MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 483
(ĐC sưu tầm trên NET)
Sau màn trình diễn dạ hội tại đêm chung kết
Hoa hậu Trái đất 2016 (29-10), Top 8 được công bố với tên Nam Em cùng
các người đẹp Venezuela, Thụy Điển, Nga, Mỹ, Brazil, Colombia và
Ecuador.
Các thí sinh bước vào thi ứng xử và bốc thăm chọn một chủ đề hashtag (#) để trình bày cảm nghĩ của mình.
Nam Em bốc thăm chủ đề hashtag "#Empowered to make a change" (tạm dịch: Được quyền thay đổi). Cô xem tờ giấy ghi nội dung, cười tươi rồi trao lại cho người dẫn chương trình đọc cho mọi người cùng nghe.
Những tưởng Nam Em hiểu chủ đề này và có thể trả lời ngay bằng tiếng Anh thì cô lại nhướng mắt trông đợi vào người phiên dịch bên dưới.
Thật kỳ lạ là người này lại lúng túng không
trả lời được. Nam Em được xem lại tờ giấy nhưng cô hỏi lại lần nữa với
người phiên dịch: “# Empowered to make a change nghĩa là gì?”.
Thật bất ngờ là người phiên dịch yêu cầu Nam Em… nói lại khiến cô bắt đầu trở nên căng thẳng, sự tự tin biết mất. Người dẫn chương trình phải trợ giúp bằng cách đọc nhấn mạnh lại nội dung lần nữa.
Lần này người phiên dịch mới nắm bắt được nội dung nhưng dịch hết sức ngập ngừng và lúng túng: “Cảm thấy… là có khả năng… là được… Có khả năng để tạo ra một sự thay đổi cho thế giới” (?!?).
Rất may, ngay sau đó, Nam Em trả lời nhanh và khá trôi chảy:
“Với tôi khả năng tạo ra sự thay đổi đó là sự nỗ lực hết mình và luôn tin tưởng vào bản thân, tin vào những gì mình sẽ làm và sẽ đạt được. Thank you".
Đến đây, phần dịch lại câu trả lời của Nam Em sang tiếng Anh của người phiên dịch lại đáng tiếc không được trôi chảy như cô và còn thiếu mạch lạc.
Rõ ràng trong 5 thí sinh phải cần đến phiên dịch viên trong Top 8, không ai “xui xẻo” gặp sự cố phiên dịch như Nam Em.
>> Xem clip phần trả lời ứng xử của Nam Em:
Ngay sau đêm chung kết khép lại, Nam Em chia sẻ rằng cô “buồn và tiếc quá!”.
Trong đoạn clip gửi cho Tuổi Trẻ tối 29-10, Nam Em nói: “Rất tiếc về phần trả lời ứng xử”.
Khi được hỏi tại sao Nam Em không trả lời bằng tiếng Anh, nhất là khi chủ đề “#Được quyền thay đổi” không quá phức tạp. Nam Em nói:
“Đây là lần đầu tiên thí sinh Việt Nam được trả lời ứng xử. Nam Em muốn sử dụng tiếng Việt để nội dung đi sâu hơn, tiếng Việt được mọi người biết đến hơn. Đó là lý do tại sao mình trả lời tiếng Việt. Trả lời (tiếng Anh) cũng được nhưng mình muốn phải đi sâu vào lòng người, rộng hơn và khái quát hơn chứ không phải chỉ cơ bản”.
Người đẹp Việt Nam thừa nhận: “Tôi muốn mình
vào Top 4. Coi đây như là một điều không may mắn. Mình tức không phải là
vì mình không vào top 4 mà tức vì mình không trả lời hết khả năng của
mình”.
Trả lời về những dự định sau cuộc thi Miss Earth, Nam Em nói:
“Dự định sau đêm chung kết là về nhà, về nhà. Nhớ Việt Nam quá rồi. Về Việt Nam là tiếp tục một công việc mới và một hành trình mới”.
C.TH. - TRIỆU DỦ
Theo báo này, mới đây các đại diện Việt Nam khi sang dự lễ kỷ niệm
lần thứ 75 ngày thành lập Viện Nghiên cứu khoa học Hàng không Siberia
(SibNIA) đã đưa ra đề nghị về việc Viện giúp hiện đại hóa các máy bay
cánh quạt An-2 do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trước đây.
Số lượng máy bay An-2 hiện phục vụ trong Không quân Việt Nam được cho khoảng 40 chiếc, theo Izvestia.
"Chúng tôi đang xem xét khả năng nâng cấp một phần các máy bay này theo công suất của Nga song song với việc đào tạo nhân sự kỹ thuật cho phía khách hàng, sau đó cung cấp bộ phụ tùng tổng thành sang Việt Nam", Izvestia dẫn lời ông Igor Shubin, Giám đốc Tài chính của SibNIA.
Theo ông Igor Shubin, dự kiến nếu việc đàm phán thành công, các máy bay An-2 của Việt Nam sẽ có lớp vỏ nhôm nhẹ hơn, động cơ piston sẽ thay bằng loại phản lực cánh quạt (turbopro) mạnh và nhỏ gọn hơn, và An-2 sẽ có thể bay xa đến 3.000 km chỉ với một bình nhiên liệu, tức tầm bay xa gấp hơn hai lần so với phiên bản cũ. Máy bay sẽ có thể đạt vận tốc nhanh hơn và khả năng cất cánh từ đường băng ngắn hơn, đảm bảo tính năng chắc chắn và giá thành rẻ hơn khi vận hành, kéo dài tuổi thọ, theo Izvestia.
Máy bay cũng sẽ nâng cấp hệ thống điều khiển và điện tử, biến máy bay có từ thời chiến tranh Việt Nam thành loại hiện đại.
Loại máy bay cánh quạt có cánh 2 tầng An-2 do hãng Antonov (nay thuộc Ukraine) chế tạo từ cuối những năm 1940 ở Liên Xô, khi được viện trợ cho miền Bắc Việt Nam những năm 1950 - 1960 được mệnh danh là "ngựa thồ" vì chở khoẻ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam, những chiếc An-2 không chỉ dùng vận chuyển hàng hoá, bộ đội mà một số còn được cải tiến thành máy bay tấn công. Các chiếc An-2 này gắn thêm 2 - 4 dàn phóng rocket để tấn công mặt đất, khiến Không quân Mỹ phải thường xuyên bố trí tiêm kích bay đêm F-106 để đối phó.
Thậm chí An-2 còn được quân đội nhân dân Việt Nam dùng để săn trực thăng.
Chuyên gia quân sự độc lập Anton Lavrov nói với báo Izvestia rằng việc Việt Nam nâng cấp máy bay An-2 là hợp lý, vì máy bay này kết hợp các đặc tính tốt về sự cơ động, vận tốc và cất hạ cánh, thậm chí có thể hoạt động ở vùng rừng núi và các nơi có đường băng tạm thời.
Ông Anton Lavrov còn cho hay hiện nay thế giới có khuynh hướng cải tạo máy bay dân sự thành máy bay chiến đấu hạng nhẹ. "Loại máy bay dùng động cơ cánh quạt thích hợp với các cuộc xung đột quy mô thấp hơn là máy bay phản lực hiện đại, và chi phí hoạt động thấp hơn. Chẳng hạn loại máy bay phục vụ nông nghiệp AT-802 của Mỹ còn được sử dụng trong không quân UAE, Yemen và Colombia".
Còn chuyên gia Anton Tsvetov của Trung tâm nghiên cứu chiến lược (Moscow) nhận định việc này cho thấy Nga vẫn là đối tác quan trọng của Việt Nam về hợp tác quân sự - công nghệ. Theo ông, vũ khí và thiết bị quân sự mới của Nga rất hữu ích với Việt Nam, nhưng việc hiện đại hoá các vũ khí đã cung cấp trước đây cũng quan trọng không kém. "Hầu hết công nghệ vũ khí của Việt Nam thời Liên Xô đều có thể nâng cấp lên chuẩn hiện đại", theo ông Anton.
"Việt Nam cũng quan tâm việc chuyển giao công nghệ để tự sản xuất các khí tài, và phía Nga thường cung cấp các lựa chọn hấp dẫn. Chẳng hạn các xưởng đóng tàu của Việt Nam đã đóng các tàu tên lửa lớp Molniya theo giấy phép của Nga", ông Anton Tsvetov nói với Izvestia.
Bông hoa âm nhạc nở từ tuổi thơ gian khó
Nhắc đến Phi Nhung, người hâm mộ nhớ đến một giọng hát trữ tình đầy mơ mộng thấm đượm qua những bài cải lương dân ca bất hủ: “Hoàng hôn màu tím”, “Bông điên điển” hay “Bạc Liêu hoài cổ”. Nhưng có lẽ ít ai biết được tuổi thơ khó khăn và nhiều nước mắt của nữ danh ca kiều diễm này.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn, Phi Nhung chỉ được
theo học đến hết lớp 6, sau đó chuyển sang làm nghề may mặc để kiếm
sống. Năm 1982, mẹ Phi Nhung qua đời khi cô mới được 11 tuổi.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Phi Nhung phải về ở với ông bà ngoại. Cô phải kiếm tiền và chăm sóc 5 người em cùng mẹ khác cha và các cháu trong hoàn cảnh chật vật, túng thiếu.
Trong một buổi phóng vấn cách đây không lâu, ca sĩ Phi Nhung từng tâm sự rằng, trong suốt những năm tháng tuổi thơ đầy sóng gió, cô thường lấy âm nhạc làm bầu bạn. Những giai điệu dân ca dung dị hiền hòa hay những bản trữ tình xao xuyến đã nuôi dưỡng và trở thành một phần tâm hồn cô.
Đó cũng chính là nguồn cảm hứng cho sự nghiệp và những nhạc phẩm Phi Nhung hát sau này. Giọng hát Phi Nhung được nuôi dưỡng từ trong những thiếu thốn của cuộc sống, trong những năm tháng tuổi thơ cơ cực, vì vậy, người nghe sẽ luôn thấy có chút gì đó khắc khoải, tủi thân...
Và mối duyên gặp người mẹ nuôi thần tượng
Từ những ngày đầu bước trên sân khấu ca nhạc tại nước ngoài, trong suốt chặng đường gần 20 năm sự nghiệp, Phi Nhung đã phải đánh đổi nhiều mồ hôi, nước mắt để theo với nghề. Đổi lại, sự mến mộ và đồng hành của công chúng dành cho nữ danh ca tài năng là động lực thúc đẩy cô không ngừng cố gắng.
Đặc biệt, sự ủng hộ và nâng đỡ của người mẹ nuôi - danh ca Giao Linh luôn là điểm tựa cho Phi Nhung trên con đường sự nghiệp. Trong suốt những năm qua, chính Giao Linh là người dạy và góp ý cho con gái hát những ca khúc bolero trên sân khấu. Ngay cả người thầy dạy nhạc đầu tiên của Phi Nhung là cũng do mẹ Giao Linh giới thiệu.
"Nữ hoàng sầu muộn" Giao Linh chia sẻ, bà gặp Phi Nhung ở một phòng thu. Chính Phi Nhung khi đó đã chủ động xin bà nhận làm con nuôi.
"Khoảng 19 tuổi, trong một lần tôi hát ở phòng thu thì gặp danh ca
Giao Linh. Trong khi cô hát thì Phi Nhung ngồi bên ngoài chờ đến lượt
mình. Sau khi hát xong, cô mới thấy Phi Nhung và đến hỏi, “A, cái con bé
này là ai mà sao dễ thương quá” rồi hỏi thăm tôi một cách ân cần.
Cảm giác của Phi Nhung lúc đó thấy rất mến cô nên mới xin cô được cho phép gọi là mẹ và từ đó, hai người nhận nhau là mẹ con luôn", Phi Nhung bộc bạch.
Phi Nhung từng xúc động và bày tỏ niềm hạnh phúc vô bờ có được người mẹ nuôi là thần tượng trong cuộc đời. Cô cũng là người đứng ra tổ chức buổi họp báo giới thiệu đêm nhạc “Mùa sao sáng” đánh dấu cột mốc 50 năm tiếng hát danh ca Giao Linh ở Hà Nội diễn ra vào tháng 11 năm nay cho mẹ nuôi của mình.
Cùng với những danh ca hàng đầu hải ngoại: Nữ hoàng sầu muộn - Giao Linh, danh ca Trường Vũ, “Nhạn trắng Gò Công" - Phương Dung, danh ca Thái Châu, danh ca "Chuyện giàn thiên lý" - Mạnh Đình thì Phi Nhung cũng sẽ đứng chung sân khấu để được hát, được… khóc, cười cùng mẹ nuôi như cô đã từng.
Trong gia tài âm nhạc của Phi Nhung, chính vì thế cũng luôn đầy ắp những bài hát ca ngợi tình yêu thiêng liêng giữa con gái và mẹ. Giờ đây Phi Nhung vẫn tình cảm thỉnh thoảng "làm nũng" mẹ Giao Linh dù ngoài đời hay trên sân khấu. Tuổi thơ gian khó đã lùi lại phía sau lưng, giờ đây là những tháng ngày để Phi Nhung sống một đời sống an yên hơn.
Và cô con gái nuôi của mẹ Gia Linh ngày hôm nay lại làm mẹ nuôi của nhiều 19 em bé khác. Cô nói rằng, việc nhận con nuôi là một mong ước được ấp ủ từ nhỏ của mình. Nữ ca sĩ tâm sự, cô không muốn lập gia đình để dành thời gian cho các bé. Nữ ca sĩ tâm sự, cô biết ơn quãng thời gian tuổi thơ cơ cực vì sau này gặp bất cứ thử thách này nào cô cũng luôn có đủ can đảm để vượt qua.
Dân trí Hàng nghìn người biểu tình đã tiến hành một
cuộc tuần hành thắp nến ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc ngày 29/10 kêu gọi
Tổng thống Park Geun-hye từ chức vì các cáo buộc rằng bà cho phép một
người bạn thân can thiệp vào các vấn đề quốc gia dù không giữ chức vụ
công nào trong chính quyền.
Reuters đưa tin, những người biểu tình hôm nay đã xuống đường
bất chấp lời xin lỗi công khai của bà Park về vụ việc. Các thanh niên
trong đồng phục trường học, các nhà hoạt động lao động, các cặp đôi tuổi
trung niên cùng con cái họ đã tham gia cuộc tuần hành, mang theo các
tấm biển và nói lớn “Hãy từ chức bà Park Geun-Hye”.
“Tôi tới đây để chứng tỏ tôi giận dữ thế nào”, Lee Ji-Hu, một phụ nữ 33 tuổi từ Gimpo, phía tây bắc Seoul, nói khi tham gia cuộc tuần hành cùng chồng và 2 đứa con nhỏ.
“Một nhà lãnh đạo làm sao có thể có một pháp sư, hoặc một ai đó liên quan tới một hệ thống tôn giáo, đóng vai trò cố vấn bí mật và cho phép bà ấy can thiệp vào các vấn đề quốc gia và lãng phí tiền thuế của dân như vậy?”, Lee đặt câu hỏi.
Trước đó, báo chí Hàn Quốc đưa tin rằng Tổng thống Park đã để cho người bạn gái thân thiết, bà Choi Soon-sil, xem bản thảo các tài liệu mật, trong đó có bài phát biểu của bà từ trước và sau khi đắc cử tổng thống, và dường như cố vấn cho tổng thống về một số vấn đề chính trị nhạy cảm dù bà này không giữ chức vụ công nào trong chính phủ.
Cảnh sát cho biết đám đông tham gia biểu tình vào khoảng 8.000 người, trong khi các nhà tổ chức cho biết khoảng 20.000 người đã tham gia cuộc tuần này. Các cuộc biểu tình tương tự cũng nổ ra tại vài thành phố khác, trong đó có thành phố lớn thứ 2 của Hàn Quốc là Busan.
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 25/10, Tổng thống Park đã
cúi đầu xin lỗi người dân về việc đã tham khảo ý kiến của bà Choi
Soon-sil đối với các bài phát biểu quan trọng. Tuy nhiên, một lời xin
lỗi công khai của bà Park đã không dập tắt được các yêu cầu rằng Tổng
thống phải công bố đầy đủ mức độ mối quan hệ với bà Choi và liệu bà này
có tư lợi từ mối quan hệ đó hay không.
Vụ bê bối đã khiến tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Park Geun-hye rơi xuống mức thấp kỷ lục. Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy hơn 40% số người được hỏi nói bà Park nên từ chức hoặc bị luận tội.
Những người biểu tình cho rằng Tổng thống Park đã phản bội niềm tin của công chúng, không điều hành chính phủ đúng đắn và mất niềm tin để lãnh đạo đất nước.
Người bạn gây tranh cãi
Theo báo chí Hàn Quốc, vụ bê bối tập trung quanh người bạn gái lâu
năm của bà Park Geun-hye là Choi Soon-Sil, người đang chính thức bị điều
tra về việc sử dụng mối quan hệ với bà Park để gây sức ép với các công
ty lớn nhằm đưa ra những khoản tài trợ lớn cho 2 tổ chức phi lợi nhuận
bà này thành lập - được cho là tư lợi cá nhân.
Các công tố viên đang điều tra 2 cố vấn của Tổng thống Park bị cáo buộc trợ giúp bà Choi tiếp cận bản thảo các bài phát biểu của bà Park và thiết lập 2 tổ chức với khoảng 50 tỷ won tiền đóng góp từ các tập đoàn mà sau đó bà này được hưởng lợi, Yonhap đưa tin.
Các công tố viên đang điều tra các cố vấn của tổng thống và các quan chức khác để xác định xem liệu họ có vi phạm luật nhằm pho phép bà Choi Soon-sil gây ảnh hưởng không đáng có và hưởng lợi tài chính hay không.
Cũng trong ngày 29/10, các công tố viên Hàn Quốc đã lục soát nhà và văn phòng của các cố vấn cấp cao của Tổng thống Park. Họ đã thu giữ các máy tính và tài liệu từ nhà của một cố vấn tổng thống cấp cao và 2 người khác, cũng như một thứ trưởng văn hóa, Yonhap đưa tin.
Văn phòng tổng thống Hàn Quốc hôm nay cho biết văn phòng này đang hợp tác trong cuộc điều tra của các công tố viên nhằm vào các trợ lý chủ chốt của bà Park.
Bà Park đang ở năm thứ 4 của nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 5 năm. Các đảng đối lập đã yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện, nhưng không nhắc tới khả năng luận tội bà.
Ngoài việc yêu cầu Tổng thống từ chức, các nhóm dân sự và sinh viên còn yêu cầu truy tố hình sự đối với các cố vấn của bà và những người khác về tội trợ giúp bà Choi tiếp cận các tài liệu chính phủ.
Văn phòng của bà Park cuối ngày 28/10 cho hay bà đã yêu cầu 10 cố vấn cấp cao và bà sẽ cải tổ nội các trong tương lai gần. Chánh văn phòng của bà đã đệ đơn từ chức trước đó.
Bà Choi cho biết trong một cuộc phỏng vấn báo chí hôm 27/10 từ Đức, nơi bà đang sinh sống, rằng bà đã đọc và cố vấn cho bà Park về các bài phát biểu trong thời gian đầu của nhiệm kỳ tổng thống, nhưng bác bỏ cáo buộc can thiệp vào các vấn đề quốc gia.
Giới chức Pháp cho biết số lượng người di cư
ngủ vạ vật trên các tuyến phố của thủ đô Paris đang tăng lên nhanh chóng
kể từ đầu tuần này khi khu lán trại tạm bợ và trái phép ở ngoại ô thành
phố miền Bắc Calais bị xóa sổ nhanh chóng.
Navil, một người di cư Sudan kể với đài France Info rằng "sống vạ vật ở Paris hiện nay khổ hơn hồi ở 'Rừng Calais' vì ở đó còn có bác sĩ, có các tổ chức thiện nguyện đến giúp đỡ và cảnh sát ở đó gặp mặt còn nói câu chào".
Navil nói rằng không biết ở Paris sẽ ra sao. Anh ta thuộc trong số những người di cư trốn khỏi sự di dời của chính quyền Pháp vào đầu tuần này ở khu vực "Rừng Calais" phía bắc nước Pháp. Họ liều mạng tìm về thủ đô Paris với mong muốn có đông người chứng kiến để có thể không bị trục xuất khỏi Pháp.
Dọc các đại lộ đông đúc và gần một con kênh
nằm ở Đông Bắc Paris, hằng trăm lều trại mới đã được người di cư dựng
lên, chủ yếu là người châu Phi, với các tấm bìa cứng được trải xuống mặt
đất. Giữa hai ga tàu điện ngầm Stalingrad và Jaurès tại Paris, nhiều
người di cư cũng đã thức trắng đêm để dựng lều trại.
Phó Thị trưởng Paris phụ trách các vấn đề an ninh, ông Colombe Brossel cho biết số lượng người di cư tới đây đang tăng lên nhanh chóng kể từ đầu tuần này.
Các tổ chức thiện nguyện ra giúp đỡ người di cư thừa nhận số người mới đến tăng lên hằng đêm và họ dựa vào khoảng thời gian chiều tối để tranh thủ tìm chỗ trú ngụ tạm cho mình ngay trên một số đường phố của Paris.
Chỉ trong tối 27-10, giới chức Paris đã đếm được từ 40 đến 50 lều trại mới xuất hiện, nâng tổng số lều trại của người di cư từ hôm 24-10 tính đến thời điểm hiện tại lên tới con số 700-750, tương đương khoảng 2.000-2.500 người di cư có mặt trên đường phố Paris, tăng so với mức 1.500 người vài ngày trước đó.
Hiện chính quyền Paris đang lên kế hoạch mở 2
trung tâm tiếp nhận người di cư, nhưng 2 trung tâm này chỉ có sức chứa
chưa tới 1.000 giường.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve thông báo các lều trại tạm bợ được dựng lên trên đường phố Paris sẽ được phá bỏ trong những ngày tới.
Hôm 26-10, giới chức Pháp thông báo đã hoàn tất việc phá dỡ khu lán trại "Rừng Calais", đồng thời đưa khoảng 6.000 người di cư và tị nạn sống tạm bợ ở đây đến các trung tâm tạm trú trên toàn nước Pháp.
TÚ ANH
Dù bà Hilary Clinton hay ông Donald Trump thắng cử, tân tổng thống Mỹ sẽ
phải đối diện với di sản của cuộc xoay trục - nay gọi là tái cân bằng -
của tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama, cùng sự nổi lên của đại kình
địch Trung Quốc ở châu Á.
Muốn hay không muốn, châu Á tập hợp thành hai nhóm: một nhóm các nước có quan hệ đồng minh với Mỹ, và một nhóm đang hình thành xoay qua Trung Quốc, bên cạnh những nước đang cố giữ thế cân bằng giữa hai làn nước (hay hai làn đạn)
Trong khi đó, hai ứng cử viên Trump và Clinton đang có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau, đặc biệt về châu Á. Thành ra trong “thâm tâm”, mỗi nước cũng đang “ngầm” bỏ phiếu cho bằng cách này cách khác, thậm chí có thể qua những hành động không khác mấy so với điều mà Washington đã cáo buộc Matxcơva rằng “Nga đang can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ”.
Trump và vai trò “soái ca” của Mỹ
Việc ông Trump có đắc cử hay không là một lẽ (vẫn còn có khả năng “ngựa về ngược” nếu bà Clinton gặp sự cố khuynh đảo vào giờ thứ 23), nhưng việc các nước “dòm ngó” ông “từ đầu đến chân” lại đi một lẽ khác.
Mỗi nước đều sẽ phải đánh giá xem ông tác động hung cát ra sao cho nước mình như thế nào, đến đâu nếu ông thắng cử, bởi cho tới giờ Trump vẫn là một nhân tố khó đoán, tiềm ẩn bất ngờ với quá nhiều những tuyên bố vu vơ, gây sốc lúc này lúc khác.
Còn nếu bà Clinton thắng cử, các quốc gia khác chẳng phải nghĩ ngợi nhiều bởi lẽ bà đã bộc lộ rõ ý định của mình, với một cái nhìn đối ngoại nhất quán tiếp nối từ thời bà còn làm bộ trưởng ngoại giao. Thành ra, trọng tâm “dòm ngó” của các nước lại là ông Trump hơn là bà Clinton vốn đã tỏ như ban ngày.
Sau khi chính thức được Đảng Cộng hòa đề cử hạ tuần tháng 7, ứng cử viên Donald Trump đã “chính thức” công khai định hướng đối ngoại của mình qua một bài phỏng vấn do tờ New York Times thực hiện bên lề đại hội đảng này đăng trên số báo đề ngày 21-7-2016.
Nhà báo David E. Sanger (New York Times) nhắc lại quan điểm của ông Trump trong cuộc phỏng vấn trước đó cũng của tờ báo này từ tháng 3, khi ông còn chưa được Đảng Cộng hòa đề cử chính thức:
Sanger: Trở lại với những gì chúng ta bỏ dở hồi tháng 3 năm nay. Tối qua chúng ta đã nghe Chủ tịch (Hạ viện Mỹ Paul) Ryan trình bày cái nhìn về các vấn đề quốc tế rất ư là truyền thống của Đảng Cộng hòa, dấn thân trên thế giới.
Ông ấy bảo rằng Hoa Kỳ làm sao có thể lãnh đạo (thế giới) mà đứng từ phía sau được. Thế nhưng, trong cuộc nói chuyện của chúng ta hồi tháng 3, ông đã bàn đến việc rút khỏi các cam kết mà chúng ta không còn đáp ứng được nữa, trừ phi các nước khác trả tiền để mua...
- Trump: Tôi nghĩ rằng họ sẽ có khả năng thanh toán chi phí. Còn chúng ta thì không.
Sanger: Câu hỏi của tôi là nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ là một nhiệm kỳ rút ra và tuyên bố rằng “xin ông nghe rõ nhé: chúng ta sẽ không đầu tư vào các liên minh với NATO, sẽ không bỏ bấy nhiêu tiền của ở châu Á nữa do lẽ chúng ta không có khả năng đáp ứng điều đó, và điều này thực ra cũng chẳng phải là lợi ích”. Có phải vậy không?
- Trump: Trong khi chúng ta không được bù đắp đủ chi phí khổng lồ cho việc quân đội chúng ta bảo vệ các nước khác, thì trong nhiều trường hợp các nước mà tôi nói tới đó đều giàu cực kỳ... Thành ra, đúng như câu hỏi của anh: Tôi tuyệt đối sẵn sàng nói với các nước đó: “Hoan hô quý vị. Từ giờ quý vị sẽ tự bảo vệ mình nhé”.
Sanger: Nói như thế hẳn có ý cho là việc triển khai quân sự tiền phương của chúng ta trên thế giới là vì lợi ích của các nước nơi quân Mỹ hiện diện, chứ không thực sự vì lợi ích của chúng ta.
Tuy nhiên, tôi nghĩ nhiều người trong đảng của ông vẫn sẽ nói rằng lý do chúng ta có quân ở châu Âu, 60.000 quân ở châu Á là vì lợi ích của chính chúng ta trong việc giữ các tuyến đường thương mại luôn được thông, kềm chân được CHDCND Triều Tiên... Và muốn làm được điều đó, tốt nhất phải triển khai ra xa bên ngoài nước Mỹ.
- Trump: Làm như vậy có ích gì cho chúng ta? Chúng ta đang thâm hụt thương mại rất lớn. Tôi nghĩ rằng thay vì để thâm hụt thương mại trên toàn cầu những 800 tỉ USD, chúng ta nên thặng dư 100 tỉ, 200 tỉ, 800 tỉ. Thành ra, làm như vậy (tức trải quân đi giúp thiên hạ) có ích gì cho chúng ta? Chúng ta không còn là quốc gia của quá khứ nữa, thế giới này cũng vậy.
Chúng ta đang nợ 19.000 tỉ USD, ít bữa nữa sẽ lên tới 21.000 tỉ do cái ngân sách “tàu há mồm” mới thông qua. Thiệt là hết chỗ nói. Thành ra chúng ta không thể tiếp tục xa xỉ làm những gì chúng ta đã quen làm nữa. Chúng ta cần thiên hạ trả chi phí nhiều hơn bây giờ cho chúng ta do lẽ hiện họ mới chỉ trả có một phần cho phí thôi”.
Nội dung đối đáp trên cho thấy (1) ngay cả Đảng Cộng hòa hiện không cùng quan điểm với ông Trump; (2) quan điểm của ông Trump hoàn toàn khác với quan điểm “thủ lĩnh thế giới” của ba trào tổng thống Mỹ từ trước tới giờ, bất luận của đảng nào; và (3) đối với ông Trump, quan trọng trong mọi quan hệ là lời hay lỗ về mặt tiền bạc, và rằng nếu lỗ thì phải “cắt lỗ” và chẳng nên duy trì các quan hệ “bao đồng” đó làm gì.
Dường như trong thế giới quan của ông Trump không còn khái niệm “bạn, thù” cố hữu, khác với các trào tổng thống trước luôn phân biệt “bạn, thù” và ôm chặt các đồng minh. Dường như mọi vấn đề quan hệ đối ngoại, địa chính trị, tranh giành ảnh hưởng, mở rộng vùng ảnh hưởng... nay không đáng kể cho bằng kết toán lời/lỗ bao nhiêu tỉ USD, không khác gì đầu tư khách sạn, địa ốc ở đâu cũng được, sao cũng được, bằng thủ đoạn nào cũng được, miễn là sinh lời như ông đã làm bấy lâu nay!
Với Trump, với chủ trương tính toán lời lỗ tiền bạc kiểu đó, nước Mỹ sẽ không màng đến thế sự nữa, sẽ tự mình giũ bỏ vai trò “lãnh đạo” từ sau Thế chiến thứ nhì, chôn đi huyền thoại kế hoạch Marshall tái thiết Tây Âu, mặc cho EU, NATO, các đồng minh châu Á, châu Úc “bơ vơ”, để rồi Mỹ “đơn thân độc mã” phục hồi kinh tế theo sáng kiến của ông!
Đồng minh cũ, đồng minh mới
Không chỉ đưa ra bảng kết toán khái quát, ông Trump đã gây choáng váng khi đưa ra một thí dụ cụ thể là sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc: “Lẽ ra đã có một Triều Tiên thống nhất rồi nếu như ta rút quân khỏi đó sau hiệp định đình chiến!”.
Seoul choáng váng không chỉ do nghĩ đến giả định thống nhất hai miền sau khi quân Mỹ rút ra khỏi miền nam, mà còn do liên tưởng tới tương lai, thậm chí tương lai gần nếu ông Trump đắc cử!
Phát biểu về việc thống nhất hai miền Triều Tiên “ngon ơ” như vậy của ông Trump được Bình Nhưỡng tán thưởng.
Thật ra, ngay từ tháng 5 trước đó, Triều Tiên đã hoan nghênh Trump rồi sau khi ông này tuyên bố sẽ nói chuyện trực tiếp với lãnh tụ Kim Jong Un: “Tổng thống mà công dân Hoa Kỳ phải bỏ phiếu cho không phải mụ ngu si đần độn Hillary - kẻ đã tuyên bố sẽ áp dụng mô hình Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên - mà là ông Trump, người đã nói về tổ chức đối thoại trực tiếp với CHDCND Triều Tiên”.
Bình Nhưỡng càng mừng rỡ khi nghe Trump đe sẽ rút cả hệ thống tên lửa tầm cao THAAD đang được triển khai ở Hàn Quốc nhằm phòng ngừa tên lửa miền Bắc đơn giản vì mỗi hệ thống này trị giá đến 1,6 tỉ USD! Đang giãy nảy vì kiêng dè THAAD, nay nghe Trump nói thế coi như bất chiến tự nhiên thành.
Donald Trump không dừng câu chuyện “rút ra” ở Hàn Quốc, mà còn chuyển hướng sang cả Nhật Bản: “Một khi không đảm bảo được rằng chúng ta sẽ có hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, thì làm sao chúng ta có thể thoát ra với bấy nhiêu binh sĩ, tàu bay, tàu chiến và căn cứ ở bên Nhật Bản?”.
VOA hoảng quá, bèn tìm đến cựu phó tổng thống Walter Mondale, nguyên là đại sứ ở Nhật từ 1993-1996, để nhờ ông này ngăn Trump: “Thật đáng sợ khi nghe ứng cử viên của một chính đảng hàng đầu nói những điều đó. Quả là thời điểm kinh hoàng trong lịch sử Mỹ”.
Kinh hoàng là phải, do lẽ cứ theo lời ông Trump, các hiệp ước liên minh phòng vệ với Nhật Bản và Hàn Quốc đều tan thành mây khói, mà không cần đến một phát đạn của ông Kim Jong Un, một phát đạn chớ không cần đến một đầu đạn hạt nhân! Và đương nhiên chiến lược “xoay trục” trở lại châu Á của chính quyền Obama tan rã, chẳng cần đến khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên tiếng “bái bai bạn Mỹ!”.
Với một lập trường “rút ra”, giải thể các liên minh như thế, chẳng trách tờ Global Times ở Trung Quốc hoan hỉ công bố kết quả thăm dò dư luận độc giả của chính báo này, theo đó Trump sẽ đánh bại bà Clinton, người mà báo này gọi là “chính khách Mỹ đáng ghét bậc nhất” cho dù ở Mỹ Trump vẫn lẹt đẹt phía sau bà này.
Song, cái “mề đay” gắn cho Trump cũng có mặt trái của nó: tờ báo này đăng thêm một bài “Quan sát bình luận” của học giả Wang Yiwei (Vương Nghĩa Ngôi) của Đại học Nhân Dân, Bắc Kinh, trong đó ông Wang này nhận xét rằng “người Trung Quốc xem Trump như một gã hề, hài hước và bất cần đời”.
Học giả này còn phán: “Tôi nghĩ việc Trump trở thành tổng thống Mỹ sẽ tốt cho quan hệ Trung - Mỹ. Trump gắn với chủ nghĩa tự cô lập, không thích Mỹ gánh chừng đó nghĩa vụ trên thế giới. Ngược lại, Clinton đã khởi động chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc”.
Coi như Bắc Kinh, Bình Nhưỡng (và cả Matxcơva...) đã “bỏ phiếu” sớm cho Donald Trump, trong khi các đồng minh “cũ” của Mỹ âm thầm “bỏ phiếu” cho Hilary Clinton. Hơn thua trên mặt trận quân sự là ưu tiên khi Trung Quốc đang thắng thế ở mặt trận kinh tế.
Có được một đối thủ tự nguyện trở thành đồng minh như Donald Trump quả là quà từ trên trời rơi xuống. Chả trách tại sao Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lại lặng thinh nghe ông Obama phán xét ngay trước mặt mình: “Trump không xứng làm tổng thống” tại Nhà Trắng hôm 2-8. Im lặng trong trường hợp này rất có thể là đồng ý.
Nếu quả thực nước Mỹ đã qua thời cực thịnh và đang trên đà suy vong, bắt đầu là kinh tế dẫn đến sa sút quân sự vì ngân sách eo hẹp, thì như lịch sử đã cho thấy, cũng phải cần đến một lớp lãnh đạo tương xứng với đà suy vong đó.
Chuyện hai ứng cử viên năm nay cùng xấp xỉ tuổi cổ lai hi, đặc biệt trái với truyền thống “lãnh đạo trẻ” của Đảng Dân chủ, đã là một dấu chỉ khủng hoảng kế thừa. Thời thế, thế thời phải thế!■
Thủ tướng mong TP HCM 'đồng cam cộng khổ' với cả nước
Thủ tướng yêu cầu giải thích rõ thông tin liên quan đến việc phân bổ ngân sách cho các địa phương như TP HCM, Đà Nẵng; mong các thành phố này "đồng cam cộng khổ" với cả nước.
Tại phiên họp thường kỳ ngày 29/10, Chính phủ dành nhiều thời gian thảo
luận về tình hình đầu tư công cũng như kế hoạch phân bổ vốn đầu tư giai
đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm 2017. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
yêu cầu cần giải thích rõ thông tin liên quan đến việc phân bổ ngân sách
cho các địa phương như TP HCM, Đà Nẵng.
Lãnh đạo UBND TP HCM đề cập đến khó khăn từ việc tỷ lệ ngân sách mà
thành phố được giữ lại giảm từ 23% xuống còn 18% thời gian tới, đồng
thời đề nghị trước mắt giảm xuống còn 21%.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong TP HCM "đồng cam cộng khổ" với cả nước. Ảnh: VGP
|
Thủ tướng đánh giá thời gian qua, TP HCM đã có nhiều nỗ lực trong việc
vượt thu. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ ngân sách đã được tính toán rất kỹ.
“Tôi suy nghĩ chuyện này lắm. Trung ương cố gắng quan tâm tới TP HCM.
Anh em các bộ rất vất vả tính toán, 1% của TP HCM ảnh hưởng lớn tới cả
nước”, ông Phúc nói.
Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, mặc dù tỷ lệ có giảm đi, nhưng con số
tuyệt đối lại tăng lên. Chưa kể TP HCM còn được Trung ương đầu tư 5 dự
án ODA với số vốn gần 100 nghìn tỷ đồng, các dự án chống ngập, xây dựng 2
bệnh viện lớn trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng. Đà Nẵng tương tự như
vậy. Ngoài ra, có nhiều nguồn thu như từ đất đai được để lại toàn bộ cho
các địa phương.
Từ thực tế trên, Thủ tướng yêu cầu phải công khai, giải thích cho dư
luận hiểu, tránh tình trạng “thấy cây mà không thấy rừng”. Ông đề nghị
các địa phương, các ngành phải đồng tâm, hiệp lực, chung sức, chung lòng
vượt qua giai đoạn ngân sách khó khăn hiện nay, nhất là trong năm
2017-2018. Cùng với đó, không chỉ trông chờ vào ngân sách, phải huy động
các nguồn lực như xã hội hóa, ODA.
“TP HCM còn nhiều vấn đề như kẹt xe, bụi bặm, ngập nước…, nhưng
mong thành phố cố gắng tìm thêm nguồn khác. Cả nước còn nhiều vùng như
Cà Mau, Lạng Sơn, Cao Bằng… bà con rất khó khăn, đường đi không có, hàng
hóa không tự sản xuất được. Chúng tôi sẽ lắng nghe, cố gắng tìm nguồn
vốn cho thành phố; mong lãnh đạo và nhân dân thành phố thông cảm, cùng
đồng cam cộng khổ với cả nước”, Thủ tướng chia sẻ.
Theo một số chuyên gia kinh tế, về đại thể, thu ngân sách tại địa phương có ba nhóm chính:
1) Các khoản thu phát sinh tại địa phương nhưng phải nộp 100% về
Trung ương (gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ
đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu…);
2) Các khoản thu địa phương được giữ lại 100% (gồm các khoản thuế
và phí liên quan đến nhà đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế
tài nguyên trừ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí…;
3) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách
Trung ương và ngân sách địa phương (gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…).
Như vậy, phần tỷ lệ “ngân sách giữ lại” mà dư luận đang quan tâm chỉ là một phần trong ngân sách của địa phương.
|
Xuân Hoa
Người bán hàng rong ở TP.HCM có thể tham gia lễ hội ẩm thực
Những người bán hàng rong, bán hàng vỉa hè có thể giam gia lễ hội để
giới thiệu ẩm thực đường phố đặc sắc của Việt Nam đến du khách.
TP.HCM dự kiến cho phép một số người bán hàng rong tham gia Liên hoan
ẩm thực món ngon các nước được tổ chức vào tháng 12. Theo Phó chủ tịch
UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, thành phố sẽ tạo điều kiện về mặt bằng, hỗ
trợ vốn cho những người buôn bán nhỏ tham gia liên hoan.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết ẩm thực đường phố chính là một trong những nét riêng trong liên hoan ẩm thực lần này. “Chúng tôi khuyến khích những bà con có tay nghề tốt, có món ăn đặc trưng tham gia lễ hội ẩm thực. Chứ nhà hàng, khách sạn giới thiệu món ăn thì đâu có gì mới”.
Phó chủ tịch thành phố cũng lưu ý những gian hàng tham gia phải đủ điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
TP.HCM sẽ ưu tiên cho những người dân tại khu vực diễn ra lễ hội.
“Làm ở đâu cũng phải nghĩ đến lợi ích của bà con. Chứ cứ để các cháu đi
bán vé số, kẹo kéo, thậm chí tiêu cực hơn là móc túi, lừa gạt. Bán hàng
trong 4 ngày liên hoan, bà con cũng có thể có doanh thu tốt”, ông Tuyến
nói.
Liên hoan ẩm thực món ngon các nước với chủ đề Nghệ thuật ẩm thực đa giác quan sẽ được tổ chức từ ngày 1/12 đến ngày 4/12. Dự kiến, có khoảng 70 gian hàng đại diện cho ẩm thực của hơn 20 quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ.
Ông Trần Vĩnh Tuyến cho biết ẩm thực đường phố chính là một trong những nét riêng trong liên hoan ẩm thực lần này. “Chúng tôi khuyến khích những bà con có tay nghề tốt, có món ăn đặc trưng tham gia lễ hội ẩm thực. Chứ nhà hàng, khách sạn giới thiệu món ăn thì đâu có gì mới”.
Phó chủ tịch thành phố cũng lưu ý những gian hàng tham gia phải đủ điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Món ăn đường phố Việt Nam là một trong những điểm thu hút khách du lịch. |
Liên hoan ẩm thực món ngon các nước với chủ đề Nghệ thuật ẩm thực đa giác quan sẽ được tổ chức từ ngày 1/12 đến ngày 4/12. Dự kiến, có khoảng 70 gian hàng đại diện cho ẩm thực của hơn 20 quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ.
Vụ xả súng chết 3 người tại Đắk Nông: Thêm 2 người ra đầu thú
(ĐSPL) - Được
sự vận động của các cán bộ công an C45 và gia đình, Ninh Viết Thọ (36
tuổi) và Ninh Viết Bình (34, em ruột Thọ, cùng quê Thái Nguyên) đã ra cơ
quan công an đầu thú.
Thông tin
trên báo Tuổi trẻ, chiều 29/10, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk
Nông cho biết hai anh em ruột là nghi can trong vụ án bắn súng hoa cải
làm 3 người chết ở Đắk Nông đã ra đầu thú.
Theo
nguồn tin trên, sáng 29/10, được sự vận động của các cán bộ công an C45
và gia đình, Ninh Viết Thọ (36 tuổi) và Ninh Viết Bình (34, em ruột
Thọ, cùng quê Thái Nguyên) đã ra cơ quan công an đầu thú.
Cán bộ cơ quan điều tra dẫn giải Đoàn Văn Hiến về Cục C45 phía Nam để tiếp tục điều tra làm rõ tội "giết người". |
Trước
đó, sáng 28/10, ông Đặng Văn Hiến (40 tuổi, ngụ Bình Phước) cũng đã ra
đầu thú. Một người khác, ông Hà Văn Trường (31 tuổi, ngụ Bình Phước) đã
bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 28/10 về tội "giết người".
Xét thấy vụ án có tính chất phức tạp,
đặc biệt nghiêm trọng, sáng 29-10, Bộ Công an đã yêu cầu Công an tỉnh
Đắk Nông chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho C45 thụ lý, điều tra.
Như
vậy, hiện chỉ còn Ninh Viết Vương (em họ của Bình), được xác định có
liên quan đến vụ án đang bỏ trốn, cơ quan công an đang tiếp tục truy
bắt. Cơ quan chức năng cũng đang làm rõ mức độ liên quan của ông Hoàng
Văn Thắng (51 tuổi, trú xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) - người có
rẫy bị “cưỡng chế” dẫn đến án mạng.
Báo
Dân trí đăng tải, Trước đó vào sáng ngày 23/10, Công ty TNHH Long Sơn
huy động đông đảo công nhân, bảo vệ mang theo khiên, gậy, rựa cùng với
máy ủi vào ủi vườn điều của ông Đoàn Văn Hiến tại tiểu khu 1535, xã
Quảng Trực (Tuy Đức, Đắk Nông).
Thấy
có người vào phá tài sản, giữa người của công ty Long Sơn và người dân
xảy ra xô xát, to tiếng. Bất ngờ từ trong đám đông, một người dân dùng
súng hoa cải bắn, khiến 3 bảo vệ tử vong và 16 người khác của công ty
TNHH Long Sơn bị thương.
Hiện vụ án đang được cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục làm rõ.
Xuân Tùng (Tổng hợp)
Nguồn: Tinnhanhonline.vnNam Em: 'Câu trả lời ứng xử dịch sai bét nhè'
TTO - Phần trả lời ứng xử của
người đẹp Nam Em khi lọt vào Top 8 Miss Earth 2016 rất đáng tiếc bởi cô
bối rối, trả lời bằng tiếng Việt và người phiên dịch thì rất… ấp a ấp
úng, có thể nói là 'thảm họa'.
Nam Em chuẩn bị bước vào thi ứng xử - Ảnh chụp màn hình |
Các thí sinh bước vào thi ứng xử và bốc thăm chọn một chủ đề hashtag (#) để trình bày cảm nghĩ của mình.
Nam Em bốc thăm chủ đề hashtag "#Empowered to make a change" (tạm dịch: Được quyền thay đổi). Cô xem tờ giấy ghi nội dung, cười tươi rồi trao lại cho người dẫn chương trình đọc cho mọi người cùng nghe.
Những tưởng Nam Em hiểu chủ đề này và có thể trả lời ngay bằng tiếng Anh thì cô lại nhướng mắt trông đợi vào người phiên dịch bên dưới.
Nam Em trong giây phút hỏi lại người phiên dịch - Ảnh chụp màn hình |
Thật bất ngờ là người phiên dịch yêu cầu Nam Em… nói lại khiến cô bắt đầu trở nên căng thẳng, sự tự tin biết mất. Người dẫn chương trình phải trợ giúp bằng cách đọc nhấn mạnh lại nội dung lần nữa.
Lần này người phiên dịch mới nắm bắt được nội dung nhưng dịch hết sức ngập ngừng và lúng túng: “Cảm thấy… là có khả năng… là được… Có khả năng để tạo ra một sự thay đổi cho thế giới” (?!?).
Rất may, ngay sau đó, Nam Em trả lời nhanh và khá trôi chảy:
“Với tôi khả năng tạo ra sự thay đổi đó là sự nỗ lực hết mình và luôn tin tưởng vào bản thân, tin vào những gì mình sẽ làm và sẽ đạt được. Thank you".
Đến đây, phần dịch lại câu trả lời của Nam Em sang tiếng Anh của người phiên dịch lại đáng tiếc không được trôi chảy như cô và còn thiếu mạch lạc.
Rõ ràng trong 5 thí sinh phải cần đến phiên dịch viên trong Top 8, không ai “xui xẻo” gặp sự cố phiên dịch như Nam Em.
>> Xem clip phần trả lời ứng xử của Nam Em:
Nam Em thi ứng xử tại đêm chung kết Miss Earth 2016
Có thể nói câu trả lời của Nam Em dù không xuất sắc nhưng không phải là câu trả lời tệ. Tuy nhiên sự lúng túng và lỗi của người phiên dịch đã “kết liễu” cơ may lọt vào Top 4 của người đẹp Việt Nam vốn đầy tự tin trong suốt kỳ thi Miss Earth này. |
Trong đoạn clip gửi cho Tuổi Trẻ tối 29-10, Nam Em nói: “Rất tiếc về phần trả lời ứng xử”.
Video clip Nam Em nói về sự cố phiên dịch sau đêm chung kết Miss Earth 2016
Nam Em thuật chuyện hậu trường: “Anh phiên dịch lúc phiên dịch thử ở
phòng họp kín với ban giám khảo thì rất tốt, còn khi ra ngoài thì lại bị
khớp nên dịch sai. Khiến câu trả lời ứng xử sai bét nhè”.Khi được hỏi tại sao Nam Em không trả lời bằng tiếng Anh, nhất là khi chủ đề “#Được quyền thay đổi” không quá phức tạp. Nam Em nói:
“Đây là lần đầu tiên thí sinh Việt Nam được trả lời ứng xử. Nam Em muốn sử dụng tiếng Việt để nội dung đi sâu hơn, tiếng Việt được mọi người biết đến hơn. Đó là lý do tại sao mình trả lời tiếng Việt. Trả lời (tiếng Anh) cũng được nhưng mình muốn phải đi sâu vào lòng người, rộng hơn và khái quát hơn chứ không phải chỉ cơ bản”.
"Gửi lời xin lỗi đến Việt Nam vì em đã chưa làm hết khả năng của mình..." - Nam Em viết trên mạng xã hội - ảnh: FBNV |
Trả lời về những dự định sau cuộc thi Miss Earth, Nam Em nói:
“Dự định sau đêm chung kết là về nhà, về nhà. Nhớ Việt Nam quá rồi. Về Việt Nam là tiếp tục một công việc mới và một hành trình mới”.
Nam Em chụp ảnh cùng người đẹp Ecuador Katherine Espin (vừa lên ngôi Hoa hậu Trái đất), thí sinh Hàn Quốc và Mexico - Ảnh: Instagrams Katherine Espin |
Vòng xoáy thịt ngoại: Chuyển hướng và đầu tư cho chăn nuôi
Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc về bài viết Vòng xoáy thịt ngoại trên Thanh Niên số phát hành ngày 28.10.
Làm càng sớm càng tốt
Muốn phát triển chăn nuôi thì ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phải
phát triển, tốt về chất lượng giá thành. Tuy nhiên, từ lâu nay ngành
sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước hầu như không phát triển, sân chơi
này chỉ dành cho các doanh nghiệp FDI hay nhập khẩu. Như vậy sẽ rất khó
để thịt nội thắng được thịt ngoại ngay trên sân nhà. Nhà nước cần sớm
chú trọng phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, càng sớm càng
tốt.
Hồ Phương
(Q.Tân Bình, TP.HCM)
(Q.Tân Bình, TP.HCM)
Nguy hiểm cho ngành chăn nuôi
Một khi thịt ngoại tràn ngập thị trường trong nước với giá rẻ, thị
trường Trung Quốc không tiêu thụ thịt của VN xuất sang thì người chăn
nuôi xem như chết đứng. Đây là điều vô cùng nguy hiểm cho ngành chăn
nuôi. Bộ NN-PTNT phải làm sao để phát triển ngành chăn nuôi trong nước
một cách bền vững cả về chất lượng sản phẩm lẫn giá cả. Theo các chuyên
gia trong ngành thì nhiều nước ở châu Âu như Hà Lan cũng từng rơi vào
tình cảnh giống như ở ta nhưng họ đã vực dậy và thành công. Tại sao ta
không học hỏi những kinh nghiệm của họ để áp dụng tại nước mình?
Đặng Hoàng Tuấn
(Thủ Dầu Một, Bình Dương)
(Thủ Dầu Một, Bình Dương)
Thay đổi
Để thịt nội được người tiêu dùng trong nước tìm đến, ưa chuộng thì
ngành chăn nuôi phải thay đổi. Trước hết cần đẩy mạnh chuyển hướng chăn
nuôi từ chiều rộng sang chiều sâu, không khuyến khích phát triển ồ ạt về
số lượng đầu con, mà tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đối với các loại vật nuôi khác chỉ phát triển theo điều kiện của từng
vùng sinh thái, từng địa phương và khả năng thị trường tiêu thụ...
Trương Mỹ Lộc
(TP.Tân An, Long An)
(TP.Tân An, Long An)
Phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi
Hiện nay các hộ chăn nuôi cũng đang nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật
nhưng là từ các công ty chuyên cung cấp thức ăn gia súc. Mỗi công ty có
một kỹ thuật chăn nuôi khác nhau, đáp ứng tiêu chí của sản phẩm công ty
đó. Vì thế, mỗi hộ chăn nuôi mỗi kiểu, mỗi kỹ thuật, không nhất quán.
Sự manh mún, thiếu nhất quán trong vấn đề kỹ thuật chăn nuôi cũng như sự
manh mún trong liên kết giữa các hộ chăn nuôi trở thành rào cản để
ngành chăn nuôi trong nước theo kịp thế giới cũng như không cạnh tranh
được với giá thịt ngoại.
Nguyễn Hoàng Mai
(TX.Long Khánh, Đồng Nai)
(TX.Long Khánh, Đồng Nai)
Nguyễn Thị Chín
(H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai)
Cao Văn Nhân
(Q.Gò Vấp, TP.HCM)
An Phong - Duy Khang
(thực hiện) |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
(tổng hợp)
"Xuân Trường đáng ra đã phải đá chính ở Hàn Quốc lâu rồi"
Đoàn Dự |
Trưa nay, Xuân Trường cùng Incheon United đón tiếp Pohang Steelers trong chuỗi trận trụ hạng đầy cam go. Kết quả, đội bóng của cầu thủ Việt Nam đã chiến thắng 3-2.
Ở trận này, Xuân Trường
được thi đấu tới tận phút 72, là 1 trong những nhân tố nổi bật ở hàng
tiền vệ Incheon United, giúp đội bóng này phòng ngự vững chắc, kiểm soát
được thế trận và tạo ra nhiều cơ hội tấn công nguy hiểm.
Đây là cũng trận thứ 2 Xuân Trường được Incheon United cho ra sân từ đầu, sau khi thể hiện tuyệt vời ở trận ĐT Việt Nam thắng ĐT Triều Tiên 5-2. Cơ hội được chơi chính như một cầu thủ chuyên nghiệp, không còn phải đánh bóng băng ghế dự bị đang mở ra rất rộng trước mắt cầu thủ HAGL.
"Tôi
không bất ngờ, mà bất ngờ là khi không được đá, chứ Xuân Trường được đá
chính là đương nhiên. Tôi nghĩ đáng lẽ sang đó 1 thời gian ngắn là Xuân
Trường phải tiếp cận được trình độ của họ, đặc biệt về mặt thể lực.
Nói thật là người Việt Nam có kĩ năng chơi bóng tốt nhưng trình độ thể lực có mặt bằng thấp quá so với các nước tại châu Á.
Nếu nâng cao được thể lực thì tốt. Mà các đội bên kia họ dành cả buổi, cả ngày tập thể lực chứ không như chúng ta có 1 – 2 tiếng" – HLV Nguyễn Thành Vinh nhận định về việc Xuân Trường liên tiếp được Incheon United sử dụng.
Theo cựu HLV SLNA lý giải, cầu thủ Việt Nam ngoài sức mạnh, thể lực và tầm vóc thì các kĩ năng bóng đá khác không hề thua kém.
"Các cháu có năng khiếu, tư duy – khả năng chơi bóng rất tốt. Sang đó tăng cường thể lực, sức khỏe, nếu tăng được thì đá chính là tất nhiên.
Nếu một cầu thủ đủ thể lực, sức mạnh mà lại kiểm soát bóng, đọc trận đấu tốt như các cháu thì tham gia giải cao nhất của Hàn Quốc là trong khả năng.
Đây là 1 sự tiến bộ biết trước của Xuân Trường và hy vọng là khi chơi tốt bên Hàn Quốc, cháu sẽ trở về làm điểm tựa tốt cho khu trung tuyến ĐTQG".
Nhận xét kĩ hơn về cá nhân Xuân Trường, về sự thay đổi so với khi mới sang Hàn Quốc, HLV Nguyễn Thành Vinh tiếp.
"Xuân Trường thay đổi ở điểm kiểm soát khu trung tuyến rất tốt, quản lý khu vực của mình khá thành công, vừa công – vừa thủ. Trường có những đường chuyền phản công nhanh, chính xác, rất hiệu quả.
Trường không thay đổi về lối chơi mà được tăng cường tất cả những khả năng vốn đã xuất sắc thì ưu việt hơn".
Dù
có những cầu thủ xuất sắc như Xuân Trường, nhưng sau khi thấy Thái Lan
dồn toàn lực vào AFF Cup 2016, nhiều NHM vẫn lo ngại ĐT Việt Nam sẽ thất
bại nếu đụng độ địch thủ truyền kiếp ở ĐNÁ.
"Tôi lại không nghĩ vậy. Trong bối cạnh hiện nay, người Thái cũng có nhiều khó khăn. Việc Nhà Vua vừa mất khiến họ ít được CĐV chú ý hơn. Chuỗi trận thất bại ở VL WC cũng làm nhụt chí họ.
Trong khi đó, thầy trò HLV Hữu Thắng đang có tinh thần và quyết tâm rất tốt và còn phải thi đấu sao cho xứng đáng với lứa U19. Đó là động lực để chúng ta có thể thắng Thái Lan".
Chắc chắn khi nhìn Xuân Trường liên tiếp tỏa sáng ở Incheon United, NHM Việt Nam đang rất kì vọng, chờ đợi AFF Cup 2016. Các cầu thủ HAGL vài năm qua luôn thu hút NHM và trên ĐTQG dịp tới, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn sẽ đặc biệt đáng xem.
Đây là cũng trận thứ 2 Xuân Trường được Incheon United cho ra sân từ đầu, sau khi thể hiện tuyệt vời ở trận ĐT Việt Nam thắng ĐT Triều Tiên 5-2. Cơ hội được chơi chính như một cầu thủ chuyên nghiệp, không còn phải đánh bóng băng ghế dự bị đang mở ra rất rộng trước mắt cầu thủ HAGL.
Incheon United 3-2 Pohang Steelers
Nói thật là người Việt Nam có kĩ năng chơi bóng tốt nhưng trình độ thể lực có mặt bằng thấp quá so với các nước tại châu Á.
Nếu nâng cao được thể lực thì tốt. Mà các đội bên kia họ dành cả buổi, cả ngày tập thể lực chứ không như chúng ta có 1 – 2 tiếng" – HLV Nguyễn Thành Vinh nhận định về việc Xuân Trường liên tiếp được Incheon United sử dụng.
Theo cựu HLV SLNA lý giải, cầu thủ Việt Nam ngoài sức mạnh, thể lực và tầm vóc thì các kĩ năng bóng đá khác không hề thua kém.
"Các cháu có năng khiếu, tư duy – khả năng chơi bóng rất tốt. Sang đó tăng cường thể lực, sức khỏe, nếu tăng được thì đá chính là tất nhiên.
Nếu một cầu thủ đủ thể lực, sức mạnh mà lại kiểm soát bóng, đọc trận đấu tốt như các cháu thì tham gia giải cao nhất của Hàn Quốc là trong khả năng.
Đây là 1 sự tiến bộ biết trước của Xuân Trường và hy vọng là khi chơi tốt bên Hàn Quốc, cháu sẽ trở về làm điểm tựa tốt cho khu trung tuyến ĐTQG".
Tuyệt kĩ của Xuân Trường khiến Incheon United mê mệt
"Xuân Trường thay đổi ở điểm kiểm soát khu trung tuyến rất tốt, quản lý khu vực của mình khá thành công, vừa công – vừa thủ. Trường có những đường chuyền phản công nhanh, chính xác, rất hiệu quả.
Trường không thay đổi về lối chơi mà được tăng cường tất cả những khả năng vốn đã xuất sắc thì ưu việt hơn".
Trước trận đấu trưa nay của Xuân Trường, HLV Hữu Thắng đã tới thăm Incheon United và cậu học trò cưng ở ĐT Việt Nam.
"Tôi lại không nghĩ vậy. Trong bối cạnh hiện nay, người Thái cũng có nhiều khó khăn. Việc Nhà Vua vừa mất khiến họ ít được CĐV chú ý hơn. Chuỗi trận thất bại ở VL WC cũng làm nhụt chí họ.
Trong khi đó, thầy trò HLV Hữu Thắng đang có tinh thần và quyết tâm rất tốt và còn phải thi đấu sao cho xứng đáng với lứa U19. Đó là động lực để chúng ta có thể thắng Thái Lan".
Chắc chắn khi nhìn Xuân Trường liên tiếp tỏa sáng ở Incheon United, NHM Việt Nam đang rất kì vọng, chờ đợi AFF Cup 2016. Các cầu thủ HAGL vài năm qua luôn thu hút NHM và trên ĐTQG dịp tới, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn sẽ đặc biệt đáng xem.
theo Trí Thức Trẻ
Siết chặt kỷ luật Đảng nhìn từ vụ việc Trịnh Xuân Thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh.
Tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xung quanh vụ Trịnh Xuân Thanh đã và đang được làm sáng tỏ, cho thấy quyết tâm đấu tranh chống tiêu cực, siết chặt kỷ luật Đảng.
Một chiếc biển số xe ô tô nhưng đã "đẻ" ra cả một sự kiện. Chủ nhân
của chiếc biển số xe này - ông Trịnh Xuân Thanh , nguyên Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Hậu Giang, trước đó là Chủ tịch Tổng Công ty Xây lắp dầu khí
PPC - hiện đang bị truy nã quốc tế về tội cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Mới đây nhất, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng , nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Một Thứ trưởng và nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ này cũng bị kỷ luật vì những sai phạm trong bổ nhiệm nhân sự, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh .
Đồng tình cao với những nội dung trong kết luận này, nhiều người cho rằng, vụ việc để lại những kinh nghiệm, những bài học sâu sắc trong công tác cán bộ của Đảng, trong đó có việc thực hiện nghiêm túc các quy trình trong công tác cán bộ, tránh lợi dụng quy trình để thực hiện các mục đích cá nhân của người có thẩm quyền.
Như vậy, vụ việc Trịnh Xuân Thanh được ví như "con voi chui lọt lỗ kim". Sai phạm của các tập thể và cá nhân trong vụ việc này cũng đã được làm sáng tỏ và đề nghị những hình thức kỷ luật phù hợp. Điều này cho thấy những quyết tâm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng , đó là xem xét các dấu hiệu vi phạm mà không chịu bất kỳ một sức ép của tập thể hay cá nhân nào. Điều này cũng khẳng định quyết tâm của Đảng trong đấu tranh chống tiêu cực và không có "vùng cấm" trong kỷ luật Đảng .
Mới đây nhất, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016; cảnh cáo đồng chí Vũ Huy Hoàng , nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Một Thứ trưởng và nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ này cũng bị kỷ luật vì những sai phạm trong bổ nhiệm nhân sự, trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh .
Đồng tình cao với những nội dung trong kết luận này, nhiều người cho rằng, vụ việc để lại những kinh nghiệm, những bài học sâu sắc trong công tác cán bộ của Đảng, trong đó có việc thực hiện nghiêm túc các quy trình trong công tác cán bộ, tránh lợi dụng quy trình để thực hiện các mục đích cá nhân của người có thẩm quyền.
Như vậy, vụ việc Trịnh Xuân Thanh được ví như "con voi chui lọt lỗ kim". Sai phạm của các tập thể và cá nhân trong vụ việc này cũng đã được làm sáng tỏ và đề nghị những hình thức kỷ luật phù hợp. Điều này cho thấy những quyết tâm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong việc thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng , đó là xem xét các dấu hiệu vi phạm mà không chịu bất kỳ một sức ép của tập thể hay cá nhân nào. Điều này cũng khẳng định quyết tâm của Đảng trong đấu tranh chống tiêu cực và không có "vùng cấm" trong kỷ luật Đảng .
Theo VTV
Từ khóa
Nghệ sĩ Minh Nhí: 'Diễn hài không phải cười há há là xong'
Nghệ sĩ Minh Nhí
Chọn cho mình thể loại hài kịch để theo đuổi, mấy chục năm trôi qua,
nghệ sĩ Minh Nhí vẫn còn nguyên vẹn niềm đam mê đó. Minh Nhí không những
tự diễn hài để đem tiếng cười cho khán giả, mà anh còn tâm huyết truyền
những kinh nghiệm ngón nghề của mình cho thế trẻ, với mong muốn hài
kịch vui, giải trí nhưng cần phải có tính nghệ thuật và nghiêm túc.
Hài vui, giải trí, nhưng phải
nghiêm túc, nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng đó là những tâm tư tình cảm và
mong muốn của nghệ sí Minh Nhí muốn gửi gắm cho các nghệ sĩ trẻ khi muốn
chọn hài kịch để theo đuổi.
Trong cuộc họp báo ra mắt chương trình Tiếu lâm tứ trụ
chiều 28.10 tại TP.HCM, nghệ sĩ Minh Nhí đã chia sẻ những điều “rút từ
ruột gan” của mình ra khi nói về thể loại hài kịch. Theo anh, thời gian
gần đây, hài kịch bắt đầu nở rộ và phát triển với nhiều hình thức khác
nhau xuất hiện. Trong đó phải nói đến những show hài trên truyền hình,
nhưng chất lượng của thể loại hài kịch ngày càng nhạt dần bởi những sản
phẩm mang tính “mì ăn liền” nhảm và rất xàm, điều đó đã làm khán giả
quay lưng lại với hài kịch.
Với vai trò là một đạo diễn, thầy giáo
và cũng là một diễn viên hài, Minh Nhí luôn băn khoăn làm thế nào để có
những chương trình hài kịch thật sự ý nghĩa phục vụ khán giả. Từ những
trăn trở đó, nghệ sĩ hài Minh Nhí mong muốn có những chương trình hài
thật nghiêm túc để đem lại tiếng cười cho khán giả một cách ý nghĩa
nhất. Minh Nhí quan niệm hài là giải trí, nhưng giải trí cũng cần mang
tính nghệ thuật, vì vậy hài cũng cần kết hợp với nghệ thuật một cách
nhuần nhuyễn thì mới có những sản phẩm hoặc chương trình giá trị.
Nghệ sĩ Minh Nhí cho biết, anh ấp ủ từ
ba năm về trước về một chương trình hài một cách bài bản và nghiêm
túc nhưng không có điều kiện thực hiện được. Cho đến tận hôm nay thì
nguyện vọng đó mới được hoàn thành. Đó là chương trình Tiếu lâm tứ trụ.
Đây là một game show truyền hình lấy cảm hứng từ chuyện kiếm hiệp về
những “sư phụ cao thủ võ lâm” chiêu mộ đệ tử xứng đáng để truyền những
bí kíp tuyệt đỉnh để thay thế họ trên bước đường hành hiệp trong tương
lai.
Câu chuyện trong kiếm hiệp xưa được các
nghệ sĩ và nhà sản xuất Jet Studio "chuyển thể" thành chuyện các “sư
phụ” trong thời hiện đại của làng hài Việt Nam. Tiếu lâm tứ trụ được xây dựng trên nền kịch bản câu chuyện giả tưởng rằng các
"sư phụ" danh tiếng trong làng hài Việt Nam sau một thời gian “tỉ thí”
với nhau bất phân thắng bại, họ bèn nghĩ cách đi chiêu mộ truyền nhân
xuất sắc để thay họ “thi triển hài thuật”. Từ những bí kíp được các sự
phụ truyền dạy, các đệ tử phải trổ tài để dâng hiến cho cuộc sống những
tiếng cười có ý nghĩa. Câu chuyện xây dựng thành một game show truyền
hình hoàn toàn thuần Việt để phục vụ khán giả đó là Tiếu lâm tứ trụ.
Trong Tiếu lâm tứ trụ, danh hài Minh Nhí là sư phụ phái hài Hoạt hình, sẽ chú tâm đào tạo đệ tử để thi đấu với các băng phái hài khác. Sư phụ của phái hài Tỉnh queo là nghệ sĩ Hồng Vân, sư phụ của phái hài Tạp kỹ là nghệ sĩ Đức Hải, và sư phụ của phái hài Trào phúng
là nghệ sĩ Thanh Thủy. Các “sư phụ” của bốn môn phái này sẽ chiêu mộ
học trò, đào tạo và truyền kỹ năng diễn hài để các đệ tử “tỉ thí” với
nhau để mang lại niềm vui cho khán giả.
“Tôi cũng như các nghệ sĩ Hồng Vân, Đức
Hải, Thanh Thủy rất tâm huyết với chương trình này nên không ngại ngày
đêm, công sức để xây dựng chương trình bằng sự tận tâm trong quá trình
đào tạo học trò, chọn nhân tài xứng đáng cho “bang phái” của mỗi người.
Tôi nhận thấy có những chương trình tuyển người tham gia nhưng sau này
không giúp ích được gì cho họ cả, diễn xong là quên, xong chương trình
thì không ai còn nhớ đến họ nữa. Riêng tôi cùng các đồng nghiệp,
đã không nhận học trò thì thôi, khi đã nhận thì phải làm cho bằng được” –
nghệ sĩ Minh Nhí tâm tư.
“Từ ý tưởng đến hiện thực là một quá
trình gian nan không phải một sớm một chiều có thể thay đổi nhận thức
của lớp nghệ sĩ hài trẻ được. Hài là vui là giải trí, nhưng phải sâu sâu
một chút, lắng đọng một chút chứ không phải cười há há là xong, nhảm
nhí quá thì làm sao mà nhớ hết được. Thà là cười nhẹ đi một chút, cùng
một tiếng cười, nhưng khi cười là thấm là nhớ. Chỉ có cách đó mới có thể
kéo khán giả quay trở lại với sân khấu hài được”. Đó là những hy vọng
của nghệ sĩ hài Minh Nhí khi anh quyết định đứng ra làm “sư phụ” cho
chương trình Tiếu lâm tứ trụ.
Khán giả yêu mến hài kịch sẽ có dịp cùng
cười với nghệ sĩ hài Minh Nhí, Hồng Vân, Đức Hải, Thanh Thủy cùng các
đệ tử của họ trong chương trình Tiếu lâm tứ trụ, số đầu tiên sẽ ra mắt vào ngày 2.11.2016 trên kênh Truyền hình Vĩnh Long 1.
Nghệ sĩ Minh Nhí tên thật là Trương Hùng Minh sinh năm 1964 tại thị
xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nghệ danh Minh Nhí được ghép từ tên và chữ
"Nhí" do đồng nghiệp đặt để chỉ ngoại hình và cũng là những vai diễn nhí
nhảnh của anh trên sân khấu.
Minh Nhí nổi tiếng trong làng nghệ thuật Việt Nam với vai trò là một diễn viên hài - kịch nói. Hiện nay, bên cạnh công việc biểu diễn, Minh Nhí còn đảm đương nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau như: diễn viên điện ảnh, đạo diễn sân khấu, giáo viên dạy diễn xuất. Riêng trong lĩnh vực đào tạo diễn viên trẻ anh là người nổi tiếng nghiêm túc và khó tính, nhưng cũng chính vì điều đó những học trò sau này của anh đều thành danh trên con đường nghệ thuật. Tiêu biểu trong số học trò của anh sau này có Tiết Cương, Thúy Nga, Việt Hương, Hạnh Thúy, Cao Minh Đạt, Ngọc Trinh, Lê Quốc Nam, Quốc Thuận…
Minh Nhí nổi tiếng trong làng nghệ thuật Việt Nam với vai trò là một diễn viên hài - kịch nói. Hiện nay, bên cạnh công việc biểu diễn, Minh Nhí còn đảm đương nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau như: diễn viên điện ảnh, đạo diễn sân khấu, giáo viên dạy diễn xuất. Riêng trong lĩnh vực đào tạo diễn viên trẻ anh là người nổi tiếng nghiêm túc và khó tính, nhưng cũng chính vì điều đó những học trò sau này của anh đều thành danh trên con đường nghệ thuật. Tiêu biểu trong số học trò của anh sau này có Tiết Cương, Thúy Nga, Việt Hương, Hạnh Thúy, Cao Minh Đạt, Ngọc Trinh, Lê Quốc Nam, Quốc Thuận…
Tiểu Vũ
Không quân Việt Nam nhờ Nga hỗ trợ nâng cấp 40 máy bay An-2
29/10/2016 12:10
(Tin Nóng) Đại diện Không quân Việt Nam mới đây đề nghị phía Nga giúp hỗ trợ nâng cấp đội 40 máy bay cánh quạt An-2 có từ thời Liên Xô, theo báo Nga Izvestia ngày 28.10.
Máy bay
An-2 cải tiến thành loại chiến đấu của Không quân Việt Nam, tại Bảo tàng
không quân ở Hà Nội - Ảnh: aeroprints.com chụp năm 2012
|
Số lượng máy bay An-2 hiện phục vụ trong Không quân Việt Nam được cho khoảng 40 chiếc, theo Izvestia.
"Chúng tôi đang xem xét khả năng nâng cấp một phần các máy bay này theo công suất của Nga song song với việc đào tạo nhân sự kỹ thuật cho phía khách hàng, sau đó cung cấp bộ phụ tùng tổng thành sang Việt Nam", Izvestia dẫn lời ông Igor Shubin, Giám đốc Tài chính của SibNIA.
Theo ông Igor Shubin, dự kiến nếu việc đàm phán thành công, các máy bay An-2 của Việt Nam sẽ có lớp vỏ nhôm nhẹ hơn, động cơ piston sẽ thay bằng loại phản lực cánh quạt (turbopro) mạnh và nhỏ gọn hơn, và An-2 sẽ có thể bay xa đến 3.000 km chỉ với một bình nhiên liệu, tức tầm bay xa gấp hơn hai lần so với phiên bản cũ. Máy bay sẽ có thể đạt vận tốc nhanh hơn và khả năng cất cánh từ đường băng ngắn hơn, đảm bảo tính năng chắc chắn và giá thành rẻ hơn khi vận hành, kéo dài tuổi thọ, theo Izvestia.
Máy bay cũng sẽ nâng cấp hệ thống điều khiển và điện tử, biến máy bay có từ thời chiến tranh Việt Nam thành loại hiện đại.
Loại máy bay cánh quạt có cánh 2 tầng An-2 do hãng Antonov (nay thuộc Ukraine) chế tạo từ cuối những năm 1940 ở Liên Xô, khi được viện trợ cho miền Bắc Việt Nam những năm 1950 - 1960 được mệnh danh là "ngựa thồ" vì chở khoẻ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam, những chiếc An-2 không chỉ dùng vận chuyển hàng hoá, bộ đội mà một số còn được cải tiến thành máy bay tấn công. Các chiếc An-2 này gắn thêm 2 - 4 dàn phóng rocket để tấn công mặt đất, khiến Không quân Mỹ phải thường xuyên bố trí tiêm kích bay đêm F-106 để đối phó.
Thậm chí An-2 còn được quân đội nhân dân Việt Nam dùng để săn trực thăng.
Chuyên gia quân sự độc lập Anton Lavrov nói với báo Izvestia rằng việc Việt Nam nâng cấp máy bay An-2 là hợp lý, vì máy bay này kết hợp các đặc tính tốt về sự cơ động, vận tốc và cất hạ cánh, thậm chí có thể hoạt động ở vùng rừng núi và các nơi có đường băng tạm thời.
Ông Anton Lavrov còn cho hay hiện nay thế giới có khuynh hướng cải tạo máy bay dân sự thành máy bay chiến đấu hạng nhẹ. "Loại máy bay dùng động cơ cánh quạt thích hợp với các cuộc xung đột quy mô thấp hơn là máy bay phản lực hiện đại, và chi phí hoạt động thấp hơn. Chẳng hạn loại máy bay phục vụ nông nghiệp AT-802 của Mỹ còn được sử dụng trong không quân UAE, Yemen và Colombia".
Còn chuyên gia Anton Tsvetov của Trung tâm nghiên cứu chiến lược (Moscow) nhận định việc này cho thấy Nga vẫn là đối tác quan trọng của Việt Nam về hợp tác quân sự - công nghệ. Theo ông, vũ khí và thiết bị quân sự mới của Nga rất hữu ích với Việt Nam, nhưng việc hiện đại hoá các vũ khí đã cung cấp trước đây cũng quan trọng không kém. "Hầu hết công nghệ vũ khí của Việt Nam thời Liên Xô đều có thể nâng cấp lên chuẩn hiện đại", theo ông Anton.
"Việt Nam cũng quan tâm việc chuyển giao công nghệ để tự sản xuất các khí tài, và phía Nga thường cung cấp các lựa chọn hấp dẫn. Chẳng hạn các xưởng đóng tàu của Việt Nam đã đóng các tàu tên lửa lớp Molniya theo giấy phép của Nga", ông Anton Tsvetov nói với Izvestia.
Vài số liệu về máy bay An-2Hãng sản xuất: Antonov, từ năm 1947Dài: 12,4 m Sải cánh: trên: 18,2 m; dưới: 14.2 m Phi hành đoàn: 1-2 người Khả năng chuyên chở: 12 người, hoặc 2 tấn hàng Vận tốc tối đa: 258 km/giờ, trần bay: 4,5 km Tầm bay: 845 km Đường băng cất cánh: 170 m, hạ cánh: 215 m Động cơ: 1, loại động cơ piston Từ năm 1980 có thêm phiên bản dùng động cơ cánh quạt phản lực (turbopro) |
Anh Sơn
Phi Nhung: “Tôi hạnh phúc có mẹ nuôi chính là thần tượng”
Dân trí Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Phi Nhung có một tuổi thơ cơ cực, sớm bươn chải kiếm tiền và chăm sóc các em. Chính vì thế, sau này khi được danh ca Giao Linh nhận làm con nuôi, Phi Nhung hạnh phúc vô bờ có được người mẹ nuôi là thần tượng trong cuộc đời.
Danh ca Giao Linh và con gái nuôi Phi Nhung song ca.
Nhắc đến Phi Nhung, người hâm mộ nhớ đến một giọng hát trữ tình đầy mơ mộng thấm đượm qua những bài cải lương dân ca bất hủ: “Hoàng hôn màu tím”, “Bông điên điển” hay “Bạc Liêu hoài cổ”. Nhưng có lẽ ít ai biết được tuổi thơ khó khăn và nhiều nước mắt của nữ danh ca kiều diễm này.
Trong suốt những năm tháng tuổi thơ đầy sóng gió, Phi Nhung thường lấy âm nhạc làm bầu bạn.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Phi Nhung phải về ở với ông bà ngoại. Cô phải kiếm tiền và chăm sóc 5 người em cùng mẹ khác cha và các cháu trong hoàn cảnh chật vật, túng thiếu.
Trong một buổi phóng vấn cách đây không lâu, ca sĩ Phi Nhung từng tâm sự rằng, trong suốt những năm tháng tuổi thơ đầy sóng gió, cô thường lấy âm nhạc làm bầu bạn. Những giai điệu dân ca dung dị hiền hòa hay những bản trữ tình xao xuyến đã nuôi dưỡng và trở thành một phần tâm hồn cô.
Đó cũng chính là nguồn cảm hứng cho sự nghiệp và những nhạc phẩm Phi Nhung hát sau này. Giọng hát Phi Nhung được nuôi dưỡng từ trong những thiếu thốn của cuộc sống, trong những năm tháng tuổi thơ cơ cực, vì vậy, người nghe sẽ luôn thấy có chút gì đó khắc khoải, tủi thân...
Và mối duyên gặp người mẹ nuôi thần tượng
Từ những ngày đầu bước trên sân khấu ca nhạc tại nước ngoài, trong suốt chặng đường gần 20 năm sự nghiệp, Phi Nhung đã phải đánh đổi nhiều mồ hôi, nước mắt để theo với nghề. Đổi lại, sự mến mộ và đồng hành của công chúng dành cho nữ danh ca tài năng là động lực thúc đẩy cô không ngừng cố gắng.
Đặc biệt, sự ủng hộ và nâng đỡ của người mẹ nuôi - danh ca Giao Linh luôn là điểm tựa cho Phi Nhung trên con đường sự nghiệp. Trong suốt những năm qua, chính Giao Linh là người dạy và góp ý cho con gái hát những ca khúc bolero trên sân khấu. Ngay cả người thầy dạy nhạc đầu tiên của Phi Nhung là cũng do mẹ Giao Linh giới thiệu.
"Nữ hoàng sầu muộn" Giao Linh chia sẻ, bà gặp Phi Nhung ở một phòng thu. Chính Phi Nhung khi đó đã chủ động xin bà nhận làm con nuôi.
Trong suốt những năm qua, chính Giao Linh là người dạy và góp ý cho con gái hát những ca khúc bolero trên sân khấu.
Cảm giác của Phi Nhung lúc đó thấy rất mến cô nên mới xin cô được cho phép gọi là mẹ và từ đó, hai người nhận nhau là mẹ con luôn", Phi Nhung bộc bạch.
Phi Nhung từng xúc động và bày tỏ niềm hạnh phúc vô bờ có được người mẹ nuôi là thần tượng trong cuộc đời. Cô cũng là người đứng ra tổ chức buổi họp báo giới thiệu đêm nhạc “Mùa sao sáng” đánh dấu cột mốc 50 năm tiếng hát danh ca Giao Linh ở Hà Nội diễn ra vào tháng 11 năm nay cho mẹ nuôi của mình.
Cùng với những danh ca hàng đầu hải ngoại: Nữ hoàng sầu muộn - Giao Linh, danh ca Trường Vũ, “Nhạn trắng Gò Công" - Phương Dung, danh ca Thái Châu, danh ca "Chuyện giàn thiên lý" - Mạnh Đình thì Phi Nhung cũng sẽ đứng chung sân khấu để được hát, được… khóc, cười cùng mẹ nuôi như cô đã từng.
Trong gia tài âm nhạc của Phi Nhung, chính vì thế cũng luôn đầy ắp những bài hát ca ngợi tình yêu thiêng liêng giữa con gái và mẹ. Giờ đây Phi Nhung vẫn tình cảm thỉnh thoảng "làm nũng" mẹ Giao Linh dù ngoài đời hay trên sân khấu. Tuổi thơ gian khó đã lùi lại phía sau lưng, giờ đây là những tháng ngày để Phi Nhung sống một đời sống an yên hơn.
Và cô con gái nuôi của mẹ Gia Linh ngày hôm nay lại làm mẹ nuôi của nhiều 19 em bé khác. Cô nói rằng, việc nhận con nuôi là một mong ước được ấp ủ từ nhỏ của mình. Nữ ca sĩ tâm sự, cô không muốn lập gia đình để dành thời gian cho các bé. Nữ ca sĩ tâm sự, cô biết ơn quãng thời gian tuổi thơ cơ cực vì sau này gặp bất cứ thử thách này nào cô cũng luôn có đủ can đảm để vượt qua.
Phương Nhung
Hàng nghìn người Hàn Quốc biểu tình đòi Tổng thống Park Geun-hye từ chức
Dân trí Hàng nghìn người biểu tình đã tiến hành một
cuộc tuần hành thắp nến ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc ngày 29/10 kêu gọi
Tổng thống Park Geun-hye từ chức vì các cáo buộc rằng bà cho phép một
người bạn thân can thiệp vào các vấn đề quốc gia dù không giữ chức vụ
công nào trong chính quyền.
>> Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có ý định từ chức do bê bối
>> Nữ Tổng thống Hàn Quốc lên truyền hình xin lỗi dân
Hàng nghìn người xuống đường biểu tình ở Seoul ngày 29/10 đòi Tổng thống từ chức (Ảnh: Reuters)
“Tôi tới đây để chứng tỏ tôi giận dữ thế nào”, Lee Ji-Hu, một phụ nữ 33 tuổi từ Gimpo, phía tây bắc Seoul, nói khi tham gia cuộc tuần hành cùng chồng và 2 đứa con nhỏ.
“Một nhà lãnh đạo làm sao có thể có một pháp sư, hoặc một ai đó liên quan tới một hệ thống tôn giáo, đóng vai trò cố vấn bí mật và cho phép bà ấy can thiệp vào các vấn đề quốc gia và lãng phí tiền thuế của dân như vậy?”, Lee đặt câu hỏi.
Trước đó, báo chí Hàn Quốc đưa tin rằng Tổng thống Park đã để cho người bạn gái thân thiết, bà Choi Soon-sil, xem bản thảo các tài liệu mật, trong đó có bài phát biểu của bà từ trước và sau khi đắc cử tổng thống, và dường như cố vấn cho tổng thống về một số vấn đề chính trị nhạy cảm dù bà này không giữ chức vụ công nào trong chính phủ.
Cảnh sát cho biết đám đông tham gia biểu tình vào khoảng 8.000 người, trong khi các nhà tổ chức cho biết khoảng 20.000 người đã tham gia cuộc tuần này. Các cuộc biểu tình tương tự cũng nổ ra tại vài thành phố khác, trong đó có thành phố lớn thứ 2 của Hàn Quốc là Busan.
Bà Park cúi đầu xin lỗi trên truyền hình hôm 25/10 (Ảnh: AP)
Vụ bê bối đã khiến tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Park Geun-hye rơi xuống mức thấp kỷ lục. Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy hơn 40% số người được hỏi nói bà Park nên từ chức hoặc bị luận tội.
Những người biểu tình cho rằng Tổng thống Park đã phản bội niềm tin của công chúng, không điều hành chính phủ đúng đắn và mất niềm tin để lãnh đạo đất nước.
Người bạn gây tranh cãi
Bà Choi Soon-sil, nhân vật trung tâm của vụ bê bối, là bạn thân của Tổng thống đương nhiệm Park Geun-Hye (Ảnh: Yonhap)
Các công tố viên đang điều tra 2 cố vấn của Tổng thống Park bị cáo buộc trợ giúp bà Choi tiếp cận bản thảo các bài phát biểu của bà Park và thiết lập 2 tổ chức với khoảng 50 tỷ won tiền đóng góp từ các tập đoàn mà sau đó bà này được hưởng lợi, Yonhap đưa tin.
Các công tố viên đang điều tra các cố vấn của tổng thống và các quan chức khác để xác định xem liệu họ có vi phạm luật nhằm pho phép bà Choi Soon-sil gây ảnh hưởng không đáng có và hưởng lợi tài chính hay không.
Cũng trong ngày 29/10, các công tố viên Hàn Quốc đã lục soát nhà và văn phòng của các cố vấn cấp cao của Tổng thống Park. Họ đã thu giữ các máy tính và tài liệu từ nhà của một cố vấn tổng thống cấp cao và 2 người khác, cũng như một thứ trưởng văn hóa, Yonhap đưa tin.
Văn phòng tổng thống Hàn Quốc hôm nay cho biết văn phòng này đang hợp tác trong cuộc điều tra của các công tố viên nhằm vào các trợ lý chủ chốt của bà Park.
Bà Park đang ở năm thứ 4 của nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 5 năm. Các đảng đối lập đã yêu cầu một cuộc điều tra toàn diện, nhưng không nhắc tới khả năng luận tội bà.
Ngoài việc yêu cầu Tổng thống từ chức, các nhóm dân sự và sinh viên còn yêu cầu truy tố hình sự đối với các cố vấn của bà và những người khác về tội trợ giúp bà Choi tiếp cận các tài liệu chính phủ.
Văn phòng của bà Park cuối ngày 28/10 cho hay bà đã yêu cầu 10 cố vấn cấp cao và bà sẽ cải tổ nội các trong tương lai gần. Chánh văn phòng của bà đã đệ đơn từ chức trước đó.
Bà Choi cho biết trong một cuộc phỏng vấn báo chí hôm 27/10 từ Đức, nơi bà đang sinh sống, rằng bà đã đọc và cố vấn cho bà Park về các bài phát biểu trong thời gian đầu của nhiệm kỳ tổng thống, nhưng bác bỏ cáo buộc can thiệp vào các vấn đề quốc gia.
An Bình
Theo Yonhap, Reuters
TT Putin cương quyết từ chối nối lại không kích ở Aleppo
Lý do khiến Tổng thống Vladimir Putin đã bác bỏ đề nghị của Bộ Quốc phòng Nga về việc tiếp tục ném bom ở thành phố Aleppo (Syria) là vì quan điểm rằng các nỗ lực cứu trợ nhân đạo cần thêm thời gian.
Theo The Moscow Times, Tổng thống Vladimir Putin đã
bác bỏ đề nghị của Bộ Quốc phòng Nga về việc tiếp tục ném bom ở thành
phố Aleppo (Syria), cho rằng các nỗ lực cứu trợ nhân đạo cần thêm thời
gian.
Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga, phát biểu với báo giới rằng Moscow sẽ đợi thêm một thời gian trước khi tiếp tục chiến dịch không kích vào thành phố Aleppo (Syria) để "đối tác Mỹ có thể hoàn thành những cam kết trước đây và hứa phân định phe đối lập ôn hoà với nhóm khủng bố”.
Ông Peskov không cho biết khi nào Tổng thống Putin sẽ xem xét vấn đề tiếp tục các cuộc không kích Aleppo mà ông nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của Kremlin là dành thời gian cho các lực lượng quân đội và dân thường, đặc biệt là người bị thương, rời khỏi thành phố.
Ông
Peskov nói thêm rằng trong trường hợp cần thiết ngăn chặn những hành
động khiêu khích của các nhóm khủng bố, Nga bảo lưu quyền sử dụng mọi
phương tiện sẵn có để hỗ trợ quân đội Syria.
Vào ngày 20/10, Nga đơn phương thông báo ngừng không kích lên khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở miền đông Syria, gồm Aleppo, nơi mà các quan chức Liên Hiệp Quốc đang cố sơ tán hàng trăm người bị thương khỏi khu vực bị bao vây và cung cấp tiếp tế khẩn cấp để tiếp viện nhân đạo.
Quân đội Nga đã đề nghị Tổng thống Putin cho phép tiếp tục không kích tại Aleppo, Tướng Sergey Rudskoy, chỉ huy các hoạt động của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết vào ngày 28/10.
Theo Tướng Rudskoy, trong thời gian ngừng ném bom vừa qua, các nhóm vũ trang đã lợi dụng tình hình tiến hành các hoạt động quân sự chống lại quân chính phủ Syria và sát hại dân thường.
Trong 3 ngày qua, các nhóm khủng bố đã khiến 43 người chết và hàng chục người bị thương.
"Trong ba ngày qua, những kẻ khủng bố đã nổ súng ở khu vực phía Tây của Aleppo, giết chết 43 thường dân và làm bị thương 96 người", Tướng Sergey Rudskoy nói.
"Đơn cử như ngày 26/10, ba học sinh chết và mười lăm người khác bị thương sau vụ nổ súng tại một trường học ở Al-Shahba, quận Al-Wataniya", ông cho hay.
"Chết chóc vẫn xảy ra với dân thường và phiến quân đã có các hoạt động quân sự chống lại quân chính phủ Syria. Sớm 18/10, ba nhóm phiến quân với sự hỗ trợ của 20 xe tăng, 15 xe bọc thép cùng tên lửa và pháo binh đã tấn công hòng đột nhập vào Aleppo", tướng Rudskoy nói.
Không quân Nga ở Syria đã dừng không kích trong 10 ngày để các hoạt động nhân đạo có thể diễn ra ở Aleppo. Không có bất kỳ cuộc tấn công nào được không quân Nga thực hiện trong những ngày qua nhằm mở đường cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Và Nga cũng đang đàm phán với các tổ chức và nhóm vũ trang về việc sơ tán dân thường và sự rút lui của các nhóm phiến quân.
Hạnh My
Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Tổng thống Nga, phát biểu với báo giới rằng Moscow sẽ đợi thêm một thời gian trước khi tiếp tục chiến dịch không kích vào thành phố Aleppo (Syria) để "đối tác Mỹ có thể hoàn thành những cam kết trước đây và hứa phân định phe đối lập ôn hoà với nhóm khủng bố”.
Ông Peskov không cho biết khi nào Tổng thống Putin sẽ xem xét vấn đề tiếp tục các cuộc không kích Aleppo mà ông nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của Kremlin là dành thời gian cho các lực lượng quân đội và dân thường, đặc biệt là người bị thương, rời khỏi thành phố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
|
Vào ngày 20/10, Nga đơn phương thông báo ngừng không kích lên khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở miền đông Syria, gồm Aleppo, nơi mà các quan chức Liên Hiệp Quốc đang cố sơ tán hàng trăm người bị thương khỏi khu vực bị bao vây và cung cấp tiếp tế khẩn cấp để tiếp viện nhân đạo.
Quân đội Nga đã đề nghị Tổng thống Putin cho phép tiếp tục không kích tại Aleppo, Tướng Sergey Rudskoy, chỉ huy các hoạt động của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết vào ngày 28/10.
Theo Tướng Rudskoy, trong thời gian ngừng ném bom vừa qua, các nhóm vũ trang đã lợi dụng tình hình tiến hành các hoạt động quân sự chống lại quân chính phủ Syria và sát hại dân thường.
Trong 3 ngày qua, các nhóm khủng bố đã khiến 43 người chết và hàng chục người bị thương.
"Trong ba ngày qua, những kẻ khủng bố đã nổ súng ở khu vực phía Tây của Aleppo, giết chết 43 thường dân và làm bị thương 96 người", Tướng Sergey Rudskoy nói.
"Đơn cử như ngày 26/10, ba học sinh chết và mười lăm người khác bị thương sau vụ nổ súng tại một trường học ở Al-Shahba, quận Al-Wataniya", ông cho hay.
"Chết chóc vẫn xảy ra với dân thường và phiến quân đã có các hoạt động quân sự chống lại quân chính phủ Syria. Sớm 18/10, ba nhóm phiến quân với sự hỗ trợ của 20 xe tăng, 15 xe bọc thép cùng tên lửa và pháo binh đã tấn công hòng đột nhập vào Aleppo", tướng Rudskoy nói.
Không quân Nga ở Syria đã dừng không kích trong 10 ngày để các hoạt động nhân đạo có thể diễn ra ở Aleppo. Không có bất kỳ cuộc tấn công nào được không quân Nga thực hiện trong những ngày qua nhằm mở đường cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo. Và Nga cũng đang đàm phán với các tổ chức và nhóm vũ trang về việc sơ tán dân thường và sự rút lui của các nhóm phiến quân.
Hạnh My
Paris khốn đốn vì di dân tràn về dựng lều trại
TTO - "Ở Paris còn khổ hơn ở
'Rừng Calais'". Đã có những di dân thốt lên như thế khi bắt đầu sống vạ
vật tại thủ đô của nước Pháp. Nhưng người dân Paris cũng khốn khổ với sự
nhếch nhác mới.
Di dân người Sudan tất bật dựng lều nhỏ trên đại lộ Flandres, ở quận 19 của thủ đô Paris, vào ngày 28-10 - Ảnh: AFP |
Navil, một người di cư Sudan kể với đài France Info rằng "sống vạ vật ở Paris hiện nay khổ hơn hồi ở 'Rừng Calais' vì ở đó còn có bác sĩ, có các tổ chức thiện nguyện đến giúp đỡ và cảnh sát ở đó gặp mặt còn nói câu chào".
Navil nói rằng không biết ở Paris sẽ ra sao. Anh ta thuộc trong số những người di cư trốn khỏi sự di dời của chính quyền Pháp vào đầu tuần này ở khu vực "Rừng Calais" phía bắc nước Pháp. Họ liều mạng tìm về thủ đô Paris với mong muốn có đông người chứng kiến để có thể không bị trục xuất khỏi Pháp.
Navil (trái) - di dân người Sudan đã tìm đến sống tạm tại Paris trước khi "Rừng Calais" bị phá dỡ - Ảnh: Twitter |
Phó Thị trưởng Paris phụ trách các vấn đề an ninh, ông Colombe Brossel cho biết số lượng người di cư tới đây đang tăng lên nhanh chóng kể từ đầu tuần này.
Các tổ chức thiện nguyện ra giúp đỡ người di cư thừa nhận số người mới đến tăng lên hằng đêm và họ dựa vào khoảng thời gian chiều tối để tranh thủ tìm chỗ trú ngụ tạm cho mình ngay trên một số đường phố của Paris.
Chỉ trong tối 27-10, giới chức Paris đã đếm được từ 40 đến 50 lều trại mới xuất hiện, nâng tổng số lều trại của người di cư từ hôm 24-10 tính đến thời điểm hiện tại lên tới con số 700-750, tương đương khoảng 2.000-2.500 người di cư có mặt trên đường phố Paris, tăng so với mức 1.500 người vài ngày trước đó.
Một số người tình nguyện ở Paris ra lo bữa ăn sáng cho người di cư - Ảnh: Twitter |
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve thông báo các lều trại tạm bợ được dựng lên trên đường phố Paris sẽ được phá bỏ trong những ngày tới.
Hôm 26-10, giới chức Pháp thông báo đã hoàn tất việc phá dỡ khu lán trại "Rừng Calais", đồng thời đưa khoảng 6.000 người di cư và tị nạn sống tạm bợ ở đây đến các trung tâm tạm trú trên toàn nước Pháp.
Duterte thay đổi ván cờ ở Biển Đông
Philippines chuyển hướng ngoại giao, dựa vào Trung Quốc.
Reuters
Trang bìa tạp các tạp chí Pháp
tuần này không dành cho một chủ đề thời sự chung mà cho những hồ sơ
riêng lẻ. Riêng tuần báo Courrier International đã trở lại phát biểu «
chia tay với Mỹ » gây chấn động của tổng thống Philippines Duterte tại
Bắc Kinh. Bài « Duterte thay đổi ván cờ ở Biển Đông » đã trích phân
tích trên tạp chí Mỹ Foreign Affairs tại Washington, nhận định rằng qua
những lời nói có tính mơ hồ của tân tổng thống Philippines, Washington
đã thấy kiến trúc an ninh khu vực của mình không còn vững vàng nữa.
Bài phân tích mở đầu bằng ghi
nhận là từ khi ông Duterte lên nắm quyền, chính sách đối ngoại của
Philippines bị hoàn toàn đảo lộn, nhân vật dân túy thô lỗ này đã thay
đổi triệt để quan hệ Mỹ Philippines, một sự kiện không dự báo điều gì
tốt lành cả.
Bài viết điểm lại quan hệ của Mỹ với Philippines, đồng minh lâu đời nhất của Washington ở Châu Á. Hoa Kỳ đã biến Philippines thành thuộc địa từ 1899 đến 1942. Vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, hai bên cùng chống kẻ thù Nhật Bản và năm 1951 hai bên đã ký hiệp ước phòng thủ…
Dĩ nhiên có những lúc căng thẳng như vào những năm 1990. Mỹ phải rút khỏi hai căn cứ Subic và Clark năm 1991, nhưng sự hiện diện quân sự Mỹ đã lại tăng cường trở lại trước mối đe dọa bành trướng quân sự của Trung Quốc. Năm 2014, Tổng thống Obama cùng tổng thống Benigno Aquino đã ký một thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự hai bên… Nhưng giờ đây thì quan hệ này như đã thuộc về quá khứ.
Tổng thống Philippines đến Trung Quốc ngày 20/10 với mục tiêu thông báo chia tay với Mỹ và loan báo một liên minh mới giữa Trung Quốc- Philippines và Nga, và như lời của ông Duterte « đó là 3 người chúng tôi chống lại phần còn lại thế giới. » Trung Quốc và Philippines đúc kết những hợp đồng trị giá 13 tỷ đô la, một món tiền kếch xù để thưởng công cho ông Duterte đã qua cánh đối phương.
Tác giả bài phân tích tìm hiểu tại sao lại có sự thay đổi triệt để như trên và đã đi đến kết luận rằng đó là do cá tính đặc biệt của tổng thống Duterte, bởi vì những lợi ích chiến lược và thương mại của Philippines không thay đổi mấy : Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại thứ nhì của Manila, trong lúc Nhật vẫn đứng đầu và Hoa Kỳ đứng thứ 3. Cho nên đó không phải do kinh tế thúc bách.
Trên mặt chiến lược thì càng không nên đổi phe, vì Trung Quốc vẫn quyết đoán trên vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, muốn thâu tóm các tài nguyên và nguồn cá. Còn nói về dân chúng thì họ cho thấy vẫn rất tin tưởng Mỹ, trong lúc quân đội Philippines thì đã hợp tác với Mỹ từ nhiều thập niên qua và đã được nhào nặn theo mô hình quân đội Mỹ, và cho dù ông Duterte vẫn lớn tiếng thóa mạ, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng bảo vệ Philippines.
Tóm lại nếu có thay đổi, đó là do cá tính của tổng thống mới tại Philippines, một nhân vật độc tài, quyết đoán, ca ngợi Hitler, khinh miệt nhân quyền như chiến dịch chống ma túy đẫm máu đã cho thấy. Cho nên việc ông Duterte liên kết với Tập Cận Bình cũng là chuyện tự nhiên trong khi từ lâu ông rất ghét Mỹ.
Duterte xoay trục : Mỹ có nguy cơ chịu tác hại nghiêm trọng
Về phần nước Mỹ, sự trở mặt của Duterte sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu nó kéo theo một thời kỳ quá độ chiến lược lâu dài.
Đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, Philippines là một địa bàn vô cùng quan trọng để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Nếu Philippines trở thành một tỉnh của Trung Quốc, thì Washington rất khó mà bảo vệ « chuỗi đảo thứ nhất » ở phía tây Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, các đảo Ryukyu, Đài Loan, và quần đảo Philippines. Duy trì « rào cản » này là một trụ cột của chiến lược Mỹ từ thời chiến tranh lạnh, nhưng giờ đây lại có nguy cơ bị sụp đổ do tính khí của một kẻ độc tài.
Trung Quốc có thể vô hiệu hóa đối tác trọng yếu này của Mỹ, có thể biến Philippines thành căn cứ hải quân của Trung Quốc, đe dọa các đồng minh của Mỹ như Đài Loan, Nhật Bản, Úc. Đối với Hải Quân Hoa Kỳ, thì sẽ càng lúc càng khó bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới : hàng năm 5.300 tỷ đô la hàng hóa đi qua Biển Nam Hải trong đó 1.200 tỷ là thương mại của Mỹ.
Bài báo còn ghi nhận là ở Philippines, phe đối lập đã lên án chuyến đi Trung Quốc của ông Duterte, tại Manila một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã cảnh báo rằng ông Duterte có thể bị thủ tục truất phế nếu từ bỏ chủ quyền trên bãi Scarborough.
Còn Nhà Trắng chỉ có thể hy vọng là những biện pháp của ông Duterte sẽ bị một người kế nhiệm thực tế hơn vô hiệu hóa, nếu nền dân chủ Philippines sống sót qua cơn thử thách này.
Tổng thống Duterte đang chơi trò gì ?
Dưới câu hỏi này, tạp chí Courrier trích phản ứng của truyền thông Philippines trước các động thái của tổng thống Duterte.
Một nhà bình luận trang mạng Philippines Rappler thắc mắc là liệu ông Duterte có biết là ông đang chơi trò gì hay không ? Ông đã bị Obama ám ảnh đến nỗi ông đã không suy nghĩ. Hillary Clinton sẽ không vui mừng trước ra đi của một cột trụ của chính sách xoay trục.
Tờ Manila Times thì tự hỏi : « Phải chăng chúng ta đang khấu đầu trước Bắc Kinh ? Chính sách ngoại giao Philippines phải chăng chỉ để phục vụ Trung Quốc hay đặt quyền lợi của Philippines lệ thuộc vào Trung Quốc ? ».
Báo Philippine Star thì cho là tổng thống không có quyền hủy bỏ những hiệp ước của Philippines và nói những điều mà bộ Ngoại Giao không chấp nhận. Tờ báo cho là tuyên bố của ông Duterte rất lộn xộn.
Thái Lan : Cuộc chiến giữa Áo đen-Áo không đen
Ngoài Philippines, về Châu Á tạp chí Courrier International còn chú ý đến Thái Lan qua tựa đề : « Thái Lan : Bắt buộc phải buồn ».
Trích dẫn báo The Bangkok Post, tuần báo Pháp nêu bật nỗi hoang mang ngày càng sâu đậm của người dân Thái, thể hiện qua sự kiện là trong lúc mà quốc tang ban hành sau khi vua Bhumibol băng hà sẽ kéo dài một năm, những người không có dấu hiệu không thọ tang đúng cách, như không mặc quần áo đen chẳng hạn, thì bị chỉ trích dữ dội.
Trước không khí nặng trĩu đau buồn hiện nay, tác giả bài viết nêu câu hỏi : Phải chăng Thái Lan đã thay đổi nghiêm trọng từ sau cái chết của vua Bhumibol trong đêm 12 rạng 13/10 ? Câu trả lời là có và không. Nếu thời gian có vẻ như ngừng lại ở cái giờ khắc nghiệt đó, thì cuộc sống vẫn tiếp tục. Cái chết của đức vua mà phần đông người Thái Lan xem như là người cha, tuy rất đau đớn, nhưng đã không có sự cố gì đáng tiếc xẩy ra.
Cho dù thế, người Thái Lan vẫn cảm nhận là đất nước giờ đây không còn như trước nữa. Đám đông thì mặc toàn màu đen, giải trí vui chơi thì đã nhường bước cho sự nghiêm trang, cho tang tóc. Họ biết là với cái chết của vua Bhumibol, cả một thời đại đã kết thúc, một thời đại trong đó nhà vua là hiện thân của những chuẩn mực xã hội, cách suy nghĩ, các giá trị. Hình ảnh, lời lẽ của nhà vua tràn ngập trên mạng xã hội đã nêu rõ mối lo âu của thần dân của ngài trước một tương lai vô định.
Nhiều vấn đề nêu lên cho thấy rõ nỗi hoang mang này chẳng hạn như phải gọi đức vua quá cố như thế nào ? Đây là một vấn đề nghi thức, những cũng thể hiện những mối trăn trở đối với việc một nền quân chủ có những quy củ cứng ngắc, sẽ có một chỗ đứng như thế nào trong một xã hội Thái Lan đang thay đổi, đầy rẫy tranh chấp chính trị và bất công ?
Vẫn là hai phe đối đầu nhau : một bên theo truyền thống và bên kia là tư tưởng mới mẻ, khuyến khích tự do cá nhân.
Tâm trạng bất ổn này cũng thể hiện qua cuộc tranh luận trên màu y phục : cứ tang tóc là phải mặc áo đen không thể chấp nhận màu khác. Không mặc màu đen đã trở nên nguy hiểm vì dễ dàng bị tố cáo là bất trung với vua. Chính quyền dĩ nhiên không ép buộc dân phải mặc màu đen, cho nên đã phải can thiệp .
Bài báo nhắc lại rằng nếu trước đây là cuộc chiến giữa phe Áo Đỏ và Áo Vàng, thì giờ đây là cuộc chiến giữa màu đen và không đen.
Bài báo kết luận là con đường gập ghềnh của Thái Lan còn rất dài.
Le Point : BRICS trên đà viết nên lịch sử
Trở lại với thời sự quốc tế, tạp chí Le Point đã chú ý đến khối BRICS của năm nước đang trỗi dậy, vừa tổ chức xong Hội nghị Thượng đỉnh tại thành phố Goa ở Ấn Độ trong hai ngày 15 và 16/10/2016. Dưới tựa đề « Lịch sử do khối BRICS viết ra », tạp chí Pháp cho rằng « Không như các nước G7, năm quốc gia là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã chứng tỏ là họ vẫn có năng lực hành động.
Đối với tác giả bài báo, vào lúc xu thế giải trừ toàn cầu hóa đang như diều gặp gió, khối BRICS - vốn đã vươn lên được trong thời toàn cầu hóa cực thịnh - có vẻ như là những thực thể đã lỗi thời, với bằng chứng cụ thể là ngân hàng Goldman Sachs đã đóng cửa quỹ đầu tư vào khối BRICS của mình sau khi bị thua lỗ đến 88% từ năm 2010.
Trong thực tế, thì kể một chục năm nay, đà vươn lên của khối BRICS đã bị khựng hẳn lại, với một ngoại lệ đáng chú ý là Ấn Độ, vẫn tăng trưởng được 7,6%. Trong 4 nước còn lại, Trung Quốc thì đang cố bám vào thành quả của 30 năm tăng trưởng mạnh trước đây, với mức tăng trưởng giảm từ 14% năm 2007 xuống còn 6,7% trong năm nay. Tình trạng của Brazil, Nga và Nam Phi còn đáng lo ngại hơn nữa.
Brazil đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1930, với hoạt động kinh tế suy giảm 3,8% trong năm 2015 và 3% trong năm 2016, với tỷ lệ thất nghiệp tăng gần gấp đôi từ 6,5% lên thành 11,8%. hệ thống chính trị cũng đang rệu rã.
Nga cũng đang trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng với GDP giảm 3,7% trong năm 2015 và 1,8% trong năm 2016. Mô hình kinh doanh dựa trên nguồn dầu khí, chiếm hơn 70% xuất khẩu và 50% doanh thu công cộng, đã bị tác động mạnh từ việc giá dầu thế giới tụt giảm. Các biện pháp trừng phạt quốc tế và sự gia tăng liên tục của ngân sách quốc phòng đã góp phần hạ gục một nền kinh tế cổ lỗ.
Còn kinh tế Nam Phi thì cũng bị đình đốn trong bối cảnh thất nghiệp bùng nổ ảnh hưởng đến 36% lực lượng lao động, và tệ nạn tham nhũng vuột khỏi tầm kiểm soát.
Trong nội bộ khối BRICS là như thế, còn bên ngoài thì đang có sự đột phá của một làn sóng mới gồm các nước như Việt Nam và Indonesia ở châu Á, Mêhicô và Colombia ở châu Mỹ Latinh, Nigeria ở châu Phi. Những nước này được cho là có thể thay vào chỗ của khối BRICS.
Đừng sai lầm khi vội khai tử khối Brics
Tác giả bài báo trước hết ghi nhận rằng vị thế của BRICS đang được cải thiện dần dần nhờ việc giá dầu và nguyên liệu thô tăng lên trở lại. Thế nhưng, điều quan trọng hơn cả là khối này không đơn thuần là sản phẩm phụ của toàn cầu hóa, một diễn đàn nhất thời giữa các cường quốc thù địch với phương Tây hoặc một con ngựa thành Troie của Bắc Kinh.
Xu hướng phi toàn cầu hóa sẽ không thể chặn được bước tiến của họ, vì họ có một thị trường với 42% dân số thế giới, một tầng lớp trung lưu khoảng 1 tỉ rưỡi người, nắm 25% sản lượng thế giới và gần một nửa dự trữ ngoại hối của hành tinh, đủ để cho họ thúc đẩy tăng trưởng nhờ nhu cầu nội địa. Ở cấp độ vi mô, các công ty của khối BRICS cũng đang có những bước đột phá đáng kể, với những tên tuổi đang hoạt động trong các lĩnh vực của tương lai - bao gồm cả trong nền kinh tế kỹ thuật số với Baidu hay Alibaba có thể chiếm hơn 40% thị trường.
Trong nội bộ các quốc gia khối BRICS, họ đang cố hiện đại hóa mô hình kinh tế và xã hội, còn giữa họ với nhau, ngày càng có thêm các dự án nhằm phá vỡ thế độc quyền vốn có của phương Tây. Sau khi hình thành một quỹ tiền tệ và ngân hàng phát triển mới, BRICS đã quyết định thành lập một cơ quan thẩm định độc lập, với mục tiêu là đánh vào thế độc quyền của ba tập đoàn thẩm định khổng lồ của phương Tây.
Tóm lại, theo Le Point, khối BRICS, sáng kiến đầu tiên không đến từ phương Tây trong thời hậu Chiến Tranh Lạnh, đang góp phần viết nên lịch sử của thế kỷ XXI.
Bầu cử Mỹ 2016 : Một giai đoạn đáng buồn
Về bầu cử Mỹ, L’Obs đã dành 26 trang cho hồ sơ đặc biệt này, đánh giá chiến dịch vận động của hai ứng viên, tìm hiểu tâm trạng cử tri, và cho rằng chưa bao giờ nước Mỹ phơi bày một hình ảnh tồi tệ, kỳ quặc như vậy.
Bên cạnh các bài phóng sự của đặc phái viên, tạp chí Pháp còn trích nhận định một số trí thức, như nhà văn Mỹ Iain Levison, người có một cái nhìn khá gay gắt đối với ứng viên đảng Cộng Hòa, bị xem là một ‘kẻ rao hàng đang hết thời’. Có điều số người ủng hộ ông Trump lại không ít, đưa ông sát nút với Hillary Clinton, được mệnh danh là ‘người bị ghét bỏ’.Đối với nhà văn Levison, việc Donald Trump vươn lên như thế không mở ra giai đoạn đen tối nhất của nước Mỹ mà là giai đoạn buồn nhất.
Trong phần nhận định bên cạnh hàng tựa lớn « Sự huyền bí của nước Mỹ », L’Obs cố tỏ ý tin tưởng : Nếu đây chỉ là một cơn sốt tệ hại, một ung nhọt đầy mủ sẽ vỡ tối ngày 08/11, nước Mỹ sẽ đứng lên trở lại và đi tới. Người ta đã thấy điều này trong quá khứ : hòa bình sau chiến tranh Nam Bắc, sự yên lặng sau con bão tố MacCarthy. Nước Mỹ là một nước có sức chịu đựng được những va chạm. Nhưng lần này người ta có một cảm giác không tài nào gột bỏ được là có một cái gì đấy thay đổi, một cái gì đấy sâu xa, dai dẳng : Nền dân chủ đứng đầu thế giới đang bị bệnh.
Không phải là kinh tế, dù rất không công bằng, nhưng vẫn là đầu tàu hữu hiệu của tư bản thế giới. Không phải là văn hóa, vì Mỹ vừa cung cấp một giải Nobel văn học tuyệt diệu. Cũng không phải là dân chúng Mỹ, vốn đa dạng hơn bao giờ hết. Mà chính là các cột trụ của nền dân chủ Mỹ, với Donald Trump, đã sụp đổ một cách đột ngột. Người ta đang đứng trước một cuộc chiến tranh bám trụ giữa hai nước Mỹ đang thù ghét nhau.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Israel ủng hộ Trump ?
Tạp chí Courrier International, cũng đề cập đến cuộc bầu cử Mỹ nhưng nhìn rộng ra bên ngoài nước Mỹ với sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bị Donald Trump chinh phục.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, do xu hướng dân tộc chủ nghĩa hiện nay, từ đảng Hồi Giáo cầm quyền cho đến báo chí thân chính quyền, đa số dân chúng đều nghiên về phía Donald Trump bất kể những phát biểu bài Hồi Giáo của ông.Ngược lại, phe đối lập thì ủng hộ bà Hillary.
Trích dẫn báo Al Monitor (Washington), Courrier International ghi nhận là Thổ Nhĩ Kỳ chăm chú theo dõi cuộc bầu cử Mỹ vì kết cục sẽ có những hậu quả lớn đối với quan hệ Washington–Ankara, nhất là khi Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc giục Mỹ cho dẫn độ giáo sĩ Gulen tình nghi giựt dây vụ đảo chính hụt tháng 7 vừa qua.
Nếu lúc đầu truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ không mấy tán đồng lời lẽ bài Hồi Giáo của ông Trump, họ đã nhanh chóng thay đổi sau khi ứng viên đảng Cộng Hòa cho là ông ủng hộ quan điểm của tổng thống Erdogan, ngược lại bà Hillary bị ghét bỏ hơn vì bà bị nghi đứng về phía giáo sĩ mà Ankara lên án.
Có điều theo bài báo, người Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ có cái nhìn ngược lại, ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ hơn.
Tại Israel ông Donald Trump cũng thu hút cảm tình của nhiều người. Những người ủng hộ ông xem ông là người bạn của Israel. Vả lại đối với các giáo sĩ Israel, ông vẫn hơn một phụ nữ hay một người da màu.
Trong hồ sơ về giáo dục, tuần báo Courrier International cũng có một tựa nhắc đến ứng viên đảng Cộng Hòa Mỹ : Trump, biểu hiện của sự suy đồi của nhà trường tại Mỹ. Tạp chí trích báo The Daily Beast (New York), giải thích là những thay đổi 50 năm gần đây ở Mỹ trong chương trình giảng dạy, đã đảo lộn việc truyền đạt các giá trị công dân và truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, và mở đường cho những người theo chủ nghĩa dân túy.
Tựa lớn trang bìa
Như nói ở trên, trang bìa các tạp chí Pháp tuần này đều khai thác các chủ đề khác nhau. Le Point ‘độc quyền’ giới thiệu hồi ký của’nam tài tử nổi tiếng Jean Paul Belmondo, với câu khẳng định « Nước Pháp, là tôi » dưới bức chân dung.
L’Express thì theo dõi thời sự chính trị Pháp, trước cuộc bầu tổng thống 2017, và chú ý đến nhân vật Macron, cựu bộ trưởng kinh tế đã từ nhiệm. Tạp chí chạy hàng tựa : « Macron, ván bài Poker ».
L’Obs cũng theo dõi tình hình trước cuộc bầu cử tổng thống nhưng tại Hoa Kỳ, với câu hỏi « Tại sao nước Mỹ trở nên khùng điên », hàng tựa bên canh gương mặt nhăn nhó, cau có của Donald Trump. Đây là hồ sơ đặc biệt của L’Obs với hơn 25 trang.
Tạp chí Courrier International dành hồ sơ lớn nêu trên trang nhất cho « Giáo dục, xưởng chế tạo công dân », với câu hỏi : Trường học phải đóng vai trò gì trong xã hội chúng ta ? Tạp chí chú ý đến chủ đề này nhân Diễn Đàn Dân Chủ Thế Giới sắp diễn ra ở thành phố Strasbourg, miền đông nước Pháp.
Bài viết điểm lại quan hệ của Mỹ với Philippines, đồng minh lâu đời nhất của Washington ở Châu Á. Hoa Kỳ đã biến Philippines thành thuộc địa từ 1899 đến 1942. Vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, hai bên cùng chống kẻ thù Nhật Bản và năm 1951 hai bên đã ký hiệp ước phòng thủ…
Dĩ nhiên có những lúc căng thẳng như vào những năm 1990. Mỹ phải rút khỏi hai căn cứ Subic và Clark năm 1991, nhưng sự hiện diện quân sự Mỹ đã lại tăng cường trở lại trước mối đe dọa bành trướng quân sự của Trung Quốc. Năm 2014, Tổng thống Obama cùng tổng thống Benigno Aquino đã ký một thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự hai bên… Nhưng giờ đây thì quan hệ này như đã thuộc về quá khứ.
Tổng thống Philippines đến Trung Quốc ngày 20/10 với mục tiêu thông báo chia tay với Mỹ và loan báo một liên minh mới giữa Trung Quốc- Philippines và Nga, và như lời của ông Duterte « đó là 3 người chúng tôi chống lại phần còn lại thế giới. » Trung Quốc và Philippines đúc kết những hợp đồng trị giá 13 tỷ đô la, một món tiền kếch xù để thưởng công cho ông Duterte đã qua cánh đối phương.
Tác giả bài phân tích tìm hiểu tại sao lại có sự thay đổi triệt để như trên và đã đi đến kết luận rằng đó là do cá tính đặc biệt của tổng thống Duterte, bởi vì những lợi ích chiến lược và thương mại của Philippines không thay đổi mấy : Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại thứ nhì của Manila, trong lúc Nhật vẫn đứng đầu và Hoa Kỳ đứng thứ 3. Cho nên đó không phải do kinh tế thúc bách.
Trên mặt chiến lược thì càng không nên đổi phe, vì Trung Quốc vẫn quyết đoán trên vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, muốn thâu tóm các tài nguyên và nguồn cá. Còn nói về dân chúng thì họ cho thấy vẫn rất tin tưởng Mỹ, trong lúc quân đội Philippines thì đã hợp tác với Mỹ từ nhiều thập niên qua và đã được nhào nặn theo mô hình quân đội Mỹ, và cho dù ông Duterte vẫn lớn tiếng thóa mạ, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng bảo vệ Philippines.
Tóm lại nếu có thay đổi, đó là do cá tính của tổng thống mới tại Philippines, một nhân vật độc tài, quyết đoán, ca ngợi Hitler, khinh miệt nhân quyền như chiến dịch chống ma túy đẫm máu đã cho thấy. Cho nên việc ông Duterte liên kết với Tập Cận Bình cũng là chuyện tự nhiên trong khi từ lâu ông rất ghét Mỹ.
Duterte xoay trục : Mỹ có nguy cơ chịu tác hại nghiêm trọng
Về phần nước Mỹ, sự trở mặt của Duterte sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu nó kéo theo một thời kỳ quá độ chiến lược lâu dài.
Đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, Philippines là một địa bàn vô cùng quan trọng để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Nếu Philippines trở thành một tỉnh của Trung Quốc, thì Washington rất khó mà bảo vệ « chuỗi đảo thứ nhất » ở phía tây Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, các đảo Ryukyu, Đài Loan, và quần đảo Philippines. Duy trì « rào cản » này là một trụ cột của chiến lược Mỹ từ thời chiến tranh lạnh, nhưng giờ đây lại có nguy cơ bị sụp đổ do tính khí của một kẻ độc tài.
Trung Quốc có thể vô hiệu hóa đối tác trọng yếu này của Mỹ, có thể biến Philippines thành căn cứ hải quân của Trung Quốc, đe dọa các đồng minh của Mỹ như Đài Loan, Nhật Bản, Úc. Đối với Hải Quân Hoa Kỳ, thì sẽ càng lúc càng khó bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới : hàng năm 5.300 tỷ đô la hàng hóa đi qua Biển Nam Hải trong đó 1.200 tỷ là thương mại của Mỹ.
Bài báo còn ghi nhận là ở Philippines, phe đối lập đã lên án chuyến đi Trung Quốc của ông Duterte, tại Manila một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã cảnh báo rằng ông Duterte có thể bị thủ tục truất phế nếu từ bỏ chủ quyền trên bãi Scarborough.
Còn Nhà Trắng chỉ có thể hy vọng là những biện pháp của ông Duterte sẽ bị một người kế nhiệm thực tế hơn vô hiệu hóa, nếu nền dân chủ Philippines sống sót qua cơn thử thách này.
Tổng thống Duterte đang chơi trò gì ?
Dưới câu hỏi này, tạp chí Courrier trích phản ứng của truyền thông Philippines trước các động thái của tổng thống Duterte.
Một nhà bình luận trang mạng Philippines Rappler thắc mắc là liệu ông Duterte có biết là ông đang chơi trò gì hay không ? Ông đã bị Obama ám ảnh đến nỗi ông đã không suy nghĩ. Hillary Clinton sẽ không vui mừng trước ra đi của một cột trụ của chính sách xoay trục.
Tờ Manila Times thì tự hỏi : « Phải chăng chúng ta đang khấu đầu trước Bắc Kinh ? Chính sách ngoại giao Philippines phải chăng chỉ để phục vụ Trung Quốc hay đặt quyền lợi của Philippines lệ thuộc vào Trung Quốc ? ».
Báo Philippine Star thì cho là tổng thống không có quyền hủy bỏ những hiệp ước của Philippines và nói những điều mà bộ Ngoại Giao không chấp nhận. Tờ báo cho là tuyên bố của ông Duterte rất lộn xộn.
Thái Lan : Cuộc chiến giữa Áo đen-Áo không đen
Ngoài Philippines, về Châu Á tạp chí Courrier International còn chú ý đến Thái Lan qua tựa đề : « Thái Lan : Bắt buộc phải buồn ».
Trích dẫn báo The Bangkok Post, tuần báo Pháp nêu bật nỗi hoang mang ngày càng sâu đậm của người dân Thái, thể hiện qua sự kiện là trong lúc mà quốc tang ban hành sau khi vua Bhumibol băng hà sẽ kéo dài một năm, những người không có dấu hiệu không thọ tang đúng cách, như không mặc quần áo đen chẳng hạn, thì bị chỉ trích dữ dội.
Trước không khí nặng trĩu đau buồn hiện nay, tác giả bài viết nêu câu hỏi : Phải chăng Thái Lan đã thay đổi nghiêm trọng từ sau cái chết của vua Bhumibol trong đêm 12 rạng 13/10 ? Câu trả lời là có và không. Nếu thời gian có vẻ như ngừng lại ở cái giờ khắc nghiệt đó, thì cuộc sống vẫn tiếp tục. Cái chết của đức vua mà phần đông người Thái Lan xem như là người cha, tuy rất đau đớn, nhưng đã không có sự cố gì đáng tiếc xẩy ra.
Cho dù thế, người Thái Lan vẫn cảm nhận là đất nước giờ đây không còn như trước nữa. Đám đông thì mặc toàn màu đen, giải trí vui chơi thì đã nhường bước cho sự nghiêm trang, cho tang tóc. Họ biết là với cái chết của vua Bhumibol, cả một thời đại đã kết thúc, một thời đại trong đó nhà vua là hiện thân của những chuẩn mực xã hội, cách suy nghĩ, các giá trị. Hình ảnh, lời lẽ của nhà vua tràn ngập trên mạng xã hội đã nêu rõ mối lo âu của thần dân của ngài trước một tương lai vô định.
Nhiều vấn đề nêu lên cho thấy rõ nỗi hoang mang này chẳng hạn như phải gọi đức vua quá cố như thế nào ? Đây là một vấn đề nghi thức, những cũng thể hiện những mối trăn trở đối với việc một nền quân chủ có những quy củ cứng ngắc, sẽ có một chỗ đứng như thế nào trong một xã hội Thái Lan đang thay đổi, đầy rẫy tranh chấp chính trị và bất công ?
Vẫn là hai phe đối đầu nhau : một bên theo truyền thống và bên kia là tư tưởng mới mẻ, khuyến khích tự do cá nhân.
Tâm trạng bất ổn này cũng thể hiện qua cuộc tranh luận trên màu y phục : cứ tang tóc là phải mặc áo đen không thể chấp nhận màu khác. Không mặc màu đen đã trở nên nguy hiểm vì dễ dàng bị tố cáo là bất trung với vua. Chính quyền dĩ nhiên không ép buộc dân phải mặc màu đen, cho nên đã phải can thiệp .
Bài báo nhắc lại rằng nếu trước đây là cuộc chiến giữa phe Áo Đỏ và Áo Vàng, thì giờ đây là cuộc chiến giữa màu đen và không đen.
Bài báo kết luận là con đường gập ghềnh của Thái Lan còn rất dài.
Le Point : BRICS trên đà viết nên lịch sử
Trở lại với thời sự quốc tế, tạp chí Le Point đã chú ý đến khối BRICS của năm nước đang trỗi dậy, vừa tổ chức xong Hội nghị Thượng đỉnh tại thành phố Goa ở Ấn Độ trong hai ngày 15 và 16/10/2016. Dưới tựa đề « Lịch sử do khối BRICS viết ra », tạp chí Pháp cho rằng « Không như các nước G7, năm quốc gia là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đã chứng tỏ là họ vẫn có năng lực hành động.
Đối với tác giả bài báo, vào lúc xu thế giải trừ toàn cầu hóa đang như diều gặp gió, khối BRICS - vốn đã vươn lên được trong thời toàn cầu hóa cực thịnh - có vẻ như là những thực thể đã lỗi thời, với bằng chứng cụ thể là ngân hàng Goldman Sachs đã đóng cửa quỹ đầu tư vào khối BRICS của mình sau khi bị thua lỗ đến 88% từ năm 2010.
Trong thực tế, thì kể một chục năm nay, đà vươn lên của khối BRICS đã bị khựng hẳn lại, với một ngoại lệ đáng chú ý là Ấn Độ, vẫn tăng trưởng được 7,6%. Trong 4 nước còn lại, Trung Quốc thì đang cố bám vào thành quả của 30 năm tăng trưởng mạnh trước đây, với mức tăng trưởng giảm từ 14% năm 2007 xuống còn 6,7% trong năm nay. Tình trạng của Brazil, Nga và Nam Phi còn đáng lo ngại hơn nữa.
Brazil đang trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1930, với hoạt động kinh tế suy giảm 3,8% trong năm 2015 và 3% trong năm 2016, với tỷ lệ thất nghiệp tăng gần gấp đôi từ 6,5% lên thành 11,8%. hệ thống chính trị cũng đang rệu rã.
Nga cũng đang trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng với GDP giảm 3,7% trong năm 2015 và 1,8% trong năm 2016. Mô hình kinh doanh dựa trên nguồn dầu khí, chiếm hơn 70% xuất khẩu và 50% doanh thu công cộng, đã bị tác động mạnh từ việc giá dầu thế giới tụt giảm. Các biện pháp trừng phạt quốc tế và sự gia tăng liên tục của ngân sách quốc phòng đã góp phần hạ gục một nền kinh tế cổ lỗ.
Còn kinh tế Nam Phi thì cũng bị đình đốn trong bối cảnh thất nghiệp bùng nổ ảnh hưởng đến 36% lực lượng lao động, và tệ nạn tham nhũng vuột khỏi tầm kiểm soát.
Trong nội bộ khối BRICS là như thế, còn bên ngoài thì đang có sự đột phá của một làn sóng mới gồm các nước như Việt Nam và Indonesia ở châu Á, Mêhicô và Colombia ở châu Mỹ Latinh, Nigeria ở châu Phi. Những nước này được cho là có thể thay vào chỗ của khối BRICS.
Đừng sai lầm khi vội khai tử khối Brics
Tác giả bài báo trước hết ghi nhận rằng vị thế của BRICS đang được cải thiện dần dần nhờ việc giá dầu và nguyên liệu thô tăng lên trở lại. Thế nhưng, điều quan trọng hơn cả là khối này không đơn thuần là sản phẩm phụ của toàn cầu hóa, một diễn đàn nhất thời giữa các cường quốc thù địch với phương Tây hoặc một con ngựa thành Troie của Bắc Kinh.
Xu hướng phi toàn cầu hóa sẽ không thể chặn được bước tiến của họ, vì họ có một thị trường với 42% dân số thế giới, một tầng lớp trung lưu khoảng 1 tỉ rưỡi người, nắm 25% sản lượng thế giới và gần một nửa dự trữ ngoại hối của hành tinh, đủ để cho họ thúc đẩy tăng trưởng nhờ nhu cầu nội địa. Ở cấp độ vi mô, các công ty của khối BRICS cũng đang có những bước đột phá đáng kể, với những tên tuổi đang hoạt động trong các lĩnh vực của tương lai - bao gồm cả trong nền kinh tế kỹ thuật số với Baidu hay Alibaba có thể chiếm hơn 40% thị trường.
Trong nội bộ các quốc gia khối BRICS, họ đang cố hiện đại hóa mô hình kinh tế và xã hội, còn giữa họ với nhau, ngày càng có thêm các dự án nhằm phá vỡ thế độc quyền vốn có của phương Tây. Sau khi hình thành một quỹ tiền tệ và ngân hàng phát triển mới, BRICS đã quyết định thành lập một cơ quan thẩm định độc lập, với mục tiêu là đánh vào thế độc quyền của ba tập đoàn thẩm định khổng lồ của phương Tây.
Tóm lại, theo Le Point, khối BRICS, sáng kiến đầu tiên không đến từ phương Tây trong thời hậu Chiến Tranh Lạnh, đang góp phần viết nên lịch sử của thế kỷ XXI.
Bầu cử Mỹ 2016 : Một giai đoạn đáng buồn
Về bầu cử Mỹ, L’Obs đã dành 26 trang cho hồ sơ đặc biệt này, đánh giá chiến dịch vận động của hai ứng viên, tìm hiểu tâm trạng cử tri, và cho rằng chưa bao giờ nước Mỹ phơi bày một hình ảnh tồi tệ, kỳ quặc như vậy.
Bên cạnh các bài phóng sự của đặc phái viên, tạp chí Pháp còn trích nhận định một số trí thức, như nhà văn Mỹ Iain Levison, người có một cái nhìn khá gay gắt đối với ứng viên đảng Cộng Hòa, bị xem là một ‘kẻ rao hàng đang hết thời’. Có điều số người ủng hộ ông Trump lại không ít, đưa ông sát nút với Hillary Clinton, được mệnh danh là ‘người bị ghét bỏ’.Đối với nhà văn Levison, việc Donald Trump vươn lên như thế không mở ra giai đoạn đen tối nhất của nước Mỹ mà là giai đoạn buồn nhất.
Trong phần nhận định bên cạnh hàng tựa lớn « Sự huyền bí của nước Mỹ », L’Obs cố tỏ ý tin tưởng : Nếu đây chỉ là một cơn sốt tệ hại, một ung nhọt đầy mủ sẽ vỡ tối ngày 08/11, nước Mỹ sẽ đứng lên trở lại và đi tới. Người ta đã thấy điều này trong quá khứ : hòa bình sau chiến tranh Nam Bắc, sự yên lặng sau con bão tố MacCarthy. Nước Mỹ là một nước có sức chịu đựng được những va chạm. Nhưng lần này người ta có một cảm giác không tài nào gột bỏ được là có một cái gì đấy thay đổi, một cái gì đấy sâu xa, dai dẳng : Nền dân chủ đứng đầu thế giới đang bị bệnh.
Không phải là kinh tế, dù rất không công bằng, nhưng vẫn là đầu tàu hữu hiệu của tư bản thế giới. Không phải là văn hóa, vì Mỹ vừa cung cấp một giải Nobel văn học tuyệt diệu. Cũng không phải là dân chúng Mỹ, vốn đa dạng hơn bao giờ hết. Mà chính là các cột trụ của nền dân chủ Mỹ, với Donald Trump, đã sụp đổ một cách đột ngột. Người ta đang đứng trước một cuộc chiến tranh bám trụ giữa hai nước Mỹ đang thù ghét nhau.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Israel ủng hộ Trump ?
Tạp chí Courrier International, cũng đề cập đến cuộc bầu cử Mỹ nhưng nhìn rộng ra bên ngoài nước Mỹ với sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bị Donald Trump chinh phục.
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, do xu hướng dân tộc chủ nghĩa hiện nay, từ đảng Hồi Giáo cầm quyền cho đến báo chí thân chính quyền, đa số dân chúng đều nghiên về phía Donald Trump bất kể những phát biểu bài Hồi Giáo của ông.Ngược lại, phe đối lập thì ủng hộ bà Hillary.
Trích dẫn báo Al Monitor (Washington), Courrier International ghi nhận là Thổ Nhĩ Kỳ chăm chú theo dõi cuộc bầu cử Mỹ vì kết cục sẽ có những hậu quả lớn đối với quan hệ Washington–Ankara, nhất là khi Thổ Nhĩ Kỳ đang thúc giục Mỹ cho dẫn độ giáo sĩ Gulen tình nghi giựt dây vụ đảo chính hụt tháng 7 vừa qua.
Nếu lúc đầu truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ không mấy tán đồng lời lẽ bài Hồi Giáo của ông Trump, họ đã nhanh chóng thay đổi sau khi ứng viên đảng Cộng Hòa cho là ông ủng hộ quan điểm của tổng thống Erdogan, ngược lại bà Hillary bị ghét bỏ hơn vì bà bị nghi đứng về phía giáo sĩ mà Ankara lên án.
Có điều theo bài báo, người Thổ Nhĩ Kỳ tại Mỹ có cái nhìn ngược lại, ủng hộ ứng viên đảng Dân Chủ hơn.
Tại Israel ông Donald Trump cũng thu hút cảm tình của nhiều người. Những người ủng hộ ông xem ông là người bạn của Israel. Vả lại đối với các giáo sĩ Israel, ông vẫn hơn một phụ nữ hay một người da màu.
Trong hồ sơ về giáo dục, tuần báo Courrier International cũng có một tựa nhắc đến ứng viên đảng Cộng Hòa Mỹ : Trump, biểu hiện của sự suy đồi của nhà trường tại Mỹ. Tạp chí trích báo The Daily Beast (New York), giải thích là những thay đổi 50 năm gần đây ở Mỹ trong chương trình giảng dạy, đã đảo lộn việc truyền đạt các giá trị công dân và truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, và mở đường cho những người theo chủ nghĩa dân túy.
Tựa lớn trang bìa
Như nói ở trên, trang bìa các tạp chí Pháp tuần này đều khai thác các chủ đề khác nhau. Le Point ‘độc quyền’ giới thiệu hồi ký của’nam tài tử nổi tiếng Jean Paul Belmondo, với câu khẳng định « Nước Pháp, là tôi » dưới bức chân dung.
L’Express thì theo dõi thời sự chính trị Pháp, trước cuộc bầu tổng thống 2017, và chú ý đến nhân vật Macron, cựu bộ trưởng kinh tế đã từ nhiệm. Tạp chí chạy hàng tựa : « Macron, ván bài Poker ».
L’Obs cũng theo dõi tình hình trước cuộc bầu cử tổng thống nhưng tại Hoa Kỳ, với câu hỏi « Tại sao nước Mỹ trở nên khùng điên », hàng tựa bên canh gương mặt nhăn nhó, cau có của Donald Trump. Đây là hồ sơ đặc biệt của L’Obs với hơn 25 trang.
Tạp chí Courrier International dành hồ sơ lớn nêu trên trang nhất cho « Giáo dục, xưởng chế tạo công dân », với câu hỏi : Trường học phải đóng vai trò gì trong xã hội chúng ta ? Tạp chí chú ý đến chủ đề này nhân Diễn Đàn Dân Chủ Thế Giới sắp diễn ra ở thành phố Strasbourg, miền đông nước Pháp.
Thanh tra đột xuất sở có 44 cán bộ quản lý ở Hải Dương
Bộ Nội vụ sẽ thanh tra đột xuất việc thực hiện quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, số lượng phó trưởng phòng... tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.
Ngày 29/10, trả lời câu hỏi của báo chí về tình trạng "một sở biên chế 2
nhân viên, 44 cán bộ quản lý" ở Hải Dương, Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh
Tuấn cho biết Bộ đã ban hành quyết định thanh tra đột xuất việc thực
hiện quy định pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm
công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, số lượng phó trưởng phòng và
việc ký hợp đồng làm công tác chuyên môn tại Sở Lao động Thương binh và
Xã hội tỉnh Hải Dương.
Việc thanh tra đột xuất sẽ tiến hành trong thời kỳ từ 1/2014 đến
10/2016; thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố
quyết định.
Cũng theo ông Tuấn, Bộ Nội vụ thanh tra đối với các vụ việc mà báo chí
đã nêu, không chỉ Sở Lao động tỉnh Hải Dương mà còn ở một số bộ, ngành
và địa phương khác. Bên cạnh đó, Bộ đang rà soát các nghị định hướng dẫn
Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, nhằm sửa đổi để bảo đảm quản
lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng bổ nhiệm, tránh những vấn đề dư luận
phản ánh.
Sở Lao động tỉnh Hải Dương. Ảnh: Giang Chinh
|
Trước đó trao đổi với VnExpress, ông Vũ Doãn Quang, Giám đốc
Sở Lao động tỉnh Hải Dương cho biết, Sở có 46 biên chế thì 44 người làm
cán bộ quản lý cấp phòng trở lên, còn 2 nhân viên. Nhiều phòng, ban có
4-5 phó phòng. Tiền trợ cấp chức vụ cho 44 lãnh đạo được cân đối từ
nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh cấp về.
Ngoài 46 biên chế, Sở còn 29 lao động hợp đồng, trong đó 7 trường hợp
làm trước năm 1993. “Sở đang xem xét chấm dứt hợp đồng với 22 lao động
được tuyển dụng trong nhiệm kỳ của lãnh đạo khoá trước, đồng thời xem
xét lại quy trình bổ nhiệm, cắt giảm bớt cấp phó đưa trở lại làm nhân
viên”, ông Quang nói.
Võ Hải - Nguyễn Hoài
Châu Á chọn Trump hay Clinton?
TTCT - Muốn hay không muốn, kết quả cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ở Mỹ cũng sẽ dẫn đến một số thay đổi, trong đó có vấn đề chính sách đối với châu Á. Một số thủ đô châu Á cũng đã và đang “chấm” hai ứng cử viên...Nếu ông Trump thắng cử, nhiều nước châu Á sẽ phải tính toán lại chính sách đối ngoại và quan hệ với Mỹ -latime.com |
Muốn hay không muốn, châu Á tập hợp thành hai nhóm: một nhóm các nước có quan hệ đồng minh với Mỹ, và một nhóm đang hình thành xoay qua Trung Quốc, bên cạnh những nước đang cố giữ thế cân bằng giữa hai làn nước (hay hai làn đạn)
Trong khi đó, hai ứng cử viên Trump và Clinton đang có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau, đặc biệt về châu Á. Thành ra trong “thâm tâm”, mỗi nước cũng đang “ngầm” bỏ phiếu cho bằng cách này cách khác, thậm chí có thể qua những hành động không khác mấy so với điều mà Washington đã cáo buộc Matxcơva rằng “Nga đang can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ”.
Trump và vai trò “soái ca” của Mỹ
Việc ông Trump có đắc cử hay không là một lẽ (vẫn còn có khả năng “ngựa về ngược” nếu bà Clinton gặp sự cố khuynh đảo vào giờ thứ 23), nhưng việc các nước “dòm ngó” ông “từ đầu đến chân” lại đi một lẽ khác.
Mỗi nước đều sẽ phải đánh giá xem ông tác động hung cát ra sao cho nước mình như thế nào, đến đâu nếu ông thắng cử, bởi cho tới giờ Trump vẫn là một nhân tố khó đoán, tiềm ẩn bất ngờ với quá nhiều những tuyên bố vu vơ, gây sốc lúc này lúc khác.
Còn nếu bà Clinton thắng cử, các quốc gia khác chẳng phải nghĩ ngợi nhiều bởi lẽ bà đã bộc lộ rõ ý định của mình, với một cái nhìn đối ngoại nhất quán tiếp nối từ thời bà còn làm bộ trưởng ngoại giao. Thành ra, trọng tâm “dòm ngó” của các nước lại là ông Trump hơn là bà Clinton vốn đã tỏ như ban ngày.
Sau khi chính thức được Đảng Cộng hòa đề cử hạ tuần tháng 7, ứng cử viên Donald Trump đã “chính thức” công khai định hướng đối ngoại của mình qua một bài phỏng vấn do tờ New York Times thực hiện bên lề đại hội đảng này đăng trên số báo đề ngày 21-7-2016.
Nhà báo David E. Sanger (New York Times) nhắc lại quan điểm của ông Trump trong cuộc phỏng vấn trước đó cũng của tờ báo này từ tháng 3, khi ông còn chưa được Đảng Cộng hòa đề cử chính thức:
Sanger: Trở lại với những gì chúng ta bỏ dở hồi tháng 3 năm nay. Tối qua chúng ta đã nghe Chủ tịch (Hạ viện Mỹ Paul) Ryan trình bày cái nhìn về các vấn đề quốc tế rất ư là truyền thống của Đảng Cộng hòa, dấn thân trên thế giới.
Ông ấy bảo rằng Hoa Kỳ làm sao có thể lãnh đạo (thế giới) mà đứng từ phía sau được. Thế nhưng, trong cuộc nói chuyện của chúng ta hồi tháng 3, ông đã bàn đến việc rút khỏi các cam kết mà chúng ta không còn đáp ứng được nữa, trừ phi các nước khác trả tiền để mua...
- Trump: Tôi nghĩ rằng họ sẽ có khả năng thanh toán chi phí. Còn chúng ta thì không.
Sanger: Câu hỏi của tôi là nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ là một nhiệm kỳ rút ra và tuyên bố rằng “xin ông nghe rõ nhé: chúng ta sẽ không đầu tư vào các liên minh với NATO, sẽ không bỏ bấy nhiêu tiền của ở châu Á nữa do lẽ chúng ta không có khả năng đáp ứng điều đó, và điều này thực ra cũng chẳng phải là lợi ích”. Có phải vậy không?
- Trump: Trong khi chúng ta không được bù đắp đủ chi phí khổng lồ cho việc quân đội chúng ta bảo vệ các nước khác, thì trong nhiều trường hợp các nước mà tôi nói tới đó đều giàu cực kỳ... Thành ra, đúng như câu hỏi của anh: Tôi tuyệt đối sẵn sàng nói với các nước đó: “Hoan hô quý vị. Từ giờ quý vị sẽ tự bảo vệ mình nhé”.
Sanger: Nói như thế hẳn có ý cho là việc triển khai quân sự tiền phương của chúng ta trên thế giới là vì lợi ích của các nước nơi quân Mỹ hiện diện, chứ không thực sự vì lợi ích của chúng ta.
Tuy nhiên, tôi nghĩ nhiều người trong đảng của ông vẫn sẽ nói rằng lý do chúng ta có quân ở châu Âu, 60.000 quân ở châu Á là vì lợi ích của chính chúng ta trong việc giữ các tuyến đường thương mại luôn được thông, kềm chân được CHDCND Triều Tiên... Và muốn làm được điều đó, tốt nhất phải triển khai ra xa bên ngoài nước Mỹ.
- Trump: Làm như vậy có ích gì cho chúng ta? Chúng ta đang thâm hụt thương mại rất lớn. Tôi nghĩ rằng thay vì để thâm hụt thương mại trên toàn cầu những 800 tỉ USD, chúng ta nên thặng dư 100 tỉ, 200 tỉ, 800 tỉ. Thành ra, làm như vậy (tức trải quân đi giúp thiên hạ) có ích gì cho chúng ta? Chúng ta không còn là quốc gia của quá khứ nữa, thế giới này cũng vậy.
Chúng ta đang nợ 19.000 tỉ USD, ít bữa nữa sẽ lên tới 21.000 tỉ do cái ngân sách “tàu há mồm” mới thông qua. Thiệt là hết chỗ nói. Thành ra chúng ta không thể tiếp tục xa xỉ làm những gì chúng ta đã quen làm nữa. Chúng ta cần thiên hạ trả chi phí nhiều hơn bây giờ cho chúng ta do lẽ hiện họ mới chỉ trả có một phần cho phí thôi”.
Nội dung đối đáp trên cho thấy (1) ngay cả Đảng Cộng hòa hiện không cùng quan điểm với ông Trump; (2) quan điểm của ông Trump hoàn toàn khác với quan điểm “thủ lĩnh thế giới” của ba trào tổng thống Mỹ từ trước tới giờ, bất luận của đảng nào; và (3) đối với ông Trump, quan trọng trong mọi quan hệ là lời hay lỗ về mặt tiền bạc, và rằng nếu lỗ thì phải “cắt lỗ” và chẳng nên duy trì các quan hệ “bao đồng” đó làm gì.
Dường như trong thế giới quan của ông Trump không còn khái niệm “bạn, thù” cố hữu, khác với các trào tổng thống trước luôn phân biệt “bạn, thù” và ôm chặt các đồng minh. Dường như mọi vấn đề quan hệ đối ngoại, địa chính trị, tranh giành ảnh hưởng, mở rộng vùng ảnh hưởng... nay không đáng kể cho bằng kết toán lời/lỗ bao nhiêu tỉ USD, không khác gì đầu tư khách sạn, địa ốc ở đâu cũng được, sao cũng được, bằng thủ đoạn nào cũng được, miễn là sinh lời như ông đã làm bấy lâu nay!
Với Trump, với chủ trương tính toán lời lỗ tiền bạc kiểu đó, nước Mỹ sẽ không màng đến thế sự nữa, sẽ tự mình giũ bỏ vai trò “lãnh đạo” từ sau Thế chiến thứ nhì, chôn đi huyền thoại kế hoạch Marshall tái thiết Tây Âu, mặc cho EU, NATO, các đồng minh châu Á, châu Úc “bơ vơ”, để rồi Mỹ “đơn thân độc mã” phục hồi kinh tế theo sáng kiến của ông!
Đồng minh cũ, đồng minh mới
Không chỉ đưa ra bảng kết toán khái quát, ông Trump đã gây choáng váng khi đưa ra một thí dụ cụ thể là sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc: “Lẽ ra đã có một Triều Tiên thống nhất rồi nếu như ta rút quân khỏi đó sau hiệp định đình chiến!”.
Seoul choáng váng không chỉ do nghĩ đến giả định thống nhất hai miền sau khi quân Mỹ rút ra khỏi miền nam, mà còn do liên tưởng tới tương lai, thậm chí tương lai gần nếu ông Trump đắc cử!
Phát biểu về việc thống nhất hai miền Triều Tiên “ngon ơ” như vậy của ông Trump được Bình Nhưỡng tán thưởng.
Thật ra, ngay từ tháng 5 trước đó, Triều Tiên đã hoan nghênh Trump rồi sau khi ông này tuyên bố sẽ nói chuyện trực tiếp với lãnh tụ Kim Jong Un: “Tổng thống mà công dân Hoa Kỳ phải bỏ phiếu cho không phải mụ ngu si đần độn Hillary - kẻ đã tuyên bố sẽ áp dụng mô hình Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên - mà là ông Trump, người đã nói về tổ chức đối thoại trực tiếp với CHDCND Triều Tiên”.
Bình Nhưỡng càng mừng rỡ khi nghe Trump đe sẽ rút cả hệ thống tên lửa tầm cao THAAD đang được triển khai ở Hàn Quốc nhằm phòng ngừa tên lửa miền Bắc đơn giản vì mỗi hệ thống này trị giá đến 1,6 tỉ USD! Đang giãy nảy vì kiêng dè THAAD, nay nghe Trump nói thế coi như bất chiến tự nhiên thành.
Donald Trump không dừng câu chuyện “rút ra” ở Hàn Quốc, mà còn chuyển hướng sang cả Nhật Bản: “Một khi không đảm bảo được rằng chúng ta sẽ có hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, thì làm sao chúng ta có thể thoát ra với bấy nhiêu binh sĩ, tàu bay, tàu chiến và căn cứ ở bên Nhật Bản?”.
VOA hoảng quá, bèn tìm đến cựu phó tổng thống Walter Mondale, nguyên là đại sứ ở Nhật từ 1993-1996, để nhờ ông này ngăn Trump: “Thật đáng sợ khi nghe ứng cử viên của một chính đảng hàng đầu nói những điều đó. Quả là thời điểm kinh hoàng trong lịch sử Mỹ”.
Kinh hoàng là phải, do lẽ cứ theo lời ông Trump, các hiệp ước liên minh phòng vệ với Nhật Bản và Hàn Quốc đều tan thành mây khói, mà không cần đến một phát đạn của ông Kim Jong Un, một phát đạn chớ không cần đến một đầu đạn hạt nhân! Và đương nhiên chiến lược “xoay trục” trở lại châu Á của chính quyền Obama tan rã, chẳng cần đến khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên tiếng “bái bai bạn Mỹ!”.
Với một lập trường “rút ra”, giải thể các liên minh như thế, chẳng trách tờ Global Times ở Trung Quốc hoan hỉ công bố kết quả thăm dò dư luận độc giả của chính báo này, theo đó Trump sẽ đánh bại bà Clinton, người mà báo này gọi là “chính khách Mỹ đáng ghét bậc nhất” cho dù ở Mỹ Trump vẫn lẹt đẹt phía sau bà này.
Song, cái “mề đay” gắn cho Trump cũng có mặt trái của nó: tờ báo này đăng thêm một bài “Quan sát bình luận” của học giả Wang Yiwei (Vương Nghĩa Ngôi) của Đại học Nhân Dân, Bắc Kinh, trong đó ông Wang này nhận xét rằng “người Trung Quốc xem Trump như một gã hề, hài hước và bất cần đời”.
Học giả này còn phán: “Tôi nghĩ việc Trump trở thành tổng thống Mỹ sẽ tốt cho quan hệ Trung - Mỹ. Trump gắn với chủ nghĩa tự cô lập, không thích Mỹ gánh chừng đó nghĩa vụ trên thế giới. Ngược lại, Clinton đã khởi động chiến lược tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc”.
Coi như Bắc Kinh, Bình Nhưỡng (và cả Matxcơva...) đã “bỏ phiếu” sớm cho Donald Trump, trong khi các đồng minh “cũ” của Mỹ âm thầm “bỏ phiếu” cho Hilary Clinton. Hơn thua trên mặt trận quân sự là ưu tiên khi Trung Quốc đang thắng thế ở mặt trận kinh tế.
Có được một đối thủ tự nguyện trở thành đồng minh như Donald Trump quả là quà từ trên trời rơi xuống. Chả trách tại sao Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lại lặng thinh nghe ông Obama phán xét ngay trước mặt mình: “Trump không xứng làm tổng thống” tại Nhà Trắng hôm 2-8. Im lặng trong trường hợp này rất có thể là đồng ý.
Nếu quả thực nước Mỹ đã qua thời cực thịnh và đang trên đà suy vong, bắt đầu là kinh tế dẫn đến sa sút quân sự vì ngân sách eo hẹp, thì như lịch sử đã cho thấy, cũng phải cần đến một lớp lãnh đạo tương xứng với đà suy vong đó.
Chuyện hai ứng cử viên năm nay cùng xấp xỉ tuổi cổ lai hi, đặc biệt trái với truyền thống “lãnh đạo trẻ” của Đảng Dân chủ, đã là một dấu chỉ khủng hoảng kế thừa. Thời thế, thế thời phải thế!■
TP HCM thí điểm sản xuất điện từ rác
Nhà máy đặt tại bãi chôn lấp Phước Hiệp (Củ Chi) có công suất 200 kg mỗi ngày, sử dụng chất thải thực phẩm lấy từ chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.
UBND TP HCM vừa đồng ý cho một công ty của Nhật Bản hợp tác với Công ty
TNHH một thành viên Môi trường đô thị thành phố (Citenco) triển khai Mô
hình thử nghiệm nhà máy xử lý chất thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học tái
sinh năng lượng phát điện.
Nhà máy có công suất 200 kg mỗi ngày, sử dụng chất thải thực phẩm
được lấy từ chương trình Phân loại chất thải rắn tại phường Bến Nghé,
quận 1. Mô hình thử nghiệm được đặt tại bãi chôn lấp Phước
Hiệp do Citenco quản lý (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc,
huyện Củ Chi) với diện tích khoảng 300 m2.
Mỗi ngày TP HCM phát sinh 7.600 tấn rác nhưng việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế. Ảnh: Hữu Nguyên
|
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu 2 công ty này phải thực hiện đúng và
đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, trả lại mặt bằng sạch sau khi
kết thúc thời gian thử nghiệm. Các bên phải cam kết hợp tác triển khai mô hình thử nghiệm không liên quan đến việc thực hiện dự án sau này (nếu có).
Trong quá trình thử nghiệm, nếu phát sinh ô nhiễm môi trường thì phải ngừng, chịu trách nhiệm khắc phục ô nhiễm. Thời gian thử nghiệm là 8 tháng kể từ tháng 10.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, mỗi ngày thành
phố phát sinh khoảng 7.600 tấn rác và hiện có 75% lượng rác được xử lý
theo công nghệ chôn lấp tại bãi rác Đa Phước (huyện Bình Chánh).
Việc phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế, dù đã được thí điểm nhiều
lần nhưng hiện chỉ có một số phường đang thực hiện. Nguyên nhân do
thiếu đầu tư hệ thống phân loại một cách đồng bộ, từ thùng rác tại mỗi
gia đình, phương tiện vận chuyển có ngăn riêng và các bãi rác phải phân
loại, tái chế đúng yêu cầu.
Trung Sơn
Thương mại điện tử Việt đặt mục tiêu 10 tỷ USD
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA) kỳ vọng tới năm 2020, thương mại điện tử sẽ cán mốc 10 tỷ USD, chiếm 5% doanh thu bán
Năm 2020 sẽ có 30% dân số Việt Nam tham gia lĩnh vực thương mại
điện tử với giá trị tiêu dùng dự kiến 350 USD mỗi người. Ảnh: Anh Quân
|
Việt Nam hiện có hơn 54% dân số sử dụng Internet cùng lượng người sử
dụng các thiết bị thông minh gia tăng, được xem là thị trường tiềm năng
để phá triển thương mại điện tử.
Lĩnh vực này không chỉ tập trung ở các thành phố lớn mà bắt đầu có sự xê dịch ra những địa phương khác trên phạm vi cả nước. Theo
thống kê của VECITA, doanh thu bán lẻ trực tuyến 2015 của Việt Nam đạt
khoảng hơn 4 tỷ USD, vẫn còn bé so với tiềm năng cũng như trong khu vực (Trung Quốc đạt 617 tỷ USD, Hàn Quốc 39 tỷ USD, Ấn Độ 14 tỷ USD...).
"Thương mại điện tử Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh
mẽ. Mục tiêu quan trọng đến năm 2020, doanh số bán lẻ lĩnh vực này đạt
10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ của cả nước. Trong đó, kỳ vọng các
giao dịch thương mại điện tử B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào
năm 2020", bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng phụ trách VECITA
phát biểu tại một hội nghị mới đây. B2B là mô hình thương mại điện tử
trong đó các doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với nhau.
Theo kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 -
2020 được Thủ tướng phê duyệt, tới năm 2020, 50% doanh nghiệp sẽ có
trang thông tin điện tử, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận
đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.
Ngoài ra, 100% siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại
có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép khách hàng không
cần trả bằng tiền mặt. 70% đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn
thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của cá nhân, hộ cá
nhân qua hình thức thanh toán không dùng tiền mặt...
Một mục tiêu quan trọng khác được đề ra trong kế hoạch là tới năm 2020
sẽ có 30% dân số Việt Nam tham gia thương mại điện tử với giá trị mua
hàng trực tuyến dự tính đạt 350 USD mỗi người một năm.
Anh Quân
Nhận xét
Đăng nhận xét