Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

BỆNH LẠ (Đăng lại)

 
 
Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là "công tử"), thích cái học "hình danh." Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế, Lão Tử. Hàn Phi có tật nói ngọng, không biện luận khá nhưng giỏi về mặt viết sách. Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: "Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu". Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử
 
 BỆNH LẠ
Bỗng đâu ập đến bệnh lạ lùng
Ho kèm tiêu chảy...thật hãi hùng!
Nằm, ngồi an dưỡng đều chẳng chịu
Vào, ra, nhảy nhót hệt thằng khùng!...

Cũng may gặp thuốc, tạm yên lòng
Húng hắng chút còn cảm chưa thông
Ngẫm hay, ừ nhỉ, không thuốc trị
Nhà, nước giờ đây đã nực nồng!...

                                     Trần Hạnh Thu

 

"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan"

Thứ Hai, ngày 20/02/2017 15:30 PM (GMT+7)

Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM) khẳng định, nếu không giành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông sẽ “cởi áo từ quan”.

Chia sẻ trên Fanpage Chia sẻ bài viết này trên trên Facebook Chia sẻ bài viết này trên trên G+
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 1
Sáng 20.1, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM cùng lực lượng Trật tự đô thị, CSGT, CSTT quận tiếp tục ra quân “giành” lại vỉa hè cho người đi bộ.
Sáng 20.2, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM cùng lực lượng Trật tự đô thị, CSGT, CSTT quận tiếp tục ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ.
Tại giao lộ Nguyễn Trãi – Nam Quốc Cang (phường Phạm Ngũ Lão), một tòa nhà để xe máy, ô tô chiếm hết vỉa hè, ông Hải yêu cầu CSGT, Trật tự đô thị… xử lý. Những thang dẫn bằng sắt lấn chiếm vỉa hè của tòa nhà cũng bị tháo dỡ, đưa đi. Tòa nhà này bị lập biên bản phạt 20 triệu đồng.
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 2
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 3
Tại giao lộ Nguyễn Trãi – Nam Quốc Cang những thang dẫn bằng sắt lấn chiếm vỉa hè của tòa nhà bị tháo dỡ, đưa đi.
Nhiều chủ ô tô đậu trên vỉa hè tỏ ra bất hợp tác, không lập biên bản nên bị cơ quan chức năng niêm phong phương tiện, dùng xe cẩu kéo về trụ sở. Cũng trên đường Nguyễn Trãi, khu vực trước Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 1, hai bồn hoa được cơ quan này xây chiếm vỉa hè cũng bị lãnh đạo quận chỉ đạo đập bỏ, 1 trụ ATM trước trụ sở xây dựng bậc tam cấp lấn ra vỉa hè cũng bị phá.
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 4
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 5
Nhiều ô tô chiếm hết vỉa hè đậu trước tòa nhà bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt
“Đáng lẽ tôi phải chỉ đạo xử lý những cơ quan Nhà nước lấn chiếm vỉa hè trước sau đó mới đến công trình của người dân vi phạm. Là cơ quan nhà nước mà vi phạm phải xử lý nghiêm, tất cả đều phải tôn trọng pháp luật”, ông Hải nói.
Cũng trong buổi sáng nay, khi thấy lãnh đạo quận 1 chỉ đạo quyết liệt “giành” lại vỉa hè cho người đi bộ, một người dân gần đó đến và “mách” với ông Hải về tình trạng quán cà phê góc giao lộ Nguyễn Trãi – Nguyễn Cư Trinh đặt bàn ghế và dựng xe máy chiếm hết vỉa hè. Người dân đã nhiều lần góp ý nhưng bị chủ quán hăm dọa, đòi đánh. Ngay sau đó, ông Hải yêu cầu lực lượng chức năng đến xử lý điểm kinh doanh chiếm vỉa hè này.
“Tôi sẽ cương quyết lập lại kỷ cương, giải quyết các vấn đề đô thị trong năm nay. Người dân hay cơ quan công quyền vi phạm đều phải xử lý như nhau, tất cả phải thượng tôn pháp luật. Chúng tôi không phải ra quân lập lại trật tự lòng lề đường cho lấy lệ hay để nổi tiếng mà vấn đề này cần phải làm triệt để, xuyên suốt trong năm 2017”, ông Hải nói.
Phó Chủ tịch UBND quận 1 khẳng định rằng nếu không giành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông sẽ “cởi áo từ quan”.
“Tôi không biết những người phụ trách mảng đô thị trước đây làm như thế nào, mình không có ý kiến, nhưng riêng đối với mình phụ trách là dứt khoát phải làm quyết liệt, làm liên tục. Trong năm 2017 phải dứt điểm nhiều vấn đề tồn đọng đối với đô thị”, ông Hải nhấn mạnh.
Trước đó, quận 1 đã nhiều lần tổ chức các đợt ra quân để lập lại trật tự đô thị trên địa bàn. Các hành vi tiểu bậy nơi công cộng, lấn chiếm, chạy xe lên vỉa hè đều bị cơ quan chức năng cương quyết xử lý
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 6
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 7
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 8
Nhiều chủ ô tô đậu trên vỉa hè tỏ ý bất hợp tác, không ra lập biên bản nên bị cơ quan chức năng niêm phong phương tiện, dùng xe cẩu kéo về trụ sở
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 9
Một pano chiếm vỉa hè cũng bị tháo dỡ
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 10
Khu vực trước Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quận 1, hai bồn hoa được cơ quan này xây chiếm vỉa hè cũng bị lãnh đạo quận chỉ đạo đập bỏ
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 11
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 12
Một trụ ATM trước trụ sở  này xây dựng bậc tam cấp lấn ra vỉa hè cũng bị phá
"Không giành lại được vỉa hè, tôi sẽ cởi áo từ quan" - 13
Trước thời điểm ra quân, vỉa hè này bị ô tô đậu chiếm hết lối đi. Trong ảnh là vỉa hè đã thông thoáng, chỉ còn lại 1 phương tiện đang bị cơ quan chức năng lập biên bản.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)

Các nước thế giới dẹp vấn nạn lấn chiếm vỉa hè ra sao?

Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều thành phố trên thế giới cũng đau đầu tìm giải pháp lập lại trật tự vỉa hè, đường phố.
Vỉa hè ở Singapore Singapore được biết đến với quốc gia có hệ thống quy hoạch, quản lý đô thị hàng đầu thế giới.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 1
Tháng 4/2016, Chính phủ Anh đề ra chủ trương “dọn sạch” vỉa hè giúp đường phố an toàn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập thể thao. Ban đầu, điều luật này được áp dụng riêng ở London trong vòng hơn 40 năm, nhưng giới chức hiện muốn nhân rộng ra toàn nước Anh. Mỗi trường hợp vi phạm sẽ phải nộp phạt 86 USD.
Ảnh: BBC.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 2
Động thái này được nhóm những người khuyết tật ủng hộ, bởi họ cho rằng đỗ xe trên vỉa hè có thể là mối nguy hiểm với những người bộ hành. Hiện nay, lái xe môtô bị cấm đỗ xe trên vỉa hè, trừ khi có sự cho phép của chính quyền địa phương.
Ảnh: Daily Mail.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 3
Vào cuối năm 2015, số lượng ôtô của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc lên đến khoảng 5,6 triệu chiếc, gây sức ép đến giao thông và trật tự đô thị. Chính quyền thành phố siết chặt hoạt động quản lý, xử phạt hành chính với những xe đỗ trên vỉa hè hoặc làn đường dành cho xe đạp, thậm chí trạm xe buýt. Ảnh: Getty.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 4
Bên cạnh đó, chính phủ nước này đưa ra ý tưởng vận hành các điểm cho thuê xe đạp tại các ga tàu điện ngầm, tạo thuận lợi cho việc di chuyển của người dân. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm, xe đạp đỗ tại các khu vực dành riêng cho người đi bộ, thậm chí cả làn đường dành cho xe máy. Nhìn chung, hệ thống quản lý bãi đậu xe không thể đáp ứng nhu cầu xe cá nhân của người dân, gây nên tình trạng mất mỹ quan đô thị.
Ảnh: SCMP.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 5
Không giống như ở Việt Nam, Canada lại đau đầu giải quyết vấn nạn xe đạp đi trên vỉa hè. Tại thành phố Toronto, Canada, những người trên 14 tuổi được phép đạp xe trên vỉa hè. Người vi phạm phải nộp khoản tiền phạt là 60 USD. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Ontario đưa ra mức phạt lên đến 2.000 USD hoặc phạt tù 6 tháng với những người không tuân thủ luật lệ này.
Ảnh: Metronews.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 6
Năm 2015, các quầy bán hàng rong trên những con phố đông đúc, nhộn nhịp ở Bangkok, Thái Lan phải đối mặt với cuộc truy quét của chính quyền thành phố. Những nỗ lực này nhằm đầu tranh giải toả khu vực cho người đi bộ. 
Ảnh: Straitstimes.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 7
Do vậy, những người bán hàng chuyển địa điểm kinh doanh từ đường chính sang đường nhánh, hoặc bị hạn chế giờ bán hàng. Trong chiến dịch dẹp vỉa hè, chính quyền Thái Lan hứa hẹn sẽ “làm sạch” để du lịch nước này ngày càng phát triển. “Chúng ta cần trả lại vỉa hè cho người dân”, cảnh sát Maj. Gen Vichai Sangparrpai nói nhận định hoạt động bán hàng rong cản trở sinh hoạt của người dân và trật tự giao thông.
Ảnh: Straitstimes.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 8
Có khoảng 8.000 người bán hàng rong đang hoạt động tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Hầu hết họ là những người kinh doanh bất hợp pháp, được coi là có hành động xâm chiếm trái phép, bị cấm trong luật nước này. Ghi nhận khiếu nại của người dân, chính quyền thành phố Seoul cố gắng kiềm chế, giảm số lượng những người bán hàng rong.
Ảnh: The Travel Magazine.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 9
Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để vấn đề này bởi điều này đồng nghĩa với việc cướp đi "kế sinh nhai” của hộ kinh doanh. Năm 2007, chính quyền thành phố Seoul thành lập nhiều "tuyến phố riêng biệt", cho phép khoảng 700 người bán hàng rong hoạt động.
Ảnh: Epoch Times.
Cac nuoc the gioi dep van nan lan chiem via he ra sao? hinh anh 10
Thành phố New York, Mỹ đã biến Quảng trường Thời đại thành khu vực phát triển, sầm uất với những quán hàng ven đường, xe đẩy... Nó thúc đẩy nền kinh tế vỉa hè phát triển lớn mạnh. Các hộ kinh doanh phải nộp 50 USD để có được giấy phép hoạt động. Giới chức thành phố từng đề xuất “thủ tiêu” các gánh bán hàng rong vào năm 1995. Tuy nhiên, họ đưa ra các chính sách, quy hoạch khu vực bán hàng rong trên 130 tuyến phố. Ảnh: Getty.
 
Trà My

Chiến dịch giành lại vỉa hè: Bài học từ Singapore

Dân số khoảng 5,5 triệu người sống co cụm trong diện tích bé nhỏ hơn 700 km2, Singapore được biết đến với quốc gia có hệ thống quy hoạch, quản lý đô thị hàng đầu thế giới.
Vỉa hè ở Singapore Singapore được biết đến với quốc gia có hệ thống quy hoạch, quản lý đô thị hàng đầu thế giới.
Thủ tướng đầu tiên Singapore Lý Quang Diệu từng mong muốn đất nước này có diện tích rộng bằng một nửa Sài Gòn (gần 2.100 km2). Bên cạnh đó, trong chuyến thăm và làm việc với TP.HCM vào tháng 11/1993, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng khẳng định: “Mọi việc mua bán từ mép nhà trở vào”, ngụ ý nói chiến dịch thực hiện đường phố xanh - sạch - đẹp của Singapore.
Đến nay, Singapore trải qua nhiều cuộc cách mạng quy hoạch cơ sở hạ tầng, vỉa hè và có chiến lược xây dựng hợp lý, dài hơi. Trong khi đó, đô thị Việt Nam nói chung, đặc biệt ở các thành phố lớn vẫn tồn tại nhiều bất cập, lẩn quẩn trong bài toán "bắt cóc bỏ đĩa”.

Đảm bảo kế sinh nhai cho người bán hàng rong

Tại Singapore, các cửa tiệm ăn uống, bán đồ lưu niệm không có tình trạng chèo kéo khách, lấn chiếm vỉa hè. Thực khách ngồi ăn uống bên trong, chứ không phải ngay trên lề phố, vừa mất vệ sinh, vừa ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị như ở Việt Nam.
Chien dich gianh lai via he: Bai hoc tu Singapore hinh anh 1
Con phố ẩm thực tại Singapore. Ảnh: Alamy.
Từ những năm 1950, giới chức Singapore quyết tâm dẹp sạch hàng rong hoạt động trên vỉa hè, đường phố. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc cướp đi nguồn sống của nhiều gia đình. Nhà chức trách đã thay đổi chính sách, chủ trương xây dựng chợ cùng khu vực bán hàng rong riêng biệt.
Khi Singapore ngày càng phát triển và trở thành một trong 4 con rồng châu Á, những khu vực bán hàng rong được quy hoạch thành các phố ẩm thực, quen thuộc và tiện lợi với người dân địa phương cũng như du khách.
Hơn nữa, những phố ẩm thực hoạt động tại các tuyến đường trong khung giờ cố định. Vào giờ giới nghiêm, đây trở thành khu vực dành riêng cho người đi bộ, cấm hoàn toàn xe cộ lưu thông. Người bán hàng đặt quầy dọc vỉa hè 2 bên đường, thực khách ngồi thưởng thức ngay dưới lòng đường.
Singapore cũng là một trong những quốc gia trên thế giới cấp phép hoạt động cho người bán hàng rong. Ngoài việc tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, họ cần đảm bảo môi trường cảnh quan xung quanh và không làm ảnh hưởng tới người đi bộ.
Singapore quy hoạch hoạt động buôn bán vỉa hè bài bản. Chính phủ vừa thắt chặt, gìn giữ trật tự đô thị, cảnh quan, người kinh doanh vừa giữ được kế sinh nhai.

Vỉa hè không phương tiện giao thông

Hệ thống giao thông của Singapore có nhiều loại hình và hoạt động hiệu quả. Quốc đảo sư tử hiếm khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn, hay xuất hiện hình ảnh xe máy "vô tư" chạy lên vỉa hè.
Hơn nữa, áp lực hạ tầng giao thông cũng giảm đáng kể khi chính phủ có nhiều biện pháp thắt chặt, quản lý sở hữu phương tiện cá nhân. Người dân Singapore chủ yếu sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, taxi. Do vậy, không xuất hiện cảnh dãy xe máy xếp dọc lề đường, vỉa hè lấn chiếm lối đi bộ.
Chien dich gianh lai via he: Bai hoc tu Singapore hinh anh 2
Vỉa hè ở Singapore luôn ưu tiên người đi bộ. Ảnh: Getty.
Hầu hết tuyến đường trung tâm ở Singapore đều cấm đỗ xe ở vỉa hè hoặc bên đường. Lòng đường hoàn toàn thoáng đãng, phục vụ lưu lượng xe lưu thông. Trên các tuyến đường vắng hoặc xa khu trung tâm, vẫn có một số bãi đỗ xe ven đường. Tuy nhiên, các điểm đỗ xe này đều tính phí nhằm gây sức ép tài chính lên lái xe.
Với những trường hợp đỗ xe không đúng nơi quy định, hình thức xử phạt rất nặng, khoảng hơn 200 USD. Tại hiện trường, chiếc xe vi phạm sẽ bị khóa bánh và không thể di chuyển nếu không đươc cơ quan có thẩm quyền mở ra sau khi chủ xe nộp phạt.

Nhiều quận vẫn 'thả nổi' vỉa hè Sài Gòn

Trong lúc quận 1 đang quyết liệt lập lại trật tự đô thị, "giành lại" vỉa hè cho người đi bộ, gần một tháng nay, trên địa bàn nhiều quận khác, vỉa hè vẫn bị lấn chiếm tràn lan.
Trà My
Xem tiếp...

BÍ ẨN KHOA HỌC 75/25

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                           Hồ sơ chưa giải mã - Tập 24: (Bí ẩn về El Nino)

Đừng có chê chị "Ai là triệu phú", thế bạn đã biết El Nino là gì chưa?

Đình Đình, Ngọc Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 12:38 23/11/2016

Trong khi nhiều người đang mải cười chê thí sinh "Ai là triệu phú" vì tưởng El Nino là tên một loại sữa, thì vẫn còn hàng ngàn người không biết đó là hiện tượng gì đấy!

Mạng xã hội đang "náo loạn" vì một người chơi có chút "ngây ngô" trong chương trình "Ai là triệu phú" trong tối thứ 3 vừa qua, khi cô gái này không trả lời được câu hỏi "El Nino là gì?" mà phải dùng sự trợ giúp thì mới vượt qua được. Ngay lập tức, đã có rất nhiều người lên tiếng chê bai, chỉ trích cô gái này là "thiếu kiến thức xã hội", "học rộng mà đến cái đơn giản như thế cũng không biết thì chịu rồi", "đúng là gà công nghiệp..." Thế nhưng, hãy khoan, bạn có biết El Nino là gì không?
Nếu hay xem tin tức thời sự, chắc chắn bạn sẽ nghe thấy ít nhất 1 lần từ El Nino và những giải thích về nó. El Nino là hiện tượng trái ngược với La Nina, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Như vậy, El Nino là một thuật ngữ của ngành khí tượng học, để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên, gây ảnh hưởng đến thời tiết trên phạm vi toàn cầu.
Đừng có chê chị Ai là triệu phú, thế bạn đã biết El Nino là gì chưa? - Ảnh 1.
Trong khí tượng học, đôi khi người ta còn gọi hiện tượng El Nino là Dao động phương Nam (El Niño–Southern Oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Nino có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Nino dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên.
El Nino gây ra mưa bão, lụt lội, gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người. Ngoài ra, hiện tượng khô hạn tại các quốc gia thuộc đông bán cầu cũng là một trong những tác động dễ thấy của El Nino.
Đừng có chê chị Ai là triệu phú, thế bạn đã biết El Nino là gì chưa? - Ảnh 2.
El Nino là một hiện tượng thiên nhiên chứ không phải do con người tạo ra. Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Nino là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.
Không phải El Nino lúc nào cũng gây tai họa cho con người. Cách đây hơn 5.000 năm, ngư dân Peru thậm chí còn coi El Nino là "tin mừng". Bởi nước biển lúc ấy tăng lên đủ ấm để vi sinh vật phát triển, làm phong phú thêm thức ăn cho cá biển. Nhờ vậy, ngành đánh bắt cá của các nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh. Năm nào hiện tượng El Nino không làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên quá cao thì năm đó sẽ có mùa cá bội thu. Ngoài ra, El Nino còn làm cho một số hoang mạc khô cằn nhất thế giới như Atacama (Nam Mỹ) có những cơn mưa lớn giúp cho thực vật tại nơi đây phát triển đáng kinh ngạc.
Đừng có chê chị Ai là triệu phú, thế bạn đã biết El Nino là gì chưa? - Ảnh 3.
Đừng có chê chị Ai là triệu phú, thế bạn đã biết El Nino là gì chưa? - Ảnh 4.
El Nino là một hiện tượng thiên nhiên chứ không phải do con người tạo ra.
Đừng có chê chị Ai là triệu phú, thế bạn đã biết El Nino là gì chưa? - Ảnh 5.
Đừng có chê chị Ai là triệu phú, thế bạn đã biết El Nino là gì chưa? - Ảnh 6.
Cuộc sống của con người bị tác động rất lớn bởi hiện tượng thiên nhiên này.

El Nino và La Nina là gì, tác động đến Việt Nam như thế nào?

Là quốc gia ven bờ Thái Bình dương, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân thời tiết ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực rộng lớn này, điển hình là hiện tượng El Nino và La Nina.

El Nino và La Nina (gọi tắt là ENSO: Nino Southern Oscillation (El Nino – Dao động Nam) dùng để chỉ hai hiện tượng El Nino và La Nina ).
I. Khái niệm
1. El Nino
“El Nino” (theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đứa con của Chúa hay còn gọi là bé Hài Đồng nam) là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 – 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 – 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.
Lịch sử nghiên cứu: Vào năm 1920, một nhà khoa học Anh tên là Gibert Walker, khi nghiên cứu biến động của gió mùa, trong quá trình làm việc ông đã tìm được một số loại hình mưa của Nam Mỹ với sự thay đổi của nhiệt độ đại dương. Ông cũng là người phát hiện đầu tiên mối quan hệ khí áp ở phía Đông và Tây Thái Bình Dương, ông gọi đây là dao động Nam bán cầu (Southern Oscillation). Ngoài ra, ông còn nhận thấy khí áp phía Đông Thái Bình Dương giảm thường liên quan đến hạn hán ở Australia, Ấn Độ và một phần Châu Phi, làm cho mùa Đông ở Canada ấm lên. Tuy nhiên, để chứng minh cho các kết luận này cần có số liệu nhiệt độ ở vùng biển đó và số liệu trường gió trên cao, nhưng do điều kiện kỹ thuật lúc bấy giờ chưa đáp ứng được nên phải mấy chục năm sau phát hiện của ông mới được công nhận. Đến năm 1966, một nhà khí tượng người Nauy là Jacob Bjerknes đã phát hiện ra tương tác hai chiều giữa đại dương và khí quyển. Ông giải thích sự ấm lên của nước biển trong suốt dải xích đạo từ ngoài khơi Nam Mỹ đến giữa Thái Bình Dương có liên quan đến sự yếu đi của đới gió tín phong.
Như vậy, khái niệm El Nino là kết quả tương tác giữa khí quyển và đại dương mà thể hiện chủ yếu là hoàn lưu khí quyển với nhiệt độ nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương, sự thay đổi của một phía sẽ gây ra phản ứng của phía kia. El Nino không phải là một hiện tượng mang tính cục bộ ở vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ, mà là một phần hệ thống tương tác có quy mô lớn, phức tạp giữa khí quyển và đại dương. El Nino là một phần của bộ máy khí hậu ở vùng nhiệt đới có liên quan đến nhiều hiện tượng thời tiết thế giới, sự xuất hiện của hiện tượng El Nino biểu hiện sự dao động trong cơ chế của khí hậu toàn cầu.
2. La Nina
“La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.
Để thể hiện sự ngược nhau giữa hai hiện tượng này có khi người ta dùng khái niệm Anti-El Nino (đối El Nino). Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện tượng El Nino suy yếu, nhưng có khi không phải như vậy.
Nghiên cứu hiện tượng El Nino và La Nina để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng, chúng ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của El Nino và La Nina, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế – xã hội để có những biện pháp phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do El Nino và La Nina gây ra.
II. Đặc điểm
Hiện tượng El Nino và La Nina thể hiện sự biến động dị thường trong hệ thống khí quyển – đại dương với quy mô thời gian giữa các năm, có tính chu kỳ hoặc chuẩn chu kỳ.
Chu kỳ hoạt động của hiện tượng El Nino từ 2 đến 7 năm, có khi trên 10 năm. Thời gian xuất hiện trung bình của một hiện tượng El Nino là 11 tháng, dài nhất 18 tháng (El Nino 1982 – 1983).
Chu kỳ của hiện tượng La Nina thường kéo dài hơn chu kỳ của hiện tượng El Nino. Thời gian trung bình của một lần xuất hiện hiện tượng La Nina là 14 tháng, nhiều nhất 24 tháng.
III. Ảnh hưởng của ENSO tới Việt Nam:
1/ Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới:
Trong 45 năm (1956-2000), có 311 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (sau đây gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới –XTNĐ) ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trung bình mỗi năm có 6,9 cơn, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Cùng thời gian trên có tổng số 150 tháng El Nino với 63 XTNĐ ảnh hưởng trực tiếp, trung bình mỗi tháng El Nino có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Trong khi đó, trung bình mỗi tháng La Nina có 0,80 cơn (86 cơn/107 tháng), nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%.
Trong cả mùa bão (từ tháng 6 đến tháng 12), trung bình nhiều năm có 6,64 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,95. Trong điều kiện El Nino, trung bình cả mùa bão có 4,83 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,69 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 27%. Trái lại, trong điều kiện El Nino, XTNĐ thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8 , 9), trong điều kiện La Nina, XTNĐ thường nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão (tháng 9, 10, 11).
2/ Tần số front lạnh:
Trong những năm El Nino và La Nina, số front lạnh ảnh hưởng đến nước ta đều ít hơn bình thường. Tỷ lệ giữa tổng chuẩn sai dương và tổng chuẩn sai âm của tần số front lạnh qua Hà Nội của các tháng trong năm chỉ bằng 70%. Thời gian kết thúc hoạt động của không khí lạnh ở Việt Nam sớm hơn bình thường.

3/ Nhiệt độ
Trong điều kiện El Nino nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Bắc. Ngược lại, trong điều kiện Lanina, nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía nam.
4/ Bão
Trong những năm El Nino, do trung tâm đối lưu sâu dịch chuyển xa về khu vực trung tâm TBD, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta ít hơn bình thường khoảng 27%.
Trong những năm La Nina, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta nhiều hơn bình thường khoảng 28%.
Mùa bão trong những năm El Nino kết thúc sớm hơn bình thường, trong khi mùa bão trong những năm La Nina kết thúc muộn hơn bình thường
5/ Lượng mưa
Trong điều kiện El Nino gây thâm hụt lượng mưa trong hầu hết các vùng trong cả nước (rõ rệt nhất là Bắc Trung Bộ) nhưng các đợt La Nina chỉ gây thâm hụt lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, các đợt La Nina lại gây ra lượng mưa vượt trung bình ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ
6/ Mực nước biển ở các vùng ven biển và hải đảo
El Nino gây ra hiệu ứng âm (∆h < 0), trái lại La Nina gây ra hiệu ứng dương (∆h > 0) đối với mực nước biển ở ven biển và hải đảo nước ta.

7/ Độ mặn nước biển vùng ven biển và hải đảo Việt Nam
Nhìn chung ảnh hưởng của El Nino làm tăng độ mặn, trái lại La Nina làm giảm độ mặn của nước biển ở vùng ven biển và hải đảo nước ta.
8/ Dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam:
Trong nhưng năm El Nino, phần lớn các trạm có dòng chảy năm nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 10% trở lên, những năm El Nino mạnh có thể giảm tới 50-60%. Trong những năm La Nina, dòng chảy năm các sông thường lớn hơn trung bình nhiều năm, có năm, ở một số sông, lớn hơn tới 80-100%. Đối với dòng chảy mùa lũ cũng có đặc điểm tương tự. Tuy nhiên, tính biến động của đặc trưng này trong điều kiện ENSO rất lớn, không loại trừ có năm El Nino, dòng chảy mùa lũ lớn hơn dòng chảy trung bình nhiều năm, ngược lại, trong những năm La Nina, dòng chảy mùa lũ nhỏ hơn dòng chảy trung bình nhiều năm. Dòng chảy mùa cạn, trong những năm El Nino, lượng dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất ở hầu hết các trạm đều nhỏ hơn trị số trung bình nhiều năm của thời kỳ tương ứng và đạt khoảng 80-90%, trái lại, trong những năm La Nina – lớn hơn trị số trung bình nhiều năm và đạt 101-140%. Đối với dòng chảy tháng nhỏ nhất cũng có tình hình tương tự.
9/ Sản lượng thuỷ điện
Quan hệ giữa lưu lượng nước trung bình năm với sản lượng năm của 4 nhà máy thuỷ điện là Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim là đồng biến, với hệ số tương quan 0,5-0,8. Do đó, có thể thấy ảnh hưởng của El Nino có thể làm giảm sản lượng thuỷ điện, trong khi ảnh hưởng của La Nina góp phần thuận lợi cho việc tăng sản lượng thuỷ điện của các nhà máy nêu trên.
10/ Sản xuất nông nghiệp:
Trong điều kiện El Nino, năng suất lúa bình quân của vụ Đông xuân giảm so với vụ trước đó, nhất là ở vùng trung du Bắc bộ, trái lại năng suất lúa vụ mùa tăng, nhất là ở vùng Bắc Trung Bộ. Trong điều kiện La Nina, năng suất lúa bình quân vụ Đông xuân và vụ mùa đều tăng so với vụ trước đó, trong đó vụ Đông xuân rõ nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, vụ mùa rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
11/ Đời sống và sức khoẻ con người:
Theo thống kê, từ 1997 đến 2000, tổng số người bị chết và mất tích do thiên tai là 14.962, trong đó xảy ra vào những năm ENSO chiếm 64% (El Nino 43%, La Nina 21%). Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt xuất huyết trên 100.000 người trong thời kỳ 1976-1998 có quan hệ với hiện tượng El Nino với hệ số tương quan từ 0,4 đến 0,6. Riêng đợt El Nino 1997-1998, cả nước có 51 tỉnh, thành phố có dịch sốt xuất huyết với tỷ lệ bình quân 306/100.000 người.
  • Khả năng dự báo sự tác động của ENSO đến các yếu tố và hiện tượng khí tượng thuỷ văn:
Một số mô hình thống kê dự báo mùa (3 tháng) trên cơ sở các thông tin về ENSO đã được xây dựng đối với các yếu tố và hiện tượng khí tượng thuỷ văn sau đây: Tần suất XTNĐ trên khu vực biển Đông và Việt Nam; Nhiệt độ không khí trung bình và cực trị; Lượng mưa (tổng lượng và cực đại); Lưu lượng dòng chảy tại một số điểm trên lưu vực sông Hồng; Hạn hạn.
Các kết quả dự báo đều được đánh giá bằng các chỉ số đánh giá dự báo: FI (Forecasting Index), tỷ lệ thành công HR (Hit Rate), sai số quân phương (RMSE), phương sai rút gọn (RV) và độ tinh xảo (Heidke) và cho kết quả tốt.
  • Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động xấu và thiệt hại do ENSO gây ra:
Ngoài các giải pháp công trình liên quan đến thiên tai, thuỷ lợi, rừng phòng hộ, bảo vệ giải ven biển…, các giải pháp phi công trình chủ yếu là: Quy hoạch và quản lý tổng thể các lưu vực sông, hệ thống các hồ chứa nước; Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ ở một số vùng nhằm thích ứng với ảnh hưởng của ENSO; Xây dựng và hoàn thiện các phương án theo dõi, cảnh báo, dự báo tác động của ENSO; Tăng cường công tác tổ chức, quản lý thiên tai của nhà nước và của các ngành đối với tác động của ENSO như một bộ phận của chiến lược quốc gia về phát triển bền vững; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chúng về ENSO và những giải pháp phòng tránh.
Theo PHONGCHONGLUTBAOTPHCM.GOV.VN
El Nino và La Nina tác động đến Việt Nam như thế nào?
17/12/2017 9:45:37 PM (moitruong.com.vn) Là quốc gia ven bờ Thái Bình dương, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân thời tiết ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực rộng lớn này, điển hình là hiện tượng El Nino và La Nina.
“La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.


Để thể hiện sự ngược nhau giữa hai hiện tượng này có khi người ta dùng khái niệm Anti-El Nino (đối El Nino). Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện tượng El Nino suy yếu, nhưng có khi không phải như vậy.

Nghiên cứu hiện tượng El Nino và La Nina để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng, chúng ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của El Nino và La Nina, những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế – xã hội để có những biện pháp phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do El Nino và La Nina gây ra.

Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới: Trong 45 năm (1956-2000), có 311 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (sau đây gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới –XTNĐ) ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trung bình mỗi năm có 6,9 cơn, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Cùng thời gian trên có tổng số 150 tháng El Nino với 63 XTNĐ ảnh hưởng trực tiếp, trung bình mỗi tháng El Nino có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Trong khi đó, trung bình mỗi tháng La Nina có 0,80 cơn (86 cơn/107 tháng), nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%.

Trong cả mùa bão (từ tháng 6 đến tháng 12), trung bình nhiều năm có 6,64 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,95. Trong điều kiện El Nino, trung bình cả mùa bão có 4,83 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,69 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 27%. Trái lại, trong điều kiện El Nino, XTNĐ thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8 , 9), trong điều kiện La Nina, XTNĐ thường nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão (tháng 9, 10, 11).

Nhiệt độ: Trong điều kiện El Nino nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Bắc. Ngược lại, trong điều kiện Lanina, nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía nam.

Bão: Trong những năm El Nino, do trung tâm đối lưu sâu dịch chuyển xa về khu vực trung tâm TBD, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta ít hơn bình thường khoảng 27%. Trong những năm La Nina, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta nhiều hơn bình thường khoảng 28%. Mùa bão trong những năm El Nino kết thúc sớm hơn bình thường, trong khi mùa bão trong những năm La Nina kết thúc muộn hơn bình thường.

Lượng mưa: Trong điều kiện El Nino gây thâm hụt lượng mưa trong hầu hết các vùng trong cả nước (rõ rệt nhất là Bắc Trung Bộ) nhưng các đợt La Nina chỉ gây thâm hụt lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, các đợt La Nina lại gây ra lượng mưa vượt trung bình ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ.

Xem chi tiết Nghiên cứu TẠI ĐÂY:

Mai Anh (moitruong.com.vn/TH)

Tìm hiểu về hiện tượng El Nino và La Nina

23/8/2016 21:33
Tuyenquang.gov.vn: Hiện nay, vấn đề làm cho không chỉ Việt Nam mà cả thế giới phải quan tâm đó là sự nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này làm cho thời tiết thay đổi thất thường với những diễn biến phức tạp và khó lường như băng tan nhanh và mực nước biển dâng cao. Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng nghiêm trọng thì các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và họ chú ý đặc biệt đến El Nino và La Nina. Vậy El Nino và La Nina là gì? và nó tác động thế nào đến trái đất chúng ta hiện nay?
“El Nino” (theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đứa con của Chúa hay còn gọi là bé Hài Đồng nam) là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn hoặc thưa hơn.
 

Lịch sử nghiên cứu: Vào năm 1920, một nhà khoa học Anh tên là Gibert Walker, khi nghiên cứu biến động của gió mùa, trong quá trình làm việc ông đã tìm được một số loại hình mưa của Nam Mỹ với sự thay đổi của nhiệt độ đại dương. Ông cũng là người phát hiện đầu tiên mối quan hệ khí áp ở phía Đông và Tây Thái Bình Dương, ông gọi đây là dao động Nam bán cầu (Southern Oscillation). Ngoài ra, ông còn nhận thấy khí áp phía Đông Thái Bình Dương giảm thường liên quan đến hạn hán ở Australia, Ấn Độ và một phần Châu Phi, làm cho mùa Đông ở Canada ấm lên. Tuy nhiên, để chứng minh cho các kết luận này cần có số liệu nhiệt độ ở vùng biển đó và số liệu trường gió trên cao, nhưng do điều kiện kỹ thuật lúc bấy giờ chưa đáp ứng được nên phải mấy chục năm sau phát hiện của ông mới được công nhận. Đến năm 1966, một nhà khí tượng người Nauy là Jacob Bjerknes đã phát hiện ra tương tác hai chiều giữa đại dương và khí quyển. Ông giải thích sự ấm lên của nước biển trong suốt dải xích đạo từ ngoài khơi Nam Mỹ đến giữa Thái Bình Dương có liên quan đến sự yếu đi của đới gió tín phong.

Như vậy, khái niệm El Nino là kết quả tương tác giữa khí quyển và đại dương mà thể hiện chủ yếu là hoàn lưu khí quyển với nhiệt độ nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương, sự thay đổi của một phía sẽ gây ra phản ứng của phía kia. El Nino không phải là một hiện tượng mang tính cục bộ ở vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ, mà là một phần hệ thống tương tác có quy mô lớn, phức tạp giữa khí quyển và đại dương. El Nino là một phần của bộ máy khí hậu ở vùng nhiệt đới có liên quan đến nhiều hiện tượng thời tiết thế giới, sự xuất hiện của hiện tượng El Nino biểu hiện sự dao động trong cơ chế của khí hậu toàn cầu.

“La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.

Để thể hiện sự ngược nhau giữa hai hiện tượng này có khi người ta dùng khái niệm Anti-El Nino (đối El Nino). Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện tượng El Nino suy yếu, nhưng có khi không phải như vậy.

ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương (Được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương).

Đặc điểm
Hiện tượng El Nino và La Nina thể hiện sự biến động dị thường trong hệ thống khí quyển - đại dương với quy mô thời gian giữa các năm, có tính chu kỳ hoặc chuẩn chu kỳ.

Chu kỳ hoạt động của hiện tượng El Nino từ 2 đến 7 năm, có khi trên 10 năm. Thời gian xuất hiện trung bình của một hiện tượng El Nino là 11 tháng, dài nhất 18 tháng (El Nino 1982 - 1983).

Chu kỳ của hiện tượng La Nina thường kéo dài hơn chu kỳ của hiện tượng El Nino. Thời gian trung bình của một lần xuất hiện hiện tượng La Nina là 14 tháng, nhiều nhất 24 tháng.

Ảnh hưởng của ENSO tới Việt Nam

1. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới
Trong 45 năm (1956-2000), có 311 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (sau đây gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới –XTNĐ) ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trung bình mỗi năm có 6,9 cơn, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Cùng thời gian trên có tổng số 150 tháng El Nino với 63 XTNĐ ảnh hưởng trực tiếp, trung bình mỗi tháng El Nino có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Trong khi đó, trung bình mỗi tháng La Nina có 0,80 cơn (86 cơn/107 tháng), nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%.

Trong cả mùa bão (từ tháng 6 đến tháng 12), trung bình nhiều năm có 6,64 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,95. Trong điều kiện El Nino, trung bình cả mùa bão có 4,83 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,69 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 27%. Trái lại, trong điều kiện El Nino, XTNĐ thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8 , 9), trong điều kiện La Nina, XTNĐ thường nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão (tháng 9, 10, 11).

2. Tần số front lạnh
Trong những năm El Nino và La Nina, số front lạnh ảnh hưởng đến nước ta đều ít hơn bình thường. Tỷ lệ giữa tổng chuẩn sai dương và tổng chuẩn sai âm của tần số front lạnh qua Hà Nội của các tháng trong năm chỉ bằng 70%. Thời gian kết thúc hoạt động của không khí lạnh ở Việt Nam sớm hơn bình thường.

3. Nhiệt độ

Trong điều kiện El Nino nhiệt độ trung bình các tháng đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía Bắc. Ngược lại, trong điều kiện Lanina, nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn phía nam.

4. Bão

Trong những năm El Nino, do trung tâm đối lưu sâu dịch chuyển xa về khu vực trung tâm TBD, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta ít hơn bình thường khoảng 27%.

Trong những năm La Nina, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta nhiều hơn bình thường khoảng 28%.

Mùa bão trong những năm El Nino kết thúc sớm hơn bình thường, trong khi mùa bão trong những năm La Nina kết thúc muộn hơn bình thường

5. Lượng mưa
Mức thâm hụt lượng mưa trong từng đợt ENSO được định nghĩa là hiệu số giữa tổng lượng mưa thực tế trong từng đợt ENSO với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm của cùng thời kỳ, ở một địa điểm nào đó, biểu thị bằng % (DR). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các đợt El Nino gây thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng, DR phổ biến từ 25 đến 50%, hầu hết các đợt La Nina gây ra lượng mưa vượt trung bình nhiều năm ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ, nhưng gây ra thâm hụt lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Đáng chú ý là, đa số các đợt ENSO gây ra tình trạng hụt mưa, song một số đợt El Nino, La Nina đã cho những kỷ lục về lượng mưa lớn nhất trong 24h và số tháng liên tục hụt mưa ở một số nơi, cho thấy ENSO làm tăng tính biến động của mưa ở Việt Nam.

6. Mực nước biển ở các vùng ven biển và hải đảo
El Nino gây ra hiệu ứng âm (∆h < 0), trái lại La Nina gây ra hiệu ứng dương (∆h > 0) đối với mực nước biển ở ven biển và hải đảo nước ta.

7. Độ mặn nước biển vùng ven biển và hải đảo Việt Nam

Nhìn chung ảnh hưởng của El Nino làm tăng độ mặn, trái lại La Nina làm giảm độ mặn của nước biển ở vùng ven biển và hải đảo nước ta.

8. Dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam
Trong nhưng năm El Nino, phần lớn các trạm có dòng chảy năm nhỏ hơn trung bình nhiều năm từ 10% trở lên, những năm El Nino mạnh có thể giảm tới 50-60%. Trong những năm La Nina, dòng chảy năm các sông thường lớn hơn trung bình nhiều năm, có năm, ở một số sông, lớn hơn tới 80-100%. Đối với dòng chảy mùa lũ cũng có đặc điểm tương tự. Tuy nhiên, tính biến động của đặc trưng này trong điều kiện ENSO rất lớn, không loại trừ có năm El Nino, dòng chảy mùa lũ lớn hơn dòng chảy trung bình nhiều năm, ngược lại, trong những năm La Nina, dòng chảy mùa lũ nhỏ hơn dòng chảy trung bình nhiều năm.

Dòng chảy mùa cạn, trong những năm El Nino, lượng dòng chảy 3 tháng liên tục nhỏ nhất ở hầu hết các trạm đều nhỏ hơn trị số trung bình nhiều năm của thời kỳ tương ứng và đạt khoảng 80-90%, trái lại, trong những năm La Nina - lớn hơn trị số trung bình nhiều năm và đạt 101-140%. Đối với dòng chảy tháng nhỏ nhất cũng có tình hình tương tự.

9. Sản lượng thuỷ điện
Quan hệ giữa lưu lượng nước trung bình năm với sản lượng năm của 4 nhà máy thuỷ điện là Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim là đồng biến, với hệ số tương quan 0,5-0,8. Do đó, có thể thấy ảnh hưởng của El Nino có thể làm giảm sản lượng thuỷ điện, trong khi ảnh hưởng của La Nina góp phần thuận lợi cho việc tăng sản lượng thuỷ điện của các nhà máy nêu trên.

10. Sản xuất nông nghiệp: 
Trong điều kiện El Nino, năng suất lúa bình quân của vụ Đông Xuân giảm so với vụ trước đó, nhất là ở vùng trung du Bắc Bộ, trái lại năng suất lúa vụ mùa tăng, nhất là ở vùng Bắc Trung Bộ.
- Trong điều kiện La Nina, năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân và vụ mùa đều tăng so với vụ trước đó, trong đó vụ Đông Xuân rõ nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, vụ mùa rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong điều kiện ENSO, diện tích cà phê cho thu hoạch và sản lượng cà phê đều tăng so với vụ trước: những năm La Nina, diện tích cà phê lớn hơn những năm El Nino, song sản lượng cà phê những năm El Nino cao hơn những năm La Nina.

11. Đời sống và sức khoẻ con người
Theo thống kê, từ 1997 đến 2000, tổng số người bị chết và mất tích do thiên tai là 14.962, trong đó xảy ra vào những năm ENSO chiếm 64% (El Nino 43%, La Nina 21%). Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt xuất huyết trên 100.000 người trong thời kỳ 1976-1998 có quan hệ với hiện tượng El Nino với hệ số tương quan từ 0,4 đến 0,6. Riêng đợt El Nino 1997-1998, cả nước có 51 tỉnh, thành phố có dịch sốt xuất huyết với tỷ lệ bình quân 306/100.000 người.
T.U (t/h)

Hiện tượng El Nino khiến cô gái 'Ai là triệu phú' nhầm lẫn thực sự là gì?

Sau phần thi 'bá đạo' của cô gái trong "Ai là triệu phú", “El Nino là gì?” là từ khóa đang được dân mạng tìm kiếm chóng mặt trong hôm nay.

Trong chương trình "Ai là triệu phú" phát sóng tối 22/11, người chơi có tên Phạm Thị Quyên, 24 tuổi, làm kỹ sư tại một công ty tư nhân Hà Nội đã khiến các khán giả yêu mến chương trình này được một phen 'cười ra nước mắt'.
Cụ thể, ngay ở câu thứ nhất "El Nino là gì?" thì người chơi nghĩ rằng đó là một loại sữa. Sau một hồi suy nghĩ bạn cho biết: "Cháu nghĩ El Nino giống tên một khu rừng hay một loài cây hơn". Cuối cùng người chơi này phải nhờ tới sự trợ giúp của khán giả tại trường quay mới đưa ra được đáp án El Nino là hiện tượng thời tiết.
Đoạn clip này đã nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người lên tiếng chê bai, chỉ trích cô gái này. Thế nhưng thực tế có phải ai cũng biết về hiện tượng El Nino?
hien tuong el nino khien co gai 'ai la trieu phu' nham lan thuc su la gi? - 1
Mặt đất nứt vẻ vì khô hạn do hiện tượng El Nino (Ảnh: AP)
Vậy El Nino là gì?
Theo Live Science, El-Nino là một chu kỳ khí hậu bắt đầu từ Thái Bình Dương và tác động đến thời tiết trên quy mô toàn cầu. Chu kỳ này bắt đầu khi nước biển ấm lên ở phía tây nhiệt đới Thái Bình Dương, rồi dịch chuyển về phía đông, dọc theo đường xích đạo về phía bờ biển Nam Mỹ.
Ngày nay, người ta thường dùng thuật ngữ El Nino để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên. Hiện tượng El-Nino gắn với sự xuất hiện bất thường của dòng hải lưu ấm ở phía đông Thái Bình Dương khiến khí hậu toàn cầu biến đổi.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng El Nino?
El Nino là kết quả của sự tương tác của bề mặt biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương với lớp khí quyển ngay bên trên nó.
Đây là hiện tượng xảy ra do nội lực giữa hai cực đại dương - khí quyển.
Khi El Nino xuất hiện, gió mậu dịch trở nên yếu đi, không giữ được các dòng nước nóng ở lại phía Tây mà dịch chuyển về phía Đông, các dòng nước lạnh do đó cũng không trồi lên được. Khi đó, nó sẽ gây ra  những hiện tượng cực đoan bất thường như mưa bão ở các nước Nam Mỹ và khô hanh, hạn hán lớn ở Nam Á.
El Nino thường xảy ra vào thời điểm nào?
Hiện tượng El-Nino thường diễn ra vào tháng 11, tháng 12 với chu kỳ từ 8 đến 11 năm, đôi khi nó có chu kỳ ngắn hơn (2 - 3 năm).
hien tuong el nino khien co gai 'ai la trieu phu' nham lan thuc su la gi? - 2
El Nino là một hiện tượng khí hậu xuất hiện theo chu kỳ, khởi phát từ khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương
Giữa các thời kỳ nóng lên bất thường của nước biển ở khu vực quần đảo Marshall, đôi khi hiện tượng ngược lại xảy ra. Người ta gọi hiện tượng nước biển lạnh bất thường là Anti- El Nino, hay La Nina.
Tác hại của El Nino kinh khủng như thế nào?
El Nino gây ra mưa bão, lụt lội, gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, El Nino gây ra hiện tượng khô hạn xảy ra trên các quốc gia thuộc đông bán cầu.
Tính tới nay, sự xuất hiện của El Nino vào năm 1997-1998 vẫn gây thiệt hại nhiều nhất cho nhân loại. Hiện tượng cực đoan này gây ra các vụ cháy rừng lớn ở vùng xích đạo, làm thiệt hại nông nghiệp cực lớn ở các nước Đông Nam Á, Nam Á...
Chỉ riêng trong 2 năm đó thôi, El Nino đã gây ra thiệt hại vật chất lên tới gần 40 tỷ USD, làm thiệt mạng hơn 24.000 người, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 110 triệu người khác trên toàn thế giới.
Theo Hà Anh/ Tổng hợp (Khám phá)

Thời tiết thế giới sẽ đột ngột thay đổi khi El Nino đạt cường độ mạnh nhất

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-10-06
Những bất thường trong nhiệt độ nước biển dọc quanh vùng xích đạo với những vùng nước đại dương ấm trên mức bình thường là dấu chỉ của hiện tượng El Nino
Những bất thường trong nhiệt độ nước biển dọc quanh vùng xích đạo với những vùng nước đại dương ấm trên mức bình thường là dấu chỉ của hiện tượng El Nino
Weather Trends International
El Nino sắp tới sẽ mạnh nhất kể từ thập niên 50 của thế kỷ trước . Và khi kết hợp với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên Trái Đất như hiện nay thì sẽ gây ra nhiều tác động bất lợi.
Đó là những dự báo được giới chuyên gia đưa ra trong thời gian gần đây.
El Nino mạnh hơn
‘Những bất thường trong nhiệt độ nước biển dọc quanh vùng xích đạo với những vùng nước đại dương ấm trên mức bình thường là dấu chỉ của hiện tượng El Nino.’
Đó là nhận định của tác giả Andrew Freedman, trong một bài viết được chia sẻ trên facebook và Twitter và ông này còn nêu rõ bất thường của nhiệt độ nước bề mặt biển tại vùng Thái Bình Dương nhiệt đới ghi nhận được vào ngày 10 tháng 9 vừa qua.
El Nino là hiện tượng ghi nhận được khi nhiệt độ nước biển trở nên ấm bất thường tại khu vực xích đạo của Thái Bình dương; cộng thêm là luồng gió từ bờ biển Panama thổi đến nhiều đảo của Indonesia trở nên chậm đi và thậm chí ngược lại.
Những hiện tượng như thế là hệ quả của những tương tác phức tạp giữa đại dương với khí quyển. Hiện tượng El Nino cũng gây ra những chuyển đổi của mưa nhiệt đới; và những chuyển đổi như thế khiến nhiệt độ trong khí quyển tái điều phối. Tình trạng này tác động khắp thế giới dưới dạng thời tiết thay đổi.
Theo tác giả Andrew Freedmanthì các khoa học gia tại Trung Tâm Tiên báo Khí hậu – CPC tại College Park, bang Maryland, Hoa Kỳ chỉ ra rằng chu kỳ thời tiết tại Thái Bình Dương được biết đến với tên gọi El Nino đã đạt đến những mức mạnh. Trong năm nay, chu kỳ này bắt đầu từ tháng 3 và được dự báo tác động cao điểm đến thời tiết nước Mỹ là trong mùa đông năm nay; sang đến mùa xuân sang năm mới giảm đi.
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, ông Hoàng Đức Cường, đưa ra nhận định về hiện tượng El Nino trong năm nay và kéo dài sang năm tới như sau:
“ Sau khi có những đánh giá rất liên tục và chi tiết của những cơ quan lớn trên thế giới thì hiện tượng El Nino năm 2015 là El Nino mạnh và kéo dài, trở thanh một El Nino mạnh và kéo dài nhất từ trước đến nay. Đặc biệt có sự so sánh nhất định với El Nino năm 97-98 mà gây ra những thiệt hại đáng kể cho Việt Nam như hạn hán ở Tây Nguyên nam trung bộ năm 97; sau đó lại chuyển sang trạng thái La Nina gây lũ lụt rất trầm trọng ở trung bộ năm 99-2000.
Chính vì vậy chúng tôi bám sát tình hình và đánh giá chi tiết tác động có thể của En Nino đó đối với thời tiết, khí hậu ở Việt Nam. Giữa tháng 8 chúng tôi đã ra một bản tin đặc biệt về El Nino và những tác động đến thời tiết ở Việt Nam. Trong đó có đánh giá về khả năng thiếu hụt lượng mưa, nắng nóng. Đặc biệt là khô hạn trong mùa mưa sắp tới ở khu vực Trung bộ, ở Tây nguyên và Nam bộ do khả năng thiếu nước vào cuối mùa mưa. ”
Sau khi có những đánh giá rất liên tục và chi tiết của những cơ quan lớn trên thế giới thì hiện tượng El Nino năm 2015 là El Nino mạnh và kéo dài, trở thanh một El Nino mạnh và kéo dài nhất từ trước đến nay
ông Hoàng Đức Cường
Giáo sư Đinh Văn Ưu, Khoa Khí tượng- Thủy văn & Hải Dương học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Quốc gia Hà Nội, cho biết cũng theo dõi thông tin về chu kỳ El Nino sắp đến như sau:
“ Tôi cũng đọc tất cả những dự báo được nói năm nay ( El Nino) thuộc vào loại mạnh và so sánh với những năm 97-98. Theo tôi nghĩ tất cả những cái đó đều có số liệu cả. Tôi thấy tình hình nhiệt độ lớn đến gần trên 2 độ tương ứng với giá trị cực đại của El Nino. Chỉ có một điều là ở những khu vực khác nhau.
Thông thường người ta lấy chỉ số của vùng đông Thái Bình Dương, theo đó có khả năng vào mùa đông này ( El Nino) phát triển hơn.”
Dự báo căn cứ vào nhiệt độ nước biển cho thấy có thể thời gian tác động cao điểm năm nay của El Nino sẽ vượt chu kỳ đỉnh trước đây xảy ra trong thời gian 1997-1998 và chu kỳ khủng khiếp vào năm 1982-1983.
Thống kê cho thấy chu kỳ El Nino cao điểm trong thời gian 1997-1998 khiến chừng 2100 người thiệt mạng và thiệt hại vật chất tổng cộng hơn 33 tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới.
Một câu hỏi lớn được đặt ra cho hơn một tỷ người khắp thế giới từ Đông Phi cho đến Ấn Độ, và Hoa Kỳ là chu kỳ El Nino được dự báo mạnh kỷ lục sắp đến sẽ gây ra những tác động gì đến họ.
Liệu trong mùa đông tới vùng trung và nam bang California sẽ lại có những trận mưa lớn và lở đất như từng xảy ra trong chu kỳ El Nino 1997-1998 hay không?
Hoặc liệu El Nino có tương tác lạ với nhiệt độ nước biển ấm một một cách bất thường tại khu vực đông bắc Thái BÌnh Dương và từ Hawai đến California, từ đó khiến cho các cơn bão sẽ nhiều mưa hơn nhưng lại nóng hơn tạo ra nhiều mưa hơn tuyết?
Các nhà dự báo cho rằng vào mùa đông tới đây bang California, Hoa Kỳ sẽ có lượng mưa cao hơn trung bình chừng hai lần rưỡi đến ba lần. Năm mưa kỷ lục tính đến nay lại California là vào năm 1983 với lượng mưa cao hơn trung bình 1,9 lần.
Những tác hại của El Nino
Những tác hại của El Nino File photo
Tin này có thể làm nhiều người dân tại California vui mừng vì suốt 4 năm qua bang này phải chịu hạn hạn chưa từng có trong lịch sử. Từ năm 2011, vùng núi trung Sierra Nevada thiếu hụt mưa đến 72 inch.
Tuy nhiên lượng mưa quá nhiều lại sẽ gây hại khi cuốn theo phân bón, thuốc trừ sâu và những loại ô nhiểm khác trong đất tống xuống Vịnh Monterey. Ngoài ra khi nước tràn xuống vịnh với lượng lớn như thế cũng gây hại cho một số hệ sinh thái, trong đó có rừng tảo bẹ nơi sinh sống của nhiều loài khác.
Trong khi đó nhiều nước khu vực tây Thái Bình Dương, những vùng từ Indonesia đến nhiều khu vực của Australia lại có thể phải đối phó với hạn hán gia tăng khi mà dạng thức mưa thay đổi.
Một số khoa học gia còn cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay có thể sẽ tạo ra những chu kỳ El Nino thường hơn và nặng nề hơn. Điều đó sẽ khiến cho các loài động và thực vật , cũng như các hệ sinh thái nơi chúng sinh sống, khó hồi phục hơn khi bị thương tổn
Chính cơ quan khí tượng Australia đưa ra dự báo, El Nino thường khiến cho vùng đông Australia có mùa đông lạnh và lượng mưa xuân dưới mức trung bình. Điều kiện tại Ấn Độ Dương cũng ảnh hưởng đáng kể đến khí hậu của nước Úc.
Dự báo về chu kỳ El Nino mạnh nhất sẽ diễn ra trong những tháng sắp đến tại Thái Bình Dương sẽ chắc chắn tác động đến nhiều động vật biển.
Một số quốc gia dự báo giá cả một số thực phẩm chính sẽ tăng lên khi mà lượng cá sẽ di chuyển khi có những dòng nước ấm hơn khi diễn ra hiện tượng El Nino.
Chu kỳ El Nino tác động đến dòng nước lạnh ngoài khơi bờ Thái Bình Dương của lục địa Châu Mỹ, nơi có những chất dinh dường cho vi sinh vật, các loài cá, động vật biển và cả rừng tảo bạ dưới nước. Dòng nước biển ấm hơn tại Thái Bình Dương đã gây hại cho các sinh vật biển rồi.
Theo ghi nhận, thì tại bang California cá đã di cư lên phía bắc để tìm nguồn nước mát hơn. Khi cá đi như thế thì loài sư tử biển cũng phải đi theo để tìm thức ăn. Tính đến tháng 8 vừa qua, có gần 1200 sư tử biển con được cứu khi sắp chết đói.
Biến đổi khí hậu và El Nino
Một số khoa học gia còn cho rằng tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay có thể sẽ tạo ra những chu kỳ El Nino thường hơn và nặng nề hơn. Điều đó sẽ khiến cho các loài động và thực vật , cũng như các hệ sinh thái nơi chúng sinh sống, khó hồi phục hơn khi bị thương tổn.
Tự thân chu kỳ El Nino không phải là hiện tượng biến đổi khí hậu mà đây là một hiện tượng tự nhiên mà các hệ sinh thái của Trái Đất có thể thích nghi theo chu kỳ 7- đến 10 năm. Theo các nhà khoa học thì El Nino có thể giúp củng cố hệ sinh thái.
Khoa học gia Emily Pidgeon thuộc tổ chức Conservation International ở Hoa Kỳ so sánh El Nino như dịch cúm hằng năm xảy ra; con người có thể bị cúm vào mùa đông nhưng rồi sau đó họ hồi phục; El Nino cũng thế đó chỉ là một chu kỳ tự nhiên trong đời sống.
Theo các nhà khoa học những hành động nhỏ có thể mang lại những hiệu quả lớn. Biện pháp quản lý tốt rất quan trọng bao gồm những công tác giới hạn đánh bắt cá, những qui định về hàng hải và nông nghiệp, rồi những nội qui trong du lịch
Vấn đề là chuyện gì sẽ xảy đến khi mà tình trạng biến đổi khí hậu lại gia tăng tác động bất lợi của El Nino cũng như khiến chu kỳ này diễn ra thường xuyên hơn?
Giới khoa học cho rằng các hệ sinh thái hiện nay chưa kịp hồi phục do những tác động của biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính gây nên thì lại bị bồi thêm những tác động bất lợi khác nữa của El Nino.
Một nhắc nhở được nhà khoa học có tên Lee Hannah thuộc Conservation International đưa ra rằng điều khôn ngoan hiện nay là cần phải có hành động ngay từ bây giờ; một trong những việc phải làm là kiểm soát khí gây hiệu ứng nhà kính.
Theo các nhà khoa học những hành động nhỏ có thể mang lại những hiệu quả lớn. Biện pháp quản lý tốt rất quan trọng bao gồm những công tác giới hạn đánh bắt cá, những qui định về hàng hải và nông nghiệp, rồi những nội qui trong du lịch… Tất cả đều phải thực hiện để giảm áp lực lên toàn bộ hệ thống cho phép có đáp ứng tốt hơn trong một năm tới với chu kỳ El Nino mạnh được báo là kỷ lục.
Giáo sư Đinh Văn Ưu thì cho rằng cần phải có thêm số liệu để chưng minh có sự tương tác giữa El Nino và tình trạng biến đổi khí hậu gây ra những tác động kép:
“ Theo tôi biết đó chỉ là chẩn đoán thôi khi nói có biến đổi khí hậu thì El Nino mạnh lên; nhưng tôi nghĩ rằng hiện nay chưa có công trình nào để chứng minh mối tương quan đó cả. Theo thống kê cũng như mô hình cũng chưa thấy. Trong thực tế thì do biến đổi khí hậu một số vùng, một số khu vực có vẻ hướng tới những hiện tượng cực đoan hơn; tnhu7 theo tôi về mặt khoa học chưa thấy có chứng minh nào về điều đó cả. Tôi thấy cần có thời gian vì mô hình chưa làm được, số liệu cũng chưa.”
Giáo sư Đinh Văn Ưu cũng cho biết tình hình cơ sở vật chất để theo dõi những hiện tượng tự nhiên tại Việt Nam, thu thập số liệu để có thê đưa ra những kết luận chuẩn xác vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu:
“Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, sơ khai thôi. Tất cả những gì liên quan đến thời tiết, khí hậu… cần có hệ thống quan trắc đầy đủ. Người ta gọi là ‘monitoring’/ giám sát đầy đủ. Ở Việt Nam hệ thống này vẫn còn nằm trong ‘qui hoạch’. Ngay cả trên thế giới có những vùng hoàn toàn thiếu số liệu, mà không có số liệu thì không thể phân tích một cách chi tiết được dù có giỏi đến bao nhiêu.”
Ông Hoàng Đức Cường thì cho rằng với những dự báo và cảnh báo sớm về hiện tượng El Nino mạnh năm nay, các đơn vị cùng phối hợp để giảm thiểu những tác động bất lợi có thể.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.

Xem tiếp...

SỰ NGU XUẨN CỦA CUỘC SỐNG 28

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thế chiến thứ nhất: quân Nga tấn công liên quân Áo - Hung
  
Far Away - Bataille de Khalkhin Gol

10 trận tăng chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử

Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong CTTG 1, loại xe bọc thép này đã thành vũ khí không thể thiếu khi giao tranh trên bộ.

Kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, loại xe bọc thép này đã thành một loại vũ khí không thể thiếu trong các cuộc giao tranh trên bộ. Nhiều cuộc đụng độ “tăng đấu tăng” cũng đã diễn ra trong những năm qua. Dưới đây là 10 trận chiến xe tăng kinh hoàng nhất trong lịch sử quân sự.
1. Trận Cambrai (1917)
Diễn ra vào cuối năm 1917, đây là trận đánh lớn đầu tiên của xe tăng trong lịch sử quân sự và là lần đầu tiên các loại vũ khí được sử dụng kết hợp hiệu quả trên quy mô lớn, đánh dấu một bước ngoặt thực sự trong lịch sử chiến tranh. Nhà sử học Hew Strachan từng lưu ý rằng “sự thay đổi mang tính trí tuệ nhất trong chiến tranh giai đoạn 1914-1918 là sự kết hợp giữa các loại hỏa lực chứ không phải bộ binh”.
Ngày 20/11/1917, để giành lại phòng tuyến của quân Đức đặt tại thị trấn Cambrai, Anh đã thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu này với 476 xe tăng, 378 trong số đó là xe tăng chiến đấu. Xe tăng của quân Anh đã vượt qua nhiều lớp hàng rào dây thép gai chằng chịt và ủi đổ hàng loạt lô cốt. Quân đội Anh sử dụng những bó củi để đắp đường cho xe tăng của họ vượt qua cả chiến hào rộng và tiến thẳng tới mục tiêu.
10 tran tang chien kinh hoang nhat trong lich su
 Một chiếc xe tăng của quân Anh vượt qua chiến hào.
Quân Đức đã hoảng sợ và bỏ chạy tán loạn. Mặc dù sau đó quân Đức đã khôi phục lại được vị trí này bằng các cuộc phản công, nhưng cuộc tấn công của Anh do những chiếc xe tăng dẫn đầu đã cho thấy tiềm năng rất lớn của lĩnh vực tác chiến cơ giới hóa và cơ động.
2. Trận Khalkhin Gol (1939)
Trận "xe tăng chiến" lớn đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra giữa Hồng quân Liên Xô và Đế quốc Nhật Bản dọc theo biên giới Mông Cổ và Siberia. Đặt trong bối cảnh Chiến tranh Trung-Nhật giai đoạn 1937-1945, Nhật Bản tuyên bố rằng sông Khalkhin Gol là biên giới giữa nhà nước Mãn Châu và Mông Cổ, trong khi Mông Cổ và Liên Xô tuyên bố rằng biên giới cách dòng sông này 16km về phía đông làng Nomonhan. Các cuộc giao tranh bắt đầu vào tháng 5/1939, khi quân Mông Cổ với sự tiếp viện của quân đội Liên Xô đã tấn công quân Nhật tại khu vực tranh chấp.
Sau một vài chiến thắng ban đầu của quân Nhật, Liên Xô bắt đầu phản công với 58.000 quân, gần 500 xe tăng, và khoảng 250 máy bay. Sáng 20/8/1939, tướng Georgy Zhukov của Liên Xô đã mở một cuộc tấn công bất ngờ sau khi nghi binh bằng một thế trận phòng thủ. Về phía quân Nhật, chỉ có 2 sư đoàn thiết giáp hạng nhẹ của tướng Komatsubara.
10 tran tang chien kinh hoang nhat trong lich su-Hinh-2
 Quân Nhật bị bắt làm tù binh sau cuộc chiến.
Sau 3 giờ bắn phá ác liệt bằng đại bác và không tập bằng phi cơ, hơn 50 vạn quân thuộc quân đoàn đặc biệt số 57 bảo vệ bờ đông sông Khalkhin Gol vượt sông tấn công quân Nhật trên một chiến tuyến dài 70 km. Cuộc bao vây của quân Liên Xô đã dẫn đến việc 61.000 quân của tướng Komatsubara thương vong, trong khi Hồng quân Liên Xô bị tổn thất thấp hơn, với 7.947 người thiệt mạng, 15.251 người bị thương. Trận chiến này đã đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình lãnh đạo quân sự nổi tiếng của tướng Zhukov trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của công tác nghi binh và những ưu thế về công nghệ, số lượng trong tác chiến xe tăng.
3. Trận Arras (1940)
Trận Arras là một cuộc giao tranh trên chiến trường Tây Âu trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, diễn ra vào tháng 5/1940 tại thị trấn Arras, miền bắc nước Pháp. Đây là cuộc phản công của quân đồng minh Anh-Pháp nhằm vào các xe tăng Panzer của quân đội Đức Quốc xã đang tràn ngập khắp nước Pháp.
Trong khi quân đội Đức tiến nhanh về bờ biển nước Pháp vào tháng 5/1940, quân đội Anh đã trấn thủ thị trấn Arras. Đến cuối tháng này, Arras đã bị quân Đức bao vây, nhưng vẫn trụ vững. Sau đó, Tổng chỉ huy quân Anh-Pháp là Viscount Gort đã phát động một cuộc phản công với mật danh “Frankforce”.
10 tran tang chien kinh hoang nhat trong lich su-Hinh-3
 Các chỉ huy và sĩ quan của quân Đức trên chiến trường Arras.
Cuộc tấn công này được thực hiện với 2 tiểu đoàn bộ binh (khoảng 2.000 quân) và chỉ 74 xe tăng. Lực lượng này được chia thành 2 mũi để tấn công. Mũi tấn công cánh phải ban đầu giành thắng lợi nhanh chóng, bắt giữ được một số tù binh Đức. Nhưng không lâu sau họ phải đối chọi với lực lượng bộ binh và đội cận vệ (đội quân áo đen) của Đức với sự yểm trợ của không quân, và bị quân Đức gây thiệt hại nặng. Đội hình bên trái cũng giành được thắng lợi ban đầu trước khi tiếp cận với sư đoàn Panzer số 7 của Đức. Nhưng sau đó lực lượng này bị đẩy lùi. Trong khi đó, khoảng 60 xe tăng Pháp đã giao tranh với quân Đức và cũng bị thất bại.
Sau trận này, quân đồng minh tổn thất khoảng 35 xe tăng, thương vong khoảng 70 người và 170 tù binh bị sát hại, trong khi quân Đức bị thương vong 378 người.
(Còn nữa)...
Theo Công Thuận/Báo tin tức

"Cha đẻ" thật sự của "Chiến tranh chớp nhoáng"

Nhật Huy |
"Cha đẻ" thật sự của "Chiến tranh chớp nhoáng"

(Soha.vn) - Học thuyết "chiến tranh chớp nhoáng" nổi tiếng trong Thế chiến 2 đã khiến nhiều người tin rằng người Đức là cha đẻ của chiến tranh cơ giới hiện đại.

Trong bất kì lĩnh vực nào cũng có những điều công chúng tin chắc là đúng nhưng thật ra lại không phải là sự thật. Quân sự cũng không phải là ngoại lệ. Hãy cùng điểm qua top 10 kiến thức sai lầm phổ biến trong quân sự.
3. Cha đẻ của vận động chiến
Bất kì ai quan tâm ít nhiều về quân sự đều biết đến "Chiến tranh chớp nhoáng" nổi tiếng của người Đức trong Thế chiến 2. Điều này dẫn đến niềm tin rằng người Đức là cha đẻ của chiến tranh cơ giới hiện đại. Nhưng sự thật thì lại không phải như vậy.
Mặc dù người Đức đúng là những người đầu tiên áp dụng rất thành công vận động chiến trên quy mô lớn trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ 2, nhưng chính Liên Xô mới là cha đẻ của khái niệm này. Cũng chính Liên Xô, không phải Đức, là nước đầu tiên nhận thấy vai trò cách mạng của thiết giáp trong chiến tranh hiện đại.
Từ cuối những năm 1920 sang những năm 1930, những nhà quân sự Liên Xô bắt đầu phát triển học thuyết chiến tranh mới, dựa trên các bài học từ Thế chiến thứ nhất, và thất bại của Liên Xô trong cuộc chiến sau đó với Ba Lan năm 1920. Trong Thế chiến thứ nhất, quân đội các nước không có được loại vũ khí và phương cách tác chiến thích hợp để xuyên thủng phòng tuyến của đối phương, và do đó bị mắc kẹt trong thế bế tắc của "Chiến tranh hầm hào".
Những nhà quân sự Liên Xô dự định dựa vào các công nghệ quân sự mới, máy bay và xe tăng, là phương tiện chính cho việc thọc sâu vào sau phòng tuyến đối phương. Trong Thế chiến thứ nhất, cả máy bay và xe tăng đều đã xuất hiện nhưng mới chỉ trong giai đoạn sơ khai, và chưa phát huy được ưu điểm của mình. Sau chiến tranh, giới quân sự các nước mới chỉ xem xe tăng như một phương tiện hỗ trợ hoả lực. Trong khi đó, Liên Xô xem xe tăng là trung tâm trong chiến tranh cơ giới. Xe tăng có thể giúp chọc thủng phòng tuyến đối phương, sau đó sử dụng khả năng cơ động của mình để bao vây và cô lập lực lượng tham gia phòng ngự.
T-18, loại tăng đầu tiên của Liên Xô
T-18, loại tăng đầu tiên của Liên Xô
Những ý tưởng này lần đầu được thể hiện trên văn bản từ 1929, và được hỗ trợ bằng quyết tâm của Stalin trong việc ưu tiên xây dựng công nghiệp quốc phòng quy mô lớn. Liên Xô chỉ bắt đầu sản xuất xe tăng đầu tiên vào năm 1928, nhưng đến năm 1932 đã thành lập 2 quân đoàn thiết giáp đầu tiên. Trong khi đó Đức đến năm 1935 mới có sư đoàn tăng đầu tiên.
Liên Xô chứng minh ưu thế của vận động chiến trên chiến trường trong trận Khalkhin-Gol chống lại quân đội Nhật Bản tại biên giới Mãn Châu Quốc. Dưới sự chỉ huy của Zhukov, Hồng quân Liên Xô tổ chức đánh thọc sườn và trong vòng 1 tuần, từ 20 đến 27/08/1939, đã bao vây phần lớn lực lượng Nhật. Tổn thất phía Liên Xô là 23.000 quân, trong khi của Nhật là hơn 60.000 quân.
Xe tăng và bộ binh Hồng quân tại Khalkhin-Gol
Xe tăng và bộ binh Hồng quân tại Khalkhin-Gol
Tuy nhiên, lợi thế dẫn đầu này nhanh chóng bị xoá sạch bởi cuộc Đại thanh trừng của Stalin, mà Hồng quân cũng là một nạn nhân. Từ 1937 đến trước cuộc xâm lược của Đức năm 1941, hơn 30.000 sĩ quan Hồng quân bị bắt giam hay hành hình, bao gồm 3 trong 5 nguyên soái, tất cả tư lệnh các quân khu, và hơn phân nửa số sư đoàn trưởng. Hậu quả là khi chiến tranh nổ ra, Hồng quân thiếu trầm trọng các sĩ quan có kinh nghiệm. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến Liên Xô chịu thiệt hại nặng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến trước một quân đội Đức được tổ chức tốt hơn và nhiều kinh nghiệm hơn.
4. Hỏa lực của các chiến hạm buồm
Biểu tượng cho hải quân trong thời đại thuyền buồm, từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, là các chiến hạm gỗ nhiều tầng chạy bằng sức gió. Hoả lực của chúng đến từ rất nhiều khẩu đại bác chĩa ra 2 bên hông tàu. Phần thân tàu, nơi đặt các khẩu pháo, có thể có từ 2 đến 3 tầng, với số lượng đại bác từ 60 đến trên 100 khẩu. Trong những bộ phim về thời kỳ này, như "Cướp biển vùng Caribe", công chúng được thấy hoả lực khủng khiếp từ rừng đại bác này, có thể thổi tung tàu đối phương trong nháy mắt. Nhưng thực tế thì không hẳn là như vậy.
Chiến hạm
Chiến hạm "Lãnh hải" của hải quân Anh, hạ thuỷ năm 1636, là chiến hạm 3 tầng đầu tiên, có đến 100 khẩu đại bác
Do hạn chế vì kỹ thuật chế tạo vào thời kì đó, uy lực của những khẩu đại bác trên các chiến thuyền buồm trên thực tế rất hạn chế. Kích thước nòng pháo thường lớn hơn cỡ đạn 10%, gây ảnh hưởng lớn đến sơ tốc và độ chính xác. Ngoài ra, đa số các loại đạn khi đó không chứa chất nổ bên trong và sức công phá chỉ đến từ động năng của chúng. Loại đạn xuyên mạnh nhất khi đó là đạn sắt đặc hình cầu, nặng khoảng 15kg, cũng chỉ có thể khoét một lỗ thủng trên thân tàu là cùng, thuỷ thủ đoàn bên trong có thể bị ảnh hưởng bởi những mảnh gỗ văng ra. Nhưng phần cấu trúc tàu thì không bị ảnh hưởng.
Một khẩu đội pháo của Hải quân Pháp
Một khẩu đội pháo của Hải quân Pháp
Vì vậy, trên thực tế thì đa số những trận hải chiến trong thời kì này diễn ra trong thời gian dài, và có rất ít tàu bị đánh chìm. Như trận hải chiến giữa Anh và Hà Lan ngày 04/08/1666 ngoài khơi bờ biển Kent. Phía Anh có 89 chiến hạm, phía Hà Lan có 88 chiếc. Hạm đội hai bên dàn hàng kéo dài gần 9 dặm và nã đạn vào nhau suốt hai ngày liền. Nhưng kết quả chỉ có tổng cộng 3 chiếc của cả 2 bên bị chìm, mặc dù thiệt hại nhân mạng là khá lớn, hơn 5000 người.
 	Một bản vẽ cổ mô tả trận hải chiến ngày 04/08/1666
Một bản vẽ cổ mô tả trận hải chiến ngày 04/08/1666
Trong phần lớn các trường hợp, việc thắng thua thường được quyết định khi chiến hạm của một bên bị mất khả năng di chuyển, bị bắt cháy, hoặc thuỷ thủ đoàn bị thương vong quá nhiều. Hải quân của từng nước có chiến thuật riêng của mình để đạt được thắng lợi. Hải quân Pháp thường hướng đại bác của mình lên cao, mục tiêu là phá huỷ các dây néo, cột buồm để vô hiệu hoá khả năng di chuyển của tàu đối phương. Hải quân Anh lại thường nhắm vào thân tàu, với mục đích gây sát thương cho thuỷ thủ đoàn tàu đối phương.
theo Trí Thức Trẻ

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)

Kỵ binh Pháp bắt toàn bộ một hạm đội Hà Lan trên biển nhờ thời tiết giá lạnh, còn những điếu thuốc lá chứa thuốc phiện giúp quân Anh thắng quân Thổ một cách dễ dàng.
Kỵ binh bao vây tàu chiến
Chiến tranh Liên minh thứ nhất là cuộc chiến tại châu Âu từ năm 1793 tới năm 1797. Trong cuộc chiến này, Pháp phải chống hàng loạt nước châu Âu như Anh, Phổ, Áo, Bồ Đào Nha, Thánh chế La Mã, Tây Ban Nha, Hà Lan (khi đó Hà Lan thuộc Áo).
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 1
Do thời tiết lạnh giá, nước đóng băng nên các kỵ binh Pháp có thể bao vây hạm đội Hà Lan vào năm 1795. Ảnh: Listverse
Vào tháng 1/1795, quân Pháp tiến vào Hà Lan. Thời tiết cực lạnh khi đó đã dẫn tới một trong những trận chiến kỳ quái nhất trong lịch sử. Johan Willem de Winter, một viên tướng Pháp, dẫn đầu một đoàn kỵ binh nhẹ để chiếm Den Helder - một vùng đất giáp biển. Mục đích của việc chiếm Den Helder là ngăn chặn các tàu của Hà Lan tẩu thoát sang Anh. Khi de Winter tới nơi, ông phát hiện một hạm đội Hà Lan mắc kẹt trong lớp băng dày dù chúng neo đậu trên biển. Đoàn kỵ binh Pháp lặng lẽ tiến tới vị trí của hạm đội Hà Lan và bao vây chúng. Chẳng còn cách nào khác, các thủy thủ Hà Lan phải đầu hàng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một đội quân kỵ binh bắt một hạm đội trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Săn lùng kẻ thù tưởng tượng
Vào tháng 5/1943, L. Ron Hubbard, một sĩ quan chỉ huy tàu săn ngầm PC-815 của Hải quân Mỹ, nhận nhiệm vụ đưa tàu từ Portland tới Sand Diego. Vào khoảng 3h40 sáng ngày 19/5, Hubbard phát hiện một vật đáng nghi trên thiết bị dò tìm tàu ngầm bằng sóng siêu âm và ông đoán đó là tàu ngầm Nhật Bản (kẻ thù của Mỹ thời ấy). Tới 9h06 cùng ngày, hai khí cầu Mỹ bay tới để hỗ trợ Hubbard. Vào nửa đêm ngày 21/5, một hạm đội nhỏ tham gia nỗ lực tìm tàu ngầm Nhật Bản. Hạm đội này bao gồm hai tàu khu trục và 3 tàu tuần duyên.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 2
Một tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ vào năm 1944. Ảnh: indicatorloops.com
Sau khi tìm kiếm tàu ngầm Nhật Bản trong 68 giờ nhưng không đạt kết quả, cấp trên ra lệnh cho Hubbard ngừng chiến dịch. Một báo cáo, với lời kể của nhiều chỉ huy tàu tại hiện trường, cho thấy Hubbard đã phát hiện một mỏ khoáng sản có từ tính dưới đáy biển. Từ tính của mỏ đã tác động tới thiết bị dò tìm, khiến Hubbard tưởng một tàu ngầm đang lởn vởn đâu đó. Sau đó Hubbard còn suýt gây ra sự cố ngoại giao khi tàu của ông nã đạn vào lãnh thổ Mexico.
Trận chiến nổ ra vì hai lính say rượu
Vào mùa thu năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế sa lầy trong cuộc chinh phạt thành phố Halicarnassus (nay là thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ). Hồi ấy Halicarnassus là thành phố của người Ba Tư. Quân Ba Tư có rất nhiều vũ khí, lương thực, thuốc men. Những bức tường của họ cũng đủ kiên cố để chống máy bắn đá. Vì thế, quân của Alexander Đại đế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương. Cuộc vây hãm dài và khó đã khiến nhiều binh sĩ của Alexander Đại đế cảm thấy chán nản. Hai binh sĩ thuộc binh đoàn Perdiccas cũng rơi vào tình trạng tương tự. Do ở cùng lều, họ hay nói chuyện với nhau. Một hôm, trong lúc say rượu, cả hai cãi nhau về việc ai trong số họ chiến đấu giỏi hơn. Cuối cùng họ tìm ra một cách để giải quyết tranh cãi. Theo giải pháp của họ, cả hai sẽ tấn công thành Halicarnassus và người nào giết được nhiều lính Ba Tư sẽ là chiến binh giỏi hơn.
Thấy hai binh sĩ say xỉn từ phía đối phương tiến tới cổng thành, lính Ba Tư trong thành bỏ vị trí và xông ra cổng thành để giết. Hai binh sĩ kia hạ sát khá nhiều đối thủ, nhưng cuối cùng họ vẫn tử trận. Binh lính cả hai bên đều thấy trận chiến nhỏ nên họ xông tới để hỗ trợ đồng đội. Chẳng bao lâu cuộc chiến nhỏ trở thành cuộc chiến lớn. Trong lúc hai bên đánh nhau, nhiều lúc quân của Alexander Đại đế suýt chiếm được thành. Nếu toàn bộ lực lượng của Alexander Đại đế tham chiến hôm ấy, có lẽ thành Halicarnassus đã thất thủ.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 3
Ảnh minh họa: Listverse
Lừa kẻ thù bằng thuốc phiện
Anh và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) là kẻ thù của nhau trong Thế chiến thứ nhất. Vào ngày 5/11/1917, quân Anh phản công quân Ottoman sau khi quân Ottoman tấn công các thuộc địa của họ. Quân Anh đẩy quân Thổ tới tận thành phố Sheria, nơi tiếp giáp với Dải Gaza của Palestine ngày nay về phía nam, và bao vây đối phương.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 1) hinh anh 4
Ảnh minh họa: Listverse
Richard Meinertzhagen, một sĩ quan tình báo Anh, quyết định tặng quân Thổ một món quà bất ngờ. Một hôm lính Thổ thấy máy bay Anh thả thuốc lá và truyền đơn xuống chiến tuyến của họ. Lính Thổ đua nhau hút thuốc lá mà không hề biết rằng quân Anh đã tẩm thuốc phiện vào các điếu thuốc theo sáng kiến của Meinertzhagen. Khi quân Anh tấn công vào ngày hôm sau, lính Thổ kháng cự rất yếu ớt. Phần lớn lính Thổ không thể đứng vững nên họ không thể chống trả.
Còn nữa
Thái Dương (theo Listverse)

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)

Một thiên thạch lao xuống trận địa khi quân La Mã và Pontus chuẩn bị giao chiến. Binh sĩ hai bên chạy tán loạn vì họ tin rằng Thượng đế đang nổi cơn thịnh nộ.
Vua mù tung hoành giữa sa trường
Ngày 26/8/1346, quân đội Anh và xứ Wales gặp quân đội Pháp ở vùng Crecy thuộc Pháp. Vua John của Bohemia (thuộc Czech ngày nay) cũng tham gia trận chiến với tư cách là đồng minh của Pháp và dẫn theo những hiệp sĩ của ông. Trước đó, vào năm 1340, vua John bỗng dưng mất khả năng nhìn trong lúc ra chiến trường. Mặc dù vậy, tình trạng mù không thể ngăn cản một chiến binh dũng cảm như John ra trận.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 1
Ảnh minh họa: magnoliabox.com
Trong lúc cuộc chiến giáp lá cà diễn ra, ưu thế nghiêng về phía quân Anh và xứ Wales. Với những cây cung dài, họ đã tàn sát vô số lính Pháp và Bohemia. Tất nhiên, John không biết thực tế đó nên ông vẫn thúc ngựa lao về phía đối phương. Các hiệp sĩ của John không dám can ngăn khi đức vua làm vậy, mà chỉ bám theo ông. John lao thẳng vào đám quân Anh và mất mạng ngay lập tức. Những hiệp sĩ của ông cũng tử trận. Sau khi trận chiến kết thúc, lính Anh và xứ Wales thấy xác của các hiệp sĩ Bohemia gần xác vua John. 
Giao tranh bùng phát vì một vì một binh sĩ lạc đường
Vào năm 1931, đế quốc Nhật Bản chiếm vùng Mãn Châu của Trung Quốc và lập ra chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, đứng đầu. Các điều khoản của Điều ước Tân Sửu vào năm 1901 quy định rằng phái đoàn của các nước tại thành phố Bắc Kinh có quyền đưa binh lính tới 12 điểm dọc theo tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân để bảo vệ tuyến lưu thông giữa thủ đô của Trung Quốc và cảng biển. Một điều khoản bổ sung cho phép binh sĩ các nước dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân tập trận mà không phải báo trước cho chính phủ Trung Quốc.
Lư Câu là tên một cầu ở trấn Uyển Bình – một khu vực phía tây nam Bắc Kinh. Nó cũng là một chốt trên tuyến đường sắt Bắc Kinh – Vũ Hán do quân đội Quốc dân đảng trấn giữ.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 2
Binh sĩ Trung Quốc tham chiến trong trận Lư Câu Kiều vào năm 1937. Ảnh: tour-beijing.com
Trước khi sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra, quân Nhật đã kiểm soát các khu vực phía bắc, đông và tây của Bắc Kinh vào đầu năm 1937. Đêm 7/7 cùng năm, quân Nhật tổ chức một cuộc tập trận mà không báo trước cho chính quyền Trung Quốc. Cho rằng lính Nhật tấn công thật, binh sĩ Trung Quốc đã nổ súng. Sau khi hai bên ngừng bắn, phía Nhật phát hiện một binh sĩ mang tên Shimura Kikujiro không trở về đơn vị.
Mặc dù các tướng Trung Quốc cho phép quân Nhật vào trấn Uyển Bình để tìm binh sĩ mất tích, quân Nhật vẫn tấn công lính Trung Quốc vào sáng sớm hôm 8/7 vì họ nghi ngờ đối phương đã bắt Kikujiro. Cuộc giao tranh diễn ra trên cầu Lư Câu và cả hai bên hứng chịu tổn thất nặng. Sự kiện Lư Câu Kiều (theo cách gọi của người Nhật) đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật, còn Chiến tranh Trung – Nhật về sau trở thành một phần của Thế chiến thứ hai. Cũng trong ngày 8/7, binh sĩ Kukujiro trở về nhà và cảm thấy ngạc nhiên khi biết những diễn biến đã xảy ra sau khi anh ta mất tích. Kikujiro nói rằng anh ta lạc đường sau khi vào một nhà vệ sinh.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 3
Những tượng sư tử đá trên cầu Lư Câu. Ảnh: blogspot.com
Quân hai bên tan rã vì thiên thạch
Lucius Licinius Lucullus là một nhà quân sự và chính trị gia lừng danh của Cộng hòa La Mã. Ông chỉ huy quân đội trong Chiến tranh Mithridates lần thứ ba – một cuộc chiến giữa Cộng hòa La Mã với đế quốc Pontus của vua Mithridates VI từ năm 76 tới năm 63 trước Công nguyên. Một lần, Lucullus biết tin quân đội Pontus đã rời khỏi vương quốc để chinh phạt một nơi xa xôi. Ngay lập tức ông dẫn quân sang lãnh thổ Pontus với hy vọng đối phương sẽ không kịp trở tay. Nhưng, trước sự ngạc nhiên của Lucullus, đích thân vua Mithridates đã nghênh đón đoàn quân La Mã.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 2) hinh anh 4
Ảnh minh họa: examiner.com
Trong lúc binh lính hai bên dàn trận để chuẩn bị giao chiến, một thiên thạch đột nhiên xuất hiện trên bầu trời. Nó bốc cháy trong không khí, biến thành khối cầu lửa rồi lao xuống một vị trí giữa hai quân. Cho rằng Thượng đế đang nổi giận, lính của cả hai bên đều chạy tứ phía khỏi trận địa. Đây là lần đầu tiên một thiên thạch trở thành kẻ chiến thắng trong một trận đánh. Về sau Lucullus vẫn đánh bại vua Mithridates – một kết cục khiến một phần của Pontus trở thành một tỉnh của Cộng hòa La Mã, trong khi phần còn lại trở thành một nước chư hầu của Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, Viện nguyên lão La Mã tước quyền chỉ huy quân đội của Lucullus sau khi ông thất bại trong nỗ lực xâm lược Armenia.
Còn nữa
Thái Dương

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 3)

Trong một trận bao vây thuộc Chiến tranh Triều Tiên, thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu chi viện đạn pháo, nhưng lực lượng hậu cần thả kẹo xuống trận địa vì hiểu nhầm mật mã.
Một binh sĩ chiến đấu cho ba quân đội
Vào năm 1938, Yang Kyoung Jong, một thanh niên Triều Tiên 18 tuổi, buộc phải gia nhập quân đội Nhật Bản để chống quân Liên Xô. Một năm sau, trong trận chiến Khalkhin-Gol, Hồng quân bắt Yang và đưa anh tới một trại lao động. Tới năm 1942, khi cuộc chiến giữa phát xít Đức và Liên Xô diễn ra vô cùng ác liệt, Hồng quân quyết định động viên cả những tù binh chiến tranh vào lực lượng của họ để chống Đức. Do đó Yang trở thành một binh sĩ Hồng quân.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 1
Ảnh minh họa: Listverse
Quân Đức bắt Yang trong trận đánh Kharkov vào năm 1943. Lúc này họ cũng đang sa lầy trong cuộc chiến tại Nga và rất cần lực lượng bổ sung cho chiến trường. Vì thế họ buộc anh khoác quân phục Đức. Vào tháng 6/1944, Yang lại rơi vào tay quân Mỹ. Sau khi trở thành lính của ba quân đội, Yang quyết định không tham gia thêm bất kỳ quân đội nào nữa. 
Tàu chiến chìm vì chỉ huy thích trình diễn
HMS Victoria là một tàu chiến tối tân của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó bắt đầu phục vụ từ năm 1888 và Hải quân muốn nó trở thành soái hạm của Hạm đội Địa Trung Hải. Vào ngày 22/6/1893, Phó đô đốc George Tryon chỉ huy 10 tàu chiến thuộc Hạm đội Địa Trung Hải tiến ra biển. Các tàu di chuyển thành hai hàng, mỗi hàng cách nhau chừng 1.000 m. HMS Victoria dẫn đầu một hàng, còn HMS Camperdown dẫn đầu hàng kia. Hôm ấy bỗng dưng Tryon nghĩ rằng ông phải thực hiện một hành động bất ngờ để gây ngạc nhiên cho đám đông trên cảng.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 2
Ảnh minh họa: Listverse
Vị Phó đô đốc ra lệnh cho hai tàu dẫn đầu xoay 180 độ về phía nhau rồi tiếp tục tiến về phía cảng. Sau khi HMS Victoria và HMS Camperdown xoay, các tàu tiếp theo cũng thực hiện động tác tương tự. Khoảng cách giữa các tàu nhỏ hơn nhiều so với bán kính vòng tròn cần thiết để mỗi tàu thực hiện động tác xoay. Đó là điều mà Tryon không nghĩ tới. Vì thế hai tàu dẫn đầu đâm vào nhau. Vụ va chạm khiến HMS Victoria chìm, còn HMS Camperdown hư hại nặng. Hơn một nửa thủy thủ trên HMS Victoria chết. Có lẽ Tryon cảm thấy quá hổ thẹn nên ông quyết định chìm xuống biển cùng tàu HMS Victoria.
Thả kẹo xuống trận địa vì hiểu sai mật mã
Trận chiến Hồ chứa Chosin là một trong những sự kiện trong Chiến tranh Triều Tiên. Trong trận này, 120.000 quân Trung Quốc bao vây lực lượng gồm 20.000 binh sĩ của nhiều nước tại hồ Chosin từ ngày 27/11/1950 tới ngày 13/12/1950.  Mặc dù phía Trung Quốc hứng chịu thương vong lớn, họ vẫn buộc đối phương phải rút lui hoàn toàn. Một trong những nguyên nhân khiến liên quân rút lui chính là kẹo Tootsie Rolls.
10 tinh huong ky la nhat trong lich su chien tranh (ky 3) hinh anh 3
Ảnh minh họa: Listverse
Sau khi số lượng đạn pháo của pháo binh thuộc thủy quân lục chiến Mỹ gần cạn, máy bay của liên quân rất dễ trúng đạn trước hỏa lực phòng không mạnh của quân Trung Quốc. Vì thế thủy quân lục chiến Mỹ yêu cầu không quân chi viện đạn pháo bằng dù để họ kiềm chế hỏa lực phòng không của đối phương. Mật mã của đạn pháo là “Tootsie Rolls”. Tuy nhiên, do “Tootsie Rolls” cũng là tên một loại kẹo mềm nên bộ phận hậu cần tưởng binh sĩ ở hồ Chosin muốn ăn kẹo. Vì thế họ điều một máy bay thả kẹo Tootsie Rolls xuống trận địa. Mặc dù những chiếc kẹo giúp lính của liên quân nâng cao tinh thần, họ vẫn buộc phải phá vòng vây của đối phương để rút về phía nam vào ngày 13/12/1950.
Thái Dương (theo Listverse)

Xem tiếp...