Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

KÝ ỨC CHÓI LỌI 100

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hoá ra đâm bom ba càng vào xe tăng không dễ chết theo cách mà chúng ta vẫn tưởng
Có một hiểu lầm phổ biến là các chiến sĩ quyết tử đánh xe tăng địch bằng bom ba càng bị tử trận vì sức ép của vụ nổ. Nhưng thực tế không phải như vậy. Vì bom ba càng hoạt động theo nguyên lý Monroe đầy bí ẩn... với người ngoại đạo.
 
Trần Đại Nghĩa không sáng chế súng Bazooka, vậy thì ông làm gì?
 
Khám phá thứ vũ khí reo rắc nỗi kinh hoàng cho thực dân Pháp
Một khẩu súng được nạp đạn đầu nòng giống với súng thần công của thế kỷ 18, có tầm bắn chỉ khoảng 50-100m, vậy mà đã giúp bộ đội Việt Minh san bằng hết đồn bốt này đến đồn bốt khác...

Tiết lộ về cây bom 3 càng độc nhất vô nhị sót lại ở Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử quân sự vẫn lưu giữ một cây bom 3 càng, có lẽ là cây duy nhất còn sót lại trong số 93 cây được sản xuất", thiếu tướng, Anh hùng Lê Mã Lương cho biết.
- Từng là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, ông có thể cho biết về sự ra đời của bom 3 càng?
- Cây bom 3 càng của ta có xuất xứ từ một loại vũ khí của Nhật, sau đó được mình cải tiến cho phù hợp với điều kiện. Bom 3 càng của Nhật không phải để cho cảm tử quân dùng mà có bệ phóng (mâm bay). Khi được phóng đi, quả bom lao vào mục tiêu, 3 núm bên ngoài quả bom chạm vào bề mặt xe tăng, xe bọc thép đối phương sẽ kích nổ khối thuốc bên trong tạo nên một sức khoan phá khủng khiếp.
Tuy nhiên, thời đó ta không thể làm bệ phóng nên buộc phải sử dụng người thay thế, đó chính là những chiến sĩ cảm tử quân. Vì sao ta phải chấp nhận hy sinh, là để có thêm vũ khí đánh Pháp vì lúc bấy giờ Pháp có những lô cốt, những xe tăng, xe bọc thép cơ động, trong khi ta mới đang manh nha việc sản xuất một loại vũ khí hạng nặng chống tăng (súng Bazoka) nên bắt buộc phải chấp nhận sự hy sinh.
- Bom 3 càng có vai trò thế nào trong chiến đấu, thưa thiếu tướng?
- Loại vũ khí này được đánh giá khá hiệu quả, có tính sát thương cao. Mỗi cây bom có chiều dài gần 2 m, phần đầu là khối thuốc được bọc trong vỏ sắt, cây cầm bằng gỗ hoặc tre, tổng trọng lượng cây bom khoảng hơn 10 kg, khi lao vào chướng ngại vật thì phải có một lực tương đương 30 – 40 kg mới có thể kích nổ bom.
Quân đội Việt Minh những năm 1946, 1947 là một đội quân còn non trẻ, vũ khí có gì dùng nấy, trong khi đối phương trang bị đến tận răng, mạnh gấp mình hàng trăm lần thì đành phải chấp nhận hy sinh. Cho tới những năm 1950, 1951, quân đội ta về cơ bản vẫn là đội quân của những nông dân mặc áo lính, vũ khí thô sơ, có một số loại vũ khí được xưởng quân giới (do Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đứng đầu) sản xuất nhưng chưa thực sự hiện đại. Sau này chúng ta có thêm súng SKZ, Bazoka mới là những vũ khí có sự tiến bộ vượt bậc.
Thiếu tướng Lê Mã Lương.
Thiếu tướng Lê Mã Lương.
- Đã có tổng cộng bao nhiêu cây bom được sản xuất và sử dụng, thưa Thiếu tướng?
- Theo số liệu không đầy đủ của Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô) thì có 93 cây bom 3 càng được sản xuất, trong khoảng thời gian từ tháng 3/1946 đến tháng 12/1946 do anh em công binh xưởng của Liên khu 10 (Bộ Tư lệnh Thủ đô bây giờ) sản xuất tại khu vực Gia Lâm và một điểm dưới Hà Đông. Trong số này, ta mới sử dụng 47 cây và có 35 chiến sĩ cảm tử hy sinh.
Trong giai đoạn lịch sử ngắn ngủi (cuối 1946 đến tháng 1/1947), bom 3 càng là loại vũ khí khiến cho quân Pháp kinh hoàng. Thậm chí, họ phải kính nể quân đội của Cụ Hồ, một quân đội được trang bị hết sức thô sơ nhưng lại có vũ khí rất mạnh là lòng yêu nước và tự tôn dân tộc.
- Những chiến sĩ cảm tử quân đã được ghi nhận công lao và tôn vinh xứng đáng chưa, thưa ông?
- Tôi được biết Trung đoàn Thủ đô có danh sách 35 cảm tử quân hy sinh, nhưng vẫn chưa tìm được nên hiện giờ tại bảo tàng chỉ có danh sách 27 người đã xác định được tên tuổi, quê quán. Đa phần các liệt sĩ đều tập trung ở tỉnh Hà Tây (cũ) và Hà Nội, đều hy sinh vào giai đoạn cuối năm 1946 đầu năm 1947.
Một điều tôi cho là đáng tiếc là chúng ta ít có dịp để vinh danh sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ cảm tử quân. Ngày đó, các đội cảm tử quân được lập ở phía nam, bắc, đông và tây thành Hà Nội, mỗi đội có từ 9 – 11 người, thuộc Trung đoàn Thủ đô (sau là Trung đoàn 102) và Tự vệ thành. Chưa cần cầm bom lao vào địch, chỉ mới đăng ký vào đội cảm tử quân thì họ cũng đã là những anh hùng rồi.
- Bảo tàng còn lưu giữ cây bom nào không, thưa Thiếu tướng?
- Hiện bảo tàng đang giữ một cây bom thật. Vì sự an toàn nên cây bom này phải cất dưới kho, bảo quản trong chế độ đặc biệt, xung quanh bọc một lớp tôn để phòng bị nổ, luôn phải đảm bảo nhiệt độ nhất định.
Cây này được tìm thấy trong quá trình người dân đào đất xây nhà trên phố Hàng Bông. Sau này chúng tôi tiếp nhận và đưa về bảo tàng năm 1983. Có thể coi nó là cây bom độc nhất vô nhị còn sót lại ở Việt Nam. Công binh cũng đã thử tháo bom để vô hiệu hóa nó, nhưng rồi không được vì cây bom trông tuy thô sơ nhưng rất khó tháo lắp.
- Trong quá trình sưu tầm kỷ vật để phục dựng lại giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946, liên quan tới những người lính cảm tử ôm bom 3 càng, có kỷ niệm nào sâu đậm với ông?
- Tôi nhớ trong quá trình sưu tầm kỷ vật, có một người cảm tử quân mà tôi nhớ mãi, đó là liệt sĩ Bùi Văn Vòng (quê ở Thường Tín, Hà Tây cũ), thuộc Tự vệ thành Hà Nội. Ông hy sinh tháng 1/1947, trong một trận đánh ở phố Hàng Bồ. Khi hy sinh, ông đã lấy vợ và kịp có 4 người con, trong đó có một người bây giờ rất nổi tiếng, chính là NSƯT, đạo diễn, diễn viên Bùi Cường.
Ngày đó, trong cuộc chiến không cân sức ở phố Hàng Bồ, ông đã ôm bom 3 càng lao vào xe tăng địch. Xe địch cháy thì thân xác ông cũng gần như không còn. Sau đó, chính Bác Hồ là người ký giấy công nhân liệt sĩ với ông Bùi Văn Vòng.
Hình ảnh chiến sĩ cảm tử quân cầm bom ba càng.
Hình ảnh chiến sĩ cảm tử quân cầm bom ba càng một thời là nỗi khiếp sợ của quân Pháp.
Năm 1999, tình cờ trong một dịp tôi có gặp nghệ sĩ Bùi Cường, anh có nói với tôi rằng cha anh cũng là một chiến sĩ cảm tử quân của Tự vệ thành. Bất giác tôi hỏi ngay: “Cha anh là liệt sĩ Bùi Văn Vòng phải không?”. Bùi Cường ngạc nhiên lắm. Tôi bảo tôi biết anh cũng quê ở Thường Tín, cũng cùng họ với liệt sĩ Vòng nên tôi đoán ngay vậy. Bùi Cường buồn mà rằng: Bao nhiêu năm qua, gia đình bỏ nhiều công sức đi tìm phần mộ của cha nhưng vẫn chưa thấy, dù đã được các đồng đội nói về nơi chôn cất nhưng giờ mọi thứ thay đổi quá nhiều, chưa kể sau đó, quân Pháp còn dọn sạch trận địa nên việc tìm thấy dường như là không thể.
Năm 2007, Bùi Cường làm phim và mời tôi đi xem. Gặp nhau, tôi đề nghị anh có kỷ vật gì của cha cho bảo tàng xin để bảo quản và trưng bày. Sau đó anh có đưa đến một kỷ vật của cha mà trước khi bước vào trận đánh, ông đã gửi lại đồng đội và họ đã chuyển lại cho gia đình Bùi Cường. Tôi biết đến tận bây giờ giờ, điều mà nghệ sĩ Bùi Cường vẫn còn đau đáu và áy náy là chưa tìm được phần mộ của cha mình.
http://danviet.vn/chinh-tri/thieu-tuong-anh-hung-le-ma-luong-tiet-lo-ve-cay-bom-3-cang-doc-nhat-vo-nhi-sot-lai-o-viet-nam-476742.html
Theo Hải Phong/Dân Việt 

Anh Hùng Liệt Sỹ Nguyễn Phúc Lai - Ôm Bom Ba Càng Diệt Xe Tăng Địch

Con phố từ đường đê La Thành đi vào làng Hoàng Cầu xưa, nay thuộc phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa được mang tên Nguyễn Phúc Lai. Đây là vùng đất ghi dấu chiến công bộ đội ta bẻ gãy cuộc tấn công của quân Pháp ở mặt trận phía tây, những ngày Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại đây, chiến sĩ quyết tử Nguyễn Phúc Lai ôm bom ba càng từ công sự bất ngờ lao tới diệt xe tăng địch và anh dũng hy sinh.

Anh hùng Nguyễn Phúc Lai, sinh năm 1928, nguyên quán xã Chi Long huyện Nam Xương - nay là huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Khi hy sinh, Nguyễn Phúc Lai là tiểu đội trưởng trung đội 1, đại đội 2, tiểu đoàn 56, chiến đấu ở Liên khu phố 2 Hà Nội, nay là địa bàn quận Đống Đa.

Tháng 1/1947, đại đội của Nguyễn Phúc Lai được tăng cường cho mặt trận phía tây Hà Nội. Sáng ngày 6/1/1947, quân Pháp huy động gần 1000 lính bộ binh, hàng chục xe tăng, có pháo binh, máy bay yểm trợ từ các vị trí trong thành Hà Nội tiến công về phía Giảng Võ, Ô Chợ Dừa. Trên hướng Giảng Võ, mũi vu hồi lớn – chúng cho xe tăng địch đến gần, Nguyễn Phúc Lai ôm bom ba càng từ dưới công sự bất ngờ lao vào xe tăng địch. Một tiếng nổ dữ dội, xe tăng địch khựng lại, bốc cháy. Nguyễn Phúc Lai anh dũng hy sinh. Noi gương chiến đấu, hy sinh dũng cảm của người tiểu đội trưởng 19 tuổi, toàn đại đội 2 đồng loạt xung phong đánh giáp lá cà với địch, bẻ gãy cuộc tấn công của quân Pháp ra mặt trận phía tây Hà Nội.

Ngày 27/1/1997, Nguyễn Phúc Lai được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Hiện tại Nguyễn Phúc Lai được đặt tên cho một con đường ở thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam.

Giải mã những vũ khí tối tân đầu tiên của Việt Nam (1)


Trong mỗi cuộc chiến, các học thức quân sự, nghệ thuật quân sự và đường lối chỉ đạo chiến tranh sẽ sinh ra chiến thuật quân sự tương xứng.
Cùng với đó, quân đội của các bên tham chiến sẽ được trang bị những vũ khí, khí tài phù hợp với chiến thuật quân sự và đường lối chỉ đạo chiến tranh.
Thực tiễn công tác vũ trang và xây dựng lực lượng quân đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà tiêu biểu là câu chuyện về sự ra đời và phát triển của súng chống tăng Bazooka, sẽ góp phần làm sáng tỏ nhận định trên.

Khẩu Bazooka của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 được coi là 'cha đẻ' của khẩu Bazooka sau này của Việt Nam do Giáo sư Trần Đại Nghĩa chế tạo.

Đây được coi là cha đẻ của mọi loại súng chống tăng không giật sau này, kể cả khẩu Bazooka do Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa chế tạo cho Việt Nam vào năm 1947 và tham chiến trong chiến dịch Việt Bắc. Bazooka đã phá thế độc tôn của những chiếc xe tăng trên chiến trường và giờ đây, với khẩu súng chống tăng này, một người lính có thể dễ dàng hạ gục xe tăng đối phương bằng một loại vũ khí cá nhân. 

Ít ai biết rằng, Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa, người đã từng chế tạo ra khẩu Bazooka "made in Việt Nam" đầu tiên cho quân đội ta đã từng làm việc ở Pháp vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 và sau đó bị cưỡng ép qua Đức làm việc trong Viện nghiên cứu chế tạo vũ khí Đức khi Pháp thua trận. Khẩu Bazooka của Việt Nam được ông chế tạo với những kinh nghiệm của mình khi trực tiếp tìm hiểu tài liệu về khẩu Bazooka Mỹ để tạo ra khẩu Panzerschreck của Đức.

Vũ khí tối tân đầu tiên của Việt Nam – Phần 2

Hồ sơ chiến tranh nhân dân |
Vũ khí tối tân đầu tiên của Việt Nam – Phần 2

Ngày 02/3/1947, tại mặt trận chùa Trầm trên đường đê Mai Lĩnh tiến đánh Trúc Sơn, đội hình quân Pháp có xe tăng đã bị giáng một đòn mạnh.

Sau hai tiếng đạn rít ngắn gọn, hai xe tăng của Pháp khựng lại, trên lưng xe có 1 lô đạn không lớn nhưng cả 2 cỗ xe tăng đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Là đội quân nhà nghề, quân Pháp biết rõ chiếc xe tăng của họ đã bị trúng đạn chống tăng hỏa lực bazooka - Một vũ khí tối tân mới xuất hiện trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Quá hoảng sợ, lính Pháp quay đầu bỏ chạy còn sĩ quan chỉ huy Pháp thì hoang mang với câu hỏi:
"Tại sao một đội quân chưa chế tạo được một khẩu súng trường có dây xoắn lại có thể có được thứ vũ khí tối tân như vậy? Tại sao Việt Nam chế tạo được bazooka? Tại sao Việt Nam nghiên cứu nhanh, sản xuất nhanh và nhiều bazooka như thế?"
Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời quý vị và các đồng chí cùng trở về cội nguồn của hành trình chế tạo bazooka Việt Nam:
Xe tăng Pháp "thúc thủ"

Xe tăng Pháp “thúc thủ” trước vũ khí chống tăng Việt Nam

Những vũ khí mang tính thành tựu của ngành quân khí Việt Nam, không chỉ giúp quân-dân ta bớt hy sinh xương máu mà còn đánh bại các mưu đồ của giặc Pháp.
Năm 1946, ngành quân khí Việt Nam đã có đóng rất lớn vào chiến thắng cuối cùng của quân và dân ta khi chế tạo thành công hai loại vũ khí cực kỳ hữu dụng giúp ta có thể vô hiệu hóa các đơn vị tăng thiết giáp lẫn đồn bót của địch.
Các loại vũ khí có hỏa lực mạnh là công cụ hữu hiệu giúp các đơn vị bộ đội chủ lực của ta xóa sổ hàng loạt các đợt hành quân, lẫn các căn cứ phòng thủ kiên cố của giặc Pháp trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến.
Và người có công rất lớn trong những chiến thắng đó chính là Giáo sư – Viện trưởng Trần Đại Nghĩa.
Giáo sư - Viện trưởng Trần Đại Nghĩa
Giáo sư – Viện trưởng Trần Đại Nghĩa
Người đứng đầu ngành quân khí Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, tác giả của hai loại vũ khí súng chống tăng Bazooka và súng không giật SKZ cơn ác mộng của lực lượng viễn chinh Pháp.
Điều kiện làm việc của ngành quân khí lúc bấy giờ là rất khó khăn, nhà xưởng được dựng tạm trong những lán giữa rừng. Nhưng bất chấp những khó khăn ban đầu ngành quân khí vẫn vươn lên cho ra đời hàng loạt mẫu khí tốt cho bộ đội ta đánh Pháp.
Máy móc ban đầu của ngành đều được ta trưng dụng từ các nhà máy xí nghiệp ở Hà Nội và được di dời lên chiến khu sau năm 1946, hầu hết đều là máy móc kiểu cũ, có độ chính xác không cao và phải cần rất nhiều sức người để vận hành, chế tạo.
Điều kiện làm việc của ngành quân khí lúc bấy giờ là rất khó khăn
Điều kiện làm việc của ngành quân khí lúc bấy giờ là rất khó khăn
Những quả lựu đạn được Quân khí Việt Nam chế tạo. Giáo sư – Viện trưởng Trần Đại Nghĩa vốn đã từng làm việc tại Pháp trước Chiến tranh Thế giới thứ hai.
lựu đạn được Quân khí Việt Nam chế tạo
Lựu đạn được Quân khí Việt Nam chế tạo
Sau khi Pháp đầu hàng phát xít, nước Pháp bị Đức chiếm đóng GS-VT Trần Đại Nghĩa bị quân Đức ép sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí.
Trở vể nước sau năm 1945, với nguồn kiến thức vốn có của mình, ông luôn thôi thúc bản thân phải chế tạo ra được một loại súng chống tăng có thể bắn hạ được xe tăng và xe thiết giáp của giặt Pháp. Để không còn nữa những người lính cảm tử quân dùng bom ba càng đánh xe tăng địch.
loại súng chống tăng có thể bắn hạ được xe tăng
Loại súng chống tăng có thể bắn hạ được xe tăng
Sau một thời gian nghiên cứu, những khẩu súng chống tăng Bazooka đầu tiên của Việt Nam đã được GS-VT Trần Đại Nghĩa cho ra đời với sức công phá ngang ngửa so với các loại Bazooka được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2.
Nguyên mẫu một khẩu Bazooka do quân khí Việt Nam chế tạo trong thời kỳ kháng chiến 9 năm. Đây là khẩu súng chống tăng đầu tiên do Việt Nam tự chế tạo hoàn toàn, có khả năng bắn xa tới 600 mét và xuyên tường gạch dày 75 cm.
Nguyên mẫu một khẩu Bazooka
Nguyên mẫu một khẩu Bazooka
Khi đổ thêm quân sang Việt Nam, Pháp cho rằng quân và dân ta hoàn toàn không được trang bị vũ khí chống tăng nên chúng chỉ mang sang những dòng tăng thiết giáp hạng nhẹ như M24 Chaffee để… tiết kiệm tiền vận chuyển.
Chính việc tiết kiệm một cách quá đáng này đã khiến lực lượng tăng thiết giáp của Pháp dường như bị nghiền nát dưới họng súng của khẩu Bazooka GV-VT Trần Đại Nghĩa.
Cận cảnh cấu tạo đầu đạn của viên đạn Bazooka
Cận cảnh cấu tạo đầu đạn của viên đạn Bazooka
Cận cảnh cấu tạo đầu đạn của viên đạn Bazooka trong bản phác thảo vẽ tay của Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Các thông số cho thấy, quả đạn dài 0,56 mét, nặng 1,7 kg, có 220 gram thuốc nổ, xuyên thép dày tối đa 150 mm.
Với thông số này, quả đạn Bazooka thừa sức xuyên từ trước ra sau những chiếc xe tăng hạng nhẹ Chaffee.
khẩu súng không giật SKZ
Khẩu súng không giật SKZ
Mẫu vũ khí uy lực thứ hai của ngành quân khí Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Pháp chính là những khẩu súng không giật SKZ. Với khẩu súng không giật này, không những xe tăng, thiết giáp mà cả lô cốt, công sự kiến cố nhất của Pháp cũng có thể bị đánh bật một cách đơn giản chỉ bằng vài phát bắn.
Ban đầu, học thuyết quân sự được Pháp đề ra ở Việt Nam vốn dĩ là chỉ để đối đầu với một lực lượng quân sự bán vũ trang mà chúng cho là nghèo nàn, lạc hậu và thiếu chính quý.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh cả về mặt tổ chức lẫn trang bị của quân đội ta đã khiến toàn bộ học thuyết quân sự của Pháp ở Việt Nam phải viết lại.
Tất nhiên là sau khi viết lại, thực dân Pháp vẫn đi vào vết xe đổ của mình.
Theo Kiến Thức

Vũ khí uy hiếp quân Pháp của người Việt: Uy lực SKZ 60

SKZ 60 - vũ khí hoàn toàn do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo với công đầu thuộc về kỹ sư Nguyễn Trinh Tiếp đã trở thành nỗi kinh hoàng của lính viễn chinh Pháp và đội quân lê dương.
Đại bác không giật 
Nếu còn tại thế, năm nay ông đã 90 tuổi, nhưng tiếc rằng ông đã hy sinh vì bom Mỹ năm 1967 trên đường đi công tác khi mới 43 tuổi.
Nhắc đến ông, Thiếu tướng Lê Văn Chiểu, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đánh giá: “Anh Tiếp là một người có nhân cách cao, công bằng, đàng hoàng trong đối xử, làm việc hết mình vì kháng chiến, tài ba trong chuyên môn nhưng không chút tự đề cao, không chút tính toán cá nhân, bỏ qua một cách hồn nhiên những khuyết điểm của anh em trong phòng, không hề có những biểu hiện thành kiến như một số trí thức trong ngành Quân giới lúc bấy giờ”.
Trong cuốn sách “Chiến tranh Đông Dương” của Luy-xiêng Bô-đa xuất bản năm 1963 tại NXB Ga-li-na (Paris, Pháp), có đoạn viết: “Trước đây, người Việt chỉ có thể đột phá vào đồn bằng cách lấy sức người liều mạng xông vào theo từng đợt sóng - tự sát. Nhưng bây giờ thì họ làm việc đó với Bazoka hoặc với SKZ (một loại đại bác không giật do Việt Minh chế tạo)... Cái thứ gây khó khăn cho chúng tôi, cái thứ xuyên thủng bê tông dày 60cm là những quả đạn SKZ 8kg mà người Việt chế tạo trong các hang núi ở Chi Nê... Chỉ cần vài quả là đủ tiêu diệt tháp canh của chúng tôi...”.
Vu khi uy hiep quan Phap cua nguoi Viet: Uy luc SKZ 60 hinh anh 1
SKZ 60 - vũ khí hoàn toàn do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo.
Từ hai nguyên lý vũ khí hiện đại
Từ năm 1948, quân Pháp thấy không thể đánh nống ra mãi được nữa, đành co cụm lại ở những phòng tuyến nhất định với những boong-ke lô cốt kiên cố. Lúc đó đối với nhiệm vụ chiến đấu của bộ đội ta, vấn đề gay go, nóng hổi đang được đặt ra là từ sau khi ta có đạn Bazoka bắn cháy được xe tăng và lô cốt địch dày 30cm thì địch đã xây dựng hệ thống lô cốt bê tông mới dày từ 60cm trở lên.
Vậy phải làm thế nào để tiêu diệt được các lô cốt mới đó? Phải có một loại vũ khí có uy lực lớn, lớn hơn Bazoka vài ba lần nhưng lại phải gọn, nhẹ, dễ mang vác. Yêu cầu này không dễ giải quyết vì xưa nay pháo cỡ càng lớn thì khi bắn lại càng giật khỏe và càng phải nặng.
Ông Nguyễn Trinh Tiếp đã nghĩ đến một loại vũ khí đạt yêu cầu đó: súng không giật, bắn đạn lõm (hiệu ứng Monroe), hai nguyên lý về vũ khí rất mới thời bấy giờ. Về mặt lý thuyết, GS. Trần Đại Nghĩa hướng dẫn tỉ mỉ về phương pháp tính toán, đặc biệt về phương pháp tính nội phao (nay gọi là thuật phóng trong) của súng không giật.
Ngoài ra, Cục Quân giới còn cử một ban phụ trách chuyên đề do ông Nguyễn Trinh Tiếp làm trưởng ban, ông Nguyễn Nguyên Huy làm thư ký phụ trách theo dõi chung và tổ chức các cuộc thử nghiệm.
Ban đầu, ông Tiếp nghĩ đến súng Panzefaust của Đức, nhưng công nghệ chế tạo loại vũ khí này không đơn giản. Anh em Quân giới có tham khảo đến súng không giật 75mm và 57mm của Mỹ, nhưng do nòng có rãnh xoắn, Quân giới ta không có khả năng chế tạo.
Một phương án khác được tính đến là bom ba càng của Mỹ, cỡ khoảng 150mm, dài khoảng 250mm, chứa được khoảng 2kg thuốc nổ. Bom ba càng Mỹ không có chuôi gỗ ở phía sau như của Nhật mà thay vào đó là dây điện nối với một nguồn điện để cho nổ khi cần.
Cân nhắc các loại vũ khí đã có, ông Tiếp đề xuất một đề án dùng một quả đạn dài khoảng 1,2m, đầu cỡ 120mm bằng ống thép tóp, đuôi cỡ 60mm bằng gỗ. Lượng thuốc nổ 2,2kg, dùng nguyên lý nổ lõm. Nòng súng gồm 3 đoạn: Đoạn chứa đuôi đạn cỡ 60,8mm, dài 80cm; bọng súng cỡ 82mm, dài 40cm, chịu áp lực tối đa khoảng 320kg/cm2; tuy-e có đường kính 50mm, dài 8-10cm. Khối lượng: 9kg. Sơ tốc vào khoảng 75-80m/giây. Tầm bắn hiệu quả khoảng 50-60m.
Với vai trò “kỹ sư trưởng”, ông Tiếp, ông Huy đã cùng các ông Nguyễn Văn Tài, Lê Văn Chiểu, Trần Chí Đạo lo việc thiết kế về mặt xạ thuật vũ khí. Về nội phao, phải tính toán để xác định lượng thuốc phóng, là thuốc đen nén, đủ sức đẩy quả đạn đạt đến tầm xa yêu cầu, đồng thời đảm bảo có một số khí thuốc phụt ra phía sau giữ thế cân bằng theo nguyên lý cân bằng động lượng.
Kỹ sư Nguyễn Trinh Tiếp (1924-1967) là con một gia đình viên chức, quê gốc ở Nông Cống, Thanh Hóa.
Tốt nghiệp tú tài trường Khải Định (nay là Quốc học Huế), ông ra Hà Nội học trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương.
Năm 1947, ông là Trưởng phòng Xạ thuật (tức phòng thiết kế vũ khí). Ông hy sinh khi đang là Cục phó Cục Quản lý đường bộ kiêm Phó ban đảm bảo GTVT Trung ương.
Năm 1996, công trình chế tạo SKZ 60 của kỹ sư Nguyễn Trinh Tiếp được Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ.
Về độ dày tối thiểu của buồng đạn, phải tính toán chính xác để chịu được áp lực của khí thuốc càng tăng lên khi thuốc cháy. Phải làm thế nào để đo được sơ tốc đạn.
Vấn đề mấu chốt nhất là phải bằng tính toán và thực nghiệm xác định đúng đắn hình dạng và kích thước lỗ tuy-e phụt khí thuốc ra sau để súng không giật lùi khi bắn.
Uy lực SKZ 60
Sau 3-4 tháng tính toán và thử nghiệm, có lúc gặp khó khăn, có lúc gặp thất bại tạm thời, cuối cùng khẩu SKZ 60 đã ra đời. Đây là kiểu súng không giật hoàn toàn Việt Nam, chỉ nặng 25kg, rất gọn nhẹ so với loại pháo cổ điển, dễ mang vác vì có thể tháo dời giá ba chân ra khỏi súng. Quả đạn cỡ 120mm, trọng lượng khoảng 9kg, có chuôi gỗ cỡ 60mm đút lọt vào nòng, phóng đi xa được khoảng 100m, đã có uy lực lớn, độ xuyên thép và bê tông gấp gần 3 lần đạn Bazoka.
SKZ 60 đã theo Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô), Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên phong) ra quân trận đầu, “thần sấm” nhanh chóng hạ gục các lô cốt ở đồn Phố Lu trong chiến dịch Lê Hồng Phong I (năm 1950).
Với thắng lợi trên, SKZ 60 được đưa ra sản xuất rộng rãi, rồi sản xuất thêm SKZ 120 để bộ đội Liên khu 3 hạ đồn Vũ Lăng và đồn Chợ Cổng ở Thái Bình năm 1952. Họ nhà SKZ lần lượt ra đời đã ghi dấu ấn với chiến thắng Chùa Dầu (Ninh Bình), Komplong và Măng Giang (Liên khu 5)... Nhưng có hiệu quả và được ưa chuộng hơn cả ở khắp các đại đoàn chủ lực là SKZ 60. Thứ vũ khí hoàn toàn của Việt Nam, do Việt Nam nghiên cứu và chế tạo, đã trở thành nỗi kinh hoàng của lính viễn chinh Pháp và lê dương.

Hầm bí mật chứa vũ khí sẽ thành điểm tham quan

Sáng 2/10, tại nhà số 183/4 (đường 3/2, quận 10, TP.HCM) đã diễn ra Lễ tiếp nhận di tích lịch sử quốc gia Hầm bí mật chứa vũ khí thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
http://nongnghiep.vn/vu-khi-doc-dao-cua-nguoi-viet-uy-luc-skz-60-post135190.html
Theo Kiều Khải/Nông nghiệp Việt Nam

Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo

Trong hai cuộc kháng chiến, ngành quân giới Việt Nam đã tạo ra được vô số vũ khí mạnh mẽ, không hề thua kém các sản phẩm nước ngoài.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 1
Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ (đầu những năm 1960 ở miền Nam), vũ khí trang bị cho bộ đội vô cùng thiếu thốn. Nhưng trong cái khó mới ló cái khôn, quân đội ta đã nỗ lực đi từ con số 0 tròn trĩnh để tự nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại súng ống có sức công phá mạnh mẽ mà tới cả quân địch phải nể phục.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 2
Một trong những kỹ sư giỏi nhất và có nhiều đóng góp nhất trong ngành quân giới Việt Nam là Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Đồng chí Trần Địa Nghĩa (đứng giữa, thứ 3 từ trái qua phải ảnh) đang giới thiệu sản phẩm vũ khí cho bộ đội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 3
Trong kháng chiến chống Pháp, quân giới Việt Nam đã chế tạo được khá nhiều mẫu súng, bom, mìn, lựu đạn phục vụ cho bộ đội chiến đấu. Điển hình, trong ảnh từ trái qua phải gồm: Bộc phá ống (quân giới Việt Nam sản xuất tháng 2/1952); bom ba càng (Trung đoàn Thủ đô dùng để chiến đấu ở Liên khu I, năm 1946); súng SKZ (SSB) 81mm do quân giới Nam Bộ sản xuất; Đạn SKZ 81mm; bom phóng (xưởng LA1 sản xuất năm 1948). Ở dưới là Bộc phá khối (sản xuất tháng 2/1950) và bom bay OF (sản xuất tháng 3/1948).
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 4
Cận cảnh bom phóng do xưởng LA1, quân giới Việt Nam sản xuất.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 5
Quân giới Việt Nam cũng sản xuất thành công nhiều mẫu súng cá nhân cho bộ đội, gồm: súng trường; súng kíp; súng tiểu liên; súng đại hỏa mai...
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 6
Một số mẫu súng ngắn do quân giới Việt Nam sản xuất phục vụ bộ đội đánh Pháp (từ trên xuống dưới): súng ngắn (sản xuất ở khu 9 từ 1945-1954); súng ngắn kiểu MAS cỡ 7,62mm; súng côn quay cỡ 6,35mm kiểu Saint Etine; súng ngắn colt 12mm; súng ngắn kiểu bút máy bắn 1 viên....
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 7
Bước đầu, quân giới Việt Nam đã sản xuất thành công cả súng cối (cỡ 50,8mm, 60mm, 120mm, 160mm) – một trong những hỏa lực quan trọng của pháo binh truyền thống.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 8
Đạn cối 60mm do quân giới Việt Nam chế tạo trong kháng chiến chống Mỹ.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 9
Một số loại mìn do Việt Nam sản xuất trong thời kỳ đánh Pháp.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 10
Còn đây là các sản phẩm súng tiểu liên, súng trường, súng chống tăng và súng không giật được quân giới sản xuất phục vụ thời kỳ đầu đánh Mỹ ở miền Nam (trước khi có dòng vũ khí từ ngoài Bắc chuyển vào). Đáng ngạc nhiên, ngay từ thời kỳ đánh Mỹ, Việt Nam đã tự lực sản xuất thành công súng chống B40 và B41 (RPG-2 và RPG-7) và súng trường bán tự động SKS theo mẫu của Nga. Bên cạnh đó, ta cũng tự tạo cho mình một số loại vũ khí mang dấu ấn riêng gồm: súng ngựa trời; lựu phóng AT trên súng trường; súng ĐKZ 120mm và 60mm (được chế tạo trong thời kỳ đánh Pháp, đánh Mỹ).
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 11
Ảnh tư liệu bên trong xưởng vũ khí ở Long An thời đánh Đế quốc Mỹ.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 12
Mìn lõm do quân giới Việt Nam sản xuất năm 1949.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 13
Chông đu do dân quân Tây Nguyên chế tạo để đánh địch trong kháng chiến chống Mỹ. Chính những vũ khí thô sơ này đã khiến cho quân Mỹ phải khiếp sợ hơn cả đạn súng.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 14
Chông mổ - các loại vũ khí này tuy chỉ gây bị thương cho binh lính địch, nhưng có tác dụng lâu dài đánh vào tâm lý của địch khi tác chiến trong rừng.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 15
Tàu chiến hiện đại của Mỹ không tránh khỏi cảnh bị tiêu diệt bởi "thủy lôi chóp nón Long An".
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 16
Súng không giật SKZ 81mm và đạn. Đây là loại súng hạng nặng có trọng lượng 20 kg, đầu đạn lõm, dùng để bắn vào những pháo đài kiên cố của địch, đầu đạn xuyên thủng bê tông dày. SKZ Việt Nam xuất trận lần đầu trong trận Phố Lu, đánh phá nhiều lô cốt địch. Năm 1950, tại chiến trường Nam Trung bộ, trong một đêm, với loại súng không giật này, ta đã loại bỏ 5 đồn giặc. Địch hoảng sợ tháo chạy khỏi hàng loạt đồn bốt khác.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 17
Sáng tạo của dân quân du kích miền Nam để đánh trực thăng Mỹ - bẫy gây nổ chống trực thăng.
Thán phục dàn vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo - Ảnh 18
Mìn phá xe do quân giới Việt Nam sản xuất, trang bị cho bộ đội trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
An Ninh
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét