KIẾP GIANG HỒ 219
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tiết lộ khó tin về Hồ Việt Sử -Tổng giám đốc công ty nghìn tỷ là đàn em 1 thời của ông trùm Năm Cam
Hồ Việt Sử - ông trùm “chia ba Sài thành” (Kỳ 1): Đường vào giang hồ
Từ cuộc sống cơ cực, Hồ Việt Sử từng bước vượt lên để có cuộc sống vương giả hơn. Trong cuộc chiến đấu, cạnh tranh khốc liệt ở hệ thống các vũ trường Phương Nam, Sử dấn thân vào chốn giang hồ và khẳng định "số má" nhanh một cách ít ai có thể ngờ tới.
Đến sau này, bản thân Hồ Việt Sử cũng chẳng hề ngờ rằng, ranh giới giữa cái tốt và xấu lại mong manh đến vậy.
Vừa bước sang tuổi 22, Hồ Việt Sử đã xuất ngũ sau 3 năm chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Về lại quê, Sử mở một nhà máy xay xát lúa nhỏ ở thị trấn Tri Tôn (An Giang). Tại đây, Sử quen và yêu một cô gái, chỉ ít lâu sau hai người thành vợ chồng. Hai đứa con lần lượt ra đời, có vợ đẹp con ngoan, Sử làm việc ngày đêm để lo cho mái ấm gia đình. Anh chẳng ngại ngần đi ra đồng cày bừa thuê hay gặt lúa giúp bà con mỗi khi có ai đó trong xóm nhờ.
Những ngày khổ cực như dần được bù đắp, gia đình Sử tằn tiện tích cóp được một số vốn nhỏ. Đêm về, Hồ Việt Sử vắt tay lên trán, trăn trở về cuộc sống tương lai. Nếu chỉ ngày ngày ôm cái máy xay xát thì không biết ngày nào cuộc sống mới khá được lên. Khao khát làm giàu sục sôi, thế là Sử bắt đầu tập tành cho những chuyến đi buôn ngược xuôi.
Cuộc sống những năm đất nước còn khó khăn, người dân nào có được một chiếc xe gắn máy thì đã được xem là khá giả. Những chiếc xe chủ yếu được nhập nguyên "con", giá thành rất cao. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng phương tiện này của người dân cộng với thời gian từng sinh sống tại nước bạn, Hồ Việt Sử nhanh chóng bắt mối để bước vào con đường đi buôn "xe nghĩa địa". Liên tục những chuyến hàng đưa về từ bên kia biên giới qua ngả An Giang về TP.HCM tiêu thụ. Thời đó ít người có con mắt nhìn thấy miếng bánh siêu lợi nhuận này nên chẳng mấy chốc, trong tay Sử đã "tụ" được một số vốn khá lớn.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển biến của cuộc sống xã hội, cùng đó là sự thay đổi của các cơ chế, chính sách, chuyện đi buôn xe máy cũng dần đến hồi thất thế. Cơ quan chức năng ngày càng siết dần và quản lý chặt việc buôn lậu các mặt hàng qua biên giới, đặc biệt là việc buôn bán phương tiện xe gắn máy.
Thấy con đường buôn xe đã vào giai đoạn gập ghềnh, Hồ Việt Sử dần bỏ hẳn việc buôn bán xe gắn máy. Đầu những năm thập niên 1990, xe bốn bánh chạy trên đường phố Sài Gòn nhộn nhịp hơn, Sử một lần nữa nhận định sắp tới, thị trường xe ô tô tư nhân sẽ béo bở. Sử bắt đầu tìm về Sài Gòn như miền đất hứa để mở salon kinh doanh xe 4 chỗ. Năm 1993, salon xe hơi đầu tiên của Sử khai trương trên đường Trần Hưng Đạo. Chỉ khoảng 1 năm sau đó, nhờ công việc buôn bán xe con thành công ngoài mong đợi, Sử mở tiếp một salon trên đường Lê Hồng Phong.
Từ những năm 1998, nhà hàng quán bar bắt đầu nở rộ khắp đất Sài Gòn. Với máu kinh doanh luôn sục sôi và con mắt tinh nhạy, Hồ Việt Sử "đánh hơi" thấy cơ hội trong mảng thị trường màu mỡ này. Giới trẻ thượng lưu có thói quen tìm đến vũ trường, quán bar như thể hiện đẳng cấp. Hàng loạt các quán bar, vũ trường mọc lên. Vốn dĩ có những mối quan hệ đặc biệt với lãnh đạo một số cơ quan chức năng và có vốn lớn, Sử được nhiều ông chủ các vũ trường mời gọi đầu tư hợp tác.
Năm 2000, Hồ Việt Sử chính thức nhận lời đổ vốn vào vũ trường Metropolis. Trời ban cho Sử cái duyên làm ăn nên hễ cất công bỏ sức vào lĩnh vực nào là y như rằng mang lại kết quả tốt đẹp. Lượng khách đến Metropolis ngày một đông. Tuy nhiên "ở đâu có máu thì ở đó có nhiều cá mập", trong giới giang hồ, ông trùm Năm Cam cũng đã "ngửi" được sự đe dọa từ một thế lực mới nổi trong lĩnh vực ăn chơi mang lại siêu lợi nhuận này.
Mối quan hệ dích dắc với Năm Cam và A Lý
Ở đâu có sự trỗi dậy của thế lực "đen", ở đó có sự xuất hiện của những nhóm giang hồ nước ngoài tìm đến. Bắt đầu từ những năm cuối thập niên 90, Sài Gòn gây sự chú ý của nhiều băng nhóm giang hồ châu á. Nổi cộm trong thế giới của những ông trùm đó là sự xuất hiện của thành viên băng đảng Trúc Liên Bang ở Đài Loan. Từ năm 1997, nhóm Trúc Liên Bang lăm le tìm đến Việt Nam như một miền đất hứa màu mỡ. ở Đài Loan, băng nhóm này được xếp hàng thứ ba và có mạng lưới thành viên rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới. Băng Trúc Liên Bang "đổ bóng" xuống hầu hết những thị trường ngầm béo bở như cho vay nặng lãi, bảo kê sòng bạc, vũ trường ...
Thời điểm đó, nhờ phong trào lấy chồng xứ Đài nở rộ, nhiều cô gái sẵn sàng nhắm mắt đưa chân theo các cuộc hôn nhân không tình yêu. Có vợ người Việt, A Lý như tạo thêm được sự tin tưởng cho tổ chức Trúc Liên Bang tại Đài Loan. Y trở về nước, huy động tiền của nhiều người rồi tiếp tục quay trở lại Việt Nam. A Lý xâm nhập Sài Gòn vẫn theo cách thức cũ. A Lý chia tay với người vợ Việt Nam đầu tiên sau khi cả hai sinh được một cô con gái, y kết hôn với một cô gái trẻ người Việt tại khu Chợ Lớn. Chính người phụ nữ này sau trở thành một trợ thủ đắc lực cho hắn trong công cuộc mở rộng địa bản làm ăn.
A Lý cao chỉ tầm 1,4m, ở hắn luôn toát lên một phong cách rất "Tàu" với cái đầu trọc lóc và nhẵn bóng và cái miệng luôn nhóp nhép nhai trầu, khóe miệng y lúc nào cũng rân rấn một màu đỏ nhựa. Hắn thường xuất hiện ở chốn đông người bằng cặp mắt kiếng đen và tất nhiên mặc cả bộ đồ bông kiểu "tài phó" ngông nghênh trên đường.
A Lý còn được đồn đại có trí nhớ thuộc hàng thượng thừa và khôn lỏi. Bản chất của y đậm nét láu cá. Ở Việt Nam chỉ ít hôm, A Lý nhanh chóng hiểu gần hết ngôn ngữ bản địa và nói tiếng Việt khá sõi. Tuy nhiên hắn ta giao du với mọi người chỉ bằng tiếng bản xứ, sẽ có những tên cận vệ người Việt đi kèm để phiên dịch. Hắn nhanh chóng xác định được chỗ đứng trong thế giới ngầm ở Sài Gòn.
Sự xuất hiện của A Lý đã hình thành mối quan hệ tay ba Hồ Việt Sử - Năm Cam - A Lý. Gã giang hồ Đài Loan nhiều lần muốn gây sự và tạo nên sự xung đột giữa Sử và Năm Cam. A Lý ngấm ngầm lôi kéo khách ở vũ trường Metropolis - nơi có phần hùn của hắn về vũ trường riêng do mình cai quản. Tuy nhiên đường đi nước bước của hắn không thoát khỏi hai cặp mắt dò xét của Hồ Việt Sử và Năm Cam. Phá hôi bất thành, A Lý nhiều lần ngậm đắng nuốt cay và muốn thanh trừng Sử nhưng vẫn còn e dè. Vì từ khi vào Việt Nam, A Lý luôn núp bóng dưới thế lực ông trùm Năm Cam. Nhưng với ông Năm, Hồ Việt Sử vẫn là sự lựa chọn số một cho dù có phải dứt bỏ một gã đàn em sẵn sàng phản chủ như A Lý.
Theo PV (Người Đưa Tin)
Hồ Việt Sử thời chưa dính đến giang hồ
"Đánh chiếm" Sài Thành bằng... xe cộVừa bước sang tuổi 22, Hồ Việt Sử đã xuất ngũ sau 3 năm chiến đấu làm nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Về lại quê, Sử mở một nhà máy xay xát lúa nhỏ ở thị trấn Tri Tôn (An Giang). Tại đây, Sử quen và yêu một cô gái, chỉ ít lâu sau hai người thành vợ chồng. Hai đứa con lần lượt ra đời, có vợ đẹp con ngoan, Sử làm việc ngày đêm để lo cho mái ấm gia đình. Anh chẳng ngại ngần đi ra đồng cày bừa thuê hay gặt lúa giúp bà con mỗi khi có ai đó trong xóm nhờ.
Những ngày khổ cực như dần được bù đắp, gia đình Sử tằn tiện tích cóp được một số vốn nhỏ. Đêm về, Hồ Việt Sử vắt tay lên trán, trăn trở về cuộc sống tương lai. Nếu chỉ ngày ngày ôm cái máy xay xát thì không biết ngày nào cuộc sống mới khá được lên. Khao khát làm giàu sục sôi, thế là Sử bắt đầu tập tành cho những chuyến đi buôn ngược xuôi.
Cuộc sống những năm đất nước còn khó khăn, người dân nào có được một chiếc xe gắn máy thì đã được xem là khá giả. Những chiếc xe chủ yếu được nhập nguyên "con", giá thành rất cao. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng phương tiện này của người dân cộng với thời gian từng sinh sống tại nước bạn, Hồ Việt Sử nhanh chóng bắt mối để bước vào con đường đi buôn "xe nghĩa địa". Liên tục những chuyến hàng đưa về từ bên kia biên giới qua ngả An Giang về TP.HCM tiêu thụ. Thời đó ít người có con mắt nhìn thấy miếng bánh siêu lợi nhuận này nên chẳng mấy chốc, trong tay Sử đã "tụ" được một số vốn khá lớn.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển biến của cuộc sống xã hội, cùng đó là sự thay đổi của các cơ chế, chính sách, chuyện đi buôn xe máy cũng dần đến hồi thất thế. Cơ quan chức năng ngày càng siết dần và quản lý chặt việc buôn lậu các mặt hàng qua biên giới, đặc biệt là việc buôn bán phương tiện xe gắn máy.
Thấy con đường buôn xe đã vào giai đoạn gập ghềnh, Hồ Việt Sử dần bỏ hẳn việc buôn bán xe gắn máy. Đầu những năm thập niên 1990, xe bốn bánh chạy trên đường phố Sài Gòn nhộn nhịp hơn, Sử một lần nữa nhận định sắp tới, thị trường xe ô tô tư nhân sẽ béo bở. Sử bắt đầu tìm về Sài Gòn như miền đất hứa để mở salon kinh doanh xe 4 chỗ. Năm 1993, salon xe hơi đầu tiên của Sử khai trương trên đường Trần Hưng Đạo. Chỉ khoảng 1 năm sau đó, nhờ công việc buôn bán xe con thành công ngoài mong đợi, Sử mở tiếp một salon trên đường Lê Hồng Phong.
Từ những năm 1998, nhà hàng quán bar bắt đầu nở rộ khắp đất Sài Gòn. Với máu kinh doanh luôn sục sôi và con mắt tinh nhạy, Hồ Việt Sử "đánh hơi" thấy cơ hội trong mảng thị trường màu mỡ này. Giới trẻ thượng lưu có thói quen tìm đến vũ trường, quán bar như thể hiện đẳng cấp. Hàng loạt các quán bar, vũ trường mọc lên. Vốn dĩ có những mối quan hệ đặc biệt với lãnh đạo một số cơ quan chức năng và có vốn lớn, Sử được nhiều ông chủ các vũ trường mời gọi đầu tư hợp tác.
Năm 2000, Hồ Việt Sử chính thức nhận lời đổ vốn vào vũ trường Metropolis. Trời ban cho Sử cái duyên làm ăn nên hễ cất công bỏ sức vào lĩnh vực nào là y như rằng mang lại kết quả tốt đẹp. Lượng khách đến Metropolis ngày một đông. Tuy nhiên "ở đâu có máu thì ở đó có nhiều cá mập", trong giới giang hồ, ông trùm Năm Cam cũng đã "ngửi" được sự đe dọa từ một thế lực mới nổi trong lĩnh vực ăn chơi mang lại siêu lợi nhuận này.
Ông trùm Năm Cam
Trong thế giới mà mâu thuẫn được giải quyết bằng đao búa, nhiều băng
nhóm giang hồ có vẻ dè chừng với Hồ Việt Sử. Một số băng nhóm nhỏ lẻ tự
nhận là "đàn em" của Sử để tung hoành nhằm khuyếch trương thanh danh. Đã
có vốn lớn, quan hệ rộng cộng với bản lĩnh của một gã từng va chạm với
nhiều thành phần trong xã hội, Hồ Việt Sử chẳng ngán ngại bất cứ một thế
lực nào trong giới giang hồ. Năm Cam cũng thừa hiểu và chấp nhận để Hồ
Việt Sử đứng ngang hàng trong các cuộc chung đụng làm ăn. Sau lưng Sử,
những mối quan hệ được tạo dựng lắm lúc phải mất một gia tài lớn hơn
nhiều so với những phần lợi nhuận vặt vãnh. Mối quan hệ dích dắc với Năm Cam và A Lý
Ở đâu có sự trỗi dậy của thế lực "đen", ở đó có sự xuất hiện của những nhóm giang hồ nước ngoài tìm đến. Bắt đầu từ những năm cuối thập niên 90, Sài Gòn gây sự chú ý của nhiều băng nhóm giang hồ châu á. Nổi cộm trong thế giới của những ông trùm đó là sự xuất hiện của thành viên băng đảng Trúc Liên Bang ở Đài Loan. Từ năm 1997, nhóm Trúc Liên Bang lăm le tìm đến Việt Nam như một miền đất hứa màu mỡ. ở Đài Loan, băng nhóm này được xếp hàng thứ ba và có mạng lưới thành viên rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới. Băng Trúc Liên Bang "đổ bóng" xuống hầu hết những thị trường ngầm béo bở như cho vay nặng lãi, bảo kê sòng bạc, vũ trường ...
A Lý (Lee Han Hsin)
Hou Ming Chin, một tay giang hồ cộm cán trong tổ chức này "nổ phát
súng hiệu" đầu tiên cho sự xuất hiện của chúng ở Việt Nam bằng cách
triệt hạ 2 thành viên trong băng nhóm theo lệnh của ông trùm ở Đài Loan.
Sau khi hạ sát "những kẻ phản bội", tên Chin bị Công an Việt Nam tóm
gọn trước khi định bỏ trốn ra nước ngoài. Để tiếp nối sự nghiệp bành
trướng của bang hội, Lee Han Hsin (tứ A Lý) được cử sang Việt Nam trong
vai một thương gia. A Lý nhanh chóng kết hôn với một cô gái Việt Nam quê
ở Nghệ An.Thời điểm đó, nhờ phong trào lấy chồng xứ Đài nở rộ, nhiều cô gái sẵn sàng nhắm mắt đưa chân theo các cuộc hôn nhân không tình yêu. Có vợ người Việt, A Lý như tạo thêm được sự tin tưởng cho tổ chức Trúc Liên Bang tại Đài Loan. Y trở về nước, huy động tiền của nhiều người rồi tiếp tục quay trở lại Việt Nam. A Lý xâm nhập Sài Gòn vẫn theo cách thức cũ. A Lý chia tay với người vợ Việt Nam đầu tiên sau khi cả hai sinh được một cô con gái, y kết hôn với một cô gái trẻ người Việt tại khu Chợ Lớn. Chính người phụ nữ này sau trở thành một trợ thủ đắc lực cho hắn trong công cuộc mở rộng địa bản làm ăn.
A Lý cao chỉ tầm 1,4m, ở hắn luôn toát lên một phong cách rất "Tàu" với cái đầu trọc lóc và nhẵn bóng và cái miệng luôn nhóp nhép nhai trầu, khóe miệng y lúc nào cũng rân rấn một màu đỏ nhựa. Hắn thường xuất hiện ở chốn đông người bằng cặp mắt kiếng đen và tất nhiên mặc cả bộ đồ bông kiểu "tài phó" ngông nghênh trên đường.
A Lý còn được đồn đại có trí nhớ thuộc hàng thượng thừa và khôn lỏi. Bản chất của y đậm nét láu cá. Ở Việt Nam chỉ ít hôm, A Lý nhanh chóng hiểu gần hết ngôn ngữ bản địa và nói tiếng Việt khá sõi. Tuy nhiên hắn ta giao du với mọi người chỉ bằng tiếng bản xứ, sẽ có những tên cận vệ người Việt đi kèm để phiên dịch. Hắn nhanh chóng xác định được chỗ đứng trong thế giới ngầm ở Sài Gòn.
Sự xuất hiện của A Lý đã hình thành mối quan hệ tay ba Hồ Việt Sử - Năm Cam - A Lý. Gã giang hồ Đài Loan nhiều lần muốn gây sự và tạo nên sự xung đột giữa Sử và Năm Cam. A Lý ngấm ngầm lôi kéo khách ở vũ trường Metropolis - nơi có phần hùn của hắn về vũ trường riêng do mình cai quản. Tuy nhiên đường đi nước bước của hắn không thoát khỏi hai cặp mắt dò xét của Hồ Việt Sử và Năm Cam. Phá hôi bất thành, A Lý nhiều lần ngậm đắng nuốt cay và muốn thanh trừng Sử nhưng vẫn còn e dè. Vì từ khi vào Việt Nam, A Lý luôn núp bóng dưới thế lực ông trùm Năm Cam. Nhưng với ông Năm, Hồ Việt Sử vẫn là sự lựa chọn số một cho dù có phải dứt bỏ một gã đàn em sẵn sàng phản chủ như A Lý.
Hồ Việt Sử - ông trùm “chia ba Sài thành” (Kỳ 2): Cuộc chiến tàn khốc
Biết A Lý hậm hực với Hồ Việt Sử trong nhiều phi vụ làm ăn, Năm Cam đổ thêm dầu vào lửa và mượn tay gã giang hồ thành viên Trúc Liên Bang để hạ uy danh của Sử. Xung đột giữa mối quan hệ tay ba: Hồ Việt Sử - Năm Cam - A Lý ngày một căng thẳng...
Cuộc chơi trong thế giới ngầm
Thời điểm năm 2000, Hồ Việt Sử chính thức hùn vốn vào vũ trường Metropolis. Trong bản hợp đồng góp vốn, A Lý để người vợ của hắn đứng tên và y ở đằng sau để giật dây điều khiển. Bà Diệp Hiểu Vân (vợ A Lý) góp 30% vốn, Hồ Việt Sử góp 20% và các thành viên còn lại cũng từ 10-20%. Những ngày đầu, vũ trường Metropolis hoạt động khá rầm rộ và thu hút lượng khách rất đông. Điều tất yếu, vũ trường Monaco của "ông" Năm mất khách và hiển nhiên, ông trùm chẳng để yên cho đối thủ tự tung tự tác. Giữa Hồ Việt Sử và A Lý tuy cùng hợp tác làm ăn, nhưng cả hai vẫn gầm gừ nhau từng động thái một. Năm Cam biết điều này, vì ngoài phần hùn ở Metropolis, A Lý còn có vũ trường Mùa Xuân MTV (trên đường Lý Tự Trọng) do y toàn quyền quản lý.
Không quy phục trực tiếp được Sử, "ông" Năm bắt đầu có những toan tính làm cách khác để Hồ Việt Sử phải xích lại gần mình hơn. Chuyện làm ăn của băng nhóm ông trùm đang gặp trắc trở, Năm Cam suy tính đến việc nhả con tép để câu con tôm. "Ông" Năm không thể dùng đàn em để quậy phá Sử hoặc gây hấn vì phía sau lưng Hồ Việt Sử dù chẳng cần phải nhờ vả, nhưng hễ nghe ai nói xấu đến Sử là có hàng chục đối tượng sẵn sàng tả xung hữu đột không cần đợi lệnh. Còn phía trên, Hồ Việt Sử có những mối thân tình mà ông trùm Năm Cam biết chắc, chỉ cần có chuyện ầm ĩ với Sử là đương nhiên mang vạ vào thân. Cuối cùng, Năm Cam tung chiêu "trổ hoa trong lòng địch".
Muốn làm rạn nứt phi vụ làm ăn giữa Hồ Việt Sử và A Lý, ông Năm ngấm ngầm chọc gậy vào mối quan hệ vốn dĩ chẳng mấy tốt đẹp này. Năm Cam nhượng hẳn vũ trường Tân Hải Hà cho A Lý toàn quyền quyết định và cho y thuê với cái giá hời.
A Lý là một trong những thành viên khét tiếng của băng nhóm Trúc Liên Bang, nhưng ở Việt Nam, thực lực của y trong giới giang hồ so với Năm Cam chỉ được chấm thang điểm ba. ông trùm Năm Cam có thể hất cẳng A Lý ra khỏi đất Sài Gòn bất kỳ lúc nào nếu cảm thấy không còn có lợi ích hoặc "ngứa mắt". Có được chút bổng lộc từ Năm Cam và quyền quản lý 2 vũ trường khá nổi tiếng, hiển nhiên A Lý phải tìm cách thâu tóm tất cả khách về nơi hắn cai trị. Biết A Lý đang say máu tìm cách ăn thua với Hồ Việt Sử, Năm Cam chỉ ngồi rung đùi "toạ sơn quan hổ đấu" và chờ thời cơ.
Chiêu độc của những ông trùm
Chính việc phát hiện ra ý đồ của Năm Cam, trong một lần A Lý kéo quân đến vũ trường Metropolis, giữa Hồ Việt Sử và A Lý xảy ra cuộc chạm trán nảy lửa. Đêm một ngày đầu tháng 8.2001, A Lý cùng đám đồ đệ gần chục tên đi trên 2 chiếc xe hơi bước xuống vũ trường Metropolis. Bọn chúng mặc đồ đen, đầu đội mũ và ngạo nghễ đi vòng quanh sảnh. A Lý dẫn đầu đoàn, đầu nghếch lên trời tỏ vẻ đầy thách thức và ngạo mạn. Các thực khách Metropolis nhìn đám người hung dữ đều tỏ vẻ hoảng hốt và lo sợ. Điều này càng làm A Lý thích thú, y chỉ muốn quậy phá để khách cảm thấy bất an và bỏ chạy sang vũ trường của hắn quản lý. A Lý còn không ngớt lời bêu riếu, thậm chí tìm cách hạ nhục đối thủ bằng câu chuyện Sử thiếu nợ thiếu nần và có nguy cơ không trả.
A Lý phun bãi nước bọt nhuốm màu bã trầu y thường nhai trong mồm rồi đưa tay lên xoa một bên má bị Hồ Việt Sử giáng cái tát. Hắn ta cố đứng thật vững và buông một câu rỗng tuếch: "Tôi xin lỗi, hôm nay có chuyện vui nên ghé qua, chẳng may đã làm cho mọi người hoảng sợ". Nói xong, A Lý vẫy tay ra hiệu cho đám giang hồ rời khỏi sàn nhảy. Bóng y khuất dần sau cánh cổng của vũ trường Metropolis và cuộc vui của các thực khách vẫn tiếp tục.
Bị một cú bạt tai trước mặt đám lính và mọi người, A Lý lộ rõ sự thù hận của một người trước đây từng là đối tác của hắn. A Lý mang chuyện về kể lại cho Năm Cam nghe, nhưng hắn ta cũng chỉ nhận lấy một sự im lặng đáng sợ. Y đâu biết rằng, kể từ hôm đó, cái hôm hắn ta bị hạ nhục trong vũ trường Metropolis cũng chính là lúc, A Lý trở thành con tốt của Năm Cam một cách đúng nghĩa. Trên bàn cờ của giới giang hồ được bày ra chỉ còn lại 2 con tướng: Hồ Việt Sử và Năm Cam.
Từ ngày đó trở về sau, giữa Hồ Việt Sử - Năm Cam - A Lý lỡ có trót chạm mặt nhau ngoài đường trên gương mặt mỗi người vẫn để lại một nụ cười xã giao niềm nở. Năm Cam cười mãn nguyện vì đã đi trúng nước cờ được dàn dựng. Hồ Việt Sử cười vì cho "ông" Năm thấy được rằng nước cờ đang dần bị lộ. Chỉ riêng A Lý, y hạn chế gặp mặt Sử nhưng vẫn cố tỏ vẻ bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Kỳ thực, A Lý đang ngấm ngầm củng cố lực lượng, khuấy động các băng nhóm giang hồ nhỏ lẻ. A Lý vung tiền chẳng tiếc tay để tiếp xúc với tất cả các băng nhóm, quy tụ rất đông đàn em dưới trướng về phục dịch cho hắn.
Tuyệt nhiên, mọi hành động của A Lý đều được các ăn-ten của Hồ Việt Sử và Năm Cam báo về. Trong cuộc chơi mượn A Lý để thanh toán Hồ Việt Sử, đằng nào với ông Năm cũng đắc lợi. Chỉ duy nhất, A Lý là người thua cuộc hoàn toàn. ở quê hương Đài Loan của hắn, Năm Cam biết rất rõ A Lý huy động vốn và mắc nợ không dám quay về. Mạng của A Lý được treo giải rất lớn ở nước sở tại. Y vẫn còn cay cú, ấm ức cú bạt tai như trời giáng tại nơi hắn có phần hùn và quyết tâm phải trả món nợ đó với Hồ Việt Sử.
A Lý biết thân phận và vẫn tiếp tục đến vũ tường Metropolis. Nhưng sau đó, một vụ ẩu đã xảy ra trước vũ trường Metropolis, ngay vòng xoay trên đường Nguyễn Cư Trinh. Đàn em A Lý đạp chân khách trong quán, hai bên gây sự với nhau. Những vị khách hung hãn vừa bước chân ra khỏi vũ trường liền bị A Lý chỉ đạo truy sát. Sau sự xảy việc ra, A Lý và đồng bọn chạy thoát. Y phải trốn qua tận Campuchia để lẩn tránh cơ quan chức năng Việt Nam truy đuổi. Đúng như dự tính, ông trùm Năm Cam khử luôn được một con chốt thí chẳng mất công sức. Vũ trường Metropolis bị ảnh hưởng bởi cuộc hỗn chiến đẫm máu.
Trong cuộc chơi, Năm Cam đã đạt được điều mà ông ta muốn. A Lý sống những ngày điên cuồng tại Campuchia và mang theo nỗi hận tột cùng. Hắn ta thua đau trước một Năm Cam cáo già và một Hồ Việt Sử tỏ ra điềm tĩnh trong bàn cờ thế trận. Gieo gió ắt sẽ gặt bão, cuộc giao tranh trước vũ trường Metropolis đánh dấu những ngày cuối cùng của một đế chế ông trùm Trương Văn Cam. Chỉ sau đó ít hôm, Năm Cam sa lưới pháp luật.
Theo PV (Người Đưa Tin)Thời điểm năm 2000, Hồ Việt Sử chính thức hùn vốn vào vũ trường Metropolis. Trong bản hợp đồng góp vốn, A Lý để người vợ của hắn đứng tên và y ở đằng sau để giật dây điều khiển. Bà Diệp Hiểu Vân (vợ A Lý) góp 30% vốn, Hồ Việt Sử góp 20% và các thành viên còn lại cũng từ 10-20%. Những ngày đầu, vũ trường Metropolis hoạt động khá rầm rộ và thu hút lượng khách rất đông. Điều tất yếu, vũ trường Monaco của "ông" Năm mất khách và hiển nhiên, ông trùm chẳng để yên cho đối thủ tự tung tự tác. Giữa Hồ Việt Sử và A Lý tuy cùng hợp tác làm ăn, nhưng cả hai vẫn gầm gừ nhau từng động thái một. Năm Cam biết điều này, vì ngoài phần hùn ở Metropolis, A Lý còn có vũ trường Mùa Xuân MTV (trên đường Lý Tự Trọng) do y toàn quyền quản lý.
Năm Cam (người mặc áo sơ mi trắng) trong một chuyến giao du cùng giang hồ đất Bắc tại Hải Phòng
Hồ Việt Sử và Năm Cam vốn dĩ đã nghe tiếng nhau từ thời giữa thập
niên 90. Giữa hai bên thực sự chưa có mâu thuẫn trong những phi vụ làm
ăn. Nghe tiếng Hồ Việt Sử rục rịch mở vũ trường, "ông" Năm cử Hiệp "phò
mã" tiếp cận Hồ Việt Sử để mời tham gia hùn vốn. Bản thân Sử đủ “trình”
để hiểu chuyện gì sẽ xảy ra nếu bắt tay hay không bắt với Năm Cam. Đã
chung một chiến tuyến với ông trùm, bản thân Hồ Việt Sử không thể thoát
được vòng xoáy cho vay nặng lãi, bảo kê, và tổ chức đánh bạc. Hoặc thậm
chí, nhiều lúc phải đổ máu để dàn xếp các cuộc tranh chấp. Sử có được
những mối quan hệ tay trên mà với ông Năm luôn khát khao và thèm muốn.
Hồ Việt Sử biết bản thân mình đang ở núi nào, nên chuyện quy tụ về dưới
trướng của Năm Cam là hoàn toàn không thể xảy ra.Không quy phục trực tiếp được Sử, "ông" Năm bắt đầu có những toan tính làm cách khác để Hồ Việt Sử phải xích lại gần mình hơn. Chuyện làm ăn của băng nhóm ông trùm đang gặp trắc trở, Năm Cam suy tính đến việc nhả con tép để câu con tôm. "Ông" Năm không thể dùng đàn em để quậy phá Sử hoặc gây hấn vì phía sau lưng Hồ Việt Sử dù chẳng cần phải nhờ vả, nhưng hễ nghe ai nói xấu đến Sử là có hàng chục đối tượng sẵn sàng tả xung hữu đột không cần đợi lệnh. Còn phía trên, Hồ Việt Sử có những mối thân tình mà ông trùm Năm Cam biết chắc, chỉ cần có chuyện ầm ĩ với Sử là đương nhiên mang vạ vào thân. Cuối cùng, Năm Cam tung chiêu "trổ hoa trong lòng địch".
Muốn làm rạn nứt phi vụ làm ăn giữa Hồ Việt Sử và A Lý, ông Năm ngấm ngầm chọc gậy vào mối quan hệ vốn dĩ chẳng mấy tốt đẹp này. Năm Cam nhượng hẳn vũ trường Tân Hải Hà cho A Lý toàn quyền quyết định và cho y thuê với cái giá hời.
A Lý là một trong những thành viên khét tiếng của băng nhóm Trúc Liên Bang, nhưng ở Việt Nam, thực lực của y trong giới giang hồ so với Năm Cam chỉ được chấm thang điểm ba. ông trùm Năm Cam có thể hất cẳng A Lý ra khỏi đất Sài Gòn bất kỳ lúc nào nếu cảm thấy không còn có lợi ích hoặc "ngứa mắt". Có được chút bổng lộc từ Năm Cam và quyền quản lý 2 vũ trường khá nổi tiếng, hiển nhiên A Lý phải tìm cách thâu tóm tất cả khách về nơi hắn cai trị. Biết A Lý đang say máu tìm cách ăn thua với Hồ Việt Sử, Năm Cam chỉ ngồi rung đùi "toạ sơn quan hổ đấu" và chờ thời cơ.
Chiêu độc của những ông trùm
Chính việc phát hiện ra ý đồ của Năm Cam, trong một lần A Lý kéo quân đến vũ trường Metropolis, giữa Hồ Việt Sử và A Lý xảy ra cuộc chạm trán nảy lửa. Đêm một ngày đầu tháng 8.2001, A Lý cùng đám đồ đệ gần chục tên đi trên 2 chiếc xe hơi bước xuống vũ trường Metropolis. Bọn chúng mặc đồ đen, đầu đội mũ và ngạo nghễ đi vòng quanh sảnh. A Lý dẫn đầu đoàn, đầu nghếch lên trời tỏ vẻ đầy thách thức và ngạo mạn. Các thực khách Metropolis nhìn đám người hung dữ đều tỏ vẻ hoảng hốt và lo sợ. Điều này càng làm A Lý thích thú, y chỉ muốn quậy phá để khách cảm thấy bất an và bỏ chạy sang vũ trường của hắn quản lý. A Lý còn không ngớt lời bêu riếu, thậm chí tìm cách hạ nhục đối thủ bằng câu chuyện Sử thiếu nợ thiếu nần và có nguy cơ không trả.
Hồ Việt Sử thời trai trẻ
Đúng lúc này, Hồ Việt Sử xuất hiện. Sử chẳng phải đứa trẻ con hay một
tay giang hồ mới ra ràng nên không dễ bị ăn hiếp. Tiến đến chặn đầu
đoàn người, Sử chỉ thẳng vào mặt và quát: "Mày muốn cái gì". A Lý nhếch
mép khênh khểnh cười với cái giọng Tàu rặt hàm ý đầy thách thức. Hồ Việt
Sử vung tay, giáng thẳng một cái tát vào mặt của tay giang hồ Trúc Liên
Bang làm hắn ta chúi xuống đất. Xung quanh gần trăm thực khách chứng
kiến trong cảnh ngỡ ngàng. Cả nhóm đàn em của A Lý thủ thế liền bị y
dang hai tay và ngăn cản.A Lý phun bãi nước bọt nhuốm màu bã trầu y thường nhai trong mồm rồi đưa tay lên xoa một bên má bị Hồ Việt Sử giáng cái tát. Hắn ta cố đứng thật vững và buông một câu rỗng tuếch: "Tôi xin lỗi, hôm nay có chuyện vui nên ghé qua, chẳng may đã làm cho mọi người hoảng sợ". Nói xong, A Lý vẫy tay ra hiệu cho đám giang hồ rời khỏi sàn nhảy. Bóng y khuất dần sau cánh cổng của vũ trường Metropolis và cuộc vui của các thực khách vẫn tiếp tục.
Bị một cú bạt tai trước mặt đám lính và mọi người, A Lý lộ rõ sự thù hận của một người trước đây từng là đối tác của hắn. A Lý mang chuyện về kể lại cho Năm Cam nghe, nhưng hắn ta cũng chỉ nhận lấy một sự im lặng đáng sợ. Y đâu biết rằng, kể từ hôm đó, cái hôm hắn ta bị hạ nhục trong vũ trường Metropolis cũng chính là lúc, A Lý trở thành con tốt của Năm Cam một cách đúng nghĩa. Trên bàn cờ của giới giang hồ được bày ra chỉ còn lại 2 con tướng: Hồ Việt Sử và Năm Cam.
Từ ngày đó trở về sau, giữa Hồ Việt Sử - Năm Cam - A Lý lỡ có trót chạm mặt nhau ngoài đường trên gương mặt mỗi người vẫn để lại một nụ cười xã giao niềm nở. Năm Cam cười mãn nguyện vì đã đi trúng nước cờ được dàn dựng. Hồ Việt Sử cười vì cho "ông" Năm thấy được rằng nước cờ đang dần bị lộ. Chỉ riêng A Lý, y hạn chế gặp mặt Sử nhưng vẫn cố tỏ vẻ bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Kỳ thực, A Lý đang ngấm ngầm củng cố lực lượng, khuấy động các băng nhóm giang hồ nhỏ lẻ. A Lý vung tiền chẳng tiếc tay để tiếp xúc với tất cả các băng nhóm, quy tụ rất đông đàn em dưới trướng về phục dịch cho hắn.
Tuyệt nhiên, mọi hành động của A Lý đều được các ăn-ten của Hồ Việt Sử và Năm Cam báo về. Trong cuộc chơi mượn A Lý để thanh toán Hồ Việt Sử, đằng nào với ông Năm cũng đắc lợi. Chỉ duy nhất, A Lý là người thua cuộc hoàn toàn. ở quê hương Đài Loan của hắn, Năm Cam biết rất rõ A Lý huy động vốn và mắc nợ không dám quay về. Mạng của A Lý được treo giải rất lớn ở nước sở tại. Y vẫn còn cay cú, ấm ức cú bạt tai như trời giáng tại nơi hắn có phần hùn và quyết tâm phải trả món nợ đó với Hồ Việt Sử.
A Lý biết thân phận và vẫn tiếp tục đến vũ tường Metropolis. Nhưng sau đó, một vụ ẩu đã xảy ra trước vũ trường Metropolis, ngay vòng xoay trên đường Nguyễn Cư Trinh. Đàn em A Lý đạp chân khách trong quán, hai bên gây sự với nhau. Những vị khách hung hãn vừa bước chân ra khỏi vũ trường liền bị A Lý chỉ đạo truy sát. Sau sự xảy việc ra, A Lý và đồng bọn chạy thoát. Y phải trốn qua tận Campuchia để lẩn tránh cơ quan chức năng Việt Nam truy đuổi. Đúng như dự tính, ông trùm Năm Cam khử luôn được một con chốt thí chẳng mất công sức. Vũ trường Metropolis bị ảnh hưởng bởi cuộc hỗn chiến đẫm máu.
Trong cuộc chơi, Năm Cam đã đạt được điều mà ông ta muốn. A Lý sống những ngày điên cuồng tại Campuchia và mang theo nỗi hận tột cùng. Hắn ta thua đau trước một Năm Cam cáo già và một Hồ Việt Sử tỏ ra điềm tĩnh trong bàn cờ thế trận. Gieo gió ắt sẽ gặt bão, cuộc giao tranh trước vũ trường Metropolis đánh dấu những ngày cuối cùng của một đế chế ông trùm Trương Văn Cam. Chỉ sau đó ít hôm, Năm Cam sa lưới pháp luật.
Hồ Việt Sử - ông trùm “chia ba Sài thành” (Kỳ 3): Ngày tàn của Năm Cam
Đúng như dự đoán của Hồ Việt Sử, ông trùm Năm Cam dù sớm hay muộn cũng phải sa lưới pháp luật. Ngày tàn của Năm Cam cũng là thời điểm ông trùm càng muốn Sử lún sâu vào cuộc chơi, dựa vào nhân vật này làm “cầu nối” tìm đến những người có thế lực.
Kế bẩn của một ông trùm
Cái bảng lý lịch trích ngang của ông trùm Năm Cam có bề dày thành tích bất hảo làm Sử giật nảy người. ở trong giới giang hồ, nhắc đến ông trùm, người ta biết ngay đến mưu mô của một ông trùm từ thuở thiếu thời. Cái tuổi 15, Năm Cam dám đứng ra lãnh trách nhiệm giết người thay để đàn anh Bảy Sy thoát tội chết. Trương Văn Cam chỉ bị mức án 3 năm tù do còn ở tuổi vị thành niên.
Cũng không ít lời giang hồ đồn đại, Năm Cam chuyên dùng kế "mưu sĩ" xử lý theo kiểu tiểu nhân. Tai mắt của Hồ Việt Sử không ít nên những câu chuyện làm quà về ông trùm trong mỗi buổi nhậu Sử đều biết. Con đường để bước vào "đế chế" giang hồ của Năm Cam chẳng mấy gì hảo hớn, nếu không muốn nói là... bẩn.
Những năm 1997, khi đó Năm Cam vừa mới ra trại sau lần thoát khỏi lưới pháp luật một cách ngoạn mục. Lúc này, Lâm "chín ngón", một tay giang hồ có nhiều giai thoại cũng từ Vũng Tàu dạt về Sài Gòn tính kế làm ăn. Sự xuất hiện của Lâm làm cho ông trùm cảm thấy khó chịu. Dù miếng cơm của Năm Cam vẫn bảo toàn nhưng "một rừng không thể có hai con hổ sống chung", ông trùm muốn Lâm "chín ngón" không ngóc đầu lên trong thế lực ngầm. Thời đó, vai vế trong giới giang hồ, Năm Cam phải ngả mũ chào Lâm "chín ngón". Muốn đập bỏ "tượng đài" quá lớn, Năm Cam nghĩ đến "mưu hèn kế bẩn" và rất tàn độc. Chỉ cần triệt hạ được Lâm "chín ngón", ông trùm chắc chắn một điều, những băng nhóm giang hồ sẽ quy phục về dưới trướng Năm Cam.
Năm Cam muốn cái tên Lâm "chín ngón" phải thật sự chìm sâu vào dĩ vãng và không để ai nhắc đến. ông trùm đã chỉ đạo Dung Hà tìm cách sát hại nhân vật có nguy cơ cản bước tiến lên vị trí số một trong giới giang hồ Sài Gòn của y. Bọn chúng dùng a-xít đậm đặc rồi rình rập và hất thẳng vào mặt Lâm "chín ngón" để triệt hạ. Đến tháng 7.1999, Dung Hà thực hiện kịch bản hoàn hảo để làm đẹp lòng "đại ca". Giới giang hồ sôi sùng sục trước cái tin Lâm "chín ngón" bị tạt a-xít đến thân tàn ma dại. May mắn thoát chết nhưng Lâm "chín ngón" tàn phế suốt đời với vết thương tật vĩnh viễn 75%. Biết không thể đối đầu được với Năm Cam, Lâm đành lui về ở ẩn sau biến cố thoát chết. ông trùm Năm Cam lên ngôi vị đại ca cũng từ cái dạo ấy.
Kẻ dám “nắn gân” ông trùm Năm Cam
Nhiều lần chạm mặt Năm Cam, Sử nắm được "tẩy" ông trùm mang bản tính nhút nhát và chơi bẩn. Để thu phục những băng giang hồ đàn em, ông trùm hay tung chiêu khích tướng ở hai bên. Trúng đòn tâm lý của Năm Cam, cuộc tàn sát nảy lửa diễn ra. Bên thắng trong cuộc chơi đâm chém, ông trùm sẵn sàng đứng thu nạp về dưới trướng và tạo điều kiện để kiếm tiền bất chính. Từ cách "mưu sĩ" của một tay giang hồ lão luyện, chẳng mấy chốc, xung quanh ông trùm là những tay giang hồ số má.
Có lần, Sử đang ngồi tâm tình với Năm Cam, một đàn em của ông trùm đi vào mếu máo thưa chuyện vừa bị hất cẳng ra khỏi một vũ trường. Sử muốn lên gân Năm Cam và dò xét thái độ của ông trùm bèn nói với tay đàn em này: "Mày làm thế nào nó mới đuổi, hay là lại dựa vào ông trùm". Nghe bị nhột, biết bị Hồ Việt Sử chơi xỏ, Năm Cam quay ngoắt lại và gằn giọng: "Đây là chuyện nội bộ của tôi, sao chú nói như vậy?". Cuộc đấu khẩu tiếp tục diễn ra gay cấn như một đòn cân não giữa Sử và ông trùm.
Trong người lâng lâng một ít hơi men, Hồ Việt Sử nắn gân ông trùm bằng cách mắng tên đàn em của Năm Cam: "Đây là chuyện thực tế, tụi nó không nể anh Năm nữa rồi. Làm lính ông trùm mà bị đuổi thì làm gì nữa". Nghe xong câu xỏ xiên của Sử, ông trùm giận tím người và chẳng kịp vuốt mặt trước đàn em. Từ dạo nhậu chung ấy, Năm Cam tỏ ra cẩn trọng với Sử hơn trong những cuộc giao tế. Riêng Hồ Việt Sử cũng hiểu thêm một phần nào về ông trùm khét tiếng đất Sài Gòn.
Quyết không làm đàn em của Năm Cam
Bao lần ra tù vào tội, Năm Cam vẫn chẳng thể bỏ được cái nghề bảo kê sòng bạc. Lần sau tội nặng hơn lần trước, nhẩm tính ông trùm năm lần "xuất nhập kho". Cái đầu tinh quái của một ông trùm càng làm cho đám đàn em nể sợ. Lần ra tù sau cùng, chỉ trong một thời gian ngắn, Năm Cam đủ sức chiêu binh khiển tướng và tập hợp dưới trướng những băng nhóm giang hồ liều lĩnh. Thời điểm Hồ Việt Sử có ý định mở vũ trường, ông trùm cử Hiệp "phò mã" nhiều lần gặp gỡ Sử để bàn kế hoạch hùn hạp tại Monaco. Sử muốn toàn quyền sở hữu Monaco hơn là cùng hợp tác với một ông trùm như Năm Cam.
Bấy nhiêu thôi với Sử cũng là một "đáp án" của những lần thương lượng. Sử có thể đoán ý đồ của một ông trùm trong giới bảo kê sòng bạc, cho vay nặng lãi. Kỳ thực, Sử chẳng muốn dính dáng đến chuyện làm ăn với ông trùm. Chưa được vạ thì má đã sưng, chẳng ai có thể làm đối tác lâu dài với ông trùm. Hồ Việt Sử không dám mạo hiểm để cùng ngồi chung trên một con thuyền do Năm Cam lèo lái đang có nguy cơ đắm bất kỳ lúc nào. Không khuất phục được Sử, bản thân ông trùm cũng chẳng dám đi gây hấn. Năm Cam biết, Hồ Việt Sử có những mối quan hệ thân tình với một số nhân vật khiến ông trùm phải còn để dành chờ lúc lợi dụng.
Sử nắm được "tẩy" của ông trùm rất nhiều trong những phi vụ làm ăn và thủ đoạn kiếm tiền của Năm Cam chẳng bao giờ qua mắt được "người của giang hồ". Các hoạt động nhà hàng của Năm Cam chỉ nhằm mục đích che mắt lực lượng cơ quan chức năng và hợp thức hóa những đồng tiền bẩn. ở Sài Gòn những năm cuối thập niên 90, các vụ giết người hay thanh toán lẫn nhau giữa những băng nhóm giang hồ đều mang màu sắc Năm Cam đạo diễn và dàn dựng. Hoặc cũng có những vụ, ông trùm ngấm ngầm dàn xếp sau các cuộc rượt chém đẫm máu.
Quá khứ của ông trùm khiến cho Sử hiểu rằng, một khi chuyện làm ăn hợp tác với Năm Cam trở thành hiện thực, cũng giống như chuyện một Hồ Việt Sử phải lùi về dưới trướng ông trùm. Trong cuộc đời, Sử gần như chưa dự đoán sai con đường làm ăn kinh tế và những trở ngại trước mắt. Hiểu ông trùm nhiều điều, Hồ Việt Sử muốn dứt dạt khỏi con người này càng nhanh càng tốt. Sử đối với Năm Cam ở mối quan hệ quen biết qua đường. Ngay cả khi chuyên án Năm Cam kết thúc, những đối tượng giang hồ dây dưa, hùn hạp hay thân tín của Năm Cam có mấy ai được hưởng những mức án nhẹ nhàng. Những tay đệ tử thân tín thì lĩnh án tử hình, nhẹ nhất cũng ngót chục năm.
Những ngày tàn của Năm Cam, tay trùm giang hồ càng muốn lôi Sử dấn sâu vào chốn giang hồ, nhưng, Hồ Việt Sử không phải là người thích đùa. "Đồng hội cùng thuyền" với ông trùm, Sử đã không có được như ngày hôm nay.
Theo PV (Người Đưa Tin)Cái bảng lý lịch trích ngang của ông trùm Năm Cam có bề dày thành tích bất hảo làm Sử giật nảy người. ở trong giới giang hồ, nhắc đến ông trùm, người ta biết ngay đến mưu mô của một ông trùm từ thuở thiếu thời. Cái tuổi 15, Năm Cam dám đứng ra lãnh trách nhiệm giết người thay để đàn anh Bảy Sy thoát tội chết. Trương Văn Cam chỉ bị mức án 3 năm tù do còn ở tuổi vị thành niên.
Ông trùm Năm Cam sụp đổ đúng như dự báo của Hồ Việt Sử
Năm Cam mãn hạn tù, băng nhóm Bảy Sy ngày nào cũng bị xóa sổ. Đại ca
thay độc chiếm bảo kê các sòng bạc trong giới giang hồ. Năm Cam bỗng
dưng trở thành kẻ lạc lõng bơ vơ trong chốn giang hồ. Thực chất bản tính
Năm Cam là một giang hồ... nhát gan hay "dây máu ăn phần" ở các cuộc
đâm chém thời trước những năm 1975. Nhưng chính từ cái bản chất của một
gã lưu manh "sợ chết ham sống", ông ta đã sống và tồn tại để vượt lên
làm ông trùm một thời của Sài Gòn.Cũng không ít lời giang hồ đồn đại, Năm Cam chuyên dùng kế "mưu sĩ" xử lý theo kiểu tiểu nhân. Tai mắt của Hồ Việt Sử không ít nên những câu chuyện làm quà về ông trùm trong mỗi buổi nhậu Sử đều biết. Con đường để bước vào "đế chế" giang hồ của Năm Cam chẳng mấy gì hảo hớn, nếu không muốn nói là... bẩn.
Những năm 1997, khi đó Năm Cam vừa mới ra trại sau lần thoát khỏi lưới pháp luật một cách ngoạn mục. Lúc này, Lâm "chín ngón", một tay giang hồ có nhiều giai thoại cũng từ Vũng Tàu dạt về Sài Gòn tính kế làm ăn. Sự xuất hiện của Lâm làm cho ông trùm cảm thấy khó chịu. Dù miếng cơm của Năm Cam vẫn bảo toàn nhưng "một rừng không thể có hai con hổ sống chung", ông trùm muốn Lâm "chín ngón" không ngóc đầu lên trong thế lực ngầm. Thời đó, vai vế trong giới giang hồ, Năm Cam phải ngả mũ chào Lâm "chín ngón". Muốn đập bỏ "tượng đài" quá lớn, Năm Cam nghĩ đến "mưu hèn kế bẩn" và rất tàn độc. Chỉ cần triệt hạ được Lâm "chín ngón", ông trùm chắc chắn một điều, những băng nhóm giang hồ sẽ quy phục về dưới trướng Năm Cam.
Năm Cam muốn cái tên Lâm "chín ngón" phải thật sự chìm sâu vào dĩ vãng và không để ai nhắc đến. ông trùm đã chỉ đạo Dung Hà tìm cách sát hại nhân vật có nguy cơ cản bước tiến lên vị trí số một trong giới giang hồ Sài Gòn của y. Bọn chúng dùng a-xít đậm đặc rồi rình rập và hất thẳng vào mặt Lâm "chín ngón" để triệt hạ. Đến tháng 7.1999, Dung Hà thực hiện kịch bản hoàn hảo để làm đẹp lòng "đại ca". Giới giang hồ sôi sùng sục trước cái tin Lâm "chín ngón" bị tạt a-xít đến thân tàn ma dại. May mắn thoát chết nhưng Lâm "chín ngón" tàn phế suốt đời với vết thương tật vĩnh viễn 75%. Biết không thể đối đầu được với Năm Cam, Lâm đành lui về ở ẩn sau biến cố thoát chết. ông trùm Năm Cam lên ngôi vị đại ca cũng từ cái dạo ấy.
Kẻ dám “nắn gân” ông trùm Năm Cam
Nhiều lần chạm mặt Năm Cam, Sử nắm được "tẩy" ông trùm mang bản tính nhút nhát và chơi bẩn. Để thu phục những băng giang hồ đàn em, ông trùm hay tung chiêu khích tướng ở hai bên. Trúng đòn tâm lý của Năm Cam, cuộc tàn sát nảy lửa diễn ra. Bên thắng trong cuộc chơi đâm chém, ông trùm sẵn sàng đứng thu nạp về dưới trướng và tạo điều kiện để kiếm tiền bất chính. Từ cách "mưu sĩ" của một tay giang hồ lão luyện, chẳng mấy chốc, xung quanh ông trùm là những tay giang hồ số má.
Có lần, Sử đang ngồi tâm tình với Năm Cam, một đàn em của ông trùm đi vào mếu máo thưa chuyện vừa bị hất cẳng ra khỏi một vũ trường. Sử muốn lên gân Năm Cam và dò xét thái độ của ông trùm bèn nói với tay đàn em này: "Mày làm thế nào nó mới đuổi, hay là lại dựa vào ông trùm". Nghe bị nhột, biết bị Hồ Việt Sử chơi xỏ, Năm Cam quay ngoắt lại và gằn giọng: "Đây là chuyện nội bộ của tôi, sao chú nói như vậy?". Cuộc đấu khẩu tiếp tục diễn ra gay cấn như một đòn cân não giữa Sử và ông trùm.
Trong người lâng lâng một ít hơi men, Hồ Việt Sử nắn gân ông trùm bằng cách mắng tên đàn em của Năm Cam: "Đây là chuyện thực tế, tụi nó không nể anh Năm nữa rồi. Làm lính ông trùm mà bị đuổi thì làm gì nữa". Nghe xong câu xỏ xiên của Sử, ông trùm giận tím người và chẳng kịp vuốt mặt trước đàn em. Từ dạo nhậu chung ấy, Năm Cam tỏ ra cẩn trọng với Sử hơn trong những cuộc giao tế. Riêng Hồ Việt Sử cũng hiểu thêm một phần nào về ông trùm khét tiếng đất Sài Gòn.
Quyết không làm đàn em của Năm Cam
Bao lần ra tù vào tội, Năm Cam vẫn chẳng thể bỏ được cái nghề bảo kê sòng bạc. Lần sau tội nặng hơn lần trước, nhẩm tính ông trùm năm lần "xuất nhập kho". Cái đầu tinh quái của một ông trùm càng làm cho đám đàn em nể sợ. Lần ra tù sau cùng, chỉ trong một thời gian ngắn, Năm Cam đủ sức chiêu binh khiển tướng và tập hợp dưới trướng những băng nhóm giang hồ liều lĩnh. Thời điểm Hồ Việt Sử có ý định mở vũ trường, ông trùm cử Hiệp "phò mã" nhiều lần gặp gỡ Sử để bàn kế hoạch hùn hạp tại Monaco. Sử muốn toàn quyền sở hữu Monaco hơn là cùng hợp tác với một ông trùm như Năm Cam.
Kinh doanh vũ trường là món lời béo bở khiến các ông trùm luôn tranh giành.
Nhiều lần, Hồ Việt Sử đối mặt với Hiệp "phò mã" thường có những đòn
cân não gay cấn. Tất nhiên, Sử vẫn là người nắm thế trận sau mỗi lần
giao bang, Hiệp đành thúc thủ trước Hồ Việt Sử. Lần thương lượng cuối
cùng, Hồ Việt Sử đánh thẳng vào tâm lý con rể ông trùm. Trong lần gặp
Hiệp ở quán bar Monaco, Sử đề cập thẳng vào vấn đề: "Tôi muốn mua lại
toàn bộ Monaco, chú tính toán thế nào?". Nghe Sử hỏi một câu chắc như
đinh đóng cột, bỗng dưng Hiệp "phò mã" trả lời lấp lửng: "Đó là tài sản
của ông già vợ, để em về hỏi ý kiến xem thế nào!".Bấy nhiêu thôi với Sử cũng là một "đáp án" của những lần thương lượng. Sử có thể đoán ý đồ của một ông trùm trong giới bảo kê sòng bạc, cho vay nặng lãi. Kỳ thực, Sử chẳng muốn dính dáng đến chuyện làm ăn với ông trùm. Chưa được vạ thì má đã sưng, chẳng ai có thể làm đối tác lâu dài với ông trùm. Hồ Việt Sử không dám mạo hiểm để cùng ngồi chung trên một con thuyền do Năm Cam lèo lái đang có nguy cơ đắm bất kỳ lúc nào. Không khuất phục được Sử, bản thân ông trùm cũng chẳng dám đi gây hấn. Năm Cam biết, Hồ Việt Sử có những mối quan hệ thân tình với một số nhân vật khiến ông trùm phải còn để dành chờ lúc lợi dụng.
Sử nắm được "tẩy" của ông trùm rất nhiều trong những phi vụ làm ăn và thủ đoạn kiếm tiền của Năm Cam chẳng bao giờ qua mắt được "người của giang hồ". Các hoạt động nhà hàng của Năm Cam chỉ nhằm mục đích che mắt lực lượng cơ quan chức năng và hợp thức hóa những đồng tiền bẩn. ở Sài Gòn những năm cuối thập niên 90, các vụ giết người hay thanh toán lẫn nhau giữa những băng nhóm giang hồ đều mang màu sắc Năm Cam đạo diễn và dàn dựng. Hoặc cũng có những vụ, ông trùm ngấm ngầm dàn xếp sau các cuộc rượt chém đẫm máu.
Quá khứ của ông trùm khiến cho Sử hiểu rằng, một khi chuyện làm ăn hợp tác với Năm Cam trở thành hiện thực, cũng giống như chuyện một Hồ Việt Sử phải lùi về dưới trướng ông trùm. Trong cuộc đời, Sử gần như chưa dự đoán sai con đường làm ăn kinh tế và những trở ngại trước mắt. Hiểu ông trùm nhiều điều, Hồ Việt Sử muốn dứt dạt khỏi con người này càng nhanh càng tốt. Sử đối với Năm Cam ở mối quan hệ quen biết qua đường. Ngay cả khi chuyên án Năm Cam kết thúc, những đối tượng giang hồ dây dưa, hùn hạp hay thân tín của Năm Cam có mấy ai được hưởng những mức án nhẹ nhàng. Những tay đệ tử thân tín thì lĩnh án tử hình, nhẹ nhất cũng ngót chục năm.
Những ngày tàn của Năm Cam, tay trùm giang hồ càng muốn lôi Sử dấn sâu vào chốn giang hồ, nhưng, Hồ Việt Sử không phải là người thích đùa. "Đồng hội cùng thuyền" với ông trùm, Sử đã không có được như ngày hôm nay.
Hồ Việt Sử - ông trùm “chia ba Sài thành” (Kỳ 4): Thửa niên thiếu khốn khó
Ít ai biết rằng, Hồ Việt Sử phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn và vất vả. Trong suốt con đường phía trước của “ông trùm” luôn có sự động viên và dìu dắt của người phụ bà, mang nặng tình thương của người mẹ đã bao bọc, chăm sóc cho Sử từ tấm bé ...
Tuổi thơ “ông trùm” là một buổi đến trường, một buổi ra đồng
Hồ Việt Sử là một trong những “ông trùm” có tuổi thơ đầy sóng gió. Sinh ra không may mắn được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, Hồ Việt Sử có được sự đùm bọc chở che của người bà nhân hậu. Bốn anh chị em lần lượt lớn lên trong sự chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ của bà ngoại. Thuở ấu thơ, Sử được nghe giọng bà hát ru đầy mượt mà dù tuổi của ngoại đang lớn dần theo năm tháng. Những lời khuyên răn của ngoại làm Sử mãi không thể nào quên được.
Thời đó, chỉ cần đọc được chữ cũng đủ sống khỏe với nghề nông. Mà kỳ thực, làm nghề nông chẳng phải cần nhiều đến con chữ. Nhà rất nghèo, bà ngoại luôn dỗ dành, động viên các cháu phải cắp sách vào trường để học hành đến nơi đến chốn. Ngày đầu tiên đến lớp của Sử, bạn bè đều được cha mẹ dẫn đi học. Chúng bạn tỏ vẻ tự hào lắm. Nhưng với Sử mang niềm tự hào hơn. Vì bên cạnh, người bà và cũng là tình thương của một người mẹ giúp Sử xóa tan nỗi mặc cảm của bản thân. Sử vững tin bước vào lớp trong niềm an ủi động viên khích lệ của ngoại.
Những ngày đi học về, món quà của Sử dành cho bà ngoại là những con chữ, con số mà Sử được cô giáo dạy trên lớp. Rồi đến những điểm 10 đỏ tươi, tròn trĩnh trong từng trang vở của Sử như bù đắp nỗi cơ cực thầm lặng của bà. Hồ Việt Sử tự hào khoe: "Hồi đó đi học được mọi người nể lắm vì tôi học rất nhanh và tiếp thu bài rất lẹ". Chính trời ban cho Sử sự thông minh có sẵn nên Sử có thời gian để đi câu những con cá, bắt con cua về mang ra chợ. Như trở thành thói quen, ngày học một buổi, buổi còn lại Sử lại đi ra đồng. Hồ Việt Sử ý thức được hoàn cảnh nên phần lớn tuổi thơ không dành nhiều cho những cuộc chơi đùa cùng chúng bạn.
Chi phí mua sách vở, Hồ Việt Sử đều tự lo cho bản thân bằng những giọt mồ hôi của đứa trẻ và lắm lúc bằng những giọt nước mắt thương bà. Những cơn mưa dầm hay cái nắng gay gắt của xứ An Giang không làm nản lòng cậu bé vượt khó. Đã vác cần đi câu cá, chẳng có hôm nào mà Sử lại phải về tay không. Số tiền ít ỏi cũng đủ cho Sử trang trải sống qua ngày. ở cái vùng sông nước, thiên nhiên ban tặng cho người dân từ những con cá, con tôm cho đến những con cua đồng đạm bạc. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cứu cánh những mảnh đời vượt lên số phận. Tuổi thơ của Hồ Việt Sử cứ êm đềm trôi cùng những con nước lớn, nước ròng.
Đường xa không sợ, chỉ sợ hổ rượt
Mỗi ngày, Sử vẫn cứ âm thầm nhón mũi chân trên pê-đan chiếc xe đạp. Con đường mòn dẫn đến trường cứ ngoằn ngoèo như thử sức cậu bé trên bước đường đến trường. Thời còn học cấp 1, Hồ Việt Sử đạp xe trên con đường rừng, 2 bên là núi cao vời vợi. Đường xa tít tắp, Sử vẫn hì hục đạp xe trên con đường gập ghềnh như chính trên con đường đời của mình. Đường mòn nhẵn lối Sử đi qua rồi dần cũng trở nên bằng phẳng.
Đường sá vắng vẻ, cậu bé Sử nhỏ con ngày nào chẳng hề sợ ma quái. Những lúc xe tuột xích, tim của Sử cứ như nhảy khỏi lồng ngực. Vừa đưa tay tra xích xe vào đĩa, đôi mắt cứ ngó trước ngó sau để trông mong xem có bóng người. Nhưng, đôi tai phải luôn nghe ngóng không gian tĩnh mịch xung quanh. Bốn bề là cây cối, rừng núi, Hồ Việt Sử sợ nhất thú dữ đuổi mà chẳng kịp chạy thoát thân.
Có hôm đang đi trên đường, tiếng hổ gầm gừ trong rừng vắng, cậu bé Sử hoảng hốt cứ cắm đầu chạy một mạch về đến nhà. Tuổi thơ của Sử chỉ đơn giản có vậy, biết thân phận nghèo nên chẳng bao giờ dám nghỉ học một buổi. Đoạn đường đến trường gần 10 km nhưng với Sử đó chỉ là quãng đường thật gần cho một tương lai ở phía trước.
Thời niên thiếu, những năm học cấp 2, Hồ Việt Sử bắt đầu một cuộc sống mới. Anh phải xa vòng tay ấm áp của bà ngoại để bước vào cuộc sống tự lập. Học ở trường huyện, Sử tá túc nhà chú Bảy. Một buổi đi học, một buổi Sử lại đi chăn bò thuê cho người ta. Anh chăm bò rất kỹ, hiểu tính tình từng con một. Ông chủ đàn bò rất thích.
Ở vùng An Giang, nhiều nhà hay nuôi bò chiến để đua. Sử được thừa hưởng sự tinh tế từ ông ngoại. Mỗi lần thắng một trận đua, Hồ Việt Sử được ông chủ thưởng cho một số tiền nho nhỏ ngoài tiền công. Những việc dù lớn nhỏ, Sử đều nhận làm thuê để kiếm tiền ăn học nơi xa nhà. Nhờ tính chịu khó học, cậu bé Sử vẫn cứ lên lớp và đạt những điểm khá, giỏi như thường.
Ngã rẽ cuộc đời
Năm học cấp 3, những năm cuối cấp của một cậu bé Sử ngày nào đang trở thành một chàng trai có sức sống và phấn đấu mãnh liệt. Hồ Việt Sử luôn tham gia các phong trào hoạt động trong trường. Sự cố gắng của Sử đến hồi cũng được ghi nhận: Năm 18 tuổi Hồ Việt Sử vinh hạnh được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ở vùng quê đặc biệt nghèo khó, giáp ranh biên giới, con chữ đến với người dân quý hơn một món hàng xa xỉ phẩm. Sử vẫn cố gắng bám trường, bám lớp để đeo đuổi năm học cuối cấp. Trong khi đó bà con gần như hoàn toàn mù chữ.
Có được vốn học vấn đáng kể, Hồ Việt Sử hạ quyết tâm phải hoàn thành chương trình cấp 3 để tìm kiếm một công việc dễ dàng hơn. Nếu như cuộc đời của Sử không xảy ra sóng gió, lẽ đương nhiên Hồ Việt Sử bây giờ đã có những hướng đi khác. Một biến cố thay đổi hoàn toàn khiến cuộc đời của Sử sang một trang mới. Đang học lớp 12, vùng quê huyện Tri Tôn (An Giang) bị giặc Cambot tràn sang, cả gia đình Sử phải tản cư về tận Kiên Giang. Việc học giữa chừng đành gác lại.
Trong cái họa có cái may, thời đó những người có được khả năng học vấn như Sử không dễ kiếm. Cũng cái năm chạy loạn ấy, Hồ Việt Sử được nhận vào làm việc cho phòng kế hoạch của Ty thương nghiệp Kiên Giang. Đơn vị này chuyên bán nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng biển.
Công tác tại cơ quan được hơn 2 năm, Sử lên đường nhập ngũ, phục vụ tại chiến trường biên giới Tây Nam. Nhiều giả dụ làm Hồ Việt Sử phải bật cười. Nếu ngày trước sự học không bị cắt ngang, giờ đây chắc chắn đã có một Hồ Việt Sử khác, hoặc giàu có hơn, hoặc nghèo khó hơn bây giờ. Nhưng, Sử luôn bằng lòng và chấp nhận với những gì mà bản thân đã phải trải qua.
Trong suốt con đường đời Hồ Việt Sử từng phải nếm trải, Sử đều có bóng dáng hai người phụ nữ. Những năm tuổi thơ là người bà dạy dỗ và chăm sóc Sử khôn lớn. Đến những thời khắc Sử vấp ngã là người vợ luôn sát cánh bên anh chia ngọt sẻ bùi trong những năm khốn khó. Hồ Việt Sử luôn nhớ và trân trọng bóng hình của người bà và vợ đã cho Sử có được ngày hôm nay.
Theo PV (Người Đưa Tin)Hồ Việt Sử là một trong những “ông trùm” có tuổi thơ đầy sóng gió. Sinh ra không may mắn được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, Hồ Việt Sử có được sự đùm bọc chở che của người bà nhân hậu. Bốn anh chị em lần lượt lớn lên trong sự chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ của bà ngoại. Thuở ấu thơ, Sử được nghe giọng bà hát ru đầy mượt mà dù tuổi của ngoại đang lớn dần theo năm tháng. Những lời khuyên răn của ngoại làm Sử mãi không thể nào quên được.
Hồ Việt Sử thời trai trẻ
Từ những năm ấu thơ của cuộc đời, Sử đã biết cầm cần câu và cái sọt
để bắt từng con cá, mò từng con cua đổi lấy tiền. Thấy cháu ham làm, bà
thường hay nhẹ lời khuyên bảo vì chỉ sợ Sử xao nhãng chuyện học hành. Bà
ngoại thương Sử hết mực, chẳng hề đánh Sử lần nào. Hồ Việt Sử sợ nhất
đôi mắt bà nghiêm nghị mỗi khi chưa chịu vâng lời. Sử chỉ sợ bà buồn rồi
bà dễ ốm. Cuộc đời Hồ Việt Sử cứ lớn dần theo tình thương đong đầy của
bà. Năm tháng dần trôi, Sử cũng đến tuổi đi học, bà ngoại bắt cậu bé Sử
phải vào trường để không thua kém chúng bạn.Thời đó, chỉ cần đọc được chữ cũng đủ sống khỏe với nghề nông. Mà kỳ thực, làm nghề nông chẳng phải cần nhiều đến con chữ. Nhà rất nghèo, bà ngoại luôn dỗ dành, động viên các cháu phải cắp sách vào trường để học hành đến nơi đến chốn. Ngày đầu tiên đến lớp của Sử, bạn bè đều được cha mẹ dẫn đi học. Chúng bạn tỏ vẻ tự hào lắm. Nhưng với Sử mang niềm tự hào hơn. Vì bên cạnh, người bà và cũng là tình thương của một người mẹ giúp Sử xóa tan nỗi mặc cảm của bản thân. Sử vững tin bước vào lớp trong niềm an ủi động viên khích lệ của ngoại.
Những ngày đi học về, món quà của Sử dành cho bà ngoại là những con chữ, con số mà Sử được cô giáo dạy trên lớp. Rồi đến những điểm 10 đỏ tươi, tròn trĩnh trong từng trang vở của Sử như bù đắp nỗi cơ cực thầm lặng của bà. Hồ Việt Sử tự hào khoe: "Hồi đó đi học được mọi người nể lắm vì tôi học rất nhanh và tiếp thu bài rất lẹ". Chính trời ban cho Sử sự thông minh có sẵn nên Sử có thời gian để đi câu những con cá, bắt con cua về mang ra chợ. Như trở thành thói quen, ngày học một buổi, buổi còn lại Sử lại đi ra đồng. Hồ Việt Sử ý thức được hoàn cảnh nên phần lớn tuổi thơ không dành nhiều cho những cuộc chơi đùa cùng chúng bạn.
Chi phí mua sách vở, Hồ Việt Sử đều tự lo cho bản thân bằng những giọt mồ hôi của đứa trẻ và lắm lúc bằng những giọt nước mắt thương bà. Những cơn mưa dầm hay cái nắng gay gắt của xứ An Giang không làm nản lòng cậu bé vượt khó. Đã vác cần đi câu cá, chẳng có hôm nào mà Sử lại phải về tay không. Số tiền ít ỏi cũng đủ cho Sử trang trải sống qua ngày. ở cái vùng sông nước, thiên nhiên ban tặng cho người dân từ những con cá, con tôm cho đến những con cua đồng đạm bạc. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để cứu cánh những mảnh đời vượt lên số phận. Tuổi thơ của Hồ Việt Sử cứ êm đềm trôi cùng những con nước lớn, nước ròng.
Đường xa không sợ, chỉ sợ hổ rượt
Mỗi ngày, Sử vẫn cứ âm thầm nhón mũi chân trên pê-đan chiếc xe đạp. Con đường mòn dẫn đến trường cứ ngoằn ngoèo như thử sức cậu bé trên bước đường đến trường. Thời còn học cấp 1, Hồ Việt Sử đạp xe trên con đường rừng, 2 bên là núi cao vời vợi. Đường xa tít tắp, Sử vẫn hì hục đạp xe trên con đường gập ghềnh như chính trên con đường đời của mình. Đường mòn nhẵn lối Sử đi qua rồi dần cũng trở nên bằng phẳng.
Vùng đất miền Tây đã để lại nhiều ký ức đẹp trong Hồ Việt Sử
Gặp hôm nắng, với cậu bé Sử đó là niềm vui. Những ngày trời mưa như
trút nước, nỗi cơ cực như đè nặng lên tấm lưng nhỏ bé. Đường bị lún cả
tấc đất bùn, bánh xe cứ như bị ai níu lại phía sau. Cố gắng đạp để vượt
lên phía trước như vượt lên một số phận, chiếc xe cứ nhích dần từng
chút.Đường sá vắng vẻ, cậu bé Sử nhỏ con ngày nào chẳng hề sợ ma quái. Những lúc xe tuột xích, tim của Sử cứ như nhảy khỏi lồng ngực. Vừa đưa tay tra xích xe vào đĩa, đôi mắt cứ ngó trước ngó sau để trông mong xem có bóng người. Nhưng, đôi tai phải luôn nghe ngóng không gian tĩnh mịch xung quanh. Bốn bề là cây cối, rừng núi, Hồ Việt Sử sợ nhất thú dữ đuổi mà chẳng kịp chạy thoát thân.
Có hôm đang đi trên đường, tiếng hổ gầm gừ trong rừng vắng, cậu bé Sử hoảng hốt cứ cắm đầu chạy một mạch về đến nhà. Tuổi thơ của Sử chỉ đơn giản có vậy, biết thân phận nghèo nên chẳng bao giờ dám nghỉ học một buổi. Đoạn đường đến trường gần 10 km nhưng với Sử đó chỉ là quãng đường thật gần cho một tương lai ở phía trước.
Thời niên thiếu, những năm học cấp 2, Hồ Việt Sử bắt đầu một cuộc sống mới. Anh phải xa vòng tay ấm áp của bà ngoại để bước vào cuộc sống tự lập. Học ở trường huyện, Sử tá túc nhà chú Bảy. Một buổi đi học, một buổi Sử lại đi chăn bò thuê cho người ta. Anh chăm bò rất kỹ, hiểu tính tình từng con một. Ông chủ đàn bò rất thích.
Ở vùng An Giang, nhiều nhà hay nuôi bò chiến để đua. Sử được thừa hưởng sự tinh tế từ ông ngoại. Mỗi lần thắng một trận đua, Hồ Việt Sử được ông chủ thưởng cho một số tiền nho nhỏ ngoài tiền công. Những việc dù lớn nhỏ, Sử đều nhận làm thuê để kiếm tiền ăn học nơi xa nhà. Nhờ tính chịu khó học, cậu bé Sử vẫn cứ lên lớp và đạt những điểm khá, giỏi như thường.
Ngã rẽ cuộc đời
Năm học cấp 3, những năm cuối cấp của một cậu bé Sử ngày nào đang trở thành một chàng trai có sức sống và phấn đấu mãnh liệt. Hồ Việt Sử luôn tham gia các phong trào hoạt động trong trường. Sự cố gắng của Sử đến hồi cũng được ghi nhận: Năm 18 tuổi Hồ Việt Sử vinh hạnh được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ở vùng quê đặc biệt nghèo khó, giáp ranh biên giới, con chữ đến với người dân quý hơn một món hàng xa xỉ phẩm. Sử vẫn cố gắng bám trường, bám lớp để đeo đuổi năm học cuối cấp. Trong khi đó bà con gần như hoàn toàn mù chữ.
Có được vốn học vấn đáng kể, Hồ Việt Sử hạ quyết tâm phải hoàn thành chương trình cấp 3 để tìm kiếm một công việc dễ dàng hơn. Nếu như cuộc đời của Sử không xảy ra sóng gió, lẽ đương nhiên Hồ Việt Sử bây giờ đã có những hướng đi khác. Một biến cố thay đổi hoàn toàn khiến cuộc đời của Sử sang một trang mới. Đang học lớp 12, vùng quê huyện Tri Tôn (An Giang) bị giặc Cambot tràn sang, cả gia đình Sử phải tản cư về tận Kiên Giang. Việc học giữa chừng đành gác lại.
Trong cái họa có cái may, thời đó những người có được khả năng học vấn như Sử không dễ kiếm. Cũng cái năm chạy loạn ấy, Hồ Việt Sử được nhận vào làm việc cho phòng kế hoạch của Ty thương nghiệp Kiên Giang. Đơn vị này chuyên bán nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân vùng biển.
Công tác tại cơ quan được hơn 2 năm, Sử lên đường nhập ngũ, phục vụ tại chiến trường biên giới Tây Nam. Nhiều giả dụ làm Hồ Việt Sử phải bật cười. Nếu ngày trước sự học không bị cắt ngang, giờ đây chắc chắn đã có một Hồ Việt Sử khác, hoặc giàu có hơn, hoặc nghèo khó hơn bây giờ. Nhưng, Sử luôn bằng lòng và chấp nhận với những gì mà bản thân đã phải trải qua.
Trong suốt con đường đời Hồ Việt Sử từng phải nếm trải, Sử đều có bóng dáng hai người phụ nữ. Những năm tuổi thơ là người bà dạy dỗ và chăm sóc Sử khôn lớn. Đến những thời khắc Sử vấp ngã là người vợ luôn sát cánh bên anh chia ngọt sẻ bùi trong những năm khốn khó. Hồ Việt Sử luôn nhớ và trân trọng bóng hình của người bà và vợ đã cho Sử có được ngày hôm nay.
Hồ Việt Sử - ông trùm “chia ba Sài thành” (Kỳ 5): Trở về và hoàn lương
Sáng tháng 10.2006, một người đàn ông trung niên lầm lũi bước ra khỏi trại giam Z30A (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Xung quanh ông là những ánh mắt trìu mến xen lẫn nụ cười hoan hỷ của người thân sau ngày ông mãn hạn tù.
Người đàn ông đó chính là Hồ Việt Sử, người từng "chia ba giới
giang hồ" Sài thành thuở nào. Khoác trên vai túi hành lý, ông bước nhanh
ra cổng trại.
Sau những cái bắt tay xã giao với bạn bè, Sử tiến đến người vợ đang đứng, trên môi nở nụ cười rạng rỡ. Vậy là cái ngày Hồ Việt Sử mong đợi đã đến, sau những ngày dài nằm trong bốn bức tường. Ánh nắng ban mai chiếu vào đôi mắt long lanh của người vợ, cùng cái khoác tay ấm áp như tăng thêm niềm tin cho Sử trên con đường phục thiện.
Trước khi vướng vào vòng lao lý, Sử từng khao khát giấc mơ làm giàu. Thấy nhiều người có cơ ngơi hoành tráng, có xe hơi bóng loáng, Hồ Việt Sử như bị cuốn vào mãnh lực của đồng tiền. Tuổi thơ không êm đềm như chúng bạn, những cơ cực, những khó khăn, Sử đều từng nếm trải. Những năm tháng đất nước khó khăn, người thanh niên hăng hái lên đường tham gia Chiến dịch biên giới Tây Nam. Ngày ấy, Hồ Việt Sử chẳng tiếc máu xương để cống hiến cho Tổ quốc.
Thế nhưng, sau khi nếm trải bao khó khăn, trở về nhà Sử lại bị cuốn vào giấc mơ làm giàu. Tất cả như vòng xoáy đánh mất đi chất lính thô mộc của một con người đã từng vào sinh ra tử. Giờ đây những ai dám "ngáng chân" hay "chọc gậy bánh xe" vào bước đường kiếm tiền của Hồ Việt Sử đều phải ngậm đắng nuốt cay trên thương trường.
Rồi Sử cứ trượt dần, trượt dần và lún sâu vào con đường tội lỗi. Trong giới giang hồ thời bấy giờ, Hồ Việt Sử chẳng ngại một thế lực ngầm nào. Chỉ đến khi đường dây tội ác của Năm Cam bị triệt phá, cái tên Hồ Việt Sử cũng bị pháp luật điểm danh để đền tội cho những năm tháng tội lỗi, lúc đó Sử mới lờ mờ nhận ra thời tung hoành đao kiếm mình đã đến ngày tàn.
4 năm 10 tháng trong trại giam, một khoảng thời gian không phải là quá dài so với quãng đời chinh chiến của Sử. Thế nhưng cũng đủ để Hồ Việt Sử thấm thía nhiều điều. Hằng đêm, Hồ Việt Sử gặm nhấm lại quãng đời "ông trùm" ngoài xã hội. Con đường làm giàu bất chấp pháp luật đã khiến Sử nhận ra một điều: "Cuộc sống rất công bằng và mọi việc đều phải có giá để trả". Niềm mong mỏi đến một ngày làm lại cuộc đời từ con số 0 cứ âm ỉ cháy bỏng trong lòng người đàn ông trung niên bước dần qua ngưỡng 45.
Ngay sau khi được trả tự do, Hồ Việt Sử cùng vợ và gia đình về nơi chôn nhau cắt rốn để gây dựng lại cơ nghiệp. Và ông đã chọn nghề nuôi cá bè như một xuất phát điểm làm lại cuộc đời.
Những ngày ở trong trại Z30A, Sử được cán bộ quản lý trại giam cho làm công tác nuôi cá. Không phải ngẫu nhiên, Hồ Việt Sử được giao công việc này. Cuộc đời Sử lạ lắm. Mỗi lần bắt đầu cho một ngã rẽ của cuộc đời, y như rằng, Sử lại đào ao nuôi cá. Đàn cá của Sử nuôi cứ lớn nhanh như thổi, nhờ vậy mà Hồ Việt Sử được ghi nhận có thành tích học tập và phấn đấu cải tạo tốt trong trại.
Chiều chiều sau khi cho cá ăn xong, Sử bắc ghế ngồi tựa cửa trước khu nhà lô trong trại nhìn về phía núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc). Đôi mắt đăm chiêu ngồi nhìn về hướng núi cho đến những ánh mặt trời dần tắt trên đỉnh. Bấy nhiêu cũng đủ làm cho Sử nhớ về quê hương và những tháng ngày sống trong tự do. Thời gian ở trong trại, Hồ Việt Sử chiêm nghiệm được nhiều điều từ cuộc sống, có dịp nhìn lại bản thân, để chờ đợi một ngày được làm lại.
Từ "anh Hai ao cá" thành tổng giám đốc
Những ngày đầu nghe tin "ông trùm một thời" ra trại, nhiều đàn em trước đây và cả đàn em của Năm Cam tìm cách liên lạc với Sử. Những lời mời chào hòng lôi kéo Hồ Việt Sử trở lại thế giới của Năm Cam năm nào. Nhiều câu nói đại loại: "Anh Hai ra trại rồi và nổi tiếng lắm. ông Năm mất rồi, giờ cả "giang sơn" Sài Gòn nằm trong tay anh định đoạt...".
Những ngày đầu sống cùng vợ ở quê là những năm tháng cơ cực không thể nào quên đối với Sử. Là một người đàn ông rắn rỏi thế nhưng đã có những lúc Sử tưởng mình phải dừng bước. Những lúc như thế Sử tự nhủ tài sản lớn nhất của mình giờ chính là gia đình và không ai khác Sử chính là người phải gánh vác chèo lái nó.
Và cuộc sống đã không phụ lại sự cố gắng quyết tâm đó. Những khó khăn từng bước được tháo gỡ, chỉ hơn 1 năm sau, nghề nuôi cá bè tại An Giang mang về cho Sử một ít vốn. ông tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực phân phối thức ăn. Miền Tây sông nước như xuất phát điểm để Sử vươn tới, bỏ quên tất cả mọi lầm lỗi ở sau lưng. Chẳng mấy chốc, nghề nuôi cá và phân phối thức ăn giúp Hồ Việt Sử dần gây dựng lại cơ nghiệp.
Với bản lĩnh và sự từng trải của một con người kinh doanh, luôn biết nắm bắt cơ hội. Sử nhanh chóng sắm một đội ghe để tổ chức làm ăn. Từng biết Sử có một thời tung hoành ở chốn giang hồ, Công ty Nam Việt thuê đoàn ghe của Hồ Việt Sử để chở cá trên những đoạn sông như sự trợ giúp tinh thần. Cuộc sống miền sông nước những tưởng không thể tách rời với ông. Cũng đã có lúc, sông nổi sóng lớn, xóa tan đi hoài bão với nghề cá của Sử.
Thời điểm cuối năm 2008, nghề nuôi cá bè gặp khó khăn, hàng chục chủ trại cá cay đắng treo hầm. Giá cá trên thị trường thu về không đắp đổi được tiền mua thức ăn. Những đêm về gối đầu tâm sự cùng vợ, Sử tin rằng, duyên nghề cá đến với gia đình chỉ bấy nhiêu. Có được một ít vốn, cả gia đình quyết định gom góp quay ngược lại nơi Sử đã từng làm mưa làm gió một thời Sài hành.
Về lại TP.HCM, trong tay có vốn kha khá, Sử thuê một mặt bằng nho nhỏ, nằm khuất trong trục đường Nguyễn Trãi để bán café. Hay tin Sử trở lại Sài Gòn, nhiều đối tượng tìm đến và tiếp tục cố kéo Hồ Việt Sử trở lại hành trình của một "ông trùm". Nhiều lúc, họ nhờ Sử dàn xếp những phi vụ tranh chấp trong làm ăn, mua bán. Sử chỉ cười khẩy rồi nhẹ nhàng chỉ dẫn tường tận, bày vẽ cách làm đơn để nhờ pháp luật giải quyết.
Sử ngày nay đã khác, máu giang hồ một phút bốc đồng ngày xưa cạn. Những ngày trong trại giam, Sử như được thay một dòng máu mới. Sở dĩ, dòng máu của "ông trùm" một thời mất hẳn bởi ngay những ngày đầu ra trại, Sử dặn lòng: "Đừng bao giờ quay trở lại nơi này nữa". Bản thân Hồ Việt Sử tự ý thức sẽ không bị lôi cuốn vào chuyện mà mọi người và xã hội không chấp nhận.
Giữa năm 2011, Sử đang ngồi nhâm nhi tại quán café của mình thì bất ngờ gặp lại người bạn cũ Ngô Xuân Pha, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần ô tô Bảo Toàn. Thuở trước, những năm tháng khó khăn Sử và Pha cùng nhau làm ăn chung. Cả 2 hợp tác với nhau rất sòng phẳng và cũng là chỗ thân tình. Bẵng đi một thời gian, Sử với Pha mất liên lạc.
Cuộc hội ngộ tại quán sau 20 năm như một định mệnh kéo hai người bạn đến với nhau. Pha mời Sử cùng khảo sát dự án và đầu tư vào khu Resort tại Bạc Liêu. Dự án khả thi, Hồ Việt Sử quyết tâm đầu tư vào và trở thành Tổng giám đốc, kiêm Trưởng ban quản lý với số vốn 2.500 tỷ đồng. Con đường phục thiện của ông trùm ngày xưa đoạn tuyệt với thế giới ngầm như một kết cục có hậu đã ghi tên Hồ Việt Sử.
Theo PV (Nguoiduatin)
Hồ Việt Sử của ngày hôm nay
Khi "ông trùm" trở thành người thườngSau những cái bắt tay xã giao với bạn bè, Sử tiến đến người vợ đang đứng, trên môi nở nụ cười rạng rỡ. Vậy là cái ngày Hồ Việt Sử mong đợi đã đến, sau những ngày dài nằm trong bốn bức tường. Ánh nắng ban mai chiếu vào đôi mắt long lanh của người vợ, cùng cái khoác tay ấm áp như tăng thêm niềm tin cho Sử trên con đường phục thiện.
Trước khi vướng vào vòng lao lý, Sử từng khao khát giấc mơ làm giàu. Thấy nhiều người có cơ ngơi hoành tráng, có xe hơi bóng loáng, Hồ Việt Sử như bị cuốn vào mãnh lực của đồng tiền. Tuổi thơ không êm đềm như chúng bạn, những cơ cực, những khó khăn, Sử đều từng nếm trải. Những năm tháng đất nước khó khăn, người thanh niên hăng hái lên đường tham gia Chiến dịch biên giới Tây Nam. Ngày ấy, Hồ Việt Sử chẳng tiếc máu xương để cống hiến cho Tổ quốc.
Thế nhưng, sau khi nếm trải bao khó khăn, trở về nhà Sử lại bị cuốn vào giấc mơ làm giàu. Tất cả như vòng xoáy đánh mất đi chất lính thô mộc của một con người đã từng vào sinh ra tử. Giờ đây những ai dám "ngáng chân" hay "chọc gậy bánh xe" vào bước đường kiếm tiền của Hồ Việt Sử đều phải ngậm đắng nuốt cay trên thương trường.
Rồi Sử cứ trượt dần, trượt dần và lún sâu vào con đường tội lỗi. Trong giới giang hồ thời bấy giờ, Hồ Việt Sử chẳng ngại một thế lực ngầm nào. Chỉ đến khi đường dây tội ác của Năm Cam bị triệt phá, cái tên Hồ Việt Sử cũng bị pháp luật điểm danh để đền tội cho những năm tháng tội lỗi, lúc đó Sử mới lờ mờ nhận ra thời tung hoành đao kiếm mình đã đến ngày tàn.
4 năm 10 tháng trong trại giam, một khoảng thời gian không phải là quá dài so với quãng đời chinh chiến của Sử. Thế nhưng cũng đủ để Hồ Việt Sử thấm thía nhiều điều. Hằng đêm, Hồ Việt Sử gặm nhấm lại quãng đời "ông trùm" ngoài xã hội. Con đường làm giàu bất chấp pháp luật đã khiến Sử nhận ra một điều: "Cuộc sống rất công bằng và mọi việc đều phải có giá để trả". Niềm mong mỏi đến một ngày làm lại cuộc đời từ con số 0 cứ âm ỉ cháy bỏng trong lòng người đàn ông trung niên bước dần qua ngưỡng 45.
Ngay sau khi được trả tự do, Hồ Việt Sử cùng vợ và gia đình về nơi chôn nhau cắt rốn để gây dựng lại cơ nghiệp. Và ông đã chọn nghề nuôi cá bè như một xuất phát điểm làm lại cuộc đời.
Những ngày ở trong trại Z30A, Sử được cán bộ quản lý trại giam cho làm công tác nuôi cá. Không phải ngẫu nhiên, Hồ Việt Sử được giao công việc này. Cuộc đời Sử lạ lắm. Mỗi lần bắt đầu cho một ngã rẽ của cuộc đời, y như rằng, Sử lại đào ao nuôi cá. Đàn cá của Sử nuôi cứ lớn nhanh như thổi, nhờ vậy mà Hồ Việt Sử được ghi nhận có thành tích học tập và phấn đấu cải tạo tốt trong trại.
Chiều chiều sau khi cho cá ăn xong, Sử bắc ghế ngồi tựa cửa trước khu nhà lô trong trại nhìn về phía núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc). Đôi mắt đăm chiêu ngồi nhìn về hướng núi cho đến những ánh mặt trời dần tắt trên đỉnh. Bấy nhiêu cũng đủ làm cho Sử nhớ về quê hương và những tháng ngày sống trong tự do. Thời gian ở trong trại, Hồ Việt Sử chiêm nghiệm được nhiều điều từ cuộc sống, có dịp nhìn lại bản thân, để chờ đợi một ngày được làm lại.
Từ "anh Hai ao cá" thành tổng giám đốc
Những ngày đầu nghe tin "ông trùm một thời" ra trại, nhiều đàn em trước đây và cả đàn em của Năm Cam tìm cách liên lạc với Sử. Những lời mời chào hòng lôi kéo Hồ Việt Sử trở lại thế giới của Năm Cam năm nào. Nhiều câu nói đại loại: "Anh Hai ra trại rồi và nổi tiếng lắm. ông Năm mất rồi, giờ cả "giang sơn" Sài Gòn nằm trong tay anh định đoạt...".
Tổng giám đốc Hồ Việt Sử đi kiểm tra tiến độ dự án tại Bạc Liêu
Thế nhưng Hồ Việt Sử của bây giờ không còn muốn nổi danh ở chốn giang
hồ nữa. Sử chỉ nghĩ đơn giản, ngày xưa giao bản thân cho Tổ quốc để đi
phục vụ tại Chiến trường Tây Nam, chẳng hề tiếc mạng sống thì nay,
chuyện làm ăn phục thiện giúp ích cho đời, cho xã hội tại sao không làm
được? Câu hỏi lởn vởn trong đầu khiến Hồ Việt Sử quyết tâm đoạn tuyệt
với chốn giang hồ.Những ngày đầu sống cùng vợ ở quê là những năm tháng cơ cực không thể nào quên đối với Sử. Là một người đàn ông rắn rỏi thế nhưng đã có những lúc Sử tưởng mình phải dừng bước. Những lúc như thế Sử tự nhủ tài sản lớn nhất của mình giờ chính là gia đình và không ai khác Sử chính là người phải gánh vác chèo lái nó.
Và cuộc sống đã không phụ lại sự cố gắng quyết tâm đó. Những khó khăn từng bước được tháo gỡ, chỉ hơn 1 năm sau, nghề nuôi cá bè tại An Giang mang về cho Sử một ít vốn. ông tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực phân phối thức ăn. Miền Tây sông nước như xuất phát điểm để Sử vươn tới, bỏ quên tất cả mọi lầm lỗi ở sau lưng. Chẳng mấy chốc, nghề nuôi cá và phân phối thức ăn giúp Hồ Việt Sử dần gây dựng lại cơ nghiệp.
Với bản lĩnh và sự từng trải của một con người kinh doanh, luôn biết nắm bắt cơ hội. Sử nhanh chóng sắm một đội ghe để tổ chức làm ăn. Từng biết Sử có một thời tung hoành ở chốn giang hồ, Công ty Nam Việt thuê đoàn ghe của Hồ Việt Sử để chở cá trên những đoạn sông như sự trợ giúp tinh thần. Cuộc sống miền sông nước những tưởng không thể tách rời với ông. Cũng đã có lúc, sông nổi sóng lớn, xóa tan đi hoài bão với nghề cá của Sử.
Thời điểm cuối năm 2008, nghề nuôi cá bè gặp khó khăn, hàng chục chủ trại cá cay đắng treo hầm. Giá cá trên thị trường thu về không đắp đổi được tiền mua thức ăn. Những đêm về gối đầu tâm sự cùng vợ, Sử tin rằng, duyên nghề cá đến với gia đình chỉ bấy nhiêu. Có được một ít vốn, cả gia đình quyết định gom góp quay ngược lại nơi Sử đã từng làm mưa làm gió một thời Sài hành.
Về lại TP.HCM, trong tay có vốn kha khá, Sử thuê một mặt bằng nho nhỏ, nằm khuất trong trục đường Nguyễn Trãi để bán café. Hay tin Sử trở lại Sài Gòn, nhiều đối tượng tìm đến và tiếp tục cố kéo Hồ Việt Sử trở lại hành trình của một "ông trùm". Nhiều lúc, họ nhờ Sử dàn xếp những phi vụ tranh chấp trong làm ăn, mua bán. Sử chỉ cười khẩy rồi nhẹ nhàng chỉ dẫn tường tận, bày vẽ cách làm đơn để nhờ pháp luật giải quyết.
Sử ngày nay đã khác, máu giang hồ một phút bốc đồng ngày xưa cạn. Những ngày trong trại giam, Sử như được thay một dòng máu mới. Sở dĩ, dòng máu của "ông trùm" một thời mất hẳn bởi ngay những ngày đầu ra trại, Sử dặn lòng: "Đừng bao giờ quay trở lại nơi này nữa". Bản thân Hồ Việt Sử tự ý thức sẽ không bị lôi cuốn vào chuyện mà mọi người và xã hội không chấp nhận.
Giữa năm 2011, Sử đang ngồi nhâm nhi tại quán café của mình thì bất ngờ gặp lại người bạn cũ Ngô Xuân Pha, hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần ô tô Bảo Toàn. Thuở trước, những năm tháng khó khăn Sử và Pha cùng nhau làm ăn chung. Cả 2 hợp tác với nhau rất sòng phẳng và cũng là chỗ thân tình. Bẵng đi một thời gian, Sử với Pha mất liên lạc.
Cuộc hội ngộ tại quán sau 20 năm như một định mệnh kéo hai người bạn đến với nhau. Pha mời Sử cùng khảo sát dự án và đầu tư vào khu Resort tại Bạc Liêu. Dự án khả thi, Hồ Việt Sử quyết tâm đầu tư vào và trở thành Tổng giám đốc, kiêm Trưởng ban quản lý với số vốn 2.500 tỷ đồng. Con đường phục thiện của ông trùm ngày xưa đoạn tuyệt với thế giới ngầm như một kết cục có hậu đã ghi tên Hồ Việt Sử.
Nhận xét
Đăng nhận xét