BÍ ẨN KHẢO CỔ 38
(ĐC sưu tầm trên NET)
Song
có lẽ, điều thứ ba sau đây mới chính là bí ẩn lớn nhất: sự trả thù của
xác ướp. Những thổ dân Altai luôn cho rằng việc các nhà khoa học khai
quật và đưa công chúa đi đã khiến các vị thần thịnh nộ, trút giận xuống
con người. Đó cũng được cho là nguyên nhân gây ra trận địa chấn 5,3 độ
Richter hôm 31/7 vừa qua.
Những chiếc đầu lâu pha lê bí ẩn của người Maya
Người ta nghi ngờ chúng thuộc về nền văn minh Maya cổ đại…
Nói đến nền văn minh Maya, chúng ta đều liên tưởng đến những công trình kiến trúc, qua kiến thức thiên văn uyên bác, hay lời tiên tri về Ngày Tận thế 21/12/2012…
Lần
này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện về những chiếc đầu lâu pha lê
huyền bí, thứ từng gây cơn sốt qua series phim Indiana Jones nổi tiếng
toàn thế giới…
Từ những phát hiện khảo cổ…
Tính
tới thời điểm này, chiếc đầu lâu cổ bằng pha lê nổi tiếng nhất có tên
Mitchell - Hedges (đặt theo tên người tìm ra nó), được phát hiện năm
1924.
Đầu lâu Mitchell - Hedges lạc giữa một khu phế tích Maya gọi là thành phố Lubaantun ở Belize, Mexico.
Nó
được chế tác rất công phu, có kích thước như đầu lâu thật, nặng 5,13kg,
làm từ một khối đá hoa cương, có cấu trúc rất tinh xảo, đánh bóng bằng
một loại bột nhão bí ẩn.
Điểm ấn tượng nhất của đầu lâu Michell - Hedges là nó có một bộ hàm di động, gắn với phần sọ trên bởi dây nối.
Vào
khoảng cuối thập niên 1890, những người lính đánh thuê tại Mexico đã
phát hiện hai chiếc đầu lâu pha lê, đem về trưng bày tại Viện Bảo tàng
Nhân chủng học ở London và Viện Bảo tàng Trocadero ở Paris.
Ngoài
ra, còn một số chiếc đầu lâu khác được khai quật, gắn liền với tên tuổi
của chuyên gia Nocerino - người cả đời khám phá và truy tìm những cổ
vật này.
Ông đã tìm thấy một cái ở Pháp, đặt
tên cho nó là “Ánh sáng của Chúa”, một đầu lâu pha lê hồng ở biên giới
Guatemala - Honduras, hai màu tím tại California và trong một ngôi mộ
cổ ở Peru.
Tính
tổng cộng hiện nay, giới nghiên cứu cho rằng, có khoảng 13 chiếc đầu
lâu pha lê được cho là của nền văn minh Maya còn sót lại trên Trái đất
này.
… tới những câu chuyện, bí ẩn được thêu dệt…
Trong
nền văn hóa Maya, những chiếc đầu lâu, nhất là đầu lâu pha lê là vô
cùng quý giá. Nó được xem như một bảo vật thật sự, nhất là đối với các
thầy pháp, phù thủy cổ xưa.
Trong cuốn tự truyện “Sự nguy hiểm - người bạn của tôi”, Mitchell Hedges đã viết: “Khi các thầy pháp người Maya muốn người nào chết, chỉ cần để họ nhìn vào chiếc đầu lâu pha lê định mệnh”.
Một
minh chứng thực tế là rất nhiều người sau khi nhìn vào những chiếc đầu
lâu pha lê thì có cảm giác như bị thôi miên, ảo giác.
Có trường hợp, trong đầu lâu xuất hiện những hình ảnh kỳ quái như con lân, người, nàng tiên cá, cá heo, núi, hang động… khi được chiếu sáng.
Nhưng
trái lại, không ít nhân chứng nói rằng, sức mạnh siêu nhiên của đầu lâu
pha lê đã giúp họ cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo, thậm chí khỏi bệnh khi
đứng gần nó.
Cho tới nay, đây vẫn là một trong những câu hỏi hóc búa, làm đau đầu giới khoa học.
Một
nghi vấn khác nằm ở quá trình tạo tác, làm nên những chiếc đầu lâu này.
Các chuyên gia thực sự bối rối vì họ không nghĩ người dân thời cổ đại
không thể làm ra được những tuyệt phẩm sớm như thế.
Với
phương pháp carbon 14, không thể tính chính xác tuổi của các đầu lâu
nhưng theo ước tính, để hoàn thành một chiếc cần khoảng 300 năm chế tác
liên tục. Giả thuyết người ngoài hành tinh đã tạo ra chúng được khá
nhiều ý kiến ủng hộ.
Chưa dừng lại ở đó, con số 13 - số lượng đầu lâu pha lê trên thế giới cũng sẽ khiến không ít người giật mình. Một con số luôn tạo ra ám ảnh về sự ma quái.
Nhiều
giả thuyết cho rằng, người Maya tạo ra 13 đầu lâu, phù hợp với số lượng
hành tinh trong hệ Mặt trời thời thượng cổ mà họ quan sát được.
Một phần sự thật được hé lộ…
Dù
rằng, bí ẩn về những chiếc đầu lâu này còn chưa được khai phá, nhưng
các nhà khoa học cũng đã chỉ ra, bên cạnh chiếc đầu lâu của người Maya
phản ánh văn hóa đặc trưng thời cổ đại, cũng có những chiếc đầu lâu
“dỏm” không thuộc nền văn minh này.
Điển hình
là 2 chiếc đầu lâu tại Viện Bảo tàng Anh và Viện Bảo tàng Smithsonian
được các nhà khoa học Mỹ và Anh bóc trần bộ mặt vào năm 2008. Những
chiếc hộp sọ này được cho là của người Aztec (thuộc nền văn minh Aztec,
kéo dài từ năm 1248 - 1521).
Việc
phân tích chi tiết bề mặt của các chiếc đầu lâu đã cho thấy có những
vết xước được mài bằng cách quay cực kỳ nhỏ bé xung quanh túi mắt, răng
và phần sọ.
Đó là chứng minh hết sức rõ ràng
rằng các chiếc đầu lâu ấy được cắt và mài nhẵn bằng dụng cụ có bánh xe
quay, trong khi người Aztec trong lịch sử chưa bao giờ biết dùng đến
bánh xe.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận, những
chiếc đầu lâu cực đắt ấy được cắt ra từ một tảng pha lê thiên nhiên
Brazil và chế tác tại châu Âu. Sau đó, chúng được bán cho các nhà sưu
tầm như một cổ vật của nền văn minh Aztec cổ.
Sau
phát hiện này, nhiều viện bảo tàng đã loại bỏ những chiếc đầu lâu pha
lê ra khỏi những vật trưng bày của họ vì nghi vấn đã được làm sáng tỏ.
Đầu
tháng 12/2012, một vụ kiện đã được tiến hành ở bang Illinois, nước Mỹ.
Theo đó, chiếc đầu lâu Mitchell - Hedges bị tố cáo là đồ được một nhà
khảo cổ tên Sydney Burney bán lại cho gia đình Mitchell - Hedges năm
1933.
Câu chuyện tìm thấy chiếc đầu lâu đều là
bịa đặt, một phần của câu chuyện hoang đường do Anna Mitchell - Hedges
tưởng tượng và tạo nên.
Công chúa Altai - bí ẩn xác ướp biết trả thù
Có hay không sự tồn tại một lời nguyền của xác ướp mang tên “công chúa Altai”?
Năm 1993, một xác ướp phụ nữ hơn 2.500 năm tuổi được khai quật tại
cao nguyên Ukok, trong khu vực núi Altai của nước Cộng hòa Altai, sát
Mông Cổ và Trung Quốc. Ngay lập tức, những bí ẩn của xác ướp đã gây nên
một cơn địa chấn lớn trong giới khoa học.
Và
hôm 31/7 vừa qua, đúng 19 năm sau ngày ấy, một cơn địa chấn 5,3 độ
Richter cũng đã xảy ra tại nơi mà xác ướp được phát hiện. Người ta cho
rằng, đó là sự trả thù của xác ướp…
Ngược dòng lịch sử
Ngày 31/7/1993, các nhà khảo cổ đã tình cờ khám phá được xác ướp này tại khu vực núi Altai
nổi tiếng. Xác ướp là phụ nữ trẻ, được cho là xuất thân từ một gia tộc
cao quý thuộc bộ tộc Pazyryks (tộc người du mục sống vào khoảng thế kỉ
IV - III TCN).
Nàng
mất khi khoảng 25 tuổi, có hình xăm trên 2 cánh tay, đeo thắt lưng đỏ
tượng trưng cho chiến binh, mặc áo may bằng lụa (điều hiếm thấy trong
văn hóa Pazyryks), 2 tay nắm những cành cây tùng.
Thêm
vào đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện xác của 6 con ngựa được chôn cùng
nàng. Những chứng cứ trên khiến nhiều nhà khoa học dự đoán, đây là một
vị công chúa của người Altai. Họ đặt tên cho xác ướp là “Ice Princess”
hay “Princess of Altai” - công chúa Altai.
Thổ
dân Altai bản địa coi xác ướp 2.500 tuổi này chính là tổ tiên của mình.
Họ gọi nàng là Công chúa Kadyn (hoặc Kydyn). Trong câu chuyện của họ,
công chúa là một nữ tu sĩ và đã tự nguyện hi sinh để bảo vệ Trái đất
khỏi những linh hồn ma quỷ.
Những bí ẩn còn bỏ ngỏ
Xung
quanh “công chúa Altai” tồn tại 3 bí mật lớn mà thế giới chưa thể phá
giải. Bí ẩn đầu tiên làm đau đầu giới nghiên cứu chính là nguyên nhân
cái chết của nàng. Sau khi được phát hiện, xác ướp của công chúa được
đưa về Viện Khảo cổ và Dân tộc học Novosibirsk.
Người
ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu, sử dụng cả máy quét công nghệ cao MRI
nhưng hoàn toàn… "bất lực". Xác ướp gần như hoàn hảo, không não bộ,
không nội tạng và xương được bảo vệ gần như nguyên vẹn.
Chưa
dừng lại ở đó, người ta còn ngạc nhiên khi biết rằng công chúa Altai
không thuộc một tộc da vàng nào hết, mặc dù sống giữa châu Á. Công chúa
cao 1m70, tóc vàng và đương nhiên nhiều khả năng thuộc chủng tộc châu
Âu.
Mật
mã chưa lời giải thứ hai về công chúa chính là những hình xăm trên tay.
Theo các tài liệu lịch sử, xăm mình là điều không xa lạ với dân tộc
Pazyryks, thế nhưng vẫn chưa ai hiểu nổi bức họa trên tay xác ướp gửi
gắm thông điệp gì.
Hình vẽ mà chúng ta
còn có thể quan sát rõ như ngày nay chính là trên cánh tay trái của công
chúa. Nó là hình vẽ một con vật thiêng của dân tộc Pazyryks: con nai 2
đầu với mỏ của kền kền, chân cừu, trên lưng bị một con báo đuôi dài
cắn.
Niềm
tin đó không phải là không có căn cứ. Lật lại lịch sử, cách đây 11 năm,
có câu chuyện kể lại, người phi công điều khiển máy bay chở xác ướp tới
thành phố khẳng định vào ngày người ta đào xác công chúa lên, một trận
động đất đã xảy ra nhưng không ai tin anh ta. Tới ngày 27/9/2003, địa
chấn 6,6 độ Richter, lớn nhất trong hơn 70 năm đã xảy ra và người ta vẫn
không hề nhận ra mối liên hệ.
Chỉ
tới ngày 31/7 năm nay, trận động đất đã làm rung chuyển dãy Altai,
người ta mới dấy lên nhiều nghi ngờ về lời nguyền của “công chúa Altai”.
Dư luận còn viện dẫn thêm tai nạn của ông Vladimir Konchev - Bộ trưởng
Bộ Văn hóa Cộng hòa Altai khi đang trên đường để đàm phán đưa xác ướp về
quê nhà và ông yên nghỉ cùng ngày. Theo họ, đây chính là lời cảnh báo
của xác ướp.
Sự trả thù ấy liệu có thật hay
không, sự tồn tại một lời nguyền của “công chúa Altai” là chính xác?
Điều này vẫn là một bí ẩn còn bỏ ngỏ nhất là khi khoa học vẫn chưa thể
tìm ra lời giải thích đáng.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Pravda.ru, SciencePhotoLibrary, RIA Novosti...
Nhận xét
Đăng nhận xét