CÂU CHUYỆN TÂM LINH 132
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tuy nhiên, các lãnh đạo tôn giáo địa phương nói rằng họ đã phát hiện hình ảnh từ camera giám sát cho thấy vị Lạt Ma di chuyển trong đêm 9 và 10/10 và họ gọi đó là một hành động cầu hòa bình cho thế giới.
Một số Phật tử cho rằng vị Lạt Ma qua đời vào năm 1927 này được an nghỉ trong thế ngồi thiền hoa sen. Sau khi người ta khai quật thi thể của ông thì nhận thấy rằng thi thể vẫn không bị phân hủy. Nhiều người lúc đó cho rằng ông còn sống và chỉ đang trong một giấc ngủ sâu.
Hình ảnh cắt ra từ camera giám sát cho thấy trong cung điện vắng vẻ vào lúc 8h tối ngày 9 và 10/10 vừa qua đâu đó có bóng dáng kỳ lạ của một người, lúc thì đứng gần ngai vàng, lúc lại đứng gần ghế sofa. Lạt Ma Damba Ayusheev, Hội trưởng Hội Phật giáo Truyền thống tin rằng, đó chính là Lạt ma Dashi Dorzho đang ngụy trang để trở về cầu nguyện cho các Phật tử.
Không ít người nghi ngờ hình ảnh ghi lại được, họ cho rằng nó giống như một người bảo vệ đang mang hai cái túi đi lại trong ca trực đêm của mình. Tuy nhiên, Lạt Ma Damba Ayusheev đã bác bỏ nghi ngờ này.
“Đây không phải trò đùa, tôi chắc chắn như vậy” – ông Ayusheev thuộc Cộng hòa Buryatia, một khu vực Đạo Phật của Nga, nhấn mạnh.
Ông nói thêm: “Tôi thấy hình dáng của một người trong hình này, mọi người cũng có thể thấy, và tôi biết một điều chắc chắn rằng không có bất cứ ai khác tại điện Khambo Lama Itigilov lúc bấy giờ”.
Vị Lạt Ma còn cho biết thêm rằng bức ảnh đầu tiên được chụp vào lúc 20h05 là thời điểm không có bất cứ ai được tiếp cận khu vực này.
Theo nld.com
Tứ tổ Đạo Tín nói: “Ta thấy tuổi của ông cũng đã già rồi, cho dù có thể nghe Đạo, chỉ e ông cũng không có đủ thời gian mà phổ rộng nó với chúng sinh, thế thì có ích gì đâu. Nếu kiếp sau, ông đầu thai lại đến thì ta có thể chờ ông”.
Tài Tùng thiền sư nghe xong lời này liền hạ quyết tâm muốn được nghe Tứ tổ giảng Đạo. Lúc ông đi đến bờ sông, nhìn thấy một cô gái đang giặt quần áo, ông liền bái lạy và hỏi: “Không biết thí chủ có thể cho tôi tá túc ở nhà thí chủ được không?”.
Cô gái nói: “Việc này ngài phải hỏi cha và các anh của tôi mới được!”.
Vị thiền sư nói: “Ta cần thí chủ đồng ý trước rồi mới đi hỏi họ được!”. Cô gái liền đồng ý với thiền sư. Thiền sư vô cùng mừng rỡ đi về phía núi Phá Đầu.
Mấy tháng sau, cô gái bỗng nhiên có thai. Cha mẹ cô gái vô cùng hổ thẹn với làng xóm, ra sức tra hỏi cô xem chuyện gì đã xảy ra. Cô gái không nói được rõ ràng sự tình nên bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà. Bởi vì không còn nhờ cậy được vào ai, cô gái đành làm việc dệt vải và một số việc vặt cho những người đồng hương để kiếm sống.
Một thời gian sau, cô gái sinh hạ được một bé trai. Đứa trẻ này vô cùng kỳ lạ lại khác hẳn với những đứa trẻ khác, vì vậy cô gái đem đứa bé vứt bỏ xuống một con mương. Ngày hôm sau, cô gái vừa nghĩ vừa sốt ruột nên lại ra mương xem xét. Không ngờ, đứa bé ấy không những không bị chết đuối mà toàn thân còn không bị ướt, đáng yêu vô cùng. Cô gái kinh hãi liền ôm lấy đứa trẻ và từ đó dốc lòng nuôi dưỡng.
Thời gian trôi qua, khi đứa trẻ lớn hơn một chút thì hai mẹ con liền đi ăn xin để kiếm sống qua ngày. Hàng xóm láng giếng đều gọi cậu bé là đứa trẻ không có họ. Về sau, hai mẹ con gặp một vị trưởng giả có học vấn uyên thâm. Vị trưởng giả thấy dáng dấp nho nhã của cậu bé thì sợ hãi mà nói: “Đứa trẻ này thật hơn người, không biết đến mấy ngàn lần!”.
Một hôm, Tứ tổ Đạo Tín có việc đi qua huyện Hoàng Mai, trên đường gặp cậu bé này. Ông thấy đứa trẻ có tướng cốt thanh tú hiếm thấy, không giống những đứa trẻ thông thường, liền hỏi:“Này cậu bé! Cậu họ gì?”.
Cậu bé trả lời: “Họ thì có, nhưng không phải họ bình thường!”.
Đạo Tín đại sư hỏi: “Là họ gì?”.
Cậu bé lớn tiếng trả lời: “Phật Tính!”.
Đạo Tín đại sư vô cùng kinh ngạc, thầm khen ngợi: “Đứa trẻ này thật là thông minh, nhanh nhẹn, giỏi biện luận. Đứa trẻ không nói ra họ của mình, chắc chắn là có nỗi khổ gì đó”. Thế là, ông lại hỏi cậu bé: “Chẳng lẽ, cậu không có họ sao?”.
Cậu bé vẫn ung dung đối đáp: “Họ vốn cũng chỉ là thứ hư ảo, không có ý nghĩa gì thực sự cả. Cho nên, tôi không có”.
Cậu bé từ ấy theo Đạo Tín đại sư tu hành và sau này trở thành Ngũ tổ của Thiền Tông, lấy pháp danh là Hoằng Nhẫn đại sư.
Kỳ bí những câu chuyện tâm linh về mái tóc phụ nữ
(Đời sống) - Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, nhưng vẫn có thể có một thế giới khác đó là thế giới tâm linh với nhiều điều bí ẩn.
Mái tóc vốn là hiện thân vẻ đẹp
của người phụ nữ nhưng xung quanh nó cũng có ít nhiều những câu chuyện
kỳ lạ, những điều cấm kỵ khó lý giải được truyền miệng từ xưa đến nay.
Kiêng kị gội đầu ban đêm
Con
gái ban đêm gội đầu xong để tóc dài chưa thể cột gọn lại vì tóc còn ướt
thì nên ở nhà làm cho tóc khô rồi muốn đi đâu làm gì thì làm chứ để tóc
dài mà ướt nhẹp ra đường bị ma giật tóc.
Chải tóc trên xe ô tô
Ngày
nay, các tài xế vẫn kiêng việc chải tóc trên xe ô tô. Nhiều bạn nữ điệu
đà không biết điều này sẽ gặp rắc rối lớn với tài xế và những hành
khách khác đi cùng chuyến xe. Các lái xe cho rằng, nếu trên xe có một ai
đó dùng lược chải tóc, thì đó là dấu hiệu báo trước của việc xe sẽ gặp
tai nạn và có những thiệt hại về người và những tổn thất khác.
Những
sợi tóc rơi ra trên sàn xe sau khi chải được cho là hình ảnh rất không
tốt dự báo những điềm gở và xui xẻo mà xe sẽ gặp phải trên suốt hành
trình. Chúng là những sợi tóc chết bị lìa ra khỏi một mái tóc khỏe mạnh,
gợi liên tưởng đến 1 sự tan rã đột ngột không báo trước.
Đang chải tóc, lược gãy làm đôi
Đang
chải tóc trơn tru thì chiếc lược tự dưng gãy làm đôi sẽ được coi là
điềm gở dự báo có những chuyện rất xấu xảy ra với người làm gẫy lược và
những người thân liên quan đến họ như ốm đau, gạp tai nạn, mất của, xô
xát giữa những người trong nhà …vv.
Chiếc lược và
mái tóc dài thường xuất hiện trong những câu chuyện đêm khuya, khiến các
bà, các mẹ chúng ta thường liên tưởng rằng chúng chính là cầu nối giữa
hai thế giới: thế giới thực và thế giới tâm linh.
Chải tóc, soi gương nửa đêm
Nhiều
người có thói quen chải tóc, soi gương trước khi đi ngủ, đặc biệt là
các bạn nữ thường hay tẩy trang và bôi kem dưỡng da trước khi ngủ. Nhưng
xưa kia, các cụ ta đặc biệt kiêng việc chải tóc hay soi gương vào đêm
khuya.
Các cụ quan niệm đó là khi giao thời giữa
đêm và ngày, các cô hồn hay lang thang tìm chỗ nương náu, chải tóc vào
đêm khuya, nếu tóc rụng ra, có nghĩa là phần dương khí theo tóc toát ra
nhiều, âm khí mạnh lên, tạo điều kiện cho cô hồn xâm nhập hoặc quậy phá.
Người đó sẽ bị ốm đau hoặc gặp những xui xẻo trong những ngày tiếp
theo.
Không cắt tóc đầu tháng
Đã
thành thông lệ, nhân viên những tiệm cắt tóc, gội đầu hầu như được nhàn
nhã trong vài ngày đầu tháng, bởi lượng khách đến cắt tóc vào những
ngày này rất ít. Lý do là đầu tháng, rất nhiều người kiêng cắt tóc, họ
sợ nếu cắt tóc thì tài lộc sẽ tiêu hao suốt cả tháng đó.
Thực
ra những kiêng kỵ này không có cơ sở khoa học nào cả, phần lớn do
truyền miệng. Trong một số trường hợp có sự trùng hợp ngẫu nhiên, nên
người ta mặc nhiên coi sự hên xui là 50/50. "Có thờ có thiêng, có kiêng
có lành" vốn là câu nói cửa miệng của người Việt.
Kiêng cắt tóc trước kỳ thi
Các
bạn học sinh, sinh viên ngoài lên chùa cầu may trước mỗi kỳ thi, còn rỉ
tai nhau bí quyết đạt điểm cao là kiêng không cắt tóc gội đầu. Thế là
trong suốt một tháng thi học kỳ vất vả, các sĩ tử mải mê "dùi mài kinh
sử" nên bỏ bẵng mái tóc của mình.
Lý giải cho hành
động này, một số người cho rằng tóc chính là ăng ten của bộ não,cắt tóc
trước kỳ thi, khi mà bộ não cần tập trung cao độ, có khác gì phá đi bộ
phận thu -phát hiệu quả. Do đó trí thông minh và sự tập trung sẽ giảm
sút dẫn đến kết quả thi cử sẽ không được như mong muốn.
Kiêng xõa tóc ngày tết
Ở
vùng quê Việt Nam và một số gia đình gốc Hoa, người ta kỵ việc xõa tóc
của các thiếu nữ. Họ cho rằng tóc xõa rũ rượi gợi lên liên tưởng đến
những hình ảnh ma quái, cõi âm.
Vì vậy, tốt nhất,
vào những ngày này, phụ nữ nên chọn các kiểu tóc buộc, tết, kẹp gọn gàng
khi ra đường. Tuy nhiên theo ghi nhận của Tiến sĩ Nguyễn Đệ, tập tục
này không phổ biến lắm.
C.N MASK
C.N MASK
Xác ướp Lạt Ma bất ngờ hồi sinh, bước đi cầu hòa bình cho thế giới?
Mặc dù Lạt Ma Dashi Dorzho Itigilov đã về cõi niết bàn từ năm 1927, nhưng hàng chục năm qua, các Phật tử vẫn tin rằng Ngài còn sống. Và mới đây, người ta đã cung cấp bằng chứng cho thấy Lạt Ma Dashi Dorzho đã ‘sống dậy’ và đi lại cầu hòa bình cho thế giới.
Báo giới địa phương cho biết xác ướp của Lạt Ma Dashi Dorzho Itigilov (1852–1927) – vị lãnh đạo Phật giáo tôn kính tại Nga qua đời 89 năm trước, vẫn được giữ trong tủ kính tại lầu 2 của ngôi điện ở Ulan-Ude, thuộc Siberia.Tuy nhiên, các lãnh đạo tôn giáo địa phương nói rằng họ đã phát hiện hình ảnh từ camera giám sát cho thấy vị Lạt Ma di chuyển trong đêm 9 và 10/10 và họ gọi đó là một hành động cầu hòa bình cho thế giới.
Một số Phật tử cho rằng vị Lạt Ma qua đời vào năm 1927 này được an nghỉ trong thế ngồi thiền hoa sen. Sau khi người ta khai quật thi thể của ông thì nhận thấy rằng thi thể vẫn không bị phân hủy. Nhiều người lúc đó cho rằng ông còn sống và chỉ đang trong một giấc ngủ sâu.
Hình ảnh cắt ra từ camera giám sát cho thấy trong cung điện vắng vẻ vào lúc 8h tối ngày 9 và 10/10 vừa qua đâu đó có bóng dáng kỳ lạ của một người, lúc thì đứng gần ngai vàng, lúc lại đứng gần ghế sofa. Lạt Ma Damba Ayusheev, Hội trưởng Hội Phật giáo Truyền thống tin rằng, đó chính là Lạt ma Dashi Dorzho đang ngụy trang để trở về cầu nguyện cho các Phật tử.
Không ít người nghi ngờ hình ảnh ghi lại được, họ cho rằng nó giống như một người bảo vệ đang mang hai cái túi đi lại trong ca trực đêm của mình. Tuy nhiên, Lạt Ma Damba Ayusheev đã bác bỏ nghi ngờ này.
Lạt Ma Damba Ayusheev quả quyết với Siberian Times : “Một
bức ảnh cho thấy cận cảnh một hình dáng gân guốc, trong khi bức ảnh thứ
2 được chụp 1 ngày sau đó cho thấy hình dáng tượng tự ở gần chiếc
sofa”.
Ông nói thêm: “Tôi thấy hình dáng của một người trong hình này, mọi người cũng có thể thấy, và tôi biết một điều chắc chắn rằng không có bất cứ ai khác tại điện Khambo Lama Itigilov lúc bấy giờ”.
Vị Lạt Ma còn cho biết thêm rằng bức ảnh đầu tiên được chụp vào lúc 20h05 là thời điểm không có bất cứ ai được tiếp cận khu vực này.
Một
người phát ngôn của cộng đồng Phật giáo ở Nga tên là Tubden Baldanov
cũng đồng ý với ông Ayusheev, cho rằng Lạt Ma Itigelov đã thực sự di
chuyển. Vị này nói thêm: “Thực tế là ông (Lạt Ma Itigelov) đã xuất
hiện có cải trang… Có thể đó là một dấu hiệu, có thể ông muốn nói gì đó?
Có thể ông muốn chuyển tải thông điệp các tổ chức quốc tế cần hợp tác
cho hòa bình”.
Thực ra, đây
không phải là bí ẩn đầu tiên xoay quanh xác ướp của Lạt Ma Dashi Dorzho
Itigilov. Vào tháng 9/2002, các nhà khoa học và bệnh lý học từng khai
quật xác ướp của Ngài lên để kiểm tra. Thật kỳ lạ, cơ thể Ngài vẫn còn
nguyên; cơ, thịt, khớp và da vẫn mềm như của người mới qua đời cách đó
chỉ 3 ngày.Theo nld.com
Chuyện luân hồi chuyển kiếp của ngũ tổ phái Thiền tông
Hoằng Nhẫn đại sư là vị Tổ thứ năm của Thiền tông, ông có hai vị kế thừa xuất sắc là Lục tổ Huệ Năng và Thần Tú. Tương truyền rằng, Hoằng Nhẫn yết kiến Tứ tổ Đạo Tín năm 14 tuổi và đã chứng tỏ trí huệ sâu xa của mình. Dưới đây là câu chuyện luân hồi chuyển kiếp của vị tổ sư phái Thiền Tông này.
Tương truyền rằng, Hoằng Nhẫn vốn là vị sư già tên là Tài Tùng ở trên ngọn núi Phá Đầu. Ông từng có lần hỏi Đạo sư Đại Tín – vị tổ thứ tư của Thiền Tông rằng: “Tôi cả đời này không còn mưu cầu điều gì hết, chỉ một lòng hướng Phật. Nhưng tôi lại không biết đại đạo của Phật thiền. Ngài có thể thuyết giảng cho tôi nghe được không?”.Tứ tổ Đạo Tín nói: “Ta thấy tuổi của ông cũng đã già rồi, cho dù có thể nghe Đạo, chỉ e ông cũng không có đủ thời gian mà phổ rộng nó với chúng sinh, thế thì có ích gì đâu. Nếu kiếp sau, ông đầu thai lại đến thì ta có thể chờ ông”.
Tài Tùng thiền sư nghe xong lời này liền hạ quyết tâm muốn được nghe Tứ tổ giảng Đạo. Lúc ông đi đến bờ sông, nhìn thấy một cô gái đang giặt quần áo, ông liền bái lạy và hỏi: “Không biết thí chủ có thể cho tôi tá túc ở nhà thí chủ được không?”.
Cô gái nói: “Việc này ngài phải hỏi cha và các anh của tôi mới được!”.
Vị thiền sư nói: “Ta cần thí chủ đồng ý trước rồi mới đi hỏi họ được!”. Cô gái liền đồng ý với thiền sư. Thiền sư vô cùng mừng rỡ đi về phía núi Phá Đầu.
Mấy tháng sau, cô gái bỗng nhiên có thai. Cha mẹ cô gái vô cùng hổ thẹn với làng xóm, ra sức tra hỏi cô xem chuyện gì đã xảy ra. Cô gái không nói được rõ ràng sự tình nên bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà. Bởi vì không còn nhờ cậy được vào ai, cô gái đành làm việc dệt vải và một số việc vặt cho những người đồng hương để kiếm sống.
Một thời gian sau, cô gái sinh hạ được một bé trai. Đứa trẻ này vô cùng kỳ lạ lại khác hẳn với những đứa trẻ khác, vì vậy cô gái đem đứa bé vứt bỏ xuống một con mương. Ngày hôm sau, cô gái vừa nghĩ vừa sốt ruột nên lại ra mương xem xét. Không ngờ, đứa bé ấy không những không bị chết đuối mà toàn thân còn không bị ướt, đáng yêu vô cùng. Cô gái kinh hãi liền ôm lấy đứa trẻ và từ đó dốc lòng nuôi dưỡng.
Thời gian trôi qua, khi đứa trẻ lớn hơn một chút thì hai mẹ con liền đi ăn xin để kiếm sống qua ngày. Hàng xóm láng giếng đều gọi cậu bé là đứa trẻ không có họ. Về sau, hai mẹ con gặp một vị trưởng giả có học vấn uyên thâm. Vị trưởng giả thấy dáng dấp nho nhã của cậu bé thì sợ hãi mà nói: “Đứa trẻ này thật hơn người, không biết đến mấy ngàn lần!”.
Một hôm, Tứ tổ Đạo Tín có việc đi qua huyện Hoàng Mai, trên đường gặp cậu bé này. Ông thấy đứa trẻ có tướng cốt thanh tú hiếm thấy, không giống những đứa trẻ thông thường, liền hỏi:“Này cậu bé! Cậu họ gì?”.
Cậu bé trả lời: “Họ thì có, nhưng không phải họ bình thường!”.
Đạo Tín đại sư hỏi: “Là họ gì?”.
Cậu bé lớn tiếng trả lời: “Phật Tính!”.
Đạo Tín đại sư vô cùng kinh ngạc, thầm khen ngợi: “Đứa trẻ này thật là thông minh, nhanh nhẹn, giỏi biện luận. Đứa trẻ không nói ra họ của mình, chắc chắn là có nỗi khổ gì đó”. Thế là, ông lại hỏi cậu bé: “Chẳng lẽ, cậu không có họ sao?”.
Cậu bé vẫn ung dung đối đáp: “Họ vốn cũng chỉ là thứ hư ảo, không có ý nghĩa gì thực sự cả. Cho nên, tôi không có”.
Lúc
này, Đạo Tín đại sư cho rằng cậu bé này là người có căn cơ tu Phật, có
thể phổ truyền Phật Đạo. Thế là ông liền cử người đến nhà cậu bé, thỉnh
cầu mẹ của cậu bé chấp thuận cho con trai xuất gia tu hành.
Mẹ
của cậu bé sớm đã hiểu rõ được ngọn nguồn về sự ra đời của con trai mình
nên lập tức đồng ý, không một chút do dự. Bà còn nói với cậu bé rằng: “Con vốn chính là đệ tử của Phật, bây giờ con nên đi theo Sư phụ của mình thôi”.Cậu bé từ ấy theo Đạo Tín đại sư tu hành và sau này trở thành Ngũ tổ của Thiền Tông, lấy pháp danh là Hoằng Nhẫn đại sư.
Theo Daikynguyenvn
Nhận xét
Đăng nhận xét