Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC 12 (Thằng Bình )

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.
                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình.
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lý do Trần Phương Bình bị bắt, thật không thể tưởng tượng nổi điều đó

Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố

Pha Lê |
Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố

Trong cơ cấu sở hữu tại Ngân hàng Đông Á, ông Trần Phương Bình là cá nhân có tỷ lệ sở hữu cao nhất tại ngân hàng này.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á (DongABank - DAB).
Ông Bình bị truy tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng Đông Á.
Nguyên Tổng Giám đốc DAB Trần Phương Bình sinh năm 1959, là người gắn bó với Đông Á từ những ngày đầu ngân hàng này được thành lập. Ông nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc và nguyên Chủ tịch Hội đồng tín dụng của DAB. Trước khi tham gia hoạt động của ngân hàng này, ông Bình từng có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy kinh tế.
Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố - Ảnh 1.
Năm 1990, ông Bình chuyển từ hoạt động giảng dạy sang làm ngân hàng. Đến năm 1998, ông Bình giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á. Từ khi thành lập, ông Bình đã có nhiều nỗ lực để đưa ngân hàng này đi lên. Dưới thời lãnh đạo của ông Bình, Ngân hàng Đông Á đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Từ mức vốn điều lệ 20 tỷ đồng, đến năm 2014, số vốn điều lệ tại ngân hàng này đã tăng lên mức 5.000 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng được xem là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tự chế tạo ra được máy ATM bán vàng tự động, máy ATM lưu động, các buồng Auto Banking thế hệ mới có chức năng nhận tiền mặt trực tiếp…
Trong cơ cấu sở hữu tại DAB, ông Bình là cá nhân có tỷ lệ sở hữu cao nhất tại ngân hàng này. Tính đến 30/6/2014, ông Bình nắm giữ 15.0000 cổ phiếu của ngân hàng này, tương đương tỷ lệ 3,0%.
Hồ sơ Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình vừa bị truy tố - Ảnh 2.
 Tuy nhiên, sau hơn 2 thập kỷ lèo lái ngân hàng này, đến ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đặt DAB vào trình trạng kiểm soát đặc biệt do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng.
Ngày 20/8/2015, ông Trần Phương Bình đã bị NHNN đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc sau khi có thông tin chính thức về kết luận thanh tra toàn diện quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng Đông Á.
Ngày 9/12/2016, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can, bắt tạm đối với ông Trần Phương Bình để điều tra về 2 tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ngày 3/4/2018, VKSND Tối cao đề nghị truy tố ông Bình.
Ông Bình là bị cơ quan điều tra xác định là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DAB, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho DAB tổng số tiền 3.405 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.
Đề nghị truy tố nguyên giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình
theo Nhịp sống kinh tế

61 tỷ đồng của đại gia đình ông Trần Phương Bình "không cánh mà bay"

Pha Lê |
61 tỷ đồng của đại gia đình ông Trần Phương Bình "không cánh mà bay"

Thông tin ông Trần Phương Bình bị bắt đã ít nhiều ảnh hưởng đến PNJ, khiến giá cổ phiếu này phiên hôm nay giảm điểm sâu.

Nhắc đến ông Trần Phương Bình, người ta nghĩ đến một doanh nhân chèo lái, đưa ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) từ một ngân hàng không mấy tên tuổi trở thành một trong những ngân hàng nổi tiếng, được nhiều người biết đến.
Bên cạnh đó, nói đến ông, không thể không nhắc đến bà Cao Ngọc Dung, Chủ tịch hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Trong cơ cấu cổ đông của cả 2 doanh nghiệp này, những thành viên trong gia đình ông Bình - bà Dung nắm một vai trò rất lớn, là cổ đông nắm giữ rất nhiều cổ phiếu công ty, ngân hàng.
Tại Đông Á, PNJ đang nắm giữ 7,7% cổ phần. Tổng số có đến 12 thành viên trong gia đình này nắm giữ trực tiếp cũng gián tiếp cổ phần của Đông Á với tỷ lệ lên khoảng 14%.
Còn với PNJ, các thành viên trên cũng nắm một khối lượng lớn, hàng chục triệu cổ phiếu.
Chính vì vậy, những thông tin không tốt liên quan đến việc ông Bình - nguyên Tổng giám đốc DongA Bank bị bắt vì sai phạm tại Đông Á dường như đã có tác động ít nhiều đến cổ phiếu tại PNJ.
Trong phiên giao dịch hôm nay, PNJ có 1 phiên giảm điểm mạnh. Kết thúc ngày giao dịch, PNJ đã giảm 3.400 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm 4,93%, chốt mốc 65.500 đồng/cổ phiếu.
Tính đến hết ngày 30/6/2016, bà Cao Ngọc Dung, vợ ông Bình nắm 9.966.714 cổ phiếu tương đương 10,14% cổ phần PNJ.
Hai con gái bà là Trần Phương Ngọc Thảo và Trần Phương Ngọc Giao đang nắm giữ lần lượt 3.624.436 và 2.370.700 cổ phiếu. Mẹ bà Dung là bà Trần Thị Môn cũng đang sở hữu 269.503 cổ phiếu của công ty vàng bạc này.
Ngoài ra, các em trai, em gái của bà Dung cũng sở hữu một lượng lớn cổ phiếu tại PNJ. Tổng cộng có 10 thành viên trong gia đình nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á này nắm cổ phần PNJ với số lượng là 17.868.710 cổ phiếu.
Như vậy, với phiên giảm điểm sâu như hôm nay, đại gia đình bà Cao Ngọc Dung - ông Trần Phương Bình đã hụt mất gần 61 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán.
theo Trí Thức Trẻ

Vụ chiếm đoạt 3.600 tỷ: Thanh tra 10 năm không phát hiện sai phạm

TPO - Ngày 7/12, đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa đã kiến nghị HĐXX xem xét trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và một số cá nhân, tổ chức trong vụ án thiệt hại 3.600 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).
Cụ thể, đại diện Viện KSND TPHCM kiến nghị HĐXX xem xét kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an, Viện KSND Tối cao tiến hành điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Theo đó, cần điều tra làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân có liên quan của NHNN, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TPHCM, Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học, Công ty TNHH Ernst anh Young VN trong việc chấp hành quy trình, quy định pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ dẫn đến không phát hiện những hành vi phạm tội của Trần Phương Bình và đồng phạm.
Vụ chiếm đoạt 3.600 tỷ: Thanh tra 10 năm không phát hiện sai phạm - ảnh 1 Các bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng. Ảnh Văn Minh
Cụ thể, điều tra làm rõ dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với Võ Thị Kim Anh (nguyên trưởng phòng kế toán Hội sở DAB); điều tra làm rõ Trần Huy Nam (nguyên giám đốc DAB Chi nhánh Nam Định) có dấu hiệu phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Đối với NHNN trong việc nhiều lần chấp nhận cho DAB tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng năm 2007 lên 5.000 tỷ đồng năm 2014 mà không phát hiện Trần Phương Bình đã dùng thủ đoạn lập chứng từ thu khống, lập hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay khống, thực chất là công ty sân sau. Sau đó tất toán khống để chiếm đoạt 1.160 tỷ đồng của DAB để mua 74 triệu cổ phần DAB đứng tên người thân.
Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh TPHCM đã 13 lần thanh tra, kiểm tra (gần 10 năm) nhưng không phát hiện Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập các hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay khống tiền, vàng; hoạch toán mua bán vàng khống; chi lãi suất ngoài,…chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của DAB.
Các Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học, Công ty TNHH Ernst anh Young VN trong việc kiểm toán, kiểm quỹ nhưng không phát hiện Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ điều vốn khống từ chi nhánh về hội sở và ngược lại sau mỗi kì báo cáo tài chính.

Cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình che mắt thanh tra ngân hàng ra sao?

TPO - Để che giấu việc âm quỹ, mỗi đợt thanh tra, cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình đã chỉ đạo phòng ngân quỹ điều chuyển các khoản âm quỹ đến các chi nhánh, phòng giao dịch khác không bị thanh tra.
Mở đầu phần xét hỏi chiều 28/11, bị cáo Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á-DAB) khai nhận hành vi, nội dung đúng như bản cáo trạng mà đại diện Viện KSND TPHCM nêu tại phiên tòa.
HĐXX cho rằng trong thời gian từ 2007-2014, DAB tăng vốn điều lệ nhiều lần, chiếm đoạt hơn 2000 tỷ đồng. “Mục đích sử dụng tiền vào việc gì?”, HĐXX hỏi.
“Số tiền này nằm hết ở lượng cổ phần mà ông và người thân đứng tên ở DAB. Tùy vào thời điểm và quy định của Ngân hàng Nhà nước mà số tiền để chia cổ tức cho cổ đông cũng thay đổi, có năm lên đến 40%, thấp nhất là 8%”, bị cáo Bình khai.
Cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình che mắt thanh tra ngân hàng ra sao? - ảnh 1 Bị cáo Trần Phương Bình. Ảnh Văn Minh
Theo bị cáo Bình khai nhận, bị cáo nhờ người thân mua cổ phần và nhận cổ tức thông qua tài khoản thẻ mở tại DAB. Những tài khoản này bị cáo Bình mở cho những người thân. Sau khi tiền cổ tức chuyển vào tài khoản người thân này, bị cáo Bình chỉ đạo họ chuyển về tài khoản của mình.
Để hợp thức hóa việc hoạch toán khống, bị cáo Bình khai chỉ đạo nhân viên cấp dưới thực hiện ký, xuất biên nhận cho phù hợp, đến cuối ngày điều chuyển về Hội sở.
Khi Ngân hàng Nhà nước thanh tra DAB, ông Bình khai rằng nếu thấy có nội dung thanh tra liên quan đến hoạt động nào thì sẽ chỉ đạo các nhân viên bằng mọi cách che giấu.
Cựu tổng giám đốc Trần Phương Bình che mắt thanh tra ngân hàng ra sao? - ảnh 2 Luật sư tham gia phiên tòa. Ảnh Văn Minh
Cụ thể, nếu như nội dung thanh tra liên quan đến hoạt động ngân quỹ thì sẽ chỉ đạo nhân viên điều chuyển các khoản khống tới các chi nhánh khác, nơi mà không bị thanh tra.
Sau cuộc kiểm tra khoảng 10 ngày, các chi nhánh, phòng giao dịch sẽ chuyển khoản âm quỹ về lại Hội sở DAB. Bị cáo Trần Phương Bình thừa nhận, cách che giấu này đã sử dụng 10 năm nhưng thanh tra Ngân hàng Nhà nước không đặt nghi vấn gì.
Hồ sơ vụ án thể hiện, trong thời gian ông Trần Phương Bình giữ vai trò là tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch hội đồng tín dụng DAB đã chỉ đạo cấp dưới chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định gây thiệt hại cho DAB hàng nghìn tỷ đồng.
Bị cáo Trần Phương Bình có vai trò chỉ đạo các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ đồng, cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại 1.551 tỷ đồng, tổng cộng gây thiệt hại cho DAB 3.608 tỷ đồng.
Sai phạm của bị cáo Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng Ngân hàng Đông Á tại thời điểm ngày 31/12/2015: Lỗ lũy kế 31.076 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỷ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỷ đồng.

Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau

TPO - Chiều 27/11, đại diện VKSND TPHCM đã công bố cáo trạng, trong thời gian ông Trần Phương Bình giữ vai trò là tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT và chủ tịch hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á (viết tắt DAB) đã chỉ đạo cấp dưới chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định gây thiệt hại cho DAB hàng nghìn tỷ đồng.
Gây thiệt hại hơn 3600 tỷ đồng
Ông Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB) đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DAB. Qua đó ông Bình đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho DAB hơn 3.405 tỷ đồng.
Theo đại diện VKSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (viết tắt là DAB) được thành lập năm 1992, theo Quyết định số 55 ngày 27/3/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 1 Bị cáo Trần Phương Bình (nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongABank ). Ảnh Văn Minh
Trong đó: nhóm gia đình Trần Phương Bình chiếm 10,24%; nhóm Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chiếm 7,7%; nhóm Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 chiếm 12,73%; Văn phòng Thành ủy TPHCM chiếm 12,79%. Người đại diện pháp luật là Trần Phương Bình, chức vụ: Tổng giám đốc từ ngày 25/3/1998 đến ngày 20/8/2015.
Trong quá trình quản lý về tổ chức và hoạt động đối với DAB, Ngân hàng Nhà nước phát hiện có sai phạm nên đã tiến hành thanh tra hoạt động của DAB. Tháng 12/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can để điều tra.
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 2 Những người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa chiều 27/11. Ảnh Văn Minh
Theo cáo trạng, từ năm 2007 đến năm 2014, để có tiền mua cổ phần DAB, Trần Phương Bình chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó tổng giám đốc, Thành viên HĐQT DAB) và các bị can thực hiện 9 hành vi phạm tội trong việc lập phiếu thu tiền khống đứng tên Trần Phương Bình và người thân mua cổ phần DAB.
Để bù đắp số tiền thu khống, Bình chỉ đạo Xuyến và một số bị can thực hiện các hành vi trái pháp luật bằng cách: xuất quỹ bán vàng, lập hồ sơ cho vay khống để tất toán tiền mua cổ phần.
Năm 2008, Trần Phương Bình mua lại 5.750.000 cổ phần DAB của Công ty cổ phần Quản lý quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) với giá 327 tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 3 Các bị cáo tại phiên tòa chiều 27/11. Ảnh Văn Minh
Để có tiền mua cổ phần, Trần Phương Bình chỉ đạo thu khống 30 tỷ đồng của Nguyễn Hồng Ánh, sử dụng 121 tỷ đồng tiền bán Chung cư cao cấp khối D thuộc Dự án Richland Hill, cho Công ty TNHH Ninh Thịnh (Công ty Ninh Thịnh) và Công ty TNHH thực phẩm thương mại Sao Việt Nam (Công ty Sao Việt Nam), vay 197 tỷ đồng, tổng cộng thanh toán cho Công ty quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) tổng số 327 tỷ đồng tiền mua cổ phần.
Bị cáo Bình còn chỉ đạo sử dụng 20 tỷ đồng để mở tài khoản kinh doanh vàng cho Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty TNHH Tân Vạn Hưng, còn lại 495 triệu đồng Trần Phương Bình sử dụng vào công việc chung. 
Sau đó, Trần Phương Bình chỉ đạo Phòng ngân quỹ Hội sở và DAB Sở giao dịch lập chứng từ thu khống 203 tỷ đồng để trả 195 tỷ đồng tiền gốc và 8 tỷ đồng tiền lãi cho khoản vay của Công ty Ninh Thịnh và Công ty Sao Việt Nam. Từ việc thực hiện các hành vi nêu trên, Trần Phương Bình đã chiếm đoạt 234 tỷ đồng của DAB.
Ngoài ra, Trần Phương Bình và đồng phạm còn thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác, gây thiệt hại cho DAB. Các hành vi này Cơ quan điều tra tách ra để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau. 
Ông Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển tiền tỷ vào các công ty sân sau - ảnh 4 Bị cáo Vũ 'nhôm' tại phiên tòa chiều 27/11. Ảnh Văn Minh
Vũ ‘nhôm’ liên quan gì?
Năm 2013, DAB bị thua lỗ kéo dài, thiếu hụt số lượng lớn tiền, vàng trong kho quỹ, Trần Phương Bình có chủ trương tăng vốn điều lệ DAB từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, SN 1975, trú tại quận Hải Châu, thành phố Ðà Nẵng) - người vừa bị TAND TP Hà Nội trong phiên xử ngày 30/7 tuyên phạt 9 năm tù về tội “ Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, cũng bị Cơ quan điều tra quy kết tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Do quen biết nhau từ trước, Trần Phương Bình và Vũ 'nhôm' bàn bạc và thống nhất: Phan Văn Anh Vũ mua 60.000.000 cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng khi DAB tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào năm 2014, mục đích để Phan Văn Anh Vũ trở thành cổ đông lớn, có quyền chi phối tại DAB.
Nguồn tiền mua cổ phần DAB gồm: Phan Văn Anh Vũ thế chấp 220 Lô đất tại TP Đà Nẵng vay 400 tỷ đồng của DAB.
Đối với 200 tỷ đồng còn lại, Trần Phương Bình chỉ đạo nhân viên DAB xuất quỹ cho Phan Văn Anh Vũ và Phan Văn Anh Vũ kí khống chứng từ nộp 200 tỷ vào DAB để Vũ có được 200 tỷ đồng tham gia mua cổ phần của DAB.
Ngoài ra, theo đề nghị của Phan Văn Anh Vũ, Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới chuyển 13,4 triệu USD cho Phan Văn Anh Vũ vay để sử dụng, đến nay chưa trả.
Năm 2010, Trần Phương Bình chỉ đạo cấp dưới ký Hợp đồng tín dụng cho Công ty Ninh Thịnh vay 150 tỷ đồng. Sau đó, Công ty Ninh Thịnh đã chuyển số tiền này vào tài khoản của Cao Ngọc Liên (bố vợ Trần Phương Bình).
Từ tài khoản này của Cao Ngọc Liên, Trần Phương Bình chỉ đạo chuyển 62 tỷ đồng vào tài khoản của bà Trần Thị Môn (mẹ vợ Trần Phương Bình) mở tại DAB Trung tâm kinh doanh tài chính cá nhân, sau đó chuyển sang tài khoản của Công ty CP vốn An Bình là “công ty sân sau” của Trần Phương Bình. Chuyển 50 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty CP vốn An Bình mở tại DAB Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng…

Điều tra trách nhiệm vợ Trần Phương Bình trong khoản vay DongABank

TPO - Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ bị cáo Trần Phương Bình) về các khoản vay của Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ tại Ngân hàng Đông Á (DAB).
Bị cáo Trần Phương Bình trong phiên tòa sáng
Bị cáo Trần Phương Bình trong phiên tòa sáng
Cuối buổi sáng 28/11, trong phần nêu trách nhiệm của từng bị can, đại diện VKSND TPHCM cho biết, đối với trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung, quá trình điều tra giai đoạn 2 vụ án, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của bà Dung đối với các khoản vay của PNJ tại DAB. Nếu xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
 Đại diện VKSND TPHCM nêu trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung 
Theo cáo trạng, năm 2008, ông Trần Phương Bình mua lại 5,75 triệu cổ phần DAB của Công ty cổ phần Quản lý quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) với giá 327 tỷ đồng. Để có tiền mua cổ phần, ông Bình chỉ đạo thu khống 30 tỷ đồng của Nguyễn Hồng Ánh, sử dụng 121 tỷ đồng tiền bán Chung cư cao cấp khối D thuộc Dự án Richland Hill.
Ông Bình cho Công ty TNHH Ninh Thịnh (Công ty Ninh Thịnh) và Công ty TNHH thực phẩm thương mại Sao Việt Nam (Công ty Sao Việt Nam), vay 197 tỷ đồng, tổng cộng thanh toán cho Công ty quỹ Lộc Việt (Công ty quỹ Lộc Việt) tổng số 327 tỷ đồng tiền mua cổ phần.
Sử dụng 20 tỷ đồng để mở tài khoản kinh doanh vàng cho Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Công ty TNHH Tân Vạn Hưng, còn lại 495 triệu đồng Trần Phương Bình sử dụng vào công việc chung.
Điều tra trách nhiệm vợ Trần Phương Bình trong khoản vay DongABank - ảnh 1 Bị cáo Trần Phương Bình. Ảnh Văn Minh
Sau đó, Trần Phương Bình chỉ đạo Phòng ngân quỹ Hội sở và DAB Sở giao dịch lập chứng từ thu khống 203 tỷ đồng để trả 195 tỷ đồng tiền gốc và 8 tỷ đồng tiền lãi cho khoản vay của Công ty Ninh Thịnh và Công ty Sao Việt Nam. Từ việc thực hiện các hành vi nêu trên, Trần Phương Bình đã chiếm đoạt 234 tỷ đồng của DAB.
Ngoài ra, đối với hoạt động kiểm toán, thanh tra, kiểm tra tại DAB, kết quả điều tra không có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các công ty kiểm toán đã thực hiện kiểm toán tại DAB từ năm 2005 đến năm 2014 và hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước.
Kết thúc buổi sáng, phiên tòa tạm dừng đến 14h chiều 28/11 bắt đầu trở lại. Theo đó, HĐXX thông báo phiên tòa chiều nay sẽ cách ly hai bị cáo Phan Văn Anh Vũ và Nguyễn Thị Ái Lan (nguyên trưởng phòng quản lý tài sản nợ và thuộc khối kinh doanh nguồn vốn DAB).
Cả hai bị cáo sẽ được cách ly ở trại giam và sẽ được dẫn giải đến tham gia phiên tòa nếu cần. Các bị cáo còn lại vẫn tiếp tục được dẫn giải đến tòa để xét xử.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (nay viết tắt là DAB) được thành lập năm 1992. Hiện tại, DAB có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng; 100% cổ đông trong nước, cổ đông sáng lập chiếm 13,21% và cổ đông thường chiếm 86,79%. Trong đó: nhóm gia đình Trần Phương Bình chiếm 10,24%; nhóm Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chiếm 7,7%; nhóm Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 chiếm 12,73%; Văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh chiếm 12,79%.

Tổng giám đốc DongABank kinh doanh ngoại hối...lậu

TPO - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa cấp phép kinh doanh ngoại hối, nhưng ông Trần Phương Bình - Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – DAB vẫn kinh doanh… lậu với nước ngoài, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Ông Trần Phương Bình tại tòa. Ảnh: Tân Châu
Ông Trần Phương Bình tại tòa. Ảnh: Tân Châu
Gần cuối ngày xét xử chiều nay (27/11) của phiên tòa xử vụ sai phạm tại DAB, công tố công bố cáo trạng liên quan tới việc ông Trần Phương Bình Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – DAB  kinh doanh ngoại hối… lậu.
Theo VKS, từ năm 2001 đến năm 2005, DAB đã thực hiện mở các tài khoản giao dịch USD tại Ngân hàng UOB (Singapore) để kinh doanh ngoại hối tại thị trường quốc tế. Ông Bình chỉ đạo trực tiếp Phòng kinh doanh DAB thực hiện các giao dịch với UOB thông qua kênh liên lạc là màn hình, thể hiện dưới dạng lệnh kinh doanh (lệnh Deal).
Các nội dung lệnh Deal thể hiện việc DAB mua của UOB loại ngoại tệ nào, số lượng bao nhiêu, phải thanh toán cho đối tác loại tiền gì, số lượng như thế nào. Hoạt động kinh doanh này, giai đoạn từ năm 2001 - 2003 diễn ra bình thường. Đến giai đoạn 2003 - 2005, việc kinh doanh thường xuyên thua lỗ theo các lệnh Deal đã đặt, ông Bình chỉ đạo Phòng Kinh doanh DAB liên hệ, thỏa thuận với UOB cho kéo dài thời hạn thanh toán số tiền lỗ này bằng việc gia hạn các lệnh Deal còn dư nợ.
Để che giấu cho hành vi trả nợ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, ông Trần Phương Bình chỉ đạo  lập 15 Phiếu thu nhập ngoại tệ mặt ‘khống’ từ UOB với tổng số tiền là gần 21 ngàn USD, nội dung thể hiện là DAB đã rút, nhập ngoại tệ mặt, đưa tiền về kho quỹ.
Ngoài ra ông Trần Phương Bình còn kinh doanh ‘lậu’ gây thiệt hại cho DAB 48 tỷ đồng (3.019.500 USD) trong việc kinh doanh ngoại hối với Ngân hàng Banca Adamas (Thụy sỹ). Trong ‘phi vụ’ này, DAB đã thực hiện mở các tài khoản giao dịch bằng USD tại Adamas. Do việc kinh doanh thua lỗ, ngày 31/5/2006, Trần Phương Bình, lãnh đạo, chỉ đạo nhân viên đã lập, ký và hạch toán khống chứng từ nhập ngoại tệ mặt từ Banca Adamas với số tiền 3.019.500 USD trên tài khoản.
Do việc lập các phiếu thu nhập ngoại tệ mặt khống nêu trên làm tăng âm quỹ tiền mặt (ngoại tệ USD) cho ngân quỹ DAB, nên Trần Phương Bình đã chỉ đạo cấp dưới cho xuất bán 24.993 lượng vàng tại Kho quỹ Hội sở DAB không có chứng từ và 70 tỷ đồng tiền tại Kho quỹ DAB không có chứng từ, để mua tổng số 23.982.500 USD tại các hiệu vàng ở TPHCM nhập quỹ ngoại tệ mặt bù các Phiếu nhập khống ngoại tệ nói trên.
Đáng lưu ý là loạt kinh doanh ngoại hối này là... lậu vì đến ngày 10/12/2008, NHNN mới cấp Giấy phép (số 10780/NHNN-CNH) cho phép DAB được thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài theo quy định của NHNN.
Ngay sau khi công tố công bố cáo trạng đến các ‘phi vụ’ kinh doanh ngoại hối không phép của DAB, chủ tọa cho phiên tòa tạm dừng vì hết ngày xét xử. Theo thẩm phán chủ tọa Phạm Lương Toản, sáng mai (28/11), công tố tiếp tục công bố cáo trạng, hai bị cáo Vũ ‘nhôm’ và Trần Phương Bình tiếp tục đến phòng xử để nghe tống đạt tiếp cáo trạng. Tuy nhiên “từ chiều mai đề nghị lực lượng Cảnh sát tư pháp cách ly hai bị cáo Vũ và Bình ra để HĐXX thẩm vấn” – Chủ tọa cho biết.

Tổng giám đốc DongABank ‘lôi’ cả bố vợ vào vụ án ngàn tỷ

TPO - Ngoài bố vợ, ông Bình còn đưa cả tên vợ, tên con vào các ‘phi vụ’ mà nay cơ quan điều tra cho rằng sai phạm với hậu quả thiệt hại tiền tỷ.
Ông Trần Phương Bình ‘đưa’ cả tên bố vợ, vợ và con vào vụ án. Ảnh: Tân Châu
Ông Trần Phương Bình ‘đưa’ cả tên bố vợ, vợ và con vào vụ án. Ảnh: Tân Châu
Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM xử vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB) sáng nay (27/11), bà Cao Thị Ngọc Dung (Chủ tịch Cty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, vợ ông Trần Phương Bình – Tổng giám đốc DAB) đã trình diện HĐXX trong phần thẩm tra tư pháp của phiên tòa.
Bà Dung, theo cáo trạng liên quan tới chuỗi sai phạm của chồng, tuy nhiên cơ quan công tố và chính bà Dung khai nhận là do ông Bình tự ý dùng tên bà trong các giao dịch của ông Bình.
Cụ thể, với hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của DAB trên 1.200 tỷ đồng trong vụ việc Trần Phương Bình mua 74.000 cổ phần DAB từ năm 2007 đến năm 2014, ngày 25/12/2007, ông Bình chỉ đạo thuộc cấp lập phiếu thu khống 12 tỷ đồng mua 200.000 cổ phần DAB, đứng tên vợ là bà Cao Thị Ngọc Dung.
Ngoài bà Dung, trong ‘phi vụ’ chiếm đoạt 1.200 tỷ đồng này, từ ngày 30/5/2007 đến ngày 25/12/2007, ông Bình chỉ đạo thuộc cấp lập bảng kê kiêm phiếu thu, thu khống tổng số 374 tỷ đồng để Trần Phương Bình mua tổng số 5,3 triệu cổ phần DAB đứng tên Trần Phương Bình và người thân khác.
Trong đó ngày 10/12/2007, bộ sậu ông Bình lập phiếu thu khống 31,3 tỷ đồng mua 523.000 cổ phần DAB đứng tên ông Cao Ngọc Liên là bố vợ của ông Trần Phương Bình. 8 ngày sau, tiếp tục lập phiếu thu khống gần 78 tỷ đồng mua gần 1.300 cổ phần DAB đứng tên con gái ông Bình là Trần Phương Ngọc Thảo.
Cũng trong ngày ngày 18/12/2007, ông Bình tiếp tục thực hiện lập phiếu thu khống 64 tỷ đồng mua 1.000 cổ phần DAB đứng tên con gái khác của ông Bình là Trần Phương Ngọc Giao.
Khi Cơ quan điều tra phá án, vợ ông Bình và người thân đồng nhất khai do Trần Phương Bình tự ý lấy tên Cao Thị Ngọc Dung, Cao Ngọc Liên, Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao đứng tên mua cổ phần DAB vào năm 2007. Người thân ông Bình khẳng định không ký chứng từ nộp tiền, không nộp tiền mua cổ phần, số tiền mua trên 3 triệu cổ phần DAB.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét