Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Câu chuyện khoa học 2

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí ẩn hiện tượng người tự bốc cháy

Đầu tháng này, một cậu bé 4 tháng tuổi ở Ấn Độ được đưa vào bệnh viện với nhiều vết bỏng trên ngực, đầu và bụng.

Ảnh minh họa: AP.
Ảnh minh họa: AP.
Mặc dù cảnh sát và bác sĩ nghi ngờ cha mẹ đứa bé liên quan đến chấn thương này, nhưng mẹ em bé đưa ra một lời giải thích kỳ lạ. Bà cho rằng Rahul trước đó đã bị thương bởi một hiện tượng bí ẩn gọi là quá trình đốt cháy con người tự phát (SHC). Theo bà, có gì đó đặc biệt liên quan đến hiện tượng hóa học trong cơ thể người con.
Theo giáo sư R. Jayachandran tại Bệnh viện Đại học Y Kilpauk, Ấn Độ: “Người mẹ nói với chúng tôi rằng, em bé phải chịu đựng 4 ngọn lửa như vậy nên bị bỏng nặng, lần đầu tiên khi bé mới 9 ngày tuổi và lần cuối cùng vào tháng trước”.
Theo một báo cáo từ ZNews Ấn Độ, hơn 12 cuộc thử nghiệm cho thấy tình trạng sức khỏe của Rahul đã khá hơn trước. Các bài kiểm tra sức khỏe không nhận ra điều gì bất thường ở bé. Tuy nhiên các nhà điều tra xác định một nguồn vật liệu gây cháy tiềm ẩn trong túp lều nơi gia đình họ sinh sống.
Mẹ của em bé đến từ thành phố Nedumozhiyanur, nơi mà tờ The Hindu năm 2004 đưa tin ở khu vực này khi người dân phàn nàn nhà của họ tự nhiên bốc cháy. Khảo sát cho thấy, chất photpho tạo ra từ phân bò ướt được đặt trong những túp lều, khi phân khô, lượng photpho có thể tự bốc cháy gây nên hỏa hoạn. Đây là nguyên nhân gây ra bỏng cho đứa trẻ, hoặc chỉ đơn giản em bé bị cha mẹ ngược đãi, không chăm sóc cẩn thận.
Hiện tượng con người đột nhiên bốc cháy không rõ lý do được ghi nhận hơn một thế kỷ qua, thậm chí nó đã xảy ra trong cuốn tiểu thuyết "Bleak House" của Charles Dickens viết năm 1853.
Một số nguồn tin cho rằng, có hàng trăm thậm chí hàng nghìn trường hợp tự bốc cháy được ghi nhận trong lịch sử, trong đó chỉ hơn chục trường hợp được nghiên cứu.
Mặc dù thiếu bằng chứng đáng tin cậy về sự tồn tại của SHC, nhưng niềm tin vào hiện tượng này vẫn phổ biến. Trong năm 2011, một nhân viên điều tra ở Ireland thậm chí tuyên bố đó là nguyên nhân gây ra cái chết ở trường hợp một người đàn ông 76 tuổi nằm chết gần ngọn lửa.
Cảnh sát không đồng tình với quan điểm giải thích đó là hiện tượng siêu nhiên hay huyền bí. Theo họ, chấn thương của bất cứ ai đặc biệt là trẻ em đều bị nghi ngờ do con người gây ra.
Lê Hùng

Nhiều nhà khoa học thử lý giải hiện tượng bé gái gây cháy


Sự kiện bé gái 11 tuổi "phát năng lượng gây cháy" đang thu hút sự chú ý của hàng chục nhà khoa học. Nhiều giả thiết được đưa ra để lý giải nhưng đến nay vẫn chưa có một công bố chuẩn xác.
Mặc dù bày tỏ sự hoài nghi vì chưa nhìn thấy cảnh bé "phóng hỏa", song các nhà khoa học bằng nhiều cách đã vận dụng kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu để giải thích hiện tượng lạ lùng trên. Nhiều giả thiết được đưa ra như: do nội năng tích lũy (luồng hỏa xà), tác động của điện trường, từ trường, sóng sinh học, não bộ của bé có cấu trúc đặc biệt, vụ tai nạn hồi 3 tuổi khiến cô bé có khả năng lạ thường...
Người nhà bé gái
Người nhà bé gái "gây cháy" đang trình bày về những đoạn clip và hình ảnh ghi lại hiện trường các vụ hỏa hoạn "bí ẩn" vừa qua. Ảnh: T.T.
Quan tâm đến sự kiện này, Tiến sĩ Vật lý - Điện tử Nguyễn Đắc Hiền, Phân viện trưởng Phân viện Bảo hộ lao động TP HCM băn khoăn, về cơ bản năng lượng phát ra từ cơ thể con người bình thường không thể khiến các vật thể nóng chảy hoặc cháy được.
Tuy nhiên ông cũng thừa nhận, bản thân con người tồn tại một loại một năng lượng sinh học mà nếu biết cách sử dụng, nó sẽ có sức mạnh vô cùng lớn. Trên thực tế một số người có thể vận công nâng một vật nặng từ nơi này đến nơi khác hoặc thực hiện những việc mà người bình thường không thể làm được.
Ngoài ra cũng có khả năng sau khi trải qua một biến cố hoặc tai nạn nào đó, cơ thể người ta bắt đầu tích điện nên làm được những việc lạ thường. Chẳng hạn trường hợp một phụ nữ ở Nga chết vì bị giật điện cao thế. Sau khi tỉnh lại, cơ thể cô tích điện nên có khả năng nhìn xuyên thấu cơ thể và nội tạng người khác, thậm chí còn biết được họ đang mắc bệnh gì. Các nhà khoa học Nga đã vào cuộc nghiên cứu và công nhận khả năng ấy là có thật. Sau đó người phụ nữ kia đã được mời về cộng tác với một bệnh viện để giúp các bác sĩ phát hiện bệnh để điều trị.
<>Trở lại trường hợp cô bé "gây cháy" ở TP HCM, ông Hiền cho rằng, đầu tiên cần phải kiểm chứng rõ ràng xem những thiết bị điện và vật thể bị cháy có phải là do cô bé "phát hỏa" gây ra hay do trẻ nghịch đốt.
"Trong tự nhiên có một số chất hóa học có thể tự cháy, nhưng thường thì các thiết bị dùng trong ngành điện có khả năng chịu nhiệt rất cao không dễ chảy ra rồi phát hỏa như thế. Nếu trường hợp các vật cháy là do tự thân thì cần phải tiến hành đo bức xạ, thân nhiệt và các yếu tố vật lý trong cơ thể người cũng như môi trường xung quanh mới có thể kết luận", Tiến sĩ Đắc Hiền, đồng tác giả nhiều sách nghiên cứu về điện năng trong sản xuất công nghiệp nói.
<>Cũng vào cuộc nghiên cứu trường hợp bé Thùy, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng bộ môn Vật lý - Điện tử trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho rằng, khó khăn hiện nay là không ai có thể biết được khi nào hiện tượng cháy tương tự sẽ xảy ra nên không thể "đón đầu" được.
Về lĩnh vực Vật lý - Điện tử, ông Hiếu cho rằng hiện tượng lớp vỏ ngoài của các công tắc điện và dây điện chỉ nóng chảy hoặc cháy khi có dòng điện quá tải đi qua. Vì thế, để tìm hiểu thực hư, ông Hiếu sẽ dùng các thiết bị máy móc chuyên dụng để đo và thu thập các thông số liên quan đến từ trường, điện trường, tụ điện, điện dung, điện trở trên người bé Thùy và môi trường xung quanh...
"Nếu thực tế ghi nhận những thông số về điện trong cơ thể bé gái cao hơn bình thường thì có thể làm trung hòa bằng thiết bị thiết bị khử phun ion và khử tĩnh điện để chống hiện tượng giật điện trong công nghiệp", ông nói. Thiết bị này được chế tạo bởi nhóm nghiên cứu khoa Vật lý - Điện tử trường Đại học KHTN TP HCM, đã đạt giải 3 hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11.
Bóng điện trên trần nhà cũng cháy đen. Ảnh: T.T.
Bóng điện trên trần nhà bé Thùy cũng được miêu tả là tự nhiên bốc cháy. Ảnh: T.T.
<>17/5 là ngày thứ hai các cán bộ đoàn nghiên cứu của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thực hiện "chính sách 3 cùng" (cùng ăn ở thậm chí đưa đón bé đi học) nhằm "nghiên cứu" cháu bé một cách trực quan.
Phản hồi từ Phó giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, dẫn đầu đoàn khoa học cho biết, quá trình ghi nhận "hiện tượng tương tự vẫn tiếp tục xuất hiện chứ chưa dứt, và có dấu hiệu cháy" . Tuy nhiên ông từ chối công bố thông tin cụ thể. "Chúng tôi chưa thể khẳng định chắc chắn nên đang tiến hành sưu tập thêm. Mọi diễn tiến sẽ được thông báo chính thức sau", ông Hùng nói.
Trước nhiều ý kiến hoài nghi về công dụng, chức năng và độ tin cậy của máy "chụp hào quang" RFI, ông Hùng từ chối bình luận về vấn đề này, song ông cho biết đoàn nghiên cứu đang bàn với gia đình để tổ chức một buổi họp báo công khai có thể vào giữa tháng sau. Tại đây các chuyên gia sẽ trình diễn sử dụng máy RFI cho để mọi người được dịp "tai nghe mắt thấy", thậm chí thực hiện chụp quét não cho ai muốn trải nghiệm.
Hôm 17/5, đoàn chuyên gia và ngoại cảm ở Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cũng đang từ Hà Nội vào TP HCM để tìm hiểu vụ việc này.
Ông Nguyễn Phúc Giác Hải, đại diện đoàn cho biết sẽ ghé vào nhà bé Thùy để tìm hiểu thực tế. "Nếu nhận thấy đúng là có luồng hỏa xà trong cơ thể bé thì các nhà ngoại cảm sẽ có phương pháp khai thông để giải phóng nguồn năng lượng tích tụ này", ông Hải trao đổi với VnExpress.net.
<>Thi Trân
* Tên hai cha con đã được thay đổi theo yêu cầu gia đình
Nguồn : VnExpress
Bí ẩn xung quanh hiện tượng người tự bốc cháy

Vào năm 1966, tại căn nhà riêng của mình tại Pennslyvania, một phần thi thể còn sót lại của người đàn ông 91 tuổi J.Irving Bentley được phát hiện bởi một nhân viên đi kiểm tra đồng hồ. Với lối sống khép kín của người phương Tây, không hiếm những trường hợp những người già chết trong nhà mà không có người hay biết.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây là phần cơ thể sót lại của ông Bentley chỉ còn là 1 bên ống chân và chiếc giầy ông đang đi. Phần còn lại của cơ thể đã bị cháy thành tro, một lỗ cháy trên sàn nhà là bằng chứng cho thấy hiện trường xảy ra sự việc. Mặc dù đủ thời gian và sức mạnh để thiêu cháy người đàn ông này nhưng ngọn lửa lại gần như không làm hư hại gì đến căn nhà. Tại hiện trường cũng không phát hiện chất gây cháy.
Hiện trường vụ John Irving Bentley tại Coudersport, Pennslyvania, Mỹ năm 1966.
Tại sao một người đàn ông có thể tự cháy mà không cần những chất đốt phụ gia? Tại sao người đàn ông ấy lại tự bắt lửa được? Tại sao ngọn lửa chỉ thiêu cháy một khoảng nhỏ trong căn phòng? Những câu hỏi khó trả lời ấy khiến cho vụ việc được nhiều người quan tâm.
John Irving Bentley không phải trường hợp duy nhất gặp phải hiện tượng kỳ lạ này. Trong khi ngọn lửa kỳ bí có thể đủ sức đốt cơ thể người ra tro nhưng lại không gây nguy hại đến không gian xung quanh, thậm chí trong một số trường hợp, quần áo của nạn nhân cũng không bị cháy hết.
Trong khi nhiều người cho rằng đây là hiện tượng có thật, nhiều nhà khoa học vẫn phản bác lại ý kiến này. Ngày nay, hiện tượng này được gọi là SHC – Spontaneous Human Conbustion ( Hiện tượng người tự bốc cháy).
1. Lịch sử
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận gặp hiện tượng SHC là vào năm 1663. Một nhà giải phẫu người Đan Mạch tên là Thomas Bartholin đã miêu tả về cái chết của một người phụ nữ tại Paris với một đoạn ngắn gọn là: “biến thành tro và khói” khi bà ta đang ngủ. Tuy nhiên, chiếc đệm rơm mà bà ta đang nằm lại không bị cháy. Đến năm 1673, Jonas Dupont người Pháp đã viết một cuốn sách tổng hợp nhiều trường hợp con người tự bốc cháy với tựa đề "De Incendiis Corporis Humani Spontaneis".
Nhà giải phẫu Thormas Bartholin.
Những nhân viên điều tra thường ghi nhận mùi mồ hôi và khói nồng nặc tại hiện trường. Ở những trường hợp tự bốc cháy, cơ thể nạn nhân thường bị thiêu hủy gần như hoàn toàn. “Gần như hoàn toàn” ở đây là do thân mình và phần đầu của nạn nhân thướng cháy ra tro, nhưng chân, tay thì thường không hề hấn gì. Trong một số trường hợp, nội tạng của nạn nhân vẫn còn sót lại tại hiện trường, nhưng phần da thịt và khung xương lại hóa thành tro. Đặc biệt là ngọn lửa không hề tác động đến những phần còn lại của hiện trường.
Hiện trường vụ Helen Conway tại Upper Darby, Pennslyvania, Mỹ năm 1964.
Không phải trường hợp SHC nào nạn nhân cũng tử vong khi cháy. Đã có nhiều trường hợp nạn nhân bốc cháy nhưng không chết. Một số trường hợp khác thì cơ thể người chỉ bốc khói chứ chưa bắt lửa.
2. Giả thuyết
Để có thể cháy được, một vật cần đảm bảo có nhiệt đô cực cao và nguyên liệu duy trì sự cháy. Thông thường, con không thể tạo ra cả 2 điều kiện này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc người tự bốc cháy có thể phát sinh.
Vào những năm 1800, nhà văn nổi tiếng Charles Dickens trong tác phẩm “Bleak house” –“ Căn nhà hoang” của mình, ông cũng sử dụng hiện tượng SHC để giết chết gã nghiện rượu Krook. Trong trường hợp của Krook, lượng cồn chứa đầy trong cơ thể của kẻ nghiện rượu này là chất duy trì sự cháy.
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân của hiện tượng người tự cháy này. Một trong những giả thuyết được đặt ra là những loại rau quả khi chúng ta ăn vào, bị phân hủy trong ruột và sản sinh ra khí dễ bắt lửa methane. Lượng khí này bị kích lửa bởi enzime trong cơ thể người và gây cháy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nội tạng của nạn nhân không bị ảnh hưởng nên giả thuyết này tuy được nhiều người ủng hộ nhưng lại không phù hợp với hiện tượng xảy ra.
Một giả thuyết khác được đặt ra là tĩnh điện trong cơ thể chúng ta, được tích tụ do lực từ tính của Trái Đất đã gây nên những vụ cháy bất thường. Larry Arnold, người tự cho là chuyên gia về hiện tượng SHC, đã đưa ra giả thuyết này. Theo ông, hiện tượng này là do các hạt hạ nguyên tử có tên là pyroton tạo ra hàng loạt các vụ nổ nhỏ trong tế bào và tạo ra SHC. Tuy nhiên, giả thuyết này bị rất nhiều nhà khoa học phản bác.
Cuốn sách của Larry Arnold về hiện tượng người tự cháy.
Theo những nhà khoa học, hiện tượng SHC là hoàn toàn không có thật. Cơ thể của những nạn nhân bị bắt lửa bởi những nguồn từ bên ngoài như thuốc lá, sau đó chất béo trong cơ thể giúp duy trì sự cháy làm cơ thể biến thanh than. Do nguồn duy trì sự cháy là chất béo trong cơ thể người, ngọn lửa không trở nên quá lớn mà cháy âm ỉ trên cơ thể nạn nhân khiến cho những phần còn lại của ngôi nhà không bị ảnh hưởng. Những vết cháy đen trên nền nhà là kết quả của phần chất béo chảy xuống và cháy nốt ở đó. Phần chân, tay của cơ thể nạn nhân không bị cháy cũng giống như trong trường hợp đốt một que diêm, mặc dù phần cháy của diêm nóng nhưng chúng ta vẫn có thể cầm que mà không chịu tác dụng của nhiệt. Chỉ cần phần chất béo đang cháy không chảy xuống chân hoặc tay, phần cơ thể đó sẽ không bị bị thiêu hủy. Tuy nhiên, tại sao một người khi bị bắt lửa lại có thể bỏ qua đau đớn và tiếp tục ngủ cho đến khi cơ thể bị cháy hoàn toàn?
Cuộc tranh luận về nguyên nhân gây nên hiện tượng SHC hay sự tồn tại của hiện tượng SHC vẫn chưa ngã ngũ. Thậm chí có những người còn cho đây là những vụ giết người được che đậy một cách khéo léo.
3. Kết – Những câu chuyện về SHC
Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin đưa ra một vài thông tin về những vụ được coi là SHC nổi tiếng.
Năm 1938, một người phụ nữ 22 tuổi tên là Phyllis Newcombe đang chuẩn bị rời khỏi một buổi vũ hội. Tuy nhiên, khi đi xuống cầu thang, một nguyên nhân kỳ lạ đã khiến cho chiếc váy của cô bốc cháy, nạn nhân chạy ngược lại phòng vũ hội và được giúp đỡ nhưng cô vẫn tử vong tại bệnh viện sau đó. Nhiều người cho rằng Newcombe đã bị bắt lửa từ thuốc lá hoặc nến nhưng những nhà điều tra vẫn không thể tìm ra bằng chứng chỉ rõ nguyên nhân gây cháy.
Năm 1951, một góa phụ 67 tuổi tên Mary Reeser sống tại St. Peterburg, Florida, Mỹ đã chết cháy tại nhà riêng. Người hàng xóm của bà khi đi qua đã phát hiện ra cửa trước bị nóng nên đã cùng 2 người làm công phá cửa đi vào phòng. Khi vào trong, họ phát hiện ra một phần còn lại của chiếc ghế bị cháy và một bên chân của bà Reeser. Mặc dù những nhà điều tra đã coi thuốc lá là nguyên nhân gây cháy nhưng như đã nói ở trên, thật khó hiểu khi bà Reeser không kêu cứu hoặc có phản ứng lại với vụ cháy.
Hiện trường vụ Marry Reeser tại St. Peterburg, Florida, Mỹ năm 1951.
Năm 1982, người phụ nữ thiểu năng tên là Jean Lucille “Jeannie” Saffin khi ngồi cùng người cha 82 tuổi của bà ở căn nhà của họ tại Edmonton, phía Bắc London đã bất ngờ bốc cháy. Theo lời kể của cha nạn nhân, một tia chớp bất ngờ trong căn phòng khiến cho ông bị lóa mắt, khi ông quay lại nhìn thì Jean đã bị bốc cháy. Cùng với người con rể của mình, họ đã dập tắt được ngọn lửa trên người Jean Lucille nhưng bà ta vẫn không thể qua khỏi do bị bỏng cấp độ 3.
Tham khảo: Howstuffworks
Nguồn : Genk
 
    Người tự bốc cháy - hiện tượng kì bí chưa được giải thích
    Nguoi tu boc chay hien tuong ki bi chua duoc giai thich

    Đột nhiên, ngọn lửa bùng lên và chỉ trong vài phút ngắn ngủi, nạn nhân cháy tan thành tro, để lại lớp khói mịt mù, muội đen và những phần thân thể còn vương vãi. Đôi khi, sự việc xảy ra quá nhanh đến nỗi những vật thể chung quanh còn chưa kịp bắt nhiệt, thậm chí quần áo nạn nhân vẫn còn vẹn nguyên.

    Cho đến nay vẫn chưa có nhà khoa học, nhà nghiên cứu bệnh học hay chuyên viên pháp y nào đưa ra được lời giải thích thỏa đáng. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng chính các thế lực siêu nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người là thủ phạm gây ra những vụ “bốc hỏa” kì bí này.
    Tàn tích còn sót lại
    Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể những người tự bốc hỏa bị cháy xém và hủy hoại tệ hại hơn nhiều so với các nạn nhân chết cháy thông thường. Ngọn lửa không phân tán đều khắp mà chỉ tập trung đốt cháy ở một vùng nhất định, thường là giữa thân người, sau đó xương tan thành tro. Trong khi đó, những bộ phận ở xa như cánh tay, ngón chân, có thể cả đầu... thậm chí còn được để lại nguyên vẹn.
    Chỉ những vật dụng gắn liền với cơ thể nạn nhân may ra mới bắt lửa cháy theo - mà thường thì ngọn lửa không bao giờ lan rộng ra vùng lân cận. Có trường hợp nạn nhân bốc cháy khi đang nằm trên giường nhưng ga đệm vẫn y nguyên, quần áo vẫn không hề xém lửa, mấy thứ đồ dễ cháy nằm cách đó vài phân cũng không hề hấn gì... Tuy nhiên lại có dấu hiệu của sự hủy hoại do sức nóng: nến tan chảy, gương bị rạn nứt...
    Tàn tích dễ thấy nhất sau những vụ phát hỏa kiểu này là muội đen và hồ bóng - chúng bám chặt xung quanh tường và trần nhà trong phạm vi bán kính 1 mét.
    Những lời giải thích chưa thỏa đáng
    Khi chứng kiến những hiện tượng người tự bốc hỏa kinh hoàng đầu tiên, nhân loại có niềm tin rất giản đơn rằng: đó là hiện thân sự trừng phạt của Chúa. Nhưng dần dần khoa học phát triển đã khiến người ta phải nghĩ tới nhiều cách giải thích khác thực tế và hợp lý hơn.
    Liệu con người có thể bốc cháy được không? Chắc chắn là có, nhưng bắt buộc phải kèm theo một số điều kiện tác động nhất định từ phía bên ngoài; ví dụ như nhiệt độ cực nóng (ngồi trên lò lửa hoặc trên một thiết bị đang bốc cháy chẳng hạn), hoặc là sử dụng chất xúc tác kích nhiệt (xăng, dầu lửa...). Tuy nhiên ở các trường hợp người tự bốc cháy kì bí, mồi lửa đột nhiên xuất hiện từ chính cơ thể nạn nhân và một phần hoặc toàn bộ cơ thể nhanh chóng tan thành tro bụi chỉ trong một thời gian rất ngắn.
    Vào thế kỉ thứ 17 và 18, hầu hết mọi người tin rằng hiện tượng này là hậu quả của việc nạn nhân lưu trữ trong người một lượng quá lớn bia rượu hoặc chất có nồng độ cồn cao, và chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng khiến cho cơ thể bốc cháy. Tuy vậy kết quả điều tra cho thấy nhiều nạn nhân không hề có thói quen uống bia rượu; hơn nữa với lượng chất cồn lớn tới mức bão hòa thì có lẽ họ đã chết vì ngộ độc chứ chẳng chờ đến khi bốc cháy.
    Một cách giải thích khác thì cho rằng: những luồng điện sinh học trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra vụ “chập mạch”. Có nghĩa là, phản ứng dây chuyền của một loại nguyên tử nào đó đã đẩy thân nhiệt lên mức đỉnh điểm, kết hợp với dao động từ tính trái đất để bùng phát thành ngọn lửa.
    Tháng 1/1982, nhà nghiên cứu Larry Arnold đưa ra giả thuyết về mối liên hệ giữa hiện tượng người bốc cháy và “đường lửa”. Trên lý thuyết, đây là những đường từ lực của trái đất chạy ngang dọc khắp hành tinh; và theo phát hiện của Arnold, các đường này đều chạy qua những nơi xảy ra vụ “phát hỏa” kì bí - trong đó có đường dài hơn 400 dặm, nối liền 5 địa điểm có 10 trường hợp người bốc cháy liên tiếp suốt từ năm 1852 đến 1908.
    Một số người khác thì cho rằng hiện tượng này có liên quan tới trạng thái tâm lý siêu nhiên, ví dụ như thần giao cách cảm, lên đồng, ảo giác...
    Tuy vậy, những giả thuyết trên mới chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán, chưa có cơ sở khoa học vững chắc cũng như chứng cứ xác thực. Cho đến nay, hiện tượng người bốc cháy vẫn là dấu hỏi lớn trong kho tàng bí ẩn về loài người.
    Nguyên Minh
    Theo Abnomality
    Việt Báo (Theo_DanTri)
    Lý giải nguyên nhân người tự bốc cháy

    Một giáo sư ở ĐH Cambridge (Anh) vừa giải đáp được câu hỏi vì sao một số người tự dưng bốc cháy như quả cầu lửa, nhờ thí nghiệm dùng thịt lợn.

    GS. Brian J Ford là nhà nghiên cứu sinh vật học và là tác giả của hơn 30 cuốn sách tập trung vào sinh học tế bào và nghiên cứu dưới kính hiển vi. Gần đây, ông quay sang nghiên cứu cơ chế đằng sau hiện tượng con người tự bốc cháy.
    “Một người có thể đang ngồi thư giãn trên ghế, nhưng chỉ một phút sau đã biến thành quả cầu lửa,” GS. Ford mô tả. “Những tia lửa xanh tỏa ra từ cơ thể họ giống như lửa cháy từ bên trong, và chỉ trong vòng nửa giờ họ đã biến thành đống tro bụi”.
    GS. Brian Ford (Nguồn: Cambridge News).
    “Trong khi đó, chân của họ vẫn không hề hấn gì, và những thứ xung quanh cũng vậy”.
    Trường hợp tự bốc cháy đầu tiên được ghi nhận vào năm 1641, khi một bác sĩ Đan Mạch và nhà toán học Thomas Bartholin mô tả cái chết của Polonus Vorstius - người đang uống rượu tại nhà ở Milan, Italy, vào một buổi tối năm 1470, bỗng dưng cháy rụi.
    Từ đó đến nay, nhiều trường hợp người tự bốc cháy được ghi nhận và đều được cho là liên quan tới uống rượu. Tuy nhiên, giả thuyết này sau đó bị bác bỏ.
    Gần đây nhất là trường hợp của ông Michael Faherty, 76 tuổi, chết ngày 22/12/2010. Điều tra viên Ciaran McLoughlin ở West Galway, bang Florida (Mỹ) ghi nhận nguyên nhân cái chết là do bỗng dưng bốc cháy.
    GS. Ford muốn chứng minh giả thuyết liên quan tới rượu và thứ gọi là “hiệu ứng bấc đèn” do chuyên gia điều tra những ca chết bất thường Gavin Thurston ở London đưa ra năm 1961 là sai.
    Thurston cho rằng mỡ của con người có thể bị đốt cháy ở nhiệt độ 25 độ C. Khi tan chảy, mỡ có thể bốc cháy như bấc đèn - giống như quần áo hay những vật liệu khác - ở nhiệt độ trong phòng.
    “Tôi cảm thấy đây là lúc phải kiểm chứng lại lý thuyết này, nên chúng tôi cho các miếng mỡ lợn vào ethanol trong vòng một tuần,” GS. Ford nói, và khẳng định “hiệu ứng bấc đèn” là không hợp lý.
    “Ngay cả khi bị nhúng vào ethanol, thịt cũng không bị cháy. Thông thường, cồn không tồn tại trong các tế bào cơ thể, nhưng khi có lửa xuất hiện trong cơ thể, thì mỡ sẽ tập trung rất nhanh”.
    Tuy nhiên, cơ thể sinh ra chất axeton dễ cháy. “Trong nhiều điều kiện, như uống rượu, chế độ ăn không có mỡ, tiểu đường, và ngay cả đánh răng, cũng khiến cơ thể sinh ra ketosis, từ đó axeton được tạo ra".
    Vì thế, GS. Ford lại nhúng thịt lợn vào axeton. Kết quả là thịt lợn cháy rụi chỉ trong vòng nửa giờ.
    “Đây là lần đầu tiên nguyên nhân có thể khiến con người tự bốc cháy được chứng minh bằng thực nghiệm”, GS. Ford nói.
                                                                                                                  Theo Khám phá

     


       

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét