Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 07 (Thằng Tài)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   
                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là phải nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Đồng Tâm, Thủ Thiêm...
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NÓNG: Bắt tạm giam, khám nhà khẩn cấp phó bí thư tp.hcm Nguyễn Thành Tài trong vụ ăn 5000m2 đất vàng

Ông Nguyễn Thành Tài: Tôi sai sót nhưng không tư túi vụ đất 'vàng'

15/05/2018 16:11 GMT+7

TTO - Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, khẳng định như vậy với Tuổi Trẻ Online trong sự việc khu đất "vàng" trên đường Lê Duẩn (TP.HCM) được giao, cho thuê không qua đấu giá.

Ông Nguyễn Thành Tài: Tôi sai sót nhưng không tư túi vụ đất vàng - Ảnh 1.
Khu đất 5.000 m2 tại số 8 - 12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sáng 15-5, ông Nguyễn Thành Tài - nguyên phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM (giai đoạn năm 2004 - 2011), đã đồng ý trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ Online liên quan vụ cho thuê đất "vàng" trên đường Lê Duẩn, TP.HCM.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã kết luận việc cho thuê khu đất "vàng" tại số 8 - 12 Lê Duẩn đã có "dấu hiệu cố ý làm trái" và ông Nguyễn Thành Tài là người có trách nhiệm trực tiếp.
Có sự nóng lòng
* Thưa ông, đây là khu đất có giá trị rất lớn, vì sao UBND TP.HCM giao - cho thuê chỉ định thay vì phải qua đấu giá?

- Đúng là năm 2007, chủ tịch UBND TP.HCM kết luận như vậy nhưng sau đó do yếu tố lịch sử quản lý khu đất nên không theo đúng chủ trương ban đầu. 
Cụ thể, trước đây khu đất được giao cho bốn đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. Tuy nhiên từ ngày ở cho đến khi kết thúc hợp đồng thuê, các công ty trên không trả tiền thuê. 
Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM (đơn vị quản lý khu đất) kiện ra tòa, thắng kiện nhưng bốn công ty vẫn không chịu đóng tiền thuê.
Chủ tịch UBND TP.HCM sau đó đã buộc các đơn vị liên quan thu hồi, quản lý mặt bằng trong thời gian chuẩn bị mời thầu. 
Mặc dù vậy, thời điểm đó TP không cưỡng chế thu hồi đối với các đơn vị của bộ được. Không những không trả tiền, bốn đơn vị này còn xin mua chỉ định khu nhà đất nhưng bị TP bác. Các bên tranh kiện với nhau dữ dội.
Vì vậy anh Nguyễn Hữu Tín mới có văn bản đề xuất UBND TP thay đổi hình thức sang giao cho Công ty Quản lý kinh doanh nhà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu của Nhà nước đứng ra làm chủ đầu tư để huy động vốn. 
Mặc dù vậy, phương án chọn chủ đầu tư thực hiện dự án cũng "bể" luôn do các công ty của Bộ Công thương tiếp tục kiện vì không được tham gia góp vốn.
Đến năm 2009, tôi tiếp nối công việc mảng đô thị và nhận thức rằng việc thực hiện lại dự án là rất cần thiết. Khi đó khủng hoảng kinh tế kéo theo bất động sản bị đóng băng, tôi nghĩ nếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sẽ rất có lợi. 
Trong nhiều lý do có cả việc nguồn thu ngân sách khó khăn, nếu khởi động dự án sẽ góp phần tăng nguồn thu. Do vậy, tôi muốn thúc đẩy nhanh, khôi phục dự án theo phương thức đã thống nhất. 
Lần này rút kinh nghiệm bằng cách thành lập công ty cổ phần với sự tham gia của bốn đơn vị Bộ Công thương với tỉ lệ tổng cộng 50% vốn.
"Mất uy tín"
* Khu đất "vàng" được Thanh tra Chính phủ cho là có giá trị rất lớn, việc giao, cho thuê chỉ định này bị dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ, mục đích. Ông có suy nghĩ gì?
- Tôi hiểu mình không thể lấy nhiệt tình hay tất cả mọi thứ để thay thế cho thực tế xảy ra. Sự việc này có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, uy tín của tổ chức và cá nhân. Mình phải thấy trách nhiệm của mình. 
Nhưng riêng việc kết luận cho rằng thiệt hại lớn khi đem con số giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thuê đất hằng năm ra so sánh tôi cho rằng chưa hợp lý lắm. 
Bởi vì giá giao, cho thuê đất được xác định thời điểm 2008-2010 đang xảy ra khủng hoảng kinh tế, bất động sản đóng băng. So sánh với giá hiện nay, đặt nó trong trường hợp khu đất giải tỏa sạch thì không hợp lý.
Phần sai sót nội bộ có gì sai thì nhận, không né tránh nhưng rõ ràng mình phải tính đến lợi ích của nhà đầu tư và môi trường đầu tư. 
Suốt nhiều năm họ không triển khai được do mình không cấp phép, số tiền sử dụng đất và thuê đất đã đóng nếu gửi ngân hàng thì lãi suất là không nhỏ.


Tôi hiểu không thể lấy nhiệt tình hay mọi thứ để thay thế cho thực tế xảy ra. Sự việc này có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, uy tín của tổ chức và cá nhân. Mình phải thấy trách nhiệm của mình
Ông NGUYỄN THÀNH TÀI
* Liệu tất cả những người liên quan trong vụ việc này có hoàn toàn trong sáng?
- Tới lúc này mọi chuyện đã rõ ràng, có thể nói doanh nghiệp có những lấp liếm chứ không trong sáng hoàn toàn. 
Còn cơ quan chức năng, tôi chưa thấy động cơ riêng tư nào ở công trình này. Nhưng đúng là không có điều gì tinh khôi 100%. 
Tôi không chịu sự tác động của bất cứ ai và cho đến thời điểm này, tôi cũng tự hào mình không tư túi, không có một đồng cắc bạc nào để mình bị chi phối.
Nếu được thực hiện lại, tôi sẽ cân nhắc, bớt nôn nóng, trao đổi kỹ cẩn thận hơn vì dự án đã kéo dài rồi, trễ thêm một chút không sao, nôn nóng càng kéo dài hơn. 
Tôi thấy mình làm chưa tốt trong chỉ đạo điều hành, chưa kiểm tra chặt chẽ. Có phần nôn nóng, sợ quá chậm lại mất thời cơ nên tôi không kiểm soát, không lường định được các tình huống phát sinh. Cứ nghĩ theo chiều thuận mà không lường trước những trục trặc.

* Theo kết luận thanh tra, có nhiều văn bản thực hiện chủ trương dự án được ông ký nhanh và ông cũng không thông qua thường trực UBND và HĐND thẩm định giá trị quyền sử dụng đất, giá thuê đất?
- Lúc bấy giờ TP.HCM có một chủ tịch và 5 phó chủ tịch, mỗi tuần lễ để thực hiện ở nhiệm vụ được phân công, mỗi phó chủ tịch phải tham dự tối thiểu 5-6 cuộc họp. Nếu vấn đề nào cũng đưa ra thường trực ủy ban xin ý kiến thì chỉ có ngồi họp thôi. 
Chủ trương đã thống nhất tất cả mọi thứ và phải giải quyết nhanh, tôi nghĩ tôi đang thực hiện tiếp nối chủ trương đó nên không phải xin ý kiến.
Về giá, nếu có giao đất cũng trên cơ sở giá thị trường. Chúng tôi đã thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính. 
Mặt khác, thời điểm năm 2008-2010 khủng hoảng kinh tế xảy ra, bất động sản đang đóng băng, giá đất không như bây giờ. Khi hội đồng định giá đất đề xuất, tôi thấy giá đó có xem xét đến yếu tố tình hình kinh tế, môi trường đầu tư nên đồng ý.
Ngoài ra, theo quy định phải đợi đến kỳ họp gần nhất để xin ý kiến thường trực HĐND. Nhưng HĐND chỉ họp một năm hai lần, lại không có đủ chuyên gia và thời gian ngồi lại để xét giá từng dự án. Do vậy, dựa theo bảng giá đất hằng năm, các cơ quan chuyên môn tính toán luôn.
Nếu quy trách nhiệm tôi xin nhận.
Như Tuổi Trẻ thông tin, Thanh tra Chính phủ vừa có kiến nghị thu hồi toàn bộ khu nhà đất gần 5.000 m2 tại số 8 - 12 đường Lê Duẩn (Quận 1, TP.HCM) do giao, cho thuê không qua đấu giá.
Qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến việc giao, cho thuê khu nhà đất tại số 8 - 12 Lê Duẩn. Trong đó khẳng định việc UBND TP giao, cho thuê khu đất này không qua đấu thầu, đấu giá là vi phạm Luật đầu tư và Luật quản lý tài sản nhà nước.
Ngoài ra, khu đất cũng được giao và cho thuê không đúng đối tượng, doanh nghiệp thực hiện dự án được giao không đủ năng lực tài chính…
Từ đó, cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP thu hồi lại toàn bộ diện tích khu nhà đất nói trên để thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm giữ kỷ cương pháp luật và tăng thu cho ngân sách. Đồng thời xem xét, tính toán để hoàn trả chi phí hợp lý cho Công ty Lavenue.
Kiến nghị thu hồi 5.000m2 Kiến nghị thu hồi 5.000m2 'đất vàng' đường Lê Duẩn, TP.HCM
TTO - Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo thu hồi khu đất rộng gần 5.000m2 tại số 8-12 đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) để thực hiện việc đấu giá, tăng thu cho ngân sách. Khu "đất vàng" này được UBND TP giao và cho thuê không qua đấu giá.
VIỄN SỰ - NGỌC KHẢI - TIẾN LONG

Kiến nghị thu hồi 5.000m2 'đất vàng' đường Lê Duẩn, TP.HCM

14/05/2018 20:43 GMT+7

TTO - Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo thu hồi khu đất rộng gần 5.000m2 tại số 8-12 đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) để thực hiện việc đấu giá, tăng thu cho ngân sách. Khu "đất vàng" này được UBND TP giao và cho thuê không qua đấu giá.

Kiến nghị thu hồi 5.000m2 đất vàng đường Lê Duẩn, TP.HCM - Ảnh 1.
Khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) rộng gần 5.000m2 vừa được Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đó là thông tin được công bố trong báo cáo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại, dịch vụ, căn hộ cho thuê tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.
Theo kết luận thanh tra, khu đất số 8­-12 Lê Duẩn có diện tích gần 5.000m2 thuộc sở hữu nhà nước, được giao cho Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TP.HCM quản lý, cho thuê.
Không qua đấu thầu
Ban đầu, khu đất do 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương gồm Công ty CP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty CP Kim khí TP, Công ty CP Hóa chất vật liệu điện TP và Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu thuê sử dụng làm trụ sở.
Đến năm 2010, theo đề nghị của Bộ Công thương, UBND TP đồng ý lập Công ty cổ phần đầu tư Lavenue gồm các cổ đông là Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP (góp 50% vốn) và 4 công ty của Bộ Công thương (góp 50% vốn) để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, sau đó UBND TP lại cho phép Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm được tham gia hợp tác đầu tư 30% vốn góp trong phần tỉ lệ vốn góp 50% của Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP.
Cùng thời điểm trên, 4 công ty thuộc Bộ Công thương đã đồng ý chuyển nhượng cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư Kido) quyền đầu tư phát triển dự án trên khu đất 8-12 Lê Duẩn. Giá chuyển nhượng sau này được tính là 62,5 tỉ đồng/công ty.
Đến tháng 6-2011, UBND TP đã có quyết định chấp thuận cho Công ty CP Đầu tư Lavenue sử dụng toàn bộ diện tích đất tại số 8-12 Lê Duẩn để đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại - dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm.
Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với khu đất tại số 8 Lê Duẩn và Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hằng năm đối với khu đất số 12 Lê Duẩn.
Trong đó, duyệt giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình xây dựng trên đất tại số 8 Lê Duẩn (khoảng 3.400m2) giá trị trường là hơn 621,7 tỉ đồng, duyệt đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn theo giá thị trường là hơn 3,5 triệu/m2/năm.
Công ty CP Đầu tư Lavenue đã nộp đủ số tiền sử dụng đất và nộp tiền thuê đất đến 30-6-2016 vào ngân sách nhà nước; Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Lavenue.
Qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến việc giao và cho thuê khu đất 8-12 Lê Duẩn.
Trong đó khẳng định việc UBND TP giao, cho thuê khu đất 8-12 Lê Duẩn không qua đấu thầu, đấu giá là vi phạm luật đầu tư và luật quản lý tài sản nhà nước.
Ngoài ra, khu đất cũng được giao và cho thuê không đúng đối tượng, doanh nghiệp thực hiện dự án được giao không đủ năng lực tài chính…
Ông Nguyễn Thành Tài có trách nhiệm trực tiếp
Thanh tra Chính phủ khẳng định những sai phạm của UBND TP.HCM và các sở, ngành và các doanh nghiệp liên quan như đã nêu ở trên là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái quy định của Nhà nước cần phải được xử lý trách nhiệm một cách nghiêm túc…
Từ đó, cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo chủ tịch UBND TP.HCM thu hồi toàn bộ khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn để thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định nhằm giữ kỷ cương pháp luật và tăng thu cho ngân sách.
Đồng thời xem xét, tính toán để hoàn trả chi phí hợp lý cho Công ty CP Đầu tư Lavenue (bồi thường thiệt hại).
Theo Thanh tra Chính phủ, việc thu hồi đất có thuận lợi là hiện tại dự án chưa triển khai xây dựng mà hiện đang làm bãi giữ xe. Về kinh tế, hiện nay giá đất tại khu vực đường Lê Duẩn khu trung tâm thành phố có giá trên 400 triệu đồng/m2.
Nếu đấu giá khu đất 8-12 Lê Duẩn có vị trí tốt (3 mặt tiền) sẽ thu về trên 2.000 tỉ đồng.
Mặc dù vậy, Thanh tra Chính phủ cũng thừa nhận việc hủy bỏ dự án đầu tư sẽ không tránh khỏi việc gây thiệt hại cho nhà đầu tư, phát sinh khó khăn trong việc xác định bồi thường và có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của TP.
Ngoài ra, kết luận thanh tra cũng chỉ ra trách nhiệm chung thuộc về chủ tịch UBND TP.HCM, trách nhiệm trực tiếp thuộc về cá nhân ông Nguyễn Thành Tài - nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015.
Ngoài ra còn có trách nhiệm của Sở Kế hoạch - đầu tư; Sở Tài nguyên - môi trường; Sở Tài chính; Sở Quy hoạch - kiến trúc; Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP; 4 công ty thuộc Bộ Công thương.
THÂN HOÀNG - TIẾN LONG
Nổi bật


Ông Nguyễn Thành Tài: 'Sai lầm nhưng không tư túi vụ 5.000m2 đất vàng'


Nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nói chủ trương về dự án 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM đã có từ năm 2007, do Chủ tịch UBND TP thời điểm đó là ông Lê Hoàng Quân quyết định.
Chiều 15/5, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trả lời Zing.vn xung quanh câu chuyện khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) mà Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo TP.HCM thu hồi bán đấu giá theo quy định.
Trong kết luận, ngoài những sai phạm và kiến nghị thu hồi lô đất trên, cơ quan này cũng chỉ rõ trách nhiệm trực tiếp thuộc về cá nhân ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015.

Trách nhiệm của tôi đến đâu tôi xin nhận đến đó

- Thanh tra Chính phủ vừa kết luận việc cho thuê đất vàng 8-12 Lê Duẩn vi phạm các quy định của Nhà nước và chỉ ra trách nhiệm của ông liên quan trực tiếp đến việc ký các quyết định cho doanh nghiệp đầu tư, giao đất dự án này. Ông phản hồi ra sao?
- Câu hỏi này thực sự là khó cho tôi, vì từ ngày về hưu đến nay đã 6 năm rồi và tôi chỉ làm công tác giảng dạy thôi. Đến nay tôi vẫn chưa nghe lãnh đạo thành phố yêu cầu giải trình gì cả. Ngay cả bản kết luận thanh tra tôi còn chưa được thấy. Tôi chỉ nghe trách nhiệm của mình qua báo chí thôi.
Nhiệm kỳ 2004-2009 kéo dài đến năm 2011 thì tôi được phân công làm Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM, phải lo rất nhiều mảng khác chứ không phải mảng đô thị. Cuối năm 2008, ông Nguyễn Hữu Tín (khi đó là Phó chủ tịch - PV) đi học, tôi phải nhận luôn mảng đô thị, vì thế cần phải hệ thống lại rõ ràng trách nhiệm của tôi đến đâu tôi xin nhận đến đó.
Ong Nguyen Thanh Tai: 'Sai lam nhung khong tu tui vu 5.000m2 dat vang' hinh anh 1
Lô đất được giao đầu tư không qua đấu thầu. Ảnh: Lê Quân
- Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra việc cho thuê/giao đất không qua đấu giá là trái quy định, áp mức giá rẻ hơn thị trường và không thông qua thường trực HĐND, UBND thành phố. Điều này có đúng không?
Chủ trương xây dựng khách sạn 5 sao và căn hộ thương mại cao cấp đã có từ năm 2007, do Chủ tịch UBND TP thời điểm đó, là ông Lê Hoàng Quân quyết định và thông báo. Theo như chủ trương chung, việc chọn nhà đầu tư sẽ qua đấu thầu cho đúng bài bản, thế nhưng khi triển khai thì không được.
Chủ trương xây dựng khách sạn 5 sao và căn hộ thương mại cao cấp đã có từ năm 2007, do Chủ tịch UBND TP thời điểm đó là ông Lê Hoàng Quân quyết định và thông báo.
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM
Nguyên nhân của vấn đề này là lô đất không phải là đất trống mà có 4 đơn vị của Bộ Công Thương (bao gồm Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí thành phố, Công ty Cổ phần hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu VITACO - PV) đã tiếp quản từ sau năm 1975.
Đến khi thành phố đưa ra quy định pháp luật mới thì các đơn vị này phải đăng ký với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà thành phố. Từ đây cũng bắt đầu nảy sinh tranh chấp, vì các bên không chịu đóng tiền thuê nhà. Công ty Quản lý Kinh doanh nhà thành phố sau đó kiện ra tòa án kinh tế và đã được tuyên thắng kiện, buộc 4 đơn vị kia phải thanh toán tiền thuê nhà.
Tuy nhiên, các đơn vị này cũng không thanh toán và vẫn duy trì hiện trạng như vậy.
Một lý do nữa là Bộ Công Thương cũng có văn bản chính thức xin mua chỉ định thầu theo Nghị định 09 đối với đất và toàn bộ tài sản trên đất. Tuy nhiên, TP.HCM đã có chủ trương đầu tư xây dựng rồi, nên không thể bán chỉ định được.
Cái khó nữa là chúng tôi là cấp địa phương, còn 4 đơn vị kia thuộc cấp Trung ương thì sao có thể vào cưỡng chế thu hồi đất. Nếu muốn đấu giá chọn nhà đầu tư thì phải là đất sạch, nên nhiệm vụ này không thể thực hiện được.
- Vậy đó là lý do để ông đưa ra một phương thức đầu tư khác không qua đấu thầu?
- Thời điểm đó anh Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách mảng đô thị, cho rằng nếu cứ để đất như vậy thì bao giờ mới thực hiện được dự án, nên đề xuất một phương án khác.
Cụ thể, phương án này là chọn chủ đầu tư để họ đứng ra huy động vốn. Công ty Quản lý và Kinh doanh nhà thành phố là đơn vị được đại diện sở hữu và quản lý tài sản sản do UBND TP.HCM giao, và là pháp nhân chịu trách nhiệm huy động vốn, lập pháp nhân mới.
Đề xuất này đã được Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đồng ý, nhưng vẫn không huy động vốn được. Lý do là vì khi lập pháp nhân mới với nhiều đơn vị để tham gia góp vốn đầu tư, thì lại không có mặt 4 đơn vị kinh tế của Bộ Công Thương.
4 đơn vị này lại tiếp tục đâm đơn kiện, nên bỏ dở việc thành lập pháp nhân mới này.

Tôi không ngờ 4 doanh nghiệp của Bộ Công Thương “lật kèo”

- Có nghĩa việc lựa chọn phương thức đầu tư như hiện nay là do ông Nguyễn Hữu Tín đề xuất và ông là người kế thừa thực hiện? Vậy đâu là lý do để ông đưa ra những quyết định nhanh bất thường như vậy?
- Đúng phương thức kinh doanh này là đề xuất của đồng chí Tín. Đến năm 2009, tôi phải kiêm nhiệm thêm mảng đô thị, thì thâm tâm nghĩ mình phải cố gắng thúc đẩy công việc nào đang dang dở, nên tôi khôi phục dự án này lại. Bởi lẽ đây là chủ trương xuyên suốt của Thường trực UBND từ năm 2007.
Tôi nghĩ là phương thức đầu tư đã được Chủ tịch UBND TP.HCM đồng ý, nên triển khai càng nhanh càng tốt.
Ong Nguyen Thanh Tai: 'Sai lam nhung khong tu tui vu 5.000m2 dat vang' hinh anh 2
Siêu dự án Lavenue Crown trên đất vàng Lê Duẩn sau nhiều năm vẫn chưa được triển khai. Ảnh: Lê Quân.
Nhưng lần này tôi nghĩ để tránh vướng mắc và khiếu kiện, tôi đề nghị 4 đơn vị của Bộ Công Thương tham gia cùng Công ty Quản lý Kinh doanh nhà thành phố mỗi bên chiếm 50% cổ phần. Nếu dự án này được khôi phục và đẩy nhanh tiến độ thực hiện thì nó mang lại kết quả quan trọng, vì đó là một trong những nội dung thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ VII và VIII.
Bởi trong Nghị quyết này có nhắc đến những nhiệm vụ trong yếu của TP.HCM là tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp công nghệ cao.
Anh Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM phụ trách mảng đô thị, cho rằng nếu cứ để đất như vậy thì bao giờ mới thực hiện được dự án, nên đề xuất một phương án khác.
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM
Đồng thời với bối cảnh khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 - 2010, cộng với tình hình thị trường bất động sản đóng băng, tôi chỉ suy nghĩ nếu dự án thành công sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngoài ra, có thêm các phòng ốc dịch vụ phục vụ cho ngành du lịch thành phố, vì thời điểm đó là mũi nhọn phát triển.
Trong bối cảnh khủng hoảng thì việc cân đối ngân sách cũng rất khó, nên thực hiện sớm dự án sẽ đóng góp vào nguồn thu và giảm bớt căng thẳng trong việc điều tiết ngân sách.
- Thực hiện phê duyệt nhanh như vậy nhưng sao đến nay dự án này vẫn dang dở, đất vàng chỉ là bãi giữ xe, chủ đầu tư chưa hề có động thái gì để triển khai?
- Đúng là tôi có suy nghĩ cần phải làm nhanh và quyết định như vậy. Nhưng khi thực hiện, mình đã quá nóng ruột và thực thi không thuận lợi như mong muốn.
Ngay sau đó, Công ty Quản lý kinh doanh nhà có báo cáo là nguồn vốn của doanh nghiệp phải đổ vào dự án rất nhiều, nên nhìn lại bài toán xây dựng công trình ở 8-12 Lê Duẩn là quá lớn và không ôm nổi. Doanh nghiệp này đã đề xuất với tôi là cho phép nhượng cổ phần lại cho một đơn vị khác tham gia đầu tư.
Tôi thì quá muốn thúc đẩy nhanh dự án, nên suy nghĩ chủ quan là 4 công ty của Bộ Công Thương nắm 50% cổ phần vốn, cộng với 20% của Công ty Quản lý Kinh doanh nhà, là 70% sở hữu Nhà nước rồi.
Tuy nhiên, mọi tính toán của tôi không lường được tình huống, là 4 doanh nghiệp quốc doanh kia “lật kèo”, đi bán toàn bộ cho Công ty Kinh Đô. Đây chính là thiếu sót của tôi, vì không lường trước được hệ quả, mà chỉ suy nghĩ theo chiều thuận lợi.

Tôi không tư túi gì nhưng thiếu sót là rất rõ ràng

- Việc xác định lô đất này với giá giao và cho thuê hơn 700 tỷ đồng, trong khi giá thị trường có thể cao hơn rất nhiều? Ông lý giải vì sao có việc định giá quá rẻ này?
- Tôi khẳng định, giá giao và cho thuê đất thực hiện theo thị trường cũng như  hướng dẫn của Bộ Tài chính. Giá đó là xác định mặt bằng 8-12 Lê Duẩn cách đây gần 10 năm, thời điểm đó đất cũng chưa phải là đất sạch.
Nếu bây giờ cứ đem giá của 2018 để nói gây thiệt hại lớn tôi cho rằng chưa hợp lý.
Mọi tính toán của tôi không lường được tình huống là 4 doanh nghiệp quốc doanh của Bộ Công Thương “lật kèo”, đi bán toàn bộ cổ phần cho công ty Kinh Đô.
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM
- Ngoài vấn đề về giá dư luận vẫn đặt ra câu hỏi việc ông có tư túi khi triển khai dự án này, vì đã ký duyệt rất nhanh, bỏ qua các khâu thẩm định hay lắng nghe ý kiến của các cơ quan chức năng, ông nghĩ sao?
- Đến bây giờ tôi đã rút ra được bài học cho mình và khẳng định tuyệt đối là tôi không có tơ hào, tư túi gì trong việc triển khai dự án này. Nhưng thiếu sót của tôi thì rất rõ ràng. Với vai trò của mình, tôi chỉ đạo thực hiện dự án chưa tốt, không dự lượng được các tình huống phát sinh.
Tôi quá nôn nóng và cũng chia sẻ thật là rất tin tưởng 4 doanh nghiệp của Bộ Công Thương sẽ không bán cổ phần. Tôi nghĩ họ cũng đàng hoàng là của Bộ, họ cũng không thiếu tiền.
- Vậy còn việc có dấu hiệu cố ý làm trái như kết luận thanh tra Chinh phủ có nêu?
- Như tôi đã nói, tôi không cố ý làm trái, mà tôi chỉ nóng ruôt để triển khai dự án, thậm chí là không đợi được các cơ quan chức năng của thành phố báo cáo thẩm định các đơn vị tham gia đầu tư, nên sơ suất đã trở thành sai sót.
Tôi cũng thiếu kiểm tra giám sát nên không nắm được các đơn vị dưới thực hiện đã đúng chuẩn hay chưa.
Nếu làm lại thì tôi sẽ kỹ lưỡng hơn, xác nhận rõ ràng hơn để tránh xảy ra sai sót.
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM
Bản thân tôi cũng không trốn tránh trách nhiệm, và không có chút “gợn” nào trong việc này, nhưng quá trình làm có nảy sinh sơ sót.
Cũng cần nhìn nhận lại là tôi tiếp quản nhiệm vụ của đồng chí Nguyễn Hữu Tín nên gặp phải nhiều khó khăn để hệ thống lại mọi việc, mà tình hình tranh chấp ở khu đất này lại rất phức tạp. Nếu làm lại thì tôi sẽ kỹ lưỡng hơn, xác nhận rõ ràng hơn để tránh xảy ra sai sót.
- Trong kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi lại toàn bộ dự án này để đấu giá theo quy định. Ông nghĩ sao về kiến nghị này và theo ông việc thu hồi có tiến hành được không?
- Ngay từ đầu bản thân tôi muốn vun vào cho dự án này thôi. Đến nay các đơn vị tham gia dự án đã đóng tới 700 tỷ đồng tiền sử dụng đất rồi, nhưng mấy năm qua không triển khai được. Nếu bây giờ lấy lại thì phải trả tiền cho họ, và lại tổ chức đấu giá nữa, cá nhân tôi thấy mất quá nhiều thời gian.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản cái gì được thì nhìn nhận là được, không được thì nên nhận khuyết điểm và tiếp tục thúc đẩy triển khai, để cải thiện tích cực môi trường đầu tư. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, còn nếu cơ quan chức năng có hướng xử lý ra sao mình cũng phải chấp hành.
Ong Nguyen Thanh Tai: 'Sai lam nhung khong tu tui vu 5.000m2 dat vang' hinh anh 3


Bình Nguyên

Ông Nguyễn Thành Tài: 'Nếu quy trách nhiệm, tôi xin nhận'

16/05/2018 09:39 GMT+7


TTO - Ông Nguyễn Thành Tài - phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015 có trách nhiệm trực tiếp trong vụ khu đất "vàng" 5.000m2 số 8-12 Lê Duẩn được giao, cho thuê không qua đấu giá.

Ông Nguyễn Thành Tài: Nếu quy trách nhiệm, tôi xin nhận - Ảnh 1.
Khu đất số 8-12 Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) rộng gần 5.000m2 có giá thuê 291.000 đồng/m2/tháng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Liên quan khu đất "vàng" 5.000m2 số 8-12 Lê Duẩn được giao, cho thuê không qua đấu giá, Thanh tra Chính phủ xác định có "dấu hiệu cố ý làm trái". Ông Nguyễn Thành Tài - phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2015 có trách nhiệm trực tiếp.
Để bạn đọc có thêm thông tin, Tuổi Trẻ đã gặp "nhân vật chính" trong vụ này. Ông Tài nói:
- Thời điểm 2004-2011, tôi được phân công làm phó chủ tịch thường trực, không dính dáng gì mảng đô thị. Tuy nhiên cuối năm 2008, phó chủ tịch đô thị (ông Nguyễn Hữu Tín - PV) được phân công đi học, nên lãnh đạo TP.HCM đề nghị tôi choàng gánh luôn. 
Đúng là tôi có nóng lòng muốn thực hiện nhanh dự án, tôi nóng ruột, cứ nghĩ theo chiều hướng tích cực. Nhưng lại thiếu kiểm tra chặt chẽ và chưa lường được tình huống phức tạp nảy sinh.

Ông Nguyễn Thành Tài trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ - Clip: NGỌC KHẢI
"Không kiểm tra hết, không lường hết..."
* Từ năm 2007, chủ trương của TP.HCM là sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao kết hợp trung tâm thương mại tại khu đất 8-12 Lê Duẩn. Vậy tại sao chủ trương này bị phá vỡ, thưa ông?
- Đúng là năm 2007, chủ tịch UBND TP.HCM kết luận như vậy nhưng sau đó do yếu tố lịch sử quản lý khu đất nên không theo đúng chủ trương ban đầu. Cụ thể, trước đây khu đất được giao cho bốn đơn vị thuộc Bộ Công thương thuê sử dụng làm trụ sở. 
Tuy nhiên từ ngày ở cho đến khi kết thúc hợp đồng thuê, các công ty trên không trả tiền thuê. Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM (đơn vị quản lý khu đất) kiện ra tòa, thắng kiện nhưng bốn công ty vẫn không chịu đóng tiền thuê.
Vụ việc này làm thiệt hại nhiều thứ, nhất là uy tín môi trường đầu tư, của cá nhân, tổ chức. Bản thân tôi tham gia cách mạng tới giờ này, vì chuyện này cũng mất uy tín chứ, sao không mất được...
Ông NGUYỄN THÀNH TÀI
Ông Nguyễn Thành Tài: Nếu quy trách nhiệm, tôi xin nhận - Ảnh 4.
Ông Nguyễn Thành Tài - Ảnh: NGỌC KHẢI
Chủ tịch UBND TP.HCM sau đó đã buộc các đơn vị liên quan thu hồi, quản lý mặt bằng trong thời gian chuẩn bị mời thầu. 
Mặc dù vậy, thời điểm đó TP không cưỡng chế thu hồi đối với các đơn vị của bộ được. Không những không trả tiền, bốn đơn vị này còn xin mua chỉ định khu nhà đất nhưng bị TP bác. Các bên tranh kiện với nhau dữ dội.
Vì vậy anh Nguyễn Hữu Tín mới có văn bản đề xuất UBND TP thay đổi hình thức sang giao cho Công ty Quản lý kinh doanh nhà với tư cách đại diện cho chủ sở hữu của Nhà nước đứng ra làm chủ đầu tư để huy động vốn. 
Mặc dù vậy, phương án chọn chủ đầu tư thực hiện dự án cũng "bể" luôn do các công ty của Bộ Công thương tiếp tục kiện vì không được tham gia góp vốn.
Đến năm 2009, tôi tiếp nối công việc mảng đô thị và nhận thức rằng việc thực hiện lại dự án là rất cần thiết. Khi đó khủng hoảng kinh tế kéo theo bất động sản bị đóng băng, tôi nghĩ nếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sẽ rất có lợi. 
Trong nhiều lý do có cả việc nguồn thu ngân sách khó khăn, nếu khởi động dự án sẽ góp phần tăng nguồn thu. Do vậy, tôi muốn thúc đẩy nhanh, khôi phục dự án theo phương thức đã thống nhất. 
Lần này rút kinh nghiệm bằng cách thành lập công ty cổ phần với sự tham gia của bốn đơn vị Bộ Công thương với tỉ lệ tổng cộng 50% vốn.
Ông Nguyễn Thành Tài: Nếu quy trách nhiệm, tôi xin nhận - Ảnh 5.
Khu đất số 8-12 Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) rộng gần 5.000m2 hiện làm bãi giữ xe - Ảnh: QUANG ĐỊNH
* Lẽ ra phải chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính, có kinh nghiệm mới thực hiện nhanh dự án. Sao ông lại lựa chọn khi chưa thẩm định năng lực tài chính của các đơn vị?
- Chính tôi đã chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, thẩm định năng lực tài chính, năng lực chuyên môn của các nhà đầu tư dự án. 
Tôi cũng thôi thúc các đơn vị báo cáo sớm nhưng lúc đó nhiều công việc quá tôi sơ suất, không đợi được. Chính mình ra văn bản chỉ đạo nhưng chưa kịp thời báo cáo đã thực hiện, đây là bài học.
Thứ hai, tôi nghĩ nguồn vốn của bốn đơn vị kinh tế của Bộ Công thương không đến nỗi tệ vậy. Đây là những đơn vị "đấu" từ đầu với TP xin mua chỉ định, góp vốn đầu tư cho nên mình không nghĩ mấy ông không có năng lực. 
Tôi không hình dung được các công ty nóng ruột, đòi hỏi, kiện thưa để được thực hiện dự án như thế, cuối cùng khi được chấp thuận lại đem cổ phần đi chuyển nhượng. 
Cho đến mấy tháng sau tôi mới được báo cáo. Cách nào đó ở dưới người ta thỏa thuận với nhau, nhưng rõ ràng tôi không kiểm tra hết nên tôi nhận trách nhiệm. Đây là phần trách nhiệm của tôi.
Và đúng là mình chưa lường hết. Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM tham gia dự án nhiều lắm, cho nên vốn liếng cũng không đủ. 
Lúc đầu công ty này chủ động tính toán, đề xuất mọi thứ nhưng khi được đồng ý tính toán lại thấy quy mô dự án vốn lớn, nguồn vốn công ty không đủ đóng góp nên mới đề xuất góp 20%, còn 30% huy động một đơn vị kinh tế tư nhân (Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm). 
Đơn vị này do chính công ty quản lý nhà giới thiệu cho tôi. Khi đó tôi lập luận, bốn công ty của Bộ Công thương là đơn vị quốc doanh chiếm 50% vốn, cộng với phần vốn 20% của Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM thì Nhà nước vẫn sở hữu 70%, đơn vị tư nhân chỉ chiếm 30%, không phải cổ đông chi phối. Thực tế hiện nay công ty này thực sự muốn đầu tư chứ không phải mua xong bán lại.
Xem thêm video khác trên TVO
"Không có điều gì tinh khôi 100%"
* Thanh tra Chính phủ kết luận các việc làm trong vụ việc này "có dấu hiệu cố ý làm trái" và ông là người có "trách nhiệm trực tiếp", ông thấy thế nào?
- Tôi hiểu mình không thể lấy nhiệt tình hay tất cả mọi thứ để thay thế cho thực tế xảy ra. Sự việc này có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, uy tín của tổ chức và cá nhân. Mình phải thấy trách nhiệm của mình. 
Nhưng riêng việc kết luận cho rằng thiệt hại lớn khi đem con số giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thuê đất hằng năm ra so sánh tôi cho rằng chưa hợp lý lắm. 
Bởi vì giá giao, cho thuê đất được xác định thời điểm 2008-2010 đang xảy ra khủng hoảng kinh tế, bất động sản đóng băng. So sánh với giá hiện nay, đặt nó trong trường hợp khu đất giải tỏa sạch thì không hợp lý.
Phần sai sót nội bộ có gì sai thì nhận, không né tránh nhưng rõ ràng mình phải tính đến lợi ích của nhà đầu tư và môi trường đầu tư. 
Suốt nhiều năm họ không triển khai được do mình không cấp phép, số tiền sử dụng đất và thuê đất đã đóng nếu gửi ngân hàng thì lãi suất là không nhỏ.
* Liệu tất cả những người liên quan trong vụ việc này có hoàn toàn trong sáng?
- Tới lúc này mọi chuyện đã rõ ràng, có thể nói doanh nghiệp có những lấp liếm chứ không trong sáng hoàn toàn. 
Còn cơ quan chức năng, tôi chưa thấy động cơ riêng tư nào ở công trình này. 
Nhưng đúng là không có điều gì tinh khôi 100%. Tôi không chịu sự tác động của bất cứ ai và cho đến thời điểm này, tôi cũng tự hào mình không tư túi, không có một đồng cắc bạc nào để mình bị chi phối.
Nếu được thực hiện lại, tôi sẽ cân nhắc, bớt nôn nóng, trao đổi kỹ cẩn thận hơn vì dự án đã kéo dài rồi, trễ thêm một chút không sao, nôn nóng càng kéo dài hơn. 
Tôi thấy mình làm chưa tốt trong chỉ đạo điều hành, chưa kiểm tra chặt chẽ. Có phần nôn nóng, sợ quá chậm lại mất thời cơ nên tôi không kiểm soát, không lường định được các tình huống phát sinh. Cứ nghĩ theo chiều thuận mà không lường trước những trục trặc.
Ký nhanh vì đã thống nhất chủ trương
* Theo kết luận thanh tra, có nhiều văn bản thực hiện chủ trương dự án được ông ký nhanh và ông cũng không thông qua thường trực UBND và HĐND thẩm định giá trị quyền sử dụng đất, giá thuê đất?
- Lúc bấy giờ TP.HCM có một chủ tịch và 5 phó chủ tịch, mỗi tuần lễ để thực hiện ở nhiệm vụ được phân công, mỗi phó chủ tịch phải tham dự tối thiểu 5-6 cuộc họp.
Nếu vấn đề nào cũng đưa ra thường trực ủy ban xin ý kiến thì chỉ có ngồi họp thôi.
Chủ trương đã thống nhất tất cả mọi thứ và phải giải quyết nhanh, tôi nghĩ tôi đang thực hiện tiếp nối chủ trương đó nên không phải xin ý kiến.
Về giá, nếu có giao đất cũng trên cơ sở giá thị trường. Chúng tôi đã thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Mặt khác, thời điểm năm 2008-2010 khủng hoảng kinh tế xảy ra, bất động sản đang đóng băng, giá đất không như bây giờ.
Khi hội đồng định giá đất đề xuất, tôi thấy giá đó có xem xét đến yếu tố tình hình kinh tế, môi trường đầu tư nên đồng ý.
Ngoài ra, theo quy định phải đợi đến kỳ họp gần nhất để xin ý kiến thường trực HĐND. Nhưng HĐND chỉ họp một năm hai lần, lại không có đủ chuyên gia và thời gian ngồi lại để xét giá từng dự án. Do vậy, dựa theo bảng giá đất hằng năm, các cơ quan chuyên môn tính toán luôn.
Nếu quy trách nhiệm tôi xin nhận.
"Đất vàng" chỗ giữ xe, chỗ bỏ trống
dat2
Khu đất 574 Kinh Dương Vương, Q.Bình Tân, TP.HCM bị bỏ hoang nhiều năm nay - ẢNH: QUANG ĐỊNH
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, khu nhà đất số 8-12 Lê Duẩn giá trị hàng ngàn tỉ đồng hiện chỉ được sử dụng làm bãi giữ xe. Và đây không phải là trường hợp duy nhất về lãng phí nguồn lực nhà đất công.
Theo ghi nhận, hiện nay tại TP.HCM có những khu đất lớn do các tổng công ty, công ty nhà nước quản lý nhưng bỏ hoang.
Trong đó có cả những khu đất "vàng" ở vị trí mặt tiền đắc địa để trống suốt một thời gian dài. Có thể điểm danh một số khu đất điển hình như khu đất ở địa chỉ 574 Kinh Dương Vương, phường An Lạc (Q.Bình Tân) rộng hơn 24.000m2 do Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn chủ quản để trống gần 10 năm nay.
Khu đất rộng khoảng 9.000m2 tại địa chỉ 620 Kinh Dương Vương, phường An Lạc do Công ty cổ phần hóa - dược phẩm Mekophar hay khu đất tại số 162 Nguyễn Thị Định, phường An Phú (Q.2) do Công ty Chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV quản lý đều đang bỏ trống chưa khai thác...
Theo báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra của Thanh tra TP.HCM năm 2016-2017 về việc quản lý, sử dụng đất công trên địa bàn TP.HCM, trong số 103 mặt bằng thanh tra, kiểm tra có 26 mặt bằng không quản lý, bỏ trống gây lãng phí.
Trong đó các sai phạm trong quản lý nhà đất công chủ yếu liên quan các đơn vị sự nghiệp, tổng công ty, công ty nhà nước được giao, cho thuê đất.
TIẾN LONG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét