Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Tư liệu về tâm linh 25

(ĐC sưu tẩm trên NET)

CHUYỆN TÁI SINH CỦA SAMTEN
Thích Nguyên Tạng dịch

---o0o---


Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche, sáng lập viên Hội Bảo vệ Truyền thống Phật giáo Đại thừa (năm 1975, văn phòng trung ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ). Hiện tổ chức này có gần một trăm chi nhánh trên khắp các châu lục. Vừa qua, một tu viện tại Nepal đã cử hành lễ "thụ phong" cho một chú bé bốn tuổi mà giới PG Tây Tạng xem đây là người tái sinh của cụ bà Amala (cố mẫu thân của Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche). Dưới đây là bài viết của Sư cô Robina Courtin, người Hoa Kỳ, đúc kết lại những gì đã nghe và thấy về cuộc "hành trình chuyển tiếp" khá lý thú này.

"Tôi đã tìm thấy được mẹ tôi", Ngawang Samten, chị của Thượng tọa Zopa, la lên một cách vui sướng khi vừa gặp lại cô Merry Colony (người Anh), vào tháng Tám năm 1993, sau hai năm vắng mặt từ ngôi làng bé nhỏ, nằm trong vùng núi đá lởm chởm thuộc vùng Khumbu, nước Nepal.

Trong thực tế, cụ bà Amala, bà thân sinh của Thượng tọa Zopa Rinpoche, được rất nhiều người biết đến, đã qua đời vào đầu năm 1991. Merry nghĩ rằng chắc Ngawang Samten muốn ám chỉ một điều gì đó có liên quan đến sự tái sinh của cụ Amala. Merry rất thân với cụ Amala và Ngawang Samten trong dịp cô đến tu thiền trong một hang động gần đó và thường đến thăm họ ở chùa Lawudo. cả hai đều là nữ tu, công việc chính của họ là chăm sóc các hang động và ngôi chùa này. Họ đến đây từ Thami, Tây Tạng.

"Gia đình tôi rất nghèo", Ngawang Samten nhớ lại, "bố tôi qua đời lúc em trai tôi-Sangye-còn trong bụng mẹ. Mẹ tôi suốt ngày đi chặt củi đổi lấy gạo để nuôi cả gia đình. Bà chỉ kiếm vừa đủ để nuôi anh em chúng tôi và bà thường lượm những mảnh vải người ta vứt trong thùng rác để may áo quần cho chúng tôi".

"Và bà ta thường đến biên giới Tây Tạng (hai ngày đi bộ) mua muối", Merry nói, "đem về bán cho người ở trong làng. Bà cụ là một người nhỏ nhắn nhưng rất khỏe mạnh, bà đã làm mất đi nhiều ngón tay của mình khi chặt củi. Giống như nhiều người ở miền núi, bà cụ không biết chữ, bà cũng không biết nhiều về giáo lý. Nhưng bà tin tưởng đức Bồ Tát Quán Thế Âm và siêng năng thọ trì câu thần chú "Án ma mi bát di hồng" trong mọi lúc, mọi thời. và bà cụ rất tận tụy với các Tăng Ni. Mỗi ngày bà đều chăm sóc hang động, quét dọn, cúng dường hương đăng trên các bàn thờ".

Gần đây, Thượng tọa Zopa Rinpoche cũng cho biết rằng: "Sau khi làm xong mọi việc trong chùa mỗi ngày, bà cụ đều đến đảnh lễ Phật và cầu nguyện cho tôi. Bà cụ nói là bà cầu nguyện cho tôi 3 lần trong một ngày-sáng, trưa và buổi tối".

"Mẹ cầu nguyện những gì?", tôi hỏi bà cụ, "bà nói rằng bà chỉ cầu mong chư Phật gia hộ cho tôi vượt qua mọi chướng ngại trên con đường tu học của mình" .

Vào tháng 12 năm 1990, cụ Amala muốn đi thăm đức Đạt Lai Lạt Ma (ở Ấn Độ) trước khi cụ qua đời. Già và yếu, nhưng bà vẫn cố gắng băng núi đèo để đến Kathmandu, và rồi đến đỉnh Sarnath (Bắc Ấn), đi cùng với bà có cậu út Sangye và Ngawang Samten.

"Đó là ngày trăng tròn tháng Giêng năm 1991", Sangye nhớ lại, "cũng là ngày cuối cùng của khóa tu mật tông Kalachakra. Suốt ngày hôm đó, cụ Amala, chị Ngawang và tôi đã dự lễ điểm đạo của đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó chúng tôi trở lại túp lều và cụ Amala bảo: "mẹ muốn nghỉ ngơi, đừng quấy rầy mẹ".

"Chúng tôi linh cảm là có một điều gì đó sắp xảy ra, chúng tôi quanh giường của cụ khoảng mấy phút sau, cụ trở mình nghiêng bên phải và rồi "mất" tại đó. Khuôn mặt của bà như đang ngủ". "Bà cụ vẫn nằm trong tư thế "kiết tường" như vậy trong 3 ngày, nét mặt đẹp hơn, sáng hơn. Chúng tôi không chạm đến thi thể của cụ cho đến chiều ngày thứ ba, nét mặt vẫn không thay đổi. Chúng tôi tiến hành tang lễ và hỏa táng sau đó. Có hơn 200 Tăng Ni và Phật tử đến dự". "Rõ ràng vào ngày cụ Amala qua đời là ngày trăng tròn, người dân trong vùng Lawudo (ở Nepal) nhìn thấy một con chim ưng lông trắng bay lượn ba vòng ở trong vùng rồi sau đó bay về hướng Đông Tây Tạng. Sau này họ nói với tôi về điều đó, họ nói là họ rất ngạc nhiên.

Trên đây là toàn bộ câu chuyện mà Ngawang đã kể cho cô Merry nghe, khi cô đến thăm Lawudo vào tháng Tám năm 1993.

Vào đầu tháng Bảy năm đó (1993), Ngawang Samten hay tin một người bạn láng giềng của chị là Lhakpa bị tai nạn, vì thế chị quyết định đi thăm cô ta. Ngawang không gặp cô ta từ khi cụ Amala qua đời. Gia đình cô dời về ở một ngôi làng Genukpa cách chùa Lawudo khoảng mười lăm phút đi bộ.

Đó không phải là nơi gần với Lawudo, nên Ngawang Samten và Lhakpa ít khi gặp nhau. Lhakpa bị thương ở chân nhưng không nặng lắm. Cô ta rất mừng khi gặp lại Ngawang Samten. Lhakpa có 4 đứa con, đứa nhỏ nhất là một cậu bé được sanh sau khi cụ Amala mất vài tháng ở Ấn Độ. Lhakpa bắt đầu nói với Samten về đứa con trai út của mình. Nó là một đưá trẻ thông minh lạ thường, cô ta nói, từ khi nó tập nói lúc 2 tuổi, chú bé thường nhắc đến chùa Lawudo, một ngôi chùa mà chú chưa từng biết đến bao giờ. Vì thế, điều này làm cho cô ta và cả gia đình rất kinh ngạc.

Và khi Ngawang Samten gặp riêng chú bé, chú dường như nhận ra chị, và chú yêu cầu chị đưa chú đi thăm chùa Lawudo. Chú bé là một đứa trẻ đẹp và khỏe mạnh, chú bày tỏ sự quen thuộc đối với Lawudo - nhắc đến tên của 3 con bò chẳng hạn. Và chú tiếp tục nói là chú muốn đi đến đó: "Đó là nơi mà cháu đã từng sống", chú nói. Ngawang Samten rất ngạc nhiên và chị bắt đầu đến thăm chú bé thường xuyên hơn và luôn luôn tìm thấy những điều tương tự. chú yêu cầu chị: "Hãy đưa cháu về Lawudo đi".

Một điều đáng chú ý hơn, là chú thường nhắc đến Sangye, Thượng tọa Zopa Rinpoche và ngôi tu viện Kopan của Ngài, trong khi tu viện đó ở dưới thung lũng Kathmandu. "Cháu tự hỏi không biết khi nào Thượng tọa và Sangye sẽ đến thăm cháu, chú nói. Ngawang Samten đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chú đưa ra những thông tin mới hơn: "con đường đi đến tu viện Kopan rất xấu, có lẽ họ đang bận rộn sửa sang lại nó". Rõ ràng, đó là sự thật. Chú bé cũng thường bày tỏ ý định muốn đến Kopan một mình.

Một ý tưởng nảy sinh, phải chăng chú bé này là một bằng chứng tái sinh của mẹ chị? Ý tưởng đó đã ngự trị và trở nên rối bời trong đầu óc của Ngawang Samten nghĩ rằng mình không thể ngạc nhiên và bỏ qua cơ hội này và chị quyết định trắc nghiệm chú bé.

Cuối cùng, chị đưa chú bé về thăm chùa Lawudo. "Ngay khi bước vào phòng ăn", chị nhớ lại "chú bé bắt đầu mô tả nhà bếp, những băng ghế, cái lò sưởi và điều đáng chú ý là chú chạy lên chánh điện và đi kinh thành mấy vòng-giống như cụ Amala đã từng làm, dù ở đây chú hay bị vấp và té, bởi vì chú nhỏ quá".

Ngawang Samten cùng kiểm tra với Hòa thượng Wangchuk, một Lạt Ma địa phương lừng danh trong việc quan sát các trường hợp như thế. Và Ngài đã xác nhận chú bé này đúng là người tái sinh của cụ Amala.

Thích Nguyên Tạng dịch
( Theo tạp chí Mandala,tháng 11/1997)
SỰ TRỞ LẠI CỦA NGƯỜI CHỒNG TIỀN KIẾP
Năm 1974 gia đình chị Lê Thị Khanh H. tổ chức lễ cưới cho chị rất linh đình tại một khách sạn lớn ở Sài Gòn. Hai vợ chồng chị đi Ðà Lạt để hưởng tuần trăng mật. Trên đường xe chạy đến Ðà Lạt chồng chị là anh L., một sĩ quan không quân, cứ nhắc đi nhắc lại một câu chuyện thật lạ lùng: "Ðây là lần cuối cùng tụi mình đến Ðà Lạt chơi". Chị Khanh H. bảo chồng đừng nói câu kỳ quặc đó nhưng anh ta cứ nói và còn bảo: "Em à! Lần đầu và lần cuối em à!" Ngày trở về trong khi xe đang chạy thì tự nhiên một chiếc xe chở củi lớn ở bên đường chạy ra khiến chiếc xe chở hai vợ chồng chị Khanh H. phải quặt tay lái và lăn xuống cái dốc gần đó. Lạ lùng thay, chiếc xe chỉ nằm vắt ngang một thân cây to lớn ở sườn đồi. Chị Khanh H. không hề gì, chỉ xây xát mình mẩy nhưng người chồng chị lại bị thanh sắt ở phía trước đập mạnh vào phía lá gan nên bất tỉnh. Xe cứu thương cấp tốc chở hai vợ chồng về bệnh viện Sài Gòn. Bác sĩ cho biết anh L. khó sống, chỉ hy vọng còn chống chọi với tử thần độ một tuần lễ là nhiều. Chị Khanh H. khóc đến gần hết nước mắt. Chị không ngờ câu nói lạ lùng của người chồng mới cưới lại là một sự thật. Phải chăng đó là oan nghiệt, khổ đau, nghiệp chướng hay ma quỷ nhập?
Trong khi đó, anh L. khi tỉnh khi mê. Trước khi anh qua đời độ 3 ngày, tự nhiên anh L. tươi tỉnh hẳn lên, ngồi dậy ăn được và anh đòi ăn cháo cá. Trông anh có vẻ sảng khoái, vui vẻ, anh nắm tay chị Khanh H. và nói say sưa:
- Anh không chết đâu, em đừng lo. Mà nếu anh có chết thì chỉ có thể xác anh chết mà thôi vì anh sẽ quay về với em, sống với em mãi mãi. Tại sao chúng mình mới sống với nhau đã vội chia tay, tại sao lại có điều vô lý đắng cay đó?
Nói xong một hơi dài thì anh L. lại có vẻ mệt mỏi trở lại.
Ngày 10 tháng 12 năm 1974 lúc 1 giờ sáng, anh L. đang nằm thiêm thiếp bỗng ngồi nhỏm dậy nhìn quanh. Chị Khanh H. hốt hoảng chạy lại đỡ anh và hỏi:
- Sao anh trở dậy làm gì: Anh đi tiểu phải không?
Anh L. lắc đầu nói:
- Anh sắp xa em rồi. Nhưng em cứ tin tưởng rằng anh sẽ trở lại với em trong một thời gian không lâu. Lúc đó tuy em không thấy anh nhưng chính anh là người đó, anh quyết tâm thực hiện điều anh mong ước..."
Nói xong câu đó, anh L. từ từ nằm xuống có vẻ mệt lả và khoảng 4 giờ sáng thì anh trút hơi thở cuối cùng.
Chị Khanh H. khóc ngất và bất tỉnh nhiều lần tại bệnh viện. Người nhà và chính các y tá, bác sĩ ở bệnh viện đều biết về câu chuyện lạ lùng này, và ai cũng khuyên chị tin tưởng vào lời trăn trối của anh L..
Cha của chỉ Khanh H. là một người có đạo không tin chuyện đầu thai Luân Hồi nhưng mẹ của chị lại tin rằng người con rể của bà sẽ đầu thai trở lại.
Thời gian thấm thoát đã một năm qua. Năm 1975 người em gái của chị Kh. lên xe hoa về nhà chồng, và đến năm 1976 thì hạ sinh một cháu gái. Ðiều kỳ lạ là cháu bé này rất khôn ngoan. Mới 3 tuổi mà cháu đã nói được những câu như người lớn với lý luận rất rõ ràng. Chị Khanh H. cho biết tháng 3 năm 1980 chị quyết định vượt biên cùng với hai vợ chồng người em gái của chị.
Hôm chuẩn bị đồ đạc để đi, bỗng nhiên cháu bé nói cho cả nhà nghe:
- Nhớ đừng quên đem nước theo, tháng này đi biển êm nhưng thiếu nước cũng chết.
Nói xong cháu chạy vào phòng chị Khanh H. lấy cái bi đông nước của quân đội ra đưa cho chị Khanh H. và nói:
- Ðây là cái biđdông nước mà ngày xưa mình thường dùng khi về quê chơi chắc không ai còn nhớ. Vật kỷ niệm của mình mà. (Cái bi đông nước này là của anh L. mang về nhà)
Mọi người trong nhà đều ngạc nhiên. Riêng chị Khanh H. thì cảm thấy như có một luồng điện lạnh chạy từ chân tới đầu chị. Chị tự hỏi: Phải chăng anh L. đã đầu thai vào làm cháu gái của chị?
Mấy ngày sau có tin công an đi điều tra về vụ tổ chức vượt biên trong phường khiến mọi người lo sợ. Do đó, vợ chồng người em gái không dám vượt biên nữa. Trong khi chị Khanh H. vẫn giữ lập trường cương quyết. Một hôm, gần ngày lên đường, cháu bé chạy lại nói:
- Ðừng có lo, công an đi kiểm soát là mưu mô đó thôi, như vậy càng dễ đi, nếu không ai đi, cháu đi.
Vừa nói cháu vừa chuẩn bị đồ đạc cùng với chị Khanh H., cử chỉ chững chạc như người lớn.
Hôm xuống ghe hai vợ chồng của người em gái chị Khanh H., cứ ngập ngừng lo sợ, cuối cùng khi bước xuống ghe chỉ có chị và cháu bé đi thôi.
Khi ghe được kéo vào đảo Bi Ðông nằm trên cát tự nhiên cháu bé nói với chị Khanh H. giọng như người lớn:
- Nằm đây mà nhớ lại ngày xưa mình cùng nằm ngắm trời mây ở Vũng Tàu. Tự nhiên chị Khanh kinh ngạc, tại sao cháu bé lại nói điều kỳ lạ, chưa bao giờ bé đến Vũng Tàu. Vậy đó là lời nói của ai? Có phải là của chồng chị không? Vì kỷ niệm ấy không bao giờ phai trong trí chị, những ngày chưa cưới, chị và L. thường về Vũng Tàu nằm trên bãi cát ngắm biển và trời mấy. Khi qua Hoa Kỳ, càng ngày bé càng có những lời nói, cử chỉ hoàn toàn giống như chồng của chị Khanh H. ngày nào. Cho đến nay chị vẫn còn sống độc thân. Chị coi cháu gái ấy là nguồn sống độc nhất của chị, là niềm hy vọng của chị và cũng là toàn bộ những kỷ niệm của người chồng đáng thương của đời chị.
***Chị Khanh H. hiện giờ đang ở tại Florida với đứa cháu gái của chị.
Tamlinh.net

CON GÁI CON ÔNG CẢ HIÊU Ở CÀ MAU (VIỆT NAM)
Thượng Tọa Thích Thiện Hoa đã nêu lên một số bằng chứng về hiện tượng luân hồi, những bằng chứng nà được ghi lại trong cuốn Phật học Phổ Thông xuất bản tại Việt Nam vào cuối năm 1990. Sau đây là một trong những bằng chứng ấy: Câu chuyện có thật này sảy ra tại làng Tân Việt ở Cà Mau (vùng Ðầm Giơi). Ở đây có một gia đình gồm hai vợ chồng và 3 người con. Người cha trong gia đình này là ông Cả Hiêu. Cô con gái trong gia đình được ông Cả Hiêu cưng chìu như trứng mỏng nhưng không may, cô bị bệnh và qua đời lúc 19 tuổi. Cả nhà ai cũng đau buồn thương xót, ông Cả Hiêu thì như điên như dại.
Câu chuyện không chấm dứt ở sự qua đời của cô gái mà lại là chuyện bắt đầu vì do sự trùng hợp nào đó, (mà sau này người trong hai vùng này mới tìm thấy thêm chi tiết). Ở cách làng Tân Việt cũng có một cô gái bị bệnh (cùng thời gian với cô con gái ông Cả Hiêu) và qua đời. Người nhà khóc lóc, lo việc tẩm liệm thì bất ngờ ngày hôm sau cô gái sống lại làm mọi người vừa mừng vừa sợ. Cô gái tự nhiên mạnh khỏe, như không có gì gọi là đau ốm bệnh hoạn cả. Ðiều lạ lùng là từ khi sống lại, cô gái này cứ một mực đòi người trong gia đình đưa cô đến nhà ông Cả Hiêu. Mọi người trong nhà đều hết sức ngạc nhiên vì không biết ông Cả Hiêu là ai. Khi hỏi cô gái thì cô cho biết cha của cô chính là ông Cả Hiêu người làng Tân Việt. Người nhà nghỉ rằng cô gái có lẽ bị ma nhập, quỷ ám nên lo sợ, đi tìm thầy về cúng và trừ tà. Nhưng cô gái vẫn khăng khăng đòi đi gặp cha mình và bảo rằng cô biết rõ đường đến nhà ông Cả Hiêu. Cô mô tả đường đi, tả ngôi làng, tả cái nhà, số nhà từng chi tiết và kể về những người nhà ông Cả Hiêu nữa. Cô gái bảo ông bà Cả Hiêu là cha mẹ ruột của mình. Cuối cùng cha mẹ cô gái buộc lòng phải cùng đi theo chuyến xe đò đến làng Tân Việt để tìm hiểu thực hư.
Khi đến bến xe, mọi người xuống xe còn đang bỡ ngỡ không biết đi theo hướng nào để về nhà ông Cả Hiêu thì cô gái nói: "Ðừng có ngại, để con dẫn đường cho". Thế rồi khi đến cổng nhà ông Cả Hiêu, cô gái tỏ vẻ mừng rỡ vô cùng và chạy nhanh vào nhà. Lúc đó hai vợ chồng ông Cả Hiêu đang ngồi trong nhà. Cô gái chạy lại ôm chầm lấy ông Cả Hiêu vừa khóc vừa nói: "Ba ơi, con đây ba ơi!" Hai vợ chồng ông Cả Hiêu còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì sảy ra thì vừa lúc cha mẹ cô gái bước vào nhà kể lại chi tiết câu chuyện cho vợ chồng ông Cả Hiêu nghe. Ông Cả Hiêu lấy làm lạ, cũng kể lại cong gái mình bị bệnh đã qua đời cho cha mẹ cô gái nghe. Ông còn chỉ tay lên bàn thờ có đặt tấm ảnh của cô con gái con ông. Trong khi đó cô gái mới đến cứ đi lại trong nhà tự nhiên như là người đã ở đó từ lâu rồi.
Câu chuyện đến hồi kết thúc khi sự kiện đã rõ ràng; cô gái nhất quyết ông bà Cả Hiêu là cha mẹ mình và ông bà Cả Hiêu cũng chấp nhận điều đó vì cô gái nói rõ những chi tiết mà ngoài con gái ông Cả Hiêu ra khó có ai biết rõ chuyện gia đình ông bà. Thế là hai gia đình kết thân với nhau. Dân chúng hai vùng Cà Mau, Bạc Liêu biết được một chuyện lạ lùng hãn hữu trên thế gian, họ bảo cô gái ấy có hồn là con của ông bà người làng Tân Việt nhưng thân xác lại là con của ông bà người làng Vĩnh Mỹ.
Tamlinh.net

NGƯỜI THANH NIÊN TÊN MICHAEL WRIGHT
Walter Miller là một thanh niên bảnh trai có nhiều nhân tình. Tuy nhiên trong số các người tình, anh ta yêu nhất là cô gái bạn học cũ. Hai người yêu thương nhau rất mực. Không may, vào năm 1967, Walter Miller bị tai nạn xe hơi và qua đời . Cô gái nghe tin bất tỉnh mấy lần. Cô quên ăn bỏ ngủ, khóc lóc suốt ngày đêm. Thế rồi liên tiếp mấy đên liền cô ta nằm mơ thấy Walter Miller trở về đứng trước mặt cô nét mặt hớn hở và nói: "Em à! Anh sẽ trở lại với em!". Cô gái mỗi lần tỉnh giấc đều buồn chán vì nghĩ rằng đó chỉ là giấc mơ mà thôi vì không bao giờ người yêu của cô lại có thể trở về với cô một lần nữa. Walter Miller đã chết và nấm mồ anh đã bị phủ biết bao lần lá rụng mùa thu rồi.
Bốn năm sau cô gái lấy chồng và sinh hạ một bé trai kháu khỉnh đặt tên là Micheal Wright. Khi đứa bé đúng 3 tuổi nó trở nên khôn lanh lạ lùng và nói chuyện như người lớn. Một hôm Micheal nói: "Con chính là Walter Miller. Cách đây khoảng ba bốn năm đã bị tai nạn xe hơi, chiếc xe lăn xuống dốc, cửa kính vở tan..." Sau đó, Michael kể hết tất cả những gì về mình, về cô nhân tình (giờ đây chính là mẹ của Micheal) và còn nói rõ tên người em gái của Micheal Miller nữa, đã mô tả rõ ràng thành phố mà Micheal Miller đã cùng người bạn dừng lại nghỉ ngơi trước khi tiếp tục lái xe lên đường rồi tai nạn chết người xảy ra... Câu chuyện này đã được tác giả Quỳnh Châu lược thuật lại trong Tiền Phong (1991-Hoa Kỳ).
Xem tiếp...

TÌNH ẢO



Anh viết tặng em bài thơ...thơ thẩn
Ngâm ngợi một mình những lúc...thẩn thơ!
Biết gửi ai đâu, chẳng người đón nhận
Chiếc lá vàng từ hiu quạnh cây xơ?

Người ta nói đời phải đi mới đến
Muốn tìm nhau thì ra bến tình yêu.
Anh đi mãi hết cả đời hưng phấn
Luống tuổi già, ngồi bệt chốn đẩu đâu
Đếm sớm vui và đếm chiều sầu
Ngắm ơ thờ cuộc xoay vần lễ hội
Những đoàn người đổ xô đi rất vội
Nhoẻn cười mình trong đó thuở ngày xưa...

Rồi thơ thẩn làm thơ
Ca ngợi em, mối tình chưa tìm thấy
Đẹp hơn mơ và dịu hiền biết mấy
Trĩu lòng anh, thương nhớ tự bao giờ
Để mà buồn, mà cứ thế...vu vơ!

Có một linh hồn
                  con trẻ
                               ngây ngô
Trong xác già nua
                     lấn bấn
                               khù khờ
Mong ngóng, đợi chờ
                      khắc khoải
                                   lơ mơ
Mặc gió Thiên Thu
                     đang vù vù
                                    quét đến!


                                    Trần Hạnh Thu


                            
                
                       
Xem tiếp...

CÓ NHỮNG CHIỀU NHƯ THẾ



Có những chiều phất phơ mưa phố
Dưới tàn cây trứng cá lề đường
Hai khách héo ngồi trong quán xó
Chén tạc chén thù những miếng rượu suông...

Kệ gió tạt, nhạt nhòa nắng phế
Quẳng gánh lo o bế một ngày thường
Rượu nồng lên, ra rả ồn trần thế
Quên béng nợ nần, khoác lác đế vương!

Râu tóc bạc cứ phô hồn thơ trẻ
Tung tăng đời bóng xế, mặc đêm buông!...

                                        Trần Hạnh Thu



Đọc thêm cho vui:

 
Các tên gọi
Tiếng Trung: 白居易
Bính âm: Bó Jūyì hay Bái Jūyì
Wade-Giles: Po Chü-i hay Pai Chü-i
Tự: Lạc Thiên (樂天)
Hiệu: Hương Sơn cư sĩ (香山居士)
Túy ngâm tiên sinh (醉吟先生)
Thụy: Văn (文) (vì thế còn gọi
là Bạch Văn Công 白文公)

Nhà thơ Bạch Cư Dị

Bạch Cư Dị (chữ Hán: 白居易) (772-846) tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Danh tiếng của ông ngang với Lý Bạch (701-762), Đỗ Phủ (712-770) và còn được mệnh danh là "thi tiên".
Tổ tiên ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý BạchĐỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.
Năm Trinh Nguyên thứ 16 (năm 800), ông thi đỗ tiến sĩ được bổ làm quan trong triều, giữ chức Tả thập di. Do mâu thuẫn với tể tướng Lý Lâm Phủ, ông chuyển sang làm Hộ Tào tham quân ở Kinh Triệu. Năm Nguyên Hòa thứ 10 (815), do hạch tội việc tể tướng Vũ Nguyên Hành bị hành thích và ngự sử Bùi Độ bị hành hung, nhóm quyền thần cho là ông vượt qua quyền hạn, đày làm tư mã Giang Châu. Giai đoạn tuừ năm 821 tới năm 824 làm thứ sử Hàng Châu, năm 825 làm thứ sử Tô Châu, sau được triệu về kinh làm Thái Tử thiếu phó. Năm Hội Xương thứ 2 (842) về hưu với hàm thượng thư bộ Hình, sau mất tại Hương Sơn, Lạc Dương.
Những năm đầu, ông cùng Nguyên Chuẩn ngâm thơ, uống rượu, được người đời gọi là Nguyên Bạch. Sau này, khi Nguyên Chuẩn mất, lại cùng Lưu Vũ Tích, hợp thành cặp Lưu Bạch.
Ông chủ trương đổi mới thơ ca. Cùng với Nguyên Chẩn, Trương Tịch, Vương Kiến, ông chủ trương thơ phải gắn bó với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội, chống lại thứ văn chương hình thức. Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Trường hận ca để nói mối tình đẹp của Đường Minh HoàngDương Quý Phi, nhưng đọc kỹ thì những ý châm biếm, mỉa mai kín đáo đều có. Ông cùng Nguyên Chẩn đề xướng phong trào Tân Nhạc Phủ, nên trong thơ, ông luôn công kích đời sống xa hoa dâm dật của bọn quý tộc, bóc trần sự bóc lột của bọn quan lại, thông cảm với nỗi thống khổ của dân chúng (Tần Trung Ngâm, Tân Nhạc Phủ).
Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).
Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự, phản ánh nổi thống khổ của nhân dân Trung Quốc đương thời nên gây được cảm xúc mạnh. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.
Riêng hai bài Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo; bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy -người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.
Ngoài ra ông còn làm một số bài thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang, cũng như là biểu hiện trốn đời, sau khi đã quá ngán về nhân tình thế thái. Ông để lại khoảng trên 2.800 bài thơ.

Công trạng khi làm quan

Khi làm thứ sử Hàng Châu, thấy các công trình điều tiết nước cho nông nghiệp đã bị bỏ hoang lâu ngày, ông đã cho tu tạo lại Tây Hồ, cho đắp đê tại đây, trên trồng liễu, đến nay vẫn còn và được gọi là Bạch đê. Khi làm thứ sử Tô Châu, ông cho đào một con sông đào nối Hổ Khâu ở phía tây với Xương Môn ở hía đông gọi là Sơn Đường hà.
Sau khi Bạch Cư Dị qua đời, vua Đường Tuyên Tông có làm bài thơ điếu như sau:
Xuyết ngọc liên châu lục thập niên,
Thùy giáo minh lộ tác thi tiên?
Phù vân bất hệ danh Cư Dị,
Tạo hóa vô vi tự Lạc Thiên.
Đồng tử giải ngâm Trường hận khúc,
Hồ nhi năng xướng Tì bà thiên.
Văn chương dĩ mãn hành nhân nhĩ.
Nhất độ tư khanh nhất thương nhiên.
Dịch:
Sáu mươi năm sáng tác ngọc liền châu,
Ai đã chỉ đường làm thi tiên?
Phù vân không gắn tên Cư Dị,
Tạo hóa vô vi tự Lạc Thiên.
Đồng Tử ngâm nga Trường hận khúc,
Hồ nhi ca hát tì bà thiên.
Văn chương đã đến cùng trăm họ.
Mỗi độ nhớ khanh trẫm đau buồn.
 
                                                                               Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thơ và rượu


    Khi nói về văn hóa ẩm thực Việt Nam thì không thể không nói đến việc uống rượu. Cái chuyện rượu chè này thật lắm vẻ. Cứ la đà quá chén, ăn nói luyên thuyên là người ta chê cười và tiếng xấu để đời. Nhưng cũng uống rượu mà nhiều người được tôn lên bậc “Tiên tửu”. Như thế là rượu, uống rượu vừa tục, vừa thoát tục. Tục tựu và tiên tửu chỉ cách nhau một nét cười, một cử chỉ nói năng, một thời gian tích tắc. Người xưa có nói “Bát bửu” nghĩa là Tám món phép của tiên, trong đó có bầu rượu của Lý Thiết Quả. Người ta lại truyền tụng trên đời có bốn thú chơi cao sang mà tao nhã. Nguyễn Công Trứ ngợi ca đó là Cầm-Kỳ-Thi-Tửu.


    Dở duyên với rượu khôn từ chén
    Chót nợ cùng thơ phải chuốt lời
    Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó
    Đàn còn phím trúc tính tình đây
    Rồi nữa, nhiều người ngâm nga câu:
    Bán dạ tam bôi tửu
    Bình minh nhất trảm trà
    (Trước khi ngủ lúc nửa đêm uống ba chén rượu, sáng dậy lúc mặt trời mọc uống một ấm trà).
    Đó là một thú sinh hoạt ổn định văn hóa của các nhà nho và dần lan tràn ra các bậc cao nhân tài tử, quan lại quyền quý, rồi trở thành sinh hoạt bình dị trong dân gian. Bạn bè gặp nhau, liên hoan hội hè, đình đám lễ tết, cúng bái không thể thiếu chén rượu. Ngày Tết mà trong nhà chưa có bình rượu là chưa có tết. Đường ngõ làng quê trong mấy ngày tết mà không có người say lảo đảo, không có hương rượu uống, hương cây thắp lẫn vào trong trời đất thì còn gì là tết nữa. Hình như rượu có phần xác và phần hồn. Phần xác để tay nâng, miệng nhấp, phần hồn để tinh thần nghiêng ngả bay lên. Thế là rượu gặp thơ, thơ gặp rượu. Thơ và rượu cứ như trai gái tung hứng cho nhau.
    Thời nay có biết bao nhiêu thứ rượu, nhưng rượu gạo - rượu nút lá chuối - rượu quê thì không ai bỏ qua. Rượu quê mang hồn quê thấm đẫm trong cây quả, mây gió hồn làng với những vườn tược, tre trúc, đồng ruộng, ao chuôm. Một thứ dân rượu, quan rượu.
    Trời cho lá chuối làm quà
    Nhúng vào ngất ngưởng một tà áo khô
    Khoác chai chai hóa sông hồ
    Khoác say say tận một pho sách dày

    Bao giờ nải nải buồng buồng
    Vẫn còn chiếc mũ cánh chuồn rượu quê
    (Nhớ chai rượu có nút lá chuối của Đỗ Vinh)
    Bằng sự biến hóa lắm màu mè, rượu đã đi vào thơ sống một đời sống thật thà và mộng mị. Có người mượn rượu để mạnh dạn nói điều mà không say không nói ra được “Lời say thường nói thật”. Ở đây có cả loại mượn rượu để chửi đổng. Chửi đổng có chỗ cá nhân nhưng có ý nghĩa xã hội được túa ra tung tẩy. Nguyễn Vỹ trong lúc say đã viết bài thơ Gửi Trương Tửu để nói cái chí khí uất của mình.
    Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa
    Bực chí thành say mấy cũng vừa
    Mẹ cha cái kiếp làm thi sỹ
    Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ…
    Nhà thơ Phạm Thái có bài thơ Yết Hậu về rượu để xóa nhòe đi tất, để ngự lên hiện thực mà ngạo chơi.
    Sống ở dương gian đánh chén nhè
    Chết xuống âm phủ cặp kè ke
    Diêm Vương phán hỏi rằng chi đó
    … be …
    Vũ Hoàng Chương công bố hẳn một triết lý kêu gọi say mà quên hết cái sự đời “Rượu, rượu nữa và quên, quên hết”. Tản Đà một thi nhân lãng tử bước qua cái vòng cổ điển mực thước để bắc cầu cho thơ mới, hé mở một thế giới quan tự do.
    Bạc tiền gió thoảng thơ đầy túi
    Danh lợi bèo trôi rượu nặng nai
    Nhà thơ nổi tiếng đời Đường Lý Bạch cũng đã gửi cái chí lớn, cái tình lớn của mình vào rượu.
    Thánh hiền đều uống rượu
    Thôi cần chi thần tiên
    Ba bôi thông đạo lớn
    Một chén hợp tự nhiên
    Rượu và thơ làm cho ta hứng khởi, nhập hồn vào thiên nhiên, nâng tầm con người lên cõi cao trọng. Bài thơ Giang Thượng Ngâm của Lý Bạch, xin được dịch nghĩa ra văn xuôi cho rõ ý:
    … Ngoài cái thú uống rượu ăn chơi còn có cái thú văn chương nữa. Từ phú Khuất Nguyên còn như mặt trời mặt trăng cao treo mãi. Chứ đài tạ của các Vua Sở thì hỏi có còn gì? Chỉ còn những đồi núi chơ vơ mà thôi. Lúc rượu say nồng, hạ bút xuống có thể làm rung động cả những núi Ngọc Nhạc. Khi bài thơ làm thành thì vui cười có thể làm át cả cảnh tiên ở gò Thương Châu. Ngẫm ra công danh phú quý ở đời chỉ là những cái bóng thoáng qua…
    Rượu dẫn người ta đến tận cùng suy ngẫm về cái lẽ ở đời. Rượu là nơi giãi bày mọi tâm sự buồn vui, đẩy lùi sầu muộn làm ta sống mạnh mẽ trong nhiều cảnh huống thử thách. Cao Bá Quát có bài thơ Uống rượu tiêu sầu hé mở một triết lý nhân sinh.
    …Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu
    Trầm tư bách kế bất như nhàn
    (Cắt đứt mối sầu ở trên đời, chỉ có rượu là hơn cả. Ngồi ngẫm nghĩ cho kỹ trăm chước không gì bằng chữ nhàn).
    Rượu có sức lay dậy, mách bảo là vậy, rượu còn chia sẻ giãi bày tâm sự. Người uống rượu thì có thể nhiều lời, lớn tiếng nhưng rượu thì thầm lặng thấm thía. Lúc bình thường người ta chỉ thấy hương rượu thơm, vị rượu cay nhưng càng uống, tâm sự càng đầy người ta nhận ra vị đắng chát, mặn nhạt, độ nóng lạnh của rượu.
    Nhà thơ Nguyễn Duy ngày Tết Mời vợ uống rượu:
    Vợ cười chưa uống đã say
    Ngọt ngào thì nổi, đắng cay thì chìm.
    Nguyễn Bính có bài thơ Giời mưa ở Huế thấm đẫm nỗi buồn qua chén rượu lạnh: …Sầu nghiêng mái quán, mưa tong tả/ Rượu ứa men lành lạnh ngón tay… Có người nói “ma rượu” có cái đúng nhưng nghiêng về tà rượu. Còn cái ma ở đây là cái bóng lúc có lúc không, lúc hữu hình lúc vô hình. Lúc như Nguyễn Bính “Chén sầu đổ ướt tràng giang/ Canh gà bên nớ giăng sang bên này”. Lúc như Trịnh Thanh Sơn “Nắng tắt mà em không đến/ Anh ngồi rót biển vào chai”. Bao nhiêu vẻ cảm động, hứng khởi của rượu nhưng mới chỉ rượu trong chai trong chén. Cao hơn, ta còn thấy rượu là cả nỗi lòng Ưu thời mẫn thế là bầu tâm sự của hai thế hệ thi nhân Tản Đà và Trần Huyền Trân.
    Cụ hâm rượu nữa đi thôi
    Be này đã cạn hết rồi còn đâu
    Rồi lên ta uống với nhau
    Rót đau lòng ấy vào đau lòng này.
    (Mộng uống rượu với Tản Đà của Trần Huyền Trân)
    Thơ kỳ lạ, rượu cũng kỳ lạ. Rượu ngấm vào da thịt người thì làm lung lay tinh thần. Rượu ngấm vào thơ thì thơ dẫn người đi đến tận cùng vui buồn và ôm lấy vô vàn ảo ảnh để sống hết cái cõi đời thực ở dương gian. Cho nên thi sĩ Nguyễn Bính mới có Một chiều quan tái:
    Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy
    Anh uống cả em và uống cả
    Một trời quan tái mấy cho say.
    Và ai đó nữa trong dân gian bông đùa với cõi trường sinh:
    Tay tiên nâng chén rượu đào
    Không uống thì tiếc, uống vào thì say.
    Người nghệ sĩ dân gian kia là ai mà khi các văn nhân thi sĩ mê vào thơ, say vào rượu thì lại có câu thơ về rượu, tỉnh táo và hóm hỉnh đến vậy./.

                                                                                                                              Theo Báo Mới
    Xem tiếp...

    Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

    HÌNH ẢNH 19

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Default Độc đáo với ảnh ghép người và động vật

    Với đầu óc sáng tạo và hài hước, sự kết hợp giữa người với động vật cũng tạo nên những hình ảnh cực kì độc đáo, nghệ thuật.






    Người ngựa



    Chim cánh cụt người



    Chó sói người








































    Xem tiếp...

    Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

    Xả nước vì thân!!!

    -Trích từ vn express

    Chủ tịch lương tiền tỷ: 'Tôi không xâm phạm đồng nào của Nhà nước'


    Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chiếu sáng công cộng khẳng định, việc hưởng lương cao cũng nhờ từ sức lao động mà ông đóng góp và được sự đồng tình của người lao động.

     Chủ tịch TP HCM 'choáng' với mức lương 2,6 tỷ đồng 

    "Mấy ông làm ăn giỏi vậy thì cần gì đến ngân sách. Rõ ràng là bớt lương công nhân để làm giàu lãnh đạo. Cái tội này là phải trị tới nơi tới chốn", Chủ tịch Lê Hoàng Quân bức xúc khi nói về lương 2,6 tỷ đồng của giám đốc công ty nhà nước.

    Lãnh đạo của các công ty công ích tại TP HCM trả lương tiền tỷ hôm nay đã hứa sẽ hoàn trả lại số tiền vượt chi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động. 


    -ĐC quan niệm:
    Đối với một công ty tư nhân thì hiện tượng trên chẳng có gì phải nói. Nhưng hiện tượng đó xảy ra trong lòng các công ty thuộc sở hữu nhà nước thì lại là chuyện... nực cười!
    Hiện nay mức thu nhập bình quân thực tế đối với người lao động (làm công và hành nghề "chân tay" tự do), theo quan sát của ĐC, có lẽ chỉ vào khoảng 4 tr/tháng,người, thậm chí còn thấp hơn. Dễ thấy, đối với mặt bằng giá cả hiện nay, một gia đình gồm 4 người có tổng thu nhập 50 tr/tháng là đã có được mức sống "có của ăn của để", nghĩa là sung túc và cũng là mơ ước của đại chúng rồi. Ở góc độ khác, nói chung, đối với một ông chủ doanh nghiệp tư nhân có lực lượng làm công khoảng 100 người, "bèo" cũng phải trả lương 400 tr/th, và với mức lãi thuần 5% mà muốn "đút túi" 200 tr/th, cần tạo được lượng sản phẩm có giá trị hàng hóa chí ít cũng là, tính "rợ" thôi, không dưới 4,5 tỷ/th và phải tiêu thụ hết. Trong tình trạng suy thoái kinh tế kiểu này, đó là chuyện hầu như...trên trời!
    Không cần bàn đến việc vi phạm hay không vi phạm qui định của pháp luật, chỉ xét về phương diện đạo đức thôi đã thấy mức thu nhập "vút cao" của "tập thể" các "đồng chí" lãnh đạo ở những công ty nói trên và những công ty có cơ cấu hoạt động tương tự, là hoàn toàn vô lối. Vì sao? Chủ sở hữu của những công ty đó là nhà nước, tư bản của chúng là tư bản nhà nước, bộ phận chỉ huy điều hành chỉ là lực lượng làm thuê cho nhà nước. Nhà nước ở đây là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hay nói cách khác, nhà nước ở đây là nhà nước được nhân dân tin cậy ủy thác mà giới lãnh đạo là những người coi như được nhân dân lựa chọn về mặt trí tuệ, tài năng, đức độ, mẫn cán, tận tình...nhằm vạch đường, mở lối, điều hành xây dựng xã hội, phục vụ đắc lực đại chúng theo hướng "dân giàu nước mạnh". Qua đó, xét cho cùng và nói dễ hiểu, nhà nước cũng tương tự vị giám đốc được nhân dân tín nhiệm thuê (thông qua đại diện của mình là quốc hội) để làm việc cho mình! Như vậy thì mục đích hoạt động cuối cùng của những công ty nói trên chỉ có thể cũng là vì dân. Vậy, nhà nước cần ấn định mức tiền thuê các "đồng chí" chỉ huy điều hành những công ty đó trong khoảng bao nhiêu thì thỏa đáng cả đôi đàng: hoàn thành nhiệm vụ vì dân ở bình diện cụ thể của mình đồng thời những kẻ được thuê cũng "vui lòng"? Phải chăng trong nội tình kinh tế cũng như với thực trạng thu nhập của đại chúng hiện nay và tùy thuộc vào hiệu quả công tác, mức tiền công thuê một giám đốc như thế giao động trong khoảng 30-50 tr/th là khá "hậu hĩnh" rồi, là yên tâm, hết mình cho công việc "vì nhân dân phục vụ" rồi? Nên nhớ, quản lý điều hành cho những công ty đó hoạt động kinh doanh có lãi rất dễ (!), không cần đến tài năng "cộm cán" gì, vì chúng được nhà nước bảo hộ hầu như mọi mặt, chí ít cũng được "dựa hơi" cái danh công quyền, được độc quyền, khỏi phải cạnh tranh, được đề xuất kế hoạch, được "đi buôn không cần vốn, không sợ lỗ" vì dễ dàng giũ bỏ trách nhiệm...
    Cuối cùng, ĐC cho rằng, hiện tượng thu nhập cá nhân nêu trên đã phơi bày ra nhiều mặt trái bất nhẫn khó thấy của hiện trạng xã hội và cần nhanh chóng tiêu trừ, kiên quyết khắc phục như kết bè kéo cánh để hưởng lợi bất chính, lợi dụng chế độ chính sách để ăn gian, ăn chặn, cậy quyền ỷ thế để bắt chẹt, khống chế, bức hại người làm ăn lương thiện hòng chiếm đoạt tư lợi một cách bất công, "vẽ vời" ra chỉ để thực hiện ý đồ tham nhũng....Một đảng viên cộng sản được cho là theo lý tưởng vì dân, được nhà nước vì dân thuê lãnh đạo một công ty hoạt động cụ thể vì dân, trong khi lương của người lao động dưới quyền chỉ khoảng 7-8 tr/th, trong khi kinh tế nước nhà đang gặp rất nhiều khó khăn, mức sống của đại chúng nói chung đạm bạc hơn, mà thản nhiên đến mức vô cảm nhận những khối thu nhập "kếch sù" so với thu nhập bình quân của người lao động trong xã hội như thế, hơn nữa còn trơ trẽn lớn tiếng tự biện là chính đáng, là xứng đáng được hưởng, thì thật trái khoáy, không những không xứng đáng là đảng viên cộng sản chân chính vì dân vì nước, mà còn không xứng đáng là con người có lòng nhân hậu, có tình yêu đồng loại, và do đó cũng làm gì có lòng yêu nước thương nòi!...
    Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay bị mất uy tín nhiều trước nhân dân của mình vì đã "luống cuống"(?), không kịp thời loại bỏ, hơn nữa là kiên quyết trừng trị những đảng viên miệng thì hô "xả thân vì nước" nhưng lại ngấm ngầm toàn tâm toàn lực hành động "xả nước vì thân". Làm sao cho các bậc lão thành cách mạng, những đảng viên một lòng một dạ theo Đảng và đã tuổi cao, sức yếu hôm nay, kịp nhoẻn được nụ cười hài lòng trước khi nằm xuống, về với tổ tiên!?

     

    Xem tiếp...

    NHÂN TÍNH 5

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    tranh-nang-1374229436_500x0.jpg
    Xem tiếp...

    HÌNH ẢNH 18

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy 

    Bộ ảnh cực hài hước của chủ và những vật nuôi trong nhà. Câu nói "Chủ nào tớ nấy" đã được chứng minh bởi bộ ảnh này.

    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật
    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật

    Cười ngất với chùm ảnh chủ nào tớ nấy | ảnh vui,ảnh chế,hài hước,ảnh tếu,ảnh hài hước,Ảnh cười động vật 

                                                                                                   Theo Trí Thức Trẻ
    Xem tiếp...