Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

BÍ ẨN LỊCH SỬ 120

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử

00:00:50 29/11/2012

Sự hủy diệt thành cổ Ấn Độ, lửa trời vô danh ở Chicago, vụ nổ gây chấn động Tunguska...

Thế giới có rất nhiều điều kỳ lạ, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều bí ẩn kinh hoàng đang chờ các nhà khoa học khám phá…

1. Bí ẩn về sự hủy diệt thành cổ Ấn Độ

Những cuộc khai quật kéo dài nhiều năm cuối cùng cũng khiến cho thành phố văn minh cổ trên lưu vực sông Ấn từ 5.000 năm trước được “lộ thiên”. 

Di chỉ của nó được gọi là Mohenjo Daro, có nghĩa là “Hang chết chóc” hay còn gọi là “Gò chết hạt nhân”.

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 1
Từ khoảng năm 1900 - 1600 TCN, nền văn minh Mohenjo Daro đang phát triển rực rỡ bỗng dưng bị sụp đổ hoàn toàn bí ẩn. 

Năm 1992, các nhà khảo cổ đã tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh ở khu vực này. Tất cả những kiến trúc ở trung tâm vụ nổ đều biến thành tro tàn, xa hơn một chút là rất nhiều bộ xương.

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 2
Nghiên cứu từ những bộ xương người cho thấy, tất cả nạn nhân này bị chết bất ngờ, thậm chí không thể cảm nhận được sự đau đớn. Điều kỳ lạ là trong số xương đó đều hàm chứa những chất phóng xạ rất mạnh. 

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 3
Không những thế, các nhà nghiên cứu còn rất ngạc nhiên khi phát hiện đống đổ nát sau khi thành phố bị thiêu hủy rất giống quang cảnh thành phố sau vụ nổ nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki ở Nhật Bản. Mặt đất còn giữ lại được dấu vết của sóng bức xạ hạt nhân.

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 4

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 5
Tuy nhiên, thành cổ Ấn Độ bị hủy diệt do một cuộc tập kích hạt nhân mới chỉ là những giả thuyết và phán đoán chứ chưa phải là chứng cớ xác thực để minh chứng, giải thích cho nguyên nhân sụp đổ của cả một thành phố hàng ngàn năm trước. 

2. Tai họa lớn ở Bắc Kinh thời nhà Minh

Sáng ngày 20/5/1625 (mùng 6 tháng 5 năm Hy Tông Thiên Khởi thứ 6), tại cố đô Bắc Kinh triều Minh, vương cung xưởng thành Tây Nam (nay là cửa Tuyên Vũ), một tiếng nổ đinh tai nhức óc như tiếng sét đánh vang lên kéo theo sau là một trận động đất, nhà cửa sụp đổ, trời tối đen, bụi mù mịt…

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 6
Một diện tích đất rộng hàng ngàn km cùng hàng vạn nhà cửa đều biến thành… tro bụi. Rất nhiều mảnh xác người, gia súc rơi lả tả từ trên trời xuống sau tai họa kinh hoàng này.

Lạ lùng nhất là việc kể cả người chết lẫn người sống trong giây phút tai họa ập đến đều bị lột sạch quần áo, mình trần như nhộng. 

Toàn bộ quần áo đã đều bay tới địa điểm cách nơi xảy ra tai họa tới hàng trăm km cùng tiền bạc, trang sức, bát đĩa… nhưng câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời giải.

Cho đến nay, tai họa khủng khiếp này vẫn được xem là một hiện tượng bí ẩn chưa từng có trong lịch sử và các nhà khoa học vẫn chưa ngừng tìm câu trả lời.

3. Lửa trời vô danh ở Chicago

Đêm chủ nhật, ngày 8/10/1871, đường phố Chicago (Mỹ) đang náo nhiệt vui vẻ thì đột nhiên phía Đông Bắc thành phố bốc cháy. Chưa đầy nửa giờ sau, Chicago đã chìm trong biển lửa mênh mông.

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 7
Dân chúng hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau tìm đường chạy trốn. Đám cháy khủng khiếp kéo dài tới sáng hôm sau. 

Hơn 17.000 ngôi nhà ở trung tâm thành phố biến thành tro bụi, hàng nghìn người chết vì cháy và vì bị giày xéo. 

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 8

Những gì còn sót lại sau đám cháy.

Vậy lửa ở đâu mà lại khiến sự việc xảy ra kỳ lạ đến vậy, khi mà cả sắt và đá cũng bị nung chảy với nhiệt độ không tưởng? 

Những người dân sống sót nói cả bầu trời cũng như bốc cháy và có những hòn đá nóng bỏng từ trên trời rơi xuống. Điều này có nghĩa đã có một trận… mưa lửa từ trên trời rơi xuống?

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 9

Đã có giả thuyết cho rằng, vụ đại họa này là do thiên thạch gây ra nhưng người ta vẫn chưa tìm được một bằng chứng nào để ủng hộ giả thuyết đó. Cho đến ngày nay, “Đám cháy Chicago” vẫn còn là một bí ẩn.

4. Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska

Vụ nổ Tunguska xảy ra lúc 7 giờ 17 phút sáng 30/6/1908 tại khu vực sông Stony Tunguska, Siberia, đã gây chấn động cho toàn bộ khu vực này. 

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 10
Năng lượng của vụ nổ được ước tính trong khoảng 10 - 20 triệu tấn thuốc nổ TNT (gấp 1.000 sức mạnh của quả bom nguyên tử từng thả xuống thành phố Hiroshima). Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150km vuông.

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 11
Theo báo cáo, người ta quan sát thấy một cột sáng xanh, vụt xuất hiện trên bầu trời. Khoảng 10 phút sau, có một ánh sáng lóe lên, sau đó là một tiếng nổ kinh thiên động địa xé toang bầu không khí yên tĩnh của cả một vùng. 

Tiếp sau là một đợt sóng chấn động hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm dặm. Trong vài ngày sau, bầu trời đêm trở nên đỏ rực tới mức mọi người có thể đọc sách bằng ánh sáng đó. 

Những tai họa bí ẩn gây chấn động trong lịch sử 12

Các nhà khoa học dựng lại vụ nổ Tunguska.

Cho đến nay, vụ nổ ở Tunguska được xem là có 1-0-2 và còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Các nhà khoa học Nga cho rằng, “thủ phạm” gây ra vụ nổ này là một sao chổi, trong khi đó các nhà khoa học Mỹ nhận định là một thiên thạch. 

Người ta sẽ còn tiếp tục đưa ra những giả thiết về nguồn gốc gây ra thảm họa này, tuy nhiên sẽ khó đi đến một kết luận chắc chắn trừ khi con người có cơ hội quan sát và theo dõi một sự kiện tương tự như vậy trong tương lai.

Các bí ẩn kì quái còn "để ngỏ" của thế giới

12:00:01 04/10/2011

Thế giới của chúng ta chứa đựng những bí ẩn mãi mãi chỉ là các câu hỏi không lời đáp hoặc chưa thể giải mã cho dù đã xuất hiện hàng thế kỉ nay…

1. Những quả cầu có rãnh ở Nam Phi

Trong vài thập kỉ trước, các thợ mỏ Nam Phi đã đào được những quả cầu kim loại bí ẩn, không rõ nguồn gốc, có đường kính khoảng 1 inch (2,54 cm). Một số quả cầu được khắc 3 đường song song chạy quanh đường xích đạo, một số được làm bằng kim loại hơi xanh, rắn chắc, với các đốm trắng. Số khác thì lại rỗng, chứa đày một chất màu trắng, xốp. 

Người ta xác định chúng có từ thời tiền Cambri (ước tính khoảng 2,8 tỉ năm về trước). Ai đã làm ra chúng và làm với mục đích gì thì những nhà khảo cổ học trên toàn thế giới vẫn chưa tìm ra câu hỏi.

2. Đá Dropa

Dropa còn được biết đến với các tên Dropas, Drok-pa, Dzopa hay Đỗ Lập Ba. Hiện nay, mặc dù tính chính xác của thông tin vẫn còn đang tranh luận, nhưng giả thiết đưa ra rằng có một loại người lùn giống sinh vật ngoài Trái Đất đã đáp xuống Trái Đất gần vùng biên giới Tây Tạng - Trung Quốc khoảng 12.000 năm trước và mang đến đĩa đá Dropa.

Mỗi đĩa đá Dropa đều khắc lời tường trình với hai đường rãnh rất rõ từ viền cho tới tâm đĩa. Những đĩa đá được niêm phong lại và lưu trữ tại Đại học Bắc Kinh trong 20 năm qua nhưng mọi cố gắng giải mã đều chưa có tín hiệu thành công.

Khi những đĩa đá được khảo sát tỉ mỉ bởi Tsum Um Nui, Giáo sư ngành Khảo cổ học của Đại học Bắc Kinh năm 1958. Ông kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa là một loạt các chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. 

Hàng chữ tượng hình quá nhỏ, phải có một kính phóng đại để xem chúng. Nhiều chữ tượng hình đã bị hỏng vì bị ăn mòn mất. Khi Tsum giải mã các ký hiệu, chúng kể câu chuyện về một phi thuyền của người Dropa đã bị rơi và cuộc tàn sát những người sống sót còn lại bởi thổ dân tại địa phương này.


Theo Giáo sư Tsum Um Nui, một trong những dòng chữ tượng hình có thể đọc là: "Những người Dropa giáng trần từ những đám mây trên phi thuyền của họ. Lũ đàn ông, đàn bà và trẻ con sợ hãi trốn trong các hang động trước lúc bình minh. Cuối cùng, họ cũng đã hiểu được ký hiệu ngôn ngữ của người Dropa, nhận ra rằng những vị khách mới đến với ý định hòa bình...". 

Một đoạn khác nói về "sự thương tiếc" của người địa phương khi phi thuyền của sinh vật ngoài Trái Đất đã rơi xuống vùng núi hẻo lánh, bị cô lập với thế giới xung quanh nên không có cách nào để chế tạo một chiếc phi thuyền mới đưa những người Dropa quay về hành tinh của họ.

3. Đá ICA

Những viên đá đen ICA huyền bí được phát hiện ở thị trấn Isa, Peru bởi một học giả người Peru có tên Javier Cabrera, cùng hai nhà nghiên cứu người Pháp là Robert và Yvette Sharra.

Những viên đá ICA có rất nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc. Những viên nhỏ có trọng lượng trung bình khoảng 15 - 20g; viên lớn nhất nặng 500kg và cao tới 1,5 m; còn lại đa số là những viên có kích cỡ trung bình bằng một quả dưa hấu.


Tất cả các mẫu vật được tìm thấy ở ven sông. Thành phần của đá có chứa khoáng chất andesit, loại khoáng chất đặc trưng của núi lửa. Những hình khắc trên mặt đá ICA cho thấy chúng đa dạng về đề tài và chủng loại, tuy nhiên lại có kiểu cách nghệ thuật giống nhau.
Chủ đề được thể hiện cũng rất phong phú, có cả cảnh mô tả các vì sao và thực thể khác tồn tại trong vũ trụ, những công cụ để nghiên cứu vũ trụ, máy bay, hình ảnh phẫu thuật người như phẫu thuật tim và gây mê, phôi của người và động vật, bản đồ thế giới, các cung hoàng đạo, cảnh săn bắn khủng long…


Theo giả thuyết của nhà nghiên cứu Javier Cabrera, những viên đá đen này được tạo ra bởi bàn tay của những người đã từng thống trị nền văn minh thế giới, những người đã đạt tới trình độ phát triển cao và bị diệt vong. Tuy nhiên, không ai có thể chắc chắn về sự tồn tại của các viên đá này.

4. Trái bóng khổng lồ Costa Rica

Trong hàng trăm “quả trứng đá” khổng lồ được phát hiện tại Costa Rica, có “quả” nặng tới hơn 14 tấn, đều chằn chặn. Chúng được xác định là đã tồn tại ở đây hàng ngàn năm qua nhưng đến nay, lời giải cho mục đích tạo nên chúng vẫn còn là một bí ẩn đối với nhân loại.

Những khối đá hình cầu ở Costa Rica, được người dân địa phương gọi là Las Bolas, đã được nhà khoa học John Hoopes, Đại học Kansas, Mỹ, tập trung nghiên cứu nhiều năm qua. Ông đánh giá những “quả trứng đá” được người cổ đại tạo nên với mục đích bảo vệ. Sau này, chúng đã được UNESCO xếp hạng là Di sản Thế giới.

Được các nhà khảo cổ lần đầu tiên phát hiện vào cuối thế kỷ 19, một số “quả trứng” đá “sống” từ năm 600 sau Công nguyên, nhiều khối được làm sau năm 1000 nhưng trước khi Tây Ban Nha đến thống trị vùng đất này vào thế kỷ 16.


Mặc dù các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu song mục đích ban đầu của những khối đá này vẫn chưa rõ. Có người cho rằng những “quả trứng đá” được sắp xếp theo một trật tự mang ý nghĩa thiên văn nào đó. Do nền văn hóa của những người làm ra các “quả trứng đá” này đã biến mất sau khi Tây Ban Nha cai trị Costa Rica, mục đích chính xác và ý nghĩa của chúng có lẽ mãi vẫn sẽ là một bí ẩn.

5.  Cuốn sách Oera Linda

Sách Oera Linda là một bản thảo gây tranh cãi bao gồm lịch sử, chủ đề thần thoại và tôn giáo Frisian, lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng là thế kỉ 19. Các chủ đề xuyên suốt Sách Oera Linda bao gồm các vấn đề dân tộc, chế độ mẫu hệ, và thần thoại. 

(Còn tiếp)

Tiếp tục những bí ẩn chưa có lời giải trên Trái Đất

00:00:00 06/10/2011

Thế giới có rất nhiều bí ẩn mà đến nay, các nhà khoa học vẫn đang "đau đầu" tìm kiếm kết quả...

1. Hóa thạch không xác định
Từ trước tới nay, hóa thạch được biết là các loại đá có niên đại hàng nghìn năm tuổi. Tuy nhiên, giới khảo cổ học đôi khi cũng bắt gặp những loại hóa thạch không có ý nghĩa về lịch sử, địa chất. Một loại hóa thạch hình bàn tay con người đã được tìm thấy trong đá vôi ước tính khoảng 110 triệu năm tuổi ở Bắc Cực (thuộc khu vực Canada).


Thậm chí, người ta còn tìm được cả những hóa thạch một dấu chân người đi một chiếc dép ở gần Delta, Utah, ước tính 300 triệu đến 600 triệu năm tuổi. 
2. Chiếc rương giao ước
Đối với người Do Thái cổ, "Chiếc rương giao ước" được xem là vật thiêng liêng nhất trên Trái Đất. Theo Kinh thánh, chiếc rương quý này là vật phẩm được tạo bởi Chúa trời.

 
Hình ảnh mô phỏng chiếc rương giao ước.
Dài 1,1 m, rộng và cao 0,65 m, chiếc rương được làm bằng gỗ keo, dát vàng nguyên chất cả trong lẫn ngoài, được trang trí bằng những hoa văn nghệ thuật rất cầu kì. Trên nắp rương là hai bức tượng bằng vàng tạc hình thiên sứ hộ giá, được đặt đối mặt với nhau trong tư thế đang quỳ, đầu cúi gằm và giương rộng đôi cánh lớn.


Theo truyền thuyết, thành phố Jerusalem (thủ đô của vương quốc Israel thời xa xưa) là nơi đặt điện thờ Solomon và cũng là nơi chiếc rương được cất giữ. Tuy nhiên, điện thờ sau này bị người Babylon vây hãm và xâm chiếm vào năm 607 trước Công nguyên. 70 năm sau, khi người dân Do Thái trở về đây để xây dựng lại thành phố, chiếc rương đã biến mất không tăm tích.

Chuyện gì đã xảy ra với vật báu vô giá này là chủ đề tranh luận sôi nổi của nhiều thế hệ. Có người tin rằng người Do Thái đã kịp thời giấu đi nó nơi khác để tránh sự nhòm ngó của những kẻ xâm lược. Có phỏng đoán cho rằng địa điểm cất giấu chiếc rương có thể là dãy núi Nebo tại Ai Cập, hoặc là một hang nhỏ ở ngay trung tâm Jordan.

Các ý kiến khác thì cho rằng chiếc rương đã bị phá hủy hoàn toàn trong cơn bạo loạn năm xưa. Nhưng cũng có một bộ phận người cho rằng chiếc rương đã được Chúa trời dùng quyền năng của mình rời đi và giữ an toàn bên Người. Đến nay, vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào cho các giả thiết trên. Sự biến mất kỳ lạ của chiếc rương càng làm truyền thuyết về nó thêm phần li kỳ, mang màu sắc huyền bí.

Bản đồ Piri Reis

Tấm bản đồ Piri Reis được tìm ra năm 1929 khi cung điện Topkapi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đang được cải tạo thành một viện bảo tàng. Nó là tấm bản đồ vẽ trên da linh dương, chủ yếu thể hiện các chi tiết về bờ biển phía Đông của châu Phi và bờ biển Nam Mỹ. Tấm bản đồ này được cho là do Piri Reis, một đô đốc nổi tiếng của hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ, vẽ năm 1513.
Nhiều học giả đã đưa ra ý kiến của mình. Họ trích dẫn rằng từ hàng thế kỷ trước, các nhà vẽ bản đồ đã mô tả được vùng đất phía Nam của thế giới. Vùng đất trên bản đồ Piri Reis có thể chỉ do đô đốc này chắp nối từ một truyền thuyết, sau đó mô tả về nó ngẫu nhiên giống như bờ biển thực sự ngày nay. Có học giả lại cho rằng bản đồ Piri Reis được phát triển từ nhiều tấm bản đồ của Christopher Columbus.

Ý kiến cho rằng tấm bản đồ đã miêu tả một phần đất của châu Nam Cực cổ đã gặp nhiều sự phản bác. Đầu tiên, tấm bản đồ có tỉ lệ lớn và ít chi tiết, người ta cho rằng hình vẽ vùng đất không đủ độ chính xác để đối chiếu với hình dạng địa lý ngày nay. Thứ hai, mọi điểm giống nhau mà người ta nghi ngờ là hình ảnh chụp bằng vệ tinh về châu Nam Cực dưới lớp băng có thể không xác đáng. Vào thời kỳ châu Nam Cực chưa bị bao phủ băng tuyết, chúng ta khó có thể biết được toàn bộ về vùng đất này vì mực nước biển lúc bấy giờ thấp hơn nhiều so với hiện tại.
Tấm bản đồ Piri Reis hiện nay được cất giữ trong thư viện cung điện Topkapi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ; nhưng hiếm khi được đem ra trưng bày trước công chúng. 
Theo
Tùng Hương / Tùng Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét