CHUYỆN ÍT BIẾT 53


(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Nga tái hiện cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941 trên Quảng trường Đỏ
Quân đội Nga hôm nay tiến hành lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva với sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ và nhiều xe tăng, xe quân sự có từ thời Thế chiến II, nhằm tái hiện cuộc duyệt binh huyền thoại năm 1941. Cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm 1941 được tổ chức nhằm kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười và cũng đánh dấu ngày bắt đầu cuộc chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945) của nhân dân Liên Xô trước kia, nay là Liên bang Nga. Tại Nga, ngày 7/11 mang tên gọi chính thức là "Ngày diễn ra cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở thành phố Moskva năm 1941, kỷ niệm 24 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại".


Kachiusa Bài hát nghe đến là biết nước Nga anh hùng 

 
Подмосковные Вечера - Chiều Matxcova

 

Kế hoạch táo bạo của Stalin khiến Hitler 'phát điên'

Thu Hương |

Kế hoạch táo bạo của Stalin khiến Hitler 'phát điên'
Cuộc duyệt binh của Hồng quân vào ngày 7/11/1941 giáng đòn bất ngờ vào kẻ địch.

Kế hoạch về cuộc duyệt binh ngày 7/11/1941 được Hồng quân Liên Xô giữ bí mật đến phút chót và trùm phát xít Hitler chỉ phát hiện ra khi sự kiện được tường thuật trực tiếp trên sóng radio.

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 1941, thủ đô Liên Xô đang ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Một bộ phận quân phát xít Đức đã chọc thủng hai vị trí thuộc phòng tuyến bảo vệ Mátxcơva và ở một số vị trí quân Đức chỉ cách thủ đô khoảng 25-30 km.
Giữa lúc này, lãnh đạo Liên bang Xô viết Joseph Stalin triệu tập các tướng lĩnh bàn thảo và đi đến quyết định tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng 10 thành công.
Xác định cuộc duyệt binh có thể bị kẻ địch không kích bất cứ lúc nào, tất cả các khâu từ lên kế hoạch tập duyệt, địa điểm, các quân đoàn tham gia đều được giữ bí mật tuyệt đối đến trước ngày 7/11.
Không có gì ngạc nhiên khi quân phát xít Đức và Hitler không biết gì cho đến khi cuộc duyệt binh huyền thoại diễn ra trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941.
Đúng 7h50, Stalin và các thành viên chính phủ Liên Xô còn ở lại Matxcơva bước ra lễ đài. Nguyên soái Zhukov không có mặt tại lễ duyệt binh vì phải trực chiến ở vị trí chỉ huy ngoài mặt trận. Đúng 8 giờ sáng tất cả các loa phóng thanh truyền đi giọng nói đĩnh đạc của phát thanh viên: "Đây là tin của tất cả các đài phát thanh Liên Xô.
Đài phát thanh Trung ương Matxcơva bắt đầu buổi tường thuật trực tiếp từ Quảng trường Đỏ về lễ duyệt binh của các đơn vị Hồng quân kỷ niệm 24 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại…"
Lễ duyệt binh được tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh. Tại Quảng trường Đỏ cũng có mặt phóng viên thường trú của các hãng thông tấn và báo chí quốc tế. Chính vì vậy nên tin về cuộc duyệt binh ngày 7/11 đã ngay lập tức truyền đi khắp thế giới.
Theo tư liệu các nhà sử học quân sự thông qua lời kể của những nhân vật cấp dưới Hitler có mặt tại tổng hành dinh Đức vào thời điểm đó, dĩ nhiên "bộ sậu" của Hitler cũng biết được tin về lễ duyệt binh từ khi buổi lễ bắt đầu, nhưng không ai dám báo cáo với Hitler về thông tin "sốt dẻo" này.
Trùm phát xít Hitler chỉ tình cờ biết tin khi bật máy thu thanh và nghe thấy tiếng nhạc hành khúc cùng tiếng bước chân rầm rập của các đội duyệt binh và lời phát thanh viên Liên Xô. Ông ta lao đến máy điện thoại và yêu cầu nối máy với cơ quan tham mưu đội quân "Trung tâm" đang tham gia bao vây thủ đô Nga.
Triệu tập chỉ huy lực lượng máy bay ném bom tại chiến trường nghe máy, Hitler ra lệnh: "Tôi cho các ông 1 giờ để chuộc lỗi. Phải ném bom cuộc duyệt binh bằng bất kỳ giá nào!" Bất chấp bão tuyết, máy bay Đức hối hả cất cánh.
Nhưng đã không có quả bom Đức nào rơi được xuống Matxcơva trong ngày 7/11. Theo tư liệu lịch sử chiến tranh, trong ngày hôm đó 25 máy bay Đức (có tài liệu nói là 34) đã bị bắn hạ ở tầm xa, những chiếc còn lại buộc phải quay về căn cứ.
Video: Lễ duyệt binh huyền thoại của Hồng quân Liên Xô trên Quảng trường Đỏ năm 1941
Về cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941, nhà văn Vladimir Karpov, Anh hùng Liên Xô, nguyên là trinh sát viên quân sự xuất sắc, đã viết:
“Đối với toàn thể đất nước cuộc duyệt binh này là một sự kiện bất ngờ, một niềm hân hoan cực độ. Đó là cuộc duyệt binh truyền thống, nhưng thật khác thường và đầy ý nghĩa!”
“Cuộc duyệt binh này là lời thách thức, miệt thị kẻ thù, là cuộc duyệt binh diễn ra vào buổi bình minh của Chiến thắng, tuy còn rất xa, nhưng đã được linh cảm là sẽ đến. Nó nâng tinh thần nhân dân lên một tầm cao chưa từng có, và đồng thời cũng giáng một đòn trí mạng vào tinh thần quân phát-xít.”
“Kẻ địch đã không thể động đến Matxcơva. Vẫn còn có ném bom, đột kích, vẫn còn những cuộc oanh tạc từ pháo tầm xa.”
“Nhưng bánh xe chiến tranh kể từ sau cuộc duyệt binh huyền thoại ấy đã bắt đầu quay ngược trở lại. Ngày 5/12 năm ấy quân đôi Liên Xô phản công, và kẻ thù phải lùi xa, cách Matxcơva 250-300 km.”
Cuộc duyệt binh ngày 7/11/1941 tại Matxcơva là cuộc duyệt binh ngắn nhất trong lịch sử Liên Xô và Nga. Sự kiện đó diễn ra chỉ vẻn vẹn 25 phút, kể cả lời phát biểu của Stalin.
Lời phát biểu của Stalin trong lễ duyệt binh là một lời hiệu triệu, trong đó ông kêu gọi nhân dân không chỉ đứng vững, bảo vệ Mátxcơva, mà còn hướng người dân Xô Viết dến những nhiệm vụ lớn lao hơn.
"Cả thế giới trông vào các đồng chí. Các dân tộc châu Âu đang bị nô dịch dưới ách quân xâm lược Đức trông vào các đồng chí như trông mong những người giải phóng họ.”
“Sứ mệnh giải phóng vĩ đại được giao cho các đồng chí. Hãy tỏ ra xứng đáng với sứ mệnh đó! Cuộc chiến tranh và các đồng chí dang tiến hành là cuộc chiến tranh giải phóng, cuộc chiến tranh chính nghĩa!"
Trong lễ duyệt binh ấy lần đầu tiên kể từ sau cách mạng tháng 10 năm 1917 vang lên lời hiệu triệu kêu gọi lòng yêu nước Nga, kêu gọi trái tim Nga:
"Hãy để chiến công bất tử của Alexandr Nevsky và Dmitry Đonsky, Minin và Pozharsky, Suvorov và Kutuzov khích lệ tinh thần các đồng chí! Hãy để lá cờ mang lại chiến thắng của Lenin vĩ đại soi sáng các đồng chí!"
Người trực tiếp chỉ huy duyệt binh là đại tướng Pavel Artemmiev, Tư lệnh quân khu Matxcơva, tiếp nhận báo cáo duyệt binh là Nguyên soái Liên Xô Semion Buđyonnyi. Tham gia duyệt binh có trên 23.000 người, 140 xe kéo pháo và 180 xe tăng.
Do quân khu Mátxcơva không đủ người nên Bộ chỉ huy đã điều động nhiều đơn vị đang huấn luyện chuẩn bị ra chiến trường, thậm chí cả các đơn vị đang tham gia chiến đấu về Matxcơva để tiến hành lễ duyệt binh như các đơn vị pháo binh.
Sau buổi lễ, tất cả những người tham gia duyệt binh đều nhận được lời cảm ơn và 100gr vodka khẩu phần chiến sĩ. Các đội quân đều bước trên Quảng trường Đỏ theo tiếng nhạc hành khúc do dàn nhạc của Bộ tham mưu Quân khu Matxcơva trình bày dưới sự chỉ huy của Vasili Agapkin - tác giả bài hát “Tạm biệt em gái Slavơ”.
theo VTC News

Ngày 7/11/1941: Lễ duyệt binh huyền thoại từ Quảng trường Đỏ thẳng ra mặt trận

Ngày 7/11/1941, nhân kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười, nước Nga đã tổ chức một buổi diễu binh, bất chấp những khó khăn, phức tạp của thời chiến khi quân phát xít Ðức đang ở cửa ngõ Moskva.
Ngày 7/11/1941: Lễ duyệt binh huyền thoại từ Quảng trường Đỏ thẳng ra mặt trận  - ảnh 1
Ngày 7/11/1941: Lễ duyệt binh huyền thoại từ Quảng trường Đỏ thẳng ra mặt trận  - ảnh 2
Sau lễ duyệt binh, từ Quảng trường Ðỏ, các chiến sĩ Hồng quân đã tiến thẳng ra mặt trận chiến đấu với quân thù, bảo vệ thủ đô và đất nước thân yêu của mình, đồng thời cứu loài người khỏi thảm họa phát xít. Sự kiện lịch sử này đã ghi một dấu ấn sâu đậm về lòng dũng cảm của chiến sĩ và nhân dân Xô Viết, và là một cột mốc lịch sử quan trọng của toàn nhân loại.
Ngày 7/11/1941: Lễ duyệt binh huyền thoại từ Quảng trường Đỏ thẳng ra mặt trận  - ảnh 3
Ngày 7/11/1941: Lễ duyệt binh huyền thoại từ Quảng trường Đỏ thẳng ra mặt trận  - ảnh 4
Ngày 7/11/1941: Lễ duyệt binh huyền thoại từ Quảng trường Đỏ thẳng ra mặt trận  - ảnh 5
Ngược thời gian, trở lại thời điểm ngày này cách đây 73 năm, sau khi chiếm hầu hết châu Âu, phát xít Đức đã xóa bỏ mọi điều ước đã ký kết trước đó giữa hai nước, tung một lực lượng mạnh nhất bao gồm bộ binh, thiết giáp, không quân bất ngờ tấn công Liên Xô.
Cuộc chiến tranh Liên Xô - Đức bắt đầu và cũng mở màn cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và thiêng liêng của nước Nga. Kéo dài suốt 1.418 ngày đêm với hàng nghìn trận đánh lớn, nhỏ diễn ra vô cùng khốc liệt, cuộc Chiến tranh Vệ quốc đã lôi cuốn hàng triệu người con của Liên bang Xô Viết cùng nhân dân các quốc gia châu Âu tham gia.
Sau những năm tháng chiến đấu trong điều kiện bất lợi, phía Liên Xô đã phải chịu những tổn thất nặng nề. Quân Đức triển khai chiến dịch bao vây đánh chiếm Moskva mang tên "Bão biển” từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10/1941 và dự định chiếm thủ đô của nước Nga trước ngày 7/11.
Để thực hiện kế hoạch này, máy bay Đức liên tục ném bom oanh kích Moskva. Một bộ phận quân Đức đã chọc thủng hai vị trí thuộc phòng tuyến bảo vệ Moskva. Và ở một số vị trí, quân Đức chỉ cách thủ đô Liên Xô khoảng 25-30 km.
Trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Liên Xô vẫn quyết định tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm Cách mạng tháng 10 vào ngày 7/11 tại Quảng trường Đỏ như truyền thống bao năm trước đó. Đây là một sự kiện đột phá, có tác dụng cực kỳ lớn lao khích lệ tinh thần quân và dân Liên Xô vào thời điểm nước sôi lửa bỏng.
Đúng 7h50 ngày 7/11/1941, Stalin và các thành viên chính phủ Liên Xô bước ra lễ đài.
Tham gia lễ duyệt binh có một không hai này có 15 chiếc xe tăng T-34; các tiểu đoàn học viên Trường Sĩ quan Chính trị Quân khu; Trường Sĩ quan Pháo binh cờ đỏ; trung đoàn thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2 của Quân khu Moskva; trung đoàn thuộc Sư đoàn 332 mang tên Frungie; các đơn vị bộ binh, kỵ binh và xe tăng thuộc Sư đoàn mang tên Dzeginski; tiểu đoàn đặc biệt của Hội đồng quân sự Bộ Quốc phòng; Tiểu đoàn cận vệ Cờ Đỏ; hai trung đoàn pháo binh thuộc khu vực phòng thủ Moskva; Trung đoàn phòng không; hai tiểu đoàn xe tăng dự bị của Bộ Tổng tư lệnh và một số đơn vị khác.
Đích thân Stalin chủ trì cuộc duyệt binh. Phát biểu tại buổi lễ, ông nhấn mạnh, cuộc chiến tranh mà Liên Xô đang tiến hành là cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh chính nghĩa. Nhân danh Ðảng và Nhà nước Liên Xô, Stalin kêu gọi các chiến sĩ Xô-viết: "Các dân tộc bị nô dịch của châu Âu đang sống dưới ách của bọn xâm lược Ðức trông chờ vào các đồng chí như là những người sẽ giải phóng cho họ. Sứ mệnh giải phóng vĩ đại đã trao cho các đồng chí. Các đồng chí hãy tỏ ra xứng đáng với sứ mệnh đó... Dưới ngọn cờ của Lênin, tiến lên giành thắng lợi!"
Diễn ra vỏn vẹn trong 25 phút, lễ duyệt binh năm 1941 không chỉ là lễ duyệt binh ngắn nhất trong số các lễ duyệt binh trong lịch sử Liên Xô trước đây mà còn là lễ duyệt binh mạo hiểm nhất. Bởi lẽ, ngay sau đó, từ Quảng trưởng Đỏ, các chiến sĩ Hồng quân đã tiến thẳng ra tiền tuyến, cách thủ đô Moskva không xa, để viết nên trang sử bất hủ, mở ra cục diện mới cho Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.
Đối với toàn thể nước Nga, cuộc duyệt binh này là một sự kiện bất ngờ, một niềm hân hoan cực độ. Đó là cuộc duyệt binh truyền thống, nhưng thật khác thường và đầy ý nghĩa.
Lễ duyệt binh này là lời thách thức, miệt thị kẻ thù, là lễ duyệt binh diễn ra vào buổi bình minh của Chiến thắng, tuy còn rất xa, nhưng đã được linh cảm là sẽ đến. Nó nâng tinh thần nhân dân lên một tầm cao chưa từng có, và đồng thời cũng giáng một đòn trí mạng vào tinh thần quân phát xít.
Kẻ địch đã không thể động đến Moskva. Vẫn còn có ném bom, đột kích, vẫn còn những cuộc oanh tạc từ pháo tầm xa nhưng bánh xe chiến tranh kể từ sau lễ duyệt binh huyền thoại ấy đã bắt đầu quay ngược trở lại. Ngày 5-12 năm ấy quân đội Liên Xô phản công, và kẻ thù phải lùi xa, cách Moskva 250-300 km.
Tiếp đó, quân đội Liên Xô từng bước đánh bại hoàn toàn quân Đức trên các mặt trận và trong các trận đánh quyết định: Trận Stalingrad (mùa Đông 1942), Vòng cung Kursk (1943)…Tới cuối năm 1944, quân đội Liên Xô giành lại phần lớn lãnh thổ bị Đức chiếm đóng. Trên đà thắng lợi, quân đội Liên Xô không chỉ giải phóng Tổ quốc mình mà còn giải phóng một loạt nước Đông Âu khỏi ách phát xít Đức, tiến thẳng tới Berlin vào năm 1945, buộc quân Đức phải đầu hàng vô điều kiện, chấm dứt cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.
Các chuyên gia quân sự và các nhà sử học Nga cũng như toàn thế giới đánh giá, cuộc duyệt binh nãm 1941 có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc chiến ngang với một chiến dịch quân sự. Nó cho cả thế giới thấy rõ Moskva trong thời điểm khó khăn ác liệt của thời kỳ đầu chiến tranh ấy vẫn đứng vững và chắc chắn sẽ chiến thắng. Hơn 70 nãm đã đi qua nhưng phẩm chất của những người lính Xô Viết vẫn sáng mãi trong lòng những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Theo TTXVN
Ngày 7/11/1941: Lễ duyệt binh huyền thoại từ Quảng trường Đỏ thẳng ra mặt trận  - ảnh 1

Những người lính Việt Nam trong chiến dịch bảo vệ Moscow

Phát xít Đức tấn công Moscow từ ngày 30-9-1941 bằng 74 sư đoàn (1,8 triệu quân), 14.500 khẩu pháo, súng cối, 1.700 xe tăng và khoảng 1.400 máy bay. Với ưu thế về quân số và vũ khí, quân Đức đã phá vỡ một vành đai phòng thủ của Hồng quân, tràn tới ngoại ô Tula, cửa ngõ Moscow.

Lực lượng bảo vệ Moscow ít hơn quân Đức, chỉ có 7.600 khẩu pháo, súng cối, 900 xe tăng, 677 máy bay bố trí tại 4 tuyến phòng ngự. Hơn 360.000 đảng viên và đoàn viên cộng sản ra mặt trận trong khi nửa triệu người dân Moscow xây dựng các công trình phòng thủ. Nửa đầu tháng 11-1941, tình hình Moscow rất nghiêm trọng nên được cả nước chi viện để bảo vệ thủ đô. Ngày 7-11-1941 lễ duyệt binh kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười vẫn được tổ chức tại Quảng đường Đỏ, bất chấp bom đạn của quân Đức.
Giữa tháng 11, quân Đức phát động đợt tấn công dữ dội nhất với 51 sư đoàn, có 14 sư đoàn xe tăng và 8 sư đoàn cơ giới, nhưng không thể phá vỡ tuyến phòng thủ vòng trong bảo vệ Moscow. Từ ngày 5-12-1941, Hồng quân chuyển sang phản công. Tháng 1-1942 cuộc phản công tiến về phía Tây, giải phóng hoàn toàn vùng ven Moscow cùng hàng chục thành phố khác. Trận đánh bảo vệ Moscow tiêu diệt nửa triệu quân Đức, phá hủy 1.300 xe tăng, 2.500 khẩu pháo, 15.000 ô tô quân sự.
Trong chiến dịch kéo dài từ tháng 10-1941 đến tháng 1-1942 đã có 5 chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tham gia Hồng quân bảo vệ Moscow và 4 người đã hy sinh. Đó là Vương Thúc Tỉnh, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo, Lý Thúc Chất. Ngoài chiến sĩ Tỉnh, tên thật của 3 người còn lại là Nguyễn Sinh Thân, Hoàng Phan Tứ, Vương Thúc Thoại. Chiến sĩ thứ 5 là Lý Phú San (Lê Phan Chiến) sau này trở về Việt Nam làm việc tại Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội và mất năm 1980, thọ 80 tuổi. Họ được Bác Hồ đặt bí danh và gửi từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Moscow học Trường Quốc tế Lenin và Đại học Phương Đông từ năm 1926. Năm 1986, tất cả 5 chiến sĩ tình nguyện đã được Liên Xô truy tặng Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng nhất.
Đỗ Chuyên (tổng hợp)
 

Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức ở Matxcơva ra sao?

Nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít Đức, kênh truyền hình Nga RT đã thực hiện những bộ phim tài liệu nhìn lại cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Liên Xô trước đây, giải cứu thế giới khỏi ách phát xít.
Sau khi nhanh chóng chinh phạt phần lớn châu Âu, quân đội phát xít Đức đặt chân tới bên ngoài thủ đô Matxcơva của Liên Xô vào năm 1941 dường như là một lực lượng không thể bị đánh bại. Nhưng chính những người lính Liên Xô, tham gia vào trận chiến bảo vệ Matxcơva, đã phá tan ảo ảnh đó.
Hồng quân Liên Xô bảo vệ Matxcơva năm 1941 (Nguồn: RIA Novosti) 
Hồng quân Liên Xô bảo vệ Matxcơva năm 1941 (Nguồn: RIA Novosti) 
Kênh RT đã tái hiện lại trận đánh đó qua lời kể của các nhân chứng, các cựu chiến binh Liên Xô.
Theo đó, từ tháng 10/1941, trùm phát xít Adolf Hitler đã mở chiến dịch tấn công vào Matxcơva mang tên Bão tố. Mục tiêu của chiến dịch là nghiền nát Matxcơva bằng 2 cánh tấn công đồng thời từ phía Bắc và phía Nam.
Tuy nhiên quân đội của Hitler đã vấp phải sự phản kháng dữ dội từ những người lính Liên Xô, khiến ý định đánh nhanh, thắng nhanh phá sản. Cuộc chiến Matxcơva đã kéo dài cho tới tận tháng 1/1942, với kết quả là quân đội phát xít Đức lần đầu bại trận.

quocte/2015/05/05/Video-chin-s-hng-qun-ngi-Vit-trn-truyn-hnh-Nga-1430830174.mp4&stream=pseudo" src="http://vtc.vn/lib/player/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Đây là một trong những trận chiến đẫm máu, chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, về sau được xem như điểm quyết định giúp xoay chuyển cục diện trong cuộc chiến chống phát xít.
Ký ức về cuộc chiến đó vẫn còn tươi nguyên trong tâm trí của cựu chiến binh Gennady Drozdov, 98 tuổi. Thời ấy, ông là lính trong Trung đoàn súng cối cận vệ số 4.
"Tháng 12/1941, khi cuộc chiến ở Matxcơva vẫn đang diễn ra, chúng tôi đã thực hiện một cuộc đột kích vào vùng hậu phương của lính phát xít Đức. Chúng tôi tiến rất gần tới mức có thể nhìn rõ vị trí lính đối phương, các khẩu súng máy và những người lính điều khiển súng," ông Drozdov nói với RT.
“Theo sự chỉ dẫn của chúng tôi, trung đoàn đã bắn một loạt cối. Các quả đạn bay qua đầu chúng tôi tới mục tiêu. Chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ và trở lại căn cứ".
Thời tiết dường như ủng hộ lính Liên Xô, do mùa Thu mang tới các cơn mưa dữ dội, còn mùa Đông là nhiệt độ lạnh cóng. Những yếu tố này khiến lính phát xít bất ngờ.
Thời tiết giá lạnh ở Matxcơva khiến Phátxít Đức bất ngờ (Nguồn: Wiki) 
Thời tiết giá lạnh ở Matxcơva khiến Phátxít Đức bất ngờ (Nguồn: Wiki) 
Khi cuộc chiến diễn ra, cư dân Matxcơva phải chịu đựng mọi sự kinh hoàng của chiến tranh: cái đói, lạnh, nỗi đau vì mất gia đình, người thân." Đó là những điều mà các nhân chứng như Rimma Grachyova từng trải qua. Khi ấy bà mới 7 tuổi và vẫn nhớ rõ về cuộc chiến.
"Kinh hãi nhất là các cuộc ném bom - hoạt động ném bom ban ngày diễn ra liên tục, không ngớt," bà kể. “Đầu tiên chúng tôi lánh nạn trong ga tàu điện ngầm “Park Kultury” nằm cách nhà không xa. Rồi gia đình quyết định rằng nếu số phận buộc mình phải chết, chúng tôi sẽ chết cùng nhau và không chạy trốn nữa. Có 5 đứa trẻ trong gia đình tôi."
"Chúng tôi đã giúp đỡ mặt trận một cách tích cực nhất có thể. Chúng tôi gom sắt vụn, tham gia đan tất cùng những người lớn. Chúng tôi còn viết thư và hát cho những người bị thương trong bệnh viện," bà Grachyova, nay đã 80 tuổi, kể về trải nghiệm thời thơ ấu.
Gần 1 triệu người lính Liên Xô đã chết trong cuộc chiến bảo vệ Matxcơva và tại các chiến dịch phản công diễn ra sau đó. Kết cục của Cuộc chiến Matxcơva là lính Đức phải rút lui gần 200km, rời xa khỏi thủ đô Nga. Đây là thất bại đầu tiên, phá tan danh tiếng của quân đội phátxít Đức, như một đạo quân bất khả chiến bại.
Nguồn: Vietnam+

Tái hiện trận đánh bảo vệ thành phố Moscow tháng 10/1941

(GDVN) - Cứ vào mỗi Chủ nhật thứ 2 của tháng 10 hàng năm, tại một địa điểm nằm cách không xa thủ đô Moscow người ta lại tổ chức kỷ niệm sự kiện mang tên "Đằng sau chúng ta là Moscow 1941". Đây là sự kiện lịch sử được tái hiện lại nhằm tôn vinh những người con dũng cảm của Moscow đã chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ trái tim của nước Nga trước đội quân hung bạo Phát Xít Đức.
Tái hiện trận đánh bảo vệ thành Moscow tháng 10/1941
Theo Đài tiếng nói nước Nga, trận đánh bảo vệ Matxcơva kéo dài từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 4 năm 1942. Đó là một trong những trận giao tranh quy mô nhất trong lịch sử Thế chiến II. - ẢNH: Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Trong thời gian hai năm chiến tranh trước khi tấn công Matxcơva, quân Đức phát-xít đã chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ châu Âu và đã tung vào thủ đô Liên Xô đội quân gồm 2 triệu binh lính, 14 nghìn pháo và súng cối, gần 2 nghìn xe tăng, một nghìn rưỡi máy bay. - ẢNH: Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Tháng 10 năm 1941, quân đội phát-xít chỉ còn cách thủ đô Xô-viết 20 km. Hitler đã hùng hổ tuyên bố rằng, vào ngày 7 tháng 11, hắn sẽ đích thân chỉ huy cuộc duyệt binh của quân đội Quốc xã trên Quảng trường Đỏ rồi sau đó sẽ ra lệnh đánh chìm Matxcơva trong biển nước để biến đô thị này thành một cái hồ lớn.- ẢNH:
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Nhưng mộng tưởng ngông cuồng đó của Hitler đã không trở thành hiện thực. Ở vùng ngoại ô Matxcơva, quân đội phát-xít đã chịu thất bại đau đớn đầu tiên trong Thế chiến II. Kể từ đó không ai tin vào khả năng bách chiến bách thắng của Hitler nữa. Ngày 7 tháng 11 trên Quảng trường Đỏ đã diễn ra cuộc duyệt binh của Hồng quân chứ không phải của quân phát-xít. - ẢNH: Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Tham gia các trận đánh bảo vệ thủ đô Xô-viết đã có các đơn vị quân đội và nhiều người dân Matxcơva. Đã có hàng trăm thành viên tình nguyện, trong đó có nhóm chiến sĩ người Việt khi đó làm việc ở Matxcơva. Những chiến sĩ Hồng quân tình nguyện người Việt sau này cũng đã tham dự cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ. - ẢNH: Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Những chiến sỹ Hồng Quân và lực lượng thanh niên xung phong tham gia chiến đấu bảo vệ thủ đô Moscow tháng 10/1041 (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Quân Phát Xít Đức tiến về Moscow và vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng Hồng Quân. (ảnh tái hiện)
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Giao Tranh giữa quân Đức Quốc Xã và lực lượng Hồng Quân.
Lính Đức (ảnh tái hiện)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH