Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 40

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!?-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
-Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" là như thế à? Thế nào là định hướng XHCN !?
 -HẾT HỒN
 (Xây quá là thành...phá XHCN!)
Tưởng ra thoát xác đói nghèo
Vội mơ lốt mới, cắm đầu mà xây
Xây nhà, non bộ, bon sai
Xây sau, xây trước, xây vây hàng tường
Xây đường sá, xây phố phường
Xây đài, xây tháp, xây mương, xây cầu...

Xây choáng rộng, xây ngất cao
Thi đua đồ sộ, nháo nhào bê tông
Xây bạt núi, xây nghẽn sông
Búa xua lấn khắp ruộng đồng nước non...

Ngàn năm di tích có còn?
Trăm năm đã thấy hết hồn nhà quê!
Đám quèn ngỏng cổ ủ ê
Bạc vô, mẹ kiếp, đầy phè cò, quan!

                                                       Trần Hạnh Thu
 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Khánh Hòa vẫn xây khu trung tâm hành chính mới 4.300 tỷ đồng

Tòa nhà chính quyền Khánh Hòa được tạo hình khối như một quả trứng khổng lồ đang nở. (Ảnh: Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn quốc gia)
Tòa nhà chính quyền Khánh Hòa được tạo hình khối như một quả trứng khổng lồ đang nở. (Ảnh: Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn quốc gia) 
Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã thống nhất vẫn tiếp tục chuẩn bị đầu tư xây dựng khu trung tâm hành chính mới của tỉnh dù trước đó vào giữa tháng 
11/2015, Thủ tướng đã có yêu cầu tạm dừng xây dựng các khu trung tâm hành chính tập trung, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Khu trung tâm đô thị hành chính mới của Khánh Hòa dự kiến xây dựng theo hình tổ yến, trong đó tòa nhà chính quyền được tạo hình khối khổng lồ như một quả trứng đang nở. Tổng mức đầu tư dự kiến gần 4.300 tỷ đồng, riêng vốn xây dựng hạ tầng và công trình kiến trúc cho khu trung tâm hành chính là hơn 3.000 tỷ.




Khánh Hòa dùng khu đất trong sân bay Nha Trang để đổi lấy hạ tầng khu đô thị hành chính mới. (Ảnh: TẤN LỘC/phapluattp.vn)

Dự án này áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT), có tổng diện tích khu vực quy hoạch 126 ha ở xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang. Trong đó, trung tâm hành chính tập trung rộng 37 ha còn lại là khu nhà ở thương mại, dịch vụ văn phòng 89 ha. Quy mô người sử dụng tối đa trên toàn khu vực là 5.000 người.
Trước đó, vào ngày 30/11, ông Châu Ngô Anh Nhân – Giám đốc Ban Quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa cho biết, cơ quan này đang tổng hợp ý kiến của cộng đồng về đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu đô thị hành chính mới của tỉnh để báo cáo UBND tỉnh, thông tin trên báo Pháp Luật TP.HCM.
Ông Nhân cho biết trên báo Người Lao động vào ngày 1/11, sẽ có khoảng 500-600 hộ dân phải di dời nhà để nhường đất cho dự án khu đô thị hành chính mới của tỉnh. Có ba phương án tái định cư cho người dân:
1- Được vào các khu nhà ở xã hội để tái định cư tại chỗ ngay tại khu “đô thị hành chính mới”.
2- Được bố trí tái định cư trong khu Đất Lành.
3- Bố trí khu tái định cư cho dân nằm ở phía bên kia đường Phong Châu, đối diện với khu đô thị hành chính mới.




Mô hình khu trung tâm đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Viện quy hoạch đô thị - nông thôn quốc gia.
Mô hình khu trung tâm đô thị hành chính mới của tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: Viện Quy hoạch Đô thị – Nông thôn quốc gia)

Bạch Liên tổng hợp

Lý do gì lấy ngân sách xây trụ sở nghìn tỷ trong khi nợ nần chồng chất?

Phối cảnh Trung tâm hành chính dự kiến đầu tư hơn 2100 tỷ của tỉnh Nghệ An. (Ảnh: internet)
Phối cảnh Trung tâm hành chính dự kiến đầu tư hơn 2100 tỷ của tỉnh Nghệ An. (Ảnh: internet)
Nhìn vào số tiền các tỉnh, thành xin để xây trụ sở như: Khánh Hòa, hơn 8.000 tỷ đồng, gần 400 triệu USD; Hải dương, 4.000 tỷ, gần 200 triệu USD; Nghệ An, hơn 2.100 tỷ đồng, khoảng 100 triệu USD; Hà Tĩnh, 2.000 tỷ, khoảng 95 triệu USD. Gần đây nhất, thành phố Hải Phòng vừa trình Thủ tướng đề án xây dựng trung tâm hành chính với tổng giá trị đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng, trong đó có gần 7.000 tỷ đồng là tiền ngân sách trung ương, khiến nhiều đại biểu Quốc hội bức xúc.
Theo bizlive, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết về nguyên tắc, tất cả các dự án địa phương quyết định gì nhưng phải cân đối được nguồn, nguồn từ Trung ương phải được Trung ương đồng ý rồi mới quyết định.
Theo Phó thủ tướng, cho biết tinh thần chung là phải tiết kiệm, tùy thuộc vào từng nơi để cân đối vốn ngân sách thế nào. Nhiều nơi xây trụ sở mới bằng cách đổi trụ sở cũ qua đấu giá. Tất nhiên nguồn vẫn là từ NSNN nhưng tính toán hiệu quả phải cụ thể không nói chung chung.
Theo đại biểu Quốc hội Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, gần đây có nhiều tỉnh có đề xuất xây dựng trung tâm hành chính rất lớn, toàn là dự án lên tới nghìn tỷ.
“Nhưng tôi cho rằng ngân sách khó khăn như hiện nay phải quán triệt triệt để tiết kiệm, phải ưu tiên những cái phục vụ trực tiếp thúc đầy phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân, phần còn lại mới ưu tiên phát triển các lĩnh vực khác”, đại biểu Thụ nhấn mạnh.
Theo ông Thụ, các dự án xây dựng trung tâm hành chính đó theo phân cấp thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương, nhưng qua xem xét các dự án đầu tư xây dựng trung tâm hành chính, nhiều tỉnh ngân sách địa phương có một phần, còn phần lớn xin trợ cấp từ ngân sách trung ương.
“Trong điều kiện như vậy, tôi đề nghị phải xem xét cân nhắc thận trọng, mặc dù những dự án này do địa phương lập, thuộc thẩm quyền của địa phương, được sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ, nhưng sự chấp thuận về chủ trương đầu tư trong dài hạn. Vài năm tới cân đối ngân sách căng thẳng, tăng bội chi lớn, vì vậy nên phải tăng cường quản lý, xác định thời điểm đầu tư, quy mô đầu tư, cơ cấu nguồn vốn thế nào cho hợp lý thì chỉ trong chừng mực đó mới đảm bảo an ninh tài chính”, đại biểu Thụ phân tích.
“Ở đây có trách nhiệm của chính quyền địa phương. Việc đầu tư vào những dự án chưa thật cần thiết, chưa cấp bách thì nên giãn ra. Hơn nữa cần phải làm rõ trách nhiệm của các tổ  chức cá nhân trong vấn đề này”, đại biểu Thụ bình luận.
“Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện và trách nhiệm của người đứng đầu. Tại sao luật, nghị quyết đã có những tình trạng này vẫn còn tồn tại chưa được ngăn chặn”, đại biểu Thụ nhận định.
Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch, đoàn TP.HCM cho rằng việc xây trụ sở công không phải là chi đầu tư mà là chi tiêu dùng. Đã là chi tiêu dùng thì bắt buộc phải tiết kiệm, không loại trừ trường hợp nào. Đề nghị Quốc hội cần coi đây là một nguyên tắc khi thực hiện phân bổ ngân sách.
Theo đại biểu Lịch, việc xây dựng trụ sở cần phải thực hiện trên cơ sở “lấy nó nuôi nó” chứ không đụng đến tiền ngân sách, mà thực tế là tiền thuế của dân.
“Nếu dùng đến tiền ngân sách để xây dựng trụ sở hoành tráng, dù bất kỳ địa phương nào tôi cũng không đồng tình. Trong điều kiện nợ nần thế này, không có lý do gì chấp nhận điều đó cả. Nếu chấp nhận điều đó, chúng ta không biết ăn nói thế nào với người dân”, đại biểu Lịch nhấn mạnh.
Lý giải nguyên nhân ngân sách cùng kiệt mà các địa phương vẫn đua nhau xin xây trụ sở, đại biểu Lịch cho rằng đây chính là cái “gốc” từ việc phân bổ ngân sách.
“Để khắc phụ tình trạng này phải thay đổi theo hướng hợp nhất ngân sách Trung ương và đại phương thành một loại ngân sách. Khi tính ngân sách phải cân đổi thu trước, chi sau thành một tỷ lệ. Đồng thời phải quy định chia ngân sách cho địa phương này bao nhiêu, địa phương kia bao nhiêu… Trường hợp địa phương nào thiếu, Quốc hội sẽ xem xét từng trường hợp một, nếu nơi nào “vung tay quá trán” sẽ cắt luôn”, ông Lịch cho biết.
Đại biểu Quốc hội Lê Nam, đoàn Thanh Hóa thì cho rằng việc xây dựng trung tâm hành chính cần phải đảm bảo sự thống nhất.
“Tôi thấy hình như chưa có quy định xây dựng trung tâm hành chính phải như thế nào? Đó là khoảng trống cần được quy định, thống nhất, không để mỗi nơi xây với số tiền, kiến trúc khác nhau. Việc chi tiêu cho cơ quan quyền lực phải theo quy định chung. Nếu không thì có tình trạng có tỉnh chỉ xây trụ sở với vài trăm tỷ, nhưng người lại có tỉnh chi đến vài nghìn tỷ vẫn chưa xong”, đại biểu Lê Nam nói.
Thành Long

Hải Phòng xây khu Trung tâm hành chính mới gần 10.000 tỷ đồng?

Phối cảnh khu trung tâm hành chính - chính trị thành phố Hải Phòng mới tại bờ Bắc sông Cấm. (Ảnh: internet)
Phối cảnh khu trung tâm hành chính - chính trị thành phố Hải Phòng mới tại bờ Bắc sông Cấm. (Ảnh: internet)
Báo điện tử Vnexpress đưa tin dự án khu Trung tâm hành chính thành phố Hải Phòng, rộng 324 ha nằm trên huyện Thủy Nguyên và quận Hồng Bàng, với tổng kinh phí đầu tư gần 10.000 tỷ đồng đang chuẩn bị.
Theo UBND TP Hải Phòng, dự án đầu tư xây dựng khu Trung tâm hành chính, chính trị thành phố rộng 324 ha, nằm trên các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên) và phường Minh Khai (quận Hồng Bàng), bao gồm các hạng mục chính: hệ thống hạ tầng kỹ thuật (khu văn phòng và công trình phụ trợ), cầu Hoàng Văn Thụ, hệ thống giao thông chính và đê tả sông Cấm.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 9.894 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương gần 6.855 tỷ, còn lại là ngân sách TP Hải Phòng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Thời gian thực hiện dự án từ 2015 đến 2020, được chia thành 3 giai đoạn: chuẩn bị dự án (hoàn thành trong năm 2015); thực hiện dự án (từ năm 2016 đến 2019) và giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào sử dụng năm 2020.
Đến nay, thành phố đã hoàn thành một số phần việc, như tổ chức khảo sát hiện trạng khu vực xây dựng dự án; xây dựng kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Hiện nay, khu hành chính – chính trị cũ nằm giữa trung tâm thành phố, bờ Nam sông Cấm.

Lại một lần nữa các nhà phân tích choáng váng với các con số khổng lồ, 10.000 tỷ đồng, tương đương gần nửa tỷ USD, trong khi GDP 2014 là 186 tỷ thôi, thì đâu phải là con số nhỏ?

Hơn nữa các khu hành chính càng ngày càng tốn nhiều tiền và có tình trạng đua nhau, tỉnh thành nào cũng xây cho to, đẹp, uy nghi, lộng lẫy, xứng tầm. Nhưng vừa mới đây, các đại biểu quốc hội đã chỉ ra rằng, tiền xây trụ sở hành chính không được coi là những khoản đầu tư, vì nó không sinh ra lợi nhuận, mà coi là chi thường xuyên. Nếu là chi thường xuyên thì nên chăng cần cắt giảm trong khi ngân sách nhà nước đang quá khó khăn như hiện nay?
Thành Tâm

Hội chứng trụ sở nghìn tỷ?

Không lấy tiền thuế của dân xây trụ sở nghìn tỷ

TP - Hải Phòng vừa lên kế hoạch xây trung tâm hành chính 10 nghìn tỷ đồng (trong đó 8 nghìn tỷ xin ngân sách trung ương). Trước đó, hàng loạt các địa phương khác cũng muốn xin tiền trung ương xây trụ sở.
Mô hình Trung tâm hành chính bốn nghìn tỷ hình quả trứng của tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Đình Quân. Mô hình Trung tâm hành chính bốn nghìn tỷ hình quả trứng của tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Đình Quân.
Trong bối cảnh nguồn ngân sách vô cùng khó khăn, áp lực nợ công lớn, trao đổi với PV bên lề kỳ họp ngày 9/11, nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) rất không đồng tình với việc đua nhau xây trụ sở hoành tráng của các tỉnh, thành phố hiện nay.
Biết phải ăn nói thế nào với dân?
ĐBQH Trần Du Lịch cho rằng, việc xây dựng nhà để ở, nhà cho thuê, xây trụ sở công không phải đầu tư mà là chi tiêu dùng. Đã là chi tiêu dùng thì bắt buộc phải tiết kiệm, không loại trừ trường hợp nào. ĐB Lịch đề nghị QH cần coi đây là một nguyên tắc khi thực hiện phân bổ ngân sách. Một cách làm mới, phù hợp được ĐB Lịch dẫn dụ ở Đà Nẵng, họ xây trung tâm hành chính trên cơ sở lấy toàn bộ các cơ quan rải rác gom lại, bán quỹ đất đó để “lấy nó nuôi nó” chứ không đụng đến tiền ngân sách (mà thực chất là tiền thuế của dân) xây trụ sở. Rồi một số địa phương khác như Khánh Hòa cũng đang làm theo cách này. 
“Nếu dùng tiền ngân sách để xây dựng trụ sở hoành tráng, dù bất kỳ địa phương nào tôi cũng không đồng tình. Trong điều kiện nợ nần thế này, không lý do gì chấp nhận điều đó cả. Nếu chấp nhận điều đó, chúng ta cũng không biết phải ăn nói thế nào với người dân”, ông Lịch nhấn mạnh.
Lý giải về thực trạng trong điều kiện khó khăn nhưng các tỉnh vẫn đua nhau xây trụ sở, ĐB Lịch cho rằng, đây chính là cái “gốc” từ việc phân bổ ngân sách. Để khắc phục tình trạng này phải thay đổi theo hướng hợp nhất ngân sách Trung ương và địa phương thành một loại ngân sách nhà nước. Khi tính ngân sách phải cân đối thu trước, chi sau thành một tỷ lệ. Đồng thời phải quy định chia ngân sách cho địa phương này bao nhiêu, địa phương kia bao nhiêu? Trong trường hợp còn thiếu, QH sẽ xem xét từng trường hợp một, nếu nơi nào “vung tay quá trán” sẽ không bổ sung nữa. 
“Nếu theo hướng đó thì làm gì còn cơ chế “xin - cho”. Còn nếu cứ làm ngân sách theo kiểu hiện nay thì không bao giờ khắc phục được, cũng không biết cắt ai, cho ai. QH phải cấm ít nhất 5 năm tới không được dùng thuế, phí xây trụ sở để tập trung giải quyết bài toán nợ”, ĐB Lịch đề nghị.
Không lấy tiền thuế của dân xây trụ sở nghìn tỷ - ảnh 1 Khu đô thị và trung tâm hành chính dự kiến của Hải Phòng. Ảnh: P.V.
“Vi-na-xin” không đáng sợ bằng…“vi-na-cho”
Cùng trao đổi với PV về đề xuất xây trụ sở 10 nghìn tỷ đồng ở Hải Phòng, ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, đây là một công trình đầu tư lớn, cần đi theo mô hình của một số địa phương đã làm trước đây, như Bình Dương, Lâm Đồng, Đà Nẵng... Ông Quốc cũng đề nghị Chính phủ tổng kết mô hình này, xem có phát huy được hiệu quả không rồi hãy tính làm. Bên cạnh đó cũng cần làm rõ, xem phương thức tạo vốn như thế nào và quy mô cần phải như thế nào cho vừa phải?
Đề nghị cần tính toán kỹ càng, thận trọng, nếu không sẽ thành “dịch” trong lúc nợ công cao. Đồng thời ông nhắc lại quan điểm của mình trước đây: “Vi-na-xin” không đáng sợ bằng…“vi-na-cho”.
ĐB Dương Trung Quốc
“Xây dựng các công trình này cũng giống như chi tiêu trong gia đình, phải tính xem khả năng, nhu cầu đến đâu để cân nhắc. Quan điểm của tôi vẫn là phải tổng kết, từ đó mới có thể nói nên làm hay không và nên đầu tư ở mức nào, nếu cứ nói là nhu cầu thì rất vô cùng. Ngoài ra cũng cần phải xem, trong lúc đang thiếu vốn thế này đã nên triển khai các công trình này chưa? Cái quan trọng nhất trong điều hành của nhà nước là phải “liệu cơm gắp mắm”, ĐB Dương Trung Quốc nói và đề nghị cần tính toán kỹ càng, thận trọng, nếu không sẽ thành “dịch” trong lúc nợ công cao. Đồng thời ông nhắc lại quan điểm của mình trước đây: “Vi-na-xin” không đáng sợ bằng…“vi-na-cho”. “Tâm lý chơi trội, hay “con gà tức nhau tiếng gáy” chỉ là một phần, cái quan trọng là công tác quản lý của chúng ta còn để dẫn đến việc mỗi dự án là cơ hội để thất thoát, lợi ích nhóm cho ai đó. Nói đến trụ sở, chúng ta phải nhìn về lâu dài. Những trụ sở quá lớn, người ta mới nhìn tiền đầu tư để xây, nhưng chi phí vận hành nhà đó mới thực sự khủng khiếp”, ĐB Quốc nhấn mạnh.
Cần có ai đó “đạp phanh” ngân sách
Về chi tiêu công, theo ĐB Lê Nam (Thanh Hóa), hiện chúng ta vẫn đang đi theo con đường cũ: Những con tàu, cỗ xe tiêu pha ngân sách chạy theo cách thức cũ mà chưa có sự điều chỉnh. Cần có ai đó đạp phanh, phanh như thế nào để không gây tai nạn, phanh như thế nào là hợp lý và như thế nào để đạt mục tiêu đặt ra? Đã đến lúc phải có quyết định, giải pháp cụ thể. Nói thì thống nhất cao rồi nhưng còn làm thế nào? Câu trả lời thuộc về Chính phủ.
ĐB Nam cho rằng, việc xây dựng trung tâm hành chính, đặc biệt trong yêu cầu cải cách hành chính hiện nay là cần thiết, nhưng cần xem lại cụ thể. Thứ nhất, hệ thống công sở mà chúng ta đầu tư xây dựng mấy chục năm qua còn dùng được không? Vì có nơi khi xây dựng trung tâm hành chính xong lại để không. Lúc làm đề án thì địa phương nói bán trụ sở cũ đi để lấy tiền xây mới, nhưng rồi lại không bán được, gây lãng phí lớn.
Thứ hai, việc xây dựng làm sao phải bảo đảm thống nhất. “Tôi thấy hình như chưa có quy định xây trung tâm hành chính phải như thế nào? Đó là khoảng trống cần được quy định, thống nhất, không để mỗi nơi xây với số lượng tiền bạc, kiến trúc khác nhau. Việc chi tiêu cho cơ quan quyền lực phải theo quy định chung, nếu không thì có tỉnh chỉ xây trụ sở với vài trăm tỷ, nhưng ngược lại có tỉnh phải cần mấy nghìn tỷ cũng không xong”, ĐB Nam nói.
Tiết kiệm trong mọi lĩnh vực
Trao đổi với PV bên lề kỳ họp QH, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cho rằng, việc đổi trụ sở cũ trên cơ sở bán đấu giá, mặc dù nguồn vẫn là của nhà nước, nhưng yếu tố hiệu quả phải được tính toán cụ thể. Song tinh thần chung là phải tiết kiệm ở tất cả các mặt chứ không chỉ riêng xây dựng trụ sở. Việc này phải dựa trên cơ sở tùy thuộc vào từng địa phương cân đối nguồn vốn ngân sách thế nào.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, nhiều nơi người ta thậm chí còn lo các vấn đề khác cho dân trước, song rồi mới tính làm trụ sở. Điển hình như Bình Dương, họ tập trung đầu tư cho vùng nông thôn, rồi trường học, bệnh viện trước sau đó mới quay lại làm đô thị. Làm như vậy là rất tốt và rất đáng hoan nghênh. Tương tự ở Đà Nẵng và một số tỉnh thành khác cũng theo hướng như vậy.
Theo quy định thì tất cả các dự án nói chung, dù quyết định gì thì quyết định nhưng phải cân đối được về nguồn vốn, không có chuyện địa phương quyết định rồi để trung ương đầu tư. Càng không có chuyện ngân sách của địa phương lẽ ra phải nộp về Trung ương mà giữ lại để làm những việc như xây dựng trụ sở được.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, trong các phiên họp Thường trực Chính phủ cũng có nhắc đến việc xây dựng trụ sở của các địa phương và đưa ra yêu cầu quy hoạch. Trước mắt, Chính phủ đang chỉ đạo tập trung nguồn vốn để kêu gọi đầu tư, thậm chí Chính phủ còn đề xuất phương án mạnh mẽ hơn là phải thanh toán xong nợ cũ mới bố trí cho dự án mới.

Dân chúng tôi còn nghèo, xây trụ sở nghìn tỷ làm gì?


Liên quan đến việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung, các chuyên gia và người dân cho rằng đây là một quyết định đúng đắn.

Người dân “méo mặt” vì trụ sở nghìn tỷ
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho một số địa phương lập quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung (sau đây gọi là trung tâm hành chính) theo hướng đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống hành chính tập trung.
Nhìn vào số tiền các tỉnh, thành xin để xây trụ sở bất cứ người dân nào cũng “méo mặt”. Đơn cử như: Hải Phòng (10.000 tỷ đồng); Khánh Hòa (hơn 3.000 tỷ đồng); Nghệ An (hơn 2.100 tỷ đồng); Hà Tĩnh (khoảng 2.000 tỷ đồng)...
Tuy nhiên, mới đây, để có điều kiện đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm việc đầu tư xây dựng trung tâm hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình này.
Yêu cầu trên của Thủ tướng Chính phủ đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Chị Quản Thị Xuân (Hà Nội): “Việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng trung tâm hành chính là hoàn toàn hợp lý. Dân chúng tôi còn nghèo, xây dựng trụ sở nghìn tỷ để làm gì?".
Chị Trần Ngọc Bích (Hà Nội): “Theo quan điểm của tôi, việc xây dựng trung tâm hành chính mới cũng có nhiều lợi ích bởi lẽ hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương chủ yếu phân tán”.
Theo đó, nhiều trung tâm hành chính của địa phương được xây dựng. Vì lẽ đó mà việc xây dựng trung tâm hành chính mới là hết sức cần thiết, hiệu quả, tiết kiệm, thuận lợi cho người dân cũng như công tác quản lý.
Bạn Hà Thị Dân, sinh viên trường Học viện Báo chí và tuyên truyền chia sẻ: Theo tôi thì quyết định này của Thủ tướng chính phủ hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt và phù hợp với tình hình nước ta hiện nay, chắc chắn người dân sẽ rất vui mừng.
Có một thực trạng đang diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố xây dựng trụ sở hoành tráng nhưng hiệu quả công việc không biết đến đâu. Trong khi nhiều nơi, người dân còn chịu nhiều khó khăn, đất cho trường học, bệnh viện không có, ngân sách không đủ để tăng lương,...
Chị Nguyễn Minh Hương (Thanh Hóa): Việc giải phóng mặt bằng để làm khu trung tâm đã là điều khó khăn nhưng những đơn vị hành chính mới xây lại bỏ đó để di dời đến trung tâm hành chính tập trung khác lại càng bất hợp lý hơn. Hơn nữa, việc xây dựng khu trung tâm hành chính cả nghìn tỷ liệu có thiết thực không khi mà cả 4 năm nay người lao động không được tăng lương?
Anh Hoàng Hữu Mỹ (Hà Nội): Chính phủ có quyết định dừng xây dựng khu trung tâm hành chính trong bối cảnh hiện nay là khá hợp lý. Bởi, tình hình ngân sách Nhà nước đang gặp rất nhiều khó khăn và tiếp tục khó khăn trong những năm tới.

Tỉnh Khánh Hòa đề xuất xây dựng Trung tâm hành chính tỉnh lên đến hơn 3.000 tỷ đồng, trong khi đó tỉnh này vẫn còn xấp xỉ 3% số dân là hộ nghèo.
Tỉnh Khánh Hòa đề xuất xây dựng Trung tâm hành chính tỉnh lên đến hơn 3.000 tỷ đồng, trong khi đó tỉnh này vẫn còn xấp xỉ 3% số dân là hộ nghèo.
Xay tru so ngan ty:Khong dung ngan sach, toi gi khong lam! >> 'Đua xây trụ sở nghìn tỉ': Cẩn thận nợ công 'ngấp nghé trần'
Đó là băn khoăn của Đại biểu QH Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, khi trao đổi với PV, bên lề kỳ họp Quốc hội.
“Bầu sữa” ngân sách hạn hẹp
Trong 2 năm gần đây, chi thường xuyên mỗi năm đã gấp khoảng 4 lần chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước. Trước bối cảnh tình hình kinh tế như hiện nay việc Chính phủ đầu tư xây dựng trung tâm hành chính tập trung sẽ khiến cho dư luận xã hội rất quan tâm bởi mức vốn đầu tư từ ngân sách cho dự án với quy mô nghìn tỷ là quá lớn.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính pháp, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Trong khi ngân sách Nhà nước đang khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều hạn chế, nợ nước ngoài còn ở con số khủng, việc tăng lương tối thiểu trở nên xa vời... thì lại đua nhau xây dựng trụ sở ngàn tỷ là hoàn toàn không phù hợp.
Việc sử dụng ngân sách Nhà nước để xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị đã được pháp luật quy định rõ ràng tại Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào khả năng ngân sách, tổng diện tích nhà làm việc hiện có, tổng biên chế, hợp đồng làm việc không có thời hạn, chức danh được duyệt của các cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc quy định tại quyết định này để quyết định việc xây dựng trụ sở làm việc cho từng cơ quan, đơn vị.
Bàn về vấn đề này, theo Luật sư Nguyễn Công Thành, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Việc xây dựng trung tâm hành chính gắn với việc nâng cao hiệu quả cải cách hành chính xét về góc độ nào đó là việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, nguồn vốn ngân sách gần như cạn kiệt, nợ công tăng cao, thu không bù được chi, nếu bỏ một lúc hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng trung tâm hành chính là điều không phù hợp, sẽ không nhận được sự đồng tình của số đông người dân.
Thực tế, mặc dù nền kinh tế được đánh giá là đang phục hồi nhưng tình hình ngân sách Nhà nước đang hết sức khó khăn và tiếp tục khó khăn trong những năm tới.
Chính phủ đã phải vay nợ rất nhiều với một khối lượng ngoại tệ không nhỏ. Chính vì thế mà việc tăng lương cho đội ngũ công chức đã phải chậm lại. Và gần đây, cụm từ “phải thắt lưng buộc bụng”, “cắt giảm chi tiêu công”… liên tục được nhắc đến…đã làm nóng nghị trường Quốc hội cũng như trong dư luận.
Do vậy, việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây là việc chưa nên quyết định vội vàng trong thời điểm hiện tại.

Viet Bao.vn (Theo Pháp luật Việt Nam >>>)

3 tỷ USD Bộ Tài chính đề xuất vay quốc tế lớn ngần nào?

Ngoài khoản vay 30.000 tỷ đồng từ NHNN, vay 1 tỷ đô từ Vietcombank, Bộ Tài chính còn đề xuất vay tiếp 1 tỷ đô từ Vietcombank, và vay quốc tế 3 tỷ đô để đảo nợ các khoản vay trong nước. (Ảnh: internet)
Ngoài khoản vay 30.000 tỷ đồng từ NHNN, vay 1 tỷ đô từ Vietcombank, Bộ Tài chính còn đề xuất vay tiếp 1 tỷ đô từ Vietcombank, và vay quốc tế 3 tỷ đô để đảo nợ các khoản vay trong nước. (Ảnh: internet)
9 tháng năm 2015 tình hình ngân sách rất khó khăn, huy động trong nước bằng trái phiếu chính phủ (TPCP) thấp, không đủ để trả nợ, khoản nợ 363.166 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD) trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2015-2016 chưa cân đối được nguồn, nên ngoài khoản vay 30.000 tỷ đồng từ NHNN, vay 1 tỷ đô từ Vietcombank, Bộ Tài chính còn đề xuất vay tiếp 1 tỷ đô từ Vietcombank, và vay quốc tế 3 tỷ đô để đảo nợ các khoản vay trong nước. Vậy thử hình dung 3 tỷ USD lớn thế nào?
Nợ công năm 2015 tăng cao, khoảng 61,3% GDP
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2015 của chính phủ tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII khai mạc ngày 20/10 đã đưa ra con số này, cao hơn so tỷ lệ cùng kỳ 2014 là 59,6% GDP.
Báo cáo nói rõ nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn trong khi cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Năm 2016, đặt mục tiêu bội chi ngân sách nhà nước 4,95%, triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ công.
Ngân sách phải trả hơn 16 tỷ USD nợ trái phiếu trong 2 năm
Trước việc có 363.166 tỷ đồng trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2015-2016, chính phủ vừa chính thức đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ.
Theo Bộ Tài chính, việc trả khoản nợ đến hạn trên là gánh nặng rất lớn, huy động vay trong nước rất khó khăn, không thể tiếp tục vay trong nước để trả nợ, trong khi đó, Luật Quản lý nợ công lại không cho phép vay ngoại tệ trực tiếp để trả nợ các khoản vay nội tệ. Do vậy, để bảo đảm an toàn nợ công, Chính phủ trình Quốc hội trong giai đoạn 2015-2016 việc phát hành khoảng 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, để trả nợ trong nước. Trái phiếu này sẽ có kỳ hạn 10-30 năm, như vậy sẽ đẩy lùi nợ kéo dài thêm, thế hệ sau mới phải trả.
Từ năm 2017, chính phủ sẽ phát hành trái phiếu quốc tế (TPQT) để bù đắp bội chi theo quy định của Luật Ngân sách sửa đổi để tiếp tục tái cơ cấu danh mục nợ trong nước và bù đắp thiếu hụt nguồn vốn nước ngoài, đảm bảo duy trì tỷ lệ dư nợ nước ngoài của chính phủ không quá 50% tổng nợ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh hiện chưa thể khẳng định chắc chắn về khả năng làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu an toàn tài chính trong dài hạn, do các vấn đề xung quanh kế hoạch phát hành 3 tỷ USD TPQT hiện vẫn chưa được cụ thể hoá. Chẳng hạn các vấn đề như hình thức phát hành, điều kiện đi kèm… Bên cạnh đó, phát hành 3 tỷ USD để sử dụng vào việc gì, chỉ tái cơ cấu nợ hay chi một phần cho đầu tư phát triển… cũng cần được làm rõ.
Một vấn đề khác là ngay cả khi kế hoạch phát hành đã rõ, thì triển vọng thu hút khách hàng trên thị trường TPQT cũng là điều đáng bàn. TS. Nguyễn Đức Kiên lo ngại trong thời điểm này phát hành TPQT với khối lượng 3 tỷ USD là khó thu hút người mua.
Ông Kiên lý giải, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế thế giới đến thời điểm hiện nay đều được dự báo trong năm 2016 sẽ giảm đi chứ không tăng cao như tính toán ban đầu. Bên cạnh đó, kinh tế trong nước cũng chưa đạt được ngưỡng hồi phục, mà ở đây phải đạt được ngưỡng trước khủng hoảng năm 2007 hoặc năm 2011. Cho nên lãi suất khi phát hành dài hạn ra thị trường quốc tế sẽ cao. Đặc biệt nếu phát hành để đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình hạ tầng thì khả năng “đắt hàng” sẽ càng khó khăn hơn.
Một dấu hiệu thực tế hơn cho thấy lo ngại này là có căn cứ. Đó là chỉ số CDS đánh giá mức độ rủi ro của việc nắm giữ TPCP của Việt Nam đã tăng trong hai tháng cuối quý III/2015, theo nhận định của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia.
Theo đó chỉ số CDS trong 5 năm tính đến giữa tháng 9 ở mức 260 điểm, cao hơn mức 200 điểm của đầu năm và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2014. Điều này cho thấy giới đầu tư nước ngoài đang gia tăng tâm lý lo ngại với nợ công. Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của TPCP đang kém hấp dẫn đi trong mắt NĐT nước ngoài.
Hiện chưa rõ trong khoản trái phiếu 3 tỷ USD mà Bộ Tài chính dự kiến huy động sẽ dành bao nhiêu % để chi trả nợ, song một chuyên gia tài chính cảnh báo, vay mới để trả nợ cũ là hậu quả tất yếu của việc không có nguồn trả nợ và khiến cho quy mô nợ tích tụ ngày càng cao. Cần lưu ý rằng năm 2014, Việt Nam đã phát hành 1 tỷ USD cũng để tái cơ cấu nợ.
3 tỷ USD to lớn ngần nào?
Để hình dung 3 tỷ USD mà chính phủ dự kiến vay quốc tế to lớn ngần nào, chúng ta hãy thử làm vài so sánh đơn giản.

3 tỷ USD tương đương 66.000 tỷ VND; tương đương 47 công trình tượng đài của Sơn La với dự toán 1.400 tỷ; nghĩa là sẽ đủ tiền xây gần 50 cụm tượng đài quy mô rất lớn tương tự ở Sơn la. Hoặc tương đương chi phí tổ chức được 6 lần đại lễ 1000 năm Thăng Long.

3 tỷ USD gần tương đương với số tiền vốn dự kiến sẽ thu được nếu Tổng Công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái hết vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp lớn là: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam; Công ty Cổ phần Viễn thông FPT; Công ty Cổ phần FPT; Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh; Tổng Công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc Gia; Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong; Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh; Công ty Cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam; Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang; Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Sa Giang.
Nếu so với gạo xuất khẩu, là một trong những mặt hàng chủ lực của nước ta, khối lượng xuất khẩu gạo 9 tháng đạt khoảng 5,02 triệu tấn, trị giá 2,29 tỷ USD, như vậy cả nước nỗ lực sản xuất lúa gạo, thu gom, chế biến, xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn trong một năm mới thu được tương đương 3 tỷ đô.
Chi ngân sách cần hiệu quả hơn
Tình hình nợ công và khả năng trả nợ không thể cải thiện nếu thâm hụt ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục tăng cao, chưa có triển vọng thu hẹp, dừng lại. Tức là chi ngân sách vẫn lớn hơn thu. Do đó song song với việc đi vay để trả nợ, thì việc giảm thâm hụt ngân sách và giảm nợ công là vô cùng quan trọng.
Để giảm chi NSNN, cần phải kiên quyết giảm chi đầu tư phát triển từ nguồn NSNN, giảm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước, giảm chi phí thường xuyên và giảm bộ máy nhà nước cồng kềnh với khoảng 7,5 triệu người đang hưởng lương từ ngân sách như hiện nay.




Những cuộc uống( rượu) giải sầu-Tản mạn của Nguyễn Ngọc Tư


TẢN MẠN

Đời còn dài những cuộc uống giải khuây

bé nhậu say
Thứ Hai,  24/8/2015, 07:04 (GMT+7)
Nguyễn Ngọc Tư 1 Nguyễn Ngọc Tư
(TBKTSG) – Ông già đóng cửa tiệm nước, kêu buồn, đi rủ bạn tổ hưu uống vài ly bia. Con gái hỏi sao buồn, ông gắt, biết rồi còn hỏi. Cái đài tưởng niệm ấy, rốt cuộc người ta vẫn xây. “Mình nói mà họ có thèm nghe đâu”, ông già cắm cẳn, khi dắt xe ra cửa. Chắc rồi, sao họ chịu nghe ông chủ quán cóc góc đường, một thường dân không tên tuổi – con gái nghĩ vậy, nhưng biết lời nào không nên nói, chỉ dặn vói theo “nhớ uống một chai thôi đó, yếu rồi”.
Trên đường dẫn bài báo mạng phản ứng mạnh nhất về vụ xây đền đài đắt đỏ, mẫu bình luận thứ 437 theo thứ tự từ trên xuống, là của ông già với đầy đủ họ tên, địa chỉ. Ông viết rằng dân mình nghèo quá, nước mình nợ nần chồng chất mà lãng phí chi. Xài xối xả không tiếc kiểu này chắc vì chẳng phải tiền họ làm ra, chớ của riêng thì vài ba ngàn cũng cân nhắc.
Từ khi con gái bày cho mấy đường lên mạng, ông già hay bày tỏ ý kiến ý cò của mình vào phần bình luận bên dưới vài bài báo chính luận mà ông quan tâm. Con gái cười, trẻ quan tâm đàn bà, già quan tâm đất nước. Chớ sao, ông già tằn mằn cọng râu, thiếu hai thứ đó sao được thành người?
Có dạo ông già đi làm vài chai suốt, đó là lúc họ dừng dự án chặt cây vỉa hè, hoãn vụ dẹp gọn trại trẻ mồ côi, ngưng đập bỏ ngôi chợ hai trăm năm tuổi, xử đẹp những quan chức địa phương lùa nhầm trâu bò của người nghèo về nhà mình. Vui, rủ bạn bè ra quán, bàn luận nổ trời. Nghĩ, nguyện vọng tâm tư mình rốt cuộc cũng được lắng nghe. Ông già hể hả bảo, hồi xưa gõ cửa quan khó, nhứt là từ hồi tụ họp chừng chục người đã bị coi là bất hợp pháp, giờ chỉ cần ghi vài dòng trên trang mạng của một tòa báo lớn, ý kiến mình cũng tới chỗ cần tới. Coi bộ có chút tín hiệu tiến bộ, họ bắt đầu coi trọng tiếng nói của dân.
nhậu4
Chỉ con gái trề môi dài thượt, bảo chưa chắc đâu, họ chỉ nhường mình mấy chuyện cỏn con, xử phạt những viên chức cấp thấp. Họ chỉ xức dầu gió những vết xước tầm thường, vẫn còn bao nhiêu vết thương sâu, còn bao nhiêu chỗ hoại tử hết đường cứu chữa, họ vẫn để đó. Như thể từ nhỏ con gái đã ăn suốt khổ qua hầm ớt hiểm, rau đắng nấu sa tế, sầu đâu nhồi tiêu sọ, nên ba mươi tuổi đầu lúc nào cũng nhìn vấn đề một cách đắng cay. Hay vì không thân thế, con nhỏ phải cất mảnh bằng thạc sĩ lên đầu tủ đi làm nhân viên bán hàng trong siêu thị, nên bất mãn cuộc đời.
Nên ông già sửng cồ khi con gái tiên đoán, vụ xây đền đài ngàn tỉ chẳng thể nào dừng lại. Sao không, dư luận vào cuộc rồi, bao nhiêu tờ báo rút tít “lãng phí” ngay trang bìa, bài báo nào cũng dùng những câu chữ mạnh mẽ để phản đối, những người có tiếng nói đầy sức nặng cũng lên tiếng can ngăn cuộc xài tiền thả dàn này. Và còn có hàng ngàn bạn đọc như ông già góp ý can ngăn, người nghèo không ngắm tượng đài mà no bụng, họ cần cơm gạo, họ cần con trâu để cày nương rẫy, đàn gà để đẻ trứng. Cái khí thế phản ứng bừng bừng vậy, giới chức trách đâu thể không nghe.
Nhưng rồi ông phát hiện ra cái cách nhìn đời đen thui của con gái, rủi thay luôn đúng. Họ chỉ thả con săn sắt cho đám dân ngây thơ như ông tưởng rằng người ta đã cúi xuống từng phận người. Đài tưởng niệm vẫn xây, và còn những cổng chào, những quảng trường cẩn đá hoa cương, những trung tâm hành chính bóng lộn, những cái chợ quê hoành tráng. Ông già có thay tên đổi họ, hoặc xui cả xóm biên hàng ngàn mẫu bình luận trên báo mạng, cũng không ngăn nổi tiền thuế của mình đổ vào công cuộc viển vông. Và còn nhiều cuộc viển vông bốc hơi mà chẳng để lại cái xác nào, dù tệ như cổng chào vào thành phố mà ai cũng bảo y chang lò gạch.
Càng nhớ càng rầu, mấy ông già kêu thêm chai nữa.
Con gái đón cha ở cửa, đỡ lấy những bước chân xương xẩu liêu xiêu, thương nhiều hơn giận, “đã nói uống một chai thôi mà, có chịu nghe đâu”. Phải giữ sức, mai kia sẽ còn uống hoài, chuyện buồn còn xảy ra dài dài để ông già dắt xe đạp đi làm vài ly. Con gái biết vậy, nhưng nó còn làm được gì ngoài việc lên mạng tìm coi có lá thuốc, bài thuốc nào phòng chống cao huyết áp cho người cao tuổi không thể nào kiêng cữ được rượu bia.
Ý kiến thì cứ ý kiến xây thì cứ xây( vì “được tiếng lẫn được miếng*)
Nguyễn Hưng Quốc
Ở Việt Nam, những năm gần đây, rộ lên những dự án xây dựng khổng lồ với kinh phí lên đến mấy trăm, thậm chí, mấy chục ngàn tỉ đồng như dự án xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam (11.000 tỉ đồng, tương đương với khoảng 550 triệu Mỹ kim), dự án xây Văn Miếu ở Vĩnh Phúc (271 tỉ đồng tương đương với hơn 13 triệu Mỹ kim), dự án xây nhà hát ở Hà Nội (117 tỉ đồng, tương đương với gần 6 triệu Mỹ kim), dự án xây tượng đài Mẹ Việt Nam tại Quảng Nam (411 tỉ đồng, tương đương với trên 20 triệu Mỹ kim). Gần đây nhất và cũng gây ồn ào trong dư luận nhất là dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh và quảng trường với quần thể kiến trúc chung quanh bao gồm đền thờ, đài tưởng niệm và viện bảo tàng tại tỉnh Sơn La với kinh phí lên đến 1.400 tỉ đồng (tương đương với 70 triệu Mỹ kim).
Báo chí ở trong nước cho biết, hiện nay trên cả nước đã có 101 tượng đài Bác Hồ Chí Minh trong các khuôn viên trụ sở cơ quan và 31 tượng đài ở các trung tâm hành chính và chính trị. Theo đề án quy hoạch hệ thống tượng đài Bác Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2030, người ta dự định xây thêm 58 tượng đài nữa, trong đó có 14 dự án đã được chấp thuận ở các tỉnh Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Các tượng đài này được chia thành hai nhóm: Nhóm A đặt ở các trung tâm hành chính cao từ 4 đến 9 mét; nhóm B đặt trong khuôn viên các cơ quan hay trường học cao từ 1.5 đến 3 mét.
Trên báo chí cũng như trên các diễn đàn mạng, nhiều người gay gắt phản đối các dự án ấy. Tất cả đều xuất phát từ một trong hai lý do chính: kinh tế và thẩm mỹ.
Về phương diện kinh tế, hầu như mọi người đều có ý kiến giống nhau: đất nước còn nghèo, nợ công chồng chất; tất cả các bệnh viện đều quá tải; nhiều địa phương chưa có đường và cầu có đủ chất lượng để dân chúng đi lại; nhiều gia đình còn thiếu ăn thiếu mặc; trẻ con đi học còn thiếu trường thiếu lớp, việc xây dựng những tượng đài với hàng trăm hay hàng ngàn tỉ đồng như thế là phí phạm, thậm chí, phí phạm một cách tàn nhẫn, hay nói theo chữ của Giáo sư Ngô Bảo Châu, trên trang facebook của ông, “khốn nạn” hoặc có vấn đề về “thần kinh”.
Về phương diện thẩm mỹ, hầu hết các tượng đài được xây dựng lâu nay đều rất xấu. Các bức tượng Hồ Chí Minh ở đâu cũng hao hao như nhau: hoặc đứng vẫy tay chào hoặc ngồi đọc sách hoặc ngồi/đứng giữa các em nhi đồng/bộ đội/người dân. Tất cả đều theo những khuôn mẫu sáo mòn, không có chút giá trị gì về nghệ thuật cả. Nhiều bức tượng vụng về đến nổi không đúng với giải phẫu nhân thể. Hơn nữa, nghệ thuật đúc đồng của Việt Nam còn lạc hậu, với những tượng đài lớn, người ta thấy rõ những vết nứt, những chỗ nổi bọt, độ dày mỏng không đều. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam cho “Việt Nam đang quá thừa các công trình tượng đài kém chất lượng”. Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn tại Úc, “Có thể nói rằng những công trình tượng đài đang ngự trị ở Việt Nam ngày nay, dưới cái nhìn của một người bình thường, là những hình tượng thô kệch, xa lạ, vô hồn, phi dân tộc, và lai căng.”
Thế nhưng, bất chấp sự phản đối của dân chúng, cả chính quyền trung ương lẫn địa phương ở Việt Nam đều tiếp tục các dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở khắp nơi. Một câu hỏi cần được đặt ra: tại sao như vậy?
Lý do đầu tiên được nhiều người nhắc đến là để các viên chức chính quyền kiếm chác. Kiếm chác bằng nhiều cách: Một là nâng giá thành lên thật cao để hưởng các khoản chênh lệch; hai là nhận hối lộ từ các công ty trúng thầu; và ba là được hưởng khoản tiền “lại quả” từ các công ty trúng thầu ấy (nghe đồn lên đến khoảng 30% trên giá thành được tính). Với những sự ăn chận như vậy, hầu hết các công trình hay tượng đài đã hoàn tất đều có vấn đề. Có tượng xây chưa xong đã đổ sập; có tượng mới xây xong đã hư chỗ này nát chỗ nọ. Lý do thứ hai là tâm lý chơi nổi vốn rất phổ biến, càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Ở đâu, trong lãnh vực nào, người ta cũng tranh nhau giành các “kỷ lục”: Hết tô phở lớn nhất đến chiếc bánh chưng lớn nhất, đòn bánh tét dài nhất, con đường gốm sứ dài nhất, v.v…
tượng HCM Saigon
Với tinh thần chơi nổi ấy, địa phương nào cũng muốn có những công trình hay những tượng đài được xem là hoành tráng nhất, nguy nga nhất bất chấp tình hình thực tế là phần lớn dân chúng tại địa phương còn bị xem là nghèo đói. Lý do thứ ba là nỗ lực thần tượng hoá lãnh tụ. Thì từ cả năm bảy chục năm nay, tính từ năm 1945, có lúc nào đảng Cộng sản lại không thần tượng hoá, thậm chí, thần thánh hoá Hồ Chí Minh? Người ta xây lăng cho Hồ Chí Minh. Người ta ra lệnh làm thơ, viết văn, dựng kịch để ca ngợi Hồ Chí Minh. Người ta bắt treo ảnh Hồ Chí Minh trên bàn thờ mỗi gia đình. Người ta lấy tên Hồ Chí Minh đặt cho thành phố lớn nhất nước. Và dĩ nhiên, người ta cho dựng tượng Hồ Chí Minh ở khắp nơi. Nhưng có lẽ chưa bao giờ người ta cần lãnh tụ như lúc này. Lý do là  chưa bao giờ tính chính đáng (legimimacy)  lại bị lung lay như lúc này. Đa số dân chúng không những bất mãn trước các chính sách về kinh tế, xã hội, giáo dục của nhà cầm quyền mà còn đặt vấn đề về lòng yêu nước của giới lãnh đạo. Đối diện với sự sụp đổ của mọi niềm tin từ dân chúng phải cầu cứu đến uy danh của Bác. Nhưng liệu  uy danh của Bac có đủ cứu họ không, đó mới là vấn đề.*

 

Xây tượng đài: Phải liệu cơm gắp mắm!!??

Cao Huy Huân‘s Blog
Cả tháng nay, vấn đề HĐND tỉnh Sơn La thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ gắn với quảng trường tại thành phố Sơn La vẫn nóng trên nhiều diễn đàn. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng. Nhiều ý kiến cho rằng Sơn La là một tỉnh nghèo, trong khi đó số tiền để xây tượng đài quá lớn, gây lãng phí.
Lãng phí vẫn kéo dài
Việc xây tượng đài, nhiều người cho rằng là chuyện “bình thường”. Tất nhiên, nó sẽ là bình thường nếu số tiền không lên đến hơn nghìn tỷ. Nó sẽ càng bình thường nếu số tiền ấy phù hợp với một nền kinh tế giàu có, dư giả, chứ không phải một nền kinh tế đã chững lại trong nhiều năm, đối diện với không ít khó khăn vĩ mô, lẫn vấn đề nợ công cao ngất ngưỡng như Việt Nam hiện nay.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, nếu tính theo con số của phía Việt Nam, hiện nợ công đã vượt xa mức 50% so với tổng GDP cả nước – mức báo động so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên đáng nói hơn, con số này còn vượt mốc 100% so với tổng GDP theo ước tính của nhiều chuyên gia. Vậy thì 1.400 tỷ có đáng không?
Nếu có ai vẫn trả lời “đáng”, thì có thể xem xét rõ hơn về bức tranh tổng thể của Sơn La – một vùng đất nghèo nàn, cằn cỗi, gian khó, nơi mà dân cần 1.400 tỷ để xây dựng các bệnh viện tử tế hơn, các trường học đàng hoàng hơn, những con đường chỉnh chu hơn, hay những dự án cải thiện hạ tầng xã hội để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Vậy thì tới đây, đổ 1.400 tỷ cho một dự án chỉ mang tính tinh thần ở một nơi người ta ăn chưa no, mặc chưa ấm, liệu có đáng không? Tin rằng, những người khó tính nhất cũng sẽ bị thuyết phục bởi câu trả lời “không”.
Con người ta sinh ra và lớn lên theo những nhu cầu sinh tồn và phát triển từ thấp đến cao. Khởi đầu là quyền được sống – được bảo vệ, được ăn no, mặc ấm, được học hành, được khám và chữa bệnh trong điều kiện tốt, được thở với nhịp đập của thời đại. Đến khi dân không còn phải học trong điều kiện thiếu giáo viên, thiếu trường lớp; khám và chữa bệnh trong những bệnh viện ọp ẹp; hay đi lại bằng những con đường đầy gian truân, cược mạng sống bằng những “chiếc cầu” dã chiến tạm bợ, chín phần chết một phần sống… thì khi đó người ta mới nghĩ đến những câu chuyện tinh thần.
Câu chuyện tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng nghìn tỷ đồng, và giờ là khu tượng đài cũng đắt đỏ không kém ở những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, khiến ai nấy đều hoang mang, phải chăng người ta có thể “ấm no” khi nhìn tượng thay cơm? Phải chăng căn bệnh màu mè, hình thức vẫn cứ âm ĩ, xoá bỏ cả những giá trị thực tế mà dân chúng vốn rất cần?
Liệu cơm gắp mắm
Ông bà ta có câu “liệu cơm gắp mắm”. Nước lớn thì “chơi” theo “kiểu lớn”, và nước nhỏ phải “chơi” theo “kiểu nhỏ”. Khi ngân sách có hạn – tiền dân có hạn, thì phải biết cân nhắc trước sau, việc gì nhịn được thời phải nhịn, phải lo cho dân ăn, học trước khi dựng nên những công trình tượng đài đầy tranh cãi, để rồi dân cũng chẳng có thời gian đến thăm viếng, chăm sóc các tượng đài vì phải lao động để kiếm ăn.
Hãy thử làm các phép tính đơn giản: 1.400 tỷ sẽ quy đổi ra hàng nghìn căn nhà tình nghĩa, tình thương khang trang, tử tế cho những người sống tạm bợ; không ít trường học cho bà con vùng sâu vùng xa; vô số con đường được thắp sáng; hàng trăm cây cầu vượt sông, vượt suối an toàn để dân không còn phải bơi qua sông, đu qua sông, thậm chí chui vào tui ni-lông để được kéo qua sông cuồn cuộn những con nước đục ngầu, hung dữ.
Lương tâm của nhà quản lý
Việc ban hành một quyết định gây ra những phản ứng mạnh mẽ của dư luận không chỉ đặt ra vấn đề trách nhiệm mà còn về cả lương tâm của người lãnh đạo. Tại sao lại bàn về trách nhiệm? Bởi dường như quyết định xây dựng khu tượng đài không thuận lòng dân, dù hội đồng nhân dân đã thông qua nghị quyết chứ không phải một cá nhân nào về mặt danh nghĩa.
Sự so sánh giữa nhu cầu ăn, mặc, học hành, chữa bệnh, an toàn… của dân với nhu cầu về tượng đài dễ dàng cho thấy sự chênh lệch giữa cái dân cần và cái mà các vị lãnh đạo cần. Tuy nhiên, quyết định thông qua dự án tượng đài chứng minh ý thức trách nhiệm của tầng lớp lãnh đạo địa phương sâu sát với dân chúng, hiểu nguyện vọng của dân đang có vấn đề. Thế nên, lẽ ra một dự án cộng đồng được người dân vỗ tay tán thưởng, thì ở đây, dân chúng lắc đầu ngán ngẫm, để rồi chẳng muốn làm quần quật để đóng tiền xây tượng đài khi cái bụng vẫn chưa no, cái thân chưa ấm.
Nếu có ai đó cho rằng các quan chức đã làm hết trách nhiệm, bằng chứng là nghị quyết do chính hội đồng nhân dân thông qua, thì lại nói về vấn đề lương tâm người lãnh đạo. Khi người dân đang khó khăn nhưng các dự án, chưa bàn đến tính chính đáng, phải được các lãnh đạo hướng vào các nhu cầu sinh tồn và phát triển, thay vì những dự án mang “dấu ấn” hình thức của một cơ quan nhà nước. Nhật Bản, Singapore,… trong những giai đoạn khó khăn nhất của quốc gia, họ đã chọn hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế là những mũi nhọn ưu tiên trong các dự án đầu tư phát triển. Kết quả là, sau chưa đầy 10 năm, kinh tế của họ có chuyển biến rõ rệt. Sau chưa đầy 50 năm, từ những quốc gia nghèo đói, họ đã trở thành những cường quốc hàng đầu khu vực với mức thu nhập cao vời vợi của người dân.
Câu chuyện xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, và mới nhất là khu tượng đài Bác Hồ không chỉ để lại một thực trạng đáng buồn về tính “phô trương”, mà còn là vấn đề trách nhiệm và lương tâm của người lãnh đạo với người dân chân lấm tay bùn.
* modified
Nói theo playgirl Ngọc Trinh gốc Trà Vinh ” Không tiền cạp đất mà ăn à ?” thì “không dự án(chạy dự án ) lấy đâu mà xây nhà cao cửa rộng,biệt thự resort, cho con du học Tây Mỹ. mua “xe con sang trọng?…..!!!?? TC 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét