tội phạm, để xây dựng lực lượng các cơ quan tố tụng trong sạch, vững mạnh.
"Bài học vẫn còn đó về sự cám dỗ mà một Trung tướng nguyên Thứ trưởng Bộ công an Bùi Quốc Huy và nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến bị Năm Cam (TP.HCM) mua chuộc trở thành công cụ cho hắn.
Băng nhóm giang hồ Đường Nhuệ còn nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Năm Cam. Chúng hoạt động nhiều năm nay dưới vỏ bọc một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Chúng có rất nhiều tiền, rất
chịu chi để “buôn quan” nên có quan hệ rất rộng và không tránh khỏi có
cán bộ ở nhiều ngành, nhiều cấp chống lưng, dung túng", luật sư Trần Hồng Lĩnh nói thêm.
Ông dẫn ra những dấu hiệu cụ thể như vụ đòi nợ thuê dẫn tới Cố ý gây thương tích cho mẹ con bà Đinh Thị Lý tại trụ sở Công an phường Trần Lãm (Thái Bình) ngày 18/11/2014; vụ chị Vũ Thị Thiện bị truy sát, bị đập phá xe ô tô tại trụ sở Công an tỉnh Thái Bình khi lái xe ô tô chạy vào đây lánh nạn trưa 19/11/2018.
Đặc biệt nghiêm trọng là vụ Dương Đường cho đàn em chiếm giữ Công ty TNHH Lâm Quyết từ 3-19/10/2017, đe dọa giết chết chủ doanh nghiệp Lâm Quyết và cướp đoạt tài sản (để xiết nợ) nhưng các cơ quan tố tụng Thái Bình vì các lý do khác nhau nhưng không giải quyết đến nơi đến chốn.
Là người trực tiếp bào chữa vụ án liên quan Công ty TNHH Lâm Quyết, luật sư Lĩnh phân tích, Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.
Điểm b khoản 3 Điều 147 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động: Khám nghiệm hiện trường…”.
Luật sư Trần Hồng Lĩnh cho rằng là quy định pháp luật thì phải tuân thủ, nhưng Trung tá Cao Giang Nam, Phó trưởng Cơ quan CSĐT Công an Thái Bình lại nói: “Luật quy định, nhưng không bắt buộc, cơ quan điều tra không khám nghiệm hiện trường là do xét thấy không nhất thiết”.
Kết luận giải quyết tin báo, tố giác số 12 ngày 29/3/2018 do Trung tá Cao Giang Nam ký và Cáo trạng số 03/CT-VKSTB ngày 31/12/2018 do Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Thái Bình Nguyễn Xuân Huy ký, còn nói: “Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết”.
Luật sư Lĩnh đặt câu hỏi: "Vậy, đã khám nghiệm hiện trường để xác định có hay không có hành vi phạm tội xảy ra và đã khởi tố vụ án để điều tra đâu mà nói “không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết”.
Nếu chưa rõ ai là thủ phạm thì cũng phải khám nghiệm hiện trường, khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ. Nếu có căn cứ xác định ai đó là thủ phạm thì phải khởi tố bị can và bắt tạm giam rồi, chứ không phải xác định được thủ phạm thì mới khám nghiệm hiện trường.
Vị luật sư này còn nêu, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố nói vụ cướp phá tài sản ở Công ty Lâm Quyết (nếu có) là một vụ án riêng, không liên quan đến vụ án Lẫm Quyết (vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết) lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
"Vậy nếu không liên quan thì Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát để các tài liệu giải quyết tin báo, tố giác Đường Nhuệ cướp phá tài sản vào trong hồ sơ vụ án Lẫm Quyết lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để làm gì?
Hai vụ án có liên quan mật thiết với nhau, việc khám nghiệm hiện trường, xác minh hậu quả thiệt hại vụ cướp phá tại Công ty TNHH Lâm Quyết lại là chứng cứ hết sức quan trọng chứng minh có phải Lẫm Quyết gian dối lại ra việc bị cướp phá mất giấy tờ để chiếm đoạt tiền của ông Tới theo như Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thái Bình hay không? Hay Công ty TNHH Lâm Quyết bị cướp phá tan hoang mất toàn bộ tài sản và sổ sách, giấy tờ là có thật", luật sư Trần Hồng Lĩnh nhấn mạnh.
Từ những phân tích trên, vị luật sư này nêu, rõ ràng trên đây là những dấu hiệu chống lưng, bao che, bỏ lọt tội phạm cướp đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Lâm Quyết.
Muốn xóa sổ băng nhóm tội phạm có tổ chức do Dương Đường cầm đầu, luật sư Lĩnh đề nghị phải củng cố tổ chức cán bộ trong các cơ quan tố tụng của tỉnh Thái Bình, "cách ly" ngay những cán bộ có dấu hiệu dung túng, bao che cho vợ chồng Dương Đường.
Ngành công an được Đảng, Nhà nước cho phép thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, trong đó biện pháp quần chúng, phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, tố giác thủ đoạn dùng “bẫy nợ, tín dụng đen” để cưỡng đoạt, cướp nhà đất của những ai trót dính “bẫy nợ” và những hành động táo tợn “cướp thầu bất động sản” tại các trung tâm đấu giá, đấu thầu bất động sản.
Luật sư Trần Hồng Lĩnh đề nghị các cơ quan này cung cấp các tài liệu đấu giá, đấu thầu có liên quan đến băng nhóm tội phạm Dương Đường.
Trả lời PV VTC News, một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, ông đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát lại các vụ việc trước đây, củng cố hồ sơ để điều tra làm rõ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của vợ chồng Đường.
“Chúng tôi sẽ quyết tâm làm chứ không nề hà bất cứ việc gì đâu”, vị lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình khẳng định.
Để tìm hiểu sự việc, phóng viên gặp ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Công ty Hoàng Long - đơn vị sở hữu Đài hóa thân tại Nam Định. Theo ông Giao, Công ty Hoàng Long từng ủy quyền cho Công ty Thành Phát làm đại lý cấp 1, phụ trách khu vực Thái Bình với nhiệm vụ giới thiệu dịch vụ, báo ca cần hỏa táng (báo ca) về Hoàng Long.
Từ cuối tháng 12/2017, Nguyễn Xuân Đường bắt đầu chèn ép, đánh đập anh Nguyễn Thế Việt (nhân viên Công ty Thành Phát) nhằm buộc doanh nghiệp dừng hoạt động để Công ty TNHH Đường Dương độc quyền dịch vụ hỏa táng tại Thái Bình.
Anh
Việt kể từ năm 2016, Công ty Thành Phát đã hoạt động tại Thái Bình
nhưng cuối 2017, Đường “Nhuệ” và nhiều người đến yêu cầu anh “rút” về
Nam Định. “Đường có hẹn mình ở văn phòng, nhờ tôi nhắn lãnh đạo để lại
văn phòng cho Đường. Tôi bảo không thể quyết định, lập tức Đường chửi
bới, cho mấy thanh niên lao vào đánh tôi. Đến đầu năm 2018, tôi nhận 1
ca hỏa táng rồi chở áo quan tới nhưng khi về văn phòng, có người đến
đánh, bắt tôi phải gọi điện cho đám tang nói xin thôi, để Đường Dương
làm. Sau đó, Công ty Thành Phát rút văn phòng khỏi Thái Bình”, anh Việt
nói.
Theo ông Trần Đình Giao, Công ty TNHH Đường Dương sau đó đề nghị phía Công ty Hoàng Long cho mình độc quyền nhận các ca hỏa thiêu ở Thái Bình nhưng không được đồng ý. Vì vậy, trong 2 tháng liền, Đường “Nhuệ” buộc các cơ sở tang lễ tại Thái Bình phải đưa thi thể đi hỏa táng tại Hải Phòng dù việc này khiến giá dịch vụ tăng lên bởi đường xa hơn. Nếu ai cố tình sang Nam Định hỏa táng, Đường sẽ “xử lý” nghiêm.
“Người dân tại Thái Bình phản đối, nói nếu bắt sang Hải Phòng họ sẽ chôn cất, không hỏa táng nữa nên Đường cho họp các dịch vụ tang lễ, nói cho quay lại Nam Định nhưng thu 500.000 đồng/ca hỏa táng", ông Giao nói.
Nói
rõ hơn về sự việc, anh C. (nhân viên một công ty tang lễ) cho biết cuối
2017, tất cả 23 cơ sở dịch vụ tang lễ tại Thái Bình được Nguyễn Xuân
Đường gọi đến, yêu cầu ký vào văn bản nội dung muốn hỏa táng phải thông
qua hiệp hội tang lễ Thái Bình, đứng đầu là Công ty TNHH Đường Dương.
“Nếu các dịch vụ không báo sẽ phải “bỏ kèn đi” tức là không kinh doanh nữa. Đến giờ, mình động viên họ tố cáo để công an biết nhưng không ai dám, họ sợ Đường sẽ ra tù. Hôm qua, từ 13h đến 21h, mình đã làm việc với Công an tỉnh Thái Bình và nêu rõ vấn đề mọi người gặp phải", anh C. nói.
Theo anh C., buổi họp của Đường với 23 cơ sở tang lễ diễn ra căng thẳng vì ít người đồng ý phải thông qua Công ty TNHH Đường Dương mới được hỏa thiêu. “Đường quay sang phó giám đốc của tôi chửi, nói thằng già, mày không làm biến đi. Đệ tử của Đường định đánh tôi, tôi bật lại nhưng mọi người can ngăn, bảo làm tang lễ không nên ầm ỹ”, anh C. kể lại.
Người đàn ông này cũng cho biết Nguyễn Xuân Đường thu từ các cơ sở tang lễ 500 nghìn đồng/ca hỏa táng dù không làm bất cứ việc gì.
Anh
C. khẳng định do Đường yêu cầu nên chính anh từng cầm điện thoại nhận
tin nhắn ca hỏa táng từ các dịch vụ tang lễ để tổng kết và thu tiền
giúp. Cụ thể: “Tôi làm cho Đường 2 lần, tổng kết vào ngày 5 và 20 hàng
tháng âm lịch. Mỗi ca hỏa táng, cơ sở mất 500.000 đồng, đến ngày nộp
tiền sẽ tổng kết tin nhắn để tính toán, tôi thu giúp Đường 1 lần 82
triệu và 1 lần 83 triệu. Chính tôi hàng tháng cũng phải cầm 45 - 50
triệu đồng của công ty mình đi nộp, việc này có thật vì kế toán xuất hóa
đơn ghi rõ “nộp tiền ca”. Ít nhất, mỗi tháng Đường thu được 150 triệu
đồng tiền ca, ròng rã trong 2 năm”.
Cả anh C. và anh Nguyễn Thế Việt cùng cho biết có một vài cơ sở tang lễ báo ca sót, không nộp 500.000 đồng cho Đường và sau đó, xe tang của cơ sở bị chặn, đập phá.
Nguyễn Xuân Đường và đàn em cũng đe dọa, nghiêm cấm mọi người sang Hải Phòng hỏa táng. Hàng tháng, Đường cũng tập hợp các đơn vị kinh doanh tang lễ đến khách sạn Dầu khí (TP Thái Bình), bề ngoài để liên hoan nhưng thực chất là điểm danh, đe dọa.
Ngày 14/4, đại diện Tỉnh ủy Thái
Bình cho biết ông Nguyễn Hồng Diên - Bí thư Tỉnh ủy đã biểu dương lực
lượng công an xử lý vụ án của Nguyễn Xuân Đường. Ông Diên nhấn mạnh vụ
án rất được dư luận quan tâm đã cho thấy các bị can trong vụ có những
hành vi gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Do vậy, ông đề
nghị phải đấu tranh xử lý nghiêm, khách quan, đúng pháp luật và phải làm
rõ từng hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án này, kiên quyết
không để sót tội phạm, cũng không để người vô tội bị oan khuất.
Ông Diên nhận định dù bước đầu đã làm rõ hành vi phạm tội nhưng lực lượng công an cần tiếp tục khẩn trương điều tra, làm rõ những dấu hiệu phạm tội của các bị can trong một số lĩnh vực khác; quá trình điều tra phải thận trọng, không được trái pháp luật. Công an tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tập trung rà soát các chứng cứ để bảo đảm xử lý vụ việc khách quan, công tâm đúng người, đúng tội đồng thời thông tin kịp thời để tạo sự đồng tình của nhân dân.
CAO GIANG NAM là ai ? Người ký quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án liên quan 'Đường Nhuệ'
Ai ký quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ đánh người liên quan 'Đường Nhuệ'?
16/04/2020 15:47 GMT+7
TTO - Sau hơn 5 năm vụ án “Cố ý gây thương tích” đã được Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình phục hồi điều tra. Dư luận đặt ra câu hỏi ai đã ký quyết định khởi tố vụ án rồi tạm đình chỉ điều tra vụ "mẹ con bà Lý"?
Theo
tìm hiểu của chúng tôi, người ký quyết định khởi tố vụ án và tạm đình
chỉ điều tra là thiếu tá Cao Giang Nam - phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát
điều tra (CSĐT) Công an TP Thái Bình.
Cụ
thể, sau khi nhận được đơn của mẹ con bà Lý tố giác bị "Đường Nhuệ"
đánh ngay tại phòng tiếp dân Công an phường Trần Lãm vào khoảng 8h sáng
ngày 18-11-2014, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình đã tiến hành xác minh
đơn tố giác tội phạm.
Đến ngày
5-1-2015, cơ quan này có thông báo do thiếu tá Cao Giang Nam - phó thủ
trưởng Cơ quan CSĐT, ký với nội dung quyết định khởi tố vụ án hình sự
"cố ý gây thương tích".
7 tháng
sau, ngày 5-7-2015, cũng cơ quan này ra quyết định tạm đình chỉ điều
tra vụ án hình sự vụ "cố ý gây thương tích" do thiếu tá Cao Giang Nam
ký, và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án do sau khi điều tra vẫn
"chưa xác định được bị can trong vụ án" và "đã hết thời hạn điều tra".
Quyết định này cũng đã được gửi đến viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Như
đã đưa tin trưa ngày 16-4, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết Cơ
quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình đã ra quyết định phục hồi
điều tra vụ án "cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 18-11-2014 tại trụ sở
Công an P.Trần Lãm.
Phó thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm băng nhóm mang tích chất "xã hội đen"
Trước
đó, tối 14-4, Văn phòng Chính phủ phát thông báo truyền đạt ý kiến của
Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu làm rõ những vi phạm
pháp luật của Nguyễn Xuân Đường (biệt danh Đường Nhuệ) cùng đồng phạm.
Phó
thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm tỉnh Thái Bình chỉ
đạo các lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi phạm
tội "cố ý gây thương tích" của các đối tượng xảy tại trụ sở Công ty bất
động sản Dương Đường vào ngày 30-3.
Bên
cạnh đó, cần mở rộng điều tra đối với các hành vi có dấu hiệu phạm tội
hoạt động có tổ chức, mang tính chất "xã hội đen" của nhóm đối tượng
này, đã được các cơ quan báo chí thông tin trong những ngày qua, xử lý
nghiêm minh trước pháp luật.
Công an Thái Bình phục hồi điều tra vụ 'cố ý gây thương tích' liên quan 'Đường Nhuệ'
16/04/2020 12:09 GMT+7
TTO - Trưa 16-4, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Thái Bình đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án 'Cố ý gây thương tích' xảy ra ngày 18-11-2014 tại trụ sở Công an P. Trần Lãm.
Thượng tá Nguyễn Quốc Vương - trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Thái Bình - thông tin: "Ngày
14-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình đã ra quyết định
phục hồi điều tra vụ án số 1, hủy quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án
hình sự số 10/QĐ ngày 5-7-2015 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP
Thái Bình đối với vụ án hình sự "cố ý gây thương tích" xảy ra ngày
18-11-2014 tại trụ sở Công an P.Trần Lãm, TP Thái Bình".
"Công
an tỉnh tiếp tục chỉ đạo Công an TP Thái Bình phối hợp chặt chẽ Viện
Kiểm sát nhân dân TP tiến hành điều tra, xử lý vụ án theo quy định của
pháp luật" - thượng tá Nguyễn Quốc Vương nói.
Nạn
nhân trong vụ án này là bà Đinh Thị Lý (56 tuổi, ngụ đường Lý Thường
Kiệt, P.Trần Lãm, TP Thái Bình) và con trai là Mai Thế Duy (33 tuổi) tố
cáo bị đối tượng "Đường Nhuệ" và đàn em đánh tại trụ sở Công an P.Trần
Lãm với tỉ lệ thương tật 15%.
Trưa cùng ngày, tại gia đình bà Lý, khi được phóng viên Tuổi Trẻ Online cung cấp thông tin vụ án đã được cơ quan công an ra quyết định khôi phục để điều tra, bà Lý không kìm được xúc động.
Trước đó bà Lý cho biết bà đã làm đơn gửi đến các cơ quan tố tụng để tố giác hành vi của "Đường Nhuệ". Bà
Lý tố cáo, năm 2012 bà có việc liên quan đến một phụ nữ ở Hà Nội. Bất
ngờ sau đó bà bị đối tượng "Đường Nhuệ" cho đàn em đến tận nhà để quấy
phá, hành vi này đã được camera an ninh ghi lại.
Tháng
11-2014, Đường Nhuệ cho đàn em đến nhà lấy đi một chiếc xe máy mặc dù
bà không vay mượn tiền của "Đường Nhuệ", rồi sau đó họ tiếp tục đến o ép
nhiều lần, đánh bà và người thân ngay tại phòng tiếp dân Công an P.Trần
Lãm, TP Thái Bình.
Sự việc
này đã được gia đình bà Lý báo cơ quan Công an TP Thái Bình. Ngày
5-1-2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình thông báo cho
bà Lý biết đã khởi tố hình sự vụ "cố ý gây thương tích".
Tuy
nhiên, đến ngày 5-7-2015, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái
Bình ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vì lý do "chưa xác định được bị
can trong vụ án; đã hết thời hạn điều tra".
Vụ thanh niên bị “xã hội đen” đấm vỡ quai hàm tại trụ sở công an ở Thái Bình: Sẵn sàng tổ chức đối chất, sẽ phục hồi điều tra khi có đủ căn cứ
(PLVN) - Trung tá Cao Giang Nam, Phó Trưởng Công an TP Thái Bình,
Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT xác nhận, có vụ việc mẹ con bà Đinh Thị Lý
và anh Mai Thế Duy bị hành hung dẫn đến thương tích khi đến làm việc tại
trụ sở Công an phường Trần Lãm vào sáng ngày 18/11/2014. Cơ quan CSĐT
sau đó đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, song chưa đủ căn cứ xác
định thủ phạm trực tiếp ra tay nên chưa thể tiến hành khởi tố bị can và
tạm đình chỉ điều tra từ tháng 7/2015 đến nay.
Bị vỡ quai hàm khi đến trụ sở công an phường làm việc
Ngày 7/5 vừa qua, Nhóm PV báo Pháp luật
Việt Nam đã có buổi làm việc, trao đổi thông tin với đại diện Công an TP
Thái Bình liên quan đến vụ việc doanh nghiệp chế biến, sản xuất gỗ Lâm
Quyết tố cáo bị "xã hội đen", “tín dụng đen” xiết nợ, hủy hoại công ty
và vụ công dân Đinh Thị Lý tố cáo cùng nhóm "xã hội đen" trên đã có hành
vi "Cố ý gây thương tích" cho con trai mình ngay tại phòng tiếp dân,
trụ sở công an phường Trần Lãm vào sáng ngày 18/11/2014.
ADVERTISEMENT
Trả
lời PV, Trung tá Cao Giang Nam, Phó Trưởng Công an TP Thái Bình xác
nhận có vụ việc mẹ con bà Đinh Thị Lý (SN 1962) và con trai là anh Mai
Thế Duy (SN 1989) bị thương tích khi đến làm việc tại trụ sở Công an
phường Trần Lãm. Theo ông Nam, cũng chính vì để trụ sở mình quản lý xảy
ra sự việc như vậy nên Trưởng Công an phường Trần Lãm thời điểm đó là
ông Nguyễn Công Tản đã phải viết báo cáo tường trình và sau đó đã phải
chịu hình thức kỷ luật.
Anh Mai Thế Duy (con trai bà Lý) nhập viện |
"Tuy
nhiên, quá trình điều tra chúng tôi lại chưa có đủ căn cứ, nhân chứng
xác định ai là người trực tiếp gây ra thương tích vỡ quai hàm cho anh
Duy. Mẹ con bà Lý thì bảo bị ông Đường đánh nhưng ông Đường lại chối
rằng ông Đường không đánh. Do đó chúng tôi chưa thể tiến hành khởi tố bị
can, sau nữa vì hết thời hạn điều tra nên chúng tôi quyết định tạm đình
chỉ vụ án", Trung tá Cao Giang Nam nói.
PV đặt câu hỏi rằng, từ khi có quyết định
tạm đình chỉ điều tra từ ngày 5/7/2015 đến nay đã gần 4 năm, Cơ quan
CSĐT có tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra nào không hay tạm
đình chỉ điều tra rồi để đó?
Trung tá Cao Giang Nam khẳng định vụ án mới
chỉ tạm đình chỉ điều tra không có nghĩa là bỏ qua không điều tra nữa.
Tuy nhiên, các hoạt động điều tra công khai không được tiến hành trong
suốt thời gian đó mà Cơ quan CSĐT chỉ còn tiến hành các hoạt động điều
tra không công khai.
Sẵn sàng tổ chức cho các bên đối chất, phục hồi điều tra nếu đủ căn cứ
Về việc Cơ quan CSĐT, Công an TP Thái Bình
đã tiến hành tổ chức đối chất sự việc trực tiếp giữa mẹ con bà Lý (bên
tố cáo) với ông Đường (bên bị tố cáo) hay chưa, ông Nam cho biết bà Lý
cũng từng có đơn yêu cầu cơ quan công an làm việc này, thế nhưng khi
công an mời mẹ con bà ra đối chất thì không hiểu tại sao mẹ con bà Lý
lại không đến. Nếu bây giờ mẹ con bà Lý có đơn yêu cầu, Cơ quan CSĐT
luôn sẵn sàng đứng ra tổ chức đối chất trực tiếp giữa các bên với nhau.
Nếu xét thấy có đủ căn cứ sẽ lập tức tiến hành phục hồi điều tra vụ án.
Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án |
Trước đó, cầu cứu tới báo Pháp luật Việt
Nam, bà Lý tố cáo ông Nguyễn Xuân Đường nhận đòi nợ thuê, vô cớ đánh con
trai bà là anh Mai Thế Duy bị thương tích 15% ngay tại phòng tiếp dân,
trụ sở Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình vào năm 2014.
Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án “Cố ý
gây thương tích”, song sau đó lại quyết định tạm đình chỉ điều tra từ
đó đến nay với lý do không tìm thấy bị can. Điều này gây bức xúc, bất
bình cho gia đình bà Lý cũng như dư luận quần chúng tại địa phương.
Liên tục nhiều năm liền bà Lý vất vả cạy
cửa khắp nơi gửi đơn thư chỉ với mong muốn Công an TP Thái Bình khôi
phục điều tra vụ án, song đề nghị ấy không được chấp nhận. Để rồi, chỉ
vì quyết tâm làm rõ trắng đen, người phụ nữ ấy nhiều lần bị “khủng bố”
điện thoại cá nhân, doạ giết cả nhà.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
'Băng nhóm giang hồ Đường Nhuệ còn tàn bạo hơn cả Năm Cam'
Luật sư cho rằng băng nhóm Đường Nhuệ còn nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Năm Cam, muốn xóa sổ chúng thì trước hết phải "cách ly" những cán bộ có dấu hiệu bao che.
Những tên giang hồ máu lạnh rất manh động và tàn bạo, hành xử như trong một xã hội hỗn loạn không có Nhà nước và pháp luật", luật sư Trần Hồng Lĩnh nói.
Băng nhóm giang hồ Đường Nhuệ còn nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Năm CamLuật sư Trần Hồng Lĩnh
Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình mới về nhậm chức đầu năm 2020 đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, kiên quyết xử lý triệt để các băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động tín dụng đen, xã hội đen, đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn không ghê tay, đe dọa giết người, cướp tài sản.
Trưởng Văn phòng luật sư Lĩnh Chính Thắng cho rằng, các địa phương trong cả nước làm rất mạnh tay và làm từ lâu những vấn đề trên, bây giờ Thái Bình mới làm là muộn nhưng muộn còn hơn không.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", Công an tỉnh Thái Bình còn phải cố gắng quyết tâm nhiều hơn nữa.
Bởi, đây là cuộc chiến đầy cam go, phức tạp nên rất cần có sự phối hợp, trực tiếp vào cuộc của Tổng cục Cảnh sát Bộ công an mới mong truy quét sạch được băng nhóm giang hồ này.
Quan trọng hơn là loại bỏ được những phần tử chống lưng “bảo kê” dính líu đến tội phạm, để xây dựng lực lượng các cơ quan tố tụng trong sạch, vững mạnh.
"Bài học vẫn còn đó về sự cám dỗ mà một Trung tướng nguyên Thứ trưởng Bộ công an Bùi Quốc Huy và nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến bị Năm Cam (TP.HCM) mua chuộc trở thành công cụ cho hắn.
Băng nhóm giang hồ Đường Nhuệ còn nguy hiểm và tàn bạo hơn cả Năm Cam. Chúng hoạt động nhiều năm nay dưới vỏ bọc một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Ông dẫn ra những dấu hiệu cụ thể như vụ đòi nợ thuê dẫn tới Cố ý gây thương tích cho mẹ con bà Đinh Thị Lý tại trụ sở Công an phường Trần Lãm (Thái Bình) ngày 18/11/2014; vụ chị Vũ Thị Thiện bị truy sát, bị đập phá xe ô tô tại trụ sở Công an tỉnh Thái Bình khi lái xe ô tô chạy vào đây lánh nạn trưa 19/11/2018.
Đặc biệt nghiêm trọng là vụ Dương Đường cho đàn em chiếm giữ Công ty TNHH Lâm Quyết từ 3-19/10/2017, đe dọa giết chết chủ doanh nghiệp Lâm Quyết và cướp đoạt tài sản (để xiết nợ) nhưng các cơ quan tố tụng Thái Bình vì các lý do khác nhau nhưng không giải quyết đến nơi đến chốn.
Là người trực tiếp bào chữa vụ án liên quan Công ty TNHH Lâm Quyết, luật sư Lĩnh phân tích, Điều 7 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.
Điểm b khoản 3 Điều 147 Bộ Luật tố tụng Hình sự quy định: “Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động: Khám nghiệm hiện trường…”.
Luật sư Trần Hồng Lĩnh cho rằng là quy định pháp luật thì phải tuân thủ, nhưng Trung tá Cao Giang Nam, Phó trưởng Cơ quan CSĐT Công an Thái Bình lại nói: “Luật quy định, nhưng không bắt buộc, cơ quan điều tra không khám nghiệm hiện trường là do xét thấy không nhất thiết”.
Kết luận giải quyết tin báo, tố giác số 12 ngày 29/3/2018 do Trung tá Cao Giang Nam ký và Cáo trạng số 03/CT-VKSTB ngày 31/12/2018 do Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh Thái Bình Nguyễn Xuân Huy ký, còn nói: “Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết”.
Luật sư Lĩnh đặt câu hỏi: "Vậy, đã khám nghiệm hiện trường để xác định có hay không có hành vi phạm tội xảy ra và đã khởi tố vụ án để điều tra đâu mà nói “không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết”.
Nếu chưa rõ ai là thủ phạm thì cũng phải khám nghiệm hiện trường, khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ. Nếu có căn cứ xác định ai đó là thủ phạm thì phải khởi tố bị can và bắt tạm giam rồi, chứ không phải xác định được thủ phạm thì mới khám nghiệm hiện trường.
Vị luật sư này còn nêu, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố nói vụ cướp phá tài sản ở Công ty Lâm Quyết (nếu có) là một vụ án riêng, không liên quan đến vụ án Lẫm Quyết (vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết) lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
"Vậy nếu không liên quan thì Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát để các tài liệu giải quyết tin báo, tố giác Đường Nhuệ cướp phá tài sản vào trong hồ sơ vụ án Lẫm Quyết lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để làm gì?
Hai vụ án có liên quan mật thiết với nhau, việc khám nghiệm hiện trường, xác minh hậu quả thiệt hại vụ cướp phá tại Công ty TNHH Lâm Quyết lại là chứng cứ hết sức quan trọng chứng minh có phải Lẫm Quyết gian dối lại ra việc bị cướp phá mất giấy tờ để chiếm đoạt tiền của ông Tới theo như Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thái Bình hay không? Hay Công ty TNHH Lâm Quyết bị cướp phá tan hoang mất toàn bộ tài sản và sổ sách, giấy tờ là có thật", luật sư Trần Hồng Lĩnh nhấn mạnh.
Từ những phân tích trên, vị luật sư này nêu, rõ ràng trên đây là những dấu hiệu chống lưng, bao che, bỏ lọt tội phạm cướp đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Lâm Quyết.
Muốn xóa sổ băng nhóm tội phạm có tổ chức do Dương Đường cầm đầu, luật sư Lĩnh đề nghị phải củng cố tổ chức cán bộ trong các cơ quan tố tụng của tỉnh Thái Bình, "cách ly" ngay những cán bộ có dấu hiệu dung túng, bao che cho vợ chồng Dương Đường.
Ngành công an được Đảng, Nhà nước cho phép thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, trong đó biện pháp quần chúng, phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, tố giác thủ đoạn dùng “bẫy nợ, tín dụng đen” để cưỡng đoạt, cướp nhà đất của những ai trót dính “bẫy nợ” và những hành động táo tợn “cướp thầu bất động sản” tại các trung tâm đấu giá, đấu thầu bất động sản.
Luật sư Trần Hồng Lĩnh đề nghị các cơ quan này cung cấp các tài liệu đấu giá, đấu thầu có liên quan đến băng nhóm tội phạm Dương Đường.
Trả lời PV VTC News, một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, ông đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát lại các vụ việc trước đây, củng cố hồ sơ để điều tra làm rõ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của vợ chồng Đường.
“Chúng tôi sẽ quyết tâm làm chứ không nề hà bất cứ việc gì đâu”, vị lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình khẳng định.
Đường 'Nhuệ' bị tố cáo chỉ định nơi hỏa táng, thu 500.000 đồng/ca
Nhiều người làm việc trong lĩnh vực tang lễ tại Thái Bình cho biết Đường “Nhuệ” bảo kê, chỉ định nơi hỏa táng và thu 500.000 đồng/1 trường hợp.
Công an tỉnh Thái Bình vừa bắt giữ vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi, còn gọi là Đường “Nhuệ”, ở TP Thái Bình) và 4 đồng phạm để điều tra hành vi cố ý gây thương tích xảy ra tại Công ty TNHH Đường Dương (do Đường làm chủ). Lãnh đạo công an tỉnh Thái Bình cho biết đang mở rộng điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của Đường do có thông tin về việc bị can này thu tiền bảo kê liên quan hoạt động hỏa táng của người dân tại Thái Bình.Để tìm hiểu sự việc, phóng viên gặp ông Trần Đình Giao, Chủ tịch Công ty Hoàng Long - đơn vị sở hữu Đài hóa thân tại Nam Định. Theo ông Giao, Công ty Hoàng Long từng ủy quyền cho Công ty Thành Phát làm đại lý cấp 1, phụ trách khu vực Thái Bình với nhiệm vụ giới thiệu dịch vụ, báo ca cần hỏa táng (báo ca) về Hoàng Long.
Từ cuối tháng 12/2017, Nguyễn Xuân Đường bắt đầu chèn ép, đánh đập anh Nguyễn Thế Việt (nhân viên Công ty Thành Phát) nhằm buộc doanh nghiệp dừng hoạt động để Công ty TNHH Đường Dương độc quyền dịch vụ hỏa táng tại Thái Bình.
Các bị can Nguyễn Thị Dương, Nguyễn Xuân Đường. |
Theo ông Trần Đình Giao, Công ty TNHH Đường Dương sau đó đề nghị phía Công ty Hoàng Long cho mình độc quyền nhận các ca hỏa thiêu ở Thái Bình nhưng không được đồng ý. Vì vậy, trong 2 tháng liền, Đường “Nhuệ” buộc các cơ sở tang lễ tại Thái Bình phải đưa thi thể đi hỏa táng tại Hải Phòng dù việc này khiến giá dịch vụ tăng lên bởi đường xa hơn. Nếu ai cố tình sang Nam Định hỏa táng, Đường sẽ “xử lý” nghiêm.
“Người dân tại Thái Bình phản đối, nói nếu bắt sang Hải Phòng họ sẽ chôn cất, không hỏa táng nữa nên Đường cho họp các dịch vụ tang lễ, nói cho quay lại Nam Định nhưng thu 500.000 đồng/ca hỏa táng", ông Giao nói.
Anh Nguyễn Thế Việt cho biết mình đã bị Đường "Nhuệ" đánh, không cho kinh doanh tang lễ tại Thái Bình. |
“Nếu các dịch vụ không báo sẽ phải “bỏ kèn đi” tức là không kinh doanh nữa. Đến giờ, mình động viên họ tố cáo để công an biết nhưng không ai dám, họ sợ Đường sẽ ra tù. Hôm qua, từ 13h đến 21h, mình đã làm việc với Công an tỉnh Thái Bình và nêu rõ vấn đề mọi người gặp phải", anh C. nói.
Theo anh C., buổi họp của Đường với 23 cơ sở tang lễ diễn ra căng thẳng vì ít người đồng ý phải thông qua Công ty TNHH Đường Dương mới được hỏa thiêu. “Đường quay sang phó giám đốc của tôi chửi, nói thằng già, mày không làm biến đi. Đệ tử của Đường định đánh tôi, tôi bật lại nhưng mọi người can ngăn, bảo làm tang lễ không nên ầm ỹ”, anh C. kể lại.
Người đàn ông này cũng cho biết Nguyễn Xuân Đường thu từ các cơ sở tang lễ 500 nghìn đồng/ca hỏa táng dù không làm bất cứ việc gì.
Ông Trần Đình Giao - Chủ tịch Công ty Hoàng Long. |
Cả anh C. và anh Nguyễn Thế Việt cùng cho biết có một vài cơ sở tang lễ báo ca sót, không nộp 500.000 đồng cho Đường và sau đó, xe tang của cơ sở bị chặn, đập phá.
Nguyễn Xuân Đường và đàn em cũng đe dọa, nghiêm cấm mọi người sang Hải Phòng hỏa táng. Hàng tháng, Đường cũng tập hợp các đơn vị kinh doanh tang lễ đến khách sạn Dầu khí (TP Thái Bình), bề ngoài để liên hoan nhưng thực chất là điểm danh, đe dọa.
Ông Diên nhận định dù bước đầu đã làm rõ hành vi phạm tội nhưng lực lượng công an cần tiếp tục khẩn trương điều tra, làm rõ những dấu hiệu phạm tội của các bị can trong một số lĩnh vực khác; quá trình điều tra phải thận trọng, không được trái pháp luật. Công an tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tập trung rà soát các chứng cứ để bảo đảm xử lý vụ việc khách quan, công tâm đúng người, đúng tội đồng thời thông tin kịp thời để tạo sự đồng tình của nhân dân.
Theo Tiền Phong
Bắt tạm giam 4 cán bộ tỉnh Thái Bình tiếp tay xã hội đen Đường “Nhuệ”
Mở rộng điều tra vụ án băng nhóm xã hội đen Đường “Nhuệ”, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 người là cán bộ thuộc Trung tâm đấu giá tài sản và Trung tâm phát triển quỹ đất Thái Bình.
Chiều 16.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết, căn cứ vào kết quả điều tra ban đầu đối với băng nhóm Đường "Nhuệ", đơn vị này đã ra quyết định khởi tố vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình cũng khởi tố bị
can và bắt tạm giam Phạm Văn Hiệp (36 tuổi), Giám đốc Trung tâm dịch vụ
đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình, Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình; Vũ Gia Thành
(43 tuổi), đấu giá viên Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái
Bình; Hà Văn Dũng (46 tuổi), nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất và
kỹ thuật tài nguyên tỉnh Thái Bình, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Thái
Bình và Trịnh Minh Thúy (50 tuổi), Trưởng phòng Trung tâm Phát triển
quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên tỉnh Thái Bình.
Theo nguồn tin Thanh Niên, những cán bộ bị bắt nêu trên có liên quan đến hoạt động đấu giá đất
trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cụ thể những người này đã tiếp tay để giúp
Đường “Nhuệ” trúng đấu giá trong một số dự án trên địa bàn tỉnh.
Như Thanh Niên
phản ánh trước đó, từ năm 2015 cho đến thời điểm bị bắt, băng nhóm
Đường “Nhuệ” trên danh nghĩa Công ty ty Bất động sản Đường Dương, do bà
Nguyễn Thị Dương, vợ của Nguyễn Xuân Đường, tức Đường “Nhuệ” làm giám
đốc, đã tham gia và trúng đấu giá hàng loạt cuộc đấu giá đất có giá trị
hàng trăm tỉ đồng. Tại một số huyện Đông Hưng, Kiến Xương… (Thái Bình),
nhiều lần vợ chồng Đường “Nhuệ” trúng hầu hết các lô đất được đưa ra đấu
giá.
Ngoài việc sử dụng đàn em xăm trổ bặm trợn để đe dọa người tham gia
đấu giá, ép giá rẻ, Đường “Nhuệ” cũng không ngại bắt tay móc nối với
cán bộ thuộc các Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm dịch vụ đấu giá
để moi thông tin, dìm giá đấu… để thâu tóm các lô đất đẹp với giá rẻ,
gây thiệt hại cho Nhà nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét