Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠ I NƯỚC 10 (Gia Đình Vua Bí Thư Bắc Ninh Và Hàng Chục Căn Biệt Thự Ngàn Tỷ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Gia Đình Vua Bí Thư Bắc Ninh Và Hàng Chục Căn Biệt Thự Ngàn Tỷ

Bí thư Bắc Ninh có 20 thân nhân ‘làm quan’ muốn cấm tố cáo trên mạng xã hội

Bí thư Bắc Ninh có 20 thân nhân ‘làm quan’ muốn cấm tố cáo trên mạng xã hội
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh (Ảnh: Báo Giao Thông)
Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh, ông Nguyễn Nhân Chiến vừa đề nghị quốc hội CSVN đưa vào dự thảo luật tố cáo sửa đổi điều khoản cấm việc đưa đơn tố cáo lên mạng xã hội.
Giữa lúc đề nghị về dự luật này đang được bàn thảo, có nhiều tin tức cho thấy ông Chiến dường như đang hành động để bảo vệ chính mình. Bởi vì trong gia đình và họ hàng của ông này có ít nhất 20 người đang nắm giữ các chức vụ công quyền trong tỉnh Bắc Ninh.
Trang mạng Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam đăng lại thông tin do một người sử dụng Facebook tên là Vũ Tuấn An cung cấp, cho thấy 20 người từ vợ, con trai, con dâu, em ruột, em dâu, em rể, anh con bác ruột, cháu ruột, cháu, cháu dâu cộng thêm 4 người thuộc gia đình thông gia của ông Chiến đều là những người có chức có quyền.
Một số báo mạng trong nước, trong đó có báo Dân Việt, hôm Thứ Năm 1 tháng 6 đã nỗ lực phỏng vấn ông Nguyễn Nhân Chiến và một số giới chức thuộc tỉnh ủy. Ông Chiến không nhấc điện thoại trả lời phóng viên của tờ Dân Việt. Nhưng một số giới chức tỉnh Bắc Ninh, có người nêu tên và có người không nêu tên, đã xác nhận một số thông tin là đúng.
Chưa có một giới chức nào bác bỏ những chi tiết được công bố trên mạng xã hội về gia đình với hơn 20 người làm quan của bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh.
Được biết phóng sự điều tra của tờ Dân Việt nay đã bị xóa, nhưng người tìm kiếm trên mạng vẫn có thể đọc lại qua phần Cache của những công cụ như Google.
Huy Lam / SBTN

Chuyện ông Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đòi thêm điều luật cấm người ta tố cáo mình trên mạng (*)

Nam Phong
Bài này nguyên đăng trên Một thế giới, nhưng sau khi VNTB đăng lại và có nhã ý gửi cho BVN, chúng tôi mở bản gốc ra để kiểm tra lại, thì bỗng sửng sốt vì trên trang báo đó chỉ còn giữ được cái đầu đề, còn nội dung đã được thay bằng một bài khác chẳng liên quan gì đến chuyện ông Nguyễn Nhân Chiến với cả một đống người nhà có hai đặc điểm giống y như nhau: đều được cấp bằng đại học tại chức đều đang ngự trị trên những chiếc ghế quan chức to nhỏ tại Bắc Ninh.
Vậy là thế nào? Hóa ra miệng một ông vua con ở một tỉnh thôi mà cũng... có gang có thép thật. Ông Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh tên Nguyễn Nhân Chiến đòi Quốc hội đem vào Bộ luật Hình sự một điều cấm nhằm ngăn cản những ai dám tố cáo chuyện nội bộ xấu xa của lãnh đạo trên các báo mạng, tất nhiên là cốt bịt kín những điều chẳng tốt đẹp gì của chính ông ta để cho chúng đừng lộ ra ngoài. Chỉ nói vậy thôi mà các ngài Tổng biên tập oai phong ở mấy tờ báo quốc doanh cũng đã phải hết cả hồn vía. Không chỉ một tờ Một thế giới phải rút bài xuống, các tờ báo khác đã “ăn theo” tờ này cũng đều phải rút tắp lự. Ô hô!
Đến nỗi một bà Phó bí thư dưới quyền ông Chiến, bà Nguyễn Thị Hà, mà cũng ấp ấp úng úng phát ra một lời không còn ai hiểu nổi khi nhìn vào cương vị của bà ta, chắc là bà ta đang đang vừa nói vừa run: “đây là chuyện cá nhân, nên tập thể Thường trực [Tỉnh ủy] thống nhất không phát ngôn gì về việc cá nhân”. Bà nói hay thật đấy. Việc một ông quan to nhất tỉnh để cho người thân của mình leo lên giành hết những chiếc ghế hái ra tiền trong tỉnh, giống như tằm ăn rỗi, mà chỉ là “việc cá nhân”, chứ chẳng có quan hệ gì đến uy tín đạo đức của người làm quan trong tỉnh, hoặc rộng ra là toàn thể giới quan chức Việt Nam hiện tại nói chung; cũng chẳng phải phải là việc đáng cho một Tỉnh ủy cần phải quan tâm giải quyết cả, hay sao? Thôi thì mong bà Phó bí thư hãy đi thỉnh thị ông Nguyễn Phú Trọng là đảng trưởng của bà rồi nói lại cho lũ thảo dân Bắc Ninh và thảo dân cả nước nghe một lần nữa, xem thử có lọt tai không, chứ như bây giờ thì... thực tình không sao nhá nổi, thưa bà.
Thế nhưng cũng vì những lý do nêu trên, chúng tôi lại nẩy ra quyết định phải đăng lại bài viết này trên BVN – đăng để lưu lại một sự kiện trong vô số những sự kiện nhem nhuốc của thời điểm hôm nay, khi một ông tỉnh đảng trưởng một tỉnh không thể hiểu được rằng trong khi ông tạo mọi điều kiện cho bà con thân thích chiếm hết ghế này ghế khác của bộ máy chức quyền trong tỉnh, thì cũng chính là ông đang làm một việc vô cùng đáng tiếc: góp phần hất cái đảng của ông ra khỏi chiếc ghế duy nhất mà nó cố giành và giữ lấy trong bao nhiêu năm: chiếc ghế của lòng tin và sự kính trọng.
Cám ơn bạn đồng nghiệp VNTB và xin kính trình bạn đọc.
Bauxite Việt Nam

clip_image002
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh - Ảnh: Võ Hải/VNE
clip_image003   Ông Nguyễn Nhân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh được cho là một trường hợp "cả họ làm quan" khi các em, các con ông giữ chức vụ lãnh đạo từ tỉnh đến huyện.
Chiều 30.5, trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá 14, đại biểu Quốc hội Nguyễn Nhân Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị các cơ quan chức năng chỉ nên tiếp nhận đơn tố cáo bằng đơn và gửi trực tiếp, không nên bổ sung hình thức gửi qua fax hay email, "tránh tình trạng lợi dụng các hình thức mới này để bôi nhọ, hạ thấp, nói xấu, xuyên tạc hình ảnh của tổ chức, cá nhân".
Ông Chiến phát biểu: "Tôi đề nghị bổ sung quy định không được đưa nội dung tố cáo lên mạng xã hội, với mục đích hạ thấp uy tín danh dự của tổ chức, cá nhân. Đưa đơn lên mạng rất phức tạp, người bị tố cáo chịu ảnh hưởng mặc dù nội dung chưa chắc đúng, nhưng cứ đồn đại từ quê hương, bạn bè, gây nên nghi ngờ. Do đó cần quản lý, không được đưa đơn tố cáo lên trang cá nhân, đưa lên là vi phạm".
Ý kiến của ông Nguyễn Nhân Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh ngay lập tức vấp phải những ý kiến phản đối.
Sau khi ý kiến của ông Chiến được đăng tải trên các báo, lập tức thông tin về việc "cả họ làm quan" đối với trường hợp của ông này được nhiều người biết đến. Trước đó, vào tháng 2.2017, ông Chiến đã bị tố cáo về việc này ngay trên mạng xã hội Facebook và đơn thư gửi các cơ quan chức năng, trong đó có Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh.
Cụ thể, ông Nguyễn Nhân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh bị tố có vợ là bà Ngô Thị Khường - Phó trưởng phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh; con trai Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh và con trai Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) là Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.
clip_image005
Cổng thông tin Tỉnh đoàn Bắc Ninh công bố cơ cấu tổ chức Tỉnh đoàn
clip_image007
Thông tin về ông Nguyễn Nhân Thắng được công bố trên cổng thông tin của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh
clip_image009
Ông Nguyễn Nhân Bình giữ chức vụ Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện Tiên Du
Các em của ông Chiến gồm: Nguyễn Nhân Thắng - Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Nhân Bình - Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Du; Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra còn một loạt những người được cho là em dâu, em rể, anh con bác ruột, cháu họ... của ông Chiến cũng giữ chức vụ ở nhiều cơ quan khác nhau tại tỉnh Bắc Ninh.
Trao đổi với Một thế giới, một Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh xác nhận, Tỉnh ủy Bắc Ninh có nhận được đơn tố cáo của công dân và chuyển đơn cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm rõ. Sau đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã thành lập tổ xác minh. Cho tới thời điểm hiện tại, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh đã kết thúc quá trình xác minh và có kết quả.
Theo vị Phó chủ nhiệm này, khi tiến hành xác minh nội dung tố cáo thì người tố cáo đã rút đơn. Hiện nay, việc xác minh đã có kết quả, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ cũng đã có báo cáo và lấy ý kiến chỉ đạo. Vị này cũng thông tin, có thể nói ngắn gọn về kết quả là “nội dung tố cáo không đúng, không có cơ sở”.
Về việc người nhà Bí thư Nguyễn Nhân Chiến làm quan, vị Phó chủ nhiệm nói: “Việc ở một cơ quan của cả tỉnh hay huyện này có thể có những trường hợp vài ba người nhà làm cùng cơ quan ủy ban hay là huyện ủy thì cũng chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề là việc tuyển dụng và giả sử có bổ nhiệm thì thực hiện như thế nào, có xứng đáng hay không? Còn việc chỉ là thống kê (thống kê tên tuổi người nhà - PV) thì có nói lên được gì đâu”.
Về việc các con, em của ông Chiến giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền từ tỉnh đến huyện, vị Phó chủ nhiệm Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh cho rằng: “Con (con ông Chiến - PV) thì rõ ràng là có, nhưng không thể nói cái chuyện người ta có con và con người ta học hành chuyên ngành các thứ thì tôi nghĩ rằng cũng chẳng có vấn đề gì cả. Người ta tuyển dụng vào thì có gì đâu”.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Một thế giới, bà Nguyễn Thị Hà, Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nói, về việc ông Nguyễn Nhân Chiến bị tố cáo, Thường trực Tỉnh ủy đã thống nhất đây là chuyện cá nhân nên tập thể Thường trực không phát ngôn gì về việc cá nhân, bà Hà đề nghị phóng viên liên lạc trực tiếp với ông Chiến.
N.P.
VNTB gửi BVN
(*) Nguyên đầu đề là Đơn tố cáo cả họ Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh làm quan: Đã xác minh kết quả, BVN thay đầu đề mới để làm rõ nội tình sự việc. Đường link bài gốc đã bị xóa: motthegioi.vn/.../don-to-cao-ca-ho-bi-thu-tinh-uy-bac-ninh-lam-quan-da-xac-minh-ket-qua

Bí thư tỉnh nào của Việt Nam chăm "vun vén" cho gia đình nhất?

Từ xưa, người Việt có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”. Xét khía cạnh nào đó, câu này chứa đựng quan điểm tiêu cực. Và hiện nay, nó được bộc lộ rõ ràng, có khi còn hơn cả cái thời sinh ra câu này.
“Cả họ được nhờ” có khi là “ké” một chút ít vật chất, đôi khi chỉ là mượn oai dòng họ có người làm quan để thị uy với kẻ khác, nhưng cái được nhờ nhất chính là được chia chác quyền lực. “Gia đình trị” tiến tới “dòng họ trị” là để bảo vệ quyền lực cho cá nhân từng người. Nhóm lợi ích bản thân là một bè phái, cộng thêm quan hệ dòng tộc cho nên sự liên kết rất chặt. Mối quan hệ có tính họ hàng là động cơ để bảo vệ nhau trong những trường hợp có người vi phạm pháp luật hoặc sai trái.
Mới đây, khi mà một số những tố cáo vạch ra một “dòng họ trị” như vậy ở Bắc Ninh đã khiến dư luận cả nước bàng hoàng. Cụ thể, tố cáo này chỉ ra rằng Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đã cất nhắc đến 24 trường hợp là người than đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo từ nhỏ đến lớn trong tỉnh:
Ông Nguyễn Nhân Chiến - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh
1.Nguyễn Nhân Chiến (sinh năm 1960) – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
2.Bà  Ngô Thị Khường –  Vợ của Bí thư Nguyễn Nhân Chiến hiện là Phó Trưởng Phòng Bảo hiểm Xã hội thành phố Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức).
3. Con trai: Nguyễn Nhân Chinh (sinh năm 1984) – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh (bằng Đại học tại chức). 
4. Con trai: Nguyễn Nhân Đạt (sinh năm 1989) – Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
5. Con dâu: Chu Thị Ngân (sinh năm 1984) – Trưởng phòng Dân vận của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.
6. Con dâu: Nguyễn Minh Huệ (sinh năm 1989) – Phó Trưởng phòng Kinh tế Đối ngoại của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức)
7. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Thắng – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh (bằng ĐH tại chức).
8. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Bình – Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (bằng ĐH tại chức).
9. Em dâu ông Chiến: Lại Thị Nguyệt – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Bắc Ninh. Bà Nguyệt có bằng Trung cấp Dược sau đó học ĐH tại chức Dược.
10. Em dâu ông Chiến: Trần Thị Bích Liên – Trưởng phòng của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh (ĐH tại chức).
11. Em ruột ông Chiến: Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng Công tác Học sinh sinh viên của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
12. Em rể ông Chiến: Nguyễn Trọng Oanh – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh (ĐH tại chức)
13. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Lừng – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh.
14. Cháu ông Chiến: Nguyễn Nhân Cường – Phó Trưởng phòng của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.
15. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Hữu Thọ – Bí thư đoàn Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
16. Anh con bác ruột ông Chiến: Nguyễn Việt Giang – Giám đốc Quỹ phát triển đất tỉnh Bắc Ninh (ĐH Tại chức).
17. Cháu ông Chiến: Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thành phố Bắc Ninh. (ĐH tại chức)
18. Cháu dâu ông Chiến: Tạ Thị Huyền – Cán bộ Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.
19. Cháu ruột ông Chiến: Nguyễn Nhân Giang – Phó Trưởng công an huyện Tiên Du (ĐH tại chức)
20. Trưởng họ nhà ông Chiến: Nguyễn Nhân Công – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc (ĐH tại chức).
Ngoài danh sách 20 người kể trên còn có cả những người thuộc gia đình thông gia với nhà ông Chiến cũng được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong bộ máy công quyền của tỉnh Bắc Ninh như:
1. Nguyễn Trọng Cường (cháu ruột ông Nguyễn Trọng Oanh) – Trưởng phòng Đăng ký Đất đai của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh. Anh Cường tốt nghiệp Thạc sĩ năm 2013, có thể năm đó anh ta được xét vào công chức Nhà nước. Tuy nhiên tại sao việc bổ nhiệm anh Cường làm Trưởng phòng của một Sở lại cấp tốc đến vậy? Và cơ sở nào để xét thu hút nhân tài anh Cường trong khi cả tỉnh Bắc Ninh từ khi tách tỉnh 1997 đến nay mới tổ chức thi tuyển công chức duy nhất 1 lần. 
2. Chu Thị Thuý (em ruột Chu Thị Ngân) – Cán bộ của Sở Tài nguyên Môi trường (trường hợp tuyển dụng của chị Thuý giống với trường hợp anh Cường).
3. Chu Đăng Khoa (Anh ruột Chu Thị Ngân) – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ huyện Yên Phong.
4. Nguyễn Văn Lịch (em rể Chu Thị Ngân) – Đội trưởng đội Đăng ký xe của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Ninh.
Trong danh sách 24 người kể trên thì đa phần đều học tại chức sau một số đi học Thạc sĩ để xoá bằng ĐH tại chức. Và ngoài 24 người kể trên còn rất nhiều người là họ hàng nhà ông Chiến đang công tác ở những cơ quan, đơn vị sự nghiệp khác của tỉnh và huyện.
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ: chỉ riêng nhà  Bí thư  Nguyễn Nhân chiến đã có từng này con người trong bộ máy công quyền, vậy còn các vị khác và bộ máy cũ còn tồn đọng của các quan chức thời trước nữa thì cánh cửa của bộ máy công quyền có còn được mở để xé vé cho con của những người nông dân lao động vừa có tài vừa có tâm hay không?
Vụ việc “dòng họ trị” ở tỉnh Bắc Ninh còn chưa kịp lắng thì dư luận cả nước lại thêm một phen bàng hoàng trước thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, có vợ, em trai, em gái và một số người thân được cất nhắc, nắm giữ một số vị trí lãnh đạo cơ quan, ban - ngành tại tỉnh Hà Giang.
Ông Triệu Tài Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang
Cụ thể, theo thông tin lan truyền trên mạng, bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh, đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang. Ba người em trai ông Vinh cũng được bố trí làm lãnh đạo gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông. Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang cũng đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Mạc Văn Cường, em rể ông Vinh, làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Giang… Ngoài ra, còn một số chức danh lãnh đạo khác là anh em họ hàng với ông Vinh.
Ngày 17-9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh thừa nhận một số mối quan hệ của ông với lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh là chính xác. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định việc bổ nhiệm các chức vụ nêu trên đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, nhà nước.
Vị Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang trần tình những người trong gia đình ông không phải do ông “tự tay cất nhắc” mà là “bị ép làm lãnh đạo” và ông không cảm thấy vui vì điều này. Nhiều lần ông từ chối việc bổ nhiệm, bầu người thân làm cán bộ lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh (!?).
Đây là hai trong số những vụ việc nổi bật nhất để minh chứng cho câu nói của các cụ, rằng: “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Theo một báo cáo của Bộ Nội Vụ trình lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thì qua kiểm tra tại 9 địa phương, đã phát hiện 60 trường hợp các lãnh đạo tại địa phương bổ nhiệm người nhà của mình vào các đơn vị do mình quản lý, thậm chí nhiều người còn không đủ điều kiện về bằng cấp, trình độ. Một số ví dụ cụ thể như:
-Trường hợp bà Phạm Thị Hà (vợ ông Triệu Tài Vinh - Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang) - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - thiếu trình độ ngoại ngữ B.
Ông Phạm Sĩ Quý và bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
- Trường hợp ông Phạm Sỹ Quý (em trai bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái - chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính, hiện đang học lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính.
- Còn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, bà Lê Thị Thêm - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới (vợ ông Hồ Xuân Trăng - Bí thư Huyện ủy A Lưới) - thời điểm bổ nhiệm bà này không có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định.
- Trường hợp ông Hồ Thanh Hà - Phó Trưởng phòng Tài chính, Kế hoạch huyện A Lưới (em vợ ông Trăng), việc tiếp nhận đối với ông Hà từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới về công tác tại UBND huyện không thực hiện trình tự, thủ tục tuyển dụng theo quy định của Luật Cán Bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thời điểm bổ nhiệm ông Hà không có bằng lý luận chính trị, không đủ thời gian giữ ngạch chuyên viên 3 năm trở lên và không có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định tại quyết định, đồng thời không thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm.
- Trường hợp bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Hiệu trưởng Trường THCS dân tộc nội trú huyện A Lưới (em ruột ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện A Lưới).
Tại thời điểm bổ nhiệm, bà Hà không có trình độ lý luận chính trị theo quy định. Đối với TP.Đà Nẵng, bà Trần Thị Thu Vân - Phó Trưởng phòng Tổ chức, hành chính, tài vụ, Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế Đà Nẵng (em dâu ông Võ Đình Thạnh - nguyên Giám đốc Trung tâm) - không cung cấp được tài liệu liên quan đến phiếu và biên bản kiểm phiếu, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với Phó Trưởng phòng.
Rõ ràng, nếu thanh tra toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước thì chắc chắn con số các trường hợp lãnh đạo địa phương bổ nhiệm người nhà sẽ gấp nhiều lần con số 60. Nhưng nếu xét về độ “ chăm” vun vén cho gia đình thì khó ai có thể bì kịp Bí thư Nguyễn Nhân Chiến của tỉnh Bắc Ninh, còn ngôi vị á quân chắc chắn không thể thoát khỏi tay Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
PV (T/h)

Bắc Ninh: Có khuất tất trong quy trình bổ nhiệm Phó giám đốc Sở Xây dựng?

GiadinhNet – Mặc dù theo quy định với vị trí Phó Giám đốc Sở bắt buộc phải giới thiệu ít nhất 2 người, nhưng trong quá trình thực hiện, lãnh đạo Sở Xây dựng Bắc Ninh chỉ giới thiệu 1 ứng viên.

Tuyển nhiều người thân vào làm việc?
Trong thời gian vừa qua, các cơ quan báo chí liên tục nhận được đơn thư của ông Nguyễn Văn Anh (thường trú tại 35 phố Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội) khiếu nại, tố cáo ông Cao Văn Hà - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh sai phạm trong quá trình bổ nhiệm cán bộ.
Theo đơn thư của ông Nguyễn Văn Anh, với tư cách là Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh, ông Cao Văn Hà đã thao túng, chuyên quyền, áp đặt, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc của Đảng và chính quyền. Đặc biệt, trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cá bộ, ông Hà đã đưa nhiều người thân vào làm việc trong các phòng, ban, ngành thuộc Sở Xây dựng Bắc Ninh.

Văn bản giải trình về những nội dung tố cáo Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh.
Văn bản giải trình về những nội dung tố cáo Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh.
Cụ thể, theo đơn của ông Nguyễn Văn Anh, có ông Nguyễn Tuấn Hùng, Trịnh Văn Hải, bà Tống Kim Oanh là cháu ruột nhà vợ làm việc trên văn phòng Sở. Riêng ông Hải được quy hoạch làm Trưởng phòng Quy hoạch. Ngoài ra, còn có 3 trường hợp khác là bà Cao Mỹ Hoa, Nguyễn Thu Hương hiện đang làm việc tại Trung tâm Kiểm định và bà Cao Thị Nga làm việc ở Viện Quy hoạch thuộc sở này.
Trước các nội dung khiếu nại, tố cáo của ông Nguyễn Văn Anh, tại buổi làm việc với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Ngọc Anh - Chánh văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho biết, Sở đã có báo cáo, giải trình với Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh các vấn đề liên quan.
Theo báo cáo số 202/SXD-VP ngày 24/10/2016 về việc báo cáo, giải trình những nội dung trong đơn thư tố cáo của ông Nguyễn Văn Anh đối với Giám đốc Sở Xây dựng, việc ông Anh cho rằng, ông Cao Văn Hà chuyên quyền, áp đặt; nhũng nhiễu, hạch sách, đề ra nhiều thủ tục không cần thiết nhằm mục đích đánh võng, gây khó khăn và vòi vĩnh doanh nghiệp là không đúng.
Về nội dung phản ánh Giám đốc tuyển dụng nhiều con cháu vào làm việc thì trường hợp ông Trịnh Văn Hải là người được nguyên Giám đốc Sở tuyển dụng. Còn việc bổ nhiệm ông Hải làm trưởng phòng là do đề xuất từ ông Nguyễn Văn Tuấn (nguyên Trưởng phòng Quy hoạch) trước khi nghỉ hưu.
Đối với ông Nguyễn Tuấn Hùng, bà Tống Thị Kim Oanh thì được Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh tuyển dụng theo quy định. Trường hợp bà Cao Thị Nga tuy mang họ Cao nhưng không có quan hệ họ hàng, hai trường hợp còn lại do Giám đốc Cao Văn Hà tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động.
Như vậy, theo báo cáo, giải trình của Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, hiện có 5 cán bộ là có quan hệ họ hàng với ông Cao Văn Hà chứ không phải 6 như đơn thư đã phản ánh.
Lùm xùm chuyện giới thiệu ứng viên Phó giám đốc
Ngoài những vấn đề về bổ nhiệm, tuyển dụng người thân như đã nêu ở trên, vừa qua, ở Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh còn có rắc rối liên quan đến việc giới thiệu ông Hoàng Bá Huy – Trưởng Ban quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh cho chức danh Phó Giám đốc.
Đơn thư phản ánh cho biết, việc giới thiệu ông Huy đã trái với Quyết định số 634-QĐ/TU ngày 06/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh. Theo Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 634-QĐ/TU thì “Đối với những người được dự kiến, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử chức danh từ trưởng phòng đến giám đốc sở và tương đương phải trình bày chương trình hành động trước khi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Quy định được ban hành kèm theo Quyết định 634-QĐ/TU về việc bổ nhiệm cán bộ cấp từ Trưởng phòng đến Giám đốc Sở.
Quy định được ban hành kèm theo Quyết định 634-QĐ/TU về việc bổ nhiệm cán bộ cấp từ Trưởng phòng đến Giám đốc Sở.
Tại khoản 2, Điều 3 của Quy định này cũng nói rõ, “Số lượng: Mỗi chức danh dự kiến bổ nhiệm phải có ít nhất 2 đồng chí trở lên tham dự trình bày chương trình hành động”. Tuy nhiên, khi đăng ký Chương trình hành động chỉ có mỗi ông Hoàng Bá Huy đăng ký mà thôi.
Sau khi kết thúc thẩm định Chương trình hành động và lấy phiếu tín nhiệm, tập thể lãnh đạo, đảng ủy Sở đã họp tổng hợp, phân tích và thống nhất 100% trình phương án nhân sự với việc đề nghị bổ nhiệm đối với ông Hoàng Bá Huy. Như vậy, việc làm này của Sở Xây dựng đã không tuân thủ Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 634-QĐ/TU.
Trước đó, tại văn bản số 1164/SXD-VP ngày 21/9/2016 mà Sở Xây dựng gửi các phòng, vị trực thuộc để đăng ký xây dựng Chương trình hành động bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Xây dựng thì có 7 cán bộ nằm trong đối tượng được đăng ký. Tuy nhiên, trong văn bản do ông Giám đốc Cao Văn Hà ký, không hiểu sao lại thêm một dòng “gợi ý” ngay dưới danh sách 7 người này về việc “đồng chí Hoàng Bá Huy được tập thể Đảng ủy – lãnh đạo Sở Xây dựng giới thiệu với tổ chức cấp trên trên cơ sở phân tích, đánh giá cán bộ và lấy phiếu tín nhiệm trong cán bộ chủ chốt của Sở”.
Văn bản do ông Cao Văn Hà, Giám đốc ký gửi các phòng, đơn vị thuộc Sở Xây dựng và dòng gợi ý ông Hoàng Bá Huy.
Văn bản do ông Cao Văn Hà, Giám đốc ký gửi các phòng, đơn vị thuộc Sở Xây dựng và dòng "gợi ý" ông Hoàng Bá Huy.
Xin nhắc lại, tại Điều 4, Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 634-QĐ/TU đã nói rất rõ: “Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét, đánh giá cán bộ, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ đề xuất phương án nhân sự. Tập thể lãnh đạo thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá và lấy ý kiến giới thiệu của cán bộ, công chức trong cơ quan đơn vị. Nhu cầu bổ nhiệm 1 người nhưng phải lựa chọn nhiều người (ít nhất 2 người)”.
Khi sự việc bổ nhiệm ông Hoàng Bá Huy đang “lùm xùm” thì ngày 17/11 vừa qua, trên mạng internet xuất hiện một đoạn ghi âm được cho là nội dung cuộc họp giữa ông Cao Văn Hà, Giám đốc Sở này với một số cán bộ khác. Trong đoạn ghi âm này, người được cho là ông Cao Văn Hà đã bàn bạc về việc bổ nhiệm Phó giám đốc Sở thiếu quy trình và lập khống một số biên bản để hợp thức hóa.
Trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Ngọc Anh, Chánh văn phòng Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cho biết, ông chưa nắm được thông tin đoạn ghi âm này.
Trao đổi với Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội qua điện thoại, ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh vào cuộc điều tra làm rõ nội dung đoạn ghi âm trên. Còn liên quan đến các nội dung khác thì bên Ban tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh đã vào cuộc kiểm tra.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.
Phùng Bình

Từ Sơn (Bắc Ninh): Có hay không việc thanh tra… “ức hiếp” hộ nghèo!?

Điều tra - Bạn đọc

(PL+) - Gần 10 năm qua, gia đình ông Thuần rơi vào vòng quay “hành chính” do việc làm “trái khoáy” của Thanh tra thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh).

Ông Nghiêm Đình Thuần, 67 tuổi, trú tại xóm Núi, xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) có 2 vợ, 9 người con (7 gái, 2 trai). Gia đình đông con, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên các con ông Thuần đều thiếu ăn, thiếu học, nhiều năm khổng thoát nổi hộ nghèo. Hồi còn HTX nông nghiệp Tam Sơn, ông được giao khoán mảnh ao cạnh nhà.
Trước năm 1990, thấy nhiều gia đình lấn đất ruộng rìa làng xóm Núi làm nhà, gia đình ông Thuần chở đất lấp ao, lấn thêm được 420m2. Thế nhưng, gần 10 năm qua, gia đình ông Thuần rơi vào vòng quay “hành chính” do việc làm “trái khoáy” của Thanh tra thị xã Từ Sơn. Chuyện thật như đùa này, xảy ra ngay vùng dất chỉ cách Thủ đô Hà Nội 20km.
Ông Nghiêm Đình Thuần tại thửa đất bị UBND thị xã Từ Sơn thu hồi trai pháp luật.
Ông Nghiêm Đình Thuần tại thửa đất bị UBND thị xã Từ Sơn thu hồi trai pháp luật.
Bên “trọng” - bên “khinh”

Giữa năm 2007, ông Nguyến Tiến Dũng - một thương binh ở xóm khác, được UBND thị xã Từ Sơn (lúc đó đang là huyện Từ Sơn) cấp cho thửa đất liền kề với thửa đất gia đình ông Thuần đang sử dụng. Khi xây nhà, biết thửa đất gia đình ông Thần chưa được cấp “sổ đỏ” nên ông Dũng cậy mình là thương binh, lấn sang… 40m2.
Ông Thuần làm đơn khiếu nại gửi lên UBND xã Tam Sơn nhưng không được giải quyết. Biết ông Thuần kiện mình, ông Dũng làm đơn “tố” gia đình ông Thuần “lấn chiến đất công”. Đơn ông Dũng “tố” gia đình ông Thuần, ngay lập tức được UBND xã Tam Sơn và UBND huyện Từ Sơn thụ lý giải quyết.
Qua xác minh Thanh tra huyện Từ Sơn kết luận rằng: gia đình ông Thuần (gồm: ông Thuần, chị gái là Nghiêm Thị Cương và con gái là Nghiêm Thị Dương) đã lấn chiếm 420m2 đất công. Căn cứ báo cáo kết luận và ý kiến tham mưu của ông Ngô Quốc Dự - Chánh Thanh tra, ngày 12/12/2007, ông Dương Văn Ban - Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Sơn ký quyết định 574/QĐ-UBND thu hồi toàn bộ 420m2 đất của ông Thuần, bà Cương, bà Dương đang sử dụng.
Quyết định số 82/QĐ-CT ngày 02/2/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh (bản gốc).
Quyết định số 82/QĐ-CT ngày 02/2/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh (bản gốc).
Điều đáng nói là, để “có cơ sở” thu hồi 420m2 nói trên của 3 hộ dân nghèo, ông Dự đã sử dụng quyết định số 82/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ban (ngày ban hành là 02/2/2000) đã bị sửa chữa vị thí thu hồi đất từ “rìa làng xóm Chi” thành “rìa làng xóm Núi” để “tham mưu” cho Chủ tịch UBND huyện.
Bị thu oan 420m2 đất, ông Thuần, bà Cương, bà Dương đã nhiều lần làm đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND xã Tam Sơn và Chủ tịch UBND huyện Từ Sơn. Trả lời đơn khiếu nại của 3 gia đình bị mất đất là những văn bản vô cảm, thiếu trách nhiệm, do chính ông Ngô Quốc Dự- Chánh Thanh tra huyện Từ Sơn chỉ đạo soạn thảo.
Gần 2 năm sau khi UBND huyện Từ Sơn ban hành quyết định 574/QĐ-UBND, xét thấy gia đình ông Thuần và các con ông rất khó khăn về chỗ ở, tháng 7 và tháng 9/2009, Chủ tịch UBND xã Tam Sơn đã cho phép ông Thuần và con gái ông thuần là Nghiêm Thị Luận (đã ly hôn chồng, nuôi 2 con nhỏ tại nhà ông Thuần) nộp tiền cho xã để được sử dụng 2 thửa đất có tổng diện tích 283,5m2 với tổng số tiền là 166,698 triệu đồng. Phần diện tích đất còn lại 136,5m2 UBND xã cho phép ông Thuần sử dụng mà không đề cập đến chuyện thu tiền.
Cuộc sống gia đình ông Thuần tưởng như yên ổn sau khi được UBND xã Tam Sơn “tạo điều kiện” nêu trên, thì đầu năm 2011, ông Nguyễn Tiến Dũng (lúc này ông Dũng đã bán nhà và phần đất lần chiếm đi nơi khác) lại làm đơn, tiếp tục tố cáo 3 bố con ông Thuần “lấn chiếm đất công”.
Quyết định số 82/QĐ-CT ngày 02/2/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh (bản chỉnh sửa).
Quyết định số 82/QĐ-CT ngày 02/2/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh (bản chỉnh sửa).
Quan” làm sai, dân khốn khổ!
Là người biết rõ vụ việc, nhưng không hiểu sao, ngày 31/3/2011, ông Ngô Quốc Dự - Chánh Thanh tra thị xã lại tham mưu cho Chủ tịch UBND thị xã thu hồi 270m2 đất trong số 420m2 đất trước đó đã được UBND xã Tam Sơn cho hợp thức hóa và thu tiền (!?). Giải thích thắc mắc này, ông Dự trả lời lạnh lùng: “Đất lấn chiếm và đất được giao trái thẩm quyền là phải thu hồi”.
Lần thứ 2 bị thu oan đất, bố con ông Thuận lại khăn gói kêo oan. Bất chấp những lá đơn của 3 bố con ông Thuần, Thanh tra thị xã Từ Sơn tham mưu cho Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn làm văn bản xin Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đấu giá 2 lô đất (diện tích mỗi lô 135m2) do mẹ con bà Nghiêm Thị Hải và Nghiêm Thị Luận đang sử dụng.
Do tin tưởng cấp dưới, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chấp thuận và kế hoạch đấu giá 2 lô đất nói trên đã được Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Ninh ấn định vào 14 giờ, ngày 01/9/2015. Tuy nhiên, sau khi nhận được đơn kêu oan của 3 bố con ông Thuần, nhận thấy tài sản đấu giá đang có tranh chấp, bà Trần Thị Hồng- giám đốc Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bắc Ninh đã hủy kế hoạch đấu giá.
Bức xúc vì bị dồn ép, ông Thuần đã tự mình tìm hiểu và phát hiện thấy ông Dũng (người 2 lần tố cáo gia đình ông Thuần lấn chiếm đất công) đang lấn chiếm 105m2 tại khu vực Vườn Kiến (thuộc địa bàn xã Tam Sơn).
Khu đất lấn chiếm của ông Ngô Quốc Dự - Chánh Thanh tra thị xã Từ Sơn tại phường Châu Khê.
Khu đất lấn chiếm của ông Ngô Quốc Dự - Chánh Thanh tra thị xã Từ Sơn tại phường Châu Khê.
Tìm về quê ông Ngô Quốc Dự - Chánh Thanh tra ở phường Châu Khê (thuộc Thị xã Từ Sơn). Tại đây, ông Thuần cũng phát hiện thấy gia đình ông Dự lấn chiếm 228m2 đất tại đê tại khu phố Đa Vạn, phường Châu Khê bên cạnh 144m2 được cấp năm 1987. Hành vi lấn chiếm đất công của ông Dự đã bị người đân địa phương tố cáo từ năm 2011, nhưng không bị xử lý. Gia đình ông Dự hiện không sinh sống tại ngôi nhà này mà đã chuyển lên ở tại ngôi nhà 4 tầng khang tại số 7, phố Chợ Gạo, thị xã Từ Sơn.
Nngôi nhà 4 tầng của ông Dự tại thị xã Từ Sơn hiện nay.
Nngôi nhà 4 tầng của ông Dự tại thị xã Từ Sơn hiện nay.
Dư luận đang đặt câu hỏi là: Ai là người tự ý sửa chữa quyết định 82/QĐ-CT ngày 02/2/2000 của UBND tỉnh để lừa dối Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh để thu hồi 420m2 đất của ông Thuần, bà Cương, bà Dương?
Vì sao, Thanh tra thị xã Từ Sơn kiên quyết thu hồi đất của 3 gia đình nêu trên với lý do cùng là hành vi “lấn chiếm đất công” mà ông Dự và ông Dũng lại được tha mà 3 hộ dân nghèo trên lại bị xử lý?
Vì sao, ông Thuần nhiều lần có đơn khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ liên quan đến vụ việc nhưng UBND thị xã im lặng, không giải quyết, không trả lời?
Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh sẽ xử lý thế nào khi những thông tin báo chí nêu cũng như đơn khiếu nại, tố cáo của ông Thuần liên quan đến vụ việc là đúng sự thật.
Pháp Luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.
Trần Cường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét