Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 160/24 (Giucốp)

-Dùng mưu hèn, kế bẩn, dùng những thủ đoạn hèn hạ nhằm tranh đoạt và giữ gìn danh lợi đời nào cũng có. Đó là thứ dơ bẩn và thối tha bậc nhất của tâm hồn con người!

-Hầu hết các tướng giỏi (Giáp, Giucốp,...), sau khi thắng trận đều vướng phải cái vạ này.

-Lão Tử nói: "Công thành thì thân thoái. Đó là đạo Trời"!

-------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Về cái gọi là “thiên tài quân sự” của Stalin

stalin.
Trần Lê  tổng hợp
I. 
Cách đây gần 64 năm, vào mờ sáng một ngày cuối tháng 6-1941, phát-xít Đức đã mở cuộc tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới của Liên bang Xô-viết.
Cố sử gia Nga Dmitri Volkogonov, người từng giữ chức giám đốc kho lưu trữ các tài liệu mật của Đảng Cộng sản Liên Xô, trong tác phẩm lớn “Thắng lợi và tấn thảm kịch” (Moscow, 1989), đã tái họa một cách sinh động hình ảnh Stalin, “người cha của các dân tộc“, trong khoảnh khắc sinh tử ấy:
Stalin ngả lưng trên chiếc ghế dài trong phòng làm việc ở nhà nghỉ của ông. Tại đó, ông thường làm việc và nghỉ ngơi, và ông đã hơi chợp mắt khi có người rón rén gõ cửa. Nghe tiếng gõ cửa, Stalin đau nhói nơi trái tim: chưa bao giờ ông bị đánh thức như thế. Hay điều xấu nhất đã xảy ra? Chẳng lẽ ông đã tính nhầm ư?
Stalin sửa lại bộ quần áo ngủ và ra ngoài phòng. Người chỉ huy đội cảnh vệ báo cáo:
– Thưa đồng chí Stalin, đại tướng Zhukov xin đồng chí ra nghe điện thoại vì một việc không thể trì hoãn.
Vị tổng bí thư tiến đến máy nghe.
– Tôi đây…
Zhukov – như lời ông thuật lại sau cuộc chiến – đã báo cáo với Stalin: không lực kẻ thù đang oanh tạc Kyev, Minsk, Sevastopol, Vilnius và nhiều thành phố khác. Sau khi dứt lời, tổng tham mưu trưởng quân đội Xô-viết hỏi lại:
– Đồng chí Stalin, đồng chí có hiểu những gì tôi vừa nói không?
Vị tổng bí thư thở dài thật to trong ống nghe và không trả lời. Ông cảm thấy một gánh nặng khổng lồ đang đè trên vai ông, khiến ông tê liệt, và câu hỏi của Zhukov không ngấm được mấy vào tâm khảm ông. Có lẽ ông đang nhớ lại trong óc bức điện tín Hitler gửi ông nhân sinh nhật 60 tuổi:
“Gửi ngài Joseph Stalin,
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày sinh, xin ngài nhận ở nơi tôi lời chúc mừng chân thành nhất, và kèm đó, những lời chúc lành. Xin chúc ngài luôn mạnh giỏi, chúc nhân dân Xô-viết có một tương lai hạnh phúc…”
Stalin lặng thinh.
– Đồng chí Stalin, đồng chí có hiểu những gì tôi vừa nói không?
Rốt cục, ông đã hiểu. Những thiên thần hạ giới cũng có thể phạm sai lầm, và cái giá phải trả cho những sai lầm của họ là vô cùng lớn.
Đó là hồi 4 giờ sáng ngày 22-6-1941“.
*
Trong nhiều năm liền, song song với huyền thoại về một Stalin hiền từ, nhân hậu, bao dung độ lượng kiểu “Ông Stalin bên cạnh nhi đồng – Áo Ông trắng giữa mây hồng – Mặt ông hiền hậu, miệng ông mỉm cười” (“Đời đời nhớ ông” – Tố Hữu, 5-1953), là một huyền thoại về Stalin “thiên tài quân sự”.
Một thời, trí thức thiên tả phương Tây đã nhất loạt coi Stalin là người “cứu rỗi nhân loại“: mặc dù biết đến những tội ác khủng khiếp của nhà độc tài đỏ, vẫn không ít người cho rằng nếu không có Stalin, ắt Liên Xô đã thua phát-xít Đức trong Đệ nhị Thế chiến và loài người đã không tránh khỏi “bệnh dịch hạch nâu” trên phạm vi toàn thế giới.
Để bác lại lập luận đó, giới sử học quốc tế đã đưa ra nhiều bằng chứng không thể chối cãi về “tài” cầm quân của Stalin. Cố nhiên, những người không đồng ý có thể cho rằng giới sử học phương Tây đã không khách quan khi họ vạch ra những bất cập trong sự lãnh đạo quân sự của Stalin.
Nhưng, chỉ cần đọc lại một số tư liệu, văn kiện của chính các đồng sự của Stalin, những người đã cùng Stalin lãnh đạo Hồng quân trong Đệ nhị Thế chiến, cũng có thể thấy cái “sở trường quân sự” của nhà độc tài chỉ là một huyền thoại.
Tháng 8-1939: Stalin, Ngoại trưởng Liên Xô Molotov và Ngoại trưởng Đức Ribbetrop ký kết Hiệp ước bất tương xâm Liên Xô - Đức để chia cắt Ba Lan và khiến Liên Xô có thể
Tháng 8-1939: Stalin, Ngoại trưởng Liên Xô Molotov và Ngoại trưởng Đức Ribbetrop ký kết Hiệp ước bất tương xâm Liên Xô – Đức để chia cắt Ba Lan và khiến Liên Xô có thể “sát nhập” ba nước vùng vịnh Baltic – Ảnh tư liệu
Trong những ngày này, khi cả thế giới kỷ niệm 60 năm chiến thắng phát-xít Đức, vai trò của Stalin trong cuộc Đệ nhị Thế chiến một lần nữa được coi là một đề tài chính trị nóng bỏng. Tượng của ông lại được dựng lên ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Liên bang Nga.
Những hành động quân sự của Stalin trong thời gian trước khi Liên Xô bị Đức tấn công (tháng 6-1941) – như ký Hiệp ước bất tương xâm với Đức để chia đôi Ba Lan và giúp Liên Xô chiếm ba nước Baltic; khởi binh đánh chiếm Phần Lan, v.v… – mới đây đã được tổng thống Nga Vladimir Putin coi là hợp pháp, bởi lẽ, theo ông, Liên bang Xô-viết hoàn toàn có quyền thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm “an ninh biên giới phía Tây của mình”, như thể việc xâm lược các nước có chủ quyền là một trong những biện pháp bảo vệ biên giới hợp pháp (*)
Trong bối cảnh ấy, thì việc xem xét lại cái gọi là “thiên tài quân sự” của Stalin cũng là một vấn đề cấp thời. Chẳng hạn, thông qua những hồi tưởng của của một số cộng sự gần gũi, trước hết là nguyên soái huyền thoại Zhukov, người được phương Tây mệnh danh là “vị thống chế vĩ đại nhất của Thế chiến thứ Hai”. Trên cương vị ấy, hẳn ông có thẩm quyền để nói về “tài cầm quân” của Stalin.
(*) “Sự thật lịch sử hay tôn vinh chiến thắng?” – Anne Applebaum, Phạm Minh Ngọc dịch (talawas ngày 9-5-2005).
II. 
Nguyên soái Georghi Zukov (1896-1974)
Nguyên soái Georghi Zukov (1896-1974)
Trong số các tướng lĩnh Xô-viết có công lao hàng đầu trong cuộc chiến tranh, phải kể đến Nguyên soái Zhukov, người từng được coi là “vị thống chế vĩ đại nhất của Thế chiến thứ Hai“.
Diễn tiến của Đệ nhị Thế chiến đã được Zhukov thuật lại một cách tỉ mỉ và xác thực trong cuốn hồi ký nổi tiếng “Hồi tưởng và suy nghĩ”. Đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, đây là một cuốn sách đồ sộ, dày đến tám, chín trăm trang, khá nặng nề và khô khan vì chứa chất nhiều sự kiện quân sự thuần túy. Tuy nhiên, những ai quan tâm đến lịch sử Liên Xô và biết rõ mối quan hệ đầy sóng gió và mâu thuẫn giữa Stalin và Zhukov, đều phải tự đặt câu hỏi: trong “Hồi tưởng và suy nghĩ”, Zhukov nhận định ra sao về “thiên tài quân sự” của “đại nguyên soái” Stalin?
Lần giở những trang có cái tên Stalin, độc giả có thể ngạc nhiên vì nhìn chung, Zhukov rất khen ngợi Stalin về mặt quân sự. Không phải ngẫu nhiên mà trong một thời gian dài dưới triều đại Brezhnev, người ta đã viện dẫn rất nhiều vào cuốn hồi ký để tiếp tục tung hô Stalin. Cần biết rằng Zhukov viết “Hồi tưởng và suy nghĩ” trong thời gian 1963-67 và sách được ấn hành lần đầu năm 1969, nghĩa là sau khi vị tổng bí thư (có tư tưởng cởi mở và do đó, bị coi là “xét lại”) Khrushchev bị hạ bệ trong một cuộc “đảo chính cung đình” và  Liên Xô sa vào tình trạng đình trệ toàn diện.
Phe nhóm của Brezhnev tìm mọi cách để “phục hồi” từng bước Stalin về mặt chính trị, khiến ít ai dám phê bình ông ta một cách mạnh mẽ như một thập niên trước đó. Và Zhukov cũng không thuộc ngoại lệ: bằng không, cuốn hồi tưởng sẽ không bao giờ được ra đời. Nhiều đoạn trong bản thảo của “Hồi tưởng và suy nghĩ” đã bị cơ quan kiểm duyệt gạch bỏ thẳng thừng và bản thân Zhukov cũng có ý “tự kiểm duyệt” khi ông không nói thẳng mọi ý kiến “có vấn đề” của mình về Stalin.
Nhà quân sự đại tài Zhukov trong bộ đại lễ phục dành cho vị nguyên soái lớn nhất của Đệ nhị Thế chiến
Nhà quân sự đại tài Zhukov trong bộ đại lễ phục dành cho vị nguyên soái lớn nhất của Đệ nhị Thế chiến
Tuy nhiên, một số đoạn mấu chốt trong bản thảo cuốn sách đã được sử gia – viện sĩ hàn lâm Aleksander Samsonov công bố trên tờ “Sovietskaya Kultura” (Văn hóa Xô-viết) năm 1988. Nhiều năm về trước, chính Samsonov là người đã chép lại những lời bình luận của Zhukov. Cần nói thêm, viện sĩ Samsonov là thành viên Phân ban Lịch sử của Viện Hàn lâm Khoa học Xô-viết. Vào thời “cải tổ” cuối thập niên 80, phân ban này được giao nhiệm vụ khởi thảo một bộ sử gồm 10 tập nhằm “bạch hóa” những sự kiện vốn bị xuyên tạc, giấu giếm trong quá khứ. Theo kế hoạch, bộ sách phải được ra mắt vào năm 1995. Không rõ số phận của công trình này ra sao sau khi Liên Xô sụp đổ.
Sử gia Samsonov đã có một bài viết mang tựa đề “Cần biết và cần nhớ lại” cho thấy một phần sự thực “thiên tài quân sự” của Stalin, thông qua đánh giá thực sự của nguyên soái Zhukov. Ông cho biết:
Trong tác phẩm “Hồi tưởng và suy nghĩ”, nguyên soái Zhukov đã nói nhiều điều, nhưng lẽ ra ông còn có thể nói thêm nhiều điều nữa. Khi cuốn sách được ấn hành lần đầu tiên, một phong trào làm sống lại sự sùng bái cá nhân Stalin được khởi động một cách có ý thức từ trên xuống, chủ nghĩa giáo điều được áp dụng rộng rãi, việc phê bình những hiện tượng tiêu cực của quá khứ bị bóp nghẹt. Cá nhân Brezhnev, vốn không có công lao gì thật đáng kể, cũng được phóng đại lên: chẳng những được nhận danh hiệu “Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa”, ông ta còn được phong danh hiệu “Anh hùng Liên Xô” bốn lần trong thời bình (1) và được nhận huân chương “Chiến thắng”, phần thưởng lớn nhất ở Liên Xô dành cho quân đội (2).
Trong hồi ký, Zhukov ghi lại một mẩu chuyển nhỏ: ngày 18 tháng Tư 1943, ông đến mặt trận phía Bắc Caucasus, thay thế vị trí của tướng K.N.Lesidze, chỉ huy quân đoàn thứ 18. Sau đó ông viết: “… Chúng tôi muốn bàn bạc với L.I.Brezhnev, trưởng phòng chính trị quân đoàn 18, nhưng lúc đó ông đang ở Đất nhỏ (3), nơi xảy ra chiến sự ác liệt”… Phải chăng giai thoại mang tính tiếu lâm sau đây đã xuất phát từ đó: Zhukov xin phép Stalin cho tấn công Berlin, nhưng Stalin đáp: “Tôi còn phải bàn bạc với đại tá Brezhnev đã”?
Những nhận định về “tài năng” của Stalin trong quân sự đã được sử gia Aleksander Samsonov ghi lại, trong cuộc gặp mặt nguyên soái Zhukov tại nhà điều dưỡng mang tên Frunze tại Krym, ngày 18-9-1966:
Trên phương diện quân sự, cố nhiên Stalin không đến nỗi ngu dốt như về sau này Khrushchev nói. Nhưng ông không có hiểu biết đúng mức trong việc lập kế hoạch cho những chiến dịch mang tính chiến lược, ông không hiểu biết đầy đủ một số nhân tố trong đó. Những phác họa của ông về chiến lược đa phần xuất phát từ những kinh nghiệm thời nội chiến. Sự can thiệp của Stalin vào công việc chỉ đạo chiến tranh vũ trang thường là sai lầm và gây thiệt hại. Ông không chịu được khi người khác dám có ý kiến trái ngược với ông.
Chẳng hạn, tôi bị truất khỏi chức tổng tham mưu trưởng chính vì tôi phản đối những sự can thiệp như thế. Mặt khác, đối với những chỉ huy quân sự không có đủ khả năng quyết định một mình, những chỉ thị dứt khoát của Stalin lại rất phù hợp với họ. Stalin là người thông minh, từng bước ông tự tìm cho mình những kiến thức và kinh nghiệm quân sự cần thiết. Như vậy, sau trận Stalingrad và đặc biệt là sau trận Kursk, tầm lãnh đạo tác chiến của Stalin tăng tiến rõ rệt“.
Tấm ảnh nổi tiếng: Stalin cùng thủ tướng Anh Winston Churchill và tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt tại Hội nghị Yalta - Vai trò của Stalin trong Thế chiến thứ Hai cần phải được đánh giá lại!
Tấm ảnh nổi tiếng: Stalin cùng thủ tướng Anh Winston Churchill và tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt tại Hội nghị Yalta – Vai trò của Stalin trong Thế chiến thứ Hai cần phải được đánh giá lại!
 Theo Samsonov, chúng ta có thể đánh giá được sự phức tạp trong mối quan hệ giữa Stalin và Zhukov không chỉ qua tập hồi ký của Zhukov. Tập bản thảo đánh máy của Georghi Konstantinovich (4), mang tựa đề “Nói ngắn gọn về Stalin” (có thể đọc tư liệu này tại Kho lưu trữ Học viện Lịch sử trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô…), tuy không có chữ ký, nhưng những đoạn sửa chữa bằng tay của Zhukov đã chứng tỏ tính xác thực của văn bản.
Tôi cố gắng một cách kiên trì để thấu hiểu con người Stalin. Nhưng rất khó đoán được tính khí của ông. Stalin ít nói và ông thể hiện những suy nghĩ của mình một cách ngắn ngủi. Tôi có cảm giác Stalin, do không có quan hệ trực tiếp với nhân dân, với công việc thường ngày, với hoàn cảnh sống, với suy tư và tình cảm của họ, nên ông chỉ biết đời sống nhân dân thông qua các báo cáo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Người ta thường “tô hồng” các vấn đề khi báo cáo cho Stalin, vì thế, lẽ dĩ nhiên là ông không thấu hiểu tình thế thực sự diễn ra trong đất nước, cũng như ông không thể biết rõ hoàn cảnh sống của nhân dân.
Khi chiến tranh lên đến cực điểm, Stalin cảm thấy việc tổ chức các chiến dịch không phải là sở trường của ông, hơn nữa, dưới tác động những thất bại lớn ở vùng phía Nam đất nước năm 1942, Stalin đề nghị tôi giữ chức vụ phó tổng tư lệnh tối cao. Và tôi phải nói rằng từ giờ phút đó trở đi, hầu như Stalin không tự đưa ra một quyết định gì liên quan đến vấn đề tổ chức các chiến dịch, bao giờ ông cũng thảo luận với tôi. Hầu như trong suốt chiến tranh, tôi được hưởng sự tôn trọng và thiện cảm của Stalin và điều này đã khiến chúng tôi có được những thành công trong việc tổ chức và tiến hành các chiến dịch. Thời gian cuối chiến tranh và đặc biệt là sau cuộc đụng độ ở lòng chảo Kursk, Stalin đã hoàn toàn thông thạo trong các vấn đề quân sự.
Tuy nhiên, tôi phải nhấn mạnh rằng khi các chiến dịch lớn được tiến hành và đạt thắng lợi, Stalin thường tìm cách đẩy những người tổ chức [thực sự] vào sau hậu trường và đưa cá nhân ông lên vị trí hàng đầu. Để làm việc đó, ông hay dùng “mẹo” sau đây. Khi nhận được những báo cáo đầu tiên về tiến trình của chiến dịch đã mở màn, Stalin bắt đầu gọi điện thoại cho Bộ Tham mưu và ban chỉ huy mặt trận, cho Bộ Tư lệnh tập đoàn quân, đôi khi ông còn liên lạc với hạ cấp như Bộ Tư lệnh quân đoàn, và lợi dụng những dữ liệu cuối cùng – về tình hình chiến sự – nhận được từ Bộ Tổng tham mưu, ông hỏi han các thuộc hạ về chiến dịch, ông đưa ra những chỉ dẫn, ông hỏi quân đội cần gì và hứa hẹn, tóm lại Stalin làm ra vẻ như vị tổng tư lệnh tối cao vẫn đứng vững trên vị trí của mình và nắm chắc trong tay quyền điều khiển chiến sự.
Tôi và [nguyên soái] A.M. Vasilyevsky chỉ được biết về những cú điện thoại của vị tổng tư lệnh (5) khi chúng tôi bắt liên lạc với các Bộ Tham mưu mặt trận; Stalin không cho chúng tôi biết và như thế ông đã với tay qua đầu chúng tôi. Và khi chúng tôi đã đánh đuổi quân thù khỏi lãnh thổ đất nước và các chiến dịch được mở ra tại Ba Lan, Hung, phần Đông nước Phổ, Tiệp Khắc và vùng Bessarabia, Stalin ra lệnh giải tán Hội đồng Đại biểu Quân sự, một cơ quan hoạt động ở Đại bản doanh Bộ Tư lệnh Tối cao, tại đó chúng tôi thống nhất việc thực hiện các chiến dịch ở từng trận tuyến. Rồi Stalin hạ lệnh phải chuyển ngay việc chỉ đạo của tất cả các mặt trận vào tay Đại bản doanh.
… Ý định ấy rất rõ ràng. Stalin chủ định chiến thắng vẻ vang trước quân thù phải là chiến thắng của Bộ Tư lệnh do chính ông chỉ đạo. Nghĩa là Stalin muốn lặp lại điều mà Nga hoàng đã làm năm 1813 đối với Kutuzov: vị tướng bị cách chức tổng chỉ huy và Nga hoàng tự lên nắm chức tổng tư lệnh tối cao để có thể phóng ngựa vào Paris, đứng đầu đạo quân chiến thắng đã đập tan quân đội của Napoleon“…
Chú thích – Tham khảo:
(1) Tức là không thua kém gì nguyên soái Zhukov!
(2) Chưa hết, Brezhnev còn là hội viên Hội Nhà văn Liên Xô, mặc dù như nhiều người biết, ông không thể nói mấy câu chúc tụng các đồng sự nhân ngày lễ, ngày sinh nhật… nếu không được thư ký viết sẵn cho trên giấy. Thậm chí, Brezhnev còn được tặng Giải thưởng Lenin (1979) (giải thưởng cao quý nhất về văn học, nghệ thuật ở Liên Xô ngày trước) cho ba cuốn sách “Malaya Zemlia” (Đất nhỏ), “Vozrozh-deniye” (Phục sinh) và “Tselia” (Đất hoang), dĩ nhiên không phải do ông ta viết, trong đó chứa chất đầy rẫy những giả mạo lịch sử (Việt Nam đã dịch và ấn hành bộ sách này). 
(3) Đất nhỏ (Malaya Zemlia) là nơi xảy ra một trận đánh ác liệt thời kỳ Thế chiến thứ Hai. Brezhnev là chính trị viên đơn vị quân đội Xô-viết ở đây.
(4) Tức nguyên soái Zhukov. 
(5) Trong thời gian chiến tranh, Stalin giữ chức tổng tư lệnh tối cao của quân đội Liên Xô.
III.
Nguyên soái vĩ đại Mikhail Tukhachevsky (1893-1937), một trong 5 nguyên soái đầu tiên của Hồng quân Liên Xô (được tấn phong năm 1935), bị kết án tử hình với tội danh ngụy tạo “làm gián điệp cho Đức” - Ảnh tư liệu
Nguyên soái vĩ đại Mikhail Tukhachevsky (1893-1937), một trong 5 nguyên soái đầu tiên của Hồng quân Liên Xô (được tấn phong năm 1935), bị kết án tử hình với tội danh ngụy tạo “làm gián điệp cho Đức” – Ảnh tư liệu
Stalin đã có vai trò như thế nào trong cuộc chiến Vệ quốc, dưới cái nhìn của Khrushchev, trước hết là thời kỳ khi Đức chưa và mới tấn công Liên Xô?
Khrushchev bác bỏ huyền thoại mà giới tuyên truyền Liên Xô thời chiến tranh – chiều theo tệ “sùng bái cá nhân” – cho rằng Stalin có vai trò quyết định trong chiến thắng của Hồng quân Liên Xô: Stalin đã tiên đoán trước tất cả, đã vạch ra chiến lược chống Đức theo kiểu “phòng ngự tác chiến” (cho phép lính Đức tràn vào tận Moscow và Stalingrad rồi chuyển thế thủ thành thế công và đánh bại quân thù).
Sự thực, sau khi ký Hiệp ước bất tương xâm với Đức (năm 1939) để chia vùng ảnh hưởng, mặc dù phát-xít Đức đã không giấu giếm ý đồ bá quyền và thôn tính Châu Âu, nhưng Stalin vẫn tỏ ra rất chủ quan, “mũ ni che tai” và sau này, ông ta lại làm như thể Liên Xô đã bị tấn công bất ngờ một cách bội tín.
Stalin đã không hề cảnh giác khi:
– Hitler thiết lập đủ các loại hiệp ước và khối trục, chuẩn bị ráo riết cuộc tấn công chống Liên Xô và tập trung những lực lượng quân sự lớn (trong đó có các quân đoàn thiết giáp) ở dọc biên giới Liên bang Xô-viết.
– Từ đầu tháng 4-1941, thủ tướng Anh Churchill đã cảnh báo Stalin về việc nước Đức Quốc xã chuẩn bị tấn công Liên Xô. sau đó, Churchill còn gửi nhiều điện tín cho Stalin để nhấn mạnh hiểm họa này, nhưng Stalin không hề để ý, thậm chí còn hạ lệnh cho mọi người đừng tin vào những thông tin kiểu ấy để tránh “gây ra những cuộc hành quân”.
– Ngay trước khi quân Đức xâm chiếm lãnh thổ Liên Xô, một công dân Đức đã vượt biên giới và báo tin Đức được lệnh tấn công Liên Xô vào lúc 3 giờ sáng ngày 22-6. Tin này được thông báo ngay cho Stalin nhưng Stalin vẫn hoàn toàn bỏ qua!
– Nhiều nguồn tin quân sự và ngoại giao của Liên Xô (chẳng hạn, từ Berlin, London) cũng đã đưa ra những thông tin tương tự, nhưng ban lãnh đạo đã nhận được lệnh… không được tin vào những nguồn tin đó.
Khrushchev thừa nhận rằng trong những ngày đầu chiến tranh, quân lực Liên Xô được vũ trang tồi tệ, không đủ đại bác, chiến xa và phi cơ để đẩy lùi quân Đức, cho dù trước Đệ nhị Thế chiến, Liên Xô đã có các loại chiến xa và đại bác tuyệt diệu. Có điều, trong thời gian ngắn ngủi, kỹ thuật quân sự Đức đã tiến bộ vượt bậc và Liên Xô thì ở vào trạng thái “ù lỳ” do Stalin chủ trương án binh bất động: vũ khí cũ đã bị loại bỏ, nhưng vũ khí loại mới lại chưa được sản xuất.
Đến nỗi, thời kỳ đầu Thế chiến, chẳng những Liên Xô thiếu chiến xa, pháo binh và phi cơ, mà còn không đủ cả súng trường để cung cấp cho số binh lính mới được điều động.
Chẳng những thế, trước nguy cơ rõ ràng từ phía phát-xít Đức, Stalin còn bỏ qua đề nghị của các tướng lĩnh quân sự Liên Xô – như thiết lập hệ thống đại phòng thủ, di tản cư dân sự khỏi các vùng giáp biên giới, xây dựng những đầu mối phòng ngự… – vì cho rằng những biện pháp như thế chẳng khác gì khiêu khích Đức, khiến quân Đức có cớ tấn công Liên bang Xô-viết.
Ngay cả khi phát-xít Đức thực sự xâm lấn lãnh thổ Xô-viết (qua những tuyến biên giới hầu như bỏ ngỏ), Stalin vẫn ra lệnh không được bắn trả vì tưởng chiến tranh chưa xảy ra, và đây chỉ là hành động khiêu khích của vài đơn vị vô kỷ luật của quân đội Đức, nhằm kiếm cớ tấn công Liên Xô nếu Liên Xô chống trả!
Nguyên soái Konstantin Rokossovsky (1896-1968) bị bắt năm 1937, bị tra tấn và cầm tù tới năm 1941 mới được thả. Năm 1956 được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan - Ảnh tư liệu
Nguyên soái Konstantin Rokossovsky (1896-1968) bị bắt năm 1937, bị tra tấn và cầm tù tới năm 1941 mới được thả. Năm 1956 được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan – Ảnh tư liệu
Thái độ thản nhiên, coi thường những sự kiện rành rành ấy” của Stalin, theo Khrushchev, đã đem lại hậu quả thảm khốc: ngay trong những ngày giờ đầu cuộc chiến, ở các vùng biên giới, quân Đức đã phá hủy phần lớn không quân, pháo binh và các trang bị quân sự khác của Liên Xô, đã sát hại một phần đáng kể các cán bộ quân sự và phá hoại Bộ Tham mưu Quân sự của ta.
Liên Xô đã không ngăn nổi quân thù tiến sâu vào nội địa đất nước, chứ không hề có chuyện là Stalin “sáng suốt” theo chiến thuật “tiêu thổ kháng chiến” mà Kutuzov đã dùng để đánh bại quân Napoleon ngày xưa, để nhử Đức vào sâu trong lãnh thổ Liên Xô rồi mới tiêu diệt.
Đặc biệt, trong văn kiện này, Đảng Cộng sản Liên Xô – thông qua Khrushchev – đã chính thức thú nhận về những vụ thanh trừng đẫm máu trong quân đội vào cuối thập niên 30, khiến Hồng quân suy yếu tột độ và không còn sức chiến đấu khi phát-xít Đức tấn công Liên Xô. Khrushchev cho rằng thời kỳ 1937-1941, do bản tính đa nghi và dựa trên những lời buộc tội bịa đặt, Stalin đã thủ tiêu nhiều cán bộ lãnh đạo quân sự và chính trị: các cuộc đàn áp đã triệt hạ nhiều tầng lớp cán bộ quân sự từ cấp đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng đến những lãnh đạo quân sự cấp cao nhất.
Các nhà lãnh đạo quân sự từng kinh qua chiến trận ở Tây Ban Nha và Viễn Đông đã bị thủ tiêu gần hết; người ta đã gợi ý sĩ quan các cấp, thậm chí cả binh lính trong đảng và trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Komsomol phải “vạch mặt’’ chỉ huy của họ như kẻ thù giấu mặt, khiến kỷ luật quân đội hoàn toàn tan vỡ. Nhiều tướng lĩnh lỗi lạc đã bị giết hại hoặc thiệt mạng trong nhà tù hoặc các trại lao động khổ sai; nhiều người khác, sau này đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến, như các nguyên soái Rokossovky, Maretskov, đại tướng Gorbatov… thì bị tù tội và tra tấn dã man.
Khrushchev kết luận: “Tình trạng ấy đã diễn ra vào đầu cuộc chiến và tạo nên mối hiểm họa lớn cho tổ quốc chúng ta!”.
Ghi chú:
(1) “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó” (bản tiếng Hung được NXB Kossuth ấn hành năm 1988).
(2) Hiệp ước này, trong thực tế, chia đôi Ba Lan với Đức và nghiễm nhiên cho phép Liên Xô thôn tính Phần Lan, ba nước vùng vịnh Baltic và vùng Bessarabia của Romania; ngược lại, phát-xít Đức được rảnh tay ở phía Tây. Dạo đó, Dân ủy Ngoại giao Liên Xô Molotov từng công khai chào mừng những chiến thắng của Hitler ở Pháp.
(2) Trong hai năm 1937-1038, ba nguyên soái Tukhachevsky, Blucher, Egorov (trên tổng số 5 nguyên soái của Liên Xô); các đại tướng Yakir, Alksnis, Belov, Kachirine, Kork, Uborevich, Eideman, Feldman, Primakov, Putna; các thủy sư đô đốc Orlov, Victorov, Sivkov… đã bị thanh trừng.
Trong năm 1938, tới 98 (trên tổng số 108) thành viên Hội đồng Quân sự (thành lập năm 1934) và nhiều tướng tá khác bị giết hại. Ước tính, có tới 30.000 thượng và hạ sĩ quan bị xử bắn, khoảng 70.000 tư lệnh quân đội bị sa thải và tù đày.
IV.
Stalin và Nguyên soái Boris Shaposhnikov - trong thâm tâm, vị đại nguyên soái luôn đố kỵ và ghen ghét cái tướng lĩnh tài năng - Ảnh tư liệu
Stalin và Nguyên soái Boris Shaposhnikov – trong thâm tâm, vị đại nguyên soái luôn đố kỵ và ghen ghét cái tướng lĩnh tài năng – Ảnh tư liệu
Ngay ở đoạn mở đầu, Khrushchev đã cải chính huyền thoại cho rằng Stalin cũng quyết tâm chiến đấu đến cùng và do đó, đã củng cố được tinh thần quân đội và nhân dân (Huyền thoại này cũng đã được chính con gái Stalin cải chính và về sau, để không ai biết đến việc mình mất lòng tin, Stalin đã tìm cách thủ tiêu tất cả những nhân chứng từng chứng kiến sự thật ngày đó).
Như lời Khrushchev, sau những thất bại và những tổn thất khốc hại đầu tiên ở chiến trường, Stalin đã mất lòng tin và tưởng rằng Liên Xô đã lâm vào đường cùng: “Trong một bài diễn văn hồi đó, Stalin tuyên bố: “Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn tất cả những gì Lenin tạo ra”. Cũng theo Khrushchev, “trong một thời gian dài, trong thực tế Stalin không điều khiển các cuộc hành quân, nói chung đồng chí ấy không làm gì cả.
Stalin chỉ nắm lại quyền chỉ huy quân sự sau khi một số Ủy viên Bộ Chính trị tới gặp đồng chí ấy, yêu cầu thi hành cấp tốc một số biện pháp để cải thiện tình hình ngoài trận tuyến. Như thế, mối nguy hiểm khôn lường đe dọa tổ quốc chúng ta trong thời kỳ đầu chiến tranh, phần lớn bởi Stalin đã thực hiện những phương pháp sai lầm trong việc điều khiển đảng và nhà nước”.
Tuy nhiên, Khrushchev cho rằng cá nhân Stalin không chỉ “phá hủy trầm trọng quân đội và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề” khi cuộc chiến tranh mới nổ ra: theo ông, về sau này, “sự mất bình tĩnh và chuyện Stalin can thiệp loạn xạ vào công việc chỉ đạo quân sự cũng làm quân đội ta bị thiệt hại nhiều”. Một số yếu kém của Stalin trong quân sự được Khrushchev nêu ra, như sau:
– Stalin hoàn toàn không hiểu những sự kiện diễn ra ở trận tuyến vì một lý do đơn giản: “trong suốt thời kỳ chiến tranh vệ quốc, Stalin không hề đi kinh lý một trận tuyến nào, hay một thành phố nào vừa được giải phóng, ngoại trừ một cuộc thăm viếng đoạn đường ngắn trên quốc lộ Mojaisk, khi tình thế đã ổn định trên trận tuyến”. (Khrushchev còn phê phán giới văn nghệ sĩ “cung đình” Liên Xô thời ấy, đã “thêm thắt mọi thứ chuyện bịa đặt” và tốn nhiều giấy mực để “tụng ca” cho chuyến đi duy nhất ấy).
– Stalin can thiệp vào việc thực hiện những cuộc hành quân, đưa ra các mệnh lệnh không căn cứ vào tình hình thực tế của trận tuyến, đem lại rất nhiều tổn thất không thể tránh khỏi cho quân đội Liên Xô. (Trong phiên họp, Khrushchev đã kể lại một trường hợp – với sự chứng thực của các nguyên soái lừng danh như Nguyên soái Bagramian (chỉ huy các cuộc hành quân ở Tổng hành dinh mặt trận phía Tây Nam) và Vasilyevsky (một yếu nhân của Bộ tổng chỉ huy quân đội Xô-viết trong chiến tranh) – mà sự can thiệp vô lý của Stalin (không cho phép quân đội Liên Xô, khi đó đang bị đe dọa bao vây và tiêu diệt, được rút quân), bất chấp sự can ngăn của các lãnh đạo quân sự, đã khiến hàng ngàn người lính thiệt mạng oan uổng).
– Stalin “vốn không hề để tâm đến những vấn đề căn bản của nghệ thuật lãnh đạo quân sự”, nên các sách lược của ông đã khiến Liên Xô “hao tổn nhiều xương máu, cho đến lúc chúng ta ngăn chặn được quân thù và chuyển sang phản công”. Khrushchev đưa ví dụ: ngay từ cuối năm 1941, đáng lý phải đẩy mạnh cuộc tổng hành quân đánh chặn ngang quân địch để tiến vào hậu tuyến của chúng, Stalin lại ra lệnh đánh trực diện để chiếm từ vùng này sang vùng nọ, khiến quân đội Liên Xô chịu nhiều tổn hại nặng nề, “cho đến khi các đại tướng của ta – hai vai mang mọi gánh nặng của chiến tranh – đã biến đổi tình hình và chuyển sang những cuộc hành quân mềm dẻo hơn, mang lại những thay đổi lớn tức thì, có lợi cho chúng ta”.
– Stalin, với bản tính đố kỵ và ghen ghét người tài, “sau những chiến thắng lớn, phải trả bằng giá rất đắt”, “lại đặt dấu hỏi về công trạng của nhiều nhà chỉ huy quân sự, những người đã có công đánh bại quân thù” vì ông “không thể chấp nhận việc những công lao ở mặt trận lại có thể do người khác làm nên”, theo lời Khrushchev.
Chẳng hạn, như về Nguyên soái Zhkov, vị thống chế vĩ đại nhất của Đệ nhị Thế chiến, Stalin luôn đố kỵ và gieo tắc những tiếng xấu nực cười, như bảo Zhukov, trước mỗi cuộc hành quân, lại vớ một nắm đất, đưa lên mũi ngửi rồi nói: “Chúng ta có thể tấn công” hoặc ngược lại: “Chưa thể thực hiện kế hoạch dự định!”. Khruschev cho rằng “có thể chính Stalin đã bịa đặt ra những chuyện kiểu ấy để hạ thấp vai trò và tài năng quân sự của Nguyên soái Zhukov”.
– Đồng thời, theo Khrushchev, Stalin đã chủ tâm tăng cường sự sùng bái cá nhân ông ta bằng cách “rất sốt sắng tự tỏ ra mình là một tướng lĩnh giỏi”: “Bằng những phương cách khác nhau, Stalin đã gieo rắc trong đầu óc quần chúng ý nghĩ rằng mọi chiến thắng của đất nước Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đều do lòng quả cảm, sự can đảm và thiên tài lỗi lạc của Stalin”.
Một lần nữa, Khrushchev phê phán thái độ xu nịnh của một số văn nghệ sĩ Xô-viết, đã sáng tác vô số phim ảnh lịch sử và quân sự, cũng như các tác phẩm văn học, để tụng ca thiên tài quân sự của Stalin. Điển hình của “thể loại” “nghệ thuật” cung đình ấy là bộ phim “Berlin thất thủ” (*) mà trong đó, “không thèm để tâm đến thực tế và sự thực lịch sử, người ta muốn bao bọc Stalin trong vầng hào quang”.
Khrushchev châm biếm: “Trong đó, Stalin là nhân vật duy nhất hành động; đồng chí ấy ra lệnh trong một gian phòng có nhiều ghế bỏ trống, chỉ có một người đến gần Stalin và báo cáo gì đó. Người đó là Poskrebyshev, kẻ hầu cận trung thành của Stalin (**)”.
Kết luận, Khrushchev nhấn mạnh: “Trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, chiến thắng không phải là sản phẩm của Stalin, nó thuộc về toàn đảng, toàn chính phủ Liên Xô, thuộc về quân đội anh hùng, thuộc những tướng lĩnh tài ba và những người lính quả cảm, thuộc về toàn thể nhân dân Xô-viết”.
 
*
Qua bốn kỳ báo, chúng tôi đã tổng hợp những ý kiến của hai cộng sự của Stalin, là Nguyên soái Zhukov và người kế nghiệp ông, Nikita Khrushchev về “thiên tài quân sự” của vị “đại nguyên soái” (danh hiệu Stalin tự tấn phong cho mình).
Sau khi Liên Xô chủ trương cải tổ vào giữa thập niên 80 thế kỷ trước, và nhất là sau những biến cố 1991-1993, các kho lưu trữ mật ở Moscow được phần nào rộng mở, chúng ta đã có thể tiếp cận những nguồn thông tin chính xác và khả tín hơn về nhân vật lèo lái Liên bang Xô-viết trong vòng 30 năm.
Là một gương mặt lớn của lịch sử nước Nga – Xô-viết, nhưng sinh thời, Stalin đã phạm phải vô số sai lầm khủng khiếp mà việc đánh giá chúng một cách toàn diện và rốt ráo, hơn 50 năm sau ngày ông mất, vẫn là nhiệm vụ của giới sử học thế giới.
Ghi chú:
(*) Của đạo diễn Michel Chiaureli, quay năm 1949. Trong phim, Nguyên soái Zhukov – người lãnh đạo Hồng quân chinh phục Berlin – chỉ xuất hiện một vài phút để nhận mệnh lệnh của Stalin.
(**) Poskrebyshev là thư ký riêng của Stalin.
Trần Lê – Tổng hợp theo các tài liệu tiếng Hung
Nguồn bài đăng

 


                      Hồi Ký, Tuỳ Bút
                  NHỚ LẠI VÀ SUY NGHĨ
                                                                                    Zhukov


Kết luận
NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI

CHIẾN tranh Vệ quốc vĩ đại là một cuộc xung đột to lớn nhất giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa phát-xít. Đó là một cuộc chiến tranh của toàn dân chống lại kẻ thù giai cấp độc ác đã xâm phạm đến thứ quý báu nhất của nhân dân Xô-viết - thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại và chính quyền Xô-viết.Đảng cộng sản đã động viên đất nước chúng ta, phát động nhân dân các dân tộc trong nước đứng lên, kiên quyết dùng đấu tranh vũ trang để chống lại chủ nghĩa phát-xít. Từ những ngày bắt đầu cho đến những ngày chấm dứt chiến tranh, tôi được may mắn công tác trong Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao. Tôi đã thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ Liên Xô tiến hành một công tác tổ chức vĩ đại biết bao để động viên nhân dân, lực lượng vũ trang và nền kinh tế quốc dân nhằm thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt bọn quân phiệt phát-xít Đức. Nói thẳng ra, chúng ta không thể chiến thắng kẻ thù, nếu như chúng ta không có một Đảng dày kinh nghiệm và đầy uy tín, không thể có chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Những lực lượng tinh thần và vật chất hùng mạnh của chế độ đó đã cho phép ta cải tổ lại trong một thời gian ngắn toàn bộ sinh hoạt của đất nước, tạo ra những điều kiện để tiêu diệt những lực lượng vũ trang của chủ nghĩa đế quốc Đức.Sự thống nhất giữa các dân tộc và nhân dân trong các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, khối liên minh công nông, sự đoàn kết của tất cả những người lao động, các tầng lớp thanh niên, trí thức xung quanh khẩu hiệu, ngọn cờ của Đảng: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!” đã nhân sức mạnh của chúng ta lên rất nhiều.Do ảnh hưởng của lối sống Xô-viết, do có công tác giáo dục sâu rộng của Đảng, trên đất nước chúng ta đã hình thành những con người vững tin vào tính chất chính nghĩa của sự nghiệp của mình, giác ngộ sâu sắc về trách nhiệm của mỗi người trước vận mệnh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Con người ấy bất kỳ ở đâu, - ở ngoài tiền tuyến, ở hậu phương, ở vùng sau lưng địch, ở trong các trại giam phát-xít, trong các công tác khổ sai ở nước Đức, - ở khắp mọi nơi, họ đều làm tất cả những gì tùy thuộc vào họ để nhanh chóng chiến thắng chủ nghĩa phát-xít.“Chiến tranh đã đem lại cho chúng ta những mất mát và tàn phá không lấy gì so sánh được, - L.I. Brê-giơ-nép đã nói trong bản báo cáo nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. - Chiến tranh gây nên đau khổ cho nhân dân, và ngày nay lòng hàng triệu các bà mẹ, các phụ nữ góa, các trẻ em mồ côi còn đang đau xót. Đối với con người, không tổn thất nào đau đớn hơn là việc mất mát những người thân, những đồng chí, những bạn bè. Không cảnh tượng nào nặng nề hơn khi nhìn thấy những thành quả lao động, mà con người đã lấy sức lực, tài năng, tình yêu quê hương để xây đắp nên, bỉ phá hoại. Không mùi vị nào đắng cay hơn là mùi khét lẹt của đống tro tàn. Khi người chiến sĩ Xô-viết trở về nhà, thì quê hương thân yêu được giải phóng thoát khỏi ách tàn bạo phát-xít còn đầy thương tích đạn bom và sắt thép, đang nằm trong cảnh đổ nát hoang tàn.Nhưng không gì có thể phá vỡ được ý chí con người Xô-viết, không gì có thể cản bước đi thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Nỗi đắng cay của cảnh tượng mất mát nặng nề thật. Nhưng bên cạnh đó trong tâm hồn con người Xô-viết lại bừng lên niềm sung sướng mới - niềm vui chiến thắng. Chiến công của những người đã anh dũng hy sinh đang cổ vũ những người còn sống”.Không cho phép một ai có thể hạ thấp ý nghĩa những thành tích trong chiến đấu và lao động của nhân dân Xô-viết trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại!Tôi dành cuốn sách này cho người chiến sĩ Xô-viết. Bằng máu và mồ hôi của mình các chiến sĩ đã chiến thắng một kẻ thù mạnh. Họ biết nhìn thẳng vào hiểm nguy, tỏ ra anh hùng và dũng cảm đến cao độ. Chiến công của họ vì Tổ quốc thật vĩ đại vô cùng. Người chiến sĩ Xô-viết thật xứng đáng với lòng biết ơn đời đời của nhân loại tiến bộ. Cán bộ các cấp, từ đồng chí thiếu úy đến đồng chí nguyên soái đều rất xuất sắc. Đó là những người yêu nước nhiệt thành, những người tổ chức đầy kinh nghiệm và gan dạ chỉ huy hàng triệu quân chiến đấu. Thật là sai lầm nếu đem tách rời các chiến sĩ và sĩ quan Xô-viết ra làm hai. Theo nguồn gốc xuất thân, trong phong cách suy nghĩ và hành động, cán bộ và chiến sĩ đều là những người con trung thành của Tổ quốc.Tính chất vĩ đại của chiến thắng lịch sử mà Liên Xô giành được trong cuộc đấu tranh chống nước Đức phát-xít là ở chỗ nhân dân Liên Xô không chỉ bảo vệ riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa của mình. Nhân dân Liên Xô đã quên mình đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp vô sản quốc tế là giải phóng các dân tộc châu Âu khỏi ách phát-xít.Nhân dân Liên Xô không quên sự đóng góp của dân tộc các nước khác vào thắng lợi trước kẻ thù chung. Quân đội chúng ta, nhân dân chúng ta còn nhớ và đánh giá cao lòng dũng cảm và chí can trường của các chiến sĩ kháng chiến.

Đúng 72 năm trước, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, mở ra chương đau thương và đen tối trong lịch sử nhân loại. Những gì đã xảy ra mãi mãi đeo đẳng nước Nhật và thế giới.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 1
Phi hành đoàn trên chiếc máy bay thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima. Ngày 6/8/1945, Đại tá Paul Tibbets (đứng giữa, hút tẩu) lái chiếc máy bay B-29 "Enola Gay", cất cánh từ North Field - căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương - đến Nhật Bản để thực hiện nhiệm vụ lịch sử. North Field cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Ảnh: Reuters.

Liên Xô là một Nhà nước hòa bình. Những mục tiêu lớn nhỏ của nhân dân đều nhằm vào một mục đích duy nhất - xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên đất nước chúng ta. Vì vậy, chúng ta không cần chiến tranh. Nhưng để bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân Liên Xô, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cần rút ra những kinh nghiệm giúp cho việc phòng thủ đất nước có hiệu quả hơn, cần huấn luyện và giáo dục bộ đội một cách đúng đắn.Chiến tranh không đe dọa nổi những người biết chuẩn bị kỹ cho chiến tranh, những người biết vị trí của mình trong công cuộc phòng thủ đất nước. Tình trạng hoang mang và sợ hãi thường nảy sinh ra ở những nơi mà đất nước, bộ đội và quần chúng nhân dân không có sự chuẩn bị cần thiết cho chiến tranh, những nơi không có sự tổ chức thích đáng và sự lãnh đạo vững chắc trong những lúc thử thách hiểm nghèo.Do có cuộc cách mạng kỹ thuật trong ngành quân sự, và có cuộc cải tổ lớn về mặt tổ chức trong quân đội và hạm đội, do chỗ hỏa lực đột kích chủ yếu ngày nay là tên lửa, nên thường nghe thấy có người nói, thời đại “chiến tranh bấm nút” đã đến và con người giữ vai trò thứ yếu trong chiến tranh. Ý kiến đó là sai lầm. Mặc dù vũ khí tên lửa và nguyên tử có những giá trị đến như thế nào chăng nữa, thì con người, không phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm và phương pháp chiến tranh, đã, đang và sẽ giữ vai trò chủ yếu trong chiến tranh. Vũ khí mới nhất, kể cả vũ khí sát thương hàng loạt không hạ thấp được vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh. Dẫu thế nào, chiến tranh vẫn đòi hỏi số lớn quần chúng tham gia. Trong trường hợp này thì trực tiếp tham gia đấu tranh vũ trang, trong trường hợp khác thì tham gia sản xuất cho chiến tranh, bảo đảm mọi mặt cho cuộc đấu tranh vũ trang.Đã lâu tôi nghĩ sẽ kết thúc những hồi ức của mình ra sao, sẽ dành những trang sách về cuối này cho ai, và viết những gì. Tôi muốn đưa ra một số kết luận nào đó (lẽ đương nhiên, những kết luận viết trong sách là những suy nghĩ riêng của người viết), tôi muốn phân tích tất cả những gì mình được chứng kiến, bản thân được tham gia, nhưng tôi đã làm công việc đó trong suốt cuốn sách rồi. Nên giờ đây, nói đến cũng chỉ là nhắc lại những gì đã viết.Nhưng tôi muốn nói lại, nói lại nhiều lần nữa một vấn đề, và không phải bằng những lời nói của mình mà bằng lời nói trung thực, tuyệt tác của Lê-nin.“Không bao giờ có thể chiến thắng nổi một dân tộc trong đó số lớn công nhân, nông dân đã hiểu rõ, cảm thấy và nhận ra rằng họ đang bảo vệ một sự nghiệp mà thắng lợi của sự nghiệp ấy sẽ bảo đảm cho họ và con cháu họ khả năng sử dụng mọi phúc lợi của nền văn hóa, mọi sáng tạo của lao động con người”.
HẾT


Phụ lục
THẮNG LỢI CỦA LIÊN XÔ
VÀ SỰ BẤT LỰC CỦA NHƯNG KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

(Bài đăng trên tập san “Người cộng sản” số 1, tháng Giêng, 1970). ĐÃ gần đến ngày kỷ niệm lần thứ 25 thắng lợi của Liên Xô đánh bại nước Đức Hít-le trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Trong khi nhớ lại những sự kiện đã trải qua và suy nghĩ về những sự kiện đó qua lăng kính của một phần tư thế kỷ kinh nghiệm sau chiến tranh, với một nguồn sức mạnh mới, người ta đang nhớ lại những biến cố kinh khủng của những năm chiến tranh.Những năm gần đây, nhất là trong thời gian viết cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”, tôi đã có nhiều lần tham khảo các sách báo nói về cuộc chiến tranh vừa qua. Ngoài những sách của các tác giả Liên Xô, tôi đã đọc nhiều tác phẩm của các nhà sử học nước ngoài, kể cả những nhà sử học ở các nước tư bản. Trong khi ngẫm nghĩ về những điều họ viết, tôi đã nảy ra những ý nghĩ mà tôi muốn trình bày cùng các bạn đọc, cố nhiên là không hề mảy may có ý định coi đó là những nhận xét và kết luận hoàn hảo.Trong số tác phẩm của các nhà sử học tư sản, tất nhiên đôi khi cũng có những công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở tìm hiểu các sự kiện một cách có lương tâm, điều đó chứng tỏ rằng tác giả muốn hiểu rõ chân lý. Nhưng, trong kho sử liệu tư sản lại đầy rẫy những tác phẩm có tính chất khác hẳn. Tôi thấy hình như trong khi nghiên cứu lịch sử của Thế chiến thứ hai, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc, trước tiên là tìm cách giải đáp cho câu hỏi: Vì sao Liên Xô bị tàn phá và thiệt hại nặng nề mà lực lượng của chủ nghĩa xã hội, rốt cuộc, vẫn phát triển, trong khi đó thì thế giới tư bản nói chung bước ra khỏi chiến tranh lại bị suy yếu?Để tránh một câu trả lời duy nhất đúng, tức là thừa nhận tính hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản, các nhà tư tưởng phương Tây đã cố tìm cách giải thích bằng những nhân tố thứ yếu, chẳng hạn cho rằng đó là sai lầm của cá nhân những người hoạt động chính trị và cầm quyền. Điều đó cốt để chứng minh rằng những kết quả quan trọng nhất về chính trị - xã hội của Thế chiến thứ hai như thắng lợi có ý nghĩa lịch sử thế giới của một nhà nước xã hội chủ nghĩa đã đánh bại khối phát-xít và bước đi thành công của chủ nghĩa xã hội trên thế giới sau chiến tranh, chỉ là ngẫu nhiên chứ không phải là tất yếu theo quy luật.Đặc điểm chung của hàng loạt tác phẩm do các nhà sử học phương Tây viết về chiến tranh là xuyên tạc vai trò thực tế và cống hiến quyết định của Liên Xô trong việc khối đồng minh chống Hít-le đánh thắng nước Đức phát-xít và các nước chư hầu. Họ làm điều đó bằng mọi cách trực tiếp và gián tiếp. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là im lặng. Vì rằng khó có thể công khai phủ nhận Liên Xô là lực lượng chủ yếu đã đánh bại chủ nghĩa phát-xít và Quân đội Xô-viết đã giúp đỡ hết sức cao cả cho nhân dân các nước bị chiếm đóng ở châu Âu. Song nếu càng ít nói đến cuộc đấu tranh của Liên Xô và trong khi đó, lại tìm mọi cách thổi phồng tầm quan trọng của các hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang Mỹ và Anh thì những kẻ xuyên tạc lịch sử sẽ đạt được mục đích, và thế hệ thanh niên ngày nay sẽ không phân biệt nổi thực hư.Về mặt này, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ trong việc kỷ niệm lần thứ 25 cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ - Anh vào Noóc-măng-đi và ngày mở mặt trận thứ hai chống nước Đức Hít-le (cái gọi là chiến dịch “Ô-véc-lo”). Nhân dịp đó, người ta đã tổ chức những ngày hội lớn ở Hoa Kỳ, ở Anh và đương nhiên là ở những nước Tây Âu nào mà ngày 6-6-1944 được xem là ngày giải phóng khỏi ách chiếm đóng trong 4 năm của phát xít Đức. Kỷ niệm là một cớ để cho báo chí, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình tuyên truyền khoe khoang thành tích của quân đồng minh và đề cao cuộc đổ bộ qua biển La Măng-sơ, coi như đó là một bước ngoặt trong quá trình Thế chiến thứ hai và là tiền đề chính của sự tiêu diệt nước Đức quốc xã.Thực ra, cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi và các cuộc tiến công sau đó của quân đội Anh - Mỹ vào Pháp và Bỉ cũng là chiến dịch có ý nghĩa lớn về chính trị và chiến lược. Nhân dân của tất cả các nước trong khối liên minh chống Hít-le đã phấn khởi chào mừng thành tích của các nước đồng minh. Nhân dân Liên Xô đã ba năm chịu đựng một mình gánh nặng chiến tranh chống Đức và chư hầu của nó, cũng đã vui mừng chào đón tin mở mặt trận thứ hai mà họ chờ đợi từ lâu Tôi cũng còn nhớ phản ứng riêng của tôi khi được tin cuộc đổ bộ đó bắt đầu, tin đó đã gây nên trong cơ quan Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô một cảm giác hài lòng.Nhưng, trong khi thừa nhận ý nghĩa tích cực của chiến dịch “Ô-véc-lo” và nói lên công lao của quân đội Mỹ - Anh quả cảm, chúng ta không thể nào tán thành việc đánh giá quá cao vai trò của chiến dịch này và ảnh hướng của nó đối với diễn biến sau này cũng như đối với sự kết thúc của Thế chiến thứ hai được.Vấn đề mặt trận thứ hai là một trong những vấn đề trung tâm của chiến lược thống nhất giữa các nước đồng minh ngay sau khi nước Đức phát-xít tiến công vào Liên Xô, là một trong những vấn đề trung tâm của việc thành lập một khối liên minh chống Hít-le, đứng đầu là Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ.Thái độ của các giới cầm quyền các cường quốc phương Tây trong vấn đề này nói lên ước mơ của họ muốn trút tất cả gánh nặng chiến tranh sang cho Liên Xô, và đồng thời không để cho Hồng quân giải phóng các dân tộc châu Âu.Cuộc đổ bộ lên Noóc-măng-đi đã được thực hiện 11 tháng trước lúc kết thúc chiến tranh, trong lúc mà sự kết thúc của nó đã được quyết định một cách dứt khoát rồi, nhờ có những thắng lợi của các lực lượng vũ trang Liên Xô. Chiến dịch “Ô-véc-lo” đã được bắt đầu trong những điều kiện vô cùng thuận lợi cho các nước đồng minh phương Tây. So với đối phương, họ đã có ưu thế tuyệt đối về quân số và cơ sở vật chất[1]. Ở các nước Tây Âu bị chiếm đóng, có phong trào kháng chiến mạnh mẽ, đại đa số nhân dân đang nóng lòng chờ mong được giải phóng khỏi ách phát-xít. Đặc biệt ở Pháp, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa toàn dân.Tất cả những cái đó đã khiến cho việc thực hiện kế hoạch “Ô-véc-lo” được dễ dàng nhiều. Nhưng điều kiện cần thiết chính cho thắng lợi của chiến dịch này là ở chỗ bộ tư lệnh phát-xít Đức đã mất khả năng tăng thêm lực lượng cho chiến trường Tây Âu. Nước Đức đã bị suy yếu vì những tổn thất nặng nề trong các trận đánh ở mặt trận phía đông. Mùa hè và mùa thu năm 1944 cả chiến trường Xô - Đức rộng lớn đang chuyển động, quân địch bị hết thất bại này đến thất bại khác và không thể rút ở đấy đi một sư đoàn nào, trong khi đó thì quân đồng minh, sau khi đã tích luỹ được một lực lượng đáng kể ở bàn đạp Noóc-măng-đi, đã chuyển sang tiến công vào những ngày cuối tháng 7 và đến cuối tháng 8, đã tiến đến Pa-ri một cách dễ dàng. Ngay cả đến Sớc-sin, một người chống cộng sản điên cuồng và hết sức thù ghét Liên Xô, cũng đã phải tuyên bố ở hạ nghị viện Anh ngày 28-9-1944 rằng “chính quân đội Nga đã rút ruột bộ máy chiến tranh của Đức và hiện nay đang kìm lại trên chiến trường của họ một bộ phận lực lượng địch rất lớn”.Nói như vậy, chúng ta không hề làm giảm giá trị các hoạt động quân sự của đồng minh trong chiến dịch “Ô-véc-lo” và trong cuộc tiến công sau này của họ vào Pháp, Bỉ và Hà Lan, nhưng cũng không nên quên rằng mặt trận thứ hai ở Tây Âu đã mở quá muộn, ít ra là đã muộn đến hai năm, khi nước Đức phát-xít không những đã kiệt quệ, mà đã bị đẩy đến bên miệng hố tiêu diệt vì những cuộc chiến đấu anh dũng của Quân đội Xô-viết và những nỗ lực của toàn dân Liên Xô.Sở dĩ tôi nói tỉ mỉ nhiều đến những nhân tố này là vì sử sách và bộ máy tuyên truyền phương Tây muốn lờ đi. Điển hình nhất của việc phớt lờ này là cuốn sách “Một ngày dài nhất” của nhà báo Mỹ Coóc-nê-li-u-xơ Rai-an, một cuốn sách khá om sòm ở phương Tây; nó đã được phổ biến rộng rãi và càng rộng rãi hơn qua một kịch bản cùng tên của cùng một tác giả.Sách đã có kê cứu tài liệu và mô tả đúng những sự kiện riêng lẻ của cuộc đổ bồ của quân đồng minh vào Noóc-măng-đi ngày 6-6-1944 - Cái ngày chiến tranh “dài nhất” đối với quân đội Anh - Mỹ. Còn về phần đánh giá tình hình chung trong lúc diễn ra cuộc đổ bộ thì Rai-an đã xuyên tạc sự thật lịch sử. Gọi năm 1944 là “năm quyết định của Thế chiến thứ hai”, trong suối cả cuốn sách khá dày của mình, trong khi nhận định tình hình hồi đầu tháng 6 tác giả chỉ có một lần tranh thủ nhắc qua đến mặt trận Xô - Đức bằng những câu như sau:“Đế chế thứ ba của Hít-le đang đi từ chỗ tan rã đến sụp đổ; ngày đêm hàng nghìn máy bay đồng minh đến ném bom nước Đức, quân Nga kéo vào Ba Lan, quân đồng minh đã đứng ở cửa ngõ Rôm - ở trên tất cả các chiến trường, mới đây quân phát-xít Đức còn mạnh như thế mà bây giờ bị tổn thất to lớn, đang rút lui”.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 3
8 giờ 15 phút sáng, quả bom phát nổ ở độ cao 609,6 m phía trên Hiroshima, giải phóng năng lượng tương đương khoảng 15.000 tấn TNT, san phẳng 13 km2 thành phố chỉ trong trong vài giây. Hơn 60% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy hoàn toàn.  Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Nhật Bản.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 2
Quả bom nguyên tử Hiroshima, mang mật mã "Little Boy", nặng 4.400 kg. Tổng thống Mỹ Harry S. Truman công bố tin về vụ ném bom từ tàu tuần dương USS Augusta ở giữa Đại Tây Dương, cho hay "Little Boy" có sức công phá gấp 2.000 lần so với quả bom lớn nhất được sử dụng trước đó. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.

Câu này nhằm một mục tiêu rất xa. Thứ nhất là nó gợi lên cho độc giả ý nghĩ rằng việc làm cho quân Đức suy yếu và thất bại là do ba lực lượng đóng vai trò ngang nhau: các cuộc ném bom của quân đồng minh, cuộc tiến công của “các lực lượng Nga” và hoạt động của quân đội Anh - Mỹ ở Ý; kết quả là quân Đức rút lui “trên tất cả các chiến trường” (chiến trường nào!?), vì bị “tổn thất to lớn” (ở đâu?).Thứ hai là cái ca khúc như vậy của cuốn sách dùng để làm cơ sở cho chủ đề tư tưởng của tác giả là đề cao vai trò quyết định của cuộc đổ bộ của quân đồng minh vào Noóc-măng-đi đối với việc kết thúc chiến tranh. Ý này, tên thống chế phát-xít Rô-men cũng đã phát biểu lên trong những lời của y được trích dẫn trong bài tựa và chương cuối của cuốn sách, đoạn này mô tả cảnh buổi tối ngày 6-6 ở cơ quan tham mưu của Rô-men tại một làng Pháp bị Đức chiếm, làng Rô-sơ Hi-ông, tác giả dụng ý nêu lên: “Rồi đây làng này... sẽ được giải phóng và toàn châu Âu cũng cùng được giải phóng với nó”.Thế là quân đội Mỹ - Anh sẽ phải giải phóng “toàn châu Âu”. Liên Xô, như ta thấy, ở đây chẳng có tích sự gì cả. Sao vậy? Đây là do tác giả chưa nghĩ đến nơi hay là cố tình xuyên tạc lịch sử? Chắc chắn hơn cả là điều thứ hai[2].Khi đọc sách báo nói đến những cuộc chiến đấu trên các chiến trường không phải chiến trường Xô - Đức, người đọc không thể thấy được rằng, vai trò của Liên Xô đã bị phớt lờ và cống hiến của Liên Xô vào thắng lợi đã bị hạ thấp, mà có thể còn tưởng rằng đó là sự thật. Các nhà sử học phương Tây chỉ mô tả những chiến dịch của mình lại còn “thiên về” phía mình nữa? Nhưng tệ hơn cả là họ viết và giải thích về quá trình cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô nói chung hoặc về những biến cố riêng biệt của cuộc chiến tranh đó.Khi đọc về những trận đánh lớn nhỏ trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại do tác giả phương Tây viết, điều trước tiên đập vào mắt người ta là sự lắp lại thiếu phê phán “những sự thật không thể chối cãi” được nêu ra hồi đầu và giữa những năm 50 trong các hồi ký của các viên tướng phát-xít về hưu và những nhà ngoại giao đã phá sản.Tất nhiên, cơ sở bằng sự kiện của việc nghiên cứu các trận đánh này nọ trong thời gian đó nay căn bản đã thay đổi, bây giờ các nhà sử học phương Tây được sử dụng số liệu nhiều hơn trước, và có thêm những tài liệu mới, v.v... Nhưng phương pháp phân tích của họ thì vẫn như xưa.Thí dụ, chúng ta xét vấn đề bàn về giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.Những sự kiện năm 1941, trong đa số trường hợp, được các nhà sử học phương Tây đặc trưng như cuộc tiến công thắng lợi của quân đội Hít-le; còn các hoạt động của Quân đội Liên Xô thì được mô tả như là một chuỗi thất bại liên tiếp, và Bộ tư lệnh của chúng ta thì bị gán cho là bối rối và nhu nhược. Hơn nữa, họ không chú ý gì đến việc Quân đội Liên Xô trong những tuần đầu và tháng đầu của cuộc chiến tranh không phải chỉ thất bại, mà còn đã đặt được nền móng cho thắng lợi sau này; họ không nói gì đến việc các chiến sĩ Xô-viết ngay từ những giờ đầu của chiến tranh, để chống lại quân đội phát-xít Đức, đã tiến hành một cuộc kháng cự quyết liệt mà trước đó chúng chưa bao giờ gặp phải, và cuộc kháng cự đó, chẳng bao lâu sau, đã phá tan được những kế hoạch của chúng.Đối với những người thuộc thế hệ của tôi và đối với lịch sử, không cần thiết phải tô vẽ hoặc giấu giếm những khó khăn mà nhân dân Liên Xô phải cáng đáng trong những năm 1941-1942. Song, những đòn đột kích mà trong những năm đó không nước nào chịu nổi, thì Hồng quân đã đỡ lấy, và sau đó, khi đất nước ta đã động viên được những nguồn dự trữ vật chất và lực lượng của mình thì kẻ thù liền bắt đầu nếm mùi thất bại này đến thất bại khác.Nếu như những bức tranh phiến diện mà ngày nay kẻ thù tư tưởng của chúng ta ra sức bêu rếu đó là có thật thì xin hỏi: tại sao ngay từ những tuần đầu của chiến tranh, tổng tham mưu trưởng lục quân Đức Gan-đe đã phải ghi vào nhật ký của y rằng, người Nga “chiến đấu đến người cuối cùng”, “họ chết trong các lô-cốt chứ không đầu hàng”, v.v...? Vậy tại sao ngày 20-7, Gan-đe lại than phiền là quân Đức “liên tiếp gặp các trận đánh đẫm máu” đã quá mỏi mệt, và “các cấp lãnh đạo đã sa sút tinh thần”, tại sao cuối tháng 7, y lại nhận định “tình hình tại một số khu vực trở nên hết sức gay go”? Và tại sao đầu tháng 8-1941, bộ tư lệnh lục quân địch lại đi tới kết luận về sự tan vỡ nói chung của kế hoạch giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống Liên Xô?Sự thật là ở chỗ, các chiến sĩ Xô-viết đã quên mình, anh dũng bảo vệ. từng tấc đất quê hương. Như mọi người rõ, ngay từ năm 1941 quân đội phát xít đã bị thất bại nặng nề ở Xmô-len-xcơ, trên hướng Ki-ép, và tháng Chạp năm 1941 chúng đã bị đánh tan ở gần Mát-xcơ-va, mà hậu quả của nó là kế hoạch chiến tranh chống Liên Xô của Hít-le bị vỡ. Còn Bộ tư lệnh tối cao Liên Xô thì không bao giờ rơi vào tình trạng bối rối, nhu nhược, trái lại đã vững vàng lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô.Nếu như câu chuyện thần thoại về “sự bối rối” của Bộ tư lệnh Xô-viết là đúng thì hãy hỏi: ngay từ những tuần đầu của cuộc chiến tranh, ai đã tổ chức và lãnh đạo tiến hành một việc chưa từng có trong lịch sử là thành lập những lực lượng dự bị rất đông đảo, điều động nó ra mặt trận và triển khai nó thành nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh và làm cho kế hoạch “Bác-ba-rô-xa” của Hít-le bị phá sản trước mùa đông năm 1941? Bộ tổng tham mưu Đức, trong khi vạch kế hoạch gây chiến chống Liên Xô, đã trù tính rằng, Bộ Tư lệnh Xô-viết có thể lấy thêm trong vòng nửa năm nhiều nhất là 59 binh đoàn. Nhưng thực tế thì chỉ riêng trong vòng một tháng - một tháng rưỡi mùa hè năm 1941, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã điều ra mặt trận hơn 324 sư đoàn, trong dó có 74 sư đoàn được phái sang hướng Tây. Nếu không phải Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thì ai đã tổ chức được cuộc sơ tán chưa từng có trong lịch sử cho hơn 1.500 xí nghiệp công nghiệp miền Đông. Rõ ràng là tất cả những điều đó đã có thể làm được và đó chính là kết quả của một công tác tổ chức khổng lồ, ráo riết mà Đảng Cộng sản, Hội đồng quốc phòng, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao và các cơ quan của chính quyền Xô-viết đã tiến hành. Công tác tổ chức đó đã dựa vào tinh thần yêu nước của quần chúng, sự trung thành quên mình của nhân dân đối với Tổ quốc và những lý tưởng của Đảng. Không có nhân tố cơ bản và quan trọng nhất ấy thì chẳng những không thể chiến thắng được kẻ thù, mà cũng không thể tiến hành được cuộc đấu tranh chống nạn xâm lược phát-xít đó.Tinh thần anh dũng, lòng kiên trì và nhiệt tình của nhân dân Liên Xô, nghệ thuật cao của các lực lượng vũ trang Liên Xô hiển nhiên đến nỗi kẻ ghét chủ nghĩa xã hội điên cuồng nhất cũng khó có thể phủ nhận được. Song, trong khi thừa nhận cuộc đấu tranh anh dũng đó, những kẻ xuyên tạc lịch sử lại mô tả nó thế nào để gieo rắc cho người đọc mối nghi ngờ đối với nguồn sức mạnh và tinh thần dũng cảm của nhân dân Liên Xô, đối với những lý tưởng mà họ chiến đấu.Năm 1969 ở Anh xuất bản cuốn sách dày cộm của Ha-ri-xơn Xôn-xbi-ri “Phong tỏa Lê-nin-grát”[3].Sách có những dấu hiệu bề ngoài có vẻ khoa học lắm: các sự kiện và các con số đều có chỉ dẫn xuất xứ, chỉ riêng một mình bản mục lục tham khảo đã chiếm hết 14 trang in chữ nhỏ. Đáng chú ý là trong số gần 500 đề mục các tài liệu tham khảo có đến 230 cuốn sách của các tác giả Liên Xô (bằng tiếng Nga), và ngoài ra, còn có 192 bài trong các tạp chí của chúng ta.Nhưng, đọc kỹ cuốn sách của Xôn-xbê-ri thì thấy nó là một điển hình rõ rệt về sự thiếu khách quan và đầy rẫy định kiến. Khuynh hướng chống Liên Xô biểu lộ rõ rành rành.Tác giả đã lựa chọn tỉ mỉ và rất tự nguyện mô tả lại những sự kiện và những cảnh đen tối, gian khổ và tiêu cực nhất. Làm như thế, họ đã gây cho người đọc ấn tượng là nhân dân và các chiến sĩ Lê-nin-grát đã hy sinh một cách không cần thiết và vô nghĩa; sách không nói gì đến thắng lợi và ý nghĩa của 900 ngày phòng ngự anh dũng ở thành phố Lê-nin; không đề cập gì đến tác dụng của nó đối với toàn bộ quá trình của cuộc chiến tranh. Những sự kiện mà ai cũng biết, do ông ta nhờ các báo chí Xô-viết mà có, thì ngài Xôn-xbê-ri đã đem tặng các độc giả phương Tây như là quà của người phát hiện đầu tiên. Do đó, người chưa biết chẳng hạn, có thể nghĩ rằng cuốn sách này đã công bố trước tiên cho mọi người biết về những nỗi đau khổ mà cuộc phong tỏa đã gây ra cho nhân dân, về số người chết, v.v...Dùng lối nói cạnh nói khóe nửa vời, Xôn-xbê-ri cố gợi ý cho độc giả rằng, hình như các nhà lãnh đạo Xô-viết không chú ý đúng mức đến việc bảo vệ Lê-nin-grát, thậm chí, còn sẵn sàng đem dâng thành phố cho địch.Trong sách không hề lên án những tội ác của bọn Hít-le hòng triệt hạ Lê-mn-grát đến tận gốc, bắn giết tất cả nhân dân thành phố; nguyên nhân của những tổn thất to lớn của nhân dân, ông Xôn-xbê-ri không nhìn thấy ở tội ác man rợ của bọn phát-xít, mà lại là ở những sai lầm và thiếu sót của các nhà lãnh đạo Xô-viết.Tác giả cũng không bỏ qua việc tôi tham gia và có trách nhiệm trong việc phòng thủ Lê-nin-grát bằng cách đưa ra những chuyện “giật gân” và một loạt những câu chuyện đơm đặt.Điều đáng chú ý là báo chí tư sản Anh đã chào đón sự ra mắt cuốn sách của H. Xôn-xbê-ri bằng một dàn đồng ca gồm những bài bình luận tán dương. Cứ so sánh ý kiến của các nhà bình luận cũng thấy được rất dễ là họ cố ý tìm mọi cách làm cho người ta nghi ngờ những công trình nghiên cứu lịch sử của Liên Xô về thiên anh hùng ca Lê-nin-grát.Ví dụ, nhà bình luận nổi tiếng của “Tạp chí người quan sát”, Ét-uốt Cren-soi cho rằng, “thật không thể giải thích được là chúng ta phải chờ đợi gần 20 năm mới thấy một ý định nghiêm túc nói lên một cách thành thật về những nỗi đau khổ và lòng kiên cường của con người” trong thành phố Lê-nin-grát bị phong tỏa, tưởng đâu như ông ta không biết rằng cuộc phòng thủ thành phố Lê-nin đã từ lâu được mô tả tỉ mỉ trong sách báo Liên Xô, cả trong sách báo về lịch sử chiến tranh cũng như các sách báo văn nghệ. Điệp khúc của ông Cren-soi lại được V.Min-lơ trong “Người bảo vệ” và B. Bôn-đơ trong “Li-xnơ” ca lại; trong khi nói tới số lượng khổng lồ những người chết, họ vờ vịt tỏ ra lấy làm tiếc rằng, trước khi cuốn sách của H. Xôn-xbê-ri xuất bản, con số thực tế về những người hy sinh hình như vẫn bị bưng bít.V. Min-lơ viết rằng: “trong 880 ngày phong tỏa Lê-nin-grát, người chết nhiều hơn đến 10 lần so với ở Hi-rô-si-ma”, nhưng ông lại bổ sung thêm rằng “nếu thế giới phương tây không biết được con số này, thì ban lãnh đạo Xô-viết phải tự trách mình, vì họ chỉ nhấn mạnh nhiều đến chủ nghĩa anh hùng (!?) và bỏ qua mất những khía cạnh khác”. B. Bôn-đơ khẳng định rằng hình như “ban lãnh đạo Xô-viết cố tình giảm bớt số tử vong vì đói, giới hạn nó bằng con số 632.253”, và “các văn nghệ sĩ nào nói lên sự thật về cuộc phong tỏa đều bị theo dõi”.



Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 4
Hiroshima phút chốc trở thành thành phố chết. Mọi đồng hồ được tìm thấy đều dừng lại vào lúc 8 giờ 15 phút, thời điểm vụ nổ nguyên tử diễn ra. Ảnh chụp chiếc đồng hồ thuộc về Kengo Nikawa, 59 tuổi, lúc đó trên đường đi làm và ở cách vụ đánh bom tại trung tâm khoảng 1.600 m. Nikawa bị bỏng nặng và qua đời vào ngày 22/8/1945, 16 ngày sau vụ đánh bom. Ảnh: Flickr.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 5
Hình chụp Hiroshima từ trên không trước và sau khi "Little Boy" được thả, cho thấy sức phá hủy khủng khiếp của quả bom nguyên tử. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Nhật Bản.

Khó mà nói được rằng đây là thông minh hay ngu xuẩn nhiều hơn. Sau chiến tranh, lên thống kê số người chết trong cuộc phong tỏa là chuyện dễ như trở bàn tay. Trong mùa đông khủng khiếp 1941-1942, trong thời kỳ bị bao vây thì ai mà không đếm được bao nhiêu người chết? Theo một thông báo chính thức thì con số người chết là 632.000 người. Nhưng về sau các sử gia Xô-viết đã xác định lại con số này và đã công bố lên một ấn phẩm mới nhất của Liên Xô - tập 5 “Phác thảo lịch sử Lê-nin-grát”. Và đây, trong tác phẩm có giá trị ấy viết: “vì các vụ bắn phá của không quân và pháo binh, 16.747 người Lê-nin-grát đã bị chết và 33.782 người bị thương...Trên 800.000 người Lê-nin-grát đã bị chết vì đói và thiếu thốn - đó là kết quả của cuộc phong tỏa của địch”. Vậy ông Xôn-xbê-ri đã “phát hiện” được cái gì, ai cần giấu giếm làm gì con số người chết vì tội ác của bọn phát-xít Đức? Rõ ràng những điều luận lý của Xôn-xbê-ri về con số xuyên tạc và con số thật của các tổn thất ở Lê-nin-grát thật không đáng giá một đồng xu nhỏ? Vậy thì vì sao ông Xôn-xbê-ri và những nhà bình luận cuốn sách của ông lại không chú ý đến những con số đã công bố ấy? Họ không phủ nhận chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Lê-nin-grát, thậm chí còn nhỏ những giọt nước mắt cá sấu trước sự hy sinh và tàn phá mà nhân dân Lê-nin-grát đã phải chịu đựng. Nhưng tất cả những cái đó chỉ cốt để bôi đen chính sách của Liên Xô và nghệ thuật quân sự của các lực lượng vũ trang ta.Ông Cren-soi, mà tôi đã dẫn ở trên, tuyên bố rằng, cuộc phong tỏa Lê-nin-grát và những đau khổ của nhân dân là kết quả của một hỗn hợp của sự thờ ơ đầy tội lỗi và cuộc đấu tranh chính trị ác liệt. Nếu tin vào lời của các ông ấy thì người ta có thể đi đến kết luận là Hít-le và quân đội phát-xít hoàn toàn không có tội gì trong tấn thảm kịch Lê-nin-grát.Nên chú ý là bên cạnh những bài bình luận om sòm của Chen-soi, Min-lơ, Bôn-đơ và những bài tương tự như vậy trên các báo Hoa Kỳ và Anh, đã xuất hiện những lời phê phán nghiêm túc và khách quan hơn về cuốn sách của Xôn-xbê-ri. Ví dụ như nhà sử học Anh E. Đri P. Tay-lo và nhà văn Anh nổi tiếng Tr.P. Xnôi đã nêu ra một nhận xét không tán thành cuốn sách đó. Cả hai ông đều nhấn mạnh rằng, Xôn-xbê-ri quá chú ý tới những “sai lầm” về phía Liên Xô đến nỗi ông ta để cho những tội ác của phát-xít Đức đối với dân chúng Lê-nin-grát hoàn toàn lọt qua con mắt ông ta. Thật chẳng khó khăn gì mà không thấy được khuynh hướng bài Liên Xô trong sách của Xôn-xbê-ri. Một tạp chí mác-xít ở Anh, “Nguyệt san công nhân” in bài bình luận của thiếu tướng E.A. Bôn-tin về cuốn sách này, quả là đã đưa ra một sự phản đối đích đáng.Các tác giả của những cuốn sách tương tự như vậy đã không đủ sức làm thay đổi những sự kiện lịch sử đã rõ như ban ngày. Sự vĩ đại của chiến công Lê-nin-grát đã như một chiếc gương phản ánh tính ưu việt của đạo đức Xô-viết, tinh thần anh dũng và kiên cường của người Xô-viết, lòng trung thành của họ đối với những lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tính hơn hẳn của nghệ thuật quân sự Xô-viết so với nghệ thuật của quân phát-xít Hít-le. Không thừa nhận định lý đó thì không thể nào hiểu nổi, cũng không thể nào giải thích nổi quá trình và kết quả của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên xô nói chung và những trận đánh riêng lẻ của nó nói riêng, chẳng hạn như cuộc chiến đấu bảo vệ Lê-nin-grát.Gần đây, nhà xuất bản Mỹ “Hác-pơ và Roi” đã xuất bản một cuốn sách có cái tên thật kêu “Những trận đánh lớn nhất của nguyên soái Giu-cốp”. Đó không phải là bản dịch ra tiếng Anh cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”, mà là một tuyển tập gồm những bài báo của tôi (hay đúng hơn là những đoạn trích trong cuốn sách chuẩn bị in) trước đây đăng trên “Tập san lịch sử chiến tranh”. Bản thân việc phát hành những bài báo nói về bốn trận đánh lớn trong cuộc chiến tranh vừa qua - ở Mát-xcơ-va, Xta-lin-grát, Cuốc-xcơ và Béc-lanh - không thể không làm cho tôi phải phản đối, ít ra là trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất: những đoạn trích không cho độc giả hình dung được toàn bộ cuộc chiến tranh, vì rằng trong các đoạn trích đó thiếu nhiều vấn đề thực sự quan trọng. Trường hợp thứ hai, và cũng là điều chủ yếu là chính người biên tập, ngài Xôn-xbê-ri, khi đề tựa và chú giải, do dốt nát về quân sự và thiếu lương tâm khoa học, đã trắng trợn phản lại những ý kiến của tôi, phản lại lời văn và thực chất chủ yếu trong các bài báo của tôi. Cuối cùng, hóa ra không phải là “sách của nguyên soái Giu-cốp” như nó được quảng cáo ngoài bìa, mà là một cái gì phản lại nó, hòng gieo rắc vào tâm hồn người đọc ở Mỹ một ấn tượng xuyên tạc, giả dối về lập trường của tác giả cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”Có lẽ không cần phải phân tích và phê phán tất cả những điều bịa đặt ra trong lời tựa và chú giải của cuốn sách. Tác giả của lời tựa và chú giải này không những không biết gì về các sự kiện được trình bày trong sách, ông ta chỉ nói quàng nói xiên về các biến cố mà, xin mạn phép nói, quan niệm cổ hủ của ông về động lực chiến tranh mới ở trình độ tư duy của các nhà sử học tồi của thế kỷ trước. Ông định giải thích cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại như là một quá trình lịch sử đơn giản, không phát triển trong sự tác động tương quan giữa những nhân tố kinh tế, chính trị, quân sự, mà là kết quả của ý muốn và hành động của một vài cá nhân có những thói quen độc tài. Đó là lập trường điển hình của người giải thích lịch sử bằng phương pháp duy tâm. Trong trường hợp đó, tôi đã được cái vinh dự hão làm đối tượng cho ngòi bút khôn ngoan của ngài Xôn-xbê-ri và với một sự dễ dàng khác thường, ông đã xô cho Giu-cốp va chạm với Xta-lin, với các nguyên soái Liên Xô khác, với những cấp dưới, v.v... chỉ cốt làm sao chứng minh được cái quan điểm về vai trò quyết định của “cá nhân có quyền thế”.Tất cả những cái đó thật là ngây ngô đến buồn cười. Tôi còn có thể giải thích những chuyện xuyên tạc buồn cười đó của tác giả các bài bình luận bằng những quyền lợi con buôn của y, khi y nói đến những điều lặt vặt ít quan trọng khác. Nhưng làm trò hề trên một sự kiện lịch sử có liên quan đến chủ nghĩa anh hùng, đến hy sinh tang tóc và chiến công của một dân tộc thì thật là đê tiện và nhỏ nhen. Vì thế tôi cũng chẳng chấp nê gì những cái gọi là bình luận về cuốn “Những trận đánh lớn nhất” mà chỉ tiếc rằng độc giả phương Tây phải đọc những bài báo của tôi trong những cái khung xấu xa như vậy.Nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nhận thức duy tâm về quá trình lịch sử là cái thước đo để phân chia ranh giới giữa các nhà sử học Xô-viết một bên và tư sản một bên trong khi nghiên cứu lịch sử cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Liên Xô. Điều đó thể hiện trong khi giải thích những vấn đề chưng về chiến tranh như nguyên nhân, đặc tính và quy luật của nó, lại cả trong khi viết về những chiến dịch riêng biệt. Tôi muốn bàn về vấn đề đó qua thí dụ về cuộc chiến đấu lớn gần Mát-xcơ-va trong những năm 1941 - 1942.Trận đánh gần Mát-xcơ-va thu hút sự chú ý rất lớn của tất cả những người ở phương Tây nghiên cứu về lịch sử Thế chiến thứ hai. Vì rằng chiến thắng của Hồng quân ở sát thủ đô là bước ngoặt quan trọng nhất của các sự kiện chiến tranh có lợi cho Liên Xô và có ảnh hưởng hàng đầu tới toàn bộ quá trình cuộc Thế chiến. Đó là những bằng chứng mà tất cả mọi người đều rõ và ở đây không cần tới những chứng minh đặc biệt. Ngày nay, rất nhiều tài liệu, hồi ký của những người tham gia các trận đánh gần Mát-xcơ-va và nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho phép dư luận thế giới nhận rõ đầy đủ về vai trò nổi bật của chiến dịch gần Mát-xcơ-va trong việc đánh bại chủ nghĩa phát-xít.Song, chính vì tôi là một trong những người đã tham gia trận đánh lừng danh gần Mát-xcơ-va, điều đó hình như mọi người đã rõ, cho nên tôi cảm thấy phẫn nộ về sự xuyên tạc thô bạo các khía cạnh quan trọng nhất của nó, sự xuyên tạc mà những nhà tư tưởng thù địch của chúng ta vẫn tiếp tục tiến hành không đếm xỉa gì đến thực tế. Họ đang cố tìm cách giải thích kế hoạch chiếm Mát-xcơ-va của Hít-le bị tan vỡ không phải vì các chiến sĩ Xô-viết có tinh thần anh dũng và các cán bộ chỉ huy của họ tài giỏi và quả cảm, mà vì thời tiết xấu, đường sá đi lại khó khăn và băng giá.Vậy thử hỏi, “lý thuyết” đó bắt nguồn từ đâu? Té ra “thủy tổ” của nó là... Hít-le và Gơ-ben.Sau khi Quân đội Liên Xô bắt đầu phản công được ít lâu, ngày 11-12-1941, Hít-le đã nói ở nghị viện Đức rằng:“Hành quân trên những đường dài vô tận, dưới nắng gắt, bị khát giày vò và luôn luôn phải dừng lại đến tuyệt vọng vì đường xấu không thể qua được giữa khoảng từ Bạch Hải đến Hắc Hải, vì mưa và thời tiết xấu, tháng 7, tháng 8 thì nóng bức, tháng 12, tháng 1 thì bão tuyết, khổ sở vì bùn lầy, tê cóng vì băng tuyết họ chiến đấu như vậy đấy... binh lính ở mặt trận phía đông”.Dĩ nhiên thật là hài hước: chờ đợi ở Hít-le bấy nhiêu lời đánh giá tình hình khách quan đã xảy ra? Tên đầu sỏ đảng phát-xít lâm vào tình  trạng khó khăn đã phải tìm mọi cách tự biện bạch cho được, và hắn đã đổ tất cả mọi lỗi cho khí hậu và thời tiết. Cũng rất dễ hiểu nữa là chuyện bộ máy tuyên truyền của Gơ-ben liền bám ngay lấy những lời giải thích đó và nặn ra luận điệu chính thức của bọn phát xít về nguyên nhân thất bại của quân đội phát xít Đức gần Mát-xcơ-va.Ít lâu sau khi chiến tranh kết thúc, các tướng của Hít-le bắt đầu ra sức phổ biến câu chuyện thần thoại về “tướng Băng giá và “tướng Lầy lội”. Thí dụ, giữa những năm 50, tên tướng quốc xã cũ Bliu-men-tơ-rít viết về “giai đoạn lầy lội” và “đường sá bế tắc”, đã nói là những thứ đó đã “bám riết chúng ta như bệnh dịch hạch”. Những năm 60, luận điệu đó bò lan khắp cả, hoặc bám vào hầu khắp các sách báo tư sản viết về lịch sử. Nhiều tranh ảnh “những con đường không thể vượt qua” gần Mát-xcơ-va được in trong các báo ảnh.Và cho đến nay vẫn như vậy. Trong một tác phẩm gần đây nhất về Thế chiến thứ hai, in ở Anh do nhà viết sử đáng kính Li-den Hác-tơ biên soạn, chương nói về trận đánh gần Mát-xcơ-va có một mục chính tên là “chúng ta đã bị thời tiết chặn lại, chứ không phải người Nga”. Luận điểm đó được các tác giả khác phát triển, củng cố thêm bằng những đoạn trích hồi ký của bọn tướng Đức và cố nhiên là có những tranh ảnh được lựa chọn cẩn thận đập ngay vào mắt người đọc.

Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 7
Những con số không chính thức cho biết có đến 140.000 người thiệt mạng trong vụ nổ, bao gồm cả các quân nhân và người nhiễm phóng xạ, trong khi dân số Hiroshima thời đó là 350.000. Tổng thống Truman tuyên bố bom nguyên tử báo trước "khả năng kiềm chế sức mạnh căn bản của vũ trụ". Sự kiện cũng đánh dấu thất bại của người Đức trong cuộc chạy đua trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất vũ khí sử dụng năng lượng nguyên tử. Ảnh: AP.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 8
Sau Hiroshima, Tổng thống Truman nói nếu Tokyo không đồng ý với những điều kiện đầu hàng, Nhật Bản sẽ lại phải chứng kiến những "cơn mưa bom". 3 ngày sau, sáng ngày 9/8/1945, "pháo đài bay" B-29 Bock's Car mang quả bom nguyên tử thứ hai có tên gọi "Fat Man", thực hiện cuộc ném bom Nagasaki. Ảnh: AFP.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 6
Vụ nổ ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, khoảng 2.000 người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác gánh chịu hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật Bản và không thể rời khỏi đất nước này khi chiến tranh nổ ra. Ảnh: Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima/Reuters.

Hóa ra các nhà viết sử tư sản đi tìm các tài liệu để dẫn chứng cho quan điểm của mình về trận đánh gần Mát-xcơ-va ở... trong luận điệu tuyên truyền của bọn phát-xít Hít-le, và trong khi đó, họ không có ý định nhích ra một bước nào để thoát khỏi quan điểm lừa dối của bọn phát-xít.Nguyên tắc cơ bản của mọi công trình nghiên cứu lịch sử và lương tâm thông thường của một người viết sử đòi hỏi phải tìm hiểu cho có thiện chí những tài liệu và kết luận của khoa học lịch sử không phải của một bên, mà bắt buộc phải của cả hai bên tham chiến. Các học giả Liên Xô, trong mấy chục năm vừa qua đã biên soạn được hàng loạt tác phẩm, trong đó họ đã thuật lại lịch sử của trận đánh gần Mát-xcơ-va, một cách khách quan, khoa học, có tài liệu làm căn cứ.Rõ ràng là giọng lưỡi tuyên truyền của Hít-le ngày nay vẫn còn làm cho một số người viết sử phương Tây ưa thích, vì rằng đến bây giờ mà, thậm chí, họ vẫn không kinh tởm cái thứ rác rưởi ý thức hệ đó họ còn đào bới những hố rác đó để tìm kiếm những chuyện dối trá, bài Liên Xô!Tôi không muốn tranh luận với các ngài xuyên tạc về những vấn đề quá ư rõ ràng của trận đánh gần Mát-xcơ-va đâu. Song tất cả những luận điệu hèn hạ ấy vẫn tiếp tục lải nhải trên báo chí phương Tây khiến cho tôi, một cựu tư lệnh Phương diện quân miền Tây trong trận đánh gần Mát-xcơ-va, phải nhắc lại một số sự kiện của những ngày ấy. Không, không phải lầy lội và băng giá đã chặn quân đội Hít-le lại sau khi chúng thọc thủng phòng tuyến gần Vi-a-dơ-ma, tiến tới sát thủ dô. Không phải là thời tiết, mà là con người, những người Xô-viết! Đó là những ngày đặc biệt không bao giờ quên được, những ngày mà hoài bão duy nhất là bảo vệ Tổ quốc và lòng yêu nước vĩ đại của toàn thể nhân dân Liên Xô đã thôi thúc mọi người xông lên lập chiến công. Khi đó, mỗi người hiểu rằng tương lai của đất nước, quá trình diễn biến của chiến tranh và lịch sử đang tùy thuộc ở mình, và họ đã sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời để giành cho được những lý tưởng đã từng cổ vũ nhân dân ta đứng lên tiêu diệt những kẻ âm mưu giày xéo lên các lý tưởng đó. Chúng tôi, những người được Đảng tín nhiệm giao công tác chỉ huy quân đội phòng thủ Mát-xcơ-va đã biết rằng nhân dân Liên Xô không để thủ đô rơi vào tay giặc và chúng sẽ bắt đầu bị tiêu diệt khi chúng chạm tới thủ đô.Chính vì vậy mà trong khi trận phòng ngự diễn ra ác liệt nhất, tôi đã có thể trả lời một cách tin tường câu I.V. Xta-lin hỏi về khả năng giữ thủ đô, tôi nói: chúng ta sẽ không để mất Mát-xcơ-va.Vì quân đội Liên Xô kháng cự hết sức ngoan cường và dũng cảm, nên đầu tháng Chạp, các tập đoàn quân phát-xít đã bị chặn lại ở khắp mọi nơi, còn bộ đội của các phương diện quân miền Tây, Ca-li-nin và Tây-nam đã chuyển sang. phản công làm cho tập đoàn quân “Trung tâm” của địch bị thất bại nghiêm trọng.Sự thật là như vậy! Sự thật đó không thể không thừa nhận được, nếu những người viết sử tư sản không đem đổi lương tâm của nhà khoa học lấy tinh thần cúc cung tận tụy phục vụ các yêu cầu của đường lối chính trị phản động. Nhưng tiếc thay, những người có lương tâm như thế không nhiều lắm.Tôi nghĩ rằng không thể xuyên tạc mãi được. Thời gian nhất định sẽ sàng lọc những hạt giống tốt của chân lý ra khỏi cỏ dại của sự vu khống và lừa dối. Và dù mưu toan của kẻ thù tư tưởng của chúng ta rủ bóng đen xuống những biến cố vĩ đại của trận đánh gần Mát-xcơ-va, nhưng tia sáng vinh quang của nó sẽ còn mãi mãi chói lọi.Không thể không nhắc đến rằng hiện nay ở phương Tây, người ta đang bàn luận đến một số khía cạnh của một sự kiện khác, vĩ đại nhất trong chiến tranh - trận Xta-lin-grát. Như mọi người rõ, trận đánh đó là giai đoạn quan trọng nhất trong việc làm thay đổi hẳn chiều hướng phát triển của Thế chiến thứ hai về phía có lợi cho Liên Xô và các nước khác trong khối đồng minh chống Hít-le. Uy tín của Xta-lin-grát lớn tới mức hiện nay khó tìm thấy một kẻ thù tư tường ngoan cố nào lại dám cả gan - chính ra là đã có thể - hạ thấp ý nghĩa của chiến thắng lịch sử trên sông Vôn-ga. Ngày nay, mọi người đều công nhận vai trò của trận Xta-lin-grát.Song, kẻ thù của chúng ta sẽ không trung thành với bản thân chúng, nếu chúng không cố gắng nhúng tay vào đây để xuyên tạc vai trò của nhân dân và Quân đội Liên Xô trong chiến thắng vĩ đại này.Những thủ đoạn hiện thời nhằm xuyên tạc lịch sử trận Xta-lin-grát chỉ hạn chế trong những mưu đồ miêu tả cuộc đại bại của quân đội phát-xít trên sông Vôn-ga là do những sai lầm của Hít-le, chứ hoàn toàn không phải do tài nghệ và lòng dũng cảm của Hồng quân.Các tác giả Tây Đức đã nặn ra cả một hệ thống bằng chứng để chứng minh rằng trong suốt quá trình của cuộc tiến công mùa hè 1942 hầu như Hít-le đã mắc hết “sai lầm nghiêm trọng” này đến sai lầm khác. Như lời họ nói, hắn không chịu nghe theo những lời khuyên răn khôn ngoan của các tướng lĩnh, mà đã rải lực lượng ra, tiến hành “một cuộc tiến công trên những hướng tản mạn”, chính vì thế, hắn đã phá vỡ những quy luật không thể cưỡng lại được của nghệ thuật quân sự” mà các tướng người Phổ đã vạch ra; hắn đã khăng khăng cố bám lấy Xta-lin-grát trong khi không thể nào chiếm được Xta-lin-grát, từ chối không chịu kịp thời rút quân khỏi thành phố, không cho phép Pao-luýt chọc thủng vòng vây, v.v...Thủ đoạn khác của bọn xuyên tạc là hạ thấp ý nghĩa chung về mặt chính trị và quân sự của trận đánh. Ở đây chúng làm theo hai cách. Cách thứ nhất là ra sức ngoan cố đặt trận Xta-lin-grát ngang hàng với các trận đánh diễn ra trong cùng thời gian đó tại các mặt trận khác của cuộc chiến tranh thế giới. Xu hướng đặc biệt tiêu biểu ở các nhà viết sử và hồi ký ở Hoa Kỳ và Anh. Trong các tác phẩm của họ, hầu như không có sự khác biệt giữa trận đánh lừng danh gần En A-la-mây và trên đảo Mít-uây, ở Xi-xi-lơ và ở Ý được tuyên bố có ý nghĩa ngang với chiến thắng của Quân đội Liên Xô trên sông Vôn-ga.Một cách nữa là hạ thấp hậu quả của thất bại quân sự và chính trị lớn nhất này của chủ nghĩa phát-xít xuống mức độ coi nó như “một bước ngoặt tâm lý” trừu tượng nào đó. Đặt biệt làm như vậy có nhà sử học Tây Đức V. Ghe-rơ-lít-xơ, ông nói kết quả của trận Xta-lin-grát chủ yếu là “sự thiếu tin tưởng” của quân đội phát-xít đối với cấp chỉ huy quân sự của chúng.Còn có những thủ đoạn xuyên tạc khác nữa. Thí dụ, đã đổ lỗi cho bọn đồng minh của Hít-le là đã làm cho tập đoàn quân Pao-luýt thất bại; các tác giả khác kêu ca về thời tiết xấu, dường như thời tiết đó không ảnh hưởng gì tới các hoạt động của Quân đội Liên Xô.Cuối cùng, một nhóm sử gia nào đó của phương Tây lại nói lên quan điểm cho rằng thất bại của quân đội phát-xít trên sông Vôn-ga hoàn toàn có tính chất ngẫu nhiên.Không cần thiết phải chứng minh rằng tất cả những “quan điểm” và “lý thuyết” đó xa rời sự thật đến mức nào. Về quy mô và hậu quả quân sự - chính trị, việc Quân đội Xô-viết đánh tan một đạo quân hùng hậu của phát-xít trên sông Vôn-ga giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử Thế chiến thứ hai. Thắng lợi của Hồng quân ở Xta-lin-grát, như giới sử học Liên Xô và những người viết sử tiến bộ ở nước ngoài đã chứng minh từ lâu, là sự kiện quan trọng nhất trong chiến tranh, nó đã đem lại những thay đổi lớn trong tình hình quốc tế và báo trước sự thất bại không tránh khỏi của nước Đức Hít-le. Đồng thời, trận Xta-lin-grát đã nâng cao uy tín của Liên Xô như là một lực lượng quyết định, có khả năng cứu nhân loại khỏi nguy cơ bị chủ nghĩa phát-xít nô dịch, nó chỉ cho toàn thế giới biết sức sống của chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng vô song của nhân dân ta ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, biểu dương sự toàn thắng của nghệ thuật quân sự Xô-viết.Những sự thật lịch sử đó đang lật nhào tất cả những thứ bịa đặt nhân tạo của những kẻ xuyên tạc lịch sử và phá hủy tất cả những điều tưởng tượng viển vông của họ.Mọi người rõ trận Cuốc-xcơ là một trong những sự kiện quyết định của cuộc chiến tranh vừa qua. Trong suốt trận đánh đó, Quân đội Liên Xô đã đánh tan 30 sư đoàn địch, trong đó có 7 sư đoàn xe tăng. Sau cuộc thất bại khủng khiếp nhất ấy, bọn Hít-le đã buộc phải chuyển sang thế phòng ngự trên khắp chiến trường Xô - Đức. Từ đó quân đội phát-xít không có lần nào chuyển được sang tiến công mạnh mẽ chống Quân đội Liên Xô nữa.Nước Đức phát-xít đã đứng trước tai họa không tránh khỏi. Do đó ta thấy rõ vị trí nổi bật của trận Cuốc-xcơ trong quá trình Thế chiến thứ hai.Tuy nhiên càng phải lấy làm lạ là cho tới những năm gần đây các sử gia tư sản đã im lặng không nhắc tới sự kiện đó. Một số làm ra vẻ như nói chung không có trận Cuốc-xcơ. Những người khác cũng có nhắc qua loa, vội vã về trận đó, trong khi họ nêu bật cuộc đổ bộ của không quân đồng minh lên Xi-xi-lơ, hòng mô tả cuộc đổ bộ đó như là một sự kiện quyết định của năm 1943.Song, thật ra thì trong thời gian gần đây, nhận thấy các nhà sử học phương Tây quả cũng có chú ý hơn đến trận Cuốc-xcơ. Một cuốn sách đã có những nhận xét khách quan và tỉnh táo hơn về trận đánh vĩ đại này. Thậm chí, cả H. Xôn-xbê-ri, khi nói đến trận Cuốc-xcơ cũng thừa nhận: “Đó quả là trận đánh lớn trong Thế chiến thứ hai và chắc chắn là trận đánh lớn nhất bằng xe tăng. Hai bên đã ném vào trận đó hơn 6.000 xe tăng. Thất bại của quân đội Đức khủng khiếp tới mức họ không còn có thề nắm lại được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường phía đông... Những kết quả của trận đánh đó thật là thảm hại. Người Đức bị tổn thất lớn phải lùi lại phía sau. Vài ngày sau thì người ta được biết là quân Đức bị giáng một đòn khủng khiếp đến nỗi không bao giờ có thể hồi sức hoàn toàn được nữa”. Đáng tiếc là còn rất hiếm những lời thú nhận miễn cưỡng như vậy về quá trình đấu tranh thực tế năm 1943. Và ở đây, người ta cũng giữ lại lập trường “im lặng” như chúng tôi đã nói tới.Những chuyện thần thoại thì không thể thiếu được. Một vài sử gia nước Cộng hòa liên bang Đức chẳng hạn, muốn giấu giếm ý nghĩa thắng lợi của quân đội Liên Xô, phủ nhận nghệ thuật và lòng dũng cảm của Quân đội Liên Xô, đã vớ lấy một luận điệu cũ của Hít-le về “sự phản bội ở hậu phương”, cho đấy là nguyên nhân thất bại của quân đội phát-xít Đức. “Mát-xcơ-va thắng được nhờ có gián điệp”: đó là nhan đề của một tài liệu về trận Cuốc-xcơ, do các sử gia Tây Đức viết về “Thế chiến thứ hai”[4].


hiện cuộc ném bom Nagasaki. Ảnh: AFP.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 9
"Fat Man", mang lõi khoảng 6,4 kg plutonium, được thả xuống vào lúc 11 giờ 1 phút và phát nổ 47 giây sau ở độ cao 436 m so với mặt đất. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 10
Nagasaki ban đầu không nằm trong danh sách mục tiêu ném bom và chỉ được thêm vào 2 tuần trước vụ tấn công nguyên tử. Ngày 9/8/1945 định mệnh, Mỹ dự định đánh bom thành phố Kokura, nhưng do thời tiết xấu che khuất tầm nhìn, Nagasaki đã trở thành mục tiêu thay thế. Ảnh: Reuters.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 11
Nagasaki trong nháy mắt biến thành nghĩa địa khổng lồ không bia mộ. Ảnh: Bảo tàng Bom nguyên tử Nagasaki/Getty.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 12
74.000 người bị lấy đi sinh mang. Trong số đó, rất nhiều người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima đến Nagasaki lánh nạn, và lại trở thành nạn nhân của quả bom nguyên tử thứ 2. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.

Về vấn đề này có thể giải thích ra sao? Tất nhiên nhờ có công tác trinh sát rất xuất sắc mà mùa xuân năm 1943, cùng với những tin tức quan trọng khác, chúng ta đã phát hiện ra cuộc tập trung quân của Đức trước cuộc tiến công mùa hè. Sau khi phân tích các tin tức đó và thảo luận với các Tư lệnh Phương diện quân Vô-gô-ne-giơ và Trung ương, với Tổng tham mưu trưởng A.M Va-xi-lép-xki, chúng tôi đã có thể kết luận về những kế hoạch có thể có của địch, những kế hoạch chúng tôi dự đoán ấy, về sau là rất đúng. Căn cứ trên những kết luận ấy, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch trận đánh ở Cuốc-xcơ kế hoạch đó cũng đã tỏ ra rất hợp lý. Ban đầu bộ đội Liên Xô đã tiêu hao lực lượng địch trong các trận phòng ngự, sau đó chuyển sang phản công và tiêu diệt các cụm quân địch.Song, công tác trinh sát tốt không thể xem là một nhân tố độc lập của chiến thắng ở vòng cung Cuốc-xcơ được. Bất kỳ người nào có hiểu đôi chút về quân sự cũng biết rằng những thắng lợi quân sự phải tùy thuộc vào những điểm gì? Phải đánh giá đúng tình huống, chọn đúng hướng đột kích chủ yếu, bố trí tốt đội hình, có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các quân, binh chủng; quân đội phải có tinh thần và kỹ thuật cao, được đảm bảo đầy đủ về vật chất - kỹ thuật; phải lãnh đạo chỉ huy thật kiên quyết và linh hoạt, phải cơ động kịp thời và nhiều điều khác nữa mới có thể có chiến thắng. Tất cả những cái đó gộp lại tạo thành nghệ thuật tiến hành những chiến dịch hiện đại. Chỉ có nắm được nghệ thuật đó, các cán bộ và chiến sĩ ta mới lập được một chiến công hiển hách như thế ở Cuốc-xcơ. Do đó thắng lợi của chúng ta đã chứng tỏ rằng chỉ huy các cấp của quân đội ta đã nắm được nghệ thuật quân sự, chúng ta đã chuẩn bị rất tỉ mỉ cho trận đánh, đã thực hiện rất kiên quyết kế hoạch trận đánh, và các chiến sĩ Quân đội Liên Xô rất dũng cảm. Việc trinh sát tiến hành tốt cũng là một trong số những nguyên nhân cần thiết, đảm bảo thắng lợi cho trận đánh lớn nhất này.Tôi cũng không thể không nói tới một số sách viết về các sự kiện ở Cuốc-xcơ cũng như về trận Xta-lin-grát, trong đó nguyên nhân chính làm cho kế hoạch của Đức phát-xít bị thất bại được giải thích hoài là do Hít-le dốt về quân sự. Những thắng lợi của các Lực lượng vũ trang Liên Xô đã bị người ta đặt lệ thuộc trực tiếp vào cuộc đổ bộ của quân đội Mỹ lên Xi-xi-lơ.Một tướng cũ nổi tiếng của Hít-le là G. Hen-ri-xi trong cuốn sách có nhan đề “Xi-ta-đen”[5] có viết: “Nói chung, về kết quả của chiến dịch “Xi-ta-đen”có thể nói rằng nguyên nhân chính của thất bại là vì kế hoạch tác chiến do Hít-le vạch ra”. Xa hơn nữa, tác giả lại trách quốc trưởng vì đã ra lệnh cho y tiến công các vị trí của Quân đội Xô-viết mặc dầu quốc trưởng đã biết rõ ý định của đối phương hình như là tiến công chỉ để hiệp đồng tác chiến với cuộc đổ bộ của quân các cường quốc phương Tây ở vùng Địa Trung Hải”[6].Lạ thật, quanh đi quẩn lại chỉ có thế? Trong tất cả mọi cuộc tìm tòi nguyên nhân thất bại của Đức vẫn chỉ thấy độc một cách giải thích tầm thường và ngu xuẩn ấy, đến nỗi, ngày nay, những người ít am hiểu nhất cũng không tin được rằng, một mình Hít-le có lỗi về tất cả mọi việc. Song ngày nay mọi người đều biết cặn kẽ rằng việc vạch ra kế hoạch chiến cục mùa hè là “công trình sáng tạo” không riêng của Hít-le mà phần nhiều hơn là của toàn thể bộ máy quân sự tối cao nước đức phát-xít. Tác giả của bản kế hoạch chiến dịch “Xi-ta-đen”, kể cho cùng, là tất cả nhóm cầm đầu quân phiệt của đế chế thứ ba, kể cả “những trụ cột” của nó như các thống chế Cây-ten, I-ốt, Cliu-ghe, Man-sten và những người khác. Đổ tất cả lỗi cho Hít-le để chứng minh “tài nghệ quân sự thành thạo theo truyền thống” của các tướng có nghĩa là đối lập lại những bằng chứng lịch sử và sự thật.Cũng có thể nói như thế về những âm mưu coi thắng lợi quân sự của Liên Xô trong mùa hè 1943 là phụ thuộc vào các hoạt động của đồng minh. Không hề hạ thấp ý nghĩa của cuộc đổ bộ lên Xi-xi-lơ, nhưng công bằng ra, chúng ta phải nói rằng cuộc đổ bộ đó không giúp đỡ cho chúng ta nhiều lắm. Cái nhìn ở đây là chúng ta không mảy may ràng buộc các kế hoạch của mình vào cuộc đổ bộ đó, vì rằng chúng ta không thể biết trước khi nào bọn Đức chuyển sang tiến công ở gần Cuốc-xcơ.Các sử gia tư sản không thể bỏ qua sự kiện quan trọng nhất của chiến tranh ở châu Âu là chiến dịch Béc-lanh năm 1945. Nó là kết quả chung của những cố gắng khổng lồ của các Lực lượng vũ trang Liên Xô trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến tranh. Việc đánh bại hoàn toàn kẻ thù mà ngay tới tháng 4-1945 hãy còn tương đối mạnh và có khả năng chống cự dai dẳng trong một thời gian dài, đã đòi hỏi không những phải huy động những binh đoàn lớn của ba phương diện quân, mà còn đòi hỏi Bộ tư lệnh của ta phải có nghệ thuật cao, các chiến sĩ, sĩ quan và tướng lĩnh ta phải có tinh thần anh dũng tuyệt vời.Điều chứng thực cho các trận đánh ác liệt nhất để chiếm Béc-lanh là trong vòng 23 ngày - từ 16-4 đến 8-5 - bộ đội của các phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1, Bê-lô-ru-xi 2 và U-crai-na đã có 304.887 người bị chết, bị thương và mất tích, trong khi đó suốt cả năm 1945, tổn thất của quân đội Mỹ - Anh tại mặt trận phía tây là 260.000 người. Quân đội Liên Xô tiến công đã phải đánh những trận ác liệt để vượt qua một hệ thống chiến lũy mạnh gồm nhiều vành đai mà quân phòng thủ của Đức thì kéo từ tất cả các nơi về để liều chết bảo vệ thủ đô của nền đế chế.Trong quá trình chiến dịch, Quân đội Liên Xô không những đánh tan một cụm lực lượng chiến lược lớn nhất của Đức phát-xít, mà còn lật đổ hoàn toàn chế độ phát-xít. Ông Coóc-nê-li-u-xơ Rai-an, mà chúng ta đã biết, đã dành cuốn sách mới nhất của mình “Trận đánh cuối cùng” cho chiến dịch khổng lồ này.Cần nói rõ rằng tác giả đã khéo léo lượm lặt được đủ tài liệu, tin tức ông không những chú ý đến các nguồn sách báo tài liệu rất dồi dào mà còn tìm gặp và chuyện trò với những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia trận Béc-lanh. Ông đã đến Liên Xô với mục đích đó và đã chuyện trò với các nguyên soái và tướng lĩnh, với các người viết sử chiến tranh và viết báo của chúng ta. Người ta đã tạo ra mọi khả năng để ông tìm hiểu hàng loạt tài liệu quân sự của Liên Xô về chiến dịch Béc-lanh. Tóm lại, ông Rai-an có đủ điều kiện để viết, nếu như một cuốn sách nói lên những thực tế khách quan. Tiếc thay, điều đó đã không xảy ra.Coóc-nê-li-u-xơ Rai-an đã đặt cho mình một mục tiêu khác. Như đã nói trong lời chú thích của nhà xuất bản, cuốn sách của ông nhằm giải thích “vì sao người Nga được cho phép đến Béc-lanh trước tiên” (do tôi nhấn mạnh - G. Giu-cốp). Bố cục và nội dung của cuốn sách vô tình đã đưa đến cho người đọc ý nghĩ rằng tác giả xúc động trước số phận của thủ đô đế chế thứ ba nhiều hơn là trước nhiệm vụ chấm dứt chiến tranh một cách mau chóng nhất.Cũng với thái độ như vậy, nhà báo Tây Đức Ê-ri-khơ Cu-bi đã xuất bản cuốn “Những người Nga ở Béc-lanh năm 1945”, hầu như cùng thời gian với cuốn sách của Rai-an. Để thu thập tài liệu cho tác phẩm của mình, Ê.Cu-bi đã đến Mát-xcơ-va, gặp các nhà viết sử Xô-viết tìm hiểu sách báo của ta. Nhưng ông chỉ quan tâm đến ý kiến cá nhân của một số tác giả Liên Xô lập luận một cách thiếu cơ sở rằng Hồng quân có thể chiếm được Béc-lanh từ hồi tháng 2-1945, nếu như không bị giữ lại vì cuộc tiến công của Phương diện quân U-crai-na 1 đang được tiến hành do sai lầm của Bộ Tổng tư lệnh tối cao[7]. Dựa vào những lập luận như vậy, Ê. Cu-bi cố sức chứng minh rằng việc trì hoãn cuộc tiến công vào Béc-lanh của Quân đội Liên Xô là vì lý do chính trị chứ không phải vì lý do quân sự và như thế là nước Đức tránh khỏi những sự tàn phá không hợp lý và khỏi phải mất mát nhiều người.Rốt cuộc là cả hai tác giả - cả Mỹ và Tây Đức - đã dẫn độc giả đến cùng một kết luận như nhau, gây ra mối hoài nghi rằng cuộc tiến công Béc-lanh là không cần thiết. Các tác giả đó cho rằng không tiêu diệt hoàn toàn đế chế Hít-le cũng có thể chấm dứt chiến tranh được. Giả thuyết của các ông Rai-an và Cu-bi lại được H. Xôn-xbê-ri tóm lấy và cố sức phát triển. Trong lời ông bình luận về chương nói đến trận đánh chiếm Béc-lanh trong cuốn sách “của tôi”, có viết:“Cuối tháng Giêng, người Nga đã chuẩn bị xong cuộc tiến công cuối cùng vào Béc-lanh. Nhưng bỗng thình lình cuộc tiến công bị tạm đình lại và để mãi đến 16-4 mới bắt đầu. Vì sao vậy? Đó là một trong những nghi vấn của những ngày cuối chiến tranh”. Ở đoạn khác, ông lại viết thêm: “Xta-lin quyết định không cho tiến tới Béc-lanh hồi tháng Hai. Người ta nghi ngờ rằng ông ta có những lý do chính trị hơn là những lý do quân sự”.Ôi, các ngài xuyên tạc lịch sử, các ngài còn muốn đổi trắng thay đen, cố công tìm cách “chữa lại” lịch sử cho đến đâu nữa để cho vừa ý các ngài được!Trả lời những câu hỏi về nguyên nhân tạm hoãn cuộc tiến công Béc-lanh và đả phá giả thuyết của Rai-an, Cu-bi, Xôn-xbê-ri và những chuyện bậy bạ như vậy chẳng khó khăn gì, nhưng muốn thế thì lại phải nhắc lại nội dung chương 20 của cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”. Vì vậy, tôi chỉ trình bày vắn tắt nội dung chính của vấn đề.Chiếm Béc-lanh là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn kết thúc chiến tranh ở châu Âu. Việc giải quyết các vấn đề lớn về quân sự và chính trị, trong đó có cả vấn đề bộ máy nhà nước của Đức sau chiến tranh, vị trí của nó trong đời sống chính trị châu Âu, đã phụ thuộc vào kết quả của chiến dịch công phá Béc-lanh.Chính vì thế mà Bộ tổng tư lệnh tối cao, khi đặt kế hoạch cho chiến cục tiến công cuối cùng, ngay từ cuối năm 1944, đã trao nhiệm vụ cho quân đội Liên Xô trong một thời gian ngắn nhất phải chiếm được Béc-lanh. Đội hình và hướng tiến công chủ yếu của các phương diện quân từ sông Vi-xla đến sông Ô-đe, sức mạnh và nhịp độ tiến công ào ạt đã được giải quyết phù hợp với nhiệm vụ ấy.Vai trò của Béc-lanh như thế nào, cả kẻ thù của chúng ta đang chuẩn bị phòng thủ kiên trì thủ đô của đế chế thứ ba, cũng như bộ tư lệnh quân đội Mỹ - Anh đều biết rất rõ. Tôi nhớ Sớc-sin đã tới yêu cầu gắt gao đòi tiến công Béc-lanh để chiếm được thành phố đó trước Nga, và tướng Đ. Ai-xen-hao tổng tư lệnh quân đội đồng minh cũng nhận thấy tầm quan trọng của nhiệm vụ đó.Song, sau khi bộ đội của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 2 tiến tới sông Ô-đe và chiếm được các bàn đạp bên phía tả ngạn vào cuối tháng 2-1945, tình hình xuất hiện đã không cho phép chúng ta tiếp tục tiến công ngay được. Những trở ngại lớn trên con đường đó một mặt là hậu phương cách xa tiền tuyến, do đó việc chuyên chở vũ khí, đạn dược cho bộ đội bị chậm trễ, khó khăn, và mặt khác là sườn bên phải kéo dài và trống trải của Phương diện quân Bê-lô-ru-xi 1 có nguy cơ bị cụm tập đoàn quân “Vi-xla” của phát-xít Đức, nằm ở Đồng Pô-mê-ra-ni phản công. Tôi chưa nói đến những nhân tố khác, kém quan trọng hơn nhưng cũng là chủ yếu, chẳng hạn như tình hình Quân đội Xô-viết đã mỏi mệt và cần thiết phải bổ sung thêm quân số, việc quân Đức đóng trong pháo đài Pô-dơ-nan ở sâu trong hậu phương của Phương diện Bê-lô-ru-xi 1 vẫn tiếp tục chống cự, những khó khăn về tổ chức quản lý, việc thiếu một mạng lưới sân bay được chuẩn bị để di chuyển các căn cứ không quân, v.v... Tất cả tình hình đó đã buộc Bộ Tổng tư lệnh tối cao phải thôi không tiến công Béc-lanh ngay, và tạm thời chuyển hướng tiến công chủ yếu lên phía bắc để tiêu diệt cụm quân địch đóng ở Đông Pô-mê-ra-ni, đồng thời chuyển sang làm công tác chuẩn bị có kế hoạch cho chiến dịch Béc-lanh. Như mọi người rõ, quá trình diễn biến của các sự kiện sau đó đã chứng minh sự đúng đắn và hợp lý của quyết nghị ấy. Riêng về vấn đề này tôi có nói trong bài báo của tôi “Trên hướng Béc-lanh”[8] mà Xôn-xbê-ri đã đưa vào trong cuốn “Những trận đánh lớn nhất của nguyên soái G. Giu-cốp”.Vậy thì tại sao những kẻ xuyên tạc lịch sử lại cần phải lôi ra ánh sáng cái giả thuyết cũ rích đã bị bác bỏ về khả năng chiếm Béc-lanh (và tiếp đó chấm dứt chiến tranh) vào tháng 2-1945? Tại sao lại cần phải ám chỉ, như Xôn-xbê-ri trong bài bình luận của ông, rằng, những “dự kiến đặc biệt” nào đó của Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã dẫn tới sự thay đổi thành phần các tư lệnh các phương diện quân vào tháng 11-1944, tại sao lại phải bàn đến những mâu thuẫn và xích mích tưởng tượng giữa họ, tại sao lại phải tỏ ý nghi ngờ về những thương vong lớn không tránh khỏi của Hồng quân trong trận đánh cuối cùng của cuộc đại chiến?Thực chất thâm độc bài xích Liên Xô của tất cả những lời bàn luận đó rõ ràng quá rồi, cần gì phải chứng minh nữa. Những cây bút hiếu chiến không từ một thủ đoạn nào để bôi nhọ sự nghiệp quân sự vinh quang trong quá khứ của Liên Xô để bắt độc giả phải nghi ngờ chính sách đầy chính nghĩa, chiến lược đúng đắn, lòng dũng cảm và nghệ thuật quân sự của các Lực lượng vũ trang Liên Xô.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 14
Hai vụ thả bom nguyên tử cùng việc Liên Xô tuyên chiến với Nhật ngày 8/8/1945 khiến Nhật không có lựa chọn nào khác là đầu hàng Đồng Minh vào ngày 14/8/1945.  Washington biện minh việc sử dụng bom nguyên tử là cần thiết để kết thúc Thế chiến II, cứu hàng nghìn mạng sống khắp thế giới. Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng Nhật Bản trước đó đã sẵn sàng đầu hàng, và rằng Mỹ chỉ thả bom nguyên tử để phô trương sức mạnh quân sự. Ảnh: Getty.
Hiroshima va Nagasaki: Hoi uc ngay kinh hoang hinh anh 13
Giống như vụ đánh bom 3 ngày trước ở Hiroshima, nhà cửa và xe cộ tan chảy, người và gia súc bị thiêu sống. Những người sống sót bị suy giảm sức khỏe trầm trọng với ký ức kinh hoàng ám ảnh suốt phần đời còn lại. Ảnh: Viện Lưu trữ quốc gia Mỹ.

Nhân việc này tôi cần phải trả lời tác giả của mấy câu chuyện hoang đường về nền nghệ thuật quân sự Xô-viết do giới sử học tư san nặn ra.Câu chuyện hoang đường thứ nhất. Hiện nay, thường hay có những ý định đặc biệt coi nghệ thuật quân sự như là của một cá nhân. Thí dụ, H. Xôn-xbê-ri viết về một thứ “chiến lược Giu-cốp” nào đó, về một thứ “tác phong Giu-cốp” tiến hành chiến dịch, v.v...Có thể nói gì về điều này?Ngay trong những năm xây dựng hòa bình, Đảng Cộng sản và chính phủ Liên Xô đã chú trọng đặc biệt tới sự phát triển của nền khoa học quân sự Xô-viết do V.I. Lê-nin đặt nền móng. Trước chiến tranh, chúng ta đã có một học thuyết vững vàng về chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Trong những năm chiến tranh (1941-1945), Bộ tổng tư lệnh tối cao, Bộ Tổng tham mưu, các tư lệnh và cơ quan tham mưu các cấp binh đoàn lớn của Hồng quân đã áp dụng vào thực tế các luận điểm và yêu cầu của khoa học quân sự Xô-viết đồng thời cải tiến các luận điểm và yêu cầu đó phù hợp với tiến trình cuộc đấu tranh vũ trang. Tính chất tiên tiến của chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta, sự lãnh đạo của Đảng, năng lực sáng tạo của phần lớn các cán bộ Xô-viết - đó chính là những nhân tố quyết định sự phát triển của nghệ thuật quân sự Xô-viết.Trong điều kiện đó, gán ghép chiến lược quân sự Xô-viết vào tên tuổi của một người, nói đến chiến lược “của Giu-cốp”, hay của một người nào khác có nghĩa là dựa vào những quan điểm sai lầm, là không hiểu nổi và không biết gì về thực chất của nghệ thuật quân sự của chúng ta, về những phương pháp lãnh đạo chiến tranh và các chiến dịch của Bộ Tư lệnh Liên Xô, có nghĩa là rơi vào bệnh chủ quan cực đoan.Nghệ thuật quân sự Xô-viết, trong những năm chiến tranh đã giải quyết thắng lợi những vấn đề cơ bản thuộc về đấu tranh vũ trang, vì rằng các mục tiêu đấu tranh và các vấn đề cơ bản về phương pháp tiến hành đấu tranh vũ trang đều do chính sách sáng suốt của Đảng Cộng sản quy định. Khi trực tiếp lãnh đạo các hoạt động quân sự, Đảng dựa vào nhận thức khoa học sâu sắc về quy luật cơ bản của cuộc chiến tranh hiện đại.Về mặt chiến lược, Hồng quân được Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao lãnh đạo, và các quyết định của Bộ Tổng tư lệnh, theo thường lệ, đều là kết quả của công trình sáng tạo tập thể. Trong việc vạch ra các quyết định đó, ngoài những thành viên của Đại bản doanh, còn có nhóm chuyên viên giữ các trọng trách trong Bộ Tổng tham mưu, các hội đồng quân sự các phương diện quân tham gia. Cố nhiên, trong chiến dịch này hay chiến dịch khác, mỗi đại diện của Bộ Tổng tư lệnh tối cao và của Bộ Tổng tham mưu vẫn giữ vai trò lớn hoặc khác nhau trong việc tham gia xây dựng các quyết định và trong quá trình thực hiện các quyết định đó.Lẽ dĩ nhiên mỗi đại diện của Đại bản doanh và mỗi tư lệnh của phương diện quân có những phẩm chất riêng trong việc cầm quân, có “phong cách” của mình trong việc chuẩn bị và thực hiện các chiến dịch. Không ai lại có ý định phủ nhận sự thật đó cả. Tuy nhiên tình hình như thế không mâu thuẫn chút nào với nguyên tắc hoạt động sáng tạo tập thể của các cấp chỉ huy trên trong Lực lượng vũ trang Liên Xô, nguyên tắc mà cơ quan lãnh đạo quân sự Xô-viết đã tuân theo trong những năm chiến tranh. Công tác của các thành viên Đại bản doanh và các cán bộ lãnh đạo có trọng trách của Bộ Tổng tham mưu bao giờ cũng dưới sự kiểm soát của Hội đồng quốc phòng, của Tổng tư lệnh tối cao. Tất cả những điều đó tôi đã cố gắng nói rõ trong cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ”.Câu chuyện hoang đường thứ hai. Nhiều tác giả tư sản đã cố nêu bằng được ý kiến cho rằng dường như Quân đội Liên Xô chủ yếu chiến đấu bằng số lượng chứ không phải bằng tài nghệ. Cũng vẫn H. Xôn-xbê-ri nhấn mạnh rằng trong tất cả các trận đánh lớn nhất, từ trận đánh gần Mát-xcơ-va, “một quân số khổng lồ, đến 20 tập đoàn quân và hơn nữa đã tham gia tác chiến”. Một số tướng quốc xã thậm chí còn tưởng tượng thấy lực lượng của ta trong trận đánh gần Mát-xcơ-va “trội hơn gấp 20 lần”.Ngày nay, thật là dễ dàng và đơn giản, nếu muốn tính toán trên giấy tình hình so sánh lực lượng, đưa ra những lời dạy bảo thâm thúy cần phải sử dụng bao nhiêu sư đoàn để thắng trận này hay trận khác đã xảy ra cách đây một phần tư thế kỷ, phê phán ở đâu đã ném quá nhiều quân lính, còn ở đâu ít hơn số lượng dường như bây giờ nhà sử học này, hay nhà sử học nọ coi là hợp lý. Tất cả những điều đó, trên bãi chiến trường phức tạp hơn gấp bội.Tôi hết sức kính trọng lao động của các nhà sử học, ý nói các đại diện nghiêm chỉnh và có lương tâm của môn khoa học cổ xưa ấy. Song, theo tôi, không có cơ sở gì để kính trọng những nhà báo khôn ngoan quá mức mà không am hiểu gì cả, những người tưởng rằng có thể dễ dàng đánh tráo sự thật bằng những tin giật gân rẻ tiền, rằng sự hiểu biết hời hợt về các sự kiện có thể cho phép họ có quyền khái quát hóa và dạy báo người khác. Song, thực ra họ nói những gì? Có lẽ, trong cuộc chiến tranh vừa qua, cần phải trao quyền chỉ huy cho ngài Xôn-xbê-ri, ông ta sẽ chỉ rõ cần phải như thế nào để đánh tan các tập đoàn quân Hít-le “bằng những lực lượng nhỏ” và, theo ông ta, “bằng chiến thuật điêu luyện”.May thay, trong những năm chiến tranh, phóng viên của tờ báo Mỹ, H. Xôn-xbê-ri, không chỉ huy quân đội...Trong tất cả những trận đánh vĩ đại nhất của cuộc chiến tranh vừa qua, Bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã đưa bao nhiêu bộ đội ra chiến đấu là tùy theo tình hình đòi hỏi. Bộ tư lệnh tối cao không sử dụng lực lượng quá mức đòi hỏi của một chiến dịch nhất định. Khi chuẩn bị phản công gần Mát-xcơ-va và Xta-lin-grát, Đại bản doanh và bộ tư lệnh Phương diện quân miền Tây đã hết sức tiết kiệm lực lượng trong các trận phòng ngự, tính từng trung đoàn, từng tiểu đoàn pháo binh, từng tiểu đoàn xe tăng.. Tôi ghê tởm về sự xuyên tạc mà kẻ thù tư tưởng của chúng ta, theo một kế hoạch vạch sẵn, đã nhét đầy vào các tác phẩm của chúng. Không, Hồng quân đã chiến đấu không phải bằng số lượng mà bằng tài nghệ. Tôi chỉ cần mẫn ra một ví dụ để nêu rõ mức độ “khách quan” của các sử gia tư sản.Trong trận đánh gần Mát-xcơ-va, khi bắt đầu cuộc phản công của chúng ta, địch có 801.00 lính và sĩ quan, 14.000 đại bác và súng cối, 1.000 xe tăng, trong khi đó, ta có 718.800 người, 7.985 đại bác và súng cối và 720 xe tăng. Về không quân ta hơn địch gần gấp đôi.Có thể dẫn ra vô số ví dụ tương tự. Vậy thì ở đâu ra “ưu thế trội hơn 20 lần”? Ở đâu ra “20 tập đoàn quân và hơn nữa”?Còn về tài nghệ chiến đấu thì có thể tuyên bố một cách có trách nhiệm rằng: Bộ tư lệnh Xô-viết trong những năm chiến tranh đã xây dựng được những phương pháp tiên tiến nhất để chuẩn bị và tiến hành những chiến dịch lớn về mặt chiến lược, còn các cán bộ chỉ huy các cấp đã nắm vững hoàn toàn nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Lòng quả cảm, chí khí anh hùng, tinh thần hy sinh quên mình của các chiến sĩ Xô-viết đã lập nên những chiến công thần kỳ trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại thật là đáng khâm phục vô cùng.Tôi cho rằng không cần phải đưa ra những lý lẽ khác nữa. Chúng ta đã đánh bại chủ nghĩa phát-xít - đó là chứng cớ rành rành về tính chất tiền tiến của nghệ thuật quân sự Xô-viết. Tầm vĩ đại của chiến thắng mà nhân dân và các Lực lượng vũ trang Liên Xô quang vinh đã giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Lê-nin-nít là bằng chứng không thể chối cãi được về sự bất lực của những kẻ xuyên tạc lịch sử.Có thể tìm cách xuyên tạc lịch sử. Song không thể làm lại lịch sứ không thể bác bỏ những kết quả của lịch sử. Dầu sao sự thật vẫn toàn thắng.
---[1] Quân đội Mỹ - Anh tập trung để đổ bộ lên lục đia gồm có 2.876.000 người, trong lúc đó bộ tư lệnh của phát-xít Đức trên toàn chiến trường Tây Âu có 1.370.000 lính và sĩ quan. Quân của các nước đồng minh có hơn 5.000 xe tăng, mà Đức chỉ có 1.900. Các nước đồng minh còn có ưu thế rõ rệt hơn nữa về không quân: họ có 10.859 máy bay chiến đấu, trong khi đó không quân Đức chỉ có 500. Cái đó đảm bảo cho người Mỹ và người Anh hoàn toàn làm chủ trên không. Ngoài ra, các nước đồng minh có 2.400 máy bay vận tải và 900 tàu lượn để thả quân nhảy dù. Trên biển, hạm đội đồng minh gồm có hơn 6.000 tàu vận tải và tàu đổ bộ, cũng đã chiếm được ưu thế như vậy.[2] Tiện thể xin nói là nhân dịp kỷ niệm 25 năm cuộc đổ bộ vào Noóc-măng-đi, báo chí Pháp đã tổ chức quảng cáo rùm beng cho Goóc-nê-li-u-sơ Rai-an và cuốn sách của y. Nói về ý định tiếp tục nghiên cứu lịch sử cái “ngày dài nhất”, Rai-an không những không đính chính lập trường sai lầm của mình trong việc đánh giá ý nghĩa của cuộc đổ bộ vào Pháp, mà còn khẳng định thêm quan điểm cũ của y.[3] ở Hoa Kỳ, sách này mang tên “900 ngày”.[4] Thế chiến thứ hai. Tranh ảnh. Ngày tháng. Tài liệu. Gu-téc-xlô. 1968.[5] Tên gọi chiến dịch tấn công của quân Đức ở vòng cung Cuốc-xcơ. - ND.[6] “Bình luận về khoa học quân sự” (Cộng hòa liên bang Đức 1965, số 10).[7] Tôi đã phê phán những quan điểm sai lầm này trong cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ” – TG.[8] Tạp chí lịch sử chiến tranh, số 6, năm 1965
Nguyên soái Georghi Zukov (1896-1974)
Trong số các tướng lĩnh Xô-viết có công lao hàng đầu trong cuộc chiến tranh, phải kể đến Nguyên soái Zhukov, người từng được coi là “vị thống chế vĩ đại nhất của Thế chiến thứ Hai“.
Nguyên soái Georghi Zukov (1896-1974)
Trong số các tướng lĩnh Xô-viết có công lao hàng đầu trong cuộc chiến tranh, phải kể đến Nguyên soái Zhukov, người từng được coi là “vị thống chế vĩ đại nhất của Thế chiến thứ Hai“.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét