Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

SÂU NẶNG



TÌNH YÊU CHÚNG MÌNH

                                                                  (Tặng M)
Có lẽ là số phận
Nên chúng mình gặp nhau
Thành vợ chồng khi chưa có tình yêu
Mà tình yêu lại bắt đầu từ đó
Từ những lo toan, lỡ lầm, trăn trở
Chập chững tìm nhau hiểu nửa thân mình

Nếu những dòng sông là những mối tình
Hỏi mối tình nào không ghềnh, không thác
Bao nhiêu mối tình đổi dòng, khánh kiệt
Được mấy mối tình rực rỡ kỳ quan?

Anh bất tài nên đổ vỡ công danh
Trắng hai bàn tay, một đời thảm bại
Em vẫn theo anh, thủy chung, nhẫn nại
Lặng lẽ nuôi con, vun vén áo cơm

Nếu những mối tình là những dòng sông
Thì mối tình mình bắt nguồn từ khốn khổ
Không đủ ồn ào, chỉ là dòng sông nhỏ
Mà dưới trời xanh, lấp lánh đến kỳ cùng

Có lẽ cùng chung thân phận
Nên chúng mình là nhau
Cuộc hợp hôn không cần đợi tình yêu
Mà tình yêu lại nảy sinh từ đó
Thành cổ thụ qua muôn vàn trắc trở
Rộ lá xanh tươi che chở bầy con
Được học hành, đủ áo đủ cơm
Hồn nhiên lớn lên trong nghĩa tình cha mẹ
Hạnh phúc tràn trề, lanh lảnh cười vui vẻ
Như đêm trăng quê, thôn xóm rước hội về …

Tình yêu chúng mình gom từ nắng từ mưa
Dầu dãi tháng năm, nhọc nhằn cô chắt lại
Từ cuộc ra khơi, hồn em thành gió đẩy
Góp sức bên anh, ngang dọc tìm luồng

Từ những đêm đen, em làm ngọn hải đăng
Rực hồn vọng phu dưới chớp lòa cuồng nộ
Cho thuyền anh trong sóng gào, bão tố
Lạc giữa đại dương, dờ dật, quyết vươn về!...
                                                                                  Trần Hạnh Thu.
Xem tiếp...

HIỆN THỰC KỲ ẢO 118

(ĐC sưu tầm trên NET)

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)

Kỵ binh Pháp bắt toàn bộ một hạm đội Hà Lan trên biển nhờ thời tiết giá lạnh, còn những điếu thuốc lá chứa thuốc phiện giúp quân Anh thắng quân Thổ một cách dễ dàng.
Kỵ binh bao vây tàu chiến
Chiến tranh Liên minh thứ nhất là cuộc chiến tại châu Âu từ năm 1793 tới năm 1797. Trong cuộc chiến này, Pháp phải chống hàng loạt nước châu Âu như Anh, Phổ, Áo, Bồ Đào Nha, Thánh chế La Mã, Tây Ban Nha, Hà Lan (khi đó Hà Lan thuộc Áo).
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Do thời tiết lạnh giá, nước đóng băng nên các kỵ binh Pháp có thể bao vây hạm đội Hà Lan vào năm 1795. Ảnh: Listverse
Vào tháng 1/1795, quân Pháp tiến vào Hà Lan. Thời tiết cực lạnh khi đó đã dẫn tới một trong những trận chiến kỳ quái nhất trong lịch sử. Johan Willem de Winter, một viên tướng Pháp, dẫn đầu một đoàn kỵ binh nhẹ để chiếm Den Helder - một vùng đất giáp biển. Mục đích của việc chiếm Den Helder là ngăn chặn các tàu của Hà Lan tẩu thoát sang Anh. Khi de Winter tới nơi, ông phát hiện một hạm đội Hà Lan mắc kẹt trong lớp băng dày dù chúng neo đậu trên biển. Đoàn kỵ binh Pháp lặng lẽ tiến tới vị trí của hạm đội Hà Lan và bao vây chúng. Chẳng còn cách nào khác, các thủy thủ Hà Lan phải đầu hàng. Đây là lần đầu tiên và duy nhất một đội quân kỵ binh bắt một hạm đội trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Săn lùng kẻ thù tưởng tượng
Vào tháng 5/1943, L. Ron Hubbard, một sĩ quan chỉ huy tàu săn ngầm PC-815 của Hải quân Mỹ, nhận nhiệm vụ đưa tàu từ Portland tới Sand Diego. Vào khoảng 3h40 sáng ngày 19/5, Hubbard phát hiện một vật đáng nghi trên thiết bị dò tìm tàu ngầm bằng sóng siêu âm và ông đoán đó là tàu ngầm Nhật Bản (kẻ thù của Mỹ thời ấy). Tới 9h06 cùng ngày, hai khí cầu Mỹ bay tới để hỗ trợ Hubbard. Vào nửa đêm ngày 21/5, một hạm đội nhỏ tham gia nỗ lực tìm tàu ngầm Nhật Bản. Hạm đội này bao gồm hai tàu khu trục và 3 tàu tuần duyên.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Một tàu săn ngầm của Hải quân Mỹ vào năm 1944. Ảnh: indicatorloops.com
Sau khi tìm kiếm tàu ngầm Nhật Bản trong 68 giờ nhưng không đạt kết quả, cấp trên ra lệnh cho Hubbard ngừng chiến dịch. Một báo cáo, với lời kể của nhiều chỉ huy tàu tại hiện trường, cho thấy Hubbard đã phát hiện một mỏ khoáng sản có từ tính dưới đáy biển. Từ tính của mỏ đã tác động tới thiết bị dò tìm, khiến Hubbard tưởng một tàu ngầm đang lởn vởn đâu đó. Sau đó Hubbard còn suýt gây ra sự cố ngoại giao khi tàu của ông nã đạn vào lãnh thổ Mexico.
Trận chiến nổ ra vì hai lính say rượu
Vào mùa thu năm 334 trước Công nguyên, Alexander Đại đế sa lầy trong cuộc chinh phạt thành phố Halicarnassus (nay là thành phố Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ). Hồi ấy Halicarnassus là thành phố của người Ba Tư. Quân Ba Tư có rất nhiều vũ khí, lương thực, thuốc men. Những bức tường của họ cũng đủ kiên cố để chống máy bắn đá. Vì thế, quân của Alexander Đại đế vấp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương. Cuộc vây hãm dài và khó đã khiến nhiều binh sĩ của Alexander Đại đế cảm thấy chán nản. Hai binh sĩ thuộc binh đoàn Perdiccas cũng rơi vào tình trạng tương tự. Do ở cùng lều, họ hay nói chuyện với nhau. Một hôm, trong lúc say rượu, cả hai cãi nhau về việc ai trong số họ chiến đấu giỏi hơn. Cuối cùng họ tìm ra một cách để giải quyết tranh cãi. Theo giải pháp của họ, cả hai sẽ tấn công thành Halicarnassus và người nào giết được nhiều lính Ba Tư sẽ là chiến binh giỏi hơn.
Thấy hai binh sĩ say xỉn từ phía đối phương tiến tới cổng thành, lính Ba Tư trong thành bỏ vị trí và xông ra cổng thành để giết. Hai binh sĩ kia hạ sát khá nhiều đối thủ, nhưng cuối cùng họ vẫn tử trận. Binh lính cả hai bên đều thấy trận chiến nhỏ nên họ xông tới để hỗ trợ đồng đội. Chẳng bao lâu cuộc chiến nhỏ trở thành cuộc chiến lớn. Trong lúc hai bên đánh nhau, nhiều lúc quân của Alexander Đại đế suýt chiếm được thành. Nếu toàn bộ lực lượng của Alexander Đại đế tham chiến hôm ấy, có lẽ thành Halicarnassus đã thất thủ.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Ảnh minh họa: Listverse
Lừa kẻ thù bằng thuốc phiện
Anh và đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) là kẻ thù của nhau trong Thế chiến thứ nhất. Vào ngày 5/11/1917, quân Anh phản công quân Ottoman sau khi quân Ottoman tấn công các thuộc địa của họ. Quân Anh đẩy quân Thổ tới tận thành phố Sheria, nơi tiếp giáp với Dải Gaza của Palestine ngày nay về phía nam, và bao vây đối phương.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)
Ảnh minh họa: Listverse
Richard Meinertzhagen, một sĩ quan tình báo Anh, quyết định tặng quân Thổ một món quà bất ngờ. Một hôm lính Thổ thấy máy bay Anh thả thuốc lá và truyền đơn xuống chiến tuyến của họ. Lính Thổ đua nhau hút thuốc lá mà không hề biết rằng quân Anh đã tẩm thuốc phiện vào các điếu thuốc theo sáng kiến của Meinertzhagen. Khi quân Anh tấn công vào ngày hôm sau, lính Thổ kháng cự rất yếu ớt. Phần lớn lính Thổ không thể đứng vững nên họ không thể chống trả.
Còn nữa
Thái Dương (theo Listverse

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)

Một thiên thạch lao xuống trận địa khi quân La Mã và Pontus chuẩn bị giao chiến. Binh sĩ hai bên chạy tán loạn vì họ tin rằng Thượng đế đang nổi cơn thịnh nộ.
Vua mù tung hoành giữa sa trường
Ngày 26/8/1346, quân đội Anh và xứ Wales gặp quân đội Pháp ở vùng Crecy thuộc Pháp. Vua John của Bohemia (thuộc Czech ngày nay) cũng tham gia trận chiến với tư cách là đồng minh của Pháp và dẫn theo những hiệp sĩ của ông. Trước đó, vào năm 1340, vua John bỗng dưng mất khả năng nhìn trong lúc ra chiến trường. Mặc dù vậy, tình trạng mù không thể ngăn cản một chiến binh dũng cảm như John ra trận.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Ảnh minh họa: magnoliabox.com
Trong lúc cuộc chiến giáp lá cà diễn ra, ưu thế nghiêng về phía quân Anh và xứ Wales. Với những cây cung dài, họ đã tàn sát vô số lính Pháp và Bohemia. Tất nhiên, John không biết thực tế đó nên ông vẫn thúc ngựa lao về phía đối phương. Các hiệp sĩ của John không dám can ngăn khi đức vua làm vậy, mà chỉ bám theo ông. John lao thẳng vào đám quân Anh và mất mạng ngay lập tức. Những hiệp sĩ của ông cũng tử trận. Sau khi trận chiến kết thúc, lính Anh và xứ Wales thấy xác của các hiệp sĩ Bohemia gần xác vua John.

10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 1)

Giao tranh bùng phát vì một vì một binh sĩ lạc đường
Vào năm 1931, đế quốc Nhật Bản chiếm vùng Mãn Châu của Trung Quốc và lập ra chính quyền bù nhìn Mãn Châu Quốc do Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, đứng đầu. Các điều khoản của Điều ước Tân Sửu vào năm 1901 quy định rằng phái đoàn của các nước tại thành phố Bắc Kinh có quyền đưa binh lính tới 12 điểm dọc theo tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân để bảo vệ tuyến lưu thông giữa thủ đô của Trung Quốc và cảng biển. Một điều khoản bổ sung cho phép binh sĩ các nước dọc tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thiên Tân tập trận mà không phải báo trước cho chính phủ Trung Quốc.
Lư Câu là tên một cầu ở trấn Uyển Bình – một khu vực phía tây nam Bắc Kinh. Nó cũng là một chốt trên tuyến đường sắt Bắc Kinh – Vũ Hán do quân đội Quốc dân đảng trấn giữ.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Binh sĩ Trung Quốc tham chiến trong trận Lư Câu Kiều vào năm 1937. Ảnh: tour-beijing.com
Trước khi sự kiện Lư Câu Kiều xảy ra, quân Nhật đã kiểm soát các khu vực phía bắc, đông và tây của Bắc Kinh vào đầu năm 1937. Đêm 7/7 cùng năm, quân Nhật tổ chức một cuộc tập trận mà không báo trước cho chính quyền Trung Quốc. Cho rằng lính Nhật tấn công thật, binh sĩ Trung Quốc đã nổ súng. Sau khi hai bên ngừng bắn, phía Nhật phát hiện một binh sĩ mang tên Shimura Kikujiro không trở về đơn vị.
Mặc dù các tướng Trung Quốc cho phép quân Nhật vào trấn Uyển Bình để tìm binh sĩ mất tích, quân Nhật vẫn tấn công lính Trung Quốc vào sáng sớm hôm 8/7 vì họ nghi ngờ đối phương đã bắt Kikujiro. Cuộc giao tranh diễn ra trên cầu Lư Câu và cả hai bên hứng chịu tổn thất nặng. Sự kiện Lư Câu Kiều (theo cách gọi của người Nhật) đã châm ngòi cho Chiến tranh Trung – Nhật, còn Chiến tranh Trung – Nhật về sau trở thành một phần của Thế chiến thứ hai. Cũng trong ngày 8/7, binh sĩ Kukujiro trở về nhà và cảm thấy ngạc nhiên khi biết những diễn biến đã xảy ra sau khi anh ta mất tích. Kikujiro nói rằng anh ta lạc đường sau khi vào một nhà vệ sinh.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Những tượng sư tử đá trên cầu Lư Câu. Ảnh: blogspot.com
Quân hai bên tan rã vì thiên thạch
Lucius Licinius Lucullus là một nhà quân sự và chính trị gia lừng danh của Cộng hòa La Mã. Ông chỉ huy quân đội trong Chiến tranh Mithridates lần thứ ba – một cuộc chiến giữa Cộng hòa La Mã với đế quốc Pontus của vua Mithridates VI từ năm 76 tới năm 63 trước Công nguyên. Một lần, Lucullus biết tin quân đội Pontus đã rời khỏi vương quốc để chinh phạt một nơi xa xôi. Ngay lập tức ông dẫn quân sang lãnh thổ Pontus với hy vọng đối phương sẽ không kịp trở tay. Nhưng, trước sự ngạc nhiên của Lucullus, đích thân vua Mithridates đã nghênh đón đoàn quân La Mã.
10 tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử chiến tranh (kỳ 2)
Ảnh minh họa: examiner.com
Trong lúc binh lính hai bên dàn trận để chuẩn bị giao chiến, một thiên thạch đột nhiên xuất hiện trên bầu trời. Nó bốc cháy trong không khí, biến thành khối cầu lửa rồi lao xuống một vị trí giữa hai quân. Cho rằng Thượng đế đang nổi giận, lính của cả hai bên đều chạy tứ phía khỏi trận địa. Đây là lần đầu tiên một thiên thạch trở thành kẻ chiến thắng trong một trận đánh. Về sau Lucullus vẫn đánh bại vua Mithridates – một kết cục khiến một phần của Pontus trở thành một tỉnh của Cộng hòa La Mã, trong khi phần còn lại trở thành một nước chư hầu của Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, Viện nguyên lão La Mã tước quyền chỉ huy quân đội của Lucullus sau khi ông thất bại trong nỗ lực xâm lược Armenia.
Còn nữa

Bắc Kinh Gặp Phải Trận Thiên Tài Kỳ Lạ

BẮC KINH GẶP PHẢI TRẬN THIÊN TAI KÌ LẠ
Trong hầu hết các tài liệu lịch sử đồ sộ đời Minh Thanh (Trung Quốc) đều miêu tả lại một sự kiện về thiên tai kì lạ trong thành Bắc Kinh. Dù sự việc đã xảy ra hơn 300 năm rồi nhưng những ghi chép các hiện tượng kì lạ về thiên tai khiến các nhà khoa học chưa thể giải thích nổi.
Sự kinh hoàng từ một tiếng nổ lớn
Sáng ngày 30 tháng 5 năm 1862 (mùng 6 tháng 5 năm Minh Hi thứ 6, Thiên Khải) bầu trời trong xanh không một gợn mây, khắp nơi trong thành Bắc Kinh đều rất yên bình.
Lúc đó, từ hướng đông bắc bỗng vang lên tiếng sấm ầm ầm, âm thanh đó chuyền dần sang phía tây nam cùng với một tiếng nổ long trời lở đất. Trong chu vi mười mấy dặm gần Đông Xưởng (nay là khu phố Tượng Lai Tuyên Vũ Môn) bỗng chốc cát bụi mù mịt, ngay sau đó trời đất tối sầm lại, không lâu sau thì bị bao phủ bởi một màn đêm đen. Đúng lúc  mọi người đang hoảng hốt lo sợ thì mặt đất dưới chân rung chuyển dữ dội. Hàng vạn ngôi nhà ầm ầm sụp đổ, tung bay khắp trời. Dân trong thành bị vùi trong đống đổ nát có những gia đình cả nhà bị đè chết. Từ ngõ nhỏ phố lớn mọi người tranh nhau tháo chạy, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng kêu gào, sợ hãi náo loạn khắp nơi.
Đang trong lúc hỗn loạn đó thì có một đàn voi lớn cũng ầm ầm tháo chạy giẫm chết và làm bị thương không ít người. Sau này người dân mới biết đàn voi đó là từ chuồng voi ở gần vườn nuôi voi của hoàng cung bị sập đổ khiến cho bầy voi hoảng loạn bỏ chạy.
Một lúc sau, trời dần sáng trở lại, mọi ngươi chưa kịp định thần thì lại có một tiếng ầm ầm lớn, mặt đất bỗng nhiên nứt lộ ra một khe lớn sâu đến mười mấy trượng. Chỉ thấy từ dưới khe bốc lên mây khói mịt mù, tỏa ra bay cuồn cuộn theo hướng đông bắc.
Chuyện lạ liên tiếp xảy ra khiến hoàng đế cũng phải kinh hoàng.
Trong thảm họa, số người chết thành Bắc Kinh lên tới hơn 2 vạn người, ngay cả trong hoàng cung cũng có người không thoát khỏi số phận bi thảm. Theo ghi chép của sử sách thì khi xảy ra chấn động, hoàng đế Thiên Khải đang dùng bữa trong cung Càn Thanh, cơn chấn động dữ đội khiến cho vị hoàng đế có thái độ khác thường. Ông là người đầu tiên chạy ra ngoài cửa cung. Trên đường thông ra điện Giao Thái, một tấm ngói bỗng rơi xuống đầu viên thái giám làm ông này chết ngay lập tức... Tất cả những người thợ kiến trúc đang làm việc trong Tử Cấm Thành đều bị rơi xuống khỏi giàn giáo, hơn 2000 người bị thương.
Sự tàn phá của cơn động đất khiến cho phạm vi hơn trăm dặm xung quanh thành Bắc Kinh bị ảnh hưởng, phía đông đến tận Thông Châu, phía nam đến tận Hà Tây, phía bắc đến ta Mật Vân. Xương Bình. Ở những nơi cách Đông Xưởng không xa còn xuất hiện một loạt những hiện tượng kì lạ.
Con sư tử đá nặng 5000kg ở đường Thạch Phò Mã bình thường hàng trăm người cũng không thể nhấc nổi lại bay ra tới tận ngoài cửa Thuận Thành.
Ở phía cửa Tây An: những vụn sắt nhỏ bằng hạt gạo bay tứ tung trên bầu trời.
Ở phía đường Trường An từ “trên trời'' bất ngờ rơi xuống toàn đầu người. Còn bên ngoài cửa Đức Thắng, chân cẳng người rơi xuống nhiều vô kể khiến mọi người kinh hãi.
Ở vùng Mật Vân bỗng rơi xuống đất hơn 20 cây cổ thụ...
Sau cơn chấn động không lâu, những người may mắn sống sót đều nhìn thấy trên bầu trời xuất hiện những đám mây hình thù kỳ quái: có đám giống dây rợ lằng nhằng, có đám giống cây linh chi, còn có đám thay đổi nhiều màu sắc khác nhau. Những đám mây cứ lơ lửng trên bầu trời.
''Tất cả mọi người đều không còn quần áo''
Điều khiến người ta không thể tưởng tượng được là những người bị chết hoặc bị thương trong thảm họa này bất kể là già trẻ, gái trai tất cả đều trần như nhộng, quần áo, giày tất của họ không biết biến đâu?
Nghe nói những phụ nữ ngồi kiệu hôm đó cũng đều bị mất hết quần áo, giống như là có một vật gì đó vô hình đã lột hết quần áo trên người họ, chớp mắt đã không thấy đâu nữa.
Những ghi chép về việc mọi người trần như nhộng lúc rà chấn động có trong rất nhiều điển tích lịch sử có liên quan.
Vậy thì quần áo của mọi người đâu hết cả?
Theo ghi chépp thì sau trận động đất có người nói rằng ở Tây Sơn lại phát hiện thấy rất nhiều quân áo của người trong thành. phần lớn bị mắc trên cành cây. Ở Xương Bình, quần áo chất thành núi, đồ dùng, trang sức, tiền bạc có đủ cả. Đây đúng là một chuyện kỳ lạ từ trước tới nay chưa từng có.
Chuyện hoang đường quái đản nhưng không thể nghì ngờ . .
Điều đáng nói là những chuyện kể trên tuy hoang đường khó tin nhưng những ghi chép đó đều được viết ra từ các quan chức và nhà sử học có uy tín đời Minh. Những nhà sứ học này như: Đàm Thiên, Kế Lục Kỳ học giả Ngô Vĩ Nghiệp, Châu Di Tôn.,. đều được người đời sau công nhận là những người có học vấn uyên thâm cẩn thận, họ viết sử thì có thể nói là không một chữ nào là không có xuất xứ tính chân thực của nó thì có thể thấy rằng hậu quả của trận thiên tai này xảy ra khá nặng nề. Nhưng nó lại hoàn toàn không giống với bất kỳ trận thiên tai nào sự khác biệt khá rõ nét gồm: thứ nhất là phạm vi bị thiệt hại chỉ giới hạn trong 3-4 dặm ở góc tây nam thành Bắc Kinh, thứ hai là tất cả những người trong khu vực thiên tai đều bị trần truồng, còn quần áo thì lại bay đến vùng núi cách đấy mấy chục dặm. Chỉ hai điểm này đã có thể thấy rằng trận thiên tai 300 năm trước này là cơn chấn động có một không hai trong lịch sử Trung Quốc .
Có nhiều ý kiến suy đoán nhưng vẫn không giải thích được
Sau khi trận thiên tai xảy ra,trong triều nhà Minh trên dưới đều hoảng hốt lo sợ. Người ta không có cách gì giải thích nguyên nhân chuyện này liền có những suy đoán lung tung. Có người nói rằng đây là báo ứng những hành động bất trung bất nghĩa của bọn gian thần, có người thì cho là ông trời đang trừng phạt hoàng thượng, để ông ta tự kiểm điểm lại mình. Những suy đoán không có căn cứ khoa học này không chứng minh được gì.
Vậy thì tai họa này có phải là động đất không?
Trong cuốn ''Minh sử'' ghi chép rõ ràng rằng: “Hôm đó, tai họa ở Đông Xưởng'' mà không hề nói là động đất ''Niên biểu tự 1iệu địa chất Trung Quốc'' cho biết: “Thấy trong các sách ghi địa chấn hôm đó (mùng 6 tháng 5 năm Thiên Khải) không thật sự là địa chấn''.
Cơ quan nghiên cứu địa chấn cho rằng khi xảy ra thảm họa 300 năm trước thì thời kỳ đó chưa xuất hiện động đất. Hơn nữa, trận động đất lớn ở Đường Sơn năm 1976 có phạm vi lớn và cường độ mạnh hơn rất nhiều so với tai họa 300 năm trước ở Bắc Kinh, vậy mà không hề có hiện tượng người chết, người bị thương trần như nhộng; đồng thời động đất cũng không thể nào khiến buổi sáng trong lành trong phút chốc tối đen như mực'' được.
Từ đó có thể rút ra kết luận rằng động đất không thể gây ra những hiện tượng kì quái như tai họa đó được.
Có người cho rằng, thảm họa đó là do thuốc nổ gây nên. Nhưng theo sử sách thì Đông Xưởng hồi đó là hậu cần quân đội quản lý, việc xây dựng và tiền bạc lương thảo, chứ không phải là kho chứa thuốc nổ. Nhưng cho dù là thuốc nổ có phát nổ thì cũng không thể có sức mạnh ghê gớm như vậy được càng không thể làm cho quần áo của mọi người bay ra ngoài mấy chục dặm được. Vì vậy đây không phải là những chứng cứ để giải thích được nguyên nhân tai họa.
Không thể bỏ qua những ghi chép đầu tiên
Dù mấy “trăm năm nay rất ít người quan tâm chú ý đến trận thiên tai kì lạ này, nhưng năm 1983 có người đã suy đoán dựa trên ghi chép trong các tài liệu lịch sử rằng, tai họa này là do một vật thể có sức mạnh cực lớn phát nổ gây ra. Một nhà nghiên cứu tên là Phàn Cánh đã phát hiện thấy rất nhiều ghi chép trong sách sử về việc khi xảy ra tai họa thì có UFO (vật thể bay không xác định) xuất hiện, xin chép ra để bạn đọc tham khảo:
“Tuy Khấu kí lược'' có ghi: Vào đầu tháng 5 năm Thiên Khải thứ 6, thấy cầu lửa bốc lên ở miếu thần Lửa thuộc Hậu Tể Môn. Tiếp đó ở góc tòa thành có hàng nghìn ngọn lửa, cuộn vào nhau như bánh xe. Đến giờ Tỵ ngày mùng 6, Đông Xưởng bốc cháy và xảy ra tai họa.
Sách “Đế kinh cảnh vật lược'' có ghi: Giờ Tỵ ngày 6 tháng 5 năm Thiên Khảo thứ 6, nội thị ở cửa Bắc An bỗng nghe thấy tiếng nhạc lúc thanh lúc trầm, cứ như thế 3 lần. Nội thị ngạc nhiên đi kiểm tra thì phát hiện thấy tiếng nhạc phát ra từ trong miếu. Lúc đó họ mở cửa điện bỗng thấy có vật gì giống như những qủa cầu tưng bừng bốc lên trời, họ đều kinh ngạc. Trong chốc lát, có tiếng chấn động ầm ầm.
Sách “Đông Lâm thủy mạt” có ghi: Đêm nay mùng 2 tháng 5, thấy ở góc tòa nhà ở cửa trước có đám lửa lớn màu xanh giống như hàng trăm bó đuốc, trong chốc lát chúng gộp lại một, giống như bánh xe
Những sự kiện trên đã từng xảy ra ở thành phố Bắc Kinh, khiến cho các nhà khoa học Trung Quốc và nước ngoài hết sức quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay nguyên nhân dẫn đến sự việc trên vẫn còn là điều khó lý giải.

Xem tiếp...

XEM PHIM: Ngọn Đồi Máu

(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngọn Đồi Máu



Nội dung phim

Phim Kinh dị : Ngọn Đồi Máu (2009) HD, trọn bộ 81 Phút
Ba người bạn bị ám ảnh bởi phiên bản của một bộ phim kinh dị từ đầu thập niên 80 thế kỷ 20 cùng thực hiện một cuộc phiêu lưu đi xuyên qua vùng nông thôn của Mỹ. Khi 3 người tiếp cận gần hơn với sự thật của Ngọn Đồi Máu, họ nhận ra rằng họ đang tìm kiếm một sự thật còn nguy hiêm hơn cả những gì diễn ra trên màn ảnh

 http://xemphimone.org/xem-phim-ngon-doi-mau-178065/
Xem tiếp...

BUỐN ƠI, VỀ ĐẬY VỚI CÔ HỒN! 49

(ĐC sưu tầm trên NET)

Định mệnh và nghiệp quả

Định mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao. Nếu ngược lại ta thụ động đổ thừa cho số mạng hay ngồi đó chờ một phép lạ xảy ra thì lúc đó định mệnh có thật vì ta không tận dụng khả năng thay đổi cuộc sống của ta. Định mệnh là gì?
Một số người tin rằng những diễn biến xảy ra trong cuộc đời đã được an bài sẵn. Khoa chiêm tinh (astrology) tin rằng những diễn biến trên quả địa cầu và tánh tình con người đều bị ảnh hưởng bởi những vị trí ngôi sao trên trời. Nếu ta sanh vào ngày tháng nào đó thì sẽ bị dấu ấn của những vì sao ảnh hưởng lên tánh tình và những diễn biến trong cuộc đời. Những người đó tin rằng ngay khi sanh ra là định mệnh đã an bài rồi, không ai chạy khỏi hết. Thí dụ người tuổi Sửu thì trong cuộc sống sẽ trải qua những năm thuận và năm kị tuổi. Năm thuận và kị như những cái đèn xanh đèn đỏ của đời người. Năm thuận thì gặp đèn xanh nhiều, làm gì cũng êm xuôi và năm kị thì trường hợp ngược lại.
Người đạo Ki tô giáo tin rằng những gì xảy ra cho họ là do ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúa đặt đâu ta ngồi đó. Có người Chúa đặt vào hoàn cảnh giàu sang, còn người khác bị lâm vào hoàn cảnh nghèo đói. Ta không cãi ý Chúa được. Ta cần cầu nguyện để cho Chúa thương xót mà thay đổi hoàn cảnh cho ta. Có thể những hoàn cảnh khó khăn là những thử thách nên ta không nên than trời trách phận. Một số con chiên còn mang mặc cảm tội lỗi là mình đã làm gì Chúa phật lòng nên Ngài mới đặt mình vào hoàn cảnh khổ sở.
Người Phật tử thì tin rằng định mệnh là nghiệp. Mình đang ở hoàn cảnh xấu là do mình tạo nghiệp xấu từ kiếp trước. Mình nên “trả nghiệp” bằng cách chịu đựng một thời gian thì nghiệp sẽ hết. Khi cái nghiệp xảy ra thì mình không thay đổi được. Nhiều người cũng không muốn thay đổi vì e rằng làm như thế nghiệp sẽ nặng hơn. Giống như thiếu nợ thì phải trả cho chủ nợ, cứ khất nợ hoài thì nó chồng chất, mình sẽ trả không nổi. Có nghĩa là mình muốn thoát hoàn cảnh này thì sợ gặp phải hoàn cảnh xấu hơn nữa, như tục ngữ có câu: chạy ông mồ mắc ông mả.
Những người tin hoàn toàn vào định mệnh thì sẽ rất thụ động. Nói đúng hơn họ sợ làm cái gì đó khác hơn để thay đổi hoàn cảnh, nên phải đứng yên cắn răng chịu đựng. Đó là những người rất lo âu trước cái vô định của cuộc sống nên thích tin vào một đường lối đã vạch định sẵn.
Quyền lựa chọn
Khi phân tích kỹ ta thấy rằng khoa chiêm tinh không có đưa ra một định mệnh không thể thay đổi. Con người có quyền chọn lựa ngày tháng tốt để bắt đầu công việc làm ăn quan trọng, chọn lựa chồng hay vợ hạp tuổi để tránh những mâu thuẫn về tánh tình. Ngoài ra dân gian có câu: cái đức thắng cái số. Nếu ta ăn ở hiền lành thì nếu gặp “năm tuổi” thì sự xui xẻo sẽ ít hơn. Ngày nay khoa học hiểu rằng mỗi người chúng ta đều có một nhịp điệu sinh hóa (bio rhythm) thay đổi theo sức hút các ngôi sao. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có nhịp điệu sinh hóa thấy rõ. Khi ta bắt đầu công việc quan trọng vào thời điểm nhịp sinh hóa cao thì dễ thành công hơn. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhịp sinh hóa không đáng kể so với ảnh hưởng của ý định (intention). Ngay khi ta ở giai đoạn nhịp sinh hóa cao mà có ý định xấu (tham lam, hờn giận) thì ý định sẽ làm biến đổi nhịp sinh hóa theo chiều xấu.
Đạo Ki tô cũng thế, đề cao sự chọn lựa và ý định tốt. Chúa Jesus không lên án người đàn bà ngoại tình bị dân làng muốn chọi đá cho chết, như người dân làng thường tin là định mệnh của những người đàn bà ngoại tình. Ngược lại Chúa khuyên dân làng hãy dừng lại và có những lời khuyên đề cao sự tha thứ. Chúa khuyên chúng ta nên có ý định tốt và chọn lựa sự tha thứ để thoát khỏi định mệnh an bài. Khi hiểu được ý nghĩa câu chuyện này thì ta thấy rõ rằng ta có quyền chọn lựa 2 con đường: con đường buộc tội và con đường tha thứ. Con đường buộc tội là con đường của định mệnh: ta buộc tội và bị người khác buộc tội lại. Con đường tha thứ là con đường của giải thoát.
Nghiệp (quan niệm Phật giáo) cũng là một sự chọn lựa. Ta có quyền chọn lựa tạo dựng cơ sở của những nghiệp tốt, như cố gắng học hành để giúp ích xã hội. Ta có quyền chọn lựa nghiệp xấu như hút sách và rượu chè, như thế ta đạp phá những tiềm năng tốt. Thí dụ như uống rượu đến xơ gan làm sức khỏe suy tổn. Thoạt đầu ta có sự tự do chọn lựa nhưng nếu ta chọn con đường rượu chè, xì ke ma túy thì dần dần khả năng chọn lựa của ta bị mất dần. Khi bị nghiện rồi thì ta hoàn toàn mất sự tự do chọn lựa và trở thành nô lệ cho những thói quen xấu này. Những căn bệnh hiểm nghèo kéo đến làm khả năng thay đổi cuộc sống càng khó hơn gắp ngàn lần.
Thế nào là nghiệp?
Nghiệp (karma) không có gì huyền bí hết, nghiệp là tác động của những động lực. Động lực đó có thể ở dạng thân, khẩu hay ý. Bất kỳ lực (force) nào cũng gây ra phản lực (counter force). Cái mục đích của lực và phản lực là để trở lại điểm yên tịnh ban đầu (initial stillness). Thí dụ như con lật đật, ta đẩy nó qua bên phải thì nó bật trở về bên trái. Cuối cùng là nó đứng yên một chỗ. Sự đứng yên một chỗ có thể coi là niết bàn hay thiên đàng vì nó tượng trưng cho trạng thái bình thản, không căng thẳng đau khổ.
Nói về cường độ của phản lực thì trên thế giới vật chất ta có: ý nghĩ yếu hơn lời nói, và lời nói yếu hơn hành động. Thí dụ là phản ứng của ta trước lời phê bình mà ta không thích: ta chửi thầm người ta ghét (ý) hậu quả ít hơn là ta la lối chửi người đó trong buổi tiệc (khẩu). Hậu quả của lời chửi bới ít hơn là hậu quả ta nhảy lại đánh người đó bầm mình (thân).
Xã hội chỉ có hình phạt khi ta làm chấn thương người khác, còn tôn giáo thì muốn khuyên ta nên trị tận gốc nghiệp dữ bằng cách dừng suy nghĩ giận dữ lại. Khi ý khởi dậy thì nó tạo một tiềm năng hành động (potential of action) rồi. Thí dụ nói theo phàm tục, khi cái ý ghét đã khởi dậy rồi thì ta muốn chửi cho đã miệng. Chửi thầm thì ngủ không được. Nhưng khi chửi bằng miệng mà bị đối phương chửi lại thì ta càng tức hơn. Nếu ta dằn không được đi đánh lộn về bị thương tích hay bị bỏ tù, về nhà lại càng tức hơn nữa. Như thế mà ta cứ tạo nghiệp thân-khẩu-ý thành một chuỗi lực và phản lực (chain of action and reaction).
Sở dĩ chiến tranh trên thế giới xảy ra liên tục là vì con người không có đời sống tâm linh, dùng sự giết chóc để mong cầu trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Người lính cảm tử quân Hồi giáo có cái ảo tưởng rằng khi giết chết kẻ thù ngoại đạo họ sẽ được sống trên thiên đàng, có nghĩa là trở về chỗ yên tịnh ban đầu. Đó là sự lầm lẫn vô cùng tai hại vì khi họ tạo một động lực căm thù thì sẽ để lại cái phản lực căm thù, như thế cứ lưu truyền mãi không ngừng trên thế gian từ thế hệ này qua thế hệ kia.
Tuy nhiên nghiệp lực, khác như dân gian nghĩ, là khi kiếp trước ta lỡ ăn trộm người nào đó 10 đồng thì kiếp này ta phải trả lại 10 đồng chẵn. Trên phương diện tâm linh, cái điểm yên tịnh ban đầu có được không phải khi ta trả lại 10 đồng mà khi ta nhận thức ta nên vui lòng bỏ qua khi bị người khác giựt tiền rồi thực hiện được điều đó. Khi đọc những thí dụ của nhà soi kiếp E. Cayce thì ta thấy rằng chỉ có sự vui lòng bỏ qua thì con người mới “trả” được cái nghiệp.
Nói một cách khác, sở dĩ ta mang cái nghiệp (bị phản lực/quả) vì ta không nhận thức được những đau khổ mà ta đã tạo ra cho người khác (lực đã tạo/nhân), nên cái nghiệp nó xảy ra khiến ta bị đau khổ để ta thông cảm nỗi khổ của người kia. Lúc có sự thông cảm thì lực và phản lực sẽ trung hòa với nhau. Nhưng nếu trong đau khổ, ta lại thù người đó thì sanh thêm cái nghiệp nữa, và như thế sẽ tạo ra cái vòng lẩn quẩn mà Phật gọi là bánh xe luân hồi.
Tha thứ là giải thoát khỏi định mệnh
Hiểu được lực nhân quả tương tác ở nội tâm thì ta mới hiểu được tại sao các vị lãnh tụ tôn giáo kêu gọi sự tha thứ. Nếu không có tha thứ thì không ai có thể trở về cái vị trí an lạc ban đầu được. Ý nghĩa cứu thế của Chúa Jesus là Ngài tự nguyện tha thứ những người hại Ngài, như một gương sáng giúp nhân loại vượt qua được sự vay trả đời đời của hận thù. Thù qua ghét lại có thể coi như là tội nguyên thủy của loài người. Tha thứ mới là phép mầu nhiệm thật sự. Phép mầu này ít ai nhận thấy được vì nó trong sáng trong sự khiêm nhượng tột bực chớ không phải là sự màu mè hào nhoáng của Superman hay điệp viên 007 làm được những điều phi thường.
Hiểu như thế Chúa cứu thế không đến với ta từ hành tinh khác mà Chúa sẽ hiện diện trong chính ta nếu ta thực hiện được sự tha thứ trong đời ta. Khi sống trong khiêm nhượng và tha thứ thì ta như con nhộng xé được cái vỏ của ngạo mạn để trở thành con bướm muôn màu. Ta không đợi đến khi chết mới được Chúa rước. Khi ra khỏi được cái vỏ của ngạo mạn thì ngay trong giây phút đó ta thấy Chúa hiện diện trong lòng ta.
Phật thì khuyên ta nên hỷ xả, có nghĩa là bỏ qua trong sự vui vẻ. Ở dưới biển, có một loài cua thích sống trong vỏ sò (hermit crab), khi cua lớn lên thì nó phải vui vẻ bỏ cái vỏ sò nhỏ để tìm cái lớn hơn chọn làm nhà. Hỷ xả cũng như thế, là từ bỏ sự nhỏ mọn để nhìn thấy sự rộng lượng. Hỷ xả là một phương pháp trị cái bịnh của ngã (cái tôi). Nếu ta cứ bám vào tiền tài, sắc đẹp, danh lợi thì cái lòng tham và sân của ta càng ngày càng lớn. Khi cảm thấy ta được càng nhiều (sở đắc) thì ngạo mạn càng tăng theo. Sự đời vô thường làm cho ta không bao giờ giữ được mãi mãi những gì mình muốn vì thế lòng tham ngày càng tăng trưởng. Khi có ai tước đoạt những gì ta đang được thì ta sanh lòng bực tức sân hận.
Tham và sân là nguyên nhân chính của lo âu. Tham có thể hiểu theo nghĩa rộng là muốn đem về cho ta vì sợ để lâu thì ta sẽ hết được phần lợi đó. Sân là sự bực bội khi gặp hoàn cảnh nghịch ý ta. Bề mặt bạo động của sân là chửi bới đánh lộn, còn mặt thụ động là “tự ái”, hờn dỗi để bụng. Bụt dạy ta nên thấy cái vô thường của cuộc đời để lúc được thì không tham và lúc mất thì không sân. Ta phải tập hạnh hỷ xả thì mới phát triển từ bi được. Ta không thể nào thương được người mà ta không tha thứ!
Tại sao tôn giáo nào cũng khuyên con người bố thí? Ta có thể hiểu tham, sân, si trên lý thuyết nhưng chỉ có hành động thực hiện sự ban cho mới giúp ta nhận thức rõ những hạn chế của ta. Thí dụ như khi cho mà ta thấy còn quyến luyến vật ta muốn cho thì lúc đó mới chợt nhận ra mình còn lòng ham muốn. Khi bớt lòng ham muốn đem về cho mình rồi thì mình mới thông cảm kẻ khác được. Đây là cách bố thí nhận thức của người có căn cơ cao. Người căn cơ thấp thì áp dụng bố thí trao đổi chớ không phải bố thí nhận thức. Bố thí trao đổi là bố thí để được hưởng phước lộc. Ta cho để lấy lòng đấng nào đó mà ta thờ phụng. Ta bố thí để được Chúa hay Phật ban phước lành hay phù hộ. Chỉ có bố thí nhận thức mới giúp ta phát triển tâm linh được.
Thực tập tâm tĩnh lặng
Làm người ai cũng muốn thay đổi cuộc sống cho nó tốt đẹp hơn. Khi thay đổi không được hay không dám thay đổi thì ta đổ thừa cho số phận hay định mệnh. Hoàn cảnh rất khó thay đổi khi ta duy trì tập quán, thói quen cũ. Nếu ta bị tiểu đường mà không chịu bỏ cái sở thích ăn đồ béo ngọt (tham) thì bịnh làm sao mà hết được. Một số người thì mong có phép lạ để được cứu khỏi hoàn cảnh khổ. Có nghĩa là họ muốn ăn cho ngon miệng sau đó thì cầu xin phép lạ không bị tiểu đường. Nếu phép lạ không đến thì họ sẽ có hai phản ứng. Phản ứng thứ nhất là mất hết niềm tin ở một đấng nào đó mà họ tin tưởng. Thí dụ người công giáo mất niềm tin ở Chúa cứu thế, còn phật tử thì mất niềm tin nơi Phật Bà Quan Âm hay Phật A Di Đà. Phản ứng thứ hai là mang mặc cảm tự ti vì một số người nghĩ rằng họ bị tội nhiều quá hay nghiệp nặng quá nên không được cứu rỗi.
Nói về sân hận, khi ta không thay đổi ý mà ráng kềm chế miệng lưỡi hay thân thể thì mặc dù ta không tạo nghiệp dữ nhưng cảm thấy rất khổ sở, gò bó khó chịu. Khi ta nuôi dưỡng những suy nghĩ bực bội sân hận chắc không có phép lạ nào giúp cho ta an tâm để ngủ ngon được. Nói theo nhân quả, ta tạo một động lực nhân thì cái phản lực quả sẽ núp chờ đâu đó. Rồi sự căng thẳng nội tâm ngày càng tăng dần đến một lúc ta hết đè nén nổi và gây ra nghiệp qua lời nói hay hành động. Đó là lúc cái phản lực xảy ra ngoài thế giới vật chất để làm dịu bớt cái lực tư tưởng của sân hận đang bị đè nén. Tuy nhiên đa số không trở về được cái trạng thái yên tịnh an lạc ban đầu vì lý do dễ hiểu là khi ta chửi mắng người ta ghét thì có bao giờ họ chịu để cho ta yên thân đâu. Sớm muộn gì họ sẽ tìm cách trả đũa. Đó là cái vòng lẩn quẩn của nghiệp vay trả.
Tâm lý học cho ta thấy rõ sự lý luận và tranh luận không làm giảm được tham và sân. Khi lý luận ta hiểu được mọi chuyện nhưng những hiểu biết đó không có khả năng thăng hoa (sublimation) được tham và sân thành những tình cảm tốt đẹp hơn. Đôi khi tranh luận đúng sai nhiều còn tạo thêm sân nữa. Những nghiên cứu chụp hình não bộ cho ta thấy rằng khi lý luận ta chỉ xài vỏ não bộ (cortex) và không liên kết được với những miền sâu hơn trong não bộ, nơi tình cảm xuất phát. Hiện tượng này phân tâm học gọi là hợp lý hóa (rationalization). Khi ta dùng lăng kính hợp lý hóa trong cuộc sống thì dễ sanh ra thành kiến chia rẽ con người. Thí dụ ta nghĩ màu đen là màu của tội lỗi vì thế người da đen là kẻ xấu.
Chỉ có khi ta tập tâm tĩnh lặng thì ta mới có khả năng hiểu qua sự cân bằng của trí tuệ và tình cảm. Cái hiểu này toàn diện hơn là cái hiểu qua suy luận. Suy luận thường hay trừu tượng và chỉ giúp ta hiểu được một khía cạnh nhỏ của cuộc đời. Những bậc thánh nhân đều phải trải qua giai đoạn thực tập tâm tĩnh lặng rồi mới thấy được ánh sáng của chân lý. Chúa Jesus đã vào sa mạc để cầu nguyện trong tĩnh lặng. Chỉ khi Ngài cảm nhận được ánh sáng của Thượng Đế thì Ngài mới đủ can đảm chịu cái chết đau đớn trên thập tự. Đức Phật Thích Ca đã ngồi với tâm tĩnh lặng dưới cây bồ đề 49 ngày. Nhờ thế Ngài mới hiểu được ý đồ lừa bịp của ma vương Maya, chiến thắng ma vương và giác ngộ được chân lý. Có lẽ lúc Phật còn tại thế, người dân thời đó có nhiều mê tín trong việc tôn thờ nên Bụt gọi Ánh sáng chân lý là Phật tánh chớ không gọi là Thượng đế. Hiểu theo Phật giáo, Thượng đế không phải là Cha mà là Chân lý tối cao.
Hiểu bằng ý thức khi tâm tĩnh lặng rất khác với cái hiểu của suy nghĩ. Những nghiên cứu đo điện từ não bộ (EEG) cho thấy rằng khi tâm tĩnh lặng thì những làn sóng não thay đổi rõ rệt, từ dạng sóng b (beta waves: 15- 45 Hz) trở thành dạng sóng a (alpha waves: 8-12 Hz) và q (theta waves: 3-7 Hz). Sóng b thường thấy ở những người suy nghĩ lăng xăng, còn sóng aq được thấy khi ta thư giãn. Sóng q còn được gắn liền với khả năng sáng tạo. Hình fMRI scan cho thấy khi tâm tĩnh lặng, máu dồn về những vùng của não bộ tạo cảm giác thoải mái hạnh phúc và có sự liên kết hài hòa giữa vỏ não và những vùng sâu hơn của não. Nói một cách khác, tâm tĩnh lặng đồng bộ hóa (synchronize) nhiều vùng trong não bộ giúp ta liên kết được nhiều mạch thần kinh và nhờ đó mà mở rộng tầm nhận thức ra.
Tóm lại
Định mệnh có hay không là do ta. Khi ta biết tập những phương pháp mở rộng nhận thức tâm linh thì cái khả năng ta thay đổi cuộc đời rất cao. Nếu ngược lại ta thụ động đổ thừa cho số mạng hay ngồi đó chờ một phép lạ xảy ra thì lúc đó định mệnh có thật vì ta không tận dụng khả năng thay đổi cuộc sống của ta. Nói một cách khác, nếu ta tin có ma thì sẽ gặp ma, ta tin có Phật hay Chúa thì sẽ gặp những đấng mà ta tin.
Nếu có người ở trình độ thấp thì tin vào định mệnh cũng có cái lợi của nó là lòng tin đó giúp họ chấp nhận những biến cố xấu và trải qua những đau khổ cuộc đời dễ dàng hơn. Họ không than trời trách phận hay sanh lòng ganh ghét hoặc hận thù vì “đó là số mệnh của mình”.
Tuy nhiên nếu ta có trình độ cao thì nên tập những phương pháp giúp tâm tĩnh lặng vì đó là phương pháp nhanh và gọn để “chuyển nghiệp” dẫn ta đến hạnh phúc ngay trong đời này. Phương pháp này cũng giúp ta hiểu các tôn giáo một cách sáng tạo chớ không kẹt vào chữ nghĩa văn tự nữa.
Bất kỳ độc giả ở tôn giáo nào, khi mỗi người trong chúng ta phát triển được ý thức tâm linh qua tâm tĩnh lặng thì ý thức này sẽ cộng hưởng với nhau. Rồi một ngày nào đó nó sẽ trở thành ý thức tâm linh cộng đồng (collective spiritual consciousness) làm xoay chuyển xã hội vật chất. Chúng tôi hy vọng sẽ có một ngày ý thức tâm linh cộng đồng sẽ phát triển đến độ mà con người sẽ nhận thức rằng những tôn giáo đều hướng về một con đường chung: đó là con đường tâm linh (spiritual way). Lúc đó con người sẽ sống hạnh phúc an bình ở một kỷ nguyên mới.
Bác sĩ Thái Minh Trung, chuyên khoa Tâm Thần

Cuộc đời người có định mệnh không?

Cập nhật: số phận chứ không phải định mệnh
13 câu trả lời

Câu trả lời

Xếp hạng
Câu trả lời hay nhất:  Trong xã hội chia ra làm 3 lớp đối tượng:
1 - những đối tượng tin vào số phận - định mệnh
Những nhà nghiên cứu lý số phương đông đều tin vào số phận
Những người do vấp váp quá nhiều trong cuộc sống rồi chiêm nghiệm và tin số phận
Những nhà tu hành giác ngộ, hoặc có năng lực đặc biệt mà thấy được số phận
Những người tin vào số phận một cách vô tư mù quáng .
2 - không tin vào số phận - định mện.
3 - Phân vân đứng giữa .
Bất kể một vấn đề ta chưa hiểu nó đã phủ nhận nó thì là phiến diện, bỏ lỡ cơ hội tiếp cận nó

Bất kể một vấn đề ta chưa hiểu nó đã tin vào nó thì là mù quáng
Vậy để tin hay không tin số phận có tồn tại một cách khách quan thì ta phải nghiêm túc phân tích rõ ràng để hiểu nó .Nếu ta không đưa ra được những luận cứ khoa học dựa trên các hệ thống quy luật và sự thống nhất của các trường phái nghiên cứu số phận thì sẽ mãi tồn tại 3 lớp đối tượng trên .Để hiểu rõ hơn về điều này ta cùng nhau tìm hiểu dựa trên những phân tích, khảo cứu để đưa ra một cái nhìn khách quan về số phận.
Thường thì người ta thường hiểu số phận tức là số phận con người .

Số phận là một khái niệm tổng hợp chuỗi các sự kiện trong một chu trình sống của thực thể.
Chuỗi các sự kiện đó là : sinh ra, lớn lên ,tồn tại, đấu tranh, lành, dữ, mạnh, yếu , sướng, khổ, hỷ, nộ, ái, ố , thịnh vượng, suy vong ,già nua , chết đi ..... tùy theo đối tượng cụ thể mà có các sự kiện cụ thể, ta không thể thống kê hết các sự kiện đó .

Trong tôn giáo mà cụ thể là Phật giáo thì nói đến luật " nhân và quả ", "muốn biết kiếp trước bạn sống ra sao thì hãy nhìn hiện tại bạn như thế nào, muốn biết kiếp sau bạn như thế nào thì phụ thuộc kiếp này bạn làm thế nào " hoặc " làm điều thiện phúc có thể chưa tới nhưng họa đã lùi xa, làm điều ác họa có thể chưa tới nhưng phúc đã lùi xa" .Ngoài tính quy luật đó lại có tính giáo dục rất cao .

Tóm lại số phận là một thực tế tồn tại khách quan không phụ thuộc vào tâm thức của con người tin hay không tin.

Văn hóa Phương Đông
http://my.opera.com/nguyentienthuc/blog/...
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 104

(ĐC sưu tầm trên NET)

5 truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành được coi là công trình biểu tượng của quốc gia và văn hóa Trung Quốc. Nhiều câu chuyện và truyền thuyết thú vị về công trình này đã hình thành trong quá trình xây dựng và được truyền lại qua nhiều triều đại. Chính những truyền thuyết này đã thu hút nhiều du khách tới thăm quan tường thành dài nhất thế giới.

Những điều thú vị về kỳ quan Vạn Lý Trường Thành

1. Mạnh Khương Nữ tìm chồng

Đây là câu chuyện nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất trong số các truyền thuyết về Vạn Lý Trường Thành. Truyện diễn ra vào thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên). Phạm Hỷ Lương, chồng Mạnh Khương Nữ, bị triều đình bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Đến mùa đông, nàng đan áo cho chồng và đã lặn lội tìm chồng để trao áo.
5 truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành
Tượng Mạnh Khương Nữ.
Mạnh Khương Nữ đã đi khắp theo chiều dài của Trường Thành, hỏi thăm nhiều người và cuối cùng nhận được hung tin chồng bị chết vùi thây dưới Trường Thành. Nàng đau buồn khóc lóc thảm thiết 3 ngày 3 đêm, nước hòa lẫn máu. Tiếng khóc của nàng vang xa 800 dặm Trường Thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Nàng an táng cho chồng xong liền nhảy xuống biển tự vẫn. Ngày nay, tại quận Sơn Hải Quan, tỉnh Hà Bắc có miếu thờ Mạnh Khương Nữ. Câu chuyện này đã được kể lại trong sách vở, các bài hát dân gian và các vở kịch truyền thống. Hầu như người Trung Quốc nào cũng biết câu chuyện này.

2. Gia Dục quan

Truyền thuyết nổi tiếng nhất về Gia Dục quan kể về một người tên Yi Kaizhan vào thời nhà Minh (1368-1644), ông rất giỏi số học. Ông tính toán rằng họ sẽ cần 99.999 viên gạch để xây dựng Gia Dục quan. Người quản lý không tin ông và nói nếu ông tính sai dù chỉ một viên, công nhân sẽ phải lao động khổ sai trong ba năm.
5 truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành
Gia Dục quan trên Vạn Lý Trường Thành
Khi xây xong cửa ải, một viên gạch còn sót lại và người quản lý đã rất vui mừng, sẵn sàng trừng phạt họ. Tuy nhiên, Yi Kaizhan nói rằng viên gạch là do thần tiên đặt ở đó, chỉ cần dịch chuyển một chút cũng sẽ khiến tường thành sụp xuống. Vì vậy, viên gạch được để yên và ngày nay nó vẫn còn ở tòa tháp của Gia Dục quan. Một phiên bản khác lại kể rằng Yi Kaizhan đã tính ra chính xác số gạch cần dùng nhưng thêm vào một viên theo lời của người quản lý.

3. Truyền thuyết về đài Ly Sơn

Câu chuyện này diễn ra vào thời Tây Chu (1122-711 trước Công Nguyên). Vua Chu có hoàng hậu tên là Bao Tự, một mỹ nhân có nhan sắc tuyệt trần. Vua Chu rất sủng ái nàng, nhưng Bao Tự không bao giờ cười.
5 truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành
Hoàng hậu Bao Tự là một tuyệt sắc giai nhân
Một vị quan hiến kế rằng việc phóng hỏa đài Ly Sơn có thể khiến dân chúng hoảng sợ và làm hoàng hậu cười. Vua You thích ý tưởng đó. Dân chúng bị đánh lừa và hoàng hậu mỉm cười trước cảnh tượng hỗn loạn đó. Sau đó, khi quân địch xâm lược Tây Chu, vua Chu đốt tháp để cầu cứu nhưng các nước chư hầu không ai tới vì họ đã bị đánh lừa một lần. Nhà vua đã bị quân địch giết chết và Tây Chu sụp đổ.

4. Pháo đài Xifeng Kou (tạm dịch “Cuộc hội ngộ hạnh phúc”)

Lính canh Vạn Lý Trường Thành phải làm nhiệm vụ quanh năm. Điều đó khiến không chỉ bản thân họ mà gia đình và người thân của họ buồn phiền. Một người lính trẻ tới bảo vệ lãnh thổ phía bắc của Trung Quốc dọc Trường Thành đã nhiều năm và không được nghỉ phép. Anh chỉ có người cha già đang sống một mình tại quê hương.
5 truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành
Tượng lính đặt ở Vạn Lý Trường Thành
Người cha đã rất già và sợ rằng sẽ không bao giờ gặp lại con. Do đó, ông đã tới khu vực con trai làm nhiệm vụ để gặp con, có thể là lần cuối. Khi tới pháp đài, ông tình cờ gặp lại con mình. Anh cũng nhận ra ông, hai người ôm nhau vừa khóc vừa cười. Điều bất ngờ là cả hai đều chết ngay tại chỗ gặp gỡ. Để tưởng nhớ hai cha con, pháo đài nơi họ gặp nhau được đặt tên là Xifeng Kou (“Cuộc hội ngộ hạnh phúc”). Họ là đại diện cho hàng ngàn người lính và gia đình đã phải xa nhau.

5. Kim Đường

Cách Bắc Kinh 60 km về phía bắc, một đoạn Trường Thành được đặt tên là Huang Hua Cheng (tạm dịch “Hoàng Hoa Đài”, tức pháo đài hoa vàng) do vào mùa hè, toàn bộ khu vực phủ kín bởi hoa màu vàng. Hoàng Hoa Đài bắt đầu được xây dựng vào năm 1575 vào thời nhà Minh và do tướng Cai Kai phụ trách. Trương truyền, họ mất nhiều năm để hoàn tất đoạn Trường Thành này. Khi tướng Cai Kai về kinh thành báo cáo với hoàng đế, một số vị đại thần ghen ăn tức ở đã tâu với hoàng đế rằng tướng Cai Kai tiêu tốn quá nhiều tiền và chất lượng của đoạn thành rất tệ. Hoàng đế tức giận tới mức ra lệnh xử tử tướng Cai ngay lập tức.
5 truyền thuyết bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành
Đoạn Hoàng Hoa Đài trên Trường Thành
Một thời gian sau, hoàng đế cử một người tin cẩn tới kiểm tra đoạn thành tướng Cai đã xây. Người đó trở về báo rằng đoạn Hoàng Hoa Đài rất vững chắc và được xây dựng công phu. Hối hận vì đã quá nóng vội gây ra cái chết của tướng Cai, hoàng đế cử người xây dựng lăng mộ và tượng đài để tưởng nhớ vị tướng trung thành. Hoàng đế cũng viết hai chữ "Jin Tang" (tạm dịch “Kim Đường” - nghĩa là vững chắc và bền bỉ) và lệnh cho người khắc lên một tảng đá lớn phía dưới chân thành. Do đó đoạn thành này còn được gọi là Kim Thành.
Cập nhật: 02/03/2015 Theo news.zing.vn

Vạn lý trường thành - huyền thoại và sự thật

Van ly truong thanh huyen thoai va su that
Đoạn Vạn lý trường thành cổ nằm hẩm hiu giữa cát sa mạc tại Long Cung miếu (ngoại ô Trung Vệ - Ninh Hạ) - Ảnh: Nguyễn Tập
Người Trung Quốc có câu: “Bất đáo trường thành phi hảo hán” (Chưa đến Vạn lý trường thành chưa phải là hảo hán). Đến Bắc Kinh tôi cũng bở hơi tai trèo lên Vạn lý trường thành để nhận được “cái bằng hảo hán” đem về hớn hở “khoe” với mấy đứa bạn. Nhưng...
Tôi khá “quê độ ”khi người bạn cười cười bảo: “Bát Đạt lãnh chỉ là một đọan trường thành“mới”, được xây từ thời nhà Minh (1368-1644) và hầu hết được phục chế lại bởi kĩ thuật hiện đại. Trường thành nguyên thủy ở xa lắm. Mày đến được đó mới là hảo hán!”…
Truy tìm dấu vết trường thành cổ
Vài ngày trước giờ xuất phát, tôi đọc được một thông tin: “Các chuyên gia Trung Quốc đã phát hiện ra một đoạn tường thành đổ nát, 30 tháp báo hiệu, hai thành quách vững chắc và hai tòa nhà phụ từ thời Hán (206 trước CN - 220 sau CN) được khai quật tại tỉnh Cam Túc.
Bắt đầu xây dựng khoảng giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 5 trước Công nguyên. Đến đời Chiến Quốc (khoảng 2500 năm trước đây) Vạn lý trường thành được tiếp tục tu bổ để chống rợ Hung nô và các bộ lạc Tây Vực.
Sau đó, Tần Thủy Hoàng (năm 221 trước Công nguyên) cho xây dựng Trường thành trở nên một dãy liền lạc dài trên 5.000km trải dài đến sa mạc Gobi.
Đời nhà Minh (năm 1368 - năm 1644), vua Chu Nguyên Chương đã huy động trên 1 triệu nhân công tu bổ, xây lại Trường Thành từ năm 1386 đến năm 1530 mới xong.
Ngày nay, Trường thành dài khoảng 6.700km, xuất phát tại Gia Dụ Quan ở Cam Túc tới Sơn Hải Quan trên bờ Vịnh Bohai ở phía đông chạy qua Hồ Bắc, Thiên Tân, Bắc Kinh, Sơn Tây, Nội Mông, Ninh Hạ, Thiểm Tây, và Cam Túc.
Theo họ, từ thời Chiến quốc (475-211 trước CN), các phần của Vạn lý trường thành đã được tiến hành xây dựng ở tỉnh Cam Túc, Ninh Hạ. Câu chuyện “hảo hán” leo trường thành năm nào chợt bùng lên. Tôi chẳng muốn làm “hảo hán” nữa, nhưng sự tò mò về Vạn lý trường thành vẫn còn…
Theo sự hướng dẫn của dân địa phương, chúng tôi “mò” từ Lan Châu vượt khoảng 300km đến Trung Vệ thì trường thành gần như mất dấu. Hỏi nhiều người chẳng ai biết Trường thành nằm ở đâu.
Cuối cùng một ông già chủ tiệm ăn cho biết: “Ở Long Cung miếu, có một đoạn thành nhưng không biết có phải Vạn lý trường thành không. Mà mấy chú đến đó làm gì, chỉ là một đống đất thôi”. Long Cung miếu nằm ở ngoại ô Trung Vệ. Con đường vào đất cát, bụi bay mù mịt. Xa xa hai bên đường lèo tèo vài nóc nhà bằng đất nện…
Nếu không có tấm pano giới thiệu có lẽ tôi sẽ không biết cái bờ đất cao chừng ba mét, kéo dài vài cây số nằm lẫn giữa đất cát và những bụi cỏ dại này chính là Vạn lý trường thành (Về mặt tầm vóc và sự nổi tiếng có lẽ nó chỉ xếp sau Kim tự tháp ở Ai Cập).
Nói cho đúng, đoạn trường thành này cũng được “bảo vệ” bởi hàng kẽm gai và cái quầy bán vé nhưng chẳng có “ma” nào đến nên quầy bán vé cũng bỏ không.
Các nhà khoa học nước ngòai đã đến đây khảo sát và chứng minh những đoạn trường thành bằng đá hùng vĩ đều được làm từ thời Minh trở đi. Còn cái “đống đất hoang tàn” này là một trong những đọan trường thành “thật”, được làm từ thời Tần (cách đây hơn 2000 năm). Vì làm bằng phương pháp thủ công thô sơ (đóng cây xung quanh để làm “cốpha”, đổ đất bùn trộn rơm… vào rồi dùng đầm gỗ nén chặt) nên chỉ vài trăm năm, bức tường thành lại bị hư hoại theo thời gian và người dân lại tu sửa, tái tạo lại bằng cách đó.
Ngày ấy, bây giờ…
Van ly truong thanh huyen thoai va su that
Đoạn Vạn lý trường thành cổ nằm hẩm hiu giữa cát sa mạc tại Long Cung Miếu (ngoại ô Trung Vệ - tỉnh Ninh Hạ) - Ảnh: Nguyễn Tập
Tôi leo lên bức tường thành đã bị phong hóa bởi thời gian lặng im đứng nhìn ra xa. Quá khứ, hiện tại cứ xen lẫn vào nhau…
Hồi đó, Tần Thủy Hoàng nằm mơ thấy rợ Hung nô vượt biên giới qua xâm lăng đất Tần. Giật mình, tỉnh dậy ông ra lệnh cho quân dân đắp Vạn lí trường thành để ngăn chặn chúng. Thật ra, nhiều đọan trường thành đã được các nước Yên, Triệu, Ngụy xây cất từ thời trước, nhưng ông là người nối lại, kéo dài, củng cố thêm để thành một thành duy nhất dài mấy ngàn cây số.
Bây giờ, giữa trưa mà gió vẫn rít ào ào mang theo cái nóng ghê gớm của sa mạc. Xung quanh chẳng có ai ngòai cát, nắng, gió và... chúng tôi. Đứng một chút đã thấy khó chịu, vậy mà dưới cái nóng khắc nghiệt thế này, ba trăm ngàn chiến sĩ với rất nhiều dân đinh phải làm khổ sai quần quật từ năm này sang năm khác. Mùa đông buốt giá, hạ thì nóng như nung, hàng vạn người đã bỏ mạng.
Chuyện kể rằng, có nàng Mạnh Khương vượt mười ngàn dặm thăm chồng đang bị bắt xây trường thành. Đến nơi thì biết chồng đã chết vì đói. Xung quanh chỉ tòan là rừng núi và đá, không biết tìm xác chồng nơi đâu. Nàng tuyệt vọng khóc mấy ngày đêm cho đến tường thành cũng phải mủi lòng… sụp xuống (?!). Anh Kim Sơn, bạn đồng hành cùng tôi, lẳng lặng, chầm chậm đi quanh bức tường thành, bất giác anh cất giọng ngâm:
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”
Đúng rồi! bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Đường đây mà. Trường phái Biên tái rất nổi tiếng thời Thịnh Đường qua các tác giả Lí Bạch, Đỗ Phủ, Đỗ Mục… chuyên viết về chinh chiến, quan ải, chia li. Hồi đó, trường thành được coi là biên giới của người Hán và rợ Hung Nô. Đi chinh chiến tức là vượt trường thành đi đánh giặc. Trường thành đã chứng kiến bao nhiêu người ra đi mà không trở về?
Cạnh ngay bức tường thành có một ụ đất ngang khoảng sáu mét cao mười mét. Không ai có thể nghĩ cái ụ đất “tầm thường” này lại chính là phong hỏa đài một phương thức truyền tin nhanh và hiệu quả nhất thời bấy giờ.
Khi có giặc, họ phát tín hiệu như đốt rơm hoặc phân súc vật trên tường thành để báo động có người lạ xâm nhập. Một cột khói đen có nghĩa là có một toán cướp tấn công bất ngờ, bốn cột khói nghĩa là có một vạn lính đang tiến vào thành. Tại phong hỏa đài (luôn có người trực) kế cận sẽ nhận ra và gởi quân đến tiếp viện hoặc tiếp tục báo về kinh đô để sẵn sàng ứng cứu.
Hẩm hiu trường thành cổ
Van ly truong thanh huyen thoai va su that
Phong hỏa Đài - hệ thống truyền tin tân tiến, hiệu quả nhất ngày nào bây giờ chỉ còn lại đống đất - Ảnh: Nguyễn Tập
Tôi đến nhà những người dân xung quanh để hỏi thêm về trường thành. Dân ở đây nghèo quá. Nhà bằng đất, trong nhà chỉ có mấy con dê là tài sản quí nhất. Vừa cho dê ăn, bà Hà Linh vừa nói: “Người ta nói bức tường thành được làm từ thời Tần nhưng thời gì cũng vậy vì nó không đem đến ngô, dê, sữa... cho chúng tôi”?!
Dẫu sao thì họ cũng chỉ than thở thôi, chứ những nông dân ở ngôi làng Biên Tương Hạo (Mông Cổ) còn đào hang tại một trong những đọan cổ nhất của Vạn lý trường thành xây từ đời Triệu (453-222 trước CN) làm vựa chứa ngũ cốc, chuồng gia súc. Thứ bùn khô của quá khứ đầy hào quang trở thành nguồn vật liệu qúi giá cho họ để… làm nhà!
Theo dấu trường thành cổ, từ Trung Vệ tôi đến cao nguyên Alashan thuộc Nội Mông. Đoạn Trường thành thất lạc nằm ẩn trong lớp cát sau nhiều thế kỷ này mới được phát hiện nằm ngay biên giới của tỉnh Ninh Hạ và Nội Mông có độ dài khoảng 80km, cao bảy mét (tính từ móng), và rộng sáu mét rưỡi. Tại đây, số phận của nó còn đáng buồn hơn. Một phần bị đập bỏ không thương tiếc để làm con đường xuyên tỉnh nối Nội Mông và Ninh Hạ. Phần còn lại chạy dọc theo sườn núi Hạ Lan cũng không có được “một hàng rào kẽm gai sơ sài để bảo vệ”.
Van ly truong thanh huyen thoai va su that
Đoạn trường thành bị đập phá tại biên giới tỉnh Ninh Hạ và Nội Mông - Ảnh: Nguyễn Tập
Ngoài sự xâm hại nặng nề của khí hậu và sự sa mạc hóa của Gobi, cách đây ba năm, ở Nội Mông, các nhà xây dựng đường cao tốc 110 chạy từ Đông Trung Quốc đến Tây Tạng đã phá một chòi gác 2.200 năm tuổi. Hiện nay, Quỹ Bảo tồn Bảo tàng thế giới đã liệt Vạn lí trường thành này vào danh sách đỏ "những khu vực có khả năng biến mất".
Chỉ 1/3 trong tổng số 6.350m chiều dài của Vạn Lý Trường Thành còn được giữ vững. 1/3 đang phải chịu những xâm hại tàn tệ nhất, còn 1/3 cuối cùng thì đã biến mất từ lâu. Tiếc thay, những di tích cổ xưa hiếm hoi còn sót lại ở những vùng này không được người ta xem trọng. Phải chăng chỉ vì nó không thể trở thành “máy kiếm tiền” như đọan trường thành Cư Dung quan, Bát Đạt Lãnh tại Bắc Kinh?
Bài, ảnh: NGUYỄN TẬP
Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )
 
Xem tiếp...

BẠN BIẾT CHƯA? 55

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ngạt thở

PN - Ngạt thở là dấu hiệu cơ thể bật đèn đỏ báo hiệu: nguy hiểm, cần tìm chỗ để hít thở không khí trong lành. Nếu không có hướng giải quyết, tình hình sẽ trầm trọng hơn như nhức đầu, nôn ói, liệt cơ, ngất, thậm chí tử vong.Ngat tho

Có nhiều nguyên nhân gây khó thở bên cạnh các bệnh làm cho việc hít thở khó khăn như suy tim, suyễn… Song, nguy hiểm nhất là ngạt thở do thiếu dưỡng khí.
Bất kỳ vật gì cháy cũng cần oxy, do đó khi để một vật đang cháy ở trong phòng kín, oxy sẽ bị "nuốt" hết. Ngay lập tức, những người trong khu vực này thấy ngạt thở, khó thở vì không đủ oxy cung cấp cho máu và hít phải những khí độc sinh ra khi cháy như CO, CO2... Dễ gây mệt nhất là khí CO, vì cản trở không cho hồng cầu chuyên chở oxy từ phổi đến tế bào và các cơ quan. Những cơ quan sử dụng nhiều oxy như não bộ và tim sẽ tổn thương nặng nhất.
Chẳng hạn như trường hợp ngộ độc khói tại siêu thị Big C ở Hà Nội. Nguyên nhân ban đầu được xác định do tại thời điểm đó, lượng xe máy gửi vào tầng hầm đông, người gửi xe vẫn nổ máy chờ lấy thẻ nên lượng khí thải bị hút lên tầng trên theo đường thang máy, khiến nhiều nhân viên, khách hàng khó thở, buồn nôn… phải nhập viện cấp cứu.
Sự thiếu dưỡng khí còn hiện diện ở cả những hộ gia đình sống trong nhà ống, nấu bếp than, nấu cồn. Những trường hợp này chỉ cần tạo sự thông thoáng như quạt tay phe phẩy hay đặt quạt máy trong không gian, sẽ thấy thoải mái ngay. Song, nếu thán khí vây bủa lúc “khổ chủ” đang ngủ, sẽ rất nguy hiểm. Do khí độc làm liệt cơ nên người ngủ không thể cử động, tiếp đó là mê não và tử vong (thói quen dùng bếp than để sưởi ấm ở những vùng giá lạnh từng gây ra những cái chết thương tâm). Mở máy điều hòa xe hơi rồi đóng kín cửa để ngủ cũng dẫn tới ngộp thở với cơ chế tương tự. Có nhiều nguyên nhân: không gian hẹp, lượng oxy ít lại giảm dần, do uống rượu bia, ngồi trong xe có máy lạnh nên mạch máu ngoại biên co lại nhưng mạch máu nội biên lại dãn nở, nên gây tai biến…
Thuốc cũng có thể gây khó thở, vì bên cạnh các thuốc dãn phế quản giúp bệnh nhân dễ thở, có thuốc gây co thắt mạch máu, co thắt khí quản, làm quá trình thở khó khăn. Do đó, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ em có thể bị ngạt thở do cho ăn lúc bé đang khóc. Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, vì vậy khi trẻ la, khóc, không chịu nuốt, vùng khí quản, thanh quản đang hoạt động. Nếu cố đút thức ăn lúc này, thay vì nuốt, trẻ sẽ hít thức ăn vào đường thở, gây ngạt thở, thường trẻ sẽ ho dữ dội để tống xuất thức ăn. Vì lý do nào đó mà thức ăn không tống ra được, bé sẽ bí thở, cơ thể tím tái vì thiếu dưỡng khí. Nếu không được cấp cứu bằng cách vỗ lưng ấn ngực, não sẽ thiếu oxy nặng, để lại di chứng thần kinh - tâm thần nặng nề…
Các bệnh viện nhi đã nhận không ít trường hợp người lớn đút hoặc cho bé bú không đúng cách khiến bé ngạt thở, thiếu oxy não trong thời gian dài, để lại di chứng tàn tật. Vì vậy, cần nhớ không cho bé ăn khi trẻ đang khóc la. Khi gửi trẻ, cha mẹ cần “điều tra” xem bảo mẫu có kinh nghiệm hay không. Tốt nhất là trang bị kiến thức nuôi con và học phương pháp cấp cứu vỗ lưng ấn ngực để cấp cứu trường hợp trẻ sặc, ngạt thở.
 VŨ ÂU
Xử trí khi bị ngạt thở
BS Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc BV Phạm Ngọc Thạch TP.HCM cho biết, khí thải, cháy nổ… sẽ làm cho bầu không khí thiếu oxy nên nạn nhân choáng váng, nhức đầu, bất tỉnh. Để không bị khó thở, ngạt thở, cần chú ý:
- Tránh vùng ô nhiễm do khói, bụi, khói thuốc lá… càng xa càng tốt.
- Nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm, cần có phương tiện bảo hộ và đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh phổi do nghề nghiệp.
- Trường hợp bình thường không khó thở, nhưng khi uống thuốc vào lại thở không được, có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc đã bị bệnh lý về phổi. Cần đi kiểm tra sức khỏe gồm: đo chức năng phổi, đo điện tim, siêu âm và loại trừ thuốc gây phản ứng phụ. Cần biết thêm có những thuốc khi dùng có thể gây dị ứng, sốc phản vệ không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
- Cần đặt máy phát điện nơi thoáng khí để khí thải không xâm nhập vào nơi sinh hoạt.
- Tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra các thiết bị điện định kỳ.
- Cần quan tâm, tạo nơi ở thoáng mát cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, mạch máu não... vì khi bị ngạt thở dù nhẹ cùng dễ trở nặng do sức khỏe yếu, khó “chống trả”.


Vượt qua trầm cảm

PN - Trầm cảm là bệnh tâm thần có khả năng tàn phá sức khỏe nhanh chóng và dễ dẫn người bệnh đến những quyết định sai lầm như tự tử. Tìm hiểu về bệnh là cách tốt nhất để phòng từ xa căn bệnh này.
     Nhận mặt thủ phạm
    Thông thường, những người mắc bệnh trầm cảm (TC) không còn cảm thấy thích thú trong công việc, thậm chí trong quan hệ vợ chồng và cả những thú vui trước đó họ yêu thích. Từ chối giao tiếp bạn bè, lánh đám đông, sợ tụ họp là những dấu hiệu nhận biết TC ở một người.
    Giảm hoặc tăng cân cũng là một cách nhận biết bệnh. Khi không còn vui nữa thì ăn uống không còn hứng thú. Có người ăn thật nhiều, nuốt như nuốt giận. Cũng có người dửng dưng với chuyện ăn uống. Ngoài tăng hoặc giảm cân, nét mặt “dàu dàu”, nói chậm cũng góp phần nhận diện bệnh TC.
    Theo BS Trần Duy Tâm - BV Tâm thần TP.HCM, cho đến nay, giới chuyên môn đã thống nhất TC là bệnh lý phức tạp có nhiều yếu tố đan xen, cộng hưởng đến một thời điểm thích hợp thì TC… “ra đời”. Những yếu tố sinh bệnh gồm:
    - Nguyên nhân sinh học, bệnh nhân có cơ địa di truyền TC, não bộ dễ bị ức chế (trong gia đình có nhiều người cùng bị TC).
    - Yếu tố môi trường, sự căng thẳng cũng góp phần gây TC.
    - Sống trong hoàn cảnh mất mát, thiếu thốn tình thân, tổn thương tâm lý, mồ côi sớm, đánh giá thấp bản thân, tự ti.
    - Thu nhập thấp, mất chỗ dựa về kinh tế, gia đình, không có bạn bè để chia sẻ, tâm sự.
    - Suy nghĩ tiêu cực, nhìn cuộc đời xám xịt cũng có thể dẫn đến bệnh TC.
    Phụ nữ bị TC nhiều hơn nam giới, nhất là giai đoạn sau sinh vì họ có cảm giác cô đơn, thiếu ngủ vì phải thức đêm nhiều chăm sóc con. Việc nhà đầu tắt mặt tối, không người quan tâm cũng dẫn dắt đến chứng TC...
    TC là một trong những nguyên nhân khiến cho đương sự mắc các bệnh mạn tính, nhiễm trùng. Những suy nghĩ tiêu cực “gặm nhấm” dần sức khỏe.
    Vuot qua tram cam
     
    Phòng trị
    Tuy phức tạp nhưng việc điều trị khỏi bệnh TC trong tầm tay các bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.
    BS Trần Duy Tâm cho biết: “Các nhà khoa học phát hiện trên não bộ người bị TC có sự rối loạn chức năng của những chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác thanh thản, thư giãn, vui tươi, chống lo âu như serotonin, noadrenalin… vì một lý do nào đó mà giảm hoạt tính lên não. Từ năm 1950, ngành dược đã điều chế thuốc chống TC, tăng hoạt tính các chất trên trong não, thuốc ngày càng tiến bộ và hạn chế tác dụng phụ”.
    Việc điều trị TC đòi hỏi cả yếu tố tâm lý, sự quan tâm, chia sẻ, thương yêu của người thân, sự tin tưởng giúp đỡ của đồng nghiệp.
    Về phòng bệnh, việc loại trừ các yếu tố cộng hưởng làm bệnh TC phát sinh cũng là cách phòng bệnh hiệu quả. Người thân trong gia đình, vợ hoặc chồng cần có sự quan tâm chia sẻ với bệnh nhân, nhất là lúc bị tổn thương tâm lý, tinh thần, bị cô lập… Riêng với TC sau sinh, rất cần sự thương yêu, quan tâm, tạo niềm tin yêu và giúp đỡ từ người chồng và gia đình.
    - Tập những thói quen tốt để ngăn trầm cảm từ xa. Đầu tiên là tập thể dục vì cơ thể sẽ tiết ra dopamine, serotonin… sẽ tăng cảm giác yêu đời.
    - Ngủ đầy đủ giúp cơ thể phấn chấn. Ăn những món ăn chứa nhiều chất có lợi cho não như: chè bạch quả, gà hầm bạch quả, cá…
    - Tham gia các hoạt động hội, nhóm để tăng cường giao tiếp...
     PHƯƠNG NAM

    Cách nào để nhớ lâu?

    PN - Muốn nhớ dai cần có sự chăm sóc “ưu ái”, kể cả… rèn luyện cho não.
    Não cần gì?
    Não cần sự tỉnh táo và thoải mái để ghi nhận thông tin. Nhiều người có thói quen dùng trà, cà phê với mục đích giúp tỉnh táo. Cách này chỉ làm mệt não, thông tin ghi nhận như “nước đổ đầu vịt”. Để đủ tỉnh táo, cần nghỉ 15-20 phút sau hai tiếng học bài, làm bài tập. Trong lúc nghỉ, cần tranh thủ đưa mắt ra xa thay đổi thị trường để đỡ mỏi mắt, tránh tật khúc xạ, song song là vận động vài động tác thể dục để máu huyết lưu thông, tăng cường thải độc giúp não sáng suốt.
    Não làm việc mạnh mẽ vào ban ngày, giảm dần vào ban đêm. Do đó, sau khi học tám giờ cần có giấc ngủ sâu tối thiểu bốn giờ, tốt nhất từ sáu-tám giờ. Ngủ ban đêm và ngủ đủ giấc thì khả năng ghi nhận thông tin và nhớ sẽ tốt hơn học đêm ngủ ngày vì đảo lộn đồng hồ sinh học và phải chống chọi với cơn buồn ngủ.
    Não cần có năng lượng nhiều để hoạt động, vì vậy nên lưu ý các món ăn có lợi cho não. Bác sĩ Đào Thị Yến Phi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM hướng dẫn: “Trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, ngoài ba bữa chính cần có thêm ba bữa phụ cung cấp năng lượng cho não. Nên chú trọng nhóm bột đường (cơm, mì, nui, bún…) và vitamin nhóm B (có trong trái cây, các loại đậu có vỏ).
    Hạn chế các món ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Khi hệ tiêu hóa phải làm việc trong thời gian dài, cơ thể sẽ ưu tiên cung cấp máu để đảm bảo các hoạt động này. Vì thế, não không được cung cấp máu đầy đủ. Mỗi ngày cần dùng 150g thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, trứng… Ba bữa phụ chủ yếu cung cấp bột đường: một ly sữa, bánh quy, khoai, trái cây tươi…”.
    Cách nào de nho lau?
     
    Đánh thức khả năng lưu trữ
    Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, khả năng lưu trữ thông tin của não bộ rất lớn nhưng không phải ai cũng biết cách “đánh thức” tiềm năng này.
    Vừa chơi vừa học. Ngoại ngữ được cho là môn “thuộc nhóm” học vẹt nhưng nếu nắm được ngữ pháp, cách dùng từ, trong từng hoàn cảnh thì sẽ nhớ lâu. Những người học tiếng Anh dễ dàng, vốn từ phong phú thường nhờ thói quen thích đọc sách, thích ca hát không qua bản phiên dịch. Thói quen này là cách vừa chơi vừa học, thú vị nên nhớ lâu. Tương tự, khi học các môn lịch sử, địa lý, nên đọc sách và xem thêm nhiều hình vẽ...
    Nghĩ đến để nhớ. Khi yêu một ai đó, ta sẽ không bao giờ quên nụ cười, ánh mắt bởi hình ảnh người yêu đã được não “chụp hình”. Để nắm chắc công thức toán, lý, hóa cũng cần có sự “chụp hình” và hồi tưởng. Cần có một tấm bảng, ghi công thức lên rồi để ở nơi hay ra vào, ví dụ ở gần cửa… Ngoài ra còn có các dụng cụ hỗ trợ khác như điện thoại thông minh, laptop… Những gì cần nhớ cho vào một file, có thể đặt tên “đọc lại để thi đậu”. Khi có thời gian rảnh rỗi, “chui” vào đọc. Một ngày “gặp mặt” vài lần, sau này muốn quên cũng… khó.
    Tạo dấu ấn để nhớ. Cần có sự liên hệ với những việc xung quanh để nhớ bài học tốt hơn. Đã có không ít bạn sau khi nhận sách đầu niên khóa cắm cúi đọc xem cả năm mình học những gì. Sau khi đọc xong, những gì thắc mắc sẽ ghi chú để hỏi thêm thầy cô. Do có sự chuẩn bị lô-gic nên não nhớ dai hơn người học thụ động, thầy cô giảng đến đâu học đến đó. Đọc trước khi học là cách giúp não ghi nhận nhiều hơn những tình huống xung quanh.
    Tóm tắt để nhớ. Rút ý chính để triển khai những phần còn lại. Đây là cách học đòi hỏi sự tổng hợp và phân tích. Cuối cùng là không nên để nước đến chân mới nhảy, sát kỳ thi mới học mà là học mỗi ngày, gần kỳ thi chỉ ôn tập và thư giãn.
     PHƯƠNG NAM
    Xem tiếp...