Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

KÝ ỨC CHÓI LỌI 99

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Pháo Binh Việt Nam Và Những Trận Đánh Oai Hùng
PHÁO BINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
(Mong các admin khác và các đồng chí đóng góp thêm ch) bài viết đầy đủ nhất. Ad C.X.Bộ)
Pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng bộ đội Pháo binh 8 chữ "CHÂN ĐỒNG, VAI SẮT, ĐÁNH GIỎI, BẮN TRÚNG " ngày 13 tháng 4 năm 1967.
Ngày 29 tháng 6 năm 1946 được coi là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh, và được coi là ngày truyền thống của bộ đội Pháo binh toàn quân. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh.
Ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Pháo đài Láng đã nổ súng bắn vào thành Hà Nội, yểm trợ cho bộ đội Việt Nam. Ba ngày sau, pháo đài Láng bắn rơi một máy bay trinh sát của Pháp. Đây được coi là chiến công đầu của Pháo binh Việt Nam
Năm 1948, lực lượng pháo binh phát triển tới cấp tiểu đoàn: tiểu đoàn pháo binh 410 (Liên khu 10), tiểu đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên, được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1948.
Năm 1950 pháo binh phát triển tới cấp trung đoàn. Ngày 20 tháng 11 năm 1950 thành lập trung đoàn 675, Trung đoàn pháo cơ giới 45 được thành lập với trang bị gồm 20 khẩu lựu pháo 105 mm và 40 ô tô các loại.
Ngày 31 tháng 7 năm 1949, Cục Pháo binh được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sửa chữa các loại pháo, đạn và mở lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo, do Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng.
Năm 1951, đại đoàn công pháo (công binh-pháo binh) 351 được thành lập, gồm 3 trung đoàn: trung đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45 và trung đoàn công binh 151.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo phản lực và súng cối, gồm: 24 khẩu 105 mm có xe kéo, 16 khẩu cối 120 mm, 30 khẩu sơn pháo 75 mm và ĐKZ, 12 dàn phản lực 102 mm, 36 khẩu cối 82 mm. Ngoài ra còn có 6 tiểu đoàn pháo trong biên chế các đại đoàn bộ binh.
Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh, đến ngày 28 tháng 5 năm 1956 Binh chủng Pháo binh chính thức được thành lập với cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh Pháo binh.
Ngày 16 tháng 9 năm 1954, thành lập 2 đại đoàn pháo 675 và 349.
Ngày 21 tháng 9 năm 1954, thành lập đại đoàn pháo phòng không 367, đến năm 1958 tách khỏi Bộ Tư lệnh Pháo binh để đặt dưới quyền Bộ Tư lệnh Phòng không mới được thành lập.
Ngày 15 tháng 10 năm 1965, thành lập Đoàn pháo binh 69 (còn gọi là Đoàn pháo binh Biên Hòa), thuộc Bộ Tư lệnh Miền (chiến trường B2). Tháng 1 năm 1972, Đoàn pháo binh 69 chuyển thành Sư đoàn pháo binh 75 thuộc Bộ Tư lệnh Miền.
Các đơn vị trực thuộc Binh chủng Pháo binh
- Trường Sĩ quan Pháo binh: nơi đào tạo sĩ quan chỉ huy pháo binh cho toàn quân. Ngày thành lập: 18-2-1957
- Lữ đoàn 45 (2 lần tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Lữ đoàn được thành lập ngày 22 tháng 8 năm 1945. Lữ đoàn có truyền thống “ĐOÀN KẾT-TẤT THẮNG- ĐÁNH GIỎI- BẮN TRÚNG”. Lữ đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu “ĐOÀN PHÁO BINH TẤT THẮNG”. Lữ đoàn được biên chế chủ yếu là pháo 130mm M46, 152mm D20 và pháo tự hành Su 152mm
- Lữ đoàn 204. Lữ đoàn được thành lập ngày 9 tháng 8 năm 1978. Lữ đoàn chủ yếu biên chế các loại Pháo BM như BM21
- Lữ đoàn 490. Lữ đoàn được biên chế tên lửa Scud
- Lữ đoàn 675 (2 lần tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Lữ đoàn được thành lập ngày 20 tháng 11 năm 1950.. Lữ đoàn có truyền thống “ANH DŨNG, SÁNG TẠO, ĐOÀN KẾT HIỆP ĐỒNG, CƠ ĐỘNG GIỎI, ĐÁNH CHẮC THẮNG”. Lữ đoàn được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng danh hiệu “ĐOÀN PHÁO BINH ANH DŨNG”. Lữ đoàn được biên chế chủ yếu là pháo xe kéo 130mm M46, 152mm D20
- Lữ đoàn 96
- Kho 380
- Kho K5
- Tiểu đoàn 371
- Tiểu đoàn 97
- Tiểu đoàn 10 vận tải
Ngoài ra ở các Quân khu, quân đoàn đều có Đơn vị Pháo binh: Lữ đoàn Pháo binh 368 Quân đoàn 1, Lữ đoàn Pháo binh 164 Quân đoàn 2, Lữ đoàn Pháo binh 40 Quân đoàn 3, Lữ đoàn Pháo binh 434 Quân đoàn 4, Trung đoàn Pháo binh 452 KTT bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, trung đoàn pháo binh 16 quân khu 4, trung đoàn pháo binh 368 quân khu 5, Lữ đoàn 6 Pháo binh Quân khu 9, và các trung lữ đoàn pháo binh của các Quân Khu 1, 2, 3, 7 và các đại đội, tiểu đoàn pháo, hỏa lực của các Sư đoàn, trung đoàn và các đơn vị Pháo binh địa phương



 

 

 

 

 

Pháo binh Việt Nam và những trận đánh oai hùng

Kỷ lục Quân sự |

Pháo binh là hỏa lực chủ yếu của lục quân và là hỏa lực mặt đất chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Kế thừa truyền thống, kinh nghiệm của cha ông trong các cuộc kháng chiến và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội Pháo binh Việt Nam đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt nghệ thuật tác chiến tạo ra thế hỏa lực mạnh hơn địch để dành thắng lợi.
"Hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung" - đó chính là chiến thuật pháo binh đơn giản mà hiệu quả bậc nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.
theo Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
 
Lịch sử phát triển của pháo binh

Sức mạnh pháo binh Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, báo Tin tức trân trọng giới thiệu bài viết của Thiếu tướng Nguyễn Văn Côn, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh với nhan đề: “Sức mạnh của pháo binh Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975”.
Đại thắng mùa Xuân 1975, biểu hiện sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là thắng lợi vĩ đại của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thế kỷ XX; đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo với chiến lược tổng hợp và nghệ thuật quân sự tài tình của Đảng ta; biểu hiện sức mạnh vô song của các lực lượng, quân, binh chủng tham gia chiến dịch, trong đó có sức mạnh lực lượng pháo binh. Sức mạnh chiến đấu pháo binh là tổng thể các nhân tố tinh thần và vật chất quyết định đến trạng thái, khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu (tác chiến) của các đơn vị pháo binh; bộ phận của sức mạnh quân sự.

Sức mạnh chiến đấu pháo binh được xác định bởi các yếu tố: chất lượng chính trị, trạng thái tinh thần; trình độ huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của bộ đội pháo binh; số lượng, chất lượng vũ khí, phương tiện kỹ thuật pháo binh và các trang bị khí tài khác; trình độ khoa học kỹ thuật và nghệ thuật quân sự; trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chỉ huy pháo binh. Sức mạnh của lực lượng pháo binh thể hiện qua các đòn hỏa lực. Pháo binh dùng hỏa lực để sát thương, tiêu diệt sinh lực địch, phá hủy các phương tiện chiến tranh của địch, vừa chi viện cho các lực lượng chiến đấu, vừa trực tiếp chiến đấu.
Trận địa pháo của địch ở Buôn Ma Thuột bị pháo binh quân giải phóng đánh tan. Ảnh tư liệu

Trong tác chiến, hỏa lực luôn luôn là một trong những yếu tố cơ bản để giành thắng lợi. Sức mạnh hỏa lực trong một trận đánh, một chiến dịch là tổng hợp hỏa lực của tất cả các loại vũ khí trang bị của các thành phần, lực lượng tham gia chiến đấu; trong đó hỏa lực của pháo binh được xác định là hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta và hỏa lực chủ yếu của lục quân.

Sức mạnh của pháo binh Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975 thể hiện rõ nét qua từng chiến dịch, trận đánh cụ thể. Trong đó, thể hiện tập trung, rõ nét nhất là các chiến dịch chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Trị - Thiên - Huế, Chiến dịch Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh; chiến dịch trước tạo điều kiện cho chiến dịch sau, chiến dịch sau phát huy thắng lợi của chiến dịch trước, giành thắng lợi dồn dập ngày càng lớn đi đến thắng lợi cuối cùng.

Chiến dịch tiến công Tây Nguyên tháng 3/1975, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta; chiến dịch mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc, tạo thời cơ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi của chiến dịch là thắng lợi tạo sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, trong đó có pháo binh. Trận then chốt mở đầu Chiến dịch Tây Nguyên là trận tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã huy động tới 5 trung đoàn cùng với 2 tiểu đoàn pháo binh gồm: 87 khẩu pháo xe kéo, 213 khẩu pháo mang vác các loại tham gia trận đánh, so sánh với địch, pháo binh xe kéo của ta gấp 1,5 lần pháo binh xe kéo địch.

Với ưu thế vượt trội về lực lượng, lại được chuẩn bị chu đáo về thế trận và cách đánh, khi đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột đợt 2 chiến dịch với hỏa lực chuẩn bị của pháo binh bắn gần 5.000 viên đạn pháo cỡ lớn kéo dài 120 phút dồn dập, mãnh liệt vào các mục tiêu như: Sở Chỉ huy Sư đoàn 23, Sở Chỉ huy tiểu khu Đắk Lắk, căn cứ liên hiệp quân sự và bảy trận địa pháo binh địch. Bắn trúng mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu, diệt nhiều địch, gây cháy nổ làm tê liệt hoàn toàn các trận địa pháo binh địch, tạo ra đòn hỏa lực áp đảo chi viện kịp thời cho bộ binh, xe tăng đánh chiếm các tiểu khu, khu hành chính, khu thiết giáp trong thị xã, nhanh chóng làm chủ Buôn Ma Thuột.

Sau khi giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, ta đã kịp thời cơ động pháo binh sang phía đông để chi viện đánh địch ứng cứu giải toả, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã huy động tới 54 khẩu pháo xe kéo cho trận then chốt thứ 2 ở Phước An, đập tan cuộc phản kích của địch, xoá sổ Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn, giải phóng hầu hết tỉnh Đắk Lắk, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên; buộc địch phải rút chạy khỏi Tây Nguyên.

Để kịp thời chi viện cho các lực lượng cơ động chiến dịch tiến công tiêu diệt địch rút chạy theo đường 7 qua Cheo Reo về đồng bằng. Các lực lượng pháo binh ta rót đạn vào các mục tiêu trong thị xã Cheo Reo chặn đứng cuộc rút lui của địch, làm cho địch hoang mang rối loạn, hỏa lực của các lực lượng pháo binh cùng với hỏa lực khác đã tiêu diệt các ổ đề kháng địch, chi viện đắc lực và hiệu quả cho bộ binh liên tiếp đánh chiếm những trại lính, ty cảnh sát, tiểu khu quân sự một cách thuận lợi; làm chủ Cheo Reo, giải phóng hoàn toàn các tỉnh Tây Nguyên.

Đòn điểm trúng huyệt ở Buôn Ma Thuột và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên làm cho địch hoang mang cao độ; buộc địch phải vội vàng rút chạy khỏi Quảng Trị để tập trung quân, cố thủ phòng tuyến Huế - Đà Nẵng. Thế và thời cơ đã đến, ta quyết định mở chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng. Chiến dịch Trị - Thiên - Huế, Chiến dịch Đà Nẵng phát triển từ hai chiến dịch tiến công Xuân - Hè của Quân khu Trị - Thiên, Quân đoàn 2 và Quân khu V, kết thúc nhanh chóng, thắng lợi oanh liệt.

Trong hai Chiến dịch Trị - Thiên - Huế, Đà Nẵng, các lực lượng pháo binh có bước tiến rất nhanh về trình độ tổ chức chỉ huy tác chiến hiệp đồng quy mô lớn, đặc biệt là tổ chức chỉ huy bắn chi viện cho bộ binh, xe tăng tiến công địch trong hành tiến, góp phần thúc đẩy quá trình hoang mang, tan rã của địch, ngăn chặn không cho chúng co cụm và rút chạy; cùng những đơn vị khác đánh chiếm các thị xã, thành phố lớn. Đó là thành công về nghệ thuật tác chiến pháo binh trong chiến dịch trên từng hướng tiến công, trong mỗi trận đánh, số đạn tiêu thụ không nhiều, nhưng hiệu quả chiến đấu cao và phát huy được sức mạnh hỏa lực pháo binh trong việc hoàn thành các nhiệm vụ của chiến dịch.

Trong chiến dịch này lực lượng pháo binh tham gia với bốn trung đoàn pháo xe kéo và 284 khẩu pháo mang vác trong biên chế của các trung (tiểu) đoàn thuộc Quân đoàn 2, Quân khu V, kết hợp với pháo binh Quân khu Trị - Thiên để tạo sức mạnh hỏa lực pháo binh trên các hướng. Sử dụng hai đại đội pháo 130 của Lữ pháo binh 164, Quân đoàn 2 bố trí ở Mũi Trâu đánh phá có hiệu quả vào sân bay, kho tàng, sở chỉ huy, bến cảng địch. Đến ngày 25/3/1975, ta làm chủ Huế và Đà Nẵng sau đó 4 ngày (29/3) giải phóng hoàn toàn miền Trung Trung Bộ, phá vỡ âm mưu co cụm chiến lược của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho đòn chiến lược cuối cùng.

Đội pháo binh của bộ đội địa phương miền Nam. Ảnh tư liệu

Để chi viện cho chiến dịch đánh địch rút chạy ở khu liên hợp quân sự Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã sử dụng pháo 130mm, pháo Đ74 bắn phá sân bay và bến cảng Đà Nẵng. Sân bay Đà Nẵng trúng đạn, kho bom nổ, đường băng hỏng; sân bay hoàn toàn bị tê liệt ngừng hoạt động. Chỉ huy và giặc lái của địch, số bị chết, số bị thương, lực lượng còn lại nhốn nháo, hoảng loạn; ngay sau đó ta tập trung bắn vào cảng Đà Nẵng và bãi biển Mỹ Khê. Một số tàu đổ bộ của địch bị trúng đạn pháo bốc cháy, tạo điều kiện cho các cánh quân của ta đột nhập vào thành phố. Đến 15 giờ cùng ngày quân ta đã làm chủ hoàn toàn thành phố Đà Nẵng. Trong chiến dịch này, pháo binh đã tiêu diệt và làm bị thương 2.237 tên địch; phá hủy 117 khẩu pháo, cối; 141 xe các loại bao gồm xe tăng, xe bọc thép và xe hơi; 30 kho tàng. Thu hồi 316 khẩu pháo địch, 19.075 viên đạn pháo, 100 xe hơi và nhiều phương tiện chiến tranh khác.

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp đánh giá thắng lợi sau một tháng chiến đấu, quyết định đẩy mạnh cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975, không thể chậm.

Theo lệnh điều động của Bộ, các trung, lữ đoàn pháo binh chủ lực thuộc lực lượng dự bị chiến lược của Bộ và pháo binh Quân đoàn 1, 2, 3 "thần tốc" tiến về Sài Gòn - Gia Định. Sau khi mất Tây Nguyên và Trung Bộ, lực lượng còn lại của địch đều dồn về đây. Tính đến ngày 20/4/1975, lực lượng pháo binh địch ở xung quanh Sài Gòn có 125 khu vực trận địa, 512 khẩu pháo. Hướng bắc Sài Gòn địch bố trí 20 trận địa (88 khẩu), hướng tây bắc có 18 trận địa (92 khẩu), hướng đông và đông nam có 51 trận địa (168 khẩu), hướng tây và tây nam có 29 trận địa (115 khẩu), vùng ven thành phố có 7 trận địa (49 khẩu).

Lực lượng pháo binh ta có 55 tiểu đoàn pháo binh với 20 trung (lữ) đoàn và 8 tiểu đoàn pháo độc lập; tổ chức thành 30 cụm pháo binh gồm: 3 cụm pháo binh chiến dịch, 6 cụm pháo binh quân đoàn, 12 cụm pháo binh sư đoàn, 9 cụm pháo binh trung đoàn, cùng với pháo binh của các lực lượng hải quân, bộ đội địa phương, dân quân du kích... được bố trí liên hoàn chặt chẽ trên cả năm hướng tiến công. Pháo binh của Bộ cùng với lực lượng pháo binh của ba thứ quân tạo ra hỏa lực pháo binh mạnh mẽ chi viện hiệu quả cho binh chủng hợp thành tập trung vào các mục tiêu, sân bay địch (Tân Sơn Nhất, Biên Hoà), khu Nước Trong, Trảng Bom, Bến Lức, Phước Mỹ, Trảng Bàng... tạo điều kiện cho các cánh quân nhanh chóng làm chủ thế trận, tiến công địch. Các lực lượng pháo binh ta không những giỏi trong đánh hiệp đồng quân binh chủng, mà còn phát huy tốt sức mạnh hỏa lực trong đánh độc lập. Trong chiến dịch này, các lực lượng pháo binh đã diệt và làm bị thương 1.565 tên, bắt sống 7.650 tên, phá hủy 7 máy bay, 218 khẩu pháo các loại, 67 xe, bắn cháy, bắn chìm 21 tàu xuồng, cháy nổ 60 kho.

Ngày 14/4, đoàn pháo binh Biên Hòa đã sử dụng pháo 130mm cơ động thần tốc cùng với binh chủng hợp thành để tham gia chiến dịch. Đúng 17 giờ cùng ngày, pháo binh ta bất ngờ bắn loạt đầu tiên vào sân bay Biên Hoà và ngay loạt đạn đầu đã trúng mục tiêu, quân địch rối loạn, hoảng loạn. Địch đã sử dụng máy bay ném bom và phản pháo vào đội hình chiến đấu của ta, nhưng bộ đội pháo binh vẫn kiên trì bám trận địa đánh liên tục cả ngày lẫn đêm, vận dụng phương pháp bắn, phù hợp, linh hoạt có lúc chỉ sử dụng đơn pháo; có khi sử dụng đến trung đội, đại đội để bắn máy bay địch chuẩn bị xuất kích. Kết quả là sau 12 ngày đêm chiến đấu ròng rã trong điều kiện ác liệt với 326 viên đạn, pháo binh ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khóa chặt sân bay chiến lược Biên Hoà, bắn hỏng, bắn cháy một số máy bay địch, đặc biệt bắn trúng kho bom gây cháy nổ tạo nên những đám cháy lớn và những tiếng nổ dữ dội, làm tê liệt toàn bộ sân bay Biên Hòa trong suốt nhiều giờ liền, không cho máy bay địch cất cánh chi viện cho Xuân Lộc; phần lớn lực lượng địch bị tiêu diệt, số còn lại hoảng loạn lên máy bay tháo chạy về Tân Sơn Nhất.

Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất trong Chiến dịch Hồ Chí Minh chiều ngày 27/4, ta đã sử dụng pháo ĐKB bắn phá dữ dội vào sân bay. Đến rạng sáng ngày 29/4, ta lại dùng pháo 130mm thuộc Lữ đoàn 164 bắn cấp tập vào sân bay, có lúc bắn gấp, có lúc bắn giám thị cả ngày và đêm 29 với khoảng 120 viên đạn, làm cho sân bay Tân Sơn Nhất bị tê liệt hoàn toàn. Tiếng pháo nổ ở sân bay Tân Sơn Nhất đã làm rung chuyển cả đường phố Sài Gòn và gây rối loạn ở Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa... tạo điều kiện cho các binh đoàn thọc sâu nâng cao tốc độ tiến công nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu đã được xác định trong nội đô.

Trong Chiến dịch Xuân Lộc, ngoài lực lượng pháo binh của Miền chi viện, còn tăng cường một trung đoàn với 12 khẩu pháo lựu 122mm và 4 khẩu pháo nòng dài 130mm, kết hợp với pháo binh của quân đoàn, pháo binh của lực lượng vũ trang địa phương đứng chân trên địa bàn. Đúng 5 giờ 40 ngày 9/4, cụm pháo binh chiến dịch và cụm pháo binh Quân đoàn 4 bất ngờ đồng loạt phát hỏa bắn dồn dập, mãnh liệt vào các mục tiêu bên trong và ngoài thị xã mở màn chiến dịch. Ngay loạt đạn đầu đã bắn trúng và phá tan cụm ăngten của địch ở khu trung tâm thị xã. Lực lượng pháo bắn thẳng đã bẻ gãy cột ăngten trên núi Thị, cắt đứt toàn bộ hệ thống chỉ huy liên lạc của địch, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch ở Xuân Lộc. Tiểu đoàn 19 pháo lựu 122 đã sử dụng 8 khẩu bắn chính xác vào căn cứ địch, không có viên đạn nào rơi ngoài hàng rào. 4 khẩu cối 120 ly của Tiểu đoàn 22 đã bắn vào điểm tựa và trận địa pháo địch cũng rất chính xác. Sau 1 giờ hỏa lực bắn chuẩn bị chính xác, mãnh liệt của pháo binh ta vào các mục tiêu của địch trong căn cứ Xuân Lộc, chỉ huy của địch bị rối loạn và tê liệt.

Tính đến ngày 18/4, ta đã tập kích tiêu diệt toàn bộ Chiến đoàn 52 ngụy ở ngã ba Dầu Giây; đẩy lùi được cuộc phản kích của Lữ đoàn thiết giáp 3, Chiến đoàn 8 ngụy tại Hưng Nghĩa và điểm cao 122. Ngày 18/4, ta làm chủ được Xuân Lộc. Sau 13 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 21/4, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh đã hoàn toàn được giải phóng. Kết quả, ta đã đánh thiệt hại 3 chiến đoàn bộ binh, 2 chi đoàn xe tăng, một số đơn vị pháo binh... thu 16 pháo lựu 105 ly và 155 ly; 100.000 viên đạn các loại, phá hủy 16 ôtô, 42 xe tăng xe bọc thép. "Cánh cửa thép" Xuân Lộc ở cửa ngõ Sài Gòn bị phá toang đã làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở xung quanh Sài Gòn, khiến tinh thần chiến đấu của quân ngụy bị suy sụp, tạo ra thế và thời cơ mới cho hướng tiến công vào Sài Gòn.

Trận đánh vào trung tâm sở chỉ huy của cơ quan Bộ Tổng tham mưu chế độ Sài Gòn ngày 30/4 của Lữ đoàn 45 pháo binh thuộc Quân đoàn 1 đã chứng minh sức mạnh to lớn của hỏa lực pháo binh ta. Đúng 10 giờ ngày 30/4/1975, toàn bộ đại đội pháo 130mm thuộc Lữ đoàn 45 (Quân đoàn 1) đã tiến hành bắn cấp tập vào trung tâm Sở Chỉ huy của cơ quan Bộ Tổng tham mưu chế độ Sài Gòn. Chỉ với 43 phát đạn pháo Sở Chỉ huy của cơ quan Bộ Tổng tham mưu địch đã hoàn toàn bị chế áp, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh, xe tăng ta thừa thắng xung phong đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu bên trong. 11 giờ 30 phút ngày 30/4, lá cờ bách chiến, bách thắng của ta tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của quân và dân ta.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đánh dấu bước phát triển cao nhất của pháo binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong các chiến dịch của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đã khéo léo vận dụng, kết hợp những nguyên tắc sử dụng lực lượng và tác chiến của pháo binh; đã kết hợp tốt ba yếu tố: thời cơ, thế trận, lực lượng, tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm tốt công tác chuẩn bị, thiết bị chiến trường và tích cực lấy pháo, đạn địch trang bị cho mình để giành ưu thế sức mạnh hỏa lực.

Đánh đúng thời cơ là thành công nổi bật của pháo binh trong các chiến dịch quy mô lớn, vừa xen kẽ vừa kế tiếp nhau trong suốt quá trình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Đánh đúng thời cơ, chỉ với lực lượng nhỏ pháo binh đã tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao. Nhờ đánh đúng thời cơ, hai khẩu pháo 130mm của Trung đoàn 16 đã ngăn chặn được hàng vạn quân địch ở cảng Tân Mỹ và Thuận An (Huế). 7 khẩu pháo của Lữ đoàn 164 làm tê liệt sân bay góp phần chặn đứng cuộc rút chạy và làm tan rã hàng chục vạn tên địch ở Đà Nẵng. 3 khẩu pháo của Đại đội 26, Tiểu đoàn 21, Đoàn 75 đã "khóa chặt" sân bay Biên Hoà, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị cơ động lực lượng, triển khai thế trận đánh chiếm thành phố Sài Gòn.

Phát huy cao nhất khả năng cơ động và sức mạnh hỏa lực, pháo binh đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu ngày càng lớn, khẩn trương trong những chiến dịch quy mô lớn, diễn ra trên không gian rộng, thời gian dài, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và thành phố. Từ chi viện cho các binh đoàn diệt phá tuyến phòng thủ vững chắc của địch, đến chi viện tiến công trong hành tiến; từ tổ chức chỉ huy một vài cụm pháo chi viện một quân đoàn tiến công trên một hướng, đến tổ chức chỉ huy cùng lúc hàng chục cụm pháo binh các cấp, chi viện nhiều quân đoàn tiến công trên nhiều hướng, pháo binh đã góp phần tích cực cùng các đơn vị tiêu diệt và làm tan rã những tập đoàn lớn quân địch; hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, giành thắng lợi trọn vẹn cho các chiến dịch.

Có thể nói, các chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 thể hiện sức mạnh vô song của nhiều thành phần lực lượng, quân, binh chủng tham gia chiến dịch, trong đó có sức mạnh của lực lượng pháo binh Việt Nam. Muốn đạt được sức mạnh đó đòi hỏi phải tập trung được lực lượng trong từng chiến dịch, từng trận đánh cụ thể, đặc biệt là trong các trận then chốt, then chốt quyết định. Đồng thời sử dụng các kiểu bắn, lựa chọn những phương pháp bắn trong từng chiến dịch, trận chiến đấu cụ thể một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế, từng loại mục tiêu và địa hình nơi diễn ra chiến dịch để phát huy tối đa hỏa lực của pháo binh; vì vậy đã tạo ra hỏa lực áp đảo quân địch trong những trận đánh then chốt, thời điểm quyết định của chiến dịch.

Với cách đánh truyền thống "độc lập tập kích hỏa lực" và "hiệp đồng quân binh chủng" pháo binh ba thứ quân đã chi viện cho binh chủng hợp thành đánh địch với nhiều hình thức phong phú: từ đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, đến tiến công địch trong hành tiến, thọc sâu, vu hồi, bao vây chia cắt quân địch; pháo binh ta còn "độc lập" tổ chức ra nhiều trận tập kích hỏa lực mãnh liệt mang tính nghệ thuật cao góp phần tăng nhịp độ tiến công liên tục của chiến dịch, xứng đáng với vai trò là hỏa lực chủ yếu của lục quân cũng như hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta.

Trong tương lai, nếu chiến tranh xảy ra, lực lượng pháo binh Việt Nam vẫn giữ một vị trí rất quan trọng và không thể thiếu trong các chiến dịch và trận chiến đấu. Hỏa lực pháo binh vẫn là một trong những hỏa lực mạnh mẽ nhất; là hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội ta; là hỏa lực chủ yếu của lục quân.

Từ thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, pháo binh Việt Nam đã phát huy tốt truyền thống vẻ vang "chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" tạo đà để thực hiện tốt các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Sức mạnh của pháo binh Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là tiền đề quan trọng để lực lượng pháo binh Việt Nam ngày nay tiếp tục phát huy trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Hiện nay, về chủng loại cơ bản vẫn như đã có, song xu thế chung phải từng bước đi sâu nghiên cứu, chế tạo, cải tiến để tăng tầm bắn và sức công phá lớn của đạn pháo, coi trọng hệ thống chỉ huy pháo binh để bắn nhanh, chính xác tạo ra uy lực mạnh mẽ.

Nhắc lại tinh thần truyền thống vẻ vang của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, những thế hệ cán bộ, chiến sĩ pháo binh hôm nay luôn tự hào về những vinh quang đó. Đó cũng là niềm cổ vũ động viên, khích lệ và tiếp thêm sức mạnh, ý chí, nghị lực cho mỗi cán bộ, chiến sĩ pháo binh hôm nay tiếp bước nhiệm vụ của thế hệ cha ông đi trước vững bước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TTXVN/Tin tức

Pháo binh Việt Nam vượt quân đội Mỹ

Mới đây trang Global Firepower đã công bố bảng thống kê sức mạnh pháo binh của các nước trên thế giới và khá ngạc nhiên khi Việt Nam đang là một trong những quốc gia dẫn đầu danh sách này.
Pháo nòng dài M46 cỡ 130 mm của Việt Nam
Pháo nòng dài M46 cỡ 130 mm của Việt Nam

Với 2.200 khẩu pháo xe kéo các loại đang có trong biên chế, Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 8 trên thế giới, thứ 6 châu Á và dẫn đầu Đông Nam Á.  Trong đó, các quốc gia xếp trên Việt Nam có thứ tự là: Ấn Độ: 7.414 khẩu, Trung Quốc: 6.246 khẩu, Hàn Quốc: 5.374 khẩu, Nga: 4.625 khẩu, Triều Tiên: 4.300 khẩu, Pakistan: 3.278 khẩu và Ai Cập: 2.360 khẩu.

Đặc biệt, theo danh sách này, cường quốc quân sự số 1 thế giới hiện nay, Quân đội Mỹ chỉ duy trì 1.299 khẩu pháo xe kéo và xếp hạng 12 thế giới.
Có thể lý giải điều này bởi vì khoa học quân sự ngày càng phát triển, các cường quốc đã dần dần chuyển bớt vai trò của pháo binh sang không quân và các tên lửa chiến thuật có tính cơ động cao, sức công phá mạnh và đa năng trong nhiều trường hợp, do đó số lượng pháo xe kéo giảm dần, chỉ còn những trọng pháo hỏa lực mạnh yểm trợ cho bộ binh như M777.

Đối với Việt Nam, trải qua một thời kỳ dài chiến tranh gian khổ cùng với những chiến lợi phẩm thu được, lượng pháo xe kéo đã được tích góp tới một con số khổng lồ, tuy nhiên để phù hợp hơn với chiến tranh hiện đại, Quân đội Nhân dân Việt Nam cần thiết phải tập trung đầu tư hơn nữa về chất lượng để có thể ứng phó được những những vũ khí công nghệ cao.
Hiện nay, trong các loại pháo của Pháo binh Việt Nam, uy lực nhất là khẩu M46 cỡ nòng 130mm. Đây là loại pháo nòng dài bắn xa đến 27km và bắn rất nhanh, tốc độ trung bình 8 phát/phút. Pháo bắn được nhiều loại đạn: đạn phá mảnh, đạn xuyên giáp, đạn khói, đạn chiếu sáng, đạn hóa học…
Xếp sau pháo 130mm là các khẩu 152mm và 122mm. Trong 2 cỡ nòng này, quân đội Việt Nam có cả pháo xe kéo và pháo tự hành. Loại pháo xe kéo có D-20 152mm và D-30 122mm. Loại pháo tự hành 152mm gọi là 2S3 còn loại 122mm có tên là 2S1.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn sử dụng hoặc niêm cất bảo quản nhiều chủng loại mà thế giới đã cho nghỉ hưu từ lâu, ví dụ như pháo chống tăng ZIS-2 cỡ 57 mm hay pháo mặt đất ZIS-3 cỡ 76,2 mm...
Với số lượng khổng lồ, Pháo binh trong chiến thuật của quân đội ta là lực lượng chi viện hỏa lực chính của chiến trường. Pháo bắn mở đầu trận tiến công cứ điểm địch, pháo chế áp trận địa pháo địch, pháo bắn chi viện bộ binh trong phòng ngự…
Ngoài ra, trang Global Firepower còn thống kê cả số lượng pháo tự hành (SPG) và pháo phản lực phóng loạt (MLRS). Với 2 loại pháo này, Việt Nam vẫn giữ vững ngôi vị số 1 châu Á với 1.100 hệ thống pháo phản lực phóng loạt và 524 khẩu pháo tự hành.
Theo Global Firepower/Petrotimes


Xu hướng phát triển pháo binh hiện đại

M2A1 sức mạnh chủ lực pháo binh Việt Nam

Dù đã trải qua 2 cuộc kháng chiến nhưng đến nay, lựu pháo M2A1 105mm vẫn là lực lượng chủ lực trong pháo binh Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Trong lịch sử pháo binh thế giới hiếm có loại pháo nào có được lịch sử tham chiến dày dạn như lựu pháo M2A1. Loại pháo này ra đời từ năm 1920, cải tiến trong những năm 1930 và được sản xuất hàng loạt ngay trước chiến tranh thế giới.
Lựu pháo M2A1 được xếp vào loại vũ khí hạng nặng cấp tiểu đoàn dã chiến, được quân đội Mỹ sử dụng trong toàn bộ thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, M2A1 tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Triều Tiên...
Pháo M2A1 105mm trong Quân đội Việt Nam.
Lựu pháo M2A1 được thiết kế với càng pháo có thể xếp, mở, thiết bị chống giật khí thủy lực, khóa nòng trượt theo phương ngang. Hai càng pháo có tác dụng để tăng độ ổn định cho pháo và để kéo pháo đi khi hành quân. M2A1 nặng khoảng 2,26 tấn, dài 5,94m, trang bị nòng pháo cỡ 105mm cho tầm bắn 11,2km.
Lịch sử tham chiến của M2A1 ở Việt Nam là một trường hợp hết sức đặc biệt khi nó được sử dụng từ rất sớm và ở cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong kháng chiến chống Pháp, trước khi diễn ra trận Điện Biên Phủ, Việt Nam đã thành lập Trung đoàn pháo binh 45 với khoảng 20 khẩu lựu pháo 105mm do Trung Quốc viện trợ cùng 4 khẩu chiếm được của quân Pháp.
Số pháo được viện trợ chính là M2A1 do Mỹ viện trợ cho Trung Hoa Quốc dân đảng, sau đó được Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa thu giữ. Quân Pháp tại Điện Biên Phủ trang bị 24 khẩu M2A1 105mm, 4 khẩu M114 155mm, 28 khẩu cối 120mm.
Theo một số tài liệu, trong trận chiến ở Điện Biên Phủ, quân Pháp đã bắn hết hơn 110.000 đạn pháo cỡ 105mm trở lại. Trong khi đó, quân ta chỉ bắn hết khoảng 20.000 quả pháo 105mm.
Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, lựu pháo M2A1 vẫn đóng vai trò là loại pháo chủ lực cấp chiến dịch của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo cuốn Lịch sử pháo binh Quân đội Nhân dân Việt Nam (1945-1975), tính đến tháng 2/1975, lực lượng pháo binh của Quân đội Việt Nam có tổng cộng 34 trung đoàn, lữ đoàn và 17 tiểu đoàn pháo binh chủ lực với loại lựu pháo 105mm là phổ biến.
Việt Nam nâng cấp pháo M2A1 105mm.
Ngay trong các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Trị-Thiên, chiến dịch Hồ Chí Minh, ta đã chủ trương dùng vũ khí địch để đánh địch và đạt hiệu quả chiến đấu cao, trong đó nhiều nhất là lựu pháo M2A1.
Sau khi giành thắng lợi, cùng với số đã có từ trước, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục thu được nhiều lựu pháo M2A1 và nhanh chóng biến nó thành loại pháo chủ lực cấp chiến dịch.
Dù vẫn hoạt động trong chiến tranh hiện đại, tuy nhiên do đã ra đời từ hàng chục năm trước đó nên lựu pháo M2A1 cần được cải tiến và nâng cấp. Trước tình hình đó, năm 2012, các cán bộ nhà máy Z133 đã tiến hành nghiên cứu cải tiến thành công cụm máy ngắm hướng M21A1.
Quá trình thiết kế gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống đo lường của máy ngắm M21A1 sử dụng đơn vị theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn của Anh, tất cả các mối lắp ghép của cụm máy ngắm cũng sử dụng ren hệ Anh.
Để thuận lợi cho sử dụng, các kỹ sư của Z133 thực hiện theo hướng chuyển toàn bộ các lắp ghép ren, các lắp ghép vòng sang tiêu chuẩn thông dụng, và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đến nay, Nhà máy Z133 đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chế tạo máy ngắm hướng từ khâu tạo phôi đến gia công các chi tiết, cụm chi tiết; tổng lắp, hiệu chỉnh trên pháo…
Sản phẩm máy ngắm hướng cải tiến (ký hiệu M21A1CT) đã được chế tạo, thử nghiệm thành công và đã được sản xuất để đồng bộ cho các lô pháo 105mm sửa chữa lớn tại Nhà máy Z133, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, trang bị.
Clip Việt Nam bắn thử pháo M2A1 105mm
Tuấn Vũ

Khám phá bộ ba “mắt thần” của pháo binh Việt Nam


Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Để pháp huy tốt hỏa lực của pháo binh trong tác chiến, thì việc xác định các tọa độ và thiết lập trận địa chiến đấu đóng vai trò rất quan trọng. Do đó các đơn vị kỹ thuật của binh chủng pháo binh hiện nay đang tập trung huấn luyện khai thác tốt các loại khí tài đặc chủng về trinh sát, thông tin liên lạc và tác chiến điện tử. Bộ ba khí tài này được xem như là các “mắt thần” của pháo binh trong tác chiến kiểu mới trong chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Tiểu đoàn kỹ thuật 97 thuộc binh chủng pháo binh, là một trong những đơn vị của binh chủng được trang bị cả bộ ba khí tài này. Trong đó đóng vai trò trung tâm là xe đo đạc tọa độ UAZ-452T phương tiện trinh sát chính của các đơn vị pháo binh. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
UAZ-452T có nhiệm vụ thiết lập tọa độ, xác định cự ly các trang bị phương tiện, mục tiêu và vật chuẩn trong đội hình chiến đấu của trận địa pháo binh. Trong tác chiến kíp xe đo đạc sẽ sử dụng các thiết bị la bàn đo góc, đo xa để trinh sát đường hành quân và vẽ bản đồ trận địa trên nhiều địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Nếu UAZ-452T đóng vai trò quan trọng trong trinh sát trận địa, thì nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa trận địa pháo và trung tâm chỉ huy lại thuộc về xe Visat thông tin cơ động. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Các xe thông tin Visat có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong các tình huống chỉ huy, điều hành tác chiến độc lập và hợp luyện pháo binh bằng các khí tài thông tin vô tuyến điện sóng ngắn và sóng cực ngắn. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Trong ảnh là chảo thu nhận tín hiệu vô tuyến vệ tinh của xe thông tin Visats của Tiểu đoàn 97 thuộc binh chủng pháo binh. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Là đơn vị đặc thù của binh chủng pháo binh, nên tiểu đoàn 97 còn được trang bị cả hệ thống radar trinh sát mặt đất hổ trợ trong trinh sát và tác chiến điện tử. Đây là một trong những khí tài quan trọng trong việc giúp các đơn vị pháo binh có thể tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Do đó, để vận hành loại khí tài đặc biệt này tiểu đoàn 97 thường xuyên thực hiện công tác tập huấn bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bộ đôi trong vận hành các loại khí tài đặc chủng mới được trang bị. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Hình ảnh bên trong thiết bị hiển thị và điều chỉnh hệ thống radar trinh sát của binh chủng pháo binh, hệ thống này giúp kíp chiến đấu có thể xác định và định vị nhiều loại mục tiêu khác nhau trên chiến trường trong phạm vi tối đa từ 5-6km đổ xuống hoặc tối thiểu là từ vài trăm mét. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Để vận hành loại khí tài này người chiến sĩ phải thực sự am hiểu về cách thức hoạt động của hệ thống radar cũng như các thông số mà nó hiển thị, để có thể đưa ra được đánh giá chính xác nhất. Nguồn ảnh: QPVN.
Kham pha bo ba �Smat than� cua phao binh Viet Nam
Mặc dù ba khí tài trên không thực sự quá đặc biệt nhưng đây cũng là sự thay đổi đáng kể của binh chủng pháo binh trong việc hiện đại hóa trang bị, nhằm giúp binh chủng hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong tình hình mới. Nguồn ảnh: QPVN.
VietBao.vn (Theo_Kiến Thức >>>)
 
Hãy Xem Pháo Binh Việt Nam Vùi Dập Kẻ Thù Không Thương Tiếc Không Thể Tin Nổi
 
 
Hãy xem pháo binh Việt Nam đuổi Tàu Khựa cút khỏi biên giới phía Bắc 1979 như thế nào?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét