Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 164

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khám phá hệ mặt trời công trình nghiên cứu vĩ đại của nhà thiên văn học GALILE
Khám phá hệ mặt trời theo các nhà thiên văn học Hệ Mặt Trời (cũng được gọi là Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh [e] có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các hành tinh băng đá khổng lồ. Có sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.

Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Trong một thời gian dài, nhiều nhà khoa học đã sai lầm về cấu tạo của Mặt Trời cho tới khi luận án tiến sĩ xuất sắc của một nữ sinh 25 tuổi đã chứng minh rằng Mặt Trời và các ngôi sao khác được cấu thành chủ yếu từ helium và hydro.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Nữ sinh có phát hiện đột phá này là Cecilia Payne-Gaposchkin (1900-1979). Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng đây là phát hiện của bà.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Năm 2002, Jeremy Knowles – trưởng khoa Khoa học và Nghệ thuật của ĐH Harvard đã nói về Cecilia như thế này: “Kể từ khi qua đời vào năm 1979, người phụ nữ phát hiện ra cấu tạo của vũ trụ này đã không được ghi nhận nhiều, ngay cả là một tấm bia tưởng niệm. Cáo phó cũng không đề cập đến phát hiện vĩ đại nhất của bà…”
“Học sinh phổ thông nào cũng đều biết rằng Newton phát hiện ra trọng lực, Darwin phát hiện thuyết tiến hoá, Einstein phát hiện ra thuyết tương đối. Nhưng khi nói đến thành phần của vũ trụ, sách giáo khoa chỉ đơn giản viết rằng thành phần chủ yếu của vũ trụ là hydro. Và không ai từng tự hỏi làm sao mà chúng ta biết được điều đó”.
“Sau khi nhận bằng tiến sĩ, bà giảng dạy ở khoa Thiên văn học, nhưng những bài giảng của bà không được liệt kê trong danh mục khoá học. Bà hướng dẫn nghiên cứu sinh mà không được trao bất cứ một chức vị nào. Mức lương ít ỏi của bà được khoa phân loại là chi phí “trang thiết bị”. Dù vậy, bà vẫn sống sót và phát triển mạnh mẽ”.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Cecilia sinh năm 1900 ở Wendover, England. Từ nhỏ, bà đã mơ ước trở thành một nhà khoa học. Năm 1919, bà được nhận học bổng chuyên ngành Khoa học tự nhiên của trường nữ sinh Newnham College, ĐH Cambridge.
Mặc dù hoàn thành việc học tập ở đây nhưng Cambridge không trao bằng cho phụ nữ cho tới năm 1948.
Cecilia nhận ra rằng, với rất ít cơ hội dành cho phụ nữ trong giới học thuật Anh, lựa chọn duy nhất của bà là trở thành một giáo viên phổ thông. Tuy vậy, sau khi được giới thiệu với giám đốc Đài Thiên văn Harvard College - Harlow Shapley, bà quyết định tiếp tục theo đuổi sự nghiệp khoa học và chuyển tới Mỹ.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Giảng viên cũ của bà là Arthur Eddington đã từng viết thư giới thiệu về bà như sau: “Cô ấy có một nền tảng kiến thức rộng lớn về khoa học vật lý, bao gồm thiên văn học, đồng thời sở hữu những phẩm chất đáng quý trong công việc, đó là sự nhiệt huyết và năng lượng tràn đầy. Tôi tin rằng cô ấy chính là người mà khi được trao cơ hội sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho thiên văn học. Cô ấy cũng sẽ không muốn chạy trốn để kết hôn sau những năm tháng được đào tạo”.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Năm 1923, Cecilia trở thành nghiên cứu viên tại ĐH Harvard. 2 năm sau, bà trở thành người đầu tiên nhận bằng tiến sĩ ở Radcliffe College trong lĩnh vực thiên văn học nhờ công việc nghiên cứu mà bà đã làm ở Đài Thiên văn Harvard College.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Luận án tiến sĩ xuất sắc của Cecilia cho rằng các ngôi sao được cấu thành chủ yếu từ helium và hydro, tuy nhiên khẳng định này đã bị nghi ngờ.

Nhà thiên văn học Henry Norris Russell – người nghi ngờ lý thuyết này – đã thuyết phục Cecilia không nên trình bày luận án của mình, mà hãy xuất bản nó vào năm 1930 dưới tên ông. Nghiên cứu dài 200 trang của bà bị lờ đi và bị cướp công.
Cuối cùng, các nhà thiên văn học đã công nhận nó. Nhà thiên văn học người Mỹ Otto Struve miêu tả luận án của bà là “luận án tiến sĩ thông minh nhất trong lĩnh vực thiên văn học”.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Đáng buồn thay, đây cũng không phải là lần duy nhất bà bị can ngăn đăng tải những phát hiện của mình. Bà từng bị ngăn cản công bố phát hiện về hiệu ứng Stark trong quang phổ của những ngôi sao nóng nhất cũng như những phát hiện về lực hút giữa các vì sao. Những phát hiện này sau đó cũng được tìm ra và ghi tên cho các nhà khoa học khác.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Cecilia được trao danh hiệu Nhà Thiên văn học vào năm 1938. Bà giữ vị trí này cho đến năm 1956 khi trở thành nữ giáo sư đầu tiên của Harvard.
Cùng năm đó, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên trở thành chủ nhiệm khoa Thiên văn học của ĐH Harvard.
Thiệt thòi của nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử

Bất chấp sự phân biệt giới tính mà bà phải đối mặt, Cecilia vẫn kiên định và mở đường cho những người phụ nữ khác theo đuổi sự nghiệp khoa học.
Ngày nay, bà được biết đến là nhà thiên văn học nữ vĩ đại nhất trong lịch sử.
Nguyễn Thảo(Theo The Bored Panda)

10 nhà thiên văn với thành tựu kiệt xuất nhất lịch sử (Phần 1)

Cherry, Theo 00:00 18/09/2011

Họ là những người đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của ngành thiên văn học sau này đấy các bạn ạ!

Kể từ thuở khai thiên lập địa, con người đã không ngừng quan sát bầu trời để nắm bắt các quy luật tự nhiên rồi vận dụng vào cuộc sống lao động hằng ngày. Kiến thức về vũ trụ của con người cho đến này đã đạt trình độ nhất định và ngày càng mở rộng. Đó là nhờ rất nhiều nỗ lực nghiên cứu của các nhà thiên văn học trong lịch sử. Hôm nay, hãy cùng chúng tớ “điểm danh” 10 tên tuổi lỗi lạc nhất trong ngành Thiên văn từ trước tới nay nhé!
 
1. Charles Messier
 
Ông là một nhà thiên văn nổi tiếng người Pháp, từng bị ám ảnh bởi việc phát hiện, nghiên cứu sao chổi và quỹ đạo của chúng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu sao chổi là rất khó nên ông đi đến quyết định lập ra danh mục các thiên thể trong vũ trụ. Danh mục này đã giúp đỡ ông và những người săn sao chổi phân biệt được các thiên thể thường trực (những ngôi sao) và thiên thể di chuyển thoáng qua (sao chổi) khi quan sát bằng mắt thường.
 
Charles Messier có niềm đam mê rất lớn đối với sao chổi.
 
Danh mục kết quả được xuất bản năm 1774 khi nhà thiên văn học 44 tuổi, đã khám phá hơn 100 thiên thể (hiện này vẫn gọi là các thiên thể Messier), bao gồm cả những tinh vân và thiên hà. Cùng với việc liệt kê danh mục này, Messier cũng thành công trong việc phát hiện ra sao chổi thứ mười ba.
 
2. Ptolemy
 
Danh nhân Ai Cập cổ gốc Hy Lạp Ptolemy sống vào năm 90 đến 168 sau Công nguyên, là nhà thiên văn học lớn cuối cùng trước khi Thế giới chuyển sang giai đoạn Dark Ages (thời kỳ không có thành tựu lớn về khoa học). Với hiểu biết sâu rộng về thiên văn học, địa lý, toán học, các phát hiện của ông đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Khoa học ngày nay.
 
Có thể nói, Ptolemy là người đặt nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu thiên văn học sau này của nhân loại.
 
Các quan điểm của ông về cấu trúc Thế giới đã làm nền tảng cho thuyết địa tâm trong nhiều thế kỷ, một học thuyết mà đến đời Nicolaus Copernicus mới bị đánh đổ. Ptolemy cũng là tác giả của sơ đồ chuyển động các thiên thể. Dựa vào sơ đồ của ông, con người có thể biết được vị trí các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí các ngôi sao cũng như thời gian diễn ra Nhật thực, Nguyệt thực...
 
Nếu không nhờ sự nghiên cứu và những tiến bộ của ông trong lĩnh vực thiên văn học thì phần lớn thành tựu thiên văn trong thời kỳ Phục hưng và cách mạng khoa học khó mà đạt được.
 
3. Tycho Brahe
 
Tycho Brahe (1546 -1601) là nhà thiên văn học, chiêm tinh học người Đan Mạch, được coi là cha đẻ môn thiên văn quan sát trước khi có kính viễn vọng.
  
Ngày 11/11/1572, Tycho Brahe khám phá ra một ngôi sao mới trong chòm sao Cassiopeia có độ sáng bằng sao Kim. Tycho Brahe gọi nó là "nova, nova" (sao mới, sao mới). Ngày nay, người ta gọi loại sao đó là supernova (siêu tân tinh) loại 1.
 
Vào thời mà Tycho sống, người ta cho rằng các loại sao kể trên nằm trong bầu khí quyển của Trái Đất nhưng ông bác bỏ quan điểm đó. Năm 1573, Tycho Brahe xuất bản một quyển sách mang tên De nova stella (các tân tinh) và cũng từ đó, “nova” được dùng để chỉ một ngôi sao đột nhiên sáng chói lên.
 
Xuyên suốt thời gian quan sát của mình, Tycho Brahe tìm ra ngôi sao mới thuộc chòm sao Cassiopeia nổi tiếng.
 
Tycho Brahe thực hiện việc quan sát thiên văn rất tỉ mỉ. Ông thường cẩn thận giữ gìn các dữ liệu quan sát của mình nên được các đồng nghiệp đương thời coi là một nhà quan sát thiên văn chính xác nhất thời đó.
 
Công trình chính của Tycho Brahe là phát hiện ra sao chổi C/1577 V1. Căn cứ trên các quan sát của mình, Tycho Brahe đã chứng minh nó không nằm trong bầu khí quyển của Trái Đất như quan niệm thời đó. Nó vẽ ra một quỹ đạo ê-lip quanh Mặt Trời, phía bên kia Mặt Trăng, cắt các quỹ đạo của các hành tinh khác.
 
4. Arno Allan Penzias và Robert Wilson
 
Hai nhân vật tiếp theo của chúng ta là bộ đôi nhà vật lý Arno Allan Penzias và Robert Wilson. Tuy nhiên, họ vẫn được vinh danh trong danh sách này nhờ những đóng góp to lớn của mình.
 
Arno Allan Penzias  làm việc cùng Robert Woodrow Wilson ở trung tâm nghiên cứu Bell Labs tại New Jersey với máy thu vi sóng cryogen (ở nhiệt độ siêu thấp khoảng 123 độ K) có độ nhạy cao dùng cho quan sát thiên văn vô tuyến. Năm 1964, hai ông phát hiện sóng nhiễu tần số cao mà không thể giải thích nguồn gốc. Sóng nhiễu đó mang năng lượng rất thấp so với bức xạ xuất phát từ Ngân Hà. Không những thế, nó còn có cùng tính chất ở tất cả các hướng. Penzias và Wilson cho rằng dụng cụ làm việc của mình có lẽ đã bị nhiễu do một nguồn phát sóng nào đó trên Trái Đất.
 
Cặp bài trùng Arno Allan Penzias và Robert Wilson.
 
Sau khi đã loại trừ tất cả các khả năng gây nhiễu khác, họ công bố khám phá của mình. Về sau, nguồn sóng nhiễu này được xác định là bức xạ tự nhiên của nền vũ trụ, được hình thành từ vụ nổ Big Bang và tồn tại như bức xạ tàn dư. Khám phá này đã khẳng định lý thuyết về Big Bang, làm thay đổi nhiều giả thuyết về sự hình thành vũ trụ. Penzias và Wilson nhận giải Henry Draper Medal năm 1977 và sau đó một năm là Giải Nobel vật lý.
 
5. Nicolaus Copernicus
 
Nicolaus Copernicus (19/2/1473 – 24/5/1543) là nhà thiên văn học đã nêu ra hình thức hiện đại đầu tiên của thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm) trong cuốn sách mang tính mở đầu một kỷ nguyên của mình. Trong đó, ông đề cập về sự chuyển động quay của các thiên thể.
  
Copernicus là một trong những học giả có hiểu biết về nhiều phương diện ở thời mình. Ông là một nhà toán học, thiên văn học, luật gia, nhà tâm lý học, học giả kinh điển, nhà cai trị, viên chức hành chính, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, và cả một người lính. Trong số những khả năng của mình, ông đã lựa chọn thiên văn học làm nghề nghiệp chính.
 

Lúc còn sống, Nicolaus Copernicus được coi là kẻ báng bổ khi đưa ra thuyết nhật tâm, ngược lại với những điều giáo huấn của Nhà thờ.
(Vào thời kỳ đó, Nhà thờ là cơ quan nắm hầu hết các quyền lực trong mọi hoạt động xã hội, bao gồm cả việc giáo dục)
 
Sự phát triển thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm chứ không phải Trái Đất) của ông được coi là giả thuyết khoa học quan trọng nhất trong lịch sử. Nó đánh dấu bước chuyển tiếp sang thiên văn học hiện đại và sau đó là khoa học hiện đại. Điều này đã khuyến khích các nhà thiên văn trẻ, các nhà khoa học và các học giả có thái độ đúng mực hơn với những giáo điều đã tồn tại từ trước. 

10 nhà thiên văn với thành tựu kiệt xuất nhất lịch sử (Phần 2)

Cherry, Theo 00:00 20/09/2011

Những nhà thiên văn vĩ đại của lịch sử, trong đó có Galileo Galilei, Hipparchus và Edwin Hubble - người được đặt tên cho kính viễn vọng Hubble.

6. William Herschel
 
William Herschel là nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, chuyên gia về kỹ thuật kiêm nhà soạn nhạc. Herschel nổi tiếng nhờ phát hiện ra sao Thiên Vương cùng hai vệ tinh lớn của nó: Titania và Oberon. Thêm nữa, ông còn phát hiện ra hai vệ tinh của sao Thổ và bức xạ hồng ngoại. Ngoài sở thích thiên văn học, Herschel có đam mê mãnh liệt với âm nhạc; ông sáng tác khoảng 24 bản giao hưởng nhưng ít được biết đến.
 

Ngày 13/3/1781, trên kính viễn vọng nhỏ của mình, W. Herschel phát hiện một thiên thể lạ. Ban đầu, ông nghĩ nó là sao chổi nhưng sau khi tính toán và xem xét kĩ, ông xác định đó là một hành tinh mới - Thiên Vương tinh. Kể từ đó, hành tinh ngoài cùng hệ Mặt Trời không còn là sao Hỏa nữa mà thay vào đó là sao Thiên Vương.
 
Nhờ khám phá này, ông được bầu làm thành viên của Hội Hoàng Gia Anh và được nhận giải thưởng hàng năm từ Hoàng gia. Hơn thế nữa, ông còn được vua George III phong hiệu là “Nhà Thiên văn của Triều đình”.
 
7. Johannes Kepler
 
Nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler (27/12/1571 – 15/11/1630) là người đầu tiên có thể giải thích một cách đầy đủ về sự chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Ông miêu tả sự chuyển động này bằng ba quy luật mà sau này chúng đã được xuất bản vào năm 1609.
 
Để mở khóa bí ẩn về vũ trụ, ông tưởng tượng mọi hành tinh đều quay quanh một quỹ đạo hình ê-líp thay vì hình tròn như quan niệm của các nhà thiên văn học cùng thời khác. Và đây cũng là quy luật đầu tiên ông dùng để miêu tả sự chuyển động của các hành tinh. Giống như Copernicus, Kepler cũng tin vào thuyết Nhật tâm.
 

Ông đã vấp phải rất nhiều sự phản đối từ phía Hội đồng Nhà thờ khi họ cho rằng Trái Đất mới là trung tâm của vũ trụ. Tuy vậy, những trở ngại này lại chỉ khiến Kepler thêm mạnh mẽ, tiếp thêm cảm hứng cho những nghiên cứu sau này của ông. Điều thú vị nằm ở chỗ Kepler vốn là một con chiên rất ngoan đạo. Thậm chí, ông từng lên kế hoạch trở thành giáo sĩ trước khi dấn thân vào con đường khoa học.
 
Kepler từng làm việc khá thân thiết với Tycho Brahe nhưng mối quan hệ giữa cả hai tương đối gượng gạo. Có tài liệu ghi lại cho rằng Brahe sợ người trợ lý của mình sẽ làm lộ các nghiên cứu của ông. Điều này xảy ra sau khi Kepler phát hiện quy luật chuyển động của các hành tinh.
 

Sau này, Kepler còn đóng góp nhiều khám phá rất quan trọng như sự ảnh hưởng của Mặt Trăng với thủy triều hay thiết lập một vài phép tính tích phân.
 
8. Edwin Powell Hubble
 
Edwin Powell Hubble (20/11/1889 – 28/9/1953) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học quốc tịch Mỹ. Ông là người rất thành công trong lĩnh vực nghiên cứu về thiên văn, vũ trụ khi khám phá ra các ngân hà khác bên ngoài ngân hà Milky Way mà chúng ta từng biết. Mặc dù thành quả này là tập hợp những sự đóng góp của nhiều nhà khoa học khác nhau nhưng Hubble đóng vai trò chính trong việc quan sát qua kính viễn vọng Hooker.
 
Tiếng tăm của ông nổi lên nhờ phát hiện Vũ trụ là vô tận và Thiên hà chúng ta đang sống chỉ là một phần không đáng kể. Bên cạnh đó, tên của Hubble còn được đặt cho một định luật do chính ông phát hiện ra. Ngày nay, chúng ta gọi là Định luật Hubble (các ngôi sao càng xa trung tâm vũ trụ thì di chuyển xa ra khỏi trung tâm với tốc độ càng nhanh). Hubble sau đó cũng được dùng để đặt tên cho Đài thiên văn vũ trụ Hubble - một trong những đài thiên văn lớn nhất thế giới hiện nay.
 
 
Trong những năm tháng cuối đời, ông dành nhiều thời gian tranh luận cho việc xem xét, nhìn nhận lĩnh vực thiên văn học là một ngành của Vật lý. Sau nhiều năm tranh luận, Ủy ban trao Giải Nobel cho rằng nhận định của ông là đúng. Tuy nhiên, quyết định này là quá muộn khi ông đã qua đời vào năm 1953 mà không nhận được giải thưởng khoa học uy tín này.
 
9. Hipparchus
 
Hipparchus là một nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng những năm 140 - 125 trước Công nguyên, thuộc thế hệ các nhà thiên văn đầu tiên của thế giới.
 
Được biết đến là nhà thiên văn học vĩ đại nhất của thời cổ đại, có thể xem Hipparchus như cha đẻ sáng lập ra ngành thiên văn. Đóng góp quan trọng nhất của ông đối với lĩnh vực này là tập hợp được một danh mục toàn diện nhất về hàng trăm ngôi sao mà ông quan sát được. Danh mục này sau đó đã được sử dụng rộng rãi bởi Ptolemy trong các quan sát thiên văn của mình.  
 

 
Một công trình khác không thể không nhắc tới của Hipparchus là nghiên cứu về sự di chuyển chậm của các vì sao và chòm sao tương ứng với đường xích đạo trên bầu trời. Ông còn vận dụng lượng giác - một đề tài mà ông cho là tiền đề cơ bản để đo chính xác khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng trong thời điểm nhật thực. Ngoài ra, Hipparchus còn nổi tiếng với việc phát minh ra các phương pháp đo độ sáng của một ngôi sao mà vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.
 
10. Galileo Galilei
 
Galileo Galilei (15/2/1564 – 8/1/1642) là nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và cách quan sát thiên văn sau đó, ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus.
 
Những đóng góp của ông trong lĩnh vực thiên văn học quan sát bao gồm việc xác nhận các tuần của sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của sao Mộc (sau này được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông) và quan sát, phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng tham gia công việc nghiên cứu khoa học - công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.
 

Không chỉ là người đầu tiên thông báo về các ngọn núi và hố va chạm trên Mặt Trăng, ông còn ước tính được chiều cao của các ngọn núi từ các quan sát đó. Điều này dẫn ông đi tới kết luận rằng Mặt Trăng "xù xì và không bằng phẳng, giống như chính bề mặt của Trái Đất", chứ không phải là một mặt cầu hoàn hảo như Aristotle đã tuyên bố trước đó.
 
Việc Galileo bênh vực cho Chủ nghĩa Copernicus đã gây ra sự tranh cãi lớn nhất trong đời ông khi đi ngược lại quan điểm Địa tâm (Trái Đất là trung tâm của vũ trụ). Sau khi Galileo trình bày thuyết Nhật tâm, giáo hội Công giáo Rôma ngay lập tức ban lệnh cấm tuyên truyền nó vì trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh.
 
Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết Nhật tâm của mình và sống những ngày “giam lỏng” tại gia đến cuối đời theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.
 
Xem tiếp...

TIẾU LÂM KIM CỔ 200

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hài Tiểu Bảo Quốc, Bảo Trí : BAO GIỜ CHỊU VỀ HƯU (ft Khoa Nam, Mai Dũng...)

Nhổ răng không đau  

Một người đàn ông đến gặp nha sĩ để nhổ răng.

Bí kíp làm giàu của đà

Xem tiếp...