RỒ DẠI VÀ THIÊN TÀI 2
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông sợ những phụ nữ quá cân.
Bản thiết kế bộ đồ lặn của Da Vinci.
Mô hình bộ đồ lặn cổ xưa của Da Vinci.
Thiết kế ròng rọc là nền tảng cho sự vận hành của robot Da Vinci.
Tái tạo mô hình robot của Da Vinci.
Những ý tưởng điên rồ nhất của các thiên tài
Ngày 10/11/2015 - Đăng bởi Lalung.vn
Hằng ngày trên thế
giới có biết bao phát minh phục vụ cho nhu cầu con người. Mục tiêu của
các sản phẩm đó giúp cho đời sống của chúng ta ngày càng trở nên nhẹ
nhàng và thú vị hơn bao giờ hết. Nhưng bên cạnh những sáng kiến được cho
là tối tân của các thiên tài thì cũng xuất hiện những sản phẩm được xem
là vô dụng.
Xét một khía cạnh nào đó thì chúng có lợi
thiệt đấy, nhưng nếu đi sâu vào thì hỡi ôi thôi rồi! Nhức não lắm các
chế ạ! Không tin ư? Vậy mời cả nhà cùng xem những minh chứng dưới đây
nhé! Đảm bảo ai đó sẽ điên đầu khi xem những sản phẩm bá đạo này cho mà
xem!
Oh my god! Liệu bánh xe này có thể đi được
bao nhiêu mét trong một vòng quay? Chắc là hơi bị xa đấy nhỉ? Nhưng mà
nếu để ý kỹ thì có vẻ như lợi bất cập hại đó các tình yêu ạ! Tại sao ư?
Các chế cứ nghĩ xem, nếu bánh xe lăn tới đâu thì bản thân người lái sẽ
tự nhiên lăn theo. Lăn chừng chục vòng đảm bảo đầu óc ai đó sẽ quay vòng
vòng, tối tăm xây xẩm mặt mày cho mà coi! Đặc biệt là mấy bạn bị say xe
thì coi như tiêu đời cô lựu luôn!
Bánh xe này có thực sự tiện dụng khi gắn
vào đôi giày kia? Có chắc rằng là khi có sự góp mặt của ẻm thì chúng ta
sẽ di chuyển nhanh hơn? Mọi chuyện phải suy xét kỹ càng đó nghen các
tình yêu. Không là tiền mất tật mang, đi nhanh đâu không thấy mà chỉ có
mỗi hàm răng đi du lịch ở nơi chốn nào tìm mãi không ra đó nhé!
Một công đôi chuyện thiệt chớ! Vừa được
cái sang chảnh vừa có cái bảo vệ khi trời mưa bất chợt. Nhưng mà đeo
chiếc cà vạt này cũng gồng đầu gồng cổ chứ chẳng chơi đâu à! Nghĩ đến
cảnh tượng đeo chiếc ô này suốt cả ngày làm việc thì ta nói tiện đâu
không thấy chỉ thấy về tới nhà là cái cổ yêu dấu cũng đi theo năm tháng
luôn cho mà coi!
Wao wao! Xe địa hình là đây! Cô vợ hai này
mà đi giữa lũ lụt hay triều cường, nước dâng lên tới mũi thì thôi rồi!
Thiên hạ cứ lé mắt nhìn trầm trồ ghen tỵ cho mà xem! Độc và lạ thiệt
chớ! Ý mà có một vấn đề to bự được đặt ra là cái khoảng leo lên leo
xuống hơi bị phức tạp à nha! Nhất là mấy bạn có thân hình mi nhon, hơi
gay go ý! Đúng là cái gì cũng có cái giá của nó mà!
Tiện lợi dữ thần không? Chỉ một miếng
snack mỏng dính mỏng dơ mà gói gọn nguyên cả cái bánh hamburger to tổ
chảng. Đã vậy còn bồi thêm câu mang đầy dủ các hương vị nữa chứ! Bà con
có thể tin nổi không? Hay đây chỉ là hình ảnh mang tính chất minh họa?
Thiệt tình đó chớ! Cứ thích phóng đại lên tận cung trăng không vậy đó
hà!
Hay quá hen! Vừa đi vừa sẵn tiện dọn đường
luôn! Thích quá trời quá đất luôn vậy đó! Nhưng liệu cái xà beng kia có
thể xúc được bao nhiêu tuyết? Hơi bị phiêu đó nhá! Có thể chưa kịp giải
quyết đâu và đâu thì cái vật hộ thân kia đã tan tành mây khói rồi! Nhìn
yếu ớt như thế cơ mà, làm sao có thể chịu cho thấu cơ chứ!
Trông cái bản mặt cu cậu có vẻ thích thú
chưa kìa! Có đồ bảo hộ này thì ma ma có thể yên tâm không vướng bận mà
treo ảnh lên để làm mấy việc cá nhân rồi! Khỏi phải sợ vướng tay vướng
chân mắc công. Tuy nhiên, các nhóc tỳ này thì chúa quậy phá, lắm chiêu
lắm trò thấy mà sợ nên các mẹ đừng có nên ỷ lại vào tấm bảo hộ này nhé!
Lỡ may có chuyện gì thì hậu họa khó lường lắm đó nha!
Ghê chưa? Ghê chưa? Vừa ngủ vừa sạc điện
thoại bằng chính hơi thở của mình. Từ nay là khỏi lo con dế của mình bị
hết pin khi ở vùng sâu vùng xa không có điện nữa rồi! Ai nghĩ ra sáng
kiến này chắc cũng không phải dạng vừa đâu! Ý mà nếu để sát bên khi ngủ
thế kia thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng không được tốt đâu nhá! Các tình
yêu đừng có mà ham hố vội mừng. Cái giá phải trả cho việc đó cũng hơi bị
cao đó nha!
Không thể tin vào mắt mình được! Tuyệt vời
ông mặt trời! Khi xưa có máy bán nước tự động thì giờ đây có cả máy bán
dép tự động luôn! Siêu thiệt chớ! Mà nếu xét về chủng loại thì có vẻ
hơi bị ít nhỉ? Do cái tủ ít có bé nên mọi người thông cảm mà xài đỡ
nhen!
Thời đại công nghệ là đây! Cứ như siêu
gián điệp ấy! Mục đích tốt thì không nói làm gì nhưng mà các cô cậu học
sinh, sinh viên mà sở hữu chiếc quần thần thánh này trong tay thì ta nói
gian lận trong thi cử dễ như ăn cháo chứ lị. Nhất quỷ nhì ma thứ ba học
trò. Các cụ nói đố có sai. Cuộc sống đâu ai lường trước điều gì đúng
không cả nhà!
Có vẻ thú vị nhỉ? Đi tới đâu là chói sáng
tới đó! Trung tâm của mọi sự chú ý cứ như dồn hết về chế! Cấm ai có
quyền hó hé đó nhen chưa!
Có chiếc mũ thần kỳ này trong tay thì cả
nhà dư sức qua cầu mở party ngoài trời rồi! Tha hồ mà quẫy, tha hồ mà
nhảy nhót với các sắc màu. Ôi thôi nó vui gì đâu luôn vậy đó trời ạ!
Nhưng mà ai là nạn nhân đội cái nón này suốt cuộc chơi thì hơi bị mệt đó
nhé! Tàn cuộc chơi thì cái cổ cũng đi theo năm tháng cho mà coi! Lúc đó
thì câu ăn chơi sợ gì mưa rơi chả còn cái nghĩa lý gì hết trơn ý!
Sau khi xem xong bài viết này mọi người có
cảm tưởng gì nào? Dưới đây là video tổng hợp những kỉ lục Guinness điên
rồ nhất thế giới mời cả nhà cùng xem để giải trí nhá!
Thật sự mở mang tầm mắt chưa nào! Nếu thấy
thú vị vậy tại sao các tình yêu lại không chia sẻ ngay và luôn với mọi
người để giải trí cơ chứ nè!
Thói quen "rởm đời" của các thiên tài trong lịch sử
Nikola Tesla lau thìa 18 lần mới dùng bữa, Charles Dickens chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày... là những thói quen "quái lạ" của các thiên tài.
Ít ai ngờ rằng, nhiều nhà văn, nhà chính trị gia, nghiên
cứu khoa học lại có một số thói quen kỳ lạ giúp họ nảy sinh nhiều ý
tưởng sáng giá. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhà văn Mỹ - Jack
Kerouac phải tìm đến men rượu để “giải phóng tâm hồn”, tạo nguồn cảm
hứng văn chương hay nhà thơ Thomas Stearns Eliot còn có thói quen bôi
phấn lên mặt và tô son màu xanh lá cây; Friedrich von Schiller tìm ý thơ
từ mùi táo thối.
Câu hỏi nhiều người thắc mắc là những thói quen kỳ lạ này tạo nên các thiên tài,
hay chính cái “tài” đã tạo nên cái “tật” khác thường ở những con người
đó. Cùng điểm lại một vài thói quen quái gở của các thiên tài qua bài
viết dưới đây.
1. Tiểu thuyết gia Charles Dickens - chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày
Được
mệnh danh là một trong những cây bút vĩ đại nhất thời nữ hoàng
Victoria, tiểu thuyết gia người Anh - Charles Dickens (1812 - 1870) sở
hữu không ít những thói quen kỳ lạ. Một nhân viên tiết lộ rằng, Charles
không thể chịu được việc tóc tai “mất trật tự”, chính vì vậy ông luôn
phải để một chiếc lược ngay gần và chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày.
Bên
cạnh đó, ông còn có thói quen đi đi lại lại trong khi sáng tác và đọc
cho thư ký chép lại. Sau đó, hai người còn phải nghiền ngẫm từng câu
nhiều lần, thay từ cho phù hợp và đổi thứ tự các từ trong câu trước khi
bắt tay vào viết tiếp.
Các
chuyên gia nghiên cứu đời sống và công việc của Dickens cho rằng trường
hợp của ông là biểu hiện nhẹ của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nặng
hơn còn là chứng động kinh.
2. Nhà sáng chế Thomas Edison - ngủ nhiều giấc mỗi ngày
Trước
khi trở thành các cộng sự nghiên cứu của Thomas Edison (1847 - 1932),
họ đã phải trải qua một vòng phỏng vấn gắt gao, đó là ăn một bát súp
dưới dự quan sát của nhà sáng chế tài năng này. Ông sẽ theo dõi xem họ
có cho thêm muối vào súp trước khi ăn hay không.
Edison
sẽ lập tức loại ngay những người cho muối dù chưa nếm thử tí nào. Theo
ông, bài kiểm tra này nhằm loại bỏ những thí sinh mới bắt đầu nhưng đã
đưa ra quá nhiều giả thuyết.
Edison còn cố
gắng giảm thiểu những nhu cầu thiết yếu hết sức có thể, ví dụ như việc
ngủ. Ông chia giấc ngủ của mình ra thành nhiều lần ngủ ngắn để có thêm
thời gian tỉnh táo làm việc.
Khác với người bình thường ngủ từ 6-8h liên tục, ông lại chia thành nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày.
Chu
kỳ ngủ chia làm nhiều giai đoạn (polyphasic sleep) là phương pháp dành
cho những người muốn có thêm thời gian thức để làm những công việc khác,
nhờ vậy sẽ tăng được năng suất công việc. Ngoài Thomas Edison, thiên
tài Leonardo Da Vinci cũng áp dụng phương pháp ngủ này.
3. Nhà phát minh Nikola Tesla - lau thìa với 18 chiếc khăn tay mới ăn
Nikola
Tesla (1856 - 1943) là cha đẻ của hơn 300 phát minh như nam châm điện,
radio, động cơ không đồng bộ… Tesla thường bắt đầu làm việc vào lúc 3h
sáng và tiếp tục cho tới 11h đêm.
Thói
quen này đã khiến ông bị suy nhược ở độ tuổi 25. Tuy nhiên, ông nhanh
chóng phục hồi và tiếp tục chế độ sinh hoạt này cho tới khi về già, làm
việc suốt 38 năm không ngừng nghỉ.
Bên
cạnh đó ông còn sống độc thân và làm bạn với chim bồ câu. Telsa còn có
những nỗi sợ thầm kín, đó là phụ nữ thừa cân và các loại trang sức (đặc
biệt là ngọc trai).
Ông sợ những phụ nữ quá cân.
Hơn
thế, ông còn không dám bắt tay vì sợ vi khuẩn. Mỗi khi dùng bữa, nhà
phát minh này phải lau sạch dao, dĩa và thìa với đúng 18 chiếc khăn tay
làm từ vải lanh rồi mới yên tâm thưởng thức bữa ăn của mình.
4. Bác sĩ Sigmund Freud - kết bạn với "nàng tiên nâu"
Bác
sĩ tâm lý và thần kinh người Áo - Sigmund Freud (1856 - 1939) đã mang
đến những hiểu biết sâu sắc về tiềm thức con người. Thông qua đó, ông
cũng giúp các nhà tâm lý học có được cách thức tiếp cận bệnh nhân một
cách dễ dàng hơn. Nhưng ít ai biết rằng, tật xấu của con người tưởng như
hoàn hảo này chính là nicotine và cocaine.
Ông
bắt đầu nghiện các chất kích thích này từ rất sớm và hút liên tục.
Người bạn thân và cũng là bác sĩ của Freud đã cảnh báo ông rằng, việc
hút xì gà hàng ngày có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim hết sức nguy
hiểm.
Freud đã cố cai nghiện nhưng lại sớm rơi vào tình trạng trầm cảm. Ông đã từng chia sẻ: “Ngay
sau khi bỏ thuốc, tim tôi thậm chí còn tệ hơn hồi dùng, tâm trạng thì
không lúc nào được yên vì những hình ảnh chết chóc, tiễn biệt cứ lặp đi
lặp lại”.
Cuối
cùng, Freud lại phải trở về với “nàng tiên nâu” và đã từng hút một liều
lượng lớn cocaine. Ông thậm chí phải trải qua 33 cuộc phẫu thuật miệng
và hàm để loại bỏ tế bào ung thư nhưng vẫn dành những lời ca ngợi tốt
đẹp cho thứ “vật chất kỳ diệu” này.
5. Nhà văn Honore de Balzac - uống 50 cốc cà phê mỗi ngày
Nhà
văn hiện thực Pháp - Honore de Balzac (1799 – 1850) có niềm đam mê với
cà phê lớn tới mức một ngày ông có thể uống tới 50 cốc và hiếm khi chợp
mắt trong quá trình sáng tác bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời”.
Thậm chí ông còn dành một bài báo để ca ngợi “vẻ đẹp” của cà phê bằng thứ văn xuôi hoa mỹ và đầy chất thơ: “Thứ
cà phê này rót vào dạ dày bạn và ngay lập tức tạo nên một chấn động.
Các ý tưởng bắt đầu hành quân như tiểu đoàn trong một trận chiến”.
Honore
de Balzac gọi cà phê là “thứ sức mạnh lớn lao trong cuộc đời”, nhờ có
thức uống này mà ông có thể sóng sót với lịch làm việc “chết người”: đi
ngủ lúc 6h tối, dậy lúc 1h và làm việc đến 8h sáng, sau đó chợp mắt một
lúc trước khi tiếp tục viết 7 tiếng.
Ông uống
rất nhiều để duy trì tốc độ công việc và thậm chí còn ăn bột cà phê
trong khi dạ dày đang rỗng. Kết quả là Honore de Balzac đã viết được 85
cuốn tiểu thuyết trong vòng 20 năm và qua đời ở độ tuổi 50.
Nhiều
người suy đoán cái chết của ông là do lao lực và uống quá nhiều cà phê,
trong khi có những giả thuyết cho rằng ông qua đời vì bị tăng huyết áp,
xơ vữa động mạch.
6. Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu - ý tưởng xuất hiện khi não thiếu dưỡng khí
Trong
74 năm cuộc đời của mình, tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu đã sở hữu 3.300
bằng sáng chế, nổi tiếng nhất trong số đó là đĩa mềm. Rất nhiều sản phẩm
của Nakamatsu đã được khai sinh trong hoàn cảnh ông suýt chết đuối. Nhà
sáng chế lỗi lạc này tin vào lợi ích của việc thiếu dưỡng khí khi con
người ở dưới nước.
Ông cho biết: “Để não thiếu dưỡng khí, bạn cần phải lặn thật sâu và khoảng 1,5 giây trước khi chết, tôi có thể hình dung ra một phát minh mới”. Sau đó ông viết ý tưởng này vào giấy chống thấm nước rồi bơi lên.
Thêm
một chìa khóa dẫn đến thành công của Nakamatsu là lên ý tưởng trong một
căn phòng lát đầy vàng 24kara. Theo ông, lớp vàng này có thể ngăn được
sóng vô tuyến và radio “có hại cho quá trình sáng tạo”.
12 phát minh thú vị kinh ngạc "bị bỏ rơi"
Giữa giai đoạn Thế chiến thứ Nhất và Thế chiến thứ Hai, nhiều phát minh thú vị đến kinh ngạc đã được tạo ra và bị các thế hệ sau lãng quên.
PHƯƠNG TIỆN
Trong thời kỳ chiến tranh, chiếc xe nôi chống khí độc là một phát minh thức thời dành cho các gia đình ở Anh vào năm 1936.
Các ý tưởng đi trước thời đại của Leonardo Da Vinci
Leonardo Da Vinci không chỉ là họa sĩ, ông còn là một thiên tài khoa học…
Nhắc tới cái tên Leonardo Da Vinci,
điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới đó là bức họa Mona Lisa với nụ cười bí
ẩn. Tuy nhiên, trong sự nghiệp của mình, thiên tài người Ý còn là chủ
nhân của rất nhiều phát minh và ý tưởng đi trước thời đại…
1. Thiết bị lặn
Sống trong thời Trung cổ, những cuộc chiến giữa các vùng đất của
lãnh chúa là điều chẳng mấy xa lạ với Leonardo Da Vinci. Là người căm
ghét chiến tranh song để bảo vệ mảnh đất đang sinh sống, ông đã không ít
lần phải chế tạo ra những cỗ máy chiến đấu hay quân trang để đánh bại
quân thù.
Bản thiết kế bộ đồ lặn của Da Vinci.
Bộ đồ lặn đầu tiên trong lịch sử đã ra đời trong hoàn cảnh ấy, giúp
các binh sĩ chiến đấu dưới nước. Về cơ bản, dụng cụ này khá đơn giản,
bao gồm một mặt nạ có kính thủy tinh giúp người lặn có thể nhìn rõ mọi
vật dưới nước cùng quần áo làm từ da thuộc.
Mặt
nạ này có ống thở nối tới một chiếc bình hoặc túi chứa đầy không khí,
gắn chuông báo hiệu. Đi kèm với bộ đồ lặn là những chiếc lọ nhỏ để thợ
lặn “giải quyết nỗi buồn” dưới nước. Theo Da Vinci, việc làm đó giúp kéo
dài thời gian lặn hơn so với bình thường.
Mô hình bộ đồ lặn cổ xưa của Da Vinci.
Trong các tư liệu cổ, bộ đồ lặn này được thiết kế cho hải quân
Venice, giúp binh sĩ có thể lặn xuống nước và đục thủng tàu quân địch.
Tuy nhiên, trong thực tế, người ta đã không có dịp sử dụng tới chúng khi
kẻ thù đã thất bại trước khi phải cần tới loại vũ khí lợi hại này của
Leonardo Da Vinci.
2. Máy bay, tàu lượn
Một trong những đam mê khám phá của Leonardo chính là làm sao để
chinh phục không gian. Trong cuốn sổ ghi chép của mình, ông dành nhiều
thời gian nghiên cứu những cỗ máy giúp con người bay lượn được như chim
trên trời. Một trong số đó đã thành công khi Da Vinci chính là người
phát minh ra dù tam giác, tiền thân của những chiếc dù thời hiện đại.
Chưa dừng lại ở đó, Leonardo còn là người đưa ra ý tưởng về những
chiếc máy bay, tàu lượn đầu tiên trên thế giới. Thiết kế thứ nhất của Da
Vinci mô tả một cỗ máy có thể gọi là “tàu lượn cánh chim”.
Nó
là một cỗ máy cấu trúc hệt như một con chim khổng lồ, có khoang giữa
cho người lái và hai cánh lớn có thể chuyển động như cánh chim. Theo Da
Vinci, nếu cỗ máy cất cánh từ trên đỉnh núi, nó hoàn toàn có thể bay
bằng cách điều khiển hai cánh “vỗ” thông qua một cần quay tay của người
lái.
Thiết kế thứ hai của Da Vinci mang dáng dấp của một chiếc máy bay
trực thăng. Trong cuốn sổ tay của Da Vinci, đây là thiết kế được mô tả
chi tiết nhất. Ông gọi nó là một chong chóng khổng lồ, với cánh quạt làm
từ vải lanh.
Khi quay đủ nhanh, chúng sẽ nhấc
bổng cả cỗ máy, giúp nó bay được trong không trung. Ý tưởng thiết kế
của ông xuất phát từ việc quan sát những quả thông bay lơ lửng mỗi khi
từ trên cây rụng xuống.
Đó thực sự là những ý tưởng tuyệt vời, đi trước thời đại của thiên
tài người Ý. Tuy nhiên rất tiếc là chúng không trở thành hiện thực. Các
nhà chuyên môn sau khi nghiên cứu thiết kế của Leonardo, đã khẳng định
hai cỗ máy của ông khó có thể “nhấc mình” khỏi mặt đất bởi một số tính
toán chưa chính xác.
3. Robot hiệp sĩ
Thế kỷ XXI được coi là thời hoàng kim của công nghệ tự động hóa, là
thế kỷ của robot. Nhìn ngắm những chuyển động chân thực của ASIMO hay
các thế hệ người máy khác nhau trên toàn thế giới, chúng ta không khỏi
trầm trồ thán phục trước bước tiến thần kì của văn minh nhân loại.
Nhưng
ít ai biết rằng, ý tưởng về sự ra đời những robot như thế thuộc về
Leonardo Da Vinci, sống cách chúng ta gần 600 năm về trước.
Leonardo bị ám ảnh đặc biệt với cơ thể
người. Trong sự nghiệp của mình, ông nhiều lần tiến hành những giải
phẫu, mổ xẻ các bộ phận cơ quan để tìm hiểu cơ chế vận động của cơ thể.
Điều này giúp ông hiểu rõ quá trình vận hành các bó cơ và khớp xương của
mình. Leonardo cũng cho rằng hoàn toàn vận dụng được điều ấy vào các cỗ
máy.
Ghi chép của Leonardo về hoạt động cơ bắp và các khớp xương.
Kết quả là ông đã chế tạo ra một robot thô sơ vào thời điểm đó.
Trong các tài liệu ghi chép và sự suy đoán của giới khoa học, robot Da
Vinci có thể đi lại, ngồi xuống và sử dụng cả cơ hàm nhờ thiết kế chủ
yếu bằng ròng rọc. Nó được dùng làm trò tiêu khiển trong các bữa tiệc
của người bảo trợ Leonardo: Lodovico Sforza.
Thiết kế ròng rọc là nền tảng cho sự vận hành của robot Da Vinci.
Dù cho robot Da Vinci không thể tồn tại cùng thời gian song thực
tế, ý tưởng của Da Vinci là khả thi và nó đã được tái hiện lại vào năm
2002. Mark Rosheim - một chuyên gia về người máy đã sử dụng bản ghi chú
của chính Leonardo Da Vinci về con robot của ông, xây dựng các khuôn mẫu
chế tạo robot.
Tái tạo mô hình robot của Da Vinci.
Thật đáng kinh ngạc, một trong số những khuôn mẫu ấy đã thành công, tạo nên các robot thám hiểm hành tinh cho NASA.
Nhận xét
Đăng nhận xét