Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 72

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giải Mã Cái Chết Bí Ẩn Của Huyền Thoại Âm Nhạc John Lennon - The Beatles

Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles

Ngày 8/12/1980, ca sĩ John Lennon, người sáng lập kiêm thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles, đã bị Mark David Chapman bắn chết bên ngoài căn hộ của anh ở thành phố New York (Mỹ), theo trang History.
Mark David Chapman (25 tuổi) là người có vấn đề về thần kinh và bị ám ảnh bởi nhân vật Holden Caulfield trong tiểu thuyết " Bắt trẻ đồng xanh - The Catcher in the Rye" của J. D. Salinger. Hắn đã lên kế hoạch ám sát Lennon khi nghe những bài hát của The Beatles trong thời gian làm bảo vệ ở Hawaii.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Danh ca John Lennon. (Ảnh: Spud Murphy © Yoko Ono)
Chapman mua một khẩu súng ở Hawaii rồi di chuyển đến New York. Chapman đã gọi điện cho vợ thông báo rằng hắn tới New York để bắn Lennon, nhưng vợ Chapman đã không để ý tới. Sau khi không thể mua được đạn tại New York vì luật khắt khe, Chapman đã bay tới Atlanta và mua những viên đạn rỗng đầu rồi quay lại New York.
Một cảnh quay trong phim "The Killing Of John Lennon" tái hiện lại khoảnh khắc nam ca sĩ bị bắn chết.
browser not support iframe.
Vào ngày xảy ra vụ ám sát, Chapman mua thêm một cuốn "The Catcher in the Rye" và cùng những người hâm mộ đợi bên ngoài The Dakota, tòa nhà căn hộ của Lennon ở khu Manhattan. Đêm đó, khi Lennon vừa trở về từ phòng thu của Record Plant và chuẩn bị bước vào tòa nhà, Chapman đã bắn anh từ phía sau và bắn thêm hai viên đạn nữa vào vai nam ca sĩ. Yoko Ono, người vợ thứ hai của Lennon, chạy tới gần chồng và yêu cầu bảo vệ gọi cấp cứu.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Vợ chồng Lennon chụp ảnh trước tòa nhà The Dakota hai tuần trước khi nam ca sĩ bị ám sát. (Ảnh: Word Press)
Lennon không chết ngay lập tức. Một số báo cáo cho biết, anh đã cố leo lên bậc thềm của tòa nhà để tìm sự giúp đỡ nhưng đã gục xuống. Khi cảnh sát tới nơi, Lennon nằm sấp mặt trong vũng máu. Sĩ quan cảnh sát Tony Palma cùng với đồng nghiệp Herb Frauenberger đã khiêng Lennon vào xe tuần tra của họ rồi chở tới bệnh viện. Trong khi đó, Chapman vẫn bình tĩnh bỏ áo khoác ra và đợi bị bắt.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Hiện trường vụ án mạng. (Ảnh: NYTimes)
Các bác sĩ tại Bệnh viện St. Luke's-Roosevelt đã mất 15 phút để giúp Lennon hồi tỉnh, nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã không thể qua khỏi vào lúc 23h giờ cùng ngày.
Ngày 9/12, tin tức về vụ ám sát John Lennon xuất hiện trên trang nhất của các báo ở Mỹ và châu Âu. Các đài phát thanh và đài truyền hình cũng nhanh chóng đưa tin trong bản tin sáng sớm. Nhiều báo thậm chí còn coi đó là một trong những vụ ám sát chấn động nhất lịch sử thế giới.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Người hâm mộ tiếc thương huyền thoại âm nhạc. (Ảnh: Daily Mail)
Lễ truy điệu John Lennon được tổ chức ngày 10/12/1980 tại nghĩa trang Ferncliff, Hastdale, New York. Khoảng hơn 225.000 người cùng với khoảng 7.000 nhân viên an ninh đã có mặt quanh nghĩa trang. Buổi lễ có sự tham gia của rất nhiều nhân vật nổi tiếng và những người ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự nghiệp của anh. Vợ cũ của Lennon, Cynthia và con trai Julian Lennon cũng đến dự. Yoko Ono quyết định hỏa táng Lennon thay vì chôn cất, nên lễ truy điệu chỉ mang tính tượng trưng và không ai biết lý do thực sự đằng sau quyết định này.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Mark Chapman. (Ảnh: Sky News)
Sau khi bị bắt, Chapman đã thừa nhận đã bán một bức tranh của họa sĩ Norman Rockwell để lấy tiền thực hiện kế hoạch của mình. Y khai muốn giết John Lennon để được nổi tiếng. Trong mắt Chapman, Lennon là một thần tượng, một người thành công, một người được cả thế giới trọng vọng và ngưỡng mộ, còn hắn ta không có gì là nổi bật.
Yoko Ono không tham dự các phiên xét xử, song tuyên bố sẽ chỉ đồng ý ký vào đơn làm chứng khi tòa tuyên án mức cao nhất với kẻ sát nhân. Với hàng loạt tội danh nghiêm trọng, Chapman bị kết án tù chung thân, bị quản thúc tại Khu Phục hồi nhân phẩm ở Attica và Wende, New York từ năm 1981 và chỉ được ân xá dưới sự chấp thuận của Yoko Ono. Kể từ năm 2000, Chapman nộp đơn xin ân xá 7 lần và lần gần nhất là vào 8/2012 nhưng đều bị Yoko Ono từ chối.
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Bức ảnh chụp gia đình Lennon không lâu trước khi anh bị bắn chết. (Ảnh: Camera Press)
John Lennon (sinh năm 1940) là nhạc sĩ, ca sĩ người Anh và là người sáng lập, kiêm thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles, một trong những ban nhạc thành công và được ngưỡng mộ nhất lịch sử âm nhạc thế giới. Năm 2002, Lennon được khán giả đài BBC bầu chọn ở vị trí số 8 trong danh sách "100 người Anh vĩ đại nhất", và tới năm 2008, anh được tạp chí danh tiếng Rolling Stone chọn là ca sĩ vĩ đại thứ 5 của mọi thời đại.
Sầm Hoa

Ngày này năm xưa: Thảm kịch trong hộp đêm Nga, hơn 100 người chết

Hơn 100 người đã thiệt mạng và 140 người khác bị thương trong một vụ nổ tại một câu lạc bộ đêm ở Perm, thành phố lớn thứ 6 của Nga vào lúc 23h15 ngày 4/12/2009 (giờ địa phương).
Theo hãng thông tấn Itar-Tass, khoảng 300 người được tin là có mặt trong câu lạc bộ Lame Horse nằm ở trung tâm thành phố vào thời điểm xảy ra thảm họa. Các báo cáo ban đầu cho thấy, 15 người đã thiệt mạng nhưng con số này đã nhanh chóng tăng lên khi các thi thể được kéo ra khỏi tòa nhà.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch trong hộp đêm Nga, hơn 100 người chết
Các nạn nhân được đưa ra khỏi câu lạc bộ. (Ảnh: CBS)
Hãng tin Interfax dẫn lời các nhà chức trách cho biết, pháo hoa là nguyên nhân gây ra vụ nổ.
"Chúng tôi không nhắc tới một hành động khủng bố tại câu lạc bộ đêm ở Perm, các nạn nhân tử vong do một vụ nổ gây ra bởi pháo hoa", một quan chức của Văn phòng Công tố Nga nói với Interfax.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch trong hộp đêm Nga, hơn 100 người chết
Xác người chết nằm la liệt trên một con phố. (Ảnh: AP)
Kênh truyền hình quốc gia Nga Vesti-24 đã đăng tải hình ảnh các thi thể được xếp chồng lên nhau trên một con phố bên ngoài câu lạc bộ. Nhiều người bị thương đã được đưa tới các bệnh viện địa phương điều trị.
"Đa số các nạn nhân tử vong đều do bị bỏng hoặc hít phải khí độc", RIA Novosti dẫn lời ông Vladimir Markin, phát ngôn viên của Ủy ban Điều tra Nga. "Ngoài ra, còn xảy ra một vụ giẫm đạp ở lối ra".
Theo ông Markin, các nạn nhân đều là thanh niên.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch trong hộp đêm Nga, hơn 100 người chết
Bên ngoài câu lạc bộ (Ảnh: AP)
Svetlana Kuvshinova, một người có mặt trong câu lạc bộ khi xảy ra hỏa hoạn nói với hãng thông tấn AP rằng ngọn lửa đã bùng lên trong tích tắc.
"Nó giống như một đống cỏ khô. Chỉ có một lối ra duy nhất. Họ suýt nữa đã giẫm chết tôi", Kuvshinova kể lại.
browser not support iframe.
Trong khi đó, một nhân chứng khác nói với đài truyền hình địa phương rằng: "Lúc bữa tiệc bắt đầu, họ đốt pháo hoa. Khi quay người lại, tôi thấy trần nhà rơi xuống và sau đó là khói bủa vây khắp nơi".
Ngày này năm xưa: Thảm kịch trong hộp đêm Nga, hơn 100 người chết
Một phụ nữ đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân. (Ảnh: CNN)
Thành phố Perm, nằm gần dãy núi Ural, cách thủ đô Moscow 1.120km về phía đông, khoảng có khoảng 1,2 triệu cư dân sinh sống.
Thảm kịch xảy ra chỉ vài ngày sau khi các nhà điều tra Nga đổ lỗi cho khủng bố gây ra một vụ tai nạn tàu hỏa tại làng Uglovka, cách Moscow gần 400km về phía bắc, khiến 26 người thiệt mạng và gần 100 người bị thương.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch trong hộp đêm Nga, hơn 100 người chết
Người dân xem danh sách những người thiệt mạng. (Ảnh: AP)
Phát biểu trên truyền hình từ nhà riêng gần Moscow, Tổng thống Nga khi đó, Dmitry Medvedev đã đề nghị hình phạt cao nhất đối với những người chịu trách nhiệm về vụ hỏa hoạn tại câu lạc bộ Lame Horse. Ông cũng đã cử các quan chức chính phủ tới Perm để xử lý hậu quả của thảm họa.
Sầm Hoa
Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại

Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại

Vụ rò rỉ khí độc ở Ấn Độ cách đây 34 năm đã khiến hàng trăm nghìn người chết và mức độ tàn khốc của nó ám ảnh nhân loại đến tận ngày nay.
Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới

Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới

Vụ xử cháu ruột cố Tổng thống John F. Kennedy không chỉ thu hút sự quan tâm của công chúng Mỹ mà còn là tâm điểm chú ý của truyền thông thế giới.
Ngày này năm xưa: Lần đầu tiên Quốc hội Mỹ phải chọn Tổng thống

Ngày này năm xưa: Lần đầu tiên Quốc hội Mỹ phải chọn Tổng thống

Ngày 1/12/1824, lần đầu tiên trong lịch sử, Hạ viện Mỹ nhóm họp để quyết định kết quả bầu Tổng thống Mỹ và phần thắng đã nghiêng về ứng viên John Quincy Adams.
Ngày này năm xưa: Nữ sát thủ khiến cả nước Mỹ khiếp sợ

Ngày này năm xưa: Nữ sát thủ khiến cả nước Mỹ khiếp sợ

Ngày 30/11/1989, Aileen Wuornos, một gái bán dâm ở Florida, Mỹ bắt đầu gây ra những vụ thảm án. 

Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại

Vụ rò rỉ khí độc ở Ấn Độ cách đây 34 năm đã khiến hàng trăm nghìn người chết và mức độ tàn khốc của nó ám ảnh nhân loại đến tận ngày nay.
Những người sống sót sau thảm họa Bhopal trong một cuộc biểu tình bạo loạn:
browser not support iframe.
Ngày 3/12/1984 đã trở thành định mệnh khi gần 40 tấn khí độc methyl isocyanate ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu UCIL của Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC) đặt tại ngoại ô Bhopal thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, cùng nhiều khí độc khác đã rò rỉ và nhanh chóng phát tán theo gió.
Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại
Khu nhà máy của Union Carbide sau thảm họa.
Nguyên nhân là một lượng lớn nước được đưa vào thùng chứa 610 đang chứa 42 tấn Methyl Isocyanate khiến phản ứng tỏa nhiệt xảy ra. Nhiệt độ trong thùng chứa lập tức vượt  200 °C, làm áp suất tăng quá mức chịu đựng và gây thoát khẩn cấp để giảm áp, thải khí độc ra không khí.
Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại
Các lọ hóa chất phủ bụi tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu của Union Carbide ở Bhopal.
Một lượng lớn các khí độc lan tỏa khắp thành phố Bhopal và gây hoảng loạn khi mọi người thức dậy với cảm giác cháy rát trong phổi. Hít phải khí độc, khoảng 4.000 người đã chết ngay lập tức. Tổng số người tử vong tăng lên khoảng 15.000 người vài năm sau đó.
Chính phủ Ấn Độ xác nhận ít nhất 500.000 người bị nhiễm độc.
Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại
Cảnh tượng kinh hoàng sau thảm họa Bhopal.
Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên con người, 2.000 con trâu, dê và các loại động vật khác cũng phải bỏ mạng. Chỉ trong vài ngày, lá cây úa vàng và rụng như trút.
Hàng chục năm sau đó, 390 tấn các chất hóa học độc hại bị bỏ lại tại nhà máy UCIL tiếp tục rò rỉ và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực, ảnh hưởng đến hàng ngàn cư dân Bhopal.
Theo các nhà hoạt động môi trường, đến nay vẫn còn khoảng 30.000 người phải uống nước nhiễm độc, trong khi hàng ngàn trẻ em sinh ra bị tổn thương não và dị tật. Rất nhiều người mắc chứng thiếu máu, dậy thì muộn và bệnh ngoài da.
Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại
Bhopal như một nghĩa địa.
Theo điều tra của giới chức trách, tại thời điểm đó, công nhân đang dọn vệ sinh đường ống bằng nước, do sự yếu kém về bảo trì và tình trạng rò rỉ ở các van, nước đã đi vào thùng chứa 610. Tuy nhiên, UCC lại cho rằng đó là một hành động phá hoại của nhưng công nhân "bất bình", họ đã trực tiếp đổ nước vào bình chứa. Dù vậy, nhóm điều tra của công ty không tìm thấy bất cứ bằng chứng cụ thể nào.
Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại
Cảnh tượng kinh hoàng sau thảm họa Bhopal.
Ít ngày sau thảm họa, lãnh đạo Union Carbide khi đó là Warren Anderson bị bắt giữ nhưng sớm được trả về Mỹ. Ngoài ông Anderson, Cơ quan Điều tra Trung ương Ấn Độ còn chính thức truy tố 11 bị đơn khác, gồm 8 quan chức chủ chốt người Ấn Độ của UCIL, tập đoàn Union Carbide và 2 công ty con. Cả 12 bị đơn ban đầu bị buộc tội giết người, nhưng Tòa án tối cao Ấn Độ năm 1996 đã giảm tội danh xuống thành "khinh suất gây chết người". Đến ngày 7/6, chỉ 7 trong 8 bị đơn người Ấn Độ bị kết án vì người còn lại đã chết.
Tháng 7/2009, một tòa án tương tự ở Bhopal phát lệnh truy nã Anderson và và yêu cầu New Delhi gây sức ép với Mỹ đưa ông này trở lại Ấn Độ xét xử. Tuy nhiên, không rõ chính quyền Ấn Độ có thực hiện yêu cầu của tòa Bhopal hay không. 
Ngày này năm xưa: Thảm họa công nghiệp tàn khốc ám ảnh nhân loại
Thảm họ Bhopal ám ảnh nhân loại đến tận ngày nay.  
Sau những gì xảy ra, tập đoàn UCC đưa ra khoản tiền tiền bảo hiểm là 350 triệu USD trong khi chính phủ Ấn Độ yêu cầu 3,3 tỷ USD. Năm 1999, hai bên đạt thỏa thuận, theo đó UCC đồng ý trả 470 triệu USD gồm tiền bảo hiểm và một khoản hỗ trợ. UCC cũng phải cung cấp tiền xây dựng một bệnh viện 500 giường bệnh để đảm bảo chăm sóc y tế cho những người sống sót.
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Nữ sát thủ khiến cả nước Mỹ khiếp sợ

Ngày này năm xưa: Nữ sát thủ khiến cả nước Mỹ khiếp sợ

Ngày 30/11/1989, Aileen Wuornos, một gái bán dâm ở Florida, Mỹ bắt đầu gây ra những vụ thảm án. 
Ngày này năm xưa: Máy bay Hàn nổ tung giữa trời

Ngày này năm xưa: Máy bay Hàn nổ tung giữa trời

Một máy bay của hãng Korea Air, Hàn Quốc, cách đây 31 năm đã nổ tung giữa bầu trời khiến 115 người thiệt mạng.
Ngày này năm xưa: 'Bà đầm thép' ngậm ngùi từ chức

Ngày này năm xưa: 'Bà đầm thép' ngậm ngùi từ chức

Ngày 28/11/1990, bà Margaret Thatcher, còn được gọi là "Bà đầm thép" của nước Anh, chính thức đệ đơn từ chức lên Nữ hoàng và rời tòa nhà số 10 trên phố Downing.
Ngày này năm xưa: 'Cha đẻ' sách kỷ lục thế giới bị ám sát

Ngày này năm xưa: 'Cha đẻ' sách kỷ lục thế giới bị ám sát

Ngày 27/11/1975, người đồng sáng lập kiêm biên tập viên của sách các kỷ lục thế giới Guinness, Ross McWhirter đã bị bắn chết bên ngoài nhà riêng ở bắc London, Anh.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch khủng bố đẫm máu rúng động Ấn Độ

Ngày này năm xưa: Thảm kịch khủng bố đẫm máu rúng động Ấn Độ

Cách đây 10 năm, thủ phủ tài chính Mumbai của Ấn Độ rung chuyển vì hàng loạt vụ tấn công đẫm máu, khiến hơn 170 người thiệt mạng và 300 nạn nhân bị thương.

Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới

Cách đây đúng 27 năm, tòa án Mỹ bắt đầu mở phiên xử công khai William Kennedy Smith, cháu ruột cố Tổng thống John F. Kennedy vì cáo buộc hiếp dâm. Vụ án không chỉ thu hút sự quan tâm của công chúng Mỹ mà còn là tâm điểm chú ý của truyền thông thế giới lúc bấy giờ.
Vào năm 1991, Smith 30 tuổi và là sinh viên y khoa của trường Đại học Georgetown. Anh xuất thân trong một gia đình danh giá có mẹ là Jean Kennedy Smith, cựu nữ Đại sứ Mỹ tại Ireland và cũng là em gái vị tổng thống thứ 35 của Mỹ.
browser not support iframe.
Ngày 2/12/1991, Smith phải ra hầu tòa vì cáo buộc tấn công tình dục một phụ nữ 29 tuổi lúc rạng sáng ngày 30/3 cùng năm, ngay tại khu dinh thự của gia tộc Kennedy ở vùng Palm Beach, bang Florida.
Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới
Ảnh của William Kennedy Smith trong hồ sơ lưu của cảnh sát. Ảnh: NYPost
Theo cáo trạng, vào đêm 29/3/1991, Smith cùng cậu - Thượng nghị sĩ Ted Kennedy và con trai ông - Patrick Kennedy du ngoạn Palm Beach. Họ đã đến một hộp đêm có tên gọi là Au Bar và gặp cô gái nói trên tại đây. Smith sau đó đã thuyết phục cô gái về khu dinh thự của nhà Kennedy chơi.
Hai người đã đi dạo cùng nhau trên bờ biển và cô gái tố cáo, trong khoảng thời gian này Smith đã tấn công và cưỡng hiếp cô. Khi tự bào chữa trước tòa, Smith thú nhận, cả hai đã quan hệ tình dục, nhưng quả quyết việc đó hoàn toàn tự nguyện.
Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới
Báo chí vây quanh Smith ở Palm Beach sau khi anh nộp 10.000 USD tiền bảo lãnh tại ngoại tháng 5/1991. Ảnh: History.com
Là thành viên của một trong những gia tộc nổi tiếng nhất nước Mỹ lúc bấy giờ, vụ án của Smith đã trở thành chủ đề bàn tán xôn xao của công chúng Mỹ. Phiên tòa xử anh ta cũng trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông trên khắp thế giới.
Hàng triệu người đã theo dõi các phiên xử được truyền phát trực tiếp trên sóng quốc gia Mỹ. Các phóng viên từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về tòa án tây Palm Beach để dự khán và cập nhật tin tức về vụ việc.
Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới
Smith và Patricia Bowman, người phụ nữ tố cáo bị anh hiếp dâm năm 1991. Ảnh: AP
Trong quá trình phát sóng trực tiếp phiên tòa trên truyền hình, các đài đã làm mờ hình ảnh người phụ nữ bị hại trong vụ án của Smith, nhằm giữ bí mật danh tính của nạn nhân. Tuy nhiên, về sau, người phụ nữ này - Patricia Bowman đã chọn tự công khai danh tính.
Ngày 11/12/1991, sau 77 phút nghị án, bồi thẩm đoàn gồm 6 thành viên rốt cuộc đã nhất trí tuyên Smith trắng án trước mọi cáo buộc. Phán quyết đã gây tranh cãi lớn trong dư luận Mỹ lúc bấy giờ và làm dấy lên những nghi vấn về sự bao che của nhà chức trách.
Điều đáng nói, ngay tại các phiên xử Smith, Chánh án Mary E. Lupo đã ngăn cản các công tố viên công bố lời khai của 3 phụ nữ khác, vốn cũng tố cáo anh ta cưỡng bức họ vào những năm 1980. Ngoài ra, một điểm gây chú ý nữa là, về sau, vào năm 1995, Roy Black, trưởng đoàn luật sư biện hộ cho Smith đã cưới Lisa Haller, một trong các thành viên bồi thẩm đoàn trong các phiên xử cháu trai cố Tổng thống Kenedy.
Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới
Robert F. Kennedy Jr. (trái) đã hai lần tới dự các phiên xử của em họ. 
Trong cuốn tiểu sử "RFK, Jr.: Robert F. Kennedy Jr. and the Dark Side of the Dream" phát hành năm 2015, tác giả kiêm nhà báo kỳ cựu của tờ New York Times Jerry Oppenheimer đã tiết lộ một sự thật chấn động: Chính trị gia Robert F. Kennedy Jr. (thường được gọi tắt là JFK Jr.), con trai cố Tổng thống Kennedy đã bị ép buộc phải tham dự phiên xử của Smith trái với mong muốn của mẹ mình - cựu Đệ nhất phu nhân Jackie.
Ngày này năm xưa: Vụ xử cháu Kennedy hiếp dâm chấn động thế giới
 JFK Jr. trao đổi đổi với Smith (trái) tại một phiên tòa tháng 12/1991. Ảnh: NYPost
Theo tác giả Oppenheimer, ít nhất một thành viên nhà Kennedy đã đe dọa sẽ tung tin gây hại cho JFK Jr. nếu anh từ chối ủng hộ người em họ đang phải hầu tòa vì cáo buộc hiếp dâm. Rốt cuộc, bất chấp sự phản đối của mẹ, JFK Jr. đã xuất hiện tại hai phiên xử Smith, trong quá trình tòa lựa chọn bồi thẩm đoàn.
Về Smith, sau khi được tuyên vô tội trong vụ án hiếp dâm năm 1991, anh ta còn bị hai cựu nữ nhân viên tố cáo tấn công tình dục họ. Tuy nhiên, một trường hợp cáo buộc đã bị bác bỏ năm 2004 và trường hợp còn lại được dàn xếp ngoài tòa án năm 2005.
Smith sau đó đã trở thành bác sĩ chuyên điều trị các nạn nhân bị trúng bom mìn. Kể từ đó, anh gần như không còn là tâm điểm chú ý của công chúng Mỹ nữa.
Tuấn Anh

Kế hoạch bất thành rải thảm 50 quả bom hạt nhân xuống Trung Quốc

Để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, Thống tướng Mỹ MacArthur đã đề xuất ném 30-50 quả bom hạt nhân chiến thuật dọc biên giới Trung - Triều.
Cuốn sách “Kế hoạch cuối cùng của MacArthur về chiến tranh Triều Tiên”, của tác giả Bob Considine  năm 1954, đã tiết lộ một trong những kế hoạch táo bạo và khủng khiếp nhất của vị tướng Mỹ MacArthur nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh 1950-1953.
Kế hoạch bất thành rải thảm 50 quả bom hạt nhân xuống Trung Quốc
Tướng MacArthur tại Incheon tháng 9/1950.
“Trong tất cả các chiến dịch trong cuộc đời tôi – chính xác là 20 chiến dịch - thứ mà tôi cảm thấy chắc chắn nhất chính là cái mà tôi bị tước đoạt. Tôi đã có thể giành chiến thắng ở Triều Tiên trong tối đa 10 ngày nếu chiến dịch được tiến hành, và với số thương vong ít hơn đáng kể so với thời gian được gọi là giai đoạn ngừng bắn. Nó sẽ thay đổi tiến trình lịch sử".
Giải pháp hạt nhân
Trong cuốn sách, tướng MacArthur được dẫn lời nói: “Nhuệ khí của kẻ thù sẽ bị đập tan. Đầu tiên tôi sẽ thả từ 30-50 bom hạt nhân chiến thuật xuống sân bay, căn cứ quân sự, kho tàng của Trung Quốc từ Mãn Châu dọc theo sông Áp Lục (Yalu) ở Antung (cực tây bắc Triều Tiên) đến Hunchun (mũi đông bắc của Hàn Quốc giáp biên giới Liên Xô)”.
Số bom hạt nhân này được thả vào buổi đêm sẽ lập tức xóa sổ các căn cứ không quân và máy bay Trung Quốc, kèm theo các kho tàng, thiết bị bảo trì, tiêu diệt phi công.
Tướng MacArthur cho biết: “Cùng với việc hủy diệt sức mạnh không quân của kẻ thù, sau đó tôi sẽ kêu gọi một nửa triệu quân của Chiang Kai-shek, được hỗ trợ bởi hai sư đoàn thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Họ sẽ được chia thành hai lực lượng. Một trong hai lực lượng này chiếm 4/5 sức mạnh của tôi và được dẫn dắt bởi một trong các sư đoàn thủy quân lục chiến, sẽ hạ cánh xuống Antung và tiến về phía đông theo con đường song song với sông Áp Lục. Lực lượng còn lại, dẫn đầu bởi một sư đoàn thủy quân lục chiến khác, sẽ đáp xuống cùng lúc tại Unggi hoặc Najin ở phía đông, và di chuyển rất nhanh về phía tây. … Các lực lượng sẽ tạo thành một bức tường nhân lực và hỏa lực trên toàn bộ biên giới phía bắc bán đảo Triều Tiên”. 
Tướng McArthur còn lên kế hoạch tạo một vành đai phóng xạ, ngăn binh sĩ Trung Quốc can thiệp vào cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên. “Bạn có thể hỏi những gì sẽ ngăn chặn quân tiếp viện của kẻ thù ồ ạt và vượt qua sông Áp Lục với sức mạnh to lớn, như họ đã có trước đây. Kế hoạch của tôi là khi các lực lượng đổ bộ của chúng tôi di chuyển về phía Nam, sẽ để lại phía sau chúng tôi - từ Biển Nhật Bản đến Biển Hoàng Hải — một vành đai cobalt phóng xạ. Nó có thể được gieo rắc từ các toa xe, xe đẩy, xe tải và máy bay. Cobalt phóng xạ không phải là một vật liệu đắt tiền. Nó có vòng đời từ 60 đến 120 năm. Trong ít nhất 60 năm, sẽ không có cuộc xâm lược nào vào lãnh thổ Hàn Quốc từ phía Bắc. Kẻ địch không thể đi qua chiếc vòng phóng xạ mà tôi đề xuất đặt trên cổ của Hàn Quốc.”
Tiếp tục cuộc phỏng vấn của mình, Considine trích dẫn lời MacArthur nói rằng: “Thỏa thuận ngừng bắn mà chúng ta đã chấp nhận — sai lầm của việc từ chối thắng khi chúng ta có thể thắng — đã cho Trung Quốc thời gian ‘thở’ mà họ cần. Các sân bay sơ khai ở Mãn Châu đã được chuyển đổi thành các công trình hiện đại với đường băng dài hơn 300 mét. Trung Quốc chỉ có một khu vực sản xuất vũ khí tập trung trước khi Truman sa thải tôi. Còn bây giờ họ đã xây dựng hoặc đang trong quá trình xây dựng thêm bốn khu. Trong vòng 50 năm [tức là, vào năm 2004], nếu phát triển các cơ sở xây dựng máy bay của mình, Trung Quốc sẽ là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới”, Tướng MacArthur đưa ra dự đoán từ cách đây gần 65 năm.
Kế hoạch bất thành rải thảm 50 quả bom hạt nhân xuống Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc vượt sông Áp Lục, hỗ trợ Bình Nhưỡng đẩy lùi lực lượng LHQ do Mỹ dẫn đầu vào năm 1950.
Đối với với Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, kế hoạch tấn công hạt nhân vào Trung Quốc của tướng MacArthur là một sự liều lĩnh, có thể kéo theo những hệ quả khôn lường. Mặc dù vậy, kế hoạch này vẫn được cân nhắc như một lựa chọn để đánh đòn tâm lý với Bắc Kinh.
Sau khi tướng MacArthur dẫn quân đánh sang vĩ tuyến 38, đẩy quân đội Triều Tiên đến sông Áp Lục, giáp biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh đã can thiệp gây thiệt hại nặng cho quân đội Liên hợp quốc.
Trước tình thế đó, tháng 11/1950, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thống nhất ban hành lệnh ném bom hạt nhân vào các căn cứ quân sự ở Mãn Châu, nếu quân đội Trung Quốc tiến vào Triều Tiên, hoặc máy bay ném bom nước này tấn công Hàn Quốc.
Tổng thống Harry S.Truman yêu cầu chuyển bom hạt nhân chiến thuật Mark 4 cho tập đoàn không quân số 9, cùng máy bay ném bom B-29 triển khai đến đảo Guam. Lầu Năm Góc cố tình tiết lộ việc triển khai cho tờ New York Times nhằm cảnh báo Trung Quốc.
Khi quân đội Liên Hợp Quốc bị đẩy khỏi sông Áp Lục, Tổng thống Truman tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, “sử dụng vũ khí hạt nhân luôn được xem xét một cách tích cực”. Tuy nhiên, Bắc Kinh không hề nao núng trước kế hoạch tấn công hạt nhân của Mỹ.
Kế hoạch bất thành rải thảm 50 quả bom hạt nhân xuống Trung Quốc
Bom hạt nhân Mark 4 của Mỹ.
Theo Trung tâm lịch sử quân sự Mỹ, tuyên bố sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Truman gây ra mối quan ngại sâu sắc đối với các nước châu Âu. Tháng 12/1950, thủ tướng Anh, Pháp đại diện cho lợi ích các nước châu Âu đã đến Mỹ để hội đàm với tổng thống Truman. Anh, Pháp lo ngại sự mất cân bằng địa chính trị khiến NATO không có khả năng tự vệ khi Mỹ giao tranh với Trung Quốc. Trước những quan ngại của đồng minh, Washington đã từ bỏ kế hoạch tấn công hạt nhân.
Tháng 4/1951, Tổng thống Truman ra chỉ thị sa thải tướng MacArthur vì thách thức mệnh lệnh của ông, người giữ vai trò Tổng Tư lệnh quân đội. Tướng Matthew Ridgway được bổ nhiệm thay thế MacArthur.
Đại tá Sid Huff, trợ lý của tướng MacArthur,  từng viết trong cuốn hồi ký của ông rằng nhóm tư vấn cho Hội đồng An ninh Quốc gia đánh giá thấp hiệu quả của việc sử dụng bom hạt nhân trong việc ngăn chặn Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng thô sơ, các căn cứ hậu cần nằm rải rác dọc theo biên giới Trung - Triều rất khó để phá hủy hết nếu chỉ sử dụng số lượng bom hạn chế. Trong khi đó, phần lớn bom hạt nhân của Mỹ được sử dụng để đối phó với Liên Xô.
Ngoài ra, gió có thể đẩy bụi phóng xạ từ cuộc tấn công ở biên giới lan tới Hàn Quốc, thậm chí là Nhật Bản. Việc tấn công hạt nhân vào Trung Quốc có thể kéo theo cuộc đáp trả hạt nhân từ Liên Xô với hậu quả vô cùng thảm khốc.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Putin cảnh báo 'thảm họa toàn cầu' nếu Nga bị tấn công hạt nhân

Putin cảnh báo 'thảm họa toàn cầu' nếu Nga bị tấn công hạt nhân

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, nước ông sẵn sàng đáp trả nếu Nga trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công hạt nhân.
'Kim Jong Un vẫn mở rộng hoạt động hạt nhân'

'Kim Jong Un vẫn mở rộng hoạt động hạt nhân'

Tổ chức giám sát nguyên tử Liên Hợp Quốc cho rằng rất ít bước tiến đạt được hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng 6.
Phương Tây 'ngã ngửa' vì số tàu ngầm hạt nhân của TQ

Phương Tây 'ngã ngửa' vì số tàu ngầm hạt nhân của TQ

Lầu Năm Góc và các nhà quan sát phương Tây hầu như đã đánh giá sai về lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
Tiết lộ động trời về mã phóng hạt nhân Mỹ

Tiết lộ động trời về mã phóng hạt nhân Mỹ

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã để thất lạc mã phóng vũ khí hạt nhân suốt nhiều tháng trời.
Tại sao TQ đẩy mạnh vũ trang hạt nhân cho tàu ngầm?

Tại sao TQ đẩy mạnh vũ trang hạt nhân cho tàu ngầm?

Trung Quốc tin rằng cất giữ hạt nhân trên biển an toàn hơn trước các cuộc tấn công bất ngờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét