Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 12 (Bè lũ tư sản đỏ)

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 
 
Tự Nguyện - Trọng Tấn

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NHÓM LỢI ÍCH HỌ TRỊNH THANH HÓA THÂU TÓM KKT LHD NGHI SƠN | Cơ hội tìm kiếm việc làm

Sốc: Nhóm lợi ích họ Trịnh Thanh Hóa “lập mưu” bắt Tổng giám đốc Yamanaka để “thâu tóm” Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Đăng bởi: Tiến Bộ News on Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017 | 10.11.17


Với mục tiêu thâu tóm nhiều hợp đồng kinh tế hàng chục triệu USD Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhóm lợi ích họ Trịnh tỉnh Thanh Hóa đã hèn hạ dùng thủ đoạn “cài ma túy” vào xe và bắt giữ Tổng giám đốc Mitsuru Yamanaka. Việc làm này đã gây ra hệ quả vô cùng xấu xí hình ảnh của Thanh Hóa, phá vỡ môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Tổ chức Jica ra đã ra thông cáo yêu cầu tất cả các doanh nghiệp Nhật Bản không nên vào Thanh Hóa đầu tư.

Trịnh Văn Chiến (bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, trái) với người cùng họ Trịnh Văn Quyết cặp đôi “bạc tỷ” của Việt Nam. Người thì trở thành tỷ phú USD thứ hai Việt Nam. Người không kém cạnh với khối tài sản khổng lồ, chỉ tính riêng số tiền cung phụng bồ nhí đã lên đến vài trăm tỷ

Việc bắt giữ TGD Mitsuru Yamnaka diễn ra ngày 26/6/2017 trên tuyến QL 1A, địa phận huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Đây là thông tin từ một chiến sĩ CSGT trạm GT QL 1A, đóng tại thị trấn Quảng Xương – đơn vị chặn xe để nhóm công an của Thiếu tướng Trịnh Xuyên bắt giữ người trái pháp luật.

Thủ đoạn hèn hạ

Theo kế hoạch vào đầu năm 2018, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức đi vào vận hành, nhưng nhiều hạng mục của Nhà máy vẫn chưa hoàn thành, chưa được nghiệm thu. Cuối tháng 4/2017, phía đối tác Idemisu (Nhật Bản) đề nghị thay Tổng giám đốc, vì ông Shimmura hết nhiệm kỳ và được các bên liên doanh bỏ phiếu tán thành. Ngày 4/5/2017, một người Nhật Bản khác là ông Mitsuru Yamanaka được cử sang Việt Nam làm Tổng giám đốc Công ty TNHH LHD Nghi Sơn và Công ty này đương nhiên sẽ thay đổi lại đăng ký kinh doanh vì thay lãnh đạo mới.

Nhưng trong lúc ông Yamanka chờ đợi cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cấp giấy lao động để sang điều hành Công ty LHD Nghi Sơn thì đã bị nhóm lợi ích họ Trịnh, gồm: Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy; Trịnh Xuyên –Giám đốc CA tỉnh, Trịnh Xuân Nghiệm – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Đầu tư XD &TM Anh Phát cấu kết với Đinh Văn Ngọc – PTGD LHD Nghi Sơn dùng mọi mưu hèn, kế bẩn để cản trở, kéo lùi thời gian sang nhậm chức TGD của ông Yamanaka, với một mục tiêu duy nhất là “thao túng” dự án LHD bằng các Hợp đồng kinh tế về tay Tổng Công ty Anh Phát- sân sau của nhóm lợi ích nêu trên.

Trong thời gian chuyển giao chức vụ TGĐ Công ty LHD Nghi Sơn. Trịnh Xuân Nghiệm – Chủ tịch TCty Anh Phát trong thời gian này đã lợi dụng vào các mối quan hệ sẵn có với ông Turki Al-Ajmi – Phó TGĐ Cty LHD Nghi Sơn, xúc tiến ký kết nhiều hợp đồng kinh tế quan trọng. Đồng thời cấu kết với ông Trịnh Xuyên, GĐ Công an Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Phòng An ninh Kinh tế tìm mọi cách ngáng chân ông Yamanaka.

Ngày 12/5/2017, Trung tá Trần Hồng Lực – Phó phòng An ninh Kinh tế thừa lệnh Giám đốc Trịnh Xuyên ký công văn số 410/CAT-PA81 gửi Sở Kế hoạch &Đầu tư Thanh Hóa yêu cầu: “Dừng việc cấp giấy chứng nhận thây đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp” cho Công ty TNHH LHD Nghi Sơn, với lý do “Chờ cơ quan công an xác minh nội dung đơn của ông Lê Văn Trường- đại diện Cty LHD Nghi SƠn phản ánh một số nội dung liên quan đến việc đăng ký thay đổi người đại diện. Mặc dù sau này khi ông Yamanaka từ Nhật Bản nhập cảnh vào Việt Nam nhận nhiệm vụ khi chấp hành đầy đủ các quy định của luật pháp, trình hồ sơ lên UBND tỉnh Thanh Hóa để xin thay đổi đăng ký kinh doanh, nhưng không được Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa chấp nhận, vì lý do đang pháo thực hiện nội dung của công văn 410/CAT-PA81.

Khi nhận thấy có điều “bất ổn”, vì bị chính quyền Thanh Hóa gây khó khăn, chậm cấp phép, ông Yamanaka tỏ thái độ phản ứng quyết liệt, vì thế Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng mới cho chỉ đạo Sở KHĐT xem xét.

Thế nhưng, lại một lần nữa chuyện “động trời” đã xảy ra với cá nhân ông Yamanaka khi bị chính quyền và công an Thanh Hóa cản trở lần thứ hai. Ngày 26/6/2017 khi xe ô tô của ông di chuyển từ Hà Nội vào Nghi Sơn, Tĩnh Gia khi đến trước Trạm CSGT QL 1A bị tuýt còi và bị bỏ ma túy vào xe nhằm dựng nên một vụ án ma túy để dằn mặt Tân TGĐ mới của Công ty LHD là phải biết sợ trước thế lực “họ Trịnh” tại Thanh Hóa do Trịnh Xuân Nghiệm cầm đầu.

Chiếc xe bị chặn được Cty LHD Nghi Sơn thuê của Cty Tân Hồng Hà, Hà Nội, lái xe tên Phúc). Hậu quả, ông Yamanaka cùng lái xe bị bắt giữ lập biên bản, giam một ngày để công an thẩm tra.

Khi ông Yamanaka quay trở lại Hà Nội và bay về Nhật đã báo cáo toàn bộ sự việc lên Công ty mẹ, ngay lập tức phái Nhật đã gửi công văn phản đối quyết liệt gửi cho Bộ ngoại giao Việt Nam về hành động “hèn hạ” của Công an Thanh Hóa nhét ma túy vào xe ô tô và bắt người trái phép. Thấy việc làm của mình không ổn cho bang giao và sẽ gánh hậu quả khôn lường, thế nên ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy và ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phải gấp gáp ra gặp Chủ tịch Hội Hữu Nghị Nhật Bản để giàn xếp, xoa dịu tình hình.

Ngày 9/7/2017, CA Thanh Hóa mới có văn bản số 328-CAT-PA81 trao đổi Thông tin với Sở KHĐT là: Việc CA Thanh Hóa xác định việc thay đổi TGĐ Cty LHD Nghi SƠn không liên quan đến những vấn đề mà CA Thanh Hóa tiến hành điều tra.

Ngày 10/7/2017, ông Yamanaka mới được Sở KHĐT Thanh Hóa giải quyết cấp giấy đăng ký kinh doanh thay đổi người đại diện.

Việc làm hèn hạ nêu trên của nhóm lợi ích họ Trịnh Thanh Hóa đã gây ra hậu quả vô cùng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh đẹp của Việt Nam với giới đầu tư Nhật Bản. Tổ chức Jicca ra thông cáo để khuyến cáo các Doanh nghiệp Nhật Bản không nên đầu tư vào Thanh Hóa. Bản thân ông Yamanaka cũng bức xúc, phẫn uất, từ chối nhiều cuộc họp quan trọng với UBND tỉnh Thanh Hóa thời gian gần đây.

Ngược lại, chỉ trong thời gian tháng 6-7/2017, Trịnh Xuân Nghiệm đã tranh thủ ông Turki Al-Ajmi – Phó TGĐ Công ty LHD Nghi Sơn, (người Cô oét) ký được các Hợp đồng kinh tế lớn: Hợp đồng đón khách của LHD vào ăn, nghỉ tại khu nhà nghỉ Tiền Phương (giai đoạn 2) gần Hồ Quế Sơn trị giá 400 tỷ đồng (mặc dù đang trong quá trình xây dựng); Hợp đồng bán nước sạch cho LHD, ăn cướp HĐ nhà máy nước Bình Minh đang thực hiện với LHD là 30.000m3/ngày đêm (thổi giá từ 20.000 lên 30.000đồng/m3). Đây là nhà máy xây dựng bất hợp pháp; Tiếp đến là Hợp đồng Vệ sinh đường ống trị giá 20 triệu USD; HĐ Xây dựng tường rào khu C 1,3 triệu USD.

Nhóm lợi ích mang tên “họ Trịnh”

Nói về nhóm lợi ích “họ Trịnh” khủng khiếp tại Thanh Hóa mà báo chí đã có nhiều bài điều tra, phanh phui hàng loạt tiêu cực nhưng chưa được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Cầm đầu của nhóm này không ai khác chính là anh em Trịnh Xuân Nghiệm – Trịnh Xuân Hiệu – là chủ của Tổng Cty Đầu tư XD &TM Anh Phát, có trụ sở tại 306, phố Bà Triệu, TP Thanh Hóa.

Trịnh Xuân Nghiệm cùng quê huyện Yên Định với Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến; Giám đốc Công an tỉnh Trịnh Xuyên; nguyên Chủ tịch UBND, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi – Doanh nghiệp Anh Phát nói chính xác hơn chính là sân sau của các quan chức nêu trên. Vì thế khoảng 10 năm nay, hàng trăm dự án giá trị, béo bở đã dễ dàng lọt vào tay DN này. Đặc biệt là công cuộc chinh phục toàn bộ Khu KT Nghi Sơn.

Để tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Nghiệm và để thực hiện việc rửa tiền vào DN Anh Phát, bản thân ông Nguyễn Văn Lợi, ông Trịnh Văn Chiến, Trịnh Xuyên đã tạo điều kiện, bảo kê một cách tra hình, bất chấp luật pháp cho DN Anh Phát thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.

Khi còn đương chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến đã ban hành các văn bản gửi đến các nhà đầu tư trong KKT Nghi Sơn giới thiệu tại Thanh Hóa, Nghệ An chỉ có Tổng Công ty Anh Phát mới có đầy đủ điều kiện về tài chính, mỏ đất, đá, phương tiện vận tải đáp ứng cho nhà đầu tư. Và sau khi có văn bản này, Ban QL KKT Nghi Sơn, các sở ban ngành tại Thanh Hóa đều tuân theo sự chỉ đạo làm việc theo quỹ đạo này, các DN khác đều bị đánh bật khỏi Nghi Sơn.
Tổng Cty Anh Phát nhờ đó lớn nhanh như thổi. Hiện nay, tại KKT Nghi Sơn DN này được lãnh đạo Thanh Hóa ưu ái thực hiện 9 dự án lớn, được giao rất nhiều đất, trong đó đa phần đều được cấp phép “siêu tốc” từ 2-4 ngày.

Các dự án: KCN số 1 là 67ha; KCN số 2 là 90 ha; Khu dịch vụ Núi Xước 100 ha; Cảng khí hóa lỏng 30 ha, Nhà máy nước hồ Quế Sơn 1.100 tỷ đồng; hàng chục mỏ đất, đá; trúng thấu vệ sinh đường ống Nhà máy LHD 20 triệu USD; Dịch vụ bảo vệ LHD là 15 triệu USD trong 3 năm đầu; Khu nhà nghỉ Tiền Phương giai đoạn 1,2; Vệ sinh thu dọn vệ sinh, diệt chuột nhà máy LHD; Hệ thống cây xăng; Khách Sạn….đều trị giá lớn mà các DN khác không thể cạnh tranh.

Sự vô đối của DN Anh Phát là có sự tiếp tay của các đàn anh Trịnh Văn Chiến, Trịnh Xuyên. Một người thao túng cơ chế, một kẻ “bảo kê” luật pháp. Điều này thể hiện rõ nét việc Công ty Anh Phát xây chui nhà máy nước hồ Quế Sơn để bóp chết nhà máy nước Bình Minh. Nhà máy nước này chính là sự coi thường luật lệ, kỹ cương phép nước, bất tuân lệnh của Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Bộ ban ngành khi nhà máy mới chỉ được “đồng ý về nguyên tắc” bổ sung vào KKT Nghi Sơn, chứ chưa ai cho phép xây dựng. Một nhà máy nước không có trong quy hoạch, nhảy dù một cách trắng trợn vào KKT Nghi Sơn thế mà được cả hệ thống chính trị từ Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa bảo kê xây dựng. Chỉ riêng dự án này, số tiền ngân sách đã được nhóm lợi ích “họ Trịnh” rút ra khoảng 400 tỷ đồng.

Theo nguồn tin từ Công an Thanh Hóa, để thao túng địa bàn Nhà máy LHD, Trịnh Xuân Nghiệm đã xử dụng ông Nghĩa, nguyên là cán bộ PVC (Thanh Hóa) rất thông thạo tiếng Anh, có nhiều mối quan hệ trong Cty LHD Nghi Sơn để tham mưu, cố vấn, làm hồ sơ, bài mưu dự thầu. Do đó, Cty Anh Phát móc ngoặc trúng thầu nhiều hợp đồng KT có giá trị hàng chục triệu USD mà nhiều DN khác (kể cả DN Nhật Bản) cũng đều thất bại. Ông Trịnh Xuân Nghiệm và ông Nghĩa là 2 nhân vật có liên quan đến hành vi dựng khống chứng từ rút 62 tỷ đồng tại PVC Thanh Hóa mà Cục CS KT Bộ công án đã xác minh, nhưng chưa xử lí. Ông Trịnh Xuân Nghiệm còn mua chuộc thành công được Phó TGĐ LHD Nghi Sơn người Cô- Oét tên là Turki Al-Ajmi. Ông nghiệm thường xuyên cung cấp tiền, ma túy, gái đẹp cho ông này sử dụng. Đồng thời để trói chặt con mồi, Trịnh Xuân Nghiệm tìm vợ, chủ trì hôn lễ cưới vợ cho Turki Al-Ajmi, vì thế mọi ý đồ, âm mưu thôn tính các HĐ Kinh tế với Nhà máy LHD Nghi Sơn đều thành công.

Để vững vàng bền lâu, nhóm lợi ích họ Trịnh còn xử dụng Giám đốc Trịnh Xuyên làm công cụ pháp luật tham gia vào cuộc rất quyết liệt, bằng cách cho Cảnh sát KT, An ninh KT, đe dọa, ngăn chặn nhiều DN khác có ý định vào lãnh địa KKT Nghi Sơn, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Thậm chí ông Xuyên còn ký các văn bản gửi các nhà đầu tư khi vào KKT Nghi Sơn phải ký Quy chế phối hợp với CA tỉnh về công tác an ninh trật tự, mục đích là trói DN không thể thoát khỏi tay CA, khi cần là điều chỉnh được tức thì (việc này do phòng An ninh KT và Cảnh sát KT điều hành).

Cần điều tra “âm mưu” cài ma túy và bắt ông Yamanaka.

Qua các sự việc trên đây mới thấy được tại sao thời gian gần đây m[í thấy được sự lộng hành, chuyên quyền, độc đoán của nhóm lợi ích “họ Trịnh” tại Thanh Hóa.
Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam đã bị nhóm lợi ích “họ trịnh” gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào thông qua sự kiện ngày 26/6/2017 Công an Thanh Hóa tiến hành bỏ ma túy vào ô tô và bắt giữ Tổng giám đốc Yamanaka.

Dư luận cho rằng, Bộ Công an, Ủy ban kiểm tra Trung ương cần điều tra làm rõ và xử lý thích đáng nhóm lợi ích này. Trong đó thanh tra ngay việc Công an Thanh Hóa có văn bản ngăn cản Sở KHĐT Thanh Hóa chậm cấp phép kinh doanh cho DN và vụ lập mưu bỏ ma túy và bắt ông Yamanaka Tổng giám đốc Cty TNHH LHD Nghi Sơn. Đây là hành vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng, gấy thiệt hại đến tình bang giao giữa Việt Nam – Nhật Bản, làm xâu xí môi trường đầu tư – kinh doanh của đất nước mà Đảng, nhà nước và nhân dân đã bao thập kỷ gây dựng.

Việc vu oan, giá họa cho ông Yamanaka chỉ là cái cớ để công an Thanh Hóa đứng đầu là Trịnh Xuyên, cùng nhóm Trịnh Văn Chiến, Trịnh Xuân Nghiệm, Đinh Văn Ngọc dằn mặt, hù dọa để dễ dàng thâu tóm toàn bộ các hợp đồng kinh tế tại Nhà máy LHD Nghi Sơn.

Theo nguồn tin mà phóng viên mới nhận được, hiện nay mối mâu thuẫn gay gắt giữa các nhóm liên doanh trong nhà máy LHD Nghi Sơn hiện lên đến đỉnh điểm. Chủ mưu vẫn là nhóm người Việt Nam do Đinh Văn Ngọc – Phó TGĐ người Việt tại liên doanh này đứng đầu, cấu kết với nhóm lợi ích “họ Trịnh” Thanh Hóa. Hệ quả là đã có kẻ phá hoại nghiêm trọng nhà máy LHD đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm bằng việc tháo van nước thau rửa đường ống vào bể chứa dầu của nhà máy; Hay Đinh Văn Ngọc thông qua cô vợ cũ người Trung Quốc (đã li dị) nhập về lô hóa chất trị giá 15 triệu USD kém chất lượng, nếu đưa vào xúc xả sẽ gây hư hại nhà máy và còn là thảm họa với môi trường biển Việt Nam.

Qua bài viết này, tác giả rất mong Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Công an cần vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm nhóm lợi ích “họ Trịnh” đang đe dọa đến sự tồn vong của Nhà máy LHD Nghi Sơn, môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam, phá hoại Đảng và hệ thống chính quyền tại Thanh Hóa.
Nam Nam

Chú thích ảnh:

Ngày 12/5/2017, Trung tá Trần Hồng Lực – Phó phòng ANKT thừa lệnh Giám đốc Trịnh Xuyên ký công văn số 410/CAT-PA81 gửi Sở Kế hoạch &Đầu tư Thanh Hóa nhằm mưu đồ đên tối với ông Yamanaka

Ngày 12/5/2017, Trung tá Trần Hồng Lực – Phó phòng ANKT thừa lệnh Giám đốc Trịnh Xuyên ký công văn số 410/CAT-PA81 gửi Sở Kế hoạch &Đầu tư Thanh Hóa nhằm mưu đồ đên tối với ông Yamanaka


Tổng thống Trump: Hãy làm ăn theo cách công bằng & nêu cao tinh thần của Hai Bà Trưng. Tổng thống Donald Trump nói nước Mỹ chia sẻ với người dân Việt Nam đang chịu những tổn thất của cơn bão số 12. Trái tim, tình cảm của người Mỹ hướng về Việt Nam, cầu nguyện cho Việt Nam.

Nam Nam

* Tác giả gửi tới VANEWS

Doanh nghiệp anh em họ Trịnh: “Ông trùm” thâu tóm dự án ở Thanh Hóa

Công ty Anh Phát của anh em ông Trịnh Văn Hiệu và Trịnh Xuân Nghiệm được coi là “trùm” thâu tóm dự án ở Thanh Hóa. Bởi từ bất động sản, khai thác khoáng sản, cho thuê mặt bằng, xăng dầu… cũng đều ghi dấu doanh nghiệp này.
Công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát (Công ty Anh Phát) được thành lập từ tháng 6/2005 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Anh Phát. Sau 11 năm hoạt động, tháng 4/2016 công ty này đã tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm: ông Trịnh Xuân Nghiệm góp 350 tỷ đồng, bà Đào Ngọc Dung (vợ ông Nghiệm) góp 100 tỷ đồng và ông Trịnh Văn Hiệu góp 50 tỷ đồng.
Tháng 11/2006, công ty Anh Phát có đơn xin thuê 962,5m2 đất của chi nhánh nông sản AGREXIM tại phường Phú Sơn. TP. Thanh Hóa để xây dựng trụ sở văn phòng giao dịch của công ty.
Chưa đầy 1 tháng sau, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản đồng ý thu hồi thửa đất trên để cho công ty Anh Phát thuê lại với thời hạn đến năm 2018.
Cũng từ thời điểm này, Công ty Anh Phát trở thành ông trùm thâu tóm các dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ dự án cây xăng dầu, khai thác khoáng sản, dự án bất động sản, khách sạn… cho đến dự án cung cấp nước tại Khu Kinh tế Nghi Sơn dù ở đây đã có một nhà máy nước của doanh nghiệp khác.

Dự án nhà máy nước Quế Sơn do liên doanh Anh Phát - Sông Chu làm chủ đầu tư.

Có thể nói, Công ty Anh Phát được UBND tỉnh Thanh Hóa ưu ái đặc biệt bằng việc công ty này “xin gì được nấy”. Một dẫn chứng điển hình là việc, ngày 24/6/2010, Chủ tịch UBND tỉnh đã có quyết định số 2242/QĐ-UBND giao đất có thu tiền sử dụng đất cho Công ty TNHH Anh Phát xây dựng khách sạnh 3 sao (3925,5m2) tại lô số 7. Trong khi đó, Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Tây ga TP. Thanh Hóa được UBND tỉnh duyệt theo Quyết định số 2791/2002/QĐ-CT ngày 30/8/2002: Lô số 7 trên có chức năng là đất công trình dịch vụ, văn phòng.
Nhưng dường như Công ty Anh Phát “không thích xây khách sạn” nên chỉ vài tháng sau công ty này đã xin UBND tỉnh Thanh Hóa được chuyển Lô số 7 về đúng chức năng là đất công trình dịch vụ, văn phòng. Dù bị “quay” liên tục như vậy, nhưng Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa khi đó vẫn “chiều” theo ý của Công ty Anh Phát bằng việc ra tiếp Văn bản số 2202/UBND-NN ngày 18/4/2011 đồng ý cho doanh nghiệp này chuyển mục đích sử dụng khu đất số 675 Nguyễn Trãi (Lô số 7), phường Phú Sơn từ khách sạn thành chung cư cao tầng kết hợp với văn phòng cho thuê.
Đây chỉ là một dự án trong rất nhiều dự án mà công ty của anh em họ Trịnh đang nắm giữ, trong đó có rất nhiều dự án “đất vàng” tại TP. Thanh Hóa.
Tháng 7/2015, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn số 2675 về việc cho phép Công ty Anh Phát chuyển đổi 17.875,4m2 đất kinh doanh phi nông nghiệp tại số 34 Ngô Từ để thực hiện dự án phát triển nhà ở thương mại.
Sau khi thâu tóm được dự án 34 Ngô Từ, tháng 3/2016 công ty Anh Phát có công văn xin thuê lại 1.867m2 đất tại số 40 Lê Hoàn của Công ty Cổ phần lương thực Thanh Hóa để xây trung tâm thương mại - khách sạn, văn phòng làm việc và cho thuê. Tháng 6/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn số 2130 về việc thu hồi lô đất trên để giao cho Công ty Anh Phát thực hiện dự án.
Tuy nhiên, chỉ 3 tháng sau đó, Công ty Anh Phát đã xin trả lại lô đất số 40 Lê Hoàn cho UBND tỉnh Thanh Hóa.
Ngoài bất động sản, Công ty Anh Phát cũng ghi tên mình trong lĩnh vực khai khoáng với hàng loạt dự án khác thác đất, đất sét, quặng sắt ở khắp tỉnh Thanh Hóa. Công ty này cũng là “ông trùm” thâu tóm các khu đất để làm bãi tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng, đặc biệt là ở Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Cụ thể, năm 2008, UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi 95.019m2 đất rừng phòng hộ Tĩnh Gia, cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng phòng hộ sang đất khai thác khoáng sản và cho Công ty Anh Phát thuê để khai thác đất để làm vật liệu san lấp tại núi Xước, xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia.
Năm 2009, Công ty Anh Phát tiếp tục được thuê 220 nghìn m2 đất rừng tại xã Tùng Lâm và Tân Trường để khai thác đất.
Công ty Anh Phát cũng là “ông Trùm” thâu tóm các khu đất để làm bãi tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng. Đáng chú ý nhất là việc doanh nghiệp này thâu tóm lại dự án Xây dựng hạ tầng KCN I và khu tập kết vật tư, thiết bị thi công Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn rộng 157ha từ PVC-TH. Cho đến nay, Công ty Anh Phát vẫn còn nợ PVC-TH 9 tỷ đồng tại dự án này.
Ngoài ra, doanh nghiệp của anh em họ Trịnh còn “thâu tóm” nhiều mỏ sắt trên địa bàn Thanh Hóa như: mỏ sắt tại xã Cát Tân và xã Yên Lễ, huyện Như Xuân; khai thác quặng sắt tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (dự án sau đó bị thu hồi do chủ đầu tư không triển khai). 
Công ty Anh Phát cũng chính là doanh nghiệp được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho phép xây dựng một nhà máy nước tại khu Kinh tế Nghi Sơn gây nhiều tranh cãi trong năm 2016. 
Không chỉ là chủ đầu tư hàng loạt dự án, doanh nghiệp của anh em họ Trịnh còn là chủ thầu của nhiều công trình lớn của tỉnh Thanh Hóa trong đó có dự án bảo tồn, phỏng dựng chính điện Khu di tích lịch sử Lam Kinh.
Chỉ là 2 sếp đã nghỉ việc của PVC Thanh Hóa, anh em ông Trịnh văn Hiệu - Trịnh Xuân Nghiệm lại có thể thâu tóm hàng loạt dự án lớn trên địa bàn tỉnh, không những vậy, anh em họ Trịnh còn có thể “quay” cả UBND tỉnh theo ý của mình khiến dư luận ở đây cũng phải ngả mũ.
Theo TC Nhà Đầu Tư

“Nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?

Tạo ra một tiền lệ phải chăng là cách mà các “nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư?
Văn phòng Trung ương Đảng gửi Công văn số 1578-CV/VPTW tới các ban, bộ, cơ quan liên quan, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp sau khi có thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ông Trịnh Xuân Thanh.
Tổng Bí thư yêu cầu: “Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.
Với những sai phạm mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận, dư luận cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tư cách đảng viên, việc xử lý còn phải chờ kết luận điều tra của Bộ Công an.
Trước đó, nhân vật này đã không còn là Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang và Quốc hội cũng đã quyết định không công nhận tư cách đại biểu của người này.
Có thể thấy rằng Tổng Bí thư đã tiên liệu những khó khăn mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể gặp phải khi thực hiện công việc nên đã yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương  “không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào”.
Người dân hoàn toàn ủng hộ quyết tâm của Tổng Bí thư truy quét tận gốc những kẻ nhân danh Đảng, nhân danh Nhà nước nhưng lại ngầm phá hoại uy tín của Đảng, phá hoại kinh tế, an ninh quốc gia… chỉ vì “nhóm lợi ích thân hữu” của mình!
dung1
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo yêu cầu xử lý nghiêm vụ ông Trịnh Xuân Thanh (Ảnh nguồn: Vietnamnet.vn).
Tuy nhiên người dân cảm thấy lo lắng vì những khó khăn mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thể gặp chưa hẳn xuất phát từ một vài cá nhân hay một vài tổ chức bởi tình trạng “trên bảo dưới không nghe” không còn là cá biệt trong mọi hoạt động xã hội.
Trong lĩnh vực kinh tế, sự kiện Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đặt vấn đề cần phải “khắc phục tình trạng 63 tỉnh, 63 nền kinh tế” cho thấy tình trạng “cát cứ” của các địa phương đang là một thực tế không thể phủ nhận.
Tuy ông Vương Đình Huệ chỉ đề cập đến lĩnh vực kinh tế song có thể thấy tình trạng này đã xuất hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác, ví dụ:
Hơn một năm trước, ngày 25 tháng 3 năm 2015, Bộ Nội Vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn  ký Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV. Thông tư quy định: “số lượng Phó Giám đốc Sở (NN&PTNT)  không quá 3 người”.
Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện nay Sở NN&PTNT có 8 Phó Giám đốc, điều này xảy ra là vì – theo phát biểu của ông Đầu Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nội vụ – “có“sự chấp thuận của Ban thường vụ Tỉnh ủy (Thanh Hóa)”.  [1]
Báo Laodong.com.vn bình luận: “Không thể có cách diễn đạt nào khác hơn rằng việc bổ nhiệm 8 Phó Giám đốc sở là một sự thách thức rất ghê gớm với quyết tâm giảm biên chế mà bộ máy của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang hàng ngày hàng giờ đau đáu tìm giải pháp và thực thi”. [2]
Có thể thấy trong trường hợp này hoặc là quyền của “Ban thường vụ Tỉnh ủy” to hơn quyền “Liên tịch” của hai Bộ thuộc Chính phủ hoặc là tỉnh Thanh Hóa được “đặc cách” không cần tuân theo quy định của Liên Bộ?
Cấp tỉnh là như vậy, cấp bé hơn tỉnh cũng không chịu kém.
Vụ Formosa chôn lấp chất thải rắn khắp nơi ở Hà Tình khiến dư luận dậy sóng, khiến lãnh đạo Chính phủ phải lên tiếng, thế nhưng Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, ông Phan Duy Vĩnh lại công khai lên tiếng: “Báo chí và người dân đều… ‘náo’;  Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn…”. [3]
Chính phủ đã công bố kết quả điều tra, Formosa đã nhận lỗi và xin đền bù 500 triệu USD, thế nhưng ông Phan Duy Vĩnh lại viết trên facebook rằng:  “Biển nhiễm chất độc từ cái mồm của các bạn…” thì đủ thấy người này xem thường kết luận của Chính phủ như thế nào.
Vì đồng tiền cho bản thân, họ đã quên đi lợi ích quốc gia, dân tộc
Là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân một thị xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh mà ăn nói như thế, to hơn chút nữa thì sao?
Mà hình như không ít “phó cán bộ” của Hà Tĩnh đều có năng lực như ông phó Ủy ban Duy Vĩnh.
Chẳng hạn ông Phó thanh tra  Lê Ngọc Huấn từng phát biểu với truyền thông: “Đây là quan điểm áp đặt, máy móc, không thấu tình đạt lý trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh không đồng ý nội dung này”.
Nhìn vào cách nói năng của những “cấp phó” như Phó Bệnh viện Nhi Trung ương hay “phó” ở Hà Tĩnh, có thể thấy trên đầu họ không có trời, dưới chân họ không có đất, họ chính là những “ông vua con” mà Tổng Bí thư từng đề cập. Có phải vì thế nên chẳng ai dám làm gì họ?
Nếu có ai đó muốn “làm gì” liệu có phải chờ khi vụ Trịnh Xuân Thanh ngã ngũ?
dung_2
Ông Trịnh Xuân Thanh trong danh sách Đại biểu Quốc hội Khóa XIV tại Hậu Giang (Ảnh nguồn: Tuoitre.vn).
Vụ ống nước sông Đà vỡ mười mấy lần, kết quả điều tra Công an xác định: năm người (Phí Thái Bình, Nguyễn Văn Tuân, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm) “đã có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự”.
Sự nghiêm trọng không phải chỉ là Nhà nước phải bỏ ra nhiều chục tỷ đồng sửa chữa ống bị vỡ mà còn là hàng chục vạn người dân, trường học, bệnh viện… thiếu nước sinh hoạt; niềm tin của dân với đội ngũ cán bộ, đảng viên giảm sút đến mức nào thì thực khó định lượng.
Tuy nhiên, “Liên ngành tư pháp Trung ương” thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ “có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu”? [4]
Chợt nhớ mấy cháu thiếu niên Hải Phòng giật cái mũ của bạn gái suýt bị tù mấy năm, hai thanh niên đói giật hai cái bánh mỳ cũng suýt bị 3-10 năm tù.
Họ đều vi phạm lần đầu, mà trẻ con đang cắp sách đến trường thì không thể nói là nhân thân xấu, nếu không được dư luận “bênh” thì hiện chúng đang ở đâu?
Luật Hình sự là một trong những bộ luật cơ bản của Quốc gia, nếu “Liên ngành tư pháp Trung ương” thấy không cần áp dụng luật này với nhóm người phạm tội Phí Thái Bình thì có nghĩa là luật chỉ có giá trị khi “Liên ngành” thấy cần thiết?
Liệu quyết định của “Liên ngành” chỉ là chưa thượng tôn pháp luật hay còn tiềm ẩn nguy cơ luật bị vô hiệu hóa bởi ý chỉ chủ quan của một nhóm người mà dư luận vẫn gọi là “nhóm lợi ích”?
Trở lại ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Công văn số 1578-CV/VPTW: “kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015 và đồng chí Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương”.
Có thể thấy “Liên ngành tư pháp Trung ương” đang đặt Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào một tình thế khó.
Giả sử sau khi kiểm tra (đây chỉ là giả sử), Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Vũ Huy Hoàng “thực sự vi phạm”, khi đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ có thể đề xuất kỷ luật về Đảng, còn về phía pháp luật thì theo tiền lệ chắc phải cũng do “Liên ngành” xem xét?
Ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm tức là “sức yếu”, ông có nhân thân tốt thì khỏi phải bàn, vi phạm của ông (nếu có) cũng là lần đầu, vì vậy không có lý gì ông Vũ Huy Hoàng không được đối xử “công bằng, minh bạch” như “tiền lệ” đã được áp dụng cho trường hợp ông Phí Thái Bình?
Nếu Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem đề xuất của “Liên ngành” là “hợp tình, hợp lý” thì việc kiểm tra với ông Vũ Huy Hoàng có cần thiết khi ông Hoàng cũng hội đủ các tiêu chuẩn miễn truy cứu như ông Phí Thái Bình?
dung3
Ông Vũ Huy Hoàng (Ảnh: laodong.com.vn).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – như lời ông tâm sự – tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng quyết tâm chống giặc nội xâm của ông không hề giảm, nhân dân mong muốn được góp sức cùng ông chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến này.
Nói nhân dân mong muốn cùng Tổng Bí thư chiến đấu vì dường như tiếng nói của nhân dân, của truyền thông vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
Trong khi Tổng Bí thư, Thủ tướng và các vị lãnh đạo cao cấp tỏ rõ quyết tâm thì ở đâu đó, người ta vẫn công khai làm theo ý riêng mình.
Khi mà báo điện tử Vietnamnet.vn phải thốt lên “Những vụ án oan ‘thấu trời xanh’” [5] thì lại vẫn còn đó “những vụ án ‘vui’ đầy trong… túi”, những vụ án không bao giờ được xử theo quyết định của “Liên ngành”.
Xin nhắc lại một lần nữa đề nghị mà người viết từng nêu với Tổng Bí thư: “hy vọng trong tương lai Tổng Bí thư sẽ quan tâm đến những vấn đề mà báo chí đề cập rất nhiều trong các lĩnh khác như Tư pháp, Hành pháp…”. [6]
Để giải quyết triệt để vụ việc liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có cần xem xét lại quyết định của “Liên ngành”, có nên đưa ông Phí Thái Bình và bốn cộng sự vào danh sách truy tố?
Tạo ra một tiền lệ phải chăng là cách mà các “nhóm lợi ích” đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như chủ trương làm trong sạch Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?
Tài liệu tham khảo:
[1]http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Thanh-Hoa-noi-viec-bo-nhiem-8-Pho-Giam-doc-So-la-dung-quy-trinh-post169414.gd
[2]http://laodong.com.vn/kho-tin/tin-kho-tin-sau-trinh-xuan-thanh-la-ai-truoc-pham-cong-danh-la-hua-thi-phan-bo-nhiem-8-pho-so-dung-quy-trinh-573837.bld
[3]http://www.nguoiduatin.vn/pho-chu-tich-tx-ky-anh-noi-nha-bao-va-nguoi-dan-deu-nao-a250550.html
[4]http://thanhnien.vn/thoi-su/mien-xu-ly-hinh-su-lanh-dao-vinaconex-vi-vi-pham-lan-dau-723726.html
[5] http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/277261/nhung-vu-an-oan-thau-troi-xanh-nam-2015.html
[6] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Su-kien-Trinh-Xuan-Thanh-va-nhung-cau-hoi-lon-post169360.gd
Theo http://giaoduc.net.vn/

Bức tâm thư cay đắng của ông chủ nhà máy nước gửi nguyên Tổng Bí thư

08/3/2017 00:33 UTC+7
(Công lý) - Tròn 10 năm trước, Khu kinh tế Nghi Sơn rất cần nước nhưng không ai dám làm, ông Tào Quốc Tuấn đã bỏ cả nghìn tỷ đồng xây dựng Nhà máy nước sạch. Ròng rã 10 năm trồng cây đến ngày hái quả, nhà máy vừa vận hành, ông rơi vào cảnh sống dở chết dở...
Dốc sức đầu tư vào lĩnh vực “không ai dám làm”
Gửi nhiều lá đơn kêu cứu, kiến nghị suốt gần một năm qua không thấu trời xanh, mới đây ông Tào Quốc Tuấn đã viết bức tâm thư gửi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, trình bày tình cảnh cay đắng của mình.
Nội dung bức thư cho biết, gần 15 năm trước, ông Tào Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Bình Minh từ Vũng Tàu mang vốn liếng, tiền của về trở thành một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư các khu công nghiệp Tây Bắc Ga, Khu đô thị Đại lộ Lê Lợi, nhà máy ống cống bê tông ly tâm... ở Thanh Hóa.
Bức tâm thư cay đắng của ông chủ nhà máy nước gửi nguyên Tổng Bí thư
Phòng làm việc của ông Tào Quốc Tuấn có câu danh ngôn "không bao giờ thất bại" nhưng ông đã thất bại khi đầu tư trên chính quê hương mình
Năm 2007, khi Khu kinh tế Nghi Sơn được xây dựng, nhu cầu nước dự báo sẽ gia tăng. Có nước thì nhà đầu tư mới vào nhưng khổ nỗi đầu tư nước ngốn nguồn vốn rất lớn, các doanh nghiệp cả trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa không ai dám vào đầu tư. Theo lời đề nghị của lãnh đạo tỉnh, ông Tào Quốc Tuấn đầu tư, rót tiền qua nhiều năm lên tới cả nghìn tỷ đồng làm nhà máy nước 90.000m3/ngày đêm tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. Đến năm 2010, nhà máy hoàn thành giai đoạn 1 với 30.000 m3/ngày đêm, phục vụ cho khu kinh tế Nghi Sơn và dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Từ tháng 2/2016 đến nay, Công ty Bình Minh khẩn trương đầu tư xây dựng giai đoạn 2 của nhà máy.
Theo quy hoạch Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì Nhà máy nước sạch Nghi Sơn sẽ bảo đảm cấp nước cho khu vực Đông Nam khu kinh tế  Nghi Sơn đến năm 2025.Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch xây dựng đường ống nước thô từ hồ Yên Mỹ về hồ Đồng Chùa đủ nước cho nhà máy hoạt động.
Ngày 28-2-2013, Nhà máy nước Nghi Sơn đã ký hợp đồng cung cấp nước cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và từ đó đến nay đã cung cấp nước rất tốt cho nhà máy lọc hóa dầu.
Dự án oái oăm, “nhà máy mới bức tử nhà máy cũ”
Thế nhưng, sự việc oái oăm bất ngờ xảy ra khi ngày 10/6/2016,UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định cho Liên danh Công ty Anh Phát -Sông Chu đầu tư xây dựng thêm nhà máy nước 60.000m3/ngày đêm tại Hồ Quế Sơn, vi phạm quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lạ lùng hơn, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt một cách “siêu tốc” chưa từng có, chỉ 4 ngày sau khi nhà đầu tư có đơn đề nghị.
Bức tâm thư cay đắng của ông chủ nhà máy nước gửi nguyên Tổng Bí thư
Nhà máy nước sạch Nghi Sơn được ông Tuấn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng suốt 10 năm đến ngày hái quả thì có nguy cơ bị "bức tử"
Ông Tào Quốc Tuấn chua xót cho biết: “Họ đặt nhà máy nằm ở vị trí yết hầu, bóp nghẹt luôn nhà máy chúng tôi đã đầu tư. Nguy hiểm hơn, với nhà máy mới này thì nguồn cung nước cho khu vực bị thừa, Công ty chúng tôi sẽ phải san sẻ việc phân phối nước cho dự án lọc hóa dầu. Họ lại ở vị trí án ngữ nguồn nước thô. Nên với sự ra đời của nhà máy đó, gần như nhà máy chúng tôi đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sẽ bị “bức tử”.
Theo ông Tuấn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo không trung thực với Chính phủ và các bộ ngành, lập lờ đưa việc mở rộng khu kinh tế Nghi Sơn với nhu cầu nước nói chung để xóa nhòa thực tế khu vực Đông Nam khu kinh tế đã có nhà máy nước sạch Nghi Sơn. Từ đó, tỉnh Thanh Hóa có văn bản đề nghị điều chỉnh lại quy hoạch hệ thống cung cấp nước, bổ sung thêm một nhà máy nước tại khu vực Hồ Quế Sơn.
Trước nguy cơ bị bức tử như vậy, ông Tào Quốc Tuấn đã viết hàng chục lá đơn kêu cứu, kiến nghị gửi các cơ quan chức năng.
Thủ tướng Chính phủ 6 lần chỉ đạo
Ngày 12/7/2016, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa khẩn trương giải quyết phản ánh, kiến nghị của Công ty Bình Minh. Nhưng trong khi yêu cầu của Phó thủ tướng còn chưa được giải quyết thì ngày 5/8/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có Công văn số 8695/UBND-THKH  gửi Chính phủ đề nghị bổ sung Nhà máy nước sạch tại hồ Quế Sơn vào Đồ án điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn.
Ngày 16/8/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 19/9/2016, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ  nêu rõ quan điểm: “Đề nghị cần đánh giá thực trạng cấp nước, nguồn cấp nước thô, phạm vi cấp nước, phân lại vùng cấp nước, đề xuất vị trí của từng nhà máy nước (Bao gồm nhà máy nước tại Hồ Quế Sơn). Công suất của nhà máy nước sạch (trong đó có nhà máy nước tại Hồ Quê Sơn) sẽ được xác định cụ thể trong quá trình nghiên cứu quy hoạch trên cơ sở đánh giá hiện trạng, tính chất chức năng của từng nguồn nước”. Có thể nói đây là một công văn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự khách quan, khoa học, không thể vội vàng khi đưa ra chủ trương đầu tư thêm một nhà máy nước.
Bức tâm thư cay đắng của ông chủ nhà máy nước gửi nguyên Tổng Bí thư
Nhà máy nước Hồ Quế Sơn của Công ty Anh Phát - Sông Chu được triển khai xây dựng từ tháng 10/2016 bất chấp Thủ tướng chưa có ý kiến về việc bổ sung quy hoạch
Trên cơ sở đề nghị trên, ngày 5/10/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 8373/VPCP-KTN  do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng ký nêu rõ: “Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với  Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan liên quan khẩn trương đánh giá nhu cầu, khả năng cấp nước; thống nhất đề xuất giải pháp cấp nước nhằm đáp ứng tiến độ, nhu cầu cấp nước cho các dự án vận hành vào năm 2017 và các dự án đang triển khai tại Khu kinh tế Nghi Sơn; đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2016.
Thực hiện chỉ đạo trên, Bộ Xây dựng đã làm việc với các cơ quan liên quan và lấy ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng có văn bản số 2487/BXD-HTKT ngày 4/11/2016 do Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn ký gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chỉ đạo UBND tỉnh Thanh Hóa: “Khẩn trương hoàn chỉnh đề án quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn trình Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó xác định danh mục, tiến độ xây dựng các dự án cấp nước cụ thể cho Khu kinh tế Nghi Sơn. Đồng thời yêu cầu Thanh Hóa khẩn trương đầu tư đường ống dẫn nước thô 90.000m3/ngày đêm đảm bảo nguồn nước thô cho nhà máy nước tại khu vực phía Đông Nam khu kinh tế Nghi Sơn.
Theo kiến nghị trên thì rõ ràng Bộ Xây dựng qua làm việc, nghiên cứu chưa đồng tình với việc bổ sung thêm nhà máy nước tại Hồ Quế Sơn vào điều chỉnh quy hoạch chung Khu Kinh tế Nghi Sơn mà phải xác định danh mục, tiến độ xây dựng các dự án cấp nước cụ thể.
Bộ Xây dựng ban hành hai công văn trái ngược
Vậy mà bất ngờ chỉ 10 ngày sau, chính Bộ Xây dựng lại có Văn bản số 2559/BXD-HTKT do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ký trình Thủ tướng Chính phủ với nội dung: “Đồng ý bổ sung nhà máy nước tại Hồ Quế Sơn vào điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn và giao cho tỉnh Thanh Hóa được chủ động chỉ đạo đầu tư nhà máy nước nói trên”. Văn bản này chẳng những trái ngược với chính văn bản Bộ Xây dựng đã ban hành trước đó chỉ 10 ngày mà còn chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8373/VPCP-KTN . Không những thế, ý kiến này còn có phần “vượt quyền” Thủ tướng khi đề nghị “giao cho tỉnh Thanh Hóa được chủ động chỉ đạo đầu tư nhà máy nước nói trên”. Có lẽ Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quên rằng từ khâu đồng ý về nguyên tắc đến việc xây dựng một nhà máy còn cần phải thông qua sự thẩm định của rất nhiều bộ, ngành khác chứ không thể giao cho một địa phương “chủ động chỉ đạo”.
Bức tâm thư cay đắng của ông chủ nhà máy nước gửi nguyên Tổng Bí thư
Ồ ạt xây dựng như muốn đặt dự án vào sự đã rồi
Cùng một bộ chủ quản mà Thứ trưởng ký văn bản một đằng sau đó Bộ trưởng lại ban hành văn bản một nẻo khiến nhà đầu tư không khỏi bức xúc, hoang mang vì cách làm trên là thiếu khách quan, phản khoa học, bóp nghẹt quyền lợi nhà đầu tư, khiến Công ty Bình Minh bị chặn nguồn nước thô cấp cho nhà máy và thị trường bị thu hẹp có thể phá sản, lãng phí nguồn lực đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Nhận được bức tâm thư kêu cứu trên, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có ý kiến: “Kính chuyển đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ xem xét lại ý kiến về xây dựng Nhà máy nước tại Hồ Quế Sơn (Thanh Hóa). Nên xem xét kỹ ý kiến của 3 Bộ tại Văn bản số 2487 ngày 4/11/2016”.
Ngày 20/12/2016, sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chỉ đạo, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã họp với các bộ, ngành và đơn vị liên quan và có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 11044/VPCP-CN nêu rõ: “Đồng ý về mặt nguyên tắc theo đề xuất của các Bộ: Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường về việc bổ sung dự án Nhà máy nước sạch tại Hồ Quế Sơn vào đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn. UBND tỉnh Thanh Hóa cập nhật dự án nhà máy nước tại hồ Quế Sơn vào đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn; Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc bổ sung quy hoạch phải đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của Khu kinh tế  Nghi Sơn và hiệu quả các dự án cấp nước đang đầu tư”.
Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu trên mới chỉ “đồng ý về mặt nguyên tắc” để bổ sung dự án vào đồ án điều chỉnh, mở rộng quy hoạch. Còn quy hoạch đó có trở thành hiện thực hay không còn phải thông qua Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đó là chưa kể việc bổ sung quy hoạch đó phải vừa đáp ứng nhu cầu cấp nước, vừa bảo đảm hiệu quả của các dự án cấp nước đang đầu tư (tức dự án của Công ty Bình Minh). Cho nên có thể hiểu là với việc bổ sung này, quy mô nhà máy nước mới đến đâu còn là một bài toán phải tính toán.
Hiểu sai chỉ đạo của Chính phủ, ồ ạt xây dựng trái phép
“Vậy nhưng bất chấp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cố tình hiểu sai chỉ đạo trên. Sau khi có Văn bản số 11044/VPCP-CN, UBND tỉnh và Công ty Anh Phát - Sông Chu đã tiếp tục cho dự án nhà máy nước ồ ạt triển khai xây dựng, bất chấp quy hoạch chưa được Thủ tướng phê duyệt, bất chấp dự án chưa được các bộ ngành thẩm định…Hiện nay, nhà máy nước chưa đảm bảo cơ sở pháp lý và kỹ thuật này đang được xây dựng với tốc độ chạy đua với thời gian như muốn đặt công việc vào sự đã rồi.
Nhà máy cũng là một hình ảnh thể hiện sự coi thường kỷ cương, phép nước khi một siêu dự án chưa đủ điều kiện lại ngang nhiên xây dựng “chui” mà không cơ quan nào xử lý. Cơ quan chủ quản về lĩnh vực xây dựng là Bộ Xây dựng cũng không có ý kiến gì trong khi chỉ một công trình Bệnh viện của Công ty Hợp Lực ở TP Thanh Hóa có sai sót về xây dựng trước đó không lâu thì Thanh tra Bộ Xây dựng về tận nơi làm việc, kiến nghị xử phạt hàng tỷ đồng”.
Một sự việc, một nhà máy đầu tư, một khối tài sản đồ sộ cùng nhiều tâm huyết của cựu đại tá công an, doanh nhân Tào Quốc Tuấn dù đã được Thủ tướng Chính phủ nhiều lần có công văn chỉ đạo, dù được nguyên Tổng Bí thư bút phê mong lấy lại sự công bằng cuối cùng vẫn đi tới hồi kết là sự thua thiệt. Ước mơ mang toàn bộ vốn liếng, tâm huyết và trí tuệ cống hiến cho quê hướng khởi sắc của ông Tào Quốc Tuấn đang dần trôi theo dòng nước bạc bẽo cùng những xót xa, cay đắng  không thể nào tả xiết…
Quang Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét