Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 40

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                    Sự sống trên những hòn đảo ma thuật

“Hòn đảo chết”, nơi sự sống được tính từng ngày

Vũ trụ đã sử dụng bàn tay vô hình để tạo nên những kỳ quan tuyệt tác. Có nơi chúng ta khao khát muốn được chiêm ngưỡng dù chỉ một lần trong đời. Và cũng có những nơi mà bạn không bao giờ muốn đặt chân tới vì sự khắc nghiệt của nó, trong đó có đảo Miyakejima, hay còn được nhiều người gọi là “Hòn đảo chết”.

   
 “hon dao chet”, noi su song duoc tinh tung ngay hinh anh 1
Miyakejima là một hòn đảo thuộc quần đảo núi lửa Izu phía Đông Nam của Nhật Bản, đây là một trong những hòn đảo nguy hiểm chết người, vì nó nằm trong trung tâm hoạt động của ngọn núi lửa Oyama. Ngoài ra một lượng lớn khí lưu huỳnh hàng ngày vẫn âm thầm rò rỉ ra từ lòng đất do hoạt động của núi lửa, cũng ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khoẻ của mọi người dân sinh sống nơi đây.
 “hon dao chet”, noi su song duoc tinh tung ngay hinh anh 2
Trong năm 2000, những bức ảnh chụp cảnh sinh hoạt đời thường của cư dân trên đảo Miyake-jima làm cho người ta liên tưởng đến những ngày tận thế. Toàn bộ người dân sống ở đảo, bất kể thời gian nào trong ngày họ đều phải đeo mặt nạ chống độc 24.7. Thậm chí trong lễ cưới thì cô dâu, chú rễ và mọi người tham dự cũng đều phải mang những chiếc mặt nạ ấy.
 “hon dao chet”, noi su song duoc tinh tung ngay hinh anh 3
Vào tháng 6 năm 2000, ngọn núi lửa Oyama đã bất ngờ thức giấc và phun trào nham thạch. Lúc này toàn bộ dân cư trên đảo phải sơ tán khẩn cấp, và từ đó khu vực này đã bị nhiểm độc bởi các loại khí phun trào từ miệng núi lửa, chủ yếu là khí lưu huỳnh.
 “hon dao chet”, noi su song duoc tinh tung ngay hinh anh 4
Năm 2005, khoảng 3.000 cư dân sinh sống trên đảo được cho phép trở lại để tái định cư. Mặc dù đã tạm thời ngủ yên, nhưng theo nghiên cứu thì núi lửa Oyama vẫn đang âm thầm hoạt động và có thể thức giấc bất cứ khi nào, nên cuộc sống của những người dân nơi đây lúc nào cũng bị đặt trong tình trạng nguy hiểm báo động.
 “hon dao chet”, noi su song duoc tinh tung ngay hinh anh 5
Tuy nhiên, sự nguy hiểm lại càng khiến cho mọi người tò mò về sự khắc nghiệt của nó, vì thế hiện tại rất nhiều du khách tìm đến và nơi này trở thành một hòn đảo du lịch dành cho những người ưu thích mạo hiểm, khám phá.
 “hon dao chet”, noi su song duoc tinh tung ngay hinh anh 6
Tất cả khách du lịch đến đảo Miyakejima sẽ được cấp 1 chiếc mặt nạ phòng độc, và phải mang chúng trong suốt chuyến tham quan, có thể điều này hơi bất tiện và nếu không quen sẽ cảm thấy khó chịu, nhưng điều đó là bắt buộc vì sự an toàn cho bản thân mọi người khi đến đây, thậm chí ngay cả những con vật trên đảo cũng được trang bị những chiếc mặt nạ để bảo vệ chúng.
 “hon dao chet”, noi su song duoc tinh tung ngay hinh anh 7
Nếu có cơ hội, bạn có muốn 1 lần khám phá “hòn đảo chết” này không?
Theo Hải Âu (Japo)

Cuộc sống trên hòn đảo thoắt ẩn thoắt hiện ở Thái Bình Dương

Mọi hoạt động đời thường của người dân vùng ven quần đảo Solomon khi chìm khi nổi đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mực nước biển ngày càng dâng cao.
Vẻ đẹp hoang sơ của quần đảo Solomon giữa Thái Bình Dương Quần đảo Solomon bao gồm gần 1.000 hòn đảo nằm rải rác ở vùng tây nam Thái Bình Dương. Vị trí xa và cách biệt khiến các hòn đảo vẫn giữ được nét nguyên vẹn, hoang sơ mộc mạc cùng hệ thực vật đa dạng.
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 1
Hòn đảo Naghotano thuộc quần đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương có diện tích trên dưới 1 km2, là nơi sinh sống của khoảng 600 cư dân. Dân số ngày một đông trong khi mực nước biển dâng và ăn sâu vào phần đất nổi của Naghotano cũng như nhiều đảo khác trong khu vực khiến vùng đất ven bờ ngày càng bất ổn định. 
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 2
Khu nghĩa trang của làng vốn nằm sâu trong phần đất nổi, nhưng nước biển dâng đã khiến nhiều ngôi mộ bị cuốn đi. Dân làng đã xây những bức tường lớn để ngăn nước biển vào sâu hơn nữa. Ông James (người trong ảnh) chia sẻ: "Những người nằm xuống cũng cần được yên nghỉ". Ông cũng trồng thêm đước ở đây với hy vọng bộ rễ dày đặc của chúng sẽ làm chậm quá trình xói mòn do nước biển.
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 3
Nước biển cuốn trôi đi lớp đất mặt và làm đất nhiễm mặn, khiến người dân trên đảo không thể tiếp tục trồng trọt. Hầu hết cây lương thực chủ lực đều đã bị xóa sổ bởi bão, gió và xâm nhập mặn. 
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 4
Nhiệt độ nước biển tăng cao cũng làm chết nhiều rạn san hô, khiến môi trường tại đây không còn lý tưởng cho các loài cá. Tình trạng này đe dọa nghiêm trọng tới đời sống của cư dân trên đảo bởi cá là nguồn thức ăn chính của họ. Cư dân trên đảo được phép đánh bắt rùa biển dù hoạt động này bị cấm ở nhiều nơi.
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 5
Thuyền độc mộc vẫn là phương tiện chính của người dân trên đảo từ nhiều đời nay. Trên những chiếc thuyền này, người dân vào bờ để trồng trọt lấy lương thực và đi đánh cá. 
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 6
Cư dân ở đây vẫn dùng dao, rựa để phát quang bụi rậm, tìm nguồn nước. Do không có nước sạch trên đảo nên hàng ngày họ vẫn bơi thuyền vào đất liền để kiếm nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt. 
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 7
Dù còn rất nhỏ, trẻ em gái trên đảo đã sớm biết đỡ đần việc nhà cho bố mẹ. Các cậu bé trai thì đi biển đánh cá. Ở trong những lớp học đơn sơ, thầy cô giáo dạy cho các em kiến thức về biến đổi khí hậu, những điều sẽ đóng vai trò quyết định trong cuộc sống của các em sau này.
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 8
Do nguồn thức ăn và nước uống hiếm hoi nên người dân trên đảo Naghotano vẫn hàng ngày đi thuyền vào đất liền để làm việc trên các nông trại. Trẻ em vì thế cũng không đến trường mà thường đi cùng bố mẹ tới nơi làm việc. Bé gái này đã ngủ quên trên đường từ đất liền trở về sau một ngày làm việc. 
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 9
Những bé trai trên đảo hầu như đều biết lặn và có thể bắt cá chỉ bằng những thanh nhọn đơn sơ. Biển xâm thực, xói mòn nghiêm trọng khiến hệ sinh thái ven bờ gồm cá và các sinh vật biển dần biến mất, người dân trên đảo cũng phải vươn ra ngoài khơi xa mới có thể đánh được cá. 
Cuoc song tren hon dao thoat an thoat hien o Thai Binh Duong hinh anh 10
Cá đánh bắt được người dân đem bán ở Honiara, thủ đô của quốc đảo Solomon. Tiền thu được chủ yếu dùng để trang trải chi phí mua lương thực, thực phẩm như mì, bánh quy. 
Khánh Linh - Ngụy An
Ảnh: The Guardian

Rợn người hòn đảo 'ma quái' và chuyện chết chóc xung quanh

Những hòn đảo này lại nổi tiếng với danh hiệu hòn đảo ma quái nhất thế giới với những câu chuyện rùng rợn nổi tiếng...
Nỗi ám ảnh rợn người mang tên “Đảo người chết”
Hòn đảo nhỏ ở cực tây Canada không yên bình giống vẻ bề ngoài mà chứa đựng nhiều sự kiện đáng sợ không kém tên gọi 'Đảo người chết' của nó.
Hòn đảo mang tên "đảo chết".
Theo Mysterious Universe, vùng đất lần đầu nhuốm máu người khi thổ dân Salish ở phương bắc và phương nam tàn sát lẫn nhau. Trong một trận chiến ác liệt, bộ lạc phía nam bắt cóc 200 phụ nữ, trẻ em, người già, nhốt họ trên đảo và yêu cầu đổi lấy 200 chiến binh bên phía kẻ thù.
Khi bộ lạc phía bắc đồng ý giao 200 chiến binh tinh nhuệ nhất, họ lập tức tàn sát tất cả bằng dao và cung tên. Theo truyền thuyết bản xứ, sau ngày hôm đó, những bông hoa lửa mọc lên tại nơi người chết ngã xuống. Cho rằng nơi đây bị nguyền rủa bởi phép thuật, bộ lạc phía nam phải từ bỏ vùng đất này.
Đảo người chết vào những năm 1990. Ảnh: Mysterious Unniverse
Từ đó, hòn đảo ma quái này được biết đến với cái tên Đảo người chết. Người dân xứ xem nó như vùng đất của người chết bị lãng quên, chỉ phù hợp làm nơi chôn cất. Người Squamish đặt thi thể trong quan tài gỗ tuyết tùng, sau đó treo lên các cây cổ thụ.
Một số xác chết thậm chí còn rơi xuống và phân hủy, khiến mặt đất sũng nước chứa đầy xương, đầu lâu và tóc rối. Sau đó, người định cư từ châu Âu chuyển những hộp gỗ đến chôn ở nghĩa trang Lumberman's Arch gần đó theo phong tục của người da trắng.
Hòn đảo ma tại Mỹ
Đảo Malaga tại Maine, Mỹ được bao phủ bởi cây xanh giữa vịnh Maine, gần như chẳng còn dấu tích gì của dân cư trên diện tích 161.000m2.
Gia đình một cư dân trên đảo
Trong thời điểm kỳ thị chủng tộc ở mức đỉnh điểm, người Maine đã thổi bùng ngọn lửa đạo đức nhạy cảm đe dọa cuộc sống cộng đồng.
Những ngườii gốc Scotland, da màu, Ireland, Yankee hay Bồ Đào Nha trên đảo khá nghèo, không kết hôn hợp pháp mà chỉ chung sống. Đó là điều không thể chấp nhận ở thời kỳ đó và dĩ nhiên là một cái gai trong mắt.
Ngoài ra, ở thời Victoria, nghỉ dưỡng trên đảo là thú vui của giới nhà giàu nên chính quyền cho rằng những người da đen trên đảo sẽ làm 'bẩn' cảnh quan và làm mất khách du lịch.
Họ bị mô tả là 'nghèo đói, ngu dốt, đáng ghê tởm, tà ác và là một nỗi ô nhục'.
Những ngôi mộ này từng bị đào lên khi mới chôn.
Hè năm 1911, Thống đốc Frederick Plaisted tới Malaga lần đầu và hứa với cư dân rằng họ sẽ không bị đuổi. Ba tuần sau, Nhà nước ra tối hậu thư đòi thu hồi đất, yêu cầu người dân rời đi nếu không sẽ bị cưỡng chế và đốt nhà.
Gần 1 năm sau, những ngôi nhà không còn ai, còn người dân chịu cảnh màn trời chiếu đất, vật vờ trên bờ, dưới nước liên tục vì không thể ở lại nhưng cũng chẳng có nơi nào khác chấp nhận họ.
Họ bị bệnh, mệt mỏi và chết. Một người chồng tìm bác sĩ và quay lại khi vợ đã chết trương vì bệnh với đàn con vây xung quanh.
Ngôi trường trên đảo.
Một số người khác bị bắt và giam giữ suốt đời dựa trên thước đo không đáng tin cậy về khả năng trí tuệ. Nhận thấy chưa triệt để, chính quyền tại đây còn đào tất cả mộ trong nghĩa trang, bỏ hài cốt vào năm giỏ lớn và chôn bừa tại một địa điểm nào đó.
Tuy nhiên, riêng việc vận chuyển hài cốt cũng không đến nơi đến chốn, đã có những thi thể rơi xuống nước.
Từ năm 2000, các nhà khảo cổ bắt đầu tới tìm lại quá khứ của Malaga. Phác họa ban đầu về một cộng đồng dân cư đặc biệt bắt đầu xuất hiện.
Năm 2010, thống đốc Baldacci tới thăm hòn đảo đã bày tỏ sự hối tiếc cho những bất công của người dân nơi đây với lời hứa chuộc lỗi.

Sự thật về hòn đảo bí ẩn đầy "xương người" ở nước Ý

Hoa Hướng Dương |
Sự thật về hòn đảo bí ẩn đầy "xương người" ở nước Ý

Được mệnh danh là hòn đảo "nhiều ma nhất thế giới". Nơi đây có những khu chôn xác tập thể với nhiều bộ xương còn lại tới ngày nay.

Poveglia là một hòn đảo nhỏ, có diện tích khoảng 6,8ha nằm giữa Venice và Lido trong phá Venezia, phía Bắc Italy.
Một con kênh nhỏ chia hòn đảo thành hai phần. Nổi tiếng là hòn đảo đầy u ám nên nơi đây vừa khiến người ta rợn tóc gáy nhưng vừa khiến người ta tò mò.
Hòn đảo bị bỏ haong.
Hòn đảo bị bỏ haong.
Hòn đảo này lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 421, khi những người Padua và Este chạy trốn đến hòn đảo để tránh khỏi những cuộc xâm lược man rợ.
Thế kỷ thứ IX dân số của hòn đảo bắt đầu phát triển và nơi đây trở thành một vùng đất thanh bình và đẹp đẽ.
Thế nhưng giờ đây, không ai dám bén mảng tới hòn đảo này, vì nó trở thành một hòn đảo hoang, không một bóng người, không chủ sở hữu, việc đi lại tới đây gần như bị cấm, hòn đảo Poveglia dường như đã bị lãng quên khỏi lịch sử thế gi.

Nhiều mồ chôn tập thể nơi đây.
Nhiều mồ chôn tập thể nơi đây.
Thời kỳ duy nhất có thể ghé thăm hòn đảo là vào mùa thu hoạch nho, ngay cả những ngư dân địa phương cũng không dám mạo hiểm đến gần đảo bởi họ sợ rằng, các mảnh xương người có thể vướng vào lưới đánh cá.
Tại sao hòn đảo đáng sợ như vậy?

Tòa tháp rùng rợn.
Tòa tháp rùng rợn.
1. Nạn dịch hạch
Đảo Poveglia từng là mục tiêu tranh giành dẫn đến chiến tranh đẫm máu giữa người Venice và người Genoa hồi thế kỷ 14, hòn đảo trở thành trạm cách ly kiểm dịch cho các tàu bè đi đến Venice vào thế kỷ 18.
Khi nạn dịch hạch "Cái chết đen" - một trong những đại dịch khủng khiếp nhất của nhân loại bùng phát ở Italia vào thế kỷ 17, để cách ly người ta đưa thi thể các nạn nhân và tất cả những bệnh nhân còn sống di dời tới đảo Poveglia.

Cái chết đen.
Cái chết đen.
Họ bị thiêu, bị chôn sống trong những hầm mộ hoặc bị bỏ mặc cho đến chết đói. Đất trên đảo này được cho là sự pha trộn của tro và xương người.
Theo truyền thuyết kể lại thì có tổng cộng khoảng 160.000 người đã bị thiêu trong giai đoạn này. Đến nay, những dấu tích còn lại của xác người cùng lớp than cháy đen từ các cuộc hành quyết vẫn tồn tại khắp nơi trên đảo.
Hàng ngàn người chết vì dịch hạch được gom xác vào những hố to trên đảo để thiêu đốt. Trong cơn hoảng loạn, người ta còn đưa cả những người chỉ mới phát vài triệu chứng nhẹ đến Poveglia để chôn sống.
Ngày nay những bộ xương với số lượng lớn vẫn còn tại nơi đây như là dấu vết minh chứng về một thời kỳ đen tối của sự chết chóc.
2. Những bệnh viện tâm thần và bác sĩ bệnh hoạn thích tra tấn

Bác sỹ tâm thần.
Bác sỹ tâm thần.
Tới năm 1922, các tòa nhà đã được chuyển đổi thành một bệnh viện với cùng một tháp chuông cho người bị bệnh tâm thần. Câu chuyện càng trở nên rùng rợn khi người xây dựng nó là một bác sĩ khét tiếng tàn bạo.
Nhiều bệnh nhân ở đây bị ép thực hiện những ca phẫu thuật thùy não không cần thiết. Họ luôn hoảng loạn và nói rằng đã nhìn thấy những "linh hồn" vất vưởng xung quanh bệnh viện.
Tuy nhiên, những bác sĩ thì không thấy điều đó. Họ cho rằng đó chỉ là những triệu chứng của người bị tâm thần.
Chỉ có một vị bác sĩ độc ác đã lấy lý do tìm hiểu các nguyên nhân gây hoảng loạn để tra tấn họ. Hắn đưa các bệnh nhân lên trên tháp chuông và tiến hành các cuộc phẫu thuật bằng búa, dùi đục và khoan tay.
Sau nhiều năm tra tấn dã man các bệnh nhân, chính vị bác sĩ này cũng gặp hoảng loạn và cho rằng nhìn đã thấy "hồn ma" của bệnh nhân hiện về tại Poveglia.
Trong lúc điên loạn, tên bác sĩ độc ác đó leo lên tháp chuông và nhảy xuống nhưng cú ngã không giết chết hắn.
Một y tá chứng kiến sự việc đã kể lại: Lúc bác sĩ tàn ác đang quằn quại đau đớn trên mặt đất, có một làn sương mù từ đâu bay đến và siết cổ hắn đến chết.
Người ta tin rằng đây là quả báo của hắn tới từ linh hồn những nạn nhân xấu số đã trả thù.
Người ta tin rằng đây là quả báo của hắn tới từ linh hồn những nạn nhân xấu số đã trả thù.
Sau đó, thi thể của vị bác sĩ này được đặt trong tháp chuông, bị bịt kín lại. Và đương nhiên, người ta đồn đại rằng vị bác sĩ độc ác này cũng trở thành một "bóng ma" trên hòn đảo tới tận ngày nay.
3. Những hiện tượng siêu nhiên

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Có rất nhiều báo cáo về những hiện tượng siêu linh diễn ra ở khu vực này cùng với những lời đồn đại và các câu chuyện rùng rợn khiến những người gan dạ ưa mạo hiểm cũng e dè.
Cư dân Venice coi đây là nơi ăn năn hối lỗi của những "linh hồn" xấu xa. Họ thường truyền tai nhau câu: "Khi một kẻ ác qua đời, hắn sẽ sống dậy tại Poveglia".
Câu chuyện nổi tiếng nhất có lẽ là cô bé Maria, nạn nhân của bệnh dịch. Maria bị buộc rời khỏi cha mẹ đến sống tại Poveglia trong thời điểm bệnh dịch bùng phát.
Nhiều người tới Poveglia đã từng thấy hình bóng một cô bé đang đứng khóc trông về Malamocco, quê nhà của Maria.
Hòn đảo này càng trở nên khét tiếng vì chương trình truyền hình ăn khách Ghost Adventures của Mỹ. Đây là chương trình chuyên tìm hiểu, điều tra những địa điểm bị cho là ma ám trên thế giới do kênh Travel Channel phát sóng từ năm 2008.
Cuối năm 2009, các "chuyên gia" của Ghost Adventures đã đến Poveglia và tường thuật về những hiện tượng dị thường.
Người dẫn chương trình chính là Zack Bagan còn khẳng định đã bị "một thực thể đen tối chiếm hữu" sau khi nghe một giọng nữ rên rỉ tên mình và kêu "Hãy đến đây!" bằng tiếng Ý.
Nhiều nhà tâm lý học đã đến hòn đảo để điều tra sự việc nhưng mỗi lần rời đi đều trong tình trạng sợ hãi tột độ và không bao giờ muốn quay trở lại.
Gần đây, có gia đình đã mua Poveglia với hy vọng biến nó thành nhà nghỉ, nhưng một lần nữa, người chủ lại phải bỏ chạy.
Họ thậm chí không dám ở lại quá một đêm. Có tin đồn nói rằng, không biết vì lý do gì, khuôn mặt của con gái họ bị rạch và phải khâu tới 14 mũi.
Sắp tới đây, chính phủ Italia đang lên kế hoạch đưa hòn đảo đáng sợ này ra bán đấu giá nhằm giảm bớt số nợ công đang đè nặng đất nước.
Tham khảo nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ

Hòn đảo của những người bạch tạng: Không còn cái chết hay sự xa lánh của cộng đồng

Skye, Theo Thời Đại 17:00 18/06/2017

Với khoảng 75 người bạch tạng đang sống trên đảo Ukerewe, Tanzania, đây được coi là nơi trú ngụ an toàn cho người bạch tạng - những cảnh đời bất hạnh luôn bị đám thợ săn người rình rập, cướp đi mạng sống.

Ánh bình minh vừa rạng soi trên hòn đảo Ukerewe, nằm giữa hồ Victoria, Tanzania, người đàn ông 57 tuổi Alphonce Yakobo lặng lẽ rời khỏi căn nhà mình. Đây chắc là thời điểm dễ chịu nhất trong ngày khi làn da hay khuôn mặt ông không bị thiêu đốt dưới cái nắng châu Phi.
"Đây có lẽ là thời điểm tuyệt vời nhất trong ngày: Một ngày mới bắt đầu và mặt trời còn chưa ló rạng hẳn". Đến khi mặt trời lên, Yakobo sẽ phải đội chiếc mũ rộng vành, đeo kính râm và che chắn những phần da bị lộ dưới ánh nắng.
Hòn đảo của những người bạch tạng: Không còn cái chết hay sự xa lánh của cộng đồng - Ảnh 1.
Những người bạch tạng tại Ukerewe có cuộc sống khá hạnh phúc và thoải mái.
Yakobo đã mắc hội chứng bạch tạng từ khi mới chào đời. Cơ thể của anh không sản sinh ra melanin khiến da, tóc và mắt không có sắc tố và rất dễ bị ảnh hưởng dưới ánh mặt trời. Cũng như những bệnh nhân bạch tạng khác, Yakobo sở hữu thị lực kém và rất dễ mắc ung thư da.
Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời không phải mối đe dọa duy nhất đối với người bạch tạng.
Tại Tanzania, cũng như Malawi và nhiều vùng khác trong khu vực cận Sahara tại châu Phi, những thầy phù thủy tin rằng tay chân của người bạch tạng là một nguyên liệu quan trọng trong phép làm tà thuật nhằm mang đến sự thịnh vượng và vận may cho khách hàng. Chính vì vậy, người bạch tạng là đối tượng bị thợ săn lùng sục khắp nơi. Nhiều người đã bị giết dã man và cướp đi các bộ phận, cơ quan nội tạng của cơ thể.
Tổ chức từ thiện Canada "Under the Same Sun" ước tính có khoảng 161 vụ tấn công người bạch tạng tại Tanzania mỗi năm, bao gồm 76 vụ giết người. Con số này nhiều hơn bất cứ nơi nào trên khắp lục địa đen.
Hòn đảo của những người bạch tạng: Không còn cái chết hay sự xa lánh của cộng đồng - Ảnh 2.
Hòn đảo Ukerewe.
 Tuy nhiên tại Ukerewe, những người bạch tạng có cuộc sống an toàn hơn và không phải đối mặt với nguy cơ từ những kẻ săn người.
"Đã từng có lúc, tôi thấy sợ hãi quá khứ. Nhưng giờ đây, tôi có thể cảm ơn Chúa trời vì đã có những giấc ngủ yên giấc, không phải sợ hãi tiếng súng của những kẻ săn người", Yakobo cho biết. Hiện tại, anh đang làm nghề lái buôn cá tại chợ Ukerewe.
"Ở đây, chúng tôi an toàn, xung quanh mênh mông là nước. Không ai có thể giết hay làm hại chúng tôi. Họ cũng không thể thoát khỏi hòn đảo dễ dàng được". Hiện tại, cuộc sống của Yakobo khá yên ấm; anh có 3 người vợ và 11 người con.
Trong suốt nhiều năm, Ukerewe đã trở thành "thiên đường" cho những người bạch tạng.
Người ta kể lại rằng nhiều năm trước, các gia đình đã vứt bỏ con cái, họ hàng bị bạch tạng của mình trên hòn đảo này. Nhiều cộng đồng tin rằng những đứa trẻ bị bạch tạng đã bị quyền rủa. Tuy nhiên, không những không tuyệt vọng, người bạch tạng đã sống sót và tạo lập cuộc sống ở đây. Họ sống dựa vào nhau và cùng nhau sinh sống.
Theo hội người bạch tạng Ukerewe, có khoảng 75 người bạch tạng đang sống trên hòn đảo với dân số 200,000 người. Tỷ lệ này khá ngang với tỷ lệ trên toàn đất nước Tanzania.
Hòn đảo của những người bạch tạng: Không còn cái chết hay sự xa lánh của cộng đồng - Ảnh 3.
Những đứa trẻ trong một buổi sinh hoạt của người bạch tạng trên đảo.
Tại hòn đảo này, trước đây đã từng có những kẻ săn người bạch tạng đến để đào hài cốt của người bạch tạng. Năm 2007, một người cũng đã bị tấn công và vợ của anh đã bị cắt tóc để làm tà thuật.
"Tuy nhiên chúng tôi chưa bao giờ chứng kiến vụ sát hại người bạch tạng nào trên đảo", Ramadhan Khalifa, chủ tịch hiệp hội người bạch tạng Ukerewe chia sẻ.
"Ukerewe là một nơi đặc biệt như vậy đấy. Đây là nơi mà người bạch tạng có thể sống thoải mái và hòa hợp với những người dân khác".
"Tôi không sợ bị tấn công", Kajanja Neema, 36 tuổi chia sẻ. Anh chàng này làm công việc bán cá trên phố. Anh trai của Kajanja, Zacharia cũng cho biết:
"Ukerewe an toàn hơn những nơi khác nhiều. Tuy nhiên, mọi thứ cũng không phải hoàn hảo. Thỉnh thoảng, có những người dọa rằng họ sẽ giết chúng tôi. Chẳng ai biết rằng đấy là lời nói đùa hay họ có ý như vậy".
Ghé thăm “hòn đảo chật chội” nhất thế giới
01/07/2017 09:00
(HanoiTV) - Nhiều du khách khi nghe tới một hòn đảo thiếu thốn cơ sở vật chất, từ điện nước tới dịch vụ khám chữa bệnh, vui chơi giải trí… thì chưa chắc đã lựa chọn để ghé chân. Nhưng bạn đừng nên bỏ lỡ “hòn đảo chật chội” nằm ngoài khơi bờ biển Cartagena, Colombia, một nơi sở hữu cuộc sống yên bình và ấm áp tình làng nghĩa xóm của người dân đảo.
Hòn đảo Santa Cruz del Islote nhìn từ trên cao.
Santa Cruz del Islote là một hòn đảo thuộc quần đảo San Bernardo – nằm ngoài khơi bờ biển Cartagena, Colombia, cách lục địa 1 giờ tàu. Có 90 ngôi nhà trên đảo, với dân số khoảng 700 người. Vào thời điểm học sinh từ đất liền trở về thăm gia đình, số dân có thể lên đến 1.200, cuộc sống của họ chỉ vỏn vẹn trên diện tích khoảng 0,1km2 ( diện tích thực của hòn đảo này). Mật độ dân số tại đây cao gấp 4 lần so với quận Manhattan, New York, Mỹ. Điều đó đã biến Santa Cruz del Islote trở thành vùng đất chật chội nhất thế giới. Santa Cruz del Islote được phát hiện cách đây 150 năm nhờ một nhóm ngư dân đi ngang qua.
Nhìn những mái nhà san sát nhau cũng đủ thấy sự đông đúc của hòn đảo có diện tích chưa bằng nửa sân bóng này.
Trên đảo còn có hai cửa hàng, một trường học và một nhà hàng. Do diện tích đất giới hạn nên người dân đã cơi nới thêm nhiều không gian sống trên mặt nước. Không gian trống duy nhất trên đảo là khoảng sân nhỏ. Đây cũng là nơi vui chơi công cộng của trẻ em.
Không gian cơi nới thêm trên mặt biển
Với người dân đảo, cuộc sống tại đây nhưng thiên đường dù thiếu thốn nhiều điều kiện tối thiểu. Trên đảo không có bác sỹ, nghĩa trang, máy phát điện chạy 5 tiếng/ngày. Những người chết sẽ được mai táng tại hòn đảo gần đó. Trên đảo thiếu cả nguồn nước sinh hoạt nên đều đặn 3 tuần 1 lần, người dân được Hải quân Colombia cung cấp nước.
Trên đảo chỉ có khoảng trống duy nhất là sân chơi chung cho trẻ em.
Dù bốn bề là biển Carribean đẹp thơ mộng nhưng không có bất cứ bãi tắm hay khách sạn nào được xây dựng tại Santa Cruz. Chính vì thế, một chuyến thăm đảo thường kéo dài khoảng 90 phút và chẳng bao giờ kéo dài sang ngày thứ hai.
Trẻ em trên đảo rất thân thiện với du khách nước ngoài.
Nguồn thu nhập chính của người dân trên đảo đến từ các tuyến du lịch chạy ngang qua đảo và việc đánh bắt cá cung cấp cho các nhà hàng và người mua ở đất liền. Phần khác, họ chèo thuyền sang các đảo lân cận hàng ngày để làm việc cho các khu nghỉ mát cao cấp hoặc dịch vụ lặn biển.
Du lịch và đánh bắt cá là nguồn thu chính của người dân trên đảo. 
Cuộc sống vất vả, thiếu thốn đủ đường, ấy vậy mà hầu hết những người sống trên hòn đảo này chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện rời đi nơi khác sống. Santa Cruz del Islote đối với họ có một thứ gì đó rất đỗi thiêng liêng, hơn thế, nhiều người còn coi nó là "chốn thiên đường".
Hàng ngày, người dân đảo di chuyển sang đảo Caribbe kế bên để làm việc.
Một điểm đặc biệt là những người dân trên đảo đi ngủ không cần khóa cửa nhà vào ban đêm. Họ thoải mái để cửa mở rồi hò nhau tụ tập, chạy sang nhà hàng xóm - địa điểm hiếm hoi có điện để xem những bộ phim nổi tiếng.
Cuộc sống ấm áp tình làng nghĩa xóm có thể thấy bất kỳ ở nơi nào trên đảo.
Khi đặt chân lên hòn đảo, hẳn du khách sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh của một “cộng đồng” thực sự. Con người ở đây sống không chỉ để cải thiện cuộc sống của mình mà còn của cả những người xung quanh. Họ luôn tương trợ lẫn nhau trong mọi việc, nếu nhà nào không có thức ăn có thể sang nhà hàng xóm "ăn nhờ".
Các cậu bé đang đi vớt cá về cho gia đình.
Trẻ em trên đảo Santa Cruz del Islot được nhiều người nhận xét là ngoan ngoãn, rất tôn trọng người lớn tuổi, nghe lời và có tính kỷ luật cao hơn trẻ em ở những nơi khác.
Mai Phương
(Tổng hợp)

Madagascar – Hòn đảo đặc biệt nhất thế giới

Đăng ngày
ThienNhiet.Net – Madagascar là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Tuy nhiên, đó là điểm du lịch đặc biệt không nơi nào sánh bằng nhờ đời sống hoang dã độc đáo, phong cảnh tuyệt vời, những con người kỳ lạ, và một nền văn hoá, lịch sử hấp dẫn. Madagascar chắc chắn là một nơi không giống bất kỳ nơi nào mà bạn từng viếng thăm và nếu đến đó, bạn sẽ không bao giờ quên.
Madagascar được tách ra khỏi đại lục châu Phi khoảng 160 triệu năm trước. 80% quần thể thực vật và động vật bản địa của hòn đảo này là độc nhất vô nhị. Madagascar còn là ngôi nhà của những động vật tiến hoá một cách kỳ lạ như Fossa, loài vượn cáo, loài Tenrec…
Madagascar có những cây bao báp rủ trông như thể mọc ngược từ trên xuống; có cây dừa cạn hoa hồng, một loài hoa kinh tế được dùng để điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em và căn bệnh Hogkin; và toàn bộ hệ sinh thái hoang mạc chỉ toàn những loài cây gai góc.
Đặc biệt hơn cả là những cư dân của Madagascar, người Malagasy. Họ có nguồn gốc khác nhau, được phản ánh trong sự pha trộn văn hoá truyền thống. Người Malagasy sử dụng thổ ngữ Borneo (dọc vùng Ấn Độ Dương ở Indonesia), và tuân theo một số nghi lễ tôn giáo đặc trưng của Đông Nam Á; sử dụng ngôn ngữ Arap cổ trong một số ngày trong năm và rất quý trọng bò u Châu Phi.
Nền văn hoá Malagasy
Madagascar không những nổi tiếng bởi cuộc sống hoang dã, nó còn là một vùng đất được biết đến bởi truyền thống văn hoá phong phú.
Đó là nơi vẫn giữ được truyền thống của cuộc sống nguyên thuỷ xa xưa, nơi rất nhiều điều cấm kỵ và phong tục truyền thống được đặt lên trên luật pháp; và tôn giáo của người phương Tây pha trộn tự nhiên với niềm tin vào những phép thuật phù thuỷ có sức mạnh vô song.
Hiếm có trải nghiệm nào bằng việc khám phá một ngôi làng Malagasy xa xôi vào lúc chạng vạng, lắng nghe âm thanh của những nhạc cụ cầm tay với một dàn hợp xướng trữ tình. Mặc dù cuộc sống hàng ngày vất vả và có khi kém may mắn, người nông dân Malagasy vẫn luôn là những người lạc quan vui vẻ. Người dân nơi đây rất thân thiện và đầy lòng vị tha. Họ dễ dàng tha thứ cho bạn khi bạn hành xử chưa lịch sự và làm hỏng ngôn ngữ của họ. Và có nơi nào khác trên thế giới mà khi ô tô của bạn lướt qua, bạn sẽ gặp những cái vẫy tay, những nụ cười thân thiện và những tiếng reo to Bonour vazaha! (“Xin chào người ngoại quốc”) ở hầu hết các làng quê?
Cuộc sống hoang dã ở Madagascar
Hầu như tất cả mọi người đến Madagascar vì cuộc sống hoang dã nơi đây. Madagascar là một trong những nơi nổi tiếng nhất thế giới về sự đa dạng sinh học, sự giàu có và dễ tiếp cận của thế giới hoang dã. Đây là một điểm đến lý tưởng để du khách thoả mãn lòng ham thích khám phá và được chứng kiến nhiều điều thú vị, bổ ích. Đến thăm bất kỳ một công viên nào của Madagascar, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng những loài động vật nổi tiếng hơn của hòn đảo này bao gồm rất nhiều chủng loại vượn cáo, những con tắc kè hoa với những màu sắc lạ mắt cùng những chú tắc kè màu sáng.
Các loài sinh vật ở Madagascar tiến hoá trong môi trường không có các loài thú ăn thịt tự nhiên nên rất nhiều loài động vật ở đây không sợ con người. Du khách có thể dễ dàng tiến đến gần một bầy vượn cáo khi đi bộ trong công viên, mặc dù điều này có vẻ bất thường ở những vùng có hoạt động săn bắn (Vượn cáo được phép săn bắn lấy thịt ở nhiều vùng của Madagascar).
Chúng ta hãy xem sự đa dạng đáng ngạc nhiên của hệ động vật ở Madagascar.
Chim: Loài chim rất ưu ái Madagascar. Trong khoảng 260 loài chim của hòn đảo này, 115 loài trong số đó là đặc chủng thuộc 36 giống, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác ở châu Phi. Điều đáng buồn là kho báu đích thực của Madagascar, loài chim voi, đã biến mất cách đây 200 năm. Loài chim này cao khoảng 10 feet (3m), nặng 1100 pao (500kg).
Vượn cáo: Về lý thuyết, vượn cáo là loài động vật có vú nhưng vì chúng được xem như loài độc vật biểu trưng của Madagascar, xin được phân thành một loại riêng. Vượn cáo là một loài linh trưởng trông giống như một loài lai giữa mèo, sóc và chó. Chúng là loài duy nhất ở đây có thể tạo ra âm thanh như những con cá voi (loài Indri) hay nhảy như một nghệ sĩ ba lê (loài sifaka). Vượn cáo là thành viên của bộ động vật có vú phát triển cao nhất (bộ bán hầu), là tiền thân của loài khỉ hiện đại và khỉ hình người. Lý do duy nhất giải thích sự sống sót của loài vượn cáo đến ngày nay đó là sự tách biệt của Madagascar.
Hầu hết các loài linh trưởng khác giống loài vượn cáo ở những nơi khác trên thế giới đều bị tuyệt chủng hàng triệu năm trước khi loài khỉ thông minh xuất hiện. Con người cũng góp phần tiêu diệt hàng loạt loài vượn cáo trong thiên niên kỷ trước. Ngày nay còn tồn tại khoảng 60 loài vượn cáo, kể cả những khám phá mới (mới đây có thêm 2 loài vượn cáo được phát hiện). Vượn cáo có trọng lượng dao động từ 25g ở loài vượn lùn châu Phi đến 10kg ở loài Indri.
Loài vượn cáo thường được phân loại theo thời gian hoạt động của chúng: ban ngày và về đêm. Loài vượn đêm thường nhỏ hơn và sống ẩn dật hơn những con hoạt động ban ngày. Loài vượn nâu phát âm thanh giống kiểu lẩm bẩm hay chửi thề, còn loài sifaka phát ra những âm thanh chiếp chiếp kỳ quái, tiếng gọi của những con Indri nghe như sự kết hợp của tiếng còi cảnh sát và âm thanh của những chú cá voi lưng gù.
Động vật có vú: Ngoài loài vượn cáo, còn có rất nhiều động vật thú vị khác sống ở Madagascar. Ở đây có 8 loài “Viverrids” – một nhóm động vật có vú bao gồm cả cầy mangut. Thú vị nhất có lẽ là loài Fossa, loài ăn thịt lớn nhất ở Madagascar. Tenrec là một loài đáng chú ý khác trên hòn đảo này. Chúng là những loài ăn côn trùng hiếm có sống phân tán trên khắp hòn đảo như nhím, chuột, chuột chù, thú có túi ôpôt và cả rái cá. Trong khi một số ít chủng loại Tenrec được tìm thấy ở Trung Phi, thì ở Madagascar đã tìm thấy 30 loài. Cuối cùng, Madagascar cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loài dơi và các loài gặm nhấm, bao gồm loài chuột nhảy cao nổi tiếng.
Ếch: Ếch là loài lưỡng cư duy nhất được tìm thấy ở Madagascar – chúng không phải cóc, kỳ giông hay sa giông. Ở Madagascar có hơn 300 loài ếch, 99% là loài đặc hữu bao gồm loài ếch Mantella sặc sỡ và có độc. Chỉ một loài không có độc là ếch Cà chua.
Bò sát: Madagascar là quê hương của hơn 300 loài bò sát, hơn 90% trong số đó là loài lưỡng cư nhưng không một loài nào nguy hiểm đối với con người. Rắn Madagascar có răng nanh sau và không hề gây hại. Một số loài nổi tiếng hơn như tắc kè hoa gồm tắc kè hoa đích thực, là bậc thầy thay đổi màu sắc, và tắc kè Brookesia có kích thước nhỏ xíu, những con trưởng thành thì chỉ to bằng đầu ngón tay.
Cá: Madagascar có những dải san hô ngầm tuyệt đẹp và những điểm ngắm cá voi đẹp nhất hành tinh. Nhưng cá nước ngọt ở đây không có được môi trường thuận lợi. Môi trường sống bị mất đi – đặc biệt khi có sự chuyển đổi từ hệ thực vật địa phương sang trồng các loại cây lúa gạo – kết hợp với sự xói mòn khủng khiếp từ việc tàn phá rừng và sự nhập cư của một số loài ngoại lai là nguyên nhân ảnh hưởng đến các loài cá địa phương.
Động vật không xương sống: Ngay cả sự hanh khô và ẩm ướt của Madagascar cũng hấp dẫn đối với những người tìm kiếm sự hoang dã tự nhiên. Hòn đảo có một số loài côn trùng đáng chú ý gồm loài bướm đêm lộng lẫy và loài gián huýt gió khét tiếng. Không thân thiện và khá nguy hiểm đối với những nhà thám hiểm rừng rậm vào những ngày mưa là những con đỉa. Nhưng bạn hãy yên tâm vì chúng không gây ra bất cứ căn bệnh hay một sự nguy hại nào thực sự nghiêm trọng.
Quần thể thực vật của Madagascar
Cuộc sống hoang dã của Madagascar chỉ có thể bị cạnh tranh bởi sự giàu có phong phú của thực vật.
Hòn đảo là nơi tồn tại của 12,000 loài thực vật – 70-80% trong số đó là loài đặc hữu – tạo nên một trong những nơi đa dạng nhất về các loài hoa trên hành tinh này (Có thể so sánh với vùng rừng nhiệt đới Châu Phi: có khoảng 30,000-35,000 loài thực vật phủ trên một diện tích gấp 35 lần Madagascar).
Madagascar có khoảng gần 1000 loài lan, trong đó 85% là đặc hữu và sở hữu 6 loài cây bao báp trên thế giới. Toàn bộ hệ thực vật Didiereaceae chỉ có duy nhất ở Madagascar. Những loài cây kỳ lạ sống trên những mảnh đất khô cằn và những vùng tây nam khá giống với loài xương rồng gai. Sự phong phú của thực vật ở Madagascar có lẽ được minh chứng thuyết phục nhất bởi các loài cọ. 165 trong số 170 loài cọ Madagascar không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Trong khi đó, cả lục địa Châu Phi chỉ có chưa tới 60 loài cọ.
Vùng đất của sự phiêu lưu
Madagascar tạo ra vô số cơ hội cho những cuộc phiêu lưu. Từ những cuộc thả bè ở những thác nước trắng xoá xa xôi, lướt sóng trên những dòng sông mờ ảo hay tản bộ trên những bờ cát trắng tới những hành trình leo núi đầy vất vả.
Madagascar có thừa sự lựa chọn cho những du khách yêu thích các hoạt động ngoài trời và những cảm giác ly kỳ. Leo núi bằng xe đạp, khám phá hang động cá sấu, bay lượn với dù, lặn với cá mập… Đó mới chỉ là một phần của hành trình khám phá Madagascar.
Miền đất đặc biệt
Mặc dù rất hấp dẫn với những điều kỳ diệu và tuyệt vời của nó, Madagascar không phải là một điểm đến cho tất cả mọi du khách. Madagascar vẫn là một quốc gia nghèo, chỉ một số ít dân nói tiếng Anh, cơ sở hạ tầng còn thô sơ. Điện thoại và internet là điều xa lạ ở đất nước này, trong khi nạn cướp vẫn là mối đe doạ ở những nơi xa xôi. Du lịch đến đây cũng không rẻ .
Nếu bạn đang tìm một địa điểm đáng đến trên thế giới, hãy nhớ rằng tương lai của Madagascar thuộc về du lịch, đặc biệt những ai yêu thích thiên nhiên, sẵn sàng trả giá cho việc bảo vệ thế giới hoang dã bằng việc thuê những hướng dẫn viên bản ngữ, trả phí khi vào các công viên và mua các loại hàng thủ công mỹ nghệ. Không có nhiều nguồn lực phát triển kinh tế ngoài du lịch cho một đất nước Madagascar nông nghiệp nghèo để bảo tồn thế giới hoang dã còn sót lại.
Là một trong những nước nghèo nhất thế giới, người dân Madagasca sống chủ yếu nhờ vào những nguồn thức ăn tự nhiên. Hầu hết người Malagasy không có cơ hội trở thành bác sĩ, ngôi sao thể thao, công nhân nhà máy hay thư ký; họ phải sống ngoài trời và sử dụng bất cứ thứ gì mà họ tìm thấy từ thiên nhiên để che chắn. Sự nghèo đói của họ đang làm cho quốc gia và thế giới mất dần đi một hòn đảo đặc biệt đa dạng. Trách nhiệm, sự tôn trọng và những hành động đúng đắn của du khách đóng vai trò quyết định trong việc giữ gìn và bảo tồn thế giới hoang dã ở Madagascar.

Hy-Brasil: Sự thật đằng sau hòn đảo ma trong truyền thuyết của Ireland?

(Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Hy-Brasil là một hòn đảo xuất hiện trên những tấm bản đồ cổ đại từ năm 1325 trước Công nguyên cho đến tận thế kỷ 19. Tuy nhiên nó đã bị loại ra khỏi hầu hết các tấm bản đồ hàng hải sau khi các nỗ lực tìm kiếm hòn đảo này tiếp tục thất bại vào những năm về sau. Mặc dù vậy, ở các tấm bản đồ cũ, hòn đảo này nằm trên biển Đại Tây dương, cách bờ Tây Ireland khoảng 321 km.
Một trong những đặc điểm địa lý đặc thù của Hy-Brasil trên những tấm bản đồ cũ là hòn đảo này thường xuất hiện dưới dạng một vòng tròn với một eo biển (hay con sông) chạy dọc từ đông sang tây. Vào thời điểm đó, Hy-Brasil đã nổi tiếng trên khắp châu Âu trong nhiều thế kỷ với những sự tích như nơi đây từng là nơi sinh sống của các vị thánh, một thiên đàng hay nơi một nền văn minh tiên tiến từng tọa lạc. Trong truyền thuyết của Ireland, hòn đảo này bị sương mù bao phủ quanh năm, ngoại trừ một ngày duy nhất sau cứ mỗi 7 năm, và kể cả khi nó triển hiện một cách rõ ràng như vậy, người ta cũng không thể dễ dàng phát hiện ra nó.
Tấm bản đồ năm 1570 cho thấy một hòn đảo với cái tên “Brasil”, một trong rất nhiều biến thể của cái tên “Hy-Brasil”, một hòn đảo trong huyền thoại nằm ngoài khơi bờ Tây Ireland. (Ảnh: Public Domain)
Tấm bản đồ năm 1570 cho thấy một hòn đảo với cái tên “Brasil”, một trong rất nhiều biến thể của cái tên “Hy-Brasil”, một hòn đảo trong huyền thoại nằm ngoài khơi bờ Tây Ireland. (Ảnh: Public Domain)
Hòn đảo Brasil trên một tấm bản đồ năm 1325. (Ảnh: granger.com)
Hòn đảo Brasil trên một tấm bản đồ năm 1325. (Ảnh: granger.com)
Những tên gọi khác nhau của hòn đảo bí ẩn
Hy-Brasil (cũng được gọi là Hy-Breasal, Hy-Brazil, Hy-Breasil, hay Brazir) đều có nguồn gốc từ cái tên Breasal, nghĩa là “vị vua chí tôn của thế giới” trong lịch sử của người Celt.
Hòn đảo này xuất hiện lần đầu trên một tấm bản đồ của chuyên viên vẽ bản đồ người Genoe Angelino Dulcert vào năm 1325, và khi đó nó được gọi là “Bracile”. 50 năm sau đó, hòn đảo này tiếp tục xuất hiện trên tấm bản đồ Atlas Catalan nhưng khi đó nó được tách thành 2 hòn đảo riêng biệt nhưng có cùng tên gọi, “Illa de Brasil. Năm 1436, hòn đảo này xuất hiện dưới cái tên “Sola de Brasil” trên tấm bản đồ vùng Venice của chuyên viên vẽ bản đồ Andrea Bianco. Và vào năm 1595, hòn đảo này lại xuất hiện một lần nữa trên tấm bản đồ châu Âu của Abraham Ortelius và tấm bản đồ châu Âu của Gerardus Mercator. Trên những tấm bản đồ này, hòn đảo thường được vẽ tại những địa điểm hơi khác nhau theo thời gian.
Hy-Brasil (here simply Brasil), close-up of the Ortelius Map of Europe (Wikimedia Commons) Cận cảnh hòn đảo Hy-Brasil trên tấm bản đồ châu Âu của Abraham Ortelius. (Ảnh: Wikimedia)
Cận cảnh hòn đảo Hy-Brasil trên tấm bản đồ châu Âu của Abraham Ortelius. (Ảnh: Wikimedia)
Công cuộc tìm kiếm hòn đảo Hy-Brasil
Năm 1480, con tàu John Jay II đã rời cảng Bristol, Anh trong một cuộc hành trình tìm kiếm hòn đảo trong truyền thuyết, nhưng đã không thành công sau hai tháng lênh đênh trên biển. Năm 1481, hai con tàu khác là Trinity và George, đã rời cảng Bristol để tìm kiếm Hy-Brasil nhưng cũng chỉ trở về tay trắng.
Xem thêm:
Tuy vậy, trong một bản báo cáo gửi tới Nhà vua và hoàng hậu Tây Ban Nha vào năm 1497 mà người ta tìm thấy sau này, viên ngoại giao người Tây Ban Nha Pedro de Ayala đã đề cập đến việc “người đàn ông đến từ Bristol đã phát hiện ra Brasil”. Điều này ám chỉ rằng ai đó từ một trong những chuyến thám hiểm xuất phát từ cảng Bristol đã thật sự tìm thấy hòn đảo.
The  Nautical chart of Western Europe (1473) shows Hy-Brasil in a circular shape (British Library) Bản đồ hàng hải khu vực Tây Âu (1473) miêu tả hòn đảo Hy-Brasil trong một hình tròn. (Ảnh: Thư viện Anh)
Bản đồ hàng hải khu vực Tây Âu (1473) miêu tả hòn đảo Hy-Brasil trong một hình tròn. (Ảnh: Thư viện Anh)
Sự tồn tại của hòn đảo này sau đó đã được xác nhận khi một thuyền trưởng người người Scotland tên John Nisbet tuyên bố đã nhìn thấy đảo Hy-Brasil trong hành trình từ Pháp đến Ireland vào năm 1674. Ông được cho là đã gửi một đội gồm bốn thủy thủ lên đảo và họ đã dành cả một ngày ở đó.
Các con thỏ đen lớn và một thầy phù thủy bí ẩn
Trên đảo này, đoàn  thủy thủ của Nisbet được cho là đã bắt gặp một người đàn ông già thông thái và người này đã cung phụng họ vàng và bạc. Điều kỳ lạ là, vị thuyền trưởng nói rằng hòn đảo này từng là nơi cư trú của loài thỏ đen lớn và một thầy phù thủy bí ẩn sống một mình trong một tòa lâu đài bằng đá lớn. Chuyến thám hiểm tiếp theo đã được tiến hành bởi thuyền trưởng Alexander Johnson, và ông này cũng tuyên bố đã tìm thấy hòn đảo Hy-Brasil, từ đó xác nhận phát hiện trước đó của thuyền trưởng Nisbet là sự thật.
Vào năm 1872, Robert O’Flaherty and T.J. Westropp lại là hai người cuối cùng từng nhìn thấy hòn đảo này. Westropp tuyên bố, ông đã từng ghé thăm hòn đảo này được ba lần trước đó và cảm thấy rất cuốn hút đến nỗi đã quay trở lại cùng với gia đình mình để tận mắt chiêm ngưỡng hòn đảo. Gia đình này nói, họ đã nhìn thấy hòn đảo đột ngột xuất hiện giữa biển chỉ để rồi chứng kiến nó biến mất một lần nữa ngay trước mắt mình.
Xem thêm:
Mặc dù vậy, trong những năm về sau, đảo Hy-Brasil dần chìm vào quên lãng. Khi các nỗ lực tìm kiếm hòn đảo này tiếp tục thất bại, các nhà vẽ bản đồ đã bắt đầu loại bỏ nó ra khỏi hầu hết các tấm bản đồ hàng hải. Lần cuối cùng hòn đảo này được vẽ trên bản đồ là vào năm 1865,  nó chỉ có một dòng ghi chú đơn giản là “Tảng đá Brazil”.
Ngày nay, tại vị trí “Tảng đá Brazil” này, nằm ngoài khơi bờ tây Ireland khoảng 193 km, chúng ta có thể nhìn thấy một bãi cát ngầm được biết đến với cái tên “Bờ Nhím” trong khoảng thời gian thủy triều xuống cực thấp. Theo các nhà khoa học, cho đến cuối kỷ Băng Hà gần nhất, bãi đá này có thể một hòn đảo khi mực nước biển thấp hơn hiện nay. Và nếu quả thực đây là hòn đảo Hy-Brasil trong truyền thuyết thì những bí ẩn xung quanh hòn đảo này sẽ còn được truyền thừa trong một khoảng thời gian dài.
Các truyền thuyết và huyền thoại về hòn đảo Hy-Brasil
Có rất nhiều truyền thuyết và huyền thoại xoay quanh hòn đảo Hy-Brasil. Một số cho rằng hòn đảo này là nhà của các vị thần trong sự tích Ireland, số khác lại cho biết, đây là nơi cư ngụ của các giáo sĩ hoặc thầy tu được cho là nắm giữ các tri thức cổ đại giúp họ kiến tạo nên một nền văn minh tiên tiến. Một số người lại cho rằng hành trình nổi tiếng đi tìm “miền đất hứa” của Thánh Brendan có thể chính là đến hòn đảo Hy-Brasil này.

Không chỉ nổi tiếng trong các truyền thuyết cổ xưa, hòn đảo đã trở thành một phần trong các truyền thuyết hiện đại về UFO theo sau “vụ việc nổi tiếng trong khu rừng Rendlesham”, được cho là một vụ chạm trán với UFO.

Một phi thuyền kỳ lạ được cho là đã hạ cánh bên ngoài căn cứ quân đội của Mỹ ở Anh. Trung sĩ Jim Penniston tuyên bố, anh đã chạm vào phi thuyền và tiếp nhận được thông tin từ người ngoài hành tinh gồm 16 trang mã nhị phân qua thần giao cách cảm. Mã này được cho là cung cấp tọa độ của một vài di chỉ cổ đại trên thế giới, một trong số đó là kim tự tháp ở Giza và tọa độ của hòn đảo Hy-Brasil như đã được vẽ bởi các chuyên viên vẽ bản đồ trong thời cổ đại.
Các mã nhị phân cho thấy tọa độ của đảo Hy-Brasil và các khu vực khác. (Ảnh: Tribe light station)
Các mã nhị phân cho thấy tọa độ của đảo Hy-Brasil và các khu vực khác. (Ảnh: Tribe light station)
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả:  Bryan Hilliard, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét