CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 244

(D8C sưu tầm trên NET)
 
Những chuyện chưa kể về lực lượng tình báo quân sự Việt Nam

Đại chiến Thế giới I và cuộc chiến tình báo tổng lực

Dương Thắng |


Đại chiến Thế giới I và cuộc chiến tình báo tổng lực
Một trung tâm theo dõi và bắt sóng điện radio của cơ quan tình báo Pháp trong Thế chiến thứ nhất.

Đại chiến Thế giới lần thứ I đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho các hoạt động tình báo. Đối đầu, xung đột leo thang và mở rộng ra theo mọi hướng, khái niệm “chiến tranh” không chỉ bó hẹp trong các trận đánh, mà có thể là một cuộc chiến tranh kinh tế, chiến tranh tâm lý, chiến tranh mật mã và giải mã – hay một cuộc chiến tranh tổng lực.

99 năm kết thúc cuộc Đại chiến Thế giới lần nhất: Những hình ảnh bi thảm "Đại chiến thế giới lần 0" hay giải mã sự sụp đổ các nền văn minh thời Đồ Đồng Richard Sorge - Nhà tình báo vĩ đại nhất trong Đại chiến thế giới lần thứ hai
Lần đầu tiên các kỹ thuật tình báo hiện đại đã được đưa vào sử dụng: kỹ thuật xây dựng mạng lưới điệp viên, kỹ thuật chiến tranh tâm lý với việc tung tin giả và tạo xáo trộn trong xã hội, kỹ thuật xây dựng mật mã và phá giải mật mã…
Khai sinh “chiến tranh tâm lý”
Trước năm 1914, hoạt động tình báo là lĩnh vực ít được chú ý đến, tuy nhiên sau khi Đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc (năm 1918), hầu như không có nước nào có thể phớt lờ hay không quan tâm đến nó. Đại chiến thế giới lần thứ nhất đã khai sinh ra dạng chiến tranh tâm lý. Người dân đã trở thành một mục tiêu được hướng tới, trên bình diện đạo đức và kinh tế, trong các chiến dịch quân sự.
Người Đức tìm cách hỗ trợ phong trào ly khai Bắc Ai-len hay những người dân tộc chủ nghĩa xứ Flamand. Quân Đồng minh thì khuấy động sự phản kháng của các dân tộc thiểu số ở Đức, Áo-Hung hay đế quốc Ottoman.
Tháng 6-1916 , viên phi công Pháp Anselma Marchal đã mạo hiểm thực hiện chuyến bay đêm vượt 660km để thả hàng vạn tờ truyền đơn trên bầu trời Berlin nhằm tác động vào tâm lý người dân Đức.
Mục tiêu chính trong cuộc chiến tranh tâm lý đối với người Anh lại là nước Mỹ. Năm 1915, các cơ quan tình báo Anh đã tung ra bộ hồ sơ Bryce, được dịch ra và tuyên truyền rộng rãi trong hơn 30 ngôn ngữ, mục đích: tố cáo những hành động hung bạo của Đức trong chiến dịch quân sự ở Bỉ. Bản báo cáo đã tạo ra những hiệu quả mạnh mẽ.
Tình báo Anh cũng khai thác tối đa tấm thảm kịch của tàu chở khách Lusitania, bị tấn công và đánh chìm bởi thủy lôi của tàu ngầm Đức. 1.200 nạn nhân trong đó có 128 người Mỹ. Dưới tác động của cuộc chiến tranh tâm lý này, nước Mỹ từ chỗ đứng trung lập lúc ban đầu đã quyết định tham gia khối Đồng minh chống lại Đức.
Mạng lưới tình báo phát triển mạnh
Những hoạt động tình báo đã tăng tốc ngay từ những ngày đầu của cuộc xung đột. Theo thống kê của Cơ quan tình báo Pháp, có tới hơn 2.000 phụ nữ đã được Đức tuyển mộ và cài cắm khắp châu Âu, chủ yếu là ở Pháp. Trong các gia đình trung lưu Pháp, những quản gia hay người phục vụ gốc Đức đều trở thành đối tượng theo dõi.
Mọi người dân đều được khuyến khích theo dõi những người lạ mặt xuất hiện trong các thành phố hay làng mạc. Các sản phẩm nổi tiếng có nguồn gốc từ Đức như Maggi hay Kub đều bị tẩy chay. Trẻ em cũng được lên danh sách theo dõi để phục vụ cho việc truy lùng gián điệp Đức.
Đại chiến Thế giới I và cuộc chiến tình báo tổng lực - Ảnh 1.
Phớt lờ tin tức tình báo, Pháp hoàn toàn bị bất ngờ với cuộc tấn công của Đức vào chiến tuyến Verdun (ngày 21-2-1916).
Những thành phố của các nước trung lập như Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Sĩ hay Thụy Điển đã trở thành ổ lưu trú và môi trường hoạt động nhộn nhịp của điệp viên đủ các phe phái. Ở Genève người ta có thể chạm mặt đủ các loại hoàng tử và công chúa thật giả lẫn lộn.
Họ nói thành thạo nhiều loại ngôn ngữ, gia nhập các câu lạc bộ thượng lưu và thân quen với các nhân vật quan trọng một cách dễ dàng. Ở đây cũng có mặt hàng ngàn những kẻ đào ngũ và các điệp viên Pháp mà phía Đức rất muốn tuyển mộ.
Các điệp viên Đức thường chọn các nước Bắc Âu như một cánh cửa để xâm nhập vào đất nước của đối phương (Nga, Pháp, Anh..).
Hãng thông tấn Wolff của Đức, thông qua văn phòng của mình tại Copenhague tại Đan Mạch, đã thu thập được rất nhiều tin tức quý báu về người Nga. Bắc Âu cũng là địa bàn xâm nhập của các điệp viên các nước như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập.
Ở Pháp, một cơ quan mật vụ được gọi tên là “Phòng Nhì” được thành lập với mục đích chính là thu thập các tin tức liên quan tới Đức. Phòng này có nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo của các tùy viên quân sự ở nước ngoài và gửi tới cơ quan tình báo (SR-Service de renseignement).
Năm 1904, SR đã tuyển mộ một sĩ quan của Bộ tổng tham mưu Đức. viên sĩ quan này đã cung cấp toàn bộ kế hoạch xâm chiếm Schlieffen, báo trước về kế hoạch tấn công Luxembourg và Bỉ để quay sang tấn công vào Pháp.
Một chiến công tình báo ngoạn mục? Không hẳn là vậy. Bộ tổng tham mưu Pháp nghi ngờ bởi những tin tức chiến lược này quá quan trọng để có thể tin rằng nó là tin thật.
Họ cho rằng đây là một kế hoạch cũ đã lạc hậu và bị bỏ qua. Đây là một sai lầm tai hại của quân đội Pháp. Năm 1914 khi cuộc chiến nổ ra, quân Đức đã tiến hành các chiến dịch quân sự theo đúng với bản kế hoạch mà phía Pháp đã có trong tay từ trước đó.
Sự coi thường các hoạt động tình báo của các cấp chỉ huy quân đội và các chính khách dân sự đã khiến nước Pháp phải trả một cái giá quá đắt.
Khác với nước Pháp, nước Anh rất chú trọng phát triển sức mạnh tình báo của mình. Họ đã thiết lập một trung tâm phối hợp các hoạt động tình báo của quân Đồng minh đặt tại Folkestone, Cơ quan tình báo đối ngoại – MI6 được thành lập vào năm 1909, kế thừa một truyền thống hoạt động tình báo đã hàng trăm năm của nước Anh.
MI6 đã rất thành công trong việc thu thập các thông tin tình báo quý giá về thương mại và quân sự từ các nước trung lập như Thụy Sĩ hay Bỉ. MI5, Cơ quan tình báo đối nội có nhiệm vụ chính là công tác phản gián. Trong số các cơ quan tình báo Anh, đội ngũ quân báo của hải quân Anh là sáng chói nhất. Các chuyên gia mật mã của Hải quân Hoàng gia đã góp một phần quan trọng vào chiến thắng của phe đồng minh.
Ở Đức, các hoạt động tình báo quân sự (vụ IIIb) được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tướng Walter Nicolai. Vụ IIIb hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: báo chí, tuyên truyền, thông tin tình báo và phản gián. Hải quân có bộ máy tình báo riêng của mình.
Trong những vấn đề liên quan tới nước Nga hay các nước vùng Balkan, vụ IIIb sẽ cộng tác với Evidenzbureau - Cơ quan tình báo Áo - Hung. Thông thường tình báo Đức hoạt động ở phương Tây dễ dàng hơn ở phương Đông. Họ luôn thiếu các điệp viên gốc Nga.
Cuộc chiến mật mã
Cho đến đầu thế kỷ XX, việc truyền tin trên thế giới vẫn được thực hiện thông qua hệ thống cáp điện tín. Nhưng từ những ngày đầu cuộc chiến tranh, hải quân Anh đã tìm cách cô lập nước Đức với thế giới.
Họ săn lùng các đường cáp điện báo của Đức, đang chôn sâu dưới lòng đại dương để phá hủy chúng. Người Đức phải xoay sở tìm cách truyền các thông điệp tình báo qua làn sóng radio. Điểm tiện lợi là bất cứ ai cũng có thể bắt được các chương trình phát trên radio.
Đại chiến Thế giới I và cuộc chiến tình báo tổng lực - Ảnh 2.
Hiểu rõ tầm quan trọng của các cuốn sổ chép khóa mật mã, mỗi chiếc tàu Đức bị chìm hay bị đánh đắm đều được lục soát rất kỹ để tìm khóa mật mã.
Và để bảo toàn bí mật, các thông điệp phải được mã hóa. Người Đức vì thế đã cố gắng phát triển các kỹ thuật mã hóa và giải mã và dùng chúng để nắm bắt các bức mật mã truyền đi từ các con tàu của hải quân Anh trong suốt cuộc Đại chiến.
Hoạt động có hiệu quả nhất trong kỹ thuật mã hóa và giải mật mã là quân đội Áo-Hung. Họ đã thu được và giải mã hoàn toàn các bức điện tín truyền qua sóng radio của quân đội Nga hoàng trong trận đánh Tannenberg vào tháng 8-1914 và trong chiến dịch bên vùng hồ Mazurie vào tháng 2-1915.
Về phía nước Pháp, một ủy ban liên bộ về mật mã được thành lập vào năm 1909, quy tụ các chuyên gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân và Bộ Nội vụ. Hai năm sau, khi vừa được đề cử làm tổng tham mưu trưởng, đại tướng Joffre cho thành lập một ban cơ yếu, đặt dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Cartier.
Thiếu tá Cartier, cựu sinh viên Bách khoa Paris, một sĩ quan tài năng đã từng công tác ở phòng quân báo Bộ tổng tham mưu từ năm 1902 đến 1912 là nhân lực chủ chốt trong ủy ban liên bộ này.
Công việc đầu tiên mà ông đảm nhận là việc bảo mật các thông tin trao đổi qua lại giữa Pháp và Nga, một đồng minh quan trọng mà lãnh thổ giữa hai nước bị ngăn cách bởi các quốc gia thù địch.
Từ 1914, các chuyên gia mật mã Pháp đã nắm được cách vận hành của Ubchi, kỹ thuật mã hóa thông tin của các lực lượng trên bộ của quân đội Đức. Một sĩ quan Đức đã bán bản hướng dẫn sử dụng Ubchi cho các điệp viên người Pháp vào năm 1913.
Một thời gian sau đó , quân Đức đã thay thế Ubchi bằng một hệ thống mật mã khác. Phía Đức đã phát hiện ra hệ thống mật mã Ubchi đã bị bẻ khóa sau khi bắt được một sĩ quan người Anh và tìm thấy một tài liệu của quân báo Anh giới thiệu về cách giải mã của hệ thống mật mã Ubchi.
Viện dẫn những nguyên tắc của đồng minh, trước đó Anh đã yêu cầu Pháp chia sẻ mọi bí mật quân sự, kết quả là sau đó quân đồng minh đã mất đi cơ hội giải được các bức mật mã của quân Đức.
Một thời gian sau đó người Pháp lại tiếp tục hỗ trợ nước Anh trong cuộc chiến tranh mật mã. Tháng 1-1915, họ lại gửi cho người Anh những chìa khóa để bẻ khóa hệ thống mật mã mới của Đức, hệ thống ABC.
Ngay lập tức người Anh đã giải mã và đọc được những bức mật mã, bí mật gửi từ Anh sang Hà Lan, mô tả chi tiết hành trình của các chiến hạm của hải quân Hoàng gia. Vụ việc này cho phép nước Anh quét sạch một mạng lưới điệp viên của Đức nằm ở cả hai bờ eo biển Manche.
Tại một tòa nhà cổ khu Whitehall - London, Hải quân Anh đã thành lập một cơ sở tình báo, quy tụ các chuyên gia mật mã đặt dưới sự chỉ huy của chuẩn đô đốc Reginald Hall, để khởi đầu một cuộc chiến tranh dạng mới với Đức - chiến tranh mật mã.
Với hàng loạt các trạm thu sóng của Hải quân rải đều khắp nước Anh, nhóm các chuyên gia mật mã đã thu và giải mã được một số lượng lớn các bức mật mã của quân Đức, góp một phần không nhỏ vào việc đánh bại quân Đức trong Đại chiến thế giới I.
Việc phá khóa của một bức mật mã là vô cùng khó khăn, tốn nhiều công sức và nhiều khi phải cần tới một vận may. Ngày 20-8-1914, xác của một lính Đức bị sóng biển đánh dạt vào bờ biển của Nga trên vịnh Phần Lan.
Đó là một điện báo viên trên chiếc tuần dương hạm vừa bị quân Nga đánh đắm. Lục soát xác chết này, người Nga tìm thấy một cuốn sổ ghi chép khóa mật mã để giải mã các bức điện của hải quân Đức. Không biết cách khai thác, phía Nga đã tặng lại cuốn sổ cho các đồng nghiệp nước Anh.
Cơ hội may mắn thứ hai: Tháng 12-1914, một chiếc tàu kéo lưới của Anh đang đánh cá trên biển Bắc, bất ngờ nhặt được một cuốn sổ ghi khóa mật mã của quân Đức lẫn trong đám cá nằm trong lưới.
Tất nhiên các khóa mật mã của các binh chủng Đức là khác nhau và chúng cũng thường xuyên thay đổi, tuy nhiên hai cơ hội may mắn trên cũng đã giúp nhóm chuyên gia mật mã của chuẩn đô đốc Reginald Hall phá khóa và giải mã được rất nhiều bức điện quan trọng của phía Đức.
Từ lúc đó trở đi, tất cả điệp viên của Anh quốc đều hiểu rõ tầm quan trọng của các cuốn sổ chép khóa mật mã loại đó. Từ đó mỗi chiếc tàu đối phương sau khi bị đánh đắm đều được lục soát rất kỹ càng.
Cuốn sổ thứ ba thuộc loại đó thu được tại một nước trong vùng vịnh Persic, viên phó lãnh sự Đức ở đó bị bắt quả tang đang tìm cách phá hoại một đường ống dẫn dầu, hắn trốn chạy vứt lại đồ nghề, một trong các túi đồ đó có một cuốn sổ ghi cách giải các bức mật mã của Đức.
Sau những bước khởi đầu chật vật, nhóm chuyên gia giải mật mã của Reginald Hall đã có những bước tiến vượt bậc.
Quen thuộc với các công thức chào hỏi và những mẫu câu lặp lại, sử dụng phương pháp nội suy, họ chỉ cần mất từ 6 đến 8 giờ để giải mã các bức điện mật của Đức, dẫu rằng mật mã được thay đổi hàng tuần. Công việc thầm lặng của họ đã góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của phe Đồng minh đối với Đức trong Đại chiến thế giới I.
theo Công an Nhân dân

Cuộc chiến tình báo Đông-Tây lại quyết liệt

media Cảnh sát Anh canh gác trước nhà cựu điệp viên Nga bị đầu độc, Serguei Skripal, ở Salisbury. Ảnh chụp ngày 06/03/2018. REUTERS/Toby Melville/File Photo
Le Courrier International tuần này chạy tựa « Đông-Tây, sự quay lại ồ ạt của các điệp viên ». Cuộc chiến tình báo đang ác liệt giữa Matxcơva, Luân Đôn và Washington, và vụ đầu độc điệp viên hai mang Skripal chứng tỏ mọi chuyện đều có thể xảy ra. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào mùa hè năm ngoái chẳng hạn, cho thấy tình báo các nước toàn trị, mà đứng đầu là Nga, hiếm khi tôn trọng Nhà nước pháp quyền.
Bị phương Tây xao lãng sau chiến tranh lạnh
Theo báo Süddeutsche Zeitung của Đức được Le Courrier International dịch lại, chiến tranh lạnh kết thúc và Hồi Giáo cực đoan trỗi dậy, lâu nay đã làm châu Âu và Hoa Kỳ quên mất hình ảnh các điệp viên Nga lạnh lùng. Hình ảnh tượng trưng cho cái Ác không còn là lãnh đạo già nua Bộ Chính trị sẵn sàng nhấn nút nguyên tử, mà là giáo sĩ đạo Hồi dưới túp lều ở Afghanistan, với những lời lẽ đe dọa thế giới. Hồi Giáo hiểu rõ sức mạnh của hình ảnh hơn là cộng sản.
Thực tế đã vượt xa hơn cả tưởng tượng vào hôm 11 tháng Chín năm 2001, khi Al Qaida tấn công ngoạn mục vào nước Mỹ ngay trước các ống kính truyền hình. Tình báo Mỹ sau đó đã chiến đấu với mối nguy này với các phương cách mà phương Tây vẫn chỉ trích Liên Xô : bắt cóc, tra tấn, giam cầm.
Vào thời đó, nước Nga hậu xô-viết vẫn không ngưng dọ thám phương Tây, nhưng cũng không gây lo ngại mấy. Chẳng hạn năm 2010, một mạng lưới 10 điệp viên Nga bị phát hiện tại Hoa Kỳ. Những người này đóng vai công dân bình thường, nhưng từ nhiều năm qua vẫn thu thập tin tức cho Matxcơva. Mỹ chỉ nhẹ nhàng cho trao đổi tù nhân, và một trong số các điệp viên Nga được trao trả là Anna Chapman sau đó rất thành công trên truyền hình Nga.
Nhưng từ khi ông Vladimir Putin dùng vũ lực sáp nhập Crimée và liên kết với nhà độc tài Syria, Bachar Al Assad, phương Tây cho rằng Nga có thể làm mọi thứ. Chính phủ Anh tin rằng chính ông Putin đã ra lệnh hạ độc điệp viên hai mang Skripal, nhất là ông còn tuyên bố « tất cả những kẻ phản bội sẽ nhận được kết cuộc đáng buồn ».
Những vụ ám sát như trong xi-nê
Đã có rất nhiều ví dụ ra tay tàn độc trong lịch sử. Năm 1959, nhà hoạt động chống cộng người Ukraina, Stepan Bandera đã bị ám sát tại Munich bằng một khẩu súng đặc biệt, phun chất độc cyanure vào mặt. Năm 1978, KGB và tình báo Bungari ám sát nhà ly khai Georgi Markov, bằng cách dùng một cây dù có chứa chất độc ricine chích vào bắp chân ông này, trên một chiếc cầu ở Luân Đôn. Năm 1981, mật vụ Đức Stasi tìm cách ám hại nhà đối lập Wolgang Welsch, với việc rắc chất thallium lên món thịt bò viên của ông.
Thật ra các cơ quan tình báo khác như Mossad đã từng trừ khử hàng trăm nghi can khủng bố, còn chiến dịch tiêu diệt Osama Bin Laden ở Pakistan cũng đi vào huyền thoại, được dựng thành phim (Zero Dark Thirty). Tuy nhiên khác với phương Tây, tình báo ở phương Đông chủ yếu được dùng đến để diệt đối lập.
Sau thời kỳ Stalin, ban lãnh đạo Liên Xô đã đặt cơ quan tình báo dưới quyền kiểm soát của Đảng và Bộ Chính trị, nhằm tránh khả năng một cá nhân sử dụng bừa bãi. Nhưng đến thời Putin, nhà độc tài xuất thân từ KGB, thì chẳng ai có quyền giám sát ông.
Tại Hoa Kỳ, sau khi thất bại trong âm mưu ám sát Fidel Castro thập niên 50, CIA đã từ bỏ phương cách này. Nhưng tất cả trở lại như cũ sau sự kiện ngày 11 tháng Chín. Tổng thống Barack Obama bắt đầu mở rộng cuộc chiến máy bay không người lái, tuy vẫn giới hạn ở việc trừ khử những tên khủng bố là mối nguy hiểm trước mắt.
Tình báo thế kỷ 21 và vai trò điệp viên
Tính chất bất nhân của cơ quan tình báo thuộc các Nhà nước toàn trị còn nằm ở những « chiếc bẫy êm ái » - quyến rũ đối tác và chấp nhận quan hệ tình dục – mà Nga đang giữ chức vô địch. Frederick Hitz, một cựu thanh tra CIA giải thích : « Có rất ít cơ quan tình báo phương Tây có thể nói với các công dân rằng thân thể của họ thuộc về Nhà nước ».
Ngày nay có nhất thiết phải ngủ với kẻ thù để moi thông tin hay không ? Đối với các cơ quan tình báo, những đảo lộn lớn nhất liên quan đến công nghệ hơn là ý thức hệ. Tại sao phải dụ dỗ ai đó lên giường, khi có thể đánh cắp được các bí mật của người đó trong điện thoại ? Sao lại phải gây nguy hiểm cho tính mạng điệp viên, khi có thể tiêu diệt kẻ địch bằng máy bay không người lái ?
Theo tờ báo Đức, hai nhiệm vụ chính của tình báo : thu thập thông tin và ám sát, ngày càng ít cần đến con người. Nếu robot và các máy bay không người lái được huy động mạnh mẽ, thì những bộ phim trinh thám sắp tới có nguy cơ bị mất đi nhân tố quan trọng nhất : đó là bản thân điệp viên.
Bungari, con cờ của Nga tại châu Âu
Cũng liên quan đến Nga, tuần báo L’Obs có bài điều tra « Bulgari, con tốt của Matxcơva ». Đặc phái viên của tờ báo tại Sofia cho biết Nga đang âm thầm dệt nên mạng lưới của mình tại đất nước nhỏ bé vùng Balkan, năm nay là chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu.
Năm 2007 khi Bulgari, quốc gia bị bỏ quên suốt nửa thế kỷ sau bức màn sắt, gia nhập vào Liên Hiệp Châu Âu (EU), đại sứ Nga ở Bruxelles đã thốt lên : « Đây sẽ là con ngựa thành Troie của chúng ta tại châu Âu ». Nhà báo điều tra Hristo Hristov than thở : « Một trong những mục tiêu chiến lược của Putin là chia rẽ, làm yếu đi và sau đó phá hủy EU, chủ yếu dựa vào Bulgari. Nếu Nga thành công, và không loại trừ giả thiết này, thì đất nước chúng tôi sẽ lại rơi vào tay Matxcơva ».
Liên Xô từ lâu đã nhúng tay vào chính trị Bulgari, hy vọng nước này sẽ trở thành nước cộng hòa thứ 16 thuộc Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ 1989, những người của Nga trong hậu trường vẫn còn đó, đóng vai doanh nhân, giựt dây các hoạt động chính trường. Một câu nói phổ biến tại Bulgari : « Tại nhiều Nhà nước, có sự hiện diện của mafia, nhưng ở Bulgari, chính mafia sở hữu Nhà nước ».
Hồi kết của Mùa Xuân Miến Điện
Về châu Á, Le Monde Diplomatique thất vọng trước « Hồi kết của Mùa Xuân Miến Điện ». Hai năm sau khi đảng của bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền, tự do ngôn luận đang bị bóp nghẹt ở Miến Điện ; đặc biệt cấm kỵ là chủ đề bang Arakan, nơi quân đội đang bị cáo buộc là thanh lọc chủng tộc đối với người Rohingya.
Theo tờ báo, vụ xử hai nhà báo Reuters là cảnh báo cho giới báo chí. Tháng 6/2017, tổng biên tập nhật báo The Voice và một nhà bình luận của báo này bị bắt giam vì chế giễu giới quân đội, bốn tháng sau mới được thả. Cùng thời kỳ này, ba nhà báo khác bị bắt giam hai tháng ở bang Shan sau khi tiếp xúc một nhóm thiểu số nổi dậy. Tháng 10/2017, hai phóng viên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ TRT cùng với người thông dịch và tài xế phải ngồi tù hai tháng, chỉ vì dùng thiết bị bay để làm phóng sự gần trụ sở Quốc Hội.
Một làn gió lạnh giá đã thổi vào « Mùa Xuân Miến Điện ». Hồi thời ông Thein Sein, hàng loạt tù nhân chính trị được trả tự do, kiểm duyệt được bãi bỏ, chính quyền cho phép ra báo tư nhân độc lập. Rẩt nhiều tờ báo của người Miến Điện lưu vong như The Irrawaddy đã trở về đặt trụ sở trong nước. Việc cựu lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi lên nắm quyền đã mang lại rất nhiều hy vọng. Lawi Weng, phóng viên chuyên viết về xung đột sắc tộc của The Irrawaddy cho biết : « Điều mà tôi không hề chờ đợi là bị bắt khi về nước ». Năm ngoái, nhà báo từng ủng hộ đảng của bà Suu Kyi ngay từ đầu, đã bị tống giam hai tháng vì một bài phóng sự ở bang Shan.
Mỹ cố chận bước Trung Quốc trong chiến tranh công nghệ
Cũng liên quan đến châu Á, Le Point nhận xét « Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiến đến chiến tranh công nghệ », mà vị trí hàng đầu về trí thông minh nhân tạo, vũ khí kỹ thuật số được coi trọng hơn là khía cạnh thương mại.
Khi được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Trung Quốc đã tận dụng mọi thuận lợi được dành cho, nhưng lại từ chối mở cửa thị trường nội địa, đánh cáp công nghệ nước ngoài, đặt đồng nhân dân tệ dưới giá trị thật. Donald Trump đã trả đũa qua việc tìm cách chặn đứng tham vọng ngoi lên đứng đầu về công nghệ : 1339 mặt hàng bị đánh thuế hải quan cao chủ yếu mang lại giá trị tăng thêm, và 40-90% là công nghệ cao.
Tuy chậm, nhưng phản đòn của Mỹ là đúng đắn. Các tập đoàn Baidu, Alibaba, Tencent, Huawei và ZTE đang đe dọa nghiêm trọng GAFAM (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsoft), nhất là trong các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Vũ khí Trung Quốc đang cạnh tranh với phương Tây, không chỉ nhờ điều kiện chính trị dễ dãi và tín dụng, mà đang hướng về các công nghệ cao phức tạp như hỏa tiễn, chiến đấu cơ JF-17, máy bay vũ trang không người lái, và tiềm thủy đĩnh tấn công.
Cách mạng Syria : Chẳng đặng đừng
Nhìn sang Trung Đông, Le Courrier International trích dịch bài báo của Syria TV, đặt vấn đề « Nếu đừng có cuộc cách mạng Syria… ». Người dân Syria đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 40 năm qua, chịu đựng đàn áp chưa từng thấy trước khi nổi dậy. Theo tờ báo, trách móc họ về hậu quả cuộc chiến có nghĩa là miễn xá cho những tội ác của chế độ Damas.
« Lẽ ra đừng nên có cuộc cách mạng », hàng triệu người Syria và Ả Rập đều nói như thế. Nửa triệu người Syria đã chết, hai triệu người bị thương, 11 triệu người sơ tán và di tản…sau bảy năm chiến tranh. Lý lẽ này dựa trên tình cảm, nhưng chế độ Assad và những kẻ ủng hộ cũng dựa vào đó để đổ lỗi cho người dân Syria đã khơi dậy cuộc cách mạng.
Những người trách cứ quên rằng từ khi Hafez Al Assad (cha của tổng thống đương nhiệm Bachar Al Assad) lên nắm quyền năm 1970, người Syria đã cân nhắc rất nhiều lần. Hơn 40 năm qua, họ đã chấp nhận « chịu nhục còn hơn xuống mồ ». Dân Syria đã kềm chế không nổi dậy vào lúc ông Hafez chết năm 2000, rồi năm 2005 khi quân Syria rút khỏi Liban. Chính vì sự ức hiếp quá mức (bắn xối xả vào dân thường) ở Deraa, rồi Homs và ngoại ô Damas, đã làm giọt nước tràn ly. Nói cách khác, chính chế độ Damas đã « sản xuất » ra cuộc cách mạng Syria.
Israel hùng mạnh sau 70 năm lập quốc
Cũng tại Trung Đông, Le Point trong chuyên đề « Một Israel mới » nhấn mạnh, mặc cho môi trường thù địch bao quanh, và vấn đề Palestine chưa được giải quyết, chỉ trong vòng 70 năm qua, Nhà nước Do Thái đã trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự, và là thung lũng Silicon của vùng Cận Đông.
Dù khi lập quốc, CIA dự báo Nhà nước non trẻ theo kiểu xã hội chủ nghĩa này chỉ tồn tại được hai năm, nhưng nay Israel lại trở thành hình mẫu tư bản, với quân đội tinh nhuệ được trang bị tận răng. Từ 650.000 người Do Thái ban đầu, nay dân số lên đến 8,84 triệu người. Nhà nước không có nguồn lợi thiên nhiên, không tiền, nay đứng hàng đầu về công nghệ cao, tăng trưởng kinh tế năm ngoái lên đến 3,3%, thất nghiệp chỉ gần 4,3%.
Về chỉ số phát triển con người theo Liên Hiệp Quốc, Nhà nước Do Thái nằm trong số 20 quốc gia hàng đầu, trước cả Pháp, Bỉ, Ý. Chưa có Nhà nước nào thành lập từ phong trào phi thực dân hóa trong thế kỷ 20 lại trở thành một quốc gia phát triển đồng thời lại dân chủ như thế. Tuy nhiên, kẻ thù của Israel rất nhiều, và 70 năm tới không phải là lúc Tel Aviv ngủ quên trên thắng lợi.
Xã hội Trung Quốc : Phản đề của chủ nghĩa Marx 200 năm sau
Về lịch sử, tác giả Nicolas Bouzou trên L’Express bàn về « Karl Marx, hai thế kỷ sau ».
Karl Marx sinh ra cách đây đúng hai trăm năm, vào ngày 05/05/1818 ở Trèves, một thành phố xinh đẹp và sạch sẽ đúng kiểu Đức. Khi tác giả Bouzou đến thăm ngôi nhà cũ nơi Marx sinh ra, ông gặp nhiều khách du lịch Trung Quốc. Họ nói rằng muốn chứng tỏ với chính quyền là mình gắn bó với chủ nghĩa mác-xít, trong trường hợp bị Nhà nước giám sát Nhưng theo ông Bouzou, chính Trung Quốc mới là đất nước đi ngược lại với lý thuyết của ông tổ cộng sản.
Cho dù xuất hiện nhiều người giàu, chính những người vô sản được hưởng lợi từ cải cách của Đặng Tiểu Bình : tỉ lệ người cực nghèo từ 80% trong thập niên 80 chỉ còn 10%. Chủ nghĩa tư bản Trung Quốc đã gây ra nhiều bất bình đẳng, nhưng không hề dẫn đến một xã hội không giai cấp. Còn Nhà nước không hề biến mất như dự báo của Marx, mà chưa bao giờ mạnh mẽ như thế, thậm chí toàn trị.
Chinh phục Hỏa tinh ?
L’Express nhìn lên không gian đăng ảnh hành tinh đỏ với dòng tựa « Mục tiêu Hỏa tinh ! », với kịch bản chinh phục vào năm 2024, và vấn đề làm thế nào có thể sống được trên hành tinh này.
Hơn một chục phi hành gia đã đặt chân lên Mặt Trăng, Nga và Mỹ sau đó nhìn sang Hỏa tinh. Những hình ảnh đầu tiên của hành tinh đỏ được tàu thăm dò Viking gởi về từ năm 1976, tức là cách đây hơn 40 năm ! Nhưng ngày nay những người dưới 50 tuổi chủ yếu biết được các cuộc chinh phục không gian thông qua các bộ phim viễn tưởng.    
Pháp : Emmanuel Macron, một năm sau  
Về nước Pháp, « Đã một năm qua, Macron trị vì với những ai », đó là tựa chính của tuần san L’Obs. Chỉ trong vòng một năm, tân tổng thống Pháp đã thiết lập được uy quyền thực sự, hầu như một mình quyết định các chính sách. Nhưng bên cạnh các cố vấn thân cận của Emmanuel Macron, còn những ai có thể gây ảnh hưởng, ai được ơn mưa móc, mạng lưới của Macron là gì ? Tờ báo dành nhiều trang cho chủ đề này.
Trên lãnh vực đối ngoại, L’Express chú ý chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua của tổng thống Pháp – chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên kể từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng – với bài viết « Macron rất Mỹ ». Emmanuel Macron từng tu nghiệp nhiều lần tại Hoa Kỳ, hiểu biết về nước Mỹ hơn nhiều người tưởng. Quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo Pháp-Mỹ thắm thiết chưa từng thấy, nhưng theo nhà báo Chris Whipple cảnh báo : « Trump rất dễ chán người khác ».
Tờ báo cũng ghi nhận, trong cuộc họp báo sau khi không kích Syria, tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ Joseph Dunford đứng ngay bên phải bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis, còn bên trái là tướng Pháp Jean-Pierre Montégu, tùy viên quân sự ở Washington. Đồng nhiệm Anh đứng xa hơn một chút. Bộ trưởng Mỹ khi phát biểu cũng đặt Pháp đứng trước Anh. Luân Đôn, đồng minh bao nhiêu năm qua của Hoa Kỳ có lẽ cũng chạnh lòng. Nhưng rõ ràng là sự tham gia tích cực của Pháp đã khiến người Mỹ nhìn Paris bằng cặp mắt khác hẳn

Số phận điệp viên Nga phản bội đế quốc Áo-Hung trong Thế chiến I

Sự phản bội của trùm tình báo Alfed Redl khiến Áo - Hung trả giá đắt trong Thế chiến I, đẩy đế quốc này tới cảnh tan rã.


Đại tá Alfred Redl. Ảnh: Wikipedia.
Đại tá Alfred Redl. Ảnh: Wikipedia.
Thế chiến I từng chứng kiến cuộc chiến tranh bí mật, không tiếng súng nhưng đầy khốc liệt giữa các cơ quan tình báo. Việc Nga tuyển mộ thành công và khai thác nhiều thông tin từ trùm phản gián Alfred Redl đã gián tiếp đẩy đế quốc Áo - Hung vào cảnh suy tàn, theo War History.
Alfred Redl sinh năm 1864 tại thị trấn Lviv, thuộc tỉnh Galicia của Áo, ngày nay thuộc lãnh thổ Ukraine. Dù lớn lên trong gia đình nghèo, ông vẫn theo đuổi nghiệp sĩ quan, vốn chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhờ sự bảo trợ của hoàng đế Áo - Hung Franz Joseph, ông được nhận vào và tốt nghiệp loại xuất sắc Trường quân sự Vienna, cơ sở đào tạo sĩ quan danh giá của Áo.
Thể hiện sự hứng thú với nước Nga, Redl nhanh chóng trở thành người đứng đầu phòng phụ trách khu vực Nga thuộc cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Áo - Hung.
Tuy nhiên, cơ quan tình báo Đế quốc Nga phát hiện Redl là người đồng tính và bắt đầu hăm dọa, cũng như trả tiền để ép ông hợp tác và cung cấp thông tin. Năm 1902, Redl có thể đã chuyển bản sao kế hoạch tác chiến của Áo - Hung cho Nga.
Tướng von Gieslingen, cấp trên của Redl, giao cho ông nhiệm vụ điều tra bản kế hoạch tác chiến bị mất. Redl thỏa thuận giao nộp một số điệp viên cấp thấp để giữ an toàn và tiếp tục làm việc cho tình báo Nga. Việc này giúp ông củng cố vị trí vững chắc, khi được quân đội Áo xem là người làm việc rất hiệu quả.
Năm 1907, Redl trở thành cục trưởng Cục phản gián và tiến hành cuộc cách mạng trong kỹ thuật do thám. Ông trở thành người đầu tiên sử dụng camera và máy ghi âm để phục vụ hoạt động gián điệp.
Redl đã xây dựng cơ sở dữ liệu vân tay chi tiết, nhằm lưu giữ thông tin về những người đáng chú ý với tình báo Áo - Hung. Ông là người giúp cải thiện đáng kể năng lực của cơ quan này, nhưng cũng đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ của nó.
Được thăng hàm đại tá quân đội Áo - Hung, Redl cũng trở thành điệp viên hàng đầu của Nga và được trả công hậu hĩnh sau một loạt điệp vụ thành công, giúp ông ta hưởng thụ cuộc sống xa hoa. 
Redl đã báo trước cho Nga kế hoạch chi tiết về cuộc xâm lược Vương quốc Serbia năm 1914 sau vụ thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát. Nhờ thông tin từ Redl và Nga, quân đội Serbia đã đẩy lùi đợt tấn công đầu tiên. Đây được xem là thất bại lớn của đế quốc Áo - Hung, bởi họ có ưu thế vượt trội cả về quân số và công nghệ so với đối thủ.
Hiện trường vụ ám sát khơi mào Thế chiến I. Ảnh: New Historian.
Hiện trường vụ ám sát thái tử Ferdinand khơi mào Thế chiến I. Ảnh: New Historian.
Redl cũng tiến hành chiến dịch thông tin giả, cung cấp đánh giá sai lệch về sức mạnh quân đội Nga cho quân đội và chính quyền Áo - Hung. Ngược lại, Nga nắm được mọi kế hoạch tấn công và phân bố lực lượng tác chiến của đối thủ.
Không lâu sau cuộc xâm lược Serbia, thiếu tá Maximilian Ronge, học trò của Redl, bắt đầu nghi ngờ chính người đào tạo mình. Ronge kiểm tra các lá thư nghi vấn và phát hiện một phong bì chứa lượng tiền lớn được chuyển tới người có tên là Nikon Nizetas
Ronge cho nhiều mật vụ theo dõi người nhận bức thư, nhưng họ nhanh chóng mất dấu khi người đàn ông bí ẩn leo lên một chiếc taxi sau khi nhận thư.
Ronge khi trở thành chỉ huy lực lượng tình báo Áo-Hung. Ảnh: War History.
Ronge khi trở thành chỉ huy lực lượng tình báo Áo - Hung. Ảnh: War History.
Tuy nhiên, các mật vụ Áo - Hung gặp may khi chiếc taxi trở về địa điểm cũ sau khi trả khách. Lái xe đưa họ tới khách sạn Klomser, nơi người đàn ông bí ẩn vừa xuống. Khi ngồi trên xe, họ tìm thấy một chiếc vỏ đựng dao nhíp.
Tới khách sạn, họ yêu cầu người quản lý thông báo với những người trong khách sạn về chiếc vỏ đựng dao nhíp và đề nghị người đánh mất xuống sảnh nhận lại. Khi một người khách xuống nhận, các mật vụ lập tức nhận ra đại tá Redl.
Conrad von Hotzendorf, tổng tham mưu trưởng quân đội Áo, tức giận đến mức yêu cầu được gặp Redl ngay lập tức. Sau cuộc gặp, von Hotzendorf bỏ lại một khẩu súng lục và để Redl ở một mình. Cảm thấy nhục nhã và muốn tránh bị đồng đội cũ thẩm vấn, Redl tự sát vào ngày 25/5/1913.
Sự phản bội của Redl khiến Áo - Hung phải trả giá đắt trong Thế chiến I, cũng như dẫn tới sự tan rã của đế quốc này sau hiệp ước Saint Germain năm 1919.
Duy Sơn

Những vũ khí bí mật điệp viên dùng để thủ tiêu đối thủ

Súng bắn tên độc hoặc có hình dạng thỏi son môi là những vũ khí bí mật các điệp viên sử dụng để thủ tiêu mục tiêu nhanh chóng.


nhung-vu-khi-bi-mat-diep-vien-dung-de-thu-tieu-doi-thu
Ông Kim Jong-nam (phải), anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Toronto Star
Ông Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đột tử ngày 13/2 ngay tại sân bay ở Kuala Lumpur, Malaysia. Truyền thông Hàn Quốc cho rằng ông Kim Jong-nam đã bị "hai phụ nữ ám sát bằng kim tẩm thuốc độc".
Các chuyên gia an ninh, quân sự cho rằng nếu thông tin này được xác thực, đây là một trong những vụ ám sát ly kỳ nhất của các điệp viên. Nhiều loại vũ khí bí mật từng được giới tình báo quốc tế chế tạo đã được sử dụng, theo The Week.
Bút tẩm thuốc độc
Một điều tra viên Hàn Quốc trong cuộc phỏng vấn gần đây với CNN tiết lộ rằng một người đào tẩu Triều Tiên tên là Park Sang-hak từng bị ám sát hụt bởi một điệp viên trang bị ba vũ khí có vẻ ngoài tưởng chừng như vô hại.
Vũ khí thứ nhất là một thiết bị giống như bút Parker có gắn đầu kim tẩm thuốc độc. Chiếc bút thứ hai có thể bắn ra những viên đạn chứa thuốc độc ngấm trực tiếp qua da, còn vũ khí thứ ba là một chiếc đèn pin nhỏ được chế tạo tinh vi để có thể bắn ra ba viên đạn ở khoảng cách gần.
"Những vũ khí này tinh vi đến mức chúng có thể dễ dàng giết chết một người nào đó mà không có bất cứ tín hiệu cảnh báo nào. Người nào bị bắn trúng sẽ chết ngay lập tức", Park nói.
Súng hình son môi
Còn có tên gọi khác là "nụ hôn tử thần", khẩu súng này ra đời vào năm 1965, giữa thời Chiến tranh Lạnh. Nữ điệp viên của cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) có thể dùng nó để ám sát các mục tiêu ở khoảng cách gần, vào những thời điểm mà đối phương ít nghi ngờ nhất.


Cận cảnh một khẩu súng hình son môi
Dù có kích thước rất nhỏ gọn, loại súng này có thể bắn một viên đạn cỡ nòng 4,5 mm vào mục tiêu ở cự ly gần, có thể khiến đối tượng tử vong ngay lập tức. Tuy nhiên, nó cũng có thể được nạp đầu đạn chứa kim tẩm độc để thực hiện những vụ ám sát ít gây ồn ào hơn.
Súng bắn tên hình chiếc ô
Khi đang đi bộ trên đường phố London, Anh, nhà văn Bulgaria Georgi Markov cảm thấy nhói đau ở đùi. Ngước nhìn lên, ông phát hiện một người đàn ông vụng về đang tìm cách nhặt một chiếc ô trước khi bỏ đi. Ba ngày sau, Markov qua đời.
Những loại vũ khí nghi dùng ám sát anh trai của Kim jong-un
Video mô phỏng vụ ám sát Markov
Markov được cho là đã bị ám sát bởi một chiếc ô bắn ra mũi tên chứa đầy các hạt nhỏ, bên trong là ricin, một loại chất độc rất phức tạp. Những hạt này được bọc một lớp sáp đặc biệt, cho phép chúng tan chảy ở nhiệt độ cơ thể và đưa chất độc thẳng vào mạch máu nạn nhân. Kẻ bắn ra mũi tên bị nghi là cảnh sát mật và không bao giờ được tìm thấy.
Súng gây trụy tim của CIA
Giữa thập niên 1970, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) tuyên bố phát triển loại súng bắn phi tiêu gây trụy tim. Mũi phi tiêu này có khả năng xuyên qua quần áo, không để lại dấu vết đáng kể nào trên da, ngoại trừ một nốt đỏ như vết muỗi cắn.
Sau khi xuyên qua da, nó sẽ tự phân hủy và xả ra một lượng chất độc chết người được chiết xuất từ tự nhiên. Ưu điểm của loại vũ khí này là dễ dàng đánh lừa bác sĩ pháp y, khiến họ kết luận cái chết là do nguyên nhân tự nhiên. CIA không cho biết liệu họ đã từng sử dụng loại vũ khí này trong thực tế hay chưa.
Tử Quỳnh

'Điệp viên ma' của Anh khiến phát xít Đức ngậm quả đắng

Chiến dịch nghi bình bằng một xác chết của tình báo Anh đã khiến quân Đức phán đoán sai hướng tấn công của quân Đồng minh và hứng chịu thất bại.


diep-vien-ma-cua-anh-khien-phat-xit-duc-ngam-qua-dang
Một kế hoạch nghi binh tinh vi đã được tình báo Anh thực hiện nhằm đánh lừa phát xít Đức. Ảnh minh họa: BBC
Năm 1943, phe Đồng minh lên kế hoạch thực hiện chiến dịch Husky tấn công hòn đảo chiến lược Sicily ở Italy với hy vọng xoay chuyển cục diện chiến trường Thế chiến II. Để đảm bảo thành công cho chiến dịch, tình báo Anh đã tiến hành một chiến dịch nghi binh tinh vi để đánh lừa phát xít Đức, theo MysteriousUniverse.
Chiến dịch nghi binh mang tên "Thịt băm" được đề xuất, nhằm cung cấp thông tin giả để phát xít Đức tưởng rằng quân Đồng minh sẽ tấn công Hy Lạp và Sardinia chứ không phải đảo Sicily.
Đóng vai trò chính trong chiến dịch "Thịt băm" không phải là các điệp viên Anh, mà là một xác chết. Tình báo Anh lên kế hoạch sử dụng thi thể một người vô danh, cải trang thành "điệp viên" mang theo các tài liệu "tối mật" về chiến dịch tấn công sắp tới của phe Đồng minh, và đưa tử thi này đến tay người Đức.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây thực ra là một kế hoạch hết sức công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết để có thể qua mặt được tình báo Đức. Ban đầu, người Anh định thả thi thể này từ trên máy bay xuống mục tiêu cùng một chiếc dù không nguyên vẹn.
Tuy nhiên, ý tưởng này bị hủy bỏ vì họ lo ngại quân Đức sẽ nghi việc quân Đồng minh liều lĩnh vận chuyển tài liệu quan trọng theo cách này ngay trên lãnh thổ địch. Phương án được thống nhất là thi thể "điệp viên" trên sẽ được thả trôi dạt vào bờ biển, như thể anh ta bị chết vì hạ thân nhiệt sau khi rơi khỏi tàu.
Tình báo Anh lựa chọn một xác chết vô thừa nhận trong bệnh viện, hóa trang để anh ta trông giống người bị chết cóng trên biển. Bước tiếp theo là tạo ra một hồ sơ giả cho xác chết sao cho chúng giống thật, nhưng không quá chi tiết để ai đó cố gắng tìm ra chân tướng thực sự.
Xác chết được hóa trang thành thiếu tá William "Bill" Martin của thủy quân lục chiến hoàng gia Anh. Cấp bậc thiếu tá được lựa chọn bởi nó không quá thấp để mang theo tài liệu tối mật, nhưng cũng không quá cao để mọi người đều biết đến.
Thiếu tá Martin được tạo một hồ sơ mới rất ấn tượng, sinh năm 1907 ở Cardiff, xứ Wales, đính hôn với một cô gái tưởng tượng tên "Pam" và luôn mang theo bức ảnh của cô trong túi mà trên thực tế là ảnh của nữ nhân viên Nancy Jean Leslie tại MI5. Thậm chí, hai bức thư tình giả của Pam và một hóa đơn mua nhẫn đính hôn còn được giấu trên thi thể.
Tinh vi hơn, người Anh còn bố trí thêm các đạo cụ khác như hai cuống vé xem kịch, một vé xe bus đã qua sử dụng, một hóa đơn mua áo mới, một hóa đơn nghỉ 4 đêm tại Câu lạc bộ Quân đội và Hải quân, và một thư ngân hàng yêu cầu thanh toán khoản thấu chi 79,97 bảng, tất cả đều được in với ngày tháng cận kề thời điểm Martin mất tích… Tình báo Anh đã dành nhiều tháng để tạo dựng hồ sơ tỉ mỉ cho điệp viên hải quân "ma" này.
Điểm mấu chốt của toàn bộ kế hoạch này là những "tài liệu mật" trên xác chết. Các tài liệu này là các bức thư giới thiệu thật, có các chữ ký chính thức và một loạt các thông tin rất thực tế liên quan đến các vấn đề nhạy cảm nhưng không đề cập trực tiếp đến việc tấn công Sicily. Tiếp đến, chúng được bỏ vào trong một chiếc cặp để người Đức tin rằng Martin đang mang theo tài liệu này bên mình. Chiếc cặp sau đó được cột vào cổ tay của thiếu tá Martin bằng một sợi dây xích để chắc chắn nó không bị trôi đi và sẽ được vớt cùng thi thể.
diep-vien-ma-cua-anh-khien-phat-xit-duc-ngam-qua-dang-1
Các tài liệu, giấy tờ bên trong chiếc cặp Martin mang theo. Ảnh: BBC
Sau khi chuẩn bị thi thể và tạo dựng xong hồ sơ, Anh bắt tay vào thực hiện chiến dịch. Thi thể Martin được đưa lên tàu ngầm HMS Seraph của Anh và đưa đến ngoài khơi thị trấn Huelva ở bờ biển phía nam Tây Ban Nha, nơi các điệp viên Đức đang hoạt động rất tích cực.
Thi thể sau đó được mặc áo phao và thả xuống biển cách bờ khoảng 1,6 km, một xuồng cao su cứu hộ cũng được thả xuống nước để tạo ấn tượng Martin đã thực sự bị ngã xuống biển. Thậm chí, những ngày sau đó, các báo còn đăng cáo phó về cái chết của Martin để bổ sung giả thuyết này. Đến lúc này, vấn đề chỉ là đợi xem phát xít Đức có bị mắc mưu hay không.
Ngày 30/4/1943, một ngư dân phát hiện ra thi thể Martin và sau gần một tuần căng thẳng chờ đợi của tình báo Anh, tài liệu giả cũng đến được tay các chỉ huy Đức, những người hoàn toàn tin mọi thứ liên quan đến xác chết này.
Các tin tức tình báo gửi về cho thấy kế hoạch đã thành công. Bất chấp việc nhiều chỉ huy Đức và trùm phát xít Mussolini của Italy tin rằng Sicily là mục tiêu sắp bị tấn công, Hitler và Bộ tư lệnh tối cao Đức quyết định điều 90.000 quân, gồm ba sư đoàn thiết giáp Panzer, tăng cường đến Hy Lạp, Sardinia và Corsica để đối phó với một chiến dịch quy mô lớn của quân Đồng minh.
Hải quân Italy rốt cuộc cũng chuyển hầu hết lực lượng của mình đến bờ biển Hy Lạp để ngăn cuộc tấn công của quân Đồng minh, chỉ để lại một lực lượng mỏng phòng thủ Sicily.
Chiến dịch nghi binh thành công đã tạo điều kiện cho quân Đồng minh dễ dàng tấn công Sicily và đè bẹp sự kháng cự yếu ớt của địch ngày 9/7/1943. Ngay cả khi chiến dịch đánh chiếm Sicily diễn ra, quân Đức vẫn cố thủ ở Sardinia và Hy Lạp suốt hơn hai tuần vì tin rằng trận Sicily chỉ là đòn nghi binh cho một cuộc tấn công lớn hơn.
diep-vien-ma-cua-anh-khien-phat-xit-duc-ngam-qua-dang-2
Quân Đồng minh đổ bộ tấn công đảo Sicily. Ảnh: History
Chiến dịch nghi binh này khiến Đức phải trả giá đắt và việc để mất Sicily là một thảm họa với họ. Sau khi phe Đồng minh chiếm Sicily thành công và Mussolini bị lật đổ, Đức buộc phải kết thúc chiến dịch tấn công Nga và chuyển sang phòng thủ trước đà phản công mạnh mẽ của Hồng quân Liên Xô.
Chiến dịch "Thịt băm" được xem là cú lừa ngoạn mục nhất trong lịch sử quân sự, đến mức sau này quân Đức từng có lần nắm được tài liệu thật về một cuộc không kích của Đồng minh, nhưng không hề có biện pháp đối phó vì nghĩ rằng đây lại là một chiêu nghi binh khác.

Duy Sơn

Trận tập kích cảng biển phát xít Đức táo bạo của đặc nhiệm Anh

Đặc nhiệm Anh đã phải trả giá đắt trong trận tập kích, khi hàng trăm binh sĩ thiệt mạng và bị bắt làm tù binh để phá hủy một cảng biển quan trọng của quân Đức.


tran-tap-kich-cang-bien-phat-xit-duc-tao-bao-cua-dac-nhiem-anh
Tàu Cambeltown khi lao vào ụ nổi tại cảng. Ảnh: Wearethemighty
Thời gian đầu Thế chiến II, sau khi chiếm được nước Pháp, phát xít Đức nắm trong tay nhiều cảng biển trên Đại Tây Dương, trong đó có cảng chiến lược St. Nazaire, để phục vụ các hoạt động tấn công lực lượng Đồng minh.
Để phá hủy cảng hậu cần quan trọng này của phát xít Đức, quân đội Anh vào đầu năm 1942 đã lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch tập kích đường biển vô cùng táo bạo với mật danh Chariot, theo WeAretheMighty.
Theo kế hoạch, 265 binh sĩ thuộc Tiểu đoàn đặc nhiệm số 2 cùng 346 lính hải quân sẽ chất đầy thuốc nổ lên tàu khu trục hoán cải Cambeltown, lao thẳng vào một ụ nổi ở cảng St. Nazaire và kích nổ. Biệt kích Anh sau đó sẽ đổ bộ và phá hủy cảng, sau đó được các xuồng máy vũ trang đón trở về 4 tàu ngư lôi và rút quân.
Nửa đêm 28/3/1942, lợi dụng trời tối, tàu Cambeltown giương cờ hải quân Đức lặng lẽ tiếp cận mục tiêu. Tuy nhiên, khi chỉ còn cách mục tiêu 8 phút di chuyển, con tàu bị lính phòng thủ trên cảng chiếu đèn pha vào, khiến họ bị lộ.
Một cuộc đấu súng nổ ra giữa đặc nhiệm Anh trên tàu Cambeltown và lính phòng thủ bờ biển Đức. Lái tàu Cambeltown trúng đạn hy sinh, người thay thế cũng bị thương nặng, trong khi toàn bộ thủy thủ đoàn bị rọi đèn lóa mắt. Đến 1h34, con tàu mới tìm được đường và lao thẳng vào ụ tàu Normandie.
tran-tap-kich-cang-bien-phat-xit-duc-tao-bao-cua-dac-nhiem-anh-1
 Đặc nhiệm Anh năm 1942. Ảnh: Wearethemighty
Ngay khi đặc nhiệm Anh nhảy khỏi tàu đổ bộ lên bờ, họ vấp phải hỏa lực cỡ nhỏ bắn xối xả của phát xít Đức. Dù chịu nhiều thương vong, những đặc nhiệm đổ bộ này cũng hoàn thành nhiệm vụ khi phá hủy các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc tại cảng.
Tuy nhiên, các đặc nhiệm điều khiển 16 xuồng máy vũ trang chờ ở bên ngoài lại không được may mắn như vậy. Trong khi tìm cách tiếp cận bờ để đón lực lượng đổ bộ, hầu như tất cả xuồng máy đều bị trúng đạn pháo từ trên bờ dội xuống, khiến 12 xuồng bị chìm khi chưa kịp đến cảng. Những chiếc xuồng trúng đạn bốc cháy ngay tại cửa biển tạo nên một cảnh tượng bi thảm.
Nhận thấy phương án rút quân bằng đường biển đã bị phá sản, chỉ huy chiến dịch tập hợp nhóm đặc nhiệm và đưa ra mệnh lệnh: Tìm mọi cách để trở về Anh, chiến đấu đến cùng cho đến khi hết sạch đạn và không được đầu hàng nếu không còn cách nào khác.
Trên tinh thần đó, họ tiến vào thành phố để đối đầu với quân Đức và tìm đường thoát. Họ nhanh chóng bị quân Đức bao vây và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng trước khi buộc phải đầu hàng vì không còn lựa chọn nào khác. Mặc dù vậy, vẫn có 5 biệt kích Anh thoát khỏi vòng vây và chạy trốn xuyên nước Pháp, Tây Ban Nha, đến vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh và từ đây trở về Anh.
Quân Đức nhanh chóng chiếm lại cảng St. Nazaire, bắt giữ 215 biệt kích và lính hải quân Hoàng gia Anh. Do không hề biết rằng tàu Cambeltown kẹt tại ụ nổi đã được chất đầy thuốc nổ, một sĩ quan Đức giễu cợt trung tá Sam Beattie, chỉ huy tàu Cambeltown, rằng thiệt hại do cú đâm của tàu gây ra chỉ mất một tuần là khắc phục xong.
Ông ta vừa dứt lời thì tàu Cambeltown phát nổ, khiến 360 người trong khu vực thiệt mạng và phá hủy cảng St. Nazaire, khiến nó không thể hoạt động được trong thời gian còn lại của cuộc chiến.
Anh đã phải trả một cái giá rất đắt cho thành công của chiến dịch Chariot. Chỉ có 227 trong tổng số hơn 600 lính tham gia chiến dịch trở về được nước Anh. Ngoài những người bị bắt làm tù binh, Anh còn có 169 binh sĩ tử trận.
"Cảng St. Nazaire bị phá hủy khiến Đức bị mất một địa điểm sửa chữa quan trọng cho các tàu chiến lớn bên bờ Đại Tây Dương. Do bản chất táo bạo của chiến dịch và cái giá phải trả rất lớn, đây được coi là chiến dịch tập kích nổi tiếng nhất trong Thế chiến II của đặc nhiệm Anh", chuyên gia quân sự Shelby Elphick cho biết.
tran-tap-kich-cang-bien-phat-xit-duc-tao-bao-cua-dac-nhiem-anh-2
Vị trí cảng St. Nazaire, Pháp. Ảnh: Wikimedia Commons
Duy Sơn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH