ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 16
-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền. Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trong hàng “tứ đại gia” giàu có nhất nước vào những năm đầu của thế kỷ XX (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi), Bạch Thái Bưởi (1874-1932) được coi là một doanh nhân kiệt xuất của đất Việt. Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, trong một gia đình nông dân nghèo, họ Đỗ tại làng An Phúc (Hà Đông).
Cha ông mất sớm, nên ông phải giúp mẹ sinh sống bằng nghề bán hàng rong. Lúc ấy có một nhà phú hào họ Bạch thấy ông thông minh, lanh lợi, nên nhận làm con nuôi và đổi lại họ Bạch. Nhờ đó, ông có cơ hội ăn học. Bạch Thái Bưởi được đi học chữ quốc ngữ, chữ Pháp.
Rồi ông xin làm chân ký lục (nhân viên thư ký) cho một hãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), sau đó sang làm với một hãng thầu công chánh. Chính ở những nơi này, cậu ký Bưởi đã học được cách tổ chức, quản lý sản xuất và tiếp xúc với thiết bị, máy móc.
Khi người Pháp xúc tiến, mở đường sắt nối liền Bắc –Nam, nhận thấy
nhu cầu tà-vẹt gỗ rất lớn, Bạch Thái Bưởi dốc hết vốn liếng dành dụm bấy
lâu hùn với một người Pháp vào việc lãnh thầu cung cấp tà-vẹt cho công
trình này. Sau đó, ông mở một hiệu cầm đồ ở Nam Định, rồi lãnh thêm việc
thầu thuế ở các chợ tại Vinh, Nam Định, Thanh Hóa… Thời kỳ đó, ông còn
lấn sân sang lĩnh vực in ấn và bỏ tiền ra mở “Công ty in và Xuất bản
Bạch Thái Bưởi” (sau là Đông Kinh ấn quán), xuất bản tờ “Khai hóa nhật
báo” nhằm cổ động phong trào thực nghiệp ở nước ta.
Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những năm qua, Bạch Thái Bưởi quyết tâm lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Chính từ đây, ông vươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh, trở thành “Vua sông biển Đông Dương” và là một trong “tứ đại gia” lừng lẫy thời đó.
Trong vòng 10 năm (1909 -1919), Công ty Bạch Thái Bưởi đã có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng nhiều sà lan chạy hầu hết tuyến sông miền Bắc, rồi vươn ra các vùng lãnh thổ và các nước xung quanh như Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Trung Quốc…
Ngày 22/7/1932, một cơn đau tim đã vật ngã “Nhà doanh nghiệp bền chí, quả cảm bậc nhất của nước Việt, ở đầu thế kỷ XX”. Sau hơn 20 năm ngang dọc trên thương trường, Bạch Thái Bưởi qua đời tại Hải Phòng để lại cho lịch sử doanh thương Việt Nam một tên tuổi đã trở thành huyền thoại.
Doanh nhân Trương Văn Bền, ông chủ thương hiệu xà bông “Cô Ba” nức tiếng
Trương Văn Bền chính là ông chủ đã khai sinh ra thương hiệu xà bông “Cô Ba” – là thương hiệu đầu tiên của người Việt cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng. Câu chuyện về cách làm giàu và cách làm thương hiệu của Trương Văn Bền cho đến nay vẫn để lại nhiều bài học quý báu.
Ông Trương Văn Bền sinh năm 1884, trong một gia đình giàu có tại Chợ Lớn (Sài Gòn). Từ bé, Trương Văn Bền đã quen với khung cảnh giao thương mua bán tấp nập, và máu kinh doanh cũng thấm vào người ông như lẽ tự nhiên. Ông thi đỗ kỳ thi Brevet élémentaire (cao đẳng tiểu học) đầu tiên do chính quyền thuộc địa Pháp tổ chức, được bổ nhiệm chức vụ Ký lục thượng thư.
Năm 1901, ông rời bỏ không làm cho chính quyền Pháp nữa và trở lại
nghề buôn bán của cha ông. Thời gian đầu, Trương Văn Bền bán đậu phọng,
đậu xanh, đường, trong một cửa tiệm nhỏ tọa lạc ở số 40 rue du Cambodge
(Chợ Lớn). Sau đó ông khuếch trương mua các loại hàng sỉ từ các thương
gia người Hoa rồi bán lại cho các tiệm bán lẻ ở Chợ Lớn.
Là người nhạy cảm trong việc thương mại, nhìn xa thấy rộng, ông Bền biết rõ một tiềm năng kinh tế Việt Nam còn bị lãng quên: cây dừa. Từ năm 1918, ông đã lập xưởng ép dầu dừa. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dấu nấu ăn, dầu salat (salad oil) đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ.
Mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn. Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền
được thành lập tại đường Quai de Cambodge (trước chợ Kim Biên bây giờ),
ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng. Tận dụng nguyên liệu có
sẵn, ứng dụng kỹ thuật mới, Công ty Trương Văn Bền và các con đã đưa ra
những sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả phải chăng.
Thêm vào đó, ông lại rất chú trọng đến việc quảng cáo và khuếch trương
thương hiệu.
Trên hộp xà bông của hãng là hình một trong những mỹ nhân nức tiếng Sài Gòn lúc bấy giờ - cô Ba. Xà bông cô Ba xuất hiện trên khắp các báo chí với lời kêu gọi: “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” và “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”.
Đặc biệt trong các cuộc triển lãm, gian hàng của công ty luôn tạo ấn tượng cho khách bởi mô hình cục xà bông khổng lồ và giá cả sản phẩm rẻ hơn bình thường đến 25%.
Xà bông cô Ba đánh bại xà bông Marseille, nhanh chóng được biết tới trên toàn Đông Dương, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo. Cái tên Xà bông cô Ba đã trở thành gắn bó với người Việt Nam vì chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Trong ký sự một tháng ở Nam Kỳ, nhà văn Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền: "Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông...".
Doanh nhân Trịnh Văn Bô, người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng
Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) cùng vợ là chủ nhân của cửa hiệu buôn vải sợi Phúc Lợi đặt tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Cho đến giữa năm 1940, ông được xem là một trong những người giàu có bậc nhất đất Hà thành, có bạn hàng tại các nước Đông Dương, sở hữu một nhà máy dệt và có kinh doanh cả ngành bất động sản.
Tên tuổi của ông Trịnh Văn Bô được biết đến nhiều nhất qua những hoạt động từ thiện và sự đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Là thương nhân giàu có, nhưng gia đình ông lại kinh doanh trên triết lý "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức". Tầng hai của hiệu buôn sầm uất Phúc Lợi từng là nơi ở của nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng cấp cao của Việt Nam khi chuyển hoạt động từ chiến khu về Hà Nội, trong đó có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính nơi đây, Bác Hồ đã khởi thảo và hoàn thành bản Tuyên ngôn độc lập.
Sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập, ngân khố quốc gia khi đó
chỉ còn 1,2 triệu đồng tiền Đông Dương, trong đó đa phần đã rách nát,
không thể tiêu dùng được. Khi "Tuần lễ vàng" được phát động, gia đình
ông đã ủng hộ tới 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương
cho Chính phủ. Ngoài ra, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô còn là thành viên cốt
cán trong Ban vận động "Tuần lễ vàng", khích lệ giới công thương và các
tầng lớp nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370 kg
vàng.
Tỷ phú Nguyễn Sơn Hà – ông “tổ” nghề sơn Việt
Từ một người học việc, bằng ý chí và lòng quyết tâm muốn gây dựng một sản phẩm chất lượng của người Việt, Nguyễn Sơn Hà đã trở thành ông tổ của nghề sơn Việt Nam với hãng sơn Gecko danh tiếng.
Nguyễn Sơn Hà sinh năm 1894 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Quốc Oai, Hà Nội). Gia đình Sơn Hà có 7 anh em. Từ nhỏ ông đã được học cả chữ Nho, chữ Quốc Ngữ, sau này lớn lên, có thời gian ông xin được công việc phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Sau này lương thấp, ông đã bỏ sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của ông. Dù làm ở hãng sơn Pháp nhưng Nguyễn Sơn Hà không ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của riêng người Việt Nam.
Năm 1917, khi đã nắm giữ được những công nghệ của ngành sản xuất sơn,
đồng thời cũng tích cóp được kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh của
người Pháp, Nguyễn Sơn Hà đã bắt đầu thực hiện mộng lớn của mình. Ông
bán chiếc xe đạp để có tiền làm vốn rồi mở một cửa hiệu nhỏ chuyên nhận
việc quét sơn, kẻ biển, quét vôi ve nhà cửa. Bên cạnh công việc nhận làm
thuê, ông còn mày mò, nghiên cứu chế tạo loại sơn riêng. Sau nhiều lần
thất bại, ông đúc kết kinh nghiệm và đào sâu suy nghĩ, nghiên cứu cách
dùng các nhiên liệu trong nước như nhựa thông, dầu cây thầu dầu… Cuối
cùng, sau rất nhiều gian nan, mẻ sơn đầu tiên thành công, đóng hộp bán
ra thị trường với thương hiệu sơn “Resistanco”, tiếng Pháp có nghĩa là
“bền chặt”. Chất lượng sơn của ông đã chinh phục cả người tiêu dùng Pháp
và Việt. Hơn nữa, giá thành sơn Resistanco rẻ hơn rất nhiều so với các
loại sơn khác.
Từ Hà Nội, Huế, Hội An, Sài Gòn, sơn Resistanco vượt biên giới sang Phnom Penh, Viên Chăn, Xiêm… sơn Resistanco được ưa chuộng đến mức làm không đủ bán. Sau khi thành công với sản phẩm sơn của riêng mình, ông thành lập một hãng sơn lấy tên là Gecko.
Năm 1939, trong một lần vào miền Nam, Nguyễn Sơn Hà cùng vợ tới thăm Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Cuộc gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến Nguyễn Sơn Hà. Với vị trí một nhà tư sản có uy tín trong giới công thương thành phố, Nguyễn Sơn Hà tranh cử hội đồng thành phố.
Ông cũng tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi Hội Truyền Bá quốc ngữ. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Nguyễn Sơn Hà có một tấm lòng thương yêu người lao động sâu sắc. Ông cũng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói. Trẻ em chết đói quá nhiều và cũng mồ côi quá nhiều trong những ngày đau thương ấy.
Ông bà Nguyễn Sơn Hà lại đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy các em bé mồ côi. Trong Tuần lễ vàng mà chính phủ phát động, Nguyễn Sơn Hà rất tích cực đóng góp tiền vàng và vận động các nhà tư sản khác và nhân dân mọi tầng lớp tham gia. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi và con gái Nguyễn Sơn Thạch đi cùng trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5 kg.
Ông Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ, sinh năm 1841, vốn quê quán ở Long An và là một gia đình theo đạo Công giáo, ông có tên thánh là Philippe. Thấy ông thông minh, lanh lợi nên các cha người Pháp đưa ông sang học ở Malaysia, nơi ông học thêm nhiều ngôn ngữ khác bên cạnh chữ quốc ngữ. Do thầy dạy cũng có tên Sỹ nên theo truyền thống Nho giáo tôn trọng “quân, sư, phụ”, ông được đổi tên là Lê Phát Đạt, cái tên mong muốn cuộc đời được phát đạt và không ngờ ứng với cuộc đời ông sau này. Khi về nước, do giỏi tiếng Pháp nên ông được gọi làm thông ngôn và tới năm 1880 được chính phủ Nam Kỳ bổ nhiệm làm hội đồng quản hạt Nam Kỳ.
Mặc dù đã đổi tên là Lê Phát Đạt nhưng dân gian vẫn gọi ông theo tên cũ là Huyện Sỹ.
Có chí làm quan, có gan làm giàu
Cơ may của ông đến nhờ làm việc cho người Pháp. Khi Pháp đưa quân vào đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa như của Thủ Khoa Huân, tình hình loạn lạc, dân chúng sợ quân Pháp nên bỏ chạy tứ tán. Pháp chiêu dụ cách mấy vẫn không có mấy người trở lại hoặc đứng ra nhận ruộng đất, thành ra ruộng đất bỏ hoang rất nhiều, được xem là đất vô thừa nhận. Người Pháp bèn tổ chức phát mại ruộng đất này nhưng không ai mua. Giá phát mại hạ xuống rất thấp, có lúc chỉ bằng 1% giá trị ban đầu mà vẫn không có người mua, vì người ta sợ Pháp và sợ sau này bị triều đình bắt tội. Bất đắc dĩ, chính quyền Pháp bèn vận động những người Việt đang làm việc phải mua đất để làm gương cho người dân mua theo.
Ông Huyện Sỹ lúc đó dành được một số tiền khá lớn, dự định mua ít nhà phố ở Sài Gòn để cho thuê. Nhân việc này ông đánh liều lấy tiền mua một số thửa đất có địa thế tốt và thuê người gieo trồng thử. Không ngờ năm đó mưa thuận gió hòa, lúa lên xanh tốt. Không cần đợi đến cuối mùa, nhận thấy lợi ích từ đầu tư vào ruộng lúa rất lớn, là người quảng giao, ông Huyện Sỹ lập tức đi vay mượn tiền của bạn bè để mua đất tiếp, mấy năm trúng mùa liên tiếp khiến tài sản ông tăng đến chóng mặt, hầu như ruộng đất khu vực Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ đều về tay ông. Khi ruộng lúa bão hòa, lại nhận thấy xu hướng Sài Gòn sẽ sớm gia tăng dân số, mở rộng thành phố, ông lấy lợi nhuận từ lúa để mua hàng loạt khu đất rộng lớn mênh mông sát với thành phố như vùng Gò Vấp (lúc đó chỉ là đất hoang ngoại thành) để cho thuê xưởng, nhà máy, cất nhà cho thuê… Không có số liệu được ghi lại nhưng người ta ước tính chỉ riêng nhà cho thuê, ông Huyện Sỹ đã có tới hàng ngàn căn.
Như vậy, có thể nói phần lớn thành công của ông Huyện Sỹ là nhờ may mắn đã song hành nhưng cũng không thể phủ nhận được cái gan, cái liều và sự nhìn xa trông rộng của ông đã góp phần đưa ông lên thành phú hộ hàng đầu Việt Nam và Đông Dương.
Là một người được học hành tử tế và bản thân có lẽ cũng hiểu việc giàu lên của mình cũng có sự mất mát, thiệt thòi của người khác nên ông Huyện Sỹ có cách hành xử đặc biệt. Không giống nhiều phú hộ giàu xổi khác, ông treo trong nhà hai câu đối:
Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/ Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ
Tạm dịch: Trong gia đình phải chăm chỉ và tiết kiệm/ Xử thế với người ngoài phải hòa hoãn và nhẫn nhịn.
Ông không xây dinh thự quá to lớn, ông cũng không tiêu xài xa xỉ. Các con ông đều được cho đi du học nước ngoài, khi về ông giao cho ruộng đất để kinh doanh tiếp bước gia đình. Trong các con của ông Huyện Sỹ, người con trưởng Denis Lê Phát An được ông giao cho vùng đất Hạnh Thông ở Gò Vấp và ông An đã góp phần làm cơ ngơi này ngày càng phát triển.
Các người con còn lại như Lê Thị Bính, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều được chia đất đai và trở thành các đại điền chủ nhiều ruộng đất ở Long An, Đồng Tháp Mười…
Ông Huyện Sỹ đã bỏ tiền để xây dựng nhà thờ Chợ Đũi (sau gọi là nhà thờ Huyện Sỹ), số tiền bỏ ra rất lớn, tương truyền bằng 1/7 gia sản của ông. Sau khi hiến tặng sáu mẫu đất để xây nhà thờ Chí Hòa nhưng giáo xứ không có tiền xây, ông Huyện Sỹ đã cắt bớt một gian công trình nhà thờ Chợ Đũi rồi thêm tiền hiến tặng đó xây nhà thờ Chí Hòa.
Noi gương ông, người con trai Denis Lê Phát An cũng đã hiến tặng tiền để xây nhà thờ Hạnh Thông Tây thay cho ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ và dột nát.
Một dòng họ vinh quang tột đỉnh
Người con gái thứ của ông Huyện Sỹ là Lê Thị Bính đã kết hôn với ông Nguyễn Hữu Hào, một đại điền chủ người Gò Công. Đến năm 1914, bà hạ sinh một người con gái, đặt tên là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, đến năm 12 tuổi gia đình cho cô Lan sang Pháp học, đến năm 1932 sau khi tốt nghiệp tú tài mới về nước. Một thời gian sau, khi đang ở Đà Lạt, cô Lan được cậu Lê Phát An gọi đến dự tiệc và ra mắt với vua Bảo Đại, cuộc gặp đó dẫn đến tình cảm phát sinh giữa hai người.
Trong hồi ký Con rồng Việt Nam, vua Bảo Đại kể lại rằng đây là cuộc hôn nhân sóng gió vì ông bị triều thần phản đối, lý do Bảo Đại theo đạo Phật còn cô Lan theo đạo Công giáo lại mang quốc tịch Pháp. Khi Bảo Đại cầu hôn, gia đình cô Lan đưa ra những điều kiện như cô Lan phải được tấn phong hoàng hậu, ngoài ra còn phải được tòa thánh cho phép đặc biệt, ai giữ đạo nấy nhưng con cái sinh ra đều chịu phép rửa tội và giữ đạo giáo luật.
Ngay sau hôn lễ, cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã được tấn phong hoàng hậu với tước vị Nam Phương hoàng hậu. Đây là một biệt lệ đối với các chánh cung trong triều Nguyễn vì cả mười hai đời vua nhà Nguyễn trước đó, các bà chánh cung chỉ được phong tước hoàng quý phi, chỉ đến khi qua đời mới được truy phong hoàng hậu.
Tương truyền ông bà Nguyễn Hữu Hào đã tặng của hồi môn cho con gái về nhà chồng là một triệu đồng bạc Đông Dương, tương đương 20.000 lượng vàng. Người ta cũng đồn đại rằng vua Bảo Đại sau đó tha hồ ăn chơi du hí là nhờ tiền vợ. Ông còn mang tiếng là vua mà ngân khố chẳng có bao nhiêu để tiêu xài.
Ông Denis Lê Phát An sau này được Bảo Đại phong tước vương (An Định Vương), là một tước hiệu cao quý nhất xưa nay chỉ phong tặng cho những người thuộc tầng lớp hoàng tộc chứ không phải cho dân thường.
Một cõi an nhiên
Ông Huyện Sỹ mất năm 1900, lúc đó nhà thờ chưa xây xong, phải đến năm 1920 khi bà Huỳnh Thị Tài mất, lúc đó thi hài hai vợ chồng ông Huyện Sỹ mới được đưa vào an táng trong một gian phòng phía sau cung thánh tại nhà thờ Huyện Sỹ.
Được ngăn cách bên ngoài bởi một hàng rào sắt, phần mộ của hai vợ chồng nằm ở hai bên, theo phong cách cổ “nam tả, nữ hữu”. Công trình mộ toàn bộ bằng đá, chạm trổ công phu, có các phù điêu điển tích của chúa Giêsu rất sinh động. Mộ được đặt trong một khối đá cẩm thạch trắng, phía trên có tạc tượng hai vợ chồng đang nằm như ngủ. Ông Huyện Sỹ mặc áo dài đội khăn đóng, không để râu, hai tay đan lại đặt trước bụng. Bà Tài để đầu trần, tư thế cũng y như chồng. Cả hai pho tượng đều được tạc vô cùng mềm mại và sống động, những đường nét tinh tế trên từng nét mặt, thớ vải…
Ngoài hai pho tượng nằm an nghỉ, còn hai pho tượng chân dung ông bà Huyện Sỹ được đặt đối diện nhìn nhau, thần sắc tươi tỉnh. Ngôi mộ là một tuyệt tác về kiến trúc lẫn điêu khắc.
Linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng, chánh xứ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sỹ), cho biết khu mộ đã có nhiều thay đổi, trước đây hai bên khu mộ là hai gian phòng lễ nghi, sau này nhà thờ xây dựng bổ sung hành lang phía sau nên có thể đi vòng qua giữa hai gian cung thánh mà không cần đi ngang phòng mộ. Khu mộ luôn được nhà thờ chăm sóc kỹ càng để thể hiện lòng biết ơn với hai ông bà. Trong vài năm gần đây, ba lần các con cháu ông Huyện Sỹ từ nước ngoài về thăm mộ và đều tỏ ra vui mừng khi thấy mộ phần được giữ gìn và rất tự hào về truyền thống gia đình. Họ là những người cháu đời thứ ba, nhiều người đã lập gia đình với người nước ngoài và không nói được tiếng Việt. Có người cho biết gia cảnh họ cũng nghèo, không khá giả gì, khác hẳn với sự giàu có năm xưa của dòng tộc.
Theo PHẠM TRƯỜNG GIANG (Pháp luật TP.HCM)
Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes vinh danh.
Bà Lê Thúy Ngà, người được cho là giàu hơn cả bầu Đức.
Johnathan Hạnh Nguyễn - người hồi sinh trung tâm thương mại Tràng Tiền.
Lê Phước Vũ đã chi 1,5 triệu USD để đưa Vujicic đến Việt Nam diễn thuyết.
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
" Tứ Đại Sài Gòn " Lừng lẫy 1 thời - Giàu hơn cả vua Bảo Đại
Chuyện chưa kể về 4 thương gia giàu có bậc nhất Việt Nam đầu thế kỷ XX
Dân trí Cho đến nay cuộc đời của những thương gia được mệnh danh là tỷ phú đất Việt như: Bạch Thái Bưởi – vua sông biển Đông Dương, Trương Văn Bền - ông chủ hãng xà bông cô Ba nức tiếng Sài Gòn hay ông tổ nghề sơn Việt Nam Nguyễn Sơn Hà vẫn để lại những bài học quý báu trên thương trường.
Bạch Thái Bưởi, doanh nhân giàu có bậc nhất đất Việt đầu thế kỷ XXTrong hàng “tứ đại gia” giàu có nhất nước vào những năm đầu của thế kỷ XX (Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Bưởi), Bạch Thái Bưởi (1874-1932) được coi là một doanh nhân kiệt xuất của đất Việt. Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874, trong một gia đình nông dân nghèo, họ Đỗ tại làng An Phúc (Hà Đông).
Cha ông mất sớm, nên ông phải giúp mẹ sinh sống bằng nghề bán hàng rong. Lúc ấy có một nhà phú hào họ Bạch thấy ông thông minh, lanh lợi, nên nhận làm con nuôi và đổi lại họ Bạch. Nhờ đó, ông có cơ hội ăn học. Bạch Thái Bưởi được đi học chữ quốc ngữ, chữ Pháp.
Rồi ông xin làm chân ký lục (nhân viên thư ký) cho một hãng buôn người Pháp ở phố Tràng Tiền (Hà Nội), sau đó sang làm với một hãng thầu công chánh. Chính ở những nơi này, cậu ký Bưởi đã học được cách tổ chức, quản lý sản xuất và tiếp xúc với thiết bị, máy móc.
Ông Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là “Vua sông biển Đông Dương”. Ảnh: Tư liệu
Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những năm qua, Bạch Thái Bưởi quyết tâm lao vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Chính từ đây, ông vươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh, trở thành “Vua sông biển Đông Dương” và là một trong “tứ đại gia” lừng lẫy thời đó.
Trong vòng 10 năm (1909 -1919), Công ty Bạch Thái Bưởi đã có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng nhiều sà lan chạy hầu hết tuyến sông miền Bắc, rồi vươn ra các vùng lãnh thổ và các nước xung quanh như Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Trung Quốc…
Ngày 22/7/1932, một cơn đau tim đã vật ngã “Nhà doanh nghiệp bền chí, quả cảm bậc nhất của nước Việt, ở đầu thế kỷ XX”. Sau hơn 20 năm ngang dọc trên thương trường, Bạch Thái Bưởi qua đời tại Hải Phòng để lại cho lịch sử doanh thương Việt Nam một tên tuổi đã trở thành huyền thoại.
Doanh nhân Trương Văn Bền, ông chủ thương hiệu xà bông “Cô Ba” nức tiếng
Trương Văn Bền chính là ông chủ đã khai sinh ra thương hiệu xà bông “Cô Ba” – là thương hiệu đầu tiên của người Việt cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng. Câu chuyện về cách làm giàu và cách làm thương hiệu của Trương Văn Bền cho đến nay vẫn để lại nhiều bài học quý báu.
Ông Trương Văn Bền sinh năm 1884, trong một gia đình giàu có tại Chợ Lớn (Sài Gòn). Từ bé, Trương Văn Bền đã quen với khung cảnh giao thương mua bán tấp nập, và máu kinh doanh cũng thấm vào người ông như lẽ tự nhiên. Ông thi đỗ kỳ thi Brevet élémentaire (cao đẳng tiểu học) đầu tiên do chính quyền thuộc địa Pháp tổ chức, được bổ nhiệm chức vụ Ký lục thượng thư.
Doanh nhân Trương Văn Bền, ông chủ thương hiệu xà bông “Cô Ba” nức tiếng
Là người nhạy cảm trong việc thương mại, nhìn xa thấy rộng, ông Bền biết rõ một tiềm năng kinh tế Việt Nam còn bị lãng quên: cây dừa. Từ năm 1918, ông đã lập xưởng ép dầu dừa. Xưởng này sản xuất đủ loại dầu từ dấu nấu ăn, dầu salat (salad oil) đến dầu dừa, dầu castor, dầu cao su và các loại dầu dùng trong kỹ nghệ.
Xà bông cô Ba đánh bại xà bông Marseille,
nhanh chóng được biết tới trên toàn Đông Dương, thậm chí còn xuất sang
Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo
Trên hộp xà bông của hãng là hình một trong những mỹ nhân nức tiếng Sài Gòn lúc bấy giờ - cô Ba. Xà bông cô Ba xuất hiện trên khắp các báo chí với lời kêu gọi: “Dùng xà bông xấu, mục quần áo” và “Người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam”.
Đặc biệt trong các cuộc triển lãm, gian hàng của công ty luôn tạo ấn tượng cho khách bởi mô hình cục xà bông khổng lồ và giá cả sản phẩm rẻ hơn bình thường đến 25%.
Xà bông cô Ba đánh bại xà bông Marseille, nhanh chóng được biết tới trên toàn Đông Dương, thậm chí còn xuất sang Hương Cảng, qua châu Phi và Tân Đảo. Cái tên Xà bông cô Ba đã trở thành gắn bó với người Việt Nam vì chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Trong ký sự một tháng ở Nam Kỳ, nhà văn Phạm Quỳnh có nhắc đến ông Trương Văn Bền: "Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệp to ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xem hội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón các phái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máy gạo của ông ở Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ông gây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấy hứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào ta ngày một nhiều người như ông...".
Doanh nhân Trịnh Văn Bô, người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng
Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) cùng vợ là chủ nhân của cửa hiệu buôn vải sợi Phúc Lợi đặt tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. Cho đến giữa năm 1940, ông được xem là một trong những người giàu có bậc nhất đất Hà thành, có bạn hàng tại các nước Đông Dương, sở hữu một nhà máy dệt và có kinh doanh cả ngành bất động sản.
Tên tuổi của ông Trịnh Văn Bô được biết đến nhiều nhất qua những hoạt động từ thiện và sự đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Là thương nhân giàu có, nhưng gia đình ông lại kinh doanh trên triết lý "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức". Tầng hai của hiệu buôn sầm uất Phúc Lợi từng là nơi ở của nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng cấp cao của Việt Nam khi chuyển hoạt động từ chiến khu về Hà Nội, trong đó có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính nơi đây, Bác Hồ đã khởi thảo và hoàn thành bản Tuyên ngôn độc lập.
Là thương nhân giàu có, nhưng gia đình ông
lại kinh doanh trên triết lý "Buôn bán 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại
giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức"
Tỷ phú Nguyễn Sơn Hà – ông “tổ” nghề sơn Việt
Từ một người học việc, bằng ý chí và lòng quyết tâm muốn gây dựng một sản phẩm chất lượng của người Việt, Nguyễn Sơn Hà đã trở thành ông tổ của nghề sơn Việt Nam với hãng sơn Gecko danh tiếng.
Nguyễn Sơn Hà sinh năm 1894 tại huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Quốc Oai, Hà Nội). Gia đình Sơn Hà có 7 anh em. Từ nhỏ ông đã được học cả chữ Nho, chữ Quốc Ngữ, sau này lớn lên, có thời gian ông xin được công việc phụ bàn giấy cho một hãng buôn của Pháp. Sau này lương thấp, ông đã bỏ sang làm cho hãng sơn dầu Sauvage Cottu ở Hải Phòng. Đây cũng là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời của ông. Dù làm ở hãng sơn Pháp nhưng Nguyễn Sơn Hà không ngừng nung nấu ý chí tạo dựng một hãng sơn dầu của riêng người Việt Nam.
Từ một người học việc, bằng ý chí và lòng
quyết tâm muốn gây dựng một sản phẩm chất lượng của người Việt, Nguyễn
Sơn Hà đã trở thành ông tổ của nghề sơn Việt Nam với hãng sơn Gecko danh
tiếng.
Từ Hà Nội, Huế, Hội An, Sài Gòn, sơn Resistanco vượt biên giới sang Phnom Penh, Viên Chăn, Xiêm… sơn Resistanco được ưa chuộng đến mức làm không đủ bán. Sau khi thành công với sản phẩm sơn của riêng mình, ông thành lập một hãng sơn lấy tên là Gecko.
Năm 1939, trong một lần vào miền Nam, Nguyễn Sơn Hà cùng vợ tới thăm Phan Bội Châu đang bị Pháp quản thúc tại Huế. Cuộc gặp gỡ này đã tác động sâu sắc đến Nguyễn Sơn Hà. Với vị trí một nhà tư sản có uy tín trong giới công thương thành phố, Nguyễn Sơn Hà tranh cử hội đồng thành phố.
Ông cũng tham gia tích cực các hoạt động của Hội Trí tri, Hội ánh sáng, thành lập Ban Cứu tế, Chi Hội Truyền Bá quốc ngữ. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Nguyễn Sơn Hà có một tấm lòng thương yêu người lao động sâu sắc. Ông cũng đấu tranh với Pháp, Nhật đòi mở kho tấm cám để cứu đói. Trẻ em chết đói quá nhiều và cũng mồ côi quá nhiều trong những ngày đau thương ấy.
Ông bà Nguyễn Sơn Hà lại đứng ra lập trường Dục Anh tại số nhà 46, phố Lạch Tray để nuôi dạy các em bé mồ côi. Trong Tuần lễ vàng mà chính phủ phát động, Nguyễn Sơn Hà rất tích cực đóng góp tiền vàng và vận động các nhà tư sản khác và nhân dân mọi tầng lớp tham gia. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi và con gái Nguyễn Sơn Thạch đi cùng trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình, gồm vàng bạc, đá quý cân được 10,5 kg.
Hiệp Nguyễn
Tổng hợp
"Đại gia" Nam kỳ: Người giàu nhất Đông Dương một thuở
Chủ Nhật, ngày 15/05/2016 13:00 PM (GMT+7)
Cuối thế kỷ 19, dân gian truyền nhau câu nói về “tứ đại phú hộ” giàu nhất Việt Nam, thậm chí cả Đông Dương lúc bấy giờ bao gồm nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
Tuy nhiên, người thứ tư có nhiều thay đổi, có lúc là tứ Hỏa (tức chú Hỏa - Hui Bon Hoa), có lúc là tứ Bưởi (ông Bạch Thái Bưởi). Riêng người đứng đầu là ông Huyện Sỹ không bao giờ thay đổi.Ông Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ, sinh năm 1841, vốn quê quán ở Long An và là một gia đình theo đạo Công giáo, ông có tên thánh là Philippe. Thấy ông thông minh, lanh lợi nên các cha người Pháp đưa ông sang học ở Malaysia, nơi ông học thêm nhiều ngôn ngữ khác bên cạnh chữ quốc ngữ. Do thầy dạy cũng có tên Sỹ nên theo truyền thống Nho giáo tôn trọng “quân, sư, phụ”, ông được đổi tên là Lê Phát Đạt, cái tên mong muốn cuộc đời được phát đạt và không ngờ ứng với cuộc đời ông sau này. Khi về nước, do giỏi tiếng Pháp nên ông được gọi làm thông ngôn và tới năm 1880 được chính phủ Nam Kỳ bổ nhiệm làm hội đồng quản hạt Nam Kỳ.
Mặc dù đã đổi tên là Lê Phát Đạt nhưng dân gian vẫn gọi ông theo tên cũ là Huyện Sỹ.
Có chí làm quan, có gan làm giàu
Cơ may của ông đến nhờ làm việc cho người Pháp. Khi Pháp đưa quân vào đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa như của Thủ Khoa Huân, tình hình loạn lạc, dân chúng sợ quân Pháp nên bỏ chạy tứ tán. Pháp chiêu dụ cách mấy vẫn không có mấy người trở lại hoặc đứng ra nhận ruộng đất, thành ra ruộng đất bỏ hoang rất nhiều, được xem là đất vô thừa nhận. Người Pháp bèn tổ chức phát mại ruộng đất này nhưng không ai mua. Giá phát mại hạ xuống rất thấp, có lúc chỉ bằng 1% giá trị ban đầu mà vẫn không có người mua, vì người ta sợ Pháp và sợ sau này bị triều đình bắt tội. Bất đắc dĩ, chính quyền Pháp bèn vận động những người Việt đang làm việc phải mua đất để làm gương cho người dân mua theo.
Ông Huyện Sỹ lúc đó dành được một số tiền khá lớn, dự định mua ít nhà phố ở Sài Gòn để cho thuê. Nhân việc này ông đánh liều lấy tiền mua một số thửa đất có địa thế tốt và thuê người gieo trồng thử. Không ngờ năm đó mưa thuận gió hòa, lúa lên xanh tốt. Không cần đợi đến cuối mùa, nhận thấy lợi ích từ đầu tư vào ruộng lúa rất lớn, là người quảng giao, ông Huyện Sỹ lập tức đi vay mượn tiền của bạn bè để mua đất tiếp, mấy năm trúng mùa liên tiếp khiến tài sản ông tăng đến chóng mặt, hầu như ruộng đất khu vực Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ đều về tay ông. Khi ruộng lúa bão hòa, lại nhận thấy xu hướng Sài Gòn sẽ sớm gia tăng dân số, mở rộng thành phố, ông lấy lợi nhuận từ lúa để mua hàng loạt khu đất rộng lớn mênh mông sát với thành phố như vùng Gò Vấp (lúc đó chỉ là đất hoang ngoại thành) để cho thuê xưởng, nhà máy, cất nhà cho thuê… Không có số liệu được ghi lại nhưng người ta ước tính chỉ riêng nhà cho thuê, ông Huyện Sỹ đã có tới hàng ngàn căn.
Như vậy, có thể nói phần lớn thành công của ông Huyện Sỹ là nhờ may mắn đã song hành nhưng cũng không thể phủ nhận được cái gan, cái liều và sự nhìn xa trông rộng của ông đã góp phần đưa ông lên thành phú hộ hàng đầu Việt Nam và Đông Dương.
Hai pho tượng ông bà Huyện Sỹ như nằm ngủ trên hai ngôi mộ. Ảnh: PTG
Sống cần kiệm và làm việc thiệnLà một người được học hành tử tế và bản thân có lẽ cũng hiểu việc giàu lên của mình cũng có sự mất mát, thiệt thòi của người khác nên ông Huyện Sỹ có cách hành xử đặc biệt. Không giống nhiều phú hộ giàu xổi khác, ông treo trong nhà hai câu đối:
Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/ Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ
Tạm dịch: Trong gia đình phải chăm chỉ và tiết kiệm/ Xử thế với người ngoài phải hòa hoãn và nhẫn nhịn.
Ông không xây dinh thự quá to lớn, ông cũng không tiêu xài xa xỉ. Các con ông đều được cho đi du học nước ngoài, khi về ông giao cho ruộng đất để kinh doanh tiếp bước gia đình. Trong các con của ông Huyện Sỹ, người con trưởng Denis Lê Phát An được ông giao cho vùng đất Hạnh Thông ở Gò Vấp và ông An đã góp phần làm cơ ngơi này ngày càng phát triển.
Các người con còn lại như Lê Thị Bính, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều được chia đất đai và trở thành các đại điền chủ nhiều ruộng đất ở Long An, Đồng Tháp Mười…
Ông Huyện Sỹ đã bỏ tiền để xây dựng nhà thờ Chợ Đũi (sau gọi là nhà thờ Huyện Sỹ), số tiền bỏ ra rất lớn, tương truyền bằng 1/7 gia sản của ông. Sau khi hiến tặng sáu mẫu đất để xây nhà thờ Chí Hòa nhưng giáo xứ không có tiền xây, ông Huyện Sỹ đã cắt bớt một gian công trình nhà thờ Chợ Đũi rồi thêm tiền hiến tặng đó xây nhà thờ Chí Hòa.
Noi gương ông, người con trai Denis Lê Phát An cũng đã hiến tặng tiền để xây nhà thờ Hạnh Thông Tây thay cho ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ và dột nát.
Một dòng họ vinh quang tột đỉnh
Người con gái thứ của ông Huyện Sỹ là Lê Thị Bính đã kết hôn với ông Nguyễn Hữu Hào, một đại điền chủ người Gò Công. Đến năm 1914, bà hạ sinh một người con gái, đặt tên là Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, đến năm 12 tuổi gia đình cho cô Lan sang Pháp học, đến năm 1932 sau khi tốt nghiệp tú tài mới về nước. Một thời gian sau, khi đang ở Đà Lạt, cô Lan được cậu Lê Phát An gọi đến dự tiệc và ra mắt với vua Bảo Đại, cuộc gặp đó dẫn đến tình cảm phát sinh giữa hai người.
Trong hồi ký Con rồng Việt Nam, vua Bảo Đại kể lại rằng đây là cuộc hôn nhân sóng gió vì ông bị triều thần phản đối, lý do Bảo Đại theo đạo Phật còn cô Lan theo đạo Công giáo lại mang quốc tịch Pháp. Khi Bảo Đại cầu hôn, gia đình cô Lan đưa ra những điều kiện như cô Lan phải được tấn phong hoàng hậu, ngoài ra còn phải được tòa thánh cho phép đặc biệt, ai giữ đạo nấy nhưng con cái sinh ra đều chịu phép rửa tội và giữ đạo giáo luật.
Ngay sau hôn lễ, cô Nguyễn Hữu Thị Lan đã được tấn phong hoàng hậu với tước vị Nam Phương hoàng hậu. Đây là một biệt lệ đối với các chánh cung trong triều Nguyễn vì cả mười hai đời vua nhà Nguyễn trước đó, các bà chánh cung chỉ được phong tước hoàng quý phi, chỉ đến khi qua đời mới được truy phong hoàng hậu.
Tương truyền ông bà Nguyễn Hữu Hào đã tặng của hồi môn cho con gái về nhà chồng là một triệu đồng bạc Đông Dương, tương đương 20.000 lượng vàng. Người ta cũng đồn đại rằng vua Bảo Đại sau đó tha hồ ăn chơi du hí là nhờ tiền vợ. Ông còn mang tiếng là vua mà ngân khố chẳng có bao nhiêu để tiêu xài.
Ông Denis Lê Phát An sau này được Bảo Đại phong tước vương (An Định Vương), là một tước hiệu cao quý nhất xưa nay chỉ phong tặng cho những người thuộc tầng lớp hoàng tộc chứ không phải cho dân thường.
Một cõi an nhiên
Ông Huyện Sỹ mất năm 1900, lúc đó nhà thờ chưa xây xong, phải đến năm 1920 khi bà Huỳnh Thị Tài mất, lúc đó thi hài hai vợ chồng ông Huyện Sỹ mới được đưa vào an táng trong một gian phòng phía sau cung thánh tại nhà thờ Huyện Sỹ.
Được ngăn cách bên ngoài bởi một hàng rào sắt, phần mộ của hai vợ chồng nằm ở hai bên, theo phong cách cổ “nam tả, nữ hữu”. Công trình mộ toàn bộ bằng đá, chạm trổ công phu, có các phù điêu điển tích của chúa Giêsu rất sinh động. Mộ được đặt trong một khối đá cẩm thạch trắng, phía trên có tạc tượng hai vợ chồng đang nằm như ngủ. Ông Huyện Sỹ mặc áo dài đội khăn đóng, không để râu, hai tay đan lại đặt trước bụng. Bà Tài để đầu trần, tư thế cũng y như chồng. Cả hai pho tượng đều được tạc vô cùng mềm mại và sống động, những đường nét tinh tế trên từng nét mặt, thớ vải…
Ngoài hai pho tượng nằm an nghỉ, còn hai pho tượng chân dung ông bà Huyện Sỹ được đặt đối diện nhìn nhau, thần sắc tươi tỉnh. Ngôi mộ là một tuyệt tác về kiến trúc lẫn điêu khắc.
Linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng, chánh xứ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sỹ), cho biết khu mộ đã có nhiều thay đổi, trước đây hai bên khu mộ là hai gian phòng lễ nghi, sau này nhà thờ xây dựng bổ sung hành lang phía sau nên có thể đi vòng qua giữa hai gian cung thánh mà không cần đi ngang phòng mộ. Khu mộ luôn được nhà thờ chăm sóc kỹ càng để thể hiện lòng biết ơn với hai ông bà. Trong vài năm gần đây, ba lần các con cháu ông Huyện Sỹ từ nước ngoài về thăm mộ và đều tỏ ra vui mừng khi thấy mộ phần được giữ gìn và rất tự hào về truyền thống gia đình. Họ là những người cháu đời thứ ba, nhiều người đã lập gia đình với người nước ngoài và không nói được tiếng Việt. Có người cho biết gia cảnh họ cũng nghèo, không khá giả gì, khác hẳn với sự giàu có năm xưa của dòng tộc.
Chuyện về “tứ đại gia” giàu có nhất đất Sài Gòn (Kỳ 1)
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hòa phú lẫy
lừng.Trong số đó, “Nhất Sỹ” – Lê Phát Đạt là người giàu có bậc nhất.
“Nhất Sỹ” Lê Phát Đạt và gia tộc giàu có hơn vua Bảo Đại
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Sài
Gòn nổi lên tứ đại hòa phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xưởng, tứ
Định”. Bốn “đại gia” này không chỉ giàu có nhất đất Sài Gòn mà còn là
những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và xứ Đông Dương. Gắn liền với tên
tuổi của bốn “đại gia” này là những giai thoại về sự giàu có đáng kinh
ngạc…Trong số đó, “Nhất Sỹ” – Lê Phát Đạt, ông ngoại của Nam Phương
Hoàng Hậu là người giàu có bậc nhất, hiện vẫn được lưu danh cùng với
công trình chứng minh cho khối tài sản khổng lồ của mình là nhà thờ
Huyện Sỹ.
Huyện Sỹ có tên thật là Lê Phát Đạt.
Ông sinh năm 1841 tại Cầu Kho, Sài Gòn. Tuy nhiên, quê quán ở Tân An,
Long An trong một gia đình theo đạo Công giáo. Thuở nhỏ, ông có tên là
Sỹ và tên thánh là Philipphê. Ông được các tu sỹ người Pháp đưa sang du
học ở Pénang, Malaysia. Ở đây, ông Sỹ được học các ngôn ngữ: như tiếng
Latinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ.
Do tên của ông trùng với tên một người thầy dạy nên người thầy đã đổi tên Sỹ thành Lê Phát Đạt. Khi về nước, ông Lê Phát Đạt được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 thì làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Mặc dù đã đổi tên nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là Sỹ. Cũng bởi vậy, cái tên Huyện Sỹ Lê Phát Đạt đã gắn bó với số phận của ông. Mặc dù xuất thân trong một gia đình không quá giàu có nhưng đến đời của Lê Phát Đạt thì ông đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất Sài Gòn. Theo học giả Vương Hồng Sến trong cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” thì việc phất lên nhanh chóng của ông Lê Phát Đạt có không ít yếu tố may mắn: “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mát. Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá”.
Học giả Vương Hồng Sến giải thích là: “Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận e nỗi quan và triều đình Huế khép tội theo Pháp.Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội…Không dè bởi đất không ai nhìn nên Pháp lập Hội đồng Thành phố, Ủy ban Điền thổ rồi đưa đi khám xét từng vùng. Đến chỗ nào địa thế tốt, thì những ủy viên bản xứ nhận là của mình: “Ủy” một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói “Nông” cũng một tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng “Ủy”, “Nông” mà có ông Lê Phát Đạt lập nghiệp truyền tử lưu tôn. Trận bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm thủ tục chính thức, mà có ai thèm đâu…”.
Thế rồi, nài ép Lê Phát Đạt, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có nhanh chóng. Mặc dù giàu có như vậy, nhưng trong nhà ông Lê Phát Đạt có treo câu đối dạy đời: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”. Bên cạnh đó, cũng có những lời đồn rằng ngôi nhà lầu đồ sộ của Huyện Sỹ tại Tân An, nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định đã được cất trên thế đất hàm rồng nên gia đình ông trở nên giàu có, danh vọng bậc nhất thời đó.
Do tên của ông trùng với tên một người thầy dạy nên người thầy đã đổi tên Sỹ thành Lê Phát Đạt. Khi về nước, ông Lê Phát Đạt được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 thì làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Mặc dù đã đổi tên nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là Sỹ. Cũng bởi vậy, cái tên Huyện Sỹ Lê Phát Đạt đã gắn bó với số phận của ông. Mặc dù xuất thân trong một gia đình không quá giàu có nhưng đến đời của Lê Phát Đạt thì ông đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất Sài Gòn. Theo học giả Vương Hồng Sến trong cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” thì việc phất lên nhanh chóng của ông Lê Phát Đạt có không ít yếu tố may mắn: “Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mát. Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá”.
Học giả Vương Hồng Sến giải thích là: “Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận e nỗi quan và triều đình Huế khép tội theo Pháp.Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội…Không dè bởi đất không ai nhìn nên Pháp lập Hội đồng Thành phố, Ủy ban Điền thổ rồi đưa đi khám xét từng vùng. Đến chỗ nào địa thế tốt, thì những ủy viên bản xứ nhận là của mình: “Ủy” một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói “Nông” cũng một tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng “Ủy”, “Nông” mà có ông Lê Phát Đạt lập nghiệp truyền tử lưu tôn. Trận bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm thủ tục chính thức, mà có ai thèm đâu…”.
Thế rồi, nài ép Lê Phát Đạt, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có nhanh chóng. Mặc dù giàu có như vậy, nhưng trong nhà ông Lê Phát Đạt có treo câu đối dạy đời: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ”. Bên cạnh đó, cũng có những lời đồn rằng ngôi nhà lầu đồ sộ của Huyện Sỹ tại Tân An, nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định đã được cất trên thế đất hàm rồng nên gia đình ông trở nên giàu có, danh vọng bậc nhất thời đó.
Sự giàu có của ông Huyện Sỹ được mô tả
rằng: Khi đang xây nhà thờ Chợ Đũi, chính là nhà thờ Huyện Sỹ theo yêu
cầu của giáo dân vùng Bảy Hiền, người ta đã cắt bớt một gian giữa của
nhà thờ này để lấy tiền đó xây nhà thờ Chí Hòa. Hay người con trai của
Huyện Sỹ là kỹ sư Lê Phát Thanh cũng bỏ tiền ra xây nhà thờ Hạnh Thông
Tây, nằm ở góc Quang Trung – Lê Văn Thọ, Gò Vấp.
Tất cả những ngôi nhà thờ này đều xây trên đất của Huyện Sỹ mênh mông chừng nào. Không chỉ có thế, các con của Huyện Sỹ như bà Lê Thị Bính – mẹ của Nam Phương hoàng hậu, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Hòa Đức, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười. Riêng trưởng nam của Huyện Sỹ và Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương.
Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình. Mức độ giàu có của gia đình Huyện Sỹ còn được đồn thổi là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Vậy nên, mới có câu chuyện là vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương hoàng hậu về Huế làm Hoàng hậu, Lê Phát An đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn.
Nếu quy đổi thì 1 triệu đồng lúc bấy giờ có giá vàng khoảng 50 đồng/lượng.Vậy nên món quà này tương đương 20.000 lượng vàng. Gia đình Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, rể của Huyện Sỹ cũng giàu có hơn Bảo Đại. Trong đời làm vua của mình, vị hoàng đế thích ăn chơi Bảo Đại thường dùng tiền của vợ nhiều hơn của hoàng gia.
Tất cả những ngôi nhà thờ này đều xây trên đất của Huyện Sỹ mênh mông chừng nào. Không chỉ có thế, các con của Huyện Sỹ như bà Lê Thị Bính – mẹ của Nam Phương hoàng hậu, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Hòa Đức, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười. Riêng trưởng nam của Huyện Sỹ và Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương.
Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình. Mức độ giàu có của gia đình Huyện Sỹ còn được đồn thổi là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại. Vậy nên, mới có câu chuyện là vào năm 1934, nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương hoàng hậu về Huế làm Hoàng hậu, Lê Phát An đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn.
Nếu quy đổi thì 1 triệu đồng lúc bấy giờ có giá vàng khoảng 50 đồng/lượng.Vậy nên món quà này tương đương 20.000 lượng vàng. Gia đình Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, rể của Huyện Sỹ cũng giàu có hơn Bảo Đại. Trong đời làm vua của mình, vị hoàng đế thích ăn chơi Bảo Đại thường dùng tiền của vợ nhiều hơn của hoàng gia.
Sự giàu có của Huyện Sỹ Lê Phát Đạt
cho đến nay vẫn còn lưu danh và đặc biệt là thể hiện một cách rõ nét qua
các công trình xây dựng còn lại. Một trong số đó chính là nhà thờ Huyện
Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Tính theo thời giá lúc bấy
giờ là khoảng trên 30 ngàn đồng bạc Đông Dương. Nhà thờ được khởi công
xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier.
Đến năm 1905 thì nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis, nay là đường Nguyễn Trãi và Frère Guilleraut, nay là đường Tôn Thất Tùng. Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ. Và sau đó dẫn trở thành tên chính thức của nhà thờ này. Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi thoáng đãng nhất ở Sài Gòn.
Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm. Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse. Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.
Đến năm 1905 thì nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis, nay là đường Nguyễn Trãi và Frère Guilleraut, nay là đường Tôn Thất Tùng. Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ. Và sau đó dẫn trở thành tên chính thức của nhà thờ này. Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi thoáng đãng nhất ở Sài Gòn.
Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm. Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse. Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.
Nhà thờ Huyện Sỹ tại quận 1, TP.HCM. |
Nhà thờ có chiều dài 40 m, chia làm 4
gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức
khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm
trọng. Vì vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt một gian,
dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá Granite
Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến
trúc Gothic.
Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá Cẩm Thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh. Ngọn tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.
Hai quả lớn có đường kính 1,05 m do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 m không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm. Ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong.
Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này. Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá Cẩm Thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá Cẩm Thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
Đối diện bên phải là tượng vợ ông - bà Huỳnh Thị Tài với tóc búi cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và Anna Đỗ Thị Thao. Cho đến nay, công trình này vẫn được xem là một điểm đến thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc đời của đại gia giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa.
Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá Cẩm Thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh. Ngọn tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.
Hai quả lớn có đường kính 1,05 m do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính 0,95 m không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm. Ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong.
Về sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ này. Tại gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá Cẩm Thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá Cẩm Thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
Đối diện bên phải là tượng vợ ông - bà Huỳnh Thị Tài với tóc búi cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và Anna Đỗ Thị Thao. Cho đến nay, công trình này vẫn được xem là một điểm đến thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc đời của đại gia giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa.
Theo Đinh Minh/Hôn nhân và Pháp luật
Chuyện về phú hộ Sài Gòn giàu hơn vua Bảo Đại
Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.
Tại góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM, nhà thờ giáo
họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn
trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để
tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người
đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von "nhất Sỹ, nhì
Phương, tam Xường, tứ Hỏa".
Tượng bán thân Huyện Sỹ tại nhà thờ do chính ông bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Đ.N
|
Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài
Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo.
Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia.
Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ.
Thời gian này, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, do tên cũ trùng với tên
người thầy dạy.
Sau chuyến du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông
ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong
hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này.
Về con đường giàu có của Lê Phát Đạt, học giả Vương Hồng Sển trong cuốn
Sài Gòn năm xưa cho rằng, sự "lên hương" của ông chẳng qua vì ăn
may. "Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mại
ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá".
"Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn
nhận, vì nhận sợ triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao
một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm
chi cho mang tội", học giả Vương Hồng Sến giải thích thêm.
Người Pháp khi đó nài ép, Huyện Sỹ bất đắc dĩ phải chạy vạy mượn tiền
khắp nơi mua đất. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm
liền, ông trở nên giàu có, tiền vàng không biết để đâu cho hết.
Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như "cò bay mỏi cánh không
hết". Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến
tận biên giới Campuchia đều do ông nắm giữ. Tại miệt sông nước, phú hộ
Đạt cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương
truyền, biệt thự này nằm trên thế đất hình rồng nên càng khiến cơ
nghiệp của ông phát triển.
Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở
trung tâm. Mảnh đất rộng hơn hecta dành xây nhà thờ Chợ Đũi là một trong
số đó. Ngoài ra, ông có rất nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông
sau này dùng một phần xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Bỗng chốc phất thành đại gia hạng nhất đất Việt đương thời nhưng vợ
chồng Huyện Sỹ không tiêu xài hoang phí, gia đình có cuộc sống đơn giản.
Toàn bộ gia sản được tập trung phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo
Công giáo. Để nhắc nhở gia đình, trong nhà ông treo câu đối: "Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách. Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ".
Con cháu Huyện Sỹ đều được giáo dục và học hành thành tài, không ăn
chơi, tiêu xài như con cái những gia đình đại gia khác. Họ chuyên tâm
học hành rồi phụ vợ chồng ông cai quản đất đai. Sau này, con Huyện Sỹ
đều là đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và
vùng Đồng Tháp Mười (nay thuộc vùng Long An).
Trong đó, trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Thời
Nhà Nguyễn, Vương là tước vị cao nhất trong 20 bậc tôn tước phong cho
hoàng tộc và chỉ dành cho người có công trạng, bình thường kể cả các
Hoàng tử đều chỉ phong Công tước. Ông Lê Phát An là người
duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ không "hoàng thân quốc thích" nhưng được
lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, cháu ngoại của phú hộ Huyện Sỹ.
|
Trong số con cháu của Huyện Sỹ, người nổi tiếng nhất phải kể đến
Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 - 1963), tức Nam Phương hoàng hậu - vợ vua Bảo
Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Tương truyền,
khi gả cho vua, gia đình Huyện Sỹ đã hồi môn cho cháu ngoại hơn 20.000
lượng vàng. Vua Bảo Đại ngày trước cũng nổi tiếng tiêu xài hoang phí,
ngân sách cạn đáy nên nhiều phen phải nhờ vả gia đình bên vợ.
Năm 1900, trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà thờ giáo họ Chợ Đũi,
phú hộ Huyện Sỹ qua đời. Trong di chúc, ông dành 1/7 tài sản của mình
để xây nhà thờ. Sau đó, các con tiếp tục di nguyện, nhà thờ được khởi
công năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier. Ba năm sau, nhà thờ
được khánh thành.
Nhà thờ dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà
thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ
tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng nên giới chức đã xin cắt bớt một
gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Vì vậy, trước đây ở gần
nhà thờ Chí Hòa (phường 7, quận Tân Bình) có một con đường mang tên Lê
Phát Đạt. Khoảng năm 2000, con đường này đổi tên thành đường Đăng Lộ.
Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các
cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic (kiến trúc kiểu vòm
nhọn). Năm 1920, vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất, con cháu đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện sỹ.
Nhà thờ Huyện Sỹ tại quận 1. Ảnh: Wikipedia
|
Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng
đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung
thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào
nhau trước ngực, chân đi giày.
Ngoài nhà thờ Chợ Đũi, Chí Hòa, sau này kỹ sư Lê Phát Thanh (con Huyện
Sỹ) cũng xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận Gò Vấp hiện nay.
Sơn HòaBộ tứ đại gia quyền lực nhất Việt Nam 2013
Thứ ba, 17/12/2013 | 20:07 GMT+7
Tỷ
phú đôla đầu tiên của Việt Nam được Forbes vinh danh, nữ doanh nhân
giàu nhất Việt Nam, hồi sinh Tràng Tiền Plaza hay người mang Vujicic đến
Việt Nam là những doanh nhân nổi bật nhất 2013.
Tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam - Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes vinh danh.
Ông
Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup đã trở thành người Việt Nam
đầu tiên được Forbes thống kê trong danh sách tỷ phú thế giới và cũng là
doanh nhân Việt đầu tiên lên trang bìa tạp chí danh tiếng này. Theo
thống kê của Forbes, ông Vượng đứng thứ 974 trong danh sách tỷ phú thế
giới với 1,5 tỷ USD trị giá tài sản, chủ yếu nhờ 53% cổ phần ở tập đoàn
Vingroup.
Ngoài việc trở thành người
Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách tỷ phú đôla của Forbes, ông
Vượng còn gắn liền với những sự kiện và con số ấn tượng trong năm. Đầu
tiên là việc Vingroup khai trương Royal City – trung tâm thương mại dưới
lòng đất lớn nhất châu Á. Trong bối cảnh kinh tế trong nước còn nhiều
khó khăn, khu trung tâm thượng mại hạng sang rộng mênh mông của ông
Vượng vẫn đông nghịt khách và trở thành một điểm sáng hiếm hoi với thị
trường bất động sản phía Bắc. Thậm chí, dịp 2/9, Vingroup còn khuyến cáo
khách hàng không nên đến đây vì sợ quá tải sẽ gây ra nhiều sự cố không
đáng có.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh
9 tháng đầu năm của Vingroup cũng gây choáng váng với lãi sau thuế hơn
6.000 tỷ đồng, tăng 311% so với cùng kỳ năm trước. Vào dịp Noel, tỷ phú đôla
đầu tiên của Việt Nam tiếp tục khai trương Vincom Mega Times City -
siêu trung tâm thương mại thứ hai trong chuỗi hệ thống Vincom Mega Mall
của Vingroup. Trả lời phỏng vấn Forbes, vị doanh nhân rất ít khi xuất
hiện trước công chúng này cho biết, ông ước mơ biến Hà Nội
và Sài Gòn thành điều gì đó tương tự như Singapore hay Hong Kong: "Nếu
tôi có thể thực hiện, cho dù nó khiến tôi mất một vài tỷ USD, tôi vẫn sẽ
rất hạnh phúc. Tôi sẽ để lại thứ gì đó - bạn không thể mang theo tiền
khi đã chết".
Bà chủ tập đoàn Nam Cường - Lê Thị Thúy Ngà
Bà Lê Thúy Ngà, người được cho là giàu hơn cả bầu Đức.
Bà
Lê Thị Thúy Ngà, Chủ tịch tập đoàn Nam Cường Hà Nội. Bà Ngà đã tiếp
quản vị trí lãnh đạo Tập đoàn Nam Cường sau khi chồng bà, doanh nhân
Trần Văn Cường qua đời đầu năm 2010. Ở toàn miền Bắc cũng như ở Hà Nội,
Nam Cường là một cái tên quen thuộc trong lĩnh vực bất động sản.
Theo
giấy chứng nhận kinh doanh của Nam Cường, hiện vốn điều lệ của tập đoàn
này đạt 4.500 tỷ đồng. Trong đó, cá nhân bà Ngà sở hữu lượng cổ phần
xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, chiếm 88,86% cổ phần. Số cổ phần còn lại thuộc về
con gái bà là Trần Thị Quỳnh Ngọc – Phó chủ tịch, nắm giữ xấp xỉ 500 tỷ
đồng, tương đương 11,11% cổ phần. Người còn lại là ông Trần Oanh – Tổng
giám đốc nắm giữ 0,03%. Theo số liệu của CIC, năm 2011, vốn điều lệ của
Nam Cường lên đến 9.800 tỷ đồng tăng gấp đôi so với năm 2010. Điều này
đồng nghĩa với lượng cổ phần của bà Ngà có giá trị sổ sách khoảng 8.700
tỷ đồng. Nếu như cổ phiếu của tập đoàn Nam Cường được niêm yết trên sàn
chứng khoán và giao dịch tại mức giá bằng với giá trị sổ sách thì với
8.700 tỷ đồng, bà Ngà sẽ vượt qua bầu Đức, thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán, sau chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.
Người hồi sinh Tràng Tiền Plaza – Johnathan Hạnh Nguyễn
Johnathan Hạnh Nguyễn - người hồi sinh trung tâm thương mại Tràng Tiền.
Hồi
sinh trung tâm thương mại Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza), biến nó thành
nơi mua sắm hàng hiệu đẳng cấp nhất Việt Nam trong bối cảnh kinh tế
khủng hoảng được đánh giá là một quyết định rất mạo hiểm của Johnathan
Hạnh Nguyễn. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Liên
Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific - IPP) – người được gọi là ông vua
hàng hiệu Việt Nam chia sẻ: “Tôi không 'chơi ngông', liều lĩnh hay thiếu
suy nghĩ để chi 400 tỷ đồng cải tạo, mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000
tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza. Bởi với tôi, đó không đơn giản là một
trung tâm thương mại mà còn là khát vọng một đời của người con xa xứ”.
Trong số 112 gian hàng siêu sang tại Tràng Tiền Plaza, ông Johnathan
Hạnh Nguyễn sở hữu 20 gian.
Người có
nhiều năm kinh doanh hàng hiệu thành công tại Việt Nam cho rằng, sau
thời kỳ tồi tệ, nền kinh tế đang dần phục hồi và sẽ vào độ “sung mãn”
nhất. Màu hồng của nền kinh tế đồng nghĩa với sức mua sẽ gia tăng trở
lại trong thời gian ngắn. Thế nhưng, diễn biến sau đó của Tràng Tiền
Plaza chưa được như tính toán của ông vua hàng hiệu Việt Nam. Dù được
đầu tư nhiều chương trình đình đám, Tràng Tiền Plaza vẫn rất vắng khách.
Nhiều người dân Hà Nội chỉ đến đó chụp ảnh cưới, hay vào chơi cho mát,
dỗ con ăn trong mùa hè chứ không phải để tham quan hay mua sắm.
Tuy
nhiên, Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn rất kiên định, ông chia sẻ trong một
bài phỏng vấn: “Bản thân tôi luôn vững niềm tin có ‘nếm mật nằm gai’ thì
mới gặt hái được hoa thơm quả ngọt. Và chắc chắn hương vị của thành
công này sẽ càng đậm đà hơn bởi với quyết định đầu tư vào Tràng Tiền
Plaza, tôi đã vượt qua chính những dè dặt, toan tính thua lỗ trên thương
trường, để tự tin bước những bước chân vững vàng nhất”.
Được
đồn đoán sở hữu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ
đôla với hình ảnh của dinh thự siêu xa xỉ tại Việt Nam nhưng Chủ tịch
của IPP chưa từng công bố về gia tài mình có. Các số liệu thống kê chính
thức về tài sản của Johnathan Hạnh Nguyễn cũng chưa từng xuất hiện.
Ông chủ của Tôn Hoa Sen - Lê Phước Vũ
Lê Phước Vũ đã chi 1,5 triệu USD để đưa Vujicic đến Việt Nam diễn thuyết.
Lê
Phước Vũ - ông chủ Tôn Hoa Sen, năm 2013 là một năm thành công và những
điều tốt lành. Tính đến gần cuối tháng 11, giá trị tài sản cổ phiếu
của ông Vũ tăng hơn gấp đôi tương ứng với mức cộng thêm gần 950 tỷ đồng
và là người giàu duy nhất thuộc Top đầu sàn chứng khoán có mức tăng cao
đến vậy. Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen cũng có những con số
rất khả quan với lãi sau thuế 11 tháng 570 tỷ đồng, vượt 43% kế hoạch.
Một
dấu ấn trong năm 2013 giúp ông Vũ phủ sóng khắp các mặt báo, thương
hiệu Tôn Hoa Sen trở nên đình đám khắp nơi là việc chi hơn 1,5 triệu USD
mời chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh Nick Vujicic đến Việt Nam diễn
thuyết. Cũng thời điểm này, giá chứng khoán của Tập đoàn Hoa Sen tăng
rất mạnh và giúp trị giá tài sản bằng cổ phiếu của ông Vũ tăng tới 170
tỷ đồng. Ông chủ của Tôn Hoa Sen cũng lần đầu lọt vào danh sách 10 người
giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.
Trả
lời phỏng vấn về việc giá cổ phiếu tăng cũng như lọt Top 10 sàn chứng
khoán, ông Vũ chia sẻ: “Thì cũng vui vui, vậy thôi. Thực ra, tôi quan
tâm đến những việc khác hơn. Đó là sự cạnh tranh, khả năng phát triển,
đối phó với những thách thức, thay đổi, sự thích nghi với những cạnh
tranh khốc liệt của doanh nghiệp hơn là những thống kê như vậy”.
Người
chủ doanh nghiệp sùng bái đạo Phật này nói thêm: “Hoa Sen mời Nick đến
Việt Nam để mang lại những giá trị tốt cho cộng đồng. Chúng tôi tin rằng
anh đã truyền cảm hứng cho tất cả mọi người, đặc biệt là người khuyết
tật vượt qua nghịch cảnh cuộc sống để vươn lên. Đó mới là những mục tiêu
của Hoa Sen khi mời Nick về Việt Nam, chứ không phải chúng tôi muốn tạo
thương hiệu thông qua người nổi tiếng”.
T.A.KT (tổng hợp)/Tin Mới
Nhận xét
Đăng nhận xét