Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

XEM PHIM: "Tàn Sát"

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tàn SátSlasher (2016)

Đạo diễn:


Quốc gia:
Mỹ, Anh, Canada,

Năm:
2016

Thời lượng:
50 phút/tập

Số tập:
8 tập

Chất lượng:
Bản đẹp

Độ phân giải:
HD 720p

Ngôn ngữ:
Phụ đề Việt

Thể loại:
Phim kinh dị, Phim hồi hộp-Gây cấn, Phim bộ Mỹ, Phim bộ Anh, Phim bộ Canada, Phim bộ

Công ty SX:
Chiller Films, Shaftesbury, Super Channel

Lượt xem:
396,949
Đánh giá phim (26 lượt)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tàn Sát - Slasher

    Nội dung phim

    30 năm trước, tại thành phố yên bình Waterbury, bố mẹ của Sarah Bennett đã chết thảm dưới tay một tên sát nhân mang biệt danh "Kẻ Đồ Tể". Giờ đây, khi Sarah cùng chồng mình là Dylan quyết định quay về mái nhà năm xưa thì đột nhiên nơi này lại bắt đầu xảy ra những vụ giết người kinh hoàng. Các vụ thảm sát xảy ra dần dần phơi bày những bí mật tưởng chừng đã bị chôn vùi từ lâu. Tên Đồ Tể mới này là ai, khi hung thủ năm xưa đang phải ngồi sau song sắt, và những chuyện này có liên quan gì đến Sarah?

    http://www.phimmoi.net/phim/tan-sat-3723/tap-2-62471.html
    Xem tiếp...

    MUÔN NẺO MƯU SINH 23

    (ĐC sưu tầm trên NET)
     

    'Xóm bụi' giữa lòng thủ đô và những đứa trẻ nghèo


    Trẻ em "xóm bụi" lam lũ mưu sinh dưới những đống rác đang cháy dở nhưng không phải vì thế mà ước mơ của chúng cũng lịm dần.

    'Xóm bụi' giữa lòng thủ đô và những đứa trẻ nghèo

    Trẻ em "xóm bụi" lam lũ mưu sinh dưới những đống rác đang cháy dở nhưng không phải vì thế mà ước mơ của chúng cũng lịm dần.

    "Xóm bụi" thuộc tổ 7, phường Phúc Xá (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đó là những chiếc thuyền nằm thu mình dưới chân cầu Long Biên, ven con sông Hồng đỏ nặng phù sa. Sở dĩ được gọi là "xóm bụi" vì nơi đây tập trung những gia đình tứ xứ, từ khắp nơi đến như Thái Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa... Họ dựng những chiếc thuyền lều trôi nổi trên sông, sống tạm bợ qua ngày. Mỗi nhà một hoàn cảnh nhưng họ có điểm chung là nghèo, phải vật vã từng ngày kiếm lối mưu sinh.
    'Xom bui' giua long thu do va nhung dua tre ngheo hinh anh 1
    Đối với những đứa trẻ này, tết Trung thu là một điều ước xa xỉ
    Vật vã mưu sinh ở tuổi đến trường
    Gọi là xóm nhưng thực ra chỉ là mấy chiếc thuyền quanh năm suốt tháng lênh đênh trên mặt nước. Nghề nghiệp chính của những người dân "xóm bụi" là nhặt rác ở chợ Long Biên và chài lưới. Những ngày nước lớn, họ lên bờ làm cửu vạn, đứng ở chợ lao động. "Ngày nắng cũng như ngày mưa, những cư dân "xóm bụi" đều phải quần tảo ở chợ Long Biên nhặt nhạnh những thứ mà người khác vứt đi mới mong đủ ăn. Cuộc sống của người dân nơi đây khổ cực trăm bề" - ông Minh, trưởng "xóm bụi" cho biết.
    Cả xóm có tất cả 14 gia đình, trong đó có 16 trẻ em đang ở độ tuổi đến trường. Những đứa trẻ nơi đây ngay từ khi vừa tròn 6 tháng tuổi đã được đi theo đến khắp các ngõ ngách, triền sông, bến bãi để "học nghề". Khi lớn lên, khác với những đứa trẻ bình thường, thứ "vắc-xin" mà chúng được "tiêm" vào người là nắng, gió và mùi ngai ngái của rác thải. Và, hành trang vào đời của chúng là những ngày tháng lang thang cùng bố mẹ kiếm sống. Chính vì thế mà những đứa trẻ nơi đây thường lớn hơn so với số tuổi thực của mình. Trẻ con "xóm bụi", 9 đến 10 tuổi đã trở thành lao động trong gia đình. Hàng ngày, chúng tranh thủ dậy sớm để ra chợ đầu mối Long Biên nhặt nhạnh những thứ mà người ta bỏ đi để bán kiếm tiền phụ giúp bố mẹ.
    Hôm nay, em Hiền, 9 tuổi (con chị Nguyễn Thị Lan, 32 tuổi, một cư dân "xóm bụi") phải nghỉ làm vì bị đau chân. Nói chuyện với chúng tôi, Hiền kể: "Có những hôm em theo mẹ ra chợ Long Biên từ 2h sáng để nhặt nhạnh những con tôm, con tép rơi vãi từ kho hàng của những người buôn bán thuỷ sản. Đến 6h, em về trước đi học. Mỗi buổi sáng, em và mẹ kiếm được 20.000 đồng". Những ngày đầu đi làm, sáng sớm, thấy hai bóng người lù lù đi vào, bảo vệ chợ Long Biên tưởng trộm đuổi đánh. Lúc biết hai mẹ con Hiền vào nhặt đồ rơi vãi, họ cũng thông cảm và nhắm mắt làm ngơ.
    Cô Lĩnh, một người dân thuộc "xóm bụi" nói với giọng buồn tủi: "Nhiều đứa trẻ trong xóm vì bận kiếm miếng cơm manh áo mà không được đi học. Thời gian của chúng dành hết cho việc phụ bố mẹ mưu sinh. Hơn nữa, đối với người dân nơi đây, tiền ăn còn không có nói gì đến tiền đóng học phí. Nhiều đứa đang ở tuổi ăn, tuổi học mà phải lăn lộn trên các ngả đường để làm đánh giầy, bán dép, bán kem, ăn xin...".
    Có lẽ thế mà bài học "vỡ lòng" gắn liền với chúng không phải là các bảng chữ cái hay những con số thông thường mà là những buổi tập bơi, tập lặn, tập quăng chài, thả lưới hay học xem nơi nào kiếm được nhiều ve chai… "Lớp học" này dạy chúng cách tồn tại, cách mưu sinh qua ngày. Theo lời chỉ dẫn của chị Lĩnh, tôi đến gặp gia đình anh Tú, quê Vĩnh Phúc. Anh Tú đến "xóm bụi" từ năm 1998. Theo những cư dân trong xóm, đây là gia đình có hoàn cảnh éo le và cũng là "thổ công" của xóm.
    Chúng tôi gặp anh Tú trong căn lều méo mó được dựng lên bằng những cây luồng ọp ẹp và những tấm bờ-rô xi măng chắp vá lởm chởm. Trong nhà anh chỉ có mỗi cái giường là có giá nhất. Nó vừa là nơi cho vợ chồng và các con nghỉ ngơi cũng vừa là phòng khách.
    Anh Tú cho biết: "Gia đình tôi đến "xóm bụi" từ năm 1998. Tôi vốn bị bệnh phổi nên sức khoẻ yếu, chỉ làm được những việc nhẹ. Đã từ lâu, những việc nặng vợ tôi và ba đứa con gánh vác. Đứa lớn nhất là cháu Mai năm nay mới 12 tuổi". Được biết, năm 2008, gia đình anh Tú đón thêm hai đứa cháu xuống ở cùng vì "bố mẹ chúng đã mất".
    Anh Tú tâm sự: "Ăn còn không đủ thì lấy đâu ra tiền cho các cháu đi học. Mỗi sáng ra ngoài đường thấy họ chở con đi học, nghĩ đến con mình đang phải ở nhà nhịn đói, lặn hụp mò cua bắt cá mà ruột gan như thắt lại…".
    'Xom bui' giua long thu do va nhung dua tre ngheo hinh anh 2
    Những đứa trẻ đang phải đánh vật với cuộc sống mưu sinh
    "Trung thu là gì hả mẹ?..."
    Cách phố Hàng Mã, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân khoảng chừng mấy trăm mét, trái ngược với không khí ồn ào náo nhiệt khi Tết Trung Thu, người dân nơi "xóm bụi" lại rôm rả bởi họ hỏi nhau xem hôm nay nhặt được nhiều rác, đứa trẻ nào trong xóm bắt được nhiều cá nhất. Khi tôi đang trò chuyện với chị Lĩnh hỏi xem nơi đây chuẩn bị Tết Trung thu cho các cháu như thế nào thì cậu bé Việt Anh (8 tuổi) con chị Lĩnh ngơ ngác không hiểu hỏi: "Trung Thu là cái gì hả mẹ?". Chị Lĩnh vội chữa ngượng "Trung Thu là ngày chú Cuội lên cung trăng gặp chị Hằng". Rồi chị quay sang nhìn tôi trả lời: "Trung thu, ai chẳng muốn sắm cho con cái lồng đèn, mua cho chúng quà bánh phá cỗ. Nhưng gia đình tôi nghèo quá. Tiền mua gạo nhiều khi còn không có nói gì đến bánh trung thu. Đi dọc đường, nhìn thấy những ông bố bà mẹ mua quà bánh cho con mà lòng tôi đau nhói".
    Ông Bình, tổ trưởng tổ 7 phường Phúc Xá bảo rằng, đời sống của các hộ dân thuộc "xóm bụi" còn nghèo khó lắm. Họ ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm thì làm sao tổ chức trung thu cho các con em được. Năm nào phường cũng cử người đại diện xuống để thăm nom, tặng quà cho các cháu ở đó khi mỗi dịp trung thu về. Một mâm cỗ trông trăng với bánh nướng, bánh dẻo, hoa quả và các loại đồ chơi Trung Thu tưởng chừng là niềm hạnh phúc giản đơn và tất yếu với mọi em nhỏ vào dịp rằm tháng 8. Thế nhưng, với những đứa trẻ ở "xóm bụi" thì đây thực sự là một điều khát khao và nó chỉ đến trong mơ ước của các em.
    Cuộc sống lam lũ vất vả nơi đây đã cuốn bọn trẻ vào vòng xoáy mưu sinh. Chúng có rất ít thời gian để chơi, để nô đùa, để nghĩ tới Trung thu. Đang ở tuổi ăn, tuổi chơi nhưng chúng lại phải lăn lộn lo toan miếng cơm manh áo. Nhiều khi đi nhặt rác ngang qua phố, bọn chúng đứng hàng giờ đồng hồ ngắm nghía đồ chơi, những chiếc bánh trung thu và cười một mình. Phải chẳng chúng đang ước mơ được cầm những chiếc lồng đèn chạy dưới ánh trăng và được còng bố mẹ phá cỗ trung thu.
    Những ước mơ còn dang dở
    Trẻ em "xóm bụi" lam lũ mưu sinh dưới những đống rác đang cháy dở nhưng không phải vì thế mà ước mơ của chúng cũng lịm dần như ánh lửa tàn kia. Trong lòng bọn trẻ nơi đây, đứa nào cũng có những điều ước cho riêng mình nhân ngày Trung thu. Đó là những giấc mơ bình dị làm lay động lòng người.
    Anh Tú chia sẻ: "Được cái, hiểu hoàn cảnh gia đình nên cũng không đứa nào vòi vĩnh, kêu ca. Chúng không đòi bố mẹ mua đồ chơi". Thấy bố nói thế, bé Mai rụt rè kể về những ngày trung thu mọi năm trước: "Mấy đứa bọn em thường la cà ở phố Hàng Mã xem họ có đánh rơi hay ném đi thứ đồ chơi gì thì nhặt về chơi". Mặc dù mới lên bảy tuổi nhưng Mai không chỉ biết nghĩ cho riêng mình. Em mong  bố mau chóng khỏi bệnh để có sức khoẻ giúp mẹ bớt đi phần khó nhọc.
    Về phần mình, Mai ước được "cắp sách đến trường như cái Lan Anh, cái Huyền, thằng Huỳnh sống ở trên bờ… "Sau này em muốn trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo không có tiền đi bệnh viện như nhà chú Học, bác Tâm, bác Lĩnh ở xóm em", Mai nói với chúng tôi trong sự háo hức đến lạ thường. 
    Những đứa trẻ "thi gan" với "thuỷ thần"
    Rời khỏi "xóm bụi", chúng tôi bị ám ảnh bởi những đứa trẻ mặt đầy bùn đất đang ngụp lặn dưới sông để mò cua bắt ốc. Trên bờ, những cậu bé đen nhẻm đang chờ anh chị mình đánh vật với "thuỷ thần" kiếm đường mưu sinh. Không ai biết được, tương lai của chúng sẽ như thế nào. Liệu chúng đi có theo vết xe của cha, mẹ mình, ngày ngày phải lặn lội ở những bãi rác, hay trên những con thuyền nan phó mặc cuộc đời cho số phận đẩy đưa… 
    Theo Người Đưa Tin

    Lao động nữ di cư: Gian nan hành trình mưu sinh

    19/07/2016 14:19

    Cùng với tốc độ phát triển của các đô thị lớn thì dòng người di cư đổ về những nơi này ngày càng tăng, trong đó số đông là lao động nữ. Cuộc sống mưu sinh nơi phố thị đã đem lại cho họ nguồn thu nhập khá hơn, nhưng họ lại phải gồng mình gánh chịu những công việc nặng nhọc, bấp bênh và việc tiếp cận các chính sách an sinh xã hội cũng gặp nhiều khó khăn...

      Nhọc nhằn mưu sinh nơi phố thị
      Hà Nội hiện có khoảng 1 triệu lao động di cư khu vực phi chính thức. Đa số lao động di cư có độ tuổi từ 19 - 30, sống độc thân, chiếm tới 70% là nữ giới. Lang bạt giữa lòng Hà Nội, nơi đất chật người đông, không nhà, không người thân, họ thuê ở trong các  khu nhà trọ nổi tiếng về sự nhếch nhác, tạm bợ, bẩn thỉu như xóm đồng nát trong ngõ 34 Hoàng Cầu (quận Đống Đa); xóm Đồng Bát sau bến xe Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm); xóm chợ Đồng Xa thuộc phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy), hay “xóm tạm” phía sau chợ Long Biên, thuộc Khu dân cư số 2, phường Phúc Xá (quận Ba Đình)…
      Lên Hà Nội kiếm sống đã gần 5 năm, chị Trần Thị Hoà quê ở Bắc Giang cho biết, cuộc sống ở quê khó khăn nên tôi ra Hà Nội làm nghề bán hoa dạo. Nhà có 3 con, làm ruộng không đủ ăn nên tôi phải ra đây kiếm thêm. Buổi sáng, tôi dậy từ 4 giờ lên chợ đầu mối lấy hoa, sau đó về cắt tỉa lại rồi đem đi bán rong tại các tuyến phố. Vào những ngày lễ, hàng bán chạy, cũng kiếm được khoảng 200 nghìn đồng/ngày công. Còn ngày thường, ít khách, chỉ được khoảng hơn 100 nghìn đồng. “Ngày nào cũng như ngày nào, kể cả nắng, mưa cũng phải đi. Ngày thì rong rẻo khắp các phố phường Hà Nội bán hàng đến tối mịt mới về đến nhà trọ. Về đến nơi là tắm rửa và lên giường đi ngủ để còn kịp thức dậy sớm vào ngày hôm sau, chẳng có lúc nào mà xem ti vi.Vì vậy mặc dù sống giữa Thủ đô nhưng tôi chẳng biết thông tin gì hết” - chị Hoà nói.
      Cùng hoàn cảnh với chị Hoà, chị Thanh (Hải Dương) làm cửu vạn ở chợ Long Biên chia sẻ: “Quê tôi vốn thuần nông nhưng do khu công nghiệp lấy đất ruộng sản xuất nên tôi phải lên Hà Nội kiếm việc làm. Đã gần 3 năm nay, tôi làm ở chợ Long Biên, bất kể ngày đêm cứ có ai thuê bốc vác tôi lại làm. Công việc tuy vất vả nhưng nếu làm đều đặn trừ tất mọi chi phí mỗi tháng tôi cũng tiết kiệm gửi về quê được 6 triệu đồng. Số tiền ấy cũng đủ đóng tiền học cho 3 đứa con. Nếu như ở nhà chỉ trông vào mấy sào ruộng thì không thể lấy đâu ra tiền nuôi con ăn học” - chị Thanh tâm tư.
      Chị Nguyễn Thị Minh quê ở Lý Nhân (Hà Nam), thuê trọ ở ven hồ Linh Quang (phường Văn Chương) cho hay: “Dù ở đây đã 7 năm nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc khai báo tạm trú, tạm vắng, cũng như không bao giờ nghĩ đến việc mua BHYT. Mỗi khi thấy trong người mệt thì chỉ nghỉ ngơi vài ngày, uống mấy viên thuốc là xong, tôi cũng chưa bao giờ đến bệnh viện khám. Điều kiện ăn, ở khổ hơn ở nhà nhưng dễ kiếm tiền hơn nên chúng tôi vẫn phải chấp nhận”.
      Lao động nữ di cư: Gian nan hành trình mưu sinh - Ảnh 1Lao động nữ di cư dễ bị tổn thương do khó khăn tiếp cận hệ thống an sinh xã hội.
      Dễ bị tổn thương
      Phụ nữ di cư mang theo những kỳ vọng cải thiện thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhưng hành trình tìm kiếm cơ hội là một hành trình gian nan. Lao động nữ di cư là đối tượng dễ bị tổn thương tại nơi đến. Lý do là các quyền của họ không được đảm bảo.
      Theo báo cáo nghiên cứu việc tiếp cận chính sách ASXH của người lao động nhập cư  của Tổ chức  ActionAid cho thấy,  lao động nữ di cư ở Việt Nam có độ tuổi khá trẻ với hơn 60% phụ nữ lao động di cư có độ tuổi từ 15 đến 29; và 1/3 phụ nữ di cư lần đầu tiên khi còn ở độ tuổi 15 - 19. Mặc dù vậy, hơn một nửa phụ nữ lao động di cư đã có gia đình, chủ yếu là tại nơi xuất cư. Chính vì vậy, có đến 62% phụ nữ lao động di cư đã có con cái và khoảng 40% đang sống cùng với con cái của họ tại điểm đến.
      Với đặc thù lao động phổ thông, lao động nữ di cư chủ yếu làm các công việc chân tay, không yêu cầu tay nghề cao hay chuyên môn nghiệp vụ gì đáng kể. Một số lao động nữ di cư được đào tạo tay nghề ngắn hạn tại nơi làm việc nhưng cũng là những hình thức đào tạo rất đơn giản (chỉ dưới 10% được đào tạo ở bậc trung cấp, số còn lại mới chỉ tốt nghiệp phổ thông).
      Hợp đồng lao động mới được đảm bảo cho dưới 2/3 lao động nữ, số còn lại hoặc không có hợp đồng, hoặc là hợp đồng ngắn hạn. Trong khi đó, công việc của lao động nữ di cư có cường độ cao, và thường thiếu ổn định. Thời gian làm việc trung bình là 9,6 tiếng/ngày, và hầu như không có ngày nghỉ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ còn nhiều bất cập. Tình trạng chậm trả lương, giữ lại lương, phạt tiền lương khá phổ biến. Đáng lo ngại là gần 1/2 số lao động nữ di cư bị mắng chửi tại nơi làm việc, gần 38% bị buộc làm thêm ngoài giờ.
      Gần 80% phụ nữ lao động di cư thuê nhà ở trọ trong nhà tạm, nhà cấp 4 có điều kiện sinh hoạt, vệ sinh tồi tàn. Gần 2/3 số phụ nữ lao động di cư ở trọ nhưng hoàn toàn không có hợp đồng thuê trọ mà chỉ có thỏa thuận miệng. Các chi phí cho sử dụng nước, sử dụng điện đều cao hơn so với mức thông thường. Chất lượng nước sinh hoạt là vấn đề đáng lo ngại. Có đến 90% người lao động nhập cư ở khu vực không chính thức không tiếp cận được các dịch vụ an sinh xã hội như y tế (ngoại trừ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi), giáo dục, thông tin, và các hỗ trợ khác...
      Việc chuyển đến một nơi ở mới tạo ra những thách thức cho những người phụ nữ nhập cư trong việc hòa nhập vào môi trường xã hội và cộng đồng xa lạ đối với họ. Nhưng mức độ hòa nhập của phụ nữ với cộng đồng tại nơi cư trú là rất hạn chế. Nữ lao động di cư hầu như không tham gia vào sinh hoạt tổ dân phố, hội phụ nữ, đời sống văn hóa tinh thần nghèo nàn.
      CHÂU ANH/Lao động và Xã hội

      Mùa biển chết, ngư dân sang Lào vất vả mưu sinh

      Anh Vũ, thông tín viên RFA
      2016-08-28
      Do biển bị nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm 21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
      Do biển bị nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm 21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
      RFA photo
      Tình trạng biển nhiễm độc ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra, đã khiến cho những người sống bám biển ở khu vực trên lâm vào cảnh lao đao vì không có việc làm. Rất nhiều người đã phải tìm đường sang Lào để kiếm kế mưu sinh.
      Cuộc sống hiện tại của họ ra sao, gặp những khó khăn nào và họ có mong ước gì?

      Nguyên nhân

      Hậu quả của việc Formosa Hà Tĩnh xả chất độc gây ô nhiễm vùng biển thuộc 4 tỉnh miền Trung đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người dân vốn sống bám vào biển. Do tàu thuyền đánh cá phải nằm trên bờ trong nhiều tháng qua, đã khiến hầu hết những người dân ở khu vực này đã lâm vào cảnh không nghề và phải đi làm thuê để kiếm sống.
      Theo báo chí trong nước cho biết, hiện tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên - Huế, có đến 60-70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Do ảnh hưởng của biển bị nhiễm độc, nên hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt và phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống.
      Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.
      - Anh Thành
      Anh Thành, một người từng làm nghề đi biển ở Huế cho biết, biển độc và cá chết là một thảm họa đã ập xuống đầu các gia đình đang sống bám vào biển như gia đình anh. Theo anh, hiện tại người dân ở 4 tỉnh miền Trung hầu hết đã phải bỏ quê quán để đi làm thuê ở mọi nơi. Từ thủ đô Viêng Chăn, nước Lào anh nói với chúng tôi:
      “Từ ngày biển chết đến giờ, có nhiều người phải qua đây, có nhiều người vào Sài Gòn, qua Mã Lai… Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.”
      Ông Sang, một người dân sống bằng nghề đi biển ở Hà Tĩnh cho biết, gia đình ông chỉ biết dựa vào nghề đi biển để kiếm sống. Từ khi biển chết ông và các con không dám đi biển nữa, vì đánh cá về cũng không có ai mua, bởi người dân bây giờ không dám ăn cá biển nữa. Do vậy, mấy đứa con  của ông cũng phải đi xa làm thuê để kiếm sống. Ông tiếp lời:
      “Bây giờ biển chết thì cũng phải kiếm chỗ làm thuê làm mướn gì đấy để người ta kiếm sống qua ngày, chứ bây giờ biết chờ làm sao? Sang Lào cũng để kiếm kế sinh nhai thôi mà.”
      Theo anh Thành, những người dân ở quê anh ngoài nghề đi biển và làm muối thì không còn nghề nghiệp gì khác, vì kế sinh nhai nên đã phải sang đất Lào để kiếm ăn. Ở đây anh và bạn bè phải làm bất kể nghề gì, kể cả lao động nặng nhọc để có tiền nuôi sống bản thân và gửi về giúp đỡ gia đình. Anh bày tỏ:
      “Qua đây thì phải làm tất cả các kiểu, người thì làm phu hồ, thợ mộc, thợ xây, làm phụ… miễn là có tiền để ăn. Bình quân thợ phụ thì 80.000 kip/ngày, còn thợ thì 100.000 kip/ngày.”

      Khó khăn

      Anh Thành cho biết, cuộc sống trên đất khách quê người của những người dân miền biển mới đến Lào cũng hết sức khó khăn, do hoàn cảnh mới lạ, tiếng Lào chưa biết, người quen biết thì không. Nhưng sợ hơn cả là nỗi lo bị cảnh sát bắt, vì không có thẻ lao động nước ngoài. Anh nói:
      ngu-dan-dong-hoi-622.jpg
      Thuyền của ngư dân Đồng Hới RFA
      “Sang Lào có cái khó là tiền đâu để làm thẻ lao động, mới qua chân ướt chân ráo thì phải lo kiếm tiền đã. Cũng có đôi số bị bắt, làm ăn không yên ả lắm đâu. Những người có người quen biết thì dễ dàng, còn một số người khác thì đành phải quay về vì không có chỗ cho họ nương tựa.”
      Chị Phương, một người buôn bán ở khu chợ Sáng, thủ đô Viêng Chăn cho biết, chính sách quản lý lao động Việt Nam đang được chính quyền Lào siết chặt, với mục đích buộc lao động người Việt Nam phải quay về nước. Theo chị Phương, đây là những khó khăn nhất đối với những lao động từ 4 tỉnh miền Trung mới sang. Chị giải thích:
      “Bên Lào bây giờ mới có một quy định mới ra là người lao động Việt sang đây phải làm thẻ lao động, một tháng 300.000 kip. Những người mới sang sẽ gặp khó khăn hơn vì công an thắt chặt hơn, họ kiểm tra, bắt nộp phạt. Còn chuyện lục soát thì không có đâu, vì họ muốn đưa người Việt mình về nước, nếu như không có thẻ lao động ấy họ trục xuất về nước. Khó khăn bên Lào hiện giờ là như vậy đấy.”
      Chị Phương cũng cho biết thêm về nguyên nhân chính sách nói trên của chính quyền Lào, theo chị hiện nay người VN và người Trung Quốc đến Lào làm ăn buôn bán quá đông, khiến cuộc sống của người dân Lào bị đảo lộn. Chị Phương giải thích:
      “Phương châm của Chính phủ Lào bây giờ là đẩy bớt người Việt mình về, vì thế tình hình nói chung ngày càng khó hơn, vì môi trường bên này bây giờ người Tàu họ cũng đã vào rất nhiều.”
      Chúng tôi đã liên lạc tới Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, để tìm hiểu về việc quan tâm và giúp đỡ của nhà nước VN, đối với các đối tượng là người dân thuộc 4 tỉnh miền Trung, sang lao động tại đây. Bà Nguyễn Thị Hà, Tham tán Công sứ, Trưởng phòng Chính trị cho biết:
      Bây giờ chỉ có một mong muốn duy nhất, là làm sao cho biển sạch trở lại để được làm ăn như trước. Biển hết độc để người dân có thể nuôi tôm, nuôi cá.
      - Anh Thành
      “Thực ra mà nói, không chỉ ở thời điểm biển bị nhiễm độc này, bình thường thì bà con VN thường có nhu cầu làm ăn ở các nước láng giềng. Giữa VN và Lào đã có quy định về công dân VN tại Lào, bay giờ cứ tuân thủ theo pháp luật, có đủ giấy tờ, hộ chiếu, giấy phép lao động. Nếu ở lại lao động thì phải tham gia vào công ty sở tại và tuân thủ luật pháp nước sở tại.”
      Khi được hỏi về mong muốn của mình, anh Thành cho biết, gia đình anh nhiều thế hệ đã sống bám biển từ lâu đời nay, vì thế nguyện vọng duy nhất của anh là chính quyền bằng mọi cách phải nhanh chóng trả lại biển sạch cho người dân. Anh bày tỏ:
      “Bây giờ chỉ có một mong muốn duy nhất, là làm sao cho biển sạch trở lại để được làm ăn như trước. Biển hết độc để người dân có thể nuôi tôm, nuôi cá.”
      Tình trạng sang Lào kiếm sống sau mùa biển chết, không chỉ dành riêng cho người lớn. Theo báo Người Việt online cho biết, sau vụ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung và do thiếu thốn, nghèo đói, nhiều trẻ em ở Thừa Thiên - Huế đã bỏ học, theo người lớn sang Lào để làm thuê. Nguyên nhân để dẫn đến tình trạng các em bé bỏ học theo người thân sang Lào làm ăn, đều là do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, mùa màng thất bát và nhiều em trong số này có cha mẹ làm nghề đánh cá gần bờ trên biển Thuận An, phá Tam Giang.

      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô

      Trong dòng người hối hả về nhà "trốn" rét, vẫn còn đó rất nhiều trẻ em nghèo vẫn phải vật lộn mưu sinh.
      Hà Nội đang hứng chịu đợt rét đậm kéo dài. Cái lạnh dưới 10 độ C khiến người người rét run.
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Với cái lạnh "cắt da cắt thịt", hầu hết các em nhỏ đều được bố mẹ "ủ ấm" kỹ càng
      Nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em lao động nghèo vẫn đang phải vật lộn mưu sinh trong chiếc áo mỏng manh và đôi chân trần.
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Bỏ học giữa chừng, bé Đức 10 tuổi (quê Thanh Hóa) lên Hà Nội bán kẹo cao su dạo giúp đỡ gia đình
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Giữa cái lạnh thấu xương, chỉ với một chiếc áo khoác mỏng, Đức đi khắp các con phố như Hàng Bông, Hàng Điếu, phố Nhà Chung… để bán hàng
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Mới 10 tuổi nhưng bé Quân đã rất thạo nghề rửa xe. Quân cho biết trung bình một ngày em rửa từ 10 – 15 xe máy (ảnh chụp tại Ô chợ Dừa – Đống Đa).
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Bé Nguyễn Thị Định 6 tuổi (quê Thanh Hóa) đi bán kẹo cao su dạo với mẹ
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Không giày, không dép, chỉ với hai chiếc tất cọc cạch, em bước theo mẹ đi qua các con phố dưới cái lạnh cắt da cắt thịt
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Một người mẹ địu đứa con nhỏ đi bán hàng trong cái rét thấu xương
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Giữa đêm đông rét buốt, em Lê Văn Hùng, 16 tuổi (quê Phú Thọ) đang trông xe cho một quán bia trên phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Co ro trông xe cho khách giữa trời đông giá rét
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Nhóm một đống lửa nhỏ sưởi ấm để tiếp tục làm việc
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Trẻ em vật lộn mưu sinh trong giá rét Thủ đô
      Đa số các em đều mặc những chiếc áo khoác rất mỏng, không giày, không tất…
      Theo 24h
      Xem tiếp...

      THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 21/c

       (ĐC sưu tầm trên NET)

      Du khách tử vong vì mất nước khi đi bộ dưới trời nóng

      (Dân trí) - Một thiếu niên người Mỹ đã tử vong vì mất nước sau khi đi bộ nhiều giờ đồng hồ dưới thời tiết oi nóng ở Israel.

      Maya Schulder, một du khách 16 tuổi đến từ Arizona, Mỹ, đã ngã quỵ ở khu vực gần thị trấn Bedouin của Ein Akeb, trong đoạn đường từ thung lũng Zin trên sa mạc Negew, phía nam Israel. Sau đó, cô gái được trực thăng của Không quân Israel đưa tới Trung tâm y tế Soroka ở Beersheba. Tuy nhiên, cô gái 16 tuổi đã qua đời trên đường đi cấp cứu.
      Cung đường đi bộ ở khu vực sa mạc Negew, thuộc phía nam Israel
      Cung đường đi bộ ở khu vực sa mạc Negew, thuộc phía nam Israel
      Theo một báo cáo, du khách Maya Schulder cùng nhóm bạn đi bộ đường dài. Họ liên tục di chuyển trên đường dưới nền nhiệt khoảng hơn 30 độ C trong khi Maya không mang theo đủ lượng nước cần thiết. Được biết, cả nhóm hiện đang tham dự một trại hè kéo dài 4 tuần do đoàn Beth Israel của thành phố Scottsdale, Arizona, Mỹ tổ chức. Trại hè được tổ chức tại một khu cắm trại Do Thái Camp Stein ở Israel.
      Trên trang cá nhân của mình, trại hè Camp Stein gửi lời tưởng nhớ tới cô gái trẻ người Mỹ
      Trên trang cá nhân của mình, trại hè Camp Stein gửi lời tưởng nhớ tới cô gái trẻ người Mỹ
      Trên các trang mạng xã hội, rất nhiều bạn bè và cả những người xa lạ đã gửi tin nhắn bày tỏ sự đau buồn, tiếc thương trước việc ra đi đột ngột của cô gái trẻ tuổi này.

      Huy Hoàng
      Theo timesofisrael

      Khám phá kho báu nhân loại bị lãng quên giữa lòng sa mạc

      (Dân trí) - Kho tàng tri thức của nhân loại với hơn 6000 đầu sách quý, trong đó có cả những bản chép tay rất hiếm, hiện đang nằm giữa lòng sa mạc Sahara nóng bỏng rẫy. Nơi này còn được ví như địa điểm bị rơi vào quên lãng.

      Thị trấn sa mạc cổ xưa của Chinguetti, Mauritania, nơi nằm ở rìa phía tây của sa mạc Sahara, gần như có rất ít sự thay đổi kể từ khi được thành lập cách đây hơn 12 thế kỷ. Những ngôi nhà xây bằng đá và bùn khô, với mái nhà lợp từ các tấm gỗ từ cây cọ. Các bức tường đá có tấm cửa sổ nhỏ xíu.
      Từng là nơi phát triển mạnh với hơn 200.000 dân, nhưng rồi Chinguetti đến nay chỉ còn lại vài nghìn người sinh sống. Thị trấn cổ dần biến mất khỏi lớp cát. Trong khi đó, những hộ gia đình còn ở lại nhưng đang cố bám trụ một cách tuyệt vọng với kho tàng quý giá của họ, một trong số đó là thư viện cổ nơi sưu tầm rất nhiều bản thảo quý giá về Hồi giáo.
      Nằm tại ngã tư một số tuyến đường thương mại xuyên qua sa mạc Sahara, Chinguetti từng là trung tâm thương mại quan trọng của thế kỷ 11. Các đoàn lữ hành vượt sa mạc từng chọn nơi này làm điểm dừng chân như một ốc đảo xanh. Họ dừng lại rao bán các sản vật của mình và để đàn lạc đà nghỉ ngơi. Sau đó, thị trấn trở thành nơi hội tụ cho đoàn hành hương trên đường tới thánh địa Mecca.
      Đây là nơi hàng ngàn người đàn ông đã đi qua, trao đổi với nhau nhiều ý tưởng về tôn giáo và khoa học. Trong nhiều thế kỷ, người dân khắp Tây Phi đến Chinguetti để nghiên cứu về tôn giáo cũng như luật pháp, thiên văn học, toán học và y học.
      Khoảng nửa thế kỷ trước, nơi này từng được cho là lưu giữ 30 thư viện với khối lượng hàng ngàn bản thảo cổ, nhưng hiện tại chỉ còn tồn tại 5 thư viện. Các thư viện tư nhân do gia đình giám sát, lưu giữ kho tàng văn học qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khí hậu sa mạc khắc nghiệt, những hiện vật quý giá đang dần vỡ vụn thành tro bụi.
      Chính quyền Mauritania cố gắng nỗ lực xin lại để lưu giữ những bản thảo viết tay từ các thư viện tư nhân. Nhưng nhiều gia đình từ chối việc này, vì với họ, lưu giữ tư liệu quý là một niềm vinh dự. Tuy nhiên, họ rất sẵn lòng giới thiệu cùng du khách bộ sưu tập quý giá trên.
      Người ta cũng ước tính rằng, khoảng 33.000 văn bản cổ đại đang tồn tại ở Mauritania, trong số đó, chỉ vài nghìn tài liệu được làm sạch đúng cách và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia.
      Nằm giữa lòng sa mạc, thư viện chứa nhiều tài liệu hiếm, từ những bản kinh Korancoor xưa tới tài liệu từ thế kỷ thứ 9. Trong số đó có những cuốn sách được bọc da cẩn thận, cuốn số làm từ thuộc da.
      Năm 2000, UNESCO đã công nhận kho báu tri thức của nhân loại này là Di sản thế giới cần được bảo tồn. Như một thế giới bị quên lãng nằm giữa sa mạc khắc nghiệt, nhưng đây lại là điểm đến tuyệt vời cho những ai muốn khám phá các giá trị cổ xưa.
      Hiện tại, thị trấn cổ còn khá ít cư dân ở lại sinh sống. Các chuyên gia cho hay, nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời, nơi này sớm sẽ bị chôn vùi trong cát bụi.
      Việt Hà
      Theo APt

      Thả mình trong bồn suối nước nóng... giữa sa mạc

      (Dân trí) - Nằm giữa vùng đồi núi mênh mông, suối nước nóng Mystic mang nguồn khoáng sản dồi dào. Đây sẽ là địa điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời khi du khách muốn ngâm mình ngắm hoàng hôn trên sa mạc Utah.


      Hãy quên đi những bể bơi đầy hóa chất để thả mình trong bồn tắm cổ bình dị với nguồn suối nóng nằm nép mình ở sa mạc Utah (Mỹ). Những bồn nước có nguồn suối nóng từ nhiên chảy qua từ Monroe trong hàng triệu năm.
      Du khách thư giãn với nguồn nước nóng giàu khoáng chất
      Du khách thư giãn với nguồn nước nóng giàu khoáng chất
      Bồn tắm Mystic là kênh từ nhiên gồm 8 bồn và 2 bể bê tông nằm giữa núi đồi mênh mông. Nhiệt độ nước tại đây luôn duy trì trong khoảng từ 37 – 43 độ C. Với mức nhiệt ấm áp cùng lượng khoáng chất dồi dào, nhiều du khách còn chọn ngâm mình trong bồn như một cách xoa dịu cơn đau, trị liệu bệnh tật.
      Quang cảnh xung quanh những bồn tắm là không gian thoáng đãng của vùng sa mạc Utah, các vùng mỏ khoáng sản. Hàng ngày, các bồn tắm đều được cọ rửa sạch sẽ, sẵn sàng phục vụ khách ở nhiều thời điểm trong ngày.
      Hiện Mike Ginsburg là chủ sở hữu khu vực tắm nóng ở sa mạc Utah. Trước đây, công việc chính của Mike là nghệ sỹ khiêm bầu sô. Vào những năm 90 ở thập kỷ trước, trong chuyến du lịch trên xe bus, ông có dịp dừng chân tại khu vực suối nước nóng Mystic và lập tức dành nhiều tình cảm với nơi này. Sau đó, ông đầu tư mua lại, cải tạo thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng.
      Bể tắm mộc mạc giữa không gian khoáng đạt của vùng sa mạc
      Bể tắm mộc mạc giữa không gian khoáng đạt của vùng sa mạc
      Với những khách muốn lưu lại Mystic trong vài ngày, cách đó không xa là khu vực dành cho người đi bộ và leo xe đạp núi. Ngôi làng Pioneer nằm gần đó, được xây dựng bằng gỗ mộc mạc, là điểm dừng chân lưu trú. Vào dịp cuối tuần, du khách còn được thư giãn với bữa tiệc âm nhạc và pháo hoa.
      Huy Hoàng
      Theo DM
      Xem tiếp...

      KHÍ THIÊNG SÔNG NÚI 1/a (QUANG TRUNG)

      (ĐC sưu tầm trên NET)
      Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ (Phần 1)

      LỜI PHI LỘ
      Có không ít những cuốn sách viết về Quang Trung – Nguyễn Huệ và thiên tài quân sự của ông. Tuy nhiên, hiếm có tác phẩm nào lại có độ “sâu” và độ “sắc” như tác phẩm “Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ” của nhóm tác giả Nguyễn Lương Bích – Phạm Ngọc Phụng. Đây là một cuốn sách đi sâu về mặt quân sự. Các tác giả đã phân tích một cách công phu về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật của nghĩa quân Tây Sơn và tài chỉ huy của Nguyễn Huệ. Qua đó người đọc càng hiểu rõ hơn tài năng quân sự của Nguyễn Huệ.
      Với thiện nguyện mong muốn mọi người, đặc biệt là lớp trẻ có điều kiện tìm hiểu thêm về tài thao lược của ông cha xưa, trong đó có anh hùng Nguyễn Huệ, chúng tôi mạn phép nhóm tác giả xin đăng trích một phần cuốn sách lên webside để mọi người có cơ hội được đọc và mở rộng thêm hiểu biết. Mong tác giả Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng vì sự nghiệp chung mà bỏ qua và ủng hộ.
      Xin chân thành cảm ơn (BBT votrandaiviet.org )
      MẤY NÉT TỔNG HỢP VỀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ CỦA NGUYỄN HUỆ
      A.XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI
      1.Đào luyện binh sĩ.
      Con người và kĩ thuật là những nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển các phương pháp tiến hành chiến tranh và chiến đấu trong đó con người là nhân tố quyết định nhất.
      Người nông dân và những người yêu nước thuộc các tầng lớp khác, một khi tham gia hàng ngũ nghĩa quân, với lòng căm thù chế độ chuyên chế hà khắc của vua quan, căm thù chế độ áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến, với lòng yêu nước chống xâm lược đều mang một phẩm chất mới vào trong quân đội Tây Sơn, điều mà các quân đội phong kiến phản động đương thời, kể cả trong nước và ngoài nước, không thể có được. Chính vì vậy mà họ đoàn kết với nhân dân, được quảng đại quần chúng ủng hộ. Đó cũng là nguồn gốc của tinh thần chiến đấu cao của binh sĩ quân đội Tây Sơn. Những người phương Tây đương thời có mặt ở Việt Nam đã hết sức ca ngợi người lính Tây Sơn, gọi người lính Tây Sơn là “những người tiên khu của chủ nghĩa xã hội cận đại”, vì họ đã thấy tận mắt quân đội Tây Sơn lấy của cải của bọn quan lại và phú hào để phân phát cho dân nghèo và thấy “những làng mạc đau khổ dưới gánh nặng thuế má hà khắc đã nhiệt liệt tuyên thệ hưởng ứng khởi nghĩa”. Cho nên bất kì ở đâu, quân đội Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ cũng được nhân dân hoan nghênh, ủng hộ.
      Trong những ngày đầu gian khổ của cuộc khởi nghĩa, đứng trước những kẻ thù lớn mạnh, chỉ có mục đích chiến đấu được xác định và tinh thần quật khởi của tướng lĩnh và binh sĩ mới có thể khiến họ chiến thắng được mọi kẻ địch. Mục đích chính nghĩa của chiến tranh nông dân và chiến tranh giải phóng dân tộc đã động viên binh sĩ, tướng lĩnh và nhân dân phát huy tinh thần chiến đấu và tính sáng tạo, tinh thần chịu đựng gian khổ sẵn sàng hy sinh quên mình. Chúng ta biết rằng các cuộc nội chiến giữa giai cấp bị áp bức bóc lột và giai cấp áp bức bóc lột, đều nổi bật tính chất khốc liệt và kiên quyết và không nhân nhượng trong hành động của hai bên giao chiến. Lê-nin đã nói: “Nội chiến nghiêm trọng và khốc liệt hơn bất cứ một cuộc chiến tranh nào. Từ những cuộc nội chiến của La Mã cổ đại, trong lịch sử các cuộc nội chiến đều như vậy, vì các cuộc chiến tranh thế giới bao giờ cũng kết thúc bằng những cuộc giao ước giữa các giai cấp giàu có và chỉ trong nội chiến giai cấp bị áp bức mới hướng mọi nỗ lực để tiêu diệt giai cấp đi áp bức đến cùng, tiêu diệt những điều kiện kinh tế đang tồn tại của giai cấp đó”[1]. Đây cũng là điều khác nhau căn bản giữa cuộc nội chiến vì tiến bộ mà quân đội Tây Sơn tiến hành với cuộc nội chiến phản tiến bộ kéo dài trong hai thế kỷ giữa quân Trịnh và quân Nguyễn. Cũng là điều khác nhau căn bản giữa binh sĩ Tây Sơn và binh sĩ Trịnh, Nguyễn. Nó cũng là nguyên nhân vì sao ngày thường thì quân lính Trịnh, Nguyễn kiêu ngạo, hung ác, thẳng tay đàn áp nhân dân nhưng khi giao chiến thì không có gì là dũng cảm, hy sinh, khi được điều động đi đánh quân Tây Sơn hoặc khi bị quân Tây Sơn tiến công, thì từ tướng đến quân đều đùn nhau ra trận, chưa giao chiến tướng đã trốn, quân đã chạy, khi bắt buộc phải giao chiến, thì rất “khôn ngoan” bằng cách “đánh vào lúc mặt trời lặn để khi có việc gì thì nhờ đêm tối mà rút lui”[2]. Còn quân Xiêm đứng trước quân Tây Sơn, đã luồn rừng vượt núi chạy cho mau, “sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”. Ngay quân Thanh kiêu ngạo đến cao độ chỉ chờ cho “quân gầy đến nộp mình” thì trước sức tấn công mãnh liệt của quân Tây Sơn, đã phải rút chạy tan tành về đến Trung Quốc vẫn chưa hoàn hồn.
      Tinh thần chiến đấu cao, chiến đấu vì lý tưởng chống áp bức giai cấp, chống nô dịch dân tộc, đó là đặc điểm thứ nhất của người lính trong quân đội của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ lấy nguyên tắc “quân lính cốt hòa thuận, không cốt đông”[3] để xây dựng quân đội và giáo dục tướng lĩnh và binh sĩ. Đoàn kết là sức mạnh. Không phải là các vua chúa, các tướng lĩnh của các quân đội phong kiến không nói đến sức mạnh của đoàn kết trong quân đội, nhất là khi có chiến tranh. Nhưng, trong thực tế, một mặt vì không tin quảng đại binh sĩ, một mặt cần duy trì chính sách chia để trị, cho nên trong các quân đội phong kiến thời đó và các thời trước đó, đều có tổ chức những loại quân đội đặc biệt làm nòng cốt, có quyền hành đặc biệt, được ưu đãi hơn các quân khác. Các đội cấm quân, quân ngự tiền, ưu binh, cấm vệ…..đều thuộc loại quân đặc biệt này. Ưu binh nhà Trịnh chỉ tuyển trong các trấn Thanh Hóa, Nghệ An. Thân binh nhà Nguyễn chỉ chọn trong huyện Tống Sơn. Dùng dịa vị, vật chất để mua chuộc, bọn phong kiến mưu toan xây dựng một nòng cốt vũ trang trung thành với họ. Chính đó lại là nguyên nhân khiến cho nội bộ quân đội không thể đoàn kết, thường xảy ra xung đột. Cho nên không thể có đoàn kết thực sự trong các quân đội phong kiến, cũng như trong các quân đội phản động.
      Khác với quân đội Trịnh, Nguyễn, trong quân đội Nguyễn Huệ không có tổ chức loại quân đặc biệt này. Trái lại trong quân đội của Nguyễn Huệ, mỗi khi có tuyển mộ lính mới, thì những người lính mới ấy được đặt ngay dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Huệ, được phiên chế trong những đạo trung quân sống ngay bên mình người anh hùng lỗi lạc ấy. Việc tuyển mộ lính mới và cách thức phiên chế lính mới ở Nghệ An trong khi Nguyễn Huệ tiến ra Bắc đánh quân Thanh đầu năm 1789 đã chứng minh rất rõ điều đó. Thái độ đối xử và cách thức phiên chế lính mới của Nguyễn Huệ như thế đã làm nức lòng họ, làm tăng cường tinh thần chiến đấu của họ và dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Huệ, kĩ thuật chiến đấu của những người lính mới ấy càng được bảo đảm. Thái độ đối xử và cách thức phiên chế ấy làm cho người lính mới cũng như người lính cũ không có gì khác biệt nhau lắm, về đãi ngộ cũng như về chuyên môn. Do đấy, họ đoàn kết, hòa hợp được với nhau dễ dàng.
      Đoàn kết hòa thuận, là đặc điểm thứ hai của quân đội Nguyễn Huệ. Quân đội của Nguyễn Huệ có kỷ luật nghiêm minh. Nhiều bằng chức do các giáo sĩ phương Tây, do các thương nhân ngoại quốc để lại, đã nêu bật sự hà hiếp, áp bức, cướp bóc của các quân đội Trịnh, Nguyễn đối với nhân dân, nêu bật tình trạng kém kỷ luật trong chiến đấu của các binh sĩ trong các quân đội này. Đồng thời nêu bật tinh thần kỷ luật của binh sĩ Tây Sơn, trong chiến đấu và đối với nhân dân. Quân đội Tây Sơn tiến đến đâu, giải phóng đến đâu thì trật tự an ninh được lập lại ở đấy. Một hành động có thể được xem là gương mẫu cho tinh thần kỷ luật của quân đội Tây Sơn là việc Nguyễn Huệ trả lại các tặng phẩm cho nhân dân chỉ lấy một ít bánh chưng làm tượng trưng cho lòng tốt của nhân dân mà thôi. Bằng hành động dũng cảm trong chiến đấu, luôn luôn tiến lên trước trong những trường hợp nguy hiểm, gay go nhất, bằng hành động giữ kỷ luật, nhất là lúc đang chiến thắng mạnh mẽ Nguyễn Huệ đã nêu tấm gương sáng để giáo dục tinh thần dũng cảm và tinh thần kỷ luật cho quân đội.
      Có tinh thần kỷ luật cao, đó là đặc điểm thứ ba của quân đội Nguyễn Huệ.
      Những đặc điểm trên nêu lên cái khác nhau căn bản về nhân tố tinh thần về binh sĩ Tây Sơn và binh sĩ các quân đội phong kiến đương thời. Phẩm chất quý báu đó của tướng lĩnh và binh sĩ Tây Sơn được phong trào khởi nghĩa và Nguyễn Huệ bồi dưỡng, phát huy, khiến họ có thể hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào, với tinh thần dũng cảm phi thường, tinh thần chịu đựng gian khổ cao độ, tinh thần kỷ luật trong mọi trường hợp.
      Song quân  đội Nguyễn Huệ không chỉ có tinh thần chiến đấu. Họ còn được huấn luyện chu đáo, nắm vững được vũ khí có trong tay, biết phát huy uy lực của vũ khí. Nguyên tắc xây dựng và huấn luyện quân sự của Nguyễn Huệ là: “Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”[4]. Cũng như các tướng lĩnh thời đó, Nguyễn Huệ đã tiếp thu tư tưởng của Tôn Tử và nhất là các nhà quân sự Việt Nam như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi….song, tính sáng tạo của Nguyễn Huệ là ở chỗ biết vận dụng nguyên tắc xây dựng, huấn luyện quân đội trong những điều kiện mới. Nội dung của “tinh nhuệ” đã phong phú hơn xưa. Vũ khí của thời Nguyễn Huệ đã khác so với thời đại Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và Lê Lợi. Người lính bộ binh không những có giáo, kiếm mà đã có súng trường. Tác chiến không phải chỉ là đánh giáp lá cà, mà đã bao gồm các giai đoạn dùng hỏa lực từ xa và xung phong giáp chiến. Sự hiệp đồng giữa nhiều binh chủng trở nên phức tạp. Nhiều hình thức chiến đấu mới xuất hiện. Chiến trường cũng trở nên phức tạp, có nhiều loại địa hình khác nhau. Tác chiến xảy ra lúc thì ở địa hình hẹp ít đồng bằng nhiều rừng núi như Thuận- Quảng, lúc thì ở khu vực đồng bằng rộng rãi có nhiều sông ngòi, kênh đào, đất xốp như ở Gia Định, hoặc ở khu vực có nhiều đồng bằng rộng rãi như ở ruộng nước xen kẽ đồng bằng khô như ở Bắc Hà. Tất cả những điều đó đòi hỏi muốn giành được thắng lợi, binh sĩ phải được huấn luyện chu đáo, công phu từ ngày bắt đầu khởi nghĩa đến khi đánh tan cuộc xâm lược của nhà Thanh, trải gần 20 năm, quân đội của Nguyễn Huệ lúc nào cũng ở trong điều kiện tác chiến liên tục. Nhân dân ta vốn có truyền thống thượng võ, quần chúng thanh niên ta ở các thời đại trước lại có tập quán thường xuyên luyện tập võ nghệ, cho nên một khi ra tòng quân là họ có khả năng chiến đấu, khả năng xuất trận được ngay. Với truyền thống ấy và khả năng ấy, người lính trong quân đội Nguyễn Huệ lại được giác ngộ tinh thần chiến đấu vì dân tộc vì giai cấp, được tôi luyện không ngừng trong điều kiện chiến đấu liên tục, nên họ có khả năng chiến đấu cao đánh đâu thắng đấy. Chỉ cần nêu lên những trận tiến công Gia Định, Ba Vát, Đồng Tuyên, trận đổ bộ Phú Xuân, trận đánh thủy quân Trịnh ở cửa Luộc, các trận tiêu diệt quân Trịnh ở Thúy Ái, Vạn Xuân, Thăng Long và nhất là các trận Ngọc Hồi, Khương Thượng, khi đánh quân Thanh cũng đủ để chứng minh rằng trình độ chiến thuật, kỹ thuật của tướng lĩnh và binh sĩ của Nguyễn Huệ rất cao, đánh giặc co mưu mẹo, biết cơ trí, linh hoạt, động tác chiến đấu rất mãnh liệt.
      Khác với binh sĩ của các quân đội thời đó, quân đội của Nguyễn Huệ rất cơ động, linh hoạt trong tác chiến. Thọc rất sâu đánh rất bất ngờ, cơ động rất táo bạo, xung phong mạnh, khuếch trương chiến quả mạnh, truy kích mạnh, đó là đặc điểm vè kỷ năng chiến đấu của quân đội Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ trong khi giáo dục lòng quả cảm và kỹ thuật chiến đấu cho tướng lĩnh, binh sĩ Tây Sơn, ông không quên nói đến mưu trí. Trong thư gửi Thang Hùng Nghiệp, Nguyễn Huệ cũng nói: “người khéo thắng là thắng ở chỗ rất mềm dẻo, chứ không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít”[5]. Mềm dẻo nói ở đây tức là cơ trí, linh hoạt.  Đánh thắng không phải chỉ vì số lượng, mà vì mưu trí. Ở đây Nguyễn Huệ đã “gặp” một trong những người nổi tiếng ở nước Nga ở thời đại đó, là Ru-mi-an-xép, người đã giáo dục cho tướng lĩnh và binh sĩ Nga theo tinh thần: “Phải cố gắng đánh địch nhiều bằng mưu trí hơn là thực lực và dùng biện pháp tiến công để bù vào sự thiếu sót của lực lượng”[6].
      Có trình độ chiến thuật và kỹ thuật cao đó là đặc điểm thứ tư của quân đội Nguyễn Huệ. Cho nên quân đội Nguyễn Huệ vừa có tinh thần chiến đấu cao, có kỷ luật chặt chẽ lại vừa có tài nghệ. Điều đó khiến họ trở nên gan dạ, dũng cảm, một người địch nổi mười người, đánh đâu được đấy như chúng ta đã biết.
      Chúng ta biết rằng nhân tố tinh thần tác động rất mạnh đến tính chất các kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến dịch. Khi làm kế hoạch chiến lược, song song với việc tính toán các nhân tố khác, phải tính toán đến tình trạng tinh thần của nhân dân và quân đội của cả hai bên. Điều đó, tất nhiên bọn vua chúa, tướng lĩnh phong kiến, bọn Tôn Sĩ Nghị, Hứa Thế Hanh, bọn chiêu Tăng, chiêu Sương…. Không thể tính toán chính xác được. Kế hoạch chiến lược của họ biểu hiện sự mất cân đối giữa mục đích chiến lược quá cao và khả năng chiến lược quá thấp, vì họ đánh giá quá cao lực lượng bản thân, đánh giá quá thấp lực lượng của đối phương. Còn Nguyễn Huệ vốn xuất thân từ nhân dân lao động, có một tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, lý tưởng, ý trí chiến đấu như quảng đại quần chúng lao động nên đã “tính toán” được những khả năng vô tận của nhân tố tinh thần, đã biến được sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất.
      Chiến thuật trực tiếp gắn liền với sự hoạt động của đông đảo quần chúng binh sĩ và chỉ huy. Vì vậy chiến thuật là nơi phản ánh rõ ràng chất lượng tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội. Với cùng một loại vũ khí, làm sao quân đội Nguyễn Huệ có thể giải quyết thành công vấn dề chọc thủng các thành lũy kiên cố, điều mà quân Trịnh, quân Nguyễn tỏ ra bất lực? Cùng có những phương tiện đảm bảo vận động tương tự, cùng hành động trên một địa hình, vì sao quân đội Nguyễn Huệ lại tỏ ra có tính cơ động rất cao, cao hơn đối với bất cứ quân đội nào hồi đó? Vì sao Nguyễn Huệ có thể vượt hẳn từng khu vực đất đai rộng lớn, đưa quân đội nhảy sâu vào trong lòng địch, sâu vào trong lưng địch? Vì sao Nguyễn Huệ có thể đề ra những yêu cầu rất cao đối với quân đội, đề ra những nhiệm vụ rất nặng đối với binh sĩ và chỉ huy thuộc quyền? Không có tinh thần chiến đấu cao và trình độ chiến thuật, kỹ thuật cao của toàn quân thì không thể làm nỗi những việc đó. Tính cơ động cao, khả năng giải quyết những nhiệm vụ nặng nề phức tạp của quân đội Nguyễn Huệ bắt nguồn từ tinh thần dũng cảm và thành thạo về kỹ năng chiến đấu của quân đội. Công lao của Nguyễn Huệ là đã biết sử dụng nhân tố tinh thần đó làm cơ sở cho những phương pháp chiến đấu mới, những hình thức đấu tranh mới. Do đó những kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những nhiệm vụ chiến thuật mà Nguyễn Huệ đã đề ra là phù hợp với khả năng chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.
      Quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ là một quân đội bách chiến bách thắng. Ở nước ta thời bấy giờ, nơi nào và lúc nào có quân đội đó, có Nguyễn Huệ, thì có thắng lợi.
      Những điều trên nói lên vai trò quyết định của con người binh sĩ của Nguyễn Huệ trong việc phát triển nghệ thuật giữa quân sự của nước ta trong thời đại đó.
      2.Sử dụng vũ khí.
      Ở nước ta trong việc trang bị vũ khí và phương tiện kỹ thuật cho các quân đội phong kiến ở thế kỷ XVII và XVIII, đã có nhiều thay đổi quan trọng so với các thế kỷ trước. Những thay đổi này biểu hiện chủ yếu theo các mặt sau đây: Trong bộ binh, bên cạnh các thứ vũ khí bạch binh như gươm, trùy, giáo, nỏ, cung, các loại máy ném đá…..Đã xuất hiện các loại vũ khí thuốc cháy như các loại súng trường. Các phương tiện hỏa công trên biển và hỏa hổ trên đất, dùng các loại nhựa để đốt cháy, đã dần dần được thay thế bằng các loại súng đại bác với số lượng nhiều hơn (ở thế kỷ XV, XVI đã có đại bác, song tác dụng của nó còn kém, trọng lượng nặng, số lượng ít, căn bản chưa hoàn thành một binh chủng độc lập). Trong thủy quân có hai biến đổi quan trọng: bên cạnh những thuyền chèo đã có những thuyền buồm với trọng tải ngày càng lớn và trên các thuyền chiến có đặt nhiều đại bác. Ở thời đại đó nước ta chưa có các loại khí tài kỹ thuật có máy móc, động cơ, nhưng so với trước, các loại vũ khí kiểu mới đó đã là một trong những nhân tố tác động quyết định sự thay đổi phương pháp và hình thức chiến đấu, ảnh hưởng  mạnh mẽ đến sự phát triển nghệ thuật quân sự lên một bước mới cao hơn. Song so với các quân đội cùng thời ở châu Âu thì vũ khí mới đó của ta còn có những nhược điểm như: súng trường là loại súng nòng trơn, tầm bắn xa chừng 100m, lại là loại súng hỏa mai, chưa có lưỡi lê. Do đó nó có thể sát thương địch ở tầm xa, nhưng bắn không chuẩn xác lắm và bên cạnh người lính cầm súng vẫn còn có người lĩnh cầm bạch binh đi kèm để xung phong. Tách rời người lính cầm bạch binh, tác dụng của người lính cầm súng giảm đi và ngược lại. Do đó chiến đấu vẫn là đánh gần, kết hợp cả hai yếu tố hỏa lực và xung lực để sát thương địch. Vì tốc độ bắn chậm, súng trường chưa được trang bị cho kỵ binh. Kỵ binh vẫn dùng bạch binh để phóng, chém. Đại bác có những nhược điểm như nạp đạn từ đầu nòng, nặng nề, cồng kềnh, thường chỉ đặt cố định trong thành lũy. Việc sử dụng đại bác trong chiến thuật còn nằm trong phạm vi phòng ngự, chưa thành một vũ khí lợi hại của tiến công, trừ khi tiến công có tính chất trận địa đánh thành và các đồn lũy phòng thủ. Trong thủy quân thuyền buồm của ta không khác thuyền buồm của phần lớn các nước châu Âu, trừ thủy quân của Anh- Pháp lúc đó đã có thuyền chiến chạy bằng máy. Các loại khí tài khác chưa có thay đổi nào đáng kể. Vận động chủ yếu vẫn phản dựa vào hai chân của người lính bộ binh. Voi được dùng làm sức mạnh dùng để đột kích.
      Về trang bị trong những năm đầu vũ khí chủ yếu của nghĩa quân Tây Sơn là gậy gộc, giáo mác, súng ống, đạn dược có rất ít. Tới những chiến dịch đánh Gia Định, theo báo cáo của Bá Đa Lộc tại triều đình Pháp[7] thì nghĩa quân Tây Sơn khi ấy, năm người mới có một người có súng và thủy quân Tây Sơn đã có đại bác đặt trên thuyền chiến, còn lục quân chưa có đại bác. Những năm từ 1786 trở đi, với những chiến dịch đánh ra Bắc của Nguyễn Huệ, quân đội Tây Sơn đã có hỏa lực rất mạnh, có nhiều súng, nhiều đại bác và một loại hỏa lực đặc biệt gọi là “hỏa hổ”.
      Như vậy, về mặt trang bị vũ khí và phương tiện kỹ thuật, quân đội Tây Sơn về căn bản không khác gì quân đội Trịnh, Nguyễn, Xiêm, Thanh thời đó. Vậy thì vũ khí và binh khí kỹ thuật đã đóng vai trò và gây tác dụng như thế nào trong việc phát triển nghệ thuật quân sự của quân đội Nguyễn Huệ?
      Trước hết chúng ta nhận thấy rằng, ngay trong điều kiện trang bị còn kém xa so với các quân đội phong kiến, quân đội Tây Sơn vẫn chiến thắng oanh liệt. Tinh thần chiến đấu cao của nghĩa quân đã biến thành sức mạnh vật chất áp đảo các quân đội phong kiến có vũ khí nhiều hơn, tốt hơn nhưng tinh thần chiến đấu kém. Thắng lợi càng nhiều, càng lớn, trang bị vũ khí càng được tăng cường, cải tiến, sử dụng vũ khí càng thành thạo, thục luyện, thì tất cả những cái đó sẽ tác động trở lại tinh thần chiến đấu của nghĩa quân, khiến sức chiến đấu của nghĩa quân càng được nâng cao, nghệ thuật quân sự càng phát triển nhanh chóng và vững chắc. Điều đó nói lên rằng, bên cạnh tác dụng quyết định của tinh thần chiến đấu, vũ khí đã đóng một vai trò quan trọng. Nó biểu hiện trên các mặt: tăng cường vũ khí về số lượng, cải tiến vũ khí về chất lượng, tăng thêm tính năng chiến thuật và sử dụng một cách đúng đắn.
      Trong quân đội Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, tỷ lệ trang bị súng trường đã ngày càng cao. Việc tăng cường số lượng súng trường đã thực tế tăng sức mạnh của bộ binh, vì rằng súng trường là “hỏa lực” của người lính bộ binh. Từ các trận đánh ở Gia Định và trên miền Bắc, số lượng bạch binh tuy còn khá lớn, nhưng súng trường đã chiếm một tỷ lệ quan trọng. Chiến đấu làm sự tiến triển từ xa đến gần, là sự phát huy tương đối nhịp nhàng tác dụng của bạch binh và súng trường. Từ đó dẫn đến một sự thay đổi quan trọng trong chiến thuật: từ chiến đấu của bộ binh chủ yếu dựa vào xung lực để đột kích, đã chuyển hóa thành đột kích bằng xung lực- hỏa lực. Tuy rằng về mặt chất lượng, súng trường chưa có những cải tiến đáng kể, nhưng chiến thuật đã phát triển lên một bước mới. Cho nên sức chiến đấu của bộ binh Tây Sơn tăng lên rất nhiều: trong điều kiện quân số ít hơn, nhưng có ưu thế tinh thần và ưu thế hỏa lực, bộ binh Tây Sơn vẫn mạnh ngang hoặc mạnh hơn bộ binh của Trịnh, Nguyễn. Cũng từ đó mà có quan điểm: “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt nhiều” của Nguyễn Huệ.
      Từ thế kỷ thứ XVII, pháo binh đã giữ một vai trò quan trọng trong phòng ngự thành lũy và trong thủy chiến. Quân đội Tây Sơn là một quân đội tiến công, cho nên vấn đề đặt ra là làm sao phát huy được uy lực sẵn có của pháo binh, biến các khẩu đại bác thành phương tiện vừa dùng để phòng ngự, vừa dùng để tiến công, vừa đặt cố định ở thành lũy, vừa di chuyển được khi chiến đấu dã ngoại. Quân đội Tây Sơn lại là một quân đội có tính cơ động cao, việc di chuyển pháo theo bộ binh là một vấn đề khó giải quyết. Để khắc phục khó khăn đó, quân đội Nguyễn Huệ phát triển việc dùng voi để di chuyển đại bác. Do đó pháo binh dã chiến phát triển, mặc dù trình độ kỹ thuật còn hạn chế, chưa dùng được trên nhiều loại địa hình. Từ một phương tiện chuyên dùng để phòng ngự trong tay quân đội Trịnh, Nguyễn có tác dụng làm cho đối phương hoảng sợ vì tiếng nổ nhiều hơn là tác dụng phá hoại, sát thương, pháo trong tay quân đội Nguyễn Huệ trở thành một phương tiện có tác dụng phá hoại, sát thương thực sự, cộng với những tác dụng tâm lý và che mắt, làm ngạt thở (đạn nổ có nhiều khói). Pháo binh bắt đầu trở nên đắc lực tăng thành phần hỏa lực trong chiến đấu lên rất nhiều. Pháo binh dã chiến xuất hiện đã thực sự tăng thêm thành phần chiến thuật (hỏa lực) cho lục quân. Khi tác chiến, pháo binh chuẩn bị và yểm hộ cho bộ binh, tượng binh xung phong vào trận địa.
      Quân đội Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy được trang bị đại bác với số lượng khá lớn so với các quân đội đương thời và có đủ các loại đại bác nhẹ, nặng. Đó cũng là một ưu thế của quân đội Tây Sơn.
      Chúng ta biết rằng, các chúa Nguyễn, chú Trịnh thường mua súng trường, đại bác của người phương Tây. Chắc chắn rằng những khẩu đại bác đó đã chuyển về tay quân đội Nguyễn Huệ. Những chiến lợi phẩm này và những khẩu đại bác tự sản xuất, đã tăng mức độ lên số lượng khá lớn trong quân đội Tây Sơn. Những con số đại bác mà quân Nguyễn thu được trong những trận phản công thắng lợi (sau khi Nguyễn Huệ chết) chứng minh sức mạnh của pháo binh Tây Sơn. Như trong trận Khố Sơn năm 1793, với 4000 quân phòng ngự, quân đội Tây Sơn có trên 35 đại bác gang và đồng[8], năm 1801 tại cửa ải La Qua, quân Tây Sơn đã đặt trên 80 đại bác để phòng thủ, trên trận rút lui trên sông Gianh năm 1802, sau khi đột phá lũy Trấn Ninh không thành công, quân Tây Sơn đã để lại một số lượng đại bác rất lớn: 700 khẩu. Cũng cần nói thêm rằng, về mặt tính năng kỹ thuật, chiến thuật và uy lực sát thương phá hoại, đại bác Tây Sơn hoàn toàn không kém đại bác của các nước phương Tây mà quân đội nhà Nguyễn có, là loại đại bác gang, nặng 100kg mỗi khẩu, với đạn có đường kính 10 tấc. Sử sách nhà Nguyễn và các sĩ quan thực dân Pháp giúp Nguyễn Ánh khi mô tả các trận chiến đấu, đã nêu lên sức mạnh đáng sợ của pháo binh Tây Sơn.
      Trong quân đội Nguyễn Huệ, ngoài sử dụng sức mạnh pháo binh, còn trang bị một cách rộng rãi hỏa hổ, là một loại súng dùng để tung lửa, có thể xem hỏa hổ là một loại pháo hạng nhẹ, tuy tác dụng của nó chỉ là đốt phá, loại phương tiện đặc biệt này được trang bị cho tất cả các binh chủng thuộc lục quân: bộ binh, lục binh, kỵ binh. Đây cũng là một ưu thế của quân đội Tây Sơn. Khi chiến đấu xa sự chi viện của pháo binh, hoặc sự chi viện đó không cần thiết nữa thì bộ binh, kỵ binh, tượng binh dùng hỏa hổ để đốt cháy doanh trại, công sự, sinh lực của địch. Trước những đám lửa nhựa tung ra, bám vào thân thể, cả người lẫn voi, ngựa của địch đều hoảng sợ.
      Trong tay Nguyễn Huệ, voi trở thành một phương tiện chiến đấu có nhiều tác dụng lợi hại. Các quân đội phong kiến đương thời đều sử dụng voi thành một phương tiện đột kích. Đội tượng binh quân đội Trịnh là một đội tượng binh nổi tiếng. Quân đội Tây Sơn cũng có một đội tượng binh lợi hại dùng để đột kích. Bản thân con voi có sức vận động dẻo dai. Nó dùng vòi và sức mạnh của toàn thân để đánh phá. Để tăng thêm tính năng chiến đấu của voi, Nguyễn Huệ đã cho voi mang đại bác trên mình hoặc kéo theo sau. Do đó voi vừa là phương tiện cơ động, vừa là phương tiện đột kích, vừa là phương tiện của hỏa lực. Đoàn tượng binh của Nguyễn Huệ tự nhiên trở thành một binh chủng hợp thành, có đầy đủ 3 thành phần chiến thuật: cơ động, đột kích, hỏa lực. Đó là một chất lượng mới mà các đội tượng binh của quân đội Nguyễn, Trịnh, Thanh không có, và nó chính là một ưu thế của quân đội Nguyễn Huệ. Đoàn tượng binh Tây Sơn đã là nỗi khiếp sợ cho các quân đội phản động phong kiến đương thời, kể cả trong nước và ngoài nước.
      Trong thủy quân, công lao của Nguyễn Huệ cũng rất  lớn, Nguyễn Huệ có nhiều kinh nghiệm trong các trận thủy chiến với quân Nguyễn, quân xiêm, là hai quân đội có nhiều sở trường về thủy chiến. Thấy rõ tính chất địa hình và địa thế của nước ta, thấy rõ vai trò của thủy quân, Nguyễn Huệ dồn nhiều nỗ lực để xây dựng thủy quân hùng mạnh. Cuối đời, Nguyễn Huệ, thuyền chiến Tây Sơn có những thay đổi quan trọng: sức trọng tải và hỏa lực của thuyền chiến được tăng lên khá cao. Theo Ba-di-đi, một người Pháp đã từng giúp chúa Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn, thì thủy quân mà Nguyễn Huệ để lại cho Nguyễn Quang Toản là một thủy quân mạnh, gồm đủ các loại hạm thuyền lớn nhỏ. Ba-di-đi kể rằng: trong trận Thi Nại năm 1801, thủy quân có 9 thuyền chiến loại lớn, mỗi thuyền chiến được trang bị 60 đại bác và có 700 lính, 5 thuyền chiến loại vừa, mỗi cái mang 50 đại bác và có 500 lính, 40 thuyền chiến loại nhỏ, mỗi cái mnag 16 đại bác và có 200 lính, cùng 500 thuyền chiến khác, trang bị 1 đại bác loại lớn hoặc loại nhỏ, chở từ 50, 70 đến 150 lính mỗi thuyền. Vẫn theo Ba-di-đi  trong trận đó, Nguyễn Ánh có 26 thuyền chiến, mỗi cái mang 1 đại bác và chở 200 lính.
      Những tài liệu trên  có thế cho chúng ta thấy rằng, về các mặt kỹ thuật đóng tàu, trang bị, sức trọng tải, thuyền chiến Tây Sơn mạnh hơn hẳn so với quân đội Nguyễn và quân Trịnh thời đó. Do được trang bị nhiều pháo binh và chở nhiều lính chiến đấu, mỗi thuyền chiến của thủy quân Tây Sơn đã trở thành một đơn vị chiến thuật có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ tương đối phức tạp, một lực lượng đột kích đường biển đáng sợ cho các quân đội phong kiến phản động. Se-nhô, một sĩ quan Pháp đã từng tác chiến với thủy quân Tây Sơn cũng đã viết: “Trước khi nhìn thấy thủy quân của địch (chỉ huy quân Tây Sơn- tác giả chú thích), tôi rất khinh thường, nhưng tôi bảo đảm với các anh rằng đó là sai lầm. Họ có những thuyền chiến mang 50, 60 đại bác lớn…..”. Với thủy quân đó, Nguyễn Huệ đã từng đánh tan thủy quân Nguyễn, Trịnh, Xiêm trong nhiều trận thủy chiến ác liệt nhưng rất oanh liệt, phát huy cao độ truyền thống Bạch Đằng quang vinh của thời đại trước.
      Từ những nghiên cứu trên, chúng ta thấy rõ ràng: về chất lượng, vũ khí và phương tiện kỹ thuật của quân đội Tây Sơn chưa có những cải tiến lớn lao, nhưng vì số lượng được tăng cường, vũ khí, thuốc cháy các loại được sử dụng với một tỷ lệ khá lớn và ngày càng tăng, cho nên thành phần và sức mạnh trong quân đội Tây Sơn trở thành mạnh hẳn lên. Pháo binh của lục quân và pháo binh thủy quân trở thành một binh chủng quan trọng. Điều đó không dẫn đến những thay đổi về phương pháp sử dụng pháo binh, và những thay đổi về mặt hình thức, phương pháp tác chiến nói chung.
      3.Tổ chức các quân binh chủng.
      Trong hai phần trên đã nghiên cứu về con người và vũ khí trong quân đội Tây Sơn. Những lực lượng lớn lao đó về người và vật chất cần được tổ chức thật khéo léo, vì nghệ thuật sự ảnh hưởng đến tổ chức quân đội, đồng thời nghệ thuật quân sự trong quá trình phát triển lại phụ thuộc vào các tổ chức của các lực lượng vũ trang.
      Những yếu tố mới xuất hiện trong người lính (tinh thần chiến đấu, tinh thần kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần chịu đựng gian khổ…..) những yếu tố mới xuất hiện trong vũ khí và trang bị kỹ thuật (cải tiến chất lượng, tăng cường số lượng….) đã đặt cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng của quân đội, đặt cơ sở cho việc phát triển một cách khá cân đối các thành phần đột kích, hỏa lực và cơ động trong quân đội, mở rộng phạm vi tác chiến trên đất liền và trên biển, do đó tạo khả năng rất lớn cho chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Nếu biến được khả năng đó thành hiện thực thì nghệ thuật quân sự sẽ có những phương tiện rất mạnh bảo đảm tiến hành chiến tranh thắng lợi. Vấn đề tổ chức quân đội một cách khoa học nổi lên hàng đầu trong những điều kiện đảm bảo sự chuyển biến đó. Tổ chức ấy là cả một quá trình tiến triển theo quá trình của chiến tranh. Kinh nghiệm của nhiều cuộc chiến đấu, chiến dịch khác nhau, trên những địa hình, chiến trường khác nhau, với những kẻ thù khác nhau đã tạo điều kiện cho Nguyễn Huệ không ngừng cải tiến, hoàn chỉnh tổ chức quân đội Tây Sơn. Cho đến trước khi mở chiến dịch tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, về cách tổ chức quân đội Tây Sơn đã có những thay đổi căn bản lớn, đã có tính chất toàn diện.
      Công lao đầu tiên của Nguyễn Huệ trong lĩnh vực này, là biết phát triển tương đối nhịp nhàng các binh chủng và đưa thủy quân lên hàng quân chủng. Đó là một việc làm có ý nghĩa cách mạng trong việc tổ chức quân đội của nước ta từ thời xa xưa cho đến thế kỷ XVIII.
      Trong tất cả các quân đội phong kiến thời đó, binh chủng chủ yếu đã thành hình rõ rệt nhất hàng mấy thế kỷ trước là bộ binh. Bộ binh là lực lượng đột kích cơ bản, dùng phương tiện bạch binh kết hợp với sức xung phong của người lính mà đột kích đối phương. Được xếp vào lực lượng đột kích ở nước ta còn có tượng binh, dùng sức mạnh của voi để đè bẹp đối phương, kết hợp với cung, tên, súng phun lửa bắn phóng vào địch. Bộ binh là cơ bản vì có thể sử dụng được trong tiến công và phòng ngự, còn tượng binh thông thường chỉ dùng trong tiến công. Bộ binh được sử dụng trên mọi địa hình, còn tượng binh do sức cơ động bị hạn chế, nên tuy có sức mạnh, vẫn chỉ đóng vai trò bổ trợ cho bộ binh. Đó có thời kỳ, kỵ binh trở thành binh chúng chủ yếu trong quân đội. So với bộ binh, kỵ binh không khác gì về sức đột kích (vẫn là người và bạch binh), nhưng dù có ưu điểm là cơ động nhanh chóng, thích hợp với chiến đấu ở dã ngoại. Song bộ binh, tượng binh, kỵ binh của quân đội thời đó vẫn thiếu hỏa lực.
      Đứng trước thành lũy kiên cố, bên tiến công chỉ còn dùng bộ binh lấy sức mạnh của số đông, đặt thang trèo thành, rồi dùng bạch binh tiêu diệt. Pháo binh được sử dụng cho việc xung phong của bộ binh, với mức độ rất hạn chế. Bên phòng ngự cũng chỉ có một cách là dùng bộ binh giữ thành, chống lại xung phong trèo thang của đối phương, dùng pháo binh để bắn khi địch tiếp cận. Tuy vậy trong phòng ngự, pháo binh còn phát huy được tác dụng nhiều hơn bên tiến công.
      Nguyễn Huệ tỏ ra quan tâm đến sự phát triển nhịp nhàng của các binh chủng trong lục quân. Quan tâm đó trước hết tập trung vào việc tăng hỏa lực và xung lực cho bộ binh, khiến bộ binh có sức đột kích mạnh, nhất là khi chiến đấu dã ngoại. Việc trang bị cho các đơn vị bộ binh những khẩu pháo dã chiến, làm cho thành phần hỏa lực của bộ binh tăng lên rất nhiều.
      Sự quan tâm đó còn thể hiện ở chỗ tổ chức những đơn vị pháo binh độc lập: binh chủng hỏa lực thành hình, phát huy được tính ưu việt của nó trong phạm vi sử dụng rộng rãi.
      Cũng như pháo binh, kỵ binh và tượng binh một mặt được biên chế vào trong các đơn vị bộ binh như những thành phần của sức đột kích, một mặt khác được tổ chức thành những đơn vị độc lập.
      Vì vậy bộ binh của quân đội Tây Sơn thực sự là binh chủng chủ yếu của lục quân. Nó là chủ yếu, không phải về mặt hình thức, về mặt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong quân đội như trong các quân đội Trịnh, Nguyễn mà là vì nó có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ, trong các hình thức chiến đấu khác nhau. Tính hơn hẳn của bộ binh Tây Sơn so với quân Trịnh, quân Nguyễn là ở chỗ nó có hỏa lực mạnh, có sức cơ động khác và có sức đột kích lớn. Bộ  binh quân Thanh không có tượng binh vì thế sức đột kích kém bộ binh Tây Sơn trên một mức độ nhất định. Tổ chức bộ binh của quân đội Tây Sơn dẫn đến một phương pháp mới trong thực hành chiến đấu: tác chiến của bộ binh đã vượt phạm vi đơn thuần bộ binh mà tiến vào phạm vi tác chiến hợp đồng các binh chủng. Ý nghĩa cách mạng trong tổ chức quân đội Tây Sơn thể hiện trước hết ở điều đó.
      Do nhu cầu của chiến thuật, quân đội phong kiến thời đó thường biên chế theo nguyên tắc ngũ ngũ chế: ở mỗi một cấp thường chia làm trung, tiền, hậu, tả, hữu. Tổ chức đó phản ánh cách bảo vệ thành lũy phong kiến. Quân đội Tây Sơn cũng chưa tách ra ngoài nguyên tắc biên chế đó. Trong quân đội Tây Sơn, hệ thống tổ chức đội, cơ là đơn vị cơ sở, lên đến cơ rồi đến đạo. Quân số của mỗi đội, cơ, đạo không thống nhất, nó thay đổi tùy theo tính chất của binh chủng, tùy theo địa điểm chiến thuật mà các đơn vị đó chiếm đóng. Thông thường mỗi đội có từ 60 đến 100 lính, mỗi cơ từ ba đến năm trăm, mỗi đạo từ một nghìn rưỡi đến hai nghìn rưỡi. So với quân số ở cấp tương đương của quân đội Lê, Trịnh hoặc Nguyễn, không có sự chênh lệch quan trọng.
      Cao hơn nữa là cấp doanh, mỗi doanh gồm năm đạo, với quân số chừng một vạn đến một vạn rưỡi. Trong các doanh có các đạo bộ binh, pháo binh, kỵ binh và tượng binh. Doanh có thể so sánh như một tổ chức chiến thuật cao cấp, có thể đảm nhận một hướng của chiến dịch. Khi cần thiết hai hoặc ba doanh sẽ được tổ chức lại thành một khối đảm nhiệm một hướng chiến dịch quan trọng.
      Xem như trên, tổ chức lục quân Tây Sơn đã có sự phân công khá cao và sự hiệp đồng khá chặt, khiến cho sức chiến đấu tăng lên rất nhiều. Sự phát triển tương đối nhịp nhàng của các binh chủng trong lục quân Tây Sơn mà nội dung là sự phát triển khá cân đối các thành phần đột kích, hỏa lực cơ động, sự hình thành các đơn vị binh chủng tổng hợp và binh chủng chuyên môn, sự xác định rõ ràng tính chất chiến thuật, chiến dịch, chiến lược của các đơn vị đã đưa tổ chức lục quân đó đến trình độ cận đại, không kém các quân đội Âu châu thời đó. Nó vượt xa tổ chức của lục quân Trịnh, Nguyễn và vượt quan cả lục quân Thanh.
      Đồng thời Nguyễn Huệ còn quan tâm đến việc xây dựng một thủy quân vững mạnh, đưa thủy quân từ một binh chủng có tính chất chiến thuật lên thành một binh chủng có tính chất chiến lược. Ở thời đại đó thủy quân của nhà Trịnh và nhà Nguyễn chưa phát triển đến trình độ của quân chủng. Thủy quân chỉ có thể hoàn thành những nhiệm vụ chiến thuật như chuyên chở bộ binh trên sông hoặc trên biển, trợ lực cho bộ binh bằng hỏa lực của thuyền chiến, hoặc làm một cánh vu hồi chiến thuật. Cho nên về số lượng thuyền chiến, thủy quân Trịnh và Nguyễn lúc đầu có ưu thế so với thủy quân Tây Sơn, nhưng chỉ với số lượng nhiều mà chất lượng kém, cũng không thể trở thành một quân chủng được. Trái lại Nguyễn Huệ đã phát hiện vai trò và khả năng to lớn của thủy quân ở nước ta, một nước ở liền mặt biển và có nhiều hệ thống sông ngòi, những trận chiến đấu có thủy quân tham gia đã nói lên vai trò và khả năng đó. Việc dùng thủy quân để làm các cánh vu hồi chiến dịch sâu vào hậu phương địch, việc dùng thủy quân làm đơn vị tiên phong của một chiến dịch có tính chất chiến lược, việc dùng thủy quân là chủ yếu để thực hành một chiến dịch có tính chất chiến lược, chứng tỏ Nguyễn Huệ đã nhìn thấy thật rõ vai trò và tác dụng của thủy quân. Sau ngày giải phóng Phú Xuân đến khi chết, Nguyễn Huệ đã đưa rất nhiều tâm thức, công phu, ý trí để xây dựng thủy quân thực sự trở thành một quân chủng chiến lược.
      Trong thủy quân của Nguyễn Huệ, hình thành nhiều binh chủng, đội thuyền chiến tác chiến trên sông, đội thuyền chiến vừa tác chiến trên sông vừa tác chiến trên biển, đội thuyền vận tải và đội thủy binh chuyên dùng để tác chiến trên bộ. Chủ lực của thủy quân là đội thuyền chiến đi biển gồm những tàu lớn, có hỏa lực mạnh, chở theo một cơ hoặc một đội thủy binh tác chiến trên bộ.
      Mỗi thuyền chiến Tây Sơn, với sức trọng tải lớn, với hỏa lực mạnh, với đội thủy binh tác chiến, đã trở thành một đơn vị chiến thuật, còn các đội thuyền chiến trên biến đã trở thành những đơn vị chiến dịch. Cho nên thủy quân Tây Sơn, cũng như lục quân, là nỗi khiếp sợ cho thủy quân Trịnh, Nguyễn, Xiêm.
      Nguyễn Huệ đã thành công trong việc xây dựng một lục quân mạnh có nhiều binh chủng phát triển một cách khá nhịp nhàng, và cũng thành công trong việc xây dựng một thủy quân mạnh có nhiều binh chủng. Đưa thủy quân lên địa vị một quân chủng, đưa quân đội từ một quân chủng lên thành hai quân chủng, Nguyễn Huệ là nhà quân sự đầu tiên ở nước ta thời đó, đã thực hiện được bước nhảy dài ấy trong tổ chức quân đội.
      Tổ chức đảm bảo hậu cần được Nguyễn Huệ đặc biệt chú trọng. Quân đội Tây Sơn rất cơ động, đánh xa căn cứ hành quân dài, tác chiến trên một khu vực rộng lớn, trong những thời gian dài nếu không chú ý tổ chức bộ máy hậu cần hoàn chỉnh thì không thể bảo đảm cho tác chiến cơ động của một quân đội lớn. Ngoại tuyến và trục cung cấp (hệ thống kho tàng đạn dược, lương thực…..) nằm trong toàn phạm vi chiến lược. Nguyễn Huệ còn tổ chức một đoàn thuyền vận tải. Theo Ba-di-đi, thì trong trận Thi Nại năm 1801, thủy quân Tây Sơn dã có đến 1600 thuyền buồm vận tải. Nhiệm vụ đánh chiếm các kho tàng lương thực của địch được nâng lên rất cao, bảo đảm việc tiếp tế tại chỗ. Tổ chức đó đã đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo cho các cuộc hành binh chiến dịch, chiến lược.
      Tổ chức của quân đội Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của nhà quân sự thiên tài Nguyễn Huệ rất thích hợp với các điều kiện tiến hành chiến tranh chống nhiều kẻ địch khác nhau, có nhiều chỗ mạnh, chỗ yếu khác nhau và đáp ứng mọi yêu cầu của nghệ thuật quân sự cận đại.
      Nguyễn Huệ không những đã xây dựng nên các quân, binh chủng, không ngừng tăng thêm sức mạnh và hoàn thiện các quân, binh chủng đó, mà điều đặc biệt quan trọng hơn là đã biết phối hợp đúng đắn nhất việc sử dụng những quân, binh chủng đó….
      (BBT votrandaiviet.org trích dẫn)



      [1] Lê-nin, Toàn tập, t.29, tr.341, Nga văn
      [2] Thư của Sérard
      [3] Thư của Nguyễn Huệ gửi cho Thang Hùng Nghiệp, trong Tây Sơn bang giao tập.
      [4] Thư của Nguyễn Huệ gửi cho Thang Hùng Nghiệp, trong Tây Sơn bang giao tập.
      [5] Thư của Nguyễn Huệ gửi cho Thang Hùng Nghiệp, trong Tây Sơn bang giao tập.
      [6] L.N Pu-nhin, Cu-tu-dốp, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1963, t I, tr.20.
      [7] Báo cáo của Bá Đa Lộc với vua Pháp tại Paris ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 năm 1787, dẫn trong Al.Faure: Les Francais en Cochinchinne au XVIII è siefcle. Mgr Pigneau de Béhaine, èvêque d Adran, Challamel, Paris, 1981, p.81.
      [8] Đại Nam thực lục, bản dịch, t II, tr.173






       


      Xem tiếp...