PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 01 (Thằng Đua)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Phải có lửa thì mới có khói! Cây ngay thì không sợ chết đứng, nhưng cây đã ngay chưa?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
   Lộ diện "biệt phủ" của Nguyễn Văn Đua-Thủ/phạm sửa lệnh thủ tướng để ăn đất Thủ Thiêm
Đây là căn biệt thự của anh Ba Đua (tức Nguyễn Văn Đua – Nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) trong khu biệt thự ven sông, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM. Chủ đầu tư khu biệt thự này là Công ty Tân Thuận, đơn vị vừa bán 32 ha đất công giá bèo cho Quốc Cường Gia Lai gây ồn ào dư luận gần đây.


Ông Đua không sai khi ký thay thế quyết định của Thủ tướng?

VietTimes-- Dư luận hiện không chỉ quan tâm vấn đề có hay không có bản đồ “gốc” được kèm theo Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ năm 1996, mà còn quan tâm vấn đề là,  sau chín năm từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TP.HCM đã điều chỉnh quy hoạch trên. Vậy TP.HCM có vượt quyền hay không?
KĐTM Thủ Thiêm
KĐTM Thủ Thiêm

Vừa căn cứ quyết định của Thủ tướng, vừa hủy bỏ
Như đã biết, ngày 4/6/1996, Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt đã ký ban hành QĐ 367 phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐTM Thủ Thiêm rộng 770 ha, khu tái định cư rộng 160 ha, dân số là 245.000 người.
Năm 2002, cũng căn cứ QĐ 367, UBND TP.HCM đã có QĐ thu hồi đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng KĐTM Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 để xây dựng KĐTM Thủ Thiêm và kế tiếp là thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tại phường An Phú, quận hai.
9 năm sau, ngày 27/12/2005, ông Nguyễn Văn Đua lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký QĐ 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo quyết định này thì quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm thay đổi khá nhiều. Cụ thể, khu trung tâm rộng 737 ha, gồm có KĐT phát triển mới rộng 657 ha, KĐT chỉnh trang rộng 80 ha…
Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là, tại điều 2 của Quyết định 6565 mà ông Đua ký ghi “Quyết định này thay thế quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ”.
Ngay cả khi chưa xem xét đến yếu tố thẩm quyền thì bản thân Quyết định 6565 đã có sự mâu thuẫn khi ở trên ghi một trong những căn cứ ban hành là Quyết định 367 nhưng bên dưới lại thể hiện là Quyết định 367 đã bị bãi bỏ.
Hai năm sau, vào ngày 2/11/2007, có lẽ do phát hiện ra sự mâu thuẫn này (?) UBND TP. HCM đã “khắc phục” bằng việc ra Quyết định hủy bỏ đoạn “thay thế Quyết định 367” trong điều 2 của Quyết định 6565.
Ông Đua không sai khi ký thay thế quyết định của Thủ tướng? - ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Đua có sai khi ký thay thể QĐ của Thủ tướng?
Ông Đua có sai không?

Để xác định vấn đề này chúng ta cần căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn này như Nghị định 91/1994, Luật Xây dựng 2003, Nghị định 08/2005…
Nghị định 91/1994 quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch chung các đô thị loại I, loại II và các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị khác khi xét thấy cần thiết. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị còn lại thuộc địa phương mình. Xét theo chức năng, quy mô dân số…, KĐT mới Thủ Thiêm thuộc đô thị loại III ứng với quy định về việc phân loại đô thị lúc bấy giờ. Do xét thấy cần thiết, Thủ tướng đã ký ban hành QĐ 367/1996 để phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm.
Đến khi có Luật Xây dựng 2003 và Nghị định hướng dẫn 08/2005 thì thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị có sự phân định rõ ràng hơn. Với quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II thì Thủ tướng phê duyệt. Đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị loại III thì UBND cấp tỉnh phê duyệt kèm theo điều kiện phải trình HĐND cùng cấp QĐ. Việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã lập và phê duyệt. Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.
Từ những căn cứ pháp lý này, sau khi được Thủ tướng chấp thuuận tại Văn bản 1642 ngày 24/11/2003, UBND TP.HCM đã tổ chức lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Sau đó, cuối tháng 12/2005, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Đua đã ký QĐ 6565 phê duyệt quy hoạch mới này.
QĐ 6565 ban hành vào thời điểm Luật Xây dựng 2003 đã có hiệu lực và Nghị định 91/1994 đã hết hiệu lực. Do đó việc điều chỉnh quy hoạch của UBND TP.HCM là không sai thẩm quyền. Việc ghi một trong những căn cứ ban hành là QĐ 367 nhằm bảo đảm tính kế thừa quy hoạch xây dựng đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó.
Ông Đua không sai khi ký thay thế quyết định của Thủ tướng? - ảnh 2
Tấm bản đồ do ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM cung cấp cho báo giới
"Trên thực tế, kể cả cán bộ quản lý lẫn truyền thông đã suy luận “quá đà” làm cho câu chuyện ngày càng phức tạp hơn.
Mặt khác, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung khu đô thị mới Thủ Thiêm cho tới nay đã hơn 20 năm, cán bộ quản lý có liên quan đã trải qua hơn 4 nhiệm kỳ. Tư duy của những cán bộ đương nhiệm quen với hệ thống pháp luật hiện hành cứ muốn áp tư duy đó vào thời kỳ pháp luật còn ở trạng thái “sơ khai” mà suy luận. Đây chính nhược điểm làm chuyện bé xé ra to, chuyên đơn giản mà thành phức tạp.
Tất nhiên, tôi luôn ủng hộ việc xử lý triệt để mọi trường hợp cán bộ vì tư lợi mà làm mất lòng dân, kể cả điều tra để khởi tố khi đúng là vướng tới mức hình sự. Nếu giả thuyết “âm mưu” mà đúng thì đây là việc phải làm. Nhưng theo tôi, giả thuyết “âm mưu” là không đúng"- ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ


Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua dính trọng tội trong đại án đất Thủ Thiêm

Pháp luật - Xã hội
Ngày 27-12-2005, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã ký QĐ 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Ông Nguyễn Văn Đua không chỉ cả gan “điều chỉnh” quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt mà còn dám ghi trong Điều 2 của QĐ 6565 như thế này: “QĐ này thay thế QĐ 367 của Thủ tướng”. Chuyện thật mà ai nghe cũng phải giật mình: Quyết định của thành phố thay thế Quyết định của Thủ tướng, chỉ có UBND TP.HCM mới dám làm điều phi lý, ngược đời như vậy.
Vì sao không ai dám hé răng tố giác việc làm sai trái nghiêm trọng của ông Đua? Vì lúc bấy giờ Lê Thanh Hải là Chủ tịch UBND TP.HCM, Nguyễn Văn Đua chỉ là thuộc cấp. Nếu ai biết rõ Lê Thanh Hải ngồi vào cái ghế Chủ tịch như thế nào thì sẽ hiểu rõ vì sao UBND TP.HCM dám làm những chuyện kinh thiên động địa. Một cái chữ ký đem lại cho “nhóm lợi ích” hàng nghìn tỷ đồng bất chính thì cả bộ sâu, chân rết của Lê Thanh Hải liều lĩnh là điều dễ hiểu, lẽ phàm “đa kim ngân phá luật lệ” xưa nay đã trở thành qui luật. Lê Thanh Hải một tay che cả bầu trời, vì thế mới có chuyện “không tìm ra” tấm bản đồ 1/5000 kèm theo quyết định 367 của Thủ tướng chính phủ ký năm 1996.


Chỉ một hành động của ông Ba Đua đã khiến hàng trăm gia đình người dân ở Thủ Thiêm vào cảnh mất đất, uất hận
3 chữ “không tìm ra” cho thấy suốt 15 năm làm “lãnh chúa” Sài Gòn Lê Thanh Hải đã chẳng xem cái bản đồ 1/5000 ấy ra gì, mặc sức chỉ đạo đàn em bóp méo, vẽ vời nhằm cướp đất giao cho các công ty BĐS để chia nhau hàng trăm nghìn tỷ siêu lợi nhuận. Tiền mà Lê Thanh Hải và chân rết kiếm được còn dễ hơn mafia buôn ma túy, thuốc phiện.
Quyết định 6565 của tên cẩu quan Nguyễn Văn Đua tác hại như thế nào?
Theo bản đồ 1/5000 của quyết định 367 năm 1996, Toàn bộ Thủ Thiêm chỉ có một khu nhà ở cao cấp ở phía bắc bán đảo và khu tái định cư, dọc đại lộ Đông – Tây là các cao ốc 30-100 tầng.
Số lượng và diện tích nhà cao tầng ở Thủ Thiêm sau khi có Quyết định 6565 do tên cẩu quan Nguyễn Văn Đua ký đã tăng lên gấp bội so với quyết 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký năm 1996. Sau này, sẽ mọc lên cái Tháp Empire City 86 tầng trong Khu Lõi trung tâm của Thủ Thiêm, gần nó là cả một rừng nhà cao tầng khác, tất cả là hệ quả của “điều chỉnh” qui hoạch Thủ Thiêm.


Hành động “động trời” của Nguyễn Văn Đua đẩy hàng ngàn dân Thủ Thiêm vào cảnh mất đất, nhà tan
Cũng từ việc “điều chỉnh” qui hoạch Thủ Thiêm mà hàng nghìn hộ dân bị thu hồi đất oan ức, chỉ được nhận đền bù với giá rẻ mạt, siêu lợi nhuận lọt vào tay bọn cướp đất. Hàng trăm dân oan xót của đã dìu dắt nhau ra Trụ sở tiếp dân của TTCP ở Hà Nội khiếu kiện nhiều năm ròng rã, mà cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Nói tóm lại, Lê Thanh Hải đã chỉ đạo Nguyễn Văn Đua ký “điều chỉnh” qui hoạch Thủ Thiêm, cho xây nhà cao tầng bừa bãi  trên vùng đất yếu và thấp. Điều này phản lại khoa học qui hoạch kiến trúc đô thị lớn. Tác hại của việc này là không thể cân đo đong đếm được.
Phá nát lá phổi, lá gan của Thành phố, để lại mối nguy hiểm cho tương lai đối diện hiểm họa sụt lún, ngập lụt chỉ vì đồng tiền dơ bẩn. Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải, Ngô Văn Khánh đã bị nêu tên, nhưng chưa đủ. Còn rất nhiều quan tham dính vào đại án đất Thủ Thiêm sắp bị lộ. Ăn đất thì phải ngồi tù, chỉ có thể là như vậy.
(Theo hoisinhviennhanquyen.org)


Lộ diện “túp lều” của Nguyễn Văn Đua, người cả gan ký quyết định vượt mặt Thủ tướng vụ Thủ Thiêm


-
Đây là căn biệt thự của anh Ba Đua (tức Nguyễn Văn Đua – Nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) trong khu biệt thự ven sông, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM. Chủ đầu tư khu biệt thự này là Công ty Tân Thuận, đơn vị vừa bán 32 ha đất công giá bèo cho Quốc Cường Gia Lai gây ồn ào dư luận gần đây.
Anh Ba Đua gần đây bỗng gây sóng gió trên mạng xã hội khi là người trực tiếp ký quyết định cả gan “điều chỉnh” quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và ghi trong Điều 2 của QĐ 6565 như thế này: “QĐ này thay thế QĐ 367 của Thủ tướng” (đọc thêm), đẩy người dân Thủ Thiêm vào cảnh mất đất hơn chục năm nay. Cái “chòi” này chắc chỉ là một phần nhỏ tài sản của anh.


Biệt thự của anh Ba Đua (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM
Thời đương chức, anh Ba Đua nổi tiếng là người trong sạch. Giờ về hưu, anh ấy sống điềm đạm trong căn biệt thự này. Ngày ngày, anh ấy tập thể dục, dưỡng sức khỏe, uống nước suối. Nhưng hiếm thấy anh vừa đi vừa cắn bánh mì như thời còn đương chức.
(Nguồn: FB Ngọc Bảo Châu)

Tiểu sử – Lý lịch ông Nguyễn Văn Đua

Ông Nguyễn Văn Đua là ai?

Blog Tin Quân Sự xin được gửi đến bạn đọc Tóm tắt tiểu sử của ông Nguyễn Văn Đua – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Tóm tắt tiểu sử Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua

Đồng chí Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Họ và tên: NGUYỄN VĂN ĐUA

Sinh ngày 10 tháng 3 năm 1954
Quê quán: xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
Hiện cư ngụ tại số 190 đường Lê Quốc Hưng, phường 12, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Trình độ học vấn: Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, Cao cấp Lý luận chính trị.

Quá trình công tác của Ông như sau:

– Từ tháng 8 năm 1971 đến tháng 02 năm 1975: Ông tham gia cách mạng ở bộ phận Thanh vận liên quận 2-4, Khu Sài Gòn-Gia Định;
– Từ tháng 02 đến tháng 4 năm 1975: Do cơ sở bị lộ, Ông thoát ly về căn cứ đơn vị (Châu Thành, Tiền Giang), tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh;
– Từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 9 năm 1975: Ông tham gia tổ công tác xây dựng chính quyền cách mạng, đoàn thể ở các khóm 1, 2, 4, 6, 7 và 8 phường Vĩnh Hội, quận 4; Bí thư chi đoàn khóm 8;
– Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 11 năm 1984: Ông là Ủy viên Ban chấp hành Quận đoàn, Phó Bí thư Quận đoàn 4 rồi Bí thư Quận đoàn 4. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt nam ngày 12 tháng 9 năm 1975;
– Từ tháng 11 năm 1984 đến năm 1992: Ông là Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban thanh niên phân phối lưu thông, hành chính sự nghiệp Thành đoàn; Phó Bí thư Thành đoàn;
– Từ năm 1992 đến tháng 4 năm 1996: Ông là Bí thư Thành đoàn khóa V, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa V, Ông được bầu bổ sung là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố;
– Từ tháng 4 năm 1996 đến tháng 11 năm 2001: Ông được điều động về công tác tại quận 3 với nhiệm vụ là Bí thư Quận ủy quận 3;
– Từ tháng 11 năm 2001 đến tháng 10 năm 2006: Ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm; từ năm 2003, Ông được Hội đồng nhân dân thành phố bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;
– Từ tháng 11 năm 2006 đến nay: Ông là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, khóa IX. Ông đã được tặng thưởng: Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng II, Huy chương “Vì Thế hệ trẻ”.
Ông NGUYỄN VĂN ĐUA được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố giới thiệu ra ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII ( nhiệm kỳ 2011-2016), đơn vị bầu cử số 4: Quận 4.
  
Nguyễn Văn Đua đã khai những gì về Lê Thanh Hải tham nhũng cướp đất Thủ Thiêm

Ông Võ Viết Thanh nói về sự “vượt quyền” của TP.HCM trong quy hoạch Thủ Thiêm

06:37 08/05/2018

"Chính phủ có ủy quyền cho thành phố ra văn bản khác, điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng khu đô thị (KĐT) mới Thủ Thiêm. Văn bản đã được sự đồng ý của Thủ tướng khi đó là Thủ tướng Phan Văn Khải", ông Võ Viết Thanh - nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

Ông Võ Viết Thanh nói về sự “vượt quyền” của TP.HCM trong quy hoạch Thủ Thiêm
Ông Võ Viết Thanh. Ảnh: Dân trí
Thưa ông, những điều ông nói trên báo chí, còn việc gì chưa tỏ?
- Có chi tiết: "Trong buổi trình bày quy hoạch Thủ Thiêm với Chính phủ trước đây, tôi nói rõ, quy hoạch phải đảm bảo tái định cư cho người dân trên nguyên tắc bằng hoặc hơn nơi ở cũ, ưu tiên tái định cư tại chỗ để đảm bảo đời sống xã hội cho người dân. Nhà nghèo thì diện tích nhỏ, nhà khá hơn được diện tích lớn, yêu cầu trong vòng 6 tháng phải cất lên 3 tấm cho đúng với quy hoạch đô thị. Người dân dĩ nhiên chẳng thể theo nổi.
Tôi yêu cầu ban dự án phải cấp đất rộng rãi hơn nơi ở cũ, kể cả với hộ đang ở nhà tranh, đề nghị bà con cứ cất nhà tôn, nhà lá ở đến khi nào có điều kiện xây mới. Tôi cam kết: Đó là quan điểm của tôi, nếu không thực hiện được, tôi sẽ không làm chủ tịch thành phố".
Điều này, tôi nói nhưng trong ngữ cảnh khác. Lúc đó, tôi đang nói về giải tỏa đường Nam Bình Chánh (đường Nguyễn Văn Linh bây giờ), chứ không phải nói về quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm.
Ngoài ra, chi tiết: “Ở Thủ Thiêm bây giờ, cứ khoét lõm, để xây cao tầng, bất kể mật độ dân số là bao nhiêu”, không phải tôi nói về Thủ Thiêm mà nói các quận nội thành TPHCM.
Vậy việc lập quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm trong thời gian bao lâu và do ai thực hiện?
- Việc lập quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm bắt đầu từ năm 1992, các đồ án quy hoạch được thông qua vào năm 1995 và Thủ tướng ký văn bản pháp lý vào năm 1996.
Ban đầu, TP giao cho tôi, lúc đó đang là Phó chủ tịch UBND TPHCM phụ trách quản lý đô thị. Tôi giao xuống cho Văn phòng Kiến trúc sư Thành phố. Cụ thể là Kiến trúc sư trưởng Lê Văn Năm và Giám đốc Sở Xây dựng Vũ Hùng Việt, trực tiếp triển khai.
Để lập được quy hoạch, chúng tôi phải đi hết Thủ Thiêm, khảo sát hiện trạng, xem người dân đang dùng điện, nước ra sao, có những công trình gì nằm ở đây, rồi mới lập đồ án quy hoạch.
Khi thành phố thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo QĐ 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ, có sai sót gì không, thưa ông?
- Đồ án quy hoạch KĐT mới Thủ Thiêm do tôi trình bày, gồm 13 bản đồ, trình Thủ tướng khi đó là Võ Văn Kiệt. Khi ra QĐ 367/TTg, Chính phủ không bác bỏ chi tiết nào trong bản đồ quy hoạch. Nghĩa là đã đồng ý với trình bày của thành phố.
Tôi cũng khẳng định, việc tìm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm có chữ ký của Thủ tướng Chính phủ là không bao giờ có. Thủ tướng không bao giờ ký vào bản đồ cả.
13 bản đồ gồm: Tổng thể thành phố; Hiện trạng kiến trúc đất xây dựng và thoát nước; Hiện trạng giao thông - cấp điện; Hiện trạng cấp nước; Tổng thể mặt bằng; Sơ đồ phân khu chức năng; Quy hoạch giao thông; Bản đồ chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng; Sơ đồ quy hoạch cấp nước; Sơ đồ quy hoạch dây cáp điện; Sơ đồ quy hoạch thoát nước bẩn; Quy hoạch xây dựng đợt đầu (khu Bắc); Quy hoạch chi tiết khu bắc Thủ Thiêm.
KĐT Thủ Thiêm được điều chỉnh quy hoạch tại QĐ 6565 của UBND TPHCM, do Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Đua ký ngày 27/12/2005. Điều 2 QĐ này nêu rõ: “Quyết định 6565 thay thế Quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ”. Điều này có thể hiểu là sự “vượt quyền”?
- Sáng 7/5, trong một dịp tình cờ, tôi gặp nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải. Tôi hỏi ông Hải rằng, “tại sao lúc đó lại ký thay quyết định của Thủ tướng”?
Tôi cũng hỏi thêm: “Nếu không xin ý kiến của Thủ tướng, phải bác bỏ Quyết định (QĐ) 6565 và những QĐ sau này về quy hoạch Thủ Thiêm?”. Ông Hải xác nhận với tôi, ký QĐ đó, ông Nguyễn Văn Đua sai.
Sau đó, thành phố rút lại văn bản đó, ra QĐ 5945 ngày 2/11/2007, điều chỉnh hủy bỏ đoạn "QĐ này thay thế QĐ 367/TTg" của Điều 2 Quyết định số 6565 ngày 27/12/2005 của UBND TPHCM.
KĐT Thủ Thiêm.
KĐT Thủ Thiêm.
Nhưng, chỉ 5 ngày sau, ngày 7/11/2007, UBND TPHCM tiếp tục ban hành quyết định 5016 điều chỉnh hủy bỏ đoạn "căn cứ quyết định số 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ" về việc phê duyệt quy hoạch chung khu đô thị Thủ Thiêm. Chính phủ có biết điều này không, thưa ông?
- Cũng trong sáng 7/5, tôi hỏi nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề này.
Ông Dũng cho rằng, thời điểm đó, ông là Phó Thủ tướng. Chính phủ có ủy quyền cho thành phố ra văn bản khác, điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng KĐT mới Thủ Thiêm. Văn bản đã được sự đồng ý của Thủ tướng khi đó là Phan Văn Khải.
Việc quan trọng nhất với Thủ Thiêm hiện tại là gì, thưa ông?
Là phải xây dựng cho kỳ được KĐT mới Thủ Thiêm, giữ được những mục đích tốt đẹp của quy hoạch ban đầu. Đó là trung tâm giao dịch, thương mại, tài chính, dịch vụ, văn hóa, du lịch, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế; là khu đô thị mới có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở hiện đại, tiện nghi cao cấp...
Và hơn cả là lo ổn định đời sống nhân dân. Lẽ ra những người dân ở Thủ Thiêm lâu đời phải là những người đầu tiên được hưởng lợi ích từ khu đô thị mới.
Vậy theo ông có nên lập mới bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm?
- Câu hỏi này nên dành cho Thành ủy và UBND TPHCM.
Cảm ơn những chia sẻ của ông!
Theo Báo Lao động


Tội ác của 3 Đua & đồng đảng


35



Nguyễn Văn Đua
- Quảng Cáo -
Gà Già Stariat Petel
*Hành động “động trời” của Nguyễn Văn Đua đã đẩy hàng ngàn dân Thủ Thiêm vào cảnh mất đất, nhà tan!
Ngày 27-12-2005, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã ký QĐ 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Ông Nguyễn Văn Đua không chỉ cả gan “điều chỉnh” quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt mà còn dám ghi trong Điều 2 của QĐ 6565 như thế này: “QĐ này thay thế QĐ 367 của Thủ tướng”.
Chuyện thật mà ai nghe cũng phải giật mình: Quyết định của thành phố thay thế Quyết định của Thủ tướng? Quả nhiên chỉ có UBND TP.HCM, cụ thể là ông Nguyễn Văn Đua mới dám làm điều phi lý, ngược đời như vậy.
Ông Ba Đua đã khiến hàng trăm gia đình người dân ở Thủ Thiêm vào cảnh mất đất, uất hận
Vì sao không ai dám hé răng tố giác việc làm sai trái nghiêm trọng của ông Đua?
Vì sao UBND TP.HCM dám làm những chuyện kinh thiên động địa, vượt mặt Thủ tướng như vậy? Một cái chữ ký đem lại cho “nhóm lợi ích” hàng nghìn tỷ đồng bất chính thì cả hành động liều lĩnh là điều dễ hiểu, lẽ phàm “đa kim ngân phá luật lệ” xưa nay đã trở thành qui luật. UBND TP.HCM một tay che cả bầu trời, vì thế mới có chuyện “không tìm ra” tấm bản đồ 1/5000 kèm theo quyết định 367 của Thủ tướng chính phủ ký năm 1996.
3 chữ “không tìm ra” cho thấy suốt 15 năm các “lãnh chúa” Sài Gòn đã chẳng xem cái bản đồ 1/5000 ấy ra gì, mặc sức bóp méo, vẽ vời nhằm cướp đất giao cho các công ty BĐS để chia nhau hàng trăm nghìn tỷ siêu lợi nhuận. Tiền mà nhóm lợi ích này kiếm được còn dễ hơn mafia buôn ma túy, thuốc phiện.
*Quyết định 6565 của Nguyên Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Đua tác hại như thế nào?
Theo bản đồ 1/5000 của quyết định 367 năm 1996, Toàn bộ Thủ Thiêm chỉ có một khu nhà ở cao cấp ở phía bắc bán đảo và khu tái định cư, dọc đại lộ Đông – Tây là các cao ốc 30-100 tầng.
Số lượng và diện tích nhà cao tầng ở Thủ Thiêm sau khi có Quyết định 6565 do ông Nguyễn Văn Đua ký đã tăng lên gấp bội so với quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký năm 1996. Sau này, sẽ mọc lên cái Tháp Empire City 86 tầng trong Khu Lõi trung tâm của Thủ Thiêm, gần nó là cả một rừng nhà cao tầng khác, tất cả là hệ quả của “điều chỉnh” qui hoạch Thủ Thiêm.
Cũng từ việc “điều chỉnh” qui hoạch Thủ Thiêm mà hàng nghìn hộ dân bị thu hồi đất oan ức, chỉ được nhận đền bù với giá rẻ mạt, siêu lợi nhuận lọt vào tay bọn cướp đất. Hàng trăm dân oan xót của đã dìu dắt nhau ra Trụ sở tiếp dân của TTCP ở Hà Nội khiếu kiện nhiều năm ròng rã, mà cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Nói tóm lại, hành động “vượt mặt” của Nguyễn Văn Đua ký “điều chỉnh” qui hoạch Thủ Thiêm, cho xây nhà cao tầng bừa bãi trên vùng đất yếu và thấp không chỉ phản lại khoa học qui hoạch kiến trúc đô thị lớn, mà tác hại của việc này là không thể cân đo đong đếm được.
Phá nát lá phổi, lá gan của Thành phố, để lại mối nguy hiểm cho tương lai đối diện hiểm họa sụt lún, ngập lụt chỉ vì đồng tiền dơ bẩn. Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang…và nhiều tay cộm cán khác đã bị nêu tên, nhưng chưa đủ. Còn rất nhiều quan tham dính vào đại án đất Thủ Thiêm sắp bị lộ. Ăn đất thì phải ngồi tù, chỉ có thể là như vậy.
(Hội SVNQ/Red)
Việt Nam Thời Báo
6-5-18
Sứ quân Lê Thanh Hải hay nguyên mẫu vụ án Cốc Khai Lai?
Thiên Điểu
“Đường dây mối chỉ liên quan vụ mất bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm sẽ giúp ông Trọng đưa thêm một số quan chức liên quan trong các mắt xích quyền lực mà Lê Thanh Hải thiết lập và nắm giữ trong các Bộ, ngành liên quan. Phù hợp chiến lược “ném chuột giữ bình” mà ông Trọng đang giữ lợi thế lựa chọn”
Khoảng tối lợi ích liên quan Lê Thanh Hải bị bóc dỡ chắc chắn không dừng lại ở Thủ Thiêm, dấu vết ở mảng địa ốc còn nhiều nơi khác. Trong đó vụ bức tử Tổng giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng sẽ hoàn thiện kịch bản “đốt củi” Lê Thanh Hải tương đồng gần như nguyên mẫu vụ án Cốc Khai Lai – vợ Bạc Hi Lai – giết hại đàn em ở Trung Quốc.”
Sau chiến thuật đưa Đinh La Thăng với suất UV BCT vào ghế Bí thư thành ủy thay Lê Thanh Hải ở thành phố kinh tế lớn nhất nước, ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã đi một nước cờ cao tay một nước diệt hai xe. Sau khi đưa Đinh La Thăng vào tù chỉ sau một thời gian ngắn sau đó, giờ đây, Lê Thanh Hải cùng phe nhóm lợi ích nơi đây xem như đã không còn lối rẽ trước cửa lò mà ông Trọng đã mở. Dư luận đang nóng bỏng các bàn luận xung quanh vụ bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm – một khu đô thị đình đám, đóng vai trò điều tiết giá cả thị trường địa ốc toàn thành phố Hồ Chí Minh dưới dự bảo kê, dẫn dắt của Lê Thanh Hải – ông Vua sứ quân thành Hồ.
Nếu nói việc dành cho Đinh La Thăng một ghế trong Bộ chính trị để phe cánh Nguyễn Tấn Dũng yên tâm trở về “làm người tử tế” giúp ông Trọng rảnh tay củng cố quyền lực, chuẩn bị xây lò chống tham nhũng. Sau khi nắm vũng quyền lực, việc kéo Đinh La Thăng vào lò cho thấy chiến thắng này không chỉ giúp ông Trọng chặt cánh tay dài nhất của phe cánh Nguyễn Tấn Dũng còn để lại về mặt chính trị. Nay với khúc củi Lê Thanh Hải, dù đã buộc phải rời khỏi vị trí chính trị nhưng vẫn là sân kinh tế hùng hậu nhất trong các sân của nhóm lợi ích dưới trướng của cựu Thủ tướng Dũng. Từ đây, sau khi diệt được Lê Thanh Hải, ông Trọng sẽ dễ dàng loại bỏ những nhóm còn lại vốn ảnh hưởng quyền lực nhỏ hơn. Thời gian nắm ghế Bí thư thành ủy của Đinh La Thăng không lâu nhưng rất có thể cũng sẽ cho Đinh La Thăng cơ hội “hối cải” bằng những gì có được liên quan phe nhóm Lê Thanh Hải được trình ra, góp công để đưa Lê Thanh Hải vào lò.
Vụ bản đồ qui hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bỗng nhiên mất tích ở tất cả mọi cấp từ trung ương tới địa phương, nhìn qua có vẻ đơn thuần chỉ là vấn đề hành chính. Nhưng nó cho thấy thế lực của các phe nhóm lợi ích không chỉ bành trướng và khống chế trong phạm vi quyền lực địa phương mà còn bao trùm cả nền chính trị cao nhất ở trung ương.
Cựu Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải không đơn giản là người đứng đầu một thành phố trực thuộc trung ương – nơi luôn là bước đệm cho những nhân sự được dự kiến qui hoạch vào thứ bậc quyền lực cao nhất là Bộ chính trị. Ngay từ những năm 2005, một sự kiện chìm trong vô vàn các bí mật cung đình của chính trị Việt Nam là việc TW từng cử cựu Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khi đó vào thay thế Lê Thanh Hải (rút ra Hà Nội) nhưng ông Hùng đành nằm chơi xơi nước suốt, dành nửa tháng trời giao lưu với bạn hữu rồi về lại Hà Nội chỉ vì ông Hải… đi Thái Lan không chịu bàn giao. Dư luận trong giới đỉnh cao thành Hồ khi đó rỉ tai nhau rằng Nguyễn Văn Đua (Ba Đua) lúc này nổi lên cũng là nhằm lăm le cơ hội trong cuộc đổi ngôi. Kết quả là ông Hùng sau đó qua nắm Chủ tịch Quốc hội, Lê Thanh Hải vẫn ung dung tại vị cho đến khi quá tuổi, hết nhiệm kỳ. Bản thân ông Đua sau cuộc đua không thành đã chấp nhận xếp hàng dưới tay của Lê Thanh Hải. Đây cũng là thời điểm bắt đầu mở màn cho “qui hoạch khu đô thị trung tâm Quận 2”, nay là Khu đô thị Thủ Thiêm trong kế hoạch xây dụng chuỗi đô thị Thủ Thiêm-Nhà Bè. Có thể lấy đây là mốc thời điểm liên minh lợi ích giữa Lê Thanh Hải và đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhóm tụ lại chính thức tung hoành vượt ra ngoài tầm khống chế của Bộ chính trị. Quyền lực ấy có được phần lớn là nhờ vào núi tiền thu được đã vùi lấp mọi ngõ ngách trong Chính phủ và cả Trung ương Đảng. Dẫn đến câu chuyện “không thể kỷ luật đồng chí X” đang dẫn dắt cả chế độ trong hai nhiệm kỳ của Nguyễn Tấn Dũng.
Những sai phạm hoặc những hệ lụy liên quan khu đô thị Thủ Thiêm đã nhiều người, nhiều thông tin nên không cần nói thêm. Nhưng điều ít ai biết là không chỉ bảo kê cho nhóm lợi ích ở phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Thanh Hải còn phủ bóng lên các tỉnh thành xung quanh khi mà các lãnh đạo các tỉnh thành khác phía nam trong suốt thời gian Lê Thanh Hải đương chức, hầu hết ít nhiều đều phải gõ cửa nhà Lê Thanh Hải để “tham vấn” trong những việc quan trọng, liên quan sinh mệnh trên con đường chính trị hoặc các quyết sách lớn ở địa phương. Lê Thanh Hải thật sự là một sứ quân, là ông Vua mà ngay cả ông Dũng khi tại vị còn khó nói là ai quyền lực hơn ai. Chỉ dấu về “chứng tỏ quyền lực” giữa Lê Thanh Hải và Nguyễn Tấn Dũng là việc Nguyễn Thanh Phượng – con gái cưng đồng thời là tay hòm chìa khóa của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – khi bị văng ra khỏi Ngân hàng Bản Việt nhưng ông Hải đã không có bất cứ động thái nào. Khó nói phía sau đó là nước đi tín hiệu trong quan hệ giữa hai nhân vật này, nhưng rõ ràng đã có một chuyển dịch lớn về kinh tế từ Nguyễn Thanh Phượng, đưa Tập đoàn Sun Group nổi lên trong một khoảng thời gian nhanh bất ngờ ở phía Bắc mà dự án cáp treo Phan-Xi-Păng chỉ là một trong vô số kênh đầu tư đình đám của Tập đoàn này.
Đường dây mối chỉ liên quan vụ mất bản đồ qui hoạch Thủ Thiêm sẽ giúp ông Trọng đưa thêm một số quan chức liên quan trong các mắt xích quyền lực mà Lê Thanh Hải thiết lập và nắm giữ trong các Bộ, ngành liên quan. Phù hợp chiến lược “ném chuột giữ bình” mà ông Trọng đang giữ lợi thế lựa chọn.
Khoảng tối lợi ích liên quan Lê Thanh Hải bị bóc dỡ chắc chắn không dừng lại ở Thủ Thiêm, dấu vết ở mảng địa ốc còn nhiều nơi khác. Trong đó vụ bức tử Tổng giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng sẽ hoàn thiện kịch bản “đốt củi” Lê Thanh Hải tương đồng gần như nguyên mẫu vụ án Cốc Khai Lai – vợ Bạc Hi Lai – giết hại đàn em ở Trung Quốc.

ANH BA ĐUA & ANH 6 CANG

Bên trái là anh Nguyễn Văn Đua, tên thường gọi là anh Ba Đua, dân mấy nay quen gọi là anh Ba Phá Thủ Thiêm (Tại lúc làm Phó Chủ tịch UBND TPHCM, ảnh vui nên ký quyết định số 6565 ngày 27/12/2005 chỉnh sửa quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm thay thế Quyết định 367/TTg ngày 4/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt). Nhờ cái Quyết định của ảnh mà cái quy hoạch Thủ Thiêm nó nát "bấy nhầy", cuộc đời của bà con quận 2 cũng "lên bờ xuống ruộng" gần 20 năm.
Bên phải là anh Tất Thành Cang, tên bà con thường gọi...(thôi hổng dám nói vì nó hơi hôi, ai cũng bít hết ròi), tui viết tắt là anh 6 Cang thôi ! Anh 6 Cang là đệ tử gương mẫu của anh 2 Nhựt (Lê Thanh Hải), đệ tử anh 3 Đua, rồi đệ tử anh 5 Tín (Nguyễn Hữu Tín, Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM). Anh 6 nổi tiếng vì chữ ký anh toàn gắn với ngàn tỷ, ký bán đất Phước Kiển Tân Thuận (đất 2.400 tỷ, bán 419 tỷ), ký chỉ định thầu BT 4 tuyến đường Thủ Thiêm giá 12.000 tỷ....còn mấy cái ngàn tỷ khác ảnh giấu, ảnh đóng dấu củ MẬT, chưa lộ !
Anh 3 Đua và Anh 6 Cang cùng phấn đấu hao hao nhau, hai anh từng làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM rồi leo lên ghế Phó Bí thư Thường trực đầy quyền bính của Sài Gòn (còn một ông anh nữa cũng thuộc nhóm, làm tuyên giáo, tư liệu cả kho, nay mai rảnh biên về ảnh).
Ở Sài Gòn, ai cũng sợ hai anh, vì nhiều người dân Thủ Thiêm đang có nhà mà thành ra mất nhà, tan nhà, banh nhà...Hai anh hô là có lực lượng thanh niên xung phong (lính anh Lê Tấn Hùng) xông pha phụ phá nhà dân tè le hột me.
Anh 3 Đua và anh 6 Cang, đều là những cán bộ về hưu trong không khí chắc không êm ấm (êm sao nổi vì bà con thấy hết trơn hết trọi rùi !). Hiện giờ, anh 6 Cang đang họp ở Hội nghị Trung ương, nhưng đầu óc thì toàn nhìn về phía Sài Gòn xem quần chúng nhân dân chửi mình ra sao, mấy thằng cha nhà báo vạch mặt thiệt của mình ra sao. Mệt thiệt !
Cái làng báo này kỳ ghê, toàn chửi anh 6, có mình ên tui là tui khen ảnh đẹp trai nhất xóm. Khen hoành tráng từ lúc đầu tiên tới giờ !
Dù trải qua bao gian lao, khó khăn, mình vẫn kiên trì khen, tôn vinh anh 6 Cang, nay bổ sung thêm khen anh 3 Đua ! Nói chung là hai anh quá đại tài !Có ai như hai anh, nhắc đến tên mà dân cảm thấy run sợ, không ít người té vật vã ra xoa dầu cả buổi chưa tỉnh.
Nhắc đến việc làm của hai anh, bà con vừa chảy nước mắt, vừa nấc lên từng tiếng ai oán. Kiểu nỗi nhớ sâu tận tâm khảm, đời đời nhớ, nhớ vô tận xương tủy !
Mà anh 3 Đua ảnh về hưu an nhàn với căn biệt thự rồi, ảnh im ru tập thể dục và đếm đất đai tích góp, tiết kiệm từ thời đương chức. Cái việc đếm, giấu, đút, cất... tài sản này cũng lắm công phu, hao nguyên khí lắm nha bà con. 
Còn mỗi anh 6 Cang đương chức, nghĩ thấy thương, hông ai hiểu dùm chữ ký ngàn tỷ thật ra ảnh chỉ ký vì lương tâm trách nhiệm, trong sáng ngời ngời như nước chè đậu đen. Việc hay ký một mình, ký lén không báo tập thể vì anh 6 thương đồng đội, không muốn mọi người lao tâm suy nghĩ vì những việc này, toàn việc cỏn con tào lao xí bắp.
Càng nghĩ, càng thương hai anh !
Bận ăn sáng, lúc khác biên tiếp nha bà con

Khởi tố nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín và 4 bị can

Ông Nguyễn Hữu Tín và 4 người khác bị khởi tố bị can, bị khám xét, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú về hành vi 'Vi phạm các quy định về quản lý đất đai'.

Đồ họa: Vy Anh
Chiều tối 10.11, theo thông tin từ Bộ Công an, Văn phòng Cơ quan CSĐT (C01) đã tiến hành xác minh giải quyết tin báo về tội phạm có liên quan đến khu đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (gọi tắt là Sabeco).Theo đó, C01 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” (quy định tại Điều 229 bộ luật Hình sự năm 2015, xảy ra tại TP.HCM), đồng thời ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các bị can về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” (quy định tại Điều 229 bộ luật Hình sự năm 2015) đối với 5 bị can, trong đó có ông Nguyễn Hữu Tín (61 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM).
Lực lượng dân quân tự vệ đến túc trực trước nhà ông Nguyễn Hữu Tín trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM. Ảnh chụp lúc 21 giờ ngày 10.11)
ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Ngoài ông Tín, còn có các bị can: Đào Anh Kiệt (61 tuổi, nguyên Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM), Trương Văn Út (48 tuổi, Phó trưởng Phòng Quản lý đất, Sở TN-MT TP.HCM), Lê Văn Thanh (56 tuổi, Phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (44 tuổi, Trưởng phòng Đô thị, Văn Phòng UBND TP.HCM).
Cũng theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện KSND dân tối cao đã có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên và Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Cổng đi vào nhà ông Nguyễn Hữu Tín (61 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM) luôn có người gác cổng túc trực
ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án, làm rõ toàn bộ sai phạm của các cá nhân có liên quan tại các sở, ban, ngành của TP.HCM, Bộ Công thương và Sabeco để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo thông tin ban đầu, khu “đất vàng” 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng có vị trí đắc địa với 4 mặt tiền đường Hai Bà Trưng, Thi Sách, Công trường Mê Linh, Đông Du, tổng diện tích khoảng 6.000 m2.
Năm 2008, UBND TP.HCM đã giao khu đất vàng này cho Sabeco Pearl mà không tổ chức đấu thầu. Khu đất dự kiến được xây dựng dự án tổ hợp căn hộ, thương mại, văn phòng có tên Sài Gòn Mê Linh Tower, với tổng mức đầu tư hơn 2.423 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Tín với vai trò là phó chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl thuê khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 50 năm. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết việc ký quyết định chấp thuận này của ông Tín là sai quy định. Khu đất này đã được Bộ Tài chính cho phép Sabeco được sử dụng xây dựng trụ sở văn phòng Tổng công ty và Trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng theo phương án sắp xếp và xử lý nhà đất công.
Ông Tín ký quyết định dựa vào tờ trình của ông Đào Anh Kiệt. Riêng Trương Văn Út xử lý hồ sơ, lập tờ trình để trình giám đốc Sở xem xét, ký và trình UBND TP.HCM.
Tại buổi họp báo tình hình kinh tế xã hội TPHCM 6 tháng đầu năm 2018, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho biết hiện đang diễn ra quá trình thanh tra khu đất vàng số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng, P.Bến Thành, Q.1.
TNO.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH