THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 15
(ĐC sưu tầm trên NET)
Con trâu nghĩa khí được kể đến là con trâu đực của một gia đình nông dân tên là Ngô Hiếu Tiên, ở trên núi Quan Đồng, huyện Nghệ Hưng. Con trâu có sức mạnh phi thường, phẩm hạnh lại vô cùng tốt, mỗi ngày có thể cày 20 mẫu ruộng (*), cho dù có đói, cũng không ăn cây mạ ngoài đồng.
(*) Mẫu ở đây là đơn vị xưa, 16 mẫu mới được 1 hecta.
Ngô Hiếu Tiên vô cùng quý mến nó, ông để cho đứa con trai 13 tuổi trong nhà là Ngô Hy Niên chăn thả. Hàng ngày cậu bé cưỡi trên lưng trâu, cùng trâu ra đồng.
Một lần nọ, khi trâu đang gặm cỏ ở khe suối, bỗng nhiên một con hổ từ trong cánh rừng phía sau lưng trâu đi tới, muốn vồ bắt đứa trẻ đang ngồi trên lưng trâu. Con trâu phát giác được, liền quay lưng lại hướng về phía con hổ, vừa ăn cỏ vừa chầm chậm tiến lên. Ngô Hy Niên vô cùng sợ hãi, bám chặt lưng trâu chẳng dám nhúc nhích. Con hổ thấy trâu đi tới, liền ngồi chồm hổm trên mặt đất để chờ khi nào trâu đến gần sẽ bổ nhào về phía trước, vồ lấy đứa bé đang cưỡi trên lưng.
Khi con trâu đến gần hổ rồi, bỗng nhiên nó phóng như bay về phía trước, dồn hết sức mạnh vào cặp sừng húc vào con hổ. Con hổ đang muốn vồ lấy đứa bé cưỡi trên lưng trâu, vậy nên không kịp né tránh, bị trâu húc mạnh một cái, ngã lăn vòng xuống một cái khe nhỏ hẹp, nằm ngửa chỗ đó chẳng có cách nào trở mình được, làm cho nước trong khe bị tắc nghẽn, sau cùng mực nước dâng cao quá đầu, con hổ thế là bị chết đuối.
Ngô Hy Niên cưỡi trâu về nhà, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho cha cậu nghe, Ngô Hiếu Tiên triệu tập mọi người lại khiêng hổ về nhà xẻ thịt.
Một ngày nọ, Ngô Hiếu Tiên cùng người hàng xóm là Vương Phật Sinh vì tranh chấp nguồn nước mà nảy sinh mâu thuẫn. Vương Phật Sinh là người giàu có nhưng cực kì tàn nhẫn hung ác, bình thường mọi người trong làng đều căm hận ông đến tận xương tủy, vậy nên trong chuyện này, mọi người đều bênh vực Ngô Hiếu Tiên. Vương Phật Sinh càng thêm căm tức, liền dẫn theo con trai ông ta đánh chết Ngô Hiếu Tiên. Cậu con Ngô Hy Niên kiện lên quan phủ, Vương Phật Sinh liền dùng vàng bạc hối lộ, vì thế quan phủ không những không xử, mà còn cho người đánh đập Ngô Hy Niên đến chết.
Sau khi Ngô Hy Niên chết, trong nhà chẳng còn có anh em khác để minh oan. Vợ của Ngô Hiếu Tiên là Châu thị, mỗi ngày đều khóc lóc bi thương trước mặt trâu, nói với trâu rằng: “Lúc trước may nhờ có ngươi, con trai ta mới không bị hổ ăn mất. Giờ đây cả hai cha con đều bị kẻ thù hại chết, ông trời ơi, ai sẽ trả thù rửa hận cho con đây?”.
Trâu nghe xong đùng đùng nổi giận, tinh thần bị đả kích, kêu rống một hồi, sau đó chạy như bay đến nhà Vương Phật Sinh. Ba cha con Vương Phục Sinh đang ở đại sảnh uống rượu mừng cùng mọi người, trâu liền xông thẳng vào dùng sừng húc mạnh Vương Phật Sinh khiến ông này chết ngay tại chỗ. Trâu lại quay đầu húc hai đứa con trai ông ta, hai người con trai cũng bị húc chết. Khách khứa trong nhà cầm gậy đánh nhau với con trâu, cuối cùng cả đám đều bị thương nặng.
Người trong thôn vội vàng đem sự việc trình lên huyện lệnh, huyện lệnh nghe xong, biết mình xử án bất công, gây ra thảm kịch, tội lỗi khó tránh, liền lăn đùng ra chết ngất tại chỗ.
Có người nói: Thân chỉ là một con trâu mà lại có thể trả thù cho cả hai thế hệ nhà họ Ngô, thật là thân thú tình người, nghĩa khí hiếm có xưa nay!
Thơ rằng:
Trâu cõng đứa trẻ thoát miệng hùm,
Thù nhà hai đời rửa sạch trơn.
Chẳng ngờ sừng trâu, đời da thú,
Cũng có anh hào, dũng nghĩa thay!
Tiểu Thiện, dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa
Hải cẩu Cape bị "bắt quả tang" tấn công cá mập xanh ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi. (Ảnh: HMG Press)
Hải cẩu ngốn ngấu ruột của cá mập trước khi thả trôi xác con mồi to lớn gần bằng kích thước cơ thể nó. Ảnh: (Ảnh: Wikipedia Commons)
Hải cẩu thường được biết đến như con mồi của cá mập trắng khổng lồ. (Ảnh: Word Press)
Vạn vật có linh: Chú trâu nghĩa khí báo thù cho chủ
Ai bảo động vật là vô tri, có lẽ người đó chưa nghe về những câu chuyện đầy tình nghĩa của loài vật. Chuyện chú trâu đầy nghĩa khí, tìm cách trả thù cho chủ dưới đây quả thật cảm động lòng người.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Con trâu nghĩa khí được kể đến là con trâu đực của một gia đình nông dân tên là Ngô Hiếu Tiên, ở trên núi Quan Đồng, huyện Nghệ Hưng. Con trâu có sức mạnh phi thường, phẩm hạnh lại vô cùng tốt, mỗi ngày có thể cày 20 mẫu ruộng (*), cho dù có đói, cũng không ăn cây mạ ngoài đồng.
(*) Mẫu ở đây là đơn vị xưa, 16 mẫu mới được 1 hecta.
Ngô Hiếu Tiên vô cùng quý mến nó, ông để cho đứa con trai 13 tuổi trong nhà là Ngô Hy Niên chăn thả. Hàng ngày cậu bé cưỡi trên lưng trâu, cùng trâu ra đồng.
Một lần nọ, khi trâu đang gặm cỏ ở khe suối, bỗng nhiên một con hổ từ trong cánh rừng phía sau lưng trâu đi tới, muốn vồ bắt đứa trẻ đang ngồi trên lưng trâu. Con trâu phát giác được, liền quay lưng lại hướng về phía con hổ, vừa ăn cỏ vừa chầm chậm tiến lên. Ngô Hy Niên vô cùng sợ hãi, bám chặt lưng trâu chẳng dám nhúc nhích. Con hổ thấy trâu đi tới, liền ngồi chồm hổm trên mặt đất để chờ khi nào trâu đến gần sẽ bổ nhào về phía trước, vồ lấy đứa bé đang cưỡi trên lưng.
Khi con trâu đến gần hổ rồi, bỗng nhiên nó phóng như bay về phía trước, dồn hết sức mạnh vào cặp sừng húc vào con hổ. Con hổ đang muốn vồ lấy đứa bé cưỡi trên lưng trâu, vậy nên không kịp né tránh, bị trâu húc mạnh một cái, ngã lăn vòng xuống một cái khe nhỏ hẹp, nằm ngửa chỗ đó chẳng có cách nào trở mình được, làm cho nước trong khe bị tắc nghẽn, sau cùng mực nước dâng cao quá đầu, con hổ thế là bị chết đuối.
Ngô Hy Niên cưỡi trâu về nhà, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho cha cậu nghe, Ngô Hiếu Tiên triệu tập mọi người lại khiêng hổ về nhà xẻ thịt.
Một ngày nọ, Ngô Hiếu Tiên cùng người hàng xóm là Vương Phật Sinh vì tranh chấp nguồn nước mà nảy sinh mâu thuẫn. Vương Phật Sinh là người giàu có nhưng cực kì tàn nhẫn hung ác, bình thường mọi người trong làng đều căm hận ông đến tận xương tủy, vậy nên trong chuyện này, mọi người đều bênh vực Ngô Hiếu Tiên. Vương Phật Sinh càng thêm căm tức, liền dẫn theo con trai ông ta đánh chết Ngô Hiếu Tiên. Cậu con Ngô Hy Niên kiện lên quan phủ, Vương Phật Sinh liền dùng vàng bạc hối lộ, vì thế quan phủ không những không xử, mà còn cho người đánh đập Ngô Hy Niên đến chết.
Sau khi Ngô Hy Niên chết, trong nhà chẳng còn có anh em khác để minh oan. Vợ của Ngô Hiếu Tiên là Châu thị, mỗi ngày đều khóc lóc bi thương trước mặt trâu, nói với trâu rằng: “Lúc trước may nhờ có ngươi, con trai ta mới không bị hổ ăn mất. Giờ đây cả hai cha con đều bị kẻ thù hại chết, ông trời ơi, ai sẽ trả thù rửa hận cho con đây?”.
Trâu nghe xong đùng đùng nổi giận, tinh thần bị đả kích, kêu rống một hồi, sau đó chạy như bay đến nhà Vương Phật Sinh. Ba cha con Vương Phục Sinh đang ở đại sảnh uống rượu mừng cùng mọi người, trâu liền xông thẳng vào dùng sừng húc mạnh Vương Phật Sinh khiến ông này chết ngay tại chỗ. Trâu lại quay đầu húc hai đứa con trai ông ta, hai người con trai cũng bị húc chết. Khách khứa trong nhà cầm gậy đánh nhau với con trâu, cuối cùng cả đám đều bị thương nặng.
Người trong thôn vội vàng đem sự việc trình lên huyện lệnh, huyện lệnh nghe xong, biết mình xử án bất công, gây ra thảm kịch, tội lỗi khó tránh, liền lăn đùng ra chết ngất tại chỗ.
Có người nói: Thân chỉ là một con trâu mà lại có thể trả thù cho cả hai thế hệ nhà họ Ngô, thật là thân thú tình người, nghĩa khí hiếm có xưa nay!
Thơ rằng:
Trâu cõng đứa trẻ thoát miệng hùm,
Thù nhà hai đời rửa sạch trơn.
Chẳng ngờ sừng trâu, đời da thú,
Cũng có anh hào, dũng nghĩa thay!
Tiểu Thiện, dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa
Kể lại chuyện hổ dữ trả thù tàn khốc ở Tuyên Quang
28/03/2015 00:05 GMT+7
Tất cả số dê, từ nhỏ đến to đều chết vì những vết cắn đứt họng, những vết cào
toạc da, toác thịt.
Theo chỉ dẫn của anh Chẩu Văn Hoản, người giáp mặt hổ ven hồ thủy điện Na Hang,
tôi tìm đến bản Nà Tông thuộc xã Thượng Lâm (Lâm Bình, Tuyên Quang), gặp anh
Nông Văn Huy.
Nhà anh Huy ở ngay chân núi đá vôi hùng vĩ. Anh Huy sinh năm 1963, là người Tày, sinh ra và lớn lên ở bản Nà Tông.
Anh Huy vốn là thợ săn khét tiếng trong vùng, mấy chục năm sống nhờ săn bắn, nên từng gốc cây, ngọn cỏ, từng hang hốc, lối đi khắp những cánh rừng thuộc huyện Lâm Bình anh đều biết rõ. Trong rừng Lâm Bình có con thú gì, trú ngụ ở đâu anh đều nắm được cả.
Tuy nhiên, chục năm trước, chính quyền tỉnh và huyện kiên quyết dẹp nạn săn thú, thu súng săn, thì anh Huy cũng thôi nghiệp sát hại thú rừng.
Cách đây mấy năm, khi các cán bộ của Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn Việt Nam (PRCF) ở Hà Nội lên đây, phát hiện rừng Thượng Lâm có loài voọc đen má trắng, thì anh Huy trở thành cộng tác viên của dự án, ngày ngày vào rừng đếm voọc, chụp ảnh, bảo vệ loài vật cực kỳ quý hiếm này.
Thật bất ngờ khi cả thế giới chỉ còn khoảng 400 con voọc đen má trắng, trong đó, riêng xã Thượng Lâm và Khuôn Hà đã có hơn 100 con.
Nhắc đến chuyện mãnh chúa rừng xanh, anh Nông Văn Huy khẳng định rằng, trong đại ngàn nghiến trên dãy đá vôi thuộc xã Thượng Lâm và Khuôn Hà vẫn còn một đàn hổ, ít nhất phải 4-5 con.
Lời khẳng định của anh Huy quả thực có giá trị, bởi anh không chỉ là thợ săn tài ba, từng kiếm sống bằng nghề săn bắn suốt mấy chục năm qua, có quá nhiều kinh nghiệm về săn thú, mà anh còn là cán bộ bảo tồn voọc, ngày ngày vào rừng, kiểm soát khu vực rộng lớn, nơi sinh sống của loài linh trưởng quý hiếm này.
Tôi hỏi anh Huy: “Hổ hoang dã là loài vô cùng quý hiếm, gần như tuyệt chủng ở Việt Nam, nên thật khó tin khi ở đây có hổ. Liệu anh có nhìn nhầm thành báo gấm hoặc báo hoa mai?”.
Anh Huy khẳng định: “Đời cha, ông, rồi đời tôi sinh ra và lớn lên ở rừng rậm, đã từng bắn chết nhiều hổ, báo, nên chỉ cần nhìn dấu chân, dấu vết cắn, cào trên con mồi, tôi đã biết là hổ hay báo.
Tôi khẳng định, trong rừng Thượng Lâm vẫn còn đàn hổ, với ít nhất là 4-5 con. Đàn hổ này tôi giáp mặt nhiều lần rồi, cả tận mắt, lẫn thấy dấu chân, thấy con mồi ăn dở. Không chỉ tôi, mà nhiều người, trong đó có cán bộ bảo tồn voọc đã tận mắt hổ trong rừng”.
Anh Nông Văn Huy bảo rằng, đại gia đình anh vốn rất căm ghét loài hổ, vì chúng phá hoại kinh khủng. Tuy nhiên, đó là chuyện xưa, khi con người và hổ còn sống chung với nhau, khi loài mãnh chúa rừng xanh là mối họa của con người.
Giờ đây, loài cọp đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi con người và được nâng cao nhận thức, nên anh Huy không bao giờ săn lùng chúng nữa.
Anh Huy dẫn tôi ra thung lũng phía sau nhà, ngay dưới chân dãy núi Nà Tông hùng vĩ. Giữa thung lũng ấy, có mỏm đồi thấp rộng rãi, sạch sẽ. Anh Huy bấm điện thoại một lát, thì anh Ma Văn Nghị, người cùng bản đến.
Anh Huy bảo: “Tôi gọi anh Nghị đến đây, để làm chứng về chuyện cách đây không lâu lắm, tại bãi đất trống này, đàn cọp đã mò về bản cắn chết 30 con dê. Ngay tại chỗ này, cọp gầm à ưm vang động cả núi rừng, cắn đàn dê chết la liệt”.
Theo lời kể của anh Huy và anh Nghị, khi đó, mới chỉ hơn chục năm trước, chính quyền chưa thu súng, nên trong nhà đồng bào Tày ở đây, nhà nào cũng có sẵn một vài khẩu súng tự chế, rồi cung nỏ, bẫy thú đủ loại. Thú rừng nhiều, nên chỉ xách súng vào rừng là có cái ăn.
Theo anh Huy, vì con người phá rừng làm nương, chiếm mất chỗ ở của cọp, rồi săn bắn thú cướp mất mồi ăn của chúng, nên chúng nổi điên mà trả thù con người (?!).
Thời điểm đó, cứ lúc sáng tinh sương và chiều xuống, là cọp mò về bản dọa người, rình bắt thú. Những gia đình như nhà ông Minh, ông Hoàng, ông Kiên… mất trâu, bò một cách bí ẩn.
Người Tày ở đây thường thả rông trâu, bò trong rừng, vài ngày mới vào rừng cho ăn muối để chúng nhớ vị mặn mà không đi xa. Thế nhưng, đàn trâu, bò cứ hao hụt dần vì cọp. Lần mò trong rừng tìm kiếm, chỉ nhận được xác trâu, bò đã phân hủy, hoặc bị mất bộ lòng, toàn bộ thịt phần đùi, mông. Nhìn cái cách ăn đó, ai cũng biết thủ phạm là hổ.
Người dân ở bản Nà Tông đồn rằng, hổ là loài nhớ dai, biết trả thù. Anh Huy cũng tin vào những lời đồn đó. Anh bảo rằng, bản thân anh, rồi đời ông cha anh đều là thợ săn, giết không biết bao nhiêu hổ, nên bị chúng trả thù cho khốn đốn.
Gia đình anh Nghị cũng có truyền thống săn bắn. Bố anh Nghị cũng từng bắn chết hổ, gấu nặng cả tạ ở rừng Thượng Lâm.
Anh Nghị kể: “Chuyện hổ nhớ dai và trả thù là có thật. Người Tày ở đây đều tin điều đó, nên phải lập ngôi đền thờ cúng sơn thần, thờ cúng cả loài hổ, để chúng không phá phách, trả thù nữa đấy. Anh cứ hỏi người dân ở đây thì biết, từ khi lập đền thờ, tuyệt nhiên không có con hổ nào về bắt người, giết thú nữa đâu”.
Chuyện loài hổ trả thù gia đình anh Huy và anh Nghị, người dân cả bản Nà Tông đều biết.
Hôm đó, buổi chiều tà mùa hè, khi cả bản Nà Tông đang nổi lửa, dọn cơm sau một ngày làm nương vất vả, thì rừng núi Nà Tông vang động bởi tiếng à ưm từ sau vách núi đá vôi vọng lại.
Cái tiếng à ưm trầm, vang đó quá quen thuộc và ai cũng thừa biết là tiếng cọp. Những tiếng à ưm vang lên nối tiếp nhau, chứng tỏ có một đàn hổ vài con đang quẩn quanh dưới chân núi.
Nghe tiếng cọp gầm mà ai nấy dựng tóc gáy, lạnh sống lưng. Nhà nào cũng cửa kín then cài, không dám ló đầu ra ngoài.
Từ phía thung lũng dưới chân núi Nà Tông ngay sau nhà anh, tiếng đàn dê kêu la thảm thiết, náo loạn cả núi rừng, xen lẫn tiếng cây cối xào xạc, hổ gầm kinh người.
Những âm thanh man rợ của cọp và thê lương của dê vang lên một lúc, thì im bặt, núi rừng tịnh không có một tiếng động.
Biết rằng đàn hổ đã đi xa, anh Huy, anh Nghị, cùng người dân mới đốt đuốc lần mò vào thung lũng xem xét sự tình. Anh Huy như chết đứng khi trước mắt mình, đàn dê 20 con nhà anh chết sạch sẽ, không còn con nào sống sót. Bầy dê 10 con nhà anh Nghị cũng bị đàn hổ phanh thây, với máu me be bét rải rác khắp thung lũng.
Điều kinh ngạc nhất, là toàn bộ số dê bị cắn chết, nhưng không con nào bị ăn thịt, hoặc mất tích. Tất cả số dê, từ nhỏ đến to đều chết vì những vết cắn đứt họng, những vết cào toạc da, toác thịt.
Sự việc đàn hổ rầm rộ kéo về bản Nà Tông cắn chết 30 con dê nhà anh Huy và nhà anh Nghị đã gây chấn động trong vùng. Trước đó, hổ chỉ thi thoảng mới bắt trâu, bò, dê trong rừng để ăn thịt, do đó hành động tàn sát dê rồi bỏ đi như lần này quả thực rất lạ, nó giống việc trả thù con người hơn là kiếm mồi ăn.
Nghĩ rằng, loài hổ về bản trả thù, đồng bào Tày xóm Nà Tông đã tổ chức cuộc họp bàn bạc kế đối phó với hổ. Các cụ già, các thầy mo trong bản đều khẳng định rằng, hổ đã trả thù người, vì người xâm phạm lãnh địa của hổ.
Điều khá thú vị, là đồng bào Tày nơi đây đã không tìm phương án trả thù chúa sơn lâm, mà họ đã góp tiền xây dựng một ngôi miếu dưới chân núi Nà Tông. Cứ ngày rằm, mùng một, những ngày lễ, người dân lại sắp lễ, thành kính dâng hương. Họ không chỉ cúng sơn thần, mà còn cúng thần hổ, để loài hổ không đe dọa cuộc sống đồng bào.
Theo VTC News
Phát hiện chấn động ở Tuyên Quang: Đàn hổ hoang dã sống cạnh dân
Anh Hoản chết đứng khi cách anh chừng 20m, là con hổ vằn, to như con bê, đứng bên tảng đá mép hồ.
|
Nhà anh Huy ở ngay chân núi đá vôi hùng vĩ. Anh Huy sinh năm 1963, là người Tày, sinh ra và lớn lên ở bản Nà Tông.
Anh Huy vốn là thợ săn khét tiếng trong vùng, mấy chục năm sống nhờ săn bắn, nên từng gốc cây, ngọn cỏ, từng hang hốc, lối đi khắp những cánh rừng thuộc huyện Lâm Bình anh đều biết rõ. Trong rừng Lâm Bình có con thú gì, trú ngụ ở đâu anh đều nắm được cả.
Tuy nhiên, chục năm trước, chính quyền tỉnh và huyện kiên quyết dẹp nạn săn thú, thu súng săn, thì anh Huy cũng thôi nghiệp sát hại thú rừng.
Anh Huy (phải), tác giả và ông Trần Ngọc Lâm đã đi bộ cả tuần trong rừng Lâm Bình để tìm dấu vết hổ |
Cách đây mấy năm, khi các cán bộ của Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn Việt Nam (PRCF) ở Hà Nội lên đây, phát hiện rừng Thượng Lâm có loài voọc đen má trắng, thì anh Huy trở thành cộng tác viên của dự án, ngày ngày vào rừng đếm voọc, chụp ảnh, bảo vệ loài vật cực kỳ quý hiếm này.
Thật bất ngờ khi cả thế giới chỉ còn khoảng 400 con voọc đen má trắng, trong đó, riêng xã Thượng Lâm và Khuôn Hà đã có hơn 100 con.
Nhắc đến chuyện mãnh chúa rừng xanh, anh Nông Văn Huy khẳng định rằng, trong đại ngàn nghiến trên dãy đá vôi thuộc xã Thượng Lâm và Khuôn Hà vẫn còn một đàn hổ, ít nhất phải 4-5 con.
Lời khẳng định của anh Huy quả thực có giá trị, bởi anh không chỉ là thợ săn tài ba, từng kiếm sống bằng nghề săn bắn suốt mấy chục năm qua, có quá nhiều kinh nghiệm về săn thú, mà anh còn là cán bộ bảo tồn voọc, ngày ngày vào rừng, kiểm soát khu vực rộng lớn, nơi sinh sống của loài linh trưởng quý hiếm này.
Tôi hỏi anh Huy: “Hổ hoang dã là loài vô cùng quý hiếm, gần như tuyệt chủng ở Việt Nam, nên thật khó tin khi ở đây có hổ. Liệu anh có nhìn nhầm thành báo gấm hoặc báo hoa mai?”.
Anh Huy khẳng định: “Đời cha, ông, rồi đời tôi sinh ra và lớn lên ở rừng rậm, đã từng bắn chết nhiều hổ, báo, nên chỉ cần nhìn dấu chân, dấu vết cắn, cào trên con mồi, tôi đã biết là hổ hay báo.
Tôi khẳng định, trong rừng Thượng Lâm vẫn còn đàn hổ, với ít nhất là 4-5 con. Đàn hổ này tôi giáp mặt nhiều lần rồi, cả tận mắt, lẫn thấy dấu chân, thấy con mồi ăn dở. Không chỉ tôi, mà nhiều người, trong đó có cán bộ bảo tồn voọc đã tận mắt hổ trong rừng”.
Một góc bản Nà Tông |
Anh Nông Văn Huy bảo rằng, đại gia đình anh vốn rất căm ghét loài hổ, vì chúng phá hoại kinh khủng. Tuy nhiên, đó là chuyện xưa, khi con người và hổ còn sống chung với nhau, khi loài mãnh chúa rừng xanh là mối họa của con người.
Giờ đây, loài cọp đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi con người và được nâng cao nhận thức, nên anh Huy không bao giờ săn lùng chúng nữa.
Anh Huy dẫn tôi ra thung lũng phía sau nhà, ngay dưới chân dãy núi Nà Tông hùng vĩ. Giữa thung lũng ấy, có mỏm đồi thấp rộng rãi, sạch sẽ. Anh Huy bấm điện thoại một lát, thì anh Ma Văn Nghị, người cùng bản đến.
Anh Huy bảo: “Tôi gọi anh Nghị đến đây, để làm chứng về chuyện cách đây không lâu lắm, tại bãi đất trống này, đàn cọp đã mò về bản cắn chết 30 con dê. Ngay tại chỗ này, cọp gầm à ưm vang động cả núi rừng, cắn đàn dê chết la liệt”.
Anh Huy chỉ nơi đàn hổ tàn sát 30 con dê |
Theo lời kể của anh Huy và anh Nghị, khi đó, mới chỉ hơn chục năm trước, chính quyền chưa thu súng, nên trong nhà đồng bào Tày ở đây, nhà nào cũng có sẵn một vài khẩu súng tự chế, rồi cung nỏ, bẫy thú đủ loại. Thú rừng nhiều, nên chỉ xách súng vào rừng là có cái ăn.
Theo anh Huy, vì con người phá rừng làm nương, chiếm mất chỗ ở của cọp, rồi săn bắn thú cướp mất mồi ăn của chúng, nên chúng nổi điên mà trả thù con người (?!).
Thời điểm đó, cứ lúc sáng tinh sương và chiều xuống, là cọp mò về bản dọa người, rình bắt thú. Những gia đình như nhà ông Minh, ông Hoàng, ông Kiên… mất trâu, bò một cách bí ẩn.
Người Tày ở đây thường thả rông trâu, bò trong rừng, vài ngày mới vào rừng cho ăn muối để chúng nhớ vị mặn mà không đi xa. Thế nhưng, đàn trâu, bò cứ hao hụt dần vì cọp. Lần mò trong rừng tìm kiếm, chỉ nhận được xác trâu, bò đã phân hủy, hoặc bị mất bộ lòng, toàn bộ thịt phần đùi, mông. Nhìn cái cách ăn đó, ai cũng biết thủ phạm là hổ.
Người dân ở bản Nà Tông đồn rằng, hổ là loài nhớ dai, biết trả thù. Anh Huy cũng tin vào những lời đồn đó. Anh bảo rằng, bản thân anh, rồi đời ông cha anh đều là thợ săn, giết không biết bao nhiêu hổ, nên bị chúng trả thù cho khốn đốn.
Gia đình anh Nghị cũng có truyền thống săn bắn. Bố anh Nghị cũng từng bắn chết hổ, gấu nặng cả tạ ở rừng Thượng Lâm.
Anh Nghị kể: “Chuyện hổ nhớ dai và trả thù là có thật. Người Tày ở đây đều tin điều đó, nên phải lập ngôi đền thờ cúng sơn thần, thờ cúng cả loài hổ, để chúng không phá phách, trả thù nữa đấy. Anh cứ hỏi người dân ở đây thì biết, từ khi lập đền thờ, tuyệt nhiên không có con hổ nào về bắt người, giết thú nữa đâu”.
Chuyện loài hổ trả thù gia đình anh Huy và anh Nghị, người dân cả bản Nà Tông đều biết.
Hôm đó, buổi chiều tà mùa hè, khi cả bản Nà Tông đang nổi lửa, dọn cơm sau một ngày làm nương vất vả, thì rừng núi Nà Tông vang động bởi tiếng à ưm từ sau vách núi đá vôi vọng lại.
Cái tiếng à ưm trầm, vang đó quá quen thuộc và ai cũng thừa biết là tiếng cọp. Những tiếng à ưm vang lên nối tiếp nhau, chứng tỏ có một đàn hổ vài con đang quẩn quanh dưới chân núi.
Nghe tiếng cọp gầm mà ai nấy dựng tóc gáy, lạnh sống lưng. Nhà nào cũng cửa kín then cài, không dám ló đầu ra ngoài.
Từ phía thung lũng dưới chân núi Nà Tông ngay sau nhà anh, tiếng đàn dê kêu la thảm thiết, náo loạn cả núi rừng, xen lẫn tiếng cây cối xào xạc, hổ gầm kinh người.
Những âm thanh man rợ của cọp và thê lương của dê vang lên một lúc, thì im bặt, núi rừng tịnh không có một tiếng động.
Anh Nghị chỉ nơi đàn hổ đã tàn sát 10 con dê nhà anh |
Biết rằng đàn hổ đã đi xa, anh Huy, anh Nghị, cùng người dân mới đốt đuốc lần mò vào thung lũng xem xét sự tình. Anh Huy như chết đứng khi trước mắt mình, đàn dê 20 con nhà anh chết sạch sẽ, không còn con nào sống sót. Bầy dê 10 con nhà anh Nghị cũng bị đàn hổ phanh thây, với máu me be bét rải rác khắp thung lũng.
Điều kinh ngạc nhất, là toàn bộ số dê bị cắn chết, nhưng không con nào bị ăn thịt, hoặc mất tích. Tất cả số dê, từ nhỏ đến to đều chết vì những vết cắn đứt họng, những vết cào toạc da, toác thịt.
Sự việc đàn hổ rầm rộ kéo về bản Nà Tông cắn chết 30 con dê nhà anh Huy và nhà anh Nghị đã gây chấn động trong vùng. Trước đó, hổ chỉ thi thoảng mới bắt trâu, bò, dê trong rừng để ăn thịt, do đó hành động tàn sát dê rồi bỏ đi như lần này quả thực rất lạ, nó giống việc trả thù con người hơn là kiếm mồi ăn.
Nghĩ rằng, loài hổ về bản trả thù, đồng bào Tày xóm Nà Tông đã tổ chức cuộc họp bàn bạc kế đối phó với hổ. Các cụ già, các thầy mo trong bản đều khẳng định rằng, hổ đã trả thù người, vì người xâm phạm lãnh địa của hổ.
Điều khá thú vị, là đồng bào Tày nơi đây đã không tìm phương án trả thù chúa sơn lâm, mà họ đã góp tiền xây dựng một ngôi miếu dưới chân núi Nà Tông. Cứ ngày rằm, mùng một, những ngày lễ, người dân lại sắp lễ, thành kính dâng hương. Họ không chỉ cúng sơn thần, mà còn cúng thần hổ, để loài hổ không đe dọa cuộc sống đồng bào.
Theo VTC News
Sự trả thù ghê rợn của hải cẩu với cá mập
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với hình ảnh hải cẩu bị cá mập dùng hàm răng sắc nhọn cắn ngoạm đến chết.
Cá mập bị hải cẩu xẻ thịt trả thù
Tuy nhiên, trong thực tế, đôi khi sinh
vật săn mồi đáng sợ nhất đại dương lại mất mạng vì đòn trả thù ghê rợn
của con thú lông lá thường bị coi là "yếu thế" hơn.
Hải cẩu Cape bị "bắt quả tang" tấn công cá mập xanh ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi. (Ảnh: HMG Press)
Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều vụ hải cẩu Cape tấn công cá mập xanh ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi. Hải cẩu Cape, vốn thường là món mồi ưa thích của cá mập trắng "khủng", được phát hiện tập kích và giết hại những con cá mập xanh cỡ trung bình, rồi ngốn ngấu ruột của chúng trước khi bỏ phần xác còn lại trôi nổi trên biển.
Hành vi trên khiến các nhà sinh vật học
biển vô cùng kinh ngạc. Họ không rõ tại sao những con hải cẩu, vốn
thường săn bắt các loài cá nhỏ hơn, lại chuyển hướng tấn công cá mập có
hình dáng như quả ngư lôi.
Hải cẩu ngốn ngấu ruột của cá mập trước khi thả trôi xác con mồi to lớn gần bằng kích thước cơ thể nó. Ảnh: (Ảnh: Wikipedia Commons)
Cá mập xanh có kích thước gần tương đương hải cẩu Cape. Các chuyên gia nói, đây là lần đầu tiên một con hải cẩu bị bắt quả tăng săn bắt một con mồi lớn đến như vậy.
Nhiếp ảnh gia về đại dương Chris Fallows
là người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng lạ này năm 2004, khi điều
khiển một dịch vụ tàu lặn ngoài khơi Cape Town, Nam Phi. Năm 2012, ông
Fallows một lần nữa lại chứng kiến cảnh một con hải cẩu to lớn tấn công 5
con cá mập xanh trong suốt 2 tiếng đồng hồ. Những con cá mập xanh ước
tính có chiều dài từ 1,1 - 1,4 mét.
Tiến sĩ Neil Hammerschlaf, một thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Trường Hải dương và Khí quyển học Rosenstiel (Mỹ) cho biết, hải cẩu ăn ruột của cá mập có thể vì chúng chứa nhiều năng lượng nhất.
Hành vi này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài cá mập xanh, do
số lượng của chúng đã suy giảm vì hoạt động đánh bắt quá mức của con
người.
Hải cẩu thường được biết đến như con mồi của cá mập trắng khổng lồ. (Ảnh: Word Press)
"Hải cẩu nhìn chung luôn được coi là
con mồi của cá mập lớn hơn. Loài cá mập xanh cũng nhiều lần bị bắt quả
tang đang truy đuổi những con hải cẩu Cape đực, vị thành niên hoặc
trưởng thành, mặc dù chưa có vụ giết hại nào được ghi nhận. Hiện nhìn
chung chẳng có mấy báo cáo về việc hải cẩu săn bắt cá mập và trong tất
cả các trường hợp như vậy, nạn nhân đều là cá mập nhỏ hơn.
Việc hải cẩu Cape ăn thịt cá mập lớn
đã xóa bỏ quan điểm phổ biến lâu nay về chế độ ăn của loài động vật
này, vốn được cho chỉ bao gồm các loài cá nhỏ, động vật chân đầu và chim
... Các quan sát về hành động này không chỉ rất quan trọng đối với việc
hiểu rõ những tương tác giữa 2 loài, mà rộng hơn còn giúp chúng ta thấu
hiểu các đặc điểm sinh thái học dinh dưỡng của hải cẩu. Số lượng cá thể
hải cẩu Cape đang tăng lên, trong khi dân số cá mập xanh lại giảm
xuống", ông Hammerschlaf nói.
Một đoạn video ghi lại cảnh hải cẩu giết chết một con cá mập nhỏ bé hơn nhiều.
Dù vẫn chưa biết rõ đích xác căn nguyên của hành vi lạ, các nhà nghiên cứu nhận định, hải cẩu có thể đang tập kích cá mập một phần nhằm loại bỏ sự cạnh tranh nguồn cá mà chúng thường ăn.
Nhận xét
Đăng nhận xét