BÍ ẨN KHOA HỌC 63
(ĐC sưu tầm trên NET)
BÍ ẨN “THÀNH QUỶ”
BẮC KINH GẶP PHẢI TRẬN THIÊN TAI KÌ LẠ
Hiện Tượng Cực Quang Và Địa Quang
HIỆN TƯỢNG CỰC QUANG VÀ ĐỊA QUANG
Cực
quang là hiện tượng tự nhiên đặc trưng ở vùng cực Bắc và cực Nam của
Trái Đất. Theo quan sát thì cực quang thường xảy ra ở những vùng thuộc
vĩ độ cao. Chính vì vậy mà những quốc gia thuộc vùng vĩ độ cao như Nga,
Na Uy, Đan Mạch, Canada,... mỗi năm cực quang xuất hiện hàng trăm lần.
Khi đó, nó chiếu rọi lên bầu trời những tia sáng với nhiều màu sắc khác
nhau. Những tia cực quang khi thì giống như ánh sáng đèn, khi thì giống
như những dải 1ụa sặc sỡ bay lượn theo chiều gió, có những tia lại như
ánh sáng của trăng rằm, hay của những viên ngọc quý. Màu sắc cũng rất
khác nhau: đỏ, xanh, vàng, tím, nhấp nháy trên bầu trời tạo thành một
bức tranh phong cảnh vô cùng Mỹ lệ.
Ở
vùng Đông Bắc Trung Quốc do vị trí gần Bắc cực nên đôi khi cũng có thể
nhìn thấy cực quang. Ngày 2 tháng 3 năm 1957, ở vùng Mạc Hà và một dải
vùng Hô Mã Thành giáp biên giới Đông Bắc Trung Quốc, đã xuất hiện hiện
tượng cực quang. Tối hôm đó, một vầng hào quang đỏ rực từ từ bay lên
không trung, chỉ trong nháy mắt đã biến thành một dải hồ quang tuyệt
đẹp, kéo dài từ vùng trời Hắc Long Giang ra tận phía nam. Dải ánh sáng
này tồn tại tới 45 phút làm cho cả vùng Đông Bắc Trung Quốc được chiếu
rọi toàn một. màu hồng. Ngày 15 tháng 7 năm 1959, ở vùng trời phía trên
400 vĩ Bắc cũng xảy ra hiện tượng cực quang, kéo dài từ 10 giờ tối hôm trước đến 2 giờ 34 phút sáng ngày hôm sau.
Từ
trước đến nay, cực quang đã được mọi người chú ý rất nhiều. Thời cổ
đại, người Eskimo cho rằng, cực quang là những đốm lửa được quỷ thần tạo
ra để dẫn dùng cho linh hồn của những người đã chết lên thiên đường.
Tất nhiên đây không đơn thuần chỉ là tưởng tượng.
Việc
nghiên cứu cực quang không hề đơn giản vì cực quang chủ yếu chỉ xuất
hiện ở hai cực Bắc, Nam và vùng phụ cận. Hơn nữa, cực quang chỉ có thể
quan sát, không thể thu thập lại được. Vậy thì cực quang được hình thành
như thế nào? Và nguồn gốc của nó từ đâu. Theo hiểu biết thông thường
thì sự hình thành cực quang có liên quan đến hoạt động của Mặt Trời, từ
trường của Trái Đất và bầu khí quyển. Mặt Trời là một quả cầu lớn nóng
rực và luôn chuyển động. Trong lòng của Mặt Trời không ngừng xảy ra các
phản ứng nhiệt hạch nên đã giải phóng ra một nguồn năng lượng lớn. Sự
hoạt động của Mặt Trời liên tục bắn vào vũ trụ vô số hạt mang điện.
Những hạt này va đập vào bầu khí quyển của Trái Đất. Do tác dụng của từ
trường Trái Đất nên chúng tập trung chủ yếu ở vùng trời cực Bắc và cực
Nam. Những phân tử khí của bầu khí quyển khi bị những hạt mang điện tích
này tác động vào liền phát quang. Đó chính là cực quang. Nhưng nếu nói
cực quang 1à do Mặt Trời tạo thành thì cũng không chính xác. Vì Mặt Trời
luôn luôn hoạt động, nếu theo giải thích như vậy thì cực quang cũng sẽ
không ngừng xảy ra. Nhưng trên thực tế, cực quang lại không thường xuyên
xuất hiện. Điều này chứng tỏ sự hình thành cực quang vẫn là một vấn đề
bí ẩn.
Địa
quang là hiện tượng lóe sáng thường xảy ra trong khoảng thời gian trước
khi có động đất. Ngày 4 tháng 2 năm l 975, vùng hiển Liêu Ninh - Trung
Quốc đã xảy ra động đất 7,3 độ richte. Tối hôm đó, toàn bộ bầu trời khu
vực Hải Thành đầy sương mù, tầm nhìn rất thấp, các xe tô trên đường quốc
1ộ bật đèn nhưng cũng phải đi rất chậm. Trước khi động đất xảy ra đã
xuất hiện một luống địa quang rất mạnh làm cho cả bầu trời sáng lên. Địa
quang chính là điểm báo trước động đất. Chính vì vậy ,mà có thể căn cứ
vào địa quang để dự báo động đất.
Trong
sách cổ Trung Quốc có ghi chép về hiện tượng địa quang nhưng lại không
ghi rõ nguyên nhân hình thành địa quang. Gần đây, người ta mới có thể
tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về địa quang và đưa ra rất nhiều cách giải
thích khác nhau. Có nhà khoa học cho rằng sự. phát sinh địa quang liên
quan tới bầu khí quyển, nham thạch và nước. Quá trình xảy ra động đất
cũng là quá trình giải phóng năng lượng. Trái Đất không ngừng chuyển
động làm cho nham thạch trong vỏ Trái Đất thay đổi hình dạng. Cùng lúc
đó, bản thân nham thạch cũng sinh ra một lực để chống lại sự thay đổi đó
gọi làm phản ứng. Cùng với sự thay đổi của nham thạch, lực phản ứng
cũng không ngừng tăng lên. Khi những lực này tích tụ tới một mức nhất
định, nham thạch sẽ đột nhiên vỡ tung và chuyển động hỗn loạn, giải
phóng ra một nguồn năng tượng lớn hình thành địa chấn cấp thấp. Những
sóng này rất có thể là nguyên nhân tạo nên địa quang. Cũng có nhà khoa
học cho rằng, nham thạch trong vỏ Trái Đất khi ở điều kiện có công suất
điện trở tương đối cao, sóng địa chấn sẽ làm cho nham thạch phát ra điện
trường, cao áp, từ đó tác động làm không khí phát quang. Cũng có người
cho rằng, dòng chảy của nước ngầm trong lòng đất, cũng có thể làm cho
mặt đất phát sinh dòng điện, mà dẫn tới hiện tượng địa quang.
Tóm
lại, nguyên nhân nào dẫn tới địa quang? Địa quang và động đất có quan
hệ gì với nhau? Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận cuối cùng
về vấn đề này.
Thành Cổ Ấn Độ Bị Hủy Diệt
THÀNH CỒ ẤN ĐỘ BỊ HỦY DIỆT
Ngay
từ những cuộc khai quật năm 1922, các nhà khảo cổ đã phát hiện ở lưu
vực sông ấn từng tồn tại một thành thị phồn vinh nhưng đã bị hủy diệt
rất sớm. Di chỉ của nó dược gọi là “Maxchitanda'', tiếng Ấn Độ nghĩa là
''Khe núi chết chóc'' nhưng không ít học giả cho rằng tên gọi ''Khe núi
hạt nhân chết chóc'' có vẻ hợp lí hơn.
Những
đợt khai quật trong nhiều năm ròng đã dần dần phát hiện ra những di chỉ
thành cổ văn minh ngày xưa còn nằm sâu dưới lớp đất dày. Tại đây, các
nhà khoa học tìm thấy dấu vết về những vụ nổ long trời đã từng nhiều lần
phát sinh trên mảnh đất này. Trong khoảng bán kính 1km tính từ trung
tâm vụ nổ, tất cả đều trở nên nát vụn. Cách khá xa vùng trung tâm còn
tìm thấy rất nhiều bộ xương người, nhìn tư thế của những bộ xương này có
thể nhận thấy cái chết đến với họ là hoàn toàn bất ngờ, không hề được
báo trước. Trong những bộ hài cốt này thật là kì lạ là lại chứa những
chất phóng xạ giống như trong thi thể các nạn nhân bị bom nguyên tử ở
Hiroshima và Nagasaki. Không chỉ có thế, các nhà khoa học còn vô cùng
ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng. đống gạch ngói đổ nát sau khi bị thiêu
hủy trong ngôi nhà thành cổ này trông rất giống với tình trạng của hai
thành phố Nhật Bán bị bom nguyên tử tàn phá, trên mặt đất, vẫn còn lưu
lại những dấu vết củal chấn động và phóng xạ hạt nhân.
Thông
qua những miêu tả trong bộ sử thi Ấn Độ vĩ đại “Mahabrahata'' 5000 năm
trước, người ta có thể hiểu ra đôi điều về sự hủy diệt ''Khe núi hạt
nhân chết chóc''.
“Trên
không nổi lên tiếng động ầm ầm dữ dội, tiếp theo là một luồng sét chói
lòa, từ phía nam một luồng lửa ngùn ngụt bốc lên trời cao, chói lòa như
vầng thái dương, rạch đôi bầu trời... Nhà cửa, đường sá và tất thảy mọi
thứ đều bị hủy diệt trong chớp mắt''.
Đây là một viên đạn nhưng mang uy lực của cả vũ trụ, cột lửa khói đỏ rực như mặt trời từ từ bốc lên, ánh sáng chói lòa.
“Cột
lửa đáng sợ khiến cho động vật chết cháy, sông hà sôi sục tôm cá bị
luộc chín, người bị lửa thiêu chết đen thui như khúc gỗ cháy, chim chóc
trên trời cũng bị thiêu chết, cây cối như bị cháy rụi héo tàn...''.
Có
lẽ chính vì thế mà cha đẻ của bom nguyên tử Oben người Mỹ đã từng mặc
nhận những điều ghi chép trong bộ thi cổ này đích thực là quang cảnh
người tiền sử bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân.
Các
nhà khảo cổ cũng tìm thấy một di chỉ tương tự “Khe núi hạt nhân chết
chóc'' ở vùng sông Ufaradi thuộc lãnh thổ Irắc miền Tây Á. Đào sâu xuống
lớp đất trong vùng họ phát hiện ra một nền văn minh tồn tại cách đây
khoảng 8000 năm. Ở lớp đất dưới cùng, họ đào được một thứ giống như thủy
tinh nóng chảy. Mới đầu các nhà khoa học không nhận ra là thứ gì, mãi
sau này ở khu thử vũ khí hạt nhân tại bang Nevada nước Mỹ họ mới tìm
thấy một hợp chất hoàn toàn tương tự. Rồi sau đó một loạt chất tương tự
được tìm thấy ở thượng lưu sông Hãng, trong hàng nguyên sinh Degon trên
sa mạc Sahara hay Gôbi ở Mông Cổ. Các vùng này đều có những đống phế
thải. Một số khối đá lớn dính liền vào nhau, mặt trên không bằng phẳng,
một số trường thành đã kết tinh sáng long lanh như thủy tinh, ngay cả
những đồ gia dụng bằng đá cũng bị thủy tinh hóa bề mặt. Trong khi đó để
bị nóng chảy đá cần phải có một nhiệt lượng 20000C, những núi
lửa hay những đám cháy rừng không thể đạt đến nhiệt độ cao như vậy, chỉ
có bom nguyên tử mới đủ điều kiện cung cấp một sức nóng đến thế.
Nhưng
cũng có người không đồng ý quan điểm trên. Một số nhà khoa học của Liên
Xô (cũ) cho rằng cần tìm nguyên nhân gây nên hủy diệt ở
“Maxachitandar'' trong giới tự nhiên. Họ cho rằng đây là sản phẩm của
''tia chớp đen'' (tia chớp hình cầu) gây ra. Tiến sĩ hóa học Mikhain
Dimintrinhep, trưởng phòng thực nghiệm của Trung tâm nghiên cứu y tế môi
trường công cộng của Liên Xô (cũ) đã nhiều năm nghiên cứu hiện tượng
này. Ông miêu tả những tác hại của ''tia chớp đen'' gây ra: nhỏ thì phá
hủy đồ điện và làm bị thương người và vật (nó có thể thiêu cháy người
đến mức không còn dấu vết gì), lớn thì huỷ hoại các công trình kiến trúc
và gây nên tai họa cháy rừng.
Vậy
“tia chớp đen'' là thế nào? Theo phân tích, đây là những chất hóa học
hoạt tính cao hình thành bởi sự tiếp xúc giữa các tia bức xạ mạt trời và
bức xạ vũ trụ và luồng điện trường, như ozôn, nitơ ôxit các hợp chất
gốc axit cácbon, hợp chất hyđro cacbon... Những chất hóa học này đủ khả
năng ẩn chứa một năng lượng cực lớn, không những có thể cháy phát
quang, mà trong điều kiện tích tụ lâu ngày có thể gây nổ lớn sinh ra một
nhiệt lượng từ 10.000 đến 15.0000C:Chúng còn có thể phát ra
khí độc giết người. Song trong trạng thái nhiệt độ thấp, chúng có thể
trong một thời gian rất lâu không sinh nhiệt hay phát sáng, không dễ
nhìn thấy ''tia chớp đen''. Có rất nhiều loại ''tia chớp đen chúng có
thể đồng thời tồn tại trong tự nhiên, loại nhẹ bay trên không trung, khi
mật độ trở nên dày đặc thì hạ xuống mặt đất, thường phóng ra những tia
sáng chói mắt. Chúng có thể tồn tại lâu trên lớp vỏ Trái đất hoặc dưới
lớp đất sâu, ngay trong khi trời quang mây tạnh cũng có thể phát sáng,
vì thế “tia chớp đen'' không phải là những ánh chớp bình thường, có thể
dùng cột thu lôi khống chế một cách dễ dàng mà chúng ta thường giải
thích với nhau.
Từ
những hình vẽ trên đá thời xưa có thể phán đoán 5000 năm trước, nhân
loại đã biết đến ''tia chớp đen''. Điều này cũng từng được ghi chép
trong một số thư tịch văn hiến của nhiều nước, trong đó có hai sự ghi
chép rất đặc sắc như sau:
Ngày
21 tháng 9 năm 1910, hàng triệu cư dân New York trong ba giờ đồng hồ đã
nhìn thấy trên bầu trời xuất hiện hàng trăm vật sáng (tức tia chớp
đen)''.
“Một
tối tháng 9 năm 1984. trong vùng Sarapov, nước cộng hòa tự trị Udmort
thộc liên bang Nga, người ta cũng thấy bầu trời bỗng sáng lên, hóa ra là
đang có vô vàn vật thể hình cẩu từ trên cao rơi xuống, chúng không rơi
thẳng mà lại quay vòng tròn uốn lượn rồi từ từ hạ xuống đất. Trong phút
chốc, mặt đất sáng rực như ban ngày, các nông dân ở những nông trang
trong vòng 20km đều có thể thấy rõ hiện tượng kì lạ này. Lúc đó một số
trạm biến áp đã bị phá hỏng''.
“Ngày
12 tháng 8 năm 1983, một đài thiên văn ở Mêxico đã chụp được một tấm
ảnh ''tia chớp đen'' đầu tiên đến nay những tấm ảnh loại này đã có rất
nhiều. Từ các tấm ảnh người nghiên cứu có thể thấy các ''tia chớp đen''
này thường tụ tập xếp thành những hàng dọc''.
Theo
phân tích và suy đoán của một sổ nhà khoa học, cư dân trong vùng
''Maxchitandar'' lúc đầu đã bị khí độc phát ra từ một khối lượng lớn
những ''tia chớp đen'' giết chết con người trong nháy mắt. (Chính vì thế
mà trên cơ thể của những nạn nhân không có dấu vết va đập mạnh). Tiếp
theo trên bầu trời thành phố cổ phát sinh một vụ nổ lớn, sinh ra những
sóng xung động cực mạnh và một nhiệt lượng lớn đến hàng vạn độ C, tất cả
nhà cửa đều bị huỷ hoại, người bị chôn vùi đá lên mặt đất bị nung chảy,
sức mạnh và khả năng tàn phá đó không kém một vụ nổ hạt nhân. Theo tính
toán, khi thảm họa xảy ra, trên bầu trời thành phố cổ này có thể xuất
hiện 2000 đến 3000 ''tia chớp đen'', mỗi ''tia'' có đường kính khỏang 20
đến 30cm.
Những
hiện tượng như vậy không chỉ xảy ra một lần duy nhất ở Maxchitandar,
theo ghi chép trong các tư liệu cổ thì trên thế giới đã có mấy chục vụ
thảm họa như thế xảy ra.
Về
nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của thành phó cổ Maxchitandar trên đây
chúng tôi chỉ đưa ra hai phương án giải thích, sai hay đúng nhất thời
khó có thể xác định rõ ràng. Hy vọng sau này sẽ có thêm những quan điểm
khác đáng thuyết phục hơn.
Bí Ẩn "Thành Quỷ"
Thế
giới bao la có muôn vàn điều kì lạ. Miền Tây châu Phi có một nơi gọi là
''thành quỷ”. Nơi đây thu hút rất nhiều nhà khảo cổ học đến nghiên cứu.
''Thành
quỷ'' được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Năm 1975, vừa mới tốt nghiệp
ngành khảo cổ học, Roldic Maikintos đã nghe nói đến một tòa thành quỷ
hoang vu, không một bóng người ở một vùng cách thành Kinna nước Ma Li,
miền Tây châu Phi khoảng 3km. Người bản địa cho biết thành quỷ là nơi cư
trú của người Kinna cổ đại, về sau không hiểu vì sao mà người trong
thành cứ biến mất một cách huyền bí. Những người tin vào quỷ thần thì
cho rằng ma quỷ đã bắt họ đi. Cho nên, cư dân quanh vùng không ai dám
bước chân vào nơi đó.
Ngày
30 tháng 1 năm 1977, được sự giúp đỡ ủng hộ của Chính phủ nước cộng hòa
Ma Li, Roldic Maikintos và một số chuyên gia khảo cổ học đã vào trong
thành quỷ, bắt đầu quan sát nghiên cứu.
Xem
xét những di chỉ phòng ốc, nền móng, tường bao, đoàn khảo cổ nhận ra
đây từng 1à nơi cư trú của hàng ngàn người. Có điều, căn cứ vào những
loại công cụ khai quật được thì không thể xác định gì về tộc người đã
sống ở đây. Cùng với việc đẩy mạnh quá trình khai quật, các cổ vật tìm
được ngày càng nhiều như: vỏ ngũ cốc, xương động vật, những đồ sứ không
nguyên vẹn tượng người bằng gốm... Những chứng cứ thu được đã chứng minh
cho sự tồn tại của một nền văn minh xa xưa nhưng đã có trình độ khá
phát triển và quy mô tương đối lớn. Thông qua việc nghiên cứu những mẫu
vật thu được, các nhà nghiên cứu đã xác định ngôi thành cổ này được xây
dựng trong khoảng thế kí V, đến thế kỉ XIV thì đã bị bỏ rơi trong hoang
vắng.
Giới
học thuật xưa nay vẫn cho rằng vào thế kỉ thứ IX, Người Ả Rập ở Bắc Phi
đã tiến vào sa mạc Sahara, và sau khi tiến hành quá trình trao đổi hàng
hóa, khái niệm đô thị hóa mới truyền đến miền Tây Phi. Theo những mốc
thời gian này mà suy luận thì thị thành cổ ở vùng Tây Phi không thể xuất
hiện trước thế kỉ XIII. Cho nên, “tòa thành quỷ'' không những gây chấn
động mạnh trong giới học thuật, mà còn đẩy thời gian xuất hiện văn minh
Tây Phi lùi xa hơn nữa vào quá khứ. Thế nhưng tòa thành cổ này do ai xây
dựng? Cư dân trong thành sinh sống bằng nghề gì? Cơ sở nào khiến cho
nơi đây sớm có được một qui mô như vậy. Đó là những câu hỏi hóc búa đặt
ra trước các chuyên già khảo cổ học. Để nhanh chóng tìm ra câu trả lời,
vào năm 1981 Roldic Maikintos lại một lần nữa dẫn đầu một đoàn chuyên
gia khảo cổ trở lại khai quật thành quý. Lần này, do công tác khai quật
được tiến hành một cách tỉ mỉ và lưỡng hơn trước nên họ đã sớm thu được
những kết quả khả quan. Đầu tiên là việc phát hiện dấu vết của một gia
đình người Kinna cổ đại có cơ cấu tương tự mô hình gia đình người Kinna
hiện đại, tiếp theo lại khai quật được một số vòng đeo tay bằng sắt, đá,
hoa tai vàng, lưỡi câu cá, dĩa sắt đâm cá, dao sắt và đồ gốm. Đến lúc
đó đoàn khảo cổ đã có những phán đoán mới về thành quỷ, họ cho rằng cư
dân trong thành có nhiều nhất khoảng 200.000 người, họ sống bằng nghề
chế tạo đồ sắt, gốm hay vàng, cũng có cả người làm nghề buôn bán, trao
đổi hàng hóa. Nhưng điều làm đau đầu các nhà khảo cổ là ai 1à người đến
để buôn bán với họ? Đây 1à một vấn đề cực kì quan trọng, bởi nó giúp ta
xác định được dân tộc nào đã đến Bắc Phi trước tiên, dạy người Kinna cổ
xây thành thì, rồi lại khiến cho người Kinna cổ phải biến mất trong thần
bí. Giới khảo cổ một mực cho rằng đó không phải 1à người La Mã, người
Ai Cập hay người Byzantine, điều này đồng nghĩa với việc phủ định loài
người trên Trái Đất. Thế là có người cho rằng từng có người ngoài
Trái Đất đến sống ở đây, dân bản địa gọi nơi đây là thành quỷ cũng có
thể vì nó giống với cách xuất hiện của người ngoài Trái Đất. Nhiều
người cho rằng những vị khách này đã đến đây dạy người Kinna cổ biết
xây thành, biết buôn bán trao đổi hàng hóa rồi họ lại lặng lẽ ra đi. Sau
đó, do không còn sự chỉ đạo của họ người Kinna đã sa sút nhanh chóng và
dần dần tảng đi nơi khác. Đây chỉ là một phỏng đoán mạnh dạn chứ thực
sự ra sao cần phải chờ những nghiên cứu sâu hơn của các chuyên gia khảo
cổ học.
Bắc Kinh Gặp Phải Trận Thiên Tài Kỳ Lạ
Trong
hầu hết các tài liệu lịch sử đồ sộ đời Minh Thanh (Trung Quốc) đều miêu
tả lại một sự kiện về thiên tai kì lạ trong thành Bắc Kinh. Dù sự việc
đã xảy ra hơn 300 năm rồi nhưng những ghi chép các hiện tượng kì lạ về
thiên tai khiến các nhà khoa học chưa thể giải thích nổi.
Sự kinh hoàng từ một tiếng nổ lớn
Sáng
ngày 30 tháng 5 năm 1862 (mùng 6 tháng 5 năm Minh Hi thứ 6, Thiên Khải)
bầu trời trong xanh không một gợn mây, khắp nơi trong thành Bắc Kinh
đều rất yên bình.
Lúc
đó, từ hướng đông bắc bỗng vang lên tiếng sấm ầm ầm, âm thanh đó chuyền
dần sang phía tây nam cùng với một tiếng nổ long trời lở đất. Trong chu
vi mười mấy dặm gần Đông Xưởng (nay là khu phố Tượng Lai Tuyên Vũ Môn)
bỗng chốc cát bụi mù mịt, ngay sau đó trời đất tối sầm lại, không lâu
sau thì bị bao phủ bởi một màn đêm đen. Đúng lúc mọi người đang hoảng
hốt lo sợ thì mặt đất dưới chân rung chuyển dữ dội. Hàng vạn ngôi nhà ầm
ầm sụp đổ, tung bay khắp trời. Dân trong thành bị vùi trong đống đổ nát
có những gia đình cả nhà bị đè chết. Từ ngõ nhỏ phố lớn mọi người tranh
nhau tháo chạy, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng kêu gào, sợ hãi náo loạn
khắp nơi.
Đang
trong lúc hỗn loạn đó thì có một đàn voi lớn cũng ầm ầm tháo chạy giẫm
chết và làm bị thương không ít người. Sau này người dân mới biết đàn voi
đó là từ chuồng voi ở gần vườn nuôi voi của hoàng cung bị sập đổ khiến
cho bầy voi hoảng loạn bỏ chạy.
Một
lúc sau, trời dần sáng trở lại, mọi ngươi chưa kịp định thần thì lại có
một tiếng ầm ầm lớn, mặt đất bỗng nhiên nứt lộ ra một khe lớn sâu đến
mười mấy trượng. Chỉ thấy từ dưới khe bốc lên mây khói mịt mù, tỏa ra
bay cuồn cuộn theo hướng đông bắc.
Chuyện lạ liên tiếp xảy ra khiến hoàng đế cũng phải kinh hoàng.
Trong
thảm họa, số người chết thành Bắc Kinh lên tới hơn 2 vạn người, ngay cả
trong hoàng cung cũng có người không thoát khỏi số phận bi thảm. Theo
ghi chép của sử sách thì khi xảy ra chấn động, hoàng đế Thiên Khải đang
dùng bữa trong cung Càn Thanh, cơn chấn động dữ đội khiến cho vị hoàng
đế có thái độ khác thường. Ông là người đầu tiên chạy ra ngoài cửa cung.
Trên đường thông ra điện Giao Thái, một tấm ngói bỗng rơi xuống đầu
viên thái giám làm ông này chết ngay lập tức... Tất cả những người thợ
kiến trúc đang làm việc trong Tử Cấm Thành đều bị rơi xuống khỏi giàn
giáo, hơn 2000 người bị thương.
Sự
tàn phá của cơn động đất khiến cho phạm vi hơn trăm dặm xung quanh
thành Bắc Kinh bị ảnh hưởng, phía đông đến tận Thông Châu, phía nam đến
tận Hà Tây, phía bắc đến ta Mật Vân. Xương Bình. Ở những nơi cách Đông
Xưởng không xa còn xuất hiện một loạt những hiện tượng kì lạ.
Con
sư tử đá nặng 5000kg ở đường Thạch Phò Mã bình thường hàng trăm người
cũng không thể nhấc nổi lại bay ra tới tận ngoài cửa Thuận Thành.
Ở phía cửa Tây An: những vụn sắt nhỏ bằng hạt gạo bay tứ tung trên bầu trời.
Ở
phía đường Trường An từ “trên trời'' bất ngờ rơi xuống toàn đầu người.
Còn bên ngoài cửa Đức Thắng, chân cẳng người rơi xuống nhiều vô kể khiến
mọi người kinh hãi.
Ở vùng Mật Vân bỗng rơi xuống đất hơn 20 cây cổ thụ...
Sau
cơn chấn động không lâu, những người may mắn sống sót đều nhìn thấy
trên bầu trời xuất hiện những đám mây hình thù kỳ quái: có đám giống dây
rợ lằng nhằng, có đám giống cây linh chi, còn có đám thay đổi nhiều màu
sắc khác nhau. Những đám mây cứ lơ lửng trên bầu trời.
''Tất cả mọi người đều không còn quần áo''
Điều
khiến người ta không thể tưởng tượng được là những người bị chết hoặc
bị thương trong thảm họa này bất kể là già trẻ, gái trai tất cả đều trần
như nhộng, quần áo, giày tất của họ không biết biến đâu?
Nghe nói những phụ nữ ngồi kiệu hôm đó cũng đều bị mất hết quần áo, giống như là có một vật gì đó vô hình đã lột hết quần áo trên người họ, chớp mắt đã không thấy đâu nữa.
Những ghi chép về việc mọi người trần như nhộng lúc rà chấn động có trong rất nhiều điển tích lịch sử có liên quan.
Vậy thì quần áo của mọi người đâu hết cả?
Theo
ghi chépp thì sau trận động đất có người nói rằng ở Tây Sơn lại phát
hiện thấy rất nhiều quân áo của người trong thành. phần lớn bị mắc trên
cành cây. Ở Xương Bình, quần áo chất thành núi, đồ dùng, trang sức, tiền
bạc có đủ cả. Đây đúng là một chuyện kỳ lạ từ trước tới nay chưa từng
có.
Chuyện hoang đường quái đản nhưng không thể nghì ngờ . .
Điều
đáng nói là những chuyện kể trên tuy hoang đường khó tin nhưng những
ghi chép đó đều được viết ra từ các quan chức và nhà sử học có uy tín
đời Minh. Những nhà sứ học này như: Đàm Thiên, Kế Lục Kỳ học giả Ngô Vĩ
Nghiệp, Châu Di Tôn.,. đều được người đời sau công nhận là những người
có học vấn uyên thâm cẩn thận, họ viết sử thì có thể nói là không một
chữ nào là không có xuất xứ tính chân thực của nó thì có thể thấy rằng
hậu quả của trận thiên tai này xảy ra khá nặng nề. Nhưng nó lại hoàn
toàn không giống với bất kỳ trận thiên tai nào sự khác biệt khá rõ nét
gồm: thứ nhất là phạm vi bị thiệt hại chỉ giới hạn trong 3-4 dặm ở góc
tây nam thành Bắc Kinh, thứ hai là tất cả những người trong khu vực
thiên tai đều bị trần truồng, còn quần áo thì lại bay đến vùng
núi cách đấy mấy chục dặm. Chỉ hai điểm này đã có thể thấy rằng trận
thiên tai 300 năm trước này là cơn chấn động có một không hai trong lịch
sử Trung Quốc .
Có nhiều ý kiến suy đoán nhưng vẫn không giải thích được
Sau
khi trận thiên tai xảy ra,trong triều nhà Minh trên dưới đều hoảng hốt
lo sợ. Người ta không có cách gì giải thích nguyên nhân chuyện này liền
có những suy đoán lung tung. Có người nói rằng đây là báo ứng những hành
động bất trung bất nghĩa của bọn gian thần, có người thì cho là ông
trời đang trừng phạt hoàng thượng, để ông ta tự kiểm điểm lại mình.
Những suy đoán không có căn cứ khoa học này không chứng minh được gì.
Vậy thì tai họa này có phải là động đất không?
Trong
cuốn ''Minh sử'' ghi chép rõ ràng rằng: “Hôm đó, tai họa ở Đông Xưởng''
mà không hề nói là động đất ''Niên biểu tự 1iệu địa chất Trung Quốc''
cho biết: “Thấy trong các sách ghi địa chấn hôm đó (mùng 6 tháng 5 năm
Thiên Khải) không thật sự là địa chấn''.
Cơ
quan nghiên cứu địa chấn cho rằng khi xảy ra thảm họa 300 năm trước thì
thời kỳ đó chưa xuất hiện động đất. Hơn nữa, trận động đất lớn ở Đường
Sơn năm 1976 có phạm vi lớn và cường độ mạnh hơn rất nhiều so với tai
họa 300 năm trước ở Bắc Kinh, vậy mà không hề có hiện tượng người chết,
người bị thương trần như nhộng; đồng thời động đất cũng không thể nào
khiến buổi sáng trong lành trong phút chốc tối đen như mực'' được.
Từ đó có thể rút ra kết luận rằng động đất không thể gây ra những hiện tượng kì quái như tai họa đó được.
Có
người cho rằng, thảm họa đó là do thuốc nổ gây nên. Nhưng theo sử sách
thì Đông Xưởng hồi đó là hậu cần quân đội quản lý, việc xây dựng và tiền
bạc lương thảo, chứ không phải là kho chứa thuốc nổ. Nhưng cho dù là
thuốc nổ có phát nổ thì cũng không thể có sức mạnh ghê gớm như vậy được
càng không thể làm cho quần áo của mọi người bay ra ngoài mấy chục dặm được. Vì vậy đây không phải là những chứng cứ để giải thích được nguyên nhân tai họa.
Không thể bỏ qua những ghi chép đầu tiên
Dù mấy “trăm năm nay rất ít người quan tâm chú ý đến trận thiên tai kì lạ này, nhưng năm 1983 có
người đã suy đoán dựa trên ghi chép trong các tài liệu lịch sử rằng,
tai họa này là do một vật thể có sức mạnh cực lớn phát nổ gây ra. Một
nhà nghiên cứu tên là Phàn Cánh đã phát hiện thấy rất nhiều ghi chép
trong sách sử về việc khi xảy ra tai họa thì có UFO (vật thể bay không
xác định) xuất hiện, xin chép ra để bạn đọc tham khảo:
“Tuy
Khấu kí lược'' có ghi: Vào đầu tháng 5 năm Thiên Khải thứ 6, thấy cầu
lửa bốc lên ở miếu thần Lửa thuộc Hậu Tể Môn. Tiếp đó ở góc tòa thành có
hàng nghìn ngọn lửa, cuộn vào nhau như bánh xe. Đến giờ Tỵ ngày mùng 6,
Đông Xưởng bốc cháy và xảy ra tai họa.
Sách
“Đế kinh cảnh vật lược'' có ghi: Giờ Tỵ ngày 6 tháng 5 năm Thiên Khảo
thứ 6, nội thị ở cửa Bắc An bỗng nghe thấy tiếng nhạc lúc thanh lúc
trầm, cứ như thế 3 lần. Nội thị ngạc nhiên đi kiểm tra thì phát hiện
thấy tiếng nhạc phát ra từ trong miếu. Lúc đó họ mở cửa điện bỗng thấy
có vật gì giống như những qủa cầu tưng bừng bốc lên trời, họ đều kinh
ngạc. Trong chốc lát, có tiếng chấn động ầm ầm.
Sách
“Đông Lâm thủy mạt” có ghi: Đêm nay mùng 2 tháng 5, thấy ở góc tòa nhà ở
cửa trước có đám lửa lớn màu xanh giống như hàng trăm bó đuốc, trong
chốc lát chúng gộp lại một, giống như bánh xe
Những
sự kiện trên đã từng xảy ra ở thành phố Bắc Kinh, khiến cho các nhà
khoa học Trung Quốc và nước ngoài hết sức quan tâm. Tuy nhiên cho đến
nay nguyên nhân dẫn đến sự việc trên vẫn còn là điều khó lý giải.
Nhận xét
Đăng nhận xét