ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 15/d (Chú Hỏa)
-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền. Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cũng như chuyện chú Hỏa xuất thân ra sao
và vì đâu trở nên giàu có lạ thường, chuyện về “hồn ma” trong dinh thự
chú Hỏa cũng có nhiều giai thoại huyền hoặc chẳng kém...
Theo những lời đồn đại, chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.
Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).
Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…
Các câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…
Về ngôi biệt thự ở Long Hải, người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới Long Hải để phục dịch cho… người chết. Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…
Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”.
Càng về sau, khi những lời xầm xì làm ảnh hưởng đến chuyện làm ăn kinh doanh và uy tín của cả gia đình, dù rất đau đớn, chú Hỏa một mặt cáo phó cho con gái, mặt khác kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), sai người tiếp tục trông nom, chăm sóc cho đến ngày cô gái ấy thực sự qua đời tại nơi này. Thế nhưng, con người thành đạt và giàu có vốn rất giỏi suy tính ấy ít nhất đã tính sai trong việc đánh lừa dư luận bởi sau đó những lời đồn đãi còn dữ dội hơn và ngày càng đi quá xa.
Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, cũng theo nhiều người, mọi sự thật về chú Hỏa và con gái chú đã theo chú xuống mồ.
Nhưng, trong một chuyến về nước, đạo diễn Lê Hoàng Hoa - một đạo diễn say mê làm phim kinh dị hiện đang sinh sống tại Ba Lan - đã hâm nóng sự quan tâm của mọi người về đề tài “hồn ma con gái chú Hỏa”. Ông dự kiến sẽ làm bộ phim kinh dị với tựa đề “Con ma nhà họ Hứa trở về” với các diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Lê Khanh, Thúy Hằng... Bối cảnh được tiết lộ sẽ quay tại Đà Lạt (trong một ngôi biệt thự rất nổi tiếng bởi lâu nay chịu cảnh hoang phế cũng vì lời đồn đoán có… ma!). Chưa biết chuyện phim sẽ khai thác đề tài này ở góc độ nào nhưng theo nhận định của một số người trong nghề, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của khán giả bởi sự hấp dẫn, gợi tò mò vốn có của câu chuyện mang đầy màu sắc ly kỳ này.
Khi còn sống đã có không ít giai thoại ly
kỳ về bản thân, về gia đình và về ngôi nhà rất đặc biệt của mình; khi
mất, chú Hỏa lại gây tò mò bởi những bí ẩn tiếp nối về nơi mình được
chôn cất. Vì sao?
Những chiếc lá tìm về cội
Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp trở về, mục đích thăm lại cảnh trí cũ, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, “Nơi ông cố của chúng tôi đã xây dựng từ thập niên 20 của thế kỷ trước, với sự giúp sức của một kiến trúc sư người Pháp và hoàn tất vào năm 1925. Hiện trang web của khách sạn, ở phần lịch sử cũng có ghi, tuy sai một chút ở tên ông tôi” - một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa - cho biết.
Tháng 4-1975, Eddie theo gia đình sang Pháp khi còn trong bụng mẹ. Những thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa ghé thăm ngôi nhà lừng lẫy của dòng họ và tỏ ý hài lòng thấy nơi đây giờ trở thành một bảo tàng lớn của thành phố. “Có lẽ đây là thay đổi tốt nhất đối với ngôi nhà bởi chúng tôi luôn có thể vào tham quan và chí ít chúng tôi cũng có thể biết được tình trạng bảo quản nó” - Eddie chia sẻ. Có thể điều duy nhất khiến họ không hài lòng là nhìn thấy một sân chơi cầu lông thô sơ ngay giữa khoảng sân đẹp nhất của ngôi nhà, ít nhiều phá đi màu sắc và không gian tổng thể, đồng thời làm vơi đi vẻ cổ kính và mỹ quan của một bảo tàng.
Bà Nguyễn Thị Đức, Giám đốc bảo tàng đã tiếp đón các thành viên gia đình Hui Bon Hoa một cách thân tình và cử người tháp tùng đoàn trong các chuyến tham quan. “Các thành viên đều thuộc đời cháu của chú Hỏa, họ lại sống ở nước ngoài khá lâu nên ký ức về gia đình trước đây không còn nhiều, dù chúng tôi có ý tìm hiểu” - bà Đức cho biết.
Bí ẩn bao trùm
Rất nhiều người cao tuổi vẫn còn nhớ, khi mất chú Hỏa đã được gia đình an táng ở khu vực gần núi Chiêu Thái (nay là núi Châu Thới). Họ nói chú Hỏa đã xem phong thủy rất kỹ mới chọn khu vực này, vì đó là nơi có long mạch hiếm thấy, thích hợp làm nơi an nghỉ, đồng thời con cháu nhiều đời sau nhờ đấy mà làm ăn thịnh vượng.
Nơi đây có 2 ngọn núi thấp (Bửu Long và Long Ẩn), là nơi “rồng ngủ”. Nếu quan sát từ trên cao sẽ thấy ngôi Bửu Long cổ tự kết hợp cùng các gò đống lồi lõm uốn quanh, cấu thành hình một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang qua lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại, xã Tân Thành). Địa danh Bửu Long và Long Ẩn ra đời từ đây và cũng không phải ngẫu nhiên mà tên gọi các địa danh quanh đây đều có chữ “Long” như Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình… Theo đó, núi Long Ẩn là đầu rồng, chuỗi gò đống nối dài kể trên là mình rồng uốn khúc và núi Châu Thới phía Nam là đuôi rồng vểnh cao. Đầu rồng quay về hướng Bắc, ngậm “trái châu” là khu vực Bình Điện.
Cũng theo những người cao tuổi, tâm nguyện của chú Hỏa là được quay đầu về phương Bắc cố quốc.
Hài cốt chú Hỏa nằm ở đâu trong những ngôi cổ mộ này?
Từ những thông tin rất sơ sài trên, chúng tôi đi tìm lại ngôi mộ của chú Hỏa. Từ chân lên đến tận đỉnh núi Châu Thới có một số ngôi mộ cổ, đơn sơ lẫn hoành tráng nhưng được biết trong đó không có mộ của chú Hỏa. “Ngược trở lại khoảng 1 cây số về hướng Bình Dương, nơi có một con dốc mang tên chú Hỏa, quẹo tay phải, vào chừng vài trăm mét, tiếp tục hỏi thăm những người dân nơi đó là ra” - một người chạy xe ôm cho biết.
Dốc chú Hỏa thuộc quốc lộ 1K (đường Kha Vạn Cân cũ), xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô là một nghĩa trang cũ của người Hoa với bạt ngàn mồ mả rất đặc trưng. Mộ chú Hỏa không nằm trong khu vực ấy. Một nhân viên khu lò thiêu chỉ dẫn: “Vào nhà dân mà hỏi, vì hình như người ta đã… xây nhà lên mộ của ông ta” (!).
Hỏi thăm vài người dân quanh đấy, lạ sao ai cũng cho biết “mộ chú Hỏa nằm đâu đó trong khu vực dân cư này” - họ nói - nhưng hầu như chẳng ai biết nơi chính xác.
Tại khu nhà khá lụp xụp, có vẻ như là khu dân cư mới với nhiều ngôi nhà vừa cất mới toanh, đường đất, rào thưa trồng râm bụt, một người đàn ông trung niên hỏi lại chúng tôi: “Lăng và mộ chú Hỏa nhiều lắm, bốn năm cái, muốn tìm cái nào?” (?!). Những người khác góp chuyện: “Không hiểu sao nhiều người đi tìm mộ chú Hỏa thế nhưng hình như chưa ai biết đích xác nó ở đâu”. Một người khác chỉ “Ở đây”; người khác nữa nói “Ở kia”; thêm vài người chêm vào: “Đó chỉ là mộ giả, mộ rỗng thôi. Mộ thật không ai biết hết”.
Hài cốt chú Hỏa vẫn còn tại VN?
Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra ngôi nhà của một người cháu chú Hỏa, tên Lương, đang ngụ tại chính khu vực này, ở phía tận cùng của một con hẻm nhỏ, vắng. Ngôi nhà trệt to, gần như to nhất xóm và đẹp, xung quanh có vườn rộng trồng nhiều cây trái và nuôi nhiều chó dữ. “Ông Lương không có nhà” - vợ và con ông nói với qua cổng rào. Bà còn cho biết ông Lương lãng tai, rất khó tính và không thích tiếp khách, do trước đây có nhiều người nhận là con cháu xa, lân la hỏi thăm mộ chú Hỏa. Thế nhưng khi ông Lương truy nguồn gốc, lai lịch thì họ đều ấm ớ. Bà cho biết mộ chú Hỏa đang ở tận bên… Tàu. Chúng tôi hỏi, vậy con cháu chú Hỏa vừa từ Pháp về thăm mộ ai? Bà Lương lại nói họ đã bốc hài cốt chú Hỏa và mang theo về Pháp rồi (!). Và bà nói những cái mộ nằm lẫn trong nhà dân là mộ của các chú Mười Một, Mười Hai… (con thứ 11, 12 của chú Hỏa - PV).
Chú Hỏa và gia đình ông cố tình tạo nhiều ngôi mộ giả nhằm đánh lạc hướng dư luận? Thực chất có thể chú Hỏa vẫn nằm lại Việt Nam, đầu hướng về cố quốc, như tâm nguyện trước lúc vĩnh viễn ra đi, mang theo mình những bí ẩn và huyền thoại chưa bao giờ ngớt xôn xao.
Một nhà nghiên cứu lịch sử thành phố cho biết, sở dĩ cho đến nay hầu như không ai biết thực chất chú Hỏa hiện đang “nằm” ở đâu, rất có thể bởi 2 lý do sau: 1. Do phong tục, người Hoa thường táng theo người chết nhiều đồ quý giá. Người lừng lẫy như chú Hỏa không thể không chôn theo nhiều báu vật. Nếu suy luận này đúng sẽ không ít kẻ chực chờ để đào trộm mồ mả chú, mong vớ bở. 2. Nơi chôn cất chú Hỏa nếu được xem như “long mạch” theo địa lý, phong thủy thì con cháu rất sợ để người ngoài biết, long mạch bị chạm sẽ gây bất ổn cho gia đạo.
SONG PHẠM
Đó là ngôi nhà mặt tiền số 24 đường Lý
Thái Tổ, P2, Q3, TPHCM, nơi hiện nay nếu có dịp đi ngang qua, nhiều
người sẽ không khỏi chạnh lòng khi biết rằng trước kia, đây là một cửa
hàng lớn chuyên kinh doanh xe gắn máy với từng dãy xe bóng loáng xếp
hàng. Ấy vậy mà chỉ trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ, vụ hỏa hoạn thảm khốc
đã biến tất cả ra tro bụi, kể cả 7 thành viên trong ngôi nhà. Hơn 6 năm
trôi qua, ngôi nhà vẫn còn nguyên những vệt khói ám đen đủi, trơ gan
cùng tuế nguyệt, mặc cho đời sống nhộn nhịp mỗi ngày vẫn diễn ra xung
quanh...
Do buôn bán, làm ăn nên nhà có 2 lớp cửa sắt kiên cố và cũng như nhiều nhà phố khác ngôi nhà này không có lối thoát hậu, ban công và cửa sổ là nơi duy nhất mọi người có thể lao ra nhưng không phải ai cũng đủ bình tĩnh tìm lối thoát khi nguy cấp. Nhiều người chứng kiến lúc đó vẫn còn nhớ như in hình ảnh một bà mẹ trẻ bụng mang bầu, tay ôm con lẩy bẩy ở lan can, đứa bé trên tay chị khóc thét. Vì tầng một khá thấp nên mọi người hét bảo chị quăng con xuống họ đỡ giùm, những người khác tìm được tấm bạt, căng ra bảo chị nhảy xuống, thế nhưng không hiểu sao chị cứ ôm con chạy ra chạy vào, vài lần rồi không thấy ra nữa…
Người mẹ ấy là chị La Thị Thanh L. Được biết, chồng chị vừa đi công tác nước ngoài thì thảm cảnh xảy ra.
Vợ chồng người hàng xóm nhà số 34 gần đấy ấm ức nhớ lại: “Bụng mang dạ chửa không dám nhảy xuống đã đành. Chẳng hiểu sao không chịu quăng con xuống…”. Nhiều người đoán do cô ta quá hoảng loạn nên quẫn trí. Người khác lại bảo thấy cô ta bình thản đi trở vào dường như muốn tự tử vì nghĩ cha mẹ, anh chị đã chết hết… Và hẳn nhiên không ai biết nguyên nhân thực sự, trừ người đã mất.
Khi lực lượng cứu hộ trấn áp được ngọn lửa, bắc thang leo lên thì thấy vài người chưa kịp chạy ra ban-công đã ngã quỵ giữa lối đi do ngạt khói. Vụ cháy đã quy tụ không chỉ lực lượng Phòng cháy chữa cháy TP mà còn cả Cảnh sát 113, Công an phường và Công an quận 3. Hơn 90 phút sau, khi ngọn lửa được dập tắt, ngoài 4 người được đưa đi cấp cứu, những người chứng kiến bàng hoàng vì thấy số người thiệt mạng quá lớn: 7 người, trong đó có đứa bé 3 tuổi và một bào thai.
Những người thiệt mạng đều là con và cháu ruột của chủ hộ: ông La Văn T. và bà Lữ Thị N. Ông bà may mắn thoát chết cùng với người con La Hành T. - bị bệnh tâm thần và một người làm đã tìm cách nhảy sang nóc nhà bên cạnh, chỉ bị gãy chân.
Theo lời khai và kết luận của cơ quan điều tra, người bất ngờ phóng hỏa chính là người con trai tâm thần của chủ nhà, từng được điều trị tại Bệnh viện Biên Hòa nhưng do ông bà T. thương con nên bảo lãnh về. Đến tận giờ, những người từng lấy lời khai của thủ phạm vẫn không khỏi ngỡ ngàng, đau xót khi nhớ lại hình ảnh người gây ra tai nạn thảm khốc trả lời lơ ngơ: “Do xin tiền cha mẹ không cho”, “Do cứ bị ép uống thuốc mãi”…
“Mỗi sáng, khi chúng tôi đi tập thể dục, cứ liếc nhìn về phía căn nhà trơ trụi, lạnh lẽo đó đều không khỏi ớn lạnh và buồn” - chị V. tiểu thương chợ Vườn Chuối, ngụ Nguyễn Thiện Thuật, P2, kể. “Càng buồn hơn khi không ít người chuyền tai nhau về cái bóng trắng ôm con đứng vẫy họ ở ban công, làm con nít sợ trối chết, cứ cắm đầu chạy mỗi khi đi ngang” - bác M. cán bộ về hưu, ngụ ở phường 2 nói.
Và cũng như bao nhiêu giai thoại được truyền khẩu về những ngôi nhà bỏ hoang khác trong thành phố, nhiều người dân quanh đấy kể rằng họ đã “tận mắt” nhìn thấy, nhiều người khác còn khẳng định đã nghe âm thanh sột soạt như tiếng chổi quét, cùng với tiếng lịch kịch, rổn rẻng từ trong nhà phát ra như ai đó đang dọn dẹp, quét tước, chuẩn bị bày hàng mỗi rạng sáng…
“Họ bị ám ảnh đấy thôi, ngôi nhà bỏ không lâu ngày chuột bọ rủ nhau làm ổ trong đó, hẳn nhiên là làm phát sinh âm thanh rồi. Mặt bằng ấy tiền không, nếu có ai đứng ra bán hoặc cho thuê sẽ có người lấy ngay” - vợ chồng chủ nhà số 34 áy náy.
“Vừa qua, khi có đợt kê khai trong toàn phường, chờ mãi cũng không thấy ai xuất hiện, chúng tôi đành phải tự kê khai giùm họ” - ông nói. “Mất mát quá lớn, tôi đoán họ vẫn chưa vượt qua được cú sốc tinh thần, còn màng gì tài sản” - đại úy Nguyễn Văn Sơn, công an khu vực P2 Q3 hơn 30 năm qua - người đã dũng cảm phá cửa lao vào cứu người, hiện trên tay ông vẫn còn vết sẹo khá dài - giọng chưa hết xúc động mỗi khi nhớ lại.
“Dạo mới cháy rất nhiều người tìm tới hỏi thăm. Có khi là thân nhân, bạn bè xa chưa kịp hay tin, khi là bác đưa thư cứ cầm những lá thư không còn người nhận, loay hoay không biết chuyển cho ai. Nhiều nhất là những người tới hỏi… giấy tờ xe. Họ mua xe ở cửa hàng này trước đó và được hẹn trở lại để lấy giấy”; “Đến bây giờ không thấy những người đó tới nữa. Chỉ thỉnh thoảng vài người tới hỏi thuê mặt bằng nhưng nghe mấy người rảnh rỗi xúm lại kể chuyện bóng người đứng trên lan can và tiếng chổi quét dọn, họ lẳng lặng bỏ đi mất!”; “Căn nhà nhìn sơ cũng đã thấy bị nứt nhiều, và hơi nghiêng. Chúng tôi mong người có chủ quyền hoặc thừa kế căn nhà này trở về xây dựng lại, để bộ mặt phố phường khang trang, để chúng tôi làm ăn buôn bán, để trẻ con không còn bỏ chạy mỗi khi đi ngang”; “Từ án mạng này, thông qua Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, chúng tôi nghĩ Nhà nước cần thiết phải đặt vấn đề nuôi giữ người bị tâm thần trong gia đình bởi họ không chỉ bất ngờ gây tai họa cho họ, cho gia đình mà còn cho cả những người xung quanh nữa” - nhiều bà con ngụ ở P2 góp chuyện.
SONG PHẠM
CẢI CHÍNH
Trong bài “Đi tìm ngôi mộ chú Hỏa” của tác giả Song Phạm trên Tuần san SGGP Thứ Bảy số 842, phát hành ngày 26-5-2007, tôi đã đọc lầm nên dịch sai câu đối ghi trước nhà chú Hỏa. Nay xin phiên âm và dịch nghĩa lại như sau:
“Văn tảo lưu phương, biệt tác hải thiên đường cấu
Tử chi dục tú, doãn nghi phú quý vân nhưng”
(Rong đẹp lưu thơm, riêng mở bể trời một cõi
Nấm tươi nở sáng, quả thành giàu có ngàn thu)
Vế sau dùng chữ “tử chi”, tên một loại nấm ký sinh trên cây gỗ chết khô nhưng cứng rắn không mục nát, tai nấm màu vàng sẫm ánh lên và hoa văn hình mây, có ý ví với việc chú Hỏa qua Việt Nam sinh sống nhưng tạo lập được sự nghiệp lớn.
Tôi chân thành xin lỗi tác giả Song Phạm và bạn đọc.
CAO TỰ THANH
Đây là bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Thành ngữ “con ma nhà họ Hứa” cũng từ đó mà ra, thậm chí kéo dài cho đến tận bây giờ với những phiên bản “con ma nhà họ Hứa”, “Con ma nhà họ Vương”... (!)
Bộ phim phỏng theo những lời đồn trong dân gian. Theo đó, người ta nói rằng Chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, độ tuổi thanh xuân, rất xinh đẹp lại ngoan hiền nên được cha hết mực cưng chiều.
Từ một bản tin...
Một ngày kia, cô gái ấy không xuất hiện. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà Chú Hỏa vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết.
Rồi một buổi sáng, người Sài Gòn đọc báo ngỡ ngàng thấy có mẩu tin Chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất vào giờ trùng nên tang lễ chỉ sơ sài, an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.
Tuy nhiên, hằng đêm, người dân xung quanh nhà Chú Hỏa vẫn nghe tiếng kêu khóc thảm thiết từ trong dinh thự và thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa xuất hiện bên cửa sổ.
Người ta đồn cô gái mắc bệnh phong hoặc bị tâm thần mà y học lúc đó không thể chữa trị. Do đó, dù có tiền muôn, bạc vạn, Chú Hỏa đã phải bất lực nhìn con đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, rồi chết dần, chết mòn.
Để không ảnh hưởng uy tín và kinh doanh, Chú Hỏa một mặt buộc phải đăng cáo phó là con gái đã mất, một mặt ông đã lệnh cho gia nhân nhốt con gái vào một căn phòng kín, nhưng vẫn chăm sóc chu đáo.
Hằng ngày, các gia nhân đều đưa thức ăn cho cô gái qua khung cửa nhỏ. Lời đồn nói rằng có một người thợ được mời vào sửa chữa trong nhà Chú Hỏa đã trông thấy việc làm nói trên.
Theo bản tin, Chú Hỏa đã kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu) cho đến ngày cô gái ấy thật sự qua đời tại nơi này.
... đến những lời đồn
Người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới ngôi biệt thự ở Long Hải để phục dịch... người chết.
Thời gian sau, nhiều tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và thấy quan tài... trống rỗng...
Một lời đồn đại khác đi xa hơn, nói rằng Chú Hỏa quá thương con gái đã qua đời khi còn quá trẻ, nên đã sắm một quan tài bằng đá để quàng giữ thi thể của con gái và đặt trong một căn phòng của nhà Chú Hỏa.
Nhân ngày giỗ đầu của con gái, Chú Hỏa đã sai gia nhân làm lễ cúng cơm cho con gái kèm với lễ vật là một chiếc váy màu trắng và một con búp bê. Gia nhân làm lễ cúng đó đã bỏ chạy khi thấy hình ảnh cô gái ngồi trên chiếc quan tài đá, tay cầm chiếc váy trắng, tay ôm búp bê và chén cơm bị vơi phân nửa...
Người ta nói rằng sau sự việc đó Chú Hỏa đã bí mật chôn cất quan tài bằng đá có đựng thi thể con gái một cách bí mật.
Trong quyển sách tựa đề là Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa xuất bản ở hải ngoại, tác giả Phạm Phong Dinh còn viết cô con gái Chú Hỏa tên là Hứa Tiểu Lan mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa, từng được nhiều người thấy xuất hiện dưới dạng cái bóng trắng đi vòng quanh những nấm mồ... (!)
Thực hư thế nào?
Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp về thăm lại nhà Chú Hỏa, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, nơi cha chú họ đã xây dựng.
Một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa khẳng định Chú Hỏa - Huang Wen Hua - Jean Baptiste Hui Bon Hoa chỉ có ba người con trai, lần lượt mang tên là: Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa).
Nghĩa là Chú Hỏa không có người con gái nào cả. Và Chú Hỏa không phải họ Hứa (tên đầy đủ theo sự suy đón là Hứa Bổn Hòa) mà Chú Hỏa có họ Huỳnh, Huỳnh Văn Hoa.
Dốc Chú Hỏa
Đi quốc lộ 1K hướng từ Thủ Đức đến Biên Hòa, đoạn gần ngã tư Bình Thung, qua một ngọn đồi rồi đổ xuống tạo thành con dốc lớn có tên là “Dốc Chú Hỏa”. Sở dĩ mang tên như vậy là vì dốc nằm sát với khu nghĩa trang của gia đình chú Hỏa.
Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô, là một nghĩa trang cũ của người Hoa. Trong số các ngôi mộ ở đây có mộ của các con, cháu của Chú Hỏa cùng những thành viên khác trong gia tộc.
Ba ngôi mộ lớn ở đây chính là mộ của ba người con trai của Chú Hỏa: Huỳnh Trọng Huấn, Huỳnh Trọng Tán và Huỳnh Trọng Bình.
Gần đó, còn có năm ngôi mộ khác cũng thuộc dòng họ Huỳnh: Huỳnh Vĩnh Thái, Huỳnh Dương Tố Lan, Huỳnh Vương Châu Cần, Huỳnh Vương Loan Hồng, Huỳnh Vương Thục Khoan.
Bà con địa phương cho biết từng có một số ngôi mộ thuộc dòng họ Huỳnh đã bị giải tỏa trong quá trình mở rộng quốc lộ 1K trước đây, đó là chưa kể nhiều nhà dân từng xây cất ngay trên mấy ngôi mộ.
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Những ngôi nhà “dị thường” trong thành phố
Giai thoại nhà chú Hỏa
Tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính,
Q1, TPHCM trải qua bao thời gian, tòa nhà vẫn sừng sững với dáng dấp cổ
kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và
ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật
thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò
bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người
Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.
Đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)
Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhớ.
Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều” và không eo xách, làm khó người mướn phố”.
Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.
Rất nhiều người kể, trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”.
Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt. Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là… đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là “trùm nhà đất”, mà “kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất” - nhiều người bình luận.
Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.
Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.
Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ.
Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.
Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.
SONG PHẠM
Đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)
Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhớ.
- Vua nhà đất
Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều” và không eo xách, làm khó người mướn phố”.
Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.
- Mua ve chai nhặt được vàng
Rất nhiều người kể, trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”.
Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt. Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là… đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là “trùm nhà đất”, mà “kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất” - nhiều người bình luận.
Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.
Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.
- Dinh thự có 99 cửa
Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ.
Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.
Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.
SONG PHẠM
Những ngôi nhà “dị thường” trong thành phố
Kỳ II: “Hồn ma” trong ngôi nhà cổ
- Giai thoại
Theo những lời đồn đại, chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.
Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).
Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…
Các câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…
Về ngôi biệt thự ở Long Hải, người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới Long Hải để phục dịch cho… người chết. Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…
Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”.
- Sự thật?
Càng về sau, khi những lời xầm xì làm ảnh hưởng đến chuyện làm ăn kinh doanh và uy tín của cả gia đình, dù rất đau đớn, chú Hỏa một mặt cáo phó cho con gái, mặt khác kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), sai người tiếp tục trông nom, chăm sóc cho đến ngày cô gái ấy thực sự qua đời tại nơi này. Thế nhưng, con người thành đạt và giàu có vốn rất giỏi suy tính ấy ít nhất đã tính sai trong việc đánh lừa dư luận bởi sau đó những lời đồn đãi còn dữ dội hơn và ngày càng đi quá xa.
Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, cũng theo nhiều người, mọi sự thật về chú Hỏa và con gái chú đã theo chú xuống mồ.
- “Con ma nhà họ Hứa” trở lại?
Nhưng, trong một chuyến về nước, đạo diễn Lê Hoàng Hoa - một đạo diễn say mê làm phim kinh dị hiện đang sinh sống tại Ba Lan - đã hâm nóng sự quan tâm của mọi người về đề tài “hồn ma con gái chú Hỏa”. Ông dự kiến sẽ làm bộ phim kinh dị với tựa đề “Con ma nhà họ Hứa trở về” với các diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Lê Khanh, Thúy Hằng... Bối cảnh được tiết lộ sẽ quay tại Đà Lạt (trong một ngôi biệt thự rất nổi tiếng bởi lâu nay chịu cảnh hoang phế cũng vì lời đồn đoán có… ma!). Chưa biết chuyện phim sẽ khai thác đề tài này ở góc độ nào nhưng theo nhận định của một số người trong nghề, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của khán giả bởi sự hấp dẫn, gợi tò mò vốn có của câu chuyện mang đầy màu sắc ly kỳ này.
Những ngôi nhà “dị thường” trong thành phố
Kỳ III: Đi tìm ngôi mộ chú Hỏa
Những chiếc lá tìm về cội
Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp trở về, mục đích thăm lại cảnh trí cũ, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, “Nơi ông cố của chúng tôi đã xây dựng từ thập niên 20 của thế kỷ trước, với sự giúp sức của một kiến trúc sư người Pháp và hoàn tất vào năm 1925. Hiện trang web của khách sạn, ở phần lịch sử cũng có ghi, tuy sai một chút ở tên ông tôi” - một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa - cho biết.
Tháng 4-1975, Eddie theo gia đình sang Pháp khi còn trong bụng mẹ. Những thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa ghé thăm ngôi nhà lừng lẫy của dòng họ và tỏ ý hài lòng thấy nơi đây giờ trở thành một bảo tàng lớn của thành phố. “Có lẽ đây là thay đổi tốt nhất đối với ngôi nhà bởi chúng tôi luôn có thể vào tham quan và chí ít chúng tôi cũng có thể biết được tình trạng bảo quản nó” - Eddie chia sẻ. Có thể điều duy nhất khiến họ không hài lòng là nhìn thấy một sân chơi cầu lông thô sơ ngay giữa khoảng sân đẹp nhất của ngôi nhà, ít nhiều phá đi màu sắc và không gian tổng thể, đồng thời làm vơi đi vẻ cổ kính và mỹ quan của một bảo tàng.
Bà Nguyễn Thị Đức, Giám đốc bảo tàng đã tiếp đón các thành viên gia đình Hui Bon Hoa một cách thân tình và cử người tháp tùng đoàn trong các chuyến tham quan. “Các thành viên đều thuộc đời cháu của chú Hỏa, họ lại sống ở nước ngoài khá lâu nên ký ức về gia đình trước đây không còn nhiều, dù chúng tôi có ý tìm hiểu” - bà Đức cho biết.
Bí ẩn bao trùm
Rất nhiều người cao tuổi vẫn còn nhớ, khi mất chú Hỏa đã được gia đình an táng ở khu vực gần núi Chiêu Thái (nay là núi Châu Thới). Họ nói chú Hỏa đã xem phong thủy rất kỹ mới chọn khu vực này, vì đó là nơi có long mạch hiếm thấy, thích hợp làm nơi an nghỉ, đồng thời con cháu nhiều đời sau nhờ đấy mà làm ăn thịnh vượng.
Nơi đây có 2 ngọn núi thấp (Bửu Long và Long Ẩn), là nơi “rồng ngủ”. Nếu quan sát từ trên cao sẽ thấy ngôi Bửu Long cổ tự kết hợp cùng các gò đống lồi lõm uốn quanh, cấu thành hình một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang qua lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại, xã Tân Thành). Địa danh Bửu Long và Long Ẩn ra đời từ đây và cũng không phải ngẫu nhiên mà tên gọi các địa danh quanh đây đều có chữ “Long” như Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình… Theo đó, núi Long Ẩn là đầu rồng, chuỗi gò đống nối dài kể trên là mình rồng uốn khúc và núi Châu Thới phía Nam là đuôi rồng vểnh cao. Đầu rồng quay về hướng Bắc, ngậm “trái châu” là khu vực Bình Điện.
Cũng theo những người cao tuổi, tâm nguyện của chú Hỏa là được quay đầu về phương Bắc cố quốc.
|
Từ những thông tin rất sơ sài trên, chúng tôi đi tìm lại ngôi mộ của chú Hỏa. Từ chân lên đến tận đỉnh núi Châu Thới có một số ngôi mộ cổ, đơn sơ lẫn hoành tráng nhưng được biết trong đó không có mộ của chú Hỏa. “Ngược trở lại khoảng 1 cây số về hướng Bình Dương, nơi có một con dốc mang tên chú Hỏa, quẹo tay phải, vào chừng vài trăm mét, tiếp tục hỏi thăm những người dân nơi đó là ra” - một người chạy xe ôm cho biết.
Dốc chú Hỏa thuộc quốc lộ 1K (đường Kha Vạn Cân cũ), xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô là một nghĩa trang cũ của người Hoa với bạt ngàn mồ mả rất đặc trưng. Mộ chú Hỏa không nằm trong khu vực ấy. Một nhân viên khu lò thiêu chỉ dẫn: “Vào nhà dân mà hỏi, vì hình như người ta đã… xây nhà lên mộ của ông ta” (!).
Hỏi thăm vài người dân quanh đấy, lạ sao ai cũng cho biết “mộ chú Hỏa nằm đâu đó trong khu vực dân cư này” - họ nói - nhưng hầu như chẳng ai biết nơi chính xác.
Tại khu nhà khá lụp xụp, có vẻ như là khu dân cư mới với nhiều ngôi nhà vừa cất mới toanh, đường đất, rào thưa trồng râm bụt, một người đàn ông trung niên hỏi lại chúng tôi: “Lăng và mộ chú Hỏa nhiều lắm, bốn năm cái, muốn tìm cái nào?” (?!). Những người khác góp chuyện: “Không hiểu sao nhiều người đi tìm mộ chú Hỏa thế nhưng hình như chưa ai biết đích xác nó ở đâu”. Một người khác chỉ “Ở đây”; người khác nữa nói “Ở kia”; thêm vài người chêm vào: “Đó chỉ là mộ giả, mộ rỗng thôi. Mộ thật không ai biết hết”.
Hài cốt chú Hỏa vẫn còn tại VN?
Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra ngôi nhà của một người cháu chú Hỏa, tên Lương, đang ngụ tại chính khu vực này, ở phía tận cùng của một con hẻm nhỏ, vắng. Ngôi nhà trệt to, gần như to nhất xóm và đẹp, xung quanh có vườn rộng trồng nhiều cây trái và nuôi nhiều chó dữ. “Ông Lương không có nhà” - vợ và con ông nói với qua cổng rào. Bà còn cho biết ông Lương lãng tai, rất khó tính và không thích tiếp khách, do trước đây có nhiều người nhận là con cháu xa, lân la hỏi thăm mộ chú Hỏa. Thế nhưng khi ông Lương truy nguồn gốc, lai lịch thì họ đều ấm ớ. Bà cho biết mộ chú Hỏa đang ở tận bên… Tàu. Chúng tôi hỏi, vậy con cháu chú Hỏa vừa từ Pháp về thăm mộ ai? Bà Lương lại nói họ đã bốc hài cốt chú Hỏa và mang theo về Pháp rồi (!). Và bà nói những cái mộ nằm lẫn trong nhà dân là mộ của các chú Mười Một, Mười Hai… (con thứ 11, 12 của chú Hỏa - PV).
Chú Hỏa và gia đình ông cố tình tạo nhiều ngôi mộ giả nhằm đánh lạc hướng dư luận? Thực chất có thể chú Hỏa vẫn nằm lại Việt Nam, đầu hướng về cố quốc, như tâm nguyện trước lúc vĩnh viễn ra đi, mang theo mình những bí ẩn và huyền thoại chưa bao giờ ngớt xôn xao.
Một nhà nghiên cứu lịch sử thành phố cho biết, sở dĩ cho đến nay hầu như không ai biết thực chất chú Hỏa hiện đang “nằm” ở đâu, rất có thể bởi 2 lý do sau: 1. Do phong tục, người Hoa thường táng theo người chết nhiều đồ quý giá. Người lừng lẫy như chú Hỏa không thể không chôn theo nhiều báu vật. Nếu suy luận này đúng sẽ không ít kẻ chực chờ để đào trộm mồ mả chú, mong vớ bở. 2. Nơi chôn cất chú Hỏa nếu được xem như “long mạch” theo địa lý, phong thủy thì con cháu rất sợ để người ngoài biết, long mạch bị chạm sẽ gây bất ổn cho gia đạo.
SONG PHẠM
Những ngôi nhà “dị thường” trong thành phố
Kỳ IV: Ngôi nhà của ngọn lửa oan nghiệt
- Ngọn lửa oan nghiệt
Do buôn bán, làm ăn nên nhà có 2 lớp cửa sắt kiên cố và cũng như nhiều nhà phố khác ngôi nhà này không có lối thoát hậu, ban công và cửa sổ là nơi duy nhất mọi người có thể lao ra nhưng không phải ai cũng đủ bình tĩnh tìm lối thoát khi nguy cấp. Nhiều người chứng kiến lúc đó vẫn còn nhớ như in hình ảnh một bà mẹ trẻ bụng mang bầu, tay ôm con lẩy bẩy ở lan can, đứa bé trên tay chị khóc thét. Vì tầng một khá thấp nên mọi người hét bảo chị quăng con xuống họ đỡ giùm, những người khác tìm được tấm bạt, căng ra bảo chị nhảy xuống, thế nhưng không hiểu sao chị cứ ôm con chạy ra chạy vào, vài lần rồi không thấy ra nữa…
Người mẹ ấy là chị La Thị Thanh L. Được biết, chồng chị vừa đi công tác nước ngoài thì thảm cảnh xảy ra.
Vợ chồng người hàng xóm nhà số 34 gần đấy ấm ức nhớ lại: “Bụng mang dạ chửa không dám nhảy xuống đã đành. Chẳng hiểu sao không chịu quăng con xuống…”. Nhiều người đoán do cô ta quá hoảng loạn nên quẫn trí. Người khác lại bảo thấy cô ta bình thản đi trở vào dường như muốn tự tử vì nghĩ cha mẹ, anh chị đã chết hết… Và hẳn nhiên không ai biết nguyên nhân thực sự, trừ người đã mất.
Khi lực lượng cứu hộ trấn áp được ngọn lửa, bắc thang leo lên thì thấy vài người chưa kịp chạy ra ban-công đã ngã quỵ giữa lối đi do ngạt khói. Vụ cháy đã quy tụ không chỉ lực lượng Phòng cháy chữa cháy TP mà còn cả Cảnh sát 113, Công an phường và Công an quận 3. Hơn 90 phút sau, khi ngọn lửa được dập tắt, ngoài 4 người được đưa đi cấp cứu, những người chứng kiến bàng hoàng vì thấy số người thiệt mạng quá lớn: 7 người, trong đó có đứa bé 3 tuổi và một bào thai.
Những người thiệt mạng đều là con và cháu ruột của chủ hộ: ông La Văn T. và bà Lữ Thị N. Ông bà may mắn thoát chết cùng với người con La Hành T. - bị bệnh tâm thần và một người làm đã tìm cách nhảy sang nóc nhà bên cạnh, chỉ bị gãy chân.
Theo lời khai và kết luận của cơ quan điều tra, người bất ngờ phóng hỏa chính là người con trai tâm thần của chủ nhà, từng được điều trị tại Bệnh viện Biên Hòa nhưng do ông bà T. thương con nên bảo lãnh về. Đến tận giờ, những người từng lấy lời khai của thủ phạm vẫn không khỏi ngỡ ngàng, đau xót khi nhớ lại hình ảnh người gây ra tai nạn thảm khốc trả lời lơ ngơ: “Do xin tiền cha mẹ không cho”, “Do cứ bị ép uống thuốc mãi”…
- Bóng trắng và tiếng chổi quét trong ngôi nhà vắng
“Mỗi sáng, khi chúng tôi đi tập thể dục, cứ liếc nhìn về phía căn nhà trơ trụi, lạnh lẽo đó đều không khỏi ớn lạnh và buồn” - chị V. tiểu thương chợ Vườn Chuối, ngụ Nguyễn Thiện Thuật, P2, kể. “Càng buồn hơn khi không ít người chuyền tai nhau về cái bóng trắng ôm con đứng vẫy họ ở ban công, làm con nít sợ trối chết, cứ cắm đầu chạy mỗi khi đi ngang” - bác M. cán bộ về hưu, ngụ ở phường 2 nói.
Và cũng như bao nhiêu giai thoại được truyền khẩu về những ngôi nhà bỏ hoang khác trong thành phố, nhiều người dân quanh đấy kể rằng họ đã “tận mắt” nhìn thấy, nhiều người khác còn khẳng định đã nghe âm thanh sột soạt như tiếng chổi quét, cùng với tiếng lịch kịch, rổn rẻng từ trong nhà phát ra như ai đó đang dọn dẹp, quét tước, chuẩn bị bày hàng mỗi rạng sáng…
“Họ bị ám ảnh đấy thôi, ngôi nhà bỏ không lâu ngày chuột bọ rủ nhau làm ổ trong đó, hẳn nhiên là làm phát sinh âm thanh rồi. Mặt bằng ấy tiền không, nếu có ai đứng ra bán hoặc cho thuê sẽ có người lấy ngay” - vợ chồng chủ nhà số 34 áy náy.
- Phế tích đến bao giờ?
“Vừa qua, khi có đợt kê khai trong toàn phường, chờ mãi cũng không thấy ai xuất hiện, chúng tôi đành phải tự kê khai giùm họ” - ông nói. “Mất mát quá lớn, tôi đoán họ vẫn chưa vượt qua được cú sốc tinh thần, còn màng gì tài sản” - đại úy Nguyễn Văn Sơn, công an khu vực P2 Q3 hơn 30 năm qua - người đã dũng cảm phá cửa lao vào cứu người, hiện trên tay ông vẫn còn vết sẹo khá dài - giọng chưa hết xúc động mỗi khi nhớ lại.
“Dạo mới cháy rất nhiều người tìm tới hỏi thăm. Có khi là thân nhân, bạn bè xa chưa kịp hay tin, khi là bác đưa thư cứ cầm những lá thư không còn người nhận, loay hoay không biết chuyển cho ai. Nhiều nhất là những người tới hỏi… giấy tờ xe. Họ mua xe ở cửa hàng này trước đó và được hẹn trở lại để lấy giấy”; “Đến bây giờ không thấy những người đó tới nữa. Chỉ thỉnh thoảng vài người tới hỏi thuê mặt bằng nhưng nghe mấy người rảnh rỗi xúm lại kể chuyện bóng người đứng trên lan can và tiếng chổi quét dọn, họ lẳng lặng bỏ đi mất!”; “Căn nhà nhìn sơ cũng đã thấy bị nứt nhiều, và hơi nghiêng. Chúng tôi mong người có chủ quyền hoặc thừa kế căn nhà này trở về xây dựng lại, để bộ mặt phố phường khang trang, để chúng tôi làm ăn buôn bán, để trẻ con không còn bỏ chạy mỗi khi đi ngang”; “Từ án mạng này, thông qua Tuần san Sài Gòn Giải Phóng Thứ Bảy, chúng tôi nghĩ Nhà nước cần thiết phải đặt vấn đề nuôi giữ người bị tâm thần trong gia đình bởi họ không chỉ bất ngờ gây tai họa cho họ, cho gia đình mà còn cho cả những người xung quanh nữa” - nhiều bà con ngụ ở P2 góp chuyện.
SONG PHẠM
CẢI CHÍNH
Trong bài “Đi tìm ngôi mộ chú Hỏa” của tác giả Song Phạm trên Tuần san SGGP Thứ Bảy số 842, phát hành ngày 26-5-2007, tôi đã đọc lầm nên dịch sai câu đối ghi trước nhà chú Hỏa. Nay xin phiên âm và dịch nghĩa lại như sau:
“Văn tảo lưu phương, biệt tác hải thiên đường cấu
Tử chi dục tú, doãn nghi phú quý vân nhưng”
(Rong đẹp lưu thơm, riêng mở bể trời một cõi
Nấm tươi nở sáng, quả thành giàu có ngàn thu)
Vế sau dùng chữ “tử chi”, tên một loại nấm ký sinh trên cây gỗ chết khô nhưng cứng rắn không mục nát, tai nấm màu vàng sẫm ánh lên và hoa văn hình mây, có ý ví với việc chú Hỏa qua Việt Nam sinh sống nhưng tạo lập được sự nghiệp lớn.
Tôi chân thành xin lỗi tác giả Song Phạm và bạn đọc.
CAO TỰ THANH
Những câu chuyện để đời ở tiệm trà 103 tuổi giữa trung tâm Sài Gòn
Mặc dù năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng
bà Kha Quyên, chủ nhân đời thứ 2 của tiệm trà Ô Tòng Ký vẫn còn nhớ như
in những câu chuyện do cha bà truyền lại về hành trình từ những ngày đầu
rời bỏ quê hương đến Sài Gòn tìm đất sống mới.
Bằng chất giọng Việt lơ lớ đặc trưng của những người Hoa thế hệ trước, bà Kha Quyên bồi hồi kể lại: “Tổ
phụ của tui vốn là người ở bên Trung Hoa, bởi chiến tranh loạn lạc nên
phải bỏ quê mà ra đi. Hồi đó người Hoa ở Sài Gòn đông lắm và được chia
thành nhiều bang hội như Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông,… Lúc mới đến
Sài Gòn này, cha tui cũng làm đủ nghề để sinh sống. Đến năm 1913, đủ
vốn rồi mới xoay ra mở tiệm trà này rồi phát đạt dần lên. Cái tiệm này
đã trải qua bốn đời và tính tới nay là đã tròn 103 tuổi.”
Bà Kha Quyên cho biết, toàn bộ 35 căn
nhà đối diện cánh tây chợ Bến Thành đều thuộc quyền sở hữu của gia đình
chú Hỏa, một trong những đại gia khét tiếng Sài Gòn lúc đó. Để mở tiệm,
gia đình bà Kha Quyên lúc đó đã thuê lại căn nhà số 13 đường Rue
Schroeder đối diện cửa Tây chợ. Sau thời Pháp thuộc, con đường được đổi
tên thành Phan Châu Trinh và giữ cái tên đó cho đến hôm nay. Tuy nhiên,
số thứ tự của những căn nhà này vẫn không thay đổi suốt hơn 100 năm qua.
Cũng theo lời bà Kha Quyên, tiệm trà Ô
Tòng Ký của gia đình bà trước đây ngoài việc buôn bán mặt hàng chính là
các loại trà còn buôn bán các dòng rượu được nhập cảng từ châu Âu để
phục vụ cho giới thượng lưu Sài Gòn đương thời như: Cantina, Champagne,
Cognac,… Bên cạnh đó, gia đình bà còn làm ra những món bánh theo mùa như
bánh Trung thu vào dịp Rằm tháng 8 hay thèo lèo và dịp Tết được mọi
người rất ưa chuộng. Vào thời thịnh đạt nhất của Ô Tòng Ký, những lúc
cao điểm như lễ Tết, hàng hóa phải nhập về liên tục, chất kín cả khu vực
bên trong nhà mới đủ cung cấp cho nhu cầu của khách mua.
Nhưng rồi cùng với sự biến đổi của thời
cuộc, tiệm trà Ô Tòng Ký dần trở nên sa sút. Bây giờ ngồi nhắc lại những
giai đoạn khó khăn nhất, bà Kha Quyên không khỏi chạnh lòng:
“Giờ ngày ngày mở cửa tiệm ra như
vậy thôi chứ có buôn bán gì nữa đâu. Nhưng tiếc cái công gìn giữ qua bốn
đời rồi, nên cứ mở cửa ra vậy cho đỡ buồn. Có nhiều người buôn đồ cổ cả
trong nước lẫn nước ngoài tới hỏi mua lại mấy món trong tiệm này như bộ
cân hay mấy chục cái thùng đựng trà này rồi đó chứ. Tới cái tay nắm cửa
tủ rượu này họ cũng hỏi mua nữa. Nhưng tui nhất định không bán, mình cứ
để vậy đi ra đi vô còn nhìn ngắm chứ bán làm gì.” - Bà Kha Quyên cười buồn.
Sinh sống ở Sài Gòn vắt qua hai thế kỷ
khi mà chú Hỏa còn là cái tên thống trị trong giới thương nhân Hoa kiều,
bà Kha Quyên có cơ hội chứng kiến đầy đủ sự giàu có, cự phách của gia
đình chú Hỏa thời bấy giờ.
“Giàu có không biết bao nhiêu mà kể.
Nội trong Sài Gòn này, chú Hỏa sở hữu cũng gần 8000 căn nhà. Nhà thương
Sài Gòn với Nhà bảo sanh Từ Dũ cũng là của ổng xây lên rồi hiến tặng
lại cho nhà nước Pháp. Toàn bộ 35 căn nhà bên cánh Tây chợ Bến Thành này
kể cả cái tiệm trà này của nhà tui cũng là thuê lại của gia đình chú
Hỏa hết. Nhà chú Hỏa thời đó còn đẹp hơn cả Dinh Thống đốc Nam kỳ nữa
mà. Đứng ở chỗ này nhìn lên là thấy nhà ổng còn nguyên đó. Đẹp lắm!” - Bà Quyên không giấu nổi vẻ trầm trồ trong lời kể của mình.
Khi được hỏi về tung tích của gia đình chú Hỏa, bà Kha Quyên cho
biết, sau năm 1975, toàn bộ gia đình họ đã chuyển sang sinh sống ở các
nước châu Âu và tiếp tục công việc kinh doanh. Theo những gì bà được
biết, hiện này dòng họ Hứa của chú Hỏa vẫn là một trong những dòng họ có
tiếng trong giới thương nhân Hoa kiều và sinh sống rải rác khắp ở các
nước châu Âu. Và thi thoảng vẫn có những con cháu của chú Hỏa về Sài Gòn
để thăm lại nơi mà một thời gia đình họ đã tạo nên tiếng tăm lừng lẫy.
“Nhưng mà còn ai nữa đâu. Những
người ở đây ngày trước họ đi hết rồi. Chỉ còn mỗi gia đình tui là ở lại
căn nhà này với giữ lại cái tiệm trà từ xưa đến giờ thôi. Cứ ráng mà giữ
vậy. Thi thoảng, có những người từ xa về đi tìm lại chốn cũ, có mình
còn ở đó, họ ghé lại uống ly nước trà với nói dăm ba chuyện thôi là cũng
vui rồi.” - Bà Kha Quyên kết thúc câu chuyện bằng tiếng cười giòn
giã rồi quay trở vào cánh cửa đằng sau những kệ tủ của tiệm trà mang đầy
vẻ u tịch, đối lập hẳn với nhịp sống xô bồ, ồn ã của phố thị ở phía
ngoài kia.
Những câu chuyện để đời ở tiệm trà 103 tuổi giữa trung tâm Sài Gòn là một trong những bài viết nằm trong tuyến bài đặc biệt về Sài Gòn muôn màu của Tạp chí điện tử Saostar.
Những tình cảm, ký ức - những câu chuyện cảm động và đầy thú vị về Sài Gòn mà bạn có/ biết hay chứng kiến - Hãy gửi qua email: doisong@saostar.vn để cùng chia sẻ cho tất cả mọi người cùng “ấm áp”, bạn nhé!
Vì một Sài Gòn xinh đẹp và phát triển hùng mạnh, chúng tôi chào đón tất cả những người con - những người muốn thuộc về/ yêu mảnh đất này.
Cường Nguyễn Minh Đạo
Nhà Chú Hỏa có con ma nào họ Hứa không?
(18:49:04 PM 30/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Trước
1975, ở Sài Gòn, hãng phim tư nhân Dạ Lý Hương đã sản xuất bộ phim Con
ma nhà họ Hứa, với lời giới thiệu là chuyện phim phỏng theo bị kịch xảy
ra trong gia đình Chú Hỏa.
Đây là bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Thành ngữ “con ma nhà họ Hứa” cũng từ đó mà ra, thậm chí kéo dài cho đến tận bây giờ với những phiên bản “con ma nhà họ Hứa”, “Con ma nhà họ Vương”... (!)
Bộ phim phỏng theo những lời đồn trong dân gian. Theo đó, người ta nói rằng Chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, độ tuổi thanh xuân, rất xinh đẹp lại ngoan hiền nên được cha hết mực cưng chiều.
Từ một bản tin...
Một ngày kia, cô gái ấy không xuất hiện. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà Chú Hỏa vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết.
Rồi một buổi sáng, người Sài Gòn đọc báo ngỡ ngàng thấy có mẩu tin Chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất vào giờ trùng nên tang lễ chỉ sơ sài, an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.
Tuy nhiên, hằng đêm, người dân xung quanh nhà Chú Hỏa vẫn nghe tiếng kêu khóc thảm thiết từ trong dinh thự và thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa xuất hiện bên cửa sổ.
Người ta đồn cô gái mắc bệnh phong hoặc bị tâm thần mà y học lúc đó không thể chữa trị. Do đó, dù có tiền muôn, bạc vạn, Chú Hỏa đã phải bất lực nhìn con đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, rồi chết dần, chết mòn.
Để không ảnh hưởng uy tín và kinh doanh, Chú Hỏa một mặt buộc phải đăng cáo phó là con gái đã mất, một mặt ông đã lệnh cho gia nhân nhốt con gái vào một căn phòng kín, nhưng vẫn chăm sóc chu đáo.
Hằng ngày, các gia nhân đều đưa thức ăn cho cô gái qua khung cửa nhỏ. Lời đồn nói rằng có một người thợ được mời vào sửa chữa trong nhà Chú Hỏa đã trông thấy việc làm nói trên.
Theo bản tin, Chú Hỏa đã kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu) cho đến ngày cô gái ấy thật sự qua đời tại nơi này.
... đến những lời đồn
Người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới ngôi biệt thự ở Long Hải để phục dịch... người chết.
Thời gian sau, nhiều tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và thấy quan tài... trống rỗng...
Một lời đồn đại khác đi xa hơn, nói rằng Chú Hỏa quá thương con gái đã qua đời khi còn quá trẻ, nên đã sắm một quan tài bằng đá để quàng giữ thi thể của con gái và đặt trong một căn phòng của nhà Chú Hỏa.
Nhân ngày giỗ đầu của con gái, Chú Hỏa đã sai gia nhân làm lễ cúng cơm cho con gái kèm với lễ vật là một chiếc váy màu trắng và một con búp bê. Gia nhân làm lễ cúng đó đã bỏ chạy khi thấy hình ảnh cô gái ngồi trên chiếc quan tài đá, tay cầm chiếc váy trắng, tay ôm búp bê và chén cơm bị vơi phân nửa...
Người ta nói rằng sau sự việc đó Chú Hỏa đã bí mật chôn cất quan tài bằng đá có đựng thi thể con gái một cách bí mật.
Trong quyển sách tựa đề là Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa xuất bản ở hải ngoại, tác giả Phạm Phong Dinh còn viết cô con gái Chú Hỏa tên là Hứa Tiểu Lan mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa, từng được nhiều người thấy xuất hiện dưới dạng cái bóng trắng đi vòng quanh những nấm mồ... (!)
Thực hư thế nào?
Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp về thăm lại nhà Chú Hỏa, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, nơi cha chú họ đã xây dựng.
Một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa khẳng định Chú Hỏa - Huang Wen Hua - Jean Baptiste Hui Bon Hoa chỉ có ba người con trai, lần lượt mang tên là: Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa).
Nghĩa là Chú Hỏa không có người con gái nào cả. Và Chú Hỏa không phải họ Hứa (tên đầy đủ theo sự suy đón là Hứa Bổn Hòa) mà Chú Hỏa có họ Huỳnh, Huỳnh Văn Hoa.
Dốc Chú Hỏa
Đi quốc lộ 1K hướng từ Thủ Đức đến Biên Hòa, đoạn gần ngã tư Bình Thung, qua một ngọn đồi rồi đổ xuống tạo thành con dốc lớn có tên là “Dốc Chú Hỏa”. Sở dĩ mang tên như vậy là vì dốc nằm sát với khu nghĩa trang của gia đình chú Hỏa.
Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô, là một nghĩa trang cũ của người Hoa. Trong số các ngôi mộ ở đây có mộ của các con, cháu của Chú Hỏa cùng những thành viên khác trong gia tộc.
Ba ngôi mộ lớn ở đây chính là mộ của ba người con trai của Chú Hỏa: Huỳnh Trọng Huấn, Huỳnh Trọng Tán và Huỳnh Trọng Bình.
Gần đó, còn có năm ngôi mộ khác cũng thuộc dòng họ Huỳnh: Huỳnh Vĩnh Thái, Huỳnh Dương Tố Lan, Huỳnh Vương Châu Cần, Huỳnh Vương Loan Hồng, Huỳnh Vương Thục Khoan.
Bà con địa phương cho biết từng có một số ngôi mộ thuộc dòng họ Huỳnh đã bị giải tỏa trong quá trình mở rộng quốc lộ 1K trước đây, đó là chưa kể nhiều nhà dân từng xây cất ngay trên mấy ngôi mộ.
Theo HỒ TƯỜNG/TTO
Nhận xét
Đăng nhận xét