Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 14 (Thằng Út trọc)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.


                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 
 
Tự Nguyện -- Trọng Tấn
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

'Út trọc' Đinh Ngọc Hệ phạm tội như thế nào?

 - Trong vài năm, “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng danh nghĩa công ty trực thuộc Bộ Quốc Phòng để có những hành vi tư lợi, vi phạm pháp luật...
Lòng vòng mua bán cổ phần 
Ngày 3/12/2017, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Đinh Ngọc Hệ cùng các đồng phạm. Tiếp đó ngày 4/7/2018, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương ra cáo trạng số 164/CT-VKSQSTW truy tố các bị can.
Theo đó, Đinh Ngọc Hệ bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Khoản 3, Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đinh Ngọc Hệ trước khi phạm tội là Thượng tá, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng.
'Út trọc' Đinh Ngọc Hệ phạm tội như thế nào?
"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ (bên trái) và Phùng Danh Thắm. Ảnh: Internet
Cùng bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn…” có 1 số người từng là cán bộ, sỹ quan Quân đội như: Trần Văn Lâm, Bùi Văn Tiệp và Trần Xuân Sơn. Trong đó bị can Tiệp, nguyên Đại tá, từng giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 Quân chủng PKKQ.
Riêng bị can Phùng Danh Thắm – nguyên Đại tá, Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”…..
Theo hồ sơ tố tụng, giữa năm 2009 biết Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng có chủ trương mở rộng thị trường kinh doanh nên Đinh Ngọc Hệ, lúc đó là Phó trưởng phòng kinh doanh trao đổi với ông Cung Đình Minh – Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư đề nghị Ban Tổng giám đốc thành lập pháp nhân mới theo hình thức công ty mẹ - con. Pháp danh mới này là công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn, có vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
Trong đó Tổng công ty góp 51%, tương đương 10,2 tỷ đồng do ông Cung Đình Minh và Đinh Ngọc Hệ là đại diện ủy quyền. 2 cổ đông góp 49% vốn, tương đương 9,8 tỷ đồng, chính là 2 người cháu của ông Hệ.
Đầu tháng 8/2009, ông Phùng Danh Thắm (Đại tá, Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng) ký quyết định về việc đầu tư góp vốn. Thực chất Tổng công ty không góp đồng nào mà thỏa thuận với 2 cổ đông là cho nợ, khi nào có lợi nhuận sẽ trích nộp sau.
Giữa tháng 9/2009, sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn, sau này được đổi tên là công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng, do Đinh Ngọc Hệ làm chủ tịch HĐQT và đến tháng 3/2013 là Tổng giám đốc công ty cổ phần.
Do công ty cổ phần hoạt động không có lợi nhuận và nhận thấy có nguy cơ rủi ro về mặt pháp lý nên Tổng công ty đã quyết định…rút vốn. Cụ thể là năm 2013 Tổng công ty đã bán 31% cổ phần cho 1 người quen của Đinh Ngọc Hệ với giá 0 đồng; và năm 2017 bán 20% cổ phần còn lại cho 1 người khác với giá 1,2 tỷ đồng.
Thực người quen mua, đứng tên trên danh nghĩa 31% là giúp cho Đinh Ngọc Hệ. Còn người mua 20% cổ phần từ Tổng công ty nhưng chưa chuyển tiền.
Như vậy quá trình điều tra cũng xác định, công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn hay sau này đổi tên là Thái Sơn Bộ Quốc phóng thực chất là vốn tư nhân. Dù danh nghĩa là công ty con của Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng nhưng mọi sự quản lý điều hành đều do Đinh Ngọc Hệ chi phối. Ngay khi Tổng công ty rút 1 phần vốn, tức dạng liên kết và rút hoàn toàn vốn ra khỏi nhưng Đinh Ngọc Hệ vẫn sử dụng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng với danh nghĩa là quân đội để kinh doanh và có nhiều hành vi vi phạm pháp luật.
“Út trọc” lợi dụng danh nghĩa kinh tế quốc phòng để tư lợi
Cơ quan điều tra của Quân đội xác định, Đinh Ngọc Hệ không báo cáo trung thực về mô hình hoạt động công ty cổ phần, mạo nhận chức năng nhiệm vụ phục vụ kinh tế quốc phòng để xin thi công các dự án, công trình trọng điểm quốc gia…
Giai đoạn 2011 – 2016 Đinh Ngọc Huệ thông qua Tổng công ty đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an cho công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn mua 23 xe ô tô quân sự, 15 xe BKS xanh 80A, bằng nguồn vốn tự có. Sau khi mua xe, hoàn chỉnh về mặt giấy tờ, Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo cho Trần Văn Lâm, khi đó giữ chức Tổng giám đốc điều hành mang đi thế chấp, vay tiền từ nhiều ngân hàng, doanh nghiệp.
'Út trọc' Đinh Ngọc Hệ phạm tội như thế nào?
Phùng Danh Thắm (nguyên Đại tá, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ảnh: Inetrnet
Việc này xác định là vi phạm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an hay thông tư của Bộ Quốc phòng, của Bộ Công an về chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng… Hành vi này làm lợi cho công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P nhưng gây thất thoát khoảng 3,1 tỷ đồng tiền thuế Nhà nước.
Một vụ việc khác, Đinh Ngọc Hệ đã “phù phép” cho Trần Xuân Sơn, là người của công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, thành giám đốc chi nhánh công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ tại Bình Dương. Mục đích việc này là giúp cho công ty Hải Hà dễ dàng xin giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh xăng dầu tại địa điểm đất thuê của Quân đoàn 4, với bảng hiệu là cửa hàng xăng dầu Thái Sơn thuộc công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P.
Tháng 6/2014 cửa hàng xăng dầu Thái Sơn bị đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương “sờ gáy” lộ ra nhiều sai phạm như: mẫu xăng dầu A92 không đạt chất lượng, thiếu giấy chứng nhận đo lường cột bơm, thiếu hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu…
Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo thuộc cấp làm văn bản gửi ông Lê Thanh Cung, lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, mạo nhận hoạt động của cửa hàng xăng dầu Thái Sơn là thực hiện nhiệm vụ kinh tế quốc phòng để xin không bị xử phạt. Hệ cũng liên lạc với ông Bùi Văn Tiệp, lúc đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 Quân chủng PKKQ để tạo dựng hợp đồng giả, nhận là số xăng dầu không đạt chất lượng do Sư đoàn 367 gửi, không phải là để kinh doanh.
Từ đó mà Chi cục QLTT Bình Dương đã không truy đến cùng, không xử phạt. Theo quy định, với những vi phạm hành chính trên, mức xử phạt lên đến hơn 1,4 tỷ đồng.
Được biết, trong quá trình điều tra, “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ đã không thành khẩn, không thừa nhận hành vi. Tuy nhiên, Đinh Ngọc Hệ tự nguyện chia sẻ khắc phục hậu quả và đã nộp 500 triệu đồng. Các bị can khác như: Trần Văn Lâm, Trần Xuân Sơn, Bùi Văn Tiệp phạm tội theo sự chỉ đạo của Hệ.
Ngoài việc lợi dụng danh nghĩa của Bộ Quốc phòng có những hành vi vi phạm pháp luật như trên, cơ quan điều tra làm rõ, “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ đã sử dụng bằng giả để thăng tiến trong 1 số đơn vị kinh tế thuộc Bộ này.
Được biết, hiện cơ quan điều tra của Quân đội đang xác minh 1 số đơn tố cáo “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ và 1 số cá nhân có liên quan đến các hành vi, vụ việc khác. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục mở rộng điều tra trong giai đoạn tiếp theo.
Linh An

Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ bị đề nghị mức án 12-15 năm tù

- Đại diện VKS sáng nay đề nghị tuyên phạt bị cáo Út "trọc" 12-15 năm tù.
Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt:
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (SN 1971, tức Út “trọc”, cựu thượng tá quân đội, Phó TGĐ công ty Thái Sơn): 10-12 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ;  2-3 năm tù vì tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Tổng hợp hình phạt được đề nghị là 12-15 năm tù.
Trần Văn Lâm (SN 1977, TGĐ công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn): 5-7 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bùi Văn Tiệp (SN 1957, nguyên Sư đoàn trưởng F367, Quân chủng Phòng không - Không quân): 2- 3 năm tù treo vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thời gian thử thách từ 4-5 năm.
Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ bị đề nghị mức án 12-15 năm tù
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại tòa
Trần Xuân Sơn (SN 1986, nguyên Giám đốc chi nhánh tại Bình Dương, công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn): 1 năm 6 tháng đến 2 năm tù treo về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Phùng Danh Thắm (SN 1965, đại tá, nguyên tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng): Cải tạo không giam giữ từ 1 năm 6 tháng đến 2 năm về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đại diện VKS cũng đề nghị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý doanh nghiệp đối với bị cáo Hệ trong 3-4 năm; Đề nghị cấm bị cáo Thắm đảm nhiệm chức vụ quản lý doanh nghiệp từ 1-2 năm.
Buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền thất thu cho nhà nước là hơn 1,4 tỷ đồng, tịch thu ngân sách hơn 6 tỷ.
Quan điểm của đại diện VKS
Đại diện VKS đề nghị mức án trên sau khi đưa ra nhận định cho rằng: Việc đưa các bị cáo ra xét xử nghiêm minh đối với hành vi tham nhũng, dù đó là ai, là việc làm cần thiết để tạo niềm tin cho quân chúng nhân dân, đảm bảo bình đẳng, khách quan, công bằng, tính nghiêm minh của pháp luật.
Qua xem xét đánh giá, khách quan toàn bộ hành vi, dù bị cáo Hệ không thừa nhận hành vi phạm tội, các bị cáo khác thừa nhận, lời khai nhận tội của các bị cáo Lâm, Sơn phù hợp với tài liệu điều tra, lời khai của những người khác, có đủ cơ sở xác nhận hành vi phạm tội của Hệ.
Vì động cơ cá nhân, bị cáo Hệ đã lợi dụng danh nghĩa vốn góp của công ty Thái Sơn để đề nghị các cơ quan chức năng cho mua bằng vốn tự có nhiều xe ô tô biển xanh. Sau đó, bị cáo Hệ không chấp hành nguyên tắc quản lý của Nhà nước, đã chỉ đạo cấp dưới thế chấp xe cho các ngân hàng vay tiền; Ký hợp đồng cho thuê xe BKS quân sự, thu hơn 6 tỷ; Giao xe cho nhiều đối tượng ngoài xã hội mượn. 
Hành vi của Út "trọc" đã vi phạm pháp luật, dẫn đến đơn thư tố cáo, ảnh hưởng đến uy tín của quân đội, của Nhà nước.
Sau khi đội quản lý thị trường kiểm tra xăng của công ty Thái Sơn tại Bình Dương, phát hiện hơn 20.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng, được bị cáo Sơn báo cáo, để trốn tránh việc xử phạt, Đinh Ngoc Hệ đã liên lạc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, liên hệ bị cáo Tiệp nhờ giúp đỡ.
Kết quả, Chi cục Quản lý thị trường Bình Dương đã không xử phạt, gây thất thu hơn 1,4 tỷ cho Nhà nước, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Hành vi của các bị cáo có đủ yếu tố cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đối với hành vi sử dụng tài liệu giả, trên các cơ sở chứng cứ, qua xem xét khách quan toàn bộ vụ án, VKS thấy, dù bị cáo Hệ không thừa nhận hành vi sử dụng tài liệu giả của mình; bị cáo cho rằng các anh em xã hội nói không cần học, chỉ cần cho người đi học thay là có bằng và bị cáo nhận thức việc này là đúng.
Căn cứ vào các tài liệu có trong vụ án, qua kết quả thẩm tra tại tòa, VKS thấy có đủ cơ sở xác định việc bị cáo Hệ bỏ tiền mua bằng Đại học Kinh tế Quốc dân, bảng điểm giả để sử dụng trong suốt quá trình công tác, để được nâng lương, nâng nhóm lương, phong hàm sỹ quan...
Đối với hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của bị cáo Thắm, VKS đưa ra quan điểm: Đủ cơ sở xác định, bị cáo Thắm đã không làm hết chức trách, buông lỏng quản lý, không kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe BKS quân sự, để bị cáo Hệ vi phạm việc sử dụng xe, cho thuê xe, đem xe thế chấp cho các ngân hàng, cho các đối tượng ngoài xã hội mượn; Để Đinh Ngọc Hệ cấu kết trong việc trốn viêc nộp phạt.
Đủ yếu tố xác định bị cáo Thắm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đại diện VKS cũng xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ tội cho các bị cáo như: Đã khắc phục một phần hậu quả, có nhân thân tốt, có bằng khen, giấy khen, thành khẩn khai báo, ăn năn về hành vi phạm tội của mình.
Bị cáo Hệ ngoài các tình tiết giảm nhẹ được tính đến như nhân thân tốt, đã nộp 500 triệu đồng khắc phục hậu quả, cũng phải chịu tình tiết tăng nặng khi phạm 2 tội một lúc.
Đại diện VKS đề nghị xử lý các cá nhân đã đề nghị khen thưởng huân chương Lao động hạng 3 cho bị cáo Đinh Ngọc Hệ.

“Út trọc” Đinh Ngọc Hệ dùng bằng giả để thăng tiến chóng mặt

 - Dù quá trình làm việc bị phát hiện sử dụng bằng giả nhưng “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ vẫn sử dụng để kê khai hồ sơ Đảng viên, được nâng lương, phong quân hàm trong Quân đội.
Trong hồ sơ tố tụng vụ án Đinh Ngọc Hệ (thường được biết đến với cái tên “Út trọc”, SN 1971, nguyên Thượng tá, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) cùng các đồng phạm, cơ quan tố tụng Quân đội ngoài truy tố bị can tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” còn truy tố tội “sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”….
Thực tế “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ đã mua, sử dụng bằng giả để thăng tiến trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Quốc phòng.
“Út trọc” Đinh Ngọc Hệ dùng bằng giả để thăng tiến chóng mặt
Trong nhiều năm, "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ dùng bằng đại học giả để thăng tiến trong các đơn vị của Quân đội, dù có lúc bị phát hiện.
Cụ thể, quá trình điều tra của cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng xác định, năm 2000 thông qua quan hệ xã hội, Hệ có mua của 1 đối tượng chưa rõ lai lịch 1 bằng giả tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân cùng bảng điểm, giá 2,5 triệu đồng.
Giữa tháng 10/2003, Đinh Ngọc Hệ được điều chuyển từ Cục Hậu cần, Quân khu 7 về xí nghiệp Hải Âu thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam. Lúc này, Hệ nộp cho đơn vị bản sao bằng tốt nghiệp và bảng điểm giả.
Căn cứ vào đó, gần 2 năm sau, xí nghiệp Hải Âu có đề nghị bổ nhiệm Hệ từ quân nhân chuyên nghiệp sang giữ chức sỹ quan. Tuy nhiên, vì Hệ chưa từng học qua trường quân sự nên Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam không chấp thuận.
Dù thế, Hệ vẫn sử dụng bằng, bảng điểm giả để kê khai trong hồ sơ đề nghị nâng lương 2 lần trong giai đoạn năm 2004 và 2005.
Tháng 8/2005, khi được chuyển về công ty ADDC thuộc Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ), Hệ vẫn kê khai bằng giả trong hồ sơ lý lịch cá nhân để đơn vị mới tiếp tục làm đề nghị bổ nhiệm từ quân nhân chuyên nghiệp sang diện sỹ quan và bổ sung hồ sơ xin vào Đảng.
Quá trình xác minh, công ty ADDC làm rõ, bằng tốt nghiệp mà Hệ kê khai là giả nên không giải quyết chuyển sang hệ sỹ quan cũng như không làm thủ tục kết nạp Đảng. ADDC yêu cầu xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp đại học nhưng Hệ lấy lý do là thất lạc.
Cuối năm 2006 khi làm thủ tục chuyển công tác từ công ty ADDC về nhà máy A41 của Quân chủng PKKQ, do được cầm hồ sơ nên Hệ rút bằng, bảng điểm giả và cả công văn trả lời của trường Đại học Kinh tế Quốc dân ra khỏi hồ sơ lý lịch cá nhân.
Hơn 1 năm sau, Hệ có quyết định điều động từ nhà máy A41 về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Chỉ 2 tháng sau, Hệ được bổ nhiệm làm Phó phòng Kinh doanh của công ty Thái Sơn, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.
Cuối năm 2009, Tổng công ty Thái Sơn chấp thuận chủ trương lập pháp danh mới, là công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn (sau này là công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn - Bộ Quốc phòng) cũng là lúc Hệ có quyết định điều động làm Chủ tịch HĐQT. Vì đây là công ty do Hệ điều hành, quản lý, thao túng nên chỉ gần 2 năm sau, Hệ có quyết định làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty.
Trong giai đoạn đó, Đinh Ngọc Hệ vẫn tiếp tục kê khai bằng cấp giả, “qua mặt” Bộ Tổng tham mưu được nâng lương hệ cao cấp và chưa đầy 1 năm được phiên quân hàm tá lên Thiếu tá, rồi tiếp tục lên Trung tá. Đầu tháng 2/1012, Hệ được kết nạp vào Đảng.
Toàn bộ hồ sơ lý lịch cá nhân của Đinh Ngọc Hệ giai đoạn này thể hiện, đã tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành Quản trị Kinh doanh.
Sự thăng tiến nhanh chóng của “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ còn thể hiện: tháng 9/2014 được hưởng lương cao cấp nhóm 1, được phiên quân hàm Thượng tá. Tháng 4/2016, Hệ được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng, dưới ông Phùng Danh Thắm (nguyên Đại tá, 1 bị can trong vụ án), lúc đó đang giữ chức Tổng giám đốc.
Như vậy, “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ liên tục sử dụng bằng cấp giả để thăng tiến trong các đơn vị kinh tế của Bộ Quốc phòng, dù có giai đoạn đã bị…lộ tẩy. Hiện Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng và các cục nghiệp vụ vẫn còn lưu trữ hồ sơ lý lịch cá nhân của Đinh Ngọc Hệ liên quan đến bằng cấp giả này.
Ph.An - T. Nhung

Trò ma quái của ông Út trọc 'qua mặt' cán bộ

- Ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út “Trọc”) và đồng phạm đã dùng những "trò ma quái" để qua mặt các cơ quan chức năng.
Ngày 30-31/7, ông Đinh Ngọc Hệ (SN 1971, tức Út “Trọc”, cựu thượng tá quân đội, Phó TGĐ công ty Thái Sơn) cùng đồng phạm bị đưa ra xét xử.
Cáo trạng cho rằng, số xăng dầu kém chất lượng của cửa hàng xăng dầu Thái Sơn, thuộc chi nhánh công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (công ty Thái Sơn) tại Bình Dương bị Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra ngày 23/6/2014.
Theo sự chỉ đạo của ông Đinh Ngọc Hệ, ông Trần Văn Lâm, khi đó là TGĐ điều hành công ty  Thái Sơn đã ký công văn gửi UBND tỉnh Bình Dương, mạo nhận là doanh nghiệp Quân đội, làm kinh tế đi đôi với nhiệm vụ quốc phòng, xin không xử phạt hành vi kinh doanh xăng kém chất lượng của cửa hàng xăng dầu Thái Sơn.
Ông Lâm đã câu kết với Đại tá Bùi Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367) và Trần Xuân Sơn (nguyên GĐ Chi nhánh công ty Thái Sơn tại Bình Dương) làm giả hợp đồng gửi, giữ xăng dầu và các tài liệu nhằm hợp thức số xăng kém chất lượng bị kiểm tra là của Sư đoàn 367 gửi, không phải xăng bán ra thị trường.
Hành vi này là lừa dối các cơ quan chức năng Bình Dương để không bị xử phạt, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Do có mối quan hệ quen biết với ông Trần Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng F367, Quân chủng phòng không- Không quân) nên khi Út "Trọc" đề nghị ông Trần Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng F367, Quân chủng phòng không- Không quân) giúp đỡ.
Sau khi được Út "Trọc" đề nghị giúp đỡ và sau lần gặp gỡ, nghe ông Lâm trình bày, ông Tiệp đã ký, đóng dấu Sư đoàn vào hợp đồng gửi xăng dầu giả và các tài liệu liên quan.
Ông Tiệp mạo nhận số xăng dầu kém chất lượng của cửa hàng xăng dầu Thái Sơn bị Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương kiểm tra ngày 23/6/2014 là của Sư đoàn 367 gửi, để giúp công ty của Hệ và Lâm không bị xử phạt, gây thất thu cho ngân sách nhà nước hơn 1,4 tỷ đồng.
Bị can Trần Xuân Sơn được Đinh Ngọc Hệ bổ nhiệm làm GĐ chi nhánh công ty Thái Sơn tại Bình Dương. Theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của ông Lâm, ông Sơn đã ký văn bản gửi quản lý thị trường tỉnh Bình Dương, ký hợp đồng giữ xăng giả, mạo nhận hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng, bị quản lý thị trường kiểm tra là của Sư đoàn 367 gửi để tránh bị xử phạt.
Hành vi nêu trên của các bị can được cho là đã phạm vào tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo nội dung truy tố, trên cương vị là TGĐ công ty Thái Sơn, ông Phùng Danh Thắm (đại tá, nguyên TGĐ công ty Thái Sơn) đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động của công ty và đối với quân nhân Đinh Ngọc Hệ.
Ông Thắm đã không phát hiện được việc Út "Trọc" sử dụng nhiều xe ô tô biển quân sự, biển xanh để thế chấp, cho thuê, giao cho những người ngoài xã hội sử dụng trái quy định Nhà nước.
Ông Thắm cũng không biết việc nhóm các bị can trên làm giả hợp đồng, tài liệu, văn bản, mạo nhận số xăng kém chất lượng là của quân đội. Hành vi của ông Thắm bị cho là đã Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Cán bộ liên ngành bị "qua mặt"
Đối với số cán bộ Đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương, do tin tưởng vào hồ sơ giải trình của doanh nghiệp, tin cửa hàng xăng dầu Thái Sơn là của quân đội nên không truy xuất nguồn gốc số xăng kém chất lượng nêu trên là chưa làm đúng, làm hết chức trách, nhiệm vụ được giao, dẫn đến không phát hiện được hành vi hợp thức hồ sơ, chứng từ để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, kết quả điều tra không phát hiện các cán bộ trên có động cơ vụ lợi, tiêu cực, cá nhân, không có dấu hiệu đồng phạm.
Hơn nữa, nguyên nhân dẫn đến sai phạm một phần do tin tưởng đây là doanh nghiệp Quân đội, một phần có ý kiến bút phê của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nên không đủ yếu tố để xử lý về hình sự.
Cơ quan tố tụng kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương xử lý nghiêm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức đối với những cán bộ này.
T.Nhung

Mở rộng điều tra vụ 'Út trọc': Khởi tố 2 đại tá

 - Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng vừa phát thông tin cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Phùng Danh Thắm, TGĐ Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng và Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Ngày 3/12/2017, Cơ quan Điều tra hình sự - Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đinh Ngọc Hệ, nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo khoản 3, điều 281 bộ luật Hình sự năm 1999.

Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra còn phát hiện Đinh Ngọc Hệ có hành vi mua bằng đại học giả, sử dụng bằng đại học giả để khai trong hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ. Hành vi của Đinh Ngọc Hệ có đủ yếu tố cấu thành tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" quy định tại điều 341 bộ luật Hình sự năm 2015.
Mở rộng điều tra vụ 'Út trọc': Khởi tố 2 đại tá

Mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Xuân Sơn, trú tại khu phố 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) là người được Đinh Ngọc Hệ thuê làm Giám đốc chi nhánh công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng tại Bình Dương; ông Trần Văn Lâm, trú tại 18/B 518 chung cư Huỳnh Văn Chính, phường Phú Trung, quận Tân Phú (TP.HCM), là người được Hệ thuê làm TGĐ điều hành công ty Thái Sơn; khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Cả 3 bị can trên đều bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với vai trò đồng phạm giúp sức cho bị can Đinh Ngọc Hệ.
Đồng thời, cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Phùng Danh Thắm, TGĐ Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điều 360 bộ luật Hình sự năm 2015.
Các cơ quan tố tụng của Bộ Quốc phòng đang khẩn trương điều tra để kết luận, đề nghị truy tố Đinh Ngọc Hệ cùng với các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật, đưa vụ án ra xét xử trong thời gian sớm nhất.
Trong quá trình điều tra, xử lý vụ án, các cơ quan tố tụng của Bộ Quốc phòng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, thời gian, kết luận rõ ràng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không có vùng cấm, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, khẳng định trách nhiệm của Quân đội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
PV

Những toan tính còn dang dở của 'Út trọc' Đinh Ngọc Hệ

THỦY TIÊN
31, Tháng 03, 2018 | 10:18

Nhàđầutư
Dưới thời "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ, Công ty Thái Sơn cùng các công ty khác như Yên Khánh, Đức Bình, Tuấn Lộc thành lập nhiều liên danh để thực hiện hàng loạt dự án BT, BOT. Có những dự án đã hoàn thành, cũng có những dự án vẫn còn đang dang dở.


ut-troc-dinh-ngoc-he

Lễ ký hợp đồng tín dụng 1.350 tỷ đồng xây dựng công trình cầu Việt Trì từ tháng 11/2014 có sự tham dự của ông Đinh Ngọc Hệ . Ảnh: Báo Giao thông


Tại cuộc họp báo quý 1 của Bộ Quốc phòng chiều 29/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cung cấp thông tin về việc thượng tá Đinh Ngọc Hệ, biệt danh "Út trọc", đang bị khởi tố điều tra, đại tá Nguyễn Văn Đức, Phụ trách Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, cho biết Bộ Quốc phòng đang trong quá trình điều tra vụ án kinh tế này.
Trước đó, tháng 12/2017, ông Đinh Ngọc Hệ cũng không còn là Tổng giám đốc cũng như người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Thái Sơn (Công ty Thái Sơn). Người thay thế ông Hệ là ông Bùi Duy Nhân.
Hơn 8 năm qua, Công ty Thái Sơn dưới sự quản lý của ông Đinh Ngọc Hệ đã cùng các doanh nghiệp như Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh,  Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1), Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình lập ra nhiều liên danh để thực hiện hàng loạt dự án BT, BOT.
Các dự án BT, BOT mà Công ty Thái Sơn cùng các đối tác đã, đang và dự định thực hiện có thể kể đến như: Dự án đầu tư khôi phục, cải tạo QL20 – Lâm Đồng; Dự án BOT cầu Việt Trì; Dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái; Dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3…
Dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái
Dự án cầu Cát Lái có chiều dài và đường dẫn cầu khoảng 4,5km, mặt cắt ngang 60m, sau khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp phục vụ các phương tiện giao thông. Thời gian dự kiến khởi công xây dựng cầu Cát Lái là trong khoảng thời gian 2017 – 2020.


catlai1

 Phối cảnh dự án cầu Cát Lái


Vị trí Cầu Cát Lái là điểm đầu kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (Quận 2, TP.HCM) và điểm cuối sẽ cách bến phà hiện hữu khoảng 1.2km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẻ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ – thuộc khu đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.
Tổng mức đầu tư vào khoảng 5.700 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng cho cả 2 địa phương là 1.225 tỷ. Phương án nhà đầu tư đang đề xuất là BOT ( xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) , trong vòng 23,7 năm.
Có 2 đơn vị đưa ra phương án xây dựng cầu là: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 194 và Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 194, qua báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cầu thay phà Cát Lái, đưa ra 2 mức đầu tư là 5.717 tỷ đồng và 4.447 tỷ đồng.
Còn Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép lại đưa ra phương án nghiên cứu lập đề xuất dự án xây dựng cầu Cát Lái theo hình thức BOT kết hợp BT.
Hiện nay vẫn chưa có thông tin về việc lựa chọn Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 194, hay Liên danh nhà đầu tư Thái Sơn – Cienco1 – Đức Bình – Cái Mép làm chủ đầu tư của dự án trên.
Dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3
Dự án này được UBND TP.HCM giao Liên danh Cienco 1- Công ty Thái Sơn - Tuấn Lộc nghiên cứu lập đề xuất theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT).
Cầu Thủ Thiêm 3 là một trong những công trình trọng điểm và được xem như là biểu tượng của TP.HCM trong tương lai. Vị trí cầu Thủ Thiêm 3 bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành, khu đất bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (cảng Sài Gòn), vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Tuy nhiên, việc giao 3 công ty trên lập đề xuất dự án không có nghĩa liên danh này là nhà đầu tư của dự án. Các nhà đầu tư khác vẫn có thể tham gia lập đề xuất dự án, TP.HCM sẽ lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định.
Đến hiện tại, vẫn chưa có nhiều thông tin liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3.
Ngoài các dự án trên, hồi cuối tháng 2/2016, Liên danh Thái Sơn - Đức Bình đã có tờ trình gửi Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xin tham gia đầu tư dự án cảng hàng không Vũng Tàu theo hình thức PPP và Khu “đất vàng” 621 Phạm Văn Chí.

Điều ít biết về Đại tá Phùng Danh Thắm dính dây 'Út Trọc' bị khởi tố

 Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, vừa bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Mở rộng điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Tổng Công ty Thái Sơn, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Xuân Sơn, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn tại Bình Dương; ông Trần Văn Lâm, Tổng Giám đốc điều hành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn; khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cơ quan chức năng cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Điều ít biết về Đại tá Phùng Danh Thắm dính dây 'Út Trọc' bị khởi tố
Đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn.
Tổng công ty Thái Sơn (Thaison Group) tiền thân là Công ty Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Nhiệt đới (TROPICO) được thành lập ngày 22/4/1991 theo Quyết định số 128/QĐQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong mấy năm gần đây, với sự chuyển đổi hình thức hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, quy mô hoạt động của Thái Sơn được tăng lên nhiều lần không chỉ về tài sản, vốn mà phát triển cả về nhân lực, công nghệ và thị trường.
Tổng công ty Thái Sơn có rất nhiều đơn vị thành viên, có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; dịch vụ khoa học kỹ thuật; tư vấn thiết kế, thi công các công trình xử lý chất rắn, hệ thống cấp nước, nước thải, khí thải,...
Điều ít biết về Đại tá Phùng Danh Thắm dính dây 'Út Trọc' bị khởi tố

Tốt nghiệp đại học ra trường từ khi còn rất trẻ, Đại tá Phùng Danh Thắm đã gắn bó với Công ty Thái Sơn kể từ ngày đầu thành lập. Đại tá Phùng Danh Thắm được biết là người mạnh dạn cho chuyển hướng kinh doanh và triển khai các hoạt động thương mại, dịch vụ trong và ngoài nước của DN này. 
Quá trình hoạt động kinh doanh, Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn Phùng Danh Thắm đã được tặng nhiều phần thưởng như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ năm 2001-2003; Bằng khen "Doanh nhân tiêu biểu khối doanh nghiệp Trung ương năm 2006"; Doanh nhân tiêu biểu của Quân đội năm 2006, Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu năm 2006, Doanh nhân Quân đội tiêu biểu năm 2007, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007...
Khi còn đương quyền Tổng giám đốc, ông Phùng Danh Thắm luôn là người kêu gọi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo Đại tá Phùng Danh Thắm, văn hóa doanh nghiệp là loại tài sản vô hình, vô giá, nó trở thành một trong những công cụ giúp gia tăng giá trị thương hiệu.
Ông Phùng Danh Thắm đã từng phát biểu: Ngay cả những khi gặp khó khăn nhất, một doanh nhân chân chính vẫn phải tâm niệm tôn chỉ kinh doanh không đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, không bị lu mờ bởi tính thực dụng, đua chen. Nếu kinh doanh mà thiếu “tâm”, đến một lúc nào đó khách hàng, đối tác cũng sẽ quay lưng. Doanh nghiệp có thể có lợi trước mắt nhưng tự hại mình về lâu dài. Để tình trạng kinh doanh thiếu “tâm” và “tín” cứ “xâm lấn” dần vào các doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư, đến nền tảng văn hóa kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước và lực lượng doanh nhân Việt sẽ thiếu tự tin khi sánh vai cùng doanh nhân các nước.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan và mối lương duyên cùng 'Út trọc'

Làm sếp lớn tại nhiều công ty và tham gia thực hiện không ít dự án quan trọng, công ty Yên Khánh của bà chủ 8X Vũ Thị Hoan, nữ đại gia lĩnh vực hạ tầng giao thông bị bắt mới đây và Công ty Thái Sơn của ông Đinh Ngọc Hệ (Út trọc) đã từng gắn bó như “hình với bóng”.
Ngày 23.11.2018, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã thực hiện xong các quyết định và lệnh bắt tạm giam bị can: Đại tá Trần Trọng Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Hải Thành/Quân chủng Hải quân và Vũ Thị Hoan, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Yên Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần Yên Khánh - Hải Thành.
Nhân vật đáng chú ý trong số các bị can vừa bị khởi tố, bắt tạm giam là bà Vũ Thị Hoan, một nữ đai gia rong lĩnh vực hạ tầng giao thông, nguyên Giám đốc Công ty Yên Khánh.
Những công ty Vũ Thị Hoan tham gia góp vốn
Doanh nghiệp đầu tiên mà doanh nhân 8X Vũ Thị Hoan làm Giám đốc là Công ty Yên Khánh có tên đầy đủ là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh.
Yên Khánh được thành lập từ năm 2005, với các ngành nghề kinh doanh chính chủ yếu là sản xuất plastic và cao su tổng hợp, bán buôn các loại hàng hóa, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh bất động sản, vận tải hàng hóa…
Công ty Yên Khánh có 3 cổ đông sáng lập bà Đinh Thị Hiên (30%), Vũ Thị Hoan (69,5%) và Đinh Thị Liên (0,5%). Thời điểm hiện tại, Yên Khánh đã có vốn điều lệ lên tới 1.800 tỷ đồng.
Không chỉ là giám đốc của Công ty Yên Khánh, Vũ Thị Hoan còn là 1 trong 3 cổ đông của Công ty Cổ phần Yên Khánh Hải Thành có địa chỉ đăng ký tại số 07-09 Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.
Yên Khánh Hải Thành được thành lập vào ngày 23.3.2009 do bà Hoan làm Giám đốc và đại diện pháp luật. Công ty này có vốn điều lệ là 320 tỷ đồng do hai cổ đông sáng lập gồm: Công ty Hải Thành góp 32 tỷ đồng (10%) và Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (Công ty Yên Khánh) góp 288 tỷ đồng (90%).
Tuy nhiên, tháng 8.2017, cơ cấu cổ đông của Yên Khánh Hải Thành đã có sự thay đổi khi Vũ Thị Hoan trở thành cổ đông góp vốn độc lập với số vốn góp là 16 tỷ đồng. Hai cổ đông còn lại là công ty Hải Thành góp 32 tỷ đồng và công ty Yên Khánh góp 272 tỷ đồng.
Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan và mối lương duyên cùng 'Út trọc'
Dự án “đất vàng” số 7-9 Tôn Đức Thắng
Một trong những dự án gắn liền với Yên Khánh Hải Thành là dự án “đất vàng” số 7-9 Tôn Đức Thắng. Dự án này được giao cho Công ty Yên Khánh Hải Thành từ 8 năm trước. Nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai dự án mà chỉ quây tôn làm bãi đỗ xe.
Không chỉ góp mặt tại Yên Khánh và Yên Khánh Hải Thành, tên tuổi của nữ đại gia ngành hạ tầng giao thông này còn là 1 trong những cổ đông tại Công ty Cổ phần đầu tư Cái Mép (với 5.400 cổ phần). Công ty này do bà Vũ Thị Hoa, chị gái Vũ Thị Hoan, là người đại diện theo pháp luật
Chưa dừng lại, theo Báo Môi trường và đô thị, Công ty Cổ phần đầu tư Cái Mép mà bà Hoan góp vốn cũng chính là cổ đông lớn nhất tại công ty Cổ phần BOT Cầu Bạch Đằng (vốn điều lệ 800 tỷ đồng).
Được biết, công ty CP BOT Cầu Bạch Đằng có 8 cổ đông sáng lập. Trong đó, Cái Mép nắm 16,8 triệu cổ phần tương ứng 168 tỷ đồng và 21%. Ngoài Công ty Cổ phần đầu tư Cái Mép còn có 1 số “ông lớn” trong ngành xây dựng nữa như Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Lộc (10%), Công ty Cổ phần xây dựng Trung Nam (16%), Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Cường Thịnh Thi (10%), Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành (9%).
Công ty được thành lập để hợp tác đầu tư dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông cuối tuyến theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư hơn 7.600 tỷ đồng.
Yên Khánh của Vũ Thị Hoan cũng từng mua lại 28,28% cổ phần của một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1).
Mối lương duyên với Công ty Thái Sơn của Út trọc
Ông Đinh Ngọc Hệ, người có hai biệt danh nổi tiếng là "Út trọc" hay "Út bộ trưởng" từng giữ vai trò chủ tịch HĐQT công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng (Công ty Thái Sơn).
Được thành lập từ tháng 9.2009, Công ty Thái Sơn có trụ sở tại 32 Phùng Khắc Khoan (Q.1, TP.HCM), đăng ký hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, từ đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, quốc phòng, khai thác khoáng sản đến vận tải hàng hóa, khai thác kho bãi logistics, phân phối bia - rượu - nước giải khát, kinh doanh nhà hàng, khách sạn... với 10 chi nhánh khắp cả nước.
Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan và mối lương duyên cùng 'Út trọc'
Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng
Là doanh nghiệp đa ngành, nhưng Thái Sơn thời ông Đinh Ngọc Hệ "nổi" lên nhất trên thương trường là các dự án liên quan đến BOT, BT và cả PPP, với nguồn vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng nhưng tiềm ẩn rất nhiều khuất tất về tính chính danh trong liên danh thực hiện dự án.
Đáng chú ý, trong hàng loạt dự án mà Thái Sơn trúng thầu luôn có một doanh nghiệp "đi kèm" với Thái Sơn trong liên danh các nhà thầu. Đó chính là Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh.
Cụ thể là dự án cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì) có tổng mức đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng, được chỉ định cho liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh (Yên Khánh) và Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn (Thái Sơn) thực hiện vào năm 2013.
Để thực hiện dự án này, liên danh nói trên đã lập ra Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì với vốn điều lệ 265 tỷ đồng, tỷ lệ góp vốn là Cienco 1 20% (53 tỷ đồng), Yên Khánh 40% (106 tỷ đồng) và Thái Sơn 40% (106 tỷ đồng).
Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan và mối lương duyên cùng 'Út trọc'
Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Việt Trì mới (hay còn gọi cầu Hạc Trì) do Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1)- Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh - Công ty Thái Sơn làm chủ đầu tư.
Năm 2014, Công ty Thái Sơn tham gia liên danh nhà đầu tư gồm Tổng công ty 319 - Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh đầu tư dự án BOT khôi phục, cải tạo một đoạn trên quốc lộ 20 qua địa phận Lâm Đồng với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Hay Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng do liên danh: Tuấn Lộc – Yên Khánh - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng BMT - Công ty TNHH Tập đoàn Thắng Lợi - Công ty cổ phần Hoàng An - Công ty cổ phần đầu tư cầu đường CII làm chủ đầu tư. Công ty Yên Khánh của Vũ Thị Hoan nắm 30% cổ phần tại dự án này, và Thái Sơn của Út trọc đã trúng thầu gói thầu số 1 của dự án.
Được biết, Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), cựu thượng tá quân đội hiện đã bị kết án 10 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và 2 năm tù về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.
(Theo Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét