BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 83 (Nguyễn Thị Duệ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam


Ở tuổi đôi mươi, Nguyễn Thị Duệ giả nam đi thi và đỗ trạng nguyên. Tài năng, đức độ của nữ tiến sĩ đầu tiên được vua trọng dụng, dân kính trọng.
Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Duệ là ngoại lệ. Bà không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta, mà còn là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng.
Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Theo Hải Dương phong vật chí, tên chính xác của bà là Nguyễn Thị Ngọc Toàn.
Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.
Dù hiếu học nhưng sống dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ, bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách.
Nu trang nguyen duy nhat trong lich su khoa bang Viet Nam hinh anh 1
Lăng mộ bà Nguyễn Thị Duệ ở Hải Dương. Ảnh: VNC Garden.

Theo ghi chép của sử sách, cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm. Khi chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm Thăng Long, nhà Mạc thất thế, chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Duệ cùng cha theo lên đây.
Nhà Mạc mở khoa thi, bà giả nam tham dự và đỗ đầu. Khi vào cung dự yến tiệc, vua Mạc Kính Cung rất bất ngờ khi biết tân khoa trạng nguyên là nữ. Vua quý mến hiền tài, không trách tội nhưng theo phép tắc, bà không thể tiếp tục mang danh trạng nguyên. Tiếc nuối cho tài năng của người con gái trẻ, vua cho phép bà ở lại triều, theo Chuyện kể về các nhà khoa bảng.
Nguyễn Thị Duệ được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.
Năm 1625, quân Trịnh tiến lên Cao Bằng đánh nhà Mạc. Khi bị bắt, nữ trạng nguyên vẫn rất trấn định. Bà dùng gươm kề cổ, uy hiếp quân lính phải giải bà đến trước chúa Trịnh. Nhờ tài đối đáp xuất sắc, Nguyễn Thị Duệ thoát tử tội.

Mến mộ tài năng, khí độ hiếm có của bà, chúa Trịnh giao trọng trách trông coi việc học của phủ chúa và rất trọng dụng. Sau này, bà được phong là Nghi ái quan.
Thời làm quan, Nguyễn Thị Duệ rất coi trọng việc học và bồi dưỡng nhân tài. Bà còn xin triều đình cấp nhiều mẫu ruộng cho canh tác lấy huê lợi, giúp đỡ học trò nghèo biết chăm chỉ.
Tương truyền, để thúc đẩy phong trào học tập địa phương, cách một khoảng thời gian, bà cùng các bậc túc nho đến giảng dạy tại các khu vực ấn định rồi soạn đề, tổ chức thi. Bài thi được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương.
Cách làm này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao giáo dục tại các vùng xa kinh kỳ.
Nguyễn Thị Duệ sống dưới tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng tài năng của bà khiến người khác không thể không nể phục. Vì thế, trong phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội thời đó, bài thi đều qua tay bà chấm.
Không chỉ tài năng, nữ trạng nguyên còn là người đức độ. Theo dân gian truyền lại, trước đây, khi còn nghèo khó, anh trai bà bị người trong làng hãm hại. Nhưng khi vinh hiển, bà không hề nghĩ đến thù riêng.
Khi cao tuổi, bà cáo quan về quê, mở am Đào Hoa, tiếp tục đọc sách và chỉ bảo các sĩ tử trong làng. Nhờ những đóng góp quan trọng cho giáo dục, thi cử, bà được triều đình hậu đãi. Tuy nhiên, nữ tiến sĩ vẫn sống cần kiệm, dành phần lớn bổng lộc để giúp đỡ người dân, đặc biệt các nho sĩ nghèo.
Trong Công dư tiệp ký, danh sĩ Vũ Phương Đề ghi: “Văn thơ của bà rất nhiều, nhưng nay không còn bài nào. Bà có làm bài Gia ký bằng Quốc âm thuật lại các việc riêng và tự ví mình như Bạc Thị” (phi tần của Hán Cao Tổ, mẹ vua Văn Đế, một phụ nữ nổi tiếng hiền đức trong lịch sử Trung Quốc).
Kém gì một chút đảo điên
So le Bạc Thị vốn duyên Hán hoàng.
Nữ nhi dù đặng có lề
Ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên.
Vũ Phương Đề cũng khen ngợi bà: “Lễ sư thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương”.
Sau khi Nguyễn Thị Duệ mất, người dân làng Kiệt Đặc lập đền thờ bà chúa Sao. Bà còn được thờ tại Văn miếu Mao Điền cùng nhiều danh nhân, học sĩ danh tiếng khác.

Nguyễn Sương tổng hợp

Hai người phụ nữ xứ Đông nổi tiếng khoa bảng

Thứ Ba, 08/03/2016, 11:05 [GMT+7]
Văn Miếu Mao Điền Hải Dương - nơi Nguyễn Thị Duệ được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam
Văn Miếu Mao Điền Hải Dương - nơi Nguyễn Thị Duệ được thờ cùng Khổng Tử và bảy vị Đại khoa danh tiếng của Việt Nam
Vào năm 1980, ông Anabuki, nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, sau khi về Bộ Ngoại giao Nhật, đi công cán tại Thổ Nhĩ Kỳ, thấy một bình gốm hoa lam trưng bày trong bảo tàng quốc gia Takapisaray ở Istambun, cao 54cm, ở vai có đề 13 chữ Hán: Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút.
Ông Anabuky đã viết thư cho Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Ngô Duy Đông lúc bấy giờ, đề nghị cho biết: Nam Sách châu thế kỷ XV là vùng đất nào của huyện Nam Thanh ngày nay? Bà Bùi Thị Hý là người học làm đồ gốm ở đâu?... Việc tìm kiếm tưởng như vô vọng. Rồi như có duyên kỳ ngộ, năm 2006, Liên hiệp hội khoa học - kỹ thuật Hải Dương giới thiệu hai anh Bùi Văn Lợi và Bùi Xuân Nhạn mang đến cho nhà sử học Tăng Bá Hoành - Chủ tịch Hội sử học Hải Dương - xem 2 trang gia phả viết trên giấy bản khổ nhỏ đã ố vàng của dòng họ Bùi làng Quang Ánh (Gia Lộc).
Gia phả có ghi: Năm Hưng Khánh thứ nhất (1407), để tránh giặc Minh, cụ Bùi Đình Nghĩa di cư về trang Quang Ánh (nay là thôn Quang Ánh, xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Tại đây, cụ sinh 2 người con: Con cả là Bùi Thị Hý, sinh năm Canh Tý (1420); thứ nam là Bùi Đình Khởi, sinh năm Quý Mão (1423). Cụ Nghĩa là người có chí lớn, dũng cảm và mưu lược nổi tiếng đương thời, tham gia nghĩa quân Lam Sơn, hy sinh trong một trận hỗn chiến tại thành Đông Quan, sau chiến thắng giặc Minh, được Lê Thái Tổ ban 55 mẫu lộc điền. Cụ trở thành thủy tổ của dòng họ Bùi trang Quang Ánh.
    Người con gái cả của cụ là một phụ nữ tài năng, văn hay, chữ tốt, lại có biệt tài về họa. Bà đã giả trai thi đến Tam trường, khi phát giác bị đuổi khỏi trường thi. Bà lấy ông Đặng Sĩ, một đại gia về nghề gốm ở làng Chu Nhẫm (tức Chu Đậu), huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách. Bà là thợ có biệt tài làm bình gốm. Năm Thái Hòa thứ 10 (1452), bà cùng chồng về Quang Ánh giúp em trai dựng lò gốm, ở phía bắc trang, nơi gần sông Định Đào, giao thương với Chu Đậu, làm đặc sản gốm sứ cống Hoàng triều và xuất cho thương nhân các nước như Bắc quốc, Nhật Bản và phương Tây. Từ đó, họ Bùi ở Quang Áng trở nên giàu mạnh. Bà Hý không có con nên cuối đời về quê cha ở và mất tại đây vào ngày 12-8 năm Kỷ Mùi (1499), thọ 80 tuổi.
Chiếc bình cổ khắc ghi tên nghệ nhân Bùi Thị Hý lưu lạc ở Thổ Nhĩ Kỳ
Chiếc bình cổ khắc ghi tên nghệ nhân Bùi Thị Hý lưu lạc ở Thổ Nhĩ Kỳ
Căn cứ vào năm sinh của bà, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể bà đã dự kỳ thi năm Nhâm Thân, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), kỳ thi mà Nguyễn Trãi làm Đề Hiệu, Lê Ích Mộc, người làng Thanh Lãng (Quảng Thanh, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) đỗ Trạng nguyên. Đúng là cái không may nghiệt ngã chốn trường thi phong kiến lại trở thành cái may cho nghề gốm sứ Việt Nam như nhận xét của học giả Tăng Bá Hoành. Bà còn là người sáng chế ra la bàn giúp thương nhân Việt Nam vượt trùng dương đưa gốm sứ Chu Đậu, Quang Ánh, Cậy, Hợp Lễ… cập nhiều thương cảng trên thế giới.
Một người con gái tài sắc, đức độ, trí tuệ trác việt khác đã vượt qua luật lệ khắt khe đó, đạt học vị tiến sĩ. Đó là bà Nguyễn Thị Duệ, dân gian gọi là “Bà Chúa Sao”. Bà Nguyễn Thị Duệ là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đỗ tiến sĩ trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến nước nhà. Trong hậu điện của Văn Miếu Mao Điền (xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương), bên cạnh bài vị của các bậc tiên hiền, danh nho còn có tên của một nữ Quan Nghè nổi tiếng trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam. Bài vị cua bà được bày trang trọng, phía dưới ghi dòng chữ “Nghi ái quan Nguyễn Thị Duệ”…
Theo sách Địa chí Hải Dương, sau khi nhà Mạc thất thủ ở đồng bằng, chạy lên Cao Bằng còn tiến hành một kỳ thi tiến sĩ vào đầu thế kỷ XVII. Nguyễn Thị Duệ, người làng Kiệt Đặc, nay là thôn Kiệt Đoài, xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là người đỗ tiến sĩ khoa này. Tương truyền, bà Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu, thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quý đến xin hỏi cưới nhưng bà không thuận. Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh thành Thăng Long, nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng, gia đình Nguyễn Thị Duệ cũng chạy theo lên đó sinh sống.
   Khi lên Cao Bằng, Nguyễn Thị Duệ bèn cải trang thành nam giới, lấy tên là Du và theo nghiệp thi cử. Năm Giáp Ngọ 1594, nhà Mạc tiến hành mở khoa thi Hội, Nguyễn Thị Duệ đỗ đầu, trong khi thầy dạy chỉ đứng Á khoa. Trong lễ mừng tân khoa, nét mảnh mai, thanh tú của thiếu nữ dù được giấu kỹ trong dáng vẻ nam nhi rắn rỏi của quan tân khoa vẫn không qua được đôi mắt sắc sảo của vua Mạc Kính Cung. Việc giả trai của Nguyễn Thị Duệ đã bị lộ nhưng may mắn là nàng không bị vua khép tội “khi quân phạm thượng”. Trái lại, Nguyễn Thị Duệ được nhà vua khen ngợi và vời vào cung để dạy dỗ các phi tần, rồi được tuyển làm Tinh Phi, nhân gian quen gọi là “Bà Chúa Sao”.
    Năm 1625, quân Lê - Trịnh tiến lên Cao Bằng diệt nhà Mạc. Nguyễn Thị Duệ vào rừng ẩn náu, bị quân lính bắt được. Tướng Trịnh bấy giờ là Nguyễn Quý Nhạ vốn cùng quê với Nguyễn Thị Duệ, biết hoàn cảnh và tài năng của người phụ nữ này bèn thảo một tờ khải dâng lên Chúa Trịnh xem xét.
Chúa Trịnh Tráng sau khi tìm hiểu, thấy Nguyễn Thị Duệ là người có học thức bèn xá tội, cắt cử làm công việc dạy dỗ phi tần. Từ đó, các biểu sớ, văn bài thi Đại khoa, Chúa Trịnh đều nhờ bà khảo duyệt lại. Do nhiều công lao, đóng góp cho nền giáo dục, Nguyễn Thị Duệ được thăng chức “Chiêu Nghi”, hiệu là “Nghi Ái Quan”. Tuổi cao, Nguyễn Thị Duệ cáo quan về lại quê nhà, bà dựng am Đào hoa để có nơi đọc sách và bảo ban các sĩ tử trong làng.
   Trần Phương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH