Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

LỠ LÀNG

 

 
PBN 24 | Ái Vân - Trăng Sáng Vườn Chè


LỠ LÀNG
 
Thương anh, không quản nề hà
Cơm bưng nước rót, việc nhà để em
Ruộng vườn quần quật ngày đêm
Mong anh nấu sử xôi kinh, thỏa nguyền 

                          ***
 
Mai kia anh đậu trạng nguyên
Bảng vàng, võng lọng anh quên cơm nhà 
Anh thèm những tô phở bò
Nước lèo béo ngậy, hành ngò đê mê
Lúc nào no xôi, chán chè
Tàn canh khoái lạc mới về với em!...
 
*** 
 
Chém cha phận gái thuyền quyên
Chàng hiền không lấy, lấy tên bạc lòng!
Thế là xôi hỏng bỏng không
Công thành công cốc, tình nồng lửa rơm! 
 
*** 
 
Bao giờ chán phở, thèm cơm 
Đàn ông mới hết thòm thèm trăng hoa 
 
Trần Hạnh Thu 
---------------------
LÊ MINH QUỐC: Nấu sử xôi kinh :
Trong truyện thơ Lục Vân Tiên, cụ Đồ Chiểu viết: “Theo thầy nấu sử xôi kinh/ Tháng ngày bao quản sân Trình lao đao”. Thành ngữ “Nấu sử xôi kinh” cũng được ghi nhận “Xôi kinh nấu sử”. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc Thuần: “Nguyên nghĩa, sử là Bắc sử, tức sử Trung Hoa, kinh là những tác phẩm cùa Nho học. Về sau, tuy không phải chỉ học kinh và sử, thậm chí không học kinh và sử nữa, người ta vẫn dùng thành ngữ Nấu sử xôi kinh để chỉ sự cần mẫn học hành” (Từ điển truyện Lục Vân Tiên, NXB TP.HCM-1989, tr. 221).
Tuy nhiên, thành ngữ trên khi khảo sát qua nhiều văn bản, ta thấy cách ghi “xôi/sôi” không thống nhất.
Khi đun nóng đến một nhiệt độ nhất định, chất lỏng có biểu hiện sủi bọt và bốc hơi, gọi là sôi/ nước sôi. Đại từ điển tiếng Việt ghi nhận Nấu sử sôi kinh là hiểu theo nghĩa trên. Theo chúng tôi, phải là “xôi” thì mới đúng theo ngữ cảnh đang bàn.
Xôi là gì? Hoàn toàn không liên quan gì đến từ đồng âm trong các thành ngữ, tục ngữ Xôi hỏng bỏng không, Ăn mày đòi xôi gấc, Cố đấm ăn xôi… Nó còn có thêm nghĩa khác, Tầm nguyên tự điển của Lê Ngọc Trụ, giải thích: “Xôi: nấu nếp cách thủy”. Với nghĩa này, theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895): “Lấy hơi nước sôi mà làm cho chín; nếp đã nấu chín bằng cách ấy”. Ca dao có câu: “Em đang vút nếp xôi xôi/ Nghe anh có vợ, thúng trôi nếp chìm”. “Xôi” còn gọi là “đồ” theo cách nói của người miền Bắc.
Xét về cấu trúc của Nấu sử xôi kinh, ta thấy đây là một câu tiểu đối: Nấu - xôi (động từ) và sử - kinh (danh từ) cùng chỉ một động tác/ thao tác cho cả một quá trình đang diễn ra. Cấu trúc ngữ pháp này tương tự Mưa thuận, gió hòa; Mũi tên, hòn đạn; Ngậm đắng, nuốt cay; Chó treo, mèo đậy; Sống tết, chết giỗ v.v… Ở đây, nấu sử và xôi kinh cũng đều là nấu/ đồ/ thổi/ xôi từ trạng thái đang “sống” chuyển qua “chín”. Hiểu theo nghĩa bóng là đang i tờ it, ù ù cạc cạc, nhớ nhớ quên quên, “Chữ tác đánh chữ tộ, chữ ngộ thành chữ quá” chuyển qua học thuộc/ thuộc làu làu, thông thạo kinh sử, tức sức học đã “chín”.
Cấu trúc Nấu sử sôi kinh không hợp lý ở chỗ: “nấu sử” chỉ mới là động tác, chưa rõ kết quả, chẳng hạn, Tú Xương có câu thơ: “Học đã xôi kinh nhưng chửa chín”, dứt khoác nó không thể đối xứng với “sôi kinh” là trạng thái đã hoàn thành. Xin nhớ rằng, còn có câu đồng nghĩa với Nấu sử xôi kinh là Dùi mài kinh sử. Dùi và mài cùng chỉ một động tác làm cho thủng (dùi), làm cho nhẵn, cho mòn (mài); hiểu theo nghĩa bóng là miệt mài, cần cù, cần mẫn, chăm chỉ, kiên nhẫn học hành cho tinh thông.
Từ “xôi” nhảy phắt một phát qua “sôi” cũng là điều dễ hiểu. Do từ “xôi” trải theo thời gian đã mờ nghĩa, do đó, khi sử dụng người ta có thói quen thay thế bằng từ khác - từ “sôi” đang quen thuộc mà cũng phổ biến hơn. Có thể nêu thêm dẫn chứng, chẳng hạn Giả mù pha mưa/ Giả mù sa mưa; trả nủa/ trả đũa; Bầu dục chấm mắm cáy/ Dùi đục chấm mắm cáy; Ra môn ra khoai/ Ra ngô ra khoai v.v...
Cùng âm “sờ/ xờ” nhưng có trường hợp không dễ phân biệt.
Ví dụ, từ xới và sới. "Bỏ xới mà đi” theo nghĩa xưa là do nói trạnh từ “xứ” nhằm chỉ nơi chốn, cũng ngụ ý quê hương. Ngoài ra, Từ điển chính tả tiếng Việt (NXB Giáo Dục - 1977) của Nguyển Như Ý - Nguyễn Việt Hùng còn liệt kê: xới cơm, xới gốc, xới xáo/ bán xới, bỏ xới, cuốc xới, đào xới, vun xới (tr.301).
Nhưng sới là gì? Từ thập niên 1970, khi viết Phong lưu cũ mới (NXB TP.HCM tái bản năm 1991), nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển đã phân vân khi trong Nam gọi nơi chọi gà/ đá gà là trường gà thì ngoài Bắc dùng từ xới/ sới. “Cả hai danh từ, tôi tra từ điển không gặp và không biết từ nào đúng” (tr.183). Đại từ điển tiếng Việt (1999) đã ghi nhận và giải thích: “Sới khoảng đất làm nơi đấu vật, chọi gà trong ngày hội - thả gà chọi ra giữa sới”. Cái sới này, tức trường gà, theo cụ Sển: “Đây là cuộc đất dọn thật kỹ, nện dẽ khắt, bằng phẳng còn hơn mặt ván gõ, chung quanh có chỗ cũng sắp ghế ngồi, có chỗ xính xái” (SĐD, tr.206).

L.M.Q
(nguồn: Báo Tuổi Trẻ Cười ngày 1.8.2018) 
 
 
Giot Nang Ben Them Tuan Anh

 

Sự thật ngược đời về khoa cử Trung Hoa: Sĩ tử mong đỗ Thám hoa hơn cả đỗ Trạng nguyên, xuất phát từ 1 nguyên nhân đặc biệt

Trần Quỳnh, 19:06 03/06/2021

Có 1 nguyên nhân đặc biệt khiến các sĩ tử Trung Hoa khao khát vị trí Thám hoa hơn cả việc đỗ đầu.

Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, phương thức tuyển chọn nhân tài được biết tới nhiều nhất chính là thông qua chế độ khoa cử.

Theo đó, vào thời bấy giờ, nếu một người không có xuất thân tốt hay không có được người tiến cử, cách duy nhất để họ có thể tiến vào chốn quan trường chỉ có thể là thông qua con đường thi cử.

Dựa vào chế độ khoa cử của Trung Hoa xưa, vị trí dành cho ba người đứng đầu trong vòng thi cuối cùng lần lượt là Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.

Thế nhưng có một sự thật là so với hai vị trí đầu bảng, nhiều sĩ tử càng hy vọng có cơ hội được đỗ Thám hoa hơn. Vì sao lại có chuyện ngược đời như vậy?

Nguồn gốc của danh hiệu "Thám hoa": Từng chỉ là nhân vật làm nền cho Trạng Nguyên

Sự thật ngược đời về khoa cử Trung Hoa: Sĩ tử mong đỗ Thám hoa hơn cả đỗ Trạng nguyên, xuất phát từ 1 nguyên nhân đặc biệt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Đa số chúng ta đều biết rằng Thám hoa là người đỗ ở vị trí thứ ba trong vòng thi cuối cùng vào thời xưa.

Thế nhưng ít ai biết, danh hiệu này thực chất lại ẩn chứa không ít ý nghĩa, thậm chí còn có liên quan tới cả… nhan sắc của người đỗ.

Cách gọi "Thám hoa" xuất hiện từ thời nhà Đường. Vào lúc bấy giờ, những sĩ tử lọt vào vòng thi Đình sẽ được mời tham gia một buổi yến tiệc long trọng, cử hành tại vườn hoa trong cung, gọi là "Thám hoa yến".

Trong bữa tiệc đó, hai người sở hữu vẻ bề ngoài anh tuấn nhất sẽ được chọn làm "Thám hoa sứ" (hay có tư liệu còn gọi là "Thám hoa lang").

Công việc của họ cũng rất đơn giản, đó là phụ trách hái các loại hoa đẹp trong vườn, sau đó viết một bài thơ với ngụ ý chúc phúc hoặc biểu đạt tâm tình.

Sau khi màn mở đầu này hoàn thành, người đỗ đầu cũng tức là Trạng nguyên năm đó sẽ chính thức ra mắt tại yến tiệc.

Vì vậy vào thời Đường, những người mang danh Thám hoa thực chất chỉ đóng vai trò làm nền, sau khi nhân vật chính lên sàn diễn thì nhiệm vụ của họ cũng kết thúc.

Sự thật ngược đời về khoa cử Trung Hoa: Sĩ tử mong đỗ Thám hoa hơn cả đỗ Trạng nguyên, xuất phát từ 1 nguyên nhân đặc biệt - Ảnh 2.

Tranh minh họa: Nguồn Baidu

Thế nhưng điều ít ai ngờ tới còn nằm ở chỗ, được chọn làm Thám hoa cũng chính là khởi đầu may mắn cho cuộc đời của những sĩ tử anh tuấn này.

Bởi lẽ lúc bấy giờ, chức danh Thám hoa vốn là dựa vào ngoại hình để tuyển chọn. Hơn nữa những người được chọn đều đã lọt vào vòng thi Đình.

Như vậy xét một cách khách quan, họ vốn là những thanh niên vừa có tài năng lại vừa có ngoại hình nổi bật.

Sau khi trở thành Thám hoa, tên tuổi của những người này càng nhanh chóng vang xa. Họ nghiễm nhiên trở thành đối tượng được săn đón hàng đầu của những tiểu thư nổi tiếng thời bấy giờ.

Và có lẽ cũng vì vậy nên hằng năm mỗi khi yến tiệc này kết thúc, kinh thành lại bắt đầu diễn ra không ít những màn cướp rể của các tiểu thư với mong muốn được cùng Thám hoa kết tóc xe duyên.

Tới thời nhà Tống, chế độ khoa cử được tiến hành cải cách, Thám hoa dần trở thành cách gọi của người đỗ vị trí thứ ba trong Tam giáp.

Tuy nhiên danh hiệu này vẫn thường có "luật ngầm" là mặc định dành cho những người vừa có tài, đồng thời cũng vừa có ngoại hình anh tuấn nhất trong số các sĩ tử.

Cơ hội đổi đời có 1-0-2 dành cho các Thám hoa: Tiền đồ hoàn toàn có thể xán lạn hơn cả Trạng nguyên, Bảng nhãn

Bên cạnh việc có được tiếng tăm và danh vọng nhất định, nhiều Thám hoa còn nắm trong tay cơ hội đổi đời có 1-0-2. Đó là trở thành Phò mã của Hoàng tộc.

Vào thời phong kiến, xuất phát từ quan niệm trọng nam khinh nữ, các công chúa của hoàng gia thường không được coi trọng bằng các hoàng tử.

Thế nhưng điều này cũng không thể thay đổi được sự thật rằng họ cũng mang trong mình huyết mạch của hoàng tộc. Do đó, việc tùy tiện cưới gả gần như là chuyện không thể nào.

Tuy nhiên số lượng công chúa trong hậu cung thường không hề ít. Vậy nhà vua nên làm thế nào để an bài cho họ những cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối?

Vừa vặn thay, sự xuất hiện của những Thám hoa vừa có tài lại vừa anh tuấn đã giúp nhà vua giải quyết triệt để mối âu lo này.

Sự thật ngược đời về khoa cử Trung Hoa: Sĩ tử mong đỗ Thám hoa hơn cả đỗ Trạng nguyên, xuất phát từ 1 nguyên nhân đặc biệt - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Cũng bởi vậy cho nên vào thời phong kiến, không ít Thám hoa đã có may mắn trở thành Phò mã. Những người đỗ danh hiệu này cũng thường xuyên trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí con rể của nhà hoàng tộc.

Một khi có thể trở thành Phò mã đương triều, con đường quan lộ của họ ắt sẽ càng thuận buồm xuôi gió, thậm chí tiền đồ có khi còn xán lạn hơn cả Trạng nguyên, Bảng nhãn.

Cho nên sự thật khó tin nói trên cũng chính là lý do giải thích cho câu hỏi vì sao các sĩ tử thời xưa lại khao khát vị trí Thám hoa hơn cả việc đỗ đầu.

Thế nhưng trên thực tế, do Thám hoa còn có yêu cầu nhất định về ngoại hình, cho nên thực chất độ khó và mức độ cạnh tranh có khi còn cao hơn cả vị trí Trạng nguyên.

Bởi vậy nên dù cho đây có là danh hiệu trong mơ thì muốn vượt qua vô số đối thủ để đỗ được Thám hoa cũng chưa bao giờ là một việc dễ dàng.

*Dịch từ tư liệu nước ngoài.

 


Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/89

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 28/2: Ghen tuông mù quáng, đối tượng ra tay sát hại bạn vợ cũ
 
Thời sự Quốc tế trưa 28/2. Nga được đà, đánh như vũ bão; NATO nói về thông tin gửi quân đến Ukraine
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 28-2-2024
 
Trung Quốc tích trữ tài nguyên cho một cuộc xâm lược | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Vòng tay giữ trọn ân tình - Tuấn Vũ & Thiên Trang

Nga nói cam kết của ông Macron cũng không giúp được Ukraine

 

 

Xem tiếp...

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/88

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 27/2: VFF đình chỉ thi đấu 5 cầu thủ Bà Rịa Vũng Tàu bán độ | ANTV
 
Thời sự Quốc tế trưa 27/2. Tổng thống Zelensky nghi ngờ có “tay trong” của Nga trong nội bộ Ukraine
 
Tin tức Thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng 27-2-2024
 
Đường sang nhà em

Nhiều nước bàn gửi quân đến Ukraine, Nga cảnh báo xung đột trực tiếp với NATO


 

Xem tiếp...

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

THỜI GIAN LÀ AI

 
Dòng thời gian - Nguyễn Hải Phong || [ Video HD Lyrics Kara]

 

Hình ảnh buồn về tình yêu, cuộc sống sẽ thúc đẩy bạn suy ngẫm về những quyết định trong cuộc sống. Hãy nhìn vào những hình ảnh này lúc nào bạn cảm thấy trống vắng hoặc lo lắng. Chúng sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

THỜI GIAN LÀ AI
 
Thời gian ơi, ông là hiền hay ác 
Mà lơ đãng qua, mặc kệ tình đời
Thản nhiên trôi lẫn lộn dòng trong đục
Cũng chẳng quan tâm bên lở bên bồi!
 
Thời gian ơi, sao ông có trên đời
Thu dọn tương lai đổ dồn vào quá vãng
Mặc kệ giàu - nghèo, ngọt bùi - cay đắng
Quét hiện tại lùa vào biển hư vô!
 
Thời gian sao vô cảm, thờ ơ
Chẳng hề rung động trước giai nhân, nhan sắc 
Như điếc như mù, chẳng gì lung lạc 
Kéo tháng năm đi lũ lượt chẳng khứ hồi
 
Thời gian ơi, sao lãnh cảm thế người?
Như hiền - ác mà chẳng hiền chẳng ác
Chẳng khắc bạc mà như khắc bạc
Tưởng chẳng yêu ai mà yêu cả trần gian!
 
Trần Hạnh Thu


 
ERUPTION - ONE WAY TICKET / BONEY M - RASPUTIN / DJ DALI MIX / HQ HD

Vì sao chúng ta luôn thiếu thốn thời gian?

Nhiều người thường cảm thấy mình có quá nhiều việc phải làm, luôn vội vã và không bao giờ có đủ thời gian.

Nhiều người nghĩ chúng ta làm việc nhiều hơn các thế hệ trước nhưng thực tế không đúng. Nghiên cứu cho thấy thời gian rảnh của nam giới Mỹ đã tăng từ 6 đến 9 giờ một tuần trong 50 năm qua. Số giờ rảnh của phụ nữ cũng tăng gấp đôi, từ 4 lên 8 giờ một tuần.

Ảnh minh họa: Thrive Global

Ảnh minh họa: Thrive Global

Vậy tại sao chúng ta vẫn cảm thấy thiếu thốn thời gian? Các chuyên gia về năng suất lao động đã chỉ ra mọi người thường rơi vào một số "cái bẫy" khiến thời gian không bao giờ là đủ.

Công nghệ làm gián đoạn thời gian nghỉ

Công nghệ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, nhưng nó cũng lấy đi thời gian của chúng ta. Điều này được gọi là nghịch lý về quyền tự chủ. Những khoảng thời gian dài rảnh rỗi mà chúng ta từng tận hưởng giờ đây liên tục bị gián đoạn bởi các thiết bị công nghệ. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng nhận thức và phân chia thời gian rảnh rỗi của chúng ta.

Bạn có một tiếng để nghỉ ngơi buổi tối, nhưng cứ một lúc lại phải kiểm tra hoặc phản hồi những thông báo, email hay tin nhắn. Những gián đoạn dường như vô hại này khi gộp vào sẽ chiếm một khoảng thời gian không nhỏ và làm đứt quãng thời gian nghỉ của bạn.

Điều này khiến chúng ta ít tận hưởng giờ nghỉ hơn và cảm giác rằng mình có ít thời gian rảnh hơn thực tế.

Tập trung quá nhiều vào tiền bạc

Một cái bẫy khác là nỗi ám ảnh văn hóa về công việc và kiếm tiền. Chúng ta được dạy một cách sai lầm rằng tiền bạc (chứ không phải thời gian) mang lại nhiều hạnh phúc hơn.

Nghiên cứu cho thấy rằng tiền bảo vệ chúng ta khỏi nỗi buồn nhưng không mua được niềm vui. Có tiền chắc chắn bảo vệ chúng ta khỏi căng thẳng. Cầm tiền mặt trong tay thậm chí còn mang lại cảm giác an tâm. Nhưng việc ngăn chặn kết quả tiêu cực khác với việc tạo ra những điều hạnh phúc.

Có một suy nghĩ rằng cách để trở nên giàu có hơn về thời gian là trở nên giàu có hơn về tài chính. Thực ra đây là sai lầm bởi việc theo đuổi sự giàu có và của cải là không có hồi kết.

Đánh giá thấp thời gian

Trong nền văn hóa ám ảnh với tiền bạc, nhiều người đánh đổi thời gian để bảo vệ tiền của họ. Chúng ta luôn chọn phương án với chi phí thấp nhất theo phản xạ, kể cả khi đó không phải phương án tối ưu.

Ví dụ, khi bạn đặt chuyến bay có transit (nối chuyến) để được rẻ hơn một chút, bạn đang rơi vào một cái bẫy thời gian. Bạn có thể tiết kiệm 300 USD nhưng sẽ mất thêm 8 tiếng trong kỳ nghỉ và thấy mệt mỏi và căng thẳng hơn.

Rất khó để đo lường giá trị thời gian nên bạn sẽ dễ đưa ra những lựa chọn sai lầm. Bạn vẫn có thể cảm thấy rằng sự đánh đổi này là xứng đáng, nhưng việc tính toán đơn giản này đặt ra một cách nhìn khác về giá trị của thời gian, thứ mà chúng ta hay có xu hướng đánh giá thấp.

Coi bận rộn là thành công

Danh tính của chúng ta ngày càng gắn liền với công việc. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 ở Mỹ, 95% thanh niên nói rằng có một "nghề nghiệp thú vị và có ý nghĩa" là điều cực kỳ quan trọng đối với họ.

Do cảm thấy giá trị bản thân của chúng ta được quyết định bởi công việc và năng suất, vẻ ngoài bận rộn khiến chúng ta thấy hài lòng về bản thân. Ngược lại, tập trung sự chú ý vào một thứ khác ngoài công việc có thể đe dọa địa vị của chúng ta. Chúng ta muốn được coi là nhân viên làm việc nhiều giờ nhất, ngay cả khi những giờ này không hiệu quả.

Bất an tài chính cũng thúc đẩy chủ nghĩa tôn thờ công việc. Hầu hết chúng ta đối phó bằng cách làm việc nhiều hơn và cố gắng kiếm nhiều tiền hơn. Chúng ta cảm thấy tội lỗi khi tiêu tiền vào những thứ khiến chúng ta hạnh phúc, chẳng hạn như đi ăn ngoài hoặc đi nghỉ.

Ác cảm với sự nhàn rỗi

Ngay cả khi sống trong một xã hội hoàn toàn bình đẳng chúng ta vẫn sẽ tạo ra căng thẳng về thời gian cho mình bởi khó thích nghi với sự nhàn rỗi.

Các nhà nghiên cứu gọi đây là ác cảm với sự nhàn rỗi và nó khiến chúng ta làm một số điều kỳ lạ. Một thí nghiệm tại Đại học Havard cho thấy khi không có gì để làm, hầu hết mọi người vẫn muốn làm gì đó, kể cả là điều tiêu cực như tự làm mình bị điện giật hơn là ngồi không.

Công nghệ có thể giữ đầu óc bận rộn, nhưng nó lại là một cái bẫy góp phần gây ra căng thẳng và thiếu thời gian. Việc liên tục kết nối với các thiết bị công nghệ sẽ ngăn não phục hồi, khiến mức độ căng thẳng tăng cao.

Trên thực tế, sự nhàn rỗi đã được chứng minh là một hình thức giải trí có giá trị và có thể làm tăng sự sung túc về thời gian. Những lợi ích về thể chất và tinh thần của việc giải phóng bộ não có giá trị hơn nhiều so với sự căng thẳng do giữ cho tâm trí luôn bận rộn.

Nghĩ rằng ngày mai mình có nhiều thời gian hơn

Hầu hết chúng ta đều quá lạc quan về tương lai của mình. Chúng ta lầm tưởng rằng ngày mai chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn hôm nay. Điều này đôi khi được gọi là lỗi lập kế hoạch (planning fallacy) - chỉ việc đánh giá không đúng lượng thời gian, chi phí và hoạt động cần thiết để hoàn thành một kế hoạch.

Theo thống kê, yếu tố dự đoán tốt nhất về mức độ bận rộn của chúng ta trong tuần tới là mức độ bận rộn của chúng ta trong hiện tại. Tâm trí của chúng ta thường đánh lừa rằng sau này chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn bây giờ. Sự lạc quan thái quá này tạo ra sự dồn ứ công việc, để rồi cuối cùng chúng ta chẳng còn lại chút thời gian nào.

Mặc dù đây là 6 cái bẫy thời gian phổ biến nhất, nhưng tất nhiên có nhiều lý do khác khiến chúng ta không sắp xếp được thời gian. Có được sự sung túc về thời gian là nhận ra và vượt qua những cạm bẫy thời gian trong cuộc sống của chúng ta và tạo ra những khoảnh khắc hạnh phúc và ý nghĩa hơn mỗi ngày.

Đức Anh (Theo Ideas TED)

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/87

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 26/2: Va chạm mạnh giữa ôtô và xe máy khiến 2 người tử vong | ANTV
 
TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 26/2 | Nga có thể sắp tấn công lớn ở Kherson và Zaporizhia
 
Bản tin sáng ngày 27/2 | Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Dự báo thời tiết hôm nay
 
Trung Quốc có thể chiếm Biển Đông mà không cần một phát súng? | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Sầu Tím Thiệp Hồng - Tuấn Vũ Thiên Trang | Giọng Ca Để Đời

Lính Ukraine rút khỏi làng phía đông, Nga lên tiếng về ý tưởng đàm phán hòa bình

Lời khai của cô bán xăng về gợi ý của cựu trưởng trạm CSGT Suối Tre

Nguyên nhân hàng trăm người cai nghiện ở Sóc Trăng bỏ trốn

Ukraine có thể đã mất xe tăng Abrams đầu tiên

Tìm thấy thanh niên sau gần 10 ngày mất tích trong khu du lịch ở Khánh Hòa

 

 

Xem tiếp...

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/86

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 online cập nhật ngày 25/2: Bắt đối tượng thuê 2 chiếc xe du lịch rồi đem đi bán | ANTV
 
Điểm nóng thế giới 26/2: Căng thẳng bao trùm văn phòng ông Zelensky, quân đội Nga thắng lẫy lừng
 
Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 25-2-2024
 
Trung Quốc Gần Như đã Gây Ra Chiến Sự | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Cay đắng tình đời

Nguyên nhân gần 200 học viên trốn khỏi cơ sở cai nghiện ở Sóc Trăng

 

Xem tiếp...